Để giữ lời hứa với anh Vô Trước, và tôi đã xác định rằng:
1/ Lập luận của tác giả Nguyễn Quang Nhật không chặt chẽ: Tôi chỉ cần đổi địa danh trong hệ thống luận cứ của tôi thì thành sự thể hiện quan điểm của tôi.
2/Chứng minh điều này.
Tôi trích ngay đoạn đầu tiên của bài đầu tiên của anh Nguyễn Quang Nhật do anh Vô Trước trình bày.
Nhưng vậy, anh Vô Trươc và quý vị cũng thấy đoạn trên bài viết của tác giả gồm 2 phần:
1/ Trich dẫn tư liệu (Hiển thị màu xanh Bleur)
2/ Phần trình bày luận cứ hoặc quan điểm.
Trôi trình bày lại phần trích dẫn tư liệu như sau:
Từ tư liệu trên tác giả xác định:
Đến đây thì chưa có vấn đề gì. Tác giả chỉ lặp lại tư liệu và xác định địa danh liên hệ với 4 mùa mà tư liệu nói tới.
Nhưng đoạn tiếp theo đã thấy dấu ấn của sự áp đặt khiên cưỡng, rất chủ quan của tác giả.
Tính khiên cưỡng ấy thể hiện ở những đoạn tôi làm đậm và gạch dưới, là:
1/ thời Khởi thủy Trung hoa
2/ Dương thành này chính là kinh đô thứ 3 của nhà Hạ .
Vân đề đặt ra ở đây là:
1/ Căn cứ vào đâu để tác giả cho rằng những địa danh ấy là từ "khởi thủy Trung Hoa"? Cho nên tôi chỉ cần thay từ "Trung Hoa" thành cụm từ "Địa danh của quốc gia Văn Lang thuộc về Việt tộc" thì cũng có kết quả tương ứng. Tất cả những ai chỉ cần có kiến thức trên trung bình đều xác định rằng: khái niệm "Trung Hoa" là khái niệm xuất hiện rất muộn về sau. Trong tất cả sách vở liên quan đến cổ thư chữ Hán và cả Sử Ký, chẳng thế nào tìm thấy khái niệm "Trung Hoa" xuất hiện chỉ 1 lần. Bởi vậy chẳng có căn cứ nào để tác giả xác định như vậy.
Đến đây tôi đã thể hiện rằng: Tôi chỉ cần đổi địa danh thì đó chính là quan điểm của tôi.
2/ Chưa hết tác giả cũng áp đặt một cách rất khiên cưỡng khi cho rằng:
Căn cứ vào đâu để tác giả gán Dương thành ở Quảng Châu thành "Kinh đô thứ 3 của nhà Hạ"?
Chưa hết, chúng ta cùng xem đoạn cuối phần trích dẫn trên mà tôi đã trình bày:
Bây giờ chúng ta xem lại hai cấu đối tư liệu mà tác giả trích dẫn:
Cặp câu đối trên không có một từ nào xác định lãnh thổ. Nó hoàn toàn chỉ có ý nghĩa như sau:
1/ “Thiên thư định phận, chính thống triệu Minh đô, Bách Việt sơn hà tri hữu tổ”.
Sách trời đã định, Dân tộc Bách Việt có thủ đô ánh sáng (Minh đô) là nguồn gốc của đất nước, cai quản sơn hà từ thời xa xưa.
2/ “Quang nhạc hiệp linh cố cung thành tụy miếu, tam giang khâm đái thượng triều tôn”.
Trên ngọn núi thiêng - có thể hiểu là nơi cố cung cũ - ở ngã ba sông, nơi sông núi linh thiêng này, đã chuyển đối thành miếu để hướng về nguồn cội.
Thưa quý vị.
Nhưng vậy nội dung của cặp câu đối này, xác định rằng: 1/ Người dân Bách Việt đã lập quốc với thủ đô ánh sáng (Hình tượng của nới tập trung văn hóa và của những nhà lãnh đạo sáng suốt) là gốc gác, nơi phát xuất tiến trình phát triển của Việt tộc từ thời xa xưa. Và - vế 2/- Mô tả việc lấy cố cung cũ của vua, nay lập thành miếu (Đền thờ) để tôn vinh và hướng về nguồn cội.
Cố cung thì không có nghĩa là kinh đô đóng ở đấy. Sau này những cố cung của vua chúa Việt cũng đầy ra trên đất Việt. Nhưng đó ko phải Kinh Đô Việt. Thí dụ chùa Chân Tiên bờ hồ, Chùa Trấn Quốc ở Hồ Tây Hanoi.... đều có thể gọi là "cố cung", nhưng hoàng thành ko hề ở đó.
Bởi vậy khi tác giả xác định:
1/
Rõ ràng chẳng có cơ sở nào trong tư liệu mà tác giả trích dẫn để đi đến kết luận như trên. Hơn nữa: "Bách Việt" để chỉ 1 dân tộc, còn "Trung Hoa" là một địa danh. Làm sao mà con gà cũng là cái chuồng gà được? Đoạn này, có lẽ tác giả nên viết lại cho rõ ý của mình. Còn đúng sai bàn tiếp.
2/
Vấn đề Vua Hùng chính là tổ tiên chung của Bách Việt. Điều này tổ tiên ta đã xác định từ lâu - Chỉ cần trích câu "Bách Việt tiên hiền Tổ" đã đủ thấy điều này. Nay tác giả nhắc lại cũng tốt thôi. Tôi ủng hộ điều này. Bởi vì một đám tư duy "ở trần đóng khố" phủ nhận cội nguồn chính thống, cũng đang ra rả như ve sầu, rằng: Lạc Việt chỉ là một nhánh của Bách Việt. Đúng là thứ tư duy "ở trần đóng khố". Xin lỗi nha! Tôi thách tất cả các viện nghiên cứu trên toàn Địa Cầu của nền văn minh hiện đại, chứng minh được rằng: Lạc Việt là một nhánh của Bách Việt. Cho dù họ dùng bất cứ hệ thống phương pháp luận nào trong lịch sử văn minh nhân loại - Từ mọi thứ khoa học cho đến cả tôn giáo, tín ngưỡng - thực hiện được điều này.
Tóm lại, tôi không có thời gian nhiều. Ngày trước tôi cũng đọc các bài của anh Nhatnguyet, tôi thấy anh ấy có tinh thần hướng về cội nguồn, nên tôi không phản bác và nhưng cũng không thể ủng hộ. Cũng như đối với NNC Hà Văn Thùy tôi cho rằng: Về những bài viết ngắn, tiểu luận của NNC Hà Văn Thùy thì rất hay và sắc sảo. Đủ để vạch ra sự mâu thuẫn và cái sai của xu hướng phủ nhận cội nguồn dân tộc hiện nay. Nhưng nó chỉ mang tính cục bộ. Về khả năng tổng hợp trong sách xuất bản của NNC Hà Văn Thùy, có tựa là "Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt" thì lại có những mâu thuẫn cơ bản chưa giải quyết được. Tôi đã trình bày điều này trong tham luận của tôi trong tọa đàm về cuốn sách của tác giả và đã đưa lên diễn đàn.
Tôi mới chỉ phân tích đoan đầu của tác giả Nguyễn Quang Nhật. Có thể nhắc lại một lần nữa quan điểm của tôi với công trình của tác giả là:
- Xác định khối lượng tư liệu của tác giả sưu tầm rất đồ sộ. Nhưng tác giả chưa có khả năng liên hệ từ những tư liệu đó để minh chứng cho luận điểm, có nhiều sai lầm của ông.
- Phương pháp chứng minh không chặt chẽ. Và như tôi đã nói: Tôi chỉ cần đổi tên thì thành những kết quả ngược lại.
Tôi cần xác định một lần nữa quan điểm của tôi rằng:
1/ Việt tộc có nguồn gốc từ Nam Dương tử và quốc gia đầu tiên đã thành lập ở đây. Sau 2622 năm trị vì của Thời Hùng Vương tính từ 2879 BC đến 258 BC, nước Văn Lang đã sụp đổ và bị Hán tộc (Tên gọi chung cho các dân tộc ở Bắc Dương Tử) lấn chiếm từng phần quốc gia Văn Lang trong tiến trình bành trướng xuống phương Nam. Địa danh nước Việt hiện nay là do hậu duệ của Bách Việt rút xuống đây, quật khởi hưng quốc vào thế kỷ thứ X AC.
Trước đây - trên 5000 năm, những diễn biến của quá trình tiến hóa của nhân loại nói chung, dẫn đến hình thành các chủng tộc và các dân tộc trên thế giới, nằm ngoài các hệ thống luận điểm của tôi.
2/ Nền văn hiến Bách Việt một thời huy hoàng trên bờ nam sông Dương Tử, chính là cội nguồn của nền văn minh Đông phương. Mà nền tảng chính là thuyết ADNH và Bát quái. Đây chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại mơ ước.
Nguyên lý căn để "Hà Đồ phối hậu Thiên Lạc Việt" là cơ sở để phục hồi toàn bộ những giá trị nội hàm của học thuyết này.
Tôi cũng cần xác định rằng: Chân lý chỉ có một mà. Nên hoặc tất cả đều sai, hoặc chỉ minh tôi đúng.
Tôi cũng cần xác định rằng:
Từ những thực tại khách quan (Trên mọi phương diện) người ta có thể đưa ra nhiều cách giải thích, nhiều giả thuyết và những lý thuyết khoa học, nhằm giải thích bản chất của các thực tại khách quan đó. Nhưng để thẩm định một giả thuyết hoặc một lý thuyết khoa học đúng hay sai, phải có chuển mực. Chuẩn mực đó là tiêu chí khoa học cho một giả thuyết danh khoa học được coi là đúng. Tiêu chí căn bản này phát biểu rằng:
Một giả thuyết hay một lý thuyết khoa học được coi là đúng, phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó, một cách có hệ thống , nhất quán, hoàn chỉnh có tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri.
Cảm ơn vì sự quan tâm.