• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 24/10/2016 in all areas

  1. 4 likes
  2. Thứ hai, 24/10/2016 - 10:19 Quân đội Nhật Bản duyệt binh, nhận nhiệm vụ mới từ Thủ tướng Chia sẻ Dân trí Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (GSDF) ngày 23/10 đã tổ chức lễ duyệt binh hoành tráng với sự tham gia của hàng nghìn quân nhân và nhiều phương tiện quân sự. Cũng tại sự kiện, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố giao phó cho SDF những nhiệm vụ mới ở nước ngoài trong khuôn khổ luật an ninh. >> Anh lần đầu đưa tiêm kích "Cuồng phong" tới Nhật Bản tập trận Quân đội Nhật Bản duyệt binh, nhận nhiệm vụ mới từ Thủ tướng Theo Japan Today, phát biểu tại lễ duyệt binh ở căn cứ Asaka của Lực lượng phòng vệ mặt đất (GSDF), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố: “Các bạn sẽ được giao phó những nhiệm vụ mới theo luật. Đó là những nhiệm vụ bảo vệ nền hòa bình quý giá”. Thủ tướng Abe cũng đồng thời là Tổng tư lệnh Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF). Theo luật an ninh mới có hiệu lực từ tháng 3 năm nay, các nhiệm vụ của lực lượng SDF được mở rộng, bao gồm nhiệm vụ trợ giúp nhân viên Liên Hợp Quốc bị các nhóm vũ trang tấn công khi tiến hành các hoạt động gìn giữ hòa bình. Lễ duyệt binh năm nay có sự tham gia của gần 4.000 thành viên của SDF, khoảng 280 phương tiện quân sự gồm xe tăng, thiết giáp và khoảng 50 máy bay. Chính phủ Nhật Bản đang xem xét liệu có giao nhiệm vụ mở rộng này cho đơn vị GSDF tiếp theo của nước này tới Nam Sudan để thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc hay không. Một số hình ảnh trong lễ duyệt binh hôm 23/10 của GSDF: Thủ tướng Shinzo Abe tham dự lễ duyệt binh của lực lượng SDF Nhật Bản. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada (áo trắng) tham dự lễ duyệt binh hôm 23/10. Thủ tướng Abe cũng đồng thời là Tổng tư lệnh Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Thủ tướng Abe phát biểu và giao nhiệm vụ mới cho các thành viên của SDF. Các máy bay chiến đấu của Nhật Bản trình diễn tại lễ duyệt binh. Khoảng 50 máy bay cùng tham gia lễ duyệt binh của SDF hôm 23/10. Các binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ hải quân Nhật Bản diễu hành qua lễ đài. Các phương tiện quân sự phô diễn sức mạnh tại lễ duyệt binh ở căn cứ Asaka hôm 23/10. Lính bộ binh thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia duyệt binh. Lực lượng không vận tham gia lễ duyệt binh thường niên ở căn cứ Asaka. Lực lượng thiết giáp tham gia duyệt binh hôm 23/10. Lực lượng binh sĩ nữ của SDF duyệt binh qua lễ đài. Nhiều quan chức cấp cao, các cựu chiến binh và người dân Nhật Bản đã tới dự lễ duyệt binh hoành tráng ở căn cứ Asaka. Lễ duyệt binh năm nay có sự tham gia của gần 4.000 thành viên của SDF và 280 phương tiện quân sự. Thành Đạt Ảnh & video: Reuters & CCTV =================== Sau trận sóng thần Nhật Bản 3/ 2011, lão Gàn đã tiên tri chính xác: Không quá ba năm, nước Nhật sẽ trở lại hùng mạnh như xưa". Ngày nay, nước Nhật đang chuyển mình theo đúng vai trò của siêu cường thứ III trên thế giới. Việc Nhật Bản sẽ thay đổi - hoặc giải thích lại Hiến pháp của họ - cũng không nằm ngoài lời tiên tri của lão Gàn. Ngày xưa, lúc Hoàng Đế đánh thắng Xuy Vưu, ghìm vó ngựa ở Bắc Dương Tử, đã phát biểu: "Phương Nam không thể đánh". Bởi vậy, Trung Quốc đã rất sai lầm, mang tính chiên lược, khi gây sự với Việt Nam. Sự trỗi dậy của Nhật Bản là một yếu tố cần, ngăn chặn âm mưu của Trung Quốc.
    3 likes
  3. Lúc này, Nhật rất cần Ấn Độ nêu lập trường ở biển Đông Hải Võ | 24/10/2016 19:46 Báo China Times (Đài Loan) ngày 24/10 bình luận, Nhật Bản đang rơi vào tình huống bế tắc trong vấn đề biển Đông và Hoa Đông, buộc phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ nước thứ ba. Thủ tướng Shinzo Abe duyệt Lực lượng phòng vệ trên bộ Nhật Bản (JGSDF) ngày 23/10/2016 Tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã tồn tại từ lâu. Nỗ lực thể hiện lập trường ở biển Đông của Tokyo cho thấy Nhật muốn hình thành sức ép quốc tế lên Trung Quốc, qua đó tạo ra cơ sở mới để xử lý tình hình biển Hoa Đông. Tuy nhiên, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã trở thành nhân tố làm hỏng tất cả tính toán của nội các Thủ tướng Shinzo Abe - China Times đánh giá. Phán quyết vụ kiện biển Đông ngày 12/7 của Tòa trọng tài thường trực (PCA), quyết định pháp lý làm leo thang căng thẳng Bắc Kinh-Manila trong gần 3 tháng qua, gần như đã bị phớt lờ khi ông Duterte thăm Trung Quốc từ 18 đến 21/10 vừa qua, bất chấp Tokyo lên tiếng kêu gọi tuân thủ. Theo báo Asahi Shimbun, Tổng thống Duterte cũng được cho là "dội nước lạnh" lên nỗ lực duy trì khối đồng minh châu Á của Nhật. Ông cho biết trong chuyến công du Nhật Bản sắp tới "sẽ nói với Shinzo Abe rằng Trung Quốc và Philippines đã nhất trí kiềm chế, không dùng biện pháp vũ lực thay đổi hiện trạng tranh chấp". Lúc này Nhật Bản đang chuyển sự quan tâm lớn sang Ấn Độ. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (trái) gặp người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi tại Vientiane, Lào hồi đầu tháng 9. (Ảnh: PTI) Tờ The Times of India (Ấn Độ) ngày 23/10 dẫn lời Yuki Tamura, người phụ trách vấn đề biển Đông của Bộ ngoại giao Nhật: "Vấn đề an ninh trên biển rất quan trọng, do đó chúng tôi kêu gọi Ấn Độ nêu lên lập trường của mình về tình hình biển Đông." Ông Tamura cho hay, trước Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) hồi tháng trước, Nhật và Ấn Độ đã bắt tay và đưa hợp tác an ninh trên biển vào danh sách ưu tiên quan trọng của hội nghị. Kể từ đầu tháng 8, chính phủ Nhật chú ý đến sự gia tăng rất rõ rệt của các tàu cá và tàu hải cảnh Trung Quốc ở vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bầu không khí bất ổn thậm chí khiến tàu cá của Nhật không dám tác nghiệp ở vùng biển này. Một quan chức địa phương cho hay, tàu cá Nhật Bản sợ xảy ra xung đột với tàu cá Trung Quốc, vốn được lực lượng chấp pháp "bảo vệ tận răng". Tokyo rất lo ngại việc Bắc Kinh không thừa nhận phán quyết PCA sẽ tạo ra tiền lệ xấu cho bất kỳ nỗ lực nào của chính phủ Nhật nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền thông qua cơ quan trọng tài quốc tế. Với sự nhượng bộ từ chính quyền Duterte, mối lo này đã hiện hữu rất rõ. Các dân biểu từ thành phố Ishigaki, tỉnh Okinawa, Nhật Bản mới đây đã kiến nghị chính phủ nước này quyết định hành động theo cách của Philippines, đưa vấn đề tranh chấp với Trung Quốc ra trọng tài quốc tế. Bên cạnh đó, Nhật cáo buộc thái độ "hiếu chiến" của Trung Quốc sẽ làm trì hoãn lộ trình xử lý tình hình biển Hoa Đông. Trong khi "chiến tuyến đồng minh" của Mỹ, Nhật, Australia chưa đủ tạo thành bức tường bao vây Trung Quốc, Tokyo đang cần Ấn Độ đứng lên với một thái độ minh bạch để chỉ trích và kiềm chế sự bành trướng của Bắc Kinh ở biển Đông. ========================= Biển Đông không bao giờ là chiến trường chính trong "Canh bạc cuối cùng" cả. Điều này lão Gàn cũng đã xác định rất lâu rồi. Trong "Canh bạc cuối cùng" này, cũng không thể có chiến tranh ủy nhiệm, kiểu đá gà bắt cá độ như cuộc chiến Vùng Vịnh I, sau đó dẫn đến Liên Xô sụp đổ. Việt Nam và Phi Luật Tân điếu phải gà cho các siêu cường và họ cũng không thể đủ sức thực hiện. Lão cũng điếu muốn chiến tranh xảy ra bắt đầu ở biển Đông, để các nước lân bang có thể giăng miểng, trong đó có Việt Nam. Tất nhiên, các siêu cường ủng hộ tự do hàng hải ở biển Đông cũng biết rõ điều này: "Canh bạc cuối cùng" không thể dứt điểm ở biển Đông. Bởi vậy, chiến lược hợp tác với Ấn Độ là hoàn toàn phù hợp mang tính quy luật. và điều này lão cũng nói lâu rồi: Cô gái Ấn Độ sẽ tham gia canh bạc cuối cùng - Họa sĩ người Ca Na Đa đã vẽ thiếu cô gái Ấn Độ trong bức tranh. Mọi chuyện sắp đến hồi kết thúc. Không quá 2018. Nói trước để những ai wan tâm, liệu cơm gắp nước mắm Phan Thiết, hoặc Phú Quốc. Hì.
    1 like
  4. Xin lỗi SP... con xin lần này nữa thôi... sau thì im ạ...!
    1 like
  5. Gặp nhau là do DUYÊN hợp, chia tay là do DUYÊN ly Phật dạy rằng, kiếp trước 500 lần ngoái đầu nhìn lại mới đổi được kiếp này một lần gặp thoáng qua. Thế nhưng, gặp nhau phải có duyên có phận mới có thể bên nhau. Vạn sự trên đời đều phải xét đến chữ duyên, gặp gỡ hay chia ly đều là sự đã an bài. Cuộc đời ai cũng gặp một người mà ta yêu thương say đắm, một người mà suốt đời này ta chẳng thể quên, thế nhưng lại chẳng đến được với nhau. Đó là những người không duyên không phận. Duyên phận là điều gì đó rất lạ kỳ, không ai có thể thực sự rõ về nó. Đôi khi những người hữu duyên vô tình quen biết nhưng lại hiểu thấu nhau. Nhiều người có thể hài hòa với nhau, nhưng không thể gần nhau. Không cố ý theo đuổi thì có, bỏ tâm cố gắng lại chẳng thành. Như là “có lòng trồng hoa, hoa chẳng nở, vô tình cắm liễu, liễu lại xanh”. Duyên phận khó đoán, người ta vẫn nói rằng, duyên là do trời định, phận do nhân định. Gặp được nhau hay không là do ý trời, nhưng có quyết chí để đến với nhau hay không lại là ở mỗi người. Tuy nhiên, ở được bên nhau rồi, phận ngắn hay dài lại cũng là điều không ai có thể nói trước. Hôm nay có duyên phận không có nghĩa là vĩnh viễn sẽ có duyên phận. Phật bàn về nhân duyên rằng, cái gì cũng chỉ có thời điểm, duyên phận cũng vậy. Bởi thế mà phải nắm thật chắc, giữ thật chặt, hết lòng quý trọng. Đó là món quà trời ban, chỉ trong một giây, một khắc, một đoạn. Nếu có phải cách xa, cũng đừng oán than, trách phận, hãy tự ngẫm với lòng rằng, vạn sự tùy duyên. Giữa người với người, có thể gần, cũng có thể xa. Giữa việc với việc, có thể phức tạp, cũng có thể đơn giản. Giữa tình cảm với nhau, có thể sâu, cũng có thể cạn. Đừng mong cầu mọi người đối xử với mình đặc biệt, cũng chẳng nên hy vọng họ sẽ bớt đi những toan tính. Với người không có duyên, dù bạn nói bao nhiêu lời cũng là thừa; còn như đã hữu duyên thì chỉ cần xuất hiện, bạn cũng có thể đánh thức mọi giác quan của họ. Có một số việc, vừa phân trần trắng đen đã trở thành quá khứ. Có một số người, giận hờn vài ngày đã trở thành dĩ vãng. Có những nỗi đau, vừa cười lên đã tan thành bọt biển. Có những hoàn cảnh, nhờ chịu chút thương đau mà trở nên kiên cường. Đôi khi hôm nay là việc lớn, ngày mai nhìn lại chẳng có gì đáng kể. Năm nay quan trọng, sang năm sẽ trở thành thứ yếu. Chuyện vĩ đại đời này, đời sau người ta gọi là truyền thuyết. Chúng ta, nhiều nhất cũng chỉ là câu chuyện của một người. Vì thế trong cuộc sống hay công việc, nếu gặp chuyện không vừa ý, hãy nói với bản thân: “Hôm nay sẽ qua đi, ngày mai rồi cũng đến, hãy buông bỏ tất cả để bắt đầu ngày mới!”. Nhân duyên của con người đáng quý là thế, ngắn ngủi là thế nhưng khi có được lại không trân quý, chỉ mất đi rồi mới hối hận nhưng đã quá muộn, một đi không trở lại, vĩnh viễn thành quá khứ. Xong nghĩ lại, cái mất đi rồi mới là cái đáng quý, bởi mất đi do ta tự nguyện, do ta tự nhận thấy mong muốn, duyên phận của đời ta. Cho nên dù nhiệt tình như lửa, ngọt ngào như hoa, ôn hòa như nước thì cũng là đoạn tình cảm đã qua, duyên phận đi tới cuối đường. Buông tay cầu thanh thản. (st)
    1 like
  6. Định luật này đã nhận đươc giải Ig Nobel. Hì. Nhưng có một định luật khác tương tự trong lý học Đông phương là "Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai". Trong những nguyên lý tương tác được mô tả phân loại theo thiên can, địa chi và vận khí, không thể có tuyệt đối tốt. Nhưng năm xấu lại đeo đẳng con người: nào là Tứ xung, lục bại, tứ tuyệt, tam tai, Ngũ hành sinh khắc. Đấy là chưa kể còn ngay giờ tốt xấu...vv.... Đức Phật nói: "Trần gian này là một bể khổ. Kẻ sung sướng nhất cũng chỉ lênh đênh trên mặt bể khổ mà thôi".
    1 like