• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 07/01/2017 in all areas

  1. Nội dung bài viết này bắt buộc liên kết tới bài viết Nguồn gốc của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành cũng trong mục Cổ sử này. Mục đích của bài viết chỉ ra một số mắt xích và các giới hạn của các thành quả nghiên cứu cổ sử Việt từ trước tới nay, đặc biệt là trong chính sử. Mối tương qua giữa cổ sử Việt không chỉ với Trung Hoa và các nước Đông Á và Đông Nam Á, bao gồm cả Nam Á... và toàn thể thế giới, đặc biệt nếu không nghiên cứ các tôn giáo cổ như Đạo giáo (đạo Tiên) và Đạo Mẫu, với Đạo Tổ Tông, Đạo Nho, Thần Đạo hay Đạo Phật sau này thì vô cùng khó khăn để giải mã được toàn bộ lịch sử Việt thời thượng cổ. Chúng ta có thể xem xét dữ liệu lịch sử theo hai cấu trúc: - Cấu trúc dữ liệu Âm: liên quan trong dòng chảy tâm linh như các Đạo giáo, thần tích và gia phả, hệ thống thờ tự và tế khí, thiên văn địa lý liên quan đến các trung tâm tôn giáo. Dữ liệu thông qua tâm linh giao tiếp và phổ biến trong dân gian, từ thượng cổ cho tới nay. Trong cấu trúc này chú ý đến các học thuyết của đạo giáo. - Cấu trúc dữ liệu Dương: tất cả phần còn lại. Trong cấu trúc này chú ý dữ liệu trong các học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và các phương pháp ứng dụng của nó. - Hệ thống mã hóa lịch sử: Dựa trên học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và các phương pháp ứng dụng, kết hợp với các học thuyết và khái niệm trong tôn giáo cổ Văn Lang ở trên. Chữ viết Văn Lang cũng là một yếu tố rất quan trọng, ngoại trừ sự khôi phục của nhà giáo Đỗ Văn Xuyền ra thì hiện chưa thấy chữ viết xuất hiện một cách phổ biến trên các loại cổ vật khác nhau.
    1 like
  2. Linh vật bí ẩn thời Âu Lạc --- Giao Chỉ: Tịch Tà (phần 4) Liên quan đến cây đèn tuyệt vời Tịch Tà, chúng ta tiếp tục tham khảo một cây đèn đặc biệt khác, đó là cây đèn tượng bò u thời Âu Lạc, cây đèn được dựng sau phía người ngồi ngay trên xương sống lưng của con bò. Đèn tượng bò u dùng treo hoặc đặt để Thời Âu Lạc Tượng bò u là một dấu chỉ văn hóa đặc trưng trên đồ đồng thời Âu Lạc, trên nhiều trống đồng Đông Sơn cũng có hình tượng con bò u này, chẳng hạn như trống Làng Vạc, khai quật tại Nghệ An. Trống Làng Vạc Nghệ An Chúng ta cần chú ý, người ngồi trên lưng bò để để tay trái lên trên ngực trái, nơi trái tim, hình như bàn tay cầm một vật hình tròn, hình tượng này kết hợp với chiếc sừng bò hình mặt trăng khuyết, mang ý nghĩa của chữ Tâm: "Một vành trăng khuyết, ba sao giữa trời". "Tâm" Thư pháp Như vậy, con bò hay trâu tượng trưng cho "Tâm", đây cũng chính là luân xa 4 - luân xa tim. Trong dòng tranh dân gian Đông Hồ có bức tranh Chọi Trâu, vùng cao các bộ Văn Lang thì chọi bò, ngoài ý nghĩa Lý học còn mang ý nghĩa cuộc chiến của nội tâm để thăng hoa, giải thoát trong tu luyện Thiền hay Khí công. Trên bức tranh chúng ta chỉ thấy có 3 cái sừng thay vì 4, đây cũng chính tượng trưng cho "3 sao giữa trời". Chọi trâu Lúc này trụ đèn trên xương sống bò nằm ngay tại luân xa 2, luân xa của dục tính, ý nghĩa của cây đèn bò u này chính là dùng ý chí và trí tuệ để chuyển đổi dục tính nhằm thăng hoa, giải thoát. Lúc dòng khí hỏa xà Kundalini vượt qua được luân xa tim 4 thì công phu ngày càng dễ dàng hơn rất nhiều. Nguồn dầu đậu lạc trong thân con bò tượng trưng dòng khí vận động chạy lên trong xương sống trụ đèn. Cũng trên trống đồng Làng Vạc, hình bò u ở thân trống nối mặt trống và chân trống tượng trưng cho "Tâm" - nơi giao hòa Âm Dương, Thiên Địa trong cơ thể con người và muốn giải thoát phải nhờ điều hòa chính "Tâm": Đấy là "Vạn pháp quy tâm" của nhà Phật. Trong nền văn hóa truyền thống Việt Nam, hội chọi trâu ở Ðồ Sơn có từ bao giờ? Tới nay chưa tìm ra chứng cớ hoặc văn bản nào ghi lại nhưng đều khẳng định: hội chọi trâu là mỹ tục hào hùng mang tính thượng võ, tính táo bạo và lòng quả cảm rất độc đáo của người Ðồ Sơn: Dù ai buôn đâu bán đâu Mồng chín tháng Tám chọi trâu thì về Dù ai buôn bán trăm nghề Mồng chín tháng Tám thì về chọi trâu. Tám, tháng, Dương tức Hậu thiên Bát quái, Chín tức cửu cung Hà đồ, ngày, Âm cho ta biết: công thức sẽ được gọi tên là Hậu thiên Bát quái phối Hà đồ. Mặc dù chủ thể nhận tương tác là con người hoặc địa cầu, nhưng tương tác bên ngoài tới địa cầu là một hệ tổ hợp Âm Dương Ngũ hành lớn hơn, Dương. Quán xét một bài thơ đầy chí khí của danh tướng Phạm Ngũ Lão (1255-1320), ông được Thánh nguyên soái Trần Hưng Đạo gả con gái nuôi cho: bài thơ đã thể hiện sự đồng tâm chiến thắng của toàn dân tộc trong trận chiến chống quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ, tâm khí của dân tộc xông tới tận chòm sao Ngưu (con trâu) trong Nhị thập bát tú trên dãy Ngân hà, trong đó hình tượng mũi giáo tượng trưng cho phương Nam trong đối đãi với các loại vũ khí. Thời Lý Trần, nội dung Tam giáo đồng nguyên cực kỳ phổ biến, trong bài thơ này chòm sao Ngưu tượng trưng cho "tâm", hàm ý thời đại nhà sư cởi áo tu hành để khoác chiến bào, một thời đại anh hùng: Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân hùng khí át sao Ngưu, Làm trai danh phận còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu. Danh tướng Phạm Ngũ Lão.
    1 like
  3. Nói đến cấu trúc dữ liệu Âm với một phần mà lại cực kỳ quan trọng đó chính là dữ liệu "thông linh" giữa thế giới vô hình - cõi Âm và cõi trần, chúng được lưu giữ theo thời gian và trong một chừng mực nào đó đã bị "phai mờ" đi, rồi sau này cứ tưởng là đã được xây dựng bởi những người đang sống. Chẳng hạn, bộ kinh Du già (yoga) địa sư luận của Di Lạc Bồ Tát - bộ kinh này do đại sĩ Vô Trước sống cách đây 1600 năm xuất hồn lên cõi trời Đâu suất và được Di Lạc Bồ Tát thuyết giảng và ông ghi lại nguyên văn. Bộ kinh này cực kỳ siêu việt, gồm 100 quyển dày đặc từ chuyên môn tâm lý, nói về toàn bộ biến chuyển tâm lý vô cùng tế vi của con người, dù là ở cõi nào và chỉ ra từng cấp tu chứng "địa" để đạt đạo quả. Nếu so nó với bộ môn tâm lý hiện đại có khác gì lấy biển cả so với giọt nước. Cho nên, một số sách cứ lấy ông chúa này, ông thánh nọ nói vài câu mà giải thích đủ mọi thứ thì khác gì một con ếch đã bị người ta nhốt cho chỉ bởi dăm lời nói, nằm trọn lỏn trong chiếc chai thủy tinh mà cứ kêu lên be be, có những câu lằng lặc cho là ông Chúa nói: "chiếm thành rồi sẽ giết hết chúng nó đi, chỉ để lại đàn bà con gái... để cho tao 300 con cừu béo, 40 gái còn trinh" - chả hiểu ra làm sao cả. Trước tiên, là không tin, phải đi tìm và được chứng nghiệm, ít nhất một phần. Có thể hiểu: có học thuyết, phương pháp ứng dụng, bậc thầy hướng dẫn, có người chứng thực và phản ảnh tiến trình và hệ quả, rồi cứ thế kiểm tra, điều chỉnh, sáng tạo... 84.000 pháp môn nảy sinh (phải xem lại tiến trình lịch sử nhất là thành quả đạt được). Trong Phật giáo và Đạo giáo: Xá lợi Phật Tiên là một ví dụ. Lịch sử Việt được tóm tắt theo các sách ngày nay: - Nước Văn Lang có 15 bộ, thuộc Bắc Bộ, bộ Phong Châu trung tâm là Phú Thọ và kinh đô Văn Lang đóng ở đây. - Biên giới có giới hạn phía Nam là nước Hồ Tôn và sử sách cho Hồ Tôn là nước Chiêm Thành (Chămpa): Nước Văn Lang Bắc tới hồ Động đình, Nam giáp nước Hồ Tôn, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Nam hải. - Nước Văn Lang hình thành từ thế kỷ thứ VII trước Dương lịch: vẫn đang ở trần, đóng khố nhưng lại đúc được trống đồng mà ngay nay làm cũng không được âm thanh như vậy?. - Có 18 chi Hùng Vương trị vị đất nước, chưa rõ ràng tổng số đời vua. Cho tới thời Âu Lạc với An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa (phải chăng là kinh đô hay thành chiến thời chiến tranh Âu Lạc - Tần?) nhưng cũng không rõ An Dương Vương là người ở đâu. Tiếp theo là nhà Triệu nước Nam Việt, đóng đô ở Quảng Đông, cũng đang trong mù mờ giữa mối quan hệ Âu Lạc và Nam Việt. - Tiếp theo là lịch sử hào hùng và bi tráng của Hai Bà Trưng thu phục lại giang sơn gấm vóc, lên ngôi vua, rồi sau đó thất thế hy sinh oanh oanh liệt liệt mà chẳng cần phải lên tiếng hỏi ai về cái chết này cả, vô cùng vĩ đại. Hai Bà Trưng là những người cùng thời với ngài Jesus, nên nhớ như vậy. Giai đoạn này cả Israel và Nam Việt đều cùng trong thời kỳ bị ngoại bang đô hộ, Israel thì bị La Mã còn Nam Việt thì bị Hán đô hộ. Tên nước thời Hai Bà? - Có rất nhiều dân tộc cùng nhau chung sống trên một diện tích rất nhỏ, gồm 54 dân tộc anh em (nước có sử, gia có phả, đạo có thần tích). Đây là điều đặc biệt nhất so với các quốc gia trên toàn thế giới, ngay cả với Trung Hoa. - Nền văn hóa nông nghiệp làm nền tảng với lúa nước, lúa nương và trồng dâu nuôi tằm 10 lứa, với các phong tục, tập quán mang tính phổ quát của xã hội: lễ hạ điền - thượng điền với tục chọi trâu, bò; dựng nêu ngày tết âm lịch, tục xăm mình vùng hải đảo, tục trầu câu lễ cưới hỏi và các ngày lễ khác, tục tang ma và thất tuần 49 ngày, tục trẻ em phải khoanh tay trước người trên (hình ảnh của chòm sao Orion X), tục cài áo bên trái, tục đầy tháng, năm, lễ thành nhân - vấn danh... - Biểu tượng trống đồng Đông Sơn (mô phỏng học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và tôn giáo cổ đại thông qua các ngày lễ nghi nông nghiệp, với các thiên tượng, địa hình, nhân ý: biểu tượng học thuyết thống nhất vũ trụ, khi đánh trống thì tiếng trống vang lên như tiếng nổ bigbang, tiếng nổ khai thiên lập địa - ý nghĩa này nằm trong câu truyện Bàn Cổ khai thiên lập địa, còn trong Lý học không chỉ rõ bigbang trong chuỗi khái niệm: Thái Cực - Lưỡng Nghi - Tứ Tượng biến hóa vô cùng). - Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và các ứng dụng, cùng các triết thuyết tôn giáo như Nho, Lão, Thần hay Phật sau này (sách sử không xác định vấn đề này). - Đạo chủ chốt: thờ ông bà tổ tiên và các vị tiên, thần, thánh (đều là nhân thần) và chúa (đạo Mẫu). - Chữ viết Khoa đẩu: chữ kiểu nòng nọc? Triết gia Kim Định cho rằng đó là chữ viết thời Tây Chu?. Còn nhà giáo Đỗ Văn Xuyền đã giải mã ra và gọi nó là kiểu chữ Hỏa tự? Vị trí hồ Động Đình trên bản đồ Bản đồ thể hiện hồ Động Đình và các con sông chính chảy vào nó Về mặt khảo cổ hiện nay, chúng ta chưa khai quật được những ngôi mộ của các vua Hùng gần nhất như Hùng Duệ Vương (đời gần cuối trong một chi) tức Hùng Vương thứ XVIII, An Dương Vương, cho tới Triệu Vũ Đế, Mỵ Châu, Trọng Thủy, vấn đề này rất đáng lưu ý bởi vì lăng mộ Triệu Văn Đế - cháu của Triệu Vũ Đế đã phát lộ ở tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa. Thực sự, nếu một trong những di tích này phát lộ thì mọi chuyện gần như đã an bài về mặt lịch sử. Chúng ta hãy chờ xem, các bậc thầy tâm linh trong cõi vô hình đã cho phép khai quật chưa!. Anh hùng phải được "nhìn nhận lại hết" mới ra Thái Bình!.
    1 like