• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 25/08/2017 in all areas

  1. Con xin phép bác cho con tâm sự đôi dòng với chị Cuchep và những anh chị có tâm trạng như chị Cuchep. Nếu có gì ko đúng, xin bác nhắc nhở, con sẽ sửa chữa ạ. Con cám ơn bác. Chị Cuchep mến ! Em hiểu tâm trạng của chị và biết 1 số người cũng có suy nghĩ giống chị. Thật ra suy nghĩ của 1 đứa con nít rất nông cạn và hạn hẹp. Em nghĩ nó cười nói bô lô ba la vì bản chất trẻ con là như thế. Nó mừng, vì nó có được tiền, vì hôm nay sẽ ko bị đói... Ít đứa trẻ nào nghĩ ra được là: mụ này ngớ ngẩn quá, bị mình gạt. Nếu đc chọn lựa, chắc chắn ai cũng muốn làm con của những ông bố bà mẹ biết lo lắng cho con, gia đình giàu có, đủ ăn đủ mặc. Nhưng số phận những đứa trẻ này ko may mắn, rơi vào trúng gia đình như vậy. Bản năng sinh tồn, nó chỉ biết là làm như thế này thì có tiền, thì sẽ ko bị đói. Tất cả đều do người lớn chỉ, nó làm gì có đủ nhận thức để biết như thế nào là đúng, như thế nào là sai. Người lớn đôi khi còn phạm sai lầm, huống chi 1 đứa trẻ sống trong 1 hoàn cảnh kém may mắn. Đó là những đứa trẻ đáng thương hơn đáng trách. Dù sao thì chuyện cũng qua rồi, chị đừng nghĩ đến và buồn nữa (bùn hoài mau già lém :( ) Rút kinh nghiệm cho lần sau. Suy nghĩ, cân nhắc kỹ trước khi hành động là được rùi :rolleyes: Đây là 2 tình huống mà chip đã gặp phải xin chia sẻ cùng các anh chị: Trung thu năm ngoái, nhóm bạn của chip gom góp đc 1 ít tiền. Sau đó mua sữa hộp, bánh kẹo để làm quà trung thu cho trẻ em lang thang. Bọn chip ra khu vực bánh mì Như Lan ở SG. Khi phát cho các em thì rất nhiều em khác chạy tới. Đang phát thì có 1 chị mang bầu khều chip nói: em, nhà chị có 3 đứa nhỏ. Đang ngẩn tò te vì gặp tình huống bất ngờ phát sinh, hok biết xử lý như thê nào (vì số phần quà thì ít mà trẻ em ngay tại đó thì nhiều) thì bịch cuối cùng đã phát hết, chị ấy quay lưng đi. Văng vẳng đâu đây tiếng mấy đứa nhỏ phân bua: con này nó lấy rồi đưa cho mẹ nó giữ, chạy lại lấy tiếp. Cuộc sống của những đứa trẻ nơi đây là mạnh được yếu thua; nhanh chân thì còn, chậm chân thì hết. Những đứa trẻ trong lớp học tình thương ở bến Bạch Đằng thì khác. Khi đc cho 1 bịch kẹo thì có em cầm đem đến những ghế đá phía xa xa chia cho các bạn. Mặc dù có những bé ko có đc đôi dép để mang, thầy phụ trách thấy thương, mua dép tặng mấy em. Đứa này mừng rỡ, chạy kêu đứa kia: ê thầy cho dép kìa, lại lấy đi. Có 1 lần, chip đang giảng bài cho 1 cô bé lớp 6, một đứa em chạy tới kêu: cô kia cho chôm chôm nè, lại đó ăn đi. Chip ngưng giảng, im lặng để cho cô bé tự quyết định. Cô bé nghĩ ngợi 1 lúc rồi nói: thôi ko ăn đâu, để làm cho xong bài tập này đã, rồi quay xuống cuốn vở mải miết giải toán. Cuối buổi, cô bé bảo: cô dạy con luôn nha cô. Thầy ở trường con khó lắm, cứ nói ai học kém phải đi học thêm hoài. Mà con thì ko có tiền để học thêm. Thấy bé ham học, chip tự nhủ sẽ hướng dẫn cho bé học dài dài đến hết lớp 9. Nhưng sau đó, mải miết với công việc riêng tư mà chip đã bỏ dở nửa chừng. Đôi lúc nhớ lại thấy aý náy. Trẻ con, tự bản thân nó ko thể phân biệt được cái nào đúng cái nào sai khi chưa được bảo ban dạy dỗ.
    1 like
  2. Anh ta đến gặp tôi với vẻ mặt buồn bã: "Thầy xem cho em, hôm nay em sang Mỏ Cày đòi nợ có được không? Nó nợ em 1.500.000 mà đến nay mãi chưa trả" (Thời giá khoảng năm 1990). Tôi độn quẻ và trả lời: "Người này rất nghèo. Họ không có khả năng trả anh. Nhưng nếu anh đòi được họ số tiền này thì mẹ anh sẽ bệnh năng và có thể chết!". Anh ta giật mình: "Thưa thày! Đúng là nhà nó nghèo thật. Em cũng không hy vọng nó có trả cho em. Nhưng cũng chính vì mẹ em bệnh mà nhà cũng khó quá, nên em phải đi đòi nợ. Được đồng nào hay đồng đó. Nhưng nay thày nói thế thì em biết làm sao bây giờ?". Tôi trả lời: "Nếu anh sang nhà con nợ của anh và nói vì thấy họ nghèo anh cho họ số nợ này để họ yên tâm sống, anh có làm được không? Nếu anh làm được thì mẹ anh sẽ khỏi bệnh và sau ba tháng anh sẽ có một số tiền gấp 10 lần số anh cho. Cụ thể là 15.000.000 đồng!". Anh ta ngồi suy nghĩ một lúc và hỏi lại tôi: "Thưa thày! Nếu em nghe lời thày, không đòi nợ nữa, nhưng cũng không cho mà để họ tùy ý trả thì mẹ em có khỏi bệnh và em có tiền không?" Tôi nói: "Nếu thế thì mẹ anh vẫn khỏi bệnh, nhưng ba tháng sau anh sẽ chỉ có số tiền gấp ba số tiền hiện nay!". Anh ta mừng rỡ nói: "Thưa Thày! Em hứa với thày, nếu thày nói đúng thì em sẽ mời thày đi nhà hàng nổi nhậu một bữa không say không về". Tôi cười và nói với anh ta: "Tôi sợ lúc ấy anh không còn đồng nào để mời tôi đi nhà hàng nổi". Anh ta ngạc nhiên: "Sao thế ạ? Không lẽ với số tiền lớn như thế mà em không mời nổi thày đi ăn nhà hàng nổi?". "Đến lúc đó anh sẽ biết tại sao!". Anh ta nói: "Thầy yên tâm đi, đến lúc đó em sẽ quay lại đây rước thày đi nhậu.'. Nói xong anh ta vui vẻ tặng tôi gói thuốc Jet rồi ra về. Một năm trôi qua. Anh ta quay lại mặt thiểu não nói với tôi: "Thày nói đúng quá! Khi em về thì vài ngày sau mẹ em bớt bệnh, khỏe lại! Ba tháng sau bà con bên Mỹ gửi về cho em một số tiền Dol, đổi ra tiền Việt được hơn 4,500. 000. Nhưng cái nhà em đang ở của ba anh em chúng em. Hai người anh khá giả ra ở riêng. Nay thấy em có tiền, họ về đánh giá trị cái nhà là 7.500. 000. Hai anh em hứa sẽ không sở hữu nhà nếu em đưa họ 5.000. 000. Thế là em phải chạy sất bất mới vay được 500. 000 để đưa họ. Nên chẳng còn tiền đâu để mời thày đi. Thày thông cảm, thày cũng nói trước rồi mà - Anh ta nói tiếp - hôm nay em đến để hỏi thày: Nếu bây giờ em sang nhà con nợ và nói cho họ luôn số nợ thì em còn được gấp 10 lần không?" . Tôi cười và nói với anh: "Nhân duyên lúc đó và bây giờ khác nhau. Bây giờ anh cho thì cũng muộn rồi. Tùy anh thôi. Nhưng nếu anh cho họ thì sau này anh sẽ khá giả". Anh ta buồn bã ra về. Sau đó tôi cũng không gặp lại anh ta nữa. Ngày ấy nếu anh ta cho thì lòng hiếu thảo lo lắng cho người mẹ bệnh với lòng từ tha nợ cho một người nghèo (Trong trường hợp dự báo chưa chứng nghiệm), nghiệp duyên sẽ rất khác với việc vì cần tiền lớn hơn nên cho.
    1 like
  3. Bà nói với tôi giọng phẫn uất: -"Thằng ấy chính là chú tôi. Lúc không nhà không cửa tôi cho nó ở nhờ 800 m vuông đất. Nó ở từ năm 76 đến giờ (2000). Bây giờ đòi nó không trả. Tôi bán nhà bán cửa theo kiện, tốn kém cả chục năm trời. Nhưng nó vẫn trơ ra. Tôi còn cái nhà hơn 300 cây sẽ bán nốt. Tôi sẽ theo kiện đến cùng. Không xong tôi ra giữa chợ Bến Thành tẩm xăng tự tử. Tôi cũng ăn chay, làm công quả. Sao tôi khổ thế này!". Nhìn người đàn bà đăng quằn quại trong tâm hồn, tôi không khỏi cám cảnh cho bà ta. Bà ấy chỉ có một mẹ một con. Bản thân bà cũng là con gái duy nhất của một bà mẹ mà bố bà ấy đã bỏ đi từ nhỏ. Tôi ra được quẻ: Kinh Lưu Niên. Tôi giật mình: "Đây chính là quẻ của định mệnh, quẻ của nghiệp chướng phải trả". Tôi hỏi bà: "Bà đã bán đi nhiều nhà lắm hả?". "Dà! Mẹ tôi chết đi để lại cho tôi gần chục căn nhà, tôi đã bán hết theo kiện. Tôi nay chỉ còn một cái đang ở. Tôi sẽ bán nốt theo kiện đến cùng. Tôi tức lắm. Nó ăn không, ăn hỏng của tôi". Kinh Lưu Niên, một sự lừa đảo, chèn ép, bất lương.... Tôi chợt hỏi bà: -"Có phải mẹ của bà ngày xưa sống bằng nghề cho vay nặng lãi không?". -"Sao thầy biết?". -"Quẻ nói vậy! Đây chính là nghiệp chướng của bà! Ngày xưa mẹ bà sau khí ông chồng bỏ đi chỉ còn một cái nhà duy nhất. Còn ít vốn mẹ bà đã sống bằng nghề cho vay nặng lãi. Tài sản mà mẹ bà để lại cho bà chính là do xiết nợ người ta mà có. Cái nhà bà đang ở chính là cái tài sản mẹ bà có trước khi làm nghề này...". -"Đâu! Thày nói sai rồi! Nhà mẹ tôi ngày xưa bán lâu rồi. Đây là cái nhà tôi mua sau này!". -"Bà không hiểu ý tôi. Tôi muốn nói rằng: Nó tương đượng với cái nhà mà mẹ bà chỉ còn một cái trước khi làm nghề này. Nó là giá trị tài sản đích thực của mẹ bà". Bà ta ngồi im lặng. Tôi nói tiếp: -"Bà hãy bình tĩnh nghĩ lại! Những người ngày xưa cũng đã bao lần uất ức vì họ nghèo không trả được nợ khiến gia đình họ phải tan nát. Bây giờ nghiệp quả báo ứng thì bà phải mất đi dưới hình thức khác. Có thể chính do bà ăn chay và làm công quả, nên dun dủi bà đến đây và tôi coi thấy được điều này. Nên tôi khuyên bà đừng theo kiện nữa. Của trời, Trời lại lấy đi. Bà có cái nhà trị giá 300 cây , bà còn sướng hơn nhiều người. Nếu tối nói đúng thì bà hãy rũ bỏ và bình tâm sống với tài sản còn lại . Theo tôi nó mới đích thực của bà. ...". Tôi không nhớ tôi còn nói gì nữa không. Nhưng người đàn bà ấy im lặng ra về. Nhìn người đàn bà thất thểu ra cửa vì tự thấy mình oan trái. Tôi ngậm ngùi nghĩ đến câu của các cụ truyền lại: Ngày xưa quả báo thì lâu. Bây giờ quả báo ở đâu đến liền. Hình như bài ca này có nguyên ủy từ vũ trụ: Các thiên thể quay theo hình xoắn ốc rời khỏi tâm với tốc độ góc ngày càng nhanh. Có thể chính tốc độ vũ trụ ngày càng nhanh cho một thiên thể, nên sự tương tác cũng nhanh theo tốc độ chuyển động trong một chu kỳ của nó.
    1 like