-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 07/09/2016 in all areas
-
Kết thúc hội nghị G20: Càng bàn càng bí 07:16 AM - 07/09/2016Thanh Niên Nội dung tuyên bố chung của hội nghị G20 không chỉ ra được giải pháp cụ thể và khả thi hoặc định hướng giải pháp cho những vấn đề lớn hiện nay. Hội nghị G20 diễn ra tại Hàng Châu, Trung Quốc khởi đầu bằng một chương trình nghị sự đồ sộ và kết thúc lại không có giải pháp cho các vấn đề được nêu ra. Reuters Tin liên quan Những quân sư quyền lực của ông Tập Cận Bình cho thượng đỉnh G20 Tranh cãi lễ tân phủ bóng hội nghị G20 Tổng thống Putin và Tổng thống Obama đồng ý gặp nhau tại G20 Kết thúc hội nghị cấp cao ở Hàng Châu (Trung Quốc), các thành viên G20 đã thông qua tuyên bố chung. Những gì được thể hiện trong đó, kể cả chương trình hành động chung nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới, bao quát đầy đủ các vấn đề lớn, thời sự và phức tạp hiện nay. Tuy nhiên, nội dung tuyên bố lại không chỉ ra được giải pháp cụ thể và khả thi hoặc định hướng giải pháp cho những vấn đề ấy. Cho nên đánh giá hội nghị thành công hay thất bại tùy thuộc vào giác độ nhìn nhận và mối quan tâm riêng của từng thành viên G20 cũng như dư luận bên ngoài. Chương trình nghị sự của hội nghị thật đồ sộ, từ chống khủng bố đến vấn đề người tị nạn, từ bảo vệ khí hậu trái đất đến thúc đẩy tăng trưởng, từ chủ nghĩa bảo hộ đến chống trốn thuế, lậu thuế, từ tỷ giá hối đoái của các đồng tiền đến hợp tác phát triển, từ giá dầu lửa đến tình trạng dư thừa thép trên thị trường, từ vấn đề Ukraine đến chiến tranh ở Syria. Nếu kể thêm cả vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên lẫn tình hình Biển Đông với ý đồ và hành động xâm lấn của Trung Quốc thì gam màu bức tranh về thế giới thể hiện ở hội nghị này của G20 thật ảm đạm. Vậy mà G20 vẫn chỉ đề cập vấn đề chứ không có được giải pháp. Hội nghị G20 lần này quy tụ các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất thế giới, nhưng kết quả đạt được lại rất mơ hồ Reuters Với kết quả như vậy, hội nghị ở Hàng Châu cho thấy G20 vẫn chưa có được bước chuyển đáng kể để xứng đáng là khuôn khổ diễn đàn đa phương thích hợp nhất hiện tại đối với việc giải quyết mọi vấn đề của thế giới, thậm chí càng bàn càng bí. Nó vẫn dày về danh mà mỏng về thực chất. La Phù ==================== Từ rất lâu, sau khủng khoảng kinh tế thế giới 2008, lão Gàn vẫn phán rằng: các kiểu G + hoặc - đều chỉ tốn bia và chẳng giải quyết được cái gì cho cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu. Lão nói thẳng: Theo quy luật cân bằng Âm Dương của Lý học thì mọi sự phát triển kinh tế đời sống xã hội, đều phải có một hình thái ý thức xã hội cân bằng với nó. Sự hội nhập toàn cầu thì cần một lý thuyết thống nhất. Lão đã chỉ ra lý thuyết thống nhất đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt. Nhưng các vị không quan tâm thì đương nhiên sự hội nhập này dù có xẩy ra trong tương lai, cũng sẽ chỉ là một sự hội nhập cưỡng bức bằng sức mạnh, hoặc các thủ đoạn kinh tế chính trị. Nó sẽ không thể ổn định và sớm muộn cuộc hội nhập sẽ tan rã làm suy thoái cả một nền văn minh - cho dù bất cứ một quốc gia nào làm bá chủ thế giới. Do nó không thể hiểu được những quy luật phát triển. Và đương nhiên , nó không thể điều hành một cách khách quan và phù hợp với quy luật phát triển. Do đó, nếu như cả một xu thế hội nhập còn phải tan rã, thì những cái G cộng trừ đủ kiểu - Xin lỗi - chẳng nghiã lý gì. Mặc dù nó tụ tập toàn chính khứa và các chuyên gia đầu bảng. Thất bại là hiển nhiên. Diễn tả một cách dễ hiểu nhất là: "Tốn bia và chẳng được cái tích sự gì!".4 likes
-
Tôi một lần nữa khẳng định rằng: Cá nhân tôi ủng hộ Thuyết Tiến hóa. Và rằng: "Dù người ta có tìm ngay ra một đàn khủng long còn sống thì cũng không làm thay đổi quan điểm của tôi". Nay có bài viết về sự đầu thai này. Nó không hề làm tôi thay đổi quan điểm. Có thể nói: Với khả năng nhận thức của nền văn minh hiện nay phát triển rất nhiều các đây 500 năm trước. Và sau 300 năm nữa thì con người của tương lai sẽ lại nhìn thấy sự hiểu biết của nền văn minh hiện nay rất lạc hậu. Những thành tựu đạt được của ngày hôm nay thuộc về nền văn minh này được coi là tiên tiến; Nhưng nó sẽ chẳng là cái gì so với 300 năm sau nữa. Và tất cả những gì mà nền văn minh này tự hào thực ra nó vẫn bị giới hạn bởi nhận thức trực quan. Nó phải "nhìn thấy" nó mới gọi là được "khoa học công nhận". Đầu tiên, con người "nhìn thấy" bằng mắt thường. Sau đó "khoa học phát triển", con người nhìn rõ hơn bằng kính hiển vi. Rồi ngày nay, các phương tiện kỹ thuật nghe nhìn khiến con người "nhìn thấy" mọi thứ. Ở những nơi này họ gọi là văn minh phát triển. Còn ở những nơi phương tiện kỹ thuật thiếu thốn "vùng sâu vùng xa", thiếu phương tiện không nhìn thấy; họ gọi là lạc hậu. Vì họ tiếp tục bị gọi là "người trần mắt thịt", chỉ vì thiếu phương tiện kỹ thuật nghe nhìn. Và với phương tiện kỹ thuật nghe nhìn ngày càng tinh vi, họ gọi đó là sự phát triển của nền văn minh.Vì nó là nền tảng xác định sự phát triển của nền văn minh, khi các nhà khoa học ngày càng "nhìn thấy" nhiều thứ. Họ đã nhìn được không phải chỉ là những con vi trùng, như gần 300 năm trước. Mà họ đã nhìn thấy cả hạt Cơ bản. Họ đã có khả năng cho các hạt cơ bản va chạm vào nhau để tìm "Hạt của Chúa". Việc đi tìm "Hạt của Chúa" là đỉnh cao của nền văn minh hiện nay. Với tham vọng khám phá tất cả bí mật của vật chất nói chung. Nhưng tất cả tri tuệ đỉnh cao của nền văn minh này đã thất bại và không nằm ngoài sự tiên tri, nhân danh tri thức chính thống của nền văn minh Đông phương, có cội nguồn văn hiến Việt. Tôi đã khẳng định điều này bằng một topic riêng, ngay trong diễn đàn này. Tất nhiên, loại bỏ cái đám tiểu nhân láo nháo, háo danh và bần tiệngiải thích rằng tôi gặp may, thì đây vẫn cứ là một thất bại đỉnh cao của cả một nền văn minh hiện nay, trước di sản còn lại của một nền văn minh cổ xưa, nhân danh nền văn hiến Việt. Sự thất bại của nền văn minh này trong việc đi tìm "Hạt của Chúa", chính là sự thất bại có tính nền tảng của nền văn minh này, Chính vì nó mới chỉ dừng lại ở nhận thức trực quan. Nó thiếu hẳn nền tảng của một phương pháp tổng hợp những hiện tượng và sự kiện được "nhìn thấy", để có một lý thuyết hoàn chỉnh giải thích những cái mà nó đã "nhìn thấy". Những thứ lý thuyết - được coi là tiên tiến, mũi nhọn của nền văn minh hiện nay - như thuyết Lượng tử, Lý thuyết Dây, thuyết Tương Đối...chỉ là những lý thuyết phản ánh cục bộ và sự giải thích có tính tổng hợp còn hạn chế, nên khả năng dự báo cũng rất hạn chế và chỉ mang tính cục bộ. Có lẽ cần phải nói thẳng là sự phát triển của nền văn minh hiện nay đã bế tắc. Bởi vậy, mọi sự tranh biện khoa học - cụ thể của tiểu luận này liên quan đến thuyết Tiến hóa - của giới khoa học tinh hoa; cũng chỉ là lấy những hiện tương trực quan, cục bộ, theo kiểu zen của Khủng Long được tìm thấy, hiện tượng đầu thai...Xin lỗi! Hôm nay tôi nói thẳng để chấm dứt cuộc tranh luận này ở diễn đàn Lý Học Đông phương - rằng: Nếu Chúa có xuất hiện ngay tại phố đi bộ ở Hồ Hoàn Kiếm thì tôi vẫn sẵn sàng tranh luận với Ngài về tính chân lý của Thuyết Tiến Hoa và tôi tin Ngài sẽ ủng hộ tôi. Bởi vậy, hiện tượng zen Khủng Long, hiện tượng đầu thai...không phải là luận cứ để bác bỏ thuyết Tiến Hóa. Tôi cũng mong rằng Việt Hà sẽ không đưa tiếp tục vài cái hiện tượng trực quan này như là một sự phản biện thuyết Tiến Hóa mà tôi ủng hộ. Việt Hà có thể mở hẳn một topic riêng, trong đó đưa là những luận cứ căn bản của Thuyết Tiến Hóa và phản biện. Không nên viết vào đây làm loãng chủ đề. Nếu những nhà khoa học tinh hoa và các tổ chức khoa học uy tín quốc tế, muốn biết bất cứ điều gì liên quan đến các chủ đề của vũ trụ này, hãy tổ chức hội thảo và tôi sẽ thuyết trình và quý vị phản bác. Có thể bắt đầu bằng chủ đề: "Vì sao không thể có Hạt Của Chúa"; "Vật chất tối là gì?", "Cơ chế tương tác của vũ trụ"; "bản thể và sự tiến hóa của vũ trụ"....và cả "Thuyết Tiến Hóa", vì sao nó đúng! Nhưng phải là những trí thức tinh hoa. Tôi sẽ không tham gia với bất cứ ai cũng có thể có mặt. Thí dụ như đẳng cấp giáo sư tiến sĩ vật lý hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng, hoặc vài vị giáo sư nói mà chẳng biết mình đang nói cái gì. .4 likes
-
Lão đây nói rồi! Từ nay đến hết nửa đầu tháng 9 Bính Thân Việt lịch, thiên hạ tha hồ chém gió. Từ các đầu nậu chính trị đẳng cấp quốc tế, cho đến bà ve chai đều được quyền thể hiện chính kiến các thể loại. Lão Gàn không đánh thuế. Sau ngày này, "Tập hợp lớn nhất bao trùm tất cả mọi tập hợp và không có tập hợp nào lớn hơn nó" sẽ quyết định vấn đề. Tôi tin rằng sau thời gian đó, mọi người sẽ hiểu rất rõ: "Trên Thiên Đường không có dân chủ".1 like
-
Tiếng Việt
vandung689 liked a post in a topic by Lãn Miên
"Cần dạy chữ Hán để giữ sự trong sáng của tiếng Việt" 29/08/2016 16:54 GMT+7 Vietnam netPGS. TS Đoàn Lê Giang (ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM) Cần thiết đưa Hán Nôm trở lại trường học Phát biểu tại Hội thảo Vai trò của Hán Nôm trong văn hóa đương đại diễn ra hôm 27/8, ông Giang cho rằng, trong số các quốc gia thuộc khu vực đồng văn (các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc - PV) chỉ có Việt Nam là từ bỏ chữ Hán hoàn toàn nên thế hệ sau ít hiểu biết về quá khứ dân tộc. Từ bỏ chữ Hán cũng là lý do khiến thanh niên Việt Nam đơn giản nhất, học hành hời hợt nhất, các nhà khoa học xã hội của Việt Nam cũng kém nhất so với học giả các nước và nước ta nghèo nhất, lạc hậu nhất so với Nhật, Hàn hay Trung Quốc. Ông Giang dẫn ví dụ, ở Nhật, người tốt nghiệp phổ thông phải biết ít nhất 1.945 chữ Hán, đến hết ĐH thì phải biết khoảng 3.000 chữ. Trung Quốc cũng yêu cầu số lượng tương tự. Hàn Quốc thì hết phổ thông, học sinh phải biết khoảng 1.000 chữ. Chỉ có Việt Nam là không đặt ra yêu cầu này. Ông Giang cũng cho biết, nghiên cứu của một trung tâm nơi ông được mời dạy chữ Hán Nôm cho học sinh tiểu học cho thấy, những học sinh được học chữ Hán Nôm hình thành và phát triển nhân cách tốt hơn những học sinh khác không được học. "Trước đây chúng ta cứ nói rằng không dùng chữ Hán để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nhưng hiện nay phải nói ngược lại, phải học chữ Hán để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" - ông Giang nhấn mạnh. Đồng tình với quan điểm này, PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) khẳng định, việc dạy Hán Nôm trong nhà trường phổ thông dứt khoát là phải đặt ra. Theo ông Mạnh, việc không có tri thức về Hán Nôm khiến hiện nay nhiều từ ngữ tiếng Việt bị nói sai. Bên cạnh đó, hầu hết các môn học hiện nay đều có tính liên thông, kế thừa từ bậc phổ thông lên đại học, riêng môn Hán Nôm là không có. Việc dạy các văn học cổ hiện nay chỉ dạy thông qua phiên âm chứ không đưa nguyên văn Hán Nôm vào đã dẫn đến nhiều sai sót trong cách dạy cũng như cách hiểu văn học cổ. TS Nguyễn Tô Lan (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cũng khẳng định cần phải dạy chữ Hán Nôm sớm cho trẻ. "Kinh nghiệm cho thấy, ngay từ khi còn rất nhỏ, các các em đã đối mặt với việc phải nhận thức chữ nào là chữ Hán, chữ nào là âm Hán - Việt. Vì vậy, nếu đã không hiểu từ cái gốc rồi thì sau này lớn lên học rất là khó" - bà Lan nhận định. PGS. TS Hà Văn Minh (Phó chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cũng khẳng định, "cần đưa, nên đưa và thế tất sẽ đưa" Hán Nôm vào dạy trong trong trường phổ thông. Ông Minh cho hay, "kỳ thi quốc gia của Hàn Quốc từ 40 năm nay đều có môn Hán Văn Hàn Quốc, không có cớ gì chúng ta lại không. Hàn Quốc còn có một bộ giáo trình dạy Hán Nôm cực kỳ bài bản từ phổ thông". Bên cạnh đó, ông Minh cũng cho rằng, việc dạy Hán Nôm cũng sẽ tham gia vào việc hình thành ít nhất là 3 nhóm năng lực trên tổng số 8 nhóm năng lực theo định hướng giáo dục mới hiện nay - giáo dục hướng tới năng lực người học thay vì truyền tải tri thức. "Bảo quý thì quý mà bảo không quý thì cũng chả quý gì" Làm thế nào để đưa tri thức Hán Nôm vào trong nhà trường là vấn đề được nhiều chuyên gia quan tâm bàn thảo. PGS. TS Hà Minh cho rằng, sắp tới, ông sẽ có ý kiến trực tiếp với các trường sư phạm, với những người tham gia biên soạn SGK trong đợt biên soạn sách sắp tới về việc đưa tri thức Hán Nôm vào giảng dạy. "Nếu cần thiết thì tôi đề nghị liên hệ tất cả các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về Hán Nôm để có một bản kiến nghị với tư cách một hội nghề nghiệp để có tiếng nói chính thức với các cơ quan chức năng" - ông Minh đề xuất. Ông Minh cũng đưa ra 2 phương án mà ông cho là "thiết kế khả thi" để đưa Hán Nôm vào giảng dạy trong nhà trường: Đầu tiên là đưa môn dạy Hán Nôm vào chương trình như một môn tự chọn. Bên cạnh đó, cần phải tăng tỉ trọng bộ phận văn học cổ bằng chữ Hán và chữ Nôm trong SGK mới sắp tới. Ngoài ra, ông Minh cũng đề xuất biên soạn một một cuốn sách giáo khoa tham khảo sử dụng trong nhà trường về Hán Nôm được Bộ GD-ĐT giới thiệu sử dụng. "Chúng ta có thể có 2 cuốn một cuốn cho THCS và một cuốn cho THPT bám sát chương trình Tiếng Việt và Ngữ văn của 2 cấp học này". "Các nhà biên soạn có thể tham khảo những từ có tần số xuất hiện nhiều để làm sao sau khi học hết THCS thì học sinh biết được khoảng 1.500 từ. Hết THPT thì biết thêm khoảng 1.000 từ nữa" - ông Minh nói. Bên cạnh đó, ông Minh cũng cho rằng, SGK Ngữ văn nên có bảng tra cứu từ và yếu tố Hán Việt nhưng phải có nguyên văn chữ Hán Nôm và giải thích chữ Hán Nôm đó để học sinh hiểu nghĩa từ nguyên. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia chuyên gia cũng cho rằng, hiện tại, việc đưa Hán Nôm vào dạy trong trường phổ thông là rất khó. PGS. TS Đoàn Lê Giang cho rằng, hiện tại nếu nêu vấn đề đưa chữ Hán trở lại dạy trong trường phổ thông, chắc chắn nhiều người sẽ không đồng tình nhất là trong tâm lý xã hội hiện nay. Nhà nghiên cứu Nguyễn Sỹ Toản thì cho rằng bối cảnh hiện nay là rất khó khăn để đưa môn Hán Nôm quay trở lại trường phổ thông. Ông Toản dẫn ví dụ về môn Lịch sử trước đây đã suýt không có tên trong "bản đồ các môn học" chứ đừng nói tới môn Hán Nôm. "Ngay cả việc đưa môn Hán Nôm vào như một môn tự chọn cũng cần tính toán cách nào đó vì nếu học sinh không chọn học thì sẽ khó khăn trong việc giải quyết công việc cho các giáo viên đã được nhận vào biên chế" - ông Toản nói. Trong khi đó, PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh thì nói rằng, người ta nói Hán Nôm giống như chiếc bình hoa trong nhà, bảo nó quý thì nó quý còn cho nó không quý thì nó cũng chả quý gì. "Chúng ta là những người trong cuộc, chúng ta thấy quan trọng còn những người ở ngoài thì họ lại cho là không cần thiết" - ông Mạnh chua chát. Lê Văn. Hết trích Hai lúa hổng dám bình loạn vzô ba cái vzụ hội thảo. Chỉ biết rằng từ xưa người Việt cho con trước khi vô tiểu học là đi “học chữ Nam”, như các ông thầy chùa nói, là cái tử ngữ, còn gọi là “học chữ Thánh Hiền”, miễn phí, do các sư dạy tại chùa, mục đích là “học để làm của” (biết thêm cái gì thì nó là cái của của mình). Còn học chính qui là “học để làm việc” nên đó là học chữ quốc ngữ, chữ Pháp, chữ Anh. Những người học nghề Y hay nghề Nông lại còn phải học thêm cả cái tử ngữ là tiếng Latin thì mới biết được hàng vạn tên thuốc hay tên sinh vật mà quốc tế dùng. Ví dụ học hai chữ đơn giản nhất là Sĩ Tử 士 子 Bắt đầu đi học là đã được gọi là Kẻ Sĩ, nhưng Sĩ này mới chỉ là Sĩ Con. Con = Kan (tiếng Vân Kiều, chỉ con gái) = Kô (tiếng Nhật) = Cu (tiếng Vân Kiểu, chỉ con trai) = Tu (tiếng Tày) = Tử 子 (chữ Nho). Nên Sĩ Con gọi là Sĩ Tử 士子. Chữ Tử là Con, cũng đồng thời chuyển nghĩa thành từ chung chỉ bất cứ thực thể gì, Tử 子 nó là Một 一 cái Trọn 了 vẹn, lại là có “Nhất 一 Liễu 了” = Nhiều, có rất nhiều trong tự nhiện. (Từ “Con” trong <Thi Kinh 詩 京> còn được viết bằng chữ Quan, câu “Quan quan Thư Cưu” nghĩa là “Con con Cù Cu”) Sĩ = “Sáng Ý” thiết Sĩ. Cái chữ Nho đọc là Ý 意 là một chữ viết kiểu hội ý để tạo nên một cái nghĩa là câu: Một mình ta (chữ Lập 立) tự nói (chữ Viết 曰) trong lòng mình (chữ Tâm 心), cả câu ấy gọi là “Ý”, đó là chữ Ý 意. “Ta làm ra Ý 意” = “Ngã 我 làm ra Ý 意” = “Ngộ 吾 làm ra Ý 意” = “Người làm ra Ý 意” thiết (lướt thành) Nghĩ 擬, do vậy mà có từ đôi Ý Nghĩ 意 擬 để chỉ cái Ta Nghĩ = Tư Duy. Nôi khái niệm: Con = Cao = Tao = Tôi = Ta = Ngã 我 = Ngộ 吾 = Người, đều là đại từ nhân xưng ngôi một, sinh ra từ đôi Con Người, mà Nho viết bằng hai chữ Nhân Tử 人子 hay Nhân Loại 人 類, cho dù chữ nho Ngã 我 và Ngộ 吾 về sau được mặc nhiên gọi là “Hán tự” thì nguồn gốc của nó vẫn là do từ tự xưng ngôi một là từ Ta của tiếng Việt, nó lại là do hệ ngữ Nam Á là từ tự xưng là Cao của tiếng Vân Kiều hay của bộ tộc Cau cổ đại ở Philippin có từ tự xưng là “Cao”. Chính cái từ tự xưng là Cao ấy đẻ ra cái dân tộc Kinh 京 cổ đại. Mời đọc giải thích của <Thuyết Văn Giải Tự 說 文 解 字> cách nay 2000 năm: “Kinh 京 là cái Cao 高 của con người” (chữ Kinh 京chính là cái hình con người gồm Đầu 亠, Mình 口, Chân Tay 小, cân bằng hai nửa theo trục giữa thẳng đứng, cổ đại những từ Dịch Kinh 易 京 - thuyết biến đổi của con người -, Thi Kinh 詩 京 – thơ của con người, hay là thơ của dân tộc Kinh cũng vậy - đều viết bằng chữ Kinh 京 này, đến thời Tần Hán mới viết là Dịch Kinh 易 經, Thi Kinh 詩 經 bằng chữ Kinh 經 này nghĩa là cuốn sách, là từ chuyển nghĩa do sách xưa viết chữ theo hàng dọc, nghĩa gốc của chữ Kinh 經 là “sợi dệt căng dọc” như những dòng chảy gọi là dòng Kinh (Kinh 泾 = Kang 江 = Giang 江 = Dòng = Dõng 涌 = Kông = =Krông, Kang là tiếng Triều Châu), cứ xem người Tây Nguyên, người Vân Kiều ngồi dệt thổ cẩm thì thấy rõ từng sợi dệt căng dọc ấy, về sau bản đồ mượn từ Kinh 泾, 經 này để gọi là Kinh Tuyến 頸 線 nghĩa là đường dọc (Lộ 路 = Lối = Xoi = Xuyên 川= Tuyền 泉 = Tuyến 線 = Tương 湘 = Đường; tiếng Thái Lan “Xoi” nghĩa là con hẻm; từ đôi Đường Lối viết bằng hai chữ Lộ Tuyến 路 線 dùng chuyển nghĩa chỉ phương châm) . Xưng là “Cao” thì mới có cái dân tộc Kinh cổ đại để mà có Kinh Dương Vương 京 揚 王 (nghĩa là Người Làm Vua), Kinh 京 là người, Vương 王là vua, Dương 揚 là giương cao ngọn cờ tức là làm đầu sỏ, vì con người là cao nhất (thượng đẳng) trong muôn loài, từ Cao tự xưng đã chuyển nghĩa thành Cao chỉ cái hơn thấp, rồi có nôi khái niệm: Cao = Sào (cây sào là cao) = Sao (ngôi sao là ở cao) = Sùng 崇 = Hùng 雄 = High (tiếng Anh chỉ độ cao), và có từ đôi Sùng Cao 崇 高 chỉ cái rất cao (đền Sòng ở Thanh Hóa, chùa Sùng Nghiêm ở Thăng Long), hay Tôn Sùng chỉ sự tôn lên cao. Vua Hùng là Vua Cao, Vua Cao là Vua Kinh, Vua Kinh là Vua Con Người, tức thủy tổ của nhân loại. (Vua Con Người tiếng Anh gọi là “King”). Vua Con Người phải là vị “Cao 高 Minh 明” = Kinh 京. Cây Sào là dụng cụ cao để chọc hái trái cây, Sào 篙 = Cao 高 = Côn 棍, là cây gậy. Cao thì phải so với Trời, đó là chữ Bì 比 Nhật 日đọc là chữ Côn 昆. Theo các nhà sử học Trung Quốc giải thích địa danh Côn Minh: “Côn Minh 昆 明 là tên gọi một dân tộc thiểu số thời cổ đại ở vùng Tây Nam nước ta”. Vậy mà “Côn 昆 Minh 明” = =“Cao 高 Minh 明” = Kinh 京. Kinh 京 nghĩa là Con Người. Minh 明 cũng nghĩa là Con Người, nên chi Kinh mới tự xưng bằng từ đôi là “Minh Người” = Mình; và từ đôi “Người Minh” = Nghinh, nghĩa là được đón tiếp. Minh 明 là do “Mắt Tinh” = Minh (chữ viết biểu ý là hai cái Mặt sáng là mặt trời và mặt trăng, mà lướt từ lặp thì “Mặt Mặt” = =Mắt, 0+0=1, nên chữ ấy đọc là “minh” vì nó là “Mắt Tính” = Minh 明, mà Tinh có gốc là từ Tỏ, “Tỏ Tính”, “Tỏ Tình”, “Tỏ Hình”, “Tỏ tình Hình” đều thiết là Tinh (con mắt mà “nhìn nước biết tính cá, nhìn rừng biết giọng chim” thì con mắt ấy quả là “Mắt Tinh” = Minh 明); do vậy Minh 明 nó hàm ý Sáng ( như người là vua của muôn loài), nó có cấu tạo gồm Minh dương (biểu ý bằng chữ Nhật 日, tượng trưng cơ thể sống ) và Minh âm (biểu ý bằng chữ Nguyệt 月, tượng trưng tinh thần). Xưng là Con khác gì xưng là Cao, xưng là Cao khác gì xưng là Kinh, xưng là Kinh khác gì xưng là Mình, xưng là Mình nên mới có chữ Nho là chữ Mịnh (tự trọng Mình là coi “Mình Nặng” = Mịnh 命; Mịnh 命 = Mệnh 命, dùng chỉ cuộc đời của một con người, tức của môt Kinh 京). Kinh là Người. Nơi mà Người sống tập trung “Đông Hộ” = Đô 都 thì gọi là Kinh Đô (chữ Đô 都 gồm biểu ý là: Ta = Giả 者 sống tâp trung thành Gò阝, tức là "Đông Hộ" = Đô; "Đông Lắm" = Đống, đống tức là cái gò, người ddoonng như trẩy hội: "ngổn ngang gò đống kéo lên"). Kinh Đô 京 都, tức hiểu theo cú pháp Việt đề (Kinh 京) trước thuyết (Đô 都) sau, gọi là Kinh Đô 京 都. Súc vật thì không có từ Vật Đô, dù cò có sống quần cư hàng nghìn tổ trong một vườn cò cũng không có từ Cò Đô. Hán ngữ lại hiểu hai chữ Kinh Đô theo cú pháp thuyết trước đề sau của nó là “Đô của con Người (Kinh) thì gọi là Kinh Đô”. Như vậy dù theo cú pháp Việt hay theo cú pháp Hán thì cái “đề” vẫn là đề, ở đây là chữ Kinh = Người, do vậy khi nói tắt thì Việt hay Hán đều phải tóm cái đề, Kinh Đô gọi tắt là Kinh, “đi lên Kinh Đô” thì nói tắt là “đi lên Kinh”, như Hải Thượng Lãn Ông viết cuốn <Thượng Kinh ký sự> , câu này là viết theo Hán văn, đề là cái Sự, nghĩa là “những Sự việc được Ký lại trong thời gian lên Kinh Đô”. Kinh Đô là cụm từ đã trở thành một từ kép trong đó người là chính (Kinh là đề), cái xây dựng tổ chức là phụ (Đô là thuyết), Đô đã chuyển nghĩa chỉ cái tổ chức, nên có từ Đóng Đô, Dựng Đô, Xây Đô, Kiến Đô, chứ không ai nói Dựng Kinh vì Kinh nghĩa là Người. Kinh Đô xưa gồm Thành (các cơ quan công quyền, đến trước xây trước) và Thị hay Phố (kéo theo các chợ hay các phố là những tổ chức ăn theo) nên gọi là Thành Thị hay Thành Phố (Thành là đề - chính, Thị là thuyết – phụ, nói tắt thì Thành Thị gọi là Thành. Hán ngữ dùng từ Thành Thị, nhưng lại quen cái đứng sau là đề, nên nói tắt thì Thành Thị gọi là Thị. Ví dụ Thành Thị Hồ Chí Minh thì tiếng Việt gọi tắt là Thành Hồ, nhưng tiếng Hán nó lại gọi tắt là Hồ Thị. Hoặc Thành Thị Hà Nội thì gọi tắt kiểu Việt là Thành Hà, gọi tắt kiểu Hán là Hà Thị; nhưng truyền thông VN hiện nay lại gọi tắt là Hà Thành thì không biết là kiểu gì). Kinh là người, Minh cũng là người, nhưng Minh 明 nó còn hàm ý Sáng (vua của muôn loài), nó có cấu tạo gồm Minh dương (biểu ý bằng chữ Nhật 日, tượng trưng cơ thể sống ) và Minh âm (biểu ý bằng chữ Nguyệt 月, tượng trưng tinh thần). Xưng là Con khác gì xưng là Cao, xưng là Cao khác gì xưng là Kinh, xưng là Kinh khác gì xưng là Mình, xưng là Mình nên mới có chữ Nho là chữ Mịnh (tự trọng Mình là coi “Mình Nặng” = Mịnh 命; Mịnh 命 = Mệnh 命, dùng chỉ cuộc đời của một con người, tức của môt Kinh 京. “Người làm ra Ý” thiết (lướt thành) Nghĩ 擬, do vậy mà có từ đôi Ý Nghĩ 意 擬 để chỉ cái Ta Nghĩ = Tư Duy. Lướt lủn “Nghĩ mà không Tin” = Nghi 疑. Lướt lủn “Nghĩ để tranh Luận” = Nghị 議. Hội Nghị 會 議 là người ta Họp nhau lại để Nghĩ và tranh Luận với nhau như cái hội thảo nói trên. Những người dự hội thảo đó đều là kẻ Sĩ. Bị những người đó là những người biết sáng tạo ra ý nọ ý kia, nên được gọi là “Sáng Ý” thiết Sĩ. (Từ Bị trong câu này là từ lướt “Bởi Vì” = = Bị trong tiếng Nam Bộ, nó đồng âm dị nghĩa với từ Bị 被 trong “bị động”, do từ Bị 被 này có xuất xứ khác, là do nhấn “Bắt buộc Chi之!”= Bị 被, nó chỉ dùng cho thể bị động, ngược lại từ Được thì dùng cho thể chủ động. Hán ngữ dùng chữ Bị 被 như nhau cho cả chủ động và bị động, “bị đuổi việc” cũng như “bị thăng chức”) “Sáng Ý 意” = “Sáng Nghĩ 擬” = Sĩ 士, để chỉ con người biết tư duy. Do Sáng = Quang 光 = Lãng 朗 = Lượng 亮, nên “Sáng Ý” = Sĩ (là do có tư duy mà thành) cùng logic với “Quang Ý” = Kì 棋 (chơi Cờ 棋 là do có tư duy mà thành) và “Lượng Ý” = Lý 理 (cái lý luận cũng do có tư duy mà thành). Nghĩa của chữ Sĩ 士 là kiểu hội ý là “Thập 十 Nhất 一” = Thật 昰,是, để nói đó là con người “mười phân vẹn mười”, “mười cái như một” đều là đồ thật cả, không có ti gì là hàng gian ở trong nó. Nhưng từ Thật 昰 (hội ý gồm Viết 曰 Chính 正 nghĩa là Nói Đúng) lại còn nhấn “Thật Chi 之!” thiết Thị 是. Và có Nôi khái niệm chỉ sự “đúng” hay khẳng định (từ nhấn cái đúng đứng sau) : Đúng! = =Đẳng 等! = Đặng! = Đối 對! = Đẹp! = Đi! = Ý 懿! = Thị 是 = Hĩ 兮! = Hề 兮! = Hảo 好! = Hầy! (tiếng Nghệ An và tiếng Việt Đông) = Hay! (tiếng Nhật) = Này! = Nè! = Nê! (tiếng Nhật) = Nư! (tiếng Thái) = Chứ! = Chớ! = Chi 之! (Ví dụ câu nhấn cái “không” là: “Không Hề! 空 兮” = “Không Chi! 空 之” = “Không Hề! Chi! 空 兮 之”) = Chi 之! = Nhỉ! = Nhi 而 != Nhé! = Nhá! = Ạ! = Ừ!. Trong Nôi khái niệm này chữ Ý 懿! nghĩa là Đẹp ! = Được! = Đúng! Nó đồng âm dị nghĩa với từ Ý Nghĩ. Ý 懿 này nghĩa là Đẹp (“hết Ý luôn!” = “Đẹp hết xảy!”), nên người Nhật gọi đẹp là “Ki-rê-Y” và khen “Y-i Đếx Nê!” nghĩa là “Đẹp Đấy Nhé!”. Nôi khái niệm chỉ sự đúng: Thị 是 = Thì 是= Thật 昰 = Thực 實= (nhấn) “Thật Ạ” = Thà = (từ đôi) Thật Thà = Ạ = Dạ = Là = Mà 而 = (từ đôi) Thì Là = (từ đôi) Mà Là = “Đa” (tiếng Nga) = Dã 也 = Giả 者 = “Ya” (tiếng Nhật) = “Ye” (tiếng Hàn Quốc) = “Yẻ” (tiếng Hán cổ) = “Yes”(tiếng Anh). Hán ngữ hiện đại ngày nay dùng những chữ đứng sau để nhấn khẳng định cái đúng là:Đối 對 (“對Dùi!”), Hảo 好(“好Hảo!”), Thị (“是Shì!”), là những cái Thật. Do không phân biệt rõ sự khác nhau trong ngữ pháp: Cú pháp Việt là đề trước thuyết sau; cú pháp Hán là đề sau thuyết trước. Và không phân biệt được nghĩa của các từ đồng âm vì không hiểu xuất xứ hình thành của chúng. Nên dẫn đến “sai lầm chết người” trong dùng từ như hội thảo trên nêu: dùng Yếu Điểm 要點(theo Hán văn nghĩa là “điểm trọng yếu”) thay thế cho Nhược Điểm 弱點 (theo Hán văn nghĩa là “điểm yếu”); hoặc Cứu Cánh 究竟 (theo Hán văn nghĩa là “cuối cùng”) lại đem dùng thay cho từ Cứu Mệnh 救命. Để kết liễu hội thảo trên, theo LM, bạn đọc chỉ cần hiểu rõ tiếng Việt là cái Nôi khái niệm mẹ (tức là ngôn ngữ mẹ sinh ra các ngôn ngữ Bách Việt hệ Nam Á). Ví dụ, Nôi khái niệm “chết” của tiếng Việt là: Chết = Giết = (lướt lủn) “Giết Sạch” = Diệt 滅 = Triệt 撤 = Kiệt 竭 = Kết 結 = Hết = = Hoàn 完 = Hoại 壞 = Hỏng = Hư 虛 = Trừ 除 = Tử 死 = Tạ 逝 = Tan 散 = Tàn 殘 = =Tận 儘 = Tiệt 截 = Toi = Tiêu 消 = Điêu 掉 = Liễu了= Lột 削 = Tốt 卒 = Tịch 闢 = Tất 畢 = Thất 失 = Mất = Mô 無 = Vô 無 = Nhổ = Bố 不 = Bộ 不 = Bỏ = Bất 不 = Bật 殺 = =Bóc 剝 = Bạt 拔 = Sát 殺 = Sọc = Chóc = Chết. (còn nữa chưa nêu ra hết). Do Nôi khái niệm này mà có các từ đôi thường dùng: Giết Hết = Diệt Trừ 滅除 = Lột Bỏ = =Nhổ Bỏ = Bạt Hoàn 拔 完 = Bỏ Bố = (“Bố 不” tiếng Tày nghĩa là không) = Hư Vô 虛無 = Kết Liễu 結了 = Triệt Tiêu 撤銷 = Tiêu Trừ 消除 = Hoàn Tất 完畢 = Tiêu Tan 消散 = Tàn Tạ 殘逝, đều từ Nôi khái niệm “chết” của tiếng Việt mà ra cả.1 like