-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 19/09/2016 in all areas
-
2 likes
-
Tomomi Inada: Bóng hồng Nhật đối phó Trung Quốc Đăng lúc: 18/09/2016 06:24 Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington, D.C ngày 15.9 (giờ địa phương), Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Tomomi Inada tuyên bố Nhật ủng hộ hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông. Báo South China Morning Post nhận định nhân chuyến thăm Mỹ của bà Inada, Mỹ sẽ có cơ hội quan sát rõ hơn một phụ nữ có tiềm năng trở thành thủ tướng Nhật. Tân Bộ trưởng Quốc phòng Tomomi Inada trả lời báo chí tại Tokyo ngày 3.8.2016 - Ảnh: Reuters Nữ chính khách Nhật Tomomi Inada với quan điểm bảo thủ sắc bén đã được mệnh danh là Sarah Palin của Nhật. Bà mới được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng ngày 3.8.2016. Báo South China Morning Post ghi nhận có thể nói chuyến thăm Mỹ ngày 15.9 diễn ra vào thời điểm rất quan trọng trong sự nghiệp chính trị của bà Inada. Người chuẩn bị kế thừa thủ tướng Giáo sư khoa học chính trị Koichi Nakano tại Đại học Sophia ở Tokyo (Nhật) bình luận: "Giống như bà Marine Le Pen ở Pháp, Bộ trưởng Quốc phòng Inada đang nỗ lực xây dựng để hình ảnh trở nên dễ chấp nhận hơn với công chúng nhưng đồng thời cũng duy trì đường lối cánh hữu của bà". Cuộc hội đàm giữa bà Inada và các quan chức Mỹ được xem như một phần trong nỗ lực của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nhằm bồi dưỡng cho người kế nhiệm ông trong tương lai đồng thời là cũng là nữ lãnh đạo đầu tiên của Nhật. Ngày 23.8.2016, Bộ trưởng Quốc phòng Inada đến thăm tàu sân bay trực thăng Izumo ở Yokosuka - Ảnh: Kyodo Tại một diễn đàn vào tháng 2 vừa qua, ông Abe đã ca ngợi bà Inada là “một ứng viên rất vững chắc cho vị trí thủ tướng". Dường như hiện nay ông Abe đang cố gắng cung cấp thật nhiều kinh nghiệm cho bà Inada trong công việc khó khăn này. Bà Inada có một danh sách các vấn đề quan trọng cần thảo luận tại Washington như đối phó CHDCND Triều Tiên, duy trì căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Okinawa, khả năng đối đầu quân sự ở biển Hoa Đông, nơi Nhật và Trung Quốc đang tranh chấp quần đảo Senkaku. Cựu Phó đô đốc Nhật Yoji Koda ghi nhận bà Inada còn phải thuyết phục các nhà hoạch định chính sách Mỹ chú ý nhiều hơn đến châu Á. Ông nhận xét: "Bà ấy phải thu hút được sự chú ý của Washington và cho Mỹ thấy chính sách tái cân bằng của Tổng thống Obama đã thất bại về chính trị lẫn quân sự khi không thể ngăn chặn hành động quyết đoán của Trung Quốc ở khu vực này". Người phụ nữ theo chủ nghĩa xét lại Vai trò mới bộ trưởng Quốc phòng sẽ là phép thử cho bà Inada, cựu luật sư 57 tuổi là mẹ của hai con. Bà không xuất thân từ dòng họ làm chính trị như nhiều nhà chính trị nam giới khác. Bà xây dựng tên tuổi của mình bằng cách đấu tranh cho chủ nghĩa xét lại, tư tưởng mà Thủ tướng Abe đang theo đuổi. Năm 2003, bà đã thay mặt gia đình 2 sĩ quan quân đội Nhật hoàng có tham gia vụ thảm sát Nam Kinh năm 1937 kiện 2 tờ báo phỉ báng họ. Dù bà thua vụ kiện này nhưng bà đã lọt vào mắt xanh của Thủ tướng Shinzo Abe. Sau khi phát hiện ra bà, ông Abe đã khuyến khích bà ứng cử vào Hạ viện dưới danh nghĩa của đảng Dân chủ Tự do (LDP). Bà đã giành được một ghế trong Hạ viện năm 2005 và bắt đầu hành trình phát triển đáng kinh ngạc trong sự nghiệp chính trị. Tuy nhiên, bà Inada đã khiến các nước láng giềng của Nhật phải tức giận khi bà tuyên bố phụ nữ mà quân đội Nhật hoàng sử dụng làm nô lệ tình dục trong vụ thảm sát Nam Kinh là gái mại dâm. Năm 2011, Hàn Quốc đã ra lệnh cấm khi bà Inada định đến thăm một hòn đảo đang tranh chấp. Ngày 12.9.2016, Thủ tướng Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Inada đến dự lễ tại lực lượng phòng vệ Nhật - Ảnh: EPA Người phụ nữ với quan điểm cứng rắn Sau khi được bổ nhiệm bộ trưởng Quốc phòng, bà Inada đã tuyên bố các hành động của Nhật trong thời kỳ chiến tranh "phụ thuộc vào quan điểm của một cá nhân" và "không thích hợp” để bà bình luận thêm. Trung Quốc đã bày tỏ phẫn nộ trước nhận xét này. Còn báo chí Hàn Quốc bày tỏ lo ngại rằng vai trò mới của bà Inada có thể sẽ làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa hai nước vốn đã trở nên trơn tru hơn trong năm nay. Đối với Mỹ, bà Inada cũng đã thể hiện thái độ không mấy thiện chí khi nói rằng Mỹ đã không công bằng khi kết tội các nhà lãnh đạo Nhật trong phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh. Đồng thời, bà cũng tuyên bố Nhật nên sở hữu vũ khí hạt nhân. Các nhà phân tích cho rằng điều bà Inada cần làm hiện nay là thể hiện một thái độ ôn hòa hơn hoặc một đường lối ít cứng rắn hơn để không gây khó chịu cho các nước khác. Michael Green, giám đốc bộ phận Nhật của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Mỹ, chia sẻ: "Qua trò chuyện với bà ấy, tôi nhận ra bà ấy không phải là một nhà tư tưởng giỏi mà bà giỏi hoạch định chính sách hơn". Ông cũng nhận xét bà Inada có tư tưởng ủng hộ cộng đồng LGBT và ủng hộ cải cách nhập cư. Người sẵn sàng đối phó với Trung Quốc Các nhà phân tích nhận định nhằm gia tăng cơ hội trở thành thủ tướng cho bà Inada, Thủ tướng Shinzo Abe đã đưa bà Inada vào nội các trong cuộc cải tổ hồi tháng trước. Đây là động thái giúp bà Inada thoát khỏi các vấn đề phụ nữ quá khuôn mẫu mà bà phụ trách trước đây, đồng thời cũng giúp bà có được bản sơ yếu lý lịch đẹp hơn. Khi ông Abe trở lại làm thủ tướng lần thứ 2 vào cuối năm 2012, ông đã tạo ra một bộ phận nhằm thực hiện chiến lược quyền lực mềm của Nhật và giao cho bà Inada giữ chức bộ trưởng phụ trách quảng bá thực phẩm, thời trang và văn hóa Nhật. Trong vai trò này, bà phải ăn mặc theo phong cách Gothic Lolita hoặc mặc trang phục lấp lánh nhằm quảng bá văn hóa "cosplay" của Nhật. Tuy nhiên, bà mang vớ lưới và đeo gọng kính thời trang mặc dù các báo cáo cho biết bà không hề có vấn đề về thị lực. Nhà phê bình Nakano thẳng thắn nhận xét: "Để bà Inada giải quyết các vấn đề quốc phòng có thể là một cơ hội để bà chứng minh rằng mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm chính trị nhưng bà ấy có khả năng lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên, quyết định này của ông Abe cũng có thể gây ra tác dụng ngược vì những thay đổi gây tranh cãi diễn ra trong chính sách quốc phòng của Nhật". Thật vậy, trên cương vị thủ tướng, ông Abe đang cố gắng dở bỏ những hạn chế thời hậu chiến trong hiến pháp hòa bình của Nhật. Ngày 15.9.2016 (giờ địa phương), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đón tiếp người đồng cấp Inada tại Lầu Năm Góc - Ảnh: Kyodo Song song với gia tăng ngân sách quốc phòng, bà Inada đã đề nghị khoản chi lên đến 51 tỉ USD cho năm tiếp theo nhằm mục đích đối phó với Trung Quốc ở biển Hoa Đông và cũng để chi cho những động thái đáp trả Triều Tiên. Nhà phê bình Nakano ghi nhận: "Để bà Inada phụ trách quốc phòng sẽ khiến Trung Quốc có thêm cơ sở cho rằng Nhật đang quân sự hóa đất nước và đang cố gắng trở về thời kỳ trước đây". Thủ tướng Abe chắc hẳn đã nghĩ đến trường hợp này. Tuy nhiên, có vẻ ông ủng hộ bà Inada vì ông đã nhiều lần so sánh bà với Jeanne d'Arc (nữ anh hùng Pháp) nhờ khả năng áp đảo phái nam trong các tình huống khó khăn. Song cũng đã một lần ông Abe đề cập đến kết cục bị thiêu sống của bà Jeanne d'Arc. Minh Thùy ========================= Lão đây điếu ý kiến gì. Chỉ khoanh tay đứng nhìn. Quý vị cứ chém gió thoải mái. Lão đây ko đánh thuế cho đến 16/ 9 Bính Thân. Lão đang chờ một thiên tai ngoạn mục xảy ra để quảng cáo cho sức mạnh vũ trụ và những thế lực nào đụng tới Việt Nam. Lão ủng hộ bất cứ thế lực nào gián tiếp hay trực tiếp, vô tình hay cố ý giúp Việt Nam. "Mèo trắng, hay mèo đen, không quan trọng. Miễn bắt chuột". Hì.2 likes
-
Tháng 11, thời điểm định mệnh của Biển Đông? T.T | 18/09/2016 07:22 46 Tháng 11, thời điểm định mệnh của Biển Đông? Theo một nhà phân tích, Bắc Kinh đang rình rập thời cơ để chiếm lĩnh bãi cạn Scarborough, một tử huyệt của Biển Đông. Thời điểm lý tưởng nhất là khi cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đi vào giai đoạn cuối, khi toàn thể công luận và chính giới Mỹ bị thu hút vào trận đấu quyết liệt giữa Hillary Clinton và Donald Trump ngày 08/11/2016. RFI tóm lược bài phân tích "Bắc Kinh có lẽ đang chờ thời điểm lý tưởng để tấn công ở Biển Đông" của chuyên gia Harry Kazzianis, tân giám đốc Nghiên cứu Quốc phòng Mỹ thuộc Trung tâm vì Quyền lợi Quốc gia ở Washington (Nixon Center cũ) Tác giả của nhiều công trình nghiên cứu địa chính trị ở châu Á và chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông cho rằng mọi phân tích thời sự đều suy đoán Trung Quốc sẽ công khai chiếm lĩnh bãi cạn Scarborough trong những tuần lễ sau cùng trước bầu cử tổng thống Mỹ ngày 08/11. Ván bài lật ngửa của Tập Cận Bình Trung Quốc của Tập Cận Bình đang đi vào một quỹ đạo khó khăn. Vì những yếu tố lịch sử phức tạp, sau một thế kỷ biến động do bàn tay của phương Tây và Nhật Bản, cộng với tinh thần chủ nghĩa dân tộc đại Hán, Trung Quốc không còn bằng lòng với danh hiệu cường quốc kinh tế, quân sự thứ hai trên thế giới. Trung Quốc cũng không thỏa mãn với chiến lược "một vành đai, một con đường", với sáng kiến Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á... Các báo cáo gần đây đều cùng chung một kết luận: Trung Quốc muốn nhiều hơn thế nữa và sẵn sàng gây hấn ở Biển Đông để tạo thế thượng phong. Cơ hội bằng vàng để ra tay là lúc Hoa Kỳ bận tâm vào cuộc bầu cử tổng thống. Các nhà phân tích châu Á tin rằng Trung Quốc sẽ hành động liều lĩnh sau khi đuối lý ở Toà Trọng Tài quốc tế về Biển Đông PCA. Thời báo Hoàn Cầu, trong một số tháng 7, gọi Úc là "mèo giấy" và đe dọa "sẽ đánh phủ đầu" nếu hải quân Úc tiến vào Biển Đông. Tuy nhiên, ngoài một vài tuyên bố bất cẩn, vài bài báo khiêu khích, Bắc Kinh biết ẩn nhẫn chờ qua Thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu, đầu tháng 9. Ban lãnh đạo Trung Quốc biết rõ leo thang không đúng lúc là một sai lầm chiến lược. Thời cơ đã đến: Giai đoạn thích hợp nhất là từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 11, Hoa Kỳ bị "việt vị" ở Biển Đông vì cuộc bầu cử tổng thống. Vào thời điểm này, công luận Mỹ tập trung vào cuộc bầu cử được xem là sôi động chưa từng thấy. Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ phân tích: "Giới lãnh đạo Trung Quốc tin rằng ở giữa cuộc bầu cử tổng thống, không một nhật báo Mỹ nào đưa thời sự Trung Quốc lên trang nhất trừ phi có súng nổ đạn bay. Và họ không ngu dại đâu. Cơ hội tốt đã đến". Tham nhưng không ngu Giới ngoại giao Đông Nam Á cũng cùng nhận định: "Trung Quốc sẵn sàng chơi ván bài lật ngửa. Họ không cần vỏ bọc 'trỗi dậy hoà bình'. Họ không cần che giấu tham vọng nữa, lòng tham thống trị Biển Đông". Cho dù tổng thống Mỹ đã cảnh cáo, nhưng Trung Quốc đâu có sợ mang tai tiếng "đe dọa hoà bình, ảnh hưởng đến quan hệ song phương hay không" khi chiếm lấy Scarborough. Một nhà ngoại giao cao cấp của ASEAN xin giấu tên giải thích bằng câu hỏi: Tại sao Trung Quốc không lợi dụng thời cơ củng cố thế mạnh tại Biển Đông? Mỹ thì lo bầu cử. Tổng thống Obama không phản ứng khi Bachar al Assad dùng bom hóa học, vi phạm "lằn ranh đỏ" ở Syria. Các quốc gia ASEAN biết rõ ông Obama sẽ không cứu chúng tôi vì một bãi đá ở Biển Đông, nhất là nhiệm kỳ đã hết. Sáng ngày 03/09, truyền thông quốc tế đã dẫn lại thông tin của New York Times, theo đó Bắc Kinh đã bố trí nhiều tàu quanh bãi cạn Scarborough mà Philippines, Đài Loan và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền. Sự kiện này chỉ là một bước mới trong tiến trình xâm lấn của Trung Quốc từ nhiều thập niên qua. Thông tin của New York Times cho biết Trung Quốc huy động tàu công binh để nạo cát, giai đoạn đầu để xây đảo nhân tạo trái phép và lập căn cứ quân sự như đã tiến hành tại nhiều nơi khác ở Biển Đông. Cùng lúc đó, sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong khu vực đang được tăng cường một cách nhanh chóng trong những năm tháng tới đây qua các tiền đồn mới trên các đảo nhân tạo phi pháp. Scarborough chỉ cách đảo Luzon, nơi Hoa Kỳ có căn cứ không quân và hải quân có 200 km. Điều tệ hại, là chính vào thời điểm này, quan hệ giữa Mỹ và Philippines rơi vào cảnh "cơm không lành canh không ngọt" vì tổng thống Duterte có những lời tuyên bố xúc phạm tổng thống Obama, tạo cơ hội tốt cho Bắc Kinh lấn tới. Mỹ nên làm gì? Theo chuyên gia Harry Kazzianis, để tránh chuyện đã rồi, trước hết, tổng thống Obama phải dứt khoát cảnh cáo Trung Quốc bằng những biện pháp trừng phạt cụ thể như là xem xét lại quan hệ với Bắc Kinh, không cho Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC (Vành đai Thái Bình Dương) hay đình chỉ đàm phán những thỏa thuận đầu tư. Manila, cho dù có bất đồng với Washington về nhân quyền, cũng phải hợp tác chặt chẽ với Mỹ, không cho Trung Quốc tiến hành xây dựng căn cứ ở Scarborough. Mỹ phải xây dựng một chiến lược dài hạn không để Trung Quốc triển khai lực lượng. Cụ thể là hải quân Mỹ phải năng động hơn, tuần tra thường trực tại Biển Đông, huy động hạm đội với tàu sân bay trấn giữ cảng Subic Bay, Philippines ở phía đông Scarborough. Tin tặc tiết lộ: Hóa ra ở Mỹ, quan chức cũng có thể "mua", mà giá không hề đắt theo Thế giới trẻ Nguồn: http://soha.vn/thang-11-thoi-diem-dinh-menh-cua-bien-dong-20160917140827707.htm ================= Lỗi không là của ai... Lỗi do... Định mệnh...!?2 likes
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO Báo Nga hả hê: Chiến lược của Mỹ ở Biển Đông đã thất bại Hồng Thủy 08:06 17/09/16 Thảo luận (0) (GDVN) - Cần có một góc nhìn độc lập và tỉnh táo trước làn sóng tuyên truyền chống phá nhau của các siêu cường, bởi khi đã ở hai đầu chiến tuyến... WSJ: Duterte có thể bị lật đổ, nếu cố lật ngược quan hệ đồng minh với Mỹ Ông Rodrigo Duterte đang tìm cách hiệu chỉnh cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc? Bộ Quốc phòng Nhật ủng hộ mạnh mẽ Mỹ duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông Sputnik News ngày 16/9 bình luận, mặc dù Washington đã cố gắng hết sức để làm suy yếu vị thế của Bắc Kinh ở khu vực Đông Nam Á, chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Tổng thống Barack Obama đã thất bại. Tờ báo này dẫn lời Mathew Maavak, Tom McGregor, hai nhà phân tích địa chiến lược bình luận về vấn đề Biển Đông. Bài báo viết: "Trong khi Trung Quốc đang đẩy mạnh sáng kiến Con đường Tơ lụa mới, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với các cường quốc Âu - Á khác như Nga và Ấn Độ, để xây dựng một không gian thương mại thống nhất, thì Washington đã gia tăng áp lực lên Bắc Kinh. Khó có thể nói đó là một sự trùng hợp khi Mỹ tăng cường các hoạt động tuần tra tự do hàng hải, hàng không, cũng như các hoạt động diễn tập quân sự ở Biển Đông đồng thời với cố gắng chia rẽ quan hệ Trung Quốc - ASEAN. Hơn nữa ngày 12/7 Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) công bố phán quyết vụ kiện Biển Đông giữa Philippines - một đồng minh của Hoa Kỳ, với Trung Quốc được khởi xướng từ đầu năm 2013. Tàu sân bay Mỹ, hình minh họa: foxtrotalpha.jalopnik.com. Phán quyết Trọng tài khẳng định, yêu sách lịch sử của Trung Quốc bên trong phạm vi đường 9 đoạn là không có cơ sở pháp lý. Vụ kiện được khởi xướng bởi cựu Tổng thống Benigno Aquino III, cùng thời điểm với việc đàm phán ký kết hiệp định hợp tác quốc phòng mở rộng Philippines - Hoa Kỳ, giúp Mỹ tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực. Tháng 3 năm nay, trang Militarytimes.com nhấn mạnh rằng, thỏa thuận này giữa Manila với Washington đã có hiệu lực, mở đường cho Mỹ có sự hiện diện quân sự lâu dài trên 5 căn cứ của Philippines, với mục tiêu nhắm tới là Biển Đông. Cỏ vẻ như chiến lược xoay trục sang châu Á của ông Obama đã đạt được mục tiêu. Tuy nhiên những diễn biến gần đây cho thấy điều ngược lại. Sau Phán quyết Trọng tài, tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không vội vâ gặt hái lợi ích từ phán quyết, ASEAN từ chối làm trầm trọng thêm căng thẳng. Tại sao chiến lược xoay trục sang châu Á của Obama thất bại? Washington hầu như điều một hạm đội để chống lại cái gọi là bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông với dự kiến, Philippines sẽ là một trục quân sự của mình ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên thay vì đáp ứng, ông Rodrigo Duterte đã nhục mạ ông Obama, đề nghị rút lực lượng cố vấn quân sự Mỹ khỏi miền Nam Philippines. Thậm chí Duterte tuyên bố, ông cân nhắc khả năng mua vũ khí Trung Quốc và Nga. Maavak cho rằng, nhìn chung những nỗ lực của Mỹ ở Biển Đông đã không thành công, nhất là trong việc nuôi dưỡng quan hệ đặc biệt với Việt Nam. Trong khi Việt Nam tránh rủi ro ở Biển Đông bằng cách giữ quan hệ tốt với Nga và Ấn Độ. Chiến lược xoay trục của Mỹ có khả năng gây bất ổn cho khu vực Đông Nam Á. Đó là vấn đề đáng lo ngại. Tom McGregor, bình luận viên và biên tập của đài CNTV (China Television Network) cho rằng, nếu Donald Trump thắng cử Tổng thống Mỹ, Washington có thể xem lại chính sách của mình với Bắc Kinh và Moscow: "Bây giờ có vẻ nhiều khả năng Trump sẽ trở thành Tổng thống Mỹ tiếp theo, Biển Đông sẽ không còn là vấn đề. Trump quan tâm nhiều hơn đến thúc đẩy thương mại công bằng và tạo công ăn việc làm cho Hoa Kỳ, thay vì xem vào các tranh chấp lãnh thổ tốn kém. Chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ buộc Trung Quốc phải thắt chặt quan hệ với Nga. Chúng ta có thể mong đợi quan hệ gần gũi hơn giữa Bắc Kinh với Moscow những ngày tới, chừng nào Washington còn tìm cách kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên nếu Mỹ đảo ngược chính sách khi Trump làm Tổng thống, tôi dự đoán quan hệ Nga - Mỹ có thể được cải thiện, trong khi Trung Quốc có thể phải đối mặt với nhiều thách thức hơn do sự xích lại gần nhau giữa Trump và Putin." Còn theo Maavak, Trung Quốc quan tâm tìm cách cải thiện quan hệ với Nga không chỉ là vì vấn đề Biển Đông. Thế giới đang thức dậy với khả năng hình thành cục diện đa cực hậu Mỹ. Đây là một thế giới hậu USD, có thể trì hoãn nhưng không thể ngăn chặn, một sự thay đổi quyền lực địa chính trị và địa kinh tế nghiêng về phía Đông." Người viết cho rằng những bình luận của 2 nhà phân tích trên Sputnik News là đáng lưu tâm, tham khảo trong bối cảnh cạnh tranh giữa các siêu cường ngày càng gay gắt ở Biển Đông. Tuy nhiên cần có một góc nhìn độc lập và tỉnh táo trước làn sóng tuyên truyền chống phá nhau của các siêu cường, bởi khi đã ở hai đầu chiến tuyến hay mâu thuẫn lợi ích, thì người nọ nói xấu người kia là việc bình thường. Nguồn: https://sputniknews.com/politics/20160916/1045378213/south-china-sea-us-asia-pivot.html Hồng Thủy ===================== Hì. Quý vị cứ việc chém gió, cho đến hết nửa đầu tháng 9 Bính Thân Việt lịch. Tất nhiên, không phải cứ đến 0g ngày 16/ 9 - gõ cái "beng" thì mọi chuyện xảy ra ngay, cứ y như nàng Lọ Lem sau 12g ở dạ tiệc vậy. Nhưng chí ít sau thời gian này thì mọi việc không cần phải sử dụng khả năng tiên tri.2 likes
-
CHUYỆN TRÊN FÂY Fb: Tôi nghĩ là anh có thể liên hệ với Unesco Vietnam để đặt vấn đề hợp tác nghiên cứu..... ThíchHiển thị thêm cảm xúc · Trả lời · 1 lượt thích · 13 giờ Thiên Sứ Tụi UNSCO kể cả quốc tế, chẳng lạ gì tôi. Kỳ Đại Hội UNSCO kỷ niệm 30 năm thành lập tổ chức này tại Hanoi, chúng tôi là tổ chức duy nhất tham dự có quả tặng các đại biểu. Đó là tiểu luận song ngữ "Thông điệp của tương lai". Một đại biểu từ Đức đã đem về và photo ra hàng trăm bản chia cho các bạn của ông. Nhưng cũng còn chờ vào tính trách nhiệm của họ. Tôi xác định rằng: Việc phủ nhận cội nguồn Việt sử là một âm mưu chính trị quốc tế. Nó là sự kết hợp bởi liên minh Ma Quỷ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ với hai đồng minh chủ chốt từ thế chiến thứ II là Anh, Pháp...Thỏa thuận ngầm này có từ 1971 khi Mỹ và Tàu bắt tay nhau ở Trung Nam Hải. Bởi vậy, tuy Mỹ Tàu bây giờ mâu thuẫn nhau, nhưng họ vẫn bị ràng buộc bởi tính văn bản từ thỏa thuận ngầm này. Do đó, việc chứng minh chân lý và vinh danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến bị cản trở rất trắng trợn. Cho nên, tôi cần phải vô hiệu hóa cái liên minh ma quỷ này trước. Rất cảm ơn anh Hồng Châu chia sẻ và quan tâm. ================= Thưa quý vị. Những thành viên trên Fb nhiều người ko biết gì về những việc liên quan tới những cố gắng mà tôi đã chứng minh tính chân lý của Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Bởi vậy tôi chia sẻ trao đổi này trên diễn đàn. Ở đây tôi nói thêm rằng: Tất nhiên tôi không thể có bằng chứng cụ thể, như các văn bản ngầm được ký kết giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong việc liên minh phủ nhận cội nguồn Việt Sử - một sức mạnh làm nên tính quật cường của Việt tộc trước ngoại bang. Nhưng những phân tích có tính hệ thống các hiện tượng liên quan đều chỉ thẳng đến điều này. Bởi vậy, việc xử lý và làm tan rã cái liên minh ma quỷ này, là một điều mà tôi rất quan tâm. Hôm nay, tôi thành thật mà nói điều này. Nếu họ tiếp tục ngoan cố chống lại chân lý cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, thì những hậu quả đáng hối hận sẽ xẩy ra. Tạm thời đây chỉ là cảnh báo. Nhưng nó có giới hạn thời gian cho sự cảnh báo này. Đó là hết nửa đầu tháng 9 Bính Thân Việt lịch.2 likes
-
Cuộc tập trận Trung Quốc - Nga ở Biển Đông chỉ mang tính biểu tượng 05:05 PM - 16/09/2016 Thanh Niên Online Giới phân tích quân sự cho rằng cuộc tập trận chung 8 ngày giữa hải quân Trung Quốc và Nga đang diễn ra ở phía bắc Biển Đông chỉ có tính biểu tượng, cho thấy họ vẫn còn thiếu lòng tin với nhau. Tàu đổ bộ Peresvet của hải quân Nga cập cảng Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 12.9.2016AFP Tin liên quan Nga - Pakistan: Tập trận nhỏ làm nên chuyện lớn 15 tàu Trung Quốc, Nga tập trận ở Biển Đông Trung Quốc công khai chi tiết tập trận với Nga ở Biển Đông "Đây là một động thái có ý nghĩa đối với Hải quân Trung Quốc khi tiến hành tập trận chung với đối tác Nga trong dư âm phán quyết của Tòa trọng tài", chuyên gia hải quân Li Jie ở Bắc Kinh đưa ra nhận định về cuộc tập trận chung Nga - Trung Quốc, theo South China Morning Post ngày 15.9. Tòa trọng tài quốc tế hôm 12.7 đã ra phán quyết bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Nga và Trung Quốc tập trận hải quân chung hàng năm từ năm 2012. Tuy nhiên, nhà quan sát quân sự ở Macau, ông Antony Wong Dong cho rằng Bắc Kinh và Moscow vẫn chưa thực sự thiết lập được "lòng tin song phương". "Nga đưa các tàu chiến quan trọng và lớn nhất từ hạm đội Thái Bình Dương tham gia cuộc tập trận lần này, nhưng Trung Quốc lại không triển khai tàu khu trục tên lửa dẫn đường tiên tiến nhất lớp 052D, thay vào đó chỉ là tàu lớp 052B và 052C. Điều này cho thấy họ vẫn còn thiếu lòng tin với nhau”, ông Wong nhận định. Tàu khu trục chống tàu ngầm loại lớn Đô đốc Tributs của Nga tham gia cuộc tập trận chung với Trung Quốc, tại cảng Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông ngày 12.9.2016 AFP Nga đưa hai tàu khu trục chống tàu ngầm loại lớn Đô đốc Tributs và Đô đốc Vinogradov cùng với tàu đổ bộ Peresvet, tàu cứu hộ Alatau và 96 binh sĩ tham gia tập trận chung kéo dài 8 ngày, từ 12 - 19.9, theo Tân Hoa xã. Trong khi đó, người phát ngôn của Hải quân Trung Quốc, ông Liang Yang cho biết Trung Quốc huy động một lực lượng gồm 10 tàu chiến, 19 máy bay với 160 lính hải quân cùng các xe bọc thép lội nước. Ông Li nói thêm rằng các tàu chiến của Nga được đưa vào sử dụng từ cuối những năm 1980, nhưng các tàu khu trục 052B lớp Quảng Châu và 052C lớp Trịnh Châu của Trung Quốc là tàu chiến thế hệ mới, gia nhập hải quân trong những năm 2000. Cuộc tập trận này là cơ hội đầu tiên để vận hành hệ thống thông tin chỉ huy giữa Trung Quốc và Nga, người phát ngôn Liang nói trong một cuộc họp báo hồi đầu tuần và cho biết thêm hệ thống này có khả năng gửi, nhận và chia sẻ thông tin giữa các kênh chỉ huy và các đơn vị chiến đấu. Tuy nhiên ông Wong cho rằng cái gọi là hệ thống thông tin chỉ huy này lại bị giới hạn, chỉ để trao đổi dữ liệu radar và sonar (hệ thống thuỷ âm, dùng dò tìm tàu ngầm), không phải "liên kết dữ liệu chiến thuật", một loại hệ thống truyền thông tiêu chuẩn mà hải quân các nước thường sử dụng thông qua sóng vô tuyến hoặc dây cáp. "Nếu so sánh với hệ thống liên kết dữ liệu Mỹ chia sẻ với các đồng minh NATO, thì hệ thống thông tin chỉ huy giữ Trung Quốc và Nga cho thấy họ hầu như không có lòng tin với nhau", ông Wong kết luận. Minh Quang ======================== Bởi vậy, hơi đâu mà wan tâm. Ún trà, ăn bánh Trung Thu cho nó sướng cái thân già. Hì.1 like
-
HỒ THỦY SINH TRONG PHONG THỦY NGÔI GIA DƯỚI GÓC NHÌN TỪ PHONG THỦY LẠC VIỆT PHẦN 1: SỰ TÁC ĐỘNG VÀ VỊ TRÍ ĐẶT HỒ THỦY SINH Tác giả: Longphibaccai – Nguyễn Quốc Duy Thành viên diễn đàn Lý Học Đông Phương Hướng dẫn: Thầy Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh Ngày nay, phong trào chơi hồ thủy sinh trở nên khá phổ biến và trở thành niềm đam mê của nhiều người, từ một anh doanh nhân giàu có cho đến một cô bé học sinh trung học cơ sở… Thú chơi hồ thủy sinh còn đòi hỏi người chơi thể hiện sự sáng tạo và chinh phục những đỉnh cao mới. Từ việc đưa khung cảnh thiên nhiên, những nét đẹp bình dị của làng quê, sông núi, rừng già, đáy biển vào hồ cho đến việc nuôi những động vật thủy sinh khó nuôi, đòi hỏi cao về chất lượng môi trường nước và nhiệt độ. Thú chơi hồ thủy sinh là vậy, nhưng nhiều người vẫn có thắc mắc hồ thủy sinh có ảnh hưởng hay tác động như thế nào đến ngôi nhà của mình, tốt xấu ra sao, hay người mệnh Hỏa có chơi hồ thủy sinh được không và đặt tại vị trí nào là tốt? 1. Hồ thủy sinh tác động như thế nào đến ngôi gia? Hồ thủy sinh ngoài việc giúp cho những người trong nhà có cảm giác thư giãn, giảm stress sau một ngày làm việc căng thẳng, còn có tác dụng tốt trong Phong Thủy ngôi gia. Cổ nhân có câu: “Sơn quản nhân đinh, Thủy quản tài lộc” - Núi thì quản người, nước thì quản tài lộc và tạo sinh khí. Đối với không gian lớn như quán café, quán ăn, nhà hàng, khách sạn lớn … Nhiều Phong Thủy Gia đã dụng Thủy Pháp là các thác nước, các hồ nước, hồ nuôi cá cảnh lớn ngoài trời, và đối với không gian nhỏ hơn là trong gia đình, quán café, các quán ăn nhỏ là các hồ cá, hồ thủy sinh trong nhà … Ngoài việc làm đẹp cảnh quan, hồ thủy sinh còn có mục đích là chiêu tài tụ khí giúp cơ sở kinh doanh phát triển, tăng sự thịnh vượng của ngôi gia. 2. Người mạng Hỏa có nên chơi hồ thủy sinh? Theo học thuyết Âm Dương Ngũ Hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt với lịch sử trải gần 5.000 năm, đã xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ Hành là một học thuyết có khả năng giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh, tính khách quan, tính quy luật và có khả năng tiên tri (1). Nên đối với những người mệnh Hỏa hay bất cứ mệnh gì trong ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Thổ) đều có thể chơi hồ thủy sinh trong ngôi gia của mình, vì mạng chỉ là sự phân loại trong Ngũ hành. 3. Hồ thủy sinh đặt tại vị trí nào là tốt? Trong Phong Thủy Lạc Việt thì hồ thủy sinh là nơi tụ khí và luân chuyển sinh khí trong nhà, khí do hồ thủy sinh sinh ra là Âm khí, hồ thủy sinh có tác dụng kích hoạt sinh khí có lợi cho sức khỏe, kích hoạt tài lộc (2)… Về nguyên tắc thì đặt hồ ở đâu trong nhà cũng được với điều kiện là ngôi gia phải tụ khí thì hồ thủy sinh mới phát huy hiệu quả của nó. Nhưng ở những vị trí khác nhau, sẽ có những tác động tốt xấu khác nhau. Đặt ở nơi mộ khí thì sẽ có tác dụng xua tan Âm khí. Ở nơi sinh khí và vượng khí có tác dụng kích hoạt sinh khí tốt, có lợi cho sức khỏe, nhưng trong nhà phải thoát khí tốt và hồ thủy sinh đặt trong nhà phải hài hòa, cân đối. a. Các vị trí tốt đặt hồ thủy sinh: - Có thể đặt hồ thủy sinh tại vị trí hướng Bắc (cung Khảm), hướng Đông (cung Chấn) hoặc hướng Đông Nam (cung Khôn (3)) của ngôi gia sao cho phù hợp. Hướng Bắc thuộc cung Sự Nghiệp, tượng trưng cho sự vững bền, thuận lợi và thăng tiến trong công việc. Hướng Đông thuộc cung Sức Khỏe, Gia Đình, tượng trưng cho sinh lực, sự tươi trẻ, tình cảm và hạnh phúc gia đình. Hướng Đông Nam thuộc cung Phú Quý, tượng trưng cho tài lộc, sự sung túc, của ăn của để trong nhà… Đồ hình "Bát cung hóa khí" theo Phong Thủy Lạc Việt. - Đối với các căn hộ chung cư có cửa ra vào đối xung với nhau, cửa chính đối xung với cửa thang máy, cầu thang chung cư đâm vào nhà thì ta có thể đặt một hồ thủy sinh để tránh xung sát khí. - Đối với nhà có các cửa thẳng hàng (cửa trước thẳng hàng với các cửa sau) thì ta đặt hồ thủy sinh để hóa giải xuyên tâm sát tác động xấu đến ngôi gia. - Đối với nhà nằm ngay ngã ba có con đường phía trước đâm thẳng vào nhà, tùy vị trí thích hợp có thể đặt một hồ thủy sinh ở phòng khách để hạn chế xung sát khí đâm vào nhà. - Hồ thủy sinh có thể đặt ở phòng bếp nhưng không được đối xung với bếp vì Thủy Hỏa tương khắc. - Hồ thủy sinh có thể đặt ở phòng làm việc, phía trước mặt người ngồi để giúp người làm việc giảm stress và tạo sinh khí cho căn phòng. b. Các vị trí không tốt đặt hồ thủy sinh: - Không nên đặt ở phòng ngủ vì không gian ngủ nghỉ cần sự yên tĩnh, tránh sự tác động của âm thanh do bộ lọc, máy sủi oxy, quạt trong hồ thủy sinh tạo nên. - Không nên đặt hồ thủy sinh ở phòng thờ tự ông bà, tổ tiên đối với nhà có phòng thờ riêng biệt. - Không nên đặt hồ thủy sinh gần nhà vệ sinh vì hồ thủy sinh để lâu ngày sẽ tích tụ xú khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe những người trong nhà. Tóm lại, tùy vào mục đích muốn hướng đến của gia chủ và hóa giải những yếu tố xấu tác động đến ngôi gia thì ta đặt hồ thủy sinh tại những vị trí thích hợp nêu trên, để nó có thể phát huy hiệu quả nhằm hạn chế những tác động xấu và tăng sự thịnh vượng của ngôi gia. Tp.HCM, ngày 9 tháng 9 năm Bính Thân. PHẦN 2: BỐ CỤC HỒ THỦY SINH TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT Tài liệu tham khảo: (1),(3): Sách Minh Triết Việt Trong Văn Minh Đông Phương – Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh – Xuất bản: 2014 (2): Tài liệu Phong Thủy Lạc Việt – Lưu hành nội bộ Hình ảnh: Nguồn Internet1 like