• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 30/08/2016 in Bài viết

  1. LÝ THUYẾT KHOA HỌC HIỆN ĐẠI KHÔNG CẦN TÍNH HỢP LÝ. Phát biểu của giáo sư tiến sĩ khoa học Vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam - Nguyễn Văn Trọng - tại cafe Trung nguyên. ================== Những lý do đẩy cuộc chiến ở Syria vào thế bế tắc Thứ ba, 30/08/2016 - 06:00 Dù có sự can thiệp của nhiều cường quốc và nhiều hội nghị hòa bình được tổ chức nhưng diễn biến của cuộc chiến ở Syria ngày càng tồi tệ. >> Điều bí ẩn đang xảy ra tại Syria? >> Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ chọn thời điểm này để can thiệp quân sự vào Syria? Tờ New York Times ngày 26/8 đã đưa ra một số nguyên nhân chính khiến cuộc chiến Syria ngày càng tồi tệ dựa trên đánh giá, phân tích của một số chuyên gia: Thứ nhất, khi các lực lượng tham chiến ở Syria - quân đội chính phủ và quân nổi dậy - có vẻ "không biết mệt" do nhận được sự hậu thuẫn từ bên ngoài - bao gồm Mỹ, Nga, Iran, Saudi Arabia và giờ đây thêm Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Giáo sư James D. Fearon của trường Đại học Stanford, "nếu cả hai bên đều có sự can thiệp từ bên ngoài, sức chiến đấu sẽ lớn hơn rất nhiều". Người đàn ông bế một bé gái sống sót sau đợt không kích của quân đội Chính phủ Syria và quân đội Nga hôm 27/8 ở gần khu vực Aleppo. (Nguồn: Aljazeera) Thứ hai, cuộc chiến này không thể phân định được bên nào thắng, bên nào thua. Mỗi khi lực lượng được ủy nhiệm mất lợi thế trên chiến trường, các nhà tài trợ bên ngoài lại tăng cường sự can dự, tiếp viện vũ khí và yểm trợ bằng không quân để lực lượng đó đảo ngược thế trận. Mỗi lần leo thang, cường độ cuộc chiến tranh lại được đẩy mạnh hơn một chút, số người thương vong nhiều hơn trong khi cán cân của cuộc chiến về cơ bản không có gì thay đổi. Câu chuyện này lặp đi lặp lại ở Syria suốt 5 năm qua. Thứ ba, cấu trúc của các cuộc chiến tranh khiến dân thường chịu nhiều tổn thất. Trong hầu hết các cuộc nội chiến, muốn thành công các lực lượng tham chiến phải dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, do đó thường cố gắng hạn chế tối đa gây thương vong cho dân thường. Theo các chuyên gia, cuộc chiến Syria không như vậy, quân chính phủ và quân đối lập đều phụ thuộc nhiều vào sự ủng hộ từ bên ngoài. Do đó, họ không có nhiều động lực để tìm các phương án tối ưu để bảo vệ dân thường. Điều này biến người dân địa phương trở thành mối đe dọa tiềm tàng, thay vì là nguồn lực cần tranh thủ sự ủng hộ. Thứ tư, nỗi lo sơ bị thất bại khiến các bên muốn duy trì nguyên trạng. Các bên tham chiến bận tâm đến vệc bám giữ những gì mình đang có hơn là đánh liều theo đuổi những mục tiêu lớn hơn. Các quốc gia bên ngoài can thiệp vào cuộc chiến này lo sợ rằng nếu để bên kia thắng lợi thì điều này sẽ vô cùng nguy hiểm. Chẳng hạn như Saudi Arabia và Iran coi Syria là một chiến trường để họ tranh giành quyền lực tại khu vực, nếu họ thất bại thì điều này sẽ gây nguy hiểm cho chính chế độ của họ. Thứ năm, các lực lượng tham chiến tại Syria được xây dựng để chiến đấu, không phải để chiến thắng. Nội bộ lực lượng của Chính phủ Syria cũng như các lực lượng nổi dậy hiện đều yếu đến mức họ muốn duy trì tình thế bế tắc hiện nay, dẫu cho tình thế đó tồi tệ đến mức nào, hơn là tìm kiếm bất kỳ giải pháp gần như khả thi nào đó. Các nhà lãnh đạo Syria hầu hết thuộc cộng đồng tôn giáo người Alawite thiểu số, chỉ chiếm một phần nhỏ dân số của Syria song lại chiếm phần lớn lực lượng an ninh. Sau 5 năm giao tranh với các phe nhóm sắc tộc khác, người Alawite lo sợ rằng họ có thể bị diệt chủng nếu như Tổng thống Assad không đảm bảo giành được chiến thắng tuyệt đối. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào biên giới Syria, ngày 24/8. (Nguồn: Afr) Phe đối lập Syria thì suy yếu theo kiểu khác. Phe này gồm nhiều tổ chức khác nhau và chính sự manh mún đó cũng là nguyên nhân làm kéo dài cuộc nội chiến. Một cuộc nghiên cứu về tất cả các nỗ lực gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) từ năm 1945 cho thấy tổ chức này đã giải quyết được 2/3 trong tổng số các cuộc cuộc nội chiến chỉ có hai bên giao tranh, song chỉ giải quyết được có 1/4 số cuộc chiến có nhiều bên giao tranh. Thứ sáu, khả năng để một nhà bảo trợ bên ngoài rút lui để thay đổi cục diện cuộc chiến hoặc khả năng xảy ra một cuộc xâm lược quy mô lớn để tạo thế “đánh nhanh, thắng nhanh” hiện chưa thể trở thành hiện thực. Cách chắc chắn duy nhất để phá vỡ thế bế tắc là nổi lên một bên giành được ưu thế trên chiến trường. Song do Syria đang mắc kẹt giữa hai cường quốc quân sự hàng đầu trên thế giới, Nga và Mỹ, nên để làm được điều này có lẽ cần phải có "một cuộc xâm lược" trên quy mô toàn diện. Trong kịch bản tốt đẹp nhất, điều này sẽ dẫn đến một cuộc can thiệp tương tự như cuộc chiếm đóng của Mỹ tại Iraq hoặc Afghanistan. Trong kịch bản tệ nhất, đưa quân vào một khu vực chiến tranh có quá nhiều các bên tham gia có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh khu vực. Một cách khác để chấm dứt cuộc chiến là một nhà bảo trợ bên ngoài thay đổi chính sách đối ngoại và quyết định rút lui. Điều này cho phép bên kia nhanh chóng giành chiến thắng. Tuy nhiên, ở Syria, kịch bản này hiện chưa có tín hiệu nào cho thấy nó sẽ xảy ra. Bởi thế, theo giáo sư Fearon, cuộc chiến Syria hiện chưa có manh mối nào cho thấy nó sẽ chấm dứt. Tình huống "tốt" nhất có thể kỳ vọng là cuộc chiến sẽ được hạ cấp xuống trạng thái bao gồm "một cuộc nổi dậy ở mức độ thấp hơn”. Theo Lam Anh//New York Times Thế giới và Việt Nam ================== Tên lửa hạt nhân Triều Tiên có thể khiến Mỹ-Hàn ôm hận Thứ hai, 29/08/2016 - 21:00 Trong bối cảnh tình hình bán đảo Triều Tiên đang nóng lên, Bình Nhưỡng đã đưa ra cảnh báo sắc lạch đối với Mỹ và đồng minh Hàn Quốc. >> Triều Tiên mở đại tiệc ăn mừng phóng thành công tên lửa từ tàu ngầm >> Vì sao 3 cường quốc không cản nổi Triều Tiên? Mỹ tăng cường năng lực răn đe Triều Tiên Tình hình trên bán đảo Triều Tiên lại đang nóng lên từng ngày khi Mỹ và Hàn Quốc tăng cường các cuộc tập trận quân sự cả về quy mô lẫn tần suất để đối phó với Triều Tiên, trong đó không loại trừ cả phương án chủ đề tấn công tấn công phủ đầu vào các mục tiêu trọng yếu của nước này. Cuối tuần qua, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn “Người bảo vệ Tự do Ulji” (Ulji Freedom Guardian) có kịch bản tấn công vào các cơ sở hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên nếu nảy sinh "trường hợp khẩn cấp" trên Bán đảo Triều Tiên - theo hãng tin Rёnhap. Hoạt động có sự tham gia của 25.000 lính Mỹ và 50.000 lính Hàn Quốc. Đồng thời có cả các đại diện của châu Âu lẫn châu Á và châu Mỹ, bao gồm: Australia, Canada, Colombia, Đan Mạch, Pháp, Italia, Philippines, Anh và New Zealand. Cuộc tập trận Ulji Freedom Guardian diễn ra từ ngày 22/8 đến 2/9, đã gây phản ứng dữ dội từ phía Bình Nhưỡng. Phát ngôn viên Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Triều Tiên cho biết, quân đội nước này sẵn sàng ra đòn tấn công hạt nhân phủ đầu nhằm vào các lực lượng vũ trang Hàn Quốc và Hoa Kỳ, nếu nhận thấy "bất cứ dấu hiệu nhỏ" về xâm lấn lãnh thổ trên bộ, cũng như vùng biển và vùng trời của họ. Những phản ứng mạnh của Triều Tiên đã bắt đầu từ trước đó khi Mỹ điều động máy bay ném bom B-1B Lancer tới đồn trú ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hợp với các máy bay ném bom tàng hình B-2 để “kiềm chế” Triều Tiên và Trung Quốc. Bộ chỉ huy khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM) thông báo, Bộ Quốc phòng nước này đã lần đầu tiên trong 10 năm điều động đến Thái Bình Dương phi đội máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer. Những chiếc máy bay ném bom sẽ được điều động đến căn cứ Andersen trên đảo Guam, thuộc quần đảo Mariana (thuộc sở hữu của Hoa Kỳ), nhằm thay thế các máy bay ném bom thế hệ cũ là B-52. Đồng thời, Lầu Năm Góc còn điều thêm 300 nhân viên không lực để bảo trì máy bay. Các chuyên gia cho rằng, Triều Tiên đã có đủ năng lực răn đe cần thiết CNN cho biết các máy bay từ căn cứ Guam hiện đang là lực lượng chủ chốt tiến hành các hoạt động tuần tra ở Biển Đông và bán đảo Triều Tiên. Trong trường hợp đầu tiên, Mỹ gửi tín hiệu cho Trung Quốc thấy họ có ý định đảm bảo tự do hàng không và hàng hải trong vùng hải phận quốc tế, bất chấp tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh. Trong trường hợp thứ hai, Hoa Kỳ tỏ ý định với Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên rằng, họ sẽ bảo vệ các đồng minh trong khu vực là Hàn Quốc và Nhật Bản. Việc bố trí B-1 diễn ra trong bối cảnh của các vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng đang bị Washington kịch liệt lên án. Song song với đó, Mỹ còn triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất liền THAAD tới huyện đảo Seongju của Hàn Quốc với mục đích đối phó với các vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, đang diễn ra ngày một dày đặc cả trên đất liền lẫn dưới biển. Đáp trả lại những hành động này, Bình Nhưỡng đã đưa ra những tuyên bố vô cùng cứng rắn, đi liền với đó là những hành động cụ thể, khiến tình hình trên bán đảo Triều Tiên hiện nay “căng như dây đàn”. Triều Tiên đã đủ lực đáp trả Mỹ-Hàn Quốc? Sau khi đòi Mỹ-Hàn phải hủy bỏ cuộc tập trận không được, Bình Nhưỡng đã đưa ra cảnh báo lạnh người là lực lượng quân sự của Triều Tiên có thừa năng lực và hoàn toàn không loại trừ khả năng phá hủy các căn cứ quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bộ Ngoại giao Triều Tiên tuyên bố rằng, tình hình trên bán đảo Triều Tiên bước vào "giai đoạn cực nguy hiểm”. Nếu Hoa Kỳ và đồng minh dám thực hiện những "bước đi thiếu suy nghĩ", thì Bình Nhưỡng sẽ phá hủy tất cả các căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương. Đại diện cơ quan ngoại giao của Bình Nhưỡng nhấn mạnh, tình hình trên bán đảo Triều Tiên bước vào một giai đoạn mới rất nguy hiểm vì những kế sách liên tục của Mỹ nhằm tăng cường vũ khí hạt nhân chống lại nước này. Đây không phải là bước đi nhất thời mà là chính sách liên tục và lâu dài. Bình Nhưỡng cảnh báo, nếu Mỹ dám đưa ra những hành động “thiếu suy nghĩ", thì tất cả các căn cứ quân sự của Mỹ hoạt động trong khu vực Thái Bình Dương, bao gồm cả đảo Guam, sẽ không thoát khỏi sự hủy diệt bởi cuộc tấn công toàn diện của quân đội Triều Tiên. Theo quan điểm của ông Alexandr Vorontsov lãnh đạo Phòng nghiên cứu Triều Tiên và Mông Cổ thuộc Viện Phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga), hiện nay Bình Nhưỡng đã có khả năng chống trả mọi cuộc xâm lược của các lực lượng thù địch. Việc phóng thành công tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ tàu ngầm thông thường đã tạo điều kiện để Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên đủ khả năng trang bị tên lửa cho hạm đội tàu ngầm trong tương lai và phát triển những loại tàu ngầm mới có lượng giãn nước lớn hơn và hiện đại hơn. Theo quan điểm của chuyên gia Nga, bằng cuộc phóng thành công tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm, Triều Tiên đang chứng tỏ rằng, tuyên bố nghiêm khắc của họ có sự củng cố bằng thực lực quân sự, thể hiện quốc gia này có khả năng thực tế để đẩy lùi mọi cuộc xâm lược. Các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Triều Tiên chỉ mới ở giai đoạn sơ khai nhưng những tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất của nước này như tên lửa tầm xa Taepodong hay tên lửa đạn đạo liên lục địa KN-08 đều thừa khả năng hủy diệt các căn cứ ở đảo Guam. Phạm vi phóng của các tên lửa đạn đạo Triều Tiên đủ sức hủy diệt Guam Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng đã đưa ra tuyên bố lạnh người là nước này sẽ nối lại việc sản xuất plutonium cấp độ vũ khí. Hãng thông tấn Kyodo, Nhật cho biết, đây là sự xác nhận chính thức đầu tiên về việc sản xuất plutonium cho vũ khí hạt nhân ở Triều Tiên. Và quả nhiên sau đó, cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã khôi phục hoạt động tái xử lý nhiên liệu hạt nhân để sản xuất vũ khí plutonium tại lò thử nghiệm hạt nhân Yongbyon, nằm cách Bình Nhưỡng 100 km về phía bắc. Lò phản ứng này đã được khởi động vào năm 2013. Lò phản ứng Yongbyon đã bị ngừng hoạt động theo các thỏa thuận đạt được tại cuộc đàm phán sáu bên ở Bắc Kinh với sự tham gia của các nhà ngoại giao Nga, Mỹ, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản. Đàm phán được bắt đầu năm 2003 đã lâm vào bế tắc năm 2009. Viện Nghiên cứu hạt nhân Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên tuyên bố rằng, trong bối cảnh Mỹ đang liên tục đe dọa Triều Tiên, nước này sẽ không ngừng các thử nghiệm hạt nhân để sản xuất vũ khí hạt nhân và "có thể sẽ sử dụng cả uranium được làm giàu" ở cấp độ vũ khí. Các chuyên gia nhận định rằng, hiện thực lực tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đều đã hình thành, việc ngăn chặn nước này sở hữu vũ khí hàng loạt bằng các biện pháp cứng rắn là vô hiệu, do đó, cộng đồng quốc tế cần sử dụng những biện pháp hòa bình, thể hiện những động thái phi quân sự để Triều Tiên cảm thấy an ninh đất nước không bị đe dọa, dẫn tới từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình. Theo Huy Bình Đất Việt ================== Thế giới này đang minh họa cho luận điểm khoa học của ông Giáo sư Nguyễn Văn Trọng. Nhưng hy vọng giáo sư Nguyễn Văn Trọng, đừng hiểu nhầm rằng vì câu nói của ông mà thế giới xảy ra như ngày nay. Tư duy của ông ta chỉ là kết quả tất yếu của những tương tác đã dẫn đến ông ta phải nói câu này. Nó cũng như cặp câu đối trên tàu Hải Giám của Trung Quốc, là sự phản ánh tất yếu những quy luật tương tác có khả năng tiên tri.
    4 likes
  2. Để kiềm chế TQ, Australia cần cho quân đội Ấn Độ mượn cảng Hải Võ | 29/08/2016 13:34 Tờ Sydney Morning Herad (Australia) dẫn báo cáo của Trung tâm nghiên cứu nước Mỹ thuộc Đại học Sydney (Australia) đánh giá, Canberra nên chấp thuận Ấn Độ sử dụng sân bay quân dụng tại quần đảo Cocos, phục vụ hoạt động giám sát và trinh sát trên đại dương. (Ảnh minh họa: AP) Theo giới nghiên cứu Australia, nước này cần cho phép quân đội Ấn Độ sử dụng cảng Darwin ở miền Bắc để làm khu vực huấn luyện, nhằm gia tăng nỗ lực "chống Trung Quốc". Điều này sẽ góp phần thắt chặt quan hệ quốc phòng hai nước và kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Báo cáo nhận xét: "Quan hệ chiến lược Mỹ-Ấn Độ được một số nhân tố tất yếu thúc đẩy, trong đó yếu tố trực tiếp nhất là cả hai nước cùng cho rằng Trung Quốc là mối đe dọa đối với trật tự khu vực." Chuyên gia về an ninh Nam Á tại Đại học quốc gia Australia (ANU), Tiến sĩ David Brewster nhận định, quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ đang "phát triển thần tốc" và ngày càng sâu sắc hơn, khiến trở thành một phần trong đó là mục tiêu hết sức quan trọng với Australia. Trong ít ngày tới, Washington và New Delhi sẽ ký kết thỏa thuận mang tính biểu trưng, cho phép quân đội hai nước sử dụng cơ sở hạ tầng quân sự của nhau, ví dụ như các căn cứ không quân và cảng hải quân. Brewster nói với hãng tin Fairfax (Australia): "[Thỏa thuận Mỹ-Ấn] sẽ mở đường cho Australia và Ấn Độ ký kết các thỏa thuận tương tự." Ấn Độ có 1.3 tỉ dân và được xem là một nước lớn then chốt trong thế kỷ 21. Nhà lãnh đạo hiện tại của Ấn Độ, Thủ tướng Narendra Modi, được đánh giá là nhân vật có tầm nhìn quốc tế đưa New Delhi thoát khỏi vị thế chiến lược trung lập truyền thống. Brewster cho rằng, Canberra cần tích cực, chủ động tiếp cận Ấn Độ hơn, bao gồm tổ chức đối thoại chiến lược cấp cao ba bên Mỹ-Ấn-Australia. Từ góc nhìn của Bắc Kinh, cơ chế đối thoại 4 bên tương tự, tính cả Nhật Bản, là động thái rõ rệt nhằm chống lại Trung Quốc. Các cuộc đối thoại chiến lược giữa Mỹ và đồng minh đã "gửi tín hiệu tượng trưng quan trọng đến Trung Quốc, thể hiện các bên tham gia có chung mối lo ngại". Theo ông Brewster, Ấn Độ lo lắng về khả năng Mỹ rút bớt lực lượng khỏi châu Á và để lộ khoảng trống cho Trung Quốc "thừa cơ xâm nhập". New Delhi cho rằng việc thắt chặt quan hệ hợp tác với Washington là biện pháp hiệu quả để duy trì mức độ tham dự của Mỹ trong các sự vụ châu Á. Học giả người Australia bình luận, quân đội Ấn Độ hiện diện tại Australia để tập trận trong tương lai "sẽ mang ý nghĩa tượng trưng rất quan trọng", giúp cải thiện đáng kể hoạt động hợp tác về quân sự của song phương. "Dù quan hệ song phương Australia-Ấn Độ đã có nhiều tiến triển nhưng vẫn chưa đạt mức độ như Mỹ-Ấn. Ngoài ra, các hoạt động chung về quân sự giữa hai nước vẫn còn rất ít," David Brewster cho hay. Cuộc chiến "đếm xác" ở Philippines: Tổng thống Duterte đang gặp đối thủ quá mạnh theo Trí Thức Trẻ ==================== Cô gái Ấn Độ sẽ phải tham gia "Canh bạc cuối cùng". Đó là lẽ tất yếu trong diễn biến tiến tới hội nhập toàn cầu, cho dù nó được kết thúc dưới bất cứ hình thức nào: "Chiến tranh hay hòa bình", giữa hai thế lực chính là Trung Quốc với Hoa Kỳ. Việc tham gia của cô gái Ấn Độ đã được lão Gàn tiên tri từ ngót 10 năm trước. Khi mà chính Hoa kỳ - một thế lực quyết định kết quả "Canh bạc cuối cùng", chưa có khái niệm tham gia vào các vụ việc ở biển Đông. Đến nay, sự kiện đã và đang xảy ra, không nằm ngoài dự đoán của lão Gàn. Lão đã hết sức cố gắng vì mục tiêu chứng minh cho chân lý: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử. Đồng thời cũng xác định rằng: Sự sáng tỏ của chân lý cuối cùng - lý thuyết thống nhất - sẽ là cứu cánh để tránh xu hướng chiến tranh kết thúc giai đoạn phát triển, dẫn đến hội nhập toàn cầu. Rất tiếc! Lão Gàn đã không thành công, vì những sự tác động thiếu hiểu biết. Bởi vậy, xu hướng kết thúc "Canh bạc cuối cùng" bằng chiến tranh đã xảy ra ngày càng rõ ràng. Mọi chuyện sẽ rất rõ nét sau nửa đầu tháng 9 Bính Thân Việt lịch. Trong tháng 8 Bính Thân Việt lịch, có một cơ hội rất mỏng manh với tỷ lệ 1/ hàng trăm triệu giành cho xu hướng hòa bình. Nhưng tiếc thay! Với xác xuất đó thì chỉ còn cách cầu nguyện. Híc. Đã mang lấy nghiệp vào thân. Thì đừng trách lẫn trời gần, đất xa.
    4 likes
  3. Lão Gàn cần phát biểu thêm với các nhà khoa học Hoa Kỳ rằng: Các phương tiện kỹ thuật và tri thức khoa học hiện nay của quý vị - với vụ nổ Plasma tạo điện tích trên bầu khí quyển - chưa định hướng được vùng mưa lũ do nó tạo ra (Thậm chí các vị còn chưa liên hệ được ảnh hưởng của tầng điện tích với tình trạng mưa lũ trên Địa cầu). Thí dụ: Nổ Plasma tạo điện tích trên bầu khí quyển ở Urugoay, nhưng mưa lớn lại xảy ra ở tận Mễ Tây Cơ. Sự liên quan giữa điện tích trên bầu khí quyển và mưa bão, lũ lụt ở Địa Cầu thì cái này Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt thuộc bậc thầy. Nếu các quý vị khoa học chưa tin - làm sao hiểu để mà tin - thì chỉ cần quý vị cho biết vụ nổ plasma của quý vị ở đâu, lão đây không quản tài hèn sẽ chỉ ra vùng bị ảnh hưởng mưa lũ và cả thời gian ứng nghiệm. Cái này gọi là biểu diễn coi chơi. Hoàn toàn miễn phí. Đương nhiên, theo tiêu chuẩn chứng nghiệm khoa học thì sự việc tiên tri phải lặp lại nhiều lần với xác xuất đúng cao, nó mới có "cơ sở khoa học". Híc.
    2 likes
  4. Cảm ơn anh chị em quan tâm tham gia lớp Địa Lý Phong thủy Lạc Việt. Lớp hiện nay chưa khai giảng. Tôi vẫn đang tiếp tục hoàn chỉnh chương trình giảng dạy. Dự kiến khai giảng vào tháng 8 Âm lịch, nhưng không kịp.
    1 like
  5. Kính nhờ bác Thiên Luân xem giúp cháu : Vợ 5/9/1989 đại lâm mộc. Chồng 20/5/1987 giáng hạ thuỷ Kính nhờ bac xem giúp cháu nên sinh con vào năm nào? Và con út vào năm nào ạ? Chúng cháu dự định có hai bé. Rất mong đươc sự tư vấn của bác. Cháu cảm ơn !
    1 like
  6. Gà có ngũ đức. Người không có đức chẳng bằng Gà. 詩六 (thơ lục) 詩四 (thơ tứ) 神雞五德彩鳳形 東方遺號食邪神 境上昆侖鬥喚聲 金距花魁五彩文 鬼哭神驚邪走散 部戶可令群鬼避 鎮之門戶壽長生 門門重慶萬年春 Đính chính hai câu cuối của bài thơ dưới: Bộ hộ khả lịnh (chữ lệnh令) quần quỉ tị. Môn môn trùng khánh vạn niên xuân (chữ xuân 春). Tạm dịch: Bài trên (tranh bên phải): Gà Thần trọn đức, sáng phượng hình Tiếng gáy thách ai đỉnh Côn Luân Thần hãi, quỉ la, tà chạy ráo Trấn giữ nước nhà mãi trường sinh. Bài dưới (tranh bên trái): Truyền thống phương Đông nuốt tà thần Đứng đầu văn hiến với Ngũ hành Chủ nhà ra lệnh, bầy quỉ tránh Muôn dân lại hưởng vạn niên xuân.
    1 like
  7. "TRIẾT LÝ GIÁO DỤC" LÀ GÌ? Lão Gàn không biết trước đó ai đã đưa ra khái niệm này. Nhưng với lão thì nó bắt đầu từ giáo sư Hoàng Tụy. Lão ủng hộ ngay cái nhìn của Gs về sự cần thiết của "Triết lý giáo dục". Nhưng nội hàm đích thực của "Triết lý giáo dục" là gì thì chưa thấy Gs Hoàng Tụy định nghĩa. Đương nhiên khi lão vỗ tay ủng hộ quan niệm của Gs Hoàng Tụy thì ít nhất, lão Gàn bát sách này phải hiểu "Triết lý giáo dục" theo cách hiểu của lão. Lão không phải thành phần trong tập hợp "quần chúng nông nổi" vỗ tay ủng hộ me sừ Xuân Tóc Đỏ. Qua bài viết của tác giả trên, lão xác định rằng: Họ chẳng hiểu gì về "Triết lý giáo dục". "Triết lý giáo dục" là một thuật ngữ mà nội hàm của nó bao trùm, cho tất cả sự nghiệp giáo dục của cả một nền văn minh. Cho nên nó có tính bao hàm chung. Bởi vậy, không thể có khái niệm "Triết lý giáo dục" Nhật Bản, "Triết lý giáo dục" Hoa Kỳ; "Triết lý giáo dục" Urugoay....vv... Với cách đặt vấn đề "triết lý giáo dục Nhật Bản" trong bài viết trên, tự nó đã xác định tính cục bộ về phương pháp và mục đích giáo dục của riêng xã hội Nhật Bản. Cho nên tự thân nó không thể hiện nội hàm "triết lý giáo dục" nói chung. Bởi vì, một khi đưa khái niệm: "triết lý giáo dục Nhật Bản", thì mặc nhiên sẽ phải có "Triết lý giáo dục Hoa Kỳ"...vv... Vậy triết lý giáo dục nào đúng?! Do đó, trong bài viết trên của tác giả, không thể dùng khái niệm "Triết lý giáo dục Nhật Bản" được. Mà phải nói là "mô hình giáo dục Nhật Bản". Cho nên, lão thấy toàn "chém gió đập ruồi" là vậy. Khái niệm "triết lý giáo dục" theo cách hiểu của lão Gàn không đơn giản như vậy. Phân tích nghĩa đen từ "triết lý" bao hàm: 1/ "Triết" làm cho nhỏ ra, tách rời ra và không giới hạn. Nghĩa bóng là một qúa trình đi tìm bản thể cấu thành của mọi hiện tượng. Nó là một phương pháp tư duy để tiếp cận bản chất mọi hiện tượng. Cân bằng với triết học là khoa học với phương pháp tiếp cận bản chất của sự kiện bằng phương tiện khoa học. Đây là điểm liên thông giữa khoa học và triết học. 2/ "Lý" là sự tổng hợp những nhận thức về bản chất của hiện tượng và tổng hợp thành một phương pháp mô tả thì gọi là "Lý" của hiện tượng đó. "Lý học" là một danh từ mô tả môn học về phương pháp tổng hợp phản ánh mọi sự vận đông và tương tác của mọi thực tại trong vũ trụ. Bởi vậy, khái niệm "Triết lý giáo dục" là đi tìm bản chất và xác định nguyên lý căn bản của sự nghiệp giáo dục nói chung của cả nền văn minh. Từ "triết lý giáo dục" này, mới - tùy hoàn cảnh quốc gia, dân tộc tạo dựng nên mô hình giáo dục thích hợp. Khi Gs Hoàng Tụy đưa ra khái niệm "Triết lý giáo dục", không thấy ai ý kiến, ý cò gì. Nên lão cứ tưởng ai cũng hiểu cả rùi. Nhưng đến nay - trừ giáo sư Hoàng Tụy, chưa thấy có ý kiến - lão mới thấy toàn "chém gió, đập ruồi" cả. Nhưng nội hàm của "Triết lý giáo dục" là gì? Hãy tìm điều này trong văn hóa truyền thống Việt với lịch sử văn hiến trải gần 5000 năm, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Ấy là lão gợi ý zdậy. Còn lão chưa qưỡn để mô tả điều này.
    1 like