VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG Tiếp theo QUYỀN LỢI CỐT LÕI VÀ QUYỀN LỢI CĂN BẢN. Đối với Hoa Kỳ, một nước sẽ chẳng có kg cá và một giọt dầu nào ở đây cả và tất nhiên sẽ chẳng thể có tư cách gì để tham gia vào các hiệp ước tay đôi, tay ba, hay 6, 7 bên gì đó liên quan đến biển Đông – nếu nó xảy ra. Đơn giản thôi: Hoa Kỳ không có lấy 1 mét bờ biển hoặc vùng lãnh thổ liên quan đến vùng biển này. Nhưng có điều chắc chắn rằng - đối với Hoa Kỳ - nếu nó càng ít thuộc về Trung Quốc càng tốt. Hoa Kỳ không muốn một đối thủ tiềm năng trong việc giành ngôi bá chủ thế giới chiếm lĩnh vùng biển này. Bởi vậy, điều tất yếu là chàng cao bồi Mỹ sẽ ủng hộ quốc gia nào đó mà mang lại nhiều quyền lợi cho họ trong việc sử dụng biển Đông; hoặc chí ít quốc gia đó sẽ ngăn cản được Trung Quốc trong việc chiểm lĩnh biển Đông. Quốc gia được lựa chọn sẽ phải là một đất nước mà Hoa Kỳ có thể đồng minh một cách lâu dài, ngay cả khi ngôi bá chủ toàn cầu được xác nhận. Không thể là Indonexia, vốn là một quốc gia Hồi giáo lớn thứ hai trên thế giới, việc hợp tác lâu dài sẽ rất bấp bênh. Đối với Việt Nam - thì cái dân tộc này vừa mới chấm dứt cuộc chiến chưa bao lâu với Hoa Kỳ, mùi thuốc súng vẫn chưa tan hẳn; chất độc màu da cam, người Việt vẫn nhận thấy còn tồn tại đâu đây. Chỉ còn Philipfine vốn là một đồng minh lâu năm và là một quốc gia ít ảnh hưởng bởi Hồi giáo (*). Nhưng đối đế lắm thì Hoa Kỳ thà giành biển Đông cho Việt Nam hơn là Trung Quốc. Đó là lý do mà vị đô đốc hải quân, nhanh chóng về vườn, vì đã cầm đèn chạy trước ô tô. Ông ta không nhớ ra người đồng minh cũ của Hoa Kỳ là Philipfine. Trước mắt là như vậy. Nhưng đối với Trung Quốc thì nếu không xác định được cái lưỡi bò là của mình thì chí ít nó thuộc về Việt Nam vẫn tốt hơn là một nước thân Hoa Kỳ, như Philipfine. Một trò chơi mới xuất hiện: Tất cả các nước có quyền lợi ở biển Đông được khuyến cáo nên nộp hồ sơ xác định vùng lãnh hải, để được giải quyết trong hội nghị quốc tế liên quan (**). Đây chỉ là một trò chơi - nhưng là trò chơi của người lớn, nhằm xác định tính chính danh trong tương lai. Nó có thể trở thành giấy lộn bán ve chai, nhưng nó cũng có thể trở thành cái cớ rất sắc sảo để bác bỏ mọi quyền lợi chính đáng vào lúc này và trở thành sai vào lúc khác. Việt Nam nên tham gia vào trò chơi này, gọi là góp thêm phần vui vẻ với hàng xóm láng giềng. Bởi vì, nếu nó có thành trò chơi trẻ con thật sự thì mấy gram giấy không phải là một việc chi tiêu tốn kém. Ngược lại, nếu nó tỏ ra nghiêm túc thì Việt Nam sẽ có lợi to, do sự tranh chấp giữa những chàng cao bồi Texas và hảo hán Lương Sơn Bạc. Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc càng căng thẳng thì Việt Nam chính là quốc gia được chọn để dung hòa quyền lợi hai bên trong việc chủ quyền trên biển. Chí ít thì vùng biển sẽ rộng hơn so với đòi hỏi hiện nay của các nước đang tranh chấp. Chúng ta chỉ cần xem thái độ của Hoa Kỳ với ngài Đô đốc hải quân chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương là biết liền. Việc cách chức ông này còn tùy vào Thượng Nghị viện Hoa Kỳ (***) Cuộc đối đầu với Trung Quốc và Hoa Kỳ chưa thể xảy ra ngay bây giờ. Nhưng nó là tiềm năng trong tương lai gần, đe dọa ngôi bá chủ của Hoa Kỳ. Nhưng ngay bây giờ, nó không còn là cuộc đối đầu giữa các nhà ngoại giao với những cơ sở pháp lý, được hỗ trợ bởi các chuyên gia luật quốc tế với những tập hồ sơ dày cộm. Mặc dù về hình thức vẫn do các nhà ngoại giao thực hiện. Nhưng phải gọi đúng tên của nó là một “cuộc chiến tranh chính trị” và phía cuối con đường này – nếu người ta không tìm ra được một ngả rẽ cho nó thì là một cuộc chiến thật sự với tất cả mọi thứ vũ khí mà con người có thể nghĩ ra. Bởi vì – trong trường hợp này – đây là trận chiến cuối cùng xác định dứt khoát ngôi bá chủ thế giới. Đây là trường hợp xấu nhất nếu Việt Nam bị lôi kéo vào cuộc đối đầu này, hoặc chí ít cũng bị giăng miểng – “Chẳng phải đầu, cũng phải tai”. Ấy là các cụ ngày xưa bảo thế! Vậy vấn đề tiếp theo sẽ phải là tìm một chỗ đứng an toàn cho Việt Nam, nếu như không thể cứu vãn được tình thế, khi cuốc đối đầu giành ngôi bá chủ thế giới xảy ra. Còn tiếp ================ Chú thích: * Đến giờ này - 2012 - thì đúng như thế: Philipfine là một đồng minh được Hoa Kỳ ủng hộ ở biển Đông. ** Cuối cùng Việt Nam đã làm hồ sơ về vấn đề này. *** Phải nói rằng lúc đó Thiên Sứ tôi sẽ rất thất vọng, nếu ngài Đô đốc Hải Quân Hoa Kỳ bị cách chức. Nhưng may quá! Việc này đã không xảy ra! Ngài Obama tuy trông rất thư sinh, nhưng lại thuận tay trái. Lúc tôi viết bài này - cuối 2008 - thì cả ba vấn đề trên chưa xảy ra.