• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 26/08/2016 in Bài viết

  1. Không lực Hoa Kỳ muốn cho nổ một quả bom plasma trên tầng điện li để giúp ích cho Trái Đất Dink | 25/08/2016 22:25 Không lực Hoa Kỳ đang dự tính thả một quả bom plasma lên bầu khí quyển. Không phải để tiêu diệt tổ chức khủng bố hay đe dọa đất nước thù địch nào cả, họ làm vậy để tăng việc tiếp nhận sóng radio trên Trái Đất. Không phải loại bom nào cũng gây nên sự tàn phá. 7 "mánh khóe" móc túi thực khách trong thực đơn nhà hàng mà bạn không hề hay biết Nguy hiểm không ai biết vì lỗi đứng chờ tàu hỏa không đúng cách Công thức đơn giản không tưởng này cuối cùng sẽ có thể liên kết hai thuyết lớn nhất trong ngành vật lý Một vệ tinh nhỏ mang tên CubeSat sẽ được sử dụng cho dự án này và các nhà nghiên cứu của ba đội ngũ nhà khoa học khác nhau đang nghiên cứu để tìm ra cách thức thực hiện việc này. Thử thách khó nhất với họ là đưa vừa một hệ thống phát plasma vào trong một vệ tinh nhỏ như vậy, và rồi từ đó điều khiển sự phân bố của plasma trong tầng khí quyển. “Đây vẫn là giai đoạn khởi đầu của một dự án lớn, chỉ rõ cho ta thấy giới hạn của ngành nghiên cứu plasma trong việc thay đổi tầng điện li của Trái Đất”, một trong những nhà nghiên cứu, John Kline từ công ty hàng không vũ trụ Research Support Instruments phát biểu. Nghe thì có vẻ khó hiểu, một quả bom plasma thì giúp được những gì? Không lực Hoa Kỳ đang cố gắng tăng chất lượng của ion trong tầng điện li (tầng nằm ở độ cao từ 50-80 km tới 1000 km). Tầng khí quyển này nổi tiếng nhất với việc tạo nên cực quang phương Bắc, nhưng quan trọng hơn là nó đóng góp một phần rất quan trọng vào hệ thống liên lạc toàn cầu của ta, bởi khả năng phản lại sóng radio của nó. Những sóng radio bị dội trở lại sau khi đập vào tầng điện li có thể đi xa hơn khi nó chỉ được phát đi với cách thông thường. Theo lý thuyết được đưa ra, bổ sung khí gas ion hóa (plasma) vào tầng khí quyển này, thì nó sẽ có khả năng phản lại sóng radio tốt hơn, và từ đó việc liên lạc radio toàn cầu sẽ nhanh chóng hơn nhiều. Một thông tin thú vị khác, là sóng radio hoạt động tốt hơn về đêm, đó là vì độ dày đặc của các hạt ion trong tầng điện li cao hơn các khoảng thời gian khác trong ngày. Vệ tinh tí hon mang tên CubeSat. Bên cạnh đó, việc thả bom plasma lên tầng điện li cũng có những lợi ích khác nữa. Tầng khí quyển này càng dày đặc thì lớp giáp bảo về chúng ta khỏi bão Mặt Trời càng dày, lớp giáp ấy sẽ giúp ta tránh được việc gián đoạn GPS và các phương tiện liên lạc khác tại Trái Đất. Bên cạnh nhóm nghiên cứu đã nêu trên, hai nhóm các nhà khoa học khác cũng đang tìm cách khiến cho quả bom plasma này hoạt động. Hiện tại họ đang cần thêm nguồn vốn để tiến tới giai đoạn hai của quá trình nghiên cứu, bao gồm thử nghiệm bom trong phòng thí nghiệm và những chuyển bay thử lên vũ trụ. Từ Đại học Drexel, một trong hai đội nghiên cứu đang lên kế hoạch tạo ra vật chất plasma bằng cách điều khiển phản ứng hóa học của kim loại. Khi thứ kim loại ấy vượt quá giới hạn nóng chảy của nó trong tầng khí quyển, nó sẽ phản ứng với oxy trong không khí và tạo ra plasma ion hóa. Trong khi đó, nhóm nghiên cứu còn lại thuộc Đại học Maryland muốn cho nổ một quả bom thực thụ trên tầng điện li, sử dụng năng lượng từ vụ nổ họ có thể tạo ra được năng lượng điện. Các loại vụ nổ khác nhau sẽ tạo ra các đám mây plasma khác nhau. Nghe có vẻ kì lạ và mới, nhưng ý tưởng này không hề mới dù vẫn nhiều phần kì lạ. Hồi năm 1990, Chương trình Nghiên cứu Cực quang Cao độ (HAARP) tại Alaska đã sử dụng nhiều ăng-ten dưới mặt đất để tạo ra plasma, tăng cường sức mạnh của tầng điện li trên cao. Giờ đây thì Không lực Hoa Kỳ mong muốn có một giải pháp hiện đại hơn cho vấn đề này. Chặng đường nghiên cứu vẫn còn dài phía trước, nhưng đến cái ngày ta có được một mạng lưới liên lạc cực nhanh và thuận tiện, thì hãy nhớ tới ngày hôm nay, khi mà các nhà khoa học đang tiến hành những bước đầu tiên trong việc phát triển một vệ tinh bắn plasma. Tham khảo ScienceAlert ======================== Lão bùn ngủ wá! Nên chưa chỉnh sửa bố cục bài viết cho đẹp. Sửa sau đi. Nhưng lão quảng cáo trước để các nhà pha học Hoa Kỳ không cảm thấy đột ngột nhá. Nghe đây: Nếu quý vị cho tăng điện tích tầng điện ly lên trên 1% thì cái trái Đất khốn khổ này của thế giới sẽ mưa bão ầm ầm, mà zdốn lăm lay nó cũng sẽ khốn khổ vì mưa bão rồi. Đương nhiên là không phải nổ một phát thì mưa bão nổi lên ngay. Nó cũng phải từ từ. Hiểu không? Lão đây hổng có thời gian giải thích trên cơ sở Lý học. Nhưng các vị cứ thử xem. Mưa to, bão lớn, lũ lụt thế bây giờ có gấp đôi, cũng chưa chết thằng Tây nào. Lão đây ko nói đùa đâu nhá! "Không có Hạt của Chúa" là một ví dụ. Nếu thấy mưa bão ầm ầm và có tính bất thường (Thí dụ lũ lụt vào mùa không mưa bão chẳng hạn) sau nổ bom, là lão nói cứ từ đúng trở lên đấy. PS> Nếu trong vài ngày nữa, không xảy ra động đất như nhà khoa học này nói thì không có nghĩa nó không xảy ra một thiên tai như lão Gàn nói. Lão nhắc lại là lão rất nghiêm túc trong lời cảnh cáo này.
    3 likes
  2. Sức mạnh vũ trụ này sẽ thể hiện như thế nào: Một tảng thiên thạch đủ lớn để cảnh báo, rơi xuống một vùng đất hoang sơ, như Siberia, Sahara...chẳng hạn; Một trận động đất kinh hoàng xấp sỉ 10 đến 11 độ Richte ở Nam cực; hoặc cường độ nhỏ hơn nhưng làm vỡ đập lớn gây lụt lội tàn phá, hoặc phá hủy nhà máy điện hạt nhân để lại hậu quả nghiêm trọng về môi trường....? Lão Gàn thực sự chưa biết điều gì sẽ xảy ra, nhưng nó sẽ phải xảy ra với mục đích thể hiện sức mạnh vũ trụ. Nhưng lão có thể khẳng định rằng: Thiệt hại về vật chất và con người là không đáng kể. Nhưng đây là sự cảnh báo. Thượng Đế có thể sửa chữa lại những điều Ngài cho là sai lầm, khi tạo nên nền văn minh này. Nhân loại có thể phải trải qua một chuỗi động đất thảm khốc ngay trong tháng 8 này VnTinnhanh.vn – Một nhà khoa học Hà Lan đã cảnh báo rằng một chuỗi những trận động đất với sức công phá khủng khiếp sẽ xảy ra trong một vài ngày tới. Frank Hoogerbeets (ảnh: Frank Hoogerbeets) Trong một bài viết có tiêu dề “Dự báo động đất từ ngày 20/8 đến 4/9” được đăng tải trên trang web www.ditrianum.org, Frank Hoogerbeets đã cảnh báo rằng, thế giới cần phải chuẩn bị tinh thần cho một trận động đất có sức công phá khủng khiếp sẽ xảy ra trong một vài ngày tới. “Vào ngày 20/8, Mặt Trăng sẽ nằm trực diện với Sao Thủy vào hồi 10 giờ 16 phút và Sao Mộc vào hồi 11 giờ 58 phút theo giờ GMT. Đây là sự đối lập với sự thẳng hàng của Trái Đất – Sao Thủy – Sao Thổ, trong khi Sao Thủy cũng thẳng hàng với Sao Kim và Sao Hải Vương vào hồi 21 giờ 50,” Hoogerbeets cho biết. Nhà khoa học người Hà Lan khẳng định, trong khoảng thời gian từ 22 cho đến 25/8, Trái Đất sẽ phải hứng chịu một trận động đất có cường độ 6 hoặc 7 độ Richter. Bên cạnh đó, Hoogerbeets dự báo, từ ngày 22-25/8, một trận động đất với cường độ lên đến 9 độ Richter có thể xảy ra bởi sự thẳng hàng của các hành tinh. “Sự thẳng hàng của các hành tinh có thể gia tăng các hoạt động địa chấn nghiêm trọng trong khoảng thời gian này. Nếu cho đến ngày 25 sự thẳng hàng này vẫn chưa xảy ra, Trái Đất sẽ thẳng hàng với Sao Kim và Sao Mộc vào 22 giờ 23 phút ngày 27/8 trong khi Sao Thủy rất gần với các hành tinh này,” Hoogerbeets miêu tả. Hoogerbeets nhấn mạnh rằng, trận địa chấn với cường độ cực mạnh sẽ xảy ra trong khoảng thời gian giữa ngày 27-28/8 khi Sao Thủy thẳng hàng với Sao Kim và Sao Mộc, trong khi Sao Thổ gần như thẳng hàng với Mặt Trời và Sao Hỏa. “Vào thời điểm này, Trái Đất sẽ phải hứng chịu một trận động đất mạnh với cường độ lớn hơn 8 độ Richter. Hai trận động đất nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra vào ngày 29/8, trong khi một trận động đất với cường độ tương tự cũng khiến Trái Đất rung chuyển vào ngày hôm sau.” Hoogerbeets dự báo. Hoogerbeets cũng cho biết, các trận địa chấn sẽ không ngừng lại cho đến ngày 4/9. Ông cũng kêu gọi các nhà địa chất học nghiên cứu các phát hiện của ông để lên kế hoạch đối phó với các trận động đất và giảm thiểu thiệt hại. Huyền Thanh (theo Express) =================== Lão Gàn tuy chém gió vung xích chó, nhưng thật sự không nói đùa về việc này. Trận động đất làm rung chuyển nước Ý và Myanma chưa phải là điều lão wan tâm để đưa lên diễn đàn. Kể cả lời tiên tri của các nhà khoa học Hoa Kỳ về trận động đất hủy diệt ở bờ biển phía Tây Hoa Kỳ. Nhưng lão bảo không là không. Nhưng lần này, lão không nói đùa. Lão nhắc lại: Nên quay lại trang trước, xem cho đủ ý của lão. PS> Nếu trong vài ngày nữa, không xảy ra động đất như nhà khoa học này nói thì không có nghĩa nó không xảy ra một thiên tai như lão Gàn nói. Lão nhắc lại là lão rất nghiêm túc trong lời cảnh cáo này.
    2 likes
  3. Vài hàng phụ luận về lá số cô nầy; mệnh vô chính diệu hỏa tinh đắc địa thử mệnh, người cá tính nóng nảy như đàn ông hình dáng hơi thô , hơi cao tóc cứng thưa hay có tóc bạc sớm ? là người khéo tay biết nhiều việc siêng ,năng động , có mã- lộc có thể thành công trên việc kinh doanh nào đó. Cô nầy nếu đi xa lập nghiệp ở hướng đông hay nam thì hợp cách cho với người có hỏa tinh đắc địa thủ mệnh.
    1 like
  4. Lá số anh bạn đưa ra ko thể nào mà giàu có đc, mệnh thân VCD hỏa tinh độc thủ cung dần giàu có thì kém thọ, cung tài phượng giải, cung điền cũng ko thấy dấu hiệu tài sản lớn. Đại vận tướng ngộ không kiếp rất xấu. Tài quan le lói chậm muộn . Cung tử khó có con. May ra cung phu gỡ lại tạm đc. Tóm lại số trung bình
    1 like
  5. Với cái tuổi của cháu dù ít hay nhiều cũng thấy hay nghe,nhiều người ăn ở hiền lành sao lại nghéo khó tai nạn bệnh tật triền miên. Còn nhiều người xấu hung ác sao lại bình thản sống dai. Cháu biết xem hạn xấu hay tốt chắc cũng đã xem đọc vài cuốn tử vi gì rồi, nhưng cháu đọc chưa suốt nên hiểu chưa thông bác giúp cháu xem lại hầu như sách nào cũng gần giống nhau trong câu phú nầy. Sinh sử kiếp không ,bán thiên chiết sĩ. nếu cháu tin vào định mệnh số phận đã định phần thì nên làm phúc đức tạo thêm nhiều nghiệp tốt chứ ăn hiền ở lành chưa đủ để bù lấp đâu, nên làm ngây từ bây giờ trở đi.
    1 like
  6. Nghĩ đời sao lại bất công,người sao lắm lối ,kẻ không mối nào. Hạn của cháu cho thấy năm nay có người yêu có người đeo đuổi, có thể trong tháng 08al cháu có cái nhìn khác về người nầy hay cũng có là gặp gỡ người khác, nhưng đến tháng 09-10al người đó sẽ mở lời với cháu. Năm tới chắc cháu sẽ lên xe hoa dù muốn hay không, chỉ trừ khi lá số cháu sai giờ ngày sinh gì đó Còn nếu năm tới chưa có chồng thì trùm mền đợi tới 5 năm nữa mới có người rước.
    1 like
  7. Con đường xây dựng và triết lý giáo dục của Nhật Bản Nguyễn Quốc Vương 06:09 26/08/16 Thảo luận (0) (GDVN) - Triết lý giáo dục Nhật Bản đã được luật hóa và trở thành nơi hội tụ sự đồng thuận của quốc dân Nhật và những người làm giáo dục. Triết lý giáo dục - Việt Nam đã có chân lý này hay chưa? Việt Nam đứng ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới? Bức tranh cải cách giáo dục đại học, chuyên nghiệp ở Việt nam LTS: Quý vị đang theo dõi bài viết thứ hai của Thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương (giảng viên khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, hiện đang là nghiên cứu sinh ngành giáo dục lịch sử, Đại học Kanazawa - Nhật Bản) bàn luận về triết lý giáo dục. Tác giả dẫn ra nhiều luận điểm để độc giả thấy rõ rằng quá trình xây dựng và phát triển triết lý giáo dục Nhật Bản diễn ra như thế nào mới có thể tạo nên một nền giáo dục có nhiều thành tựu đáng ngưỡng mộ như hiện nay. Trân trọng giới thiệu cùng độc giả. Triết lý giáo dục từ thời Minh Trị đến năm 1945 Nền giáo dục cận-hiện đại của Nhật Bản được xây dựng ở cấp độ quốc gia bắt đầu từ thời Minh Trị khi Nhật Bản có nhu cầu cận đại hóa đất nước theo mô hình của phương Tây để chống lại chính áp lực của phương Tây đang ngày một mạnh. Ban đầu những chính sách cải cách giáo dục của Chính phủ Minh Trị chỉ diễn ra lẻ tẻ và không có ảnh hưởng trên toàn quốc do chính phủ mới chưa thực sự kiểm soát được tình hình đất nước. Cuộc cải cách giáo dục từ trên xuống của chính quyền Minh Trị chính thức triển khai đại quy mô từ ngày 5 tháng 9 năm 1972 khi “Học chế” - văn bản xác định việc tổ chức hệ thống giáo dục của Nhật Bản được công bố. Trước đó một ngày, Viện Thái chính cũng ra bản bố cáo số 21 về giáo dục mà người Nhật quen gọi là “Mệnh lệnh về sự khuyến học”. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương (Ảnh: Nhân vật cung cấp) Nhìn vào nội dung của những văn bản này và những diễn biến trong thực tế của giáo dục ở cả khu vực giáo dục công do nhà nước vận hành và giáo dục tư do các trí thức Tây học thức thời tiến hành, có thể thấy triết lý cơ bản của giáo dục Nhật khi đó là hướng đến xây dựng một nước Nhật Bản “phú quốc cường binh” với một quốc dân có trí tuệ và tinh thần độc lập. Hình ảnh những con người có tinh thần tự lập, có chí tiến thủ, biết nhìn ra thế giới để sửa đổi nước Nhật theo hướng văn minh, giúp nước Nhật thoát khỏi nguy cơ bị cai trị được cả Chính phủ và giới trí thức đồng cảm. Bởi thế, nền giáo dục trong khoảng 10 năm đầu thời Minh Trị được gọi là nền giáo dục khai sáng quốc dân và thực nghiệp. Mặc dù vậy, trong suốt từ thời Minh Trị cho đến năm 1945, thuật ngữ “Triết lý giáo dục” hầu như không được trực tiếp nhắc đến trong các văn bản pháp luật liên quan đến giáo dục. Đến năm 1890 (năm Minh Trị thứ 23), “Sắc chỉ giáo dục” của Thiên Hoàng Minh Trị được ban bố. Văn bản dù chỉ dài chưa đầy 20 dòng này đã thay đổi toàn bộ triết lý giáo dục của nước Nhật từ “khai sáng quốc dân” sang triết lý xây dựng một quốc gia do thiên hoàng đứng đầu và cai trị vĩnh viễn dựa trên nền giáo dục tạo ra các “thần dân” “trung quân ái quốc” có đạo đức phù hợp với các quy phạm của Nho giáo như: trung, hiếu, phụng sự quốc gia….. Triết lý giáo dục này phù hợp và dựa trên tinh thần cơ bản của Hiến Pháp Đại đế quốc Nhật Bản được ban hành trước đó (11/12/1889). Bản Hiến pháp này xác định rõ hình hài của “Đại đế quốc của Nhật Bản”. Ở đó, “Đại đế quốc Nhật Bản đời đời do Thiên hoàng cai trị” (điều 1) và “Thiên hoàng là thánh thần nên không ai được xâm phạm” (điều 3). “Sắc chỉ giáo dục” đã có ảnh hưởng lớn lao đến đời sống tư tưởng-tinh thần của toàn bộ quốc dân Nhật Bản suốt gần 60 năm và nó chỉ bị Quốc hội Nhật Bản bãi bỏ vào ngày 19 tháng 6 năm 1948. Đó cũng là thời gian 3 năm sau khi Nhật Bản bại trận và 2 năm sau khi Hiến pháp hòa bình được công bố. Nhiều học giả Nhật cho rằng, chính “Sắc chỉ giáo dục” là một trong những thứ đã làm cho nước Nhật sa lầy vào con đường chiến tranh và làm “tha hóa quốc dân”. Sau khi Hiến Pháp đại đế quốc Nhật Bản và “Sắc chỉ giáo dục” được ban bố, Nhà nước đã can thiệp ngày càng mạnh vào giáo dục kể cả nội dung giáo dục. Những sách vở có tinh thần khai sáng bị cấm, bị loại bỏ ra khỏi trường học. Khi đó, chính Fukuzawa Yukichi - một trí thức nổi tiếng đương thời, người truyền bá và cổ vũ không mệt mỏi tinh thần tự lập của quốc dân và là tác giả của nhiều cuốn sách được sử dụng trong các trường học như là sách giáo khoa đã phải sửng sốt kêu lên: “Năm Minh Trị thứ 14-15, Chính phủ thật kì lạ lại đề xướng việc đưa Nho giáo vào giáo dục. Bộ Giáo dục dưới cái tên kiểm định sách đọc trong trường học đã cho thu thập tất cả các sách viết, dịch trong xã hội lại, triệu tập các chức dịch của Bộ thẩm định để quyết định xem cho phép hay không cho phép dùng các cuốn sách đó. Đồng thời còn kêu gọi, yêu cầu biên soạn các sách đọc về Nho, Lão vốn đã lỗi thời và trong bối cảnh như thể trào lưu phục cổ đang hồi sinh trong thế giới văn minh, các cuốn sách do Fukuzawa biên soạn vốn được dùng làm sách đọc trong trường học bị coi là hữu hại vô lợi và chỉ một bộ phận là qua kiểm định. Điều đó thật kì quặc” [1]. Từ khoảng thời gian đó trở đi, giáo dục công của Nhật ngày càng dấn sâu vào con đường quan liêu hóa và phát xít hóa trong khi giáo dục tư nhân vừa phải gánh chịu sự hạn chế, đàn áp của Nhà nước, vừa đảm đương vai trò quan trọng trong các phong trào giáo dục sôi nổi. Triết lý giáo dục ở Nhật Bản từ sau 1945 đến nay Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị đặt dưới sự chiếm đóng của quân Đồng Minh mà chủ yếu là quân Mĩ. Trong hoàn cảnh bị chiếm đóng và chịu tác động trực tiếp của các chính sách chiếm đóng, công cuộc cải cách để dân chủ hóa và tái thiết nước Nhật được cấp tập tiến hành. Trong đó, cải cách giáo dục có vai trò quan trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục Nhật Bản, thuật ngữ “triết lý giáo dục” xuất hiện tường minh trong các văn bản luật pháp liên quan đến giáo dục. Có thể thấy triết lý giáo dục hiện đại của Nhật Bản đã thể hiện rõ trong Hiến pháp Nhật Bản 1946 và các bộ Luật liên quan đến giáo dục được công bố trong năm 1947, tạo ra hành lang pháp lý cho cải cách giáo dục như: Luật giáo dục cơ bản, Luật giáo dục trường học, Luật về tổ chức và quyền hạn của Bộ giáo dục, Luật về Ủy ban giáo dục địa phương… Trong Hiến pháp Nhật Bản 1946 mặc dù có Điều 19 (Tự do tư tưởng và tự do lương tâm là bất khả xâm phạm), Điều 23 (Tự do học thuật được đảm bảo), Điều 26 (quy định về bình đẳng giáo dục và giáo dục nghĩa vụ) đề cập tới giáo dục nhưng nó không trực tiếp nhắc đến cụm từ “triết lý giáo dục. Tuy nhiên, toàn bộ Hiến pháp này đã phác thảo nên thành tố thứ nhất của triết lý giáo dục là “hình ảnh xã hội tương lai” cần xây dựng. Đó là xã hội “hòa bình”, “dân chủ” và “tôn trọng con người”. Đây cũng được coi là ba nguyên lý nền tảng của Hiến pháp mà bất cứ một người Nhật nào cũng phải học từ tiểu học. Thành tố thứ nhất được quy định bởi văn bản pháp quy có hiệu lực cao nhất, thiêng liêng nhất do cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội định ra này. Thành tố thứ hai của triết lý giáo dục-tức là mục tiêu giáo dục hay “hình ảnh con người mơ ước”, những người kiến tạo và bảo vệ xã hội tương lai đã được đề ra và diễn giải ở các bộ Luật về giáo dục mà tiêu biểu nhất là Luật giáo dục cơ bản (bộ Luật được ban hành năm 1947 và sửa đổi năm 2006). Trước hết, triết lý giáo dục được thể hiện khái quát ở phần “Lời nói đầu” của bộ Luật: “Quốc dân Nhật Bản chúng ta mong ước sẽ làm phát triển thêm quốc gia văn hóa và dân chủ được xây dựng nên từ nỗ lực không ngừng đồng thời góp phần cống hiến cho hòa bình thế giới và nâng cao phúc lợi nhân loại. Để thực hiện lý tưởng này, chúng ta sẽ xúc tiến nền giáo dục coi trọng sự tôn nghiêm cá nhân, truy tìm chính nghĩa và chân lý, tôn trọng tinh thần công cộng, nhắm tới giáo dục con người có tính sáng tạo và tính người phong phú, kế thừa truyền thống và sáng tạo nên văn hóa mới. Ở đây, chúng ta dựa trên tinh thần của Hiến pháp Nhật Bản để chế định nên bộ luật này nhằm xác lập nền tảng của giáo dục tiến tới chấn hưng và mở ra tương lai của đất nước.” Tiếp đó, chương đầu tiên của bộ luật được đặt tên là “Mục đích và triết lý giáo dục”. Xin được trích đầy đủ những điều quan trọng có liên quan trực tiếp đến triết lý giáo dục trong trong chương này: “Chương I. Mục đích và triết lý giáo dục Mục đích: Điều 1. Giáo dục phải nhằm hoàn thiện nhân cách con người và giáo dục nên quốc dân khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần đồng thời có đầy đủ phẩm chất cần thiết với tư cách là người làm chủ xã hội-quốc gia hòa bình và dân chủ. Mục tiêu giáo dục: Điều 2. Giáo dục để thực hiện mục đích nói trên phải tôn trọng tự do học thuật đồng thời phải đạt cho được những mục tiêu sau: a. Trang bị văn hóa và tri thức rộng rãi, giáo dục thái độ truy tìm chân lý, nuôi dưỡng đạo đức và tình cảm phong phú đồng thời rèn luyện thân thể khỏe mạnh. b. Tôn trọng giá trị cá nhân, mở rộng năng lực cá nhân, nuôi dưỡng tính sáng tạo và tinh thần tự lập, tự chủ đồng thời coi trọng mối quan hệ với nghề nghiệp và cuộc sống, giáo dục thái độ tôn trọng lao động. c. Tôn trọng chính nghĩa và trách nhiệm, bình đẳng nam nữ, tôn kính và hợp tác lẫn nhau đồng thời giáo dục thái độ tham gia vào xây dựng xã hội, đóng góp cho sự phát triển của xã hội một cách chủ thể dựa trên tinh thần công cộng. d. Có thái độ tôn trọng sinh mệnh, coi trọng tự nhiên và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường. e. Có thái độ tôn trọng truyền thống và văn hóa, yêu mến quê hương và đất nước chúng ta nơi đã nuôi dưỡng những thứ ấy đồng thời giáo dục thái độ tôn trọng nước khác, đóng góp vào hòa bình và sự phát triển của cộng đồng quốc tế.” Như vậy có thể thấy rõ, thành tố thứ hai là “hình ảnh con người mơ ước” đã được xác định rất rõ ràng. Đó là những con người “khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần đồng thời có đầy đủ phẩm chất cần thiết với tư cách là người làm chủ xã hội-quốc gia hòa bình và dân chủ”. Tức là hiểu một cách ngắn gọn hình ảnh con người mơ ước ở đây là người CÔNG DÂN của xã hội dân chủ, hòa bình. Hình ảnh này là sự đối lập hoàn toàn so với hình ảnh con người “thần dân” trung thành với lý tưởng của Thiên hoàng và đại đế quốc Nhật Bản trước đó. Các điều tiếp theo bộ Luật cũng nói rõ hơn về “triết lý học tập suốt đời” và bình đẳng giáo dục, giáo dục nghĩa vụ, giáo dục gia đình, giáo dục trường học, nghĩa vụ của nhà nước và gia đình, các tổ chức xã hội…. Đây là những điều kiện để đảm bảo thực hiện cho được triết lý giáo dục trên cũng như ngăn ngừa sự can thiệp và “cai trị bất chính” đối với các hoạt động giáo dục. Triết lý giáo dục được luật hóa đó đã trở thành nơi hội tụ sự đồng thuận của quốc dân Nhật và những người làm giáo dục. Vì thế cho dù có nhiều trường phái giáo dục, nhiều mô hình trường học và cả một hệ thống trường học tư thục khổng lồ, giáo dục Nhật Bản vẫn đảm bảo tính thống nhất khi tất cả những hoạt động giáo dục đều hướng tới và tuân thủ triết lý giáo dục nêu trên. Trên thực tế từng ngôi trường ở Nhật cho dù là trường đại học hay trường mầm non đều xây dựng và công bố rộng rãi triết lý giáo dục của riêng mình. Triết lý giáo dục cụ thể này vừa dựa trên triết lý giáo dục nói chung đã được luật hóa vừa có những đặc sắc, đặc trưng riêng phản ánh lý tưởng của ngôi trường ấy. Trong khóa trình giáo dục, môn Xã hội (Nghiên cứu xã hội) và sau này là nhiều môn học khác phân nhánh từ đó như: Kinh tế-chính trị, Công dân, Luân lý, Xã hội hiện đại, Địa lý, Lịch sử đảm nhận vai trò trung tâm trong việc thực thi triết lý giáo dục. Trong các môn học này, các nhà giáo dục khi nhắc đến thành tố “hình ảnh con người mơ ước” của triết lý giáo dục thường dùng các thuật ngữ như “người làm chủ” hay “người nắm chủ quyền”. Với cơ chế phân quyền hành chính giáo dục cho các địa phương và thực hiện kiểm định sách giáo khoa (công nhận sự tồn tại của nhiều bộ sách giáo khoa do các nhà xuất bản tư nhân biên soạn, phát hành và quyền tự do lựa chọn sách giáo khoa của các địa phương và các trường), Nhật Bản đã đảm bảo cho các thực tiễn giáo dục do giáo viên tiến hành ở các địa phương phát triển mạnh mẽ. Mỗi một thực tiễn giáo dục của giáo viên đều là kết quả có tính chủ thể đậm nét bởi vì ở đó giáo viên đã chủ động lựa chọn, cơ cấu nên nội dung giáo dục cũng như các hoạt động tổ chức học tập riêng phù hợp với tình hình địa phương, nhà trường và học sinh. Khi đó, triết lý giáo dục được luật hóa ở trên sẽ trở thành tiêu chuẩn để đánh giá những thực tiễn ấy. Khi nhìn vào lịch sử giáo dục Nhật Bản, người ta sẽ thấy một đặc điểm: ở những thời điểm cần cải cách giáo dục để tạo ra sự thay đổi lớn lao cho đất nước, đổi mới triết lý giáo dục phải được coi như là tiền đề của cải cách. Ở trường hợp đó, thực chất cải cách giáo dục sẽ là một cuộc cách mạng xã hội trong hòa bình. Bản thân giáo dục Nhật Bản hiện tại, mặc dù được đánh giá cao từ các nước châu Á khác vốn đã từng có hoàn cảnh lịch sử giống như Nhật Bản, cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như: bắt nạt học đường, trẻ em cự tuyệt đến trường, suy giảm học lực… Tuy nhiên, có thể thấy sự khủng hoảng này của giáo dục Nhật Bản hiện tại là sự khủng hoảng ở trên phía “ngọn”. Giáo dục Nhật Bản trong 70 năm qua đã có một nền tảng tốt được xây dựng khá vững chắc. Vì thế, ở Nhật Bản khi tranh luận về cải cách giáo dục, rất hiếm khi có những ý kiến đòi thay đổi triết lý giáo dục đã được đề ra sau năm 1945. Với họ, triết lý giáo dục mang trong mình những giá trị nhân văn phổ quát ấy là thứ đã làm nên giá trị của nước Nhật hiện đại và cần phải được bảo vệ. Suy ngẫm về triết lý giáo dục của Việt Nam Khi suy ngẫm về triết lý giáo dục nói riêng và giáo dục nói chung của Việt Nam, Nhật Bản sẽ là một tham khảo tương đối hữu ích. Nếu nhìn bằng con mắt lạc quan thì cuộc tranh luận về triết lý giáo dục ở Việt Nam trong những năm gần đây là một tín hiệu đáng mừng. Sau nhiều thập kỉ, cuối cùng Bộ Giáo dục và đào tạo, các học giả và những người quan tâm đến giáo dục cũng đã truy tìm các vấn đề của giáo dục ở nơi phát sinh thay vì chạy tới chạy lui tìm “thuốc” trị các “triệu chứng”. Vấn đề khẩn thiết đặt ra cho chúng ta hiện nay là xác định cho được một triết lý mới, phù hợp cho giáo dục Việt Nam. Điều đó không khó vì nhiều nước trên thế giới đã làm và làm từ rất lâu trước đó. Vấn đề khó khăn nhất là người Việt mà trước hết là những người có trách nhiệm có đủ dũng cảm để biến vấn đề dễ dàng ấy thành hiện thực hay không. Cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay phải là cuộc cải cách nhằm giải quyết những vấn đề có tính chất cơ bản bắt đầu từ triết lý giáo dục. Trong cuộc cải cách đó nếu như triết lý giáo dục được ý thức rõ, được minh định rõ ràng thì cho dù cải cách giáo dục có tiến triển chậm do vấp phải “di sản” từ quá khứ, ít nhất nó cũng nhận được sự đồng thuận từ đông đảo người dân và giới học giả, cũng như không tạo ra sự rối loạn ở hiện trường giáo dục. Ngược lại khi triết lý giáo dục mập mờ hoặc sai lầm, việc tiến hành cải cách giáo dục với quy mô lớn với áp lực mạnh từ hệ thống chính trị sẽ càng làm cho những vấn đề vốn đã tồn tại trong một thời gian dài trở nên thêm trầm trọng. Một khi bị bủa vây trong những vấn đề đó, mọi trí lực, thời gian của những người làm giáo dục cũng như của người học sẽ bị phân tán và lãng phí. Kết cục cuối cùng sẽ là sự tụt hậu và rời xa các giá trị văn minh của cả dân tộc. Tài liệu tham khảo: [1] Ozaki Mugen, Nguyễn Quốc Vương dịch, Văn Ngọc Thành hiệu đính, Cải cách giáo dục Nhật Bản, NXB Từ điển bách khoa và Thaihabooks, 2014,tr. 44. Nguyễn Quốc Vương ====================== Xong rồi đấy. Lão sẽ có vài lời bình lựng. Nhưng nói trước nha: Lão không thấy "Triết lý giáo dục" của Nhựt Bủn, sau khi xem bài viết này. Bi wờ lão đi làm lại mấy cuốn sách cũ của lão đã. Khi nào qưỡn lão sẽ chỉ ra cái sai trong phương pháp luận của tác giả khi nói về "Triết lý giáo dục". Hình như họ không hiểu "triết lý giáo dục" là gì?! Đúng là toàn: "Dở hơi, nhưng biết bơi". Cũng nên đợi xem lão viết cái gì. Đừng ném đá vội.
    1 like
  8. nếu cháu muốn thay đổi công việc làm thì cũng có thể được nhưng mà nên hay không thì bác không có lời khuyên, bởi vì vận hạn năm tới thấy còn có nhiều điều rắc rối đến với cháu khó mà tránh khỏi, 1- tai nạn xảy ra bất kỳ bên ngoài nhà hay trên đường xá 2- mất mát tiền bạc khá nhiều cũng có thể tin người bị lừa hay cũng có thể bị cướp giật. 3- nếu 2 điều trên khong xảy ra thì có thể đó là liên quan đến công việc làm của cháu. Cho nên cháu nên cẩn có sự suy tính có nên đổi việc năm nay hay không dù công việc đang làm có nhiều điều không mong muốn, việc thay đổi hay sẽ bị thay đổi đó đến trong tháng 08al nầy hay cuối tháng 09al. Trong tháng 09 al nầy trong việc đi lại thay đổi có liên quan đến việc làm của cháu vô tình sẽ có 1 người nào đó quan tâm đến cháu, nếu điều nầy xảy ra thì trong tháng 09 al cũng có thể là người vừa qua hay cũng người nào như bè bạn hay 1 người nữ nào đó lớn tuổi hơn giới thiệu mai mối cho cháu. Nếu sự thể xảy ra không đúng như ý trên hay không có gì xảy ra thì 2 năm nữa cháu mới có cơ hội lấy chồng. Nếu cháu lấy chồng muộn là may , lập gia đình sớm thì chắc phải 3 lần sang ngang. Chồng là dạng người trung bình là may hay có thể là lùn nhưng nở nang tròn người , mặt hơi tròn, da ngâm, mắt lộ ,miệng nhỏ, tánh thì rất kiệm lời nói ít, có khi cần hỏi thì lấy cây cạy miệng mới trả lời, hạnh phúc không ? cũng có thể nếu cháu chấp nhận những cá tính lạ kỳ của ông chồng/ dân gian có câu> cũi mục dễ un thằng chồng khùng dễ khiến.
    1 like