• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 12/08/2017 in all areas

  1. Thưa quý vị, Nếu như không có ủng hộ viên nào của thuyết tương đối nói về 'khối lượng', thì tôi....nói. Tôi chỉ nói sơ lược và không đại diện cho môn phái nào. Ai thích đọc thì đọc nha, không ép. Trong cơ học cổ điển, khối lượng được định nghĩa rất ngắn gọn, m = F/a . Nói cho cặn kẽ hơn nữa, thì định nghĩa này là định nghĩa cho một khái niệm gọi là 'khối lượng quán tính'. Còn một định nghĩa khác về khối lượng là 'khối lượng hấp dẫn', mg = F/g. Trong cơ học Newton, khối lượng quán tính mi và khối lượng được xem là có cùng một trị số. Và vì thế, mà sau này, người ta chỉ viết m cho cả hai biểu thức F = ma, hay F = mg. Đến đầu thế kỷ 20, thì thuyết tương đối hẹp bắt đầu được hình thành. Trong thời kỳ phôi thai, người ta, bao gồm sư tổ Einstein, đều dựa trên các định nghĩa có sẵn trong vật lý cổ điển. Trong giai đoạn này, người ta còn "sáng chế" ra thêm các khái niệm 'khối lượng dọc' (longitudinal mass) và 'khối lượng ngang' (transverse mass). "Khối lượng" trở thành một khái niệm không xác định. Thế là sau đó, họ dẹp cái' khối lượng dọc' qua một bên, rồi đổi tên 'khối lượng ngang' thành 'khối lượng tương đối tính' (relativistic mass), một thứ khối lượng mà có trị số đồng biến với vận tốc. Chữ 'khối lượng' trong các phát biểu của giáo sư Hawking hay của tiến sĩ Ngô Văn Thanh chính là 'khối lượng tương đối tính' này. Nhưng gần đây nhất, trong khoảng chừng một hai thập niên, lại có thêm một khuynh hướng, ngày càng được ủng hộ nhiều hơn, là có một số nhà khoa học muốn loại bỏ luôn cái khái niệm "khối lượng tương đối tính". Điển hình cho nhóm khoa học gia này là giáo sư Phạm Xuân Yêm. Tức là sau hơn một thế kỷ phát triển, thuyết tương đối hẹp đã dẫn người ta đi một vòng tròn thật lớn, để rồi trở về lại với khuynh hướng cho một khái niệm duy nhất về khối lượng. Định nghĩa ngắn gọn nhất về 'khối lượng' lại là định nghĩa đang có trong cơ học Newton. Nhưng dùng lại định nghĩa này thì lại phát sịnh một vài bất ổn khác cho thuyết tương đối hẹp. Không dùng được nó thì người ta dùng cái khác :) . Nhóm khoa học gia 'cấp tiến' này đề nghị định nghĩa mới cho khối lượng là m = √(E2–|p|2c2)/c2 . Và hiện tại thì các nhà khoa học ủng hộ thuyết tương đối vẫn chưa thống nhất. Một số theo khuynh hướng mới (Phạm Xuân Yêm), khi viết sách hay các bài tham luận, họ dùng một ký hiệu m duy nhất, có giá trị màu xanh vừa nói ở trên để biểu thị cho khối lượng. Số khoa học gia còn lại (Ngô Văn Thanh) thì dùng hai ký hiệu, m0 cũng có cùng giá trị trong biểu thức màu xanh, gọi là khối lượng nghỉ; và ký hiệu m cho khối lượng tương đối tính. / nghe giống giống như trong phim kiếm hiệp, Cái bang cũng có hai phe áo sạch và áo dơ,... :) / Mầm móng bất ổn trong thuyết tương đối đã có từ khi sư tổ Einstein khai môn lập phái. Trong vài thập niên tới, cho đến khi tôi và quý vị đều đi theo ông bà, thì các cao thủ tương đối giáo cũng vẫn chưa thống nhất về cái khái niệm gọi là 'khối lượng'.
    1 like