-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 14/09/2016 in Bài viết
-
4 likes
-
Tin đặc biệt hỏa tốc: Siêu bão cuồng phong MERANTI được mô tả có tính “hủy diệt” , đổi hướng vào biển đông danh ngôi vị số 1 về siêu bão Ngày đăng: 13/09/2016 http://hanoiiplus.com/ Hiện nay, các tỉnh miền Trung đang phải hứng chịu mưa to và gió mạnh từ cơn bão số 4, và rất có khả năng ở Biển Đông nói chung và Việt Nam nói riêng “Có Thể” sẽ phải đối mặt với cơn bão số 5 có tên quốc tế là Meranti. Đây là một cơn bão có sức gió giật trên cả cấp siêu bão và được mô tả là có tính “hủy diệt”. Tiếp tục một lần nữa! Và đây là lần thứ 2 siêu bão “hung bạo” Meranti đã chứng minh cho toàn bộ cơ quan khí tượng trên thế giới thấy được sức mạnh khủng khiếp của mình. Siêu bão Meranti đã đạt đến sức mạnh “vô cùng mạnh”, và được xếp vào hàng “Siêu Bão Cuồng Phong” để có thể dành ngôi vị “Số 1” trong năm nay trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Cơn bão đang cố gắng “gồng sức mạnh” cực đại để lọt vào Top 20 cơn bão mạnh nhất thập kỷ 10 của thế kỷ 21. Có thể thấy được rằng siêu bão dường như đang “thách thức” các cơ quan khí tượng có thiết bị theo dõi bão tiên tiến hàng đầu trên thế giới như JMA; JTWC; NOAA; CMC; HKO; PAGASA;….v.v… Các cơ quan khí tượng trên thế giới cũng đang rất “bất ngờ” và không thể “tưởng tượng” được sức mạnh “kinh hoàng”, vượt xa mọi thang đo cấp độ dự báo ban đầu của siêu bão cuồng phong Meranti mà họ đưa ra dự báo trước đó. Siêu bão cuồng phong đã lên tới cấp độ 4 sao trong thang “Beaufort Star” hủy diệt cải tiến mới (một mức độ hiếm thấy có cơn bão nào đạt đến trình độ như vậy). Vận tốc gió “đáng sợ” 215km/h (tương đương cấp 17) trong vận tốc gió trung bình 10 phút, và 290km/h (tương đương cấp 21) ở vận tốc gió tối đa 1 phút. Tốc độ gió giật 350km/h (tương đương cấp 23) trong vận tốc gió giật (tức là cường độ gió giật đã tăng thêm đến 4 cấp độ chỉ trong vòng 8 tiếng đồng hồ qua). Không chỉ sức gió khủng khiếp, mà áp suất cũng xuống mức sát kỷ lục trong năm ở vào khoảng 905 mbar (một áp suất có sức tàn phá rất thảm khốc). Ngoài áp suất ra, còn có chỉ số kỹ thuật dvorak lên tới T7.5 (mức chỉ số kỹ thuật T7.5 ngang ngửa siêu bão cuồng phong Tip mạnh nhất “Lịch Sử Nhân Loại” tính đến thời điểm hiện tại). Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là cường độ mạnh nhất của cơn bão, ngày hôm nay (13/9), chính thức cơn bão đạt cấp độ mạnh nhất. Các cơ quan của Mỹ cũng như quốc gia khác đã tiếp tục nâng dự báo sức mạnh của siêu bão cuồng phong này lên 295km/h (cấp 21) và giật tới 360km/h (tương đương cấp 24) (nghĩa là vận tốc gió tối đa và gió giật đều đã được tăng thêm 1 chỉ số). Hết sức nguy hiểm. *Cảnh Báo: Siêu bão đang có xu hướng di chuyển nhanh và chếch xuống phía nam khá nhiều. Giờ đây.! Dự báo của các cơ quan khí tượng trên thế giới đã thay đổi một cách “chóng mặt” trước hướng đi và cường độ, để bắt kịp với tốc độ thay đổi “liên tục” từ siêu bão. Không chỉ dừng ở đó, bây giờ cả thế giới đang dồn sự tập trung chú ý vào siêu bão có tính “hủy diệt” này. *Khẩn Cấp: Ngay từ lúc này, phía khu vực Đông Bắc Biển Đông sẽ ngày càng có gió mạnh lên, khoảng rạng sáng ngày mai (14/9); khi bão tiến sát gần hơn thì cấp bão cũng sẽ được tăng lên từ cấp 15-18 và giật cấp 20-23. Tuy nhiên; sang ngày 15/9 khi siêu bão bắt đầu suy yếu dần, nhưng cường độ vẫn giữ ở mức rất mạnh. *Đặc Biệt Chú Ý: Theo dự báo hướng đi mới nhất thì có từ 5-10% khả năng bão sẽ đổi hướng đi về phía vùng biển Việt Nam. Do bão đang có dấu hiệu di chuyển xuống phía nam khá nhiều, chính vì thế mà tình hình hiện nay rất gấp gáp. Không thể để chủ quan và có sự chậm trễ: Đề nghị mọi tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam hãy nhanh chóng thoát ra khỏi vùng nguy hiểm của bão trước ngày 14/9. Vùng nguy hiểm của bão được đánh dấu trong khoảng 20 độ vĩ bắc trở lên, và từ 110-120 độ kinh đông đổ lại. Yêu cầu toàn bộ người dân Việt Nam nằm trong vùng dự báo “có thể” có khả năng hướng bão sẽ ảnh hưởng và đi tới, cần đặc biệt lưu ý và cập nhật thường xuyên các bản tin mới nhất của siêu bão này trên page hoặc phương tiện thông tin đại chúng. Xin nhắc lại !!! Đây là một siêu bão có sức mạnh được mô tả là có tính “hủy diệt”. Đề nghị mọi người dân thực hiện nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của siêu bão cuồng phong Meranti này. Tin phát lúc: 07h50′ (13/9) Nguồn: Trung Tâm Khí Tượng Thủy Văn Cộng Đồng Quốc Gia ======================= Có nên coi siêu bão Meranti này là một thiên tai mang tính cảnh báo mà lão Gàn nói tới không nhỉ? Phải đợi kết quả của nó đã. Có thể lão Gàn chưa xác nhận và chờ đợi một thiên tai khác. Từ nay đến 16/ 9 Bính Thân Việt lịch còn cả tháng nữa lận. Để xem thế nào! Chứ mấy trận động đất vừa rồi chỉ là "dở hơi". Công lực đang bị suy giảm. Nên chưa quyết định được. Híc.2 likes
-
TRUNG TÂM NCLH ĐÔNG PHƯƠNG THÔNG BÁO CHIÊU SINH TTNC LHDP Tuyển sinh lớp PTLV ứng dụng do đích thân Sư phụ Thiên Sứ giảng dạy. Toàn bộ chương trình học sẽ được thực hiện qua Video do Sư phụ Thiên Sứ giảng. Các buổi offline thường xuyên sẽ do Hoàng Triệu Hải và Thiên Luân đảm nhiệm. Chương trình học sẽ chính thức đưa vào topic này sau khi đủ số học viên đăng ký, Thành viên trung tâm có nhu cầu tham gia học, có thể đăng ký tại topic này. Đề nghị khi đăng ký ghi rõ địa chỉ, tên thật, email và số đt liên lạc. Trân trọng MĐQ PS: Chỉ đăng ký. Chưa phải đóng tiền học phí.1 like
-
Mời các quý vị nghe nhạc Trung Thu hoặc cho con cháu nghe để vui Trung Thu - một truyền thống văn hóa Đông phương có cội nguồn Việt.1 like
-
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Ngày/Đêm Trích hội thảo: “PGS TS Hà Minh cũng cho rằng, SGK Ngữ văn nên có bảng tra cứu từ và yếu tố Hán Việt nhưng phải có nguyên văn chữ Hán Nôm và giải thích chữ Hán Nôm đó để học sinh hiểu nghĩa từ nguyên”. Hết trích Chẳng cần phải nại đến chữ Nho, chữ Hán, chữ Nôm để hiểu được từ nguyên của tiếng Việt. Âm vận tiếng Việt vô cùng phong phú, mà một tiếng phát ra là đã thành một từ tức đủ một ý nghĩa trọn vẹn. Cho nên chỉ cần phân tích “Nôi khái niệm” là hiểu từ nguyên và thấy rõ là mọi từ như âm đọc của chữ Nho hay chữ Hán hiện đại chỉ là một thiểu số trong âm vận tiếng Việt mà thôi. Kí tự Latin để kí âm tiếng Việt là chính xác, chỉ có nhược điểm là để ghi một âm tiết rất ngắn phải dùng đến ba bốn kí tự Latin làm cho con chữ thành ra dài loằng ngoằng. Trong khi khí tự kí âm của chữ Việt cổ mà cụ nhà giáo Đỗ Văn Xuyền đã phục hồi thì âm tiết ấy chỉ kí bằng một kí tự rất gọn, chiếm giấy chỉ bằng một chữ 0 của Latin. Ví dụ từ Huỵch Toẹt, âm vận “uych” mất 4 kí tự, âm vận “oẹt” mất 3 kí tự. Xét Nôi khái niệm thì sẽ thấy những từ chỉ Ngày và Đêm của Hán ngữ hiện đại hay của chữ Nho cổ (tiếng Việt hàn lâm) đều chỉ là bộ phận nhỏ trong Nôi khái niệm Trắng/Đen (tương ứng Dương/Âm) của tiếng Việt dân gian mà thôi: Hán ngữ hiện đại gọi ngày là [ “Rư 日”] (dùng chữ Nhật 日), gọi đêm là [“Ye 夜”] (dùng chữ Dạ 夜), phát âm của Hán ngữ đặt trong ngoặc vuông [ ]. Nôi khái niệm “Trắng”: Trắng = Tráng 壯 = Sáng = Quang 光 = Rạng = Rõ = “Rõ Chứ!” = [ Rư 日] = Rực = Nhực 日= Nhật 日. Rạng = Lãng 朗 = Lượng 亮 = Lời = BLơi = Trời = Trắng = Tráng = Giàng = Dương 陽. Sáng = Sớm = [“Sấn 晨”] = Thần 晨. Nôi khái niệm “Đen”: Đen = Mèn = Mun = Hun = Hôn 昏 = Hôm = Huân 熏 = Hối 晦 = Tối = Túi = Tăm = Đắm = =Đêm = Đậm = Âm 陰 = ["Yin 陰] = Om = Âm = Dâm = ‘Dâm Ạ!” = Dạ 夜= “Dạ 夜 Hề 兮!” = [“Ye 夜”] Sớm/Hôm = Thần 晨 /Hôn 昏 = ["Chén 晨 /Hun 昏"]. Sáng = Rạng = Rõ = Rực = Nhực = Nhật 日. Hôm = Hun = =Hôn 昏 = Hối 晦 = Tối = Túi = Tăm = Đắm = Đêm = Đen = Then = Thiên. Sáng = Soi = Rọi = Ray (Ray là tia năng lượng, tiếng Anh, gọi là Quang, Quang = Sáng, như “X Ray” là “X Quang”) = Ray = Ngày = “Ngày Trời” = Ngời = (từ đôi) Sáng Ngời. ( Hán ngữ chỉ có từ bằng chữ Nho, gọi ngày bằng chữ Nhật 日["Rư 日] hay Thiên 天 ["Thien 天], chứ trong Hán ngữ không có âm tiết Ngày = Ray, chỉ tia năng lượng sáng ngời, Nắng = Năng 能 = ["Nấng 能"] ). Đêm = Đậm = Đen = (vì Đậm = Lầm = Thâm = Than, nên “Than Đen” = Then) = Then, và từ Then được mượn chữ nho để kí âm là chữ Thiên 天, do vậy mà Thiên 天 dùng chỉ đêm trong khi Nhật 日dùng chỉ ngày . Ngày/Đêm (viết bằng chữ Nhật日 / Thiên天) = =Sớm/Hôm (viết bằng chữ Thần 晨 / Hôn 昏). “Sớm Hôm chăm chỉ học hành” nghĩa là ngày hôm nào cũng chăm chỉ học cả ban ngày cả ban đêm. Từ Hôm thì giọng Nghi Lộc, Nghệ An còn phát âm là “Hom” như câu “Trời túi hom hom, dầu đèn nỏ có, chó ăn lộn ngài, ngài ăn lộn chó” (tối quá lại không có đèn, không nhìn thấy, nên người và chó ăn lầm bát của nhau). Những từ đôi chỉ ban ngày như Sáng Ngày, Sáng Sớm; những từ đôi chỉ ban đêm như Đêm Hôm (“Cái Đêm Hôm ấy đêm nào”), Tối Hôm, Đêm Tối, Đêm Đen. Một chu kỳ thời gian 24 giờ gọi tắt là một Chu 周, tiếng Tày gọi là một “Vằn” tức một Vận, là một chu kỳ vận động của trái đất xoay quanh trục của nó. Từ Ban ở đây là chỉ một nửa của chu kỳ 24 giờ, tức lướt lủn “Bán 半Chu 周” = Ban, nên chỉ cần nói “ban ngày” là hiểu ngay đó là nửa chu kỳ sáng của 24 gờ tức bằng 12 giờ có ánh sáng mặt trời; chỉ cần nói từ “ban đêm” là hiểu ngay là nửa chu kỳ tối của 24 giờ, tức bằng 12 giờ không còn ánh sáng mặt trời. Nếu nói "nửa ban ngày" hay "nửa ban đêm" là nói thừa chữ "nửa". Từ đối Ngày/ Đêm = =Ngày/Hôm. Do vậy mà có cụm từ Ngày Hôm trước, Ngày Hôm nay, Ngày Hôm sau. Chu kỳ 24 giờ chia thành hai nửa thời gian sáng và tối được khái niệm bằng từ đối Sớm/ Hôm viết bằng chữ Thần 晨 / Hôn 昏, hoặc bằng từ đối Ngày /Đêm viết bằng chữ Nhật 日 / Thiên 天. Nếu nói nguyên cả chu kỳ 24 giờ thì phải nói thành những khái niệm “Ngày Đêm trước” (hay “Ngày Hôm trước”), “Ngày Đêm nay” (hay “Ngày Hôm nay). Thời gian của một cặp đối Ngày/Hôm là đúng 24 giờ, trong đó Ngày là nửa có sáng gọi là ban sáng, Hôm là nửa có tối gọi là ban tối. Nhưng do thói quen hay nói tắt, người ta đã chỉ nói gọn là “Ngày”, coi như đại diện luôn cho cả ban sáng và ban tối là tròn 24 giờ, hoặc chỉ nói gọn là “Hôm”, coi như đại diện cho cả ban sáng và ban tối. Cho nên mới có khái niệm Ngày qua (hay Hôm qua), Ngày nay (hay Hôm nay), Ngày mai (hay Hôm mai), mai nghĩa là mới, Mới = Mai ( tiếng Thái Lan) = Mạy (tiếng Lào). Chu kỳ Nhật 日 / Thiên 天 thì Hán ngữ dùng tắt chỉ một chữ hoặc Nhật 日, hoặc một chữ Thiên 天; Ngày Nay là Kim Nhật 今日 hay Kim Thiên 今天; còn Ngày Mai là Minh Thiên 明天, tức đã sáng (Minh 明) cái Đêm = Đen = Then (Thiên 天) của Hôm trước thì thành Minh Thiên 明天, tức Hôm sau, tức Ngày mai. Như trên đã phân tích từ nguyên: Từ Trời thuộc Nôi khái niệm “Trắng” nên từ Trời và chữ Nhật 日đều dùng chỉ ban Ngày. Muốn nói ý riêng nhiều cái ban ngày liền nhau thì dùng từ đôi Ngày Trời. Chữ Dạ 夜thuộc Nôi khái niệm “Đen (rõ ràng là cái chữ nho Dạ 夜ấy nó là gốc Việt chứ không phải là “từ Hán-Việt”) nên chữ Dạ 夜và từ Đêm hay Hôm đều dùng chỉ ban Đêm. Muốn nói ý riêng nhiều cái ban đêm liền nhau thì dùng từ đôi Đêm Hôm, Đêm Dạ. Ví dụ nói người mẹ bận rộn công việc để nuôi con đến mức liên tục các ban ngày làm ngoài đồng, các ban đêm ngồi may áo cho con, không được thừa hưởng cả giấc ngủ tròn, thì đó là: “Ngày Trời dãi nắng dầm mưa. Đêm Hôm khuya khoắt chẳng thừa giấc ngon” (Ngon ở đây nghĩa là ngủ, vì tiếng Tày thì “Nòn” nghĩa là ngủ, nên mới có lướt từ đôi “Ngủ Nòn” = Ngon); chứ làm gì có cái khái niệm ngố nghế là “Đêm Trời khuya khoắt” (?). Cái từ Trời là từ thuần Việt không ai cãi (BLơi = Lời = Trời, “Đức Chúa Trời” = “Đức Chúa Lời”, “côi lời” = =trên trời, cấp cao = “cấp côi”, từ đối Â/D nguyên thủy Cội/Côi, vì Cội thanh nặng ở thấp, Côi thanh nhẹ ở cao). Ấy vậy mà người Việt còn viết ra chữ Nho thành từ hàn lâm bằng nhấn “Trời Chú!” = Trú 晝,昼 [chữ này người Hán cũng dùng, nhưng phát âm là "Zhòu 昼" , chỉ ban ngày, chứ không thể dùng chỉ ban đêm, bởi từ Trời của người Việt là dùng chỉ ban ngày ]. Nhưng các TS lại nói: chữ Trú 晝 (giản thể 昼) là “từ Hán- Việt”, gốc Hán (!). Hai nửa tức hai ban của một Lăn (Luân 侖) tức một “Vằn” (Vận 運, Vận 運 thì chẳng khác gì Xe 車 Đi 辶) là Ngày / Đêm = Sớm / Hôm = Thần 晨 / Hôn 昏 = Trú 晝 / Dạ 夜 = Nhật 日 / Thiên 天. Ví dụ khác về sự lầm lẫn gọi “từ Hán-Việt”. TĐ Yếu tố Hán-Việt thông dụng, trang 463: “từ Ô 污 là từ Hán Việt, nghĩa là bẩn”. Lại không thấy rằng chữ Ô 污 là do từ Ỉa, Ỉa Bẩn viết bằng chữ Ô 污 Phân 糞. Bẩn viết thành chữ Phân 糞 cũng như Buồm viết thành chữ Phàn 帆, Bộn viết thành chữ Phồn 繁, Buồng viết thành chữ Phòng 房, Buông viết thành chữ Phóng 放 v.v . Nôi khái niệm thải cặn bã sau quá trình tiêu hóa (còn gọi là nôi khái niệm “Ị ra Cứt”) là: Ị = ỉa = Ô 污 = [ Wu 污] = Dơ = Nhơ = Nhớp = Nhúa = Úa = Uế 穢 = Ói = Hoi = Hôi = [Hui 穢] = Hám = =Hận = Bẩn = Phân 糞 = Cặn = Cứt. Trong nôi khái niệm này Hán ngữ đã mượn chữ Ô 污 Uế 穢 mà người Việt làm sẵn để dùng thành từ và phát âm lơ lớ là Wu 污 Hui 穢. Sự thải cặn bã tiêu hóa gọi là Buông Ỉa (cũng thường nói là Buồn Ỉa) và từ Buông Ỉa được viết bằng chữ Phóng 放 Uế 穢 và mặc nhiên người ta coi từ dân gian Buồn Ỉa (Buông Ỉa) là tục tĩu, còn từ hàn lâm Phóng Uế là sang trọng. Đó là thải chất cặn (đi ỉa), còn thải chất nước thì dùng động từ Chảy: Chảy = Thảy (vứt đi) = Thải (tiếng Thái cũng dùng nguyên từ này) = Đái (đi đái), tức là “Đẩy nước thải” = Đái. Ở đây cũng thấy từ Vứt bỏ (thảy) có nghĩa là không dùng được thì vứt đi, tức khuyên người ta chớ dùng, cũng đã sinh ra từ hàn lâm đồng nghĩa với nó mà có viết bằng chữ Nho, vì: Đứt = Dứt = Vứt = Vất = Vật 勿, chữ Vật 勿 cho đến ngày nay vẫn còn được dùng trong Hán ngữ với nghĩa là chớ, đừng. Còn trong tiếng Việt thì chỉ dùng từ Vứt = Vất , như mệnh lênh Vứt Bỏ! nghĩa là Chớ đụng !, khác gì Nỏ! = No! của tiếng Anh; (biến âm Vứt = Vất tương tự như Nhứt = =Nhất, nghĩa là “number one”). Ở đây cũng lại thấy rõ là một từ Ỉa đã nở ra từ dính cùng nôi khái niệm. Từ Ỉa (Ỉa có một âm tiết như kí hiệu một kẻ liền 一 tượng dương trong quẻ Dịch, “Kẻ Liền” = Kiền = =Càn = Còn. Trò ngày tết chơi “ném còn” là một trò diễn phồn thực của bên trai và bên gái mà rất tế nhị và sôi động: quả còn thì đặc, là quả “Còn Đặc” = Cặc; ném cho lọt qua cái vòng rỗng, Rỗng = Lộng = =Lồn); từ Ỉa đã theo QT Nở mà nở ra từ dính hai âm tiết (như kí hiệu hai gạch của một kẻ đứt 一一tượng âm trong quẻ Dịch, “Kẻ Đứt” = Cứt. Cứt = Đứt = Dứt = Vứt = Vất = Vật 勿, là sự phủ định “Chớ!”, Chớ! = Nỏ! = No! tiếng Anh). Từ Ỉa đã nở ra từ dính hai âm tiết là Ô-Uế, vì là từ dính nên không thể nói ngược là Uế Ô (kể cả Hán ngữ về sau mượn chữ Nho dùng , vẫn phải giữ nguyên cấu trúc từ dính Ô 污 - Uế 穢), nhưng dần dần hai Trứng (Tiếng) dính nhau đều trưởng thành, có thể tách ra thành hai từ đồng nghĩa đứng riêng Ô 污 và Uế 穢, nên từ ghép không có gạch nối giữa Ô Uế nghiễm nhiên trở thành từ đôi Ô Uế, và có thể đảo là Uế Ô. Những chất bài tiết ra ấy phải cho tiêu hủy đi, tại cái nơi riêng có làm cái cầu cho người ngồi bài tiết Ỉa hay Đái, gọi là cái Cầu Tiêu Những chất thải ra ấy phải cho tiêu hủy đi, tại cái nơi riêng có làm cái cầu cho nó, gọi là Cầu Tiêu (người Lê ở đảo Hải Nam cũng dùng và phát âm y chang từ “cầu tiêu”), cho nên nước đái còn gọi là nước tiêu hay nước tiểu (“Tiêu Chảy” = Tiểu). Nho viết lướt thành chữ “Nước Tiểu” = Niệu 溺 (尿), thế là có từ hàn lâm Niệu nghĩa là nước tiểu, và cái mạch dẫn nước tiểu trong cơ thể gọi là Niệu Đạo. TĐ Yếu tố Hán Việt thông dụng trang 293: “Niệu 尿 là từ Hán-Việt, từ gốc Hán” (!). Nhưng mẹ nó lại là từ Nước của tiếng Việt đấy ạ!. Nước = Nậm = Thâm (màu ngũ hành) = Thủy 水 = [shui 水], từ “Shui 水” nghĩa là nước của Hán ngữ dùng cũng có mẹ nó là từ Nước của tiếng Việt đấy ạ!. Ở đây lại thấy chữ Nhược 弱 là từ hàn lâm thế vị cho từ dân gian Yếu cũng lại là từ-chữ có gốc Việt nốt. Bởi nước là chất lỏng được quan niệm là nó mềm yếu chứ không cứng mạnh như chất sắt đá, nên cái tính mềm yếu “Như Nước” = Nhược, gọi là Nhược, bởi vậy chữ Nhược 弱 có nghĩa là Yếu. Hán ngữ mượn dùng chữ Nhược 弱của người Việt, lại đọc là [“Ruo 弱”], cái tính chất “Ruo 弱” (mềm yếu) chẳng có liên hệ gì chứng tỏ cùng nôi khái niệm với “Shui 水” (là nước) cả: không cùng tơi (phụ âm đầu) cũng không cùng rỡi (âm vận), khác xa quan hệ giữa Nhược với Nước (cùng rỡi “ươc”) trong tiếng Việt. Việt nho đã viết chữ (cứ về âm) là thiết “Nước Tiểu” = =Niệu 溺, và chính (cứ về ý) thì chữ Niệu 溺 đã biểu ý rõ nó là chất lỏng có tính mềm yếu: Niệu 溺 là Nước 氵+ Yếu 弱,cũng tức là “Nước Yếu” = Niệu . Cái gốc Việt của con chữ Nho là Niệu 溺 này đã biểu hiện rõ rành rành, hơn là Từ Điển đã hồ đồ cho nó là cái “tố gốc Hán”. Cũng như cái gốc Việt của chữ Nhược = Như Nước (“Như Nước” = Nhược 弱) cũng biểu hiện rõ rành rành: hai cái hình giống nhau của chữ Nhược 弱 biểu ý là Như, cộng thêm cái âm vận “Ược” đồng âm với “Ước” của Nước. Nhưng Từ Điển đã dẫn, trang 292, lại nói: “Nhược 弱 là từ Hán-Việt, là tố gốc Hán” (!). Hán ngữ hiện đại dùng chữ giản thể, Niệu 溺 viết lại là [“Niao 尿”]. Chữ giản thể (từ sau năm 1949) đã che lấp mất cái văn hóa gốc Việt của chữ Nho. Ví dụ Nho thì chữ Niệu 溺 về âm là Niệu tức “Nước Tiểu” = Niệu, về ý thì là “Nước 氵Yếu 弱” = Niệu 溺. Còn chữ “Niao 尿” giản thể thì nó đúng là chữ của người Hán đặt ra, về ý chữ đã không còn nhìn thấy bóng dáng Việt, chỉ còn phảng phất chút âm ở cái tơi Việt là “N” của từ Nước. Cũng tương tự như trường hợp của chữ Thân 親 mà bất kiến(亲, của chữ Ái 愛 mà bất tâm (爱).1 like -
Tây Thái Bình Dương nổi sóng vì tập trận 10:00 AM - 10/09/2016 Thanh Niên Ba thế lực quân sự lớn nhất thế giới sẽ tập trận liên tiếp tại vùng biển Tây Thái Bình Dương, bao gồm cả Biển Đông. Tàu sân bay USS Ronald Reagan sẽ tham gia tập trận ở Tây Thái Bình Dương Hải quân Mỹ Tin liên quan Mỹ, Nga, Trung Quốc lần lượt tập trận tại tây Thái Bình Dương Thủ tướng Nhật kêu gọi ông Putin giải quyết dứt điểm tranh chấp lãnh thổ Hai hạm đội Mỹ 'canh chừng' tây Thái Bình Dương Tờ Pacific Daily News hôm qua 9.9 dẫn thông báo từ Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ (USPACOM) cho biết sẽ tập trận hải quân quy mô lớn tại Tây Thái Bình Dương, cụ thể là ở ngoài khơi đảo Guam và quần đảo Mariana, từ ngày 12 - 23.9. Thông tin này được đưa ra không lâu sau khi Trung Quốc và Nga xác nhận lực lượng hải quân hai nước sẽ tiến hành tập trận chung tại Biển Đông, cũng bắt đầu từ 12.9 và kéo dài một tuần. Tuy cả ba nước đều khẳng định các cuộc diễn tập quân sự không nhằm vào bất cứ quốc gia nào song động thái trên được cho là nhằm phô diễn sức mạnh quân sự trong bối cảnh tình hình an ninh châu Á - Thái Bình Dương liên tục biến động. Quy mô rầm rộ Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ cho biết cuộc tập trận mang tên Valiant Shield 2016 quy tụ lực lượng từ không quân, hải quân, lục quân và thủy quân lục chiến của nước này. Tổng cộng có tới 18.000 quân nhân cùng 180 máy bay và 11 tàu chiến, bao gồm tàu tấn công đổ bộ USS Bonhomme Richard, tham dự cuộc tập trận. Bên cạnh đó, đội tàu chiến Mỹ tham gia diễn tập sẽ do tàu sân bay lớp Nimitz USS Ronald Reagan dẫn dắt. USS Ronald Reagan hiện đang đồn trú tại căn cứ Yokosuka, Nhật Bản và là tàu sân bay duy nhất đang được Washington triển khai tại châu Á - Thái Bình Dương. Theo Pacific Daily News, Lầu Năm Góc nhấn mạnh rằng Valiant Shield 2016 là cuộc diễn tập thường kỳ và không nhằm vào mục tiêu cụ thể nào. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định thời điểm tập trận “có thể không phải là trùng hợp” trong bối cảnh Nga - Trung cũng tập trận chung ở Biển Đông và Trung Quốc bị cáo buộc có ý đồ bồi đắp ở bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Philippines. Đó là chưa kể CHDCND Triều Tiên liên tục phóng tên lửa ra biển. Cũng nằm trong kế hoạch tập trận “thường kỳ”, Trung Quốc và Nga sẽ phối hợp diễn tập quân sự trên Biển Đông từ ngày 12 - 19.9, thông báo từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay. Đáng chú ý, theo Hãng tin Tass, phát ngôn viên Vladimir Matveyev của Quân khu miền Đông Nga cho biết thêm cuộc tập trận mang tên Joint Sea 2016, nhằm mục đích tập luyện bảo vệ tàu bè cũng như tiến hành đổ bộ. Moscow đã cử 5 tàu chiến gồm 2 tàu chống ngầm cỡ lớn Đô đốc Tributs và Đô đốc Vinogradov, tàu đổ bộ cỡ lớn Peresvet, tàu kéo Alatau và tàu chở dầu Pechenga đến Trạm Giang, Trung Quốc để tham gia Joint Sea 2016. Đô đốc Tributs và Đô đốc Vinogradov là 2 tàu khu trục chống ngầm lớp Udaloy I, được đóng cho hải quân Liên Xô trước đây, mỗi tàu có độ choán nước 6.930 tấn. Các chiến hạm này còn có khả năng chống tàu nổi, được trang bị tên lửa đối hạm siêu thanh P-270 Moskit. Trong khi đó, Peresvet là tàu đổ bộ lớp Ropucha, có khả năng chở 10 xe tăng tác chiến chủ lực hoặc 12 xe bọc thép chở quân cùng 230 - 340 binh sĩ. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn chưa công bố lực lượng tham gia và địa điểm tập trận cụ thể. Theo giới quan sát, sự mập mờ này có thể nhằm tạo cảm giác nghi ngờ Joint Sea 2016 sẽ diễn ra trong những khu vực có tranh chấp, từ đó dẫn đến ấn tượng là Nga ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, có vẻ như Moscow cũng đang nỗ lực cân bằng giữa quan hệ đang rất tốt đẹp với Bắc Kinh và vấn đề Biển Đông. Chuyên san The Diplomat chỉ ra rằng đội tàu Nga được triển khai lần này có quy mô tương đối nhỏ, thiếu vắng các chiến hạm đời mới và không có tàu ngầm. Tàu khu trục chống ngầm Đô đốc Vinogradov của Nga sắp tập trận với Trung Quốc tại Biển Đông Ảnh: Narod Tham vọng quân sự hóa Cũng trong hôm qua 9.9, Bộ trưởng Không quân Mỹ Deborah Lee James chỉ trích Trung Quốc đang theo đuổi ý đồ “quân sự hóa” Biển Đông và bà khẳng định Mỹ có thể tiến hành nhiều hơn nữa các hoạt động trên biển cũng như trên không nhằm bảo đảm an ninh và tự do lưu thông trong khu vực. “Chúng tôi nhận thấy đang có tình trạng quân sự hóa trên một số đảo, như xây đường băng, dựng tháp chỉ huy và kiểm soát. Đây rõ ràng là hành động quân sự hóa nhằm phô diễn sức mạnh để làm một điều gì đó. Và điều đó là gì, hẳn ai cũng có thể đoán ra”, tờ The Washington Free Beacon dẫn lời bà James nhận định khi được hỏi về tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông. Bộ trưởng Mỹ nhấn mạnh mong muốn của chính quyền Tổng thống Barack Obama là tìm giải pháp cho vấn đề Biển Đông thông qua các kênh ngoại giao. Thế nhưng, những nỗ lực này cho đến nay vẫn không thể ngăn chặn các hoạt động phi pháp của Bắc Kinh. Vì thế, bà James tuyên bố Washington sẽ tiến hành thêm nhiều hoạt động hàng hải và trên không để thực hiện quyền tự do đi lại trong khu vực. Bà cho biết không quân Mỹ đã “định kỳ thực hiện quyền tự do đi lại trên không của chúng tôi” đồng thời triển khai thêm 3 oanh tạc cơ tới căn cứ quân sự của nước này trên đảo Guam hồi tháng trước nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương. “Chắc chắn sẽ có thêm nhiều hoạt động nữa”, Bộ trưởng Không quân Mỹ khẳng định. Huỳnh Thiềm =================== Hi. Các sĩ phu Giao Chỉ cứ việc uống trà ngon, hút thuốc thơm, ăn bánh Trung Thu ...xem tập trận. Rồi xem cái thế giới này nhớn nhác vì một thiên tai thuộc hàng khủng, tuy ko gây hậu qủa nghiêm trọng, nhưng xác định khả năng của sức mạnh vũ trụ. Sau rằm tháng 9, "Tập hợp lớn nhất" sẽ giải quyết vấn đề.1 like
-
Kết thúc hội nghị G20: Càng bàn càng bí 07:16 AM - 07/09/2016Thanh Niên Nội dung tuyên bố chung của hội nghị G20 không chỉ ra được giải pháp cụ thể và khả thi hoặc định hướng giải pháp cho những vấn đề lớn hiện nay. Hội nghị G20 diễn ra tại Hàng Châu, Trung Quốc khởi đầu bằng một chương trình nghị sự đồ sộ và kết thúc lại không có giải pháp cho các vấn đề được nêu ra. Reuters Tin liên quan Những quân sư quyền lực của ông Tập Cận Bình cho thượng đỉnh G20 Tranh cãi lễ tân phủ bóng hội nghị G20 Tổng thống Putin và Tổng thống Obama đồng ý gặp nhau tại G20 Kết thúc hội nghị cấp cao ở Hàng Châu (Trung Quốc), các thành viên G20 đã thông qua tuyên bố chung. Những gì được thể hiện trong đó, kể cả chương trình hành động chung nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới, bao quát đầy đủ các vấn đề lớn, thời sự và phức tạp hiện nay. Tuy nhiên, nội dung tuyên bố lại không chỉ ra được giải pháp cụ thể và khả thi hoặc định hướng giải pháp cho những vấn đề ấy. Cho nên đánh giá hội nghị thành công hay thất bại tùy thuộc vào giác độ nhìn nhận và mối quan tâm riêng của từng thành viên G20 cũng như dư luận bên ngoài. Chương trình nghị sự của hội nghị thật đồ sộ, từ chống khủng bố đến vấn đề người tị nạn, từ bảo vệ khí hậu trái đất đến thúc đẩy tăng trưởng, từ chủ nghĩa bảo hộ đến chống trốn thuế, lậu thuế, từ tỷ giá hối đoái của các đồng tiền đến hợp tác phát triển, từ giá dầu lửa đến tình trạng dư thừa thép trên thị trường, từ vấn đề Ukraine đến chiến tranh ở Syria. Nếu kể thêm cả vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên lẫn tình hình Biển Đông với ý đồ và hành động xâm lấn của Trung Quốc thì gam màu bức tranh về thế giới thể hiện ở hội nghị này của G20 thật ảm đạm. Vậy mà G20 vẫn chỉ đề cập vấn đề chứ không có được giải pháp. Hội nghị G20 lần này quy tụ các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất thế giới, nhưng kết quả đạt được lại rất mơ hồ Reuters Với kết quả như vậy, hội nghị ở Hàng Châu cho thấy G20 vẫn chưa có được bước chuyển đáng kể để xứng đáng là khuôn khổ diễn đàn đa phương thích hợp nhất hiện tại đối với việc giải quyết mọi vấn đề của thế giới, thậm chí càng bàn càng bí. Nó vẫn dày về danh mà mỏng về thực chất. La Phù ==================== Từ rất lâu, sau khủng khoảng kinh tế thế giới 2008, lão Gàn vẫn phán rằng: các kiểu G + hoặc - đều chỉ tốn bia và chẳng giải quyết được cái gì cho cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu. Lão nói thẳng: Theo quy luật cân bằng Âm Dương của Lý học thì mọi sự phát triển kinh tế đời sống xã hội, đều phải có một hình thái ý thức xã hội cân bằng với nó. Sự hội nhập toàn cầu thì cần một lý thuyết thống nhất. Lão đã chỉ ra lý thuyết thống nhất đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt. Nhưng các vị không quan tâm thì đương nhiên sự hội nhập này dù có xẩy ra trong tương lai, cũng sẽ chỉ là một sự hội nhập cưỡng bức bằng sức mạnh, hoặc các thủ đoạn kinh tế chính trị. Nó sẽ không thể ổn định và sớm muộn cuộc hội nhập sẽ tan rã làm suy thoái cả một nền văn minh - cho dù bất cứ một quốc gia nào làm bá chủ thế giới. Do nó không thể hiểu được những quy luật phát triển. Và đương nhiên , nó không thể điều hành một cách khách quan và phù hợp với quy luật phát triển. Do đó, nếu như cả một xu thế hội nhập còn phải tan rã, thì những cái G cộng trừ đủ kiểu - Xin lỗi - chẳng nghiã lý gì. Mặc dù nó tụ tập toàn chính khứa và các chuyên gia đầu bảng. Thất bại là hiển nhiên. Diễn tả một cách dễ hiểu nhất là: "Tốn bia và chẳng được cái tích sự gì!".1 like
-
Lại hài nữa đây. Hì. ==================== Ông Tập Cận Bình phát biểu nhầm trong diễn văn tại G20 Hải Võ | 06/09/2016 10:37 Nhà chức trách Trung Quốc vào cuộc kiểm duyệt gắt gao để loại bỏ mọi thông tin, bình luận về vụ ông Tập Cận Bình đọc nhầm câu cổ ngữ của nước này trước các lãnh đạo G20. (Ảnh: EPA) Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, phát biểu tại Hội nghị cấp cao Doanh nghiệp toàn cầu (B20) hôm 4/9 tại thành phố Hàng Châu, nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã dẫn câu cổ ngữ của nước này để đánh giá về tình hình kinh tế toàn cầu: "Khinh quan dịch đạo, thông thương khoan nông". Tuy nhiên, chữ "nông" (农) có biểu hình rất giống với chữ "y" (衣) trong tiếng Hán, nên ông Tập đã đọc câu văn trên thành "khoan y" chứ không phải "khoan nông". Pha nhầm lẫn của nhà lãnh đạo Trung Quốc trước hàng loạt lãnh đạo thế giới đã nhanh chóng gây bão, khiến cơ quan chức năng của nước này phải lập tức vào cuộc kiểm duyệt cụm từ "thông thương khoan y" trên các mạng xã hội và mạng điện thoại. VOA cho hay, việc các chính khách nhầm lẫn trong khi đọc diễn văn không có gì bất thường, dù là ở Trung Quốc hay các nước khác, nhưng vụ việc hôm 4/9 trở nên căng thẳng bởi nó khơi dậy nghi vấn về trình độ học vấn của ông Tập Cận Bình. Đây vốn là một đề tài nhạy cảm ở Trung Quốc. Theo lý lịch được Trung Quốc công khai, thời kỳ Cách mạng văn hóa (1966-1976), ông Tập phải bỏ dở việc học tập ở trường trung học để đi làm tại vùng nông thôn tỉnh Thiểm Tây. Giai đoạn này, Trung Quốc đã hủy bỏ kỳ thi đại học trên toàn quốc. Đến năm 1975, ông được đề cử vào học tại Đại học Thanh Hoa và tốt nghiệp tại khoa Kỹ thuật hóa chất vào năm 1979. Từ 1998-2002, Tập Cận Bình theo học lớp nghiên cứu sinh tại chức và lấy bằng Tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục tư tưởng chính trị và lý luận chủ nghĩa Marx tại Học viện khoa học xã hội nhân văn, Đại học Thanh Hoa. theo Thế giới trẻ ==================== Các chính khứa đẳng cấp quốc tế rất vui tính. Thi nhau diễn hài. Lão Gàn định đi ngủ trưa, mà phải tỉnh lại để cười cái đã. "Khoan y" có thể hiểu là "chưa mặc quần áo". Ka. Ka. Ka. Hì. Cho nên lão Gán đã phán là : "Cái G20 này đổ bể thì không đến nỗi. Nhưng rất hài". Trong lịch sử văn minh nhân loại, có chú hề đóng giả vua. Nhưng hầu như chưa có vua đóng vai hề. Bởi vậy, lão mới khuyên quý vị ai rách việc vào xem "vua diễn hề". Ka. Ka, Ka,1 like
-
Lão đây nói rồi! Từ nay đến hết nửa đầu tháng 9 Bính Thân Việt lịch, thiên hạ tha hồ chém gió. Từ các đầu nậu chính trị đẳng cấp quốc tế, cho đến bà ve chai đều được quyền thể hiện chính kiến các thể loại. Lão Gàn không đánh thuế. Sau ngày này, "Tập hợp lớn nhất bao trùm tất cả mọi tập hợp và không có tập hợp nào lớn hơn nó" sẽ quyết định vấn đề. Tôi tin rằng sau thời gian đó, mọi người sẽ hiểu rất rõ: "Trên Thiên Đường không có dân chủ".1 like
-
Rất hài! Không nằm ngoài dự đoán của lão Gàn. Nhưng đây không phải chuyện hài kiểu "Ngộ quá! Lại coi" trong cổ tích Việt Nam. Mà là chuyện hài chính trị ở đẳng cấp quốc tế. Đạo diễn vở kịch hài này là Bắc Kinh và diễn viên hài bất đắc dĩ là biểu tượng quốc gia hùng mạnh nhất hành tinh: Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obam. Đằng sau vở kịch hài này là sự thể hiện sức mạnh của Bắc Kinh sẵn sàng thách thức Hoa Kỳ trong việc giành ngôi bá chủ thế giới. Trong đó không loại trừ việc kết thúc "Canh bạc cuồi cùng" bằng chiến tranh. Mọi cánh cửa ngoại giao đã khép lại. Đây là điều lão nói từ lâu rồi. Và điều đó xác định rằng: Sự đối đầu Mỹ Trung sẽ rất quyết liệt trên khắp các mặt trận kinh tế, chính trị và cả "sự tiếp tục của chính trị bằng thủ đoạn khác"; tức là chiến tranh. Tuy nhiên lão cũng nói rồi: Các vị đầu nậu chính trị quốc tế cứ chém gió thoải mái. Lão đây không đánh thuế, cho đến hết nửa đầu tháng 9 Bính Thân Việt lịch.1 like