• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 05/09/2016 in Bài viết

  1. Rất hài! Không nằm ngoài dự đoán của lão Gàn. Nhưng đây không phải chuyện hài kiểu "Ngộ quá! Lại coi" trong cổ tích Việt Nam. Mà là chuyện hài chính trị ở đẳng cấp quốc tế. Đạo diễn vở kịch hài này là Bắc Kinh và diễn viên hài bất đắc dĩ là biểu tượng quốc gia hùng mạnh nhất hành tinh: Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obam. Đằng sau vở kịch hài này là sự thể hiện sức mạnh của Bắc Kinh sẵn sàng thách thức Hoa Kỳ trong việc giành ngôi bá chủ thế giới. Trong đó không loại trừ việc kết thúc "Canh bạc cuồi cùng" bằng chiến tranh. Mọi cánh cửa ngoại giao đã khép lại. Đây là điều lão nói từ lâu rồi. Và điều đó xác định rằng: Sự đối đầu Mỹ Trung sẽ rất quyết liệt trên khắp các mặt trận kinh tế, chính trị và cả "sự tiếp tục của chính trị bằng thủ đoạn khác"; tức là chiến tranh. Tuy nhiên lão cũng nói rồi: Các vị đầu nậu chính trị quốc tế cứ chém gió thoải mái. Lão đây không đánh thuế, cho đến hết nửa đầu tháng 9 Bính Thân Việt lịch.
    3 likes
  2. Không có cái gọi là "từ Hán-Việt" Hà Văn Thùy Thứ sáu ngày 24 tháng 1 năm 2014 8:51 PM Trên trang mạng Bách Việt, ông Trần Kinh Nghị có bài “Di sản Hán Việt”*. Sau khi nhận định: quãng trên dưới 70-80 % từ vựng tiếng Việt có thành tố Hán-Việt, ông cho rằng “nếu vì một lý do nào đó mà để ngôn ngữ nước mình bị một ngôn ngữ khác lấn át và tình trạng lấn át kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa hoặc thoái hóa.” Kết thúc bài viết, ông đề nghị Nhà nước có biện pháp hạn chế việc dùng từ Hán Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đồng cảm với nỗi bức thúc của ông nhưng nhận thấy đây là vấn đề lớn và không hề đơn giản, chúng tôi xin thưa lại đôi lời. I. Có đúng tiếng Việt vay mượn từ ngôn ngữ Hán? Muốn giải quyết thỏa đáng chuyện này, không còn cách nào khác là phải đi tới tận cùng cội nguồn ngôn ngữ, không chỉ của người Việt mà cả của người Trung Hoa. Nửa sau thế kỷ XIX, ngay khi chưa đặt xong ách đô hộ trên toàn cõi Vệt Nam, những học giả người Pháp đã có mặt để nghiên cứu thiên nhiên, con người, văn hóa, xã hội xứ Annam. Từ kết quả nghiên cứu, năm 1898, nhà nước bảo hộ Pháp cho thành lập Viện Viễn Đông Bác Cổ tại Hà Nội. Đứng đầu lĩnh vực khoa học nhân văn là những nhà Hán học như E. Aymonier, L. Maspéro… Là học giả phương Tây, họ mang quan niệm Âu trung: châu Âu là trung tâm của văn minh nhân loại. Là nhà Hán học, họ theo thuyết Hoa tâm: Trung Hoa là trung tâm của châu Á. Họ cũng chịu ảnh hưởng của tri thức sai lầm đương thời cho rằng, con người từ Tây Tạng xâm nhập Trung Quốc rồi sau đó xuống Việt Nam và Đông Nam Á nên ánh sáng văn minh cũng từ Trung Hoa lan tỏa tới phương Nam. Khi nghiên cứu tiếng nói của người Việt Nam, họ có trong tay những bộ từ điển Trung Hoa đồ sộ như Từ Hải, Tứ khố toàn thư, Khang Hy... Trong khi đó, tiếng Việt chỉ có Từ điển Việt-Bồ-La của Alexander de Rhodes cùng Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, hai cuốn sách nhỏ, tập hợp từ ngữ Việt chữ Latinh mới có khoảng 300 tuổi. Bằng thao tác đơn giản là thống kê, so sánh những từ được cho là gốc Hán có trong tiếng Việt, họ eureka: “Tiếng Việt mượn khoảng 70% từ Hán ngữ!” Sự thật có đúng như vậy không? Vào năm 1898, H. Frey, một đại tá người Pháp, từng công tác ở Tây Phi sau đó có mặt ở Việt Nam, đã xuất bản cuốn Tiếng Annam, mẹ của các ngữ (L’Annamite, mère des langues): Tiếng Annam, xuất xứ của các ngôn ngữ: Cộng đồng các chủng tộc Xentơ, Xémit, Xuđăng và Đông Dương. Bằng kinh nghiệm ở Châu lục đen, nhà ngữ học chân thực này cho rằng tiếng Việt gần gũi với tiếng các sắc dân châu Phi và là nguồn cội của mọi ngôn ngữ phương Đông. Tiếp đó ông còn cho ra hai cuốn khác khẳng định quan điểm của mình. Tuy nhiên, các viện sĩ của Viễn Đông Bác Cổ “không thèm chấp” gã tay ngang võ biền. Không chỉ vậy, vào năm 1937-1938 còn có cuộc tranh luận giữa nhà ngữ học trẻ người Ba Lan Prilusky với viện sĩ Maspéro. Từ khảo cứu của mình, Prilusky phát triển quan điểm của H. Frey nhưng kết cục phần thắng thuộc về bậc lão làng! Kết luận của Viện Viễn Đông Bác Cổ dáng đòn hủy diệt không chỉ vào văn hóa mà cả vào tương lai dân tộc Việt Nam! Do ngón đòn ác hiểm này mà sau đó, khi phân loại ngôn ngữ phương Đông, đề xuất một họ ngôn ngữ Annam bị bãi bỏ do “không xứng đáng vì vay mượn quá nhiều từ nước ngoài!” Thay vào đó là họ ngôn ngữ mang cái tên không tiêu biểu: ngôn ngữ Mon-Khmer. Kết quả là cho đến nay, trong sách giao khoa ngôn ngữ của nhiều đại học hàng đầu thế giới vẫn viết “Tiếng Việt vay mượn khoảng 60% từ ngôn ngữ Trung Hoa (!)” Dù sao thì cũng được an ủi phần nào vì 60% ít hơn con số chúng ta tự nhận! Điều khủng khiếp nhất là, vào thập niên 1920, các học giả tiên phong người Việt như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố… tiếp nhận tri thức sai lầm đó, dạy cho con dân Việt. Ý tưởng tiếng Việt vay mượn tiếng Hán như cỏ dại lan rộng trên cánh đồng tư tưởng, thấm tới toàn bộ người có học Việt Nam hiện nay! Gần suốt thế kỷ, học giả Việt không một lời cãi lại. Ở thập niên 80, trong công trình ngữ học công phu Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nguyễn Tài Cẩn “khám phá”: ngoài cái gọi là “từ Hán Việt”, trong tiếng Việt còn lớp từ Hán cổ và lớp từ Hán Việt Việt hóa (1). Không đưa ra con số thống kê nhưng với hai lớp từ được bổ sung đó, có lẽ tỷ trọng vay mượn của tiếng Việt còn tăng lên gấp bội! Nhưng dù sao, đấy chỉ là tính toán của nhà bác học, còn với người dân Việt, ít người tin, chỉ vì lý do đơn giản: một dân tộc vay mượn đến bằng nấy tiếng nước ngoài không thể là dân tộc trưởng thành, chắc chắn đã bị đồng hóa sau nghìn năm nô lệ! Năm 2006, từ nghiên cứu của mình, chúng tôi công bố bài viết Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa (2). Rất may là ý tưởng “điên rồ” đó chẳng những không bị ném đá mà còn không rơi vào im lặng. Ít lâu sau, từ Sacramento nước Mỹ, nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thành gửi cho chúng tôi những bài viết chấn động: Phát hiện lại Việt Nhân ca, Phục nguyên Duy giáp lệnh của Việt vương Câu Tiễn, Đi tìm nguồn gốc chữ Nôm…(3) trong đó dẫn ra hàng nghìn bằng chứng không thể phản bác cho thấy, tiếng nói nguyên thủy của người Trung Hoa là tiếng Việt. Người bạn Việt Triều Châu của tôi khẳng định: “Tất cả các chữ tượng hình được làm ra là để ký âm tiếng Việt. Vì vậy, mọi chữ vuông chỉ khi đọc và giải nghĩa bằng tiếng Việt mới chính xác!” Một sự ủng hộ vô giá! Càng may hơn là đầu năm 2012, chúng tôi nhận được tin: Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây Trung Quốc phát hiện chữ Việt cổ khắc trên xẻng đá, giống với chữ Giáp cốt (4)! Từ những nguồn tư liệu phong phú và vững chắc, chúng tôi nhanh chóng hoàn thành bài viết: Chữ Việt là chủ thể tạo nên chữ viết Trung Hoa (5)! Như vậy, sang thế kỷ này, nhờ tiến bộ của khoa học thế giới, nhờ tấm lòng và công sức của cộng đồng người Việt, không những chúng ta xác định được người Việt có đa dạng di truyền cao nhất trong dân cư châu Á, có nghĩa, Việt Nam là cái nôi của các dân tộc phương Đông mà còn chứng minh được, tổ tiên ta để lại trên đất Trung Hoa không chỉ tiếng nói mà cả chữ viết. Chúng tôi hình dung quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết trên đất Trung Hoa như sau: Nhiều dữ liệu khoa học cho thấy, 40.000 năm trước, người Việt cổ đã từ Việt Nam đi lên khai phá đất Trung Hoa. Tới 4000 năm TCN, người Việt đã xây dựng ở đây nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ do Hiên Viên dẫn đầu, vượt Hoàng Hà vào chiếm đất Việt, dựng vương triều Hoàng Đế. Trong vương quốc Hoàng Đế, người Mông Cổ hòa huyết với người Việt, sinh ra người Hoa Hạ. Người Hoa Hạ bú sữa mẹ Việt, học tiếng nói Việt. Do ngôn ngữ Mông Cổ nghèo nên tiếng Việt thành chủ thể của tiếng nói vương triều. Cùng với thời gian, người Hoa Hạ thay cha ông Mông Cổ lãnh đạo xã hội, đã áp đặt dân chúng nói theo cách nói Mông Cổ (Mongol parlance: tính từ đứng trước danh từ, hay như ta vẫn gọi là cách nói ngược.) Trên thực tế, ngôn ngữ của dân cư vương triều Hoàng Đế là tiếng Việt được nói theo văn phạm Mông Cổ. Sau này, nhà Tần, nhà Hán mở rộng lãnh thổ, ngôn ngữ tại các vùng bị kiêm tính cũng chuyển hóa theo cách tương tự. Do người Việt sống trên địa bàn rộng với thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau, nên ngôn ngữ bị phân ly thành nhiều phương ngữ. Trong đó, tiếng nói vùng Quảng Đông (Việt Đông), Phúc Kiến (Mân Việt) là chuẩn mực nên được gọi là Nhã ngữ với ý nghĩa ngôn ngữ thanh nhã. Đời nhà Chu, rồi nhà Hán, triều đình khuyến khích nói theo Nhã ngữ. Vấn đề khác cũng cần minh định là ảnh hưởng của chữ viết tới sự hình thành ngôn ngữ phương Đông. Chữ tượng hình được phát hiện sớm nhất ở văn hóa Giả Hồ 9000 năm rồi ở văn hóa Bán Pha tỉnh Sơn Tây 6000 năm trước. Khảo cổ học cũng cho thấy, khoảng 4000-6000 năm cách nay, chữ tượng hình được khắc trên xẻng đá ở di chỉ Cảm Tang tỉnh Quảng Tây. Chữ Lạc Việt sau đó được đưa lên đồng bằng Trong Nguồn, bây giờ là Trung Nguyên, vốn là một trung tâm lớn của người Dương Việt, để khắc lên xương thú và yếm rùa, về sau được gọi là văn Giáp cốt. Chữ viết trên yếm rùa và xương thú là chữ đơn lập, không thể ghép vần. Tiếng Việt cổ vốn đa âm nên muốn được ký âm buộc phải đơn âm hóa. Do đó, tại trung tâm đầu não của người Việt, ít nhất là từ Quý Châu Quảng Tây tới Hà Nam, tiếng nói chuyển dần thành đơn âm. Một vấn đề khác nảy sinh: tiếng nói thì nhiều nhưng số chữ chế ra có hạn nên chỉ có những tiếng tiêu biểu mới được ký tự. Do vậy, chữ tượng hình tập hợp được những tiếng nói tiêu biểu nhất của người Việt. Đây là quá trình độc lập, diễn ra trong cộng đồng Việt mà người Hoa Hạ từ thời Hoàng Đế tới giữa đời Thương không biết. Khi vua Bàn Canh chiếm đất Hà Nam, lập nhà Ân (1384 TCN), đã phát hiện số lượng lớn chữ Giáp cốt. Với nhà nước được tổ chức tốt, Bàn Canh chủ trương tiếp thu và cải tiến chữ của người Việt để ghi việc bói toán, cúng tế cùng địa lý, lịch sử (5). Trong triều đình nhà Ân, những “họa sư”- người vẽ chữ, “bốc sư”- thày bói, người Việt, được “lưu dụng” làm công việc này. Thay nhà Thương, nhà Chu chuyển sang viết chữ trên thẻ tre, trên lụa, cũng sử dụng nhiều ông thầy người Việt. Nhà Tần vốn là bộ lạc người Việt, khi dựng nước đã thể chế chữ Giáp cốt thành chữ Triện tồn tại tới nay. Như vây, có thể nói, không chỉ sáng tạo ra chữ Giáp cốt mà người Việt còn tích cực góp phần cải tiến, hoàn thiện chữ viết. Do đó quá trình đơn âm hóa tiếng nói được đẩy mạnh. Sau đời Hán, Trung Quốc loạn lạc, nhiều triệu người thiểu số phía Tây thâm nhập, khiến cho tiếng nói bị pha tạp, theo hướng tăng cường giọng điệu du mục. Tiếng nói của cư dân trong vương triều thay đổi, dẫn tới việc người trong nước không hiểu được nhau. Để khắc phục, các vương triều dùng tiếng nói của kinh đô làm chuẩn mực giao tiếp của triều đình: quan thoại ra đời. Nhà Đường lấy tiếng nói của kinh đô Tràng An làm tiếng nói chính thức, được gọi là Đường âm. Đường âm là tiếng Việt được người Tràng An nói thời nhà Đường. Đấy là bộ phận tinh hoa của tiếng Việt được ký tự bằng chữ vuông. Đường âm được mang sang dạy và giao dịch ở Việt Nam. Khi giành được quyền tự chủ, nước ta thoát ách đô hộ của phương Bắc về chính trị, kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, văn tự tượng hình vẫn là chữ viết chính thống và Đường âm được duy trì dưới tên gọi là chữ Nho, chữ Thánh hiền. Trong khi đó, quan thoại của Trung Hoa biến cải theo sự thay đổi của vương triều và kinh đô. Tới giữa thế kỷ trước, tiếng Bắc Kinh là tiếng nói chính thống của Trung Hoa, chỉ được số lượng nhỏ người dùng. Nhà Mãn Thanh rồi chính quyền Quốc dân đảng không làm nổi việc thống nhất ngôn ngữ. Chỉ tới năm 1958, sau gần 20 năm nhà nước Trung Hoa nỗ lực thực hiện cuộc đồng hóa khốc liệt, tiếng Bặc Kinh mới được phủ sóng trên phần lớn lãnh thổ. Tuy nhiên, tới nay trong vùng Nam Dương Tử vẫn có khoảng 20% từ địa phương, truyền miệng trong dân gian mà không được ký tự. Một vấn đề từ lâu được đặt ra: chữ Nho xuất hiện ở nước ta từ bao giờ? Chưa ai xác định được ! Chúng tôi không biết, hàng nghìn năm trong nước Văn Lang, vùng đất bây giờ là Việt Nam, chỉ cách Cảm Tang, Quý Châu khoảng 150 km, có sử dụng chữ tượng hình? Nhưng biết chắc, bộ lạc Thủy, di duệ của người Lạc Việt ở Quảng Tây, từ thời Tần Hán trốn vào rừng, bị thiểu số hóa, vẫn giữ được sách cổ ghi bằng chữ Thủy, tương tự Giáp cốt văn của tổ tiên Bách Việt, gọi là Thủy thư (5). Nay được coi là văn tự hóa thạch sống, một bảo vật văn hóa nhân loại. Một điều chắc chắn khác là, muộn nhất, chữ Nho có mặt ở nước ta thời Triệu Vũ Đế. Việc khám phá lăng mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Châu với rất nhiều di vật khắc chữ Nho chứng tỏ điều này. Chắc chắn rằng, trong 100 năm xây dựng và bảo vệ Nam Việt, nhà Triệu đã dùng chữ Nho trong hành chính, luật pháp và dạy học. Vì vậy, khi sang nước ta, Mã Viện phát hiện “Luật Giao Chỉ có tới 10 điều khác luật nhà Hán”(6). Có phần chắc là luật Việt được viết bằng chữ Nho. Chúng tôi cũng nghĩ rằng, muộn nhất, tiếng Việt vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ, được đơn âm hóa từ thời nhà Triệu. Và cùng với việc phổ biến chữ Nho, tiếng Kinh ngày càng trở nên đơn âm. Một câu hỏi: khi sang nước ta, người của Triệu Đà rồi quan quân nhà Hán nói tiếng gi? Sử ký viết, “Đà giết trưởng lại người Tần rồi đưa người của mình lên thay.” Triệu là một tiểu quốc của người Việt, nên Triệu Đà và tâm phúc của ông là người Việt (7). Xuống Giang Nam, người của ông gặp tiếng Việt Quảng Đông, Mân Việt, thứ tiếng Việt thanh nhã chuẩn mực. Thời Hán cũng tương tự, vì ngoài một số không nhiều quan cao cấp người phương Bắc thì tới nước ta phần lớn là người Giang Nam. Họ là người Việt, cho dù có nói ngược theo cách nói Hoa Hạ thì vẫn là tiếng Việt. Vì lẽ đó, rất có thể hai bên gần như hiểu được nhau. Vì vậy, việc học chữ Nho khá dễ dàng. Về sau, qua mỗi thời đại, tiếng của quan quân phương Bắc lại khác đi. Đến thời Đường, tiếng nói của kinh đô Tràng An được dùng làm quan thoại. Thực chất, đó là tiếng Việt ở kinh đô Tràng An thời nhà Đường. Điều này cho thấy một bộ phận tiếng Việt trải qua quá trình biến đổi dài từ đa âm, không thanh điệu, tới đây đã thành đơn âm và sáu thanh. Có lẽ, tiếng nói của bộ phận cư dân mà sau này là người Kinh cũng được chuyển hóa như vậy? Sau thời Đường, nước ta độc lập, chữ Nho trở thành quốc ngữ. Theo dòng thời cuộc, tiếng nói của người Trung Hoa thay đổi, ngày càng xa gốc Việt. Chẳng những người Việt không hiểu tiếng người phương Bắc mà người Trung Quốc cũng không còn nói được Đường âm. Di sản vô giá thơ Đường chỉ còn người Việt Nam thưởng thức trong âm điệu tuyệt vời. Từ phân tích trên chứng tỏ rằng, tiếng Việt không những không vay mượn mà trái lại, còn là gốc gác, là mẹ đẻ của ngôn ngữ Trung Hoa. Cái mà nay người ta quen gọi là “từ Hán Việt” là sự lầm lẫn lớn bởi chưa hiểu cội nguồn sinh học cũng như văn hóa dân tộc, trong đó có quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết. Nay ta nhận ra, đó là từ Việt cổ tiêu biểu được tinh lọc, ký tự dưới dạng chữ Nho. II. Vai trò của lớp từ Việt cổ trong văn hóa dân tộc Như đã nói ở trên, tiếng thì nhiều nhưng chữ làm ra quá ít nên tổ tiên ta bắt buộc phải chọn thật kỹ những tiếng cần ký tự. Đó là những tiếng có nội dung sâu sắc, hàm chứa ý nghĩa uyên thâm, mà sau này được gọi là ngôn ngữ hàn lâm. Dù có áp dụng cách tạo từ đồng âm dị nghĩa thì cũng còn vô số tiếng không được ký âm vì không đủ chữ. Ở phía bắc Trung Hoa, dần dần những tiếng không được ký tự bị mai một. Trong khi đó, ở miền nam, chúng trở thành từ địa phương, được truyền miệng trong dân gian. Ở Việt Nam tình hình tương tự. Khi làm chủ đất nước, người Việt thấy quá nhiều tiếng không có chữ, nên vào đời Trần đã mô phỏng chữ Nho để tạo ra chữ Nôm. Tuy nhiên, vì nhiều lẽ, chữ Nôm không được coi là văn tự chính thức. Mọi giao dịch hành chính đều phải dùng chữ Nho, nên nhiều địa danh phải chuyển sang chữ Nho, việc làm bất khả kháng ngày xưa khiến nay nhiều người bức thúc. Một vấn đề cũng cần bàn cho ra lẽ, đó là tìm tên gọi xác đáng cho lớp từ đặc biệt này. Thoạt kỳ thủy, nó là Đường âm. Tới lúc nào đó được gọi là chữ Nho, chữ Hán. Vào thập niên 1960, các học giả miền Bắc gọi là “từ Hán Việt”. Trong khi đó, cho tới năm 1975, ở miền Nam gọi là cổ văn. Tên nào thỏa đáng hơn? Đường âm là đúng nhưng bây giờ không thể trở lại tên gọi này vì đó là sản phẩm của một thời điểm lịch sử. Tiếng Hán không đúng vì đó không phải là tiếng nói thời nhà Hán, càng không phải tiếng nói của người Trung Hoa hôm nay. Có lẽ tên gọi chữ Nho phù hợp hơn cả, vì nó có nghĩa là chữ của nhà nho, sâu xa hơn, như phát hiện của triết gia Kim Định, là sản phẩm của văn hóa Việt nho nguồn cội. Sở dĩ gọi là “từ Hán Việt” vì người ta lầm tưởng đó là sản phẩm vừa của Hán vừa của Việt. Tuy nhiên cách hiểu như thế vừa không chính xác vừa gây phản cảm, đè nặng lên tâm trí chúng ta một cảm giác lệ thuộc bên ngoài. Thực chất, đó không phải “từ Hán Việt” mà là tiếng Việt cổ. Khác với nhiều ngữ khác, tiếng cổ là tử ngữ, thì trong ngôn ngữ Việt, tiếng Việt cổ vô cùng sống động. Lý do nó trở thành cổ ngữ là vì lịch sử dân tộc có biến động lớn, chữ Nho bị bãi bỏ để thay bằng thứ chữ viết khác. Mấy trăm năm trước, khi chuyển giao chữ La Tinh quốc ngữ cho chúng ta, một học giả phương Tây từng nói đại ý: Chúng ta trao cho người Annam một thứ chữ dễ học, giúp họ nhanh chóng bắt kịp đà văn minh. Nhưng chắc chắn nó sẽ làm cho thế hệ tương lai của họ cắt đứt với nguồn cội. Hôm nay, lời cảnh báo đó đã trở thành hiện thực với toàn bộ nền văn hóa Việt. Về ngôn ngữ thì đó là lớp lớp người Việt không hiểu tiếng nói của tổ tiên, như tác giả Trần Kinh Nghị than phiền. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần nhìn nhận lại gia sản quý giá này để sử dụng tốt nhất. III. Kết luận Hàng ngàn năm nay do ngộ nhận nên ta cho rằng, bộ phận tinh hoa, quan trọng nhất của tiếng Việt là đồ vay mượn! Sự lầm lẫn này đã tạo nên nỗi đau ngàn năm khi ta vừa căm ghét một công cụ mà trong quá khứ kẻ thù dùng để đồng hóa, nô lệ mình lại vừa không thể chối bỏ! Không thể không dùng nhưng rồi mỗi khi dùng lại day dứt nỗi niềm cay đắng mặc cảm vay mượn! Nay chúng ta phát hiện ra sự thật: không hề có cái gọi là “Từ Hán Việt”! Đó chính là chữ Việt, tiếng Việt được tổ tiên ta sáng tạo trong quá khứ. Việc khẳng định bản quyền tiếng Việt cổ là khám phá có ý nghĩa đặc biệt, nó giúp ta tự tin, làm chủ tài sản vô giá của dân tộc. Vấn đề hiện nay là tuyên truyền để mọi người cùng hiểu. Công việc quan trọng khác là nghiên cứu sử dụng vốn tài sản này, làm phong phú ngôn ngữ, góp phần xây dựng văn hóa dân tộc. Cái to nhất ngăn trở ta dám nhận lại tài sản vô giá này là thói nô lệ, thói tự kỷ ám thị nặng nề khiến ta vô thức đẩy nhiều di sản quý báu của tổ tiên cho người ngoài để rồi cúc cung làm chú học trò ngu ngơ, bị đè bẹp dưới cái bóng hoang tưởng! Một khi nhận ra chủ quyền, ta sẽ làm gì với tài sản vô giá này? Nhiều người đã hiểu cơ sự nên kiến nghị khôi phục việc học chữ Nho. Đấy là việc không thể không làm. Trước hết vì giá trị lớn lao của chữ Nho. Tính triết lý sâu xa, ý nghĩa thâm thúy của nó khác với bất cứ chữ viết nào, giúp người học rèn trí thông minh, luyện tư duy… Chỉ điều này mới giúp chúng ta tiếp nối với truyền thống, tránh được mối nguy mất gốc như học giả nước ngoài cảnh báo mấy trăm năm trước. Đó là việc cần chủ trương và kế hoạch lớn. Trước mắt, việc có thể làm ngay là, trong chương trình tiếng Việt phổ thông, nên bổ sung một số tiết giảng tiếng Việt cổ, nhằm giải nghĩa những từ thường dùng để học sinh hiểu và sử dụng đúng, đồng thời tập cho họ cách tra Từ điển tiếng Việt. Chúng tôi xin mạo muội đề nghị, cần một cuộc cách mạng loại bỏ thuật ngữ “từ Hán Việt” khỏi ngôn ngữ Việt để thay vào đó tên gọi đúng: tiếng Việt cổ! Đồng thời dùng lại thuật ngữ chữ Nho để gọi văn tự của tổ tiên mà xưa nay vẫn lầm tưởng là chữ nước ngoài. Madrak, 1. 12. 2013 HVT Tài liệu tham khảo: 1. Nguyễn Tài Cẩn – Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1979 2. Hà Văn Thùy. Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học, 2008. 3. Đỗ Ngọc Thành. Nhannamphi.com 4. Hà Văn Thùy. Chữ Việt chủ thể sáng tạo chữ viết Trung Hoa http://huc.edu.vn/chi-tiet/1868/Chu-Viet-la-chu-the-sang-tao-chu-viet-Trung-Hoa.html 5. Lịch sử hình thành chữ viết Trung Hoa http://khoahocnet.com/2013/11/11/ha-van-thuy-lich-su-hinh-thanh-chu-viet-trung-hoa/ 6. Hậu Hán thư- Mã Viện truyện 7. Hà Văn Thùy – Nỗi bất an của lịch sử http://trannhuong.com/tin-tuc-15551/noi-bat-an-cua-lich-su.vhtm
    3 likes
  3. Từ đồng âm dị nghĩa Đồng âm là Cùng phát âm như nhau, tức cùng tiếng, cùng tiếng tương tự như “đụng hàng”. Quen = Quán 慣 = =Cùng = Chung = Đụng = Đồng 同, vậy chữ Đồng 同 (từ hàn lâm Việt) có gốc là do từ Cùng (từ dân gian Việt). Âm ở đây là tiếng nói, do Ồn = Âm 音 = Ồn Ào = Ầm Ĩ = Í Ới = Inh Ỏi; vậy Âm 音 là chữ hàn lâm chỉ từ dân gian Ồn (“đừng có làm Ồn khi nghe giảng” tức đừng Nói chuyện riêng khi đang nghe giảng); Hán ngữ cũng dùng chữ Âm音 nhưng Hán ngữ không có những từ dính như Ồn Ào, Ầm Ĩ, Í Ới, Inh Ỏi chỉ sự giao lưu bằng tiếng nói (“Chúng mày Ồn Ào cái gì đấy?” hay “Chúng mày Ầm Ĩ gì ngoài ấy thể hả?”). Một từ dân gian Ồn viết bằng chữ Nho thành từ hàn lâm là Âm 音 của người Việt thì người Nhật dùng đọc là “On 音”, người Hán dùng đọc là “Yin 音”. Thời còn các nước Đại Việt 大 越, Đại Hán 大 漢, Đại Hòa 大 和 (Nhật Bản), người Nhật gọi từ thuần Nhật là Hòa Ồn (“Wa On 和 音” – người Hòa nói), gọi từ mượn của tiếng Ngô là Ngô Ồn (“Go On 吳 音” – người Ngô nói), mà ba nước Ngô 吳 國, Sở 楚國 , Việt 越 國 cổ đại là ba nước mới quật khởi lên từ cư dân Bách Việt cổ đại. <Thuyết Văn Giải Tự 說 文 解 字>: “Âm 音 là tiếng của người, vật , nhạc khí phát ra tự trong lòng”, vậy rõ ràng đó chính là Ồn của tiếng Việt, viết bằng chữ Nho là chữ Âm 音, mà người Nhật vẫn đọc là “Ồn”, người Hán đọc là “Yin”. Ồn = Ầm = Ầm Ĩ = Inh Ỏi = Í Ới = Í Ồn = (phản thiết) NÔI = Nói = Nời = Lời = (từ đôi) Lời Nói. Dị là Khác, vì Khác = Lạc = Lạ = Giả = Dị, nghịch nghĩa với Quen. Nghĩ = Nghĩa, dân tộc ấy nghĩ (hình dung) cái từ ấy là cái gì thì Nghĩa của từ ấy là cái đó. Tiếng Việt có nhiều từ đồng âm dị nghĩa khi văn bản dùng song hành cả từ dân gian cả từ hàn lâm, nhưng không gây cản trở cho việc dùng chữ Quốc ngữ (ký âm bằng ký tự Latin), ví dụ đọc một cuốn tiểu thuyết Quốc ngữ dài hàng nghìn trang mà người đọc vẫn không bị lầm lẫn một từ đồng âm dị nghĩa nào. Trong khi đó tiếng Nhật và tiếng Hán nều dùng chữ ký âm Latin thì rất dễ vấp từ đồng âm dị nghĩa lẫn lộn sang nhau. Do vậy để phân biệt được nghĩa khác nhau của những từ đồng âm, Nhật phải cùng lúc dùng ba loại ký tự: (1) Hiragana để ký âm những từ tiếng Nhật, (2) Kanji (Hán tự) để ghi những từ tiếng Nhật đồng âm dị nghĩa với từ đã được ghi bằng Hiragana, (3) Katakana để ký âm những từ ngoại lai. Còn Hán ngữ hiện đại tức tiếng Phổ thông Trung Quốc thì lại đồng âm dị nghĩa quá nhiều nên không thể nào Latin hóa chữ viết được, bắt buộc phải dùng mãi chữ Nho, được gọi là Hán tự. Tuy vậy (nguồn mạng TQ) có học giả ở Phúc Kiến đã Latin hóa thành công Mân ngữ, có thể dùng dịch bài hát tiếng Anh thoải mái, và cho rằng khoảng 20 năm nữa thì chữ Mân ngữ này sẽ được dùng phổ biến. Để phiên âm tên hay từ của Tây thì Hán ngữ sẽ chọn Hán tự nào có âm na ná mà dùng thay, nên đọc theo âm thì nghe còn lơ lớ, nhưng cứ vào biểu ý của chữ thì thành ra cái tên ngớ ngẩn. Ví dụ thủ đô Campuchia là Pnom Penh (nghĩa đen là Núi bà Pênh), tiếng Việt phiên âm là Pnom Pênh, Hán phiên âm là Jin Bian 金 邊, Jin 金 (thay cho Pnom) Bian 邊 (thay cho Pênh), nếu cứ theo biểu ý của chữ thì thành nghĩa là Vàng (chữ Kim 金) Bờ (chữ Biên 邊), đâu còn cái nghĩa là Núi bà Pênh hay Non Pênh, Hòn Pênh.Ví dụ một câu bằng ba ngôn ngữ: (1) ngôn từ dân gian Việt: Gần nay Tiến sĩ Thảy đều Cận thị (8 chữ, 8 âm tiết), không có từ đồng âm. (2) ngôn từ hàn lâm Việt: Cận thế 近 世Tiến sĩ 進 士Tận thị 儘 是 Cận thị 近 視 (8 chữ, 6 âm tiết), có ít từ đồng âm. (3) ngôn từ Hán ngữ hiện đại: Jin shi 近 世 Jin shi 進 士 Jin shi 儘 是 Jin shi 近 視 (8 chữ, 2 âm tiết), có rất nhiều từ đồng âm.
    2 likes
  4. Hài thật! ================= G20: Quan chức Mỹ-Trung tiếp tục cãi nhau ở nhà khách chính phủ Hải Võ | 04/09/2016 22:13 Sau "sự cố" không có xe thang đón Tổng thống Obama và việc Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice bị "quát nạt", các quan chức Mỹ và Trung Quốc tiếp tục cãi nhau ở nhà khách Tây Hồ. Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tản bộ trong nhà khách chính phủ Tây Hồ, Hàng Châu, Trung Quốc tối 3/9. (Ảnh: Reuters) G20: Lý giải đầy bất ngờ việc Trung Quốc "đối xử ghẻ lạnh" với ông Obama TQ đón Obama: Không xe thang, không thảm đỏ G20: Quan chức TQ quát tháo thô lỗ Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Theo Foxnews (Mỹ), các quan chức Mỹ và Trung Quốc hôm 3/9 đã có cuộc "trao đổi" đầy căng thẳng tại nhà khách chính phủ Tây Hồ ở thành phố Hàng Châu, Trung Quốc, trước khi Tổng thống Barack Obama từ sân bay tới đây và có cuộc gặp Chủ tịch Tập Cận Bình để phê chuẩn Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Các nhân viên của Nhà Trắng cùng Mật vụ Mỹ đã cố gắng vào bên trong nhà khách Tây Hồ theo lối riêng biệt khỏi các phóng viên, nhưng đã bị chặn lại bởi nhân viên an ninh Trung Quốc. Hai bên tranh cãi về việc bao nhiêu thành viên đoàn đại biểu Mỹ được phép vào trong. "Tổng thống [Obama] sẽ tới đây trong 1 tiếng nữa," một nhân viên Nhà Trắng giận dữ nói. Foxnews cho hay, cuộc tranh cãi trở nên căng thẳng khi một quan chức Trung Quốc có nhiệm vụ hỗ trợ những người Mỹ nổi cáu với nhân viên an ninh nêu trên. "Anh không được đẩy người khác," quan chức này hét bằng tiếng Trung Quốc, "không ai cho anh quyền động vào bất kỳ người nào ở đây". Một quan chức khác người Trung Quốc lập tức xen vào cuộc cãi vã và dường như "sẵn sàng tung ra một cú đấm", khiến những người từ Nhà Trắng phải đứng ra đề nghị mọi người "giữ bình tĩnh". Một quan chức thuộc Bộ ngoại giao Trung Quốc nói bằng tiếng Trung: "Hãy dừng lại. Có nhiều phóng viên ở đây." Nhưng chỉ vài phút sau, một tình huống "nảy lửa" khác xảy giữa các nhân viên truyền thông Nhà Trắng và các quan chức Trung Quốc, liên quan đến việc "bao nhiêu phóng viên Mỹ được vào trong tòa nhà". Mâu thuẫn tiếp diễn và chỉ kết thúc khoảng 20 phút trước khi đoàn của ông Obama đến nơi. Phía Trung Quốc chỉ cho phép 10 phóng viên Mỹ vào nhà khách Tây Hồ, bất chấp phía Nhà Trắng phản đối rằng vẫn còn rất nhiều không gian cho các nhà báo đứng tác nghiệp. Tổng thống Obama tới Hàng Châu hôm 3/9 để dự Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 11. Ông bước xuống chuyên cơ Không lực 1 mà không có thảm đỏ. (Ảnh: UPI) Theo Foxnews, bất đồng giữa các nhân viên hai nước tái diễn sau cuộc gặp Obama-Tập Cận Bình và hai nguyên thủ tản bộ tới đoàn xe Tổng thống Mỹ. Đại diện chủ nhà yêu cầu Mỹ giảm số lượng phóng viên của nước này đi theo lãnh đạo, từ 6 người xuống 3 người, cuối cùng là 1 người. Một quan chức Trung Quốc nói "đó là sắp xếp của chúng tôi", trong khi nhân viên Nhà Trắng đáp trả rằng phía Trung Quốc "thay đổi liên tục". Sau cùng, hai bên thỏa thuận cho 2 phóng viên Mỹ đi theo cuộc tản bộ, nhưng không bên nào tỏ ra hài lòng.
    2 likes
  5. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/apps/xem-ngay-tot-xau.php?d=05101995 Có gì khác đâu bạn vẫn là 5/10/1995. Vì năm đó nhuận 2 tháng 8 âm lịch lá số bạn tôi chính theo ngày âm cũng vậy http://www.lyhocdongphuong.org.vn/apps/LaSoTuVi.php?name=&ldate=2,12,8,11,5&year=0&gender=f&view=screen&size=2
    1 like
  6. Triết lý giáo dục, đích đến là ta muốn đào tạo ra con người như thế nào? TS.Nguyễn Khánh Trung 07:26 03/09/16 Thảo luận (0) (GDVN) - Khi bàn về mục tiêu của một hệ thống giáo dục nghĩa là tìm đáp án cho câu hỏi muốn đào tạo ra mẫu người học sinh lý tưởng sau khi tốt nghiệp phổ thông thế nào? Người thầy 60 năm đứng lớp suy nghĩ về triết lý giáo dục Con đường xây dựng và triết lý giáo dục của Nhật Bản Triết lý giáo dục - Việt Nam đã có chân lý này hay chưa? LTS: Mỗi nền giáo dục dựa trên một hệ triết lý giáo dục có ảnh hưởng mang tính quyết định đến nội dung, phương pháp dạy và học. Vậy thử hỏi, mẫu người mà Việt Nam muốn đào tạo chuẩn là như thế nào trong khi “triết lý giáo dục” nước ta vẫn đang là câu hỏi gây nhiều tranh cãi. Hôm nay, trong kỳ đầu về chủ đề “triết lý giáo dục”, TS.Nguyễn Khánh Trung hiện đang làm việc tại Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED), TP.Hồ Chí Minh đem đến cho độc giả cái nhìn tổng quan về khái niệm “triết lý giáo dục”. Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. Triết lý và giáo dục Nói đến khái niệm “triết lý giáo dục” là nói tới triết và giáo dục. Triết gia là những chuyên gia làm việc, suy tư trên các ý tưởng, các khái niệm. Họ phân tích, xếp loại, truy vấn hay tạo ra các khái niệm mới dựa trên cơ sở lý tính, sự chặt chẽ của phép logic. Triết học là mẹ của các khoa học vì khoa học nào cũng cần sự chặt chẽ, biện chứng, lý tính và tinh thần truy vấn. Giáo dục cũng là khoa học, ngành có đối tượng là con người nên lại càng cần sự soi sáng của triết học. Như vậy, khái niệm “triết lý giáo dục” ám chỉ những suy tư, những truy vấn mang tính triết lý trên mọi khía cạnh của giáo dục, là việc “đặt vấn đề trên tất cả những gì chúng ta biết và chúng ta tin trong giáo dục” (Reboul, 1989, tr.13). Hiểu về "triết lý giáo dục" sao cho đúng? (Ảnh chưa rõ tên tác giả) Định nghĩa này của Olivier Reboul nhấn mạnh đến ba chiều kích: Tính toàn bộ: nghĩa là không có khía cạnh nào trong giáo dục thoát ra khỏi sự truy vấn của triết học. Tính triệt để: sự truy vấn phải đi tới cùng, tới nguồn cội, không thể có chuyện bàn đến cách giảng dạy thế nào mà không đặt câu hỏi trên các mục tiêu của việc giảng dạy đó là gì. Tính thực tế cuộc sống: sự truy vấn không chỉ dừng lại ở những tri thức, nội dung được giảng dạy, mà còn trên sản phẩm được đào tạo, liệu học sinh sau khi ra trường sẽ thế nào trong sự tương quan với xã hội và thế giới công việc? Chính vì vậy, “triết lý giáo dục” là một đề tài rộng lớn, trong phạm vi bài viết này tôi xin chỉ nói đến “mục tiêu giáo dục phổ thông”, vấn đề mà các học giả Việt Nam hay bàn tới. Tôi cho rằng, đây là khâu trọng yếu nhất, nó chi phối, định hướng các phần còn lại trong quy trình tổ chức giảng dạy của một hệ thống giáo dục. Về mục tiêu giáo dục phổ thông Khi bàn về mục tiêu của một hệ thống giáo dục, chúng ta có thể đặt những câu hỏi như sau: Thứ nhất, hệ thống giáo dục đó muốn đào tạo ra mẫu người học sinh lý tưởng sau khi tốt nghiệp phổ thông thế nào? Mẫu người lý tưởng này cần phải sở đắc các loại hình tri thức, kỹ năng, các giá trị nào? Hai câu hỏi này liên quan đến nội dung toàn bộ chương trình đào tạo, cũng như định hướng nội dung trong các môn học cụ thể. Thứ hai, tại sao lại là mẫu hình học sinh lý tưởng đó? Để để kiến tạo nên xã hội tương lai thời của các em thế nào? Hai câu hỏi này liên quan đến mô hình tổ chức xã hội, kinh tế, chính trị, đến lý tưởng mà xã hội theo đuổi. Tôi lấy ví dụ, xã hội chủ nghĩa thì định nghĩa mẫu người đó theo ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, và mong muốn đào tạo “con người xã hội chủ nghĩa” sẽ khác so với xã hội dân chủ lại mong đào tạo con người có thể sống và làm việc trong xã hội đa nguyên, biết tôn trọng sự khác biệt,… Thứ ba, quan niệm của các actor trong hệ thống giáo dục (lãnh đạo giáo dục, hiệu trưởng, giáo viên) về con người, về bản chất của trẻ nhỏ, những cá nhân được giáo dục thế nào? Câu hỏi này liên quan đến hình thức tổ chức giảng dạy, phương pháp sư phạm, phương pháp đánh giá... Chẳng hạn, nếu xem trẻ nhỏ là những cá nhân, những “tờ giấy trắng” thụ động, thì sẽ dễ dẫn đến giáo dục kiểu áp đặt một chiều theo ý người lớn. Còn khi xem trẻ là những actor chủ động, có khả năng góp phần tham gia vào quá trình giáo dục như xác tín của Maria Montessori, thì phương pháp giáo dục sẽ dân chủ hơn, trẻ sẽ được tôn trọng hơn. Mỗi câu hỏi nêu trên là những đề tài lớn đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đề cập dưới nhiều tiếp cận khác nhau, nó đụng chạm đến nhiều vấn đề, nhiều khâu và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, thiết nghĩ, các câu hỏi trên nên được nghiên cứu, tranh luận một cách kỹ lưỡng nhằm rút ra những lý luận mang tính triết lý, làm nền tảng chắc chắn cho hệ thống giáo dục, nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Trong kỳ 2, tôi sẽ nói đến cách mà người Pháp định nghĩa về mẫu hình học sinh lý tưởng sau khi học xong bậc phổ thông như thế nào. Còn nữa… TS.Nguyễn Khánh Trung ========================== Có lẽ không cần phải xem tiếp. Lão đây kết luận luôn: Tác giả chẳng hiểu "triết lý giáo dục" là gì! Giáo dục là một khái niệm có phạm trù bao trùm tất cả những phương pháp và mô hình giáo dục của con người, trong suốt chiều dài của nền văn minh. Ở đây, tác giả hiểu với một ý nghĩa rất cục bộ. Thảo nào! Mãi không lớn nổi.
    1 like