PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG TRONG KIẾN TRÚC XÂY DỰNG NHÀ RIÊNG CỦA HOÀNG TRIỆU HẢI
Chuyện về Phong Thủy Lạc Việt và những người liên quan tới quan điểm Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt luôn là đề tài “nóng” khi được đưa lên các diễn đàn lý học. Thôi thì chuyện đúng sai, tin hay không tin cũng còn tùy vào cách nhìn nhận và đánh giá của mỗi một người nhưng riêng đối với bản thân tôi thì niềm tin đó là tuyệt đối. Đã đi qua một nửa cuộc đời với những trải nghiệm nhất định, tôi không có bất kỳ một sự băn khoăn nào khi ứng dụng Phong Thủy Lạc Việt (PTLV) và những lý thuyết học được từ Sư Phụ Thiên Sứ trong cuộc sống. Có lẽ sẽ hơi dài dòng khi viết lại một chút về duyên của tôi với PTLV bởi đây cũng là một cơ hội tôi muốn gửi tới Sư Phụ sự biết ơn của tôi đối với Thầy.Tôi đã từng theo học và nghiên cứu về Phong thủy Huyền không, Tứ Trụ, Bốc Dịch với người thầy đầu tiên tên là Chú Thần. Gọi là Chú nhưng cũng tuổi Chú đáng tuổi Ông Nội tôi. Thời gian đó tôi ứng dụng nhưng có rất nhiều điểm khúc mắc trong chuỗi lý thuyết mà lúc đó tôi chấp nhận nó bởi không thể lý giải. Tôi vốn xuất thân là dân kinh doanh và thời điểm liên tục từ những năm 2000 tới năm 2009 là những năm tháng khó khăn nhất, đen tối nhất của cuộc đời, khác xa với những gì mà khi năm tôi 18 tuổi, Tử vi của tôi xem theo cách thông thường là mạng Đại Khê Thủy, (nói vậy để phân biệt trong bài viết này với Tử vi Lạc Việt vì theo Tử Vi Lạc Việt, tôi là mệnh Sơn Hạ Hỏa) rằng tôi sẽ rất thành đạt. Tự đi tìm lời giải đáp, và cũng phải cám ơn “Anh Google”, tôi tìm và làm quen với Sư Phụ Thiên Sứ và Trung tâm NCLH Đông Phương. Ngày đầu tiên ấy, tôi cùng Sư Phụ và ACE trung tâm đi Đền Hùng, cũng là lần đầu tôi về viếng Quốc Tổ , Quốc Mẫu. Chỉ trong tuần đầu tiên đi cùng Sư Phụ, tôi đã có chìa khóa để mở rất nhiều cánh cửa có dấu hỏi, những cánh cửa bị khóa và tôi chấp nhận đi qua trong suốt quá trình nghiên cứu.
Khi mà còn nhiều người còn băn khoăn về PTLV, họ sẽ luôn đặt câu hỏi “Nếu hệ thống lý thuyết của PTLV đúng, thì những Phong thủy gia của PTLV phải ứng dụng cho bản thân họ đúng trước đã” . Câu trả lời của PTLV là những ví dụ cụ thể: là Sư Phụ từ lúc khó khăn,nhà ở thuê thì nay đã có ngôi nhà to đẹp. Hoàng Triệu Hải tôi từ lúc phải ởchung, chật hẹp thì nay đã có một mảnh đất cắm dùi.
Trong bài viết này, tôi cũng sẽ không đi sâu vào việc giải thích lý thuyết như trong bài của Sư Phụ viết về ngôi nhà của mình, cũng vì một phần tự thấy khả năng truyền đạt bằng viết rất kém, phần nữa là cũng không cần thiết viết lại những điều mà Sư Phụ đã viết rồi.Tôi chỉ nói về sự ứng dụng triệt để lý thuyết của PTLV vào ngôi nhà của mình.
1. Yếu tố Loan đầu:
Mượn và modified lời bài hát “Chị Tôi” của nhạc sỹ Trần Tiến: “ Nhà tôi bên bến Sông, có cây cầu nằm ngay hông J “. Nằm bên phía trái của dòng chảy Sông Hồng cách cầu Long Biên 500m, theo lý thuyết Khí của PTLV là tụ khí kém hơn so với phía phải. Cửa chính của nhà quay ra mặt sông nên lợi về âm khí, sau lưng là đê Sông Hồng – “tiền Cái , hậu Đê” đã hội tụ đủ.
Nằm trong đoạn cong và gần ngã ba sông Hồng-sông Đuống nên Khí ở đây rât vượng, đất đai màu mỡ tươi tốt.Trước mặt nhà là bãi giữa nhỏ, lúc nước lên cũng ngập trắng. Phía xa hơn là bãi giữa sông Hồng nên thôi thì nhà cũng được coi là có Án.
Cuộc đất nhà tôi không khuyết lõm, bề ngang 11m, dài 22m , hướng chính Tây 270 độ, xây năm 2001. Có điểm bất lợi là nhà tôi nằm cuối cùng của ngõ và cổng chính nằm chính giữa Ngõ, nên xung sát khí khá mạnh. Nền sau một thời gian bắt đầu lún và thấp hơn so với mặt ngõ. Về mặt lý thuyết mà nói, nền nhà thấp hơn nền mặt ngõ là rất xấu nhưng trong trường hợp nhà tôi thì lại có lợi. Có lợi về khí bởi vì thẳng ngõ là cổng nhà.
2. Bát trạchLạc Việt, Hình lý khí và cấu trúc hình thể:
Trên nền tảng lý thuyết Hà Đồphối Hậu Thiên Lạc Việt, Tốn-Khôn đổi chỗ, đổi độ số Đoài –Ly , luôn được tôi áp dụng trong Bát trạch và Huyền không.
Điểm đầu tiên dễ nhận thấy,tôi bố trí hầm cầu tại Tây Nam, theo PTLV là cung Tốn và đặt bếp tại Đông Nam – là cung Khôn. Ngôi nhà này theo thiết kế cũ là bể phốt đặt ở hướng Bắc – cung Khảm và bể nước ngầm ở hướng Nam – cung Ly theo PTLV. Tôi đã đào toàn bộ nền nhà, lấp hầm cầu (bể phốt) và bể nước, trấn yểm theo phương pháp của PTLV, rồi xây mới bể phốt ngoài sân tại cung Tốn. Lẽ ra cũng vẫn có thể để nguyên vị trí bể phốt cũ hoặc đặt bể phốt mới ở cung Chấn, nhưng có hai lý do:
- Thứ nhất: tôi muốn nhấn mạnh việc đổi vị trí Tốn-Khôn và việc tôi ứng dụng triệt để việc đổi chỗ này cho nhà của mình.
- Thứ hai:Cung Chấn hay cung Khảm sẽ làm đứt trạch nhà, đứt mạch từ trường và không rõ ràng trong việc lựa chọn Tốn-Khôn.
Một chi phí không nhỏ cho việc chuyển đổi bể phốt (hầm cầu) và Sư Phụ cũng khuyên tôi không nên phí tiền, cứ để nguyên tại vị trí cũ. Lần này thì tôi không nghe lời Sư Phụ bởi tôi muốn nói rằng, tôi đi khuyên người khác theo lý thuyết đổi chỗ Tốn-Khôn thì tôi là người đầu tiên phải làm theo đúng lý thuyết đó.
Phân cung bát trạch mặt bằng móng nhà cũ
Phân cung bát trạch mặt bằng nhà mới
(Còn tiếp)