-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 08/01/2017 in all areas
-
Câu chuyện cái Bếp
CHIEUNAM liked a post in a topic by Guest
CÂU CHUYỆN CÁI BẾP Bếp trong mỗi ngôi nhà luôn chiếm giữ một vị trí quan trọng và đối với ĐLPT Lạc Việt thì việc bố trí Bếp cũng như không gian Bếp ở đâu trong ngôi nhà khi thiết kế phong thủy là một yếu tố đặc biệt quan trọng. Ý nghĩa cũng như tính chất đặc biệt quan trọng của Bếp trong ĐLPT Lạc Việt được giành riêng thành một bài giảng trong các khóa học của PTLV bởi nó không chỉ là tượng trưng cho tiền bạc mà còn là sức khỏe. Bếp cũng thay đổi theo khoa học hiện đại, từ bếp củi, bếp than, bếp dầu, bếp điện , bếp ga , bếp hồng ngoại rồi bếp từ. Các loại bếp hiện đại dù không có kiềng ba chân, không có cửa bếp nhưng được xác định theo tiêu chuẩn Sơn-Tọa -Hướng của ĐLPT Lạc Việt một cách thống nhất theo Âm Dương Ngũ Hành. Bếp Từ đang dần được thay thế các loại bếp Ga do tính an toàn cao cũng như chi phí sử dụng rẻ hơn. Tuy nhiên, bếp Từ được xếp là Âm Hỏa so với các loại bếp khác nên khi bố trí Bếp cũng như cách xử lý trong trường hợp Bếp Từ cũng có phần đặc biệt hơn. Câu chuyện thực tế xảy ra vào tháng 11 năm 2016 tại nhà Bố Mẹ Vợ của tôi, và lý do vì sao tôi lại sử dụng câu chuyện này chứ không phải của các ngôi nhà khác ? Đó chính là vì ngôi nhà này do chính tôi thiết kế và làm Phong Thủy toàn bộ nhưng vẫn có chuyện để viết cho Quí vị. Nhà của Ông Bà Nhạc nằm ngay sát nhà tôi, cách nhau một bức tường thấp và một cánh cửa. Nói vậy để hiểu rằng khoảng cách giữa hai nhà chỉ là phần không gian nhỏ giữa hai bên. Trước khi chuyển nhà vào năm 2015, ở nhà cũ do không thể chỉnh sửa phong thủy nên Mẹ Vợ tôi mắc chứng bệnh về mắt rất lạ: Có thể kéo được sợi như tơ từ mắt ra. Liên tục nhiều năm liền với các bác sỹ giỏi của viện Mắt TW, chỉ là việc gắp sợi và tra thuốc. Từ khi chuyển về nhà mới năm 2015 thì căn bệnh này đã gần như biến mất. Tất nhiên Bà vẫn có bệnh tiền đình và giãn tĩnh mạch nên vẫn có bệnh mỗi "trái nắng trở giời". Vào khoảng cuối tháng 10 năm 2016, sau khi bị ngộ độc thức ăn, thì Bà nằm ốm luôn hai tuần. Khỏi được vài hôm thì lại ốm và lần này ốm nặng hơn: Đau lưng , đâu đầu và chóng mặt. Bác sỹ chuyền nước, châm cứu, uống -tiêm thuốc cả chục ngày không những không khỏi mà còn không thuyên giảm. Tôi thì cho là do Bà bị tiền đình cộng thêm bị ngộ độc thức ăn nên cũng không nghĩ rằng vấn đề có nguyên nhân từ Phong Thủy. Trước đó hai tuần thì có người nói với Bà do khi làm nhà mượn tuổi chưa Cúng chuyển tên nên có bệnh. Bà làm lễ cúng ngay sau đó nhưng tất nhiên kết quả chỉ là thỏa mãn cho phần tâm lý. Tháng 10 thì Ông Bà cũng đặt thêm một tủ đông vào vị trí cung Tốn, và tất nhiên tôi cũng đặt nghi vấn vào sự việc này nhưng rất ít khả năng vì Tốn-Tây Nam trong hai tháng 10 và 11 đều không có vấn đề về Huyền Không. Tuy nhiên, tôi vẫn yêu cầu Ông Bà tắt tủ đông lạnh đi để kiểm tra ảnh hưởng của nó. Sáng hôm sau thì Ông thông báo là Bà đã hết đau lưng nhưng ngày hôm sau lại đau lại và đau hơn. Cho tới tuần cuối tháng 11 thì Bà gọi tôi sang nói rằng kiểm tra lại Phong Thủy xem có vấn đề gì không mà Bác sỹ nói là "rất kì lạ khi uống thuốc mà bệnh không giảm". Thực tế thì ngay khi Bà ốm, tôi đã sang kiểm tra Bếp và mọi thứ xung quanh. Không có gì thay đổi. Sau khi Bà yêu cầu, tôi lại xuống kiểm tra một lần nữa nhưng cùng Ông ngoại. Lần này, tôi hỏi Ông xem có thay đổi gì hoặc đặt thêm gì trong bếp không nhưng hoàn toàn không có gì mới. Tôi nhìn thấy bên cạnh bếp ga chính chuẩn PTLV, Ông Bà đặt cạnh là một cái bếp từ loại chuyên dùng ăn lẩu. Tôi cũng vẫn đinh ninh bếp này là ông bà để vì tiện dùng khi ăn lẩu , đỡ phải cất đi nên không hỏi. Vẫn cẩn thận đo lại Bếp chính một lần nữa vì bệnh của Bà như thế nhất định phải từ cái Bếp. Đo đi đo lại vẫn ổn, quay qua bếp lẩu Từ ngay sát bên cạnh đo thử thì thấy xung khí ngập tràn. Tôi quay qua hỏi Ông vì sao Ông không cất đi mà để đây, thì Ông bảo là Ông Bà thời gian gần đây thì dùng bếp lẩu từ để đun nấu chứ không đun bằng bếp ga chính. Lúc này thì tôi mới tá hỏa và yêu cầu ông đặt ngay bếp lẩu từ lên trên bếp ga chính, cho dù Ông Bà cũng rất cẩn thận khi đặt sát và song song cùng bếp chính. Tôi lập tức đặt một hũ tham sinh vào trung cung nơi có Nhị Hắc tinh đóng đô tháng 11, quay qua Tôi nói với Ông : "Mai Bà sẽ khỏi" Sáng hôm sau, Ông tươi cười dơ ngón tay cái "Thump -Up" nói với tôi: "Mẹ đã ngồi dậy và ăn hết bát phở". Sau hai tuần chỉ nằm và không ngồi được thì đây đã là tiến triển vượt bậc. Đến tối thì Bà đã xuống nhà ăn cơm thay bởi ăn cháo. Ông nói với Tôi:"Không biết là do Thầy PT cao tay hay bệnh tâm lý nhưng thế là tốt rồi", Tôi chỉ cười vì biết rằng nguyên nhân từ cái bếp ngập tràn xung khí và vì Phong Thủy mang tính qui luật nên khi đã nhìn thấy kết quả ắt sẽ tìm được nguyên nhân. Sang tới hôm sau thì Bác Sỹ đã dừng tiêm và chuyền nước, Bà bắt đầu đi ra đi vào bình thường tuy rằng Bà vẫn kêu đau lưng và chóng mặt.Tôi lại rằng là do hậu quả của việc nằm trên giường quá lâu và tiêm nhiều thuốc nên chưa thể hoàn toàn hết, nhưng đêm nằm nghĩ mới giật mình, rằng cái Bếp từ cần phải được tán hết khí. Vấn đề ở chỗ, do vị trí của bếp rất vượng khí nên khi có xung khí dồn vào lâu ngày gặp tháng 11 có sao Nhị Hắc đóng ở Trung Cung nên phát bệnh. Cho dù đã di chuyển bếp vào nơi không có xung khí nhưng bếp do vẫn tụ xung khí nên khi dùng bếp ở vị trí mới nó vẫn mang tới tác hại. Tôi yêu cầu ông mang bếp ra ngoài sân và tạm thời không dùng tới nó mà dùng bếp ga. Ngay khi ngồi viết bài viết này, Bà đã đi chợ nấu cơm và trở lại các hoạt động bình thường. Tôi yêu cầu Bà cất bếp lẩu từ vào kho và chỉ dùng khi ăn lẩu. Vậy là chỉ sau 4 ngày từ ngày phát hiện ra nguyên nhân, Bà đã hoàn toàn hồi phục sức khỏe. Tôi hy vọng bài viết này sẽ thêm một kinh nghiệm khi quí vị đặt Bếp và bố trí không gian Bếp, bởi tác hại của nó khi có xung khí là rất mạnh và nhanh.Tất nhiên, khi không gian Bếp thoát khí hoặc vô khí thì tác hại của xung khí (nếu có) vào bếp sẽ giảm và ít tác dụng nhưng đối với ĐLPT Lạc Việt thì Bếp và không gian Bếp luôn phải vượng khí. Đó là yêu cầu bắt buộc bởi Bếp sẽ mang tới cho ngôi gia sức khỏe và sự thịnh vượng. Hà nội 06-12-2016 Mạnh Đại Quân1 like -
HỒ THỦY SINH TRONG PHONG THỦY NGÔI GIA DƯỚI GÓC NHÌN TỪ PHONG THỦY LẠC VIỆT PHẦN 1: SỰ TÁC ĐỘNG VÀ VỊ TRÍ ĐẶT HỒ THỦY SINH Tác giả: Longphibaccai – Nguyễn Quốc Duy Thành viên diễn đàn Lý Học Đông Phương Hướng dẫn: Thầy Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh Ngày nay, phong trào chơi hồ thủy sinh trở nên khá phổ biến và trở thành niềm đam mê của nhiều người, từ một anh doanh nhân giàu có cho đến một cô bé học sinh trung học cơ sở… Thú chơi hồ thủy sinh còn đòi hỏi người chơi thể hiện sự sáng tạo và chinh phục những đỉnh cao mới. Từ việc đưa khung cảnh thiên nhiên, những nét đẹp bình dị của làng quê, sông núi, rừng già, đáy biển vào hồ cho đến việc nuôi những động vật thủy sinh khó nuôi, đòi hỏi cao về chất lượng môi trường nước và nhiệt độ. Thú chơi hồ thủy sinh là vậy, nhưng nhiều người vẫn có thắc mắc hồ thủy sinh có ảnh hưởng hay tác động như thế nào đến ngôi nhà của mình, tốt xấu ra sao, hay người mệnh Hỏa có chơi hồ thủy sinh được không và đặt tại vị trí nào là tốt? 1. Hồ thủy sinh tác động như thế nào đến ngôi gia? Hồ thủy sinh ngoài việc giúp cho những người trong nhà có cảm giác thư giãn, giảm stress sau một ngày làm việc căng thẳng, còn có tác dụng tốt trong Phong Thủy ngôi gia. Cổ nhân có câu: “Sơn quản nhân đinh, Thủy quản tài lộc” - Núi thì quản người, nước thì quản tài lộc và tạo sinh khí. Đối với không gian lớn như quán café, quán ăn, nhà hàng, khách sạn lớn … Nhiều Phong Thủy Gia đã dụng Thủy Pháp là các thác nước, các hồ nước, hồ nuôi cá cảnh lớn ngoài trời, và đối với không gian nhỏ hơn là trong gia đình, quán café, các quán ăn nhỏ là các hồ cá, hồ thủy sinh trong nhà … Ngoài việc làm đẹp cảnh quan, hồ thủy sinh còn có mục đích là chiêu tài tụ khí giúp cơ sở kinh doanh phát triển, tăng sự thịnh vượng của ngôi gia. 2. Người mạng Hỏa có nên chơi hồ thủy sinh? Theo học thuyết Âm Dương Ngũ Hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt với lịch sử trải gần 5.000 năm, đã xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ Hành là một học thuyết có khả năng giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh, tính khách quan, tính quy luật và có khả năng tiên tri (1). Nên đối với những người mệnh Hỏa hay bất cứ mệnh gì trong ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Thổ) đều có thể chơi hồ thủy sinh trong ngôi gia của mình, vì mạng chỉ là sự phân loại trong Ngũ hành. 3. Hồ thủy sinh đặt tại vị trí nào là tốt? Trong Phong Thủy Lạc Việt thì hồ thủy sinh là nơi tụ khí và luân chuyển sinh khí trong nhà, khí do hồ thủy sinh sinh ra là Âm khí, hồ thủy sinh có tác dụng kích hoạt sinh khí có lợi cho sức khỏe, kích hoạt tài lộc (2)… Về nguyên tắc thì đặt hồ ở đâu trong nhà cũng được với điều kiện là ngôi gia phải tụ khí thì hồ thủy sinh mới phát huy hiệu quả của nó. Nhưng ở những vị trí khác nhau, sẽ có những tác động tốt xấu khác nhau. Đặt ở nơi mộ khí thì sẽ có tác dụng xua tan Âm khí. Ở nơi sinh khí và vượng khí có tác dụng kích hoạt sinh khí tốt, có lợi cho sức khỏe, nhưng trong nhà phải thoát khí tốt và hồ thủy sinh đặt trong nhà phải hài hòa, cân đối. a. Các vị trí tốt đặt hồ thủy sinh: - Có thể đặt hồ thủy sinh tại vị trí hướng Bắc (cung Khảm), hướng Đông (cung Chấn) hoặc hướng Đông Nam (cung Khôn (3)) của ngôi gia sao cho phù hợp. Hướng Bắc thuộc cung Sự Nghiệp, tượng trưng cho sự vững bền, thuận lợi và thăng tiến trong công việc. Hướng Đông thuộc cung Sức Khỏe, Gia Đình, tượng trưng cho sinh lực, sự tươi trẻ, tình cảm và hạnh phúc gia đình. Hướng Đông Nam thuộc cung Phú Quý, tượng trưng cho tài lộc, sự sung túc, của ăn của để trong nhà… Đồ hình "Bát cung hóa khí" theo Phong Thủy Lạc Việt. - Đối với các căn hộ chung cư có cửa ra vào đối xung với nhau, cửa chính đối xung với cửa thang máy, cầu thang chung cư đâm vào nhà thì ta có thể đặt một hồ thủy sinh để tránh xung sát khí. - Đối với nhà có các cửa thẳng hàng (cửa trước thẳng hàng với các cửa sau) thì ta đặt hồ thủy sinh để hóa giải xuyên tâm sát tác động xấu đến ngôi gia. - Đối với nhà nằm ngay ngã ba có con đường phía trước đâm thẳng vào nhà, tùy vị trí thích hợp có thể đặt một hồ thủy sinh ở phòng khách để hạn chế xung sát khí đâm vào nhà. - Hồ thủy sinh có thể đặt ở phòng bếp nhưng không được đối xung với bếp vì Thủy Hỏa tương khắc. - Hồ thủy sinh có thể đặt ở phòng làm việc, phía trước mặt người ngồi để giúp người làm việc giảm stress và tạo sinh khí cho căn phòng. b. Các vị trí không tốt đặt hồ thủy sinh: - Không nên đặt ở phòng ngủ vì không gian ngủ nghỉ cần sự yên tĩnh, tránh sự tác động của âm thanh do bộ lọc, máy sủi oxy, quạt trong hồ thủy sinh tạo nên. - Không nên đặt hồ thủy sinh ở phòng thờ tự ông bà, tổ tiên đối với nhà có phòng thờ riêng biệt. - Không nên đặt hồ thủy sinh gần nhà vệ sinh vì hồ thủy sinh để lâu ngày sẽ tích tụ xú khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe những người trong nhà. Tóm lại, tùy vào mục đích muốn hướng đến của gia chủ và hóa giải những yếu tố xấu tác động đến ngôi gia thì ta đặt hồ thủy sinh tại những vị trí thích hợp nêu trên, để nó có thể phát huy hiệu quả nhằm hạn chế những tác động xấu và tăng sự thịnh vượng của ngôi gia. Tp.HCM, ngày 9 tháng 9 năm Bính Thân. PHẦN 2: BỐ CỤC HỒ THỦY SINH TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT Tài liệu tham khảo: (1),(3): Sách Minh Triết Việt Trong Văn Minh Đông Phương – Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh – Xuất bản: 2014 (2): Tài liệu Phong Thủy Lạc Việt – Lưu hành nội bộ Hình ảnh: Nguồn Internet1 like
-
CỘI NGUỒN LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG (trích) NhatTam 4.1. Lịch Việt – Hồng Bàng Từ quan điểm một hệ lịch được ghi lại trên Trống đồng, tuy nhiên lý giải về số ngày trong năm vẫn chưa có căn cứ rõ ràng nên chưa thể kết luận đó là hệ lịch gì. Âm lịch và Dương lịch được hình thành rất sớm, (có lẽ trước rất lâu khi các quốc gia được hình thành) chưa rõ quyền sáng tạo thuộc về dân tộc nào. Nếu chép lịch lên Trống đồng để phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng là hợp lý. Tuy nhiên quan sát mức độ của dấu ấn về loại lịch này trên tuyệt đại đa số trống đồng khiến tác giả tiên đoán về sự đặc sắc của nó. Bắt từ sự tìm hiểu về các loại lịch trên thế giới (Xem phần 1.1. Các bộ lịc trên thế giới), tác giả thấy có một loại lịch khá đặc biệt có 360 ngày (Lịch Maya, lịch Bible của Israel). Cơ sơ, nguồn gốc ra đời của lịch này không rõ ràng. Bên cạnh đó tác giả tìm thấy một tài liệu nói về loại lịch 360 ngày được tìm thấy tại vùng đồng bắng Bắc bộ. “Nam á và Viễn Đông: ở Việt Nam hiện còn lưu giữ một thứ lịch của người mường gọi là lịch tre, lịch này gồm 12 thanh tre ghi lại 12 tháng và trên mỗi thanh tre khắc các vạch ký hiệu ngày, tháng và các hiện tượng khác. Phải chăng đây là một thứ lịch cổ dùng ở nước ta trước khi lịch âm dương được du nhập từ Trung Hoa sang? ở ấn Độ theo ghi chép thì lịch cổ nhất có vào năm 1000 trước c.n . một năm lịch có 360 ngày chia thành 12 tháng Âm bao gồm 27 hoặc 28 ngày, số ngày thiếu được bù bằng cách chèn tháng nhuận sau mỗi 60 tháng. Còn ở Trung Quốc, lịch âm dương có từ Thế kỷ 14 trước c.n (đời thương), theo truyền thuyết thì sớm hơn nữa vào thời Tam Hoàng Ngũ Đế (năm 2637 trước c.n) đã có lịch do hoàng đế sáng tạo ra. Đáng chú ý là đời nhà Thương người Trung Hoa đã biết đến độ dài năm là 365.25 ngày và tuần trăng dài 29.5 ngày.” {19} (phụ lục 2). Những điều này hình thành một giả thuyết, thời Hùng Vương đã từng sử dụng một loại lịch có 360 ngày (Tác giả tạm gọi là Việt Lịch - Hồng Bàng, gọi tắt là lịch Hồng Bàng). Như vậy cần phải tìm những dấu tích liên quan đến 360 ngày trên trống đồng. Đương nhiên ít khả năng khắc tới 360 hoa văn giống nhau trên một cái trống vì nó quá nhiều. Cần tìm những chi tiết liên quan đến: 12x30; 36x10; 24x15 hoặc các bộ số tương tự cho kết quả là 360, để có cơ sở củng cố giả thuyết. Khảo sát hoa văn trống đồng Phú Phương tác giả đã tìm thấy nhiều hơn cả mong đợi. Hình 16: Trống đồng Phú Phương Sau đây là kết quả sơ bộ thu được: + Ở tâm có hình mặt trời 12 cánh (ứng với 12 tháng), 12 năm của Sao mộc (Tham khảo thêm bảng 5). + Vòng ngoài là 10 con chim Lạc, vòng kế tiếp 36 hoa văn lạ (chưa rõ ý nghĩa) như vậy là có được bộ số (10; 36) như mong đợi. + Ngoài ra tác giả còn thấy được hàng loạt các chi tiết hội tụ đầy đủ, thống nhất và chính xác học thuyết Âm dương - Ngũ hành nền tảng của lý học Đông phương (tác giả sẽ đưa ra ở phần sau). Tiếp tục khảo sát, so sánh hoa văn trên Trống Đồng Đông sơn và trống đồng Phú Phương. Trong tiểu luận 1 tác giả đã lý giải 6 vòng tròn (trên trống đồng Đông Sơn) là quỹ đạo 6 hành tinh trong hệ mặt trời cùng quan niệm nhật tâm của Việt tộc Hồng Bàng (6 hành tinh này thiên văn học cổ đã biết từ rất sớm vì đều quan sát được- xem hình 17) Mọi hoạt động của con người đều diễn ra trên vòng tròn thứ 3 với ngụ ý đây là quỹ đạo trái đất. Tất cả đều xoay quanh mặt trời. Hình 17: Trống Đồng Đông Sơn - Việt Nam Hình 18: Trống Đồng Phú Phương - Việt Nam Trên trống đồng Phú Phương có khắc quỹ đạo 2 hành tinh. Tác giả cho rằng đây là quỹ đạo của Mộc Tinh và Thổ Tinh (hai hành tinh quyết định cho việc lập nên lịch 360 ngày). Những chứng cứ để chứng minh hai quỹ đạo trên trống đồng Phú Phương là của Mộc tinh là Thổ tinh: + Trên trống Đồng Đông Sơn, quỹ đạo của Mộc Tinh và Thổ Tinh đều được chia vạch (tương tự trên trống đồng Phú Phương), đây tượng trưng cho việc chia ngày, tháng, năm dựa vào quỹ đạo hai hành tinh này. + Trên trống Đồng Đông Sơn, quỹ đạo của Mộc Tinh và Thổ Tinh được ghép sát nhau chứng tỏ nó liên hệ đặt biệt mật thiết với hệ lịch. Cần phải dựa vào quỹ đạo cả hai hành tinh để làm ra lịch vậy. + Theo tính toán tại bảng 3 cho thấy mức độ ảnh hưởng gần như tuyệt đối của bộ đôi hành tinh này (so với tổng tất cả với các hành tinh còn lại) trong hệ mặt trời. Qua đó có thể thấy người sưa nhận ra tầm ảnh hưởng của chúng nó đến ngày, tháng, ngũ hành, tiết khí. + Nếu lấy một năm 360 ngày trái đất thì chu kỳ của sao Mộc là 12 năm (sai số rất nhỏ) và quỹ đạo của sao thổ cũng rất sát con số 30. + Chu kì giao hội Mộc - Thổ tính toán được 60.423 năm (360 ngày) rất sát chu kỳ 60 năm của lục thập hoa giáp. Bảng 5: Tính toán chu kỳ quay quanh mặt trời của các hành tinh theo các hệ lịch TT Tên Thiên thể Chu kỳ (ngày) Chu kỳ (năm dương lịch 365.24 ngày) Chu kỳ (năm âm lịch 354 ngày) Chu kỳ (năm 360 ngày) (1) (2) (3) (4) (5) (6) 7 Thiên Vương 30663.650 84.010 86.620 85.233 6 Thổ 10752.170 29.458 30.373 29.887 5 Mộc 4332.710 11.870 12.239 12.0432 4 Hỏa 686.980 1.882 1.941 1.910 3 Trái đất 365.240 1.001 1.032 1.000 2 Kim 224.701 0.616 0.635 0.625 1 Thủy 87.969 0.241 0.249 0.245 Mộc tinh quay hết một vòng hết 12 năm. Đây là cơ sở cho việc chia 12 tháng trong năm, 12 giờ trong ngày. Có ý nghĩa với 12 địa chi, đảm bảo cân bằng âm dương. Chu kỳ Thổ tính là 30 năm chính là cơ sở cho việc chia ngũ hành 10 thiên can. 30 năm cũng chính là cơ sở cho một chu kỳ vận khí của lục thập hoa giáp Chu kỳ giao hội Mộc - Thổ gần 60 năm (với 7 lần giao hội) là cơ sở của nạp âm lục thập hoa giáp (xem thêm phần phục hồi lại phương pháp nạp âm lục thập hoa giáp). Đến đây thì mọi việc đã trở nên rõ ràng: + Học thuyết Âm dương -Ngũ hành tuy hai mà một. Mối liên hệ giữa hai thuyết là quan hệ hữu cơ khăng khít không thể tách rời trong việc giải thích thế giới khách quan cũng như hình thành nên bộ môn Lý học Đông phương. + Phương pháp thiết lập nên những học thuyết đều dựa trên tính toán, thực và quan sát thế giới khách quan rất chính xác và khoa học. Thỏa mãn tất cả các tiêu chí của khoa học thực nhiệm hiện đại. Như vậy ngành lý học thời Hùng Vương là một ngành khoa học thực nghiệm. Nếu xét riêng về độ chính xác trong dự báo, tác giả cho rằng nó còn vợt xa tất cả các khoa học dự báo đông tây hiện nay. Đáng tiếc là lý học Đông phương hiện nay đã bị pha trộn nhiều quan điểm đậm tính triết học (không loại trừ một số vận dụng sai) khiến cho Lý học Đông phương hiện nay nặng về tính triết học, giáo lý trong khi tính khoa học bị suy giảm nghiêm trọng. Quan điểm của tác giả, cần phải loại bỏ những quan điểm đơn thuần triết học, những vận dụng sai nguyên tắc cơ bản để đưa lý học Đông phương về đúng vị trí của nó là một bộ môn khoa học thực nghiệm. Một điều rõ ràng là với tính khoa học và khách quan, lý học Đông phương bản thân nó có những quy luật bao trùm vạn vật thể hiện triết học sâu sắc. Tất cả các môn khoa học đều là triết học, điều ngược lại thì chưa chắc đúng. Muốn lý học Đông phương hồi sinh cần phải đưa nó trở lại vị trí là một ngành khoa học thực nghiệm. Đó là con đường đúng đắn duy nhất. Theo quan điểm của tác giả, Việt tộc Hồng Bàng đã từng sử dụng lịch 360 ngày trong lý học Đông phương vì những lợi thế của của nó (đây cũng là lịch chính thống của lý học Đông phương): - 360 chia hết cho 2: Âm Dương cân bằng trong một năm. - 360 chia hết cho 5: Ngũ hành cũng cân bằng trong một năm. - 360 chia hết cho 10: Đảm bảo cho ngũ hành phối âm dương (dương mộc, âm mộc) - 360 chia hết cho 12: Như vậy các tháng cân bằng, mỗi tháng 20 ngày. - 360 chia hết cho 24: Như vậy tiết khí cũng cân bằng trong một năm, mỗi tiết khí 15 ngày. - 360 chia hết cho 60: Đảm bảo cả lục thập hoa giáp (thiên can phối địa chi), cân bằng trong một năm. - Số ngày rất tròn phù hợp với chu kỳ của Mộc tinh (hành tinh có ảnh hướng lớn nhất trong hệ mặt trời) không phải thêm bới ngày thường xuyên như các lịch khác. sai số là 433,271-360*12=2,71 ngày cho 12 năm. - Với sai số này thì người xưa chưa chắc đã đo đạc được. Tuy nhiên việc chọn lịch này đã cho thấy thời Hùng Vương đã có trình độ quan trắc thiên văn cực kỳ cao. Vượt xa hầu hết các quốc gia đương đại. Tác giả tìm kiếm trên internet thì chỉ thấy nhắc đến một số ít quốc gia có sử dụng loại lịch này tuy nhiên nguyên lý tìm ra cũng đều thất truyền (không loại trừ trường hợp họ du nhập từ quốc gia khác): lịch của nền văn minh của người Maya cổ (một dân tộc nổi tiếng về toán học và thiên văn học), lịch Bible (kinh thánh) của người Do Thái (quý vị có thể tìm đọc thêm về các loại lịch theo tài liệu tham khảo tác giả đã giới thiệu). Tuy nhiên người Maya chỉ dùng lịch 360 ngày cho lễ hội, lịch 260 ngày trong cúng tế. Trong cuộc sống thường nhật chỉ dùng dương lịch 365,25 ngày. Trong khi đó có lẽ thời Hùng Vương đã dùng lịch này thường xuyên do hội đủ yếu tố âm dương - ngũ hành và thuận lợi cho tính toán ngày tháng, tiết khí (tham khảo tài liệu {13} về ý nghĩa hoa văn trên trống đồng liên quan đến lịch) trong sản xuất nông nghiệp và dự báo. Với những lợi thế kể trên thì việc Việt tộc Hồng Bàng chọn lịch 360 ngày để dùng là điều hợp lý. Tác giả cho rằng ở thời điểm đó âm lịch và dương lịch đã phổ biến khá rộng rãi trên thế giới, Việt tộc có thể đã biết các loại lịch đó. Có thể thực tế thời Hùng Vương vẫn dùng cả âm lịch và dương lịch để đối sánh nhất là trong việc điều chính mùa và tiết khí trong năm khá phức tạp (liên quan đến âm lịch, dương lịch) dùng cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên hai loại lịch âm lịch và dương lịch lại tạo nên nhiều sai lệch rất khó điều chỉnh (về cả ngày, tháng, năm, âm dương, ngũ hành), vì vậy không thể dùng hai loại lịch này thay cho lịch Hồng Bàng. Lịch Hồng Bàng được ghi trên trống đồng không đồng nghĩa là lịch Hồng Bàng được dùng thường ngày thời Hùng Vương. Có thể lịch dùng trong dân gian phổ biến là âm lịch hoặc dương lịch (lịch ra đời rất sớm xem phần 1.1.). Lịch Hồng Bàng được dùng phổ biến trong giới học giả nghiên cứu lý học và cho nhà nước với các lễ hội (tương tự trường hợp nền văn minh Maya). Tuy nhiên nguyên lý lập cũng không được phổ biến rộng rãi nên sau thời Hùng vương bị thất truyền và bị điều chỉnh theo Dương lịch với suy nghĩ Dương lịch chính xác hơn. Lịch Hồng Bàng được ghi lên trống đồng vì trống đồng được dùng trong các dịp lễ hội, và vì lịch Hồng Bàng đó là sáng tạo của Việt tộc Hồng Bàng. Khi lưu giữ học thuyết Âm dương - Ngũ hành lên trống đồng thì tất nhiên không thể không lưu giữ lịch Hồng Bàng được. Việc dùng sai hệ lịch chính là nguyên nhân (khách quan) giải thích tại sao lý học Đông phương ngày này bị suy thoái do sai lệch. Tác giả cho rằng cần phải sử dụng lại Hồng Bàng lịch như lịch chính thống duy nhất của lý học Đông phương và hiệu chỉnh lại sai lệch đã xuất hiện. Tác giả tạm gọi 1 năm theo lịch Hồng Bàng là 1 năm Hồng Bàng (HB, có 360 ngày). Tôi ghi chú: - Tác giả NhatTam đã nhận biết được cách quy ước Thất tinh trên bề mặt trống đồng Ngọc Lũ. Trái đất tức hành tinh có thuộc tính Dương Mộc được lấy làm mốc định vị. Đây chính là các vành bí ẩn "cơ bản" của bề mặt chiếc trống này. - Vậy thì, việc xác định niên đại của trống đồng Ngọc Lũ và các trống đồng khác là cực kỳ quan trọng đối với tiến trình nghiên cứu lịch sử Việt Nam! - Biểu tượng sự sống là Cây Đời Sống chứ không phải là động vật hay con người -> Quan sát các quy luật của thực vật tức cũng có nghĩa các quy luật của tiền thân động vật: xuân sinh - hạ trưởng - thu bế - đông tàng.1 like