• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 12/11/2017 in all areas

  1. Có lẽ năm Tuất công việc của cháu mới tốt hơn và tài lộc dồi dào dễ kiếm nhưng sức khỏe xấu.
    1 like
  2. Vợ chồng bạn nên để đến năm 2020 hoặc 2021 hãy sinh, như thế thì công việc và các điều kiện bên ngoài sẽ khá thuận lợi, kinh tế phát triển ở mức bình thường. bé sinh ra sức khỏe sẽ yếu và nuôi hơi vất vả, nhưng gia đình hạnh phúc Hai năm 2018 và 2019 thì năm 2018 là khá xấu không nên sinh, còn 2019 vẫn có thể sinh được, nhưng không bằng hai năm 2020 và 2021. Thân ái!
    1 like
  3. Amour thấy rằng học tập mà có thể cùng bạn bè trao đổi, các bậc tiền bối vào chỉ bảo cho thì nhanh thành tựu. Nay muốn lập topic này để post bài học lên đây, qua đó mọi người cùng trao đổi, không biết có nên chăng? Nếu được thì Amour xin đánh liều post từng bài theo dạng giáo án, căn cứ vào bộ NHÂM ĐỘN ĐẠI TOÀN mà tiến hành, ACE thấy sao? xin cho biết ý kiến
    1 like
  4. Hay quá, cảm ơn Amour, mong Amour có lời luận giải thêm, như ví dụ giờ Ngọ ngày Giáp Thân chẳng hạn, để khi bình giải được thêm phần rõ nghĩa.
    1 like
  5. Amour lập ra topic này, trước là tự học, sau là hi vọng những anh chị em yêu thích thuật số nếu chưa biết qua môn Lục nhâm có thể cùng nhau học hỏi, và khoe cái dốt của mình để các bậc tiền bối chấn chỉnh giúp cho. Do amour cũng mới học môn này chưa tới đâu nên nội dung chắc chắn sẽ có vô vàn sai lầm, amour tự thấy là gan mình hơi bị to mới dám lập topic này, nhưng do mong muốn được học hỏi nên đành liều post lên. Các bài học về môn lục nhâm nơi đây được rút tỉa từ bộ "Bí tàng đại lục, Nhâm độn đại toàn" của tác giả Bùi Ngọc Quảng, cũng như bộ sách lục nhâm (nội dung tương tự) của ông Nguyễn Ngọc Phi. Nói là soạn theo hình thức giáo án cho oai, chứ thực tế chỉ là nhai lại từ bộ sách trên theo sự hiểu thiển cận của amour mà thôi. BÀI 1: DẪN NHẬP Mục tiêu học tập: sau khi đã đọc qua bài học này, chúng ta cần phải đạt được mục tiêu sau: • hiểu định nghĩa lục nhâm là gì, và công dụng của môn lục nhâm • hiểu một cách tổng quát cấu trúc của môn lục nhâm • có thể lập được một quẻ nhâm sơ khởi (mà chưa giải đoán được) NỘI DUNG BÀI HỌC: 1.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ MÔN LỤC NHÂM 1.2 CẤU TRÚC CỦA MÔN LỤC NHÂM 1.3 CÁCH LẬP THÀNH QUẺ LỤC NHÂM 1.3.1 LẬP ĐỊA BÀN 1.3.2 AN TỨ BẢN 1.3.3 AN THIÊN BÀN 1.3.4 LẬP TỨ KHÓA 1.3.5 AN THIÊN TƯỚNG 1.3.6 LẤY TAM TRUYỀN 1.4 PHẦN THỰC HÀNH 1.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ MÔN LỤC NHÂM Trong sách "Bí tàng đại lục, nhâm độn đại toàn" của ông Bùi Ngọc Quảng có nói về môn Lục nhâm như sau: "Lục nhâm là 6 chữ Nhâm trong lục thập hoa giáp, bao gồm Nhâm Dần, Nhâm Tý, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Thân, Nhâm Tuất. Môn Đại Lục Nhâm kết hợp âm dương ngũ hành, 10 can, 12 chi, 24 tiết khí trong năm để tìm ra nguyệt tướng, lấy giờ chiêm quẻ để lập ra thiên bàn và địa bàn, 12 thiên thần, 12 thiên tướng, sử dụng sự chế hóa sinh khắc của âm dương ngũ hành, vượng tướng hưu tù (nói về thiên thời), sinh - vượng - mộ - tuyệt (nói về vòng tràng sinh hay quy tắc vòng đời), hình - xung - phá - hại (nói về sự tương tác qua lại). Tất cả những cái đó dệt nên một tấm lưới của tại hóa... vô cùng rộng lớn, vô cùng sâu sắc" Lời bàn: môn Lục nhâm chính là một môn bói toán hiểu nôm na, hiểu một cách khác thì môn Lục nhâm chính là một hệ quy chiếu, hay là một hình thức "lập bản đồ" để miêu tả thế giới tự nhiên và các quy luật vận hành của nó. Lập quẻ lục nhâm chính là hành động vẽ bản đồ, giải quẻ lục nhâm chính là hành động xem bản đồ để hiểu vị trí của sự vật/sự việc ở đâu, qua đó mà người sử dụng có thể ra được quyết định. Đây chính là nghĩa của câu nói "tri thiên mệnh để tận nhân lực". 1.2 CẤU TRÚC CỦA MÔN LỤC NHÂM Nhìn một cách giản dị nhất, một bản đồ lục nhâm được xây dựng từ các vật liệu sau: 1. Bảng lục thập hoa giáp: bao gồm 10 can, 12 Chi để thể hiện các đơn vị thời gian năm - tháng - ngày - giờ 2. Vòng Hoàng đạo được chi tiết hóa bằng quy tắc về Nguyệt tướng và 24 tiết khí, Nguyệt kiến (kiến trừ 12 thần) 3. Vòng Quý nhân: quy tắc căn bản nhất về khuynh hướng sự việc cát hung qua 12 thiên tướng (Quý nhân, Đằng xà, Chu tước, Thiên hợp, Câu trận, Thanh long, Bạch hổ, Thái thường, Huyền vũ, Thái âm, Thiên hợp). 4. Các thần sát đủ loại 1. Bảng lục thập hoa giáp: là một chu kỳ thời gian 60 đơn vị cấu thành từ sự vận hành của 10 Can và 12 Chi. Bảng Lục thập hoa giáp này dùng để miêu tả sự vận hành của thời gian (Năm - Tháng - Ngày - Giờ). TUẦN THỦ Tuần Giáp Tý Tuần Giáp Tuất tuần Giáp Thân tuần Giáp Ngọ tuần Giáp Thìn tuần Giáp Dần TUẦN ẤT Ất Sửu Ất Hợi Ất Dậu Ất Mùi Ất Tị Ất Mão TUẦN BÍNH Bính Dần Bính Tý Bính Tuất Bính Thân Bính Ngọ Bính Thìn TUẦN ĐINH Đinh Mão Đinh Sửu Đinh Hợi Đinh Dậu Đinh Mùi Đinh Tị TUẦN MẬU Mậu Thìn Mậu Dần Mậu Tý Mậu Tuất Mậu Thân Mậu Ngọ TUẦN KỶ Kỷ Tỵ Kỷ Mão Kỷ Sửu Kỷ Hợi Kỷ Dậu Kỷ Mùi TUẦN CANH Canh Ngọ Canh Thìn Canh Dần Canh Tý Canh Tuất Canh Thân TUẦN TÂN Tân Mùi Tân Tị Tân Mão Tân Sửu Tân Hợi Tân Dậu TUẦN NHÂM Nhâm Thân Nhâm Ngọ Nhâm Thìn Nhâm Dần Nhâm Tý Nhâm Tuất TUẦN VĨ Quý Dậu Quý Mùi Quý Tị Quý Mão Quý Sửu Quý Hợi 2. Vòng Hoàng đạo: theo Amour hiểu thì vòng hoàng đạo (các bạn nào chưa biết về thuật ngữ vòng hoàng đạo thì vui lòng lên google tra cứu) chính là nơi phát xuất các khái niệm sau: • Nguyệt tướng: chỉ vị trí của trái đất so với mặt trời trong vòng hoàng đạo, vì vậy trong môn Lục nhâm Nguyệt tướng còn được gọi là "Thái dương". Nguyệt tướng có liên quan tới tiết khí của một năm • Nguyệt kiến: quy định về lệnh tháng, khi cán của chòm sao bắc đẩu chỉ vào cung nào của vòng hoàng đạo • 28 tinh tú (nhị thập bát tú): theo amour hiểu thì trong môn Lục nhâm dùng để tính ra một thần sát tên là "nguyệt tú" • Thái tuế: tên của năm, về bản chất của nó amour không hiểu quy tắc nào để lập ra Thái tuế, xin các cao thủ chỉ dạy. 3. Vòng Quý nhân: amour hoàn toàn không hiểu quy tắc nào lập thành, chỉ biết nó là thần sát cao nhất để đoán cát hung trong môn lục nhâm. 4. Các thần sát đủ loại: bao gồm các thần sát được lập thành theo năm (ví dụ như vòng Thái tuế), lập thành theo tháng, lập thành theo Can ngày, Chi ngày; thần sát lập thành theo giờ (Thân hậu, Đại cát, Công tào, Thái xung, Thiên cương, Thái ất, Thắng quang, Truyền tông, Tòng khôi, Hà khôi, Đăng minh). Các thần sát này được sử dụng tùy theo mục đích của người học Lục nhâm (ví dụ: muốn coi người ta có nói dối mình không thì đi tìm sao Man thần) 1.3 CÁCH LẬP THÀNH QUẺ LỤC NHÂM C. CÁCH LẬP THÀNH QUẺ LỤC NHÂM Trong mục "Khởi dụng thời tiết" của sách Lục nhâm dạy rằng, lập quẻ phải dùng Nguyệt tướng gia lên Nhật thời - có nghĩa là tháng này Nguyệt tướng là gì thì lấy nó làm thiên bàn đè lên giờ đang coi quẻ. Để lập quẻ lục nhâm đầy đủ cần phải trải qua các bước sau: Bước 1: lập địa bàn Bước 2: an tứ bản Bước 3: an thiên bàn Bước 4: lập tứ khóa Bước 5: an thiên tướng Bước 6: lấy tam truyền 1.3.1 LẬP ĐỊA BÀN bước 1: lập địa bàn cố định bao gồm 12 cung (Tý - Sửu - Dần - Mão .. tới Hợi). Địa bàn này luôn cố định và không bao giờ thay đổi như sau: Uploaded with ImageShack.us 1.3.2 AN TỨ BẢN bước 2: xác định "tứ bản" tức là 1) Can ngày xem, 2) Chi ngày xem, 3) Bản mệnh của người muốn coi, 4) Hành niên của người muốn coi. • An Can ngày xem: can ngày xem chỗ chi địa bàn cần phải an vào Giáp chi Dần địa bàn Ất chi Thìn địa bàn Bính chi Tị địa bàn Đinh chi Mùi địa bàn Mậu chi Tị địa bàn Kỷ chi Mùi địa bàn Canh chi Thân địa bàn Tân chi Tuất địa bàn Nhâm chi Hợi địa bàn Quý chi Sửu địa bàn An chi ngày xem: tức là biên tên chi ngày xem khít ngay cạnh cung địa bàn tương ứng, ví dụ, ngày chi Tý thì biên chữ "chi Tý" ngay khít tại cung Tý địa bàn. Tên chi ngày xem chỗ chi địa bàn cần phải an vào Tý chi Tý địa bàn Sửu chi Sửu địa bàn Dần chi Dần địa bàn Mão chi Mão địa bàn Thìn chi Thìn địa bàn Tị chi Tị địa bàn Ngọ chi Ngọ địa bàn Mùi chi Mùi địa bàn Thân chi Thân địa bàn Dậu chi Dậu địa bàn Tuất chi Tuất địa bàn Hợi chi Hợi địa bàn An Bản Mệnh Vấn Nhân: biên tên năm sinh âm lịch của vấn nhân vào khít chi địa bàn tương ứng. Vd: sinh năm Thân thì biên chữ "Bản Mệnh = Thân" ngay cạnh chi Thân địa bàn. ũng giống như quy tắc an địa bàn, an thiên bàn cũng dùng 12 chi để đặt lên 12 cung thể hiện 12 cung của thiên bàn. Vì bầu trời luôn ở trên mặt đất nên cung thiên bàn luôn ở bên trên cung địa bàn. Cách an thiên bàn: AN TÊN CỦA NGUYỆT TƯỚNG LÊN TÊN CỦA GIỜ ĐANG XEM QUẺ ví dụ: trong tiết Mang Chủng, nguyệt tướng = Thân, xem vào giờ Dần thì lấy chi Thân viết lên trên cung địa bàn Dần:
    1 like