• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 14/11/2017 in all areas

  1. Hà Nội: Chất lạ trong áo ngực không độc hại (Dân trí) - Chi cục Quản lý Thị trường cho biết, kết quả phân tích các chất lạ trong áo ngực tịch thu được trong chợ Đồng Xuân và phố Hàng Đào là nhựa PS (Polysterene Composit) và dầu khoáng (Mineral seal Oil) không có hại cho sức khỏe con người. >> Viện Hoá học: Dịch lỏng trong áo ngực Trung Quốc có chất độc >> Đà Nẵng: Đã xác định được 2 chất trong áo ngực Trung Quốc >> Thêm 1 kết quả xét nghiệm khác về “chất lạ” trong áo ngực Ngày 8/11, Chi Cục Quản lý Thị trường Hà Nội đã tổ chức họp báo về những chất lạ trong áo ngực đã thu giữ được trên địa bàn quận Hoàn Kiếm ngày 31/10. Cụ thể đó là những mẫu áo ngực Trung Quốc có nhãn hiệu Yalichun và Mengnaeroi. Theo phân tích của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) mà Chi cục Quản lý Thị trường vừa thông báo các hạt tròn màu trắng trong các túi dung dịch không màu, trong suốt trên 4 áo lót nữ mang nhãn hiệu và chữ Trung Quốc đều là nhựa PS (Polystyrene Composit). Kết luận của Viện Khoa học hình sự cho thấy, nhựa PS trong các túi dung dịch trên các áo lót đều không ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Còn dung dịch không màu, không mùi, trong suốt đựng trong các túi polyme dẻo trong các mẫu phân tích là dầu khoáng (Mineral seal Oil), có tỷ trọng 0,84, không tìm thấy các chất độc và các chất có hại với sức khỏe con người. Dầu khoáng có loại tinh chế được phép sử dụng công nghệ sản xuất bao túi nilon, bao bì chứa thực phẩm, dầu massan không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Dầu khoáng trắng công nghiệp có nhiều loại, phân loại và dựa vào tỷ trọng từ 0,83 đến 0,877, thường dầu khoáng công nghiệp do các quá trình cất phân đoạn từ dầu mỏ còn nhiều tạp nhất là nhóm chất polycylic aromatic hydrocacbon (PAH). PAH gồm các chất có thể gây ung thư như: Anthracene, Benzopyrene, Chrysene… Vì vậy, dầu khoáng sử dụng trong y học và thực phẩm cần kiểm nghiệm chặt chẽ các thành phần này theo quy định quốc tế. Trước đó, sau khi dư luận phản ánh trình trạng áo ngực có chất lạ được bày bán rất nhiều trong các chợ ở Hà Nội, từ ngày 31/10, Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội đã ra quân kiểm tra và tịch thu hơn 100 chiếc, trong đó có 92 cái có chứa chất lạ. Ngay sau đó Chi cục Quản lý Thị trường đã gửi những mẫu áo chứa chất lạ này sang Viện Khoa học hình sự phận tích xem. Trúc Linh - Hồng Hải ========================== Viện Hoá học: Dịch lỏng trong áo ngực Trung Quốc có chất độc Viện Hóa học (Viện KH&CN Việt Nam) vừa giải mã gần như toàn bộ thành phần các viên chất rắn và dịch lỏng trong áo ngực ghi nhãn xuất xứ từ Trung Quốc, khẳng định sự hiện diện của một chất có khả năng gây ung thư, rối loạn nội tiết… >> Đà Nẵng: Đã xác định được 2 chất trong áo ngực Trung Quốc >> Thêm 1 kết quả xét nghiệm khác về “chất lạ” trong áo ngực Dung dịch dầu khoáng chứa độc chất PAH lấy từ áo ngực TQ phát quang xanh lè dưới đèn tử ngoại. P V Tiền Phong phỏng vấn TS Vũ Đức Lợi, Trưởng phòng Hóa Phân tích (Viện Hóa học) - người trực tiếp chỉ đạo cuộc nghiên cứu kéo dài bốn ngày. Dầu khoáng không phải vô hại Xin ông cho biết kết quả phân tích bước đầu mẫu túi dịch lỏng trong áo ngực TQ? Các mẫu chúng tôi nhận được có nhãn hiệu Mengnaeroi với hai loại là màu đỏ và màu đen. Mỗi bên áo ngực đều có dung dịch trong suốt khoảng 7ml và ba viên chất rắn màu trắng, mỗi viên có đường kính khoảng 0,75mm. Thành phần của chất rắn màu trắng được phân tích và xác định là một loại nhựa tổng hợp polystyren, trên thị trường thường gọi là nhựa PS. Còn thành phần dung dịch màu trong suốt được xác định là dầu khoáng (mineral oil), một loại dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ. Các xác định này của chúng tôi trùng với công bố tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Khu vực II ở thành phố Đà Nẵng. Chúng có nguy hại cho sức khỏe người dùng hay không? Không đơn giản vậy, dù kết luận cuối cùng sẽ thuộc về ngành y tế. Dầu khoáng là hỗn hợp của các hydro carbon. Thứ nhìn bề ngoài nom cũng giống silicon này (không màu, không mùi, không vị) thực ra không phải vô hại. Đã có tài liệu cho biết dầu khoáng tạo một lớp mỏng không thấm nước, làm giảm khả năng đào thải chất độc. Khi vào cơ thể, nó đọng lại ở gan và lấy đi hầu hết các vitamin trong gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy nó giảm chức năng phổi, gây một số dạng viêm phổi. Vì thế, nó bị cấm dùng trong lĩnh vực dược. Với da, cũng theo các tài liệu nước ngoài, dầu khoáng tạo một lớp màng mỏng không thấm ướt trên da, phần nào làm da mịn và đầy đặn. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc da không thực hiện được chức năng thải độc qua lỗ chân lông hay đường mồ hôi và như vậy không tốt cho da. Chất phát quang xanh lè độc hơn dầu khoáng Các ông có tìm thấy cái gì khác ngoài dầu khoáng? Đây thực sự là một phát hiện quan trọng và thú vị của đợt nghiên cứu đột xuất này. Trong mẫu dầu khoáng mà chúng tôi phân tích, đáng chú ý, có thành phần polycyclic aromantic hydrocarbon (PAH) thông qua kết quả phân tích bằng sắc ký khí khối phổ. Không chỉ gây cảm giác ngứa, các tài liệu nước ngoài đã chứng minh nó có khả năng gây ung thư cao, cũng như gây rối loạn nội tiết. Vậy PAH từ đầu ra? Có phải do nhà sản xuất trộn vào dung dịch dầu khoáng? Tôi không nghĩ đến khả năng này. Tôi cho rằng, PAH vốn là một sản phẩm có trong dầu khoáng. Vì đặc tính độc hại của PAH cho sức khỏe, hàm lượng của nó trong dầu khoáng được kiểm soát rất nghiêm ngặt bởi các tiêu chuẩn quốc tế về y tế và thực phẩm. Thành phần trong mẫu dầu khoáng mà các ông nghiên cứu là bao nhiêu, liệu đã đến ngưỡng gây hại cho người dùng nếu có tiếp xúc? Chúng tôi mới dừng ở phát hiện định tính chứ chưa nghiên cứu định lượng. Để lượng hóa các chất PAH trong dung dịch dầu khoáng, cần có thời gian. Nhưng, như tôi vừa nói qua ở trên, dù chưa xác định chính xác hàm lượng, bản thân hàm lượng cho phép theo tiêu chuẩn quốc tế cũng vô cùng thấp. Các viên đá và dung dịch dầu khoáng có thể được sản xuất tại đâu? Có thể chế tạo các loại hóa chất ấy ở VN? Viên đá là nhựa nhiệt dẻo polystyerene (PS) tạo thành từ phản ứng trùng hợp styerene. PS là nhựa cứng, không mùi vị, không màu nhưng dễ tạo màu, hình thức đẹp, dễ gia công bằng phương pháp ép và ép phun, được dùng rất phổ biến trong sản xuất đồ dùng sinh hoạt. VN hoàn toàn có thể chế tạo được hạt nhựa PS. Còn dầu khoáng cũng tương đối phổ biến ở VN, giá thành không cao lắm. Theo ông, các viên đá và dung dịch ấy được đưa vào áo ngực để làm gì? Tôi nghĩ có thể dùng để mát-xa ngực. Tuy nhiên, tôi xin lưu ý lại, đây chỉ là một đối tượng mẫu mà chúng tôi nhận được. Thực tế có thể có nhiều loại khác nhau và cần có thời gian cũng như nhân lực của nhiều ngành khác phối hợp tìm hiểu. Để đánh giá một cách toàn diện, ngoài các dung dịch và hạt nhựa, cần có nghiên cứu cụ thể và sâu hơn về các loại vải xem chúng có tẩm các hóa chất gây dị ứng nào không như formol, phẩm nhuộm... Theo ông, cần ứng xử với phát hiện ở Viện Hóa học như thế nào? Cần hết sức thận trọng, không nên vội vàng quy chụp khi cỡ mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn. Tôi muốn mọi người ứng xử với các phát hiện ở Viện Hóa học một cách bình tĩnh và có lý trí. Xin lưu ý bản thân nhãn hàng hóa có nói rõ trong áo nịt ngực có thành phần dung dịch và các hạt nhựa. Vấn đề là tại sao các dung dịch ấy được dùng, tại sao lại dùng dung dịch có chứa PAH, và hàm lượng PAH đã đủ gây hại cho người dùng chưa, thì cần không chỉ nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm Việt Nam mà phải phối hợp với phía Trung Quốc. Cách đây mấy năm, một đồng nghiệp thuộc Văn phòng Công nhận Chất lượng (Bộ KH&CN) nhờ chúng tôi kiểm định chất lượng một loại son bôi môi xem loại màu (pigment) trong đó có thành phần chì hay không. Tôi rất ngạc nhiên, hỏi tại sao đàn ông lại quan tâm đến sản phẩm phụ nữ. Đồng nghiệp đó trả lời có tới một nửa son mà phụ nữ dùng là đi vào miệng đàn ông. Cho nên, nếu son môi độc hại thì không chỉ giới hạn ở phái đẹp. Tương tự như vậy, hy vọng mọi người sẽ hiểu đây không chỉ là câu chuyện áo nịt ngực phụ nữ nữa. Nó còn là vấn đề an toàn cho người tiêu dùng nói chung và, xin nói thẳng, cho cả nam giới (cười). Cảm ơn ông! Theo Quốc Dũng Tiền phong ======================= Hai cơ quan cùng cho ra một kết quả khác nhau, phải chăng là mẫu khác nhau hay trình độ khác nhau? Nhưng có vẻ như viện hóa học đáng tin cậy hơn. Ngày xưa nghe người lớn kể lại dép tổ ong nhập bằng đường tiểu ngạch được nhiều người dân ở một số tỉnh Bắc Miền Trung ưa chuộng, và sau 1 thời gian sử dụng đều bị ăn mòn gót chân.Kinh. Có ông bạn bên Ngân Hàng, năm 2010 sau khi đi thẩm định hồ sơ 1 khách hàng kinh doanh trà sữa Trân Châu ở Quận 6, thấy bột nhập toàn made in China không rõ nguồn gốc, còn hạt Trân Châu nhỏ xíu, ngâm trong nước phình to ra thấy mà ghê và khuyên đừng bao giờ uống trà sữa mà nguy hại đến sức khỏe, mà không biết trà sữa bỏ đường gì mà ngọt ngang đường hóa học? Kinh hơn. Từ đó về sau không bao giờ uống trà sữa nữa cả...
    1 like