• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 09/01/2017 in all areas

  1. Giới thiệu bài viết "Giải mã kiến trúc nhà ba gian" trong mối liên quan giữa Phong Thủy và Đông Y của anh +Achau+ Thành viên nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương ============================== GIẢI MÃ KIẾN TRÚC NHÀ BA GIAN Văn hóa Việt dù đã trải qua hàng ngàn năm thăng trầm nhưng vẫn phảng phất đâu đây một nét gì đó tuy giản đơn, mộc mạc nhưng vẫn rất riêng, duyên dáng và đậm bản sắc! Trong số những di sản văn hóa đáng trân quý và còn được lưu trữ cho tới ngày nay không thể không nói tới nghệ thuật kiến trúc những ngôi nhà 3 gian đầy ấn tượng và rất đặc biệt trong kho tàng kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam. Suốt một thời gian dài, kiến trúc kiểu này đã trở nên phổ biến và trở thành một lối kiến trúc rất độc đáo trong nhiều làng quê Việt. Nhà ba gian thường được chia làm 2 nhà tách rời và quay theo 2 hướng khác nhau. Thông thường, căn nhà chính được chia thành 3 khu vực: gian chính giữa thờ tổ tiên và tiếp khách, hai đầu hồi nhà là hai gian buồng và cũng vì điểm này mà dân gian quen gọi đây là nhà 3 gian. Theo lối kiến trúc này, căn nhà chính thường quay theo hướng Nam hoặc Đông nam, còn gian nhà bếp dựng riêng bên trái và vuông góc với nhà chính thì quay về hướng tây hoặc tây nam. Đến giờ có thể nói rằng, việc chọn các hướng trên khi thiết kế nhà ba gian hoàn toàn không hề mang tính ngẫu nhiên. Hơn thế, vì sự phổ biến kiểu nhà này ở khắp một vùng nông thôn rộng lớn và rất lâu đời đã chứng tỏ kiến trúc theo phong cách này hoàn toàn là một sự chọn lựa có chủ ý. Như mọi người đều biết, việc giải mã một di sản văn hóa không bao giờ là một chuyện dễ dàng và càng không phải là chuyện của một sớm một chiều...! Cũng không khác với các di sản văn hóa khác, kiến trúc nhà ba gian được giới nghiên cứu cổ học đặc biệt rất quan tâm và dày công nghiên cứu. Cho đến hôm nay, khi hậu học "hiểu" được đôi chút về kiến trúc này mới thấy ẩn chứa trong đó một mảng kiến thức về lục khí ứng dụng trong phong thủy rất quan trọng, có thể được coi như là một báu vật mà trong sách vở cổ thư hầu như đến nay đã không còn lưu trữ. Kiến trúc nhà ba gian có điểm rất rõ nét và riêng biệt là phòng khách thuộc bộ khí thì quay về hướng của huyết (theo phong thủy lục khí, trục nam bắc, đông nam - tây bắc là trục của huyết) và gian bếp thuộc bộ huyết lại quay theo hướng đón khí để quân bình khí huyết (trục đông tây, đông bắc - tây nam là trục của khí). Một điểm quan trọng nữa trong việc chọn lựa các hướng này là gian nhà chính tượng dương rất cần bổ sung âm huyết, năng lượng của sự nhẹ nhàng, trôi chảy, sâu sắc. Còn gian bếp tượng âm nên cần bổ sung dương khí, trường khí của sự hoạt bát, sôi động. Điều này cho thấy trong dương rất cần có âm, trong âm cũng cần có dương, trong khí cần có huyết và trong huyết cũng cần có khí để cho vạn vật giao hòa, sinh sôi, nảy nở, tươi tốt, ai ai cũng được minh mẫn và khỏe mạnh. Việc thiết kế 2 gian nhà trong một quần thể kiến trúc hướng theo 2 trục khác nhau như trên trên lại đắc được cách tọa càn khôn. Cho thấy, ở những gia đình đó vẫn còn lưu giữ được truyền thống nền nếp, tôn ti trật tự, mọi người trong nhà yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và sống cởi mở với bà con lối xóm. Điểm sâu sắc nữa khi thiết kế nhà ba gian là cổ nhân đã chọn 2 huyệt vị quan trọng nhất của sân trước là MỘC huyệt và HỎA huyệt để trổ cửa chính và cửa bếp. Hơn nữa, việc chọn lựa 2 huyệt này lại có hành thuận sinh với THỬ huyệt của phòng khách và MỘC huyệt của gian bếp. Điều này đem tới cách của âm dương giao trì với rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Ngoài hệ thống kết cấu cột, kèo và độ dốc của mái nhà đều liên hệ đến nhau rất chặt chẽ với nhiều ý nghĩa thì không thể không đề cập tới sự tương quan về kích thước, tương quan về tỷ lệ giữa sân trước, gian nhà chính và gian bếp. Bởi vì, đây chính là yếu tố để xác định chính xác huyệt vị và là thành tố không thể thiếu quyết định nên việc " lợn béo, lợn gầy" và khí huyết cho nhà ba gian. Điểm rất đặc trưng và mang tính nhất quán nữa trong thiết kế như trước không gian thờ, người ta thường đặt một bộ trường kỷ hoặc bàn ghế tiếp khách, nhà lại được chia làm hai trái thì một bên kín đáo làm phòng ngủ, một bên buồng có cửa hông để ra vào làm nơi cất trữ thóc giống cho mùa sau cho thấy hình ảnh của THỦY thuận sinh THỬ, hình ảnh của tạng là nơi tàng tinh, chứa khí, phủ có công năng hấp thụ, chuyển hóa dưỡng chấp cung cấp sinh khí cho toàn bộ ngôi gia đã được vận dụng thật khéo léo và rất tinh tế. Một nét son nữa không thể không nói tới là sau khi "vọng" toàn bộ ngôi nhà, trên cơ sở Bộ Mạch Lục Khí (thổ, mộc, thủy và hỏa, kim, THỬ) cho ta hình ảnh của Bình mạch, hình ảnh của sự quân bình về âm dương, khí huyết rất nhẹ nhàng, uyển chuyển nhưng thật vô cùng quan trọng. Qua đây mới "thấy" được ẩn ý hết sức sâu sắc và vô cùng uyên bác của tổ tiên khi muốn giữ lại cho con Hồng, cháu Lạc những tinh hoa của nghệ thuật kiến trúc qua hình tượng nhà ba gian! Với cách thiết kế này tuy không thuộc loại phát phú nhưng cũng rơi vào hàng quý cách. Hơn thế, nó cũng nói nên được phần nào về nhân cách của người nông dân ở làng quê Việt, sống giản dị, thanh cao và rất giàu lòng vị tha, nhân ái. Xin bày tỏ tri ân tới những gia đình ở làng quê Việt, những người đã chung tay gìn giữ và bảo tồn một di sản văn hóa kiến trúc rất đáng trân quý cho con cháu! Một lần nữa, tính khoa học và sự liên quan mật thiết giữa Thiên, Địa, Nhân trong cổ phương học lại thêm phần minh chứng. Thật đáng quý vô cùng! +Achau+
    1 like
  2. Chào Anh Chị Em Chủ đề: "Cùng nhau học Dịch", được gợi mở khi anh Dichnhan đặt vấn đề: "Người đời học Dịch". Cũng mong Anh Chị em nhìn từ nhiều góc độ với sách Kinh Dịch, chúng ta cùng bình giải và bình luận khi học Dịch. - Anh Dichnhan viết: Hiện tại tôi đang soạn 2 tập tài liệu Kinh Dịch Tự Điển và Giải Mã Hào Từ nên mất rất nhiều thời gian suy nghĩ cho chúng. Nhưng may sao nhờ có chương V của Tâm Pháp nên đã bớt đi được phần nào khó khăn, giống như có chiếc la bàn chỉ hướng vậy. Tôi vừa mới giải lại hào 1 quẻ Quải, mời Bác cùng nghiệm xét: Sơ Cửu: “Nhanh chóng một cách xằng bậy thì sớm dừng lại, đi chẳng hơn được, gây nên lỗi.” - Hà Uyên viết: Quá trình nhận thức cá nhân, thường tôi phân: giải Dịch theo trường phái - hoặc giải Dịch theo "thuyết". Có nghĩa rằng, giải Dịch theo "thuyết", thường tự xây dựng một học thuyết riêng, mang tính độc lập. Đối với giải Dịch theo trường phái, thường lấy căn cứ theo Âm Dương chọn nghĩa, tam tài chọn tượng. Hướng tư duy cá nhân tôi, đang thăm dò hướng tới kết cấu khung, trong tổng thể 384 hào, để khảo chứng tìm về nguyên nghĩa của ý nghĩa hào từ, trên nguyên tắc: phải mang tính liên tục, tính hệ thống lôgíc của hào từ, sau đó mới xét tới không gian Quái danh, sau tiếp mới xét tới thời điểm Quái vị. Cụ thể: 1. Kinh viết: "Quải, Sơ Cửu, tráng vu tiền chỉ, vãng bất thắng vi cữu" - Dịch: Hào Chín Đầu, mạnh ở ngón chân trước, mạo hiểm tiến lên phía trước tất không thể thủ thắng, ngược lại sẽ dẫn tới cưu hại. 2. Anh Dichnhan giải Dịch: “Nhanh chóng một cách xằng bậy thì sớm dừng lại, đi chẳng hơn được, gây nên lỗi.” Tôi bình giải theo kết cấu khung: 1. Tính liên tục hào từ: tìm nguyên nhân: trước hào Sơ quẻ Quải, là hào Sơ quẻ Hàm - Hàm, Sơ Lục, hàm kỳ mẫu. - Dịch: Hào Sáu Đầu, giao cảm ở ngón chân cái. 2. Tính hệ thống: tìm xu hướng từ quẻ "đối" và quẻ "đảo", sau đó mới giải thích được tại sao lại " tráng vu tiền chỉ". Mong anh chị em cùng tham gia bình giải khi học Dịch Hà Uyên.
    1 like