-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 25/10/2016 in all areas
-
Lúc này, Nhật rất cần Ấn Độ nêu lập trường ở biển Đông Hải Võ | 24/10/2016 19:46 Báo China Times (Đài Loan) ngày 24/10 bình luận, Nhật Bản đang rơi vào tình huống bế tắc trong vấn đề biển Đông và Hoa Đông, buộc phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ nước thứ ba. Thủ tướng Shinzo Abe duyệt Lực lượng phòng vệ trên bộ Nhật Bản (JGSDF) ngày 23/10/2016 Tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã tồn tại từ lâu. Nỗ lực thể hiện lập trường ở biển Đông của Tokyo cho thấy Nhật muốn hình thành sức ép quốc tế lên Trung Quốc, qua đó tạo ra cơ sở mới để xử lý tình hình biển Hoa Đông. Tuy nhiên, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã trở thành nhân tố làm hỏng tất cả tính toán của nội các Thủ tướng Shinzo Abe - China Times đánh giá. Phán quyết vụ kiện biển Đông ngày 12/7 của Tòa trọng tài thường trực (PCA), quyết định pháp lý làm leo thang căng thẳng Bắc Kinh-Manila trong gần 3 tháng qua, gần như đã bị phớt lờ khi ông Duterte thăm Trung Quốc từ 18 đến 21/10 vừa qua, bất chấp Tokyo lên tiếng kêu gọi tuân thủ. Theo báo Asahi Shimbun, Tổng thống Duterte cũng được cho là "dội nước lạnh" lên nỗ lực duy trì khối đồng minh châu Á của Nhật. Ông cho biết trong chuyến công du Nhật Bản sắp tới "sẽ nói với Shinzo Abe rằng Trung Quốc và Philippines đã nhất trí kiềm chế, không dùng biện pháp vũ lực thay đổi hiện trạng tranh chấp". Lúc này Nhật Bản đang chuyển sự quan tâm lớn sang Ấn Độ. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (trái) gặp người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi tại Vientiane, Lào hồi đầu tháng 9. (Ảnh: PTI) Tờ The Times of India (Ấn Độ) ngày 23/10 dẫn lời Yuki Tamura, người phụ trách vấn đề biển Đông của Bộ ngoại giao Nhật: "Vấn đề an ninh trên biển rất quan trọng, do đó chúng tôi kêu gọi Ấn Độ nêu lên lập trường của mình về tình hình biển Đông." Ông Tamura cho hay, trước Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) hồi tháng trước, Nhật và Ấn Độ đã bắt tay và đưa hợp tác an ninh trên biển vào danh sách ưu tiên quan trọng của hội nghị. Kể từ đầu tháng 8, chính phủ Nhật chú ý đến sự gia tăng rất rõ rệt của các tàu cá và tàu hải cảnh Trung Quốc ở vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bầu không khí bất ổn thậm chí khiến tàu cá của Nhật không dám tác nghiệp ở vùng biển này. Một quan chức địa phương cho hay, tàu cá Nhật Bản sợ xảy ra xung đột với tàu cá Trung Quốc, vốn được lực lượng chấp pháp "bảo vệ tận răng". Tokyo rất lo ngại việc Bắc Kinh không thừa nhận phán quyết PCA sẽ tạo ra tiền lệ xấu cho bất kỳ nỗ lực nào của chính phủ Nhật nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền thông qua cơ quan trọng tài quốc tế. Với sự nhượng bộ từ chính quyền Duterte, mối lo này đã hiện hữu rất rõ. Các dân biểu từ thành phố Ishigaki, tỉnh Okinawa, Nhật Bản mới đây đã kiến nghị chính phủ nước này quyết định hành động theo cách của Philippines, đưa vấn đề tranh chấp với Trung Quốc ra trọng tài quốc tế. Bên cạnh đó, Nhật cáo buộc thái độ "hiếu chiến" của Trung Quốc sẽ làm trì hoãn lộ trình xử lý tình hình biển Hoa Đông. Trong khi "chiến tuyến đồng minh" của Mỹ, Nhật, Australia chưa đủ tạo thành bức tường bao vây Trung Quốc, Tokyo đang cần Ấn Độ đứng lên với một thái độ minh bạch để chỉ trích và kiềm chế sự bành trướng của Bắc Kinh ở biển Đông. ========================= Biển Đông không bao giờ là chiến trường chính trong "Canh bạc cuối cùng" cả. Điều này lão Gàn cũng đã xác định rất lâu rồi. Trong "Canh bạc cuối cùng" này, cũng không thể có chiến tranh ủy nhiệm, kiểu đá gà bắt cá độ như cuộc chiến Vùng Vịnh I, sau đó dẫn đến Liên Xô sụp đổ. Việt Nam và Phi Luật Tân điếu phải gà cho các siêu cường và họ cũng không thể đủ sức thực hiện. Lão cũng điếu muốn chiến tranh xảy ra bắt đầu ở biển Đông, để các nước lân bang có thể giăng miểng, trong đó có Việt Nam. Tất nhiên, các siêu cường ủng hộ tự do hàng hải ở biển Đông cũng biết rõ điều này: "Canh bạc cuối cùng" không thể dứt điểm ở biển Đông. Bởi vậy, chiến lược hợp tác với Ấn Độ là hoàn toàn phù hợp mang tính quy luật. và điều này lão cũng nói lâu rồi: Cô gái Ấn Độ sẽ tham gia canh bạc cuối cùng - Họa sĩ người Ca Na Đa đã vẽ thiếu cô gái Ấn Độ trong bức tranh. Mọi chuyện sắp đến hồi kết thúc. Không quá 2018. Nói trước để những ai wan tâm, liệu cơm gắp nước mắm Phan Thiết, hoặc Phú Quốc. Hì.4 likes
-
Anh chị em trên diễn đàn thân mến! Đã lâu, vì nhiều lý do, không than gia diễn đàn thường xuyên cùng anh chị em được. Như trước đã từng hứa, tôi sẽ công bố một số kết quả nghiên cứu của mình về học thuyết ADNH trên diễn đàn để anh chị em tham khảo. Nay, tôi xin post một số kết quả đó. Đợt này, tôi xin post tập 1, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu vật lý trên cơ sở học thuyết ADNH, những vấn đề khác của học thuyết tôi xin trình bày ở các tập tiếp theo. Tôi cho rằng, học thuyết ADNH là một học thuyết tổng quát, bao trùm Vũ trụ thì nó phải có hiệu lực trong một lĩnh vực rất quan trọng là Vật lý. Nếu ta áp dụng các nghuyên lý của học thuyết ADNH thành công trong Vật lý thì điều đó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phục hồi và phát triển học thuyết đã thất truyền này cũng như công cuộc phục hồi văn hiến Việt. Tôi sẽ không trình bày nét tương đồng giữa vật lý và học thuyết ADNH như hầu hết các sách vở về đề tài này mà muốn tìm ra hầu hết các qui luật quan trọng nhất của vật lý bằng cách khai triển những luận điểm của học thuyết ADNH để tìm ra chúng. Kiến thức xử dụng để khai triển không quá cao mà chỉ cần toán vi tích phân là đủ. MỤC LỤC CHƯƠNG I CHÂN TƯỚNG CỦA THỰC TẠI I./ CHÂN TƯỚNG CỦA THỰC TẠI 1. Ba trụ cơ bản của Thực tại: Bản thể, Tướng, Lý 2. Thái cực và Âm Dương: 3. Sự vật – thành phần của Vạn tượng 4. Chân tướng của Thực tại: II. QUI LUẬT PHÁT TRIỂN CỦA VŨ TRỤ 1. Cơ chế vận động phát triển của Vạn tượng và trạng thái quân bình âm dương: a. Cơ chế vận động, phát triển của Vạn tượng: b. Trạng thái quân bình âm dương: 2. Qui luật tương tác âm dương a. Qui luật vận động, phát triển hướng tới trạng thái quân bình âm dương b. Qui luật đấu tranh tương tác âm dương, tương quan âm/dương luôn tăng: 3. Tính bất định trong tất định của tương lai: III./ THỜI KỲ TIÊN THIÊN VÀ HẬU THIÊN, QUAN HỆ TAM TÀI 1. Tam tài 2. Quan hệ tương sinh, tương khắc: 3. Thời kỳ Tiên thiên, Hậu thiên và quan hệ Tam tài 4. Trạng thái quân bình âm dương: 5. Vạn sự có sinh thì có tử IV. SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ TIÊU VONG CỦA VŨ TRỤ. 1. Sự hình thành và phát triển của Vũ trụ: 2. Sự kết thúc của Vũ trụ Bình luận CHƯƠNG II VŨ TRỤ VẬT LÝ (Thuyết Tuyệt đối) I. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHÍNH 1. Độ co dãn không thời gian 2. Hệ qui chiếu HQC-ζ: a. HQC-ζ, HQC địa phương. b. Hệ số hiệu chỉnh và qui tắc xác định những đại lượng vật lý trong HQC-ζ Bình luận 1 3. Mật độ vật chất phụ thuộc độ co dãn không thời gian. Áp suất và năng lượng tiềm tàng trong một khối lượng trường khí âm dương: a. Mật độ vật chất phụ thuộc độ co dãn không thời gian b. Áp suất trong trường khí âm dương c. Năng lượng tiềm tàng trong một khối lượng trường khí âm dương: Bình luận 2 II. CHUYỂN ĐỘNG CỦA HẠT VẬT CHẤT 1. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tuyệt đối: a. Khoảng cách, thời gian, vận tốc trong HQC-ζ tuyệt đối. b. Động lượng và xu hướng vận động c. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tuyệt đối: 2. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tương đối: a. Hệ số co giãn không thời gian, vận tốc trong HQC-ζ tương đối b. Sơ đồ xác định vận tốc chuyển động trong các HQC: c. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tương đối: d. Khảo sát trường hợp α = 0o và α = 180o e. Hệ số co dãn thời gian trung bình trong HQC-ζ tương đối: 3. Sơ đồ năng lượng và động lượng: Bình luận 3 III. ĐỘNG TÍNH CỦA KHÔNG THỜI GIAN. 1. Động tính của không thời gian. 2. Lực tác dụng lên hạt vật chất trong không gian . 3. Lưỡng tính sóng hạt của một hạt vật chất: a. Lưỡng tính sóng hạt của hạt vật chất: b. Biến thiên năng lượng, khối lượng hạt vật chất đứng yên: c. Biến thiên năng lượng, khối lượng hạt vật chất chuyển động: 4. Hạt ánh sáng 5. Độ không tuyệt đối Bình luận 4 IV. TRƯỜNG KHÍ AD XUNG QUANH 1 HẠT VẬT CHẤT 1. Độ co dãn không thời gian xung quanh một hạt vật chất: 2. Lực tác dụng vào một chất điểm trong không gian quanh một hạt vật chất. a/ Lực Acsimed hạt vật chất tác dụng vào một khối lượng m dạng chất điểm: b/ Lực hấp dẫn hạt vật chất tác dụng vào một chất điểm khối lượng m: c/ Tổng lực hạt vật chất tác dụng vào một khối lượng m dạng chất điểm: d/ Động lượng rung lắc của một hạt vật chất khối lượng m: Bình luận 5 V. SỰ NỞ RA CỦA VŨ TRỤ 1. Sự hình thành và phát triền của Vũ trụ: 2. Phương trình độ co dãn không thời gian trong Vũ trụ: 3. Hệ số suy giảm độ co dãn không thời gian H: 4. Biến thiên của đại lượng vật lý trong HQC-ζ tuyệt đối 5. Sự suy giảm khối lượng theo thời gian 6. Sự thay đổi khối lượng của hạt vật chất trong không gian 7. Chuyển động của hạt vật chất trong không gian dưới tác động của một lực: a. Chuyển động tự do của hạt vật chất trong không gian dưới tác động của một lực: b. Chuyển động tự do của hạt vật chất trong trường co dãn không thời gian theo phương lực hấp dẫn: 8. Thế năng trong trường co dãn không thời gian Vũ trụ: 9. Tổng Năng lượng, Tổng Khối lượng của vũ trụ. a. Tổng Năng lượng Vũ trụ b. Tổng Khối lượng Vũ trụ 10. Về Entropy và định luật bảo toàn năng lượng a. Về Entropy b. Về định luật bảo toàn năng lượng 11. Hố đen Vũ trụ 12. Vũ trụ Vật lý – Sự hình thành và phát triển: a. Thời Tiên Thiên b. Thời Hậu Thiên 13. Tính toán các đại lượng vật lý Vũ trụ từ các thông số ban đầu: Bình luận 6 PHỤ LỤC: CHỨNG MINH SAI LẦM TRONG THUYẾT TƯƠNG ĐỐI KẾT LUẬN2 likes
-
Anh Thiên Sứ thân mến! Đã em lâu không vào diễn đàn, nhưng em vẫn theo dõi sát. Nay em đã tương đối hoàn thiện một số phần nghiên cứu học thuyết ADNH. Anh có thể cho phép em post lên diễn đàn kết quả nghiên cứu của mình lên diễn đàn để anh em tham khảo được không? Nếu được, anh cho em mở một chủ đề mới "Sách Cơ sở học thuyết ADNH" trong mục "Các bài nghiên cứu của Vô Trước" trước kia, đồng thời chỉ mình em có thể vào đó post bài và có thể chỉnh sửa, thêm, xóa. Còn các trao đổi về chủ đề đó em xin thêm mục "Hành lang tao đổi Sách Cơ sở học thuyết ADNH". Đại khái cũng giống như trước đây em có mục "Cơ sở học thuyết ADNH" vậy (khác nhau mỗi chữ "Sách" thôi). Đợt này, em tập trung vào nghiên cứu Vật lý trên cơ sở học thuyết ADNH. Nếu được, anh chỉ đạo bộ phận kỹ thuật bố trí cho em nhé! Cám ơn anh! Em Vô Trước.2 likes
-
TỔNG CTY DTT SAU 4 NĂM NHÌN LẠI.2 likes
-
CHƯƠNG I CHÂN TƯỚNG CỦA THỰC TẠI I./ CHÂN TƯỚNG CỦA THỰC TẠI 1. Ba trụ cơ bản của Thực tại: Bản thể, Tướng, Lý Thực tại là tất cả những gì thực sự tồn tại. Thực tại hết sức rộng lớn, phức tạp, biến đổi không ngừng và nhận thức về nó cũng vô cùng đa dạng. Khi quán xét về Thực tại, ta cần nhận thức được cái bản chất, chân tướng của nó thì mới có thể nắm vững những diễn biến, biểu hiện muôn vẻ của thực tại. Chân tướng của Thực tại bao gồm 3 mặt thống nhất không thể tách rời: Bản thể, Tướng (Cái hiển lộ ra), Lý (cái qui luật hiển lộ) của nó. Bản thể của Thực tại, gọi là “Đạo”, vốn vô thuỷ, vô chung, không có phân biệt, hàm chứa và bao trùm tất cả. - Đạo Vô thủy, tức là nó vốn có, không khởi nguyên, nên nó có trước tất cả những cái gì có khởi nguyên. - Đạo Vô chung nghĩa là mãi mãi, không có kết thúc nên nó dài lâu hơn tất cả cái gì có kết thúc. - Đạo không có phân biệt nên không có lý do gì để nó phải biến đổi, do đó, gọi là chí tịnh. Tính “tịnh” ở đây có nghĩa là không biến đổi, giữ nguyên trạng thái hiện tại. Chí tịnh chính là cái tịnh đã đến cùng cực, tuyệt đối, không có một chút dị biệt hay biến đổi nào. Do không có phân biệt nên Đạo thuần khiết, đồng nhất và vô cùng thông biến. Những cái gì còn thuộc về Đạo, quan hệ, ảnh hưởng, hành xử như một khối thống nhất không một chút trở ngại nào. Do Đạo là bản thể của mọi thực tại nên nó có trong mọi vật và mọi sự, không có cái gì thực tồn tại mà ngoài Đạo. Vì thế, ta nói, Đạo hàm chứa và bao trùm tất cả. Đạo hàm chứa và bao trùm tất cả mọi vật và mọi sự, vốn cô cùng đa dạng và phức tạp, mà vẫn luôn chí tịnh, thuần khiết, không phân biệt là bởi vì chúng đều còn dưới dạng những mầm mống, khả năng, chưa bộc lộ. Chỉ khi nào những mầm mống đó trở thành hiện thực thông qua một đột biến lượng tử thì Thực tại mới hiển lộ ra cái thành cái Tướng của nó. Như vậy, Tướng (của thực tại) là sự hiển lộ của thực tại, dưới hình thức được gọi là Vạn tượng, khi những mầm mống Vạn tượng trong Đạo trở thành hiện thực. Để những mầm mống Vạn tượng trong Đạo trở thành hiện thực và hiện thực như thế nào phải có những cách thức, nguyên lý nhất định chi phối, gọi là cái Lý. Lý là là những qui luật mà những mầm mống Vạn tượng trong Đạo hiển lộ, vận động, tương tác, phát triển hình thành nên Vũ trụ ngày nay. Nói cách khác, Lý là cái nguyên lý vận động mà cái Tướng của Thực tại tuân theo khi hiển lộ. 2. Thái cực và Âm Dương: Khi tất cả mọi vật và mọi sự vẫn còn ở dưới dạng mầm mống trong Đạo, thì Thực tại đồng nhất với Bản thể của nó là Đạo: cái Tướng của nó còn chưa xuất hiện, làm cho cái Lý của nó chưa thể hiển lộ. Trạng thái đó của Thực tại gọi là Thái Cực. Thái cực là trạng thái của Thực tại đồng nhất với Bản thể, khi Vạn tượng còn ở dạng mầm mống, cái Tướng còn chưa hiển lộ, làm cho cái Lý chưa thể xuất hiện, nó còn chí tịnh, đồng nhất, không phân biệt, hàm chứa và bao trùm tất cả. Do hàm chứa và bao trùm tất cả nên trong cái Thực tại chí tịnh, không phân biệt ấy - Thái cực - vẫn hàm chứa cái có tính đối đãi, khác biệt với nó, gọi là “tính âm” như những mầm mống chưa bộc lộ. Khi những mầm mống có “tính âm” khác biệt đó hiển lộ ra bằng một đột biến lượng tử, thì dù còn cực nhỏ (như một lượng tử), nhưng ở trong cái chí tịnh của Thái cực, vẫn có sự phân biệt nó với phần còn lại, gọi là “tính dương”, một cách rõ ràng. Nói cách khác, tính dương chính là thuộc tính của Thái cực trở thành, khi tính âm xuất lộ. Khi cái có tính âm ấy xuất lộ, Thái cực cũng không còn tồn tại nữa do nó đã có phân biệt (tính âm, tính dương), không còn đồng với Bản thể vốn chí tịnh, không phân biệt, Thực tại chuyển sang một trạng thái mới. Tính dương và tính âm đối đãi, tương tác với nhau, thông qua những lực lượng tương ứng mới xuất hiện đó, thể hiện cái Tướng của Thực tại, theo các qui luật nhất định - gọi là cái Lý, làm cho Thực tại, lúc này, gọi là Vũ trụ, hiển lộ trong cái thế chân vạc Bản thể (Đạo), Tướng, Lý của nó. Nói cách khác, Thái cực đã “phân ly” thành Bản thể (Đạo), Tướng, Lý của Thực tại (Vũ trụ). Như vậy, tính âm, tính dương là phạm trù thuộc tính có tính đối đãi, so sánh, được hình thành ngay từ khởi nguyên của Vũ trụ. Trong đó, tính dương chỉ những thuộc tính ban đầu của Vũ trụ, ngay tại thời điểm khởi nguyên. Tính âm chỉ những thuộc tính đối đãi, so sánh với dương, được hình thành ngay sau thời điểm khởi nguyên đó bằng một đột biến lượng tử. Do Thái cực chí tịnh là khởi nguyên của Vũ trụ, nên tính dương là “tịnh”, “ không phân biệt”, có nghĩa là không biến đổi, có xu hướng giữ nguyên trạng thái hiện tại. Khi ấy, đối đãi so sánh với tính dương là tính âm, phải là “động”, “phân biệt”, có xu hướng biến đổi trạng thái hiện tại ấy. Tính âm, tính dương tuy đồng sinh từ Thái Cực, nhưng tính dương là thuộc tính ban đầu của Thái Cực, làm cơ sở cho xác định tính âm đối đãi, nên cổ nhân nói: dương trước âm sau, âm thuận tùng dương. Tính “âm” và tính “dương” chỉ là những thuộc tính, khi xuất hiện, cũng là lúc thể hiện thuộc tính đó, chúng phải thông qua những lực lượng tương ứng, xuất hiện cùng với chúng, mang đặc tính của chúng gọi là lực lượng âm - Âm, lực lượng dương – Dương. Những lực lượng Âm, Dương đó mang những đặc tính âm, dương, thống nhất và tương tác với nhau tạo ra một môi trường gọi là Trường khí âm dương. Chính cái trường khí âm dương này thể hiện ra thành Vạn tượng. Như vậy, Âm, Dương là hai lực lượng cơ bản của Vạn tượng, thể hiện tính âm và tính dương, thống nhất và tương tác với nhau theo hai chiều hướng đối nghịch. Âm có xu hướng biến đổi trạng thái hiện tại của Vạn tượng, nên Âm động. Dương có xu hướng bảo tồn trạng thái hiện tại của Vạn tượng nên Dương tịnh. Trường khí âm dương là chủ thể thể hiện tương tác âm dương, nảy sinh từ Thái cực cùng thời điểm với Âm, Dương xuất hiện và tương tác với nhau. Trường khí âm dương chính là cái hình thức của Thực tại sau Thái cực, hay Vũ trụ chỉ là một trường khí âm dương mà thôi. Trường khí này cho phép diễn ra tương tác của hai lực lượng cơ bản là Âm, Dương, gồm 2 thành phần là Khí âm (chủ thể tương tác âm) và Khí dương (chủ thể tương tác dương). Khí dương và khí âm không thể tách rời nhau mà luôn thống nhất trong trường khí âm dương hay chúng là 2 mặt không thể tách rời cùa trường khí âm dương. Như vậy, Khí âm và Khí dương là những thành phần đối lập và thống nhất của trường khí âm dương - là môi trường có những lực lượng âm, dương tương tác với nhau, bộc lộ những thuộc tính của chúng. Nói cách khác, Khí âm, Khí dương chính là hai lực lượng âm (Âm), lực lượng dương (Dương) của trường khí âm dương. Do có sự phân biệt âm dương, nên lực lượng âm, lực lượng dương tương tác với nhau, trong Trường khí âm dương, làm cho Thực tại hiển lộ thành Vạn tượng. Trong quá trình tương tác âm dương (tương tác giữa 2 lực lượng âm, duơng là Âm và Dương) đó, Dương luôn thể hiện bản chất bảo tồn (tịnh), Âm luôn thể hiện bản chất biến đổi (động) trạng thái hiện tại làm cho Vạn tượng sinh sinh hoá hoá liên miên từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp … tạo nên thế giới, vũ trụ … ngày nay. Trong quá trình đó, khi thể hiện tính “tịnh”, “không phân biệt” của mình, Khí dương có xu hướng làm Trường khí âm dương tổ chức lại hình thành những cấu trúc có những thuộc tính tương đối ổn định. Khí âm, với tính “động”, “phân biệt”, biến đổi trạng thái hiện tại, có xu hướng làm giao động, phân tán và phá vỡ những cấu trúc đó. Quá trình đó diễn ra ở mọi qui mô của Vũ trụ, nhanh chậm khác nhau, làm cho Vạn tượng được tổ chức lại thành một cấu trúc nhiều tầng, nhiều lớp luôn luôn biến đổi, đan xen rất phức tạp. Nhưng dù có vận động, biến đổi với cấu trúc đa dạng thế nào đi chăng nữa thì đó cũng chỉ là cái Tướng của Thực tại, còn Bản thể Vũ trụ là Đạo vẫn thường hằng, bất biến, chí tịnh, thuần khiết, hàm chứa và bao trùm tất cả dưới dạng những mầm mống. Những mầm mống đó luôn sẵn sàng hiển lộ thành hiện thực (Vạn tượng) trong điều kiện nào đó do cái “Lý” qui định. Như vậy, Vạn tượng chỉ là những hiển lộ khác nhau của Bản thể Thực tại là Đạo mà thôi. 3. Sự vật – thành phần của Vạn tượng Vạn tượng sinh sinh hóa hóa liên miên trong sự tương tác âm dương dưới hình thức những cấu trúc tương đối ổn định của của trường khí âm dương, có những đặc trưng tương tác âm dương nào đó, gọi là một sự vật. Sở dĩ trường khí âm dương có khả năng tồn tại dưới hình thức một cấu trúc tương đối ổn định là do tác động của Khí Dương có xu hướng bảo tồn trạng thái hiện tại. Như vậy, sự vật là một cấu trúc tương đối ổn định của trường khí âm dương. Những đặc điểm, thuộc tính ổn định của tương tác âm dương trong một sự vật thể hiện bản chất của sự vật đó. Một sự vật, do là một cấu trúc của trường khí âm dương – cũng là cái cấu tạo nên mọi sự vật khác của Vạn tượng - nên có Khí dương và Khí âm tồn tại trong nó, hình thành những lực lượng âm (Âm) và lực lượng dương (Dương) của sự vật. Những lực lượng này tương tác với nhau theo hai xu hướng đối nghịch làm cho những thành phần của chúng có tính so sánh, đối đãi với nhau. Dương có xu hướng bảo tồn trạng thái hiện tại của sư vật. Âm có xu hướng biến đổi, chia tách trạng thái hiện tại đó. Như vậy, Âm, Dương trong sự vật là hai lực lượng cơ bản, thống nhất và tương tác với nhau trong sự vật theo hai chiều hướng đối nghịch. Dương có xu hướng bảo tồn trạng thái hiện tại của sự vật (Dương tịnh). Âm có xu hướng biến đổi trạng thái hiện tại của sự vật (Âm động). Sự tương tác này (tương tác âm dương) làm sự vật vận động và phát triển không ngừng (do Âm động gây nên), nhưng vẫn tuân theo những qui luật nhất định (do Dương tịnh khống chế tính động của Âm mà ra) tùy thuộc vào tương tác âm dương. Một sự vật lớn hơn có cấu trúc hình thành từ những sự vật con, nhỏ hơn (có trường khí âm dương riêng của chúng). Một tập hợp các sự vật con tạo thành một trường khí âm dương tổng, đồng thời cũng tạo nên những điều kiện để nảy sinh từ Đạo những yếu tố, lực lượng mới còn đang ở dạng mầm mống, trở thành hiện thực, duy trì và hình thành thêm một trường khí âm dương mới phù hợp với nó, và tất cả chúng tạo thành trường khí âm dương của sự vật. Do đó, chúng ta không nên lẫn lộn trường khí âm dương của sự vật với trường khí âm dương của những sự vật thành phần. Trường khí âm dương của một sự vật không phải đơn thuần là tổng trường khí âm dương của các thành phần, mà còn gồm thêm một cấu trúc trường khí âm dương thứ cấp nữa, được sinh ra từ những mầm mống trường khí âm dương có sẵn trong Đạo, phù hợp với trường khí âm dương của các thành phần ấy, gọi là Thần khí của sự vật. Cái trường khí âm dương thứ cấp đó (Thần khí) và trường khí âm dương sơ cấp của những sự vật con trong thành phần của nó tương tác và thống nhất với nhau tạo nên trường khí âm dương toàn phần của sự vật. Ví dụ: Con người cũng chỉ là một trường khí âm dương nhưng không đơn thuần là tổng trường khí âm dương sơ cấp của những phần tử vật chất cấu tạo nên thân xác người đó như proton, notron, electron, … mà còn bao gồm thêm trường khí âm dương thứ cấp mà hoạt động của nó tạo nên tư tưởng, tình cảm, … của anh ta (Thần khí). Cái phần trường khí âm dương thứ cấp đó không phải là một phần của trường khí do các hạt vật chất tạo nên, mà nó được sinh ra từ Đạo (có mầm mống sẵn trong Đạo), do các tương tác âm dương trong Vũ trụ, phù hợp với trường khí âm dương sơ cấp của các hạt vật chất cấu tạo nên thể xác người đó. Cái phần trường khí âm dương đó (Thần khí) tuy gắn kết mật thiết với điều kiện sinh ra nó là trường khí âm dương thứ cấp, nhưng do có Khí dương nên vẫn có tính độc lập tương đối, còn gọi là linh hồn. Như vậy, linh hồn là một trường khí âm dương thứ cấp, đặc trưng bởi các hoạt động tinh thần, hình thành từ Đạo trên cơ sở trường khí âm dương sơ cấp là thể xác có đặc trưng là các tương tác lý hóa. Do tính độc lập tương đối này, khi thề xác (trường khí âm dương thứ cấp) tan rã, linh hồn (trường khí âm dương thứ cấp hay Thần khí) chưa mất đi ngay mà còn có thể tồn tại trong một thời gian nhất định tùy thuộc vào những yếu tố hỗ trợ lân cận. Một sự vật lớn bao gồm nhiều sự vật con nhỏ hơn tạo thành, do đó chúng có cấu trúc nhiều lớp. Mỗi sự vật con cũng là một cấu trúc trường khí âm dương, do đó, chúng cũng hàm chứa trong chúng cả Khí âm và Khí dương. Cả Khí âm và Khí dương của trường khí âm dương luôn thấm đẫm trong từng sự vật con dù là nhỏ nhất. Hạt vật chất thực ra cũng là những cấu trúc trường khí âm dương trong không gian. Một hạt vật chất lớn là cấu trúc của những hạt nhỏ hơn nhưng không đơn thuần là tổng trường khí âm dương của những hạt vật chất con, mà còn thêm một trường khí âm dương thứ cấp. Trường khí âm dương thứ cấp này sinh ra từ Đạo, tương hợp với trường khí âm dương của những hạt con, là Thần khí của hạt. Nói rộng ra, cái sự vật lớn nhất là Vạn tượng - cái Tướng của thực tại - vận động, biến đổi không ngừng nên có thuộc tính âm. Đạo là cái bản chất ban đầu của Vạn tượng, vốn chí tịnh, bất biến, nên dương là thuộc tính của Đạo. Cái Lý của thực tại là qui luật tương tác âm dương. Nói cách khác, Vạn tượng là cái tướng của Thực tại có bản chất âm, vận động và biến đổi không ngừng trong tương tác âm dương theo qui luật của cái Lý. Sự vật từng bước hình thành từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, sinh sinh hóa hóa liên miên; sự vật con này là thành phần của sự vật lớn hơn, sự vật lớn hơn lại là thành phần của sự vật lớn hơn nữa, … cuối cùng là toàn bộ vũ trụ (theo nghĩa rộng nhất của từ này là mọi tồn tại), trong một hệ thống có cấu trúc phức tạp, thống nhất, liên quan chặt chẽ không thể tách rời bởi tương tác âm dương và có bản thể là Đạo. 4. Chân tướng của Thực tại: Vạn tượng – cái Tướng của Thực tại tuy vô cùng đa dạng và biến hóa không ngừng nhưng chỉ là cái hiển lộ ra ngoài, cái ảo ảnh âm dương trước tấm gương bản thể của Thực tại là Đạo mà thôi. Còn cái bản thể của Thực tại là Đạo, bị cái Tướng – Vạn tượng che lấp, nên ẩn đi (khó nhận biết hơn), nhưng do vô thủy vô chung, không phân biệt, vẫn luôn tồn tại, bất biến, chí tịnh và thuần khiết phía sau Vạn tượng. Vũ trụ, thế giới ngày nay mà chúng ta đang nhận thức chỉ là cái Tướng của Thực tại, xuất hiện sau một đột biến lượng tử từ Thái Cực, và do đó có sau Đạo, dưới hình thức một cấu trúc phức tạp của trường khí âm dương mà thôi. Đạo là cái bản thể của Thực tại, có trước âm dương, không phải là âm, hay là dương, hay là nửa âm nửa dương, mà vượt lên trên nhị nguyên âm dương, không thể tìm được những đối tượng nào có thể so sánh, đối chiếu trong trong thực tại hiện hữu để mô tả, nên không thể dùng lời nói mà diễn tả chính xác được (bởi vì ngôn ngữ dùng để diễn đạt những khái niệm nhị nguyên, phân biệt. Người ta không thể mô tả một cái khi nó không có cả không gian lẫn thời gian, không giống hay tương tự với bất cứ cái gì mà con người đã thấy, đã biết). Vì thế, người xưa nói, Đạo có trước Trời đất (thế giới hiện tượng) và bất khả tư nghị. Do Đạo bất khả tư nghị nên không thể dùng lời mà có thể định nghĩa hay diễn tả chính xác, chỉ có thể trực giác được, nhận thức được, mô tả một cách tương đối mà thôi. Những mô tả chỉ là tương đối vì mô tả phải thông qua ngôn ngữ vốn có bản chất nhị nguyên dùng để diễn tả Vạn tượng, không phải là Đạo vốn vô sai biệt, có trước Vạn tượng. Do đó, người xưa chỉ có thể “gượng” mà diễn đạt Đạo một cách hình tượng là hình tròn. Như vậy, Chân tướng của Thực tại bao gồm Bản thể, Tướng, Lý. Bản thể của Thực tại là Đạo vốn vô thủy vô chung và bất khả tư nghị, hàm chứa và bao trùm tất mà không phân biệt, đồng nhất, chí tịnh và thuần khiết. Bản thể đóng vai trò cơ sở của Thực tại, thể hiện qua cái Tướng của nó là Vạn tượng bao gồm Âm, Dương, vô cùng đa dạng, vận động và biến đổi không ngừng theo cái Lý của nó là tương tác âm dương. Quán về Thực tại ta phải quán cái Chân tướng của nó trên cái thế chân vạc Bản thể - Tướng – Lý của nó như thế. Bản thể (Đạo) - Tướng (Vạn tượng) – Lý (tương tác âm dương) là 3 mặt không thể tách rời của Thực tại. Nếu nghiên cứu Thực tại mà thiếu một trong ba mặt đó thì không thể thấy được chân tướng của nó. Đồng thời, do Thực tại có 3 mặt không thể tách rời như thế, sự nghiên cứu Thực tại để rút ra những kết luận hữu ích phục vụ con người từ xưa tới nay có thể tạm chia một cách tương đối thành 3 lĩnh vực chính: Đạo học, Lý học và Khoa học thực nghiệm. - Đạo học là lĩnh vực nghiên cứu Thực tại thông qua mặt Bàn thể (Đạo) trong cái thế chân vạc Bản thể - Tướng – Lý của nó, để có thể nhận biết bản chất của Thực tại, giúp con người có thể giải thoát, đồng nhất với Vũ trụ. Đối tượng nghiên cứu của Đạo học là Đạo - Bản thể của Thực tại. - Lý học là lĩnh vực nghiên cứu Thực tại thông qua mặt Lý trong cái thế chân vạc Bản thể - Tướng – Lý của nó, để có thể nhận biết những qui luật vận động, phát triển của Thực tại trong tương tác âm dương, rút ra những kết luận nhằm phục vụ cuộc sống của con người. Đối tượng nghiên cứu của Lý học là cái Lý của Thực tại. - Khoa học thực nghiệm là lĩnh vực nghiên cứu thực tại thông qua mặt Tướng trong cái thế chân vạc Bản thể - Tướng – Lý của nó, để có thể nhận biết những qui luật vận động, tương tác của vạn vật, rút ra những qui luật tự nhiên phục vụ cuộc sống của con người. Đối tượng nghiên cứu của Khoa học thực nghiệm là cái Tướng của thực tại. Như vậy, Đạo học, Lý học, Khoa học thực nghiệm có những đối tượng và phương pháp khác nhau nhưng đều là những lĩnh vực nghiên cứu Thực tại có chung mục tiêu là phục vụ con người. Sẽ là sai lầm nếu chúng ta không nhận thức được rằng, những lĩnh vực nghiên cứu đó thực chất nằm trong một tổng thể thống nhất và bổ xung, hoàn thiện lẫn nhau là tri thức của con người về Thực tại. Thay vào đó, lại chỉ biết thượng tôn lĩnh vực của mình mà bài xích những lĩnh vực khác, làm cho tri thức của con người trở nên phiến diện, thiếu đầy đủ, thì thật là u mê và nông cạn. Vạn tượng là cái Tướng của Thực tại, là cái biểu hiện ra của Đạo, thuộc âm, kết quả của tương tác âm dương, có thể diễn đạt nó một cách hình tượng là hình vuông, phân biệt với hình tròn là Đạo – bản thể của Thực tại, thuộc dương. Âm được ký hiệu là một nét đứt, còn Dương – một nét liền. Sơ đồ như sau:1 like
-
Chào Bảo Ngọc, Sự cố nick Hoàng Định bị đuổi ra khỏi lớp làm ảnh hưởng đến các bạn học chung. Chúng Tôi đã tạo ra nick mới để để đăng ký học đã chuyển tiền vào TK của Bảo Ngọc với nội dung : Nick PTLV hoc PTĐL Nhờ Bảo Ngọc ad vào lớp học lại để chúng Tôi tiếp tục tham gia lớp học. Cám ơn Bảo Ngọc & Thầy Thiên Sứ.1 like
-
Vâng, Rất cảm ơn anh Vô Trước tham gia trên diễn đàn. Anh cứ vào chuyên mục của anh để đưa bài lên dd, tôi sẽ đề nghị QTV kỹ thuật thực hiện yêu cầu của anh.1 like
-
Thứ hai, 24/10/2016 - 10:19 Quân đội Nhật Bản duyệt binh, nhận nhiệm vụ mới từ Thủ tướng Chia sẻ Dân trí Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (GSDF) ngày 23/10 đã tổ chức lễ duyệt binh hoành tráng với sự tham gia của hàng nghìn quân nhân và nhiều phương tiện quân sự. Cũng tại sự kiện, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố giao phó cho SDF những nhiệm vụ mới ở nước ngoài trong khuôn khổ luật an ninh. >> Anh lần đầu đưa tiêm kích "Cuồng phong" tới Nhật Bản tập trận Quân đội Nhật Bản duyệt binh, nhận nhiệm vụ mới từ Thủ tướng Theo Japan Today, phát biểu tại lễ duyệt binh ở căn cứ Asaka của Lực lượng phòng vệ mặt đất (GSDF), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố: “Các bạn sẽ được giao phó những nhiệm vụ mới theo luật. Đó là những nhiệm vụ bảo vệ nền hòa bình quý giá”. Thủ tướng Abe cũng đồng thời là Tổng tư lệnh Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF). Theo luật an ninh mới có hiệu lực từ tháng 3 năm nay, các nhiệm vụ của lực lượng SDF được mở rộng, bao gồm nhiệm vụ trợ giúp nhân viên Liên Hợp Quốc bị các nhóm vũ trang tấn công khi tiến hành các hoạt động gìn giữ hòa bình. Lễ duyệt binh năm nay có sự tham gia của gần 4.000 thành viên của SDF, khoảng 280 phương tiện quân sự gồm xe tăng, thiết giáp và khoảng 50 máy bay. Chính phủ Nhật Bản đang xem xét liệu có giao nhiệm vụ mở rộng này cho đơn vị GSDF tiếp theo của nước này tới Nam Sudan để thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc hay không. Một số hình ảnh trong lễ duyệt binh hôm 23/10 của GSDF: Thủ tướng Shinzo Abe tham dự lễ duyệt binh của lực lượng SDF Nhật Bản. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada (áo trắng) tham dự lễ duyệt binh hôm 23/10. Thủ tướng Abe cũng đồng thời là Tổng tư lệnh Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Thủ tướng Abe phát biểu và giao nhiệm vụ mới cho các thành viên của SDF. Các máy bay chiến đấu của Nhật Bản trình diễn tại lễ duyệt binh. Khoảng 50 máy bay cùng tham gia lễ duyệt binh của SDF hôm 23/10. Các binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ hải quân Nhật Bản diễu hành qua lễ đài. Các phương tiện quân sự phô diễn sức mạnh tại lễ duyệt binh ở căn cứ Asaka hôm 23/10. Lính bộ binh thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia duyệt binh. Lực lượng không vận tham gia lễ duyệt binh thường niên ở căn cứ Asaka. Lực lượng thiết giáp tham gia duyệt binh hôm 23/10. Lực lượng binh sĩ nữ của SDF duyệt binh qua lễ đài. Nhiều quan chức cấp cao, các cựu chiến binh và người dân Nhật Bản đã tới dự lễ duyệt binh hoành tráng ở căn cứ Asaka. Lễ duyệt binh năm nay có sự tham gia của gần 4.000 thành viên của SDF và 280 phương tiện quân sự. Thành Đạt Ảnh & video: Reuters & CCTV =================== Sau trận sóng thần Nhật Bản 3/ 2011, lão Gàn đã tiên tri chính xác: Không quá ba năm, nước Nhật sẽ trở lại hùng mạnh như xưa". Ngày nay, nước Nhật đang chuyển mình theo đúng vai trò của siêu cường thứ III trên thế giới. Việc Nhật Bản sẽ thay đổi - hoặc giải thích lại Hiến pháp của họ - cũng không nằm ngoài lời tiên tri của lão Gàn. Ngày xưa, lúc Hoàng Đế đánh thắng Xuy Vưu, ghìm vó ngựa ở Bắc Dương Tử, đã phát biểu: "Phương Nam không thể đánh". Bởi vậy, Trung Quốc đã rất sai lầm, mang tính chiên lược, khi gây sự với Việt Nam. Sự trỗi dậy của Nhật Bản là một yếu tố cần, ngăn chặn âm mưu của Trung Quốc.1 like
-
Phong thủy là khoa học chứ không phải tín ngưỡng Thứ tư, 16 Tháng 12 2009 23:30 Tuần Việt Nam Những phân tích của các nhà nghiên cứu cho thấy, Phong thủy là một bộ môn khoa học xác định sự phù hợp với cảnh quan môi trường, thiên nhiên hài hòa với cuộc sống con người, chứ không phải là loại tín ngưỡng bí ẩn. Phong thủy là một khái niệm khá quen thuộc đối với nhiều người. Nó thường được hiểu là một phương pháp ứng dụng trong kiến trúc và xây dựng Đông Phương cổ, dựa trên phương pháp luận của thuyết Âm dương ngũ hành. Nhưng sự thiếu hụt các tài liệu nghiên cứu khoa học về phong thủy trong một thời gian dài, cùng với những thành kiến duy ý chí về nó đã biến môn này thành một thứ bí ẩn, thậm chí bị coi là một thứ mê tín dị đoan. Lần đầu tiên, một hội thảo về môn Phong thủy được tổ chức rộng rãi tại Hà Nội, với sự tham gia của hàng trăm đại biểu. Nhằm tháo gỡ những vướng mắc về cách hiểu Phong thủy, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, cùng Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương đã dày công tìm hiểu và chứng minh tính khoa học của bộ môn có thời gian tồn tại lâu nhất trong lịch sử văn minh nhân loại này. Phong thủy Đông Phương ứng dụng trong kiến trúc và xây dựng không phải là yếu tố kĩ thuật xử lý vật liệu, độ bền kết cấu trong xây dựng mang tính trực quan. Nó có tính hệ thống cấu trúc những nguyên tắc, quy định về các yếu tố địa lý, khí tượng, môi trường sinh thái học, cảnh quan và kiến trúc hình thể. Việc xác minh bản chất khoa học của Phong thủy mà các nhà nghiên cứu đưa ra dựa trên việc xem xét tính hệ thống - lịch sử; tính nhất quán và hợp lý dựa trên nội dung cấu trúc trong phương pháp luận, tính tiên tri - thể hiện tính quy luật của phương pháp được nhận thức; tính khách quan - khả năng phản ánh thực tại và sự giải thích thực tại theo khái niệm của nó. Những phân tích của các nhà nghiên cứu cho thấy, Phong thủy là một bộ môn khoa học xác định sự phù hợp với cảnh quan môi trường, thiên nhiên hài hòa với cuộc sống con người. Khoa Phong thủy xác định những tiêu chí, nguyên tắc, quy ước dựa trên thực tại khách quan trong kiến trúc và xây dựng cổ xưa, nhưng không phủ nhận những tri thức và tiêu chí, yêu cầu trong kiến trúc hiện đại. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Giám đốc Trung tâm Lý học Đông Phương Hiệu chỉnh từ cổ thư chữ Hán và hoàn thiện Nhóm nghiên cứu đã tìm ra những điểm sai lệch và thất truyền từ nguyên lý căn để của Phong thủy trong cổ thư chữ Hán - gọi là "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư". Sau khi hiệu chỉnh lại nguyên lý căn để của phương pháp nói trên thành "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ", nhóm nghiên cứu đã từng bước hệ thống và phục hồi lại toàn bộ thuyết Âm dương ngũ hành, trong đó có khoa Phong thủy. Đây chính cơ sở đối chiếu để tìm hiểu, giải thích sự vận động, tương tác có tính quy luật vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống con người. Riêng khoa Phong thủy, những phát hiện rời rạc trong lịch sử văn minh Hán, thực chất là những phương pháp ứng dụng cụ thể của từng trạng thái tương tác gây ảnh hưởng đến cuộc sống con người: Tương tác của từ trường trái đất lên vị trí nhà và ảnh hưởng đến con người (trường phái Bát trạch) Tương tác của cảnh quan môi tường thiên nhiên lên quanh khu nhà. (trường phái Loan đầu) Tương tác của cấu trúc ngôi nhà liên quan đến môi trường và con người. (trường phái Dương trạch tam yếu) Tương tác có tính quy luật và chu kỳ của vũ trụ trong bầu không gian của Thái dương hệ (Trường phái Huyền Không) Tính hệ thống, nhất quán trong Phong thủy Đông phương chỉ được xác định khi phục hồi trên nguyên lý căn để xuyên suốt của thuyết Âm Dương Ngũ hành là Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ. Không căn cứ trên nguyên lý này, thì Phong thủy theo văn bản cổ không có tính hệ thống, nhất quán và không có khả năng phản ánh hợp lý một thực tế khách quan, ngoại trừ hiệu quả ứng dụng. Ứng dụng Phong thủy trên khắp thế giới Nói về các ứng dụng Phong thủ trong kiến trúc Phương Tây và Việt Nam, kiến trúc sư Phạm Cương đưa ra những ví dụ cụ thể. Vị trí tọa lạc, kết hợp hình thể đẹp đẽ, tỉ lệ hài hòa cùng bố cục đủ cả thanh long, bạch hổ, huyền vũ và chu tước (4 yếu tố trong Phong thủy Loan đầu) đã giúp Nhà trắng của nước Mỹ trở thành một tòa nhà có vị thế đáng nể trên thế giới. Tòa nhà chính phủ Singapore Sử dụng bản đồ vệ tinh để quan sát tòa nhà chính phủ Singapore, cũng nhận thấy ý đồ phong thủy rõ ràng: tòa nhà thiết kế theo dạng hình chữ T (chữ Đinh) - hình ảnh con triện và con dấu - một chỉnh thể hoàn thiện, biểu hiện sự vững bền trên chính trường. Một số công trình kiến trúc Việt cũng được phân tích từ góc độ Phong thủy: Dinh Độc lập, tuy cũng được thiết kế hình tượng con triện và con dấu, nhưng lại phạm vào hình tượng lộ cốt trong Phong thủy, khiến người đứng đầu sử dụng công trình không được thịnh vượng lâu dài. Từ gia đình đến vấn đề Phong thủy quốc gia Hội thảo đặt những vấn đề rất chi tiết trong thiết kế các công trình xây dựng dưới góc độ Phong thủy như: xác định tâm của một khu đất khi xây dựng nhà cửa, cắt nghĩa là lý do chọn hướng nhà, thiết kế các cửa ra vào, cách bài trí sắp đặt đồ vật trong nhà... Tất cả đều nhằm mục đích giúp cho luồng khí thông suốt, thoáng mát, phục vụ sức khỏe con người. Đồng thời, nhiều đại biểu cũng đặt vấn đề về Phong thủy quốc gia như việc chúng ta nên xác định trung tâm của Hà Nội là ở đâu... Theo đó, những công trình xây dựng kiến trúc quan trọng của đất nước, nên được tham khảo các nhà nghiên cứu Phong thủy để tìm ra vị thế đắc địa, đảm bảo sự hài hòa đất, nước, thiên nhiên và con người bằng những phương pháp tính toán khoa học. Hội thảo thu hút hàng trăm đại biểu lắng nghe, tranh luận. Linh Thủy - ảnh : Ashui.com1 like
-
Kính thưa quí vị quan tâm. Một bài báo trên Vietnamnet.vn giới thiệu về một nhà khoa học Hoa Kỳ đã dùng phương pháp toán học để tiên tri về khả năng tổng thống Hoa Kỳ Obama sẽ dính scandal trong tương lai. Đây là một hiện tượng - lần đầu tiên được công bố - tri thức khoa học hiện đại dùng Toán học như là một phương pháp để tiên tri về một hiện tượng xã hội. Từ hiện tượng này là nội dung của tiểu luận mà tôi xin hân hạnh trình bày với quý vị sẽ liên quan đến các phương pháp tiên tri của Lý học Đông phương và từ đó minh chứng rõ hơn về một tri thức siêu việt của một hệ thống lý thuyết là nguyên nhân của các phương pháp này. Trước hết xin mời quý vị xem qua nội dung bài báo đã được đăng tải trên Vietnamnet.vn: http://vietnamnet.vn...i-cang-dan.html ====================================================== Toán học chứng minh Obama sắp dính xì-căng-đan Cập nhật lúc 30/05/2011 11:30:00 (GMT+7) Báo cáo mới công bố của học giả Brendan Nyhan cho biết, chính quyền của Tổng thống Barack Obama sắp chấn động vì xì căng đan. Dự báo được đưa ra dựa trên công thức toán. Dựa trên phân tích dữ liệu về các bê bối của tổng thống trong khoảng thời gian 1997 và 2008, nhà khoa học chính trị Nyhan nói sau hai năm nắm quyền, khả năng một tổng thống bị dính bê bối là cao. Theo đó, uy tín của Tổng thống Mỹ thứ 44 - Barack Obama sẽ sớm bị huỷ hoại bởi những tranh cãi. Nyhan thuộc Quỹ Học giả Robert Wood Johnson chuyên nghiên cứu về chính sách y tế tại trường đại học Michigan, Mỹ - hiện là trợ lý giáo sư của Ban chính phủ thuộc trường Dartmouth, đã công bố báo cáo trên trang web của Trung tâm về chính trị hôm 26/5. Brendan Nyhan đã đưa ra những đồ thị chi tiết mô tả khả năng một bê bối sẽ xảy ra với chính quyền của Tổng thống Obama trước khi bầu cử Tổng thống 2012 diễn ra. Và rằng, vào tháng 6 sang năm, khả năng sẽ có một xì căng đan là 95-100%. Báo cáo của Nyhan viết: "Obama cực kỳ may mắn: Nghiên cứu của tôi về các bê bối của Tổng thống Mỹ cho thấy, chỉ có rất ít người đứng đầu nước Mỹ tránh được các xì căng đan". Nyhan thử nghiệm các giả thuyết dựa trên dữ liệu bê bối lấy từ báo Washington Post và New York Times. "Trong giai đoạn 1997-2008, thời gian lâu nhất mà một Tổng thống không vướng xì căng đan là 34 tháng, đó là khoảng thời gian khi Tổng thống Bush nhậm chức vào tháng 1/2001 và vụ bê bối Valerie Plame vào tháng 10/2003". Nyhan tuyên bố, nghiên cứu của mình được tiến hành dựa trên sự thiếu ủng hộ của đảng viên Cộng hoà đối với chính quyền Obama. Nhà khoa học chính trị này nhận định, sự bất bình của đảng viên Cộng hoà với Obama có thể góp phần khuyến khích các nghị sĩ đối lập và thành viên giới truyền thông đưa ra những cáo buộc về hành vi sai trái của Tổng thống hiện giờ. Tuy nhiên, nhận định trên có thành hiện thực không vẫn là một câu hỏi. Nyhan nói, sự chú ý của giới truyền thông hiện bị chuyển hướng sang các câu chuyện khác suốt thời gian Obama làm Tổng thống, như vụ tràn dầu, động đất, sóng thần Nhật và vụ tiêu diệt Bin Laden. Tổng thống Obama không được miễn nhiễm những rắc rối nhưng những tranh luận về hành vi của chính quyền Obama vẫn chưa trở thành một bê bối với quy mô đầy đủ của nó. Ngoài ra, theo Nyhan, tới giờ Obama chưa gặp rắc rối một phần vì ông được giới truyền thông ưu ái hơn so với những người tiền nhiệm, vì Obama là tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ. Dù vậy, Nyhan nói, bất ổn ở Trung Đông và các sự kiện khác cũng làm tăng khả năng Obama bị dính xì căng đan. Hoài Linh (Theo Mail) ====================================================== Kính thưa quí vị quan tâm. Một trong những tiêu chí cho một giả thuyết, lý thuyết hoặc phương pháp được xác định tính khoa học là khả năng tiên tri. Chính khả năng tiên tri xác định tính quy luật của hiện tượng và vấn đề được tiên tri và là một yếu tố chứng minh giả thuyết, lý thuyết hoặc phương pháp có khả năng tiên tri đó mang tính khoa học. Hiện tượng tiên tri đã có từ lâu trong lịch sử văn minh nhân loại. Chúng ta có thể phân loại làm hai dạng là: A/ Cảm ứng tiên tri. Đây là hiện tượng tự nhiên, tồn tại khách quan bởi khả năng cảm ứng của con người, mà ngày nay chúng ta chưa rõ cơ chế của nó. Trong trường hợp này, con người chỉ có thể chứng nghiệm qua thực tế khi sự việc được lặp đi, lặp lại nhiều lần dẫn đến niềm tin vào khả năng cụ thể này có ở một người nào đó. Hiện tượng này có thể thí dụ , như: Bà Vanga và các nhà ngoại cảm tìm mộ..... Hiện tượng này là một thực tại khách quan và là đối tượng của các công trình nghiên cứu khoa học và không nằm trong sự phán xét của các tiêu chí khoa học cho một phương pháp, giả thuyết, hay lý thuyết khoa học. B/ Phương pháp tiên tri. Có thể nói rằng: Từ thời cổ đại, tất cả các nền văn minh lâu đời trong lịch sử văn minh nhân loại nhận thức được, đều có những phương pháp tiên tri và tồn tại đến ngày nay trong dân gian vì tính hiệu quả của nó được tín nhiệm. Ở nền văn minh cổ đại Đông phương, những phương pháp tiên tri này rất phong phú: Thái Ất, Tử Vi, Bôc dịch, Mai Hoa Dịch, Tử Bình....vv....Đấy là phương pháp tiên tri trực tiếp cho những sự kiện cuộc sống, xã hội, thiên nhiên và con người. Không chỉ dừng lại ở đây, ngay cả Phong thủy, Đông Y là những phương pháp ứng dụng trong ngành kiến trúc, chẩn trị bệnh .....cũng đều có khả năng tiên tri trong lĩnh vực liên quan. Những phương pháp ứng dụng này là hệ quả của một hệ thống Lý thuyết mà tất cả các nhà nghiên cứu đều thừa nhận là: Thuyết Âm Dương Ngũ hành.. Chính trên cơ sở phương pháp tiên tri với những hệ luận của nó mới đặt ra tính khoa học hay phi khoa học của những phương pháp này và từ đó xác định một hệ thống lý thuyết là điều kiện tiên đề cho các phương pháp này - có khoa học thực sự hay không - trên cơ sở tiêu chí khoa học đã được xác định cho nó. Vấn đề được đặt ra ở đây chính là " Phương pháp tiên tri " và đều là hệ quả của một hệ thống tri thức. Ở đây, chúng ta chưa bàn đến tính đúng sai, xác xuất đúng...vv.....Mà là đặt vấn đề về hiện tượng lần đầu tiên được công bố việc sử dụng phương pháp tiên tri cho một vấn đề xã hội, của tri thức khoa học hiện đại - cụ thể là toán học qua bài viết trên - và từ đó nhìn nhận về tính khoa học hay phi khoa học của các phương pháp tiên tri Đông phương. Đã từ rất lâu, toán học đã có tham vọng lý giải bài toán xác xuất của khả năng xuất hiện những con số cho những kỳ sổ số. Có thể nói bài toán khó nhất cho việc này chính là tính ra con số độc đắc xổ ra sẽ gồm những con số nào? Như vậy xác xuất để có bài toán đúng cho con số độc đắc sẽ là 1/ 1. 000. 000 - xét về yếu tố không gian - Tức là nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, miễn là có con số đó. Nhưng ngay cả khi toán học đã xác định như vậy - thì - một yếu tố nữa, rất quan trọng để thẩm định khả năng tiên tri. Đó chính là yếu tố thời gian. Tức là con số đó sẽ sổ ra vào lúc nào? Các nhà Toán học từ lâu đã không còn bàn về đề tài này. Không có yếu tố thời gian cho xác xuất của con số độc đắc. Nhưng giả thiết rằng: Họ có thể làm được điều ấy. Và ngay cả trường hợp tối ưu này tính tương tác cũng rất đơn giản cho sự kiện đoán trúng sổ độc đắc xảy ra vào lúc nào. Bởi vì nó là sự tương tác về lý thuyết của 1. 000. 000 yếu tố. Tất cả những yếu tố khác đều có khả năng loại suy về mặt lý thuyết. Thí dụ như lồng cầu quay số được bảo đảm tuyệt đối về cân bằng kỹ thuật, các quả cầu đều như nhau...vv.... Từ đó chúng ta so sánh với khả năng tiên tri cho một sự kiện xã hội, hoặc một hành vi của con người - bằng một phương pháp dự báo, có tính quy luật, tính khách quan - thì những yếu tố tương tác dẫn đến một sự kiện xã hội, hoặc hành vi con người có thể tiên tri, sẽ phức tạp gấp nhiều lần lũy thừa của 1/ 1.000. 000. Bởi nó gồm tất cả những yếu tố có thể tương tác và không thể loại suy. Bao gồm cả những thực tại chưa được biết đến nằm ngoài khả năng nhận thức của con người. Tức là gồm vô tận những yếu tố tương tác để dẫn đến một sự kiện, hoặc hành vi con người có thể tiên tri trong không/ thời gian xuất hiện sự kiện hoặc hành vi đó. Chỉ giới thiệu như vậy thì chúng ta sẽ thấy một phương pháp dự báo cho một sự kiện xã hội, hoặc hành vi của con người phải xuất phát từ một sự tống hợp rất cao cấp tri thức của nhân loại về thiên nhiên, vũ trụ, cuộc sống và cả bản thân con người. Trên cơ sở này, chúng ta nhận xét về phương pháp dự báo của nhà khoa học chính trị Nyhan, khi ông đưa ra một phương pháp dự báo về khả năng xảy ra scandal cho tổng thống Hoa Kỳ. A/ Phương pháp dự báo của ông Nyhan mang tính giới hạn và nó chỉ có thể xác định một vụ việc xã hội duy nhất là scandal cho tổng thống Hoa Kỳ trên chính trường Hoa Kỳ, có tính thống kê và khoảng thời gian dự báo có thể xảy ra có khoảng cách kỷ lục là từ 2011 đến 2012. B/ Ở đây, chúng ta cũng cần đặt vấn đề là phương pháp dự báo của ông Nyhan có là phải một công thức toán có thể nạp dữ liệu váo các đại lượng để từ đó luôn xác định được thời điểm xảy ra các scandal của các tổng thống Hoa Kỳ không? C/ Cơ sở hệ thống lý luận của phương pháp dự báo theo ông Nyhan là tri thức toán học hiện đại. D/ Tính chứng nghiệm dự báo của ông Nyhan chưa xác định vì chưa xảy ra. Nhưng tôi cứ đặt một giả thuyết ưu việt nhất cho phương pháp của ông Nyhan là ông ta đã dự báo đúng. Ngược lại, so sánh từng điểm đã trình bày của phương pháp dự báo của ông Nyhan với các phương pháp dự báo của Lý học Đông phương thì chúng ta thấy rằng: A/ Phương pháp dự báo của Lý học Đông phương không mang tính giới hạn cho một vụ việc xã hội duy nhất, mà trải rông trên tất cả mọi lĩnh vực liên quan từ thiên nhiên, xã hội, cuộc sống cho đến hành vi của con người với không/ thời gian - về lý thuyết - chính xác đến giờ. B/ Phương pháp dự báo của Lý học đông phương là một công thức hoàn chỉnh,, hoặc là một hệ thống công thức hoàn chỉnh phụ thuộc vào yếu tố không/ thời gian để thiết lập công thức với các đại lượng có thể suy luận trên cơ sở hệ thống lý luận của nó. Chúng có đầy đủ yếu tố không/ thời gian ngay trong việc nạp dự liệu đầu vào của bất kỳ một phương pháp dự báo nào. C/ Cơ sở hệ thống lý luận của phương pháp dự báo theo Lý học Đông phương là thuyết Âm Dương Ngũ hành. D/ Sự chứng nghiệm trải hàng ngàn năm trong lịch sử văn minh nhân loại.Sự tồn tại trải hàng ngàn năm nay chính là tính thống kê vượt thời gian về hiệu quả ứng dụng cho một lý thuyết là cơ sở của nó. Không một lý thuyết nào của nền văn minh hiện đại có khả năng tồn tại lâu như vậy. Chỉ cần với một sự so sánh như vậy, cũng đủ để thấy rằng thuyết Âm Dương Ngũ hành là sự tổng hợp hầu hết những quy luật từ vi mô đến vĩ mô trong vũ trụ, thiên nhiên, xã hội, cuộc sống và con người và là một hệ thống tri thức siêu việt, mới đủ khả năng thể hiện những phương pháp ứng dụng như vậy. Nếu chúng ta so sánh nó với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết được coi là khoa học thì tất cả những gì còn lại của hệ thống lý thuyết này hoàn toàn đáp ứng đầy đủ. Nếu chúng ta so sánh thuyết Âm Dương Ngũ hành với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước thì cũng hoàn toàn không nằm ngoài những tiêu chí này. Thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử đã giải thích từ sự hình thành vũ trụ cho đến các Thiên Hà khổng lồ, mọi hiện tương thiên nhiên , xã hội, cuộc sống và cho đến hành vi của con người với khả năng tiên tri. Hiện tượng nhà khoa học chính trị Hoa Kỳ Nyhan có tham vọng dùng toán học như một phương pháp tiên tri cho một hành vi xã hội và mang tính cục bộ này cho thấy: Tri thức hiện đại đang chập chững để tiến tới một phần rất nhỏ bé của một nền văn minh cổ xưa đã từng tồn tại trên Địa Cầu, mà dân tộc Việt với gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử chính là hậu duệ còn sống sót của nền văn minh này. Người Việt mang trong nền văn minh truyền thống ấy tất cả bí ẩn của vũ trụ thể hiện ở sức mạnh của Rồng và trí tuệ của tiên thánh với sự tự hào: " Con Rồng, Cháu Tiên ". Xin cảm ơn quí vị quan tâm.1 like