• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 06/09/2016 in all areas

  1. Lại hài nữa đây. Hì. ==================== Ông Tập Cận Bình phát biểu nhầm trong diễn văn tại G20 Hải Võ | 06/09/2016 10:37 Nhà chức trách Trung Quốc vào cuộc kiểm duyệt gắt gao để loại bỏ mọi thông tin, bình luận về vụ ông Tập Cận Bình đọc nhầm câu cổ ngữ của nước này trước các lãnh đạo G20. (Ảnh: EPA) Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, phát biểu tại Hội nghị cấp cao Doanh nghiệp toàn cầu (B20) hôm 4/9 tại thành phố Hàng Châu, nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã dẫn câu cổ ngữ của nước này để đánh giá về tình hình kinh tế toàn cầu: "Khinh quan dịch đạo, thông thương khoan nông". Tuy nhiên, chữ "nông" (农) có biểu hình rất giống với chữ "y" (衣) trong tiếng Hán, nên ông Tập đã đọc câu văn trên thành "khoan y" chứ không phải "khoan nông". Pha nhầm lẫn của nhà lãnh đạo Trung Quốc trước hàng loạt lãnh đạo thế giới đã nhanh chóng gây bão, khiến cơ quan chức năng của nước này phải lập tức vào cuộc kiểm duyệt cụm từ "thông thương khoan y" trên các mạng xã hội và mạng điện thoại. VOA cho hay, việc các chính khách nhầm lẫn trong khi đọc diễn văn không có gì bất thường, dù là ở Trung Quốc hay các nước khác, nhưng vụ việc hôm 4/9 trở nên căng thẳng bởi nó khơi dậy nghi vấn về trình độ học vấn của ông Tập Cận Bình. Đây vốn là một đề tài nhạy cảm ở Trung Quốc. Theo lý lịch được Trung Quốc công khai, thời kỳ Cách mạng văn hóa (1966-1976), ông Tập phải bỏ dở việc học tập ở trường trung học để đi làm tại vùng nông thôn tỉnh Thiểm Tây. Giai đoạn này, Trung Quốc đã hủy bỏ kỳ thi đại học trên toàn quốc. Đến năm 1975, ông được đề cử vào học tại Đại học Thanh Hoa và tốt nghiệp tại khoa Kỹ thuật hóa chất vào năm 1979. Từ 1998-2002, Tập Cận Bình theo học lớp nghiên cứu sinh tại chức và lấy bằng Tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục tư tưởng chính trị và lý luận chủ nghĩa Marx tại Học viện khoa học xã hội nhân văn, Đại học Thanh Hoa. theo Thế giới trẻ ==================== Các chính khứa đẳng cấp quốc tế rất vui tính. Thi nhau diễn hài. Lão Gàn định đi ngủ trưa, mà phải tỉnh lại để cười cái đã. "Khoan y" có thể hiểu là "chưa mặc quần áo". Ka. Ka. Ka. Hì. Cho nên lão Gán đã phán là : "Cái G20 này đổ bể thì không đến nỗi. Nhưng rất hài". Trong lịch sử văn minh nhân loại, có chú hề đóng giả vua. Nhưng hầu như chưa có vua đóng vai hề. Bởi vậy, lão mới khuyên quý vị ai rách việc vào xem "vua diễn hề". Ka. Ka, Ka,
    3 likes
  2. Từ đồng âm dị nghĩa Đồng âm là Cùng phát âm như nhau, tức cùng tiếng, cùng tiếng tương tự như “đụng hàng”. Quen = Quán 慣 = =Cùng = Chung = Đụng = Đồng 同, vậy chữ Đồng 同 (từ hàn lâm Việt) có gốc là do từ Cùng (từ dân gian Việt). Âm ở đây là tiếng nói, do Ồn = Âm 音 = Ồn Ào = Ầm Ĩ = Í Ới = Inh Ỏi; vậy Âm 音 là chữ hàn lâm chỉ từ dân gian Ồn (“đừng có làm Ồn khi nghe giảng” tức đừng Nói chuyện riêng khi đang nghe giảng); Hán ngữ cũng dùng chữ Âm音 nhưng Hán ngữ không có những từ dính như Ồn Ào, Ầm Ĩ, Í Ới, Inh Ỏi chỉ sự giao lưu bằng tiếng nói (“Chúng mày Ồn Ào cái gì đấy?” hay “Chúng mày Ầm Ĩ gì ngoài ấy thể hả?”). Một từ dân gian Ồn viết bằng chữ Nho thành từ hàn lâm là Âm 音 của người Việt thì người Nhật dùng đọc là “On 音”, người Hán dùng đọc là “Yin 音”. Thời còn các nước Đại Việt 大 越, Đại Hán 大 漢, Đại Hòa 大 和 (Nhật Bản), người Nhật gọi từ thuần Nhật là Hòa Ồn (“Wa On 和 音” – người Hòa nói), gọi từ mượn của tiếng Ngô là Ngô Ồn (“Go On 吳 音” – người Ngô nói), mà ba nước Ngô 吳 國, Sở 楚國 , Việt 越 國 cổ đại là ba nước mới quật khởi lên từ cư dân Bách Việt cổ đại. <Thuyết Văn Giải Tự 說 文 解 字>: “Âm 音 là tiếng của người, vật , nhạc khí phát ra tự trong lòng”, vậy rõ ràng đó chính là Ồn của tiếng Việt, viết bằng chữ Nho là chữ Âm 音, mà người Nhật vẫn đọc là “Ồn”, người Hán đọc là “Yin”. Ồn = Ầm = Ầm Ĩ = Inh Ỏi = Í Ới = Í Ồn = (phản thiết) NÔI = Nói = Nời = Lời = (từ đôi) Lời Nói. Dị là Khác, vì Khác = Lạc = Lạ = Giả = Dị, nghịch nghĩa với Quen. Nghĩ = Nghĩa, dân tộc ấy nghĩ (hình dung) cái từ ấy là cái gì thì Nghĩa của từ ấy là cái đó. Tiếng Việt có nhiều từ đồng âm dị nghĩa khi văn bản dùng song hành cả từ dân gian cả từ hàn lâm, nhưng không gây cản trở cho việc dùng chữ Quốc ngữ (ký âm bằng ký tự Latin), ví dụ đọc một cuốn tiểu thuyết Quốc ngữ dài hàng nghìn trang mà người đọc vẫn không bị lầm lẫn một từ đồng âm dị nghĩa nào. Trong khi đó tiếng Nhật và tiếng Hán nều dùng chữ ký âm Latin thì rất dễ vấp từ đồng âm dị nghĩa lẫn lộn sang nhau. Do vậy để phân biệt được nghĩa khác nhau của những từ đồng âm, Nhật phải cùng lúc dùng ba loại ký tự: (1) Hiragana để ký âm những từ tiếng Nhật, (2) Kanji (Hán tự) để ghi những từ tiếng Nhật đồng âm dị nghĩa với từ đã được ghi bằng Hiragana, (3) Katakana để ký âm những từ ngoại lai. Còn Hán ngữ hiện đại tức tiếng Phổ thông Trung Quốc thì lại đồng âm dị nghĩa quá nhiều nên không thể nào Latin hóa chữ viết được, bắt buộc phải dùng mãi chữ Nho, được gọi là Hán tự. Tuy vậy (nguồn mạng TQ) có học giả ở Phúc Kiến đã Latin hóa thành công Mân ngữ, có thể dùng dịch bài hát tiếng Anh thoải mái, và cho rằng khoảng 20 năm nữa thì chữ Mân ngữ này sẽ được dùng phổ biến. Để phiên âm tên hay từ của Tây thì Hán ngữ sẽ chọn Hán tự nào có âm na ná mà dùng thay, nên đọc theo âm thì nghe còn lơ lớ, nhưng cứ vào biểu ý của chữ thì thành ra cái tên ngớ ngẩn. Ví dụ thủ đô Campuchia là Pnom Penh (nghĩa đen là Núi bà Pênh), tiếng Việt phiên âm là Pnom Pênh, Hán phiên âm là Jin Bian 金 邊, Jin 金 (thay cho Pnom) Bian 邊 (thay cho Pênh), nếu cứ theo biểu ý của chữ thì thành nghĩa là Vàng (chữ Kim 金) Bờ (chữ Biên 邊), đâu còn cái nghĩa là Núi bà Pênh hay Non Pênh, Hòn Pênh.Ví dụ một câu bằng ba ngôn ngữ: (1) ngôn từ dân gian Việt: Gần nay Tiến sĩ Thảy đều Cận thị (8 chữ, 8 âm tiết), không có từ đồng âm. (2) ngôn từ hàn lâm Việt: Cận thế 近 世Tiến sĩ 進 士Tận thị 儘 是 Cận thị 近 視 (8 chữ, 6 âm tiết), có ít từ đồng âm. (3) ngôn từ Hán ngữ hiện đại: Jin shi 近 世 Jin shi 進 士 Jin shi 儘 是 Jin shi 近 視 (8 chữ, 2 âm tiết), có rất nhiều từ đồng âm.
    1 like
  3. Đến thời điểm hiện tại: 1. Tổng số người đăng ký là: 55 người Trong đó có 2 nhóm chung Nic: MinhMQ huongthienluong Và: Phan Lưu jamesjoker Bạn có nhu cầu học chung là: Xuất Thế Như vậy tổng sỹ số chính thức còn lại là 52 ~ 53 người. 2. Nick vẫn chưa bổ xung họ & tên là: vanle HOÀNG KIM 3. Nick vẫn chưa bổ xung số điện thoại là: Tuấn HP 4. Nick vẫn chưa bổ xung Email là: luanduc88 Le ton Vuive Thân ái!
    1 like
  4. Em xin đăng ký học ạ Họ và tên: Nguyễn Tuấn Cương Ninh Xá, Bắc Ninh 0912557599
    1 like
  5. Tướng pháp qua ảnh đã là khó khăn cho người xem. Vì vậy một lần nữa nhắc nhở mọi người muốn xem khi gửi ảnh lên cần lưu ý một số vấn đề sau: 1- Ảnh phải đủ ánh sáng không tối quá không sáng quá. 2- Khuôn mặt phải thể hiện được (Trán toàn bộ) đây là bộ phận quan trọng của tướng pháp. 3- Ảnh chụp phải cân đối khuôn mặt để người xem nhìn thấy cả xương lưỡng quyền ( 2 gò má). 4- Không cười , không mím môi, để xem được nhân trung và pháp lệnh, hình dáng miệng. 5-Tóc mai vén cao, để lộ tai . 6- Mắt không nhướn lên hoặc nhìn xuống. (nhìn thẳng ống kính một cách bình thường)vì tướng mắt và tướng mi khá quan trọng. Vì vậy khi mọi người gửi những ảnh không rõ ràng ngũ quan ...Tam đình... thì coi như người xem cũng chỉ xem được những phần rất nhỏ. Nên không thể xem và trả lời các câu hỏi của quý vị được . Mong các vị xem xét và cân nhắc trước khi gửi ảnh lên DĐ . @: Ban quản trị để Toppic này lên đầu để người xem được biết . Tránh gửi loại ảnh mà người xem dở khóc dở cười Mấy lời của lão Say .
    1 like