• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 11/01/2017 in all areas

  1. LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI". Tết Quý Tỵ - Tết của rắn nước - vì nếu xét Thiên Can làm chủ đạo thì Quý thuộc Thủy. Xét về độ số thì Quý đứng thứ 10 trong Thập Thiên Can, "Ngũ thập đồng đạo" - Cho nên can Quý đứng chung với can Mậu ở Trung Cung Hà Đồ - theo Lý học Việt. Năm Tỵ luôn nằm ở cung Khôn Theo Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt. Rồng nằm đất đã thấy chán hẳn. Huống chi lại rắn cũng còn nằm đất luôn, mà lại là rắn nước nữa thì buồn quá. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà một phương pháp bói số phận khái quát của năm, khi vận hạn đến năm Rắn, các cụ Việt Nho phán là " Xà hãm tỉnh". Tức là "rắn trong giếng", chẳng làm nên trò trống gì. Đặc biệt Năm Quý Tỵ thì do Quý nhập trung, nên tính chất của "rắn trong giếng" thể hiện rõ hơn cả. Ấy là bói "nôm", cho nó dễ. Thế mà năm nay, một cái tàu Hải Giám của Trung Quốc, xông ra Senkaku, treo đôi câu đối với hoành phi có vẻ khí thế lắm. Hôm qua, tôi có dịp phân tích trong Quán vắng. Nhưng buồn ngủ quá, nên mới chỉ sơ sơ vài đường. Hôm nay, cũng rách việc - mùng hai Tết mà - nên gõ tiếp. Câu đối viết: "Kim long đằng phi hoành tảo đông dương quỷ mị" đối với "Ngân xà kình vũ chương hiển Trung Hoa quốc uy", Và hoành phi viết: "Xuân trạch Điếu Ngư" Mới đọc qua thì thấy "oách sì đằng", rất khí thế. Phen này siêu cường hạng ba Nhật Bản chắc mất Senkaku đến nơi và ngậm ngùi để người Trung Quốc đặt tên là Điếu Ngư. Nhưng ngẫm lại thì cái khí thế ấy nó chỉ như cái ngọn cây Thiết Mộc Lan (Còn gọi là Lan phát tài), hoặc như cây Hoàng Nam - mà bắt đầu từ khóa Nâng cao của Phong Thủy Lạc Việt, tuyệt đối nghiêm cấm không được dùng trong nhà. Chính vì hình tượng thể hiện tính suy khí của nó). Tổ tiên ta thường xem qua khẩu khí văn chương, ngôn từ xét đoán người và tiên tri rất chuẩn - tất nhiên là khẩu khí bất chợt, khách quan. Chứ không phải thứ rặn ra khẩu khí. Việc bắt chước, rặn ra khẩu khí chỉ thể hiện tham vong. Hì! Có câu chuyện trong giai thoại văn học Việt Nam, như sau: Có cụ đồ khi tan học, gặp trời mưa. Học trò không về được. Cụ ra vế đối trong khi chờ mưa tạnh: Vũ vô kiềm tỏa, năng lưu khách. - Tức là: Mưa tuy không có then khóa, những giữ được khách ở lại. Một trò đối: Sắc bất ba đào, dị nịch nhân - Tức là sắc đẹp tuy không sóng gió, nhưng làm say đắm con người. Thầy khen: Câu đối rất hay. Có tài làm quan to, nhưng thân bại danh liệt vì....gái. Một học trò khác đối lại như sau: Phấn bất uy quyền dị sử nhân - Tức là phân cứt tuy không uy quyền gì, nhưng sai khiến lòng người. Thầy đồ nghe xong lắc đầu: Khẩu khí của kẻ trọc phú. Sau này, lớn lên, mọi việc đều xảy ra đúng như vậy. Người học trò có câu đối hay đó chính là ngài Nguyễn Giản Thanh làm quan to trong triều Hậu Lê, sau cũng tai tiếng. Hoặc giả như câu chuyện của Thiệu Khang Tiết, nghe tiếng chim phương Bắc hót ở Nam Dương Tử, mà phán rằng: Nhà Nam Tống sắp mất. Hai mươi năm sau, lịch sử chứng minh ông nói đúng. Những câu chuyện đại loại như vậy, lưu truyền đầy rẫy ở nền văn hóa Đông phương. Nói ra, các nhà khoa học ít tiếp cận với Lý học Đông phương, chắc lắc đầu quầy quậy, cho rằng: "Không có 'cơ sở khoa học'". Họ hiểu vậy cũng có nguyên nhân của nó. Bởi vì đó là tư duy khoa học từ đầu thế kỷ trước chính thức lên ngôi ở châu Á và được hỗ trở bởi các phương tiện kỹ thuật - hệ quả của tư duy khoa học hiện đại châu Âu, mới chỉ là những tri thức khoa học ứng dụng là chủ yếu. Cuộc tranh chấp giữa văn minh Đông phương và Tây phương ở châu Á, đã kết thúc từ nửa đầu thế kỷ XX với tiếng thở dài của nhà nho: Thôi có làm chi cái chữ Nho. Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co. Chi bằng đi học làm thày Phán. Tối rượu Sâm banh, sáng sữa bò. Và thế rồi học thuật Đông Phương cổ bị loại khỏi cuộc sống với sự biến mất của ông đồ già, trong tiếng thở than: Năm nay hoa lại nở. Không thấy ông đồ xưa? Những người muôn năm cũ. Hồn ở đâu bây giờ. Nhưng trí thức khoa học chính thống của Tây Phương - cơ sở nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại - lại không loại trừ một cách cực đoan những giá trị còn lại của văn minh Đông phương, những điều mà một số nhà khoa học cực đoan Đông Phương thường lên tiếng loại trừ. Bởi vì ngưồn gốc khoa học Tây Phương chính là sự giải thoát khỏi các tín điều giáo lý và nhân danh tự do. Đây chính là một trong những yếu tố mà xã hội Tây Phương tự cân đối để phát triển trong tự nhiên. Ít nhất trong khoa học. Đó là lý do mà giáo sư Ngô Bảo Châu phát biểu: "Nghiên cứu khoa học phải có Tự Do".Mặc dù - trong xã hội phương Tây - họ cũng có đầy đủ những chuẩn mực xã hội chặt chẽ để duy trì sự ổn định. Tất cả những hiện tượng khách quan tồn tại đều được thừa nhận ở xứ sở của nền tảng tri thức khoa học hiện đại gọi chung là văn minh Tây Phương. Còn ở Phương Đông, chỉ tiếp thu được cái ngọn, thì lại xuất hiện tinh thần khoa học cực đoan. Mọi thứ gọi là "khoa học chưa giải thích được" đều bị coi là mang mầu sắc "mê tín dị đoan"; là thiếu "cơ sở khoa học", là chưa được "khoa học công nhận".....bởi chính sự "mê tín khoa học", một cách không hoàn chỉnh. Nhưng chân lý chỉ có một - "Mọi con đường đều tới La Mã" - "Pháp của Như Lai chỉ có một vị duy nhất. Đó chính là sự giải thoát" Đến cuối thế kỷ XX - Sự phát triển của khoa học Tây Phương đã đến giai đoạn tập hợp và mô hình hóa những nhận thức trực quan và mô tả bằng những công thức với những ký hiệu và những khái niệm trừu tượng, tổng hợp được những thực tại và những quy luật cục bộ và sản sinh ra những lý thuyết khoa học mô tả quy luật của tự nhiên. Họ đã vượt qua giai đoạn khoa học thực nghiêm, thực chứng và bắt đầu manh nha một giai đoạn mới trong sự phát triển của nền văn minh: Đó chính là khoa học lý thuyết. Từ đấy đã sản sinh ra những tiêu chí khoa học phổ biến rộng rãi và được giới khoa học mặc nhiên thừa nhận. Tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất vũ trụ ra đời trong hoàn cảnh này. Mặc dù họ vẫn không thể xác quyết được có hay không khả năng tìm ra chính lý thuyết đó. Đây chính là điểm tiếp cận của khoa học Tây phương với nền văn minh Đông phương - trong cuộc hội nhập toàn cầu. Nguyên nhân của vấn đề mà cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc đặt ra với chủ đề: "Đối thoại giữa các nền văn minh" - mà tôi đang viết dở trong một topic nào đó trên diễn đàn. Có hai điểm giống nhau và khác nhau của hai nền văn minh Đông Tây trong tiếng thở dài của những nhà Nho Việt. Đó là tất cả những giá trị sử dụng của nền văn minh Đông Phương đều chỉ là hệ quả có tính ứng dụng của một hệ thống lý thuyết đã thất truyền và sai lệch của một nền văn minh đã sụp đổ và không để lại dấu vết. Trong lịch sử văn minh hiện tại thì chính là nền văn minh - mà các nhà khoa học gọi là - nền văn minh thứ V ở Nam Dương Tử. Xa xôi hơn, theo nghiên cứu của tôi thì đây chính là nền văn minh kế thừa những di sản của một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ - mà tôi gọi là văn minh Atlantic. Nền tảng tri thức với những phương tiện kỹ thuật của nền văn minh - là cơ sở để tạo ra hệ thống lý thuyết của Lý học Đông phương đã bị xóa sổ, bởi một thiên tai khủng khiếp trên chính trái Đất này. Cho nên, ngay cả nếu hệ thống Lý thuyết của nền văn minh này còn giữ lại một cách hoàn chỉnh đến ngày nay thì cũng sẽ rất mơ hồ. Huống chi nó còn sụp đổ lần thứ hai. Đó chính là sự sụp đổ của quốc gia Văn Lang - cội nguồn Việt tộc - ở bở Nam Dương tử. Sự thất truyền và sai lệch của hệ thống lý thuyết này, chính là nguyên nhân để nó không thể giải thích một cách hợp lý - là yếu tố tối thiểu trong các tiêu chí khoa học - những luận cứ sử dụng trong các phương pháp ứng dụng của nền văn minh Đông phương - hệ quả liên hệ với hệ thống lý thuyết này. Do đó, khi những phương tiện kỹ thuật mang tính ứng dụng của nền khoa học Tây phương va chạm với tính ứng dụng của khoa học Đông phương thì tính hợp lý lý thuyết của khoa học ứng dụng Tây phương giải thích được mối liên hệ này. Còn tính ứng dụng của khoa học Đông phương thì không - Do tính thất truyền và sự mất hẳn nền tảng tri thức và phương tiện kỹ thuật liên quan. Đây chính là điểm khác biệt của hai nền văn minh Đông Tây khi va chạm và nền văn minh Tây phương chính thức lên ngôi ở Đông phương từ nửa đầu thế kỷ trước. Đó chính là nguyên nhân căn bản để các nhà khoa học Tây Phương và những nhà khoa học có nền tảng trí thức Tây phương cho rằng: Những bộ môn ứng dụng của văn minh Đông phương "không có cơ sở khoa học". Chính vì nó thiếu tính liên hệ hợp lý tối thiểu giữa thực tế ứng dụng với một lý thuyết liên hệ. Nhưng sự giống nhau khi hai nền văn minh đổi ngôi trong những gíai đoạn tiền hội nhập ban đầu ở phương Đông, chính là: cả hai nền văn minh đều có những hệ qủa ứng dụng được kiểm chứng trên thực tế. Riêng nền văn minh Đông phương thì sự kiểm chứng trải hàng ngàn năm. Thực tế ứng dụng làm cho chính những nhà khoa học Tây phương thứ thiệt - chính gốc Tây và là người Tây luôn - phải ngơ ngác và mô tả một nền văn minh Đông phương huyền bí. Nhưng họ không chê bai và nghiêm túc nghiên cứu nền văn minh này. Tuy nhiên, họ đã thất bại. Vì không ai có thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai. Họ đã mặc định: Nền văn minh Đông phương huyền bí này có nguồn gốc từ văn minh Hán. Đấy là sai lầm căn bản cho mọi nghiên cứu về Lý học Đông phương. Điều này tôi đã nhiều lần chứng minh nền không nói sâu thêm ở đây. Sự khác biệt khi va chạm tính ứng dụng của hai nền văn minh , chính là: tất cả những ứng dụng của văn minh Đông phương đều là hệ quả của một hệ thống lý thuyết đã hoàn chỉnh, giải thích tất cả mọi hiện tượng từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi hành vi của con người, có khả năng tiên tri. Còn nền văn minh Tây phương thì chỉ là kết quả của khoa học thực nghiệm và không có khả năng tiên tri. Đấy chính là điểm khác biệt và giống nhau khi hai nền văn minh va chạm, mà tôi đã nói ở trên. Nhưng chính nền văn minh Tây phương khí phát triển đến ngày nay và những chuẩn mực của tiêu chí khoa học hình thành thì chính nó lại quay trở lại với nền văn minh Đông phương. Và chính những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học của Tây phương lại là điểm tiếp nối, cơ sở của sự "Đối thoại giữa hai nền văn minh". Đây chính là hình ảnh của con rắn tự cắn vào đuôi mình tạo thành một vòng tròn huyền bí, nổi tiếng trong văn minh Ấn Độ. Đây cũng chính là lúc mà những con nòng nọc tiến hóa trở thành cóc và trở về với cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. Vì là sự phục hồi một hệ thống lý thuyết đã có sẵn của nền văn minh Đông phương - Khi mà những nền tảng tri thức và cơ sở vật chất hình thành nên lý thuyết đó đã mất đi - thì để phục hồi lại lý thuyết này , không thể sử dụng nhựng phương tiện kỹ thuật của nền văn minh Tấy phương hiện đại để chứng nghiệm những di sản ứng dụng của văn minh Đông phương. Cũng không thể lấy cơ sở nền tảng trí thức khoa học Tây Phương hiện đại nhất , như thuyết Lượng tử, thuyết Tương đối ...để so sánh đối chiếu. Mà phải lấy tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học làm chuẩn mực. Trên cơ sở so sánh đối chiếu với tiêu chí khoa học thì tất cả mọi bí ẩn của nền văn minh Đông phương bắt đầu hé mở với những di sản phi vật thể - chủ yếu trong văn hóa truyền thống Việt. Bắt đầu từ nguyên lý "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" Chính từ nguyên lý căn để nhân danh nền văn hiến Việt này, đã giải thích tất cả có tính hệ thống những gía trị của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt , phủ hợp với tất cả những tiêu chí khoa học khắt khe nhất cho một lý thuyết khoa học và cả những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đây chính là ứng cử viên duy nhất của "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" - mà nhà tiên tri vĩ đại Vanga đã nói tới. Nhưng tiếc thay! Khoảng cách giữa hai nền văn minh còn quá xa. Nền tảng tri thức xã hội và phương tiện khoa học kỹ thuật hiện nay, không phải là nền tảng tri thức và phương tiện của nền văn minh Atlantic. (Với những nghiên cứu của cá nhân tôi thì Kim Tự Tháp lớn nhất của Ai Cập có khả năng nằm đúng Trung tâm các đại lục địa vào thời kỳ Atlantic - theo phương pháp định tâm nhân danh phong thủy Lạc Việt - cùng với hàng loạt Kim Tự tháp khác trên khắp thế giới - mà người Atlantic đã dùng để cân bằng các lực tương tác của vũ trụ với Địa cầu, nhằm tránh một thảm họa toàn cầu. Và tuy họ đã thất bại, nhưng cứu được những gì còn lại cho chúng ta hiện nay. Đó chính là nguyên nhân, có rất nhiều giá trị văn minh cổ đại có nét tương đồng về chiêm tinh, Kim tự tháp và các truyền thuyết gợi nhớ về một thảm họa Đại Hồng Thủy). Chính vì khoảng cách quá xa đó, nên ngay cả những nhà khoa học hàng đầu - tiêu biểu của nền tảng tri thức khoa học hiện đại, không dễ gì tiếp thu được ngay những gía trị huyền vĩ của nền văn minh Đông phương - những gía trị còn lại đích thực của văn minh Atlantic. Tuy nhiên, như tôi đã trình bày - chính tiêu chí khoa học hệ quả của nền văn minh hiện đại sẽ là cầu nối giữa hai nền văn minh. Đó là cầu nối duy nhất hiện nay. Vậy thì trên cơ sở xác định một nền văn minh Đông phương huyền vĩ với những tri thức vượt trội qua tiêu chí khoa học, chúng ta sẽ thấy những khả năng liên hệ giữa mọi hiện tượng đều có khả năng tiên tri không có gì là lạ. Kết hợp với nhận định của nhà khoa học hàng đầu - Giáo sự Trịnh Xuân Thuận - phát biểu: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viễn dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ" . Đây là một sự xác định mang tính lý thuyết - tổng hợp tất cà những tri thức khoa học hiện đại. Nhưng chính trí thức khoa học tiên tiến nhất - qua lời phát biểu của giáo sư Trịnh Xuân Thuận - chưa có tính ứng dụng. Còn Lý học Đông phương đã ứng dụng từ lâu. Và không chỉ dừng ở giải thích. Nó còn có khả năng tiên tri. Vâng! Bây giờ nó ứng dụng trong việc phân tích mang tính chưa có "cơ sở khoa học" này: Phân tích câu đối hoành phi của Trung Quốc trên tàu hải giám. Đây chính là mối liên hệ giữa một hiện tượng rất nhỏ - chính là ý thức phát khởi với môi trường và tác động lại môi trường và tạo ra lịch sử tiếp nối của con người trong vũ trụ, thể hiện tính quy luật có khả năng tiên tri. Còn tiếp.
    1 like
  2. Linh vật bí ẩn thời Âu Lạc --- Giao Chỉ: Tịch Tà (phần 2) Quan sát Tịch Tà: đây là loài linh thú có râu dài và cái hai sừng dê, thân mình đầu hổ, mao ngựa, thân vảy cá sấu, luôn trong tư thế há rộng miệng gầm vang chứng tỏ hổ là biểu tượng chủ chốt, có dạng Tịch Tà không người cưỡi và có người cưỡi. Trong lòng Tịch Tà chứa dầu đậu lạc (đậu phụng) dùng để đốt đèn. Dạng có người cưỡi thì đèn trên đỉnh đầu hoặc trên lòng bàn tay phải, ống cắm bút lông luôn bên trái hoặc trên lòng bàn tay trái. Dạng không có người cưỡi thì vị trí người này chính là cây đèn dựng lên, do vậy người cưỡi tượng trưng người Tây Á, phương Tây đội đèn còn cây đèn tự thân nó tượng trưng phương Đông. Đèn ống bút Tịch Tà Thời Đông Hán The richly adorned tomb of a warrior from China’s Three Kingdoms period (ca. 220-280 A.D.) Đỉnh đặt tim đèn được bao quanh bởi hình tượng phổ biến là 4 chiếc lá đa, ứng với 4 phương, cho ta biết đây là cổ vật có niên đại kéo dài khoảng từ thời Âu Lạc ... Giao Chỉ. Hình tượng 4 chiếc lá đa này đã có niên đại xa xưa hơn, trình bày trên trống đồng Đông Sơn tượng trưng cho một chùy kim cương. Người cưỡi tịch tà có khuôn mặt người vùng Tây Á... như khuôn mặt được diễn họa trên các cổ vật Điền, Vân Nam thời Âu Lạc. Đèn hình người quỳ Âu Lạc, khai quật tại Lạch Trường Một số cây đèn khác trình bày người Giao Chỉ, chứ không phải người Tây Á, mang nét đặc trưng thuần Việt, tay phải giữ cây đèn. Người quỳ nâng đèn Giao Chỉ Kết hợp lại, cây bút dựng đứng tượng trưng cho phương Tây, còn cây đèn tượng trưng phương Đông ---> Từ đó xác định được linh vật Tịch Tà tọa Nam hướng Bắc -> Hàm ý, linh vật của phương Nam, đừng tranh giành làm gì. Rất khó xảy ra tình cảnh một sĩ phu ở trần đóng khố, ngồi trên chõng tre lại dùng ống bút tuyệt tác Tịch Tà viết... thư pháp được! Lại tất nhiên Sĩ Nhiếp (136-226) không bao giờ có thể được gọi là "Nam Giao Học Tổ", còn sau thời Hai Bà Trưng đến cả thế kỷ -> Hãy cẩn thận, coi chừng bị ăn quả rìu Việt nặng lắm đấy!
    1 like
  3. Khi người ta còn bị nô lệ vào định kiến thì vĩnh viễn sẽ chìm trong u mê. Cụ thể khi người ta còn định kiến về sự tiến hóa của nền văn minh duy nhất hiện nay với khởi đầu là một thời đại đồ đá và những bầy người nguyên thủy thì sẽ chẳng bao giờ có thể giải thích được về bản chất thật của Kim Tự Tháp. Nó cũng giống như từ những năm cuối cùng của thế kỷ XX về trước, hầu hết đều nô lệ vào một định kiến cho rằng tri thức nền tảng của nền văn minh Đông phương thuộc về dân tộc Hán. Tất nhiên với sự nô lệ về định kiến đó con người sẽ chẳng bao giờ có thể khám phá được những bí ẩn của nền văn minh Đông phương huyền vĩ.
    1 like
  4. Trái Đất tới ngưỡng "nguy hiểm" đối với sự sinh tồn của loài người (TTXVN/Vietnam+) lúc : 16/01/15 16:46 Hình minh họa. (Nguồn: vivensconsulting.com) Trái Đất đang dần trở nên nguy hiểm đối với sự sinh tồn của loài người, trong khi chính con người cùng với những hoạt động của mình đã góp phần rất lớn dẫn tới tình trạng này. Đây là kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science ngày 15/1. Một nhóm gồm 19 chuyên gia quốc tế đã tiến hành khảo sát 9 giới hạn đánh giá mức độ an toàn của Trái Đất đối với sự sinh tồn của loài người theo một báo cáo công bố năm 2009. Trong tổng số 9 tiêu chí đánh giá thì có 4 tiêu chí, bao gồm biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, sự thay đổi trong các hoạt động sử dụng tài nguyên đất và ô nhiễm môi sinh do lạm dụng phân bón - đều đã vượt ngưỡng an toàn. Đặc biệt, biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học do số loài tuyệt chủng vượt quá ngưỡng cho phép là 2 tiêu chí trọng tâm bởi nếu một trong hai yếu tố này vượt giới hạn nghiêm trọng trong thời gian dài có thể khiến Trái Đất rơi vào một trạng thái hoàn toàn mới. Kết quả nghiên cứu chỉ ra thực tế đáng báo động. Trong khi lượng khí CO2 trong bầu không khí ở mức 350ppm được coi là an toàn thì trên thực tế nó đã lên tới mức 397ppm, còn tỷ lệ các loài sinh vật tuyệt chủng do ô nhiễm hoặc nạn phá rừng cao hơn 10 đến 100 lần giới hạn an toàn cho phép. Các tiêu chí khác như sử dụng tài nguyên nước, mức độ axít môi trường đại dương và mức độ thoái hóa tầng ozone đều đang còn trong giới hạn an toàn. Các chuyên gia nhận định chính loài người đang làm cho môi trường sống của mình trở nên khắc nghiệt hơn, hủy hoại mọi nỗ lực giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhóm chuyên gia cũng báo động về tình trạng phá rừng và ô nhiễm môi trường do nitơ và phốtpho có trong phân bón gây ra. Nghiên cứu mới này sẽ được Liên hợp quốc lấy làm căn cứ khi xây dựng các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ nhằm giúp loài người cân bằng nhu cầu phát triển kinh tế với mục tiêu bảo vệ môi trường./. ===================== Lý học Việt, cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương với thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ, luôn xác định sự hòa nhập giữa con người với thiên nhiên. Hoa Kỳ là một quốc gia có tổ chức xã hội tốt nhất hành tinh với những điều luật bảo vệ môi trường khá chi tiết. Nhưng những điều luật bảo vệ môi trường từ thời Hùng Vương còn sâu sắc hơn nhiều. Những dấu ấn còn lại của những điều luật, hay quy định của thời Hùng Vương còn tính đến cả chu kỳ sinh trưởng của từng loài để ra điều kiện săn bắt thích hợp. Mặc dù thời đó, môi trường thiên nhiên từ hàng ngàn năm trước còn thanh khiết hơn bây giờ. Chẳng phải ngẫu nhiên mà tôi xác định rằng" Thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - chính là cứu cánh cho tương lai của nền văn minh này". Đời người có 100 năm, cho nên đến khi trái Đất bị hủy diệt, hoặc nền văn minh bị xóa sổ thì không phải mối quan tâm của họ. Sự đe dọa của Ngày Tân Thế 21. 12 .2012 ầm ĩ như vậy, nhưng mọi chuyện vẫn bình thường. Huống chi sự ô nhiễm môi trường có lẽ cũng chỉ quan trọng với những người có trách nhiệm và có tầm nhìn xuyên thế kỷ.
    1 like
  5. Chẳng bao giờ có sự sống trên sao Hỏa cả. Đó là lời khẳng định của Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh từ những kiến thức hiểu biết của cá nhân, nhân danh nền văn hiến Việt. Trước đây, NASA đã từng công bố xác định có nước trên sao Hỏa từ hàng triệu năm trước với một video mô phỏng bề mặt sao Hỏa lênh láng nước. Nhưng đến nay họ phải im lặng vì cái giả thuyết khoa học này. Còn rất nhiều những hình ảnh được gọi là phát hiện thấy chuột chết, kỳ đà hóa đá trên sao Hỏa, cũng không làm lay chuyển được kết luận của tôi: "Không có sự sống ngoài trái Đất". Nếu như nước và xác các động vật hóa đá mô tả sự sống và điều kiện sống trên sao Hỏa một cách chưa chắc chắn, nên không phải là sự bác bỏ luận điểm của tôi thì việc cho rằng có khí metan và và hợp chất chứa Carbon, không phải là những bằng chứng thuyết phục cho sự sống đã xuất hiện ở đây - dù dưới dạng đơn giản nhất.
    1 like
  6. TRAO ĐỔI TRÊN FACEBOOK. https://www.facebook.com/thiensu.lacviet
    1 like
  7. Trí tuệ nhân tạo dù phát minh cao cấp đến đâu, cũng không thể hủy diệt nhân loại. Sở dĩ tôi khẳng định điều này vì chúng ta phải bắt nguồn từ những khái niệm sau đây: A/ Nền tảng tri thức của một nền văn minh. Nói theo ngôn ngữ khoa học hiện đại là giới hạn nhận thức trong một tập hợp. Tập hợp hiên này là cả nền tảng tri thức của cả nền văn minh hiện đại - Trừ thuyết ADNh thuộc văn minh Đông phương, chưa được "Khoa học công nhận". Nói theo lý học Đông phương thì nền tảng của nền văn minh hiện nay phân loại nằm trong tập hợp hành Kim. B/ Cuộc sống luôn phát triển, tiến hóa, con người phải có những hình thái ý thức cân bằng với nó. Nói theo Lý học là "cân bằng Âm Dương". Trên hai cơ sở này thì người máy không bao giờ có thể hủy diệt nhân loại. Ngoại trừ chính con người sử dụng người máy để hủy diệt nhau. Trong điều kiện này thì không cần phải qua lo xa về tương lai như vậy. Vì chỉ một cuộc chiến tranh hạt nhân thì nhân loại sẽ bị hủy diệt ngay bây giờ, chứ không cần đợi đến người máy thông minh ra đời trong tương lai. Tạm thời giải thích vậy đi.
    1 like
  8. HẬU KIM LONG ĐĂNG PHI. Tiếp theo Hình tượng quỉ mị và Đông Bắc Á trong tương lai. Có lẽ tôi phải lứu ý lại một vần đề đó là 96% vật chất tối trong vũ trụ mà trí thức khoa học hiện đại chưa khám phá được và một dạng tồn tại của vật chất phi khối lương mà Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt gọi là "Khí". Các nhà khoa học Pháp vào năm 1967 đã dùng chất đồng vị phóng xạ đưa vào vị trí các huyệt trên cơ thể người theo mô tả của Đông y và dùng tia X kiểm tra thì thấy rằng: Có một hệ thống mà Đông y gọi là Kinh Lạc hoàn toàn đúng với gì hiển thị trong thí nghiệm này của các nhà khoa học Pháp. Đông y mô tả Kinh Lạc dẫn khí. Và "khí" là một dạng tồn tại của vật chất phí vật thể và vận động trong Kinh Lạc. Thực tế lâm sảng của Đông y và qua thí nghiệm của các nhà khoa học Pháp đã gián tiếp xác định sự tồn tại của "Khí". Và lần đầu tiên - khái niệm "Khí" được mô tả từ TTNC LHDP bởi Thiên Sứ- Định nghĩa này bắt đầu từ khóa I Phong Thủy Lạc Việt I vào năm 2007. Tôi công khai xác định một lần nữa rằng: Trong cổ thư chữ Hán không hể có một định nghĩa rõ ràng về khái niệm này - kể cả trong Đông y. Mặc dù đây là bộ môn ứng dụng khái niệm này nhiều nhất trong hệ thống phương pháp luận của ngành này. Tóm lại: Khí là một dạng tồn tại của vật chất phi vật thể và chính là trường tương tác giữa mọi dạng tồn tại của vật chất vật thể. Khí cũng được phân loại theo thuyết ADNH và tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Sự vận động và tương tác của "khí" hàm chưa những quy luật vật chất mà khoa học hiện đại đã xác định và có nhưng quy luật đặc thù riêng ngoài tri kiến của khoa học hiện đại. Tính chất của khí hiện nay vẫn chưa được miêu tả đầy đủ. Ngay cả định nghĩa về "Khí" của TTNC LHDP cũng mới chỉ mang tính tổng hợp về khái niệm này. Trong sự phân tích cặp hoành phi câu đối này thì "khí" là một yếu tố rất quan trọng. Nhưng vì tính chất của dạng tồn tại của vật chất này vượt ngoài tri thức của khoa học hiện đại - Đây chính là vấn đề mũi nhọn mà khoa học đang khám phá hiện nay là "Hạt của Chúa" - Do đó, việc miêu tả mối liên hệ của "Khí" trong hệ thống phân tích này sẽ khó cảm nhận với những ai chưa tiếp xúc sâu với Lý học Đông phương. Nhưng đó ít nhất là thực tại không thể phủ nhận trong nền tảng tri thức khoa học hiện đại, dù bằng nhận thức trực quan gián tiếp qua ứng dụng của khoa châm cứu trong Đông y, hoặc võ thuật phương Đông. Sự chênh lệch giữa nền tảng tri thức vượt trội của nền văn minh Đông phương với khả năng của nó , so với nền tảng trí thức khoa học hiện nay, đã làm khó hiểu không ít những nhà khoa học cực đoan phương Đông trong việc tiếp cận với những gía trị của nền văn minh này, khi họ so sánh nó với những kiến thức nửa mùa mà họ tiếp thu được từ văn minh Tây phương - mà họ gọi là "cơ sở khoa học". Trong khi đó, những bà ve chai lông vịt, chân đất mắt toét, trình độ không quá "bình dân học vụ" thì - để thẩm định những kết quả tri thức của nền văn minh Đông phương - họ chỉ cần một kết quả đúng như lời tiên tri. Một kết quả mà những tri thức khoa học hiện đại chỉ có khả năng thực hiện một cách cục bộ, mặc dù được ghi nhận trong tiêu chí khoa học. Và đây cũng chính là tiêu chí thẩm định cao cấp nhất của tri thức khoa học hiện đại cho một phương pháp khoa học được cho là đúng. Kết quả tiên tri được các bà mẹ quê "mê tín dị đoan", khiến cho những giá trị ứng dụng của Lý học Đông phương còn tồn tại đến ngày hôm nay và là điều kiện và cơ hội để phục hồi lại cả một nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Nếu không có những bà mẹ quê học chưa hết bình dân học vụ và "mê tín dị đoan" này - mà chỉ có những ý kiến của những nhà khoa học cực đoan và nửa mùa thì có lẽ bây giờ - sau khi nền văn minh Đông phương thất bại trước trào lưu văn minh Tây phương tràn vào - nó đã không còn gì để nghiên cứu, phát hiện. Sự tồn tại của những phương pháp ứng dụng của nền văn minh Đông phương - hệ quả của một hệ thống lý thuyết rất cao cấp đến huyền vĩ - Mà khoảng cách từ nền văn minh hiên nay đến đó còn quá xa - đã làm cho tri thức khoa học hiện đại "không giải thích được", sẽ còn chứng tỏ khả năng của nó trong tương lai của nền văn minh nhân loại với lời tiên tri của bà Vanga: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" thành hiện thực. Việc phân tích hiện tượng "Kim Long đằng phi" này chỉ là một ví dụ, nhằm mô tả sự tương đồng và khả năng của Lý học với những tri thức khoa học tiên tiến nhất. Nếu như sau này thực sự có một cuộc "Đối thoại giữa hai nền văn minh" - mà Liên Hiệp Quốc khởi xướng - thì - TTNC LHDP sẽ phải có một vị trí nòng cốt và tất nhiên đứng về phía văn minh phương Đông để so sánh , đối chiếu với tất cả những tri thức nền tảng của nên văn minh hiện đại có xuất xứ từ Tây Phương - Mà tôi nghĩ rằng chỉ trong tháng Ba này sẽ có những dấu hiệu đầu tiên, khi các nhà khoa học Châu Âu công bố kết quả việc "có hay không Hạt của Chúa"... Đến lúc đó, nghiễm nhiên Việt sử 5000 năm văn hiến phải được thừa nhận như một thành tố quan trọng của lịch sử Lý học Đông phương. Như vậy, sau khi mô tả về Khí - trường tường tác và cũng là dạng tồn tại của vật chất phi vật thể - Đồng thời cũng cần xác định rằng: Tất cả mọi hoạt động của trí não từ người bị tâm thần cho đến thiên tài đều là những dạng tồn tại của vật chất và có mối quan hệ với tương tác với môi trường - Và khi tất cả mọi tương tác đều có tính quy luật có thể tiên tri - thì - trên cơ sở nguyên lý "vạn vật tương hỗ" và "mọi hiện tượng dù nhỏ nhất, đều phải có lịch sử từ khi hình thành vũ trụ" - chúng ta sẽ thấy rằng: Tính chất liên quan của sự kiện "Kim Long đằng phi" với tất cả tương lai của Đông Bắc Á không có gì là lạ. Về mặt lý thuyết thì để phân tích hiện tượng "Kim Long đằng phi" với tương lai của Đông Bắc Á, dễ hơn rất nhiều phân tích hiện tượng một thày bói miệt vườn ở Việt Nam, đoán trúng ngày cưới của một cô gái thất tình. Hay nói rõ hơn: Việc phân tích mối liên hệ tương tác trong việc thày giáo nhận xét học trò qua khẩu khí từ câu đối, khó hơn rất nhiều việc ông Thiệu Khang Tiết nghe tiếng chim hót dự đoán sự sụp đổ của nhà Nam Tông. Bởi vì, những hiện tượng dự báo có tính cá nhân là những sự kiện nằm trong một tập hợp vô cùng nhỏ. Nó chịu sự tương tác chằng chịt của các mối quan hệ với những tập hợp lớn hơn hàm chứa nó trong lịch sử. Trong khi những sự kiện lớn mang tính quốc gia, hoặc toàn cầu chỉ cần phần tích những yếu tố tương tác căn bản trong tập hợp này và liên quan trực tiếp với quy luật vũ trụ. Nhưng Lý học Đông phương đã có những mô hình biểu kiến, siêu công thức mang tính ứng dụng, để có thể tiên tri đến từng hành vi của con người. Đó là Tử Vi, hệ thống Bát quái, Lạc Việt độn toán...vv....Đủ hiểu rằng, nền tảng tri thức của nền văn minh Đông phương phải siêu việt như thế nào . mới có thể tạo ra được những hệ quả huyền vĩ như vậy. Trên cơ sở toàn bộ những luận cứ đó, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về sự kiện "Kim Long đằng phi" và ảnh hưởng của nó với toàn cục. Có lẽ tôi cần phải nói rõ hơn và để tránh sự hiểu một cách thiển cân là: Cặp Hoàng phi câu đồi của Trung Hoa lục địa gây ảnh hưởng đến toàn cục. Hoàn toàn không có vấn đề này. Cặp câu đồi này chẳng là cái gì cả của một tác giả Nho Tàu dốt nát - Nếu là thời phong kiến chắc chắn phải đi đày vì tội coi thường quốc thế. Nhưng cần hiểu rõ rằng: Cặp câu đối này là một hiện tượng rất nhỏ được lựa chon - Nên phản ánh thần khí của cả một tập hợp và qua sự kiện này suy luận ra bản chất (Thần khí) của toàn bộ tập hợp - Và chính bản chất thần khí này, tiếp tục tương tác với các yếu tố khác để nảy sinh các sự kiện có tính quy luật , có thể tiên tri. Anh chị em Phong Thủy Lạc Việt cần phân biệt rõ điều này. Cũng như không phải vì tiếng chim phương Bắc hót ở phương nam mà làm cho nhà Nam Tống mất nước. Nhưng hiện tượng tiếng chim phương Bắc - là một hiện tượng rất nhỏ - lại phản ánh Thần khí trong mối quan hệ giữa các thế lực thống trị Bắc Dương tử và Nam Dương Tử (Nhà Nam Tống) thì nó thể hiện thần khí phương Bắc đã tràn xuống phương Nam. "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu", cho nên con chim chuyên sống ở phương Bắc mới có thể xuất hiện ở phương Nam - và kết hợp với rất nhiều yếu tố phức tạp khác - nều phân tích chi tiết - mới gặp nhà Lý học Thiệu Khang Tiết để ông công bố nhận xét của mình. Kết qủa là hàng vạn quân Nguyên Mông sau khí xóa sổ đế chế Kim đã tràn xuống Nam Dương Tử tiêu diệt nhà Nam Tống. Tóm lại: Hiện tượng ("Con chim phương Bắc", "Kim long đằng phi"...) phản ánh bản chất. Bản chất tạo ra tương tác để tiếp tục hình thành những những sự kiện trong tương lai - có tính quy luật có thể tiên tri. Và về lý thuyết thì tất cả mọi hiện tượng đều là hệ quả của Thần khí trong một tập hợp được phân loại và phản ánh bản chất của Thần khí trong tập hợp đó. Trong quan hệ xã hội, một cái nhíu mày, hắt hơi, nháy mắt không đúng chỗ (Chưa nói đến các hiện tượng khác..) đều là cơ sở để suy luận ra bản chất của một con người và tất cả những sự kiện liên quan đến con người đó. Đây cũng là nguyên nhân để một phong thủy gia chỉ cần xem hình thể bên ngoài ngôi nhà, hoặc các bố trí bên trong là có thể biết tất cả những gì chủ nhà đã trải qua và tương lai của nó (Chương trình này đã học trong lớp nâng cao của Phong thủy Lạc Việt). Đó cũng chỉ là sự giới hạn trong Phong thủy, cần suy luận rộng ra đến tất cả các bộ môn và các ngành khác của Lý học đều có khả năng tiên tri dựa trên nguyên lý lý thuyết này. Còn tiếp
    1 like
  9. Mã Anh Cửu: 3 lý do không "liên thủ" với Trung Quốc ngoài Senkaku Thứ ba 19/02/2013 13:02 (GDVN) - "Tôi cũng sẽ không bao giờ nói đánh, đánh, đánh. Như vậy không giải quyết được vấn đề", Mã Anh Cửu cho biết Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu Thời báo Hoàn Cầu ngày 19/2 đưa tin, hôm qua 18/2 Mã Anh Cửu, nhà lãnh đạo Đài Loan đã lên tiếng khẳng định Đài Loan sẽ không nhượng bộ trong vấn đề "chủ quyền Điếu Ngư Đài", tên gọi nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Về vấn đề hai bờ eo biển Đài Loan "liên thủ" trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Hoa Đông và Biển Đông, Mã Anh Cửu nêu 3 lý do để không thể bắt tay với Trung Quốc theo như một nhóm học giả, quan chức hai bờ kêu gọi. Lý do đầu tiên để Mã Anh Cửu từ chối "liên thủ" với Trung Quốc là việc đàm phán với Nhật Bản về phân vùng đánh cá ngoài Senkaku và cũng không muốn Đài Loan đàm phán với Nhật Bản về khu vực đánh cá chung trên Biển Hoa Đông. Vấn đề thứ hai liên quan tới pháp lý, Bắc Kinh phủ nhận Hòa ước Trung - Nhật do chính quyền Tưởng Giới Thạch ký với Nhật Bản năm 1952, điều này theo Mã Anh Cửu, sẽ khiến Đài Loan không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào nếu "liên thủ" với đại lục. Thứ 3, Mã Anh Cửu chính là người đưa ra sáng kiến "hòa bình Đông Hải" về việc đàm phán, giải quyết tranh chấp chủ quyền biển Hoa Đông thông qua con đường hòa bình, cho tới thời điểm này Bắc Kinh vẫn không đưa ra bất cứ ý kiến nào. "Tôi cũng sẽ không bao giờ nói đánh, đánh, đánh. Như vậy không giải quyết được vấn đề", Mã Anh Cửu cho biết thêm. Hồng Thủy (Nguồn: Hoàn Cầu ======================= Bít ngay mừ! Nghe "khẩu khí" của cặp hoành phi câu đối nhảm này thì chẳng thể nào Đài Loan lại hợp tác với Trung Hoa Lục địa trong Senkaku / Điếu Ngư cả. Ấy là tớ phân tích mới sơ sơ !
    1 like
  10. HẬU KIM LONG ĐẰNG PHI. Tiếp theo. Như vậy, căn cứ vào các hình tượng trong cặp câu đối, hoành phi này thì có thể xác định rằng: Có bốn danh từ thể hiện hình tượng mang tính hình thể, hoặc mô tả hình thể và một danh từ hình tượng mô tả giá trị tinh thần. Bốn hình tương mô tả hình thể là: Rồng, rắn, quỉ mị và đảo Điều Ngư. Một hình tượng mô tả giá trị tinh thần là "Trung Hoa quốc uy". Trong đó có ba hình tượng vật thể nằm trong cặp câu đối và một hình tượng nằm ở hoành phi. Tất cả những hình tượng này - theo Lý học - là kết tinh của khí chất trong tập hợp con liên quan "Quan hệ Nhật Trung với Điều Ngư/ Senkaku". Tất nhiên nó phản ánh mối tương tác liên hệ của tất cả các phần tử liên quan trong tập hợp này. Tôi nhắc lại điều này để thấy mối liên hệ giữa mọi hiện tượng - theo tính chất khoa học trong sự xác định của gs Trịnh Xuân Thuận. Qua những hình tượng này, thì thấy Điều Ngư là một mục đích thể hiện cho kết quả các tương tác của ba hình tượng còn lại. Trong đó có cặp rồng rắn liên kết để chống lại Quỷ mỵ với mục đích mang lại mùa Xuân cho hòn đào mà Trung Quốc gọi là Điều Ngư. Hình tượng Điếu Ngư. Nhưng do tính cụ thể khi mô tả hòn đảo này là "trạch" mang tính không thật. Đó là nguyên nhân mà tôi xác định rằng mục đích này là ảo. Vậy sự liên kết rồng rắn mới là mục đích chính của bản thể của khí chất sự kiện. Điều này tôi đã phân tích ở trên. Người Trung Quốc Đại Lục muốn dùng Điều Ngư như là một cái cớ để lôi kéo Đài Loan trong một mục đích chung và hợp nhất đất nước họ. Ý tưởng thì cũng tốt thôi. Đấy là nguyên nhân sâu xa để cụm câu đối hoành phi thoạt nghe rất khí phách. Nhưng tiếc thay! Phàm ở đời, để đạt mục đích thì yếu tố phương pháp thực hiện tối quan trọng. Và có thể nói: Qua hình tượng của đối cấu đối, cho thấy họ không thể lôi kéo Đài Loan trong sự kiện này. Tức mục đích thật không đạt được. Bởi vì - qua hình tương Rồng Rắn - tuy cùng loài về hình tượng, nhưng khoảng cách quá xa. Đã vậy lại còn là rắn nước. Trứng rồng lại nở ra Rồng. Liu điu lại nở ra dòng liu điu. Nhưng cũng chính vì cái cớ tạo ra là tranh chấp Điếu Ngư và nhân danh lòng yêu nước - Trung Hoa quốc uy - như là một phương pháp nhằm hợp nhất Đài - Trung và nó đã "quá mù ra mưa" trong mục đích chính của tập hợp. Tức là sự kích thích lòng tự tôn dân tộc - đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Cụm từ "Trung Hoa quốc uy" là một hình tương miêu tả trạng thái tính thần duy nhất trong cặp hoành phi, câu đối này. Và chính nội dung của cụm từ này làm ra tính khí phách của cặp hoành phi, câu đối trên, nhằm lôi kéo Đài Loan. Qua hình tượng miêu tả trạng thái tinh thần, duy nhất và vượt trôi cho thấy, nó đã vượt ra ngoài hình thể mô tả mục đích thật đạt được - là liên kết Đài Trung trong nội dung. Tính chất qúa mùa ra mưa càng rõ hơn khi nó được gắn với hình tượng rắn nước. Phải chi nó gắn với hình tượng Rồng Vàng - như tôi sửa ở trên - thì hoàn toàn chính danh và cấn đối cặp Âm Dương theo nguyên lý Lý học: "Dương trước, Âm sau" và "Âm thuận tùng Dương". Nếu câu đối đổi lại là: Kim Long đằng phi, chương hiển Trung Hoa quốc uy" thì nó chính là sự mô tả Trung Hoa Lục địa, chủ đạo và khởi xướng (Dương trước) sự hợp nhất Trung Đài và thể hiện tính chính thống của thể chế qua hình tượng Kim Long với "Trung Hoa quốc uy". Và về sau (Âm - thuận tùng Dương) thì "Ngân xà kình vũ, hoành tảo Đông dương quỉ mị" thì sẽ hợp cách, khí chất ổn định, chính danh, nhất quán và rõ ràng. Trong trường hợp này, Trung Hoa lục địa có khả năng thành công với mục đích thật của mình: Liên kết Trung Đài, tiến tới hợp nhất quốc gia. Nhưng tiếc thay! Hình tượng khônhg nhất quán, chứng tỏ thần khí tạp loạn. Rắn nước chống lại mưa lớn thì làm sao chống được. Đã vậy còn giao trọng trách "chương hiển Trung Hoa quốc uy" thì mệt mỏi quá! Bởi vậy, người Đài Loan sớm muôn cũng đi gam ...lờ trong sự kiện này. Cuối cùng, thì chỉ còn "Kim Long đằng phi" một mình chống quỷ mỵ vậy. Híc! Bởi vậy, cái cây Hoàng Nam, hoặc Thiết mộc lan khi mới mọc, cành lá thẳng đứng như mũi giáo. Mới nhìn thì khí phách lắm. Nhưng khí chất yếu ớt, cành lá cụp xuống, càng vươn cao, càng èo uột. Cho nên, theo nguyên lý "Vạn vật tương hỗ" của Lý học và tinh thần của sự liên kết các hiện tượng trong lịch sử vũ trụ - Nên Phong thủy Lạc Việt cấm dùng là vậy. Mục đích thật đã không đạt. Mục đích ảo thì đã thể bằng hành động "đằng phi" và "kình vũ". Đã vậy lại lỡ "ăn to, nói lớn" khi gắn với "Trung Hoa quốc uy". Ở đây, tôi chưa đả động gì tới một hình tượng nữa hiện hữu trong cặp Hoành phi, câu đối này sẽ tương tác thế nào trong các thành tố của tập hợp này tạo ra diễn biến tương lai của nó - Đó chính là hình tượng "Quỉ mị" - để miêu tả Nhật Bản vậy.. Bài viết này chỉ nhắm mục đích mô tả cụ thể sự xác định của nguyên lý Lý học Đông phương về tính chất "Vạn vật tương hỗ", có nội dung đồng đẳng với sự xác định của giáo sư Trịnh Xuân Thuận - Chỉ qua một hiện tương nhỏ - cặp hoành phi, câu đối giấy trên phòng của một con tàu hải giám, có khả năng phân tích mang tính tiên tri tất cả mọi hiện tượng liên quan. Đúng sai còn để chứng nghiệm. Nhưng ít nhất nó chứng tỏ khả năng của Lý học Đông phương về tính vượt trội lý thuyết so với tri thức khoa học hiện đại. Qua sự phân tích này, tôi cũng muốn bày tỏ sự mong muốn hai bên hãy xuống thang. Người Nhật đã bày tỏ mong muốn đối thoại, dù thật hay giả - "quỉ mị" - thì cũng là cơ hội để đối thoại và tiến tới một sự hòa nhập của cả thế giới trong tương lai gần. Cái xe đã lao dốc. Nhưng còn kịp dừng lại!
    1 like
  11. HẬU KIM LONG ĐẰNG PHI. Chỉ có mỗi một cặp Hoành phi, câu đôi mà cũng thành ra lắm chuyện! Vâng! Chuyện này cũng không có gì là lạ - Khi mà "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ". Tất nhiên là so với "toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ" thì mấy bài trong topic này là quá sơ sài! Mối liên hệ giữa hiện tượng "Kim Long đằng phi" với các phần tử trong tập hợp của nó, đã được phân tích trên cơ sở Lý học Đông phương, trong các bài viết trên. Nhưng đấy cũng mới chỉ là phân tích một mặt của vấn đề: Khí chất của tập hợp và ảnh hưởng đến nội dung thể hiện trực tiếp của đối câu đối là mô tả sức mạnh của Trung Quốc đối với vấn đề Điếu Ngư với thực tế bản chất của sức mạnh đó. Nhưng căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một giả thiết khoa học thì - Nếu - sự phân tích này được coi là đúng - nó phải có khả năng lý giải một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính nhất quán, hoàn chỉnh, tính hệ thống, tính khách quan, tính quy luật và khả tiên tri. Không thỏa mãn được tiêu chí này thì giả thuyết, hoặc phân tích này sẽ bị coi là sai, hoặc - cùng lắm - là nó chỉ mang tính hợp lý cục bộ. Về mặt lý thuyết thì sự phân tích này - nếu được coi là một sự phân tích đúng - thì nó có thể tỏa ra đến vô tận: Ngược thời gian đến khởi nguyên vũ trụ và tương lai xa thì đến ngày Tận Thế - theo đúng tinh thần của giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã nhận định. Chẳng ai có thời gian để làm việc này. Cho nên sự tiếp tục phân tích "Hậu Kim Long đằng phi" theo một hướng khác, chỉ mang tính giới hạn những vấn đề liên quan, nhằm chứng tỏ tính hợp lý và cũng là một minh chứng cho sự xác định của giáo sư Trịnh Xuân Thuận và của Lý Học về mối liên hệ giữa các hiện tượng trong một tập hợp hám chứa nó. Trên cơ sở đã phân tích nội dung hoành phi, qua câu "Xuân trạch Điều ngư", tôi đã xác định rằng: Người Trung Quốc không có mục đích thật sự chiếm đảo Điều Ngư / Senkaku từ sự quản lý của người Nhật. Vậy thì họ nhắm mục đích gì? Để phân tích vấn đề này theo tiêu chí khoa học, cần phải lấy ngay câu chữ trong cặp hoành phi câu đối trên. Điều này thể hiện tính nhất quán, tính hệ thống của giả thuyết này, khi so sánh với tiêu chí khoa học cho một giả thiết khoa học. Không thể căn cứ vào hệ thống phương pháp luận của Lý học để xác định sự việc; rồi sau khi kết luận vấn đề lại lấy lý thuyết toán tập mờ để diễn giải diễn biến tiếp theo của sự việc được. Như vậy là thiếu tính hệ thống, tính nhất quán. Hoặc thí dụ như nghiên cứu về phong thủy trên cơ sở phương pháp luận của hệ thống ADNH, mà lại lấy người nào có sổ đỏ trong ngôi gia để luận trạch mệnh, là thiếu tính hệ thống, tính nhất quán....Đại để vậy. Trên cơ sở này, xem xét hai hình tượng dùng trong đôi cấu đối là "Kim Long" và "Ngân xà" để xét đoán mục đích thật của việc tranh chấp Điều ngư/ Senkaku từ phía Trung Quốc. Chúng ta thấy rằng: Rồng và Rắn về mặt hình tượng là cùng loài. Cùng ra biển Đông Hải để đem lại "Xuân trạch Điều Ngư". Mối liên hệ hình tượng này khiến chúng ta liên tưởng trực tiếp tới Đài Loan. Như vậy, qua hình tượng rồng , rắn của đôi cấu đối Tết, chúng ta có thể kết luận trên cơ sở phân tích Lý học rằng: Người Trung quốc không có mục đích giành Điều Ngư/ Senkaku từ Nhật Bản. Mà họ chỉ lấy làm cái cớ để lôi kéo Đài Loan thực hiện mục đích hợp nhất các vùng lãnh thổ của Trung quốc. Tất nhiên vấn đề còn nhiều và hoàn toàn - Về phương diện Lý học - có thể phân tích sâu về mọi hiện tượng liên quan, mà chỉ cần qua những hình tượng của cặp câu đối, hoành phi này. Nhưng tạm dừng ở đây. Đây là một thí dụ theo phương pháp ứng dụng của tôi để anh chị em tham khảo phương pháp phân tích của Lý học và cách liên hệ so sánh đối chiếu với chuẩn là tiêu chí khoa học và các nguyên lý tri thức khoa học hiện đại. Cảm ơn sự quan tâm của anh chị em. . .
    1 like
  12. Anh chị em tìm hiểu Phong Thủy Lạc Việt thân mến. Tôi tin rằng anh chị em phần nhiều có cái nhìn nghiêm túc hơn cả với Phong Thủy Lạc Việt, mặc dù tùy trình độ - mà Lý học gọi là "căn cơ" có thể có nhiều điều chưa hiểu hết. Nhưng đây là một bài viết rất quan trọng của tôi, nhằm so sánh nền tảng tri thức căn bản giữa hai nền văn minh, trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Và tôi cũng nói thẳng là chuyện phân tích cặp câu đối, hoành phi của Tàu chỉ là cái cớ. Với tôi nó chỉ là chuyện vặt, khi mà bản thể những yếu tố tương tác cốt lõi trong một tập hợp lớn hơn đã an bài. Mong anh chị em hãy chép về và suy ngẫm kỹ với tất cả nhiệt tình mà tôi đã nghĩ tới anh chị em khi viết bài này và đã sửa lại một lần cuối với mong muốn anh chị em dễ hiểu hơn.
    1 like
  13. LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI". Tiếp theo Trong Lý học Đông phương, không nhất thiết phải lên quẻ khi dự đoán. Bởi vì bản thân hệ thống lý thuyết đó đã là một sự phản ánh hoàn chính với hệ thống phương pháp luận phản ánh quy luật của tự nhiên có thể tiên tri. Tử Vi; Tử Bình, quẻ Dịch, các mô hình dùng trong phong thủy....vv....thực chất chỉ là mô hình biểu kiến, những ký hiệu siêu công thức phản ánh trong từng hệ quy chiếu chuyên ngành của thuyết Âm Dương Ngũ hành - có thể coi đó là những tập hợp con thuộc vể học thuyết này - nếu nói theo ngôn ngữ toán học. Do đó, không cần thiết lúc nào cũng phải lên quẻ. Sử dùng thần khí cảm ứng có thể nói ngay. Đây chính là trường hợp của bà Vanga. À! Mà viết đến đây, tôi cũng hy vọng những nhà khoa học nửa mùa đừng thấy tôi dùng chữ "thần" , mà vội bắt bẻ là tôi "mê tín dị đoan" và có xu hướng tôn giáo nha! Tôi phải nói trước vậy, vì đã có người muốn gán cho tôi âm mưu thành lập tôn giáo. Khái niệm "thần" trong Lý học, khá phổ biến trong sinh hoạt văn hóa, đời sống Việt, để chỉ những giá trị tiêu biểu, cốt lõi của hiện tượng, sự vật, sự việc...Có thể ngay bây giờ cũng có người sử dung khái niệm này. Thí dụ: Một bức tranh vẽ được coi là có "thần", không có nghĩa là họa sĩ đã vẽ ông Thần trong đó. Trường hợp bà Vanga là một hiện tượng khách quan, mà những cấu trúc tự nhiên của cơ thể phủ hợp với những tương tác nhanh chóng với các thần khí của sự kiện và cảm ứng được diễn biến tương tác tiếp theo của các dạng thần khí đó. Những người học Lý học và thường xuyên có trạng thái tập trung tinh thần cao độ, cũng có khả năng này. Đó là trường hợp của Thiệu Khang Tiết và Dương Tu, hoặc những nhà tiên tri khác. Có một số nhà khoa học cho rằng: Khả năng tiên tri - cho dù là có phương pháp tiên tri - mang tính nặng về cảm ứng , nên nó thiếu tính minh bạch khoa học được thể hiện bằng những mô hình biểu kiến, hoặc những công thức, phương trình cho những kết quả giống nhau có thể kiểm chứng. Cá nhân tôi cho rằng: Tất cả mọi chuyện trên thế gian này đều cần đến tính cảm ứng. Dù là trong các vấn đề khoa học, hay trong đời sống thường ngày. Vấn đề chỉ là tỷ trọng cảm ứng ít hay nhiều mà thôi. Ngay cả học sinh phổ thông ở bất cứ cấp nào, cùng trong một lớp học, cùng giải một đề toán; em nào có tính cảm ứng tốt sẽ giải bài toán đúng hơn. Huống chi, ở những mô hình biểu kiến rất cao cấp, mô tả hàng tỷ sự kiện nằm trong tập hợp của một quẻ bói và khác hẳn nhau về hình tướng của từng sự kiện. Tất yếu nó đòi hỏi tính cảm ứng rất cao. Hơn nữa, cảm ứng là một thực tại khách quan. Nó không phải là một cấu trúc có tính lý thuyết được mô hình hóa. Bởi vậy, không thể lấy những tri thức khoa học để phủ nhận tính cảm ứng khi so sánh với tri thức khoa học vốn mang tính lý thuyết. Người ta chỉ có thể lấy tri thức khoa học giải thích, hoặc lý thuyết hóa mô tả hiện tương khách quan mà thôi, chứ không thể coi hiện tượng khách quan là phi khoa học- vì nó là đối tượng nghiên cứu của khoa học. Cụ thể dùng trí thức khoa học để giải thích tính cảm ứng trong khả năng tiên tri đã chứng tỏ trên thực tế. Thí dụ như bà Vanga và các hiện tượng ngoại cảm. Nhưng riêng vấn đề "Kim Long đằng phi" thì không cần một cảm ứng sâu như vậy. Hiện tượng này có thể phân tích qua những hình tượng cụ thể của cặp Hoành phi câu đối này với những tri thức Lý học đã được xác định, bởi những nguyên tắc, nguyên lý căn bản của nó. Chúng ta bắt đầu từ 4 chữ trên tấm hoành phi "Xuân trạch Điếu Ngư". Nội dung của câu này - nói theo ngôn ngữ cổ - là bị "sái" ngay từ nội dung. Về chuyên môn của Phong Thủy Lạc Việt , tôi cần xác định ngay: Đảo không có trạch - nếu hiểu theo nghĩa trạch quy ước. Mà chỉ có mạch khí. Khái niệm trạch trong phong thủy thì có định hướng một vùng đất nào đó thì mới có trạch quy ước. Bởi vậy, không thể có mùa Xuân về trên đất Điếu Ngư được. Điều này có thể thấy rằng người Trung quốc sử dụng vấn đề Điếu Ngư/ Senkaku như một cái cớ để thể hiện một mục đích khác, chưa hẳn họ đã coi đó là một mục đích cần phải thực hiện trên thực tế. Khi mục đích không cụ thể thì những yếu tố hệ quả là cặp cấu đối cũng rất là thiếu khí chất.mạnh mẽ thể hiện mục đích này. Nếu như nội dung hoành phi này viết: "Xuân khí Điếu Ngư" thì mục đích và hình tượng miêu tả thể hiện rất rõ. Tiếc thay nó không phải như vậy! Do đó, nội dung của hoành phi xác định vấn đề Điếu Ngư/ Senkaku chưa hẳn đã là mục đích nhất định phải thực hiện Bây giờ chúng ta xét vế đối thứ nhất có vẻ mạnh mẽ hơn cả về tính hình tượng: "Kim Long đằng phi, hoành tảo Đông dương quỉ mị" - Rồng bay thẳng thì khí thế rất dũng mãnh. Nhưng tại sao lại Kim Long? Chính vì nó là cuối năm Thìn - Rồng. Năm Thìn lại thuộc thổ, vừa biểu tượng cho Vương quyền, vừa biểu tượng cho trung cung thuộc Thổ theo Lý học, nên sắc vàng. Nói nôm là ...Rồng đất (Đây là tôi cũng giải thích theo các hiểu phổ biến và sai lầm coi Thìn Thổ , màu vàng, nên dùng hình tượng rống Vàng. Đúng ra năm Nhâm Thìn là Thủy Long). Nhưng hình tượng rồng trong đây là Rồng vàng hiểu theo nghĩa vàng kim loại. Thôi cứ coi là rồng đất thổ sinh rồng vàng Kim đi. Rồng Thìn thuộc Dương. Dương trước Âm sau. Như vậy về hình thức thì đao to búa lớn, rất khí thế! Ok. Nhưng nội dung thể hiện sai. Nguyên tắc Lý học "Dương trước Âm sau", nên lấy Thiên Can làm chuẩn. Thiên Can Nhâm nền phải là Thủy Long sắc xanh dương và chẳng có lý do nào để xác định là Kim Long cả. Giữa bản chất của hình tượng Thủy Long và hình tượng được miêu tả - Kim Long, cho thấy sự không nhất quán về cơ sở Lý học với hình tượng. Nội dung và hình thức mâu thuẫn ngay trong hình tượng thể hiện. Điều này trùng hớp với nội dung của hoành phi , mà tôi đã phân tích ở trên. Do đó, tôi cho rằng: Người Trung Quốc không coi việc tái chiếm Điều Ngư, như là một mục đích cần thực hiện. Nhưng vế sau thuộc Âm, thể hiện bản chất của vấn đề thì lại rất chi là "yểu điệu thục nữ", chẳng có khí thế gì của bậc mày râu lâm trận cả. Nhưng buồn thay! Nó lại gắn liền với "Trung Hoa quốc uy" - "Ngân xà đằng vũ, chương hiển Trung Hoa quốc uy". Híc! Nếu vế đối đổi thế này thì chắc lão Thiên Sứ gàn này cũng phải nghiêm túc xem xét kỹ vấn đề: - "Kim Long đằng phi, chương hiển Trung Hoa quốc uy" - "Ngân xà kình vũ. hoành tảo Đông dương quỷ mỵ". Tuy nó vẫn yếu ớt vì hình tượng con rắn nước của Quý Tỵ - nhưng ít ra cũng giữ được khí thế. Vì rắn, rết ứng với ma quỉ sẽ hợp cách hơn và có tính đồng đẳng trong một vế đối.. Đằng này nó lại ngược lại. Cũng may mà tác giả này sinh ra không phải thời phong kiến. Chứ không thì can tội phạm húy nặng, chắc nhẹ cũng đi đày. Hì! Ngân xà là con rắn bạc, ứng với năm Tỵ. Phải chi năm nay là Tân Tỵ thì còn có khí chất cho Ngân xà. Vì Tân thuộc Kim. Nhưng thật là điều buồn, khi Địa chi Tỵ đã là không tốt, mà lại là Quý Tỵ, tức là con rắn nước thì thôi rồi "Lượm ơi!". Chỉ có cái mẽ rắn để doa người yếu bóng vía, nhưng thực chất lại chẳng làm gì được ai. Tính khí yếu ớt của con rắn nước thì làm sao hiển thị "Trung Hoa quốc uy" được. Ngay cả trường hợp dùng câu đối theo nội dung đã sửa đổi bởi lão gàn này thì toàn bộ tổng thể cặp hoành phi câu đối cũng bị sái vì nội dung câu chữ của hoành phi - vốn là chủ thể chính thể hiện nội dung. Huống chi lại còn đem rắn nước thể hiện cho quốc uy thì tất sẽ mất thể diện. Lão gàn này viết trong "Quán vắng" sáng sớm mùng Một Tết, thì mùng Ba Tết, Bắc Triều Tiên làm cái "Bùm!", chẳng coi ai ra gì - trong đó có Trung Hoa . Híc! Đấy là một thí dụ sinh động về sự giảm tải của quốc uy Trung Hoa - đất nước có ảnh hưởng lớn nhất so với Bắc Cao Ly. Cũng may mà Thiên sứ tui phân tích trước đó trong Quán vắng" - tưc là trước khi Bắc Triều tiên nổ bom nguyên tử , qua mặt Trung quốc. Nếu không thì cũng không ít người lại bảo Thiên Sứ nói dựa. Bởi vậy, thôi đi quý quốc. Nên quay về ổn định chính bên trong của quý quốc và tìm cách hòa nhập với thế giới trong hòa bình. Chính sự hội nhập này đã tạo điều kiên cho quý quốc phát triển như hiện nay. Nay quý quốc lại tự phá bỏ thì không khác gì tự hủy cái gốc của mình. Con rắn nước thì chẳng làm gì được ai đâu. Qua ngày 23 tháng Chạp rồi. Cái xe bắt đầu lao dốc. Nhưng vẫn có thể dừng lại kịp. À mà này - Việt Nam lưu truyền từ lâu câu "Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh". Câu này đã ứng rồi. Cũng may đấy! Nhưng lịch sử vẫn có thể lặp lại, ở một mức độ và hình thức khác.Thành thật chia buồn đầu năm.Vài lời bàn chơi, nhân lúc đầu năm rảnh việc. Đúng sai cũng chia sẻ với các bạn để nghiệm xem sao. Ngày Tỵ tháng Giáp Dần, năm Quý Tỵ. Thái Tuế , Tam sát ứng ngày tháng năm lung tung cả. Chuyện cũng còn dài - từ cặp hoành phi , câu đối này. Cũng xin để nghiệm xem sao. Cảm ơn quí vị và anh em vì đã xem bài viết.
    1 like
  14. LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI". Tiếp theo Tri thức khoa học hiện đại đã nhận thức được hầu hết những dạng tồn tại của vật chất có khối lượng - Từ hạt vật chất nhỏ nhất đến các thiên hà khổng lồ. Nhưng một khối lượng khổng lồ những dạng tồn tại khác của vật chất họ chưa nhìn thấy, chiếm đến 96% trong tổng thể những dạng tồn tại trong vũ trụ, mà họ gọi là "vật chất tối". Tất nhiên - với giới hạn của tri thức khoa học hiện đại - các nhà khoa học chưa thể xác định được bản chất tương tác của các dạng tồn tại trong vũ trụ. Và hệ quả tất yếu - do chưa khám phá hết các dạng tồn tại của vật chất trong vũ trụ - cho nên chưa thể biết được bản chất tương tác của vật chất - và càng không thể đạt tới khám phá những quy luật tương tác của các dạng vật chất vận động trong vũ trụ, nhằm xác định quy luật phát triển của vũ trụ, thiên nhiên trên trái Đất và cuộc sống của con người. Để đạt được điều này, khoảng cách giữa Lý học Đông phương và khoa học hiện đại thật là xa vời vợi. Ngược lại, Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - đã sử dụng những mô hình biểu kiến, những công thức và có thể thay thế bằng những đại lượng cụ thể - là những dự kiện đầu vào mang yếu tố thời gian - tất nhiên nó phản ánh một không gian vũ trụ tương ứng có tính quy luật - để tiên tri những sự kiện sẽ xảy ra. Tức là phù hợp với đầy đủ yếu tố của tri thức khoa học hiện đại, gồm: Dự kiện đầu vào, nội dung cần biết và khả năng kiểm chứng trong tương lai kết quả được dự báo. Thành quả nghiệm chứng của các phương pháp tiên tri Đông phương trải hàng Thiên Niên Kỷ. Đó là niềm mơ ước của tất cả những tri thức và các lý thuyết khoa học hiện đại. Chưa có một lý thuyết và một kết quả ứng dụng nào của tri thức khoa học hiện đại nào vượt thời gian như vậy. Tất yếu để có những mô hình biểu kiến và những phương pháp tiên tri đó, nó phải là hệ quả của một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh và nắm bắt được tất cả mọi bản chất của các dạng tồn tại và tương tác của vật chất với quy luật của chúng. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt, trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - Nền văn minh thứ V trong lịch sử văn minh nhân loại, kế thừa của nền văn minh toàn cầu Atlantic đã sụp đổ. Trong lịch sử văn minh Hán, chính các nhà nghiên cứu Hán Nho từ hàng ngàn năm nay, đến tận bây giờ vẫn chưa thể xác định được thuyết Âm dương ngũ hành - mà họ tự nhận là của họ - hình thành trong giai đoạn nào trong lịch sử văn minh Hán. Đây là điều kiện tối thiểu để xác định sự hình thành một lý thuyết trong một nền văn minh theo tiêu chí khoa học: Một học thuyết được xác định thuộc về nền văn minh nào thì nó phải có một quá trình hình thành hợp lý trong lịch sử nền văn minh đó. Đại để vậy. Đây cũng mới chỉ là một trong những tiêu chí khoa học nhằm xác định một nền văn minh chủ thể sở hữu một học thuyết, chưa phải là tiêu chí duy nhất. Nói tóm lại : Thuyết Âm Dương Ngũ hành không thể thuộc về văn minh Hán xét trên cơ sở tiêu chí khoa học liên quan đến sự hình thành một học thuyết. Điều này tôi đã chứng minh trên diễn đàn. Nên không bàn ở đây. Bởi vậy, tất cả những nhà nghiên cứu về văn minh Đông phương đã hoàn toàn bế tắc, khi cố gắng mở cánh cửa của nền văn minh huyền bí này. Họ đã sai lầm từ đầu khi mặc định rằng: Nó thuộc về văn minh Hán. Tất nhiên từ sự mặc định này thì tất cả những giá trị lởm khởm , sai lệch, phi lý trong những gì mà nền văn hiến Việt còn sót lại, khi nền văn minh này bị sụp đổ ở Nam Dương tử - mà văn minh Hán cóp nhặt được - đều nghiễm nhiên là thành tựu của nền văn minh Hán. Bởi vậy, hầu hết các nhà khoa học quan tâm, hoặc thực sự nghiêu cứu sâu về Lý học Đông phương - xuất phát từ mặc định nguồn gốc của Lý học Đông phương có nguồn gốc Hán - đều nhận thấy một sự mơ hồ, huyền bí - Hoặc như giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã kết luận: "Giả khoa học". Các nhà khoa học đẳng cấp như giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã đúng và chỉ đúng trong điều kiện này. Nhưng nếu chúng ta vượt qua được sự mặc định lịch sử thuyết ADNH thuộc về văn minh Hán và bắt đầu từ một điều kiện khác: xác định nguồn gốc văn minh Đông phương có cội nguồn từ từ nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử , một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử - thì mọi việc cũng sẽ khác hẳn. Nhân danh nền văn hiến Việt và đi tìm những gía trị cội nguồn của thuyết ADNH từ những di sản văn hóa phi vật thể còn lại trong văn hiến Việt, để hiệu chỉnh, tập hợp lại những gía trị của thuyết Âm Dương Ngũ hành và so sánh với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng thì nó hoàn toàn thỏa mãn. Không những chỉ phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học, nó còn thỏa mãn với cả tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất mà ông Hawking đã mô tả. Tiếc thay! Sau đó, vì sự thất vọng và bế tắc của nền khoa học hiện đại trong những cố gắng khám phá vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống và con người, chính ông đã phát biểu một cách bi quan: "Không thể có một lý thuyết thống nhất!". Nhưng nếu ông nhìn về văn minh Đông phương và vào trang web này của chúng tôi, tôi hy vọng rằng: Ông sẽ không bi quan như vậy. Tất cả những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học và cả lý thuyết thống nhất, mà ông đã công bố trong cuốn "Lược sử thời gian" nổi tiếng của ông , đều được thỏa mãn với thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt với nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Tuy nhiên điều đáng tiếc là không có một kênh thông tin nào để ông có thể quan tâm đến chúng tôi, những người kém may mắn về phương diện thông tin. Nhưng đấy không phải là một bận tâm của chúng tôi. Chúng tôi phục hồi những gía trị của nền văn minh Đông phương vì một mục đích chứng minh chân lý. Tất yếu nó có nhu cầu trao đổi thông tin với những mối quan hệ liên quan. Và nó chỉ là điều kiện cần để phổ biến chân lý, chứ không phải là điều kiện cần để đạt tới chân lý. Trở lại với thuyết ADNH. Chính nhưng mô hình biểu kiến với các kết quả có thể kiểm chứng xác định một hệ thống tri thức siêu việt vượt ngoài tầm của nền tảng tri thức hiện đại có khả năng tiên tri - thì - tất yếu, hệ thống lý thuyết đó phải là hệ quả của một nhận thức toàn diện mọi dạng tồn tại của vật chất trong vũ trụ - trong đó có vật chất tối - mà tri thức khoa học hiện đại chưa biết đến. Và còn hơn thế nữa, lý thuyết đó phải nhận thức được những mối quan hệ của những qui luật tương tác trong lịch sử hình thành vũ trụ thì mới có khả năng mô tả những mô hình biểu kiến xác định những quy luật tổng hợp để có thể tiên tri. Một trong những yếu tố tương tác quan trọng chính là sự tương tác của những giá trị thuộc về con người, mà mọi người quen gọi là "ý thức"; hoặc "tinh thần". Thực tế khách quan vận động bên ngoài còn người đã tạo nên nhận thức của con người. Chính từ nhận thức đó, con người có ý thức tác động trở lại với môi trường - bao gồm cả thiên nhiên, văn hóa, xã hội, cuộc sống cho đến từng hành vi...Hành vi đó, có thể đúng, có thể sai...tùy thuộc vào mối tương quan trong cấu trúc vật chất tạo nên con người phản ánh qua hình tướng và tùy thuộc vào khả năng nhận thức của chính mỗi con người trong môi trường của nó. Đôi câu đối hoành phi trên con tàu Hải Giám ra Senkaku của Trung Quốc chính là sự lựa chọn có ý thức của một ban giám khảo với hàng ngàn câu đối dự thi thể hiện ý thức mỗi con người. Quyết định lựa chọn đôi cấu đối hoành phi này là kết quả tổng hợp nhận thức được hội tụ ở ban giám khảo. Và tất nhiên, nó phản ánh một thực tại tế vi, phản ánh tất cả mọi yếu tố tương tác hình thành nên cặp câu đối hoành phi này trong tập hợp của nó và tác động trở lại môi trường có khả năng tiên tri. Đến đây, tôi cần bày tỏ thêm một khái niệm về một dạng tồn tại của vật chất trong Lý học Đông phương, mà không có khái niệm tương ứng trong ngôn ngữ khoa học hiện đại. Đó chính là khái niệm "Khí". Khí là một khái niệm mô tả một dạng vật chất tồn tại trên thực tế và - đây chính là dạng vật chất không có khối lượng - liên quan đến vấn đề "Hạt của Chúa" , mà các nhà khoa học thế giới đang tìm kiếm và tôi đã xác định "Không có Hạt của Chúa" - với tư cách nhân danh nền Lý học Việt - côi nguồn của văn minh Đông phương để thẩm định điều này , trong một topic khác trên diễn đàn. Trong Lý học Đông phương khái niệm khí được sử dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực của các chuyên ngành khác nhau. Và trong đời sống xã hội Việt khái niệm khí sử dụng rất nhiều. Từ ngôn ngữ bình dân, cho đến các danh từ chính trị, xã hội. Nhưng bản chất của Khí thì hàng ngàn năm qua, kể cả kết hợp với những phương tiện khoa học hiện đại, người ta vẫn chưa thể xác định được bản chất của Khí. Khái niệm khí trong sự ứng dụng của lý học Đông phương - từ hàng ngàn năm qua - chỉ là một cảm nhận mơ hồ và không có một định nghĩa chuẩn và phân loại chính xác - ngoại trừ TTNC LHDP. Tất nhiên khi hình thành khái niệm "khí" - một dạng tồn tại của vật chất không khối lượng - trong thuyết Âm Dương Ngũ hành thì nền văn minh nhận thức được thực tại này phải có những phương tiện để nhận thức được nó. Nhưng nền văn minh Allantic đã bị hủy diệt hoàn toàn cùng với nền tảng xã hội và những phương tiện kỹ thuật của họ. Và chỉ để lại cho đời sau những khái niệm họ tổng hợp qua những nhận thức của họ. Trong Lý học thì ngay cả dạng tồn tại không khối lượng của vật chất , gọi là "khí" này cũng được phân loại theo Âm Dương và Ngũ hành. Đồng thời với một luận đề nổi tiếng của Lý học là "Khí tụ thành hình". Như vậy Lý học cũng đã xác định từ vật chất không khối lượng hình thành vật chất có khối lượng - mà nhỏ nhất chính là những dạng tồn tại mà khoa học hiện đại gọi là "hạt cơ bản". Về nguyên tắc theo Lý học Đông phương thì khí cũng được phân loại theo thuyết Âm Dương ngũ hành. Tất yếu sẽ không thể có một dạng vật chất phi khối lượng duy nhất tạo ra nhiều dạng hạt cơ bản đang hiện hữu. Hay nói một cách khác: Không thể có một trường duy nhất tạo ra "Hạt của Chúa". Sau này, nếu cộng đồng khoa học châu Âu xác định "không có Hạt của Chúa" ; hoặc không có một trường duy nhất để gọi là Hạt của Chúa - thì đây chính là một trong những luận cứ quan trọng của tôi để chứng minh rằng: Vì sao từ lâu tôi đã xác định "Không có Hạt của Chúa!" Đương nhiên tôi sẽ phải kết hợp với nhiều nguyên lý căn bản của những lý thuyết khoa học hiện đại khác. Mà một trong những sự lựa chọn của tôi chính là mô hình toán học Vonfram. Nhưng đó là chuyện về sau - "Bao giờ cho đến Tháng Mười". Bây giờ quay trở lại vấn đề khí chất của cặp Hoành phi câu đối "Kim Long đằng phi" và khả năng tiên tri căn cứ vào hiện tượng này liên quan đến sự bí ẩn của Khí mà tôi đã trình bày. Còn tiếp
    1 like