• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 23/10/2016 in all areas

  1. Duterte đẩy TQ vào thế bí khi đòi gia nhập "đội ngũ Nga-Trung" Hải Võ | 22/10/2016 13:39 Dường như ngay cả chính phủ Trung Quốc cũng không ngờ Duterte lại "hào hứng" đến mức tuyên bố muốn "nhập hội" với Nga, Trung. (Xử lý ảnh: SẤM) Duterte: Chấp hành phán quyết PCA là sự ngu ngốc sẽ dẫn đến Thế chiến 3 Các hãng truyền thông lớn ở Trung Quốc dẫn lời ông Duterte trong chuyến công du nước này: "Tôi sẽ gia nhập lại vào hàng ngũ ý thức hệ của các bạn. Có thể tôi sẽ tới Nga để gặp gỡ Tổng thống Vladimir Putin. Ba nước chúng ta sẽ cùng đương đầu với thế giới. Trung Quốc, Philippines và Nga." Chính phủ Trung Quốc không đưa ra bình luận nào về phát ngôn này. Trước đó, ông tuyên bố trong cuộc họp báo đầu tiên ở Bắc Kinh hôm 19/10: "Tôi sẽ không sang Mỹ nữa. Ở đó tôi chỉ có thể nhận được sự xúc phạm. Cho nên, đã đến lúc nói lời tạm biệt rồi, bạn của tôi (nước Mỹ-PV)." Đa Chiều nhận định, khi Duterte kết thúc chuyến công du Trung Quốc vào ngày 21/10, ý định "xoay trục" sang Trung Quốc của nước này đã hoàn toàn sáng tỏ và dư luận có thể quên đi phát ngôn của ông vào nửa năm trước về việc "cắm cờ Philippines trên bãi cạn Scarborough". Trung Quốc nôn nóng cải thiện quan hệ với Manila nhằm vãn hồi cục diện bất lợi ở biển Đông nên thái độ của Tổng thống Philippines là tín hiệu Bắc Kinh mong muốn. Tuy nhiên, khi Duterte "vồ vập" đến mức đòi gia nhập phe Nga-Trung, liệu Trung Quốc có dám tiếp nhận? Đa Chiều chỉ ra, thứ nhất, Bắc Kinh không đặt mục tiêu kéo Philippines khỏi trận tuyến của Mỹ/đồng minh. Truyền thông phương Tây phổ biến nhận định Duterte ngả về Trung Quốc đã làm thay đổi tình hình biển Đông và gọi đây là "thành công của Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, Tổng thống Philippines cho đến nay chưa phủ nhận nguyên tắc mà ông đã nêu rằng đàm phán về biển Đông phải dựa trên cơ sở phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA), bất chấp ông gọi việc chấp hành phán quyết là "ngu ngốc" và "có thể dẫn đến Thế chiến 3". Duterte tìm kiếm sự ủng hộ từ Trung Quốc chủ yếu do những phản đối và quan ngại mà Mỹ nêu lên đối với chiến dịch chống ma túy đẫm máu của ông. Nếu Manila "bỏ Mỹ" thì Bắc Kinh... vô can, vì đó không phải chủ trương của chính phủ Trung Quốc - Đa Chiều nhận xét. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) tiếp đón Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (Ảnh: Reuters) Thứ hai, chính sách quan trọng trong cuộc bành trướng của Trung Quốc vẫn là hạn chế rủi ro đối đầu quân sự với Mỹ. Mỗi khi có động thái nhạy cảm, như cuộc tập trận hải quân với Nga ở biển Đông hồi tháng 9, Trung Quốc luôn ra thông cáo khẳng định "không nhằm vào nước thứ ba" để tránh ấn tượng đối đầu với Mỹ. Duy trì mối quan hệ "căng thẳng trong hòa bình", với những mâu thuẫn được kiểm soát chặt chẽ, là mục tiêu Bắc Kinh theo đuổi trong nỗ lực xây dựng "quan hệ nước lớn kiểu mới" với Washington. Theo Đa Chiều, tuyên bố "gia nhập với Nga-Trung" của ông Duterte có thể khiến cục diện đối đầu trong khu vực leo thang đến mức vượt ngoài tầm xử lý của Mỹ-Trung, làm gia tăng nguy cơ xung đột vũ trang. Đây là viễn cảnh mà Trung Quốc không muốn chứng kiến. Đông Nam Á và Ấn Độ Dương là các khu vực quan trọng mà "Con đường tơ lụa trên biển", một trong các di sản lớn của Chủ tịch Tập Cận Bình, đi qua. Tìm kiếm sự ủng hộ và hợp tác của các nước trong khu vực, hạ nhiệt căng thẳng là điều kiện tiên quyết mà Bắc Kinh hiểu rằng phải đạt được. Thứ ba, Trung Quốc cũng không muốn gây ấn tượng "tranh giành đồng minh" với Mỹ. Nếu công khai tán thành phát biểu của Tổng thống Duterte, Bắc Kinh sẽ đi ngược lại chính sách ngoại giao "không chọn phe" của mình và gánh hậu quả là sự tổn hại danh tiếng quốc gia, trong khi nước này vốn đã bị phương Tây chỉ trích là "chèn ép các nước nhỏ trong khu vực". Trung Quốc không thể để các bên cho rằng nước này "kéo bè kết đảng" đối đầu Mỹ/đồng minh, đồng thời không dám tạo ra một tiền lệ nguy hiểm về "chọn phe" ở biển Đông. Đa Chiều đánh giá, nếu tuyên bố của Duterte là có tính toán thì ông đã thành công lớn trong việc "đẩy quả bóng" cho Trung Quốc. Nếu không xử lý chính xác, Bắc Kinh sẽ tự tay làm hỏng chiến lược ở biển Đông nói riêng, và châu Á-Thái Bình Dương nói chung. Tàu khu trục USS Decatur của Mỹ tuần tra gần Hoàng Sa, TQ cho 3 tàu ra đuổi theo Trí Thức Trẻ ===================== Bởi vậy. Cho nên lão Gàn mới phát biểu rằng thì là: "Việc ngài TT Phi Luật Tân tỏ ra ngả theo Tàu, lão đây không lấy gì làm lạ". Nhưng thôi! Các quý vị chính khứa quốc tế cứ việc tự nhiên diễn trò. Lão đây khoanh tay đứng nhìn. Nhưng mọi chuyện cũng sắp đến giai đoạn kết. Nhân đây lão cũng nhắc lại là lão quảng cáo cho sự thể hiện sức mạnh vũ trụ tương tự như một thiên tai khủng sẽ xảy ra, trước ngày 16/ 9 Bính Thân Việt lịch. Đã có nhiều thiên tai để lão lựa chọn: Thiên thạch rơi ở New Dilan; Núi lửa phun cao 10 km ở Nhật Bản; Bão tàn phá Haiti, dự báo động đất hủy diệt ở Cali (Lão xác định các nhà khoa học Hoa Kỳ một lần nữa sai)....Gần đây nữa là hiện tượng mặt trời trắng, đe dọa một thời kỳ Băng Hà trên địa cầu...Nhưng lão không chọn được thiên tai nào vừa ý, nên chấp nhân sai. Tuy nhiên, không phải vì thế mà sự cảnh báo của lão với các siêu cường có ý đồ đen tối với Việt Nam là vô giá trị.
    3 likes
  2. Được sự đồng ý của SP Thiên Sứ, hth xin được mở topic riêng về dự báo và chứng nghiệm hướng đi của Bão và Áp Thấp mới hình thành có khả năng ảnh hưởng tới Việt Nam Trước tiên là áp thấp nhiệt đới đã hình thành bão Chaba Thêm một vài hình ảnh về cơn bão này
    1 like
  3. VẤN ĐỀ HIỆN NAY ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM ĐẶC BIỆT VỀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG CỤ THỂ LÀ BIỂN HOA ĐÔNG VÀ BIỂN ĐÔNG. NAY LẬP TOPIC NÀY ĐỂ TRÍCH DẪN CÁC BÀI BÁO CÁC LUẬN ĐIỂM CỦA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU CHÍNH TRỊ VÀ QUÂN SỰ - VÀ CŨNG LÀ ĐỂ CÁC THÀNH VIÊN BÌNH LUẬN THEO Ý KIẾN CÁ NHÂN CỦA MÌNH VỀ MỘT CHÂU Á- VÀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO. MONG ĐƯỢC ỦNG HỘ CỦA TẤT CẢ MỌI NGƯỜI Đòn ‘tập kích chiến thuật’ của Trung Quốc vào Mỹ (ĐVO) - Trung Quốc đã lợi dụng đúng thời cơ ngấm ngầm tập kích Mỹ. Tuy nhiên, coi chừng, phải cẩn thận, bởi nếu không, sẽ giống như “dùng bật lửa để soi bình xăng”. UAV Trung Quốc ’khuấy động’ khu vực Thái Bình Dương Ấn Độ tập kết quân ở biên giới với Trung Quốc Trung Quốc có công nghệ mới cho tàu ngầm hạt nhân? Lâu nay, trong vấn đề căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, dư luận và giới quan sát luôn nhận định Mỹ đã trục lợi để trở lại châu Á-TBD mà không làm Trung Quốc phản ứng. Rõ ràng là thế, bởi người ta chỉ thấy trong khi Triều Tiên sẵn sàng chiến tranh “bằng miệng” thì Mỹ đáp lại bằng hành động có thật với quy mô vượt trội bao gồm việc triển khai vũ khí trang bị và xây dựng củng cố các mối liên minh quân sự Mỹ-Hàn-Nhật … Nhưng chẳng lẽ những bộ óc thông thái ở Bắc Kinh lại không biết? Giới lãnh đạo Bắc Kinh thừa biết, có điều, điều khiển Bình Nhưỡng làm theo ý mình không dễ dàng, Bình Nhưỡng không “ngây dại” như vậy. Vấn đề là do Trung Quốc và Triều Tiên đang còn phụ thuộc nhau, cần đến nhau để đeo đuổi mục đích riêng của mình. Với Triều Tiên, đã đến lúc Bình Nhưỡng táo bạo chuyển hướng đi mới, đó là cải cách kinh tế, hội nhập quốc tế, độc lập, không phụ thuộc vào Trung Quốc. Để làm được điều đó Bình Nhưỡng coi Mỹ vừa là nguyên nhân vừa là điều kiện, cho nên đàm phán trực tiếp với Mỹ là mục đích cuối cùng cho mọi hành động của Triều Tiên trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un. Với Trung Quốc, rất không muốn Triều Tiên hung hăng gây nên cuộc khủng hoảng hạt nhân trước ngay cửa ngõ Bắc Kinh, bởi trong trường hợp leo thang xung đột tại Triều Tiên xảy ra, thì như Tổng thống Nga Vladimir Putin nói, Chernobyl chỉ là "câu chuyện cổ tích dành cho trẻ em", rất bực tức với sự bướng bỉnh, khó bảo của Triều Tiên nhưng không thể từ bỏ Triều Tiên bằng cách cắt viện trợ…đồng nghĩa với mất quyền kiểm soát Triều Tiên. Trung Quốc quá hiểu nếu từ bỏ Triều Tiên ngay bây giờ để gây sức ép là mắc mưu Mỹ và phương Tây, là chẳng khác nào trao Triều Tiên cho Mỹ và phương Tây đang sẵn sàng đưa tay ra chờ đợi sẵn. Chẳng có gì là mâu thuẫn khi chính Mỹ khiêu khích Triều Tiên, “chọc giận” Triều Tiên đồng thời lại kêu gọi Trung Quốc phải gây áp lực ngăn cản Triều Tiên không được leo thang. Bởi khi đã cùng đường, Bình Nhưỡng lập tức mở cửa, hội nhập và sẽ có lợi hơn nhiều so với cái được từ Trung Quốc. Nhưng điều đặc biệt nguy hiểm là kho hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên sẽ trở thành “đồ chơi không lịch sự” tý nào với kẻ mà Bình Nhưỡng cho là phản bội. Đó chính là vấn đề cốt tử mà Trung Quốc cần quan tâm. Khi đó (khi Trung Quốc mất sự kiểm soát Triều Tiên), việc thống nhất Triều Tiên chỉ là vấn đề thời gian và sẽ là thảm họa cho Trung Quốc nếu theo kịch bản này. Tàu chở dầu 2 triệu thùng của Trung Quốc đến Iran – Đòn tập kích chiến thuật của Trung Quốc vào Mỹ. Chính lẽ đó mà Trung Quốc buộc phải sống chung với Triều Tiên như “sống chung với lũ”. Sử dụng con bài Triều Tiên như thế nào để tiền của đổ vào đó không uổng thì phụ thuộc vào sự khôn khéo của Bắc Kinh. Và, sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không phải chỉ có Mỹ trục lợi mà Trung Quốc cũng không chịu tay trắng. Trong chiến tranh hiện đại, hủy diệt lớn, không có chỗ cho chủ quan, coi thường đối phương. Trong khi Mỹ chưa chắc chắn Triều Tiên có khả năng đến đâu thì việc chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra, không được “mất tập trung” là điều nước Mỹ không thể không làm. Do đó, đừng vội cho rằng căng thẳng càng leo thang với động thái hung hăng của Triều Tiên chỉ là “võ mồm” đối với Mỹ, chỉ nhằm mục đích cho ngoại giao...cẩn thận vẫn hơn đối với Mỹ. Và, đây là điều kiện để Trung Quốc trục lợi. Trung Quốc đã chớp thời cơ mở một “đòn tập kích chiến thuật” vào Mỹ . Trung Quốc ra đòn không phải là đòn quân sự mà là năng lượng, không phải chiến trường bán đảo Triều Tiên mà tại Iran. Đến đây cũng cần nói rõ một chút về cấm vận dầu mỏ của Mỹ với Iran. Ngày 23/3/2012, Mỹ và EU đã đề xuất cấm toàn diện giao dịch thương mại dầu mỏ với Iran, cấm vận với Ngân hàng trung ương Iran và cấm vận toàn diện dầu mỏ Iran từ ngày 01/7/2012. Theo đó, tất cả các quốc gia phải ngừng nhập khẩu dầu mỏ của Iran và quan hệ tài chính với Iran. Nếu bất kỳ một tổ chức tài chính nước ngoài nào có quan hệ tài chính, đặc biệt là giao dịch về dầu mỏ với Iran thì đều phải rút khỏi thị trường Mỹ, hoặc Mỹ sẽ áp dụng biện pháp hạn chế hết sức nghiêm ngặt đối với những tài khoản liên nào quan đến ngân hàng trung ương Iran. Trung Quốc buộc phải lựa chọn và đã phải “thực thi” khi ngân hàng Côn Lôn của Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt. Năm 2012, Trung Quốc phải giảm lượng dầu nhập từ Iran và các hợp đồng làm ăn với Iran cũng bị đổ bể. Vậy nhưng, cùng với sự leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, năm 2013 Trung Quốc nhập khẩu dầu của Iran tăng và đặc biệt ngày 21/3 tàu chở dầu 2 triệu lít, lớn nhất của Trung Quốc đã cập cảng Iran, bất chấp lệnh cấm của EU và Mỹ. Đó là đòn tập kích chiến thuật vào Mỹ. Đằng sau đòn tập kích chiến thuật này là gì? Trước hết phải khẳng định là động thái này của Trung Quốc không phải là sự thách thức một cuộc chiến tranh kinh tế với Mỹ, bởi lẽ tuy Trung Quốc và Mỹ rất cần nhau để phát triền kinh tế nhưng thực tế là Mỹ, EU và Nhật Bản không có Trung Quốc vẫn tồn tại nhưng ngược lại Trung Quốc không có Mỹ EU và Nhật Bản thì sụp đổ. Mỹ sẵn sàng hy sinh quyền lợi kinh tế để bóp chết Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không thể. Do vậy đằng sau đòn tập kích chiến thuật này, Trung Quốc muốn đạt được 2 mục đích. Thứ nhất là nắn gân Mỹ, xem trong lúc dính vào căng thẳng Triều Tiên thì Mỹ sẽ phản ứng như thế nào, qua đó đánh giá được khả năng sức mạnh, sự can thiệp của Mỹ trong giai đoạn mà ngân sách quân sự bị cắt giảm. Thứ hai là gửi đến cho Mỹ một nhắc nhở rằng, đừng gây khó cho Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên, nếu không, Iran cũng sẽ là vấn đề khó cho Mỹ. Như vậy có thể nói, thời gian qua, Trung Quốc và kể cả Nga đã dùng vấn đề sản xuất VKHN của Iran và Triều Tiên để mặc cả với Mỹ và đã có những sự nhường nhịn nhau nhất định. Nhưng trong tình hình hiện nay đã xuất hiện Nhật Bản và Hàn Quốc, nếu Trung Quốc cứ dùng con bài này thì lỗi thời và cực kỳ nguy hiểm cho Trung Quốc. Trung Quốc sẽ xử lý thế nào nếu như Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chế tạo VKHN khi mà đối với họ, không giống như Triều Tiên và Iran, chẳng có gì là khó khăn về công nghệ? Và VKHN của họ mỗi khi sản xuất ra còn tiên tiến, hiện đại hơn cả Trung Quốc? Tại sao Trung Quốc biết dùng vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và Iran để mặc cả với Mỹ trong khi Mỹ lại không biết “làm ngơ” để Nhật Bản, Hàn Quốc có được VKHN để chọi trực tiếp với Trung Quốc? Có lẽ tình thế chưa đến lúc và chưa đến mức Mỹ phải sử dụng bài này, nhưng điều kiện cần và đủ của vấn đề này cũng giống như một bồn xăng lớn, Trung Quốc đừng dại dùng bật lửa soi. Lê Ngọc Thống
    1 like
  4. 1 like
  5. Không biết bạn Hoàng Định học dịch lý Việt Nam được bao lâu rồi nhưng nói thực ra là bạn không hiểu gì về Dịch lý Việt Nam cả.
    1 like
  6. Đây là 6 nguyên lý căn bản trong quan hệ tương tác Âm Dương nhân danh nền văn hiến Việt : 1/ Dương trước, Âm sau. 3/ Dương trên, Âm dưới. 4/ Âm Dương chuyển hóa. 5/ Trong Âm, có Dương, trong Dương có Âm. 6/ Dương tịnh, Âm động. Nguyên lý thứ 6, nhân danh nền văn hiến Việt. Khác với cổ thư chữ Hán cho rằng "Dương động, Âm tịnh". Còn 5 nguyên lý trên hoàn toàn có từ trong cổ thư chữ Hán, đã được tôi thẩm định và công nhận, vì sự phù hợp với hệ thống phương pháp luận của thuyết ADNh, có cội nguồn văn hiến Việt..
    1 like
  7. Có quan trọng gì về nguồn hay tác giả không bạn ?
    1 like
  8. Tổng thống Putin lý giải về diễn biến ở Syria Thứ sáu, 14/10/2016 - 10:25 Washington và các đồng minh đang lợi dụng khủng hoảng Syria vì mục đích chính trị, thay vì đưa ra các giải pháp thực tế, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong buổi phỏng vấn với kênh truyền hình Pháp hôm 13-10. >> Đại sứ quán bị nã pháo, Putin bắt chiêu bài phương Tây >> Tổng thống Nga Putin bất ngờ hủy thăm Pháp Trong bài phỏng vấn, Tổng thống Putin đã đưa ra một số thông tin chưa từng được công bố về tình hình ở Syria. (Nguồn: RT). Ông nói rằng Moscow từng đề nghị cử quân đội bảo vệ đoàn xe viện trợ nhân đạo ở Aleppo, trong khi phương Tây lại cáo buộc Nga phạm tội ác chiến tranh. “Đây là luận điệu chính trị và không thể hiện được tình hình thực tế ở Syria” - Tổng thống Putin nói trong buổi phỏng vấn với kênh truyền hình TF1 của Pháp tại thành phố Kovrov, Nga khi được hỏi về những lời cáo buộc “tội ác chiến tranh” mà Tổng thống Pháp Francois Hollande đưa ra trước đó. Ông chủ Điện Kremlin cũng cáo buộc phương Tây gây bất ổn khu vực, chỉ ra phong trào “Mùa xuân Ả rập” diễn ra hồi năm 2011 như một điểm nóng gây căng thẳng mà đến bây giờ vẫn khuấy đảo thế giới Hồi giáo. “Tôi tin rằng chịu trách nhiệm cho điều đang diễn ra ở khu vực nói chung và ở Syria nói riêng chính là các đối tác phương Tây của chúng tôi, Mỹ và các đồng minh, trong đó gồm cả các nước châu Âu” - ông Putin nói - “Hãy nhớ xem cái cách mà người ta đổ dồn tới ủng hộ Mùa xuân Ả rập? Giờ thì sự tích cực đó đâu rồi? Hãy nhớ xem Libya và Iraq đã từng tốt đẹp như thế nào trước khi bị phá hủy bởi lực lượng của các đối tác phương Tây của chúng ta?” Tổng thống Putin cũng liên hệ tình trạng bất ổn trong khu vực Trung Đông với hàng loạt các vụ khủng bố diện rộng xảy ra ở các nước phương Tây thời gian qua, mà trong đó thường là được lên kế hoạch hay kêu gọi bởi các tổ chức thánh chiến như IS. “Trước đây, các nước Trung Đông chưa từng được xem như các nền dân chủ, nhưng họ không hề có dấu hiệu của chủ nghĩa khủng bố. Họ không phải là mối đe dọa với Paris, với Bỉ, với Nga, hay với Mỹ. Nhưng giờ đây họ lại biến thành nguồn gốc của các mối đe dọa khủng bố. Mục tiêu của chúng tôi là ngăn chặn điều tương tự xảy ra với Syria” - ông Putin nói. Ông Putin cũng đưa ra chi tiết về nguyên nhân thất bại trong các cuộc đàm phán kéo dài giữa Mỹ và Nga nhằm hình thành một liên minh chống khủng bố ở syria, cho rằng thời điểm bước ngoặt chính là vào ngày 16-9 vừa qua, khi liên quân Mỹ dẫn đầu tấn công vào một đơn vị quân đội chính phủ Syria mà sau đó Lầu Năm góc chỉ coi là một tai nạn. “Các đồng nghiệp Mỹ nói với chúng tôi rằng cuộc không kích đó là một sai lầm. Sự sai lầm đó đã cướp đi sinh mạng của 80 người và ngay sau đó, có thể chỉ là trùng hợp, IS đã nhân cơ hội tấn công. Đó là lý do vì sao thỏa thuận ngừng bắn sụp đổ. Ai đã phá vỡ thỏa thuận đó? Chúng tôi ư? Không” - ông Putin nói. Kể từ sau sự kiện trên, hàng loạt các nước phương Tây đã quay sang cáo buộc Nga gây ra cái mà họ gọi là đòn tấn công đáp trả nhằm vào đoàn xe viện trợ của LHQ hôm 20/9. Washington giờ còn rút khỏi tất cả các cuộc đàm phán song phương với Nga về vấn đề Syria. Tuy nhiên, ông Putin nói rằng Nga vẫn luôn sẵn sàng giúp đỡ Syria nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến II đã kéo dài hơn 5 năm qua và cướp đi sinh mạng của hơn 400.000 người. “Chúng tôi đã từng đề xuất triển khai quân đội dọc tuyến đường vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo tới Aleppo. Quân đội Nga, những con người dũng cảm và cương quyết, đã nói rằng họ sẽ làm điều đó” - ông Putin nói về đề xuất mà Nga đưa ra từ trước nhưng chưa từng được công bố. Thế nhưng đề xuất này sau đó bị cho là đơn phương và cần phải được thực hiện cùng với phía Mỹ. Phía Mỹ sau đó bác bỏ hoàn toàn đề xuất này, bởi họ cũng không muốn triển khai binh sỹ của mình tới đó, trong khi cũng không muốn chỉ thị cho phe nổi dậy “ôn hòa” mà họ hậu thuẫn rút quân. Bất chấp thực tế đầy ảm đạm như vậy, Tổng thống Putin khẳng định rằng ông vẫn giữ quan điểm tích cực về một giải pháp ngoại giao đối với tình hình ở Syria, và nói thêm rằng sự việc ông đột ngột thay đổi lịch trình chuyến thăm Paris dự kiến diễn ra vào tuần tới chỉ là một tình thế độc nhất. “Đây không phải thời điểm tốt nhất cho các cuộc họp chính thức, với bối cảnh thiếu sự hiểu biết lẫn nhau mà chúng tôi đang có liên quan tới các diễn biến ở Syria, đặc biệt là về tình hình ở Aleppo. Nhưng chúng tôi luôn cởi mở với bất cứ sự tham vấn hay đối thoại nào liên quan tới vấn đề này” - ông Putin khẳng định. Theo Khánh Duy Đại đoàn kết ====================== Thưa ngài Putin! Chính trị mà thưa Ngài! Cuộc hội nhập toàn cầu đang diễn biến với ngôi bá chủ trên thực tế là Hoa Kỳ. Cho nên, người ta không ưa những kẻ cứng đầu như nước Nga, muốn một mình một cõi. Vậy thôi! Cho nên ngay từ đầu cách đây nhiều năm và cũng trong topic này, lão Gàn đã khuyên ngài nên song xa với Hoa Kỳ. Nếu có thấp hơn một đầu ngựa cũng chẳng sao. Vì lúc đó sau nước Nga sẽ là cả thế giới. Tiếc thay! Tôi ko viết được tiếng Nga ở topic này, nên nó ko đến tai ngài. Thế giới này, nhanh thì 50 năm nữa, chậm ko quá 100 năm; nó không còn cấu trúc như hiện nay. Nhưng cũng tiếc thay! Lão Gàn chưa được thừa nhận chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, thì các đoạn tiếp theo thật khó diễn đạt.
    1 like
  9. Nhân ngày 20-10 này, YPN mới nhận ra rằng các chị em phụ nữ nói chung là hơn các đấng mày râu. Lý do: là đã biết lập Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt nam từ ngày 20-10-1930 (ghê chưa) Đến này đã trải qua 71 năm kinh nghiệm. Kính nể và chúc các chị em khỏe và trẻ như có gái hà lan
    1 like