• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 16/11/2016 in all areas

  1. 2 likes
  2. Bài viết rất chủ quan duy ý chí. Sự thật sẽ không diễn biến như họ nghĩ. Ngài Obama coi TTP là chiến lược kinh tế để cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc. Nhưng ngài Trumf không cần điều đó. Hy vọng những ai quan tâm đến topic này, đừng cho rằng lão quay ngoắt 180 độ ủng hộ ngài Trumf khi đắc cử tổng thống. Lão đã thay đổi thái độ và ủng hộ ngài Trumf vào phút chót trước bầu cử chỉ 1 ngày. Sau khi có đầy đủ thông tin cần thiết.
    2 likes
  3. 2 likes
  4. Không phải mua, có ngay trong diễn đàn thôi: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/33295-sach-minh-triet-viet-trong-van-minh-dong-phuong/ Trân trọng!
    1 like
  5. Canh đúng năm cũng ko dễ đâu, được năm tốt là tốt rồi.
    1 like
  6. Đã có bao nhiêu con? Thấy lá số hiếm con, dễ chỉ có 1 đứa con trai. Năm rồi hoặc kéo sang năm nay thấy có tín hiệu đậu thai nhg cũng thấy tín hiệu khó giữ. Muốn đi làm phải tốn kém nhiều tiền bạc để lo lót, hoặc có thất thoát tiền bạc đáng kể. Năm 2018 thấy khả quan hơn
    1 like
  7. Vì sao lại là bộ đôi Khoa đẩu - Tượng hình văn? Trước đây có nhớ trong 1 đoạn nào đó của kinh Sáng thế, có ghi lời báo của thượng đế về sự phân ly ngôn ngữ của các cư dân. Vì sao? Phàm là tiếng nói của người thì không cái nào không có nguồn gốc. Cũng như cây gươm, gọi là "gươm" vì âm "kiếm/gươm" gần giống tiếng kêu "krưưm" rất đanh khi chúng chém hoặc va chạm;"đồng/cồng" vì tiếng kêu của chúng "krồng/thồng", gọi là "dịch/nước" vì tiếng chảy róc rách của sông suối hay tiếng xào xạc của thác ghềnh,...Chung quy là không có từ nào không bắt nguồn từ âm thanh của 1 sự vật có thật, dù sự liên quan rất nhỏ và xa đi nữa. Trong ngôn ngữ học, có 2 nhóm từ "tượng thanh" và "tượng hình". Nhưng vấn đề là mỗi người 1 kiểu nghe, diễn đạt lại càng khác. Như vậy trong lĩnh vực thông tin âm thanh, nếu không tìm được điểm chung thì sẽ không thể nhớ lâu các ngôn ngữ, dù là do chính mình chế ra. Quy tắc sơ khai nhất, không cần học cụ thể là: nghe đủ thứ loại âm thanh đối tượng có thể phát ra, chọn tiếng kêu nào đặc trưng nhất, dễ liên tưởng lại không/khó/ít đụng hàng nhất sao đó nói ra âm nào gần giống nhất, thì ấy chính là từ đơn (có thể là đơn/đa âm) chỉ đối tượng đó. Đây là nguồn gốc trực tiếp của từ tượng thanh. Đỉnh cao là từ đơn âm và từ láy. Nhưng còn những đối tượng không phát ra âm thanh thì sao? Ví dụ như nắng, mù, mây, khói,...? Đây là bước sơ khai nhất của từ ngữ trừu tượng. Ví dụ như từ tiếng ồng ộc và sức nóng của nước sôi, khiến ta cảm giác như có luồng khí xông qua hơi thở, ấy là chữ nồng. Thêm yếu tố nhệt độ của lò khiến ta như gấp gáp, muốn nhảy nhỏm, thì âm tần cao lên thành nóng. Cái "nóng" ấy rọi xuống dai dẳng nửa ngày chính là "nắng". Tất nhiên đấy chỉ là 1 cách giải thích thôi, nhưng qua ngữ âm thì bộ não con người liên tưởng rất nhanh. Như vậy không đến từ âm thanh liên quan đến sư vật thì không thành tiếng nói. Như vậy là cơ bản có tiếng nói rồi, biết hình ảnh rồi. Thì sẽ có chữ tượng hình. Nhưng chữ tượng hình không chứa chút thông tin gì về âm thanh cả, thê thì những người chưa nghe qua sẽ không đọc hay liên tưởng được. Ngay ngày xưa cũng không dưới 2000 chữ, kiểu học tượng hình văn này quả không mấy căn cơ. Công, sông, trống,... hình ảnh của chúng có gì liên quan nhỉ. Thang đo đơn giản (chỉ 1 trụ với các thanh ngang, nhìn từng đoạn như chữ I trong chữ cái Latin) có hình như viền nối khuôn trống (cùng với đường ranh trên và dưới thân trống ra chữ I Latin), sông Dương Tử đầu bè (nhánh chính và nhánh phụ Hán thủy, cửa biển cũng bè ra,cuối cùng cũng ra chữ I Latin),...Ồ, chúng trùng hợp nhau thế nhỉ! Cũng cái hình 2 đường ngang chắn đoạn dọc ấy, lúc thì thrông/thôông<->thang, lúc thì krống/trống, lúc thì ksôông<->ksông,...Thế là cả 3 chữ ấy được điển chế lại, thành ra chiết tự đều có chữ "công" hết. Kiến <->ngắm, hình con mắt mở có đuôi mi xếch lên, hiến<->hến thì hình con hến đang mở nắp vỏ đưa lưỡi ra dịch chuyển cũng có gì gần giống hình con mắt,...Ồ, lại trùng hợp nữa! Cứ thế dần dà hệ thống văn tự tượng hình chiết tự được hình thành và ngày càng đa dạng. Từ sự linh hoạt trong lời nói và chữ viết tượng hình, 1 loạt các từ đơn mới lạ liên tiếp được lưu dấu. Cũng chỉ là vật chứa bằng gốm/đất nung mà nào những bình, vò, chum, hũ, lọ,... những khái niệm rất gần, nhiều khi tưởng trùng, nhưng vẫn có khác nhau từ khắp mọi cộng đồng, dân tộc lân cận đều được ghi nhận bằng những từ đơn khác nhau. Chữ viết tượng hình dần đạt đến giới hạn về tốc độ phát triển. Ngày trước mỗi năm chỉ có vài trăm chữ mới. Về sau mỗi ngày có cả ức vạn chữ lạ hình thành, không biết đáng lưu hay không, thì chẳng cơ quan hay viện nào làm kịp tay cả. Chưa kể chữ tượng hình không dễ truyền đi xa. Vậy nên phải có hướng giải quyết. mình không nghĩ chữ khoa đẩu có đầu tiên, mà là hình thành trong quá trình nghiên cứu về tiếng nói. Liệu âm thanh có như hình ảnh, cũng có sự tương đồng nào đó vẽ ra được? Không nhất thiết phải chế 1 cái dao động ký tia điện tử "chất lượng cao" phức tạp mới có thể ghi nhận sóng âm. Sóng âm có thể được tạo hình bằng cách nhúng 1 cây kim có phao vào nước tĩnh lặng. Quá trình ghi biên dạng sóng cũng gần như các thí nghiệm do động sóng trong các trường học. Cũng có cách khác là lấy kim tẩm mực gắn vững chắc vào giữa màng loa, và quá trình ghi dao động cũng gần như các thiết bị ghi địa chấn vậy. Mình ít khi tiếp xúc dao động ký, lại không có đầy đủ thiết bị nên từ đây chắc cũng chỉ đoán thôi. Nếu có bạn nào có điều kiện chứng minh thực nghiệm thì mình xin cảm ơn nhiều. Ngay cả lỗ tai người kém chính xac thế cũng nhận ra sự tương đồng của loạt âm: a, ba, ca, da, đa, á, bá, cá, dá, đá, bi, ki, di, đi, bí, kí, dí, đí... như vậy những âm vừa kể ắt biên dạng phải có ít nhiều tương đồng, chí ít là 1 đoạn nào đó trong chu kỳ. Tất nhiên âm thanh thực tế mà, biên dạng răng cưa lởm chởm là không thể tránh khỏi. Và độ méo biên dạng tương đối cũng vậy. Không thẻ nào bắt mọi người phải nhớ đến từng cạnh răng cưa lởm chởm kia được.Vả lại chúng cũng thay đổi mạnh do sự khác biệt giọng nói, hay chỉ là trong những lần nói cách nhau chỉ vài phút của cùng 1 người (cao độ, cường độ, trường độ, âm sắc. Cả 4 thứ này không bao giờ đồng thời trùng giữa các lần với nhau khi không thu - phát kỹ thuật số), nói gì kác cá nhân, phương ngôn phương ngữ,...Vậy nếu lấy bút nét lớn vẽ đồ theo biên dạng thì sao? Tất nhiên các đường răng cưa lúc đó không đáng kể, có thẻ xem như bị khử và ta có 1 biên dạng âm tần đã giản hóa. 1 cách khác là vẽ nối các giá trị cực đại liền kề, tương tự với cực tiểu sẽ ra 2 đường biên. Tô mực trong phạm vi 2 đường biên đó là ra 1 dòng chữ nét cực lớn! Đấy, khả năng cao quá trình "thiết kế chữ cái" là vậy. Giờ có bất kỳ âm thanh, hay 1 tín hiệu nào có thể vẽ biên dạng ra dao động ký đều có thể vẽ thành chữ hết, dù là con người phát âm được hay không! Điều này rõ là hay và căn cơ văn tự rất vững nhưng có thể nói là quá thừa thãi, ngay cả trong nền văn minh hiện đai bây giờ. Có khi nào nơi nước ta ở ngày xưa có rất nhiều giống dân không nhỉ, thậm chí là không đến từ trái đất? Chúng ta hay cứ đòi hỏi mở rộng khảo cổ văn minh Việt ra đến toàn bộ Nam Dương Tử, thậm chí từ Hoàng Hà trở về Nam. Nhưng rõ ràng, bán đảo Đông Dương trong tự nhiên 4 bề đều nước (Bắc giáp Tây Giang xứ Quảng Đông, Đông Bắc giáp Nam Hải, Đông, Đông Nam, Tây Nam và Nam giáp Nam Dương, Tây, Tây Bắc giáp Mê-kông) rõ ràng có 1 giá trị rất riêng, không lẫn vào bất kỳ xứ sở nào lân cận, cho dù là Bách Việt hay Nam Đảo. Giá trị ấy từ lâu đã đạt tầm "thiên hạ", là thống nhất trong đa dạng. Chỉ có những giá trị công bằng trước mọi phương lẫn trời đất thì mới có cửa tồn tại lâu dài Khi luật lệ, quy ước con người đặt ra không đảm bảo đủ độ công bằng cần thiết cho tất cả, hãy tham khảo ở tự nhiên. Quy tụ và kết nối mọi sự tương đồng, dù chỉ là nhỏ nhất. Điều mình không muốn, chớ làm với người. Đó là căn nguyên của tư tưởng "bình thiên hạ", thói quen tôn trọng văn hóa (thậm chí đến từng cá nhân, cá thể), là sức mạnh quân tử mà lúc sinh thời Khổng Tử luôn say đắm học về người phương Nam (Khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo, Nam phương chi cường dã, quân tử ư chi). Dù ai cũng có thói vị kỷ từ bản năng, nhưng đứng trước bất kỳ vấn đề "không của riêng" nào, người Việt - dù tích cực hay tiêu cực - cũng không bao giờ chỉ nghĩ cho riêng mình. Từ hành xử trong những chuyện nhỏ nhặt như chuyện ASEAN, SEGames, cho đến "hòa bình thế giới" như những người lính mũ nồi Việt qua châu Phi, trời đất thiên hạ đều chứng . Trên bình diện kỹ thuật, đó là tư duy, cũng là động lực chủ yếu nhất để người Việt chế ra "chữ khoa đẩu".
    1 like