• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 15/09/2016 in Bài viết

  1. Xin ứng "khẩn" 5000 tỷ đồng cho dự án “Lên trời gọi mưa”! Dân trí Bên cạnh việc đề nghị Thủ tướng và Văn phòng Chính phủ xem xét chủ trì tổ chức cuộc họp với 7 bộ để bàn riêng về dự án “Lên trời gọi mưa” thì “cha đẻ” của dự án có tên gọi khác lạ này cũng xin tạm ứng khẩn số tiền khổng lồ 5.000 tỷ đồng để kịp triển khai mua sắm trang thiết bị hóa chất thử nghiệm đợt 1 vào 10/10 tới. “Lên trời gọi mưa”, đây là tên dự án đang được một doanh nghiệp là Công ty CP Khoa học công nghệ An Sinh Xanh đề xuất lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các bộ ngành liên quan nhằm mục đích chống nắng hạn trong chu kỳ El Nino. Được biết, về đề xuất trên, Văn phòng Chính phủ đã có công văn đề nghị 7 bộ cùng tham gia. Tiếp đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã có công văn chỉ đạo Công ty An Sinh Xanh liên hệ với 7 bộ để triển khai theo 7 lĩnh vực quản lý Nhà nước. Ông Phan Đình Phương, Tổng giám đốc Công ty An Sinh Xanh cho biết, mới đây, doanh nghiệp này đã tiếp tục “khẩn trương nghiên cứu” nâng cấp dự án trên theo hướng lập 1.000 trạm điều tiết mưa trong bối cảnh mưa bão hoành hành gây ngập lụt từ Thủ đô Hà Nội đến các tỉnh thành khi vừa mới bước vào chu kỳ La Nina (ngược với El Nino khô hạn). Khoản tiền khổng lồ 5.000 tỷ đồng được đề nghị Thủ tướng cho tạm ứng khẩn với dự án "Lên trời gọi mưa" (Ảnh: Hữu Nghị) Dự án nâng cấp được miêu tả như sau: Khi gió đưa quá nhiều mây từ biển vào đất liền thì 100 trạm chủ động đón mây gây mưa ngay trên vịnh Bắc bộ để giảm mây bay vào, giảm ngập lụt tắc đường cho các thành phố”. Ngoài ra, còn có 400 trạm điều tiết mưa đúng nơi đúng lúc cho 63 tỉnh thành có đủ nước phục vụ nông lâm ngư nghiệp. 500 trạm còn lại trên hàng ngàn sông suối và hồ thủy điện rừng núi phía Bắc và dãy Trường Sơn để gây mưa; tạo lập hệ thống đề kè giữ nước ngọt, chống xâm nhập mặn đảm bảo nước cho thủy điện thủy lợi và các vựa lúa đồng bằng Bắc Trung Nam bộ, ổn định đời sống, giữ vững an ninh lương thực, quốc phòng và quốc gia. Như vậy, theo như “bản vẽ” được công ty An Sinh Xanh phác thảo, nếu được thông qua thì đây là lần đầu tiên Việt Nam tác động vào thiên nhiên để điều chỉnh thời tiết liên quan đến đa ngành, đa luật lệ. Để “khởi sự đúng tầm của dự án” như đánh giá của chính đơn vị đề xuất, trong văn bản trình Thủ tướng, phía An Sinh Xanh đã đề nghị Thủ tướng và Văn phòng Chính phủ xem xét chủ trì tổ chức cuộc họp với 7 bộ và công ty này để giới thiệu dự án, thống nhất mục tiêu và phương thức triển khai. Công ty còn đề xuất, trong cuộc họp này sẽ thành lập Bộ chỉ huy Dự án cấp quốc gia và “tạo cơ chế thông thoáng đặc cách” để quản lý theo hình thức khoán gọn bằng kết quả cuối cùng và đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu kịp thời đối phó thực sự hiệu quả với thời tiết. Theo như đề xuất được công ty đưa ra thì thời gian họp do Chính phủ chủ trì nhưng dự kiến sẽ trong khoảng từ ngày 15 đến ngày 25/9. Mặc dù cuộc họp này chưa diễn ra và cũng chưa có chủ trương nào từ Chính phủ, tuy nhiên, trong văn bản trình Thủ tướng, đơn vị đề xuất dự án đã rất mạnh dạn đưa ra đề nghị với Chính phủ có hình thức cho dự án tạm ứng khẩn 5.000 tỷ đồng. Số tiền này nhằm kịp triển khai mua sắm trang thiết bị hóa chất thử nghiệm đợt 1 vào 10/10/2016 tại Đà Nẵng và có vốn để tiếp tục triển khai trong năm 2016 và 2017. Con số tổng thể chưa được công ty đề cập do một mình công ty “chưa thể nào tính đúng, tính đủ chi phí với đa phần thiết bị bay phải nhập ngoại”. Dù vậy, ông Phan Đình Phương tự tin “sẽ đem hết trí lực cùng Chính phủ và 7 bộ thực hiện thắng lợi dự án, hiện thực hóa sự nghiệp cải tạo thiên nhiên, bình ổn khí hậu với hiệu quả kinh tế và nhân văn toàn diện, mang lại lợi ích thiết thực và bền vững cho đất nước và nhân dân”. Hiện tại, chưa rõ ý kiến của Thủ tướng về đề xuất trên của Công ty An Sinh Xanh như thế nào, nhưng nếu quả thực dự án này có thể “giảm mây bay”, “điều tiết mưa đúng nơi đúng lúc”, “giảm ngập lụt tắc đường” – đại ý là có thể “hô phong hoán vũ”… như khẳng định của ông Phan Đình Phương thì đây đích thực là một dự án rất đáng để chờ đợi! Mạnh Quân-Bích Diệp Xin Sư phụ cho ý kiến để Trung tâm mình nhận làm thử dự án này theo năm đi Sư phụ ơi, nếu sau 1 năm, đúng các vị trí đã được chỉ định như bài viết và đạt được đúng mong muốn thì trả tiền và ký hợp đồng làm cho các năm tiếp theo, và đề nghị ứng trước 50% tổng giá trị/năm hoặc chỉ cần 100 tỷ/năm thôi nhỉ? hihihihihi dạ con cũng mới tham gia Văn phòng chém gió đặt trụ sở tại Lò gạch làng Vũ Đại đấy ạ, hihihi
    2 likes
  2. Mời các quý vị nghe nhạc Trung Thu hoặc cho con cháu nghe để vui Trung Thu - một truyền thống văn hóa Đông phương có cội nguồn Việt.
    2 likes
  3. Siêu bão Meranti tấn công Đài Loan và Trung Quốc, sau đúng 35 ngày kể từ khi lão Gàn tiên tri điều này (20/ 8 - 15/ 9/ 2016). Đoán trước 35 ngày - khi bão chưa là một giọt mưa. Nhân đây lão quảng cáo dịch vụ chống thiên tai trên cơ sở Lý học. 5 tỷ một em bão biến mất đây. Mại dô. Với 5.000 tỷ lão đây chống được 1000 cơn bão. Tính đổ đồng mỗi năm nếu có 5 cơn bão vào Việt Nam thì lão bảo kê được 200 năm với số tiền này. Thực nghiệm công khai đã nhiều năm. Uy tín chất lượng. Không đúng cam kết không lấy tiền. PS: Sẵn sàng cộng tác với Cty gì đó đang có dự án 5000 tỷ. Lão đây chỉ lấy 200 tỷ, hứa đào tạo cho nhân viên quý Cty - 200 người - Xong khóa đào tạo, ít nhất có 10 người có khả năng như, hoặc gần như lão Gàn.
    1 like
  4. Bà Vanga tiên đoán sai về Tổng thống Mỹ? (Chuyện lạ) - Vanga là nhà tiên tri vĩ đại nhất thế kỷ 20 khi có nhiều dự báo chính xác về tương lai. Song không phải tiên đoán nào của bà cũng đều đúng. Lời tiên tri khủng khiếp về năm 2016 của Vanga Lời tiên tri đáng sợ của Vanga về Tổng thống Mỹ Gần đây, tình trạng sức khỏe của ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ bà Hillary Clinton được đồn đoán mắc bệnh nghiêm trọng, khi bà suýt nữa ngã quỵ trong lẽ tưởng niệm 11/9 vừa qua khiến nhiều người cho rằng, lời dự báo của bà lão mù Vanga rất có thể trở thành sự thật. Nhà tiên tri Vanga từng nói rằng, vị Tổng thống thứ 44 của Mỹ sẽ là nhà lãnh đạo da màu đầu tiên được bầu và là đây cũng là Tổng thống cuối cùng của nước này. Nhà tiên tri mù Vanga Bà mô tả hết sức chi tiết rằng: "Ông ấy trở thành Tổng thống khi nước Mỹ đang vật lộn trong cơn khủng hoảng hoảng kinh tế trầm trọng. Người dân Mỹ sẽ đặt niềm tin vào ông ấy và coi ông như một phép màu dẫn dắt Mỹ bước qua giai đoạn khủng hoảng và vươn lên trở thành cường quốc của thế giới. Tuy nhiên, điều ngược lại sẽ xảy đến. Sau khi ông ấy rời nhiệm sở, Mỹ sẽ chìm trong đống đổ nát kinh tế, các bang miền Nam Bắc sẽ phân chia nhau, không khác gì một cuộc nội chiến". Quả đúng như bà Vanga đã tiên đoán, Obama trúng cử Tổng thống Mỹ năm 2009. Lúc này, Mỹ đang lún sâu vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ sau thế chiến thứ 2. Cuộc khủng hoảng này đã tác động đến mọi mặt cuộc sống của người dân Mỹ. Từ đó tới nay, ông đã liên tục giữ vững ngôi vị ông chủ Nhà Trắng trong suốt 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Qua những năm nắm giữ chức vị Tổng thống, ông Obama đã đưa ra nhiều chính sách làm xoay chuyển được nhiều mặt của nước Mỹ. Nền kinh tế Mỹ đã vực dậy rất nhiều so với thời kỳ ông mới đắc cử, nhiều vấn đề khác và mối quan hệ giữa Mỹ với một vài quốc gia cũng đã được cải thiện. Obama đã chiếm được trái tim của hầu hết người dân nước Mỹ, thậm chí đông đảo người trên thế giới cũng dành tình cảm ngưỡng mộ cho ông. Việc Barack Obama trở thành Tổng thống Mỹ da màu đầu tiên đã từng gây chấn động dư luận vì sự linh ứng lời tiên đoán của nhà tiên tri Bungary. Một nhà tiên tri lừng danh khác là Nostradamus (ở Pháp) cũng có lời dự đoán giống hệt Vanga: "Vị tổng thống cuối cùng của nước Mỹ sẽ là một người Mỹ gốc Phi". Điều này càng khiến nhiều người tin tưởng hơn về việc Obama sẽ là ông chủ Nhà Trắng cuối cùng của nước này. Nhà tiên tri Nostradamus Tuy nhiên, không ít người vẫn còn tỏ ra hoài nghi về tiên đoán này, cho rằng nó không hoàn toàn linh ứng như vậy. Vì bên cạnh những dự đoán đúng, Vanga cũng có không ít những dự báo sai. Những tiên đoán sai Năm 1978, nhà tiên tri Vanga từng tiên đoán rằng sẽ có chiến tranh thứ giới III. Cuộc chiến tranh này bắt đầu vào tháng 11/2010 và kết thúc vào tháng 10/2014. Vanga cho rằng xung đột vũ trang tại Nam Ossetia và thế giới Hồi giáo, các vụ mưu sát lãnh đạo và nguyên thủ quốc gia sẽ là nguyên cớ cho một cuộc Chiến tranh thế giới bùng nổ vào năm 2010. Khởi nguồn từ trận chiến thông thường, sau đó sẽ là chiến tranh hạt nhân và chiến tranh hóa học, để rồi thảm họa chiến tranh trên phạm vi toàn cầu, sự diệt vong của loài người và toàn bộ sự sống trên Trái Đất. Cuối cùng, bà kết luận, cuộc chiến này sẽ kết thúc hoàn toàn vào tháng 10/2014. Tháng 12/2012 cả thế giới xôn xao về Ngày tận thế - ngày nhân loại diệt vong. Lúc bấy giờ, có rất nhiều những luận điểm được đưa ra bởi chính lời tiên đoán này của Vanga. Nhiều người cho rằng, chiến tranh hạt nhân và hóa học trong lời tiên tri của bà lão mù kết hợp với rất nhiều giải thích, lý do, lời tiên đoán của các nhà tiên tri khác sẽ là nguyên nhân khiến thế giới thật sự "tận thế" vào tháng 12/2012. Song, cả năm 2010, ngày tận thế tháng 12/2012 và năm 2014 đều đã qua đi. Mặc dù một số nơi vẫn xảy ra xung đột, chiến tranh bạo loạn, nhưng chưa có bóng dáng của một cuộc chiến tranh thế giới III nào và càng không có ngày tận thế. Ngoài ra, những tiên đoán về World cup 1994, dịch bệnh Ebola của nhà tiên tri mù cũng chưa chính xác. Theo nhiều người, nếu như bà Hillary Clinton đang dần hồi phục và bà không rút khỏi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, thì liệu lời tiên đoán của Vanga sẽ còn linh ứng nữa hay không? Hiện tại, bà Hillary vẫn là ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn mới nhất, bà Clinton thừa nhận đã không nghe theo lời khuyên của bác sĩ vì cho rằng viêm phổi không phải là vấn đề quá lớn, từ đó dẫn tới những biểu hiện sức khỏe không tốt của bà trong những ngày vừa qua. Và theo lời của ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ thì thể trạng bà hiện giờ đã khá hơn nhiều. Các bác sĩ khẳng định bà Hillary sẽ hồi phục và đủ sức lãnh đạo nếu làm Tổng thống Mỹ. Khánh Đăng ===================== Không chỉ riêng bà Vanga, mà cả Nhà tiên tri Nostradamus với một số nhà tiên tri đương đại cũng nói như vậy. Nhưng lão Gàn đã bác bỏ và xác định họ đoán sai từ lâu, trong topic "Lời tiên tri 2015" & "Lời tiên tri 2016" và ngay trong topic này. Xin lỗi. Ngay bây giờ bà Clinton có không ra ứng cử thì nước Mỹ vẫn có những Tổng Thống tiếp theo. Lão cũng hóa giải nhiều lời tiên tri xấu cho nước Mỹ, cả nhân danh khoa học lẫn "mê tín dị đoan". Tuy nhiên, có một nửa lời tiên tri sau đây của bà Vanga, lão Gàn chưa hóa giải được. Đó là lời tiên tri: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyria bị tiêu diệt". Lão đây thì ko muốn chờ "còn lâu lắm cho đến khi dân tộc Arxyria bị tiêu diệt".
    1 like
  5. Câu truyện bác kể có tính thời sự quá.
    1 like
  6. Ngày/Đêm Trích hội thảo: “PGS TS Hà Minh cũng cho rằng, SGK Ngữ văn nên có bảng tra cứu từ và yếu tố Hán Việt nhưng phải có nguyên văn chữ Hán Nôm và giải thích chữ Hán Nôm đó để học sinh hiểu nghĩa từ nguyên”. Hết trích Chẳng cần phải nại đến chữ Nho, chữ Hán, chữ Nôm để hiểu được từ nguyên của tiếng Việt. Âm vận tiếng Việt vô cùng phong phú, mà một tiếng phát ra là đã thành một từ tức đủ một ý nghĩa trọn vẹn. Cho nên chỉ cần phân tích “Nôi khái niệm” là hiểu từ nguyên và thấy rõ là mọi từ như âm đọc của chữ Nho hay chữ Hán hiện đại chỉ là một thiểu số trong âm vận tiếng Việt mà thôi. Kí tự Latin để kí âm tiếng Việt là chính xác, chỉ có nhược điểm là để ghi một âm tiết rất ngắn phải dùng đến ba bốn kí tự Latin làm cho con chữ thành ra dài loằng ngoằng. Trong khi khí tự kí âm của chữ Việt cổ mà cụ nhà giáo Đỗ Văn Xuyền đã phục hồi thì âm tiết ấy chỉ kí bằng một kí tự rất gọn, chiếm giấy chỉ bằng một chữ 0 của Latin. Ví dụ từ Huỵch Toẹt, âm vận “uych” mất 4 kí tự, âm vận “oẹt” mất 3 kí tự. Xét Nôi khái niệm thì sẽ thấy những từ chỉ Ngày và Đêm của Hán ngữ hiện đại hay của chữ Nho cổ (tiếng Việt hàn lâm) đều chỉ là bộ phận nhỏ trong Nôi khái niệm Trắng/Đen (tương ứng Dương/Âm) của tiếng Việt dân gian mà thôi: Hán ngữ hiện đại gọi ngày là [ “Rư 日”] (dùng chữ Nhật 日), gọi đêm là [“Ye 夜”] (dùng chữ Dạ 夜), phát âm của Hán ngữ đặt trong ngoặc vuông [ ]. Nôi khái niệm “Trắng”: Trắng = Tráng 壯 = Sáng = Quang 光 = Rạng = Rõ = “Rõ Chứ!” = [ Rư 日] = Rực = Nhực 日= Nhật 日. Rạng = Lãng 朗 = Lượng 亮 = Lời = BLơi = Trời = Trắng = Tráng = Giàng = Dương 陽. Sáng = Sớm = [“Sấn 晨”] = Thần 晨. Nôi khái niệm “Đen”: Đen = Mèn = Mun = Hun = Hôn 昏 = Hôm = Huân 熏 = Hối 晦 = Tối = Túi = Tăm = Đắm = =Đêm = Đậm = Âm 陰 = ["Yin 陰] = Om = Âm = Dâm = ‘Dâm Ạ!” = Dạ 夜= “Dạ 夜 Hề 兮!” = [“Ye 夜”] Sớm/Hôm = Thần 晨 /Hôn 昏 = ["Chén 晨 /Hun 昏"]. Sáng = Rạng = Rõ = Rực = Nhực = Nhật 日. Hôm = Hun = =Hôn 昏 = Hối 晦 = Tối = Túi = Tăm = Đắm = Đêm = Đen = Then = Thiên. Sáng = Soi = Rọi = Ray (Ray là tia năng lượng, tiếng Anh, gọi là Quang, Quang = Sáng, như “X Ray” là “X Quang”) = Ray = Ngày = “Ngày Trời” = Ngời = (từ đôi) Sáng Ngời. ( Hán ngữ chỉ có từ bằng chữ Nho, gọi ngày bằng chữ Nhật 日["Rư 日] hay Thiên 天 ["Thien 天], chứ trong Hán ngữ không có âm tiết Ngày = Ray, chỉ tia năng lượng sáng ngời, Nắng = Năng 能 = ["Nấng 能"] ). Đêm = Đậm = Đen = (vì Đậm = Lầm = Thâm = Than, nên “Than Đen” = Then) = Then, và từ Then được mượn chữ nho để kí âm là chữ Thiên 天, do vậy mà Thiên 天 dùng chỉ đêm trong khi Nhật 日dùng chỉ ngày . Ngày/Đêm (viết bằng chữ Nhật日 / Thiên天) = =Sớm/Hôm (viết bằng chữ Thần 晨 / Hôn 昏). “Sớm Hôm chăm chỉ học hành” nghĩa là ngày hôm nào cũng chăm chỉ học cả ban ngày cả ban đêm. Từ Hôm thì giọng Nghi Lộc, Nghệ An còn phát âm là “Hom” như câu “Trời túi hom hom, dầu đèn nỏ có, chó ăn lộn ngài, ngài ăn lộn chó” (tối quá lại không có đèn, không nhìn thấy, nên người và chó ăn lầm bát của nhau). Những từ đôi chỉ ban ngày như Sáng Ngày, Sáng Sớm; những từ đôi chỉ ban đêm như Đêm Hôm (“Cái Đêm Hôm ấy đêm nào”), Tối Hôm, Đêm Tối, Đêm Đen. Một chu kỳ thời gian 24 giờ gọi tắt là một Chu 周, tiếng Tày gọi là một “Vằn” tức một Vận, là một chu kỳ vận động của trái đất xoay quanh trục của nó. Từ Ban ở đây là chỉ một nửa của chu kỳ 24 giờ, tức lướt lủn “Bán 半Chu 周” = Ban, nên chỉ cần nói “ban ngày” là hiểu ngay đó là nửa chu kỳ sáng của 24 gờ tức bằng 12 giờ có ánh sáng mặt trời; chỉ cần nói từ “ban đêm” là hiểu ngay là nửa chu kỳ tối của 24 giờ, tức bằng 12 giờ không còn ánh sáng mặt trời. Nếu nói "nửa ban ngày" hay "nửa ban đêm" là nói thừa chữ "nửa". Từ đối Ngày/ Đêm = =Ngày/Hôm. Do vậy mà có cụm từ Ngày Hôm trước, Ngày Hôm nay, Ngày Hôm sau. Chu kỳ 24 giờ chia thành hai nửa thời gian sáng và tối được khái niệm bằng từ đối Sớm/ Hôm viết bằng chữ Thần 晨 / Hôn 昏, hoặc bằng từ đối Ngày /Đêm viết bằng chữ Nhật 日 / Thiên 天. Nếu nói nguyên cả chu kỳ 24 giờ thì phải nói thành những khái niệm “Ngày Đêm trước” (hay “Ngày Hôm trước”), “Ngày Đêm nay” (hay “Ngày Hôm nay). Thời gian của một cặp đối Ngày/Hôm là đúng 24 giờ, trong đó Ngày là nửa có sáng gọi là ban sáng, Hôm là nửa có tối gọi là ban tối. Nhưng do thói quen hay nói tắt, người ta đã chỉ nói gọn là “Ngày”, coi như đại diện luôn cho cả ban sáng và ban tối là tròn 24 giờ, hoặc chỉ nói gọn là “Hôm”, coi như đại diện cho cả ban sáng và ban tối. Cho nên mới có khái niệm Ngày qua (hay Hôm qua), Ngày nay (hay Hôm nay), Ngày mai (hay Hôm mai), mai nghĩa là mới, Mới = Mai ( tiếng Thái Lan) = Mạy (tiếng Lào). Chu kỳ Nhật 日 / Thiên 天 thì Hán ngữ dùng tắt chỉ một chữ hoặc Nhật 日, hoặc một chữ Thiên 天; Ngày Nay là Kim Nhật 今日 hay Kim Thiên 今天; còn Ngày Mai là Minh Thiên 明天, tức đã sáng (Minh 明) cái Đêm = Đen = Then (Thiên 天) của Hôm trước thì thành Minh Thiên 明天, tức Hôm sau, tức Ngày mai. Như trên đã phân tích từ nguyên: Từ Trời thuộc Nôi khái niệm “Trắng” nên từ Trời và chữ Nhật 日đều dùng chỉ ban Ngày. Muốn nói ý riêng nhiều cái ban ngày liền nhau thì dùng từ đôi Ngày Trời. Chữ Dạ 夜thuộc Nôi khái niệm “Đen (rõ ràng là cái chữ nho Dạ 夜ấy nó là gốc Việt chứ không phải là “từ Hán-Việt”) nên chữ Dạ 夜và từ Đêm hay Hôm đều dùng chỉ ban Đêm. Muốn nói ý riêng nhiều cái ban đêm liền nhau thì dùng từ đôi Đêm Hôm, Đêm Dạ. Ví dụ nói người mẹ bận rộn công việc để nuôi con đến mức liên tục các ban ngày làm ngoài đồng, các ban đêm ngồi may áo cho con, không được thừa hưởng cả giấc ngủ tròn, thì đó là: “Ngày Trời dãi nắng dầm mưa. Đêm Hôm khuya khoắt chẳng thừa giấc ngon” (Ngon ở đây nghĩa là ngủ, vì tiếng Tày thì “Nòn” nghĩa là ngủ, nên mới có lướt từ đôi “Ngủ Nòn” = Ngon); chứ làm gì có cái khái niệm ngố nghế là “Đêm Trời khuya khoắt” (?). Cái từ Trời là từ thuần Việt không ai cãi (BLơi = Lời = Trời, “Đức Chúa Trời” = “Đức Chúa Lời”, “côi lời” = =trên trời, cấp cao = “cấp côi”, từ đối Â/D nguyên thủy Cội/Côi, vì Cội thanh nặng ở thấp, Côi thanh nhẹ ở cao). Ấy vậy mà người Việt còn viết ra chữ Nho thành từ hàn lâm bằng nhấn “Trời Chú!” = Trú 晝,昼 [chữ này người Hán cũng dùng, nhưng phát âm là "Zhòu 昼" , chỉ ban ngày, chứ không thể dùng chỉ ban đêm, bởi từ Trời của người Việt là dùng chỉ ban ngày ]. Nhưng các TS lại nói: chữ Trú 晝 (giản thể 昼) là “từ Hán- Việt”, gốc Hán (!). Hai nửa tức hai ban của một Lăn (Luân 侖) tức một “Vằn” (Vận 運, Vận 運 thì chẳng khác gì Xe 車 Đi 辶) là Ngày / Đêm = Sớm / Hôm = Thần 晨 / Hôn 昏 = Trú 晝 / Dạ 夜 = Nhật 日 / Thiên 天. Ví dụ khác về sự lầm lẫn gọi “từ Hán-Việt”. TĐ Yếu tố Hán-Việt thông dụng, trang 463: “từ Ô 污 là từ Hán Việt, nghĩa là bẩn”. Lại không thấy rằng chữ Ô 污 là do từ Ỉa, Ỉa Bẩn viết bằng chữ Ô 污 Phân 糞. Bẩn viết thành chữ Phân 糞 cũng như Buồm viết thành chữ Phàn 帆, Bộn viết thành chữ Phồn 繁, Buồng viết thành chữ Phòng 房, Buông viết thành chữ Phóng 放 v.v . Nôi khái niệm thải cặn bã sau quá trình tiêu hóa (còn gọi là nôi khái niệm “Ị ra Cứt”) là: Ị = ỉa = Ô 污 = [ Wu 污] = Dơ = Nhơ = Nhớp = Nhúa = Úa = Uế 穢 = Ói = Hoi = Hôi = [Hui 穢] = Hám = =Hận = Bẩn = Phân 糞 = Cặn = Cứt. Trong nôi khái niệm này Hán ngữ đã mượn chữ Ô 污 Uế 穢 mà người Việt làm sẵn để dùng thành từ và phát âm lơ lớ là Wu 污 Hui 穢. Sự thải cặn bã tiêu hóa gọi là Buông Ỉa (cũng thường nói là Buồn Ỉa) và từ Buông Ỉa được viết bằng chữ Phóng 放 Uế 穢 và mặc nhiên người ta coi từ dân gian Buồn Ỉa (Buông Ỉa) là tục tĩu, còn từ hàn lâm Phóng Uế là sang trọng. Đó là thải chất cặn (đi ỉa), còn thải chất nước thì dùng động từ Chảy: Chảy = Thảy (vứt đi) = Thải (tiếng Thái cũng dùng nguyên từ này) = Đái (đi đái), tức là “Đẩy nước thải” = Đái. Ở đây cũng thấy từ Vứt bỏ (thảy) có nghĩa là không dùng được thì vứt đi, tức khuyên người ta chớ dùng, cũng đã sinh ra từ hàn lâm đồng nghĩa với nó mà có viết bằng chữ Nho, vì: Đứt = Dứt = Vứt = Vất = Vật 勿, chữ Vật 勿 cho đến ngày nay vẫn còn được dùng trong Hán ngữ với nghĩa là chớ, đừng. Còn trong tiếng Việt thì chỉ dùng từ Vứt = Vất , như mệnh lênh Vứt Bỏ! nghĩa là Chớ đụng !, khác gì Nỏ! = No! của tiếng Anh; (biến âm Vứt = Vất tương tự như Nhứt = =Nhất, nghĩa là “number one”). Ở đây cũng lại thấy rõ là một từ Ỉa đã nở ra từ dính cùng nôi khái niệm. Từ Ỉa (Ỉa có một âm tiết như kí hiệu một kẻ liền 一 tượng dương trong quẻ Dịch, “Kẻ Liền” = Kiền = =Càn = Còn. Trò ngày tết chơi “ném còn” là một trò diễn phồn thực của bên trai và bên gái mà rất tế nhị và sôi động: quả còn thì đặc, là quả “Còn Đặc” = Cặc; ném cho lọt qua cái vòng rỗng, Rỗng = Lộng = =Lồn); từ Ỉa đã theo QT Nở mà nở ra từ dính hai âm tiết (như kí hiệu hai gạch của một kẻ đứt 一一tượng âm trong quẻ Dịch, “Kẻ Đứt” = Cứt. Cứt = Đứt = Dứt = Vứt = Vất = Vật 勿, là sự phủ định “Chớ!”, Chớ! = Nỏ! = No! tiếng Anh). Từ Ỉa đã nở ra từ dính hai âm tiết là Ô-Uế, vì là từ dính nên không thể nói ngược là Uế Ô (kể cả Hán ngữ về sau mượn chữ Nho dùng , vẫn phải giữ nguyên cấu trúc từ dính Ô 污 - Uế 穢), nhưng dần dần hai Trứng (Tiếng) dính nhau đều trưởng thành, có thể tách ra thành hai từ đồng nghĩa đứng riêng Ô 污 và Uế 穢, nên từ ghép không có gạch nối giữa Ô Uế nghiễm nhiên trở thành từ đôi Ô Uế, và có thể đảo là Uế Ô. Những chất bài tiết ra ấy phải cho tiêu hủy đi, tại cái nơi riêng có làm cái cầu cho người ngồi bài tiết Ỉa hay Đái, gọi là cái Cầu Tiêu Những chất thải ra ấy phải cho tiêu hủy đi, tại cái nơi riêng có làm cái cầu cho nó, gọi là Cầu Tiêu (người Lê ở đảo Hải Nam cũng dùng và phát âm y chang từ “cầu tiêu”), cho nên nước đái còn gọi là nước tiêu hay nước tiểu (“Tiêu Chảy” = Tiểu). Nho viết lướt thành chữ “Nước Tiểu” = Niệu 溺 (尿), thế là có từ hàn lâm Niệu nghĩa là nước tiểu, và cái mạch dẫn nước tiểu trong cơ thể gọi là Niệu Đạo. TĐ Yếu tố Hán Việt thông dụng trang 293: “Niệu 尿 là từ Hán-Việt, từ gốc Hán” (!). Nhưng mẹ nó lại là từ Nước của tiếng Việt đấy ạ!. Nước = Nậm = Thâm (màu ngũ hành) = Thủy 水 = [shui 水], từ “Shui 水” nghĩa là nước của Hán ngữ dùng cũng có mẹ nó là từ Nước của tiếng Việt đấy ạ!. Ở đây lại thấy chữ Nhược 弱 là từ hàn lâm thế vị cho từ dân gian Yếu cũng lại là từ-chữ có gốc Việt nốt. Bởi nước là chất lỏng được quan niệm là nó mềm yếu chứ không cứng mạnh như chất sắt đá, nên cái tính mềm yếu “Như Nước” = Nhược, gọi là Nhược, bởi vậy chữ Nhược 弱 có nghĩa là Yếu. Hán ngữ mượn dùng chữ Nhược 弱của người Việt, lại đọc là [“Ruo 弱”], cái tính chất “Ruo 弱” (mềm yếu) chẳng có liên hệ gì chứng tỏ cùng nôi khái niệm với “Shui 水” (là nước) cả: không cùng tơi (phụ âm đầu) cũng không cùng rỡi (âm vận), khác xa quan hệ giữa Nhược với Nước (cùng rỡi “ươc”) trong tiếng Việt. Việt nho đã viết chữ (cứ về âm) là thiết “Nước Tiểu” = =Niệu 溺, và chính (cứ về ý) thì chữ Niệu 溺 đã biểu ý rõ nó là chất lỏng có tính mềm yếu: Niệu 溺 là Nước 氵+ Yếu 弱,cũng tức là “Nước Yếu” = Niệu . Cái gốc Việt của con chữ Nho là Niệu 溺 này đã biểu hiện rõ rành rành, hơn là Từ Điển đã hồ đồ cho nó là cái “tố gốc Hán”. Cũng như cái gốc Việt của chữ Nhược = Như Nước (“Như Nước” = Nhược 弱) cũng biểu hiện rõ rành rành: hai cái hình giống nhau của chữ Nhược 弱 biểu ý là Như, cộng thêm cái âm vận “Ược” đồng âm với “Ước” của Nước. Nhưng Từ Điển đã dẫn, trang 292, lại nói: “Nhược 弱 là từ Hán-Việt, là tố gốc Hán” (!). Hán ngữ hiện đại dùng chữ giản thể, Niệu 溺 viết lại là [“Niao 尿”]. Chữ giản thể (từ sau năm 1949) đã che lấp mất cái văn hóa gốc Việt của chữ Nho. Ví dụ Nho thì chữ Niệu 溺 về âm là Niệu tức “Nước Tiểu” = Niệu, về ý thì là “Nước 氵Yếu 弱” = Niệu 溺. Còn chữ “Niao 尿” giản thể thì nó đúng là chữ của người Hán đặt ra, về ý chữ đã không còn nhìn thấy bóng dáng Việt, chỉ còn phảng phất chút âm ở cái tơi Việt là “N” của từ Nước. Cũng tương tự như trường hợp của chữ Thân 親 mà bất kiến(亲, của chữ Ái 愛 mà bất tâm (爱).
    1 like
  7. Tý sửu dần mẹo thìn tỵ ngọ mùi...bala, bala...Sắp có một siêu bão xuất hiện. Lần này nó đi vào Bắc Đài Loan, hoặc Nam Nhật Bản rồi vào nước Tàu. Từ 25 ngày đến 35 ngày sau ngày này, lại có một cơn bão nữa vào biển Đông. Nhưng cũng sẽ không vào Việt Nam mà vào khoảng bán đảo Lôi Châu rồi tan ở đó. Lão Gàn bi wờ, không nói chuyện đuổi mưa, đuổi gió nữa, mà chém gió mang tính dự báo về những cơn bão sẽ xuất hiện. Thực tập vài chuyến, thành công lão ra cầu Nhị Thiên Đường rủ mấy tay Xì Thẩu Chợ Lớn, cá độ nắng mưa. Hì. PS: Bi wờ xuất hiện nhiều cao thủ "Hú gió, gọi mưa" quá, lão Gàn hết đất mần ăn, nên chiển bị học nghề bói mưa nắng đi cá độ ở cầu Nhị Thiên Đường. Híc.
    1 like
  8. Đạo trời là sự biến hoá vạn năng của thuyết Âm dương Ngũ hành. Người kém đức dù tính toán cầu đắc tương sinh cẩn trọng vẫn không thể nào được như mong đợi, người có đức dù chẳng cầu ngũ hành tương sinh nhưng vẫn được đạo trời hậu đãi chỉ đường đi vào chiều sâu siêu việt của tam sinh ngũ hành.
    1 like