-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 15/12/2016 in all areas
-
Giới thiệu bài viết "Giải mã kiến trúc nhà ba gian" trong mối liên quan giữa Phong Thủy và Đông Y của anh +Achau+ Thành viên nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương ============================== GIẢI MÃ KIẾN TRÚC NHÀ BA GIAN Văn hóa Việt dù đã trải qua hàng ngàn năm thăng trầm nhưng vẫn phảng phất đâu đây một nét gì đó tuy giản đơn, mộc mạc nhưng vẫn rất riêng, duyên dáng và đậm bản sắc! Trong số những di sản văn hóa đáng trân quý và còn được lưu trữ cho tới ngày nay không thể không nói tới nghệ thuật kiến trúc những ngôi nhà 3 gian đầy ấn tượng và rất đặc biệt trong kho tàng kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam. Suốt một thời gian dài, kiến trúc kiểu này đã trở nên phổ biến và trở thành một lối kiến trúc rất độc đáo trong nhiều làng quê Việt. Nhà ba gian thường được chia làm 2 nhà tách rời và quay theo 2 hướng khác nhau. Thông thường, căn nhà chính được chia thành 3 khu vực: gian chính giữa thờ tổ tiên và tiếp khách, hai đầu hồi nhà là hai gian buồng và cũng vì điểm này mà dân gian quen gọi đây là nhà 3 gian. Theo lối kiến trúc này, căn nhà chính thường quay theo hướng Nam hoặc Đông nam, còn gian nhà bếp dựng riêng bên trái và vuông góc với nhà chính thì quay về hướng tây hoặc tây nam. Đến giờ có thể nói rằng, việc chọn các hướng trên khi thiết kế nhà ba gian hoàn toàn không hề mang tính ngẫu nhiên. Hơn thế, vì sự phổ biến kiểu nhà này ở khắp một vùng nông thôn rộng lớn và rất lâu đời đã chứng tỏ kiến trúc theo phong cách này hoàn toàn là một sự chọn lựa có chủ ý. Như mọi người đều biết, việc giải mã một di sản văn hóa không bao giờ là một chuyện dễ dàng và càng không phải là chuyện của một sớm một chiều...! Cũng không khác với các di sản văn hóa khác, kiến trúc nhà ba gian được giới nghiên cứu cổ học đặc biệt rất quan tâm và dày công nghiên cứu. Cho đến hôm nay, khi hậu học "hiểu" được đôi chút về kiến trúc này mới thấy ẩn chứa trong đó một mảng kiến thức về lục khí ứng dụng trong phong thủy rất quan trọng, có thể được coi như là một báu vật mà trong sách vở cổ thư hầu như đến nay đã không còn lưu trữ. Kiến trúc nhà ba gian có điểm rất rõ nét và riêng biệt là phòng khách thuộc bộ khí thì quay về hướng của huyết (theo phong thủy lục khí, trục nam bắc, đông nam - tây bắc là trục của huyết) và gian bếp thuộc bộ huyết lại quay theo hướng đón khí để quân bình khí huyết (trục đông tây, đông bắc - tây nam là trục của khí). Một điểm quan trọng nữa trong việc chọn lựa các hướng này là gian nhà chính tượng dương rất cần bổ sung âm huyết, năng lượng của sự nhẹ nhàng, trôi chảy, sâu sắc. Còn gian bếp tượng âm nên cần bổ sung dương khí, trường khí của sự hoạt bát, sôi động. Điều này cho thấy trong dương rất cần có âm, trong âm cũng cần có dương, trong khí cần có huyết và trong huyết cũng cần có khí để cho vạn vật giao hòa, sinh sôi, nảy nở, tươi tốt, ai ai cũng được minh mẫn và khỏe mạnh. Việc thiết kế 2 gian nhà trong một quần thể kiến trúc hướng theo 2 trục khác nhau như trên trên lại đắc được cách tọa càn khôn. Cho thấy, ở những gia đình đó vẫn còn lưu giữ được truyền thống nền nếp, tôn ti trật tự, mọi người trong nhà yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và sống cởi mở với bà con lối xóm. Điểm sâu sắc nữa khi thiết kế nhà ba gian là cổ nhân đã chọn 2 huyệt vị quan trọng nhất của sân trước là MỘC huyệt và HỎA huyệt để trổ cửa chính và cửa bếp. Hơn nữa, việc chọn lựa 2 huyệt này lại có hành thuận sinh với THỬ huyệt của phòng khách và MỘC huyệt của gian bếp. Điều này đem tới cách của âm dương giao trì với rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Ngoài hệ thống kết cấu cột, kèo và độ dốc của mái nhà đều liên hệ đến nhau rất chặt chẽ với nhiều ý nghĩa thì không thể không đề cập tới sự tương quan về kích thước, tương quan về tỷ lệ giữa sân trước, gian nhà chính và gian bếp. Bởi vì, đây chính là yếu tố để xác định chính xác huyệt vị và là thành tố không thể thiếu quyết định nên việc " lợn béo, lợn gầy" và khí huyết cho nhà ba gian. Điểm rất đặc trưng và mang tính nhất quán nữa trong thiết kế như trước không gian thờ, người ta thường đặt một bộ trường kỷ hoặc bàn ghế tiếp khách, nhà lại được chia làm hai trái thì một bên kín đáo làm phòng ngủ, một bên buồng có cửa hông để ra vào làm nơi cất trữ thóc giống cho mùa sau cho thấy hình ảnh của THỦY thuận sinh THỬ, hình ảnh của tạng là nơi tàng tinh, chứa khí, phủ có công năng hấp thụ, chuyển hóa dưỡng chấp cung cấp sinh khí cho toàn bộ ngôi gia đã được vận dụng thật khéo léo và rất tinh tế. Một nét son nữa không thể không nói tới là sau khi "vọng" toàn bộ ngôi nhà, trên cơ sở Bộ Mạch Lục Khí (thổ, mộc, thủy và hỏa, kim, THỬ) cho ta hình ảnh của Bình mạch, hình ảnh của sự quân bình về âm dương, khí huyết rất nhẹ nhàng, uyển chuyển nhưng thật vô cùng quan trọng. Qua đây mới "thấy" được ẩn ý hết sức sâu sắc và vô cùng uyên bác của tổ tiên khi muốn giữ lại cho con Hồng, cháu Lạc những tinh hoa của nghệ thuật kiến trúc qua hình tượng nhà ba gian! Với cách thiết kế này tuy không thuộc loại phát phú nhưng cũng rơi vào hàng quý cách. Hơn thế, nó cũng nói nên được phần nào về nhân cách của người nông dân ở làng quê Việt, sống giản dị, thanh cao và rất giàu lòng vị tha, nhân ái. Xin bày tỏ tri ân tới những gia đình ở làng quê Việt, những người đã chung tay gìn giữ và bảo tồn một di sản văn hóa kiến trúc rất đáng trân quý cho con cháu! Một lần nữa, tính khoa học và sự liên quan mật thiết giữa Thiên, Địa, Nhân trong cổ phương học lại thêm phần minh chứng. Thật đáng quý vô cùng! +Achau+1 like
-
Nếu dân tộc, văn hoá, lãnh thổ Bách Việt đều chiếm phần lớn trong thời cổ sử Trung Hoa thì sao bạn Bé thơ cho rằng chính sử Việt không thể đã từng là chính sử Tàu trong thời gian này? Nếu nói Càn Long đã tận thu, hủy diệt nguồn gốc Bách Việt của Trung Hoa khi người Mãn chiếm đóng Trung Hoa thì chẳng khác gì đã công nhận Trung Hoa từng có sử của dân Bách Việt. Bạn Bé thơ như vậy đã công nhận hết điều trên nhưng vẫn cho rằng sử Tàu không thể là sử Việt dù là thời cổ, như vậy chỉ là định kiến do giáo dục và truyền thông tạo ra, chứ không phải suy nghĩ một cách khoa học và cầu thị.1 like
-
Thưa bạn Bé Thơ và các bạn , Tôi xin cô đọng hết mức ý tưởng của mình để tránh lầm lẫn khi đọc Sử thuyết họ Hùng . Sử việt nam và Trung quốc ngày nay vì đứng trên 2 quan điểm khác nhau nên có những Giai đoạn lịch sử khác nhau bên cạnh giai đoạn Trùng nhau hay nói khác đi chỉ là một . - Trung quốc ngày nay là 1 hợp chủng quốc do nhiều dân tộc hợp thành trong đó con cháu người Bách Việt vùng Hoa nam có vai trò trung tâm bên cạnh các tộc người khác là Hán, Hung, mông ,mãn .v.v. - Sử Việt là lịch sử thuần của dòng Bách Việt mà chi duy nhất còn lại là Lạc Việt tiền nhân của người Việt nam ngày nay . Những giai đoạn trùng nhau là thời kỳ người Bách Việt làm chủ thiên hạ vì lúc này Sử Trung quốc và sử Việt cùng là sử của người Bách Việt . Giai đoạn khác nhau là thời ngoại nhân làm chủ , con dân Bách Việt là nô lệ : - Sử trung quốc với quan điểm ‘hợp chủng quốc’ vẫn coi đó là 1 triều đại chính thống . - Sử Việt trên quan điểm thuần nòi giống Việt coi đó là thời lệ thuộc ngoại bang thường gọi là thời bắc thuộc . Chính vì có những thời 2 dòng sử trùng nhau đã nêu trong Sử thuyết họ HÙNG khiến bạn Bé Thơ cho là ...lấy sử Tàu làm sử ta .... xin bạn đọc kỹ Sử thuyết họ HÙNG và Văn minh họ HÙNG ngay trong diễn đàn này để biết rõ hơn về từng thời kỳ và đặc biệt là không gian sống của dòng Việt trong thời kỳ lịch sử ấy , lãnh thổ của người Việt đã có thời vô cùng to lớn chứ không phải chỉ bó hẹp trong diện tích lãnh thổ hiện nay . Còn bạn có thể hỏi tại sao lại chỉ trùng nhau về đại thể còn chi tiết thì không giống chút nào .... Như tôi đã nhiều lần trình bày ...ở Trung quốc sau ‘Tứ khố toàn thư’ thì chẳng còn gì hoàn toàn thật , trong tất cả sách vở những gì không có lợi cho sự cai trị của nhà Mãn thanh đều đã bị cạo sửa..., sách sử cũng không ngoại lệ nên trong sử Trung quốc ngày nay thật giả lẫn lộn...chúng hoà trộn vào nhau để tạo thành 1 pho sử mang dấu ấn ...‘Càn long chế phẩm’.trong đó nét chính là ....sự độc tôn của Hán tộc ; toàn bộ lịch sử và văn minh người Trung quốc xuất phát từ bờ Hoàng hà..., Hoa nam chỉ là vùng được Hán tộc khai hoá sau này . Còn ở Việt nam thì sau thời cai trị của giặc Minh sử liệu chúng ta chẳng còn gì , với mục tiêu rõ rệt là : xoá bằng sạch mọi dấu tích về nguồn gốc người Việt , Minh Thành tổ đã ra lệnh cướp sạch ,đốt sạch , đập sạch ,phá sạch ...., phải nói thật lòng : Lịch sử Việt ngày nay là lịch sử khôi phục từ ký ức mà ký ức dân gian qua khoảng thời gian trên chục năm thống khổ cùng cực lúc nào dao cũng kề cổ thì làm sao còn có thể nhớ lại đầy đủ chính xác mọi chi tiết cả 5000 năm lịch sử dân tộc ., tệ hại hơn sau này nguồn sử liệu duy nhất có thể tham khảo , đối chiếu lại là ....‘tứ khố toàn thư’ ... nên đã khó càng thêm khó. Với lý do như trên mà 2 dòng sử Việt nam và Trung hoa dù cùng viết về 1 giai đoạn lịch sử của người Bách Việt vẫn có các chi tiết khác nhau như chúng ta đang thấy ; cũng chính vì điều này để có được lịch sử dòng giống Việt chân xác- rõ ràng -chi tiết thì cầm chắc còn phải tốn rất nhiều công sức và thời gian ..., thực .... thiên nan vạn nan !1 like
-
Bạn Bé thơ ngạc nhiên và thấy vô lý thì cũng dễ hiểu. Nhưng chính sự "vô lý " ấy thể hiện chiều sâu nghiên cứu và phát hiện của Sử thuyết. Nếu bạn suy nghĩ một chút trước những thông tin mới về Trung Quốc ngày nay thì sẽ thấy những gì đưa ra không vô lý chút nào. Còn nếu bạn cứ bám vào những gì đang được giảng dạy khắp nơi thì chẳng có gì mà bàn. Tôi chỉ xuất phát từ những cảm nhận chung để thấy tính hợp lý của Sử thuyết. Bạn Bé thơ cứ từ từ mà nghĩ xem: - Theo di truyền học hiện đại người Trung Quốc chủ yếu có nguồn gốc người Nam Á (công trình của bác sĩ Chu). - Phân tích về văn hóa, yếu tố Bách Việt (Nam Á) trong văn hóa Trung Quốc chiếm hơn 70% (GS Kim Định) - Những thành tựu văn minh cổ đại của Trung Quốc bây giờ xác định là của Việt. Điển hình là chuyện nguồn gốc Kinh Dịch. - Thời cổ đất đai Bách Việt ít nhất chiếm 1/2 diện tích Trung Hoa (Văn Lang Động Đình Hồ, Nam Việt Triệu Đà và Lĩnh Nam của Hai Bà Trưng). Nếu như vậy sử Tàu không có sử Việt thì mới là lạ. Vì thế mà có những học thuyết của anh Thiên Sứ, cho rằng Trung Quốc đã chiếm đất và chiếm văn hóa 5000 năm của Bách Việt Nam Dương Tử. Sử thuyết của anh nhatnguyen52 cũng vậy, thêm vào là ngoài đất đai, văn hóa, tộc Hán đã sang tên cả lịch sử của người Việt. Còn Càn Long đã cạo sửa cái gì nếu không phải là nguồn gốc Bách Việt của văn hóa Trung Hoa? Như anh nhatnguyen đã viết: "Khiết đan, Liêu, Hán một dòng". Mãn Thanh và Hán tộc cùng nguồn gốc Mongnoloid phương Bắc, có gì mà phải cạo sửa? Sau khi cạo sửa có thấy gì thay đổi đối với sử Hán đâu? Trong khi đó sử Bách Việt (người Hoa ở Nam Trung Hoa) thì biến mất hoàn toàn sau đợt cạo sửa này.1 like
-
Betho viết: Đúng vậy. Nhưng trong quá trình phục hồi đó, anh Nhatnguyen thấy nó đã bị đánh cắp và anh ấy lên tiếng. Cũng giống như bạn, giả sử, được Tổ tiên truyền lại là dòng họ nhà bạn có một vật gia bảo thiêng liêng đã bị thất lạc và di ngôn cho hậu thế phải tìm lại. Đầu tiên bạn nghĩ là nó bị thất lạc đâu đó đã nhiều năm. Đùng một cái, qua nhiều nghiên cứu tìm tòi trong quá trình tìm kiếm, bạn phát hiện nó đã bị ông hàng xóm chiếm dụng lâu nay mà bạn vẫn cứ tưởng là của ông ta! Bạn sẽ làm gì ? Tôi đã nói là anh Nhâtnguyen hoàn toàn không muốn gộp lịch sử của Ta Tàu đâu. Chính sử của Ta và Tàu còn quá nhiều điểm vô lý. Anh ấy chỉ ra những vô lý trong sử Tàu (cái này thì tôi đồng ý) và cho rằng đó là đồ họ tháu cáy được của sử Ta mà ta không biết. Trên cơ sở đó, anh ấy chỉnh đốn lại sử ta. Bạn nên hiểu đúng ý anh ấy.Nếu bạn thấy không hợp lý thì hãy phản bác lại bằng những luận cứ xác đáng. Tôi cho rằng anh Nhatnguyen cũng rất không muốn vơ vào những cái gì không phải của ta. Anh ấy sẽ cám ơn bạn khi thấy bạn đúng. Thân mến!1 like
-
Betho chưa đọc kỹ những bài của anh Nhâtnguyen rồi. Anh Nhất nguyên không có một tý ý muốn nào gộp sử Tàu vào sử ta đâu. Anh ấy muốn nói rằng cái đang được coi là sử Tàu ấy, hầu hết là đánh cắp, ăn cướp, tráo đổi sử ta mà thôi. Cái gọi là dân tộc Hoa đó chính là đám người Việt, con cháu vua Hùng đã bị đánh lừa, nhồi sọ một cách tinh vi và lâu dài đến nỗi nhận giặc làm cha, quên mất cả cội nguồn, cho Tổ tiên đích thực là người xa lạ, thậm chí còn khinh miệt. Do những thủ đoạn tráo trở tinh vi thì cho đến nay, cổ sử ta cũng sai mà Tàu cũng láo. Trong cái sai cái láo ấy cũng còn có manh mối để tìm ra sự thật. Anh Nhatnguyen đang cố gắng phác họa lại một số nét chính mà anh ấy cho là đúng đắn. Nếu bạn thấy sử sách đã ghi chú rõ ràng (Từ thời Quan Vũ) thì hãy nêu vài luận cứ bác bỏ những luận điểm của anh ấy xem sao. Tôi e rằng không dễ đâu. Còn tôi thì thật sự kinh ngạc khi đọc những bài của Nhatnguyen!1 like
-
Bạn Ninh Song chắc đọc nhầm chỗ nói An Dương Vương thắng Đồ Thư mà thua Triệu Đà là bài tôi thắc mắc với anh Thiên Sứ, chứ không phải của anh nhatnguyen52. Theo như tuổi Triệu Đà của chính sử (121 tuổi, ở ngôi 70 năm) thì Triệu Đà cấp "visa" không chỉ cho Lưu Bang mà cho cả Tần Thủy Hoàng vì khi thống nhất Trung Hoa biên giới Tần đã đến vùng miền Trung Việt Nam. Bạn Ninh Song cho tuổi của Triệu Đà và chuyện "visa" này là thật sao? Về chuyện Thái Công trong văn học vẫn còn có điển tích bố Lưu Bang vì nhớ đất Phong quá nên Lưu Bang đã cho làm một khu đất mới gần kinh đô giống y như vùng đất Phong, mang theo cả gà lợn từ quê hương. Như vậy kinh đô của Lưu Bang và quê ông ta phải rất xa nhau, không thể gần như chính sử Tàu vẫn định vị hiện nay. Khảo cổ Việt Nam đến mộ các vua Lý còn chưa biết ở đâu, nói gì đến mộ các vua từ thời trước công nguyên. Chưa kể các vua thời đó nhiều khi chôn không chỉ ở một mộ. Dựa vào mấy ngôi mộ cũng không phải là chính xác. Tôi thấy học thuyết của hai anh Thiên Sứ và nhatnguyen52 thực ra là tương đồng quan điểm, khác nhau về chi tiết. Cả hai học thuyết đều ủng hộ văn minh Việt trên 5000 năm, nếu không phải là vạn năm.1 like
-
Ninh Song viết: Bạn có thể viết nhiều câu hơn thế nữa - thí dụ như:Thiên Sứ lập luận không chặt chẽ, phi logic. Hoàn toàn chủ quan, không có tính khoa học, rất duy ý chí...vv...và ...vv. Nhưng tôi cần bạn chỉ ra điều đó. Bạn nói vì là người Việt Nam nên muốn tôi đúng. Nhưng thành thật mà nói: Trong khoa học không có vấn đề là người Việt nên đúng bạn ạ. Tôi chờ bạn chỉ ra cái sai của tôi. Nhưng tôi tin rằng bạn không đủ khả năng làm điều này. Với bạn, tôi không cần phản biện mà chính bài viết của bạn sẽ là điều tự phản biện. Từ khi tôi viết sách minh chứng cho Việt Sử 5000 năm văn hiến - Kinh Dịch và tất cả những gì liên quan đến lý học thuộc về người Việt thì cũng gặp không ít người như bạn. Chê bai đủ thử theo kiều: Sai rồi! Làm gì có chuyện đó. Tôi chẳng biết bạn là ai, "chình độ" đến đâu. Nhưng qua vài bài viết của bạn thì tôi thấy bạn không đủ khả năng phản biện tôi (Ngoài trừ đằng sau bạn có ai đó). Không tin bạn thử xem. Còn để chê bai thì không cần đến "chình độ" văn hóa bạn ạ!1 like
-
Bạn NINH SONG ơi , tôi rất trân trọng những ý kiến đóng góp , chỉ xin bạn đừng 'Đùa' thôi ... Dĩ nhiên khi tôi đặt vấn đề và đưa ra câu trả lời về lịch sử Việt thì trong lòng tôi nghĩ là mình đúng ....nhưng tôi cũng luôn ý thức về sự hiểu biết hạn hẹp của mình nên không bảo thủ ...nếu các bạn cho tôi những thông tin mà tôi chưa biết , những chứng liệu lịch sử tôi chưa được đọc thì tôi cảm ơn vô cùng , biết đâu với những chứng liệu và thông tin mới biết đó tôi nhìn ra điều mới khác với những gì mình đã nghĩ . Tôi nghĩ cả tôi và anh Thiên Sứ không phải ...viết chỉ riêng cho mình mà là cố công tìm tòi phục dựng Lịch sử chân xác của ...chúng ta ; vì vậy trên tinh thần phản biện khoa học xin các bạn cứ nêu ý kiến 1 cách thẳng thắn ...dù là bác bỏ những gì đã nêu ra tôi vẫn trân trọng và qúy mến , chỉ sợ 1 điều là cố ý phá rối vì 1 mục đích nào đó ... Nếu được thì xin anh cho tôi thêm thông tin về Ngọc phả của dòng họ Nguyễn ở Hà tây ... cảm ơn bạn trước Thân1 like
-
Thưa các bạn, Xin góp ý với các bạn về chủ đề bạn Thích đủ thứ đặt ra ... Thần Kim quy xưng mình là Thanh giang sứ giả ... Theo suy nghĩ của tôi thì không phải là thần KIM quy nghĩa là rùa thần bằng vàng mà là thần KINH quy nghĩa là thần rùa sông ( kinh = kênh = sông lạch ) chính vì vậy ‘cụ’ mới xưng là ‘Thanh giang sứ giả’ vì ẩn trong thần thọai có bóng của sự thực , học gỉả Nguyễn hiến Lê đã nêu trong Trung quốc sử lược : loài rùa dùng trong bói toán nhà Thương Ân chỉ sống ở vùng sông Dương tử không hề có ở Hoàng hà. Dương tử chỉ là ký âm sai của GIANG TỪ , chữ Hán nhưng theo cấu trúc Việt ngữ có nghĩa là SÔNG THƯƠNG ; giang là sông - từ nghĩa là thương ( thương yêu = từ ái ) , trong Hoa ngữ thương đồng âm với thương là màu xanh và đồng nghĩa với THANH nên suy ra ...Thanh giang chính là sông Dương tử ngày nay . Như vậy là trùng khớp với suy đoán của bạn Minh Xuân ; cả cụm từ Thần Kim quy- Thanh giang sứ gỉa là mật ngữ ẩn chỉ ‘Quy tàng dịch’ của nhà Thương mà thôi , việc rùa thần tặng cái móng hay vuốt để tướng quân Cao lỗ chế ra nỏ thần...là có ý nói : ... nhà Chu đã thành công trong việc ứng dụng các nguyên lý của dịch học vào việc chế tạo công cụ , tiêu biểu là chế ra nỏ thần 1 loại vũ khí tức công cụ chiến tranh , cái móng là phần chạm đất của chân rùa nghĩa bóng của nó chỉ sự ứng dụng dịch học vào thực tiễn đời sống . Về vấn đề nhân danh –địa danh Sử Tàu nếu đọc kỹ sẽ thấy thường không có tên thực của các nhân vật lịch sử thay vào đó phần nhiều là các danh hiệu như Triệu Đà -Triệu Tha thực ra là Triệu Đào , Triệu Thao nghĩa là chúa đất Đào , Đất Thao , Trương Giác hay Trăng nhất chỉ nghĩa là vua bà thứ 1 , thứ 2 mà thôi .( Ly là mặt trời chỉ vua ông , trăng chỉ vua bà ), Vũ Văn giác , Vũ Văn hộ là vua Văn thứ 1 , vua giám quốc triều Văn đế .v.v.; Hán vương-Sở vương thực ra chỉ là Hên vương - Sui vương hay đế Hơn –đế Thua mà thôi . Trường hợp Vũ hậu chưa chắc Vũ đã là họ Vũ mà Vũ hậu rất có thể chỉ có nghĩa là vua bà hay nữ hoàng mà thôi . Còn tên đất thì ta luôn luôn gặp chữ .... ‘nay là’ tức luôn luôn là sự chỉ định chủ quan tùy ý người chỉ định không cần 1 dẫn chứng nào về sự liên quan giữa xưa và nay ví dụ như kinh đô thứ 3 của nhà Hạ là Dương thành ....tại sao không là Dương thành ở Quảng Đông còn sờ sờ ra đấy mà lại ... ‘nay là’ ...gì gì đó tận Hà bắc ? ; giới sử học Trung quốc ...dựa vào đâu để bảo Chân định quê hương Triệu Đà nay ....ở Hà bắc ...? họ cũng tự ý ấn định Dự châu ... ‘nay là...’ vùng bắc Hà nam mà không để ý đến chữ ‘tượng’ to tổ bố trong chữ Dự ....bờ Hoàng hà thì làm gì có bóng dáng voi bao giờ để chữ Tượng là con voi....cấu thành tên Dự châu ? nói chung tất cả là sự ấn định tùy tiện chẳng cần căn cứ gì cả .... Ngoài ra phải kể đến ý đồ của những ông chủ ...đặt hàng cho những ‘thợ’ viết ...sử Vua Cuồng long hay Càn long nước Mãn thanh đã từng bắt chước những gì đế quốc Minh làm trên đất Việt .... ra chỉ thị rất rõ ràng ....’những gì sửa được thì sửa những gì không thể sửa được thì ...đốt...’ hỏi như thế thì lịch sử Trung quốc còn có được bao nhiêu % là sự thật ? những ai muốn đến được với lịch sử Trung hoa thực buộc phải vượt qua trận đồ bái quái ...chữ với nghĩa ...đã không ít người chịu chôn thây không thể vượt qua trận đồ này nên mãi cho đến nay lịch sử Trung hoa vẫn còn là Hán sử-Man sử . Sử Tàu là thế sử Việt cũng bấp bênh không kém . Việt sử chỉ mới có những chứng cứ xác thực từ nhà Hậu Lê vì theo chính sử thì vua nhà Minh đã ra lệnh đốt phá hủy hoại tất cả , phải xoá sạch mọi dấu vết lịch sử để người Việt không còn chút dữ kiện nào hòng có thể nhận ra gốc gác dòng giống mình , cũng may thời nô lệ nhà Minh chỉ khoảng hơn chục năm nên ký ức vẫn còn dù mọi chứng tích vật thể không còn , phải thành thật nói Việt sử thời trước đô hộ nhà Minh là lịch sử khôi phục từ ký ức ...nên chứa đựng rất nhiều điều không rõ ràng .... trong tình huống tương tự như thời hậu Tần .... khi những dữ kiện lịch sử – kinh sách phải chuyển đổi từ tín hiệu âm thanh sang văn tự ...thì độ chính xác tới đâu ...hết thảy tùy thuộc vào người kể và người chép lại . Đặc biệt riêng với hoàn cảnh Việt nam .... những thông tin trên lãnh thổ mênh mông hàng vài triệu km2 thời qúa khứ cha ông bị thu nhỏ dồn nén lại trên vùng đất lúc đặt bút viết sử thời hậu Lê về sau chỉ khoảng 150.000 km2 ở bắc trung và bắc Việt ngày nay thì làm sao có thể nói đến sự chính xác như 2+2=4 được ; lãnh thổ quốc gia cứ mất dần ...vùng mang quốc thống họ Hùng cứ dần hẹp lại , những người không muốn bị đồng hoá buộc phải di cư ;người đi ...thần cũng đi theo , người Việt đã gom tụ ... ‘tổ tiên’ từ quê hương thực mênh mông thiên địa về phần đất còn lại sau cùng của dòng giống ...; hiện tượng phổ biến : bài vị tiền nhân được an vị trong đền miếu mớ i kèm theo việc những truyền tụng về các vị được thời đại hóa –địa phương hoá cho phù hợp với ...khung cảnh mới ....dần dần theo thời gian không còn ai nhớ được thông tin gốc nữa , thế là moị chi tiết trong truyền thuyết trở thành ....chính xác cụ thể trong con mắt hậu thế . Chưa kể đến sự cố ý biến đổi những thông tin trong truyền thuyết cho hợp theo 1 mục đích nào đó chỉ việc địa phương hóa , thời đại hoá truyền thuyết không thôi cũng đã khiến sai lệch nhiều lắm rồi , ký ức con người trong hoàn cảnh lúc nào cũng nơm nớp sợ mất đầu thì không thể nào lưu giữ nổi chi tiết đến chân tơ kẽ tóc trong 1 thời gian dài ,còn ghi nhớ được những tình tiết chính của lịch sử đã là may lắm rồi ,trên cái nền tình tiết chính ấy... tên người tên đất cụ thể người ta tự đặt mới thay thế cho những gì đã quên mất vì không còn cách nào khác.... . Sử Việt và phần sử Trung hoa đích thực là 2 dòng sử độc lập cùng ghi chép về những sự kiện –biến cố đã xảy ra trong thời quá khứ của người họ Hùng nhưng đứng chân trên 2 điểm nhìn khác biệt ; sự kiện những điều chép trong 2 dòng sử không hoàn toàn giống nhau là vì những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan đã nêu ., Vượt qua biết bao thăng trầm lịch sử , qua bao cơn nguy khốn tưởng chừng như diệt quốc thất tộc mà lúc này 2 dòng sử còn có được nét tương đồng đại thể đã là điều qúy lắm rồi , điều này đủ là bột để chúng ta ...có thể tạo nên hồ ....1 like
-
Kính anh Thiên Sứ , anh Minh Xuân và các bạn thân , Chúng ta cùng đi tìm sự thật . không mưu lợi riêng, không xảo trá, không ngụy biện thì thế nào cũng có ngày chúng ta gặp nhau , đấy là tất yếu khách quan , Với nỗ lực của bản thân mỗi người và sự phù hộ của tổ tiên tôi tin ngày ấy chắc chắn không còn xa. chào Thân ái1 like