• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 03/01/2017 in all areas

  1. Năm ngoái đển cuối năm nay chồng bạn đã chuyển việc chưa?
    1 like
  2. Nhật Tâm thân mến. Đặc biệt phương pháp minh chứng của đoạn bằng chứng phi vật thể hoàn toàn sai lầm. Nó chủ yếu là giải mã những hiện tượng nhận thức được. Đây là điều mà tôi đã nói ở bài trên: Tôi không bao giờ coi sự giải mã những di sản văn hóa là bằng chứng khoa học cho luận điểm của tôi minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến. Ít nhất trong lúc này. Tại sao lại "ít nhất trong lúc này"? Bởi vì, trí thức của nhân loại hiện đại chưa có tiêu chí cho một sự giải mã được coi là đúng. Chỉ sau này, khi nền văn minh của nhân loại phát triển, những lý thuyết khoa học lần lượt ra đời. Tự thân những lý thuyết đó phải có một cấu trúc hợp lý trong nội dung phù hợp với tiêu chí khoa học. Lúc ấy nó sẽ là nền tảng căn bản để phát triển một tiêu chí cho sự giải mã. Lúc ấy, tự thân những giải mã của tôi sẽ được coi là đúng. Nhưng từ nay đến lúc ấy cần ít nhất 50 năm nữa. Điều này cũng như tri thức khoa học hiện đại phải phát triển đến một giai đoạn thích hợp nào đó, nó mới đủ tầm để nhận thức được những bí ẩn của tri thức cổ Đông Phương mà chính nó một thời bị những tư duy nhân danh khoa học coi là huyền bí và "mê tín dị đoan". Sự phát triển của tự nhiên, cuộc sống sẽ khiến nòng nọc trở thành cóc và về với mẹ Cóc. (Giải mã chuyện Trê Cóc). Đó là lý do mà tôi cho rằng toàn bộ sự giải mã của Nhật Tâm dưới đây không đủ sức thuyết phục , vì nó mang tính giải mã theo cách nhìn riêng của người quan sát. Nó sẽ không được công nhận. Tuy nhiên, tôi đã nói rằng: Chỉ vào - bây giờ - tôi mới chưa coi sự giải mã là bằng chứng khoa học. Nhưng sau này, khi tôi không còn hiện hữu trên thế gian này nữa - thì chính sự phát triển của tri thức khoa học sẽ xuất hiên tiêu chí cho tính giải mã được coi là đúng. Bởi vậy, khi tôi về nhà (Hiện tôi đang ở xa - sẽ tập hợp và bổ sung toàn bộ những hiện tượng và sự kiện trong văn hóa truyền thống Đông phương đã giải mã, đồng thời nêu lên phương pháp giải mã để thế nhân sau này xem xét. ------------------------------------------------ PS: Nhật Tâm lưu ý: Từ "Bánh Chưng, bánh Dầy" - không nên viết là "Bánh Trưng. bánh Giày" - Đây là một cách viết theo đề nghị xuất phát từ một tư duy nông cạn, khoác áo giáo sư và được một số báo chí ủng hộ - tờ Tuổi Trẻ - tờ đầu tiên đăng bài của người mang học vị giáo sư này.. Đây là sự xúc phạm nghiêm trọng đến với linh vật của tổ tiên để lại. Khi so sánh linh vật của tổ tiên với "cái Giày" đi chân. Tôi sẽ sửa tất cả những từ liên quan trong bài viết của Nhật Tâm. Nhà nước chưa có văn bản qui đinh bắt buộc phải viết theo kẻ khoác áo học giả kia. Nên chúng ta cứ viết theo truyền thống. Không phạm pháp đâu mà sợ.
    1 like
  3. Bây giờ chúng ta xem xét bằng chứng mà Nhật Tâm nêu ra để minh chứng Kinh Dịch thuộc về Việt tộc. I - Trống đồng Nhật Tâm lưu ý rằng:Trồng đồng chính là di sản văn hóa vật thể của nền văn minh Việt tộc - Không chỉ tìm thấy ở lãnh thổ Việt Nam hiện nay, mà chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, mà còn ở khắp miền nam sông Dương Tử với các quốc gia lân cận, như: Đài Loan, Nhật Bản, Indonesia, Phi luật tân, Thái Lan và cả vùng cao nguyên Nam Bộ...vv....Bởi vậy, nó cần một một hệ luận minh chứng một cách hợp lý toàn bộ hiện tượng này. Đây chính là một yếu tố quan trong của một giả thuyết khoa học được coi là đúng. Nó không thể giải thích một cách phiến diện hiện tượng trống đồng chỉ ở Đông bằng Bắc bộ. Nhật Tâm cũng đã nhân thức được về nguyên tắc điều này, khi viết ở trên: Nhưng Nhật Tâm lại không đặt ra vấn đề này mà sau đó - Đoạn dưới còn viết: "Văn minh sông Hồng" là một sai lầm. Trên đây, tôi đã đề cập đến hiện tượng di sản khảo cổ vật thể ở khắp địa bàn Nam Dương tử và các vùng lãnh thổ hiện đại của các quốc gia liên quan, trong đó chủ yếu là Việt Nam. Điều này là một yếu tố quan trọng về những giá trị của ngành khảo cổ minh chứng cho một sự liên quan đến tính thống nhất về một nền văn hóa cổ phi Hán ở Nam Dương Tử và Việt Nam hiên nay. Và tất nhiên đó chính là một trong những bằng chứng sắc sảo xác định nền văn hiến Việt một thời bao trùm miền nam sông Dương tử. Bằng chứng này còn được hỗ trợ và xác định bởi những văn bản lịch sử cổ liên quan. Bây giờ tôi phân tích đến phương pháp minh chứng của Nhật Tâm khi nói đến các chi tiết trên trống đồng: Sự chứng minh này, tương tự như phương pháp của nhà nghiên cứu Nguyễn Thiếu Dũng và không ít các học giả khác. Sự minh chứng này thực chất là một cách giải mã những họa tiết bí ẩn trên trống đồng. Nhưng - bản thân tôi luôn xác định rằng: Tôi không bao giờ coi sự giải mã những di sản văn hóa là bằng chứng khoa học cho luận điểm của tôi minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến. Ít nhất trong lúc này. Bởi vậy, trong tất cả các tiểu luận và các sách đã xuất bản của tôi rất ít, gần như không có những giải mã các họa tiết trên trống đồng. Trong khi đó, Nhật Tâm chỉ nói lên một điều về thuyết Nhật tâm do xác định mặt trời ở giữa. Mà thuyết Nhật tâm, chỉ là một tri thức sơ khai, không đủ để hình thành nên những giá trị liên quan đến kinh Dịch - tôi đã nói điều này ở trên. Ở một khía cạnh nào đó, tôi cũng có thể đồng ý sự cảm ơn các học giả Tây Phương nghiên cứu về trống đồng Việt tộc, nhưng đó không phải là luận cứ chứng minh cho Kinh Dịch thuộc về Việt tộc. Còn tiếp
    1 like
  4. Đoạn tiếp theo đây là những yếu tố mà Nhật Tâm xác định là yếu tố cần chứng minh để xác định là chủ nhân của Kinh Dịch: Nhưng, Nhật Tâm cần lưu ý rằng: Bản chất Kinh Dịch với bát quái là nhân tố chủ đạo, chỉ là một bộ phận cấu thành trong toàn bộ thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bởi vì: Bát quái chỉ là những kỳ hiệu phi ngôn ngữ, nên tự nó không thể có ý nghĩa nếu không có những khái niệm ngôn ngữ miêu tả nội dung của nó. Những ký hiệu này có thể dùng dự báo chứng tỏ nó phải thể hiện một quy luật qua ký hiệu đó. Hay nói một cách khác cụ thể hơn: Nó chính là ký hiệu - siêu công thức - mô tả cô đọng nhất nội dung của một học thuyết mà nó thể hiện. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bởi vậy, việc đặt vấn đề Kinh Dịch của Việt tộc sẽ chỉ là một yếu tố ban đầu, chưa hoàn chỉnh của cả một lý thuyết đồ sộ đằng sau nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tuy nhiên, chúng ta cần bước ban đầu này. Đây cũng chính là điều tôi đã làm khi viết cuuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch". Nhưng sẽ là điều không hoàn chỉnh, nếu không tiếp tục, phát triển những minh chứng có tính hệ thống của việc minh chứng thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về Việt tộc. Do đó, những cuốn sách tiếp theo của tôi đã lần lượt ra đời để tiếp tục minh chứng điều này: Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam, Hà Đồ trong văn minmh Lạc Việt và đỉnh cao của nó chính là tiểu luận:"Định mệnh có thật hay không?" - và còn một tựa khác xác định rõ hơn: "Thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất vũ trụ". Bởi vậy, đã có người đi trước làm điều này, Nhật Tâm hãy tập trung trí lực để triền khai và tiếp tục phát huy - nếu thật tâm vì nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử.Tôi viết những điều này cho thấy những điều kiện mà Nhật Tâm đưa ra hoàn toàn chưa đủ tầm để minh chứng về bản chất của một tri thức vô cùng vĩ đại và đồ sộ, bao trùm lên mọi lĩnh vực của vũ trụ này, trong đó có cả mọi vấn đề của nhân loại - Khi mà Nhật Tâm chỉ đặt v/d so sánh Kinh Dịch với thuyết Nhật tâm, một nhận thức rất sơ khai của nhận thức vũ trụ so với tri thức nhân loại hiện nay và điều kiện của nền văn minh tạo ra nó cũng chỉ tương đương thời Trung cổ: .- Nền văn minh đó phải là văn minh lúa nước bởi lẽ nội dung các quẻ trong Kinh Dịch tỏ rõ sự liên hệ với văn minh nông nghiệp lúc nước. - Điều kiện lớn nhất là nền văn minh này phải có quan niệm Nhật Tâm để hội đủ yếu tố tạo nên Kinh Dịch. Những điều kiện này không đủ tầm để minh chứng bản chất của kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành; nó sẽ dẫn đến sai lầm có tính nguyên lý căn để trong phương pháp luận. Còn tiếp
    1 like
  5. Đoạn tiếp theo Nhật Tâm viết: Trong đoạn này có một ưu điểm như sau cần phát huy: Điều này hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học, nó có tác dụng phản biện sâu sắc với quan niệm phủ nhận văn hóa truyền thống Việt của đám "Hầu hết" và "công đồng" dốt nát, khi giả thuyết của họ "chỉ có thể giải thích một số hiện tượng, sự việc nào đó trong một phạm vi nhất định chứ không thể đúng cho toàn bộ cho cả tầm vi mô và vĩ mô được. Nó tất sẽ gặp khó khăn lớn trong việc lý giải các hiện tượng hiện hữu chứ chưa kể đến việc có khả năng tiên tri". Nhưng luận điểm này mang tính định hướng đúng, nhưng sẽ không tác dụng, nếu phần minh chứng sai, hoặc chưa thuyết phục, khi kết luận: Với những điểm bất hợp lý như trên người viết dám khẳng định chắc chắn rằng: - Hán tộc ở Trung Hoa không phải là chủ thể sáng tạo ra Kinh Dịch. - Thuyết địa tâm không phải là nền móng cho Kinh Dịch mà là thuyết Nhật tâm.    Như tôi đã nói ở trên: Lưu Tử Hoa cũng gián tiếp xác định thuyết Nhật Tâm, nhưng không đủ luận cứ để xác định Kinh Dịch ko phải của Trung Hoa. Đoạn tiếp theo, Nhật Tâm viết: Sự thật thì người Trung Hoa “nhập khẩu” Kinh Dich về nhưng họ không hiểu về văn hóa hoặc không thể vì một sách mà thay đổi quan niệm “ta đây là trung tâm vũ trụ” để theo thuyết nhật tâm. Hậu quả là qua hơn hai nghìn năm. Qua chưa có ai lý giải nổi một cách rõ ràng và có cơ sở khoa học, cơ sở thực tế những khúc mắc về cơ sở luận, phương pháp luận của Kinh dịch (vd: Hà đồ từ đâu ra, nó có liên quan gì đến vũ trụ; tại sao lại giải nghĩa quẻ như tiền nhân, tại sao Hà đồ thì có ngũ hành mà trong quả số chỉ độc mỗi âm dương?.v.v.) Tất cả chỉ là những lý giải học thuật mang tính chất suy luận cá nhân. Thì đây chính là điều mà tôi thường nói nhiều lần: Nền tảng tri thức xã hội là cơ sở phát triển một học thuyết - như thuyết Âm Dương Ngũ hành mà văn minh Hoa Hạ không có. Chính họ không lý giải được những khái niệm và những nguyên tắc, nguyên lý và những quy ước trong phương pháp ứng dụng của học thuyết này, mà họ nhận là của họ. Đây chính là một trong những yếu tố xác định Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành không phải của người Hoa Hạ và không phải là yếu tố duy nhất. Còn tiếp
    1 like
  6. Nhật Tâm thân mến. Đoạn tiếp theo được trích dẫn cho thấy Nhật Tâm xem xét về điều kiện gọi là: "Một số học giả đưa ra lý giải cho độ số Hà Đồ là dựa theo hướng xuất hiện của các hành tinh trên bầu trời và giờ xuất hiện của nó. Người viết xin khẳng định là không phải." - Là hoàn toàn vội vã, rất chủ quan và chưa hiểu sâu vấn đề, nhưng đã vội khẳng định nhưng vấn đề liên quan đến Hà Đồ. Dưới đây là toàn văn đoạn trích dẫn liên quan. 1 - Không phải là "Một số học giả đưa ra lý giải cho độ số Hà Đồ là dựa theo hướng xuất hiện của các hành tinh trên bầu trời và giờ xuất hiện của nó". Mà là có hẳn một tài liệu cổ được phát hiện viết về điều này. Nếu không có tài liệu này thì cho đến ngày nay cũng chẳng ai biết Hà Đồ từ đâu mà ra. Tính đến ngày hôm nay, đã có hơn 150 đầu sách trên khắp thế giới viết về Hà Đồ - trong đó chủ yếu là các nhà nghiên cứu Hán từ hơn 2000 năm qua - (Cuốn "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt" của tôi - nhân danh quyền tác giả - không xếp hạng chung với hơn 150 đầu sách này, tính đến ngày hôm nay. Tất cả các nhà nghiên cứu sau tôi viết về Hà Đồ mà xếp hạng chung cuốn của tôi với các sách khác cùng loại, đều không có giá trị). Bởi vậy, Nhật Tâm viết như vậy có phần gây hiểu nhầm. Chỉ có mình tôi thôi. Chẳng có "một số" nào hết. Giáo sư Lê Văn Quán chỉ giới thiệu tài liệu này, chứ không xác định nó là bản chất của Hà Đồ. 2 - Tôi đã kiếm chứng mối liên hệ của các hành tinh được đặt tên theo Ngũ Hành với vị trí mặt trời, mặt trăng và phương vị liên quan đến từng hành tinh theo tài liệu - có hình minh họa xác định trong cuốn sách của tôi. Mối quan hệ này - (Mặt trời, mặt trăng - hành tinh định tính Ngũ hành) - xác định nội dung của Hà Đồ, chứ không phải chỉ bao gồm một yếu tố duy nhất là định tính ngũ hành của hành tinh đó như Nhật Tâm miêu tả trong bài viết này: Bất hợp lý thứ hai là người viết đang ở Mỹ, khá gần bắc cực nên vào mùa hè mặt trời lặn muộn 10h tối mới thấy sao Kim, 2-3 giờ sáng vẫn còn thấy sao kim. Vậy gán cho sao Kim độ số 4 và 9 như ở Việt Nam thì chắc chắn không ổn. Ngay cả hướng của sao Kim cũng chẳng phải là hướng tây mà ở hắn hướng bắc. Việc đánh số Hà Đồ dựa theo hướng và thời gian sẽ đưa tham số hướng và thời gian vào công thức âm dương ngũ hành. Và sau đó kết luận một cách võ đoán: Hậu quả là nó sẽ mất đi quy luật bao quát trong vũ trụ (do thêm tham số hướng); mất khả năng tiên tri (do có tham số thời gian). Kết luận là lập độ số hà đồ theo hướng là thời gian là không đúng ngay từ phương pháp. Tính chất võ đoán và sai lầm của kết luận này là: "Do thêm tham số hướng" làm "mất khả năng tiên tri (do có tham số thời gian)" . Nhưng phương vị (Tính không gian) và tính thời gian lại quyết định khả năng tiên tri một sự việc nào đó xảy ra - phải có không/ thời gian của sự hình thành sự việc đó. Do đó, đây là sai lầm lớn nhất của Nhật Tâm. 3 - Sự sai lầm có tính nguyên lý của Nhật Tâm khi phủ định Hà Đồ sẽ dẫn tới sự phủ định toàn bộ kết luận của chính Nhật Tâm khi xác định cội nguồn Lý học thuộc về văn minh Lạc Việt. Tôi lưu ý rằng: Nó chỉ có giá trị sụp đổ với luận cứ của Nhật Tâm, chứ không có giá trị với hệ thống luận cứ của tôi. Đó là một trong những lý do mà tôi đã nói rằng: 4 - Nhật Tâm đã thừa nhận không hiểu sâu về Kinh Dịch ngay trong bài viết. Bởi vậy sai lầm này tôi cần lưu ý Nhật Tâm khi nghiên cứu về Kinh Dịch là:Nguyên nhân là nếu làm việc đó thì Kinh dịch chỉ đúng cho trên mặt đất (do có tham số hướng) và cho khu vực khảo sát đó thôi. Có thể do chưa hiểu về Kinh Dịch nên Nhật Tâm phát biểu như vậy. Kinh Dịch là nói chung - Nhưng cụ thể là cuốn Chu Dịch (Cách hiểu của tôi nguyên tác tên là "Lạc thư Chu dịch". Tức là sách của người Lạc Việt viết về chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ). Nội dung chủ yếu của cuốn này chỉ nói về những qui luật vận động của vũ trụ liên hệ với địa cầu. Và trong cuốn này nguyên lý căn để của nó là Hậu Thiên bát quái - và - chí có Hậu Thiên Bát quái liên hệ với Hà Đồ. Bởi vậy, khi dùng khái niệm "Kinh dịch chỉ đúng cho trên mặt đất" là một cách hiểu sai về khái niệm. Vì "Kinh Dịch" bao gồm cả "Tiên thiên bát quái" và sau này ứng dụng trong Mai Hoa Dịch được công bố vào đời Tống. Bởi vậy nên không có giá trị phản biện. Còn tiếp ------------------------------------------- PS: Tôi rất bận. Nên phải thật rảnh mới viết được. Hy vọng các thành viên sẽ không chen ngang khi bài viết chưa hoàn chỉnh.
    1 like
  7. Nhật Tâm thân mến. Trong Chương III nay thì toàn bộ đoạn đầu được trích dẫn sau đây mới chỉ đặt vấn đề về mối liên hệ giữa khoa học và Kinh Dịch, chưa phải là bằng chứng thuyết phục phủ định Kinh Dịch của Trung Hoa. Chưa nói đến việc chứng minh nó thuộc về văn hiến Lạc Việt. Câu sau đây trong phần đầu của chương này: Chỉ là đặt vấn đề hoài nghi.Dưới đây là toàn văn đoạn đầu của chương III được trích dẫn: Còn tiếp
    1 like
  8. Bác Thiên Sứ thân mến. Khi viết tiểu luận này cháu cũng đã biết rằng ra rằng: - Kinh Dich là một tác phẩm đồ sộ. Có thể coi nó là tác phẩm có một không hai của văn minh Đông phương. Không thể phủ nhận công lao to lớn của đất nước Trung hoa đã dày công duy trì và phát triển Kinh Dịch để có tầm vóc như hiện nay. Tuy nhiên hiện nay vấn đề nguồn gốc suất xứ của Kinh Dịch vẫn chưa được khẳng định. Nên đây cũng là một ẩn số cho những người nghiên cứu và những người quan tâm đến Kinh Dịch. - Kinh dịch không chỉ đơn giản là học thuật mà còn liên quan đến nhiều mảng khác: Lịch sử, Văn Hóa, Triết học, Tín ngưỡng.v.v. Thực ra khi viết tiểu luận này cháu hy vọng có thể đạt được một những điều sau: - Đóng góp chút ít kiến giải về Kinh dịch (liên quan đến học thuật) - Bày tỏ quan điểm riêng về nguồn gốc Kinh dịch. - Đưa ra cách tiếp cận mới để tiếp cận nguồn gốc của Kinh dich. Chính vì mục đích trên mà cháu đã nhờ bác Thiên Sứ phản biện để loại bỏ những sai lầm do hiểu biết còn hạn chế. Khi đưa ra quan điểm của mình cháu luôn tâm niệm là phải tôn trọng sự thật. Nếu trong quá trình đào sâu suy nghĩ, may mắn chứng minh được Kinh Dịch đúng là có xuất phát điểm Trung Hoa thì cũng rất vui mừng vì làm sáng tỏ được vấn đề. Cháu sẵn sàng phản biện lại những quan điểm sai lầm của mình đã đưa ra trước đó. Tất nhiên là trên tinh thần tôn trọng sự thật và vì học thuật. Dựa theo ý tứ của bác Thiên Sứ thì cháu cũng hiểu ra là khó có thể có một không gian thuần túy học thuật vào thời điểm hiện nay. Có lẽ ban đều cháu cũng đã nhận thức thiếu ít nhất 2 lĩnh vực rất quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến không chỉ Kinh Dich mà còn ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực khác nữa. Cháu sẽ vẫn quan tâm đến Kinh Dich vì học thuật và cháu nghĩ rằng sự thật vẫn luôn sự thật giống như câu nói nổi tiếng của Copernic "dù sao trái đất vẫn quay". Một lần nữa cháu cám ơn bác Thiên Sứ đã chỉ bảo. Xin tiếp tục được ghi nhận những phản biện của bác. Chúc bác vạn sự như ý. Nhật Tâm
    1 like
  9. Nhật Tâm thân mến. Toàn bộ Chương II của anh nhằm chứng minh Kinh Dịch liên quan đến thuyết Nhật Tâm. Tôi chưa xem kỹ lắm. Nhưng một minh chứng gián tiếp cho điều này đã được Lưu Tử Hoa minh chứng ở viện Hàn Lâm khoa học Pháp vào những năm 30 của thế kỷ trước, khi ông ta dùng Bát Quái Văn Vương xác minh rằng: Có hành tinh thứ X trong hệ Mặt trời (Tức là xác định cả cấu trúc Thái Dương hệ phù hợp với Kinh Dịch). Tôi giả thiết rằng: Toàn bộ luận cứ của anh là đúng. Thì điều này chưa phải là luận cứ thuyết phục Kinh Dịch thuộc về văn minh Lạc Việt. Vấn đề là ở Chương III trong tiểu luận của anh. Còn tiếp
    1 like
  10. Nhật Tâm thân mến. Tôi là người đầu tiên minh chứng - chứ không phải chỉ đặt vấn đề - Lý học Đông phương và tất cả mọi phương pháp ứng dụng của nó thuộc về người Lạc Việt và không phải thuộc về nền văn minh Hoa Hạ. Tất nhiên tôi có cảm tình với tất cả những ai có cùng một cách nhìn và quan điểm giống tôi. Tuy nhiên, về nguyên tắc phương pháp luận và phương pháp chứng minh với quan điểm là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Ngay cả với giáo sư Lê Mạnh Thát và Trần Đại Sỹ là người cùng quan điểm, tôi cũng nhận thấy những ưu điểm trong phát kiến của hai vị này, nhưng cũng nhận thấy sai lầm của các ông này và cũng công khai rất rõ trên diễn đàn lyhocdongphuong. Tôi sẵn sáng đứng bên cạnh ông Lê Mạnh Thát nếu có cuộc hội thảo khoa học của hội Sử học Việt Nam, phản biện quan điểm của ông. Tôi rất hy vọng vào những người trẻ tuổi như Dorẻmon, Nhât Tâm sẽ tiếp tục khám phá và minh chứng điều này. Tuy nhiên điều đó, không có nghĩa tôi ủng hộ một cách si mê và cực đoan. Bởi những luận cứ cần có một cơ sở khoa học theo đúng tiêu chí khoa học. Nếu không nó sẽ bị sụp đổ và vì thế ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống. Có những luận cứ sai, có thể hiệu chỉnh và phát biểu lại, nếu nó thuộc về những khía cạnh của vấn đề và mang tính chi tiết chuyên sâu. Nhưng có những luận cứ sai về nguyên lý căn bản thì phá hỏng toàn bộ. Công cuộc chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến cực kỳ phức tạp. Ngoài việc phải thuyết minh một cách khoa học của nội dung luận điểm, thì còn phải chống đỡ với nhiều vấn đề phức tạp phi khoa học. Thí dụ như BBC, chưa bao giờ đăng một bài nào có nội dung bênh vực Việt sử 5000 năm văn hiến - kể từ khi phong trào phủ nhận Việt sử xuất hiện vào những năm 1971 (Đây là thời điểm tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp) - cho dù những người có tên tuổi như giáo sư Trần Đại sỹ, hoặc như tác giả của cuốn sách nổi tiếng "Địa Đàng phương Đông - một quá khứ bị lãng quên". Cũng chưa hề thấy BBC một lần nhắc đến họ.....Đủ hiểu vấn đề phức tạp như thế nào. Đây là tôi mới chỉ nói sơ sơ - rất sơ sơ - về sự phức tạp của vấn đề. Nhưng anh và mọi người có thể suy luận ra, nếu chịu suy luận. Nó không đơn giản là một vấn đề học thuật thuần túy, như lúc đầu tôi tưởng. Bởi vậy, tôi đang cân nhắc xem có nên tiếp tục công việc của mình nữa hay không, khi nó không đơn giản là một vấn đề học thuật thuần túy. Có những kẻ đã công khai đe dọa ngay trên diễn đàn này và vu cáo. Thí dụ như những commmen trên chungta.vn,của FPT mà tôi đã chép về trên ngay diễn đàn này. Tuy nhiên, thời gian còn lại trước khi quyết định ngưng hay không, tôi sẽ chỉ ra cho anh những mặt còn hạn chế của tiểu luận này và những mặt anh cần phát huy. Trong chương I anh viết: Toàn bộ chương này, chỉ là sự liên hệ giữa khoa học hiện đại và Kinh Dịch. Đây là điều nhiều người có tên tuổi đã làm và họ đã viết thành sách. Nhưng điều đó, không có nghĩa phủ định Kinh Dịch của văn minh Hoa Hạ. Tóm lại, cho đến hết chương này, chưa thấy một luận cứ nào thuyết phục, minh chứng Kinh Dịch thuộc về văn hiến Lạc Việt. Còn tiếp
    1 like
  11. Nhật Tâm xin giới thiệu một phần mềm rất tiện lợi cho việc quan sát các vì sao trên trời - AstroViewer. Người dùng có thể download phần mềm về máy (không có license thì chỉ xem được từ năm 1950 đến 1960). Nếu muốn xem với chức năng đầy đủ có thể dùng trực tiếp trên website http://www.astroviewer.com/interactive-night-sky-map.php Chương trình làm rất khoa học và trực quan, sẽ giúp ta nhận biết tên và vị trí các sao, các chòm sao và hệ mặt trời một cách trưc quan. Hy vọng sẽ giúp ích cho những ai muốn tìm hiểu về thiên văn. Nhật Tâm
    1 like