-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 05/01/2017 in all areas
-
Năm ĐInh Dậu 2017 sinh con đầu rất tốt nhé, tuổi này mạng THủy hóa giải được mạng Kim mẹ khắc cha Mộc. Con sau thì nên chọn vào 1 trong các năm Tân Sửu 2021 hoặc Giáp Thìn 2024 là đẹp cả nhà. THân mến.1 like
-
Thí nghiệm lớn nhất thế giới về NeutrinoCập nhật lúc 14h39' ngày 03/11/2014 Vừa qua, các nhà khoa học Mỹ bắt đầu tiến hành một thí nghiệm quy mô lớn chưa từng thấy trong lịch sử về hạt Neutrino - một trong các hạt Hạ nguyên tử (subatomic) khó nắm bắt nhất trong thiên nhiên - với hệ thống thiết bị NOvA (NuMI Off-Axis Neutrino Appearance) gồm hai bộ thiết bị thăm dò (detector) khổng lồ đặt cách nhau 800km – khoảng cách xa nhất trong lịch sử các thí nghiệm cùng loại. Siêu hạt neutrino không thể nhanh hơn ánh sáng Đã có lời giải cho hạt neutrino 'ma quái' Thí nghiệm này sử dụng chùm hạt Neutrino mạnh nhất thế giới được hình thành trong Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi (Fermi National Accelerator Laboratory, Fermilab). 208 nhà khoa học từ 38 cơ quan nghiên cứu ở Mỹ, Brazil, Czech, Hy Lạp, Ấn Độ, Nga và Anh tham gia nhóm hợp tác nghiên cứu NOvA. Neutrino là một loại hạt cơ bản có vai trò cực kỳ quan trọng trong vật lý vi mô cũng như trong quá trình khởi đầu và quá trình diễn biến của vũ trụ vĩ mô. Nó cực kỳ nhỏ, hầu như không có khối lượng và có mặt ở khắp mọi chỗ. Mỗi giây có khoảng 65 tỷ Neutrino đi qua mỗi một xăngtimet vuông của Trái đất; hoặc mỗi giây có 100 nghìn tỷ Neutrino xuyên qua cơ thể chúng ta nhưng chúng không gây ra bất cứ tác dụng nào. Thiết bị thăm dò đầu xa của thí nghiệm NOvA mất khoảng bốn năm để xây dựng Neutrino được tạo ra trong vụ nổ Big Bang, chúng cũng có thể được hình thành ở bên trong Mặt trời và trong cơ thể chúng ta. Vì chúng chuyển động quá nhanh và khối lượng quá nhỏ, lại không tương tác với mọi dạng vật chất nên các nhà khoa học có nhiều khó khăn trong việc tóm bắt chúng. Nhóm hạt Neutrino gồm ba hương vị (flavor): electron, muon và tau (tức ve, vμ, vτ) và chúng có thể chuyển hoán giữa các flavor đó; hiện nay còn chưa rõ tại sao lại có sự chuyển hoán này. Neutrino được giả định là một thành phần của vật chất tối (chiếm 22% vũ trụ) – một trong những bí ẩn lớn nhất của vũ trụ. Thiết bị NOvA đặt trên tuyến chuyển động của chùm Neutrino phát ra từ Fermilab ở Batavia, Illinois. Thiết bị thăm dò đầu gần (near detector) nặng 300 tấn đặt dưới tầng ngầm Fermilab sẽ tiến hành quan trắc khi chùm hạt Neutrino đạt vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng. Thiết bị thăm dò đầu xa (far detector) nặng 14 nghìn tấn đặt tại một nơi hẻo lánh ở Ash River, Minnesota gần biên giới Mỹ-Canada sẽ tóm bắt các hạt Neutrino sau khi chúng vượt hành trình 800km xuyên qua lòng đất với tốc độ của ánh sáng, nhờ đó các nhà khoa học có thể phân tích chúng đã biến đổi ra sao trên quãng đường chuyển động xa như vậy. Thiết bị này là kết cấu plastic lớn nhất thế giới hiện nay: dài 60m, cao 15m, rộng 15m. Hai thiết bị phải đặt cách nhau xa như vậy là để Neutrino có đủ thời gian chuyển hoán từ flavor này sang flavor khác. Hai thiết bị nói trên chứa đầy một thứ chất lỏng nhấp nháy (scintillating liquid), nó sẽ phát sáng khi một neutrino tương tác với chất lỏng này. Cáp quang chuyển ánh sáng đó tới máy tính, máy tính sẽ tạo ra các hình ảnh 3D của tương tác này, qua phân tích hình ảnh đó các nhà khoa học sẽ có những hiểu biết mới về Neutrino. Trong sáu năm tới, máy gia tốc vào loại lớn nhất thế giới của Fermilab sẽ phóng các chùm hạt Neutrino với tần suất mỗi giây vài chục nghìn tỷ hạt về phía hai thiết bị nói trên. Do hạt Neutrino hầu như không tương tác với mọi loại vật chất nên dự kiến mỗi ngày thiết bị thăm dò đầu xa chỉ có thể tóm bắt được một vài hạt Neutrino. “NOvA đại diện cho một thế hệ mới các thí nghiệm về Neutrino. Chúng tôi tự hào vì đã tiến tới cột mốc quan trọng này trên con đường tìm hiểu hơn nữa về các hạt cơ bản” – Nigel Lockyer, Giám đốc Fermilab nói. ===================== Có lẽ đây là một cách diễn đạt sai. Bởi vì nếu Neutrino "hầu như không tương tác" thì làm sao biết được nó với bất cứ phương tiện kỹ thuật nào? Ngay cả "Khí" là một dạng tồn tại của vật chất phi hình thể trong Lý học Việt, cũng tương tác và người ta có thể kiểm chứng điều này qua một cái kim "châm cứu" trong ngành Đông y. Huống chi là một dạng tồn tại của vật chất có hình thể là Neutrino? Trong Lý học thì tất cả các dạng tồn tại của vật chất có hình thể đều là kết quả tương tác của khí. Nếu kết quả này không phải là một sự tương tác tiếp tục thì sự tiến hóa của vũ trụ đã ngừng lại. Đấy là quan niệm của Lý học Việt. ================== PS: Nền khoa học hiện đại đã "nhìn" thấy sự vận động một cách cơ học từ hạt vật chất nhỏ nhất đến thiên hà khổng lồ. Nhưng nó chưa nhận thấy bản chất tương tác của tất cả mọi hiện tượng từ hạt vật chất nhỏ nhất đến thiên hà khổng lồ. Bởi vậy, họ không thể xác định được thuyết ADNh chính là lý thuyết thống nhất mà những trí thức đầu bảng đang mơ ước.1 like
-
Chỉ có một vũ trụ duy nhất. Tôi hy vọng sẽ chứng minh điều này khi rảnh - qua bài viết của giáo sư Cao Chi. Tôi cũng xin cảm ơn giáo sư Cao Chi đã đặt vấn đề trong bài viết của ông. Căn cứ vào nội dung của bài viết này tôi sẽ xác định thêm cơ sở lý luận về thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất.1 like
-
Chân lý và nhận thức chân lýkhoahoc.com.vn Cập nhật lúc 09h40' ngày 19/07/2014 Chúng ta đều biết, nhận thức là một quá trình tiệm cận tới chân lý mà không bao giờ đến được chân lý đó, cho dù là rất… rất gần. Điều này được lý giải bởi tính vô cùng vô tận của thế giới vật chất mà trong đó có chúng ta đang sống và nhận thức nó. Chính vì thế, khoa học luôn luôn phát triển không ngừng. Mỗi lý thuyết vật lý được đưa ra ở từng thời kỳ có thể sẽ tiến được đến gần hơn tới chân lý (có thể gọi là “hội tụ”, hay “tiệm cận”), nhưng cũng có thể sẽ rời xa hơn (có thể gọi là “phân kỳ”, hay “lạc hướng”). Nhưng điều oái ăm là ở chỗ chính cái gọi là “chân lý” ấy lại không bao giờ lộ diện đầy đủ để ta có thể đem “nhận thức” (lý thuyết vật lý) ra so sánh xem đã “gần” hay “xa”? “hội tụ” hay “phân kỳ”, “lạc hướng”? Bởi vậy, từ xưa tới nay, người ta thường phải dựa vào các thí nghiệm thực tế để kiểm chứng với tiêu chí: “Thực nghiệm là tiêu chuẩn của chân lý”, tức là thay vì “chân lý”, người ta dùng “thực nghiệm” làm “vật thay thế”. Chẳng hạn, để lật đổ quan niệm “Trái đất là trung tâm của vũ trụ”, Copernicus đã tiến hành đo đạc quỹ đạo chuyển động của các hành tinh và Mặt trời và nhận thấy: những kết quả “thực nghiệm” sẽ phù hợp hơn nếu cho rằng Mặt trời mới là “trung tâm”; để chứng minh “chân lý” – “Trên trái đất, mọi vật đều rơi như nhau”, Galileo đã thực hiện thí nghiệm với các vật rơi nặng, nhẹ khác nhau trước sự chứng kiến của các thẩm phán Toà án Vatican xét xử ông vì những tư tưởng “dị giáo” đó; để chứng minh “chân lý” – “ánh sáng là sóng”, thí nghiệm khe Young là một “thực nghiệm” được coi là có tính thuyết phục, nhưng thí nghiệm “hiệu ứng quang điện” cũng tỏ ra là một “thực nghiệm” không hề kém thuyết phục hơn để minh chứng cho một “chân lý” (ngược lại) – “ánh sáng là hạt”, v.v.. Tức là ở đây, thay vì “chân lý” là cái “trừu tượng” (không biết), người ta lựa chọn “thực nghiệm” là cái có thể “sờ mó” được làm “vật thay thế”, làm “tiêu chuẩn chân lý”. Và thế là đến đây, mọi sự việc lại thay đổi sang một hướng khác: thay thế “chân lý (khách quan)” bằng “nhận thức thực nghiệm (chủ quan)” để xây dựng “nhận thức lý thuyết” (tất nhiên là cũng chủ quan nốt). Chân lý là khách quan, không phụ thuộc vào chủ quan của con người, nhưng “vật thay thế” nó – “thực nghiệm” lại là nhận thức chủ quan phụ thuộc vào sự công nhận (biểu quyết) của số đông. Kết quả là trong suốt quá trình phát triển gần 400 năm nay của vật lý học, người ta đã lấy chính cái “chủ quan – thực nghiệm” làm tiêu chuẩn cho “chủ quan – lý thuyết”, tức là yếu tố “khách quan” bị đẩy ra ngoài lúc nào mà không hề hay biết(?). Bởi thế, chúng ta mới nghe thấy những điều tuyên bố hùng hồn tương tự như: “Lưỡng tính sóng-hạt được thực nghiệm khẳng định”, “Đã tìm thấy hạt quark”, “Thực nghiệm đo độ cong của tia sáng đi gần Mặt trời vào thời gian Nhật thực khẳng định tính đúng đắn của GR” v.v.. và v.v.. Tuy sự cần thiết của các thí nghiệm (thực nghiệm) là không có gì phải nghi ngờ, nhưng “sự tuyệt đối hóa” quá mức tính “chân lý” của nó đã khiến cho vật lý thực sự rẽ sang một lối khác: ngày càng rời xa “chân lý – khách quan” để sa vào cái “bẫy” của “nhận thức thực nghiệm – chủ quan” do chính con người tạo ra, và kết quả là đã dọn đường cho “nhận thức lý thuyết – chủ quan” (các phương trình toán học – con đẻ của tư duy trừu tượng) ngày càng rời xa thế giới vật chất khách quan hiện hữu để đến với siêu hình – điều mà chính Newton đã cảnh báo: “Vật lý! Hãy cẩn trọng với siêu hình!”. Từ đây xuất hiện một vấn đề: vậy, lấy gì làm “tiêu chuẩn chân lý” khi mà cái gọi là “thực nghiệm” lại có thể không đáng tin cậy như vậy? Không lẽ phải từ bỏ nó? Chúng ta biết rằng kết quả của cái được gọi là “thực nghiệm” như vừa đề cập bao giờ cũng là kết quả của việc đo đạc các thông số khác nhau của đối tượng, để qua đó nhận biết được nó là chính nó chứ không phải là một cái gì khác. Chính vì vậy, câu trả lời trước tiên phải dành cho các nhà đo lường học. “Đo lường học – là khoa học về các phép đo, phương pháp và phương tiện đảm bảo sự thống nhất của chúng và các giải pháp đạt tới độ chính xác cần thiết” trong đó, phép đo được hiểu là “quá trình tìm giá trị của đại lượng vật lý nhờ các phương tiện kỹ thuật chuyên dụng (gọi là phương tiện đo)”. Nói cách khác, đo lường chính là một phương pháp (thực nghiệm) để nhận thức “chân lý khách quan”. Nhà bác học người Nga Mendeleev đã rất có lý khi nói: “Khoa học chính xác chỉ bắt đầu khi người ta bắt đầu đo”. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học nổi tiếng mang tên ông là minh chứng cụ thể cho điều đó. Tuy nhiên, đối với các nhà đo lường học, phép đo không phải là “thần thánh” mà trái lại, cần phải hiểu bản chất cốt lõi của nó chỉ là quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin về đại lượng cần đo; các quá trình này luôn chứa đựng đầy rẫy những rủi ro, những yếu tố bất định tiểm ẩn do giới hạn của phương tiện kỹ thuật, của trình độ nhận thức con người về mối quan hệ giữa các đại lượng vật lý và của cả ảnh hưởng môi trường xung quanh khi thực hiện phép đo. Chẳng hạn trong thí nghiệm rơi tự do của Galileo, các vật rơi tuy có khối lượng rất khác nhau, nhưng nếu so với khối lượng của Trái đất, vật thể quyết định tới gia tốc rơi của mọi vật, thì sự sai khác ấy chẳng đáng là bao, nên kết quả đo gia tốc rơi của tất cả chúng đều như nhau là điều dễ hiểu, chỉ có điều lúc bấy giờ, định luật vạn vật hấp dẫn chưa được phát minh ra nên sự rơi ấy không được gắn với bản thân Trái đất như đáng lẽ ra phải như thế. Tức là ở đây, đã có sự thiếu hụt nhận thức của con người đối với thế giới tự nhiên. Khi khối lượng của vật rơi so sánh được với khối lượng của Trái đất, mọi việc sẽ khác hẳn: vật càng nặng rơi càng nhanh, đúng như Aristotel đã tiên đoán từ 2500 năm trước. Hoặc giả có được thiết bị đo có độ chính xác cực lớn với sai số chỉ cỡ 10-24 thì chắc chắn cũng phát hiện được sự sai khác ngay trong thí nghiệm của Galileo. Điều này còn đặc biệt nghiêm trọng khi phải thực hiện các phép đo gián tiếp hay tổ hợp khi mà đại lượng cần đo không những còn cần phải được chuyển đổi về một trong những đại lượng thuận tiện cho phép đo, mà còn phụ thuộc vào các lý thuyết mà con người xây dựng nên để kết nối giữa các đại lượng vật lý đo được trực tiếp với đại lượng vật lý cần đo. Khi đó sẽ xuất hiện một thành phần sai số gọi là sai số phương pháp; nó không thể bị loại trừ khi xử lý kết quả đo và trực tiếp ảnh hưởng tới độ tin cậy của phép đo, cũng tức là độ tin cậy của cái gọi là “thực nghiệm”. Chẳng hạn trong “thực nghiệm” khẳng định vũ trụ giãn nở, người ta đo được “độ dịch chuyển đỏ” của các thiên hà phụ thuộc vào khoảng cách tới chúng. Khoan hẵng bàn tới bản thân khoảng cách tới các thiên hà là một đại lượng không thể đo được trực tiếp, mà bản thân sự dịch chuyển về phía đỏ của ánh sáng được cho là do hiệu ứng Dopler cũng chỉ là giả thiết khi mà bản thân cái gọi là “ánh sáng” còn chưa ai biết nó là cái gì? Theo CĐM, với cấu trúc là hai hạt electron và positron vừa quay xung quanh tâm quán tính của chúng, vừa chuyển động với tốc độ ánh sáng trong trường hấp dẫn đã khiến cho photon mất dần năng lượng (như bất kể một vật thể nào khác được biết tới) và kết quả là đã gây nên “sự dịch chuyển đỏ” chứ có phải các thiên hà đang chạy ra xa nhau đâu mà bảo là “vũ trụ giãn nở”? Tóm lại, cần phân biệt rõ: chân lý là khách quan không phụ thuộc vào chủ quan, nhưng nhận thức chân lý (cả lý thuyết lẫn thực nghiệm) đều là chủ quan, hoàn toàn phụ thuộc vào biểu quyết của số đông. Chính vì vậy, việc đặt niềm tin thái quá vào chúng có thể sẽ dẫn tới nhận thức sai lầm. Vậy, cần phải đặt ra câu hỏi là: nếu “thực nghiệm” cũng có thể sai thì làm thế nào để biết rằng nó sai? Không lẽ còn có một cái gì đó khác có thể đóng vai trò là “tiêu chuẩn của chân lý”? Đến đây, một lần nữa cần phải có kiến thức đầy đủ về đo lường học: Một kết quả đo được coi là tin cậy khi, và chỉ khi nó không chứa sai số hệ thống. Từ đây suy ra một “thực nghiệm” là đúng, nếu nó không chịu ảnh hưởng của những yếu tố có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới đối tượng làm thí nghiệm, hoặc nếu có thì phải được tính đến đầy đủ và tìm cách bù trừ, hay loại trừ chúng. Nếu yếu tố liên quan là chính một lý thuyết nào đó, thì cần phải xác định rõ phạm vi áp dụng của lý thuyết ấy có phù hợp với điều kiện thí nghiệm hay không? Chẳng hạn trong thực nghiệm “vũ trụ giãn nở” ở trên, sự suy giảm năng lượng của ánh sáng trong trường hấp dẫn hoàn toàn không được tính đến, mặc dù rõ ràng nó bị trường hấp dẫn của Mặt trời tác động làm cong đi trong một thực nghiệm khác? Trong khi trên thực tế cuộc sống hàng ngày, không ghi nhận được bất kỳ chuyển động nào lại không bị tiêu hao năng lượng do có tương tác với các thực thể vật lý khác cả, chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Một khi ánh sáng đã bị cong đi do tác động của trường hấp dẫn, thì tức là nó cũng đã bị thay đổi năng lượng, và khi lan truyền trên những khoảng cách lớn hàng triệu, hàng tỷ năm ánh sáng, nó có bị suy giảm năng lượng cũng là chuyện bình thường chứ? Sao lại chỉ trông chờ vào mỗi hiệu ứng Dopler không thôi? Nếu chưa xây dựng được lý thuyết về sự suy giảm năng lượng của ánh sáng trong trường hấp dẫn theo khoảng cách thì lại là một chuyện khác – cần phải xây dựng nó đã rồi hẵng tính đến hiệu ứng Dopler cũng chưa muộn. Cuối cùng, ngoài kiến thức về đo lường học ra, nhà khoa học còn cần phải có các kiến thức về lô-gíc học (lô-gíc hình thức cũng như lô-gíc biện chứng) và cả phương pháp biện chứng duy vật nữa. Sự thiếu hụt những kiến thức này sẽ dẫn đến những kiểu tư duy lộn xộn, phi lô-gíc và siêu hình trong nhận thức thế giới, kể cả là bằng “thực nghiệm” hẳn hoi như trong các thí nghiệm khe Young, rơi tự do, hấp thụ và bức xạ nhiệt, vũ trụ dãn nở v.v.. Kết quả là nhận được bức tranh méo mó về hiện thực khách quan như cơ học lượng tử, thậm chí đến mức phản khoa học như lý thuyết Big Bang, vũ trụ dãn nở tăng tốc… Vũ Huy Toàn ============= Đó là tác giả bài viết này trên khoahoc.com.vn nói và điều này chính SW Hawking cũng đã phát biểu gần đây: "Chúng ta sẽ không thể tìm ra lý thuyết thống nhất". Nhưng trong cái khái niệm "chúng ta" của đoạn trích dẫn ra thì xin trừ tôi ra. Bởi vì, tôi đã xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất. Tức là xác định rằng có một nền văn minh tạo ra lý thuyết này đã tiếp cận và nhận thức được tới chân lý tuyệt đối. Còn những vấn đề mà tác giả và rất nhiều nhà khoa học nói đến "vật lý thực nghiệm", suy cho cùng cũng chỉ là nhận thức trực quan được hỗ trợ bằng phương tiện kỹ thuật, để được gọi là "khoa học công nhận". Nhưng chính sự phát triển của phương tiện kỹ thuật, đã khiến nhận thức của con người từ những nhận thức tự nhiên, vũ trụ qua phương tiện tự thân, đã ngày càng nhận thức được bản thể cấu trúc vật chất hết sức phong phú: Từ các thiên hà khổng lồ đến các hạt vật chất nhỏ nhất mà những phương tiện hiện đại đã giúp còn người "nhìn thấy". Những nhà thông thái của nhân loại, bằng tư duy trừu tượng đã tổng hợp những nhận thức trực quan đó và đưa nó lên thành những hệ thống lý thuyết riêng phần, mô tả những quy luật cục bộ mà họ nhận thức được. Đương nhiên, để có một nhận thức trực quan đúng, nó còn phụ thuộc vào phương tiện và phương pháp nghiên cứu. Cũng phương tiện của nền văn minh hại điện, các nhà khoa học đã nhìn thấy "lưỡng tính sóng hạt" của vật chất vi mô. Và nó đẻ ra một thứ lý thuyết trên cơ sở bất định của vật chất vi mô mà họ "nhìn thấy", gọi là lý thuyết bất định. Nhưng cũng phương tiện ấy thì hai nhà bác học được giải Nobel 2013 thì lại xác định tính tất định của vật chất. Nay mai, cái máy gia tốc hạt to đùng của Tàu mới làm (Xem bài viết trên trong trang này) lại thấy vật chất biến mất. Híc! Thế là lại đẻ ra một thứ lý thuyết dở hơi nào đó. Trong điều kiện này Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt lại bị coi là "mơ hồ" và không có "cơ sở khoa học". Nền khoa học lấy nền tảng là thực chứng, thực nghiệm như hiện nay đã khiến cho những lý thuyết khoa học lệ thuộc vào khả năng nhận thức và chứng minh qua phương tiện kỹ thuật. Càng lao vào bản chất của vật chất thì càng đòi hỏi những phương tiện cực kỳ tốn kém. Thí dụ như để thẩm định lý thuyết Higg, người ta phải tạo ra một cổ máy gia tốc hạt chi phí lên đến gần 100 tỷ Dollar. Khiếp! Kết quả cuối cùng cũng phát hiện ra một dạng hạt trong tiên đoán của lý thuyết này, Nhưng nó không phải là "Hạt của Chúa' theo nghĩa là nguyên nhân để tạo ra tất cả các hạt cơ bản! Nhưng cũng chính những lý thuyết khoa học xuất hiện một cách sơ khai trên nền tảng thực chứng, thực nghiệm này đã phát triển hình thành những chuẩn mực để thẩm định một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Rất nhiều tiêu chí khoa học rời rạc, rải rác đang ...."lưu truyền trong dân gian". Trên cơ sở tiêu chí khoa học và những gì nghiên cứu được của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, tôi đã xác định "không có Hạt của Chúa" và "không có sự sống trên sao Hỏa". Việc "không có sự sống trên sao Hỏa" chỉ là hệ quả của sự xác định: "Không có sự sống ngoài Địa cầu". Bởi vậy, vấn đề còn là phương pháp nghiên cứu và điều kiện nghiên cứu, cộng với khả năng tư duy. Cho nên tôi trừ tôi ra trong cái "chúng ta đều biết...". Với tôi chân lý là tuyệt đối và có thể giải thích được. Mình tôi thôi. lạc lõng và cô đơn quá. Bởi vì, để tiếp cận chân lý tuyệt đối thì không thể có một phương tiện nào có thể giúp con người - kể cả thánh thần - nhìn thấy. Nhưng nó chính là tập hợp lớn nhất bao trùm tất cả mọi tập hợp và không thể có một tập hợp nào lớn hơn nó, trong "Nghịch lý Cantor". Cũng có thể mô tả nó bằng lý thuyết Vonfram. Câu chuyện cũng còn dài. Nhưng một tiền đề để các nhà khoa học đầu bảng cần xem xét luận điểm của tôi là: Khái niệm điểm trong toán học - mở đầu cho toàn bộ ngành toán học đồ sộ của văn minh hiện này là một ý niệm quy ước của tư duy trừu tượng. Trên thực tế không có cái gì chứa "điểm" trong khái niệm của con người. Bởi vì "điểm" là một khái niệm không có định lượng.1 like
-
Qua thí nghiệm này cho thấy, bằng những phương tiện khoa học, đã xác định được qua nhận thức trực quan (Vật lý thực nghiệm), rằng: tính hợp lý lý thuyết cho mọi hiện tượng tương quan trong vũ trụ là không hề thay đổi. Qua đó xác định luận điểm của tôi xác định rằng: Giữa một lý thuyết, một giả thuyết khoa học thì tính hợp lý thuyết là một yếu tố cần, khác hẳn nhận thức trực quan về tình bất định - khi chưa có thí nghiệm này. Hay nói theo một cách khác, như tôi đã trình bày: Tính hợp lý lý thuyết và sự nhận thức một thực tại hoàn toàn khác nhau. Yếu tố hợp lý trong tiêu chí khoa học được tôi ứng dụng một cách tự tin, ngay cả trước khi chưa có thí nghiệm của hai nhà khoa học được giải Nobel được công bố. Chính vì bản chất của Lý học - nhân danh nền văn hiến Việt - đã xác định một cách chắc chắn rằng: Tính hợp lý (Tất định) không chỉ thể hiện trong quy luật phát triển của ý thức, mà cũng là bản chất tất định của toàn thể vũ trụ từ khởi nguyên cho đến mãi mãi về sau. Điều này thể hiện qua khả năng tiên tri qua các phương pháp tiên tri Đông phương, mặc cho lịch sử biến động và phát triển của toàn bộ nền văn minh nhân loại, thì hiệu quả của khả năng tiên tri vẫn không hề thay đổi. Hiện tượng khách quan này của các bộ môn dự báo Đông phương qua hàng thiên niên kỷ đã chứng tỏ một quy luật vũ trụ tất định trong mọi vận động của nó . Phải có tính quy luật mới có khả năng tiên tri. Và chính điều này đã là một yếu tố quan trong xác định thuyết ADNh chính là một lý thuyết thống nhất khi nó thể hiện qua các phương pháp tiên tri, mô hình tiên tri cho hầu hết các vấn đề thiên nhiên, xã hội và con người.1 like