-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 28/08/2016 in Bài viết
-
Không chấp nhận 'Đồng thuận 1992', bà Thái Anh Văn có thể gặp rắc rối Cẩm Bình | 28/08/2016 14:08 Theo bà Vương Yến Di (Trung tâm nghiên cứu quan hệ Mỹ - Đài), ông Vu Hòa Di (trường Dịch vụ quốc tế thuộc Đại học Mỹ) và ông Vương Phúc Quyền (Hội Hữu nghị đồng hương Đài Loan tại Mỹ), trừ khi nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn thay đổi quan điểm đối với "Đồng thuận 1992", nếu không thì quan hệ Đài - Trung sẽ có thể sụp đổ. Tạp chí The Diplomat (Nhật) ngày 26.8 nhận định: Lịch sử các nền dân chủ hiện đại cho thấy nếu một nhà lãnh đạo làm được ít hoặc không làm được gì trong 100 ngày đầu giữ chức, quyền lực và uy tín của vị đó sẽ suy giảm. Bà Thái Anh Văn giữ chức vụ lãnh đạo Đài Loan vào ngày 20.5. Sau 100 ngày lãnh đạo Đài Loan, bà vẫn kiên quyết không thừa nhận "Đồng thuận 1992" (hay còn gọi là nguyên tắc "một Trung Quốc"), do đó tương lai quan hệ hai bờ vẫn là câu hỏi lớn. Chính sách Đài Loan của Trung Quốc trở nên khắc nghiệt hơn Bà Thái đã nhắc đến tầm quan trọng của đối thoại đối với quan hệ hai bờ lẫn ổn định khu vực. Bà cũng cam kết chính quyền Đài Loan sẽ tiếp tục nỗ lực duy trì quan hệ ổn định với Bắc Kinh. Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn của báo Washington Post, bà lại bác bỏ "Đồng thuận 1992" khi cho biết chính quyền Đài Loan không chấp nhận hạn định mà Trung Quốc đại lục đưa ra để Đài Loan chấp nhận các điều khoản "chống lại ý dân". Quan hệ hai bờ vốn không tốt lại căng thẳng hơn với lời nói "thêm dầu vào lửa" của bà Thái. Sự nguy hiểm từ sự kiện bà Thái từ chối chấp nhận "Đồng thuận 1992" được thể hiện ở nhiều cấp độ. Bà biết rõ "Đồng thuận 1992" là nền tảng cho quan hệ hai bờ. Không có nền tảng này, không chỉ "trời long đất lở" mà quyền hành của bà cũng có thể sụp đổ. Chính quyền Bắc Kinh không khẳng định và cũng không lên án bà về điều này nhưng thẳng thừng nhắc lại: "Chúng tôi nhấn mạnh phải tuân thủ "Đồng thuận 1992". Chúng tôi kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi". Không chỉ giọng điệu trở nên giá lạnh, chính sách Đài Loan của Trung Quốc đại lục cũng trở nên khắc nghiệt hơn. Ngày 25.6, ông An Phong Sơn, người phát ngôn Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc, tuyên bố cơ quan này cắt đứt mọi liên lạc với Văn phòng Sự vụ Đại lục tại Đài Loan kể từ ngày 20.5 vì bà Thái từ chối thừa nhận nguyên tắc "một Trung Quốc" - Ảnh: China News Những cảnh báo này vẽ nên một bức tranh đáng ngại. Trung Quốc đại lục tỏ ra kiên quyết. Chính quyền Bắc Kinh sẽ làm tất cả các bước cần thiết. Trong quá khứ, chính sách hai bờ của Trung Quốc đại lục phải tính đến yếu tố Mỹ, yếu tố Đài Loan và thiện chí từ Quốc dân đảng. Nhưng tầm quan trọng của ba yếu tố này hiện đã sụt giảm mạnh. Chính vì vậy, sắp tới Đài Loan sẽ phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng. Đây là điều mà 23 triệu người dân Đài Loan không thể xem nhẹ. Bà Thái cần phải định rõ thái độ với "Đồng thuận 1992" Tình hình nguy kịch này cần được xoa dịu bằng thiện chí và các tính toán vĩ mô từ phía chính quyền Bắc Kinh. Theo tạp chí The Diplomat, quan trọng hơn là phía chính quyền Thái Anh Văn cũng phải hành động. Với vấn đề "Đồng thuận 1992" , bà Thái không thể tiếp tục chơi trò "đoán xem điểm mấu chốt của tôi là gì". Bà phải định rõ thái độ của mình với "Đồng thuận 1992". Trong khi đó, điểm mấu chốt của chính quyền Bắc Kinh rất rõ ràng. Bắc Kinh không chấp nhận trò chơi chữ "Tinh thần 1992" hay "Sự kiện lịch sử 1992". Theo Trung Quốc đại lục, hoặc là dùng "Đồng thuận 1992" hay một thuật ngữ rõ ràng hơn là "một Trung Quốc". Vì thế, bà Thái không được tính toán sai mà phải hành động để giải quyết những khác biệt với Trung Quốc đại lục đối với "Đồng thuận 1992". Chính quyền Đài Loan đã khẳng định sẽ duy trì hiện trạng nhưng lại không chấp nhận "Đồng thuận 1992". Với Đài Loan, "Đồng thuận 1992" nghĩa là "nhiều cách giải thích; không thống nhất ngay, không độc lập, không dùng vũ lực" và trao đổi thương mại, kinh tế hai bờ hòa bình, cùng có lợi. Trong quá khứ, Trung Quốc đại lục đã nhấn mạnh "một Trung Quốc" còn Đài Loan nhấn mạnh "nhiều cách giải thích" nhưng Bắc Kinh vẫn bỏ qua và giữ im lặng. Phía Bắc Kinh cho rằng "Đồng thuận 1992" cung cấp khuôn khổ chính trị cho hiện trạng. Nếu khuôn khổ này tan vỡ, những ảnh hưởng ngoại giao và thương mại sẽ gây ra hậu quả lớn hơn là hủy diệt hiện trạng. Chúng sẽ gây nguy hiểm cho sự tồn tại của Đài Loan. Một khi bà Thái đã bác bỏ "Đồng thuận 1992", nỗi lo sợ quan hệ hai bờ sẽ kết thúc đã không còn là điều hoang tưởng vô căn cứ. Những trao đổi hai bờ có thể được thực hiện bởi "Đồng thuận 1992" đã dần dần chấm dứt. Bế tắc về đồng thuận này phô bày thế lưỡng nan an ninh của bà Thái. Đài Loan đang từng bước bị kéo vào ngõ cụt. Các nền tảng để thực hiện trao đổi hai bờ cuối cùng có thể sụp đổ. Đây là vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Mỹ và Trung Quốc tiến hành tuần tra chung ở Thái Bình Dương theo Một thế giới ================== Bây giờ chưa phải lúc gây sự. Nếu lão Gàn là lệnh bà Thái Anh Văn thì lão sẽ tuyên bố: "Chính phủ Đài Loan tôn trọng những văn bản ngoại giao đã được ký từ các chính phủ trước". Xong! Điếu nói nhiều. Ai mún hiểu kiểu gì thì hiểu. Bởi vậy, "Kim long đằng phi" với "Ngân xà kình vũ" đều xuống cống cả. Cái này lão nói lâu rùi. Từ 5 năm trước lận (*). Từ nay đến giữa tháng 9 Bính Thân Việt lịch, các quý vị chính khứa thế giới cứ việc "chém gió vung xích chó", lão đây miễn thuế. PS: Kể ra từ nay đến giữa tháng 9 Bính Thân Việt lịch cũng lâu nhể? Lão đang cân nhắc rút bớt thời gian lại để thỏa chí tò mò rằng cái gì sẽ xảy ra? * http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/29098-lai-ban-chuyen-kim-long-dang-phi/2 likes
-
Quán vắng!
hungphupy and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
"TRIẾT LÝ GIÁO DỤC" LÀ GÌ? Lão Gàn không biết trước đó ai đã đưa ra khái niệm này. Nhưng với lão thì nó bắt đầu từ giáo sư Hoàng Tụy. Lão ủng hộ ngay cái nhìn của Gs về sự cần thiết của "Triết lý giáo dục". Nhưng nội hàm đích thực của "Triết lý giáo dục" là gì thì chưa thấy Gs Hoàng Tụy định nghĩa. Đương nhiên khi lão vỗ tay ủng hộ quan niệm của Gs Hoàng Tụy thì ít nhất, lão Gàn bát sách này phải hiểu "Triết lý giáo dục" theo cách hiểu của lão. Lão không phải thành phần trong tập hợp "quần chúng nông nổi" vỗ tay ủng hộ me sừ Xuân Tóc Đỏ. Qua bài viết của tác giả trên, lão xác định rằng: Họ chẳng hiểu gì về "Triết lý giáo dục". "Triết lý giáo dục" là một thuật ngữ mà nội hàm của nó bao trùm, cho tất cả sự nghiệp giáo dục của cả một nền văn minh. Cho nên nó có tính bao hàm chung. Bởi vậy, không thể có khái niệm "Triết lý giáo dục" Nhật Bản, "Triết lý giáo dục" Hoa Kỳ; "Triết lý giáo dục" Urugoay....vv... Với cách đặt vấn đề "triết lý giáo dục Nhật Bản" trong bài viết trên, tự nó đã xác định tính cục bộ về phương pháp và mục đích giáo dục của riêng xã hội Nhật Bản. Cho nên tự thân nó không thể hiện nội hàm "triết lý giáo dục" nói chung. Bởi vì, một khi đưa khái niệm: "triết lý giáo dục Nhật Bản", thì mặc nhiên sẽ phải có "Triết lý giáo dục Hoa Kỳ"...vv... Vậy triết lý giáo dục nào đúng?! Do đó, trong bài viết trên của tác giả, không thể dùng khái niệm "Triết lý giáo dục Nhật Bản" được. Mà phải nói là "mô hình giáo dục Nhật Bản". Cho nên, lão thấy toàn "chém gió đập ruồi" là vậy. Khái niệm "triết lý giáo dục" theo cách hiểu của lão Gàn không đơn giản như vậy. Phân tích nghĩa đen từ "triết lý" bao hàm: 1/ "Triết" làm cho nhỏ ra, tách rời ra và không giới hạn. Nghĩa bóng là một qúa trình đi tìm bản thể cấu thành của mọi hiện tượng. Nó là một phương pháp tư duy để tiếp cận bản chất mọi hiện tượng. Cân bằng với triết học là khoa học với phương pháp tiếp cận bản chất của sự kiện bằng phương tiện khoa học. Đây là điểm liên thông giữa khoa học và triết học. 2/ "Lý" là sự tổng hợp những nhận thức về bản chất của hiện tượng và tổng hợp thành một phương pháp mô tả thì gọi là "Lý" của hiện tượng đó. "Lý học" là một danh từ mô tả môn học về phương pháp tổng hợp phản ánh mọi sự vận đông và tương tác của mọi thực tại trong vũ trụ. Bởi vậy, khái niệm "Triết lý giáo dục" là đi tìm bản chất và xác định nguyên lý căn bản của sự nghiệp giáo dục nói chung của cả nền văn minh. Từ "triết lý giáo dục" này, mới - tùy hoàn cảnh quốc gia, dân tộc tạo dựng nên mô hình giáo dục thích hợp. Khi Gs Hoàng Tụy đưa ra khái niệm "Triết lý giáo dục", không thấy ai ý kiến, ý cò gì. Nên lão cứ tưởng ai cũng hiểu cả rùi. Nhưng đến nay - trừ giáo sư Hoàng Tụy, chưa thấy có ý kiến - lão mới thấy toàn "chém gió, đập ruồi" cả. Nhưng nội hàm của "Triết lý giáo dục" là gì? Hãy tìm điều này trong văn hóa truyền thống Việt với lịch sử văn hiến trải gần 5000 năm, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Ấy là lão gợi ý zdậy. Còn lão chưa qưỡn để mô tả điều này.2 likes -
1 like
-
Lời Vu Lan
phamhung liked a post in a topic by Hạ Quốc Huy
LỜI VU LAN Tặng những ai mất Mẹ ------------------- Vu Lan thoảng nhẹ gió thu sang Lác đác vườn quê chiếc lá vàng Thăm mộ mẹ hiền đau xót dạ Bóng hình lam lũ trải mênh mang Đường xưa ra mộ chạnh bên lòng Thăm mẹ đang nằm giữa khoảng không Cây cỏ thu về thay sắc lá Bên con vắng Mẹ thật mênh mông Nhớ xưa bóng Mẹ nặng bờ vai Vất vả quanh năm suốt tháng ngày Tóc mẹ bạc màu vì giónắng Cho con ngủ trọn giấc mơ dài Mỗi năm con đếm bước Xuân trôi Mẹ hỡi! nghìn Thu vĩnh biệt rồi Đốt nén hương thơm nương cánh gió Dâng lòng con trẻ đến xa xôi! Hoàng Huy Luật gia. Hoàng Quốc Huy giữ bản quyền bài thơ này1 like -
Lời Vu Lan
Hạ Quốc Huy liked a post in a topic by phamhung
Đã lâu lắm rồi trang mục này mới lại được khuấy động, cám ơn bác Huy!1 like -
NĂM TỊ HỢI Năm Tị/Hợi: Quyết âm phong mộc tư thiên, Thiếu dương tướng hỏa tại tuyền. Nếu là năm thuộc Nam chính (Kỷ), thì mạch bộ thốn bên phải không ứng; nếu là năm thuộc Bắc chính thì mạch bộ Xích bên trái không ứng. Khí thứ 1 Kim khí tác dụng, rét bắt đầu; khí heo hắt tới, kim vượng tổn thương can, người hay bị chứng co rút. Khí thứ 2 Thủy tác dụng, rét không lui, có tuyết, nước đóng băng. Sát khí lan rộng, có sương xuống, mưa rét luôn, song khách khí thủy gia nên chủ khí hòa, thì khí của nó phải ứng; dương chuyển hóa trở lại, khách khí hàn giá vào ngoài, hỏa ứng lại thì sinh bệnh nhiệt ở trong. Khí thứ 3 Mộc khí tư thiên tác dụng, gió thường đến, mưa nhỏ; chứng bệnh thuộc về phong mộc, chảy máu, ù tai, váng đầu hoa mắt. Khí thứ 4 Khách khí hỏa gia lên chủ khí thổ, chủ thấp nhiệt lan tràn, người bị bệnh hoàng đản, phù thũng. Khí thứ 5 Khách khí thổ gia lên thổ khí kim, táo ôn lại thắng, khí lạnh phân bổ ra, rét đến thân thể; có mưa gió, nhân dân ít bệnh. Khí thứ 6 Tướng hỏa tại tuyền, dương chuyển hóa mạnh, loài sâu bọ đang ẩn nấp lại suốt hiện, nước không đóng băng, địa khí phát tiết mạnh, loài cá sinh nở, người được thoải mái, nhân dân bị bệnh ôn dịch. PHƯƠNG PHÁP ĐOÁN NÓI CHUNG năm Ất Tị/Hợi: người bị chứng hỏa tà, gây ra hắt hơi, chảy máu, bệnh âm quyết cách dương, huyết phần nhiều đi lên, thành chứng hỏa vô căn; đầu, não, miệng, lưỡi đều bị bệnh năm Đinh Tị/Hợi: chủ về bệnh nhiệt năm Kỷ Tị/Hợi: người bị chứng hay khát, mình nặng năm Tân Tị/Hợi: nhiều bệnh phong năm Quý Tị/Hợi: chủ bệnh nhiệt mười năm kể trên mộc khí tư thiên, mộc khắc thổ ứng nhiều chứng mình nặng, cốt nuy, liệt mắt, ù tai. Hỏa khắc kim, năm ấy hay bị bệnh nhiệt. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NÓI CHUNG Bộ phận trên là mộc, chữa dùng vị cay khí mát (hóa theo kim để trị thủy). Bộ phận giữa là Kỷ thổ, chữa dùng vị ngọt, khí hòa (thổ hư thì bổ); Tân thủy, chữa dùng vị đắng khí hòa (hòa theo hỏa để ôn thủy); Quý hỏa, chữa dùng vị mặn khí hòa (trị hỏa để bổ thủy bất túc); Ất kim, chữa dùng vị ngọt khí hòa (thu liễm kim, bổ kim); Đinh mộc, chữa dùng vị cay khí hòa (ức chế mộc để hạ hỏa); Vị chưa khí lạnh (để hóa hỏa trị hỏa), vị cay để điều hòa (lấy kim trị mộc). Khí hòa để trị bộ phận giữa, để bồi bổ bất cập (thiếu). Vị mặn để điều hòa bộ phận dưới, để trị hóa, tướng hỏa hư thực phần nhiều khó phân biệt, phải cẩn thận không nên sử dụng nhiều mà sai phạm. Năm Tị/Hợi mộc khí tư thiên, nên theo phong hóa, nếu hàn khí còn nhiều, đó là dư hàn của năm Thìn/Tuất chưa lui hết, mộc khí muốn hành lệnh mà hàn thủy chưa đi hết thì mùa xuân phải rét, đó là mùa xuân trái thời tiết - mộc khí mất sự bình thường của nó nên người ta hay bị bệnh co rút gân (thuộc kinh can), như chỉ trong 3 tháng xuân rét hết thì phong khí được lưu hành, mộc khí tư thiên; nếu không như thế thì tai hại lớn sẽ đến; hỏa khí tại tuyền, vật lạnh không sinh trưởng, loài thú đồng hóa với thiên khí không tổn hại gì, loài chim đồng hóa với địa khí sinh dục nhiều. Hỏa khắc chế thì kim biến hỏa, loài thú cũng không sinh dục. Lại nói, khí tương đắc với nhau thì hòa, tức khách khí sinh chủ khí; khí không tương đắc với nhau thì sinh bệnh, tức khách khí khắc chủ khí. Vì vị trí chủ khí ở dưới, vị trí khách khí ở trên, nếu chủ sinh khách thì chủ lại ở trên là nghịch, là sinh bệnh. 2.7 TÓM TẮT CÁCH ĐOÁN VẬN KHÍ Nội kinh nói: trước hết phải lập thành năm đó để rõ ràng vận khí của nó. Mỗi năm, trước hết lập vận khí để xét khí thái quá/bất cập của nó, rồi sau mới lấy chủ khí ở dưới làm gốc, khách khí gia lên trên chủ khí làm ngọn để tìm ra sự biến đổi của lục hóa. Nếu khí đó thắng (tức khách khí khắc chủ khí) thì giúp đỡ bên yếu; mạnh quá thì ức chế bên mạnh; khí đó phục thù lại (tức là chủ khí bị khắc thì con của khí bị khắc phục thù lại cho mẹ), hòa bình thì giải quyết một cách hòa bình, dữ dội thì giải quyết một cách thô bạo... đều tùy theo tình thế ưu thắng của khí đó mà khuất phục cho nó yên, lấy thăng bằng làm mức độ, chủ khí chỉ thuận theo khách khí ở trên mà thôi: khách khí thắng chủ khí là thuận chủ khí thắng khách khí là nghịch hai khí ấy chỉ có thiên thắng mà không có phục thù (nghĩa là chủ thắng thì tả chủ bổ khách; khách thắng thì tả khách bổ chủ - chứ không lấy hành con để phục thù). Năm dương khí chuyển hóa trước thời tiết thì bản thân chủ khí mạnh, mà có thể lấy khí bên trong thắng được chứng thực bên ngoài (chủ khắc khách), cho nên khí không thắng bị tà; năm âm khí chuyển hóa sau thời tiết, thì bản thân chủ khí suy nhược, mà có thể lấy khí bên ngoài thắng được chứng suy bên trong (khách thắng chủ) cho nên khí thắng nó tới khắc. 2.8 HƯỚNG DẪN CÁCH ĐOÁN VẬN KHÍ (Bí quyết này kết hợp tham khảo với khí trong Thất chính đại hội, và phương pháp tiểu vận trong Tam tài phú) Phương pháp này, chủ vận không bằng khách vận, chủ khí không bằng khách khí, xét cách xem mây trong sơ đồ Kính thiên của họ Cam có nói "Thiên vận, địa vận là số thủ thường, không thể tả hết được sự biến đổi của trời đất, thiên khí, địa khi, vận hành, thắng phục, thăng giáng, âm dương chi phối điều khiển và biến hóa tự nhiên vô cùng tận; cho nên người xem rất là quan trọng". Vì chủ vận, chủ khí chỉ xếp theo thứ tự ở dưới, cũng như mùa xuân ấm, mùa hạ nắng, mùa thu mát, mùa đông lạnh; còn khách vận khách khí đều theo khí của nó chu lưu ở trên, đúng vị trí của nó thì trời đất hanh thông, mọi vật bình thường, sai vị trí của nó thì trời đất bế tắc, mọi vật bệnh tật. Hễ muốn xem vận khí hàng năm, cần phải: Bước 1: lập thành chủ vận của năm ấy, để biết năm ấy từ tiết nào tới tiết nào, thuộc vận nào Bước 2: lập thành khách vận của năm ấy, để biết năm ấy thái quá hay bất cập (5 năm dương là thái quá, 5 năm âm là bất cập). Lại xem giữa 5 bước khách vận với 5 bước chủ vận sinh khắc tỷ hòa ra sao, để biết thuận hay nghịch, suy hay hòa: ĐỐI VỚI KHÁCH VẬN THÁI QUÁ Khách vận khắc chủ vận là nghịch: nghịch thì ức chế nó đi Khách vận sinh chủ vận là thuận: thuận thì theo nó Chủ vận khắc khách vận là suy: suy thì phải dìu dắt Chủ vận sinh khách vận là hòa: hòa thì phân giải ĐỐI VỚI KHÁCH VẬN BẤT CẬP Khách vận sinh chủ vận là thuận: thuận thì ngăn chặn Khách vận khắc chủ vận là nghịch: nghịch thì dẫn nó đi Chủ vận khắc khách vận là suy: suy thì làm ẩn phục nó đi Chủ vận sinh khách vận là hòa: hòa thì phân giải nó đi Đối với vận thái quá, thuận thì theo nó (tuy nó có mạnh, nhưng đã sinh ta thì khí mạnh của nó đã phát tiết rồi, nên theo đó mà chữa); nghịch thì ức chế đi (nó mạnh mà lại nghịch, chữa nên ức chế nó để giúp ta). Suy thì phải dìu dắt (nó tuy mạnh nhưng ta thắng được, khí nó đã suy, chữa nên dìu dắt). Hòa thì phân giải (nó tuy mạnh nhưng cùng một khí với ta, thì cũng chẳng làm hại gì, chữa nên dùng hòa giải). Đối với vận bất cập, thuận thì ta ngăn chặn gấp đi (nó đã yếu mà khí lại suy, chữa nên ngăn chặn kịp thời); nghịch thì dắt dẫn nó đi (nó đã yếu mà lại lấn ta, là thế nó đã sắp tàn, chữa nên công phạt mà kiêm cả dắt dẫn nó). Suy thì làm cho nó ẩn phục đi (nó đã yếu ta lại thắng thế thì nó phải ẩn phục, chữa nên ức chế, làm cho nó tự ẩn phục). Hòa thì phân giải đi (nó tuy mạnh mà cùng khí với ta thì cũng chẳng làm hại gì, chữa nên hòa giải đi). Lại thêm tham khảo thiên vận, địa vận mà đoán; chỉ rất cần là lấy thiên khí địa khí làm căn bản, cho nên lại phải lập thành cục thứ 3 và cục thứ 4 nữa. Bước 3 Lập thành chủ khí của năm ấy, để biết rõ năm ấy từ tiết nào tới tiết nào, thuộc khí nào Bước 4 Lập thành khách khí của năm ấy, để biết rõ địa chi nào tư thiên, địa chi nào tư địa (tại tuyền); địa chi nào thuộc bước khí đầu, địa chi nào thuộc bước khí 2..vv.. Lại xét làm chủ năm ấy là khí nào, ví dụ: năm Tý/Ngọ: khí Quân hỏa làm chủ, chữa nên dùng vị mặn, khí lạnh..vv.. Lại xét xem 6 bước khách khí với 6 bước chủ khí của năm ấy sinh hay khắc, hay tỷ hòa. Ví dụ xem năm Tý thì: Tý là khí tư thiên, Dậu là khí tư địa (tại tuyền); bước khách khí 1 là Tuất hàn thùy gia lên chủ khí là phong mộc - tức trên sinh dưới; bước khách khí thứ 2 là Hợi phong mộc gia lên chủ khí là Quân hỏa - tức là trên sinh dưới; bước khách khí thứ 3 là Tý quân hỏa gia lên chủ khí là tướng hỏa - tức là trên dưới tỷ hòa; bước khách khí thứ 4 là Sửu thấp thổ gia lên chủ khí cũng là thấp thổ - tức hai khí tỷ hòa. bước khách khí thứ 5 là Dần tướng hỏa gia lên chủ khí táo kim - tức trên khắc dưới bước khách khí thứ 6 là Mão táo kim gia lên chủ khí hàn thủy, tức là trên sinh dưới Trên sinh dưới là tương đắc; dưới sinh trên tuy có tương đắc nhưng không tề chính (tức là loạn trật tự, con ở trên mẹ, chủ khí lâm dưới khách khí), nhân dân vẫn dễ bị bệnh tật; trên khắc dưới hay dưới khắc trên là không tương đắc - không tương đắc thì sinh bệnh. Cho nên, đắc là thuận, không tương đắc là nghịch. Thuận thì bên nào suy ta phải bổ bên ấy; nghịch thì bên nào mạnh ta phải ức chế bên ấy. Lại đem khách vận và lục khí gia lên nhau mà đoán: BẢNG KHÁCH KHÍ HÀNG NĂM 12 NĂM THIÊN PHÙ 8 NĂM TUẾ HỘI 6 NĂM ĐỒNG THIÊN PHÙ 4 NĂM THÁI ẤT THIÊN PHÙ 6 NĂM ĐỒNG TUẾ HỘI 12 NĂM BÌNH KHÍ 2.9 CƠ CHẾ BỆNH CỦA VẬN KHÍ CƠ CHẾ BỆNH THEO NGŨ VẬN Mộc vận thuộc về can: hễ các chứng phong đầu lắc, mắt hoa đều là triệu chứng của Can Hỏa vận thuộc về Tâm: hễ các chứng đau ngứa, mụn nhọt đều là triệu chứng của Tâm. Thổ vận thuộc Tỳ: hễ các chứng thấp thũng, đầy đều là triệu chứng của Tỳ. Kim vận thuộc về Phế: hễ các chứng thuộc về khí nghịch lên, uất lại đều là triệu chứng của Phế. Thủy vận thuộc Thận: hễ các chứng hàn, run rẩy đều là triệu chứng của Thận. CƠ CHẾ BỆNH THEO LỤC KHÍ Quyết âm phong mộc (Tị/Hợi): chủ khí của Can và Đởm, hễ các chứng bỗng nhiên sinh ra cứng đờ chân tay, đau liệt, bụng căng cứng, chân tay co rút đều là triệu chứng của nó. Thiếu âm quân hỏa (Tí/Ngọ): chủ về khí của Tâm và Tiểu tràng, hễ các chứng suyễn, mửa, nôn chua, ỉa chảy đột ngột, chuột rút, tiểu tiện đỏ, phiền khát, đầy chướng, mụn, nhọt, lở, sởi, bướu, hạch, nôn mửa, ỉa chảy, hắc loạn, tối tăm, uất, phù thũng, tắc mũi, chảy máu mũi, máu tràn qua các khiếu, ỉa ra máu, đái ra máu, huyết bế lại, mình nóng sợ lạnh, rét run, kinh sợ, hoặc khóc cười nói nhảm, mồ hôi tuôn ra... đều là triệu chứng của nó. Thái âm thấp thổ (Sửu/Mùi): chủ về khí của Tỳ và Vị, hễ các chứng kinh cứng đờ, phù thũng, tích đầy (bì mãn), nôn ra giun, hoắc loạn, mình nằng nặng, thịt nhão như bùn, ất xuống không nổi lên đều là triệu chứng của nó. Thiếu dương tướng hỏa (Dần/Thân): chủ về khí Tâm bào lạc và Tam tiêu; hễ các chứng nhiệt, buồn phiền rối loạn, co rút, bỗng nhiên câm, uất ức, hôn mê vật vã, phát cuồng, hay chạy, chửi mắng, kinh sợ, phù thũng, nhức nhối, xông nghịch lên, run sợ như mất hồn, hắt hơi, mụn nhọt, viêm họng, ù tai, điếc tai, nôn mửa, thực quản không nuốt được đồ ăn, mắt mờ, bỗng nhiên ỉa như tháo nước, thịt máy, gân co... thuộc về các chứng bạo bệnh thì đều là triệu chứng của nó. Dương minh táo kim (Mão/Dậu): chủ về khí của Phế và Đại tràng. Hễ các chứng khô sáp, ho khát, đờ đẫn đều là triệu chứng của nó. Thái dương hàn thủy (Thìn/Tuất): chủ khí của Thận với Bàng quang, hễ những chứng thủy dịch chảy ra ở bộ phận trên hoặc dưới - trong suốt mát lạnh, trung hà (tích khối ở bụng dưới), sưng bìu giái, bụng đầy căng đau, đi lỵ ra chất trắng trong, ăn vào lâu thấy tiêu đói, mửa/ỉa ra chất tanh hôi, co duỗi không dễ dàng, quyết nghịch bế tắc đều là triệu chứng của nó. 2.10 CHÍNH HÓA VÀ ĐỐI HÓA (Từ đây trở đi theo trong quyển Vận Khí Tầm Nguyên) Xét bài tổng luận về vận khí trong Đồ Thư có nói: năm chính hóa có 6 là Ngọ, Mùi, Dần, Thìn, Dậu, Hợi năm đối hóa có 6 là Tý, Sửu, Thân, Tuất, Mão, Tị Vì Ngọ là phương chính Nam là chỗ vượng của Hỏa; Mùi là phương Tây Nam chỗ vượng của Thổ; Dần là phương Đông Bắc chỗ sinh của Hỏa; Thìn là phương Đông Nam cái Kho của Thủy; Dậu là phương Chính Tây chỗ vượng của Kim; Hợi là phương Tây Bắc là chỗ sinh của Mộc - đó là những năm chính hóa. Tý đối diện với Ngọ được khí của Hỏa; Sửu đối diện với Mùi được khí của thổ; Thân đối diện với Dần được khí của Hỏa; Tuất đối diện với Thìn được khí của Thủy; Mão đối diện với Dậu được khí của kim; Tị đối diện với Hợi được khí của mộc - đó là những năm đối hóa. Chính hóa nghĩa là: Ngọ nguyên là Hỏa Mùi nguyên là Thổ Thìn nguyên là Thủy Dậu nguyên là Kim những khí mà lâm vào lục dâm ở hai bên trái phải khí Tư thiên và khí Tại tuyền là thời lệnh thực - tham khảo với Hà đồ xem các số 1, 2, 3, 4, 5 ở tầng trong, từ bản chất mà sinh ra, thuộc về sinh số của trời đất - phương pháp chữa nên theo gốc của nó. Đối hóa nghĩa là: Tý không phải là Hỏa, mà do đối diện với Ngọ nên được khí Hỏa Sửu không phải là Thổi, mà do đối diện với Mùi nên được khí Thổ Thân không phải là Hỏa, mà do đối diện với Dần nên được khí Hỏa Mão không phải là Kim, mà do đối diện với Dậu nên được khí Kim Tị không phải là Mộc, mà do đối diện với Hợi nên được khí Dậu những khí ấy mà phối hợp với lục dâm ở trên hoặc ở dưới, tới trước hay tới sau là thời lệnh hư - tham khảo với Hà đồ xem số 6, 7, 8, 9, 10 ở tầng ngoài từ dư khí (khí thừa) mà thành ra, thuộc về số thành của trời đất - phương pháp chữa nên theo ngọn của nó. 2.11 PHƯƠNG PHÁP SUY LƯỜNG VỀ 5 THỨ THIÊN KHÍ Có người hỏi: Giáp không phải là Mộc, mà cùng với Kỷ âm Thổ đều hóa làm thổ. Ất không phải là mộc, mà cung Canh dương kim đều hóa thành kim; Bính không phải là hỏa, Tân không phải là kim mà cùng hóa làm thủy; Đinh không phải là hỏa, Nhâm không phải là thủy mà cùng hóa làm mộc; Mậu lại không phải là thổ, Quý không phải là thủy mà cùng hóa làm hỏa là cớ làm sao? Trả lời: 12 chi bắt đầu khởi từ Tý, gia 5 dương can (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm) lên trên, đếm xuôi 5 vị tới Thìn, rồi đối chiếu xem trên Thìn là can nào tức hóa thành lần ấy. Xem trong Hà đồ chỉ có 10 số, có năm số sinh và năm số thành, mà số 5 (Thìn/Mậu) làm tác nhân sinh thành, ví dụ: thiên nhất (1) sinh thủy, địa lục (6) thành chi (1 +5 = 6) Do số 5 này là tác nhân hợp hóa, nên ta có thể dựa trên năm khởi tháng theo quy luật cứ 5 bước sẽ gặp can hợp, đồng thời khi khởi (lấy năm khởi tháng, lấy ngày khởi giờ) ta sẽ thấy 1 vòng hoa giáp 60 đơn vị đã hoàn thành. Ví dụ: năm nay là năm Ất Mùi, đếm tới 5 ta sẽ được năm Canh Tý, và năm Ất Mùi khởi tháng Bính Tý thì năm Canh Tý cũng khởi tháng Bính Tý (tức là hoa giáp đã vận hành đủ 60 đơn vị). Theo cách lấy năm khởi tháng, lấy ngày khởi giờ thì bắt đầu khởi từ cung Tý, đủ 5 bước sẽ đến cung Thìn, thấy Can nào độn với Thìn thì tính vận đó. Bởi Thìn tượng là con rồng, có thể biến hóa, cho nên mới hóa thành ngũ hành của vận khí. Ta thấy: năm Giáp/Kỷ: thì gia Giáp lên Tý thành Giáp Tý, tới cung Thìn thì lâm vào dưới Mậu, Mậu thuộc thổ cho nên Giáp/Kỷ mới hóa thành thổ. năm Ất/Canh: gia Bính lên Tý thành Bính Tý, đếm xuối tới cung Thìn thì lâm vào dưới can Canh, Canh thuộc kim cho nên Ất/Canh mới hợp hóa Kim. năm Bính/Tân: gia Mậu lên Tý thành Mậu Tý, đếm xuôi tới Thìn thành Nhâm Thìn, Nhâm thuộc thủy cho nên Bính/Tân mới hợp hóa thủy. năm Mậu/Quý: gia Nhâm lên Tý thành Nhâm Tý, đếm xuôi tới Thìn thì Thìn lâm dưới Bính, cho nên Mậu/Quý mới hợp hóa hỏa. PHƯƠNG PHÁP SUY LƯỜNG VỀ 5 THỨ THIÊN KHÍ Các thánh nhân thời thượng cổ tới ngày Đông Chí xem xét hiện tượng thiên văn của năm mới: Thấy khí trời xanh của phương Đông thẳng từ sao Quỷ, Liễu tới sao Nguy, Thất - lập Đinh/Nhâm làm mộc vận. Thấy khí trời đỏ của phương Nam thẳng từ sao Khuê, Bích tới sao Ngưu, Nữ - lập Mậu/Quý làm hỏa vận. Thấy khí trời vàng của trung ương thẳng từ sao Tâm, Vĩ tới sao Chẩn, Giác - lập Giáp/Kỷ làm thổ vận. Thấy khí trời trắng của phương Tây thẳng từ sao Cang đến sao Tất, Chủy - lập Ất/Canh làm kim vận. Thấy khí trời đen của phương Bắc thẳng từ sao Trương, Dực tới sao Lâu, Vị - lập Bính/Tân làm thủy vận (chú thích rõ ở loại tụ). Thiếu Giốc là 6 năm Đinh mộc bất cập (âm mộc), lại cùng với kim kiêm hóa thì thổ được bình thường. Thượng cung (tức khí ở trên - thấp thổ tư thiên) cùng với Chính cung (Kỷ Sửu/Kỷ Mùi thổ) chung một khí (Đinh Sửu, Đinh Mùi). Thiếu chủy là 6 năm Quý (âm hỏa) trong đó gặp năm Mão, năm Dậu khí táo kim thư thiên, Quý hỏa bất cập, lại kiêm hóa với thủy thì kim khí được lệnh, thượng thương (tức khí ở trên - táo kim tư thiên) với chính thương (Ất Dậu kim) chung một khí (Quý Mão, Quý Dậu). Thiếu cung là 6 năm Kỷ (âm thổ), trong đó gặp năm Sửu, năm Mùi khí thấp thổ tư thiên, là vận được giúp đỡ - Thượng cung (Kỷ Sửu, Kỷ Mùi) chung một khí (Đinh Sửu, Đinh Mùi), gặp năm Tị/Hợi khí phong mộc tư thiên, kiêm hóa với vận, Thượng Giốc (tức khí ở trên - phong mộc tư thiên) với Chính Giốc (Đinh Mão mộc) chung một khí (Kỷ Tị, Kỷ Hợi). Thiếu thương là 6 năm Ất (âm kim), Trong đó gặp năm Mão/Dậu khí táo kim tư thiên, là vận được giúp đỡ, Thượng thương (tức khí ở trên - táo kim tư thiên). Với chính thương (Ất Dậu kim) chung một khí (Ất Mão, Ất Dậu), gặp năm Tị/Hợi khí phong mộc tư thiên - Ất kim bất cập kiêm hóa với hỏa thì mộc được bình thường, Thượng Giốc (tức khí ở trên - phong mộc tư thiên) với Chính Giốc (Đinh Mão mộc) chung một khí (Ất Tị, Ất Hợi). Thiếu vũ là 6 năm Tân (âm thủy), Trong đó gặp năm Sửu năm Mùi khí thấp thổ tư thiên kiêm hóa với vận, Thượng cung (tức khí ở trên - thấp thổ tư thiên) với Chính cung (Kỷ Sửu, Kỷ Mùi) chung một khí (Tân Sửu, Tân Mùi) Giải thích: Khí ở trên (Thượng cung) tức là khí thời lệnh tư thiên. Thái và Thiếu tức chỉ 5 vận khí thái quá, 5 vận khí bất cập, mỗi năm khác nhau bởi gặp các khí tư thiên khác nhau nên phát sinh nhiều trường hợp như: khí tư thiên thắng khách vận (thiên hình) vận thắng khí tư thiên (bất hòa) vận thái quá, không được ức chế (dâm khí) vận bất cập, lánh chỗ thắng nó, không chịu kiêm hóa. 2.12 SỰ TƯƠNG QUAN, ĐỒNG HÓA GIỮA VẬN VÀ KHÍ Vận nào, khí nào hoặc thái quá, hoặc bất cập đều lần lượt làm chủ thời lệnh hàng năm mà thay đổi thịnh suy - trên thông lên trời thì có ứng với sự tăng giảm của 5 ngôi sao, dưới suy ra ở mặt đất - thì có nghiệm với sự tiêu hao sinh trưởng của lục khí về ngũ cốc/ngũ vị/ngũ sắc theo loại mà biến hóa. Không năm nào không có, chỉ khác có kết quả của ngũ cốc có khi nhiều khi ít, ngũ sắc ngũ vị có khi nồng khi nhạt, vì kim mộc thủy hỏa thổ đều vận hành biến hóa - có hưu tù vượng tướng khác nhau - gặp năm âm thì khí suy mà bất cập, khí thái quá được thắng thì muốn hóa cả khí mình đã thắng, khí bất cập đã yếu thì bị khí thắng mình đến kiêm hóa cả đi. Năm thái quá là: năm Giáp: thổ cùng mộc hóa năm Bính: thủy cùng thổ hóa năm Mậu: hỏa cùng thủy hóa năm Canh: kim cùng hỏa hóa năm Nhâm: mộc cùng kim hóa Năm bất cập là: năm Ất: kim kiêm cả hỏa đồng hóa năm Đinh: mộc kiêm cả kim đồng hóa năm Kỷ: thổ kiêm cả mộc đồng hóa năm Tân: thủy kiêm cả thổ đồng hóa năm Quý: hỏa kiêm cả thủy đồng hóa Về khí tư thiên với khách khí khách vận "gia" "lâm" lên nhau cũng có các trường hợp thuận, nghịch, hại, thù nhau. Vận với khí tư thiên giống nhau (tỉ hòa) là chính khí, khí tư thiên khắc chế vận thì trái với bình thường - như thế là ngụ khí bình thường thì không lấn hại nhau. Tới đây đã hết phần trích lược sách "Vận Khí Bí Điển" - một tập sách trong bộ "Hải thượng lãn ông Y Tông Tâm Lĩnh". Trong đây miêu tả nguyên lý vận hành của thời tiết, ngũ hành, can chi ..vv.. rất là quan trọng. Tuy có hơi thô cứng, nhưng mà: Chấp đại tượng, thiên hạ vãng. Vãng nhi bất hại. An bình thái. Nhạc dữ nhị, quá khách chỉ. Đạo chi xuất khẩu, đạm hồ kỳ vô vị. Thị chi nhi bất túc kiến, thính chi nhi bất túc văn. Dụng chi bất khả ký. Dịch xuôi: 1. Thánh nhân cầm gương lớn, cho thiên hạ theo. Theo mà chẳng hại, lại an ổn, thanh bình. 2. Nhã nhạc, cỗ bàn khi khách về rồi thời hết. Đạo ra khỏi miệng thời nhạt nhẽo như thể là vô vi, không đáng xem, không đáng nghe, nhưng đem dùng thì vô tận. Dịch thơ: 1. Đấng thánh nhân là gương trong trẻo, Soi Đạo trời cho mọi người theo, Ai theo nào hại đâu nào, Lại còn an lạc, ra vào thái khang. 2. Bao nhã nhạc cỗ bàn yến ẩm, Khách đi rồi vắng lặng như không. Đạo Trời ra khỏi tấc lòng, Nói ra ngoài miệng, nhạt không, nhạt phèo. Để mắt nhìn, như chiều chẳng xứng, Lắng tai nghe ngỡ chẳng đáng nghe, Nhưng đem dùng thật thỏa thuê. Muôn nghìn ứng dụng chẳng hề có vơi.1 like