-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 14/12/2016 in Bài viết
-
Giới thiệu bài viết "Giải mã kiến trúc nhà ba gian" trong mối liên quan giữa Phong Thủy và Đông Y của anh +Achau+ Thành viên nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương ============================== GIẢI MÃ KIẾN TRÚC NHÀ BA GIAN Văn hóa Việt dù đã trải qua hàng ngàn năm thăng trầm nhưng vẫn phảng phất đâu đây một nét gì đó tuy giản đơn, mộc mạc nhưng vẫn rất riêng, duyên dáng và đậm bản sắc! Trong số những di sản văn hóa đáng trân quý và còn được lưu trữ cho tới ngày nay không thể không nói tới nghệ thuật kiến trúc những ngôi nhà 3 gian đầy ấn tượng và rất đặc biệt trong kho tàng kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam. Suốt một thời gian dài, kiến trúc kiểu này đã trở nên phổ biến và trở thành một lối kiến trúc rất độc đáo trong nhiều làng quê Việt. Nhà ba gian thường được chia làm 2 nhà tách rời và quay theo 2 hướng khác nhau. Thông thường, căn nhà chính được chia thành 3 khu vực: gian chính giữa thờ tổ tiên và tiếp khách, hai đầu hồi nhà là hai gian buồng và cũng vì điểm này mà dân gian quen gọi đây là nhà 3 gian. Theo lối kiến trúc này, căn nhà chính thường quay theo hướng Nam hoặc Đông nam, còn gian nhà bếp dựng riêng bên trái và vuông góc với nhà chính thì quay về hướng tây hoặc tây nam. Đến giờ có thể nói rằng, việc chọn các hướng trên khi thiết kế nhà ba gian hoàn toàn không hề mang tính ngẫu nhiên. Hơn thế, vì sự phổ biến kiểu nhà này ở khắp một vùng nông thôn rộng lớn và rất lâu đời đã chứng tỏ kiến trúc theo phong cách này hoàn toàn là một sự chọn lựa có chủ ý. Như mọi người đều biết, việc giải mã một di sản văn hóa không bao giờ là một chuyện dễ dàng và càng không phải là chuyện của một sớm một chiều...! Cũng không khác với các di sản văn hóa khác, kiến trúc nhà ba gian được giới nghiên cứu cổ học đặc biệt rất quan tâm và dày công nghiên cứu. Cho đến hôm nay, khi hậu học "hiểu" được đôi chút về kiến trúc này mới thấy ẩn chứa trong đó một mảng kiến thức về lục khí ứng dụng trong phong thủy rất quan trọng, có thể được coi như là một báu vật mà trong sách vở cổ thư hầu như đến nay đã không còn lưu trữ. Kiến trúc nhà ba gian có điểm rất rõ nét và riêng biệt là phòng khách thuộc bộ khí thì quay về hướng của huyết (theo phong thủy lục khí, trục nam bắc, đông nam - tây bắc là trục của huyết) và gian bếp thuộc bộ huyết lại quay theo hướng đón khí để quân bình khí huyết (trục đông tây, đông bắc - tây nam là trục của khí). Một điểm quan trọng nữa trong việc chọn lựa các hướng này là gian nhà chính tượng dương rất cần bổ sung âm huyết, năng lượng của sự nhẹ nhàng, trôi chảy, sâu sắc. Còn gian bếp tượng âm nên cần bổ sung dương khí, trường khí của sự hoạt bát, sôi động. Điều này cho thấy trong dương rất cần có âm, trong âm cũng cần có dương, trong khí cần có huyết và trong huyết cũng cần có khí để cho vạn vật giao hòa, sinh sôi, nảy nở, tươi tốt, ai ai cũng được minh mẫn và khỏe mạnh. Việc thiết kế 2 gian nhà trong một quần thể kiến trúc hướng theo 2 trục khác nhau như trên trên lại đắc được cách tọa càn khôn. Cho thấy, ở những gia đình đó vẫn còn lưu giữ được truyền thống nền nếp, tôn ti trật tự, mọi người trong nhà yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và sống cởi mở với bà con lối xóm. Điểm sâu sắc nữa khi thiết kế nhà ba gian là cổ nhân đã chọn 2 huyệt vị quan trọng nhất của sân trước là MỘC huyệt và HỎA huyệt để trổ cửa chính và cửa bếp. Hơn nữa, việc chọn lựa 2 huyệt này lại có hành thuận sinh với THỬ huyệt của phòng khách và MỘC huyệt của gian bếp. Điều này đem tới cách của âm dương giao trì với rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Ngoài hệ thống kết cấu cột, kèo và độ dốc của mái nhà đều liên hệ đến nhau rất chặt chẽ với nhiều ý nghĩa thì không thể không đề cập tới sự tương quan về kích thước, tương quan về tỷ lệ giữa sân trước, gian nhà chính và gian bếp. Bởi vì, đây chính là yếu tố để xác định chính xác huyệt vị và là thành tố không thể thiếu quyết định nên việc " lợn béo, lợn gầy" và khí huyết cho nhà ba gian. Điểm rất đặc trưng và mang tính nhất quán nữa trong thiết kế như trước không gian thờ, người ta thường đặt một bộ trường kỷ hoặc bàn ghế tiếp khách, nhà lại được chia làm hai trái thì một bên kín đáo làm phòng ngủ, một bên buồng có cửa hông để ra vào làm nơi cất trữ thóc giống cho mùa sau cho thấy hình ảnh của THỦY thuận sinh THỬ, hình ảnh của tạng là nơi tàng tinh, chứa khí, phủ có công năng hấp thụ, chuyển hóa dưỡng chấp cung cấp sinh khí cho toàn bộ ngôi gia đã được vận dụng thật khéo léo và rất tinh tế. Một nét son nữa không thể không nói tới là sau khi "vọng" toàn bộ ngôi nhà, trên cơ sở Bộ Mạch Lục Khí (thổ, mộc, thủy và hỏa, kim, THỬ) cho ta hình ảnh của Bình mạch, hình ảnh của sự quân bình về âm dương, khí huyết rất nhẹ nhàng, uyển chuyển nhưng thật vô cùng quan trọng. Qua đây mới "thấy" được ẩn ý hết sức sâu sắc và vô cùng uyên bác của tổ tiên khi muốn giữ lại cho con Hồng, cháu Lạc những tinh hoa của nghệ thuật kiến trúc qua hình tượng nhà ba gian! Với cách thiết kế này tuy không thuộc loại phát phú nhưng cũng rơi vào hàng quý cách. Hơn thế, nó cũng nói nên được phần nào về nhân cách của người nông dân ở làng quê Việt, sống giản dị, thanh cao và rất giàu lòng vị tha, nhân ái. Xin bày tỏ tri ân tới những gia đình ở làng quê Việt, những người đã chung tay gìn giữ và bảo tồn một di sản văn hóa kiến trúc rất đáng trân quý cho con cháu! Một lần nữa, tính khoa học và sự liên quan mật thiết giữa Thiên, Địa, Nhân trong cổ phương học lại thêm phần minh chứng. Thật đáng quý vô cùng! +Achau+2 likes
-
Kính thưa quý vị, Xin được bắt đầu với việc phân tích địa chất vùng đồng bằng nam bộ nói chung và ĐBSCL nói riêng, nơi được coi là trung tâm văn hóa Óc Eo. Khác với khu vực miền đông và nam trung bộ, là những vùng có độ cao trung bình vài trăm mét so với mực nước biển với sự kiến tạo của đất xám phù sa cổ và đất đỏ bazan, khu vực ĐBSCL là mảnh đất được kiến tạo bởi sự bồi đắp phù sa cùng với sự phong hóa của đá vôi. Ngoài khu vực bán đảo Cà Mau và cửa sông Mekong là tương đối cao so vức mực nước biển do có sự bồi lấp và tiến biển (độ cao trung bình khoảng 4-5m, hằng năm bán đảo Cà Mau vẫn không ngừng tiến ra biển), còn những khu vực còn lại như vùng giữa sông Tiền và sông Hậu thì tương đối thấp (còn gọi là đất Giồng), thậm chí cho đến ngày nay, hằng năm vùng đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên vẫn là 6 tháng ngập nước. Do đó, cách nay hơn 2000 năm, có thể toàn vùng đồng bằng miền tây và một phần miền đông nam bộ là chìm trong nước biển. Trong tiểu luận "Từ sự hủy diệt của văn minh Óc Eo nhìn về Đồng Bằng Sông Cửu Long" của nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy có đoạn viết : Nhà địa chất học người Pháp H. Fontaine cho thấy bức tranh khái quát của việc biến đổi mực nước biển như sau: Cuối Đại Pleixtoxen đầu Holoxen có một đợt hải thoái, mực nước biển hạ thấp khoảng 100 - 120 m so với ngày nay, khiến cho Biển Đông chỉ còn là một vũng nhỏ. Tiếp đó là thời kỳ băng hà Wum cách nay 60.000 đến 11.000 năm. Sau giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 750 năm (từ 11.000 đến 10.250 năm trước) là thời kỳ băng tan và nước biển bắt đầu dâng. Sau đó vào năm 4850 trước Công nguyên, nước biển dâng lên bằng mực nước ngày nay. Sau thời kỳ này là 4 đợt hải xâm và 3 đợt hải thoái xen kẽ nhau: - Hải xâm Holoxen I từ 4850 đến 1650 trước công nguyên, kéo dài 3.200 năm với 3 giai đoạn đỉnh cao 4 m (năm 3900), 3 m (năm 2.950), 2 m (năm 2.350). - Hải thoái Holoxen 1 từ 1.650 năm đến 1.150 năm trước Công nguyên, thời gian 500 năm với mức hạ thấp nhất - 0,8 m xảy ra vào năm 1400 trước Công nguyên. - Hải xâm Holoxen II từ 1.150 đến 850 trước Công nguyên, thời gian 300 năm, đỉnh cao nhất xảy ra vào năm 950 trước Công nguyên. - Hải thoái Holoxen 2 từ năm 850 đến năm 200 trước Công nguyên, thời gian 650 năm, với cực tiểu 1 m xảy ra vào năm 550. - Hải xâm Holoxen III từ năm 200 đến năm 50 trước Công nguyên, kéo dài 150 năm, mức cao nhất khoảng 0,4 m vào năm 50. - Hải thoái Holoxen 3 từ năm 50 trước đến năm 550 sau Công nguyên, kéo dài 500 năm với mực nước thấp nhất - 0,5 m vào năm 200. - Hải xâm Holoxen IV từ năm 350 đến năm 1.150, kéo dài 800 năm với mức cao trung bình 0,8 m vào năm 650. - Từ năm 1.150 đến 1950 nước biển dao động 1 m, xem như ổn định hơn các thời kỳ trước. ........... Ngoài ra, khu vực biển Hà Tiên (Kiên Giang) hiện nay còn là bảo tàng sống động của sự phong hóa giữa biển và đá vôi với sự hiện diện của các đảo nhỏ và cả trên đất liền như chùa Hang, hang Cá Sấu, ... (về việc này thì tương đối giống với sự ăn mòn của nước biển và đá vôi ở Vịnh Hạ Long nhưng khác ở chỗ đồng bằng Bắc Bộ là cựu lục địa, không phải vùng đất mới như ĐBSCL). Như vậy, có thể hiểu được sự giao thoa văn hóa của các cư dân các vùng hải đảo phương nam và cư dân bản địa trong thời điểm hơn 2000 năm trước, khi bắt đầu sự kiện biển thoái, họ di chuyển đến bằng đường biển trước tiên là các đảo nổi và chìm, cùng với sự hình thành từng bước vùng đồng bằng của lưu vực sông Mekong. Đó chính là sự kiện lập quốc của vương quốc cổ Phù Nam. Còn sự việc anh Nhatnguyen52 có nói đến : khỏang giữa thế kỷ thứ 3 và thứ 4 sau công nguyên dân Phù nam đã ‘thỉnh’ một ông Ấn độ đến làm vua cai trị nước mình ... Xin được liên hệ với một sự kiện sau : bức tượng bà chúa xứ núi Sam .... (còn tiếp)1 like
-
Có người nói ....Việt và Hoa cùng gốc ...sao không nhập chung lại cho rồi ...? Xin thưa : Người Việt và người Hoa nam từ đời nhà ĐƯỜNG hay VIỆT THƯỜNG ( 618-907 )trở về trước giống nhau 100% vì là cành cây cùng gốc ; cùng thuộc dòng Bách Việt ...nhưng ngày nay người Việt và người Hoa nam : - Về mặt nhân chủng vẫn gần gũi , về văn hoá vẫn có những điểm giống nhau là những gì còn lại của qúa khứ xa xôi . - nhưng cũng đã khác nhau nhiều do người Hoa nam có sự pha trộn văn hóa với người HÁN- MAN hơn 500 năm trong khi người VIỆT còn tinh tuyền giòng máu cả đỏ lẫn trắng (văn hóa) của tổ tiên . Sự cưỡng bức đồng hoá của Nguyên mông và Mãn châu rất thô bạo - quyết liệt nên hiện nay ở Hoa nam xét theo tiêu chí Văn hoá Văn minh thì người Bách Việt xưa thực sự không còn , có còn chăng chỉ là vài sắc dân thiểu số... ; Hoa nam ngày nay đại đa số là người lai Hán-Hoa đã bị ‘tẩy não’ nên nào có ai còn biết tới vua HÙNG ? Chúng ta phải chấp nhận sự thực đau lòng ấy ...nên không thể nào có chuyện nhập chung lại ...như 1000 năm trước đây . nqn1 like
-
Kính anh Nhatnguyen52, Tôi thống nhất với anh rằng đã là nghiên cứu lịch sử nước nhà, cội nguồn và dòng chảy văn hóa dân tộc, thì không đồng nhất không gian đầy biến động của lịch sử cổ xưa với biên giới lãnh thổ hiện tại. Những vấn đề anh đưa ra rất xác đáng, chẳng hạn : Khi nói đến người Chăm thì ta nhắc đến vương quốc Chiêm Thành, nhưng vương quốc Chiêm Thành thì không chỉ có người Chăm. Và phải chăng tên gọi "Việt Nam" mới chỉ có khoảng 200 năm nay (?) Khi mà đã có những nghiên cứu bằng bút chứng hẳn hoi từ thời vua Quang Trung hoặc xa hơn là vào thời cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có nhắc đến 2 chữ "Việt Nam" (!) Rồi thì "Giao Chỉ" hay "Giao Châu", tên gọi (vùng) nào mới là nước ta ? Còn xứ "Việt Thường" là gì ? ... Trong truyền thuyết dân gian và cả trong chính sử đều chỉ rõ rằng "Văn Lang" là tên gọi chính thức của nước ta thời các vua Hùng nhưng tại sao trong sử Tàu không thấy nói đến 2 chữ "Văn Lang" mà chỉ có tên nước "Dạ Lang" ? ... Còn những điều kỳ quái anh nêu như trường hợp của Nùng Trí Cao, có lần trên diễn đàn này tôi cũng đặt nghi vấn tương tự, dù sơ sài và chưa nói hết ý, đó là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (mà tôi cho là một cuộc "chiến tranh toàn diện", và 3 năm tại vị của Hai Bà là "tình trạng chiến tranh" với nhà Hán). Cuộc khởi nghĩa oanh liệt này làm "dậy sóng" cả một vùng Hoa Nam rộng lớn mà các nghiên cứu gần đây cho thấy vẫn còn những đền thờ "Vua Bà" ở khắp miền nam Trung Quốc, vùng đất bị Hán hóa trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhưng thời gian diễn ra của nó thì quá ngắn ngủi, mà nguyên nhân chỉ được hiểu đơn giản là "thù nhà, nợ nước". Liệu một người nữ tướng vì căm giận giặc giết chồng mình có đủ tầm ảnh hưởng để cùng nhân dân đứng lên đòi nợ nước một cách sâu rộng như vậy không ? Khi mà thời ấy phương tiện liên lạc và di chuyển thời ấy còn rất hạn chế (!) Phải chăng Thi Sách tướng quân (đối với tôi tên Thi Sách hay Thi chẳng có gì quan trọng) phải là người có tầm ảnh hưởng thế nào chứ ? ... Vâng, đúng còn quá nhiều vấn đề cần sáng tỏ. Riêng về vấn đề này của anh tôi xin chưa có ý kiến : Người Việt có mấy ai biết con cháu họ Hùng trước thuộc lãnh thổ Đông chu , nước Yên , Tề ,Lỗ đã quây quần tụ hội thời nhà Nguyễn ...vương triều sau cùng của Đại Việt Nam , biên giới phía tây nước ta xa tới tận Thái lan – Miến Điện , Viên Chăn và Chân Lạp chỉ là 2 thuộ̣c quốc do 2 tiểu vương cai trị ----------------- Nhưng xin bắt đầu cuộc trao đổi với anh với mốc thời gian từ thời điểm đầu công nguyên, sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, đó là việc hình thành và lập quốc của vương quốc Lâm Ấp, như anh viết : Khoảng thế kỷ thứ 2 sau công nguyên người nước Yên cũ đã phục quốc ,sử sách trung hoa gọi là nước Lâm ấp . và Phù Nam : Khỏang vào đầu công nguyên người nước Tề xưa phục quốc dưới tên mới là Phù nam hay Bồ nam( bồ- bố) Anh Nhatnguyen52 thân mến, Về vương quốc Lâm Ấp - Chiêm Thành thì tôi thống nhất rằng được thành lập vào thế kỷ thứ 2 sau công nguyên, mặc dù hiện tại tôi vẫn đang tiếp tục tìm hiểu, bởi cho đến nay vẫn chưa tìm thấy tài liệu hay truyền thuyết nào nói đến trước đó có một vương quốc cổ của người Chăm tồn tại phía nam nhà nước Văn Lang. Tôi xin tiếp tục với Lâm Ấp - Chiêm Thành sau. Nhưng trước tiên tôi xin thảo luận với anh về vương quốc cổ Phù Nam và sự mất tích đầy bí ẩn của vương quốc này, cùng với nhận xét của anh : Phù nam đã có thời làm bá chủ trên phần đất Đông nam Á lục địa ngày nay chính vì điều này văn minh Thiên trúc đã phủ lấp khắp Đông nam Á như hiện thấy ..................... (Do bận việc riêng nên tôi xin tiếp tục với bài viết sau, kính nhờ BQT xóa dùm đoạn dưới cùng trong ngoặc này của tôi khi tôi post bài kế tiếp để đảm bảo sự liền mạch nhé - Xin cám ơn !)1 like
-
Thưa các bạn . Ngay từ khi đặt bút bắt đầu viết ...lòng tôi vẫn hằng mong ước đến ngày nào đó ‘Sử thuyết họ HÙNG’ trở thành công trình của tập thể những người nặng lòng với lịch sử nước nhà . Tôi chỉ là người khơi gợi nên một ý hướng , trải đầu óc mình ra trang giấy và mời gọi mọi người tham gia luận bàn ,sửa chữa ,bổ sung ...trên tinh thần Trung thực ,tôn kính tiền nhân và tôn trọng lẫn nhau xin các bạn cứ viết thoải mái ....tôi nghĩ lịch sử dân tộc , đất nước chúng ta còn muôn vàn điều phải tìm biết ...nếu không chấp nhận lối hiểu ....Giao chỉ là ....2 ngón chân cái bẹt ra khi đứng giao với nhau....hoặc Văn lang là nước ‘cau sọc’, Hùng vương là anh thợ săn đã bắt được con gấu nên được tôn là Hùng trưởng (hùng = gấu) , ông Hạ vũ biến thành con gấu (Hùng) vợ thấy vậy lăn ra chết biến thành hòn núi đá ̣(Đồ sơn thị)…. Chúng ta đã có chính sử từ lâu …nhưng xem ra cái biết về lịch sứ nước nhà vẫn còn lơ mơ lắm ngay với những điều căn bản gốc gác cũng chưa biết đích xác ...như : Việt nam nghĩa là gì ? quốc hiệu Việt nam có từ bao giờ ....? chưa biết đích xác . Ai cũng biết ta là con cháu Hùng vương nhưng Hùng nghĩa là gì ?...còn đang tranh luận , 18 Hùng vương nằm ở quãng thời gian nào trong lịch sử ? ...chưa biết đích xác . Hàng lọat từ là cốt lõi của Việt sử như Giao chỉ-Việt thường , Hồng bàng , Nam bang , Văn lang .v.v. ...còn đang tìm hiểu suy đoán .... Đất nước mà có tới 4 đời vua gốc “Tàu” mà toàn là những thời lừng lẫy.... thì còn gì là sử ‘nước ta’̣...?(Lý Bôn , Hồ quý Ly, nhà Trần và Hồ Thơm ) Những điều lớn đã vậy những điều ‘nhỏ’ còn kỳ quái hơn như chuyện giặc Nùng ... Nùng trí Cao ....năm 1052 xưng Là Nhân Huệ hoàng đế tổ chức triều chính đặt quốc hiệu là Đại nam sau thất bại trong nỗ lực ngoại giao ..., tiến công chiếm Quảng đông- Quảng tây Trung quốc , bình định vùng chiếm đóng và chuẩn bị nhân tài vật lực và tiến công Ba Thục ....chống trả đánh bại các cuộc phản công của quân binh nhà Tống....sau cùng thất trận trước danh tướng Địch Thanh phải trốn chạy vào tháng 10 năm 1053... tất cả những việc long trời lở đất như thế xảy ra chóng vanh trong thời gian chỉ có 1 năm ...? đọc đoạn sử trên tưởng như đùa , 2 tỉnh Quảng Đông Quảng tây chắc cỡ 2 phường của thành phố Hồ chí Minh.... không cần đầu óc thông thái gì ta cũng biết trong thực tế diễn biến sự việc không thể nào xảy ra như thế được trừ khi Nùng trí Cao là Tề thiên đại thánh ...hô biến một cái là xong. Đó là chuyện xưa ...còn đây là chuyện gần tính theo thời gian thì còn nóng hôi hổi ... Người Việt có mấy ai biết con cháu họ Hùng trước thuộc lãnh thổ Đông chu , nước Yên , Tề ,Lỗ đã quây quần tụ hội thời nhà Nguyễn ...vương triều sau cùng của Đại Việt Nam , biên giới phía tây nước ta xa tới tận Thái lan – Miến Điện , Viên Chăn và Chân Lạp chỉ là 2 thuộ̣c quốc do 2 tiểu vương cai trị , Hoàng gia vương quốc Lào và Cambode chỉ là sản phẩm đẻ ra từ chính sách chia để trị của thực dân Pháp ....nay nhắc lại sự thực lịch sử này không khéo bị khối kẻ chửi bới là đầu óc đế quốc .... Muôn vàn điều còn phải tìm ...nếu chúng ta làm rõ được một vài điều thậm chí chỉ một điều trong cái muôn vàn ấy thì công sức cả đời chúng ta cũng đã là không uổng phí . Vài lời quê mùa thô kệch xin thưa với anh em . nqn1 like
-
Kính anh Nhatnguyen52, Trước hết xin được gởi đến anh sự cảm kích và lòng trân trọng đối các bài nghiên cứu rất tỉ mỉ và công phu của anh về cổ sử dân tộc Việt. Mây mù của thời gian và các cuộc chiến khốc liệt, kèm theo đó là sự tàn phá đến tận diệt, đã làm cho những trang sử Việt bị khuất lấp mà đến thời điểm hiện nay không ít người Việt chúng ta ngẩn ngơ tự hỏi : "Ta là ai ? Từ đâu tới ?" Tuy thời gian gần đây tôi cũng khá bận rộn với cuộc sống nhưng đã không hề bỏ qua các bài viết nào của anh, dù chắc chắn là mình đọc chưa đầy đủ. Hôm nay, cũng xin có phần tham biện với một số phần trong "Sử thuyết họ Hùng" của anh, những mong được anh tiếp kiến nhé. Đầu tiên, trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin trích dẫn trước một đoạn trong "Sử thuyết họ Hùng III" và sẽ lần lượt có bài tham biện trong các bài viết sau. Điểm tôi muốn trao đổi nằm ở những phần tôi nhấn mạnh bằng cách dùng in đậm. Trích trong "Sử thuyết họ Hùng III" của Nhatnguyen52 : B . Khối theo văn hóa Ấn độ. 1 . Trên lãnh thổ nước Lỗ xưa . Thái là tộc người nòng cốt xây dựng nên nước Nam Việt của Triệu Đà sau khi mất kinh đô và vùng đất phía đông là Quảng đông thì người Thái di tản sang phía tây , lấy đất Điện biên phủ Việt nam ngày nay làm trung tâm , trong khoảng 100 năm trước và 100 năm sau công nguyên thông qua hành lang điện biên họ đã tây tiến và làm chủ lãnh thổ rộng lớn của nước Lỗ xưa và ở đấy người Thái đã cùng cư dân bản địa là người Lỗ cũ đã dựng nên vương quốc Đốn Tốn . Theo sử Tấn và Lưu Tống thì nước Đốn tốn phía tây giáp Thiên trúc , phía đông giáp Giao châu lại còn có bờ biển dài ngàn lý . Nước Đốn Tốn rất có thể là tiền thân của Thái lan và nước Lào hiện nay . Thái lan là ký âm la tinh của Táy lương hay táy Long . chữ Long cho ta 1 chỉ dẫn quan trọng là ngườiThái lan hiện nay xưa gốc tổ là tộc My sinh trú ở ven động đình hồ hay biển Đông , là 1 trong 2 tộc người con cháu của Lạc Long quân đã lập nên triều Hùng Hoa –Hải lang . 2 . Trên đất Yên xưa . Khoảng thế kỷ thứ 2 sau công nguyên người nước Yên cũ đã phục quốc ,sử sách trung hoa gọi là nước Lâm ấp . Khi Giao châu chưa rơi vào vòng nô lệ của Đông hãn quốc thì so với đất Giữa vùng đất nằm về hướng xích đạo goị là đất Ôn hay nóng bức , nước ở đó gọi là nước Yên , Yên chỉ là biến âm cuả Ôn . lộn ngược thành ra đất phía Nam , Lâm ấp hay Việt Thường nghĩa là ấp quốc ở hướng Nam . Lãnh thổ Lâm ấp ngày nay là Miền trung Việt và nam Lào . Người gốc Lâm ấp trở thành người Việt mang họ Phạm Khi giao châu mất,lịch sử sang trang thì trời đất cũng đảo lộn bắc biến thành nam và ngược lại vì thế đất Yên cũ và họ Phan , Phạm và Phan là ký âm bằng chữ Nho từ Chăm là danh xưng thời cận đại của Lâm ấp xưa . 3 . Trên đất Tề xưa . Khỏang vào đầu công nguyên người nước Tề xưa phục quốc dưới tên mới là . Phù nam hay Bồ nam( bồ- bố), nghĩa là nước của vua phương nam , Phù nam là tên do người Tàu đặt xuất hiện sau khi Mã viện chiếm Giao chỉ , người Phù nam là hậu duệ người nước Tề thời nhà Chu . Chỉ 1 thời gian sau khi phục quốc Phù nam đã thống nhất với 1 quốc gia hùng mạnh khác của người Môn có lẽ là tiền thân của Miến điện ngày nay hình thành cường quốc của dòng Cửu lê , sự việc này được sách sử Tàu hư cấu thành việc đánh nhau và sau đó kết thành vợ chồng của nữ chúa Phù nam Liễu Diệp và người từ phương xa đến là Hỗn Điền , chi tiết Hỗn Điền chiến thắng nhờ cây cung thần cho ta thông tin tộc người của Hỗn điền không nằm ngoài Đông nam á , sử dụng cung nỏ thành thục thời cổ đại là nét đặc trưng của con chắu dòng Hùng , cổ sứ Tàu đã cho biết như thế . Phù nam là nước của người Môn tiền thân của 2 nước tên Việt ngữ là Miên và Miến ngày nay ., Môn là biến âm của Mun nghĩa là màu Đen , đa Đen là đặc điểm nhân thể của người Cửu lê , Mun biến âm thành Môn, Miên , Miến .v.v. Thời hùng mạnh nhất Phù nam là bá chủ gần trọn đông nam á lục địa ngày nay sau đổi quốc hiệu là Xiêm la , âm la tinh là Chen la. Xiêm la nghĩa là nước Xiêm phía tây , La là tên quẻ Ly trong bát quái , từ thời nhà Chu thì Trung hoa dùng hậu thiên bát quái để định đất , Ly là quẻ trấn phía tây. Xiêm la và Chiêm thành ở phía đông hợp thành chỉnh thể lịch sử đông nam á trung đại . Xiêm la âm latinh là Chen la rất có thể cũng là nước mà hoa ngữ ký âm là Chân lạp ; như vậy Xiêm la là tiền thân của cả Campuchia và vùng nam Thái lan ngày nay . Chúng ta Không thể chấp nhận được sự việc vớ vẩn đã chép trong sử Tàu : khỏang giữa thế kỷ thứ 3 và thứ 4 sau công nguyên dân Phù nam đã ‘thỉnh’ một ông Ấn độ đến làm vua cai trị nước mình và những ông vua người Thiên trúc này trong khoảng 200 năm đã cải cách triệt để biến Phù nam thành nước ‘Thiên trúc... con’ , từ tôn giáo tới văn tự và cả đến cách ăn cái mặc nhất nhất đều y hệt ‘mẫu quốc’, sự thống trị và đồng hoá của người Thiên trúc hết sức nghiệt ngã còn hơn cả các đại hãn phương bắc nhiều lần đến độ sau khi phục quốc khoảng giữa những năm 400 người Phù nam không còn biết gì về dòng giống gốc gác mình . Cũng vì những ghi chép này của sử Tàu dân gian Việt đã lưu truyền câu tục ngữ : “rước voi về dày mả tổ”. Con voi hay con tịnh là con thú tượng trưng cho phương tây theo dịch học ,tịnh là đứng yên không thay đổi là đối lập của phương đông hay động tượng trưng bởi con rồng. Rước voi tức là rước người ở phía tây tới ở đây rõ ràng chỉ người xứ Thiên trúc ở phía tây địa bàn của dòng Hùng . Dày mả tổ nghĩa là nền văn hoá truyền từ đời ông đời cha đã bị chà đạp vùi lấp để thay bằng văn hóa văn minh Ấn độ. Thực đau sót vô cùng cho ngườihọ Hùng câu tục ngữ này dường như sát muối vào tim chúng ta. Phù nam đã có thời làm bá chủ trên phần đất Đông nam Á lục địa ngày nay chính vì điều này văn minh Thiên trúc đã phủ lấp khắp Đông nam Á như hiện thấy . .1 like
-
Cảm ơn các anh đã nhắc nhở. Minh Xuân hiểu rõ ý người Hoa là người Việt bị đô hộ và luôn dùng từ Hoa (hay Trung Hoa) theo ý này. Minh Xuân xin thêm vài suy nghĩ liên tưởng giữa truyện Kiều và Sử thuyết. Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du lấy theo Kim Vân truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một tác giả đời cuối Minh, đầu Thanh. Thời gian của truyện là: Rằng năm Gia Tĩnh, Triều Minh Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng. Gia Tĩnh là niên hiệu của Minh Thế tông (1522-1566). Như vậy thông tin về tên gọi địa lý trong chuyện đã có từ trước thời Minh. Trong truyện có đoạn Thúy Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường như Đạm Tiên hẹn: Hãy xin hết kếp liễu bồ Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau. Tiền Đường là một nhánh sông chảy qua gần Hàng Châu - Triết Giang, tức là một đoạn của sông Trường Giang. Như vậy sông Trường Giang đã được gọi là sông Đường, có thể có các nhánh Tiền Đường hoặc Hậu Đường. Điều này trùng với giả thuyết trận thủy chiến của Ngô Quyền trên Đằng giang hay Đường giang, chính là trên sông Trường Giang hay sông Dương Tử. Và sông Đường là con sông chảy qua đất nhà Thương và nhà Đường. Một đoạn khác nói về quê của Từ Hải: Đội trời đạp đất ở đời Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông. Việt Đông là chỉ tỉnh Quảng Đông nơi có dòng sông Việt hay sông Tây Giang (Chu Giang). Như vậy như đã trình bày ở trên, thật vô lý cái danh xưng Nam Hán ở vùng Lưỡng Quảng khi mà Quảng Tây thuộc người Tráng (dân trống đồng) và Quảng Đông là Việt Đông. Xin góp vài ý nhỏ, chẳng phải là sử liệu gì, chỉ là để thấy sự hợp lý của Sử thuyết họ Hùng.1 like
-
thân chào các bạn ,bác Thiên sứ nhấn mạnh hoàn toàn chính xác và cần thiết ... theo tôi thì từ người Hoa có 'xuất xứ' ở thời HÙNG Hoa vương- Hải lang cũng như từ VIỆT có từ thời HÙNG Việt vương -Tuấn lang,Hoa ở đây đồng nghĩa với Bách Việt là sự đối phản với 'Hán'chỉ con dân của 'khả hãn hay đại hãn', do thời gian...nhập nhèm lâu qúa rồi nên người ta quên mất nghĩa gốc . nqn1 like
-
Chúng ta nên cảnh giác với luận điểm: Bởi vì nó có khả năng dẫn đến một suy luận là: Người Việt ngày nay có gốc Hán. Nhưng nếu luận điểm trên được hiểu là: Người Hoa ở Nam Dương tử chính là người Việt bị Hán hóa trong hơn 1000 năm đô hộ và tiếp tục bị Hán hóa 1000 năm sau khi người Việt giành lại độc lập ở vùng Bắc Việt Nam hiện nay - thì vấn đề sẽ khác.1 like
-
Thấy cách hiểu của ông Tống Trung Tín, Thiên Sứ tôi muốn lên tăng xông. Chờ hạ hỏa đã sẽ viết. Nếu không sẽ vi phạm nội quy.1 like
-
Chuông biết nói ... trang web của ngành bảo tàng bộ Văn hóa thông tin có bài : Chuông cổ long đong mãi xóm nghèo Bài minh văn được khắc bằng chữ Hán trên thân chuông Thanh Mai. Đây là quả chuông được tìm thấy ở văn chỉ thôn Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Quả chuông này khá độc đáo với dáng chuông thon thả, nhỏ nhắn (cao 31cm, đường kính miệng 18,7cm, cân nặng 5,4kg). Đỉnh chuông phẳng, miệng hơi loe vát. Giống chuông Thanh Mai, trên thân quả chuông này có nhiều đường chỉ đúc nổi và nám tròn nổi. Giữa thân chuông có năm đường chỉ ngang chia thân chuông làm hai phần. Dọc thân chuông, mỗi bên có năm đường chỉ khác chia tiếp thân chuông thành 8 ô (4 ô dưới để trơn, 4 ô trên khắc đầy chữ Hán). Giao điểm giữa các đường chỉ nổi có 4 núm tròn để làm nơi gõ chuông. Xung quanh núm tròn có trang trí 12 cánh hoa tròn nổi. Quai chuông tạo hình động vật uốn cong, tuy nhiên hai con vật này rất khó nhận dạng. Hai con quay đầu về hai phía, phần thân nối liền nhau thành một khối. Ðầu con vật to khỏe, hai mắt lớn hình thoi, hai sừng cong có các khía ngang, bờm đơn giản, thân mập có phủ vảy, chân thon cao. Về mặt bố cục, hình tượng này gần gũi với bố cục trang trí quai chuông Thanh Mai và trang trí trán bia thời Tùy ở Thanh Hóa. Minh văn trên chuông ghi rõ niên đại và nơi đúc là: Giao Chỉ huyện, Hạ Từ Liêm thôn, thời Càn Hòa lục niên Mậu Thân tuế, tứ nguyệt, nhị thập cửu nhật (thôn Hạ Từ Liêm, huyện Giao Chỉ, ngày 29/4 năm Mậu Thân, niên hiệu Càn Hòa thứ sáu). Tìm hiểu trong sử liệu các triều đại Việt Nam thì không có niên hiệu Càn Hòa mà niên hiệu Càn Hòa là thuộc về thời vua nước Nam Hán Lưu Thạnh, đóng đô ở Quảng Châu trong thời Ngũ đại thập quốc ở Trung Quốc. Càn Hòa thứ sáu là năm 948. Chính nước này, 10 năm trước đó (938) đã phái quân sang Việt Nam và bị đại bại trên sông Bạch Ðằng. Giải thích việc có niên hiệu Nam Hán ghi trên thân chuông của nước Việt Nam vào lúc Việt Nam đã độc lập, GS. Tống Trung Tín – Viện trưởng viện khảo cổ học cho rằng: “Lật lại các trang sử cũ của Việt Nam thì thấy tuy Ngô Quyền đã xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (Ðông Anh, Hà Nội) nhưng vẫn chưa đặt niên hiệu. Sau khi Ngô Quyền mất năm 944, cho đến khi triều Ngô chấm dứt năm 965, các đời Dương Tam Kha, Ngô Tấn Nam Vương, Ngô Thiên Sách Vương cũng đều không có niên hiệu. Chính vì vậy, minh văn trên chuông vẫn sử dụng niên hiệu nước ngoài. Ðó cũng chính là sự thật lịch sử Việt Nam thời đó đang ở buổi đầu giành và củng cố nền độc lập...”. Hết phần trích . Thắc mắc ... Đại Việt sử ký toàn thư chép : “Kỷ Hợi ( 939 )năm thứ nhất ( Tấn , Thiên Phúc năm thứ 4.). Mùa xuân vua ( Ngô Quyền) mới xưng vương , lập Dương thị làm hoàng hậu , đặt trăm quan , chế định triều nghi, phẩm phục “ Đã có hoàng hậu thì Ngô quyền phải là hoàng đế chứ sao chỉ xưng vương ? Đã đặt trăm quan chế định triều nghi , phẩm phục ̣...mà lại không có niên hiệu ...thì ‘chiếu , chế , văn thư ‘ của vua và triều đình ghi mốc thời gian ra sao ? với 1 vương quốc ‘Niên hiệu’ khẳng định sự tồn tại của triều đại trong lịch sử vì vậy kể từ những năm đầu công nguyên không thể có vương triều với đủ triều nghi mà lại không có niên hiệu . Đại Việt sử ký toàn thư thì ghi niên đại triều Ngô theo niên hiệu của vua Tàu bắc triều (Tấn , Thiên Phúc năm thứ 4) còn dân thì phải ‘mượn ’ niên hiệu của vua ‘nước địch’ (Nam hán – 10 năm trước bị Ngô Quyền đánh cho tan tác trên sông Bạch đằng ) để xài đỡ ...thật là kỳ cục ngộ nghĩnh . Những điều này phản ánh sự vô cùng lúng túng của sử gia khi xử lý những thông tin của thời kỳ lịch sử này ... Sử thuyết họ HÙNG cho là : Không có triều Ngô của Ngô quyền ở năm Kỷ hợi 939 chỉ có Ngô vương Quyền hay Ngô tôn Quyền vua nước Ngô hay đông Ngô ở thời sử Trung quốc gọi là Tam quốc , sử thuyết họ HÙNG gọi là thời giặc ‘GIẢ’ (Ngụy-Tào Tháo). Không hề có nước NAM HÁN trong lịch sử , chỉ có nước ĐẠI VIỆT do anh em LÝ (lưu) ẨN và LÝ (lưu) CUNG sử Việt gọi là LÝ CÔNG UẨN lập ở Quảng Đông- Quảng Tây và đất Việt ngày nay, năm 1038 cha con Nùng tồn Phúc - Nùng trí cao nổi loạn chiếm phần đất lưỡng Quảng của Đại Việt dựng lên nước Đại Lịch rồi ...Thiên nam...Đại nam...đám sử nô Tàu bám lấy ‘hô biến’ thành ....Nam Hán.để cho ‘có vẻ’ hợp tình hợp lý ...khi vẽ miền đất ấy nhập vào lãnh thổ của các ‘Khả Hãn’. Bài minh văn trên ‘qủa chuông cổ mãi long đong ...’là chứng minh rõ nét cho sử thuyết đã nêu ; chỉ có các sử gia đôi khi mắt kèm nhèm có thể sai chứ nhân dân không bao giờ sai lầm .1 like