Từ đồng âm dị nghĩa Đồng âm là Cùng phát âm như nhau, tức cùng tiếng, cùng tiếng tương tự như “đụng hàng”. Quen = Quán 慣 = =Cùng = Chung = Đụng = Đồng 同, vậy chữ Đồng 同 (từ hàn lâm Việt) có gốc là do từ Cùng (từ dân gian Việt). Âm ở đây là tiếng nói, do Ồn = Âm 音 = Ồn Ào = Ầm Ĩ = Í Ới = Inh Ỏi; vậy Âm 音 là chữ hàn lâm chỉ từ dân gian Ồn (“đừng có làm Ồn khi nghe giảng” tức đừng Nói chuyện riêng khi đang nghe giảng); Hán ngữ cũng dùng chữ Âm音 nhưng Hán ngữ không có những từ dính như Ồn Ào, Ầm Ĩ, Í Ới, Inh Ỏi chỉ sự giao lưu bằng tiếng nói (“Chúng mày Ồn Ào cái gì đấy?” hay “Chúng mày Ầm Ĩ gì ngoài ấy thể hả?”). Một từ dân gian Ồn viết bằng chữ Nho thành từ hàn lâm là Âm 音 của người Việt thì người Nhật dùng đọc là “On 音”, người Hán dùng đọc là “Yin 音”. Thời còn các nước Đại Việt 大 越, Đại Hán 大 漢, Đại Hòa 大 和 (Nhật Bản), người Nhật gọi từ thuần Nhật là Hòa Ồn (“Wa On 和 音” – người Hòa nói), gọi từ mượn của tiếng Ngô là Ngô Ồn (“Go On 吳 音” – người Ngô nói), mà ba nước Ngô 吳 國, Sở 楚國 , Việt 越 國 cổ đại là ba nước mới quật khởi lên từ cư dân Bách Việt cổ đại. <Thuyết Văn Giải Tự 說 文 解 字>: “Âm 音 là tiếng của người, vật , nhạc khí phát ra tự trong lòng”, vậy rõ ràng đó chính là Ồn của tiếng Việt, viết bằng chữ Nho là chữ Âm 音, mà người Nhật vẫn đọc là “Ồn”, người Hán đọc là “Yin”. Ồn = Ầm = Ầm Ĩ = Inh Ỏi = Í Ới = Í Ồn = (phản thiết) NÔI = Nói = Nời = Lời = (từ đôi) Lời Nói. Dị là Khác, vì Khác = Lạc = Lạ = Giả = Dị, nghịch nghĩa với Quen. Nghĩ = Nghĩa, dân tộc ấy nghĩ (hình dung) cái từ ấy là cái gì thì Nghĩa của từ ấy là cái đó. Tiếng Việt có nhiều từ đồng âm dị nghĩa khi văn bản dùng song hành cả từ dân gian cả từ hàn lâm, nhưng không gây cản trở cho việc dùng chữ Quốc ngữ (ký âm bằng ký tự Latin), ví dụ đọc một cuốn tiểu thuyết Quốc ngữ dài hàng nghìn trang mà người đọc vẫn không bị lầm lẫn một từ đồng âm dị nghĩa nào. Trong khi đó tiếng Nhật và tiếng Hán nều dùng chữ ký âm Latin thì rất dễ vấp từ đồng âm dị nghĩa lẫn lộn sang nhau. Do vậy để phân biệt được nghĩa khác nhau của những từ đồng âm, Nhật phải cùng lúc dùng ba loại ký tự: (1) Hiragana để ký âm những từ tiếng Nhật, (2) Kanji (Hán tự) để ghi những từ tiếng Nhật đồng âm dị nghĩa với từ đã được ghi bằng Hiragana, (3) Katakana để ký âm những từ ngoại lai. Còn Hán ngữ hiện đại tức tiếng Phổ thông Trung Quốc thì lại đồng âm dị nghĩa quá nhiều nên không thể nào Latin hóa chữ viết được, bắt buộc phải dùng mãi chữ Nho, được gọi là Hán tự. Tuy vậy (nguồn mạng TQ) có học giả ở Phúc Kiến đã Latin hóa thành công Mân ngữ, có thể dùng dịch bài hát tiếng Anh thoải mái, và cho rằng khoảng 20 năm nữa thì chữ Mân ngữ này sẽ được dùng phổ biến. Để phiên âm tên hay từ của Tây thì Hán ngữ sẽ chọn Hán tự nào có âm na ná mà dùng thay, nên đọc theo âm thì nghe còn lơ lớ, nhưng cứ vào biểu ý của chữ thì thành ra cái tên ngớ ngẩn. Ví dụ thủ đô Campuchia là Pnom Penh (nghĩa đen là Núi bà Pênh), tiếng Việt phiên âm là Pnom Pênh, Hán phiên âm là Jin Bian 金 邊, Jin 金 (thay cho Pnom) Bian 邊 (thay cho Pênh), nếu cứ theo biểu ý của chữ thì thành nghĩa là Vàng (chữ Kim 金) Bờ (chữ Biên 邊), đâu còn cái nghĩa là Núi bà Pênh hay Non Pênh, Hòn Pênh.Ví dụ một câu bằng ba ngôn ngữ:
(1) ngôn từ dân gian Việt: Gần nay Tiến sĩ Thảy đều Cận thị (8 chữ, 8 âm tiết), không có từ đồng âm.
(2) ngôn từ hàn lâm Việt: Cận thế 近 世Tiến sĩ 進 士Tận thị 儘 是 Cận thị 近 視 (8 chữ, 6 âm tiết), có ít từ đồng âm.
(3) ngôn từ Hán ngữ hiện đại: Jin shi 近 世 Jin shi 進 士 Jin shi 儘 是 Jin shi 近 視 (8 chữ, 2 âm tiết), có rất nhiều từ đồng âm.