• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 29/09/2016 in Bài viết

  1. Đến ngày mùng 4/ 9 Bính Thân Việt lịch tôi sẽ thông báo tài khoản để anh chị em đóng tiền học. Rất cảm ơn anh chị em nhiệt tình tham gia.
    2 likes
  2. Mỹ nhận tin sốc, Nhật Bản không muốn tuần tra chung (Tin tức 24h) - Sau lời từ chối của Philippines, mới đây Mỹ tiếp tục nhận thêm cú sốc khi Nhật Bản tuyên bố không tham gia tuần tra trên biển Đông. Mỹ điều máy bay do thám Crimea: Nga sẵn sàng đáp trả Mỹ nhận việc không kích binh sĩ Syria: Sao là lời Nga? Nhật Bản không tham gia tuần tra trên biển Đông với Mỹ Tờ Japan News dẫn lời Đô đốc Tomohisa Takei, Tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ trên biển (JMSDF) Nhật Bản tại hội nghị chuyên đề ở Washington hôm 26/9 cho biết, Nhật Bản không có kế hoạch tham gia hoạt động tuần tra tự do hàng hải trên biển Đông với Mỹ. Theo ông Tomohisa Takei, chính phủ Nhật Bản đã dự kiến tham gia tuần tra huấn luyện với hải quân Mỹ ở biển Đông và tập trận đa phương với hải quân khu vực. Tuy nhiên, Tokyo không có ý định phối hợp với hải quân Mỹ tuần tra quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép ở biển Đông. Nhật Bản không tập trận cùng Mỹ trên biển Đông Vị đô đốc đề nghị tổng thống tương lai của Mỹ sẽ duy trì và củng cố lực lượng trong khu vực Ấn Độ - châu Á - Thái Bình Dương vì cần thiết cho an ninh khu vực và ngăn chặn Trung Quốc. Ngoài ra, ông Takei cho biết thêm, các cuộc trao đổi và các chuyến thăm giữa lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản với hải quân Trung Quốc đã bị cắt đứt từ nhiều năm và ông hy vọng sẽ nối lại hoạt động hợp tác với hải quân Trung Quốc để cải thiện quan hệ. Trước đó, phát biểu tại Mỹ hôm 15/9, bà Tomomi Inada, Tân Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản khẳng định, Tokyo có kế hoạch tăng cường hiện diện một cách toàn diện ở biển Đông. “Nhật Bản, về phần mình, sẽ tăng cường hoạt động ở biển Đông thông qua liên kết huấn luyện chung của JMSDF và Hải quân Mỹ, cũng như trong các cuộc tập trận song phương và đa phương cùng với lực lượng hải quân của khu vực”, nữ Bộ trưởng khẳng định. Philippines buồn lòng vì Mỹ Trước Nhật Bản, Philippines cũng đã dội gáo nước lạnh vào những toan tính của Washington. Hôm 13/9, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana tìm mua các thiết bị phục vụ cho cuộc chiến chống ma túy - phiến quân nổi dậy từ các nhà cung cấp Nga và Trung Quốc. T rước Nhật Bản, Philippines cũng đã dội gáo nước lạnh vào những toan tính của Washington. Ông Duterte cho biết, Philippines chỉ cần những loại máy bay có thể giúp lực lượng an ninh nước này chống lại những kẻ nổi dậy và đám khủng bố tại Mindanao. Ông nói ông muốn mua vũ khí “ở đâu giá rẻ và ở đâu không có những điều kiện ràng buộc và mọi chuyện minh bạch”. “Tôi không cần máy bay chiến đấu, F-16, nó chẳng có tác dụng gì với chúng ta cả. Chúng ta không có ý định tấn công bất cứ nước nào”, ông Duterte nhấn mạnh. Cùng với đó, ông Duterte cũng tuyên bố Philippines sẽ không tham gia các cuộc tuần tra trên Biển Đông để tránh liên quan trong một "hành động gây hấn". “Tôi chỉ muốn tuần tra trong vùng biển của chúng ta”, ông Duterte nói. Thực tế Mỹ bắt đầu tuần tra chung với Philippines trên Biển Đông từ đầu năm nay trước khi ông Duterte đắc cử tổng thống hồi tháng 5. Hai nước cũng đã tìm kiếm giải pháp tăng cường hợp tác quân sự để đối phó với những tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc tại vùng biển này. Tuyên bố trên của Philippines cho thấy sự thay đổi trong chính sách của nước này đối với Mỹ. Từ vị trí là một đồng minh thân cận, giờ đây chính quyền Tổng thống Duterte đang muốn tách dần sự lệ thuộc và ảnh hưởng của Mỹ ở quốc gia này. Nhận định về phản ứng của Philippines với Mỹ, ông Eduardo Tadem, giảng viên chuyên về nghiên cứu châu Á của Đại học Philippines, cho rằng Tổng thống Duterte đang bắt đầu dần cụ thể hóa những tuyên bố của mình thành sự thật. “Ông Duterte dường như đã bắt đầu cụ thể hóa những tuyên bố của ông ấy bằng cách thực thi một chính sách ngoại giao độc lập. Vấn đề ở đây là kết quả nhận về sẽ là gì? Trung Quốc sẽ thực sự trao đổi những gì?”, ông Eduardo Tadem nhận định. Trung Dũng ==================== Hì! Cái thế giới này cũng zdui nhể. Nhưng thui, lão hứa rồi - Từ này đến hết 15 tháng 9 Bính Thân Việt lịch, thiên hạ tha hồ chém gió, lão không đánh thuế. "Quân tử nhất ngôn". Lão đi chỗ khác chơi. Lão đang chọn đồ chơi để quảng cáo sức mạnh vũ trụ. Cũng khá bận rộn. Hi. Lão cũng đang "chém gió vung xích chó".
    2 likes
  3. Thiên thạch cháy rực bầu trời khiến người dân Australia hoảng sợ Thứ ba, 27/9/2016 | 13:00 GMT+7 Người dân bang Queensland, Australia vô cùng sợ hãi khi một thiên thạch khổng lồ bốc cháy đâm xuống biển gây ra rung lắc nhẹ. Quả cầu lửa hiếm gặp sáng chói trên bầu trời Siberia Thiên thạch khổng lồ bốc cháy khiến mặt đất và nhà cửa ở bang Queensland, Australia rung chuyển. Ảnh minh họa: International Business Times. Nhiều người dân Gladstone, Queensland trông thấy quả cầu lửa sáng rực trên bầu trời vào hôm qua, trước khi nó đâm xuống đất gây ra chấn động nhẹ giống như động đất, theo International Business Times. Các nhân chứng mô tả quả cầu lửa lao xuống từ bầu trời, kèm theo ánh chớp sáng lòa trên đỉnh đầu và biến mất trên mặt biển. Cảnh sát nhận được nhiều cuộc gọi thông báo về quả cầu lửa, và các thành viên nhóm săn bão Higgins cho rằng thiên thạch đã đâm xuống biển. Một người đàn ông tình cờ trông thấy vật thể lạ trên bầu trời khi đang ngồi trong xe. "Nó trông giống như một ngôi sao băng và thắp sáng bãi biển, sau khoảng một phút, một tiếng nổ lớn vang lên và sóng xung kích lan tỏa trên mặt nước, khiến chiếc xe của tôi hơi rung lên", người đàn ông cho biết. "Tôi nghe thấy âm thanh lớn giống như vụ nổ siêu thanh, cảm giác như thứ gì đó di chuyển rất nhanh trong không khí. Tôi không biết nó là gì, thiên thạch hay mảnh rác vũ trụ. Tôi không cảm thấy rung chấn nhưng âm thanh cho thấy một vật thể đâm xuống đất", cư dân tên Lanky Jones chia sẻ. Miệng hố lớn nhất trên Trái Đất được phát hiện ở Australia do một thiên thạch khổng lồ đâm xuống hành tinh cách đây khoảng 300 triệu năm. "Những va chạm lớn kiểu này có vai trò quan trọng đối với quá trình tiến hóa của Trái Đất", tiến sĩ Andrew Glikson ở Trường Khảo cổ và Nhân chủng học thuộc Đại học Quốc gia Australia, nhận xét. Xem thêm: Quả cầu kiến lửa khổng lồ vượt qua mọi lực cản Phương Hoa ======================= Một bạn trên Fb đã gửi tôi đường link này và đặt vấn đề: Đây có thể coi là một thiên tai không gây hại như tôi đã dự báo trong topic này hay không? Tôi đã trả lời: "Để tôi suy nghĩ". Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Dự báo của tôi có hai vế chính: 1/ Một thiên tai có khả năng hủy diệt, nhưng không gây tác hại trên thực tế. 2/ Có tính cảnh báo với những âm mưu từ bên ngoài đến những gía trị và quyền lợi Việt. Như vậy, thiên thạch này mới chỉ đạt được một vế trong hai vế của nội dung dự báo. Nó không gây sự chú ý của dư luận. Bởi vậy, tôi không xác định sự kiện thiên thạch này là sự kiện trong dự báo của tôi. Tôi tiếp tục chờ đợi và hoặc là tôi sai. Giới hạn của dự báo là hết ngày 15/ 9 Bính Thân Việt lịch.
    2 likes
  4. Báo Hoàn Cầu hoạnh hoẹ Singapore, Thủ tướng Lý Hiển Long lên tiếng 02:07 PM - 29/09/2016 Thanh Niên Online Minh Quang Phát biểu từ Nhật Bản, Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết Singapore không phải là nước có tranh chấp ở Biển Đông nhưng có những lợi ích quan trọng cần phải bảo vệ, đó là quyền tự do hàng hải và hàng không ở vùng biển này. Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore nhấn mạnh quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển ĐôngReuters Tin liên quan Hoạnh họe Singapore, sai lầm của Trung Quốc Xuyên tạc về Biển Đông, báo Hoàn Cầu tiếp tục công kích Singapore Đại sứ Singapore chỉ trích báo Trung Quốc xuyên tạc vụ Biển Đông “Những lợi ích đó cũng bao gồm cả trật tự quốc tế và khu vực trên cơ sở của luật pháp, một trật tự cần thiết để duy trì và bảo vệ các quyền, đặc quyền của tất cả các quốc gia cũng như thể hiện sự tôn trọng đầy đủ các quy trình pháp lý và ngoại giao trong việc giải quyết tranh chấp", Thủ tướng Lý Hiển Long phát biểu trong cuộc họp báo hôm 28.9 cùng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, theo Today Online ngày 29.9. Thủ tướng Abe đã tiếp lời người đồng cấp Singapore: “Chúng tôi khẳng định tầm quan trọng của luật pháp và sự hợp tác của cộng đồng quốc tế (trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông)”, theo Japan Times. Cả Thủ tướng Lý Hiển Long và ông Abe không nhắc đến tên Trung Quốc trong phát biểu của mình nhưng cuộc họp báo trong bối cảnh xảy ra tranh cãi giữa Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc và Đại sứ Singapore tại nước này. Hoàn Cầu thời báo được tiếp sức bởi cơ quan ngoại giao Trung Quốc, lên án Singapore thiên vị trong ứng xử. Singapore và Nhật lâu nay vẫn có quan điểm ủng hộ tự do hàng hải và hàng không, chống các hoạt động quân sự hoá và yêu sách đòi chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Thủ tướng Singapore đang có chuyến thăm Nhật Bản AFP Đại sứ Singapore Stanley Loh hôm 27.9 đã phản bác những cáo buộc của Hoàn Cầu thời báo trong số báo ngày 21.9. Đại sứ Loh nói rằng tờ báo Trung Quốc đã xuyên tạc khi tường thuật hoạt động của Singapore tại hội nghị thượng đỉnh của Phong trào không liên kết (NAM) diễn ra hồi tuần qua ở Venezuela. Hoàn Cầu thời báo phủ nhận cáo buộc xuyên tạc và cho rằng "Singapore nên xấu hổ khi chống lại Trung Quốc, một đối tác thương mại lớn của Singapore". Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng bênh vực cho tờ báo này, theo South China Morning Post. "Sự thật là có một số nước khăng khăng đòi đưa nội dung liên quan đến Biển Đông vào tài liệu của NAM, nhưng đã thất bại bởi vì họ không có được sự chấp thuận của đa số thành viên NAM và những nội dung không đại diện cho sự đồng thuận của các bên liên quan đến vấn đề biển Đông (?)", ông Geng Shuang, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói khi được yêu cầu trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 27.9. Minh Quang ==================== Hôm nay đã là 30/ 8 Bính Thân Việt lịch. Còn 16 ngày nữa đến giới hạn của lão Gàn. Tuy lời tiên tri của lão Gàn phát biểu: "Năm nay bể Đông sôi sùng sục". Nhưng lão cảnh báo rằng: "Biển Đông không phải chiến trường dứt điểm. Mặc dù nó có thể là cái nguyên cớ của một cuộc chiến tranh kết thúc 'canh bạc cuối cùng'". Nếu bất cứ siêu cường nào chọn biển Đông là chiến trường dứt điểm, sẽ bị thua. Lão khẳng định điều này. Chỉ những cái đầu rất ngu, mới cho rằng lão phát biểu với "tinh thần dân tộc cực đoan".
    1 like
  5. Kính gửi thầy cùng các anh chị, Hôm nay cũng đã gần cuối tháng, vậy ban quản lý lớp có thể chốt danh sách học viên được rồi chứ ạ. Anh chị em đều sốt ruột lắm rồi ạ :)
    1 like
  6. 1 like
  7. Giữa lúc đang Khái niệm “giữa lúc đang” ở tiếng Anh là dùng động từ thêm đuôi “ing”, Ví dụ, làm là “do” thì giữa lúc đang làm là “doing”. Tiếng Việt thì khái niệm “giữa lúc đang” được thể hiện bằng những từ trong nôi khái niệm “giữa lúc đang”: Ri = Kỳ = Khi = Thì = Thế = Thời = Thủa = Rứa = Trửa = Giữa = Gian = Dang = Dở = Dở Dang (sản phẩm giữa lúc đang gia công gọi là “sản phẩm dở dang” là từ chuyên môn trong kinh tế học). Những từ đôi làThời Gian, Thời Kỳ, Thời Thế. Tiếng Nhật gọi Khi là “Ki” và Thời Kỳ là “Tô Ki” nghĩa là lúc. Ví dụ: Trong câu “Tôi ăn cơm Thì nó đến gặp tôi” hay “Tôi ăn cơm Dở Dang nó đến gặp tôi” có từ Thì hay từ Dở Dang là làm chức năng như đuôi “- ing” cho động từ ăn. Trong Nôi khái niệm trên, Hán ngữ cũng dùng những chữ Thì 時, Gian 間 như đuôi “ing” của động từ, ví dụ dịch hai câu trên sang Hán ngữ là: “Ngã ngật phạn Thì tha lai kiến ngã 我吃饭时他来见我” hay “Ngã ngật phạn Gian tha lai kiến ngã 我吃饭间他来见我”, đồng thời Hán ngữ cũng dùng từ “Trửa” (= Giữa, tiếng miền Trung) như đuôi “ing”, ví dụ câu trên:”Ngã 我 ngật 吃 zhe 着 phạn 饭 tha 他 lai 来 kiến 见 ngã 我“(mượn chữ Tráo 着 để dùng sau động từ Ngật 吃 như đuôi “ing”, Hán ngữ phát âm là”Trưa” [Zhe 着] ). Câu trên tiếng miền Trung là: “Tôi ăn cơm Rứa hắn đến gặp tôi” hay “Tôi đang ăn Trửa hắn đến gặp tôi”. Rứa = Trửa = Giữa = Giao, đất Giao Chỉ là đất giữa, trong nôi khái niệm trên từ Rứa của miền Trung được cho là từ cổ nhất của tiếng Việt cổ, cho nên mảnh đất Giao Chỉ cổ nhất là mảnh đất miền Trung VN. Mô Tê Răng Rứa là những từ đặc trưng của tiếng miền Trung. Mô là Zero: Mô = Vô 無 = Bố (tiếng Tày nghĩa là không) = Bộ (tiếng Nam Bộ, ví dụ Chứ Bộ viết bằng chữ Chi 之 Bất 不) = Bỏ (tức là không, còn nhấn bằng từ đôi Bỏ Bố) = Nỏ (tiếng miền Trung nghĩa là không) = No (tiếng Anh nghĩa là không). Rõ ràng là không, tức “Mô Thật” = Mất = “Thành Mất” = Thất 失, đều là những con số 0. Nhấn từ đôi “Bỏ Mất” = Bất 不 (nghĩa là không). Mô = Vô 無 tương tự như Mùa = Vụ, Mưa = Vũ 雨 (tiếng Nhật gọi là Ư-Mê), Mần = Vụ 務. Cặp đối Mô/Một = 0/1 chính là khái niệm Âm/Dương. Đương nhiên Mô/Một = 0/1 phải có từ khi xuất hiện Vũ Trụ, sự xuất hiện ấy là từ Mặt, sự có Mặt. Mặt nở ra từ dính Mô-Một, rồi tách riêng ra Mô = 0, Một = 1 nên có cặp từ đối Mô/Một = Âm/Dương. Do vậy mới có từ ghép Mặt Trời, Mặt Trăng (hiểu là sự có mặt của Trời, và sự có mặt của Trăng). Nhận thức được Trời, Trăng thì đã là con người chứ không còn là con vật. Sự xuất hiện của con người cũng gọi là Mặt. Nhưng Mặt ấy biết tiếp thu cái Sáng tức lướt lủn “Mặt Sáng” = Mắt. Mắt là nền văn minh, chẳng thế mà từ Tây Tạng đến đạo Cao Đài đều thờ một con Mắt. Con người là Nhân như cái nhân của mỗi hột cây là hạt nhân của di truyền và phát triển, sự xuất hiện con người gắn liền với “Mặt Nhân” = =Mần (có lao động mới thành người). Mần nghĩa là làm của tiếng miền Trung, Mần = Cần = Can = Cam = Làm. Mô = 0, “mô có” là không có, Mô đồng thời chuyển nghĩa thành đại từ nghi vấn Mô? trong tiếng miền Trung. Tê là con số 2 (như Tê trong tiếng Khơme), trong khi Ni là con số 1. Như thấy rõ trong lịch sử gieo trồng là giống lúa Nếp (Ni) là có trước, giống lúa Tẻ (Tê) là có sau. Số 0 là phủ định, là số Âm thì số 1 là khẳng định, là số Dương nên 1! = Ni! = Nhỉ! = Nhứt! = =Nhất! = Nhật , Nhật là mặt trời, là Dương. Chữ Nhật 日 Bản 本, người Nhật đọc là Ni 日Hôn 本, người Việt Đông đọc là Níp 日 Pủn 本. Răng nghĩa là nói mà nghe chưa rõ, chuyển nghĩa thành đại từ nghi vấn Răng?. Từ nghe chưa rõ đến nghe rõ là “Răng tỏ Tường” = Rằng, Rằng nghĩa là nói rõ. Nôi khái niệm: Răng = Rằng = =Xẵng (nói nhấn giọng) = Xưng 称 = Xướng 唱 (nên mới có cụm từ “xướng ngôn viên”). “Ấy” là từ cực kỳ thú vị trong tiếng Việt, như là chỉ cái cụ thể mà lại không rõ ràng, không cụ thể, mà vẫn chưa phải là hỏi, chưa phải là đại từ nghi vấn (ví dụ: “Em cho anh xem cái ấy của em với” thì người ngoài muốn hiểu sao thì hiểu). Để hỏi cho cụ thể số lượng khi chưa biết rõ “Mô Tê” gì thì phải hỏi cái đang “Mù mờ mông muội Ấy” = Mấy?, cụ thể hơn thì là “Mô Ấy” = “Một Ấy” = Mấy? Trả lời được cái nghi vấn Mấy thì thành ra cụ thể. Đại từ nghi vấn: Mấy = Nấy = Nẩy (tiếng Tày) = Nao = Nào = (nhấn) “Nào Ạ!” = “Nào Dã 也!” = Nả 哪 (tiếng Hán). Chỉ vào mặt hàng hỏi giá bán, người miền Trung sẽ nói: “Mấy đó?” , “Nấy đó?” hay “Răng nấy đó?”, người Tày sẽ hỏi: “Au nẩy?”, Au = Yêu 要 = Yếu 要 nghĩa là lấy, là cần, “Yêu 要 Ngài” = Ái 愛, nên chữ Ái 愛 chỉ dành riêng cho con người, tiếng Việt không có khái niệm con vật lại có “ái tình” dù, ví dụ như gà, gà trống “yêu” gà mái một ngày mấy chục lượt. Rứa là từ cùng nôi khái niệm với Thế, như đã nêu ở đoạn trên, nên câu “nói như Rứa” được dịch là “nói như Thế” (nghĩa đen là nói như “giữa lúc đang” mở miệng ấy mà).
    1 like
  8. Đỗ Ngọc Thành 1 giờ trước · - Bài nghiên cứu " thứ thiệt " / đề tài " khó nuốt" từ 6 năm trước .... . sẽ viết tiếp...nhưng mệt quá Các bạn ơi! Quí vị thích tìm hiểu về " Hán-Nôm" thì mới đọc nỗi! Nếu không...thì chán lắm! NGUỒN GỐC CHỮ NÔM Có rất nhiều và đủ bằng chứng hiển nhiên là chữ Nôm có trước chữ Hoa và Hán-Việt. 2800 năm trước có bài hát của người Việt khi chèo ghe, là bài “Việt nhân ca” được truyền đến ngày nay, là chữ Nôm. 2500 trước có “Duy giáp lệnh” của Việt Vương Câu-Tiễn nằm trong sách Việt Chép, là chữ Nôm. Các truyền thuyết, cổ sử, cổ thư và cổ thi từ dân gian cho đến sách của Khổng Tử biên soạn, và “từ điển” thời xưa v v... đều sẽ chứng minh được là “hiển nhiên” rằng: chữ Nôm có trước! Tôi xin trình bài khảo cứu nguồn gốc chữ Nôm và Chữ Nôm có trước chữ Hoa và Hán-Việt với nhiều bằng chứng rỏ ràng được xét từ giáp cốt văn, cổ thư-cổ sử. Xin lần lượt xem qua từng bằng chứng: Sách “Thuyết-Văn” còn gọi là “Thuyết văn giải tự”do Hứa Thận thời Đông Hán biên soạn, bao gồm 2 phần là Thuyết văn và Trọng Văn. - Phần Thuyết văn gồm 9.353 chữ, chia theo 540 bộ chữ. - Phần Trọng Văn gồm 1,163 chữ, chỉ ra những chữ cùng âm cùng nghĩa nhưng mà cách viết khác nhau. Sách Thuyết Văn gồm 14 chương chính và 1 chương mục lục, tổng cộng có 133.441 chữ trong lời ghi chú để giải thích chữ nghĩa. Năm Vĩnh Nguyên thứ 12 (Công nguyên, năm 100), sách Thuyết-văn được hoàn tất nhưng mãi đến năm Kiến Quang thứ nhất (Công nguyên, năm 121 ), Hứa Thận mới giao cho con là Hứa Xung dâng lên triều đình Hán . Nguyên bản của Thuyết văn đã thất lạc, cũng là nhờ các thư tịch khác thời Hán và các đời sau đã dùng Thuyết văn để dẫn chứng nhiều, cho nên, sau nầy người ta có tài liệu biên soạn lại sách Thuyết văn. Thời Bắc Tống , rồi đến thời Mãn Thanh đều có người nghiên cứu và hiệu đính. Sách Thuyết văn dùng 2 phương pháp “Phản” và “Thiết” để tra chữ, rồi giải thích nghĩa, tạo ra tiền lệ và trở thành quyển từ điển đầu tiên. Các từ điển sau nầy là phỏng theo phương cách của Thuyết văn. -“Phản” là cách nói phản-nghịch (nói lái): dùng từ phản (nói lái) để đọc ra phát âm của chữ cần tra cứu. Ví dụ: Phát âm chữ “Thiên 天” là theo cách nói lái của “Tha-Tiền 他前”, là “Thiên Tà”, thì sẽ biết “Thiên” là phát âm của chữ “Thiên 天”: 天 = 他前. -“Thiết” là nhất thiết, là tất cả: chữ đầu lại dùng luôn âm vần của chữ thứ 2 để phiên âm ra giọng đọc của chữ cần tra cứu. Ví dụ: Phát âm chữ “Thiên 天” là dùng chữ “Tha-Tiền 他前”. Với cách đánh vần chữ “Tha 他” dùng luôn âm “iên” của chữ “tiền前” thì sẽ được Tha-iên-Thiên: 天=他前. Hai phương pháp “phản” và “thiết” có cách dùng trái ngược nhau, nhưng nhập chung lại thì cách nào cũng được, và gọi chung là “phương pháp phản-thiết” để phiên âm. Nhờ cách phiên âm phản-thiết của Hứa Thận, cho nên người ta có thể căn cứ vào cách đọc của Thuyết văn để phục nguyên âm đọc Hán ngữ cổ. Cách giải tự trong Thuyết văn có nhiều đóng góp cho việc khảo cứu ngôn ngữ học. Qua đó, người ta có thể phục nguyên cách đọc của thời cổ xưa. Đời nhà Thanh có bốn học giả nổi tiếng đã nghiên cứu và hiệu đính Thuyết văn. Có hiện tượng “không bình thường” là khi dùng tiếng Hoa ngày nay để đọc “Hán ngữ” cổ thì khó khăn, không thích hợp, còn dùng tiếng Việt để đọc lại dễ dàng. Từ đó rút ra kết luận: đọc Thuyết văn theo tiếng Việt thì đúng, mà đọc theo tiếng Hoa thì nhiều khi sai vì không hoặc khó phiên âm đúng. Chính vì tiếng “Hoa” không đọc nổi “Thuyết văn giải tự”, cho nên các đời sau nầy khi biên soạn lại sách Thuyết văn, người ta thêm vào cách phiên âm “mới” hơn so với thời Cổ đại. Dù là như vậy nhưng, những âm Trung Cổ đại lại một lần nữa cũng gần với âm Việt hơn là tiếng Hoa ngày nay. Chúng ta có thể nhận ra những phần phiên âm theo cách “phản-thiết” mà người đời sau thêm vào. Khi đọc sách Thuyết văn thấy đã có hướng dẫn cách đọc chữ của Hứa Thận rồi mà lại có thêm 3 chữ “X X thiết” nữa mà lại khác với cách “hướng dẫn các đọc” của câu có trước thì đó là bản được “soạn” lại! Bản nào được biên soạn vào đời nhà Thanh thì có thêm phần “XX thiết” đọc theo tiếng quan thoại-phổ thông được hơn. Liệu có còn bản chính của Thuyết văn do Hứa Thận thời nhà Hán viết ra không? Không! bản Thuyết văn xưa nhất hiện thời, cho dù được gọi là “nguyên bản”, được chụp hình đăng lên Internet hay in thành sách để bán thì cũng là bản được biên soạn vào thời nhà Tống ! Những bản khác còn được làm muộn hơn nữa. Nhưng dù sao đi nữa, sách Thuyết văn có giá trị là nhờ nó giữ được nhiều nguyên văn cổ xưa của Hứa Thận và có nhiều điển tích trong những lời giải thích. Đồng thời sách cũng đưa ra quy tắc chữ viết cùng một bộ thì có phát âm giống nhau v v... Tôi nhận thấy, đọc Thuyết văn theo tiếng Hoa-quan thoại thì không phiên âm được chữ như chú dẫn của Hứa Thận, còn khi đọc theo các tiếng Việt thì đọc đúng! Ví dụ: - Chữ 夏, tiếng Hoa ngày nay đọc là “Xia”. Thuyết văn ghi: 夏 : 中國之人也. 從夊從頁從. ,兩手. 夊,兩足也. 胡雅切. (Hạ: Trung Quốc chi nhân dã.Tùng xuôi tùng hiệt tùng cúc. Cúc, lưỡng thủ. Xuôi, lưỡng túc dã. Hồ nhã thiết.) Giải thích chi tiết nghĩa là: Hạ夏: người Trung Quốc vậy. Viết theo 夊xuôi theo 頁hiệt theo cúc. Cúc , hai tay (cúc: khép, chấp 2 tay). Xuôi, hai chân vậy. Hồ nhã thiết. -Phiên âm theo cách phản: Hồ nhã = Hà nhỗ, âm : “Hạ” -Phiên âm theo cách thiết: Hồ-nhã=Hồ-a-ha , âm : “Hạ”. Một đoạn ngắn nêu trên khi tra chữ Hạ 夏 cho thấy thời cổ đại cho đến thời nhà Hán thì chữ 夏xia của tiếng Hoa bây giờ, ngày xưa đọc là “Hạ夏”. Như vậy, rõ ràng là dùng tiếng “Hoa” khi tra Thuyết văn là trật, là không thích hợp. “Hồ nhã” không bao giờ phiên âm ra thành “Xia”. Đọc theo tiếng Hoa-quan thoại thì “胡雅 (Hủa + Dã)” không thể nào đánh vần ra “Xia” theo cách “phản và thiết”. Cũng nhờ phần chú thích giải tự thì biết được ngày xưa khép tay, khoanh tay, hay chấp tay gọi là Cúcvà hai chân xuôi thì viết là xuôi夊. *Đặc biệt: “Hồ nhã-胡雅” đọc theo Mân Việt “雅Nhã” là “Nghé”, “nghe” hay “nghè” thì “phản thiết pháp” cuả Hạ夏 trở thành âm Hè夏 theo tiếng Triều Châu và Việt Nam. Bây giờ ta thử xét một vài chữ có cách đọc khó và lạ xưa nay: 譒 也。从言番聲。《商書》曰“王譒告之.” 補過切 chữ Bôn譒 Boa- dã. Tùng ngôn bàn thanh. (Thương thư) viết: “Vương bôn cáo chi”. Bổ qua thiết, là “ Bổ-ua=bua-boa”. Bua (Bổ qua thiết) là phiên âm của đời sau. Nguyên văn của “Thuyết văn” là “ngôn-bàn thanh言番聲.”=Bôn. Bây giờ người ta đọc chữ Bôn (bua-boa)-譒là “Phiên” hay là “Phồn”. Đọc là “phồn” thì còn hợp với Thuyết văn đã ghi là “ngôn, bàn thanh”. Bôn hay Phôn hay Phồn giống nhau, chỉ là đọc giọng nặng nhẹ khác nhau theo từng miền “đông, tây, nam, bắc”. Người ta còn đọc là 譒phiên theo âm chữ ghép bên phải là “phiên番”; và cách đọc “phồn譒” là vì ghép vần 番phiên và 言ngôn. Nhưng thời xưa lại đọc chữ 番phiên là “bàn番”. Xin giải thích thêm: 譒 vết tích của âm “Boa” còn được dùng trong tiếng Triều Châu- Mân Việt ngày nay. Hiện giờ tiếng Triều Châu vẫn gọi “bàn chân” là “kha-bóa” (Kha là kẳng/cẳng, Boa là bôn/bàn…Bàn là bàn tay, bàn chân). Từ nguyên văn “tùng ngôn bàn thanh” của “Thuyết văn” thì chúng ta biết được ở thời Cổ đại đọc là “Bôn, Bồn, Bàn”, đến thời Trung Cổ người ta “biên soạn” lại Thuyết văn thì thêm vào “Bổ qua thiết = Bua = Boa” phù hợp với “kha-boa (bàn chân)”. Bên tiếng Triều Châu còn dùng cho đến ngày nay. Âm của các “Nho gia (?)” từ từ biến thành “Phiên”- như tên gọi nước “Thố phiên” hay “Phồn- tức là nước “Thổ phồn”. “Phiên” hay “Phồn” có sau và được dùng cho đến ngày nay. Người ta lại đặt tên gọi đó là “từ Hán-Việt”! Tên gọi là gì cũng được! điều rõ ràng là “Hán-Việt” của “phiên” hay “phồn” có sau, còn chữ Nom “bóa” “boa” “bàn” mới là có trước và đã được ghi trong sách “Thuyết văn” cũng như tồn tại trong dân gian Việt cho đến ngày nay. Cho nên nếu nói rằng “bàn” là “Nôm” thì rõ ràng là Nôm có trước. (Dưới đây sẽ xét đến âm chữ Bàn trong Thuyết văn...) 番: 獸足謂之番。从釆田象其掌。 附袁切 Phiên: Thú túc vị chi phiên. Tùng 釆thể; 田điền, tượng kỳ chưởng掌. Phù viên thiết. Phiên: Chân thú gọi là phiên, viết theo 釆thể; theo 田điền, như là chưởng (chưởng: bàn, bàn tay). Phần trên là tôi phiên dịch theo “đa số” hiện giờ! chứ thật ra thì đoạn văn trên phải phiên dịch là “ Bàn: thú túc vị chi bàn, tùng thể; điền, tượng kỳ chưởng.” Đây là vết tích của chữ Phiên番 trước và ngay thời Hán, vào lúc ông Hứa Thận còn sống thì đọc là Bàn. Cho nên còn cách giải nghĩa phần nầy như sau: { Bàn番: Thú túc gọi là Bàn. Theo (thể)釆bẻ ; (Điền)田đàn, tựa như cái chưởng. Bàn: chân thú gọi là bàn (bàn chân), viết theo bẻ釆(thể) và đàn田(điền), tựa cái bàn (tay, chân)...} Vì sao lại “diễn nôm” như vậy ? Vì thuyết văn đã viết đây là “ngôn- bàn thanh” {Chữ bẻ釆(thể) quá đặc biệt! “thể” là “hái” là “bẻ”/ví dụ: “Thể 釆Trà茶” là “hái” là “bẽ” “chè-trà”: [Chữ Bẻ釆(thể) gồm chử mể米 và 1 dấu “ngắt” hay “cắt” ở phía trên mà tiếng Triều Châu đọc Mể米 là “Bía米” và có thêm cái dấu dấu cắt phía trên thì có giọng đọc thành “bẽ釆” là rất phù hợp]. Tiếng Triều Châu còn đọc là “bboi” hay “bbé” hay “tiaé”, (tiếng Triều châu : “hái lá” là “tiáe Huêét” hay “Bbé Huêét” Huêét âm chử Hiệt頁 nhưng mang nghĩa là “Lá” ), tiếng Quảng Đông là “chsổi釆”, tiếng Bắc Kinh là “chsài釆”. Chsổi hay chsài như là đọc “thể” không chuẩn mà thành “chsể, chsề”, còn “thể” đọc không chuẩn qua vần “T” sẽ thành “tể” hay “Tiae” ; còn âm “bbé” hay “bẻ” là giống nhau}. Xin hỏi ai là chuyên gia về “Hán-Nom” thì những âm của một chữ “đặc biệt” như vậy thì là âm nào là “Hán” và âm nào là “Nôm” và chữ Hán có trước hay là Nôm có trước? Điều thú vị khi nghiên cứu Thuyết văn giải tự của Hứa Thận để phục chế cổ Hán ngữ thì thấy rõ phát âm thời Tần và Hán giống như các tiếng nói Việt Nam và Quảng Đông (Việt), Phước Kiến-Triều Châu (Mân-Việt) ngày nay; và cũng phát giác những biến âm đã khác tiếng Việt thời cổ đại mà các phương ngôn Việt Nam, Quảng Đông, Triều Châu còn giữ được. Ví dụ tiếng Việt Nam còn giữ được tiếng “bàn” tay, “bàn” chân, và Triều Châu giữ được “boa-boá” hay là “póa” Trung cổ đại mà thời Hán đã được ghi lại trong “Thuyết Văn”. Biến âm của Bàn-bồn-bôn/ tùng “ngôn” “bàn” thanh trở thành bua-boa-bóa-poá, trở thành “biên” rồi thành “phiên” và “phồn”...! Thực ra thì từ “bàn-bèn” biến thành “biên, bua, phàn, phền, phồn, phiên v v...” đó là quy luật biến âm thường tình của ngôn ngữ theo miền và theo thời đại với nhiều tiếp xúc văn hóa và phát triễn khác. Cổ âm xưa là Bàn, giáp cốt-Kim văn đã vẽ rõ chữ nầy bằng hình bàn chân thú. Ngày nay chỉ có tiếng Việt Nam còn dùng “bàn” là “bàn tay- bàn chân” thì rõ ràng là tiếng Việt Nam còn giữ được âm cổ xưa nhất, và cũng là một minh chứng giọng “Nôm” của chữ “Nôm” là có trước: có thể nói giáp cốt văn-chữ tượng hình đầu tiên là “chữ Nôm”. Votre navigateur ne gère peut-être pas l'affichage de cette image. Cổ văn vẽ chữ tượng hình: 番phiên là “bàn -番” , chữ xưa là tượng hình, vẽ “chữ phiên” là bàn chân thú có móng vuốt, ngay cả chú thích “附袁切phù viên thiết”. Ngày nay đọc như vậy thì làm sao đúng với ngày xưa? Nếu đọc là “bùa vang- 附袁” là “bàn (vua)” thì hoàn toàn đúng là “bàn” như chú thích trong Thuyết văn vậy! Bởi vì chính chữ “bùa符(Phù)” của bùa chú là đồng bộ thì đồng âm với chữ bùa附(Hay “Phù”, hay “Phụ”) đó thôi. - Xét thêm: Thảo bộ 艸部 蘻kỹ-(hệ) 狗毒也 cẩu độc dã 从艸繫聲 tùng thảo kỷ (Hệ) thanh。古詣切 Cổ chỉ thiết. Cổ chỉ (nghĩ)= kỷ, ngày nay dùng chữ nầy cho ý nghĩa “liên kết”, mà khi có 2 chữ “liên kết” lại đọc là “liên hệ蘻”. Thật ra thì xưa Trung Cổ ghi là “古詣cổ ngĩ =kỷ” và biến âm “kỷ” thành ra “kết” nhưng sau nầy thành ra “hệ” như ngày nay. (Ngày xưa đọc chữ “詣chỉ” là “Nghĩ詣”: Ngôn言 chỉ旨 = nghĩ và phiên âm là 五計 / Ngũ kế). Phân tích kỷ lưỡng lời trong Thuyết văn sẽ thấy rõ là “nọc độc của chó gọi là “Cẩu Kỷ (nọc độc)” và “Tùng thảo kỷ thanh” lại là viết theo bộ thảo艸 với là âm “Kỷ- hay kỳ”. Vì tiếng xưa không cố định thanh sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng nên âm “kỳ” gần với “kề” và hoàn toàn phù hợp với “liền kề” cũng có nghĩa tương tự như “liên hệ”. Qua khảo cứu kỷ lưỡng, sẽ có đủ lý do để phục nguyên chữ Nôm cổ đại “kề蘻” đã có trước âm “hệ” quá mới, và âm “kỷ” với “kết” cổ đại vẫn có sau âm “kề”. Vậy: “liền kì” hay “liền kề” là có trước “liên hệ” Ngôn bộ 言部 詣nghĩ(chỉ) 至也 chí dã。从言旨聲 tùng ngôn, kỷ thanh。 五計ngũ kế = ngễ(切thiết) . Từ khảo cứu nầy thấy “thánh chỉ” thời Cổ đại gọi là “thánh nghĩ”, và đến thời Trung cổ là “thánh nghễ” cho nên phiên âm là “Ngũ Kế五計” = Nghễ, ngày nay là “chỉ.” Chỉ bộ 旨部 旨kỷ 美也mỹ dã。从甘匕聲tùng cam tỉ thanh; âm cam theo tỉ thanh là “kỷ”。凡旨之屬皆从旨phàm chỉ chi thuộc giai tùng chỉ。職雉切 chức thị thiết =chỉ (biến âm thành chỉ): xưa đọc là “kỷ” vì là “cam” với “tỉ thanh”. Nay đọc là “chỉ” Tỷ Bộ 匕部 匕tỷ 相與比敘也 tương dĩ tỉ tự dã。从反人 Tùng phản nhân {cách viết như chữ nhân人 bị lộn ngược (匕)} 。亦所以用比取飯. Tỷ, diệc sở dỉ dụng tỉ thủ phạn - “tỷ”có thể dùng để đựng cơm). Tiếng Việt ngày nay còn dùng “kỷ” trà, kỷ đựng trầu cau. 一名柶 (nhất danh mứ/máng) còn gọi là “mứ” (hay là “máng” ngày nay)。Ngày nay tiếng Triều Châu vẫn dùng chữ “tỷ-đọc thànhTeaá” là cái “chảo” để chiên cơm, còn tiếng Việt Nam thì lại còn dùng “máng” là “máng” đựng thức ăn cho gia súc như cái “máng” dùng cho heo ăn. 凡匕之屬皆从匕phàm tỷ chi thuộc giai tùng tỷ. 卑履切 ty lý thiết (ty lý = âm “tí-tỉ”) => “匕tỷ” có sau, nên được giải thích rõ là còn gọi là “mứ/ máng柶”. Mộc bộ 木部 柶 Tỷ(mứ, máng) 《禮lễ》有柶hữu tỷ. 柶tỷ/tứ(mứ, máng), 匕也tỉ dã。从木四聲 (tùng “mộc” “ tứ” thanh ) âm cổ là theo mộc , với “tứ” thanh, tức là “mứ” hay “máng”, cái “máng” đựng thức ăn, cái “máng” hay cái “mứ” hay cái “tỷ”, cái “kỷ” lại là dùng để đựng thức ăn trong dịp lễ禮。息利切 tức lị thiết = tỷ (ghi chú: lị利 đọc là “lị”, chỉ đến khi có vua tên Lê Lị thì kỵ húy nên lị mới đổi đọc thành lợi).=> 从木四聲 Tùng mộc tứ thanh: mộc + tứ là “柶mứ”/ máng là “chữ Nôm” có trước, âm “tỷ” có sau và chỉ đọc “tức lị息利” bằng Hán-Việt được mà thôi, còn “xĩa lía息利”= “xĩa”/ tiếng bắc kinh và “xíc lì息利”= “xi”/ Tiếng Quảng Đông và “xech lịa息利”= “xia”/ Tiếng Triều Châu... đều “khó lòng” và “không” “phiên âm” được chữ nầy thành ra chữ nào có âm chính xác theo cách “phản” cũng như là “thiết”! Chính vì vậy mới thấy được cái âm “Mứ柶, Máng柶” là chính xác và có trước, và âm Tỷ柶 là có sau. Các “phương ngôn” khác của chữ nầy thì khỏi bàn luận... vì không dùng nỗi, dùng sai hoặc biến âm khác xa rồi, hoặc không còn dùng chữ nầy nữa. Chữ nầy cũng là một bằng chứng rằng tiếng Nôm, chữ Nôm có trước! Chữ “gần近” ở Triều Châu đọc là “gìn/ kìn近”, ở Phiên Ngung đọc là “khạnh/ cạnh近”, ở Bắc Kinh đọc là “Jín近”. Thời nhà Đường nhiều nơi lại đọc là “cận 近” ; chữ “tiệm店” ở Triều Châu đọc là “tiẹm店”, ở Quảng Châu đọc là “tiêm店”, ở Bắc Kinh đọc là “tién店”, thời nhà Đường nhiều nơi lại đọc là “điếm店”. Gần-gìn, khạnh/cạnh với “jín” cũng chính là “gìn”, cùng với “tiệm” “tiêm” “tiẹm” “tiién”... Xin nhấn mạnh là riêng ở bên “tiếng Hoa” thì đã chứng minh và công nhận rằng tiếng Quảng Đông và Triều Châu là có trước tiếng Hoa-Bắc Kinh mấy ngàn năm. Như vậy cũng có nghĩa là chữ “gần/ cạnh” có trước chữ “cận hay jín” và “tiệm/ tiêm” có trước “tién” hay “điếm” của “Hán –Việt” vậy. Ngày nay, lại có Khương Nhung bên Trung Quốc xuất bản tiểu thuyết “Tô tem Sói”, cho rằng chữ tượng hình chính là do dân du mục sáng tạo ra. Từ lý giải chữ Mỹ美 chính là con dê羊 lớn mập là đại大, thì là đẹp, đẹp lòng khi nuôi được con dê lớn thì là Mỹ美, (美=羊+大) tác giả cho rằng chữ vuông là của dân “du mục”. Vì vậy đẹp, Mỹ美 là “nuôi dê” là “du mục” và “Người Hoa-gốc bắc-du mục” sáng tạo ra chữ vuông! Khương Nhung nói về cái “đẹp” là Mỹ美 mà không dính líu với trồng tỉa và nông nghiệp! Tác giả cố tình không biết hay là thật sự không biết rằng: Chữ Lệ麗 là cũng là mỹ là đẹp, và chữ lệ còn hay hơn chữ Mỹ美 nhiều! Chữ Lệ麗 là con nai(鹿lộc) vàng ngơ ngác với trên là đôi mắt nai mở to chứ không nhắm lại! Như vậy, xét theo chữ Lệ麗 thì chữ vuông là thợ săn hay “thi sĩ” hay “họa sĩ” sáng tạo ? Xin hãy cười cho vui! Người đời hay dùng chung nói đẹp đẽ là Mỹ Lệ-美麗 hay diễm lệ-艷麗. Xin dẫn chứng tiếp: - Chữ Diễm艷 là “đẹp” diễm tuyệt, là sắc đẹp đầy tràn, bên trái của chữ Diễm艷 là chữ Phong豐, bên phải là chữ Sắc色. Chữ Phong gồm chữ Đậu豆(hạt đỗ-hạt đậu) bên dưới và hình ảnh bông lúa “丰丰”đầy đồng phía trên, “diễm” được diễn tả bằng “sắc đẹp” của bông lúa“丰丰” và đậu豆(đỗ). Khi phục nguyên chữ Nôm thì chữ “Diễm艷” nầy lúc đầu có phát âm là “Đẹp艷”. Vì sao? Vì rất nhiều địa phương không phát âm vần “Đê/đ” được! Ngày nay tiếng Bắc Kinh, Quảng Đông, Triều Châu đều không có âm “Đ”, cho nên đã đọc “Đẹp艷” là “Dep-diẹm” rồi thành-diềm艷 (tiếng Quảng đông ngày nay), diễm艷(Từ Hán-Việt), dén/yen艷 (Tiếng Bắc kinh ngày nay)” - Phục nguyên chữ Nôm “lệ麗” chính là “đẽ麗” vì “đẽ麗” nhiều nơi đọc không được, đọc trệch thành “lẽ” và “lẹ” rồi thành “lệ麗” . Nhập chung lại sẽ thấy “đẹp đẽ-艷麗” sinh ra “Diễm lệ” trở thành “diễm lệ-艷麗” - Phục nguyên chữ Nôm “Phong豐” có thể chính là “bông豐” vì chữ nầy nói về “bông” lúa và âm “đậu” hay “đỗ” hoàn toàn phù hợp ý nói “đậu bông”, “trỗ bông”. Phong phú豐富 là bông lúa豐富, có nhiều lúa (với phú富 gồm chữ Điền田 và bông lúa) là giàu! Chữ “bông豐(Hoa)” kết với chữ “sắc色(sắc đẹp)” thì đúng là “đẹp艷Diễm”. - Chữ Nhã雅 là tao nhã, là đẹp với chữ “nha 芽” tức là manh nha, nhú mầm, nẩy mầm, nhảy mầm của hạt giống mới nẩy mầm. Phục nguyên giọng đọc của “Nha芽” và “Nhã雅” chính là “Nhảy芽/雅” bị đọc trệch là “Nhã雅” Hán-Việt và “Ngạ雅” / tiếng Quảng Đông, “nghè-Nghe, nghé雅”/ Tiếng Triều Châu, và “Dã雅(ya)” / Tiếng Bắc Kinh… chính là dân nông nghiệp ca tụng cái đẹp của “nhẩy芽nẩy, nhú” mầm của hạt giống. Chữ Phước福 có Y/衣/áo, cũng có Điền田 là ruộng lúa nước. Có thể kể ra thật nhiều trường hợp nữa, nhưng tôi tạm dừng ở đây, vì muốn nói cho cùng, phải làm một công trình quy mô khảo cứu và dịch toàn bộ sách Thuyết văn. Nhưng để chứng minh chữ Nôm của người Việt có trước chữ Hán của người Hoa thì có lẽ cũng là đủ, vì còn phải dẫn chứng qua phần chi tiết khác. Thứ chữ mà tôi gọi là chữ Nôm thì nhiều người gọi là chữ Việt cổ. Không sao, chỉ là cách gọi. người Hoa Hạ đã dùng chữ Nôm của người Việt cổ phương Nam chế ra chữ Hán. Khi tìm ra cội nguồn chữ Nôm, sẽ càng hiểu mức độ văn hóa và sức sống mãnh liệt nguồn gốc và văn minh Bách Việt của tộc Việt, càng cảm thông và kính phục cha ông mất bao trí tuệ và công sức sáng tạo và bảo tồn cho chúng ta về chữ và ngữ của tổ tiên. Chử Nôm có trước từ xưa và vẫn tồn tại trong suốt qúa trình lịch sữ và cho đến ngày hôm nay; Đó là lý do vì sao tôi đã phục nguyên được “Việt nhân ca” và “Duy Giáp lệnh”. (Còn tiếp…{Với bằng chứng “kinh Hoàng” và “rỏ ràng” hơn}) Sacramento Ngày 29 tháng 03 năm 2010 Đỗ Ngọc THÀNH / Nhạn Nam Phi
    1 like
  9. <Đệ tử qui> tiếp Bài 4: Tín 信 xìn 86 Phàm xuất ngôn Tín vi tiên 凡出言 信為先 Fán chu yán Xìn wéi xian 87 Trá dữ vọng Hề khả yên 詐與妄 奚可焉 Zhà yủ wàng Xi kẻ yan 88 Thoại thuyết đa Bất như thiểu 話說多 不如少 Hùa shuo duo Bù rú shảo 89 Duy kì thị Vật nịnh xảo 惟其是 勿佞巧 Wéi qí shì Wù nìng qiảo 90 Gian xảo ngữ Uế ô từ 奸巧語 穢污詞 Jian qiảo yủ Hùi wu cí 91 Thị tỉnh khí Thiết giới chi 市井氣 切戒之 Shì jỉng qì Qiè jie zhi Lời nói ra phải thật thà Lắm lời cũng chẳng bằng ta kiệm lời Nói hoang, nói khéo chẳng thôi Người nghe càng ghét những lời nịnh gian Chớ nên xảo trá, nói càn Những lời tục tĩu phải càng kỵ kiêng 92 Kiến vị chân Vật khinh ngôn 見未真 勿輕言 Jiàn wèi zhen Wù qing yán 93 Tri vị đích Vật khinh truyền 知未的 勿輕傳 Zhi wèi de Wù qing chuan 94 Sự phi nghi Vật khinh nặc 事非宜 勿輕諾 Shì fei yí Wù qing nùo 95 Cẩu khinh nhược Tiến thoái thác 茍輕諾 進退錯 Gỏu qing nuò Jìn tùi cùo Việc chưa rõ chớ huyên thiên Nghe sự vô cớ chớ truyền cho ai Việc xấu chớ để lọt tai Hứa làm việc xấu mắc hoài gian nan 96 Phàm đạo tự Trọng thả thư 凡道字 重且舒 Fán dào zì Zhòng qiẻ shu 97 Vật cấp tật Vật mơ hồ 勿急疾 勿模糊 Wù jí ji wù mó hú 98 Bỉ thuyết trường Thử thuyết đoản 彼說長 此說短 Pỉ shuo cháng Cỉ shuo duản 99 Bất quan kỷ Mạc nhàn quản 不關己 莫閑管 Bù guan jỉ Mò xián guản Nói chuyện lời phải rõ ràng Chớ có liến thoắng làm hoang lòng người Khi nói ngược, lúc nói xuôi Người nghe chẳng hiểu đầu đuôi thế nào Việc không đụng chạm đến tao Thì tao cũng chớ ôm vào làm chi Ôm rơm rặm bụng còn gì Lại thêm đức hạnh mất đi đằng nào 100 Kiến nhân thiện Tức tư tề 見人善 即思齊 Jiàn rén shàn Jí si qí 101 Tòng khứ viễn Dĩ tiệm khề 縱去遠 以漸躋 Zòng qù yuản Yi jiàn jì 102 Kiến nhân ác Tức nội tỉnh 見人惡 即內省 Jiàn rén è Jí nèi xỉng 103 Hữu tắc cải Vô gia cảnh 有則改 無加警 Yỏu zé gải Wú jia jỉng Thấy người làm thiện noi theo Mình hãy cố gắng để sao như người Dù rằng khoảng cách xa xôi Dần dần rồi cũng tới nơi thôi mà Thấy người làm việc xấu xa Soi mình hành động đã là đúng chưa Xét theo cái lý cho vừa Đề phòng, cảnh giác để ngừa mình sai 104 Duy đức học Duy tài nghệ 唯德學 唯才藝 Wéi dé xué Wéi cái yì 105 Bất như nhân Đương tự lệ 不如人 當自礪 Bù rú rén Dang zì lì Làm người phải đạt bốn điều: Đạo đức, học vấn, tài năng, tay nghề Nếu mà chưa đạt trọn hề Dốc sức cố gắng mải mê trau dồi 106 Nhược y phục Nhược ẩm thực 若衣服 若飲食 Ruò yi fu Ruò yỉn shí 107 Bất như nhân Vật sinh thích 不如人 勿生戚 Bù rú rén Wù sheng qi Ăn mặc còn kém người ta Cũng đừng lo lắng, xót xa làm gì Tu dưỡng đức độ, nghĩa nghì Điều quan trọng nhất để thì người sang 108 Vắn quá nộ Vắn dự lạc 聞過怒 聞譽樂 Wén guò nù Wén yù lè 109 Tổn hữu lai Ích hữu khước 損友來 益友卻 Sủn yỏu lái Yì yỏu què Nghe chê sai lại bực mình Nghe lời tán tụng, tỏ tình sướng vui Nếu mà như vậy ôi thôi Bạn thơm nó bỏ, bạn hôi nó mừng 110 Vắn dự khủng Vắn quá hân 聞譽恐 聞過欣 Wén yù kỏng Wén guò xin 112 Trực lượng sĩ Tiệm tương thân 直諒士 漸相親 Zhí liàng shì Jiàn xiang qin Nghe người khen giỏi, bất an Nghe chê khuyết điểm, hân hoan nhận liền Thành khẩn như vậy là tiên Con người thế ấy bạn hiền dần đông 113 Vô tâm phi Danh vi thác 無心非 名為錯 Wú xin fei Míng wéi cuò 114 Hữu tâm phi Danh vi ác 有心非 名為惡 Yỏu xin fei Míng wéi è 115 Quá năng cải Qui ư vô 過能改 歸于無 Guò néng gải Gui yú wú 116 Thẳng yểm thị Tăng nhất cô 倘掩飾 增一辜 Tảng yản shì Zeng yí gu Vô ý làm hỏng là sai Cố ý làm xấu, ác tai rành rành Làm sai dám sửa cho đành Người ta cũng hiểu rằng anh thật thà Làm sai còn dấu, gian tà Không thừa nhận lỗi, trượt đà càng sai. Bài 5: Phàn ái chúng 泛愛眾 Fàn ài zhòng 117 Phàn thị nhân Giai tu ái 凡是人 皆須愛 Fàn shì rén Jie xu ài 118 Thiên đồng phúc Địa đồng tải 天同覆 地同載 Tian tóng fù Dì tóng zài 119 Hành cao giả Danh tự cao 行高者 名自高 Xíng gao zhẻ Míng zì gao 120 Nhân sở trọng Phi mạo cao 人所重 非貌高 Rén suỏ zhòng Fei mào gao Loài người cùng đội trời chung Người với người hãy biết cùng thương nhau Người mà hành động thượng cao Tiếng tăm người đó thế nào cũng lên Con người trọng ở đức hiền Không phải tướng mạo ưu tiên hàng đầu 121 Tài đại giả Vọng tự đại 才大者 望自大 Cái dài zhẻ Wàng zì dà 122 Nhân sở phục Phi ngôn đại 人所服 非言大 Rén suỏ fú Fei yán dà Người mà tài học dồi dào Tự nhiên danh vọng cũng cao hơn người Bởi thực học mới thực tài Không phải tự thổi, tự bày mà nên 123 Kỷ hữu năng Vật tự tư 己有能 勿自私 Suỏ yỏu néng Wù zì si 124 Nhân hữu năng Vật khinh tư 人有能 勿輕訾 Rén yỏu néng Wù qing zi 125 Vật siển phú Vật kiêu bần 勿諂富 勿驕貧 Wù chản fù Wù jiao pín 126 Vật ngán cố Vật hỉ tân 勿厭故 勿喜新 Wù yàn gù Wù xỉ xin Có tài thì chớ mưu tư Hãy làm việc có ích vì nhân dân Cũng đừng ghen tỵ tài năng Khiêm tốn học hỏi cho bằng người ta Đối người giàu chớ dèm pha Đối nghèo cũng chớ kiêu sa tỵ hiềm Đừng chán bạn cũ xưa hiền Đừng chỉ ham mới là liền kết giao 127 Nhân bất nhàn Vật sự giảo 人不閑 勿事攪 Rén bù xián Wù shì jiảo 128 Nhân bất an Vật thoại nhiễu 人不安 勿話擾 Rén bù an Wù hùa rảo 129 Nhân hữu đoản Thiết mạc kiết 人有短 切莫揭 Rén yỏu duản Qiè mò jie 130 Nhân hữu tư Thiết mạc thoại 人有私 切莫說 Rén yỏu si Qiè mò shuo Người đang bận chớ quấy rầy Người đang bất ổn chớ gây chuyện nhàm Người ta có tật không hay Chớ đem chuyện đó phô bày lung tung Người ta có chuyện trong lòng Chớ đem chuyện họ nói bung ra ngoài 131 Đạo nhân thiện Tức thị thiện 道人善 即是善 Dào rén shàn Jí shì shàn 132 Nhân tri chi Dũ tư miễn 人知之 愈思勉 Rén zhi zhi Yù si miản Tán dương người khác thiện hành Đó là chứng tỏ chính mình đức cao Người ta biết vậy về sau Càng thêm cố gắng làm mau điều lành 133 Giương nhân ác Tức thị ác 揚人惡 即是惡 Yáng rén è Jí shì è 134 Tật chi thậm Họa thả tác 疾之甚 禍且作 Ji zhi shèn Huò qiẻ zuò Tuyên truyền cái ác của người Khác gì mình cũng thuộc nòi sói lang Khoe khoang chuyện ác càng hăng Ắt sẽ rước họa xâm lăng có ngày 135 Thiện tương khuyến Đức giai kiện 善相勸 德皆建 Shàn xiang quàn Dé jie jiàn 136 Quá bất qui Đạo lưỡng khuy 過不規 道兩虧 Guò bù gui Dào liảng kui Bạn bè khuyến thiện với nhau Thì ắt đức hạnh cả hai đều cường Bạn bè thiếu thiện hỗ tương Ăt là đạo đức đôi đường đều suy 137 Phàm thủ dữ Qúi phân hiểu 凡取與 貴分曉 Fán qủ yủ Gùi fen xiảo 138 Dữ nghi đa Thủ nghi thiểu 與宜多 取宜少 Yủ y í duo Qủ yí shảo Cho người với lấy của người Đều phải phân biệt đôi nơi rõ ràng Lấy ít một chút là nhường Cho nhiều một chút là thương con người 139 Tương gia nhân Tiên vấn kỷ 將加人 先問己 Jiang jia rén Xian wèn jỉ 140 Kỷ bất dục Tức tốc kỷ 己不欲 急速己 Jỉ bú yù Jí sù jỉ Việc gì muốn bắt người làm Thử xem việc ấy mình còn muốn mê Nếu mà việc ấy mình chê Đừng đem việc ấy gạt về người ta 141 Ân dục báo Oán dục vong 恩欲報 怨欲忘 En y ù bào yu àn yù wàng 142 Báo oán đoản Báo ân trường 抱怨短 報恩長 Bào yuàn duản Bào en cháng Việc gì người đối mình sai Hãy quên đi chớ để hoài trong tâm Ơn huệ thì nhớ trong lòng Tìm khi báo đáp là trong rộng tình 143 Đãi tỳ bộc Thân quí đoan 待婢仆 身貴端 Dài bì pú Shen gùi duan 144 Tuy quí đoan Từ nhi khoan 雖貴端 慈而寬 Súi gùi duan Cí ér kuan 145 Thế phục nhân Tâm bất nhiên 勢服人 心不然 Shì f ú rén Xin bù rán 146 Lý phục nhân Phương vô ngôn 理服人 方無言 Lỉ fú rén Fang wú yán Đoan chính đối với người làm Nhân từ rộng rãi là hàng đầu tiên Nếu mà chỉ dựa thế, quyền Người ta khẩu phục, tâm nguyền thì không Nếu dùng đạo lý giảng thông Người ta khâm phục mà không nói gì. Bài 6: Thân nhân 親仁 Qin rén 147 Đồng thị nhân Loại bất tề 同是人 類不齊 Tóng shì rén Lèi bù qí 148 Lưu tục chúng Nhân giả hi 流俗眾 仁者稀 Líu sú zhòng Rén zhẻ xi Cũng người, trăm hạng bất đồng Lưu manh, dung tục cũng đông, khá nhiều Kẻ nhân đức lại hiếm hoi Cho nên chọn bạn đáng chơi mà gần 149 Qủa nhân giả Nhân đa úy 果仁者 人多畏 Guỏ rén zhẻ Rén duo wèi 150 Ngôn bất húy Sắc bất mị 言不諱 色不媚 Yán bú hùi Sè bú mèi Người cao thượng có lòng nhân Cho nên mới được nhân dân kính nhường Bởi vì họ nói trực ngôn Chẳng khi nào nói bông tuồng mị dân. 151 Năng thân nhân Vô hạn hảo 能親仁 無限好 Néng qin rén Wú xiàn hảo 152 Đức nhật tiến Qúa nhật thiểu 德日進 過日少 Dé rì jìn Guò rì shảo Gần họ như thể gần đèn Học được nhiều tốt mà nên con người Đức hạnh càng được đắp bồi Lỗi lầm sai trái càng thời ít đi. 153 Bất thân nhân Vô hạn hại 不親仁 無限害 Bù qin rén Wú xiàn hài 154 Tiểu nhân tiến Bách sự hoại 小人進 百事壞 Xiảo rén jìn Bải shì huài Không gần nhân đức hại chi Để cho kẻ xấu nó trì, nó lôi Còn đâu thành quả trên đời Chính tà phải biết rạch ròi mà phân. Bài 7: Dư lực học văn 余力學文 Yú lì xué wén 155 Bất lực hành Đán học văn 不力行 但學文 Bú lì xué Dàn xué wén 156 Trưởng phù hoa Thành hà nhân 長浮華 成何人 Zhảng fú húa Chéng hé rén Học mà như mọt gặm thư Phù hoa chữ nghĩa vi vu mây trời Làm sao thành thạo nên người Con người hữu dụng trong đời làm ăn. 157 Đán lực hành Bất học văn 但力行 不學文 Dàn lì xíng Bù xué wén 158 Nhiệm kỷ kiến Muội lý chân 任己見 昧理真 Rèn jỉ jiàn Mèi lỉ zhen Nếu mà chỉ cắm cúi làm Tự mình kiến giải, chẳng thèm đọc thư Chẳng hiểu đạo lý là chi Hỏng nhiều được ít, khác gì thằng ngu. 159 Độc thư pháp Hữu tam đáo 讀書法 有三到 Dú shu fả Yỏu san dào 160 Tâm nhãn khẩu Tín giai yếu 心眼口 信皆要 Xin yản kỏu Xìn jie yào 161 Phương độc thử Vật mộ bỉ 方讀此 勿慕彼 Fang dú cỉ Wù mù bỉ 162 Thử vị trung Bỉ vật khởi 此未終 彼勿起 Cỉ wèi zhong Bỉ wù qỉ Đọc sách có ba cái ghi Mắt nhìn., tâm ký, miệng thì đọc vang Sách này đang đọc từng trang Đừng nghĩ sách khác nó làm phân tâm Sách này mà chửa đọc xong Bỏ đọc sách khác, mất tong công trình Đọc cuốn sách phải chuyên tâm Mới đạt thành quả uyên thâm sách bày. 163 Khoan vi hạn Khẩn dụng công 寬為限 緊用功 Kuan wéi xiàn Jỉn yòng gong 164 Công phu đáo Trì tắc thông 功夫到 滯塞通 Gong fu dào Zhì sé tong Mỗi kỳ học phải rộng khoan Tuy nhiên phải tận dụng toàn thời gian Bỏ công phu, thấy rõ ràng Chưa hiểu đang tắc, vẫn làm cho thông. 165 Tâm hữu nghi Tùy trát ký 心有疑 隨札記 Xin yỏu yí Súi zhá jì 166 Tựu nhân gian Cầu xác nghĩa 就人間 求確義 Jiù rén jian Qíu què yì Đọc sách thấy chỗ còn nghi Lấy bút ghi lại để thì hỏi han Đến khi hiểu nghĩa rõ ràng Đọc sách như vậy mới mang ích nhiều. 167 Phòng thất thanh Tường bích tịnh 房室清 墻壁淨 Fáng shì qing Qiáng bì jìng 168 Kỷ án khiết Bút nghiên chính 椅案潔 筆硯正 Yỉ àn jié Bỉ yàn zhèng 169 Mực mài thiên Tâm bất đoan 墨磨偏 心不端 Mò mó pian Xin bù duan 170 Tự bất kính Tâm tiên bịnh 字不敬 心先病 Zì bú jìng Xin xian bìng Phòng học sắp xếp gọn gàng Vách tường, văn cụ, chỉnh trang vừa tầm Lọ mực mà bị để nghiêng Chứng tỏ tâm trí còn xiên chưa đình Chữ viết mà chẳng nên hình Chứng tỏ tâm trí của mình bất an. 171 Liệt điển tịch Hữu định sở 列典籍 有定處 Liè diản jí Yỏu dìng chù 172 Độc khan tốt Hoàn nguyên sở 讀看畢 還原處 Dú kàn bì Huán yuán chù Điển tịch xếp có lối hàng Dùng xong đặt lại như nguyên lúc đầu Khi cần tra cứu về sau Sẽ tiện tìm kiếm khỏi lâu thì giờ. 173 Tuy hữu cấp Quyển thúc tề 雖有急 卷束齊 Súi yỏu jí Juản shù qí 174 Hữu khuyết hoại Tựu bổ chi 有缺壞 就補之 Yỏu que huài Jìu bủ zhi 175 Phi thánh thư Bính vật thị 非圣書 屏勿視 Fei shèng shu Bỉng wù shì 176 Tế thông minh Hoại tâm chí 蔽聰明 壞心志 Bì cong míng Huài xin zhì 177 Vật tự bạo Vật tự khí 勿自暴 勿自棄 Vù zì bào Vù zì qì 178 Thánh dữ hiền Khả thuần chí 圣與賢 可馴致 Shèng yủ xián Kẻ xún zhì Qúi sách như trọng người thầy Trang nào bị hỏng kịp thời sửa ngay Sách nhảm chớ có cầm tay Đọc hại trí tuệ, không hay tâm tình Tự bạo – thô lỗ với mình Tự khi – coi rẻ chính mình tự ti Phải biết tự ái một khi Chớ cam trụy lạc, du di, khinh nhờn Tích tiểu thành đại dần dần Có học thì sẽ thành thân thánh hiền.
    1 like
  10. Học thêm Mỗi trường biển hiệu to rầm “Tiên học lễ hậu học văn” mưu cầu Nay thường khẩu hiệu làm đầu Xưa Nho thủ thỉ từng câu khuyên người Nhân tình, nhân tính, nhân tài Dạy nhân cách trước, bày bài văn sau Nay học công nghệ gấp mau Học thêm chủ đích làm sao nhét nhồi Đâu còn phút lặng, chậm thôi Để mà suy ngẫm Đất Trời bao la Thiên Nhiên chậm rãi hiền hòa Mỗi bước Vũ Trụ cũng là vạn năm Học thêm là phút Thiền chăm: Nét chữ, nhạc, vẽ, tổ tiên dặn dò, Cho cá ăn ở ven hồ, Thư dãn lòng cảm vô bờ tình thương, Sẽ không hủy hoại môi trường, Biết trọng Trời , Đất, trọng Mình, trọng Dân Câu “Thiên 天– Địa 地 – Quân 君– Thân 親 – Sư師” Tôn trọng năm Vị cũng như Ngũ Hành Lời xưa ngắn gọn mà thành Trẻ con , người lớn đọc nhanh nằm lòng Mỗi câu sáu chữ thong dong Nhân nào quả nấy, ước mong làm người Tiếng lời, nét chữ còn tươi Nết ăn, nết ở con người Việt Nam <Đệ tử qui> sách xưa làm Ngày nay doanh nghiệp vẫn ham tìm tòi Học theo câu chữ sáng ngời Người chung Trái Đất trọn đời thương nhau. Học chữ Nho, trí thêm giàu Rảnh, học dăm chữ, càng sâu hiểu đời. NỘI DUNG <ĐỆ TỬ QUI> Bài 1: Chữ Hiếu Cha mẹ gọi, chớ chần chừ Cha mẹ lệnh, hãy nhanh vù làm ngay Cha mẹ dạy, hãy lắng tai Cha mẹ có trách, phải ngay vâng lời. Đông chăm cha mẹ ấm nơi Hè chăm cha mẹ mát thời ung dung Sáng sớm tỉnh giấc hỏi han Tối chúc cha mẹ được an giấc nồng. Ra ngoài phải báo mẹ cha Về nhà báo lại mới là con ngoan Ở nơi cư trú thường xuyên Cố định nghề nghiệp, chớ nên thay dời. Việc tuy nhỏ chớ coi thường Không báo cáo trước là lầm đạo con. Vật dù nhỏ, chớ dấu đi Mẹ cha thấy dấu, tâm thì đau thương. Đồ gì cha mẹ thích dùng Phải chuẩn bị sẵn để mừng mẹ cha Đồ gì cha mẹ ghét chê Cẩn thận dẹp bỏ khỏi mê phiền Người. Cơ thể mình bị tổn thương Sẽ khiến cha mẹ trăm đường âu lo Đức mình mà bị sút sa Sẽ khiến cha mẹ xót xa ngượng ngùng. Cha mẹ yêu, hiếu là thường Không yêu vẫn hiếu, đường đường con ngoan. Cha mẹ dù có sai lầm Bình tâm khuyên giải, vui lòng mẹ cha Lời khuyên giải thật dịu hòa Tỉ tê tâm sự mới là con ngoan. Khuyên giải chưa đạt kiện toàn Chờ khi yên lặng lại làm lần hai Cho dù khóc lóc đầy vơi Cũng không oán giận nặng lời mẹ cha. Mẹ cha khi ốm đau nằm Dâng thang thuốc phải nếm xem thế nào Ngày đêm chớ có nhãng sao Luôn bên giường bệnh khác nào chẳng ly. Thọ tang chịu đúng ba năm Nhớ ơn cha mẹ trong tâm ngậm ngùi Ba năm hạn chế hỉ vui Tuyệt cấm bia rượu thịt xôi linh đình Tang chế theo phép mà làm Giỗ kỵ là ở hoàn toàn thành tâm Dù Người khuất núi lâu năm Đối đãi vẫn giống còn trong đời thường. Bài 2: Chữ Đễ Làm anh phải biết thương em Làm em phải biết kính tôn anh mình Anh em hòa mục thuận tình Đó chính là hiếu chúng mình mẹ cha. Anh em coi nhẹ của, tiền Chẳng bao giờ để oán hờn nảy sinh Anh em lời lẽ chân tình Ba điều thắc mắc chẳng rình ở lâu. Khi ăn, khi đứng, khi ngồi Lễ phép nhường nhịn anh, tôi mới là Ưu tiên dành để người già Phần sau cho trẻ mới là khiêm cung. Nghe anh lên tiếng gọi người Nghe được lập tức trả lời làm thay Nếu người không có, mình thay Lập tức tự đến xem hay thế nào. Gọi anh lớn chớ gọi tên Anh lớn uyên bác, chớ nên khoe mình. Giữa đường mà gặp đàn anh Tiến lên một bước, cất nhanh tiếng chào Nếu anh chưa ngỏ lời nào Lùi ngang một bước, đợi trao lệnh truyền Cưỡi ngựa, xe phải xuống liền Anh lớn đi khỏi mới quyền tiếp đi. Anh đứng, em chớ có ngồi Anh ngồi cho lệnh, em tôi mới ngồi Đứng trước anh, nói nhỏ thôi Chớ quá lí nhí thành tôi bất nghì. Gặp anh thì bước đến nhanh Cáo lui thì lại quay lưng nhẹ nhàng Anh hỏi, đứng dậy trả lời Mắt nhìn thẳng mắt, chớ dời ngó nghiêng. Đối đãi chú bác như cha Đối anh em họ như là ruột thân. Bài 3: Cẩn thận Sáng dậy sớm, tối ngủ khuya Đời người ngắn ngủi chẳng thừa thời gian Qúi từng phút để học, làm, Để mà vui sống trần gian làm người. Sáng dậy rửa mặt đánh răng Vệ sinh xong phải biết đằng rửa tay Tập thành thục thói quen này Từ nhỏ đến lớn ngày ngày khỏe an. Mũ đội ngay ngắn trên đầu Áo quần mỗi cúc, mỗi khâu gọn gàng Tất, giày đều phải chỉnh trang Dây giày, quai dép rõ ràng chặt, ngay. Áo quần, giày cởi hàng ngày Treo, đặt đúng chỗ thẳng ngay lối hàng Chớ để lộn xộn loạn hoang Tránh làm hỏng, bẩn hành trang của mình. Y phục quí ở sạch, ngay Chẳng phải quí ở hoa này hòe kia Khít thân, hợp tuổi là vừa Còn theo hoàn cảnh, chẳng đua chẳng đòi. Ăn thì chớ chọn, đừng vòi Kén gì những món chẳng coi là lành Ăn vừa đủ, chớ no căng Ăn no nê quá hại gan, dạ dày. Trẻ tuyệt đối cấm rượu, bia Lỡ khi say xỉn thì chưa chủ mình Thật là mất mặt, người khinh Làm loạn nhân cách, sự tình rối ren. Đi không chậm, chẳng vội vàng Thong dong rảo bước, đứng càng thẳng thân Thi lễ thì phải khom lưng Bái lạy thì phải kính cung, khiêm nhường. Vào ra chớ dẫm ngạch ngang Đừng để cơ thể nặng bằng một chân Chớ rung đùi, chớ banh vành Ngồi mà dạng háng xấu danh học trò. Vào ra mở cửa nhẹ nhàng Đừng để cửa động tiếng vang làm ồn Đi quay nên rộng cái vòng Tránh va đụng phải vật dùng gây đau. Đồ trống, đồ đựng như nhau Bưng phải ngay ngắn, đừng vênh ngược chiều Vào phòng dù chẳng có người Cũng không đụng chạm đồ dùng sẵn im. Làm việc chớ có vội vàng Vội thì dễ hỏng, dễ làm việc sai Việc nhỏ cẩn thận vẫn hay Khó phải biết khó, nguy thì hiểu nguy. Tránh xa đánh lộn, chửi nhau Những việc bất chính chẳng đâu hợp tình Đừng có tham dự tình hình Dây dưa vào đó làm mình xấu xa. Đến người, gõ cửa, hỏi vang Chỉ khi cho phép mới vâng bước vào Vào rồi phải cất tiếng chào Để mọi người biết đã vào bên trong. Người trong có hỏi là ai Hãy xưng tên họ mình khai rõ ràng Đừng để người hỏi hoang mang Suông xưng “tôi!” chẳng rõ ràng là ai. Muốn dùng đồ của người ta Đều phải gặp mặt hỏi qua rõ ràng Người ta ưng thuận mới mang Lấy dùng không hỏi cũng bằng trộm đêm. Mượn dùng phải biết giữ gìn Đúng hẹn trả lại còn nguyên vẹn tròn Trả không đúng hẹn rõ ràng Lần sau khó mượn vì rằng bất tin. Bài 4: Chữ Tín Lời nói ra phải thật thà Lắm lời cũng chẳng bằng ta kiệm lời Nói hoang, nói khéo chẳng thôi Người nghe càng ghét những lời nịnh gian Chớ nên xảo trá, nói càn Những lời tục tĩu phải càng kỵ kiêng. Việc chưa rõ chớ huyên thiên Nghe sự vô cớ chớ truyền cho ai Việc xấu chớ để lọt tai Hứa làm việc xấu mắc hoài gian nan. Nói chuyện lời phải rõ ràng Chớ có liến thoắng làm hoang lòng người Khi nói ngược, lúc nói xuôi Người nghe chẳng hiểu đầu đuôi thế nào Việc không đụng chạm đến tao Thì tao cũng chớ ôm vào làm chi Ôm rơm rặm bụng còn gì Lại thêm đức hạnh mất đi đằng nào. Thấy người làm thiện noi theo Mình hãy cố gắng để sao như người Dù rằng khoảng cách xa xôi Dần dần rồi cũng tới nơi thôi mà Thấy người làm việc xấu xa Soi mình hành động đã là đúng chưa Xét theo cái lý cho vừa Đề phòng, cảnh giác để ngừa mình sai. Làm người phải đạt bốn điều: Đạo đức, học vấn, tài năng, tay nghề Nếu mà chưa đạt trọn hề Dốc sức cố gắng mải mê trau dồi. Ăn mặc còn kém người ta Cũng đừng lo lắng, xót xa làm gì Tu dưỡng đức độ, nghĩa nghì Điều quan trọng nhất để thì người sang. Nghe chê sai lại bực mình Nghe lời tán tụng, tỏ tình sướng vui Nếu mà như vậy ôi thôi Bạn thơm nó bỏ, bạn hôi nó mừng. Nghe người khen giỏi, bất an Nghe chê khuyết điểm, hân hoan nhận liền Thành khẩn như vậy là tiên Con người thế ấy bạn hiền dần đông. Vô ý làm hỏng là sai Cố ý làm xấu, ác tai rành rành Làm sai dám sửa cho đành Người ta cũng hiểu rằng anh thật thà Làm sai còn dấu, gian tà Không thừa nhận lỗi, trượt đà càng sai. Bài 5: Lòng thương bao la Loài người cùng đội trời chung Người với người hãy biết cùng thương nhau Người mà hành động thượng cao Tiếng tăm người đó thế nào cũng lên Con người trọng ở đức hiền Không phải tướng mạo ưu tiên hàng đầu. Người mà tài học dồi dào Tự nhiên danh vọng cũng cao hơn người Bởi thực học mới thực tài Không phải tự thổi, tự bày mà nên. Có tài thì chớ mưu tư Hãy làm việc có ích vì nhân dân Cũng đừng ghen tỵ tài năng Khiêm tốn học hỏi cho bằng người ta Đối người giàu chớ dèm pha Đối nghèo cũng chớ kiêu sa tỵ hiềm Đừng chán bạn cũ xưa hiền Đừng chỉ ham mới là liền kết giao. Người đang bận chớ quấy rầy Người đang bất ổn chớ gây chuyện nhàm Người ta có tật không hay Chớ đem chuyện đó phô bày lung tung Người ta có chuyện trong lòng Chớ đem chuyện họ nói bung ra ngoài. Tán dương người khác thiện hành Đó là chứng tỏ chính mình đức cao Người ta biết vậy về sau Càng thêm cố gắng làm mau điều lành. Tuyên truyền cái ác của người Khác gì mình cũng thuộc nòi sói lang Khoe khoang chuyện ác càng hăng Ắt sẽ rước họa xâm lăng có ngày. Bạn bè khuyến thiện với nhau Thì ắt đức hạnh cả hai đều cường Bạn bè thiếu thiện hỗ tương Ăt là đạo đức đôi đường đều suy. Cho người với lấy của người Đều phải phân biệt đôi nơi rõ ràng Lấy ít một chút là nhường Cho nhiều một chút là thương con người. Việc gì muốn bắt người làm Thử xem việc ấy mình còn muốn mê Nếu mà việc ấy mình chê Đừng đem việc ấy gạt về người ta. Việc gì người đối mình sai Hãy quên đi chớ để hoài trong tâm Ơn huệ thì nhớ trong lòng Tìm khi báo đáp là trong rộng tình. Đoan chính đối với người làm Nhân từ rộng rãi là hàng đầu tiên Nếu mà chỉ dựa thế, quyền Người ta khẩu phục, tâm nguyền thì không Nếu dùng đạo lý giảng thông Người ta khâm phục mà không nói gì. Bài 6: Chọn bạn mà chơi Cũng người, trăm hạng bất đồng Lưu manh, dung tục cũng đông khá nhiều Kẻ nhân đức lại hiếm hoi Cho nên chọn bạn đáng chơi mà gần. Người cao thượng có lòng nhân Cho nên mới được nhân dân kính nhường Bởi vì họ nói trực ngôn Chẳng khi nào nói bông tuồng mị dân. Gần họ như thể gần đèn Học được nhiều tốt mà nên con người Đức hạnh càng được đắp bồi Lỗi lầm, sai trái càng thời ít đi. Không gần nhân đức hại chi Để cho kẻ xấu nó trì, nó lôi Còn đâu thành quả trên đời Chính tà phải biết rạch ròi mà phân. Bài 7: Dư sức học văn Học mà như mọt gặm thư Phù hoa chữ nghĩa vi vu mây trời Làm sao thành thạo nên người Con người hữu dụng trong đời làm ăn. Nếu mà chỉ cắm cúi làm Tự mình kiến giải, chẳng thèm đọc thư Chẳng hiểu đạo lý là chi Hỏng nhiều được ít, khác gì ngu si. Đọc sách có ba cái ghi Mắt nhìn, tâm ký, miệng thì đọc vang Sách này đang đọc từng trang Đừng nghĩ sách khác nó làm phân tâm Sách này mà chửa đọc xong Bỏ đọc sách khác, mất tong công trình Đọc cuốn sách phải chuyên tâm Mới đạt thành quả uyên thâm sách bày. Mỗi kỳ học phải rộng khoan Tuy nhiên phải tận dụng toàn thời gian Bỏ công phu, thấy rõ ràng Chưa hiểu đang tắc, vẫn làm cho thông. Đọc sách thấy chỗ còn nghi Lấy bút ghi lại để thì hỏi han Đến khi hiểu nghĩa rõ ràng Đọc sách như vậy mới mang ích nhiều. Phòng học sắp xếp gọn gàng Vách tường, văn cụ, chỉnh trang vừa tầm Lọ mực mà để bị nghiêng Chứng tỏ tâm trí còn xiên chưa đình Chữ viết mà chẳng nên hình Chứng tỏ tâm trí của mình bất an. Điển tịch xếp có lối hàng Dùng xong đặt lại như nguyên lúc đầu Khi cần tra cứu về sau Sẽ tiện tìm kiếm khỏi lâu thì giờ. Qúi sách như trọng người thầy Trang nào bị hỏng kịp thời sửa ngay Sách nhảm chớ có cầm tay Đọc hại trí tuệ, không hay tâm tình Tự bạo – thô lỗ với mình Tự khi – coi rẻ chính mình tự ti Phải biết tự ái một khi Chớ cam trụy lạc, du di, khinh nhờn Tích tiểu thành đại dần dần Có học ắt sẽ thành thân thánh hiền. (còn tiếp học đọc từng chữ <Đệ tử qui>) Mỗi câu 6 chữ, có đánh số thứ tự ở đầu câu. Mỗi câu có dòng đầu là đọc theo chữ Nho; dòng giữa là chữ Nho; dòng dưới cùng là đọc theo phiên âm của Hán ngữ hiện đại (phần này dành riêng cho bạn đọc nào đang học tiếng Hoa để đọc chuẩn theo phát âm – pinyin – của Hán ngữ hiện đại). Sau mỗi đoạn vài câu là phần dịch sang thể lục bát. Đệ tử qui 弟子規 Dì zỉ gui Đệ tử qui Thánh nhân huấn 弟子規 圣人訓 Dì zỉ gui Shèng rén xùn Thủ hiếu đễ Thứ cẩn ngôn 首孝弟 次謹言 Shỏu xiào dì Cì jỉn yán Phiếm ái chúng Nhi thân nhân 泛愛眾 而親人 Fàn ài zhòng Ér qin rén Hữu dư lực Tắc học văn 有余力 則學文 Yỏu yú lì Zé xué wén Đệ tử qui Thánh nhân truyền Trước là hiếu đễ, sau liền cẩn ngôn Lòng nhân mở rộng yêu thương Có nhân cách mới đảm đương học hành Bài 1: Hiếu với trong 入則孝 Rù zé xiào 1 Phụ mẫu hô Ứng vật hoãn 父母呼 應勿緩 Fù mủ hu Yìng wù huản 2 Phụ mẫu mệnh Hành vật lãn 父母命 行勿懶 Fù mủ mìng Xíng wù lản 3 Phụ mẫu giáo Tu kính thính 父母教 須敬聽 Fù mủ jiào Xu jìng ting 4 Phụ mẫu trách Tu thuận thừa 父母責 須順承 Fù mủ zé Xu shùn chéng Cha mẹ gọi Chớ chần chừ Cha mẹ lệnh Hãy nhanh vù làm ngay Cha mẹ dạy Hãy lắng tai Cha mẹ có trách Phải ngay vâng lời 5 Đông tắc ôn Hạ tắc thỉnh 冬則溫 夏則凊 Dong zé wen Xià zé qỉng 6 Thần tắc tỉnh Hôn tắc định 晨則省 昏則定 Chén zé shẻng Hun zé dìng Đông chăm cha mẹ ấm nơi Hè chăm cha mẹ mát thời ung dung Sáng sớm tỉnh giấc hỏi han Tối chúc cha mẹ được an giấc nồng 7 Xuất tất cáo Phản tất diện 出必告 反必面 Chu bì gào Fản bì miàn 8 Cư hữu thường Nghiệp vô biến 居有常 業無變 Ju yỏu cháng Yè wú biàn Ra ngoài phải báo mẹ cha Về nhà báo lại mới là con ngoan Ở nơi cư trú thường xuyên Cố định nghề nghiệp, chớ nên thay dời. 9 Sự tuy tiểu Vật thiện vi 事雖小 勿擅為 Shì wéi xiảo Wù shàn wéi 10 Cẩu thiện vi Tử đạo khuy 茍擅為 子道虧 Gỏu shàn wéi Zỉ dào kui Việc tuy nhỏ chớ coi thường Không báo cáo trước là lầm đạo con 11 Vật tuy tiểu Vật tư tàng 物雖小 勿私藏 Wù súi xiảo Wù si cáng 12 Cẩu tư tàng Thân tâm thương 茍私藏 親心傷 Gỏu si cáng Qin xin shang Vật dù nhỏ, chớ dấu đi Mẹ cha thấy dấu, tâm thì đau thương. 13 Thân sở háo Lực vi cụ 親所好 力為具 Qin sủo hào Lì wéi jù 14 Thân sở ác Cẩn vi khứ 親所惡 謹為去 Qin sủo è Jỉn wéi qù Đồ gì cha mẹ thích dùng Phải chuẩn bị sẵn để mừng mẹ cha Đồ gì cha mẹ ghét chê Cẩn thận dẹp bỏ khỏi mê phiền Người 15 Thân hữu thương Di thân âu 身有傷 貽親憂 Shen you shang Yí qin you 16 Đức hữu thương Di thân tu 德有傷 貽親羞 Dé yỏu shang Yí qin xiu Cơ thể mình bị tổn thương Sẽ khiến cha mẹ trăm đường âu lo Đức mình mà bị sút sa Sẽ khiến cha mẹ xót xa ngượng ngùng 17 Thân ái ngã Hiếu hà nan 親愛我 孝何難 Qin ái wỏ Xiào hé nán 18 Thân táng ngã Hiếu phương hiền 親憎我 孝方賢 Qin zeng wỏ Xiào fang xián Cha mẹ yêu, hiếu là thường Không yêu vẫn hiếu, đường đường con ngoan. 19 Thân hữu quá Gián sử cánh 親有過 諫使更 Qin yỏu guò Jiàn shỉ gèng 20 Di ngô sắc Dịu ngô thanh 怡吾色 柔吾聲 Yí wú sè Róu wú sheng Cha mẹ dù có sai lầm Bình tâm khuyên giải, vui lòng mẹ cha Lời khuyên giải thật dịu hòa Tỉ tê tâm sự mới là con ngoan. 21 Gián bất nhân Duyệt phúc gián 諫不人 悅復諫 Jiàn bù rén Yuè fù jiàn 22 Hiệu khấp tùy Thát vô oán 號泣隨 撻無怨 Hào qỉ súi Tà wú yuàn Khuyên giải chưa đạt kiện toàn Chờ khi yên lặng lại làm lần hai Cho dù khóc lóc, đòn roi Cũng không oán giận nặng lời mẹ cha. 23 Thân hữu tật Dược tiên thưởng 親有疾 藥先嘗 Qin yỏu jí Yào xian cháng 24 Trú dạ thị Bất ly sàng 晝夜侍 不離床 Zhòu yè shì Bù lí chuáng Mẹ cha khi ốm đau nằm Dâng thang thuốc phải nếm xem thế nào Ngày đêm chớ có nhãng sao Luôn bên giường bệnh khác nào chẳng ly. 25 Tang tam niên Thường bi yết 喪三年 常悲咽 Sang san nián Cháng bei yè 26 Cư sở biến Tửu nhục tuyệt 居處變 酒肉絕 Ju chù biàn Jỉu ròu jué 27 Tang tận lễ Tế tận thành 喪儘禮 祭儘誠 Sang jin lỉ Jì jìn chéng 28 Sự tử giả Như sự sinh 事死者 如事生 Shì sỉ zhẻ Rú shì sheng Thọ tang chịu đúng ba năm Nhớ ơn cha mẹ, trong tâm ngậm ngùi Ba năm hạn chế hỉ vui Tuyệt cấm bia rượu thịt xôi linh đình Tang chế theo phép mà làm Giỗ kỵ là ở hoàn toàn thành tâm Dù Người khuất núi lâu năm Đối đãi vẫn giống còn trong đời thường. Bài 2: Đễ với ngoài 出則弟 Chu zé dì 29 Huynh đạo hữu Đệ đạo cung 兄道友 弟道恭 Xiong dào yỏu Dì dào gong 30 Huynh đệ mục Hiếu tại trung 兄弟睦 孝在中 Xiong dì mù Xiào zài zhong Làm anh phải biết thương em Làm em phải biết kính tôn anh mình Anh em hòa mục thuận tình Đó chính là hiếu chúng mình mẹ cha 31 Tài vật khinh Oán hà sinh 財物輕 怨何生 Cái wù qing Yuàn hé sheng 32 Ngôn ngữ nhẫn Phẫn tự mẫn 言語忍 忿自泯 Yán yủ rẻn Fèn zì mỉn Anh em coi nhẹ của, tiền Chẳng bao giờ để oán hờn nảy sinh Anh em lời lẽ chân tình Ba điều thắc mắc chẳng rình ở lâu 33 Hoặc ẩm thực Hoặc tọa tẩu 或飲食 或坐走 Huò yỉn shí Huò zuò zỏu 34 Trưởng giả tiên Ấu giả hậu 長者先 幼者后 Zhảng zhẻ xian Yòu zhẻ hòu Khi ăn, khi đứng, khi ngồi Lễ phép nhường nhịn anh, tôi mới là Ưu tiên dành để người già Phần sau cho trẻ mới là khiêm cung. 35 Trưởng hô nhân Tức đại khiếu 長呼人 即代叫 Zhảng hu rén Jí dài jiào 36 Nhân bất tại Kỷ tức đáo 人不在 已即到 Rén bú zài Jỉ jí dào Nghe anh lên tiếng gọi người Nghe được lập tức trả lời làm thay Nếu người không có, mình thay Lập tức tự đến xem hay thế nào 37 Xưng tôn trưởng Vật hô danh 稱尊長 勿呼名 Cheng zun zhảng Wù hu míng 38 Đối tôn trưởng Vật kiến năng 對尊長 勿見能 Dùi zun zhảng Wù jiàn néng Gọi anh lớn chớ gọi tên Anh lớn uyên bác, chớ nên khoe mình 39 Lộ ngộ trưởng Tật xu ấp 路遇長 疾趨揖 Lù yù zhảng Jí qu yi 40 Trưởng vô ngôn Thoái cung lập 長無言 退恭立 Zhảng wú yán Tùi gong lì 41 Kỵ hạ mã Thừa hạ xa 騎下馬 乘下車 Qí xià mả Chéng xià che 42 Quá do đãi Bách bộ dư 過猶待 百步余 Guò yóu dài Bải bù yú Giữa đường mà gặp đàn anh Tiến lên một bước, cất nhanh tiếng chào Nếu anh chưa ngỏ lời nào Lùi ngang một bước, đợi trao lệnh truyền Cưỡi ngựa, xe phải xuống liền Anh trăm bước khỏi, mới quyền tiếp đi 43 Trưởng giả lập Áu vật tọa 長者立 幼勿坐 Zhảng zhẻ lì You wù zùo 44 Trưởng giả tọa Mệnh nãi tọa 長者坐 命乃 坐 Zhảng zhẻ zuò Mìng nải zùo 45 Tôn trưởng tiền Thanh yếu đê 尊長前 聲要低 Zun zhảng qián Sheng yào di 47 Đê bất vắn Khước phi nghi 低不聞 卻非宜 Di bù wén Què fei yí Anh đứng, em chớ có ngồi Anh ngồi cho lệnh, em tôi mới ngồi Đứng trước anh, nói nhỏ thôi Chớ quá lí nhí thành tôi bất nghì 48 Tiến tất xu Thoái tất trễ 進必趨 退必遲 Jìn bì qu Tùi bì chí 49 Vấn khởi đối Thị vật di 問起對 視勿移 Wèn qỉ dùi Shì wù yí Gặp anh thì bước đến nhanh Cáo lui thì lại quay lưng nhẹ nhàng Anh hỏi, đứng dậy trả lời Mắt nhìn thẳng mắt, chớ dời ngó nghiêng 50 Sự chư phụ Như sự phụ 事諸父 如事父 Shì zhu fù Rú shì fù 51 Sự chư huynh Như sự huynh 事諸兄 如事兄 Shì zhu xiong Rú shì xiong Đối đãi chú bác như cha Đối anh em họ như là ruột thân Bài 3: Cẩn thận 謹慎 Jỉn shèn 52 Triêu khởi tảo Dạ miên trễ 朝起早 夜眠遲 Zhao qỉ zảo Yè mián chí 53 Lão dị chí Tích thử thì 老易至 惜此時 Lảo yì zhì Xi cỉ shí Sáng dậy sớm, tối ngủ khuya Đời người ngắn ngủi chẳng thừa thời gian Qúi từng phút để học, làm, Để mà vui sống trần gian làm người. 54 Thìn tất quán Kiêm thấu khẩu 晨必盥 兼漱口 Chén bì guàn Jian shù kỏu 55 Tiện niệu hồi Triếp tịnh thủ 便溺回 輒凈手 Biàn niào húi Zhé jìng shỏu Sáng dậy rửa mặt đánh răng Vệ sinh xong phải biết đằng rửa tay Tập thành thục thói quen này Từ nhỏ đến lớn ngày ngày khỏe an. 56 Quan tất chính Nữu tất kết 冠必正 紐必結 Guan bì zhèng Nỉu bì jié 57 Vát dữ lũ Cụ khẩn thiết 襪與屨 俱緊切 Wà yủ jù Jù jỉn qiè Mũ đội ngay ngắn trên đầu Áo quần mỗi cúc mỗi khâu gọn gàng Tất, giày đều phải chỉnh trang Dây giày, quai dép rõ ràng chặt, ngay. 58 Trí quan phục Hữu định vị 置冠服 有定位 Zhì guan fú Yỏu dìng wèi 59 Vật loạn đốn Chí ô uế 勿亂頓 致污穢 Wù luàn dùn Zhi wu hùi Áo quần, giày cởi hàng ngày Treo, đặt đúng chỗ thẳng ngay lối hàng Chớ để lộn xộn loạn hoang Tránh làm hỏng, bẩn hành trang của mình. 60 Y quí khiết Bất quí hoa 衣貴潔 不貴華 Yi gùi jié Bú gùi húa 61 Thượng tuần phần Hạ xưng gia 上循分 下稱家 Shang xún fèn Xià cheng jia Y phục quí ở sạch, ngay Chẳng phải quí ở hoa này hòe kia Khít thân, hợp tuổi là vừa Còn theo hoàn cảnh, chẳng đua chẳng đòi. 62 Đối ẩm thực Vật kiếm trạch 對飲食 勿揀擇 Dùi yỉn shí Wù jiản zé 63 Thực thích khả Vật quá tắc 食適可 勿過則 Shí shì kẻ Wù guò zé Ăn thì chớ chọn, đừng vòi Kén gì những món chẳng coi là lành Ăn vừa đủ, chớ no căng Ăn no nê quá hại gan, dạ dày. 64 Niên phương thiếu Vật ẩm tửu 年方少 勿飲酒 Nián fang shào Wù yỉn jỉu 65 Ẩm tửu túy Tối vị sửu 飲酒醉 最為丑 Yỉn jỉu zùi Zùi wéi chỏu Trẻ tuyệt đối cấm rượu, bia Lỡ khi say xỉn thì chưa chủ mình Thật là mất mặt, người khinh Làm loạn nhân cách, sự tình rối ren. 66 Bộ tùng dung Lập đoan chính 步從容 立端正 Bù cóng róng Lì duan zhèng 67 Ấp thâm viên Bái cung kính 揖深圓 拜恭敬 Yi shen yuán Bài gong jìng Đi không chậm, chẳng vội vàng Thong dong rảo bước, đứng càng thẳng thân Thi lễ thì phải khom lưng Bái lạy thì phải kính cung, khiêm nhường 68 Vật tiễn vực Vật phả ỷ 勿踐閾 勿跛倚 Wù jiàn yù Wù bỏ yỉ 69 Vật ki cứ Vật dao bễ 勿箕踞 勿搖髀 Wù ji jù Wù yáo bì Vào ra chớ dẫm ngạch ngang Đừng để cơ thể nặng bằng một chân Chớ rung đùi, chớ banh vành Ngồi mà dạng háng xấu danh học trò 70 Hoãn kiết liêm Vật hữu thanh 緩揭簾 勿有聲 Huản jie lián Wù yỏu sheng 71 Khoan chuyển loan Vật xúc lăng 寬轉彎 勿觸棱 Kuan zhuản wan Wù chù léng Vào ra mở cửa nhẹ nhàng Đừng để cửa động tiếng vang làm ồn Đi quay nên rộng cái vòng Tránh va đụng phải vật dùng gây đau 72 Chấp hư khí Như chấp doanh 執虛器 如執盈 Zhí xu qì Rú zhí yíng 73 Nhân hư thất Như hữu nhân 人虛室 如有人 Rén xu shì Rú yỏu rén Đồ trống, đồ đựng như nhau Bưng phải ngay ngắn, đừng vênh ngược chiều Vào phòng dù chẳng có người Cũng không đụng chạm đồ dùng sẵn im 74 Sự vật mang Mang đa thác 事勿忙 忙多錯 Shì wù máng Máng duo cùo 75 Vật úy nan Vật khinh lược 勿畏難 勿輕略 Wù wèi nán Wù qing lùe Làm việc chớ có vội vàng Vội thì dễ hỏng, dễ làm việc sai Việc nhỏ cẩn thận vẫn hay Khó phải biết khó, nguy thì hiểu nguy. 76 Đấu náo trường Tuyệt vật cận 斗鬧場 絕勿近 Dòu nào chảng Jué wù jìn 77 Tà tịch sự Tuyệt vật vấn 邪僻事 絕勿問 Xié pì shì Jué wù wèn Tránh xa đánh lộn, chửi nhau Những việc bất chính chẳng đâu hợp tình Đừng có tham dự tình hình Dây dưa vào đó làm mình xấu xa 78 Tương nhập môn Vấn thục tồn 將入門 問孰存 Jiang rù mén Wèn shú cún 79 Tương thượng đường Thanh tất giương 將上堂 聲必揚 Jiang shàng táng Sheng bì yáng Đến người, gõ cửa, hỏi vang Chỉ khi cho phép mới vâng bước vào Vào rồi phải cất tiếng chào Để mọi người biết đã vào bên trong 80 Nhân vấn thùy Đối dĩ danh 人問誰 對以名 Rén wèn shéi Dùi yỉ míng 81 Ngô dữ ngã Bất phân minh 吾與我 不分明 Wú yủ wỏ Bù fen míng Người trong có hỏi là ai Hãy xưng tên họ mình khai rõ ràng Đừng để người hỏi hoang mang Suông xưng “tôi!” chẳng rõ ràng là ai 82 Dụng nhân vật Tu minh cầu 用人物 須明求 Yòng rén wù Xu míng qíu 83 Thẳng bất vấn Tức vi thâu 倘不問 即為偷 Tảng bú wèn J í wéi tou Muốn dùng đồ của người ta Đều phải gặp mặt hỏi qua rõ ràng Người ta ưng thuận mới mang Lấy dùng không hỏi cũng bằng trộm đêm 84 Tá nhân vật Cập thời hoàn 借人物 及時還 Jìe rén wù Jí shí huán 85 Hậu hữu cấp Tá bất nan 后有急 借不難 Hòu yỏu ji Jiè bù nán Mượn dùng phải biết giữ gìn Đúng hẹn trả lại còn nguyên vẹn tròn Trả không đúng hẹn rõ ràng Lần sau khó mượn vì rằng bất tin
    1 like
  11. Thưa quý vị và anh chị em. Trong video clip này, các bạn sẽ thấy biểu tượng chữ Vạn có ở khắp nơi trong các nền văn minh cổ trên thế giới - phút ghi trên video 14, 5< và 4 <. Trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" xb 2001, tôi đã chứng minh với bạn đọc về biểu tượng chữ Vạn chính là mô tả sự tương tác của vũ trụ theo chiều thuận, và chiều vận động của các dạng tồn tại của vật chất có hình thể theo chiều ngược. Và biểu tượng chữ Vạn cũng chính là sự cô đọng nhất của vòng xoáy Âm Dương Lạc Việt . Đây cũng là một biểu tượng phổ biến ở các nền văn minh cổ xưa, mô tả sự tương tác và vận động của vũ trụ. Nền văn minh hiện đại cũng đã phát hiện ra điều này (Xem sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Nxb Tri Thức 2014). Thưa các bạn. Sự đồng nhất mang tính phổ biến của các biểu tượng văn hóa trên khắp các nền văn minh cổ xưa, đã xác định rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu tồn tại trước nền văn minh của chúng ta. Nền văn minh này đã bị xóa sổ và dấu ấn của nó đã để lại khi sự sống của toàn thể con người phải bắt đầu lại từ đầu. Người ta có thể có những giải thích khác nhau cho một sự kiện trực quan. Nhưng không thể làm thay đổi bản chất của chân lý. Bởi vì, không thể có bất cứ một nền văn minh hoang sơ nào trong lịch sử nhân loại nhận thức được, theo cách hiểu từ thời đại đồ đá cách đây hơn một vạn năm, có thể hoàn thiện một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà cả nền văn minh hiện đại vẫn đang tìm kiếm. Đó chính là thuyết Âm Dương ngũ hành và ký hiệu Bát quái. Mà nền văn minh Lạc Việt với gần 5000 năm lịch sử chính là chủ sở hữu trong lịch sử văn minh hiện đại. Nhưng chủ nhân bản quyền của lý thuyết này lại thuộc về một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã tồn tại trên Địa cầu, trước nền văn minh của chúng ta. Thưa các bạn Những cá nhân xuất sắc nhất trong lịch sử nền văn minh hiện đại, có thể phát minh ra những học thuyết cục bộ mô tả tính quy luật chuyên ngành, như: Newton, Galileo, Einstein.....Nhưng để tổng hợp thành một lý thuyết thống nhất, thì phải là cả một quá trình lịch sử và phát triển với hội nhập của cả một nền văn minh toàn cầu. Bởi vì nó phải là sự tổng hợp của tất cả những phát minh của con người trong lịch sử tiến hóa. Bởi vậy, Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở miền nam sông Dương Tử là một chân lý ngày càng chứng tỏ tính huyền vĩ của nó. Sự hội nhập toàn cầu chỉ có thể hoàn tất, nếu những cơ quan có trách nhiệm như UNESCO quan tâm đến chân lý cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương. Vấn đề cũng không chỉ là sự hội nhập giữa các nền văn minh trong lịch sử văn minh hiện tại. Mà là sự hội nhập với cả một quá khứ vinh quang của con người. Cảm ơn sự quan tâm của các bạn. PS: Video được chia sẻ từ Fb của Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn. https://www.facebook.com/thiensu.lacviet
    1 like
  12. Chữ Phúc Cùng dùng một chữ Phúc mà sự hiểu lại khác nhau. Thủa trước nghe ông thầy người Trung Quốc đến Chợ Lớn dạy Hán văn giảng rằng chữ Phúc 福 là thể hiện ước mơ giàu có, muốn Thấy ( 示) ruộng đất của mình thẳng cánh cò bay, nhìn gần thì có một Điền (田), nhìn xa thấy có Vuông (口) ruộng nữa, nhìn xa nữa thấy ruộng mình còn tít tắp như Nhất (一) gạch của đường chân trời. Đấy chỉ là một cách giải thích, cách giải thích này thể hiện lối tư duy dựa vào tượng hình, nhìn các bộ thủ Thị 示 ,Điền 田, Vi 口, Nhất 一 xếp thành chữ Phúc 福 mà luận ra cái ý như vậy. Do hiểu Phúc là ước muốn gặp may để thành giàu nên những người TQ mê tín thường dán chữ Phúc đảo ngược lộn trên dưới ở trước cánh cửa chính để mong đón được Phúc đáo (chữ “đảo”- ngược và chữ “đáo” – đến là đồng âm), nhất là vào dịp đón xuân mới. Chú ý “Bộ Thủ 部 首” là theo cú pháp Việt, nghĩa là cái bộ 部đầu tiên 首 (để xếp nên một vuông chữ nho nhỏ), nếu nói theo cú pháp Hán thì phải gọi là Thủ Bộ, vậy mà Hán ngữ vẫn phải dùng gọi theo kiểu Việt là “Bộ Thủ” phát âm lơ lớ là [“Bu Shou 部 首”]. Tên các bộ thủ là tên gốc Việt, ví dụ Thấy thì do nhấn “Thấy Chi!” = Thị 示, nên gọi bộ thủ Thị 示nghĩa là thấy; “Vuông” thì do nhấn “Vuông Chi!: = Vi 口, nên có bộ thủ Vi 口nghĩa là vuông; cánh Đồng là do nhiều Ruộng = Vuông liền nhau, gọi là “Đồng Liền” = Điền 田, nên bộ thủ Điền 田 nghĩa là ruộng đất. Chữ Phúc là chữ của Việt Nho nên cái ý của nó khác với diễn đạt như trên của ông thầy người TQ. Chữ Phúc của người Việt nghĩa là : may mắn được thần linh hay tổ tiên Phù hộ cho như Dục vọng của mình, gọi tắt là “Phù Dục” = Phúc. Đó là nguyên do tạo ra âm “phúc”, logic với cái nghĩa là phù hộ cho dục vọng. Còn diễn đạt chữ Phúc theo các bộ thủ tạo nên nó là: Thấy 示 Trời 一 Đất 口 chứng giám cho cái Tư 田 của chính mình. Trời biểu thị bằng bộ thủ Nhất 一 = 1 = Dương. Đất biểu thị bằng bộ thủ Vi 口 =Vuông. Tư biểu thị bằng bộ thủ Điền 田 thể hiện cái tư hữu mà trong đó tư hữu ruộng đất chỉ là một trong các quyền được Tư. Bốn cái quyền được Tư thể hiện bằng bốn Vuông (phạm Vi – lĩnh Vực) là: tư hữu thân thể, tư hữu suy nghĩ, tư hữu lao động, tư hữu phân phối thành quả do chính mình làm ra. Bốn lĩnh vực Tư hữu ấy đều coi nặng cả nên con người là “Tư Nặng” = Tự 自, là có quyền tự do tư hữu mà Trời Đất (Thượng Đế) đã ban cho khi ra đời và chứng giám, gọi nôm na là quyền con người, gọi văn vẻ là nhân quyền. Chữ Điền 田vừa là hình ảnh cụ thể vừa có ý nghĩa trừu tượng. Cụ thể của chữ Điền 田 thì đó là bốn Vuông 口 = Ruộng (mà là ruộng nước có đắp bờ khoanh thành Vùng = Vuông = =Ruộng, tiếng Tày –Thái gọi ruộng Nước là Nà hay Na, như xứ Xịp Xoong Bản Na (thập song bản nà) của người Thái, Vân Nam. Chữ Điền 田 là cánh “Đồng nhiều ruộng Liền” = Điền, nên có từ ghép đồng điền. Trừu tượng thì bốn vuông của chữ Điền thể hiện bốn cái Vuông 口 (tức bốn phạm Vi 口) tư hữu của con người: tư hữu thân thể, tư hữu suy nghĩ, tư hữu lao động, tư hữu tài sản do mình làm ra và phân phối nó. Cho nên bộ thủ Điền 田 dùng tạo thành phần của chữ “Tư 思 tưởng 想”, “Tư 思 duy 維”. Mỗi con người như mỗi cây lúa độc lập nhưng cùng sống chung trong một mảnh ruộng, nên chữ “Tư 私 nhân 人” có bộ thủ cây Lúa 禾. Của cải do mỗi con người làm ra là tư hữu của chính người đó nên chữ “Tư 資 sản 產” có bộ thủ Bối 貝 biểu ý của cải (cổ đại dùng vỏ Hàu làm tiền trong trao đổi, Hàu = Báu = =Bối 貝 = Bảo 寶 = Bảo Bối 寶貝, văn minh thương mại bắt đầu từ vùng biển). Hán ngữ hiện đại dùng chữ Bảo Bối 寶貝(“baobei”) để ký âm từ Baby – “beibi” (Bé Tý = “beibi” - trẻ sơ sinh, tiếng Anh) nghe Bảo Bối 寶貝 cũng dễ thương mà có ý nghĩa càng dễ thương(đương nhiên hơn hẳn dùng chữ “beibi 被婢” để ký âm, tuy sát âm đọc hơn nhưng ý nghĩa lại là Bị 被 làm nô Tỳ 婢, tương lai ấy mà của Baby thì quá thảm) Người Việt nói: may phúc có nhân quyền, vô phúc mất nhân quyền. Phúc đi liền với May. Vận May viết bằng chữ Hạnh Vận 幸 運, May Phúc viết bằng chữ Hạnh Phúc 幸 福. Tiêu chí là Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc. Hai lúa luận chữ Phúc như viết ở trên rồi, giờ mới tra mạng <TVGT 說 文 解 字> để kiểm chứng. Hơn hai nghìn năm trước, <Thuyết Văn Giải Tự 說 文 解 字> chỉ rõ cái âm đọc chữ Phúc là : “thiết Phương 方 Lục 六” = Phúc 福. Nếu mà theo phát âm của Hán ngữ hiện đại thì là “Fang 方 Lìu 六” = Fiu, trật, đâu thành “Fu 福” như của Hán ngữ hiện đại. Còn nghĩa chữ Phúc 福 thì <TVGT> giải thích: “福,神灵保祐” (Phúc, thần linh bảo hựu – Phúc nghĩa là được thần linh phù hộ). Tra <TVGT> thấy đúng chữ Phúc 福 là của người Việt, là “Phù 扶 Dục 欲” = =Phúc 福. Còn biểu ý chữ thì là: Thượng Đế phù hộ nhân quyền. (Từ điển Yếu tố Hán Việt thông dụng NXB khxh HN 1991, trang 318: “Phúc 福 là tố gốc Hán”). Chữ Dục 欲,慾 lại đồng nghĩa với cái gốc của nó là Ước Ao hay Ao Ước cũng vậy, tức là cái ý muốn. Cái muốn nhất của mỗi cơ thể sống là cái mà ở đó thoạt khởi thủy sự sống đã sinh ra, đó là Nước, từ Nước (để uống) cũng đã chuyển nghĩa chỉ sự muốn, tức “Nỗi lòng mong Ước” = Nước, Nước là cái Nôi (vật chất) của sự sống và nỗi lòng mong ước cũng là cái Nôi (tinh thần) của sự sống, thơ văn nho nhã hay viết ước lệ (dùng từ đại diện) là từ Nước hay chữ Thủy 水 để ám chỉ Ước Mong = Dục Vọng 欲 望. Nôi = Nước = Ước = Ướt = Tướt = =Tưới = Té = Tắm = Đằm = Dầm = Châm = Chan = Tràn = Trào 潮 = Triều 潮. . Dầm cho đẫy nước là “Dầm Túc” = Dục 浴, chữ Dục 浴 này có bộ thủ nước 氵nên chữ Dục 浴 mang nghĩa là tắm, tiếng Triều Châu lại gọi tắm là “Chan Ét"(= Châm Ướt)như là chan nước cho ướt hết người vậy (chứ không phải là chan canh cho ướt hết cơm). Vậy những chữ Nho như chữ Dục 慾 (ham muốn )và chữ Dục 浴 (tắm)cũng lại đều là từ gốc Việt nốt, không phải là những tố gốc Hán.
    1 like
  13. Quý vị và anh chị em thân mến. Đây là một video clip nữa mà tôi muốn chia sẻ với quý vị và anh chị em. Tôi muốn quý vị và anh chị em hãy kiên trì xem hết và đừng bỏ qua một chi tiết nào trong video clip này. Tróng đó các bạn sẽ thấy rõ vòng xoáy trên tam giác Bermuda giống hệt đồ hình Âm Dương Lạc Việt. Và đặc biệt ở gần cuối clip, người ta đã nhắc đến phong thủy Đông phương qua những cái mà họ gọi là nơi tập trung năng lượng và họ cũng nói là đường đường đi của Rồng. Đây chính là những những điều mà tôi đã nói nhiều lần về bản chất của "Khí" trong Lý học và những điểm tụ khí gọi là "huyệt" trong Địa Lý phong thủy Lạc Việt. Nhưng có thể nói, trong video clip này, lần đầu tiên các nhà khoa học đã đặt ra một giả thuyết giống như của tôi. Đó là học cũng đặt vấn đề về một nền văn minh toàn cầu huyền vĩ đã tồn tại trên trái đất này. Tuy nhiên, một điều khác biệt hoàn toàn về giả thuyết giống nhau giữa những nhà khoa học nghiên cứu những hiện tượng kỳ lạ trên trái Đất và tôi, chính là ở chỗ: Tôi xác định một cách chắn chắn - không còn là giả thuyết - rằng: Một nền văn minh toàn cầu huyền vĩ đã tồn tại trên Địa cầu, thông qua việc phục hồi một lý thuyết cổ xưa, nhân danh nền văn hiến Việt. Tức hoàn toàn xuất phát từ những di sản phi vật thể. Còn các nhà khoa học chuyên ngành trong clip này, mới chỉ đặt vấn đề một cách dè dặt thông qua những di sản vật thể. Họ đã nói đến phong thủy của nền văn minh Đông phương về mối liên hệ tương đồng có tính hình thức. Còn những gía trị tri thức đích thực được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt, phong phú hơn nhiều với những so sánh của họ. Sự khác biệt tuyệt đối giữa tôi và các nhà khoa học cũng một định hướng về giả thuyết có một nền văn minh toàn cầu đã tốn tại, là: Duy nhất tôi dựa trên sự phục hồi học thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch, là những giá trị phi vật thể - nhân danh nền văn hiến Việt. https://www.youtube.com/watch?v=q74y12tnkK8
    1 like
  14. Quý vị và anh chị em thân mến. Quý vị và anh chị em hãy kiên trì xem hết video clip này. Trong đó những nhà khoa học đã thừa nhận sự huyền vĩ của các công trình kiến trúc cổ đại vượt xa những phương tiện kỹ thuật của nền văn minh hiện nay. Và họ chỉ còn cách giải thích rằng: Đấy là sản phẩm của người ngoài hành tinh, hoặc của Thượng Đế. "Người ngoài hành tinh", hoặc "Thượng Đế" chỉ là những khái niệm trừu tượng để giải thích nguyên nhân xuất hiện những công trình kiến trúc huyền vĩ từ thời xa xưa đang tồn tại trên trái Đất. Nhưng nó chỉ là một cách giải thích, không phải là bản chất của sự kiện. Tuy nhiên, những công trình đó, cũng chính là một thực tại đang hiện hữu chứng minh cho một giả thiết thứ ba - ngoài cách giải thích nguyên nhân "Người ngoài hành tình" và "Thượng Đế" - là: Đã có một nền văn minh toàn cầu kỷ vĩ đã tồn tại trên trái Đất của chúng ta. Giả thiết này, lần đầu tiên được tôi nêu lên trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" xuất bản 2001 và ngày càng được khẳng định bởi những chứng cứ vật thể được tìm thấy. Về những chứng cứ phi vật thể thì đó chính là việc tìm hiểu bản chất của thuyết Am Dương Ngũ hành và kinh Dịch - nhân danh nền văn hiến Việt. Đây chình la lý thuyết thống nhất vũ trụ mà tất cả những tri thức tinh hoa của nhân loại đang tìm kiếm. Với những công trình kiến trúc huyền vĩ còn lại từ thời xa xưa, các nhà khoa học có thể giải thích là do "Thượng Đế" hoặc người "Ngoài hành tinh" xây dựng. Nhưng với cả hệ thống thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt thì không thể giải thích như những nhà khoa học trong video clip này. Bởi vì toàn bộ hệ thống lý thuyết đó và tất cả các hệ thống phương pháp luận trong các ngành ứng dụng của lý thuyết này, như: Địa Lý phong thủy, Tử Vi, Đông y...đều phục vụ cho con người. Bởi vậy, thật là một điều đáng tiếc, nếu như nền văn minh hiện đại này, đã lãng quên một quá khứ huyền vĩ của nền văn minh Đông phương có cội nguồn văn hiến Việt. Lịch sử nhận thức được của nền văn minh hiện nay, đã ăn sâu vào tâm trí mỗi con người trên trái Đất này là sự phát triển từ thời đại đồ đá, đến nền văn minh hiện đại. Với sự cố chấp này, nó đàng phải giải thích về sự huyền vĩ còn lại đang hiện hữu trên trái Đất một cách rất khôi hài và tự phản bội lại chính những hiểu biết của nó, là gán cho người ngoài hành tinh, hoặc "Thượng Đế". Nhưng cách giải thích này hoàn toàn sai với sự phục hồi một học thuyết cổ xưa huyền vĩ nhân danh nền văn hiến Việt . Đó là thuyết Âm Dương Ngũ hành và những ký hiệu biểu kiến của nó chính là Bát quái (Tức Kinh Dịch). Người ta có thể tưởng tượng ra cách xây dựng Kim Tự Tháp, là một kiến trúc nhân tạo hữu hình. Nhưng người ta không thể giải thích một lý thuyết huyền vĩ - chính là lý thuyết thống nhất - lại xuất hiện từ thời đại đồ đá - với những tộc người bán khai. Cho nên với một giả thuyết thư ba của tôi, đã xác định rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu huyền vĩ tồn tại trên trái Đất này. Họ chính là chủ nhân đích thực của tất cả các sản phẩm kiến trúc huyền vĩ cổ xưa đang làm kinh ngạc tri thức khoa học hiện đại và là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành - chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Việt tộc chính là hậu duệ còn sống sót của nền văn minh này và là dân tộc duy nhất trên thế giới, còn giữ lại những bí ẩn huyền vĩ của học thuyết này. https://www.youtube.com/watch?v=C9agf5Q0YKQ&feature=youtu.be
    1 like