-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 19/08/2016 in Bài viết
-
Anh chị em đăng ký học Địa Lý phong thủy Lạc Việt thân mến. Trước hết tôi chân thành cảm ơn anh chị em quan tâm và đăng ký học lớp này. Hiện nay, tôi cũng đang hết sức cố gắng biện soạn giáo trình của ngành học này. Tôi đang sưu tầm, tập hợp các bài giảng của tôi từ khi mở khóa đầu tiên đến nay, kết hợp với những kiến thức sách vở và nghiên cứu thực nghiệm gần 15 năm làm phong thủy của tôi. Hiện khối lượng kiến thức khá đồ sộ. Tôi hy vọng rằng có thể truyền lại những kiến thức này một cách hoàn hảo nhất, trong ứng dụng của ngành Địa lý phong thủy Lạc Việt đến với anh chị em. Tôi đang cố gắng nhanh nhất có thể, để khai giảng lớp này nhanh nhất. Rất mong anh chị em hãy vui lòng chờ.8 likes
-
THÔNG BÁO VỀ VIỆC LỢI DỤNG DANH NGHĨA PHONG THỦY LẠC VIỆT -ĐỆ TỬ THẦY THIÊN SỨ Hiện nay có rất nhiều người không thuộc TTNCLH ĐÔNG PHƯƠNG , hoặc đã từng tham gia và từng học Sư Phụ Thiên Sứ một thời gian rồi từ bỏ Trung Tâm và không đi theo nguyên lý căn để Hà đồ phối hậu thiên Lạc Việt, nhưng vẫn tiếp tục xưng danh là người của Trung Tâm, hoặc là đệ tử của PTLV để quảng bá tên tuổi . Những người này dựa vào uy tín của Trung tâm cũng như Sư phụ Thiên Sứ để gây lòng tin và kiếm tiền từ khách hàng, nhưng lại không theo bất cứ một qui định nào của Trung tâm cũng như về mặt chuyên môn. Thay mặt TTNCLH Đông Phương và Sư Phụ Thiên Sứ, tôi xin thông báo chính thức: 1. Tất cả những ai tuyên bố làm theo PTLV thì nhất định phải tuân thủ nguyên lý căn để : "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Viêt", đổi chỗ Tốn - Khôn, hoán vị Thủy-Hỏa trong Lạc Thư hoa giáp. Quái Tốn theo PTLV được xác định ở Tây Nam, và Quái Khôn theo PTLV được xác định ở Đông Nam. Huyền Không Lạc Việt cũng xác định Cung LY độ số 7, cung Đoài độ số 9, Cung Khôn độ số 2 và Cung Tốn độ số 4. 2. Một số đệ tử của Sp Thiên Sứ tuy đã học PTLV, nhưng vẫn mơ hồ hoặc nghi ngại nguyên lý đổi chỗ Tốn -Khôn đều là những người mượn danh kiếm tiền . Chúng tôi trân trọng cảm ơn quí vị thông báo ngay với chúng tôi các trường hợp này để kịp thời xử lý. Chúng tôi xác nhận những người này KHÔNG phải là đệ tử của sp Thiên Sứ. Cũng thật tiếc, có một vài đệ tử trước đây của SP, quay lưng lại và rời bỏ Sư Phụ chỉ vì danh lợi, khi mà thời đó PTLV còn chưa hiểu được sự chứng minh đúng đắn, khi mà lúc đó PT cổ thư truyền thống kiếm được tiền nhiều hơn là việc phải đi giải thích và làm rạng danh PTLV. Cảm ơn sự quan tâm của mọi người\ Trân trọng Mạnh Đại Quân3 likes
-
2 likes
-
TÒA HÀNH CHÍNH ĐÀ NẴNG DƯỚI GÓC NHÌN ĐỊA LÝ LẠC VIỆT. Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Việc UBND Đà Nẵng có ý định rời tòa nhà này để chuyên sang làm việc ở một nơi khác đã gây sự chú ý của dư luận trong nhiều ngày qua. Trọng tâm sự bức xúc của dư luận đã đặt vấn đề về một tòa nhà mới xây dựng với kinh phí hơn 2000 tỷ VND, mới chỉ dùng có hai năm thì không xử dụng được. Điều này không chỉ thể hiện sự lãng phí một khối tài sản khổng lồ, nhưng có lẽ cũng chưa quan trọng bằng việc gây một sự hoài nghi về khả năng lập trình những dự án lớn hướng tới tương lai của cấp Tỉnh. Theo thông tin chính thức thì sở dĩ tòa nhà không sử dụng được vì thiếu dưỡng khí. Nhưng với góc nhìn từ Địa Lý phong thủy Lạc Việt thì tòa nhà này đã phạm những cách cục xấu theo những nguyên lý lý thuyết của ngành Địa Lý phong thủy Lạc Việt, cho nên đã dẫn đến hiện trạng trên. Cho nên, cá nhân tôi viết bài này, phân tích dưới góc độ Địa lý Phong thủy Lạc Việt với một hy vọng khắc phục những khuyết khuyết - khiến nó không thể sử dụng - với một kinh phí ít hơn và vẫn hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng, thay vì chi phí xây dựng những tổ hợp hành chính khác và nhượng lại tòa nhà này. Trước khi phân tích tòa nhà dưới góc nhìn Địa Lý Phong thủy Lạc Việt, tôi xin có vài lời về ngành học này. Vài lời về Địa Lý Phong thủy. Bạn có thể tin, hoặc không tin phong thủy. Điều đó không quan trọng. Nó cũng như vấn đề tôi và bạn có thể biết trái Đất tròn quay quanh mặt trời, hoặc không tin điều đó. Nhưng nó là một thực tế đang tồn tại và vấn đề nhận thức chân lý đó đúng hay sai trên con đường tiếp tục tiến hóa. Bởi vậy, vấn đề không phụ thuộc niềm tin của bạn. Cũng giống như Thuyết Tương đối của Eistein. Bạn có thể công nhận hay không công nhận và tin hay không tin lý thuyết này giúp gì được cho bạn. Nhưng vấn đề là lý thuyết là sự nhận thức đúng một chân lý cục bộ trên con đường tiếp tục tiến hóa của nhận thức. Do đó, vấn đề là bạn có hiểu gì về nó không? Cả tôi cũng như bạn, có lẽ chỉ hiểu được những nguyên lý cơ bản của thuyết Tương đối. Nhưng thuyết Tương đối chỉ đánh dấu một chặng đường tiến hóa của nền văn minh trong việc nhận thức vũ trụ. Nó chưa có ứng dụng cụ thể gì trong việc giải thích một hành vi của bà ve chai; hoặc những vấn đề cuộc sống của bạn và tôi. Nhưng với lý thuyết của hệ thống Địa lý phong thủy Đông phương - tôi xác định là "Địa lý phong thủy Lạc Việt - thì khác. Tôi là chuyên gia về lĩnh vực này. Nó là một hệ thống lý thuyết hoàn toàn khoa học, chuyên ngành kiến trúc xây dựng Đông phương. Đây chính là một hệ thống lý thuyết vô cùng đồ sộ, mô tả hầu hết những quy luật tương tác và vận động của tự nhiên đến môi trường sống của con người trong ngôi gia. Chính vì vậy, nó có khả năng tiên tri - bởi tính phản ánh những quy luật tự nhiên của nó. Địa lý phong thủy Đông phương giải thích được tất cả mọi vấn đề liên quan, đến từng những chi tiết trong sinh hoạt, cuộc sống của bạn và gia đình bạn, bằng ngôn ngữ, khái niệm trong hệ thống lý thuyết vô cùng đồ sộ của nó. Chính vì nó tổng hợp được tất cả mọi quy luật vận động và tương tác của tự nhiên liên quan đến đối tượng quan sát và ứng dụng của nó. Điều này vượt trội hơn hẳn với cách giải thích trực quan của những trí thức hiện đại thuộc về nền văn minh này. Học thuyết của Eistein chưa làm được điều này. Và đây là một thực tế đã tồn tại từ hàng thiên niên kỷ trong xã hội Đông phương. Bạn có thể không tin vào lý thuyết của Eistein, cũng như bạn có thể không cần tin vào phong thủy. Vì chính cuộc sống của bạn và tôi đều có thể giải thích một cách trực quan tất cả những sự kiện xảy ra. Từ những chuyện tình duyên, gia đạo, ốm đau, bệnh tật cho đến chuyện làm ăn thất bại hay thành công. Thậm chí, vấn đề chiến tranh và hòa bình, hay sự tồn vong của cả một đế chế ...bạn đều có thể phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan...một cách trực quan cho mọi hiện tượng. Tất nhiên - vì tính nhận thức trực quan ấy - mọi giải thích của bạn đều không có khả năng tiên tri; hoặc khả năng tiên tri rất hạn chế. Nhưng Địa lý phong thủy Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - cũng giải thích tất cả mọi thứ của cuộc sống trên thế giới này và vượt trội hơn hẳn bởi khả năng tiên tri. Do đó, tôi cần phải xác định rằng: Nếu không phải là một lý thuyết khoa học cực kỳ cao cấp thì Địa Lý phong thủy Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt - không thể thực hiện được điều này. Trên đây, là vài lời phi lộ giới thiệu bản chất của Địa Lý phong thủy Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt. Tiếp theo đây, tôi phân tích dưới góc độ Địa Lý phong thủy Phương Đông - nhân danh nền văn hiến Việt - về những ảnh hưởng tốt xầu của tòa nhà này. 1/ VỊ TRÍ CỦA TÒA NHÀ TRONG CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG. Tòa nhà TT HC Đà Nẵng tọa lạc tại số nhà 24 đường Trần Phú ,quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Xét về vị trí của toàn thành phố Đà Nẵng trong cảnh quan môi trường thì khá đắc địa. Phía trước thành phố nhìn ra sông Hàn và xa hơn là toàn bộ biển Đông, phía sau thành phố tựa vào núi Bà Ná. Bên trái Thanh long là một vùng biển nhỏ, cho nên có thể xác định toàn cảnh quan của T/p Đà Năng tuy chưa phải hoàn hảo, nhưng cũng có thể coi là một thành phố có nhiều tiềm năng về văn hóa du lịch, kinh tế tri thức và một cuộc sống yên bình, phát triển. Quý vị và anh chị em có thể xem vị trí tòa nhà TTHC Đà Nẵng trong tương quan cảnh quan qua hình dưới đây: https://vinalo.com/maps/?type=1&tf=1&idd=-1&tp=52552f0af525bc126c92e5cc&qh=-1&ad1=nh%C3%A0+24+%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng+Tr%E1%BA%A7n+Ph%C3%BA+,qu%E1%BA%ADn+H%E1%BA%A3i+Ch%C3%A2u,+th%C3%A0nh+ph%E1%BB%91+%C4%90%C3%A0+N%E1%BA%B5ng&dd1=16.0771415,%20108.2233182 Trong bối cảnh chung phân tích ở trên, thì tòa nhà TTHC Đà Nẵng lại nằm ở phía cuối vùng đất lồi ra biển của sông Hàn, đây chính là nơi có khí tụ tương đối tốt nhất tại T/p Đà Nẵng. Tuy chưa phải là nơi khí tụ nhiều nhất, nhưng cũng là một nơi có thể coi như đắc địa trong bố cục phong thủy toàn thành phố. Tuy nhiên, khi xét về cảnh quan nhân tạo của Tòa Hành Chính Đà Nẵng thì lại rất xấu. Bởi vì nó bị án ngữ phía mặt tiền đắc địa nhất của nó, là mặt quay ra biển và phía bờ sông Hàn. Về hướng này - hướng chính của Tòa hành chính - nó bị một khách sạn cao tầng Novotel chắn mất. Trong phong thủy coi như bị hình tượng của núi đè. Như vậy, về cảnh quan nhân tạo có thể nói đây là cách rất xấu trong Địa lý Phong thủy. Tòa nhà Trung tâm hành chính Đà Nẵng (bên trái). Để khắc phục yếu tố rất xấu trong cảnh quan môi trường này của tòa Hành Chính, có thể có những giải pháp sau: 1/ Mua lại khách sạn này liên kết với Tòa Hành chính thành một tổ hợp kiến trúc. 2/ Di dời khách sạn này sang phía bên phải tòa Hành Chính với mặt tiền hướng ra biển. 3/ Dỡ bỏ. 4/ Xoay hướng chính của Tòa Hành chính sang hướng khác. Vì không ra quan sát trực tiếp, chỉ quan sát qua hình ảnh công bố trên các trang mạng. Cho nên tạm có ý kiến như vậy. Tuy nhiên phân tích đến đây, vần đề đã khó khăn. Vì kinh phái liên quan. Híc. Bây giờ chúng ta xét đến vấn đề tiếp theo là cấu trúc hình thể. Còn tiếp Bài sau: 2/ CẤU TRÚC HÌNH THỂ TÒA NHÀ.1 like
-
Thưa quý vị và anh chị em. Do quan sát từ xa với những hình ảnh tìm thấy trện các trang mạng, nên tôi có thiếu sót là không phát hiện từ đầu tòa nhà khách sạn Novotel, án ngữ ngay trước mặt tiền đắc địa nhất của Tòa hành chính Đà Nẵng. Bởi vậy, tôi có viết bổ sung trong bài một, phân tích bổ sung về vấn đề này trong bài I, phần phân tích về cảnh quan môi trường. Quý vị tham khảo thêm. Tuy nhiên, đây là một khó khăn rất quan trọng trong việc khắc phục yếu điểm phong thủy cảnh quan của tòa nhà này. Nhưng dù khắc phục được hay không, tôi sẽ tiếp tục phân tích trọn vẹn bài viết của tôi.1 like
-
Đối thoại “song hành” Trung Quốc-Philippines sẽ được bao lâu? Lâm Oanh | 19/08/2016 07:14 Cựu tổng thống Philippines Fidel Ramos vừa kết thúc cuộc đối thoại “song hành” với Trung Quốc, tức các cuộc đối thoại trên cả diễn đàn chính thức và không chính thức. Trung Quốc đưa máy bay chiến đấu ra tuần tra ở biển Đông. (Ảnh: Weibo) Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) cho hay, theo các nhà phân tích thì cuộc đối thoại "hai kênh" này tuy chưa thể giải quyết những vấn đề thực chất, nhưng ít nhất đã hạ nhiệt quan hệ hai nước. Hai bên có thể đạt được một số thành quả bước đầu. Trung Quốc không nhượng bộ Đặc phái viên của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, cựu tổng thống Fidel Ramos, đã kết thúc chuyến thăm quan trọng tới Hồng Kông vào ngày 12/8. Tại Hồng Kông, với tư cách cá nhân ông đã có cuộc gặp mặt với Chủ nhiệm Ủy ban phụ trách các vấn đề đối ngoại Quốc hội Trung Quốc Phó Oánh và Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc Ngô Sỹ Tồn. Hai bên đã thảo luận về việc thúc đẩy hòa bình và hợp tác giữa hai quốc gia. Trước khi kết thúc chuyến viếng thăm lần này, Fidel Ramos cho biết hai bên chưa nhắc đến vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Ông Gregory Poling, chuyên gia từ Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết, nên gọi cuộc đối thoại giữa ông Ramos và Phó Oánh là "song hành 1.5". Ông lý giải, hiện tại bà Phó đang giữ cương vị trong chính quyền Trung Quốc và Ramos là đặc phái viên do chính tổng thống Duterte chỉ định, vì thế, cuộc trao đổi giữa họ có thể xem là "mang tính chất" đại diện cho chính quyền song phương. Ông cũng cho rằng cuộc đối thoại như vậy sẽ mở ra cơ hội đối thoại chính thức giữa hai quốc gia, nhưng sẽ chưa đem lại những kết quả thực chất. Ông Poling nói: "Đối thoại giữa hai nhân vật này là bước đi đầu tiên có vai trò quan trọng, nếu như không có những cuộc đối thoại như vậy, chính phủ hai nước sẽ không có những cuộc đối thoại nghiêm túc. Vì thế, cuộc gặp mặt và trao đổi lần này ít nhiều cũng mở ra cánh cửa lớn. Tuy nhiên, tôi vẫn nghi ngờ về khả năng nó có thể đạt được những kết quả thực chất hay không, thực tế họ đã nhắc tới nhiều vấn đề liên quan tới bãi cạn Scarborough. Đó là những thành quả sơ bộ, nhưng tôi cho rằng như vậy là chưa hề đủ. Điều này sẽ không thực sự làm dịu đi quan hệ căng thẳng giữa hai nước." Ông Poling cho biết thêm, nếu muốn hòa giải thực sự mối quan hệ căng thẳng giữa hai quốc gia, Trung Quốc cần phải nhượng bộ nhiều hơn, ví dụ bỏ lại các tài nguyên ở một số đảo đá giáp với Philippines. Nhưng đến nay, ông vẫn chưa nhận thấy bất kỳ tín hiệu nào trong vấn đề này từ phía Bắc Kinh. Cựu tổng thống Philippines Fidel Ramos tại Hồng Kông ngày 12/8. (Ảnh: AP) Phán quyết PCA cũng có thể khiến Philippines "gặp khó" Gregory Poling cho rằng, bởi nguyện vọng của người dân cũng như hiến pháp của Philippines, phán quyết của PCA khiến cho các cuộc đàm phán trong tương lai giữa Philippines và Trung Quốc sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Tổng thống Philippines chắc chắn không thể nhượng bộ về thềm lục địa cũng như vùng trời trên lãnh hải trong bất kỳ các cuộc đàm phán nào với Trung Quốc, đặc biệt khi PCA đã bác bỏ cái gọi là "quyền lịch sử" của Bắc Kinh ở biển Đông, cũng như căn cứ pháp lý của yêu sách "Đường 9 đoạn" do nước này áp đặt. Ông nói: "Phán quyết này đã trở thành một giới hạn về sự chấp thuận và tính hợp pháp tại Philippines..." Phía Chính phủ Trung Quốc cũng nhấn mạnh tuyên bố "bảo vệ toàn vẹn (cái gọi là) chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông". Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) đứng cạnh người đồng cấp Philippines Perfecto Yasay tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 49 (AMM-49) tại Vientiane, Lào hôm 26/7. (Ảnh: AP) Trước ngày PCA ra phán quyết, Trung Quốc nhấn mạnh, chỉ cần Philippines không cưỡng chế thực thi phán quyết, Trung Quốc sẽ đồng ý đối thoại. Sau khi phán quyết được công bố vài ngày, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị một lần nữa đưa ra thông điệp cho Philippines là có thể khôi phục tiến trình đàm phán với điều kiện tiên quyết là không đề cập đến phán quyết của PCA. Tuy nhiên, điều này đã bị ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay khước từ. Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí ngày 13/8, ông Yasay cho biết, Philippines không hề có áp lực, và rằng nước này cần phải đàm phán với Trung Quốc. Ông nói, Philippines có thể chờ đến khi Trung Quốc đồng ý ngồi vào bàn đàm phán. Ông Richard Bush,Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Á của Viện Brookings (Mỹ) cho biết: "... Tôi không nghĩ rằng họ (Philippines) muốn bỏ qua vụ này. Tôi cũng chưa nhận thấy Trung Quốc sẽ chấp nhận đàm phán trong tình hình như vậy, mặc dù tôi hy vọng Trung Quốc sẽ thay đổi, bởi điều này thực sự tạo cơ hội để hạ nhiệt tranh chấp. Vì thế, các cuộc đàm phán có thành công hay không hoàn toàn tùy thuộc vào cơ sở đàm phán là gì." Vì sao TQ quyết định "ngừng im lặng" trong xung đột Syria? theo Thế giới trẻ ========================= Tối đa đến giữa tháng 9 Bính Thân, Việt lịch. Đằng ấy hỏi thì tớ trả lời vậy! Hì.1 like
-
Tiếng Việt
nhatd liked a post in a topic by Lãn Miên
Cốc mò Cò xơi Có nhiều giải thích cho rằng những câu tục ngữ: <Quýt làm Cam chịu>,< kẻ ăn Ốc kẻ đổ Vỏ>, và <Cốc mò Cò xơi> là “nói lên sự bất công trong xã hội có giai cấp”. Thực ra những câu tục ngữ ấy của người xưa không phải là ở cái ý đó. Ở đây các từ ghép kết cấu âm dương là Cam/Quýt, Ốc/Vỏ, Cốc/Cò đều tương ứng Âm/Dương như là Sai/Đúng hay 0/1. Những từ nghịch nhau về “giới tính” trong các cặp từ đối trên đều là thuộc một giống: Quýt với Cam cùng là giống trái cây có múi, Ôc với Vỏ cùng là của một con nhuyễn thể, Cốc với Cò cùng một loài chim nước. Cho nên ở đây cái ý muôn nêu là: cái Âm (nhân) gây ra cho cái Dương (quả) là do nội tại chứ chẳng phải do kẻ ngoại lai nào đến gây ra cả. Cái sai (cái Âm) thuộc màu tối (màu Thâm = màu Lầm, gọi là sai lầm). Do nôi khai niệm những từ chỉ màu đen cũng là chỉ sai lầm là: U = Ngu 愚 = Ngục j獄 = Ngốc = Ốc 誤 = Ô 烏 = Ố = Ó = Lọ = Lem = Nhèm = Nhầm = Lầm = Lạc 落 = Thác錯 = Thâm = Đậm = Đêm = Đen = Mèn = Mun = Hun = Hôn 昏 = Huân 熏 = Hoẻn = Huyền 玄 = Hắc 黑 = Hối 晦 = Tối = Túi = Tù 囚 = U. Bởi vậy ở những câu tục ngữ theo nội dung nhân quả nêu trên thì “Quýt làm” là làm phải cái sai, cái xấu; “ăn Ốc” là ăn phải cái sai, cái xấu và “Cốc mò” cũng là mò phải cái sai cái xấu. Cái sai ấy đều do những chủ thể Âm (Quýt, Ốc, Cốc) gây nên, mà hậu quả thì những chủ thể Dương (Cam, Vỏ, Cò) gánh chịu hậu quả. Cũng như là ý nói di sản sai lầm của quá khứ thì để lại cho thế hệ đương đại phải chịu hậu quả, sai lầm của hiện tại lại để lại di sản tai hại cho thế hệ tương lai phải chịu hậu quả. Muốn thoát khỏi cảnh “Cốc mò” (tư duy Âm cũ rich, nên phải mò mẫm) thì phải hướng Dương (tức đổi mới tư duy) thì Cò mới tránh khỏi phải xơi quả đắng.1 like -
Ruột Thịt Ruột và Thịt là hai từ cụ thể, chỉ cái vật cụ thể. Cụ thể gần thì Ruột chỉ cái bộ lòng của động vật, gồm có Ruột non và Ruột già, trong hai từ ghép này thì Ruột là “đề”, non và già là “thuyết” bổ nghĩa cụ thể thêm cho cái “đề” đó. Cụ thể xa thì Ruột dùng chỉ chung cho bất cứ cái gì là cái ở bên trong, tức cái Âm. Như QT Tơi-Rỡi tạo từ là dẫn biến âm: Ruột = Rọt = Lót = Lõi = Lí 里 = Lõi Trong thiết Lòng, tiếp tục, Lòng = Tỏng = Tỏng Âm thiết Tâm, tiếp tục, Tâm 心 = Tấm = Tim. Biết Tỏng đã chuyển nghĩa thành từ trừu tượng, chỉ cái nghĩa là biết hết trong bụng người khác đang nghĩ gì. Theo QT Lướt (tức thiết) thì lướt từ đôi “Lõi Trong” = Lòng, nên Lòng là chỉ toàn bộ cái cụ thể bên trong của cơ thể động vật, gọi là Bộ Lòng, Đông Y chi tiết hóa nó thành Lục Phủ + Ngũ Tạng. Cũng là lướt “Toàn bộ bên Trong” = Tỏng, hay lướt lủn “Toàn trong Cả” = Tỏng. Cơ thể có bộ lòng là cái lõi trong, rồi đến ngoài cái lõi trong ấy là Thịt tức cơ bắp, rồi đến ngoài cùng là cái Vỏ =Dó = Da = Giáp 甲 = Giác = Xác 殼 . Từ dân gian Thịt là từ cụ thể chỉ cơ bắp, nhưng từ hàn lâm thì nhấn “Thịt Chi!” = Thỉ 豕, thành chữ Nho là bộ thủ Thỉ 豕,Thỉ 豕là một bộ thủ dùng để ghép thành các chữ chỉ con vật, như lợn là chữ Chư豬, voi là chữ Tượng象; cũng còn ghép tạo nên chữ Gia 家chỉ cái quan hệ sự sống dưới vòm trời: “Mái Hiên” = Miên 宀 (bộ thủ Miên宀) và Thỉ 豕(bộ thủ Thỉ 豕). Thịt chuyển nghĩa thành động từ Thịt có nghĩa là giết chết để ăn thịt, nên con mồi săn được gọi là Con Thịt, và giết nhau hay hại nhau gọi là Thịt Nhau. Do vị trí cụ thể trong cơ thể thì Ruột ở trong (là Âm), Thịt ở ngoài (là Dương), nên từ ghép Ruột Thịt là ghép theo cấu trúc Âm Dương (Hán ngữ gọi là Yin Yang) mà không thể đảo ngược ghép sai qui tắc là “Thịt Ruột” được vì như vậy nó sẽ thành một từ ngố. Từ ghép Ruột Thịt đã chuyển nghĩa thành một từ trừu tượng và chỉ sử dụng như ý trừu tượng là chỉ sự gắn bó keo sơn gần gũi của những cá thể cùng chung một mái nhà, hay một quốc gia, hay cùng dưới một bầu trời. Lướt thì “Ruột Thịt” = Rịt = Sít = Siết = Xiết. Rịt là đắp điếm băng bó cho khỏi máu chảy, hay như là “lá lành đùm lá rách”. Xiết là Buộc Chặt. tức Thít Chặt. Còn lướt “Thịt Ruột” = Thuột = Thuộc = Thắt = Chặt. Quan hệ Thắt Chặt hay quan hệ Thân Thuộc là đồng nghĩa. Nói lái như phát âm Nam Bộ thì Ruộc Thịt là Rịt Thuộc, Rịt nghĩa là gần gũi thân quen, như nhiều cây chung rừng thành ra Rậm Rịt (林森); Thuộc cũng nghĩa là gần gũi thân quen như nhiều người chung một cộng đồng thành ra Thân Thuộc 親屬. Nên không có chuyện là người ta lại muốn thịt nhau. Dưới đây là hai đoạn trích ý trong văn học dân gian ở cuốn “Tích thời hiền văn 昔 時 賢 文” (Văn hay thời xưa), LM chuyển thể câu viết: 1 Lòng tốt mệnh lại tốt thêm Vinh hoa phát đạt sớm hơn người đời Lòng tốt mà mệnh lại tồi Có được bất quá một đời bụng no Mệnh tốt mà lòng xấu xa Chặng trước e sợ khó đa giữ tròn Tâm mệnh đều chẳng song toàn Một kiếp nghèo khổ đến toan về già Nếu làm ơn nghĩa rải dày Người dưng khắp chốn chóng chày gặp nhau Chớ gieo oán nặng thù sâu Đường nguy chỗ hiểm biết đâu mà nhờ 心好而命好多 Tâm hảo nhi mệnh hảo đa 就會早點榮華發財 Tựu hội tảo điểm vinh hoa phát tài 心好而命又虧 Tâm hảo nhi mệnh hựu khuy 得的不過一生飽腸 Đắc đích bất quá nhất sinh bão trường 命好而心臭差 Mệnh hảo nhi tâm xú sai 前程恐怕難多保全 Tiền đồ khủng phạ nan đa bảo toàn 心命都不雙全 Tâm mệnh đô bất song toàn 一生窮苦到長老之 Nhất sinh cùng khổ đáo trường lão chi 如果思義廣施 Như quả ân nghĩa quảng thi 生人處處都歸相逢 Sinh nhân sở sở đô qui tương phùng 常常莫結怨仇 Thường thường mạc kết oán thù 路逢險處難於避迴 Lộ phùng hiểm sở nan vu tị hồi 2 Nghe Trời bặt chẳng âm thanh Tìm Trời biết ở thâm xanh xứ nào Trời đâu có phải xa cao Trời là chính ở chỗ vào lòng ta Người niệm ,Trời Đất biết mà Nếu không quả báo tại là Trời im Nhân gian mọi tiếng thì thầm Như sấm vang mạnh Trời lầm được chăng Việc mờ ám chốn nhân gian Mắt thần như chớp Trời làm lộ ngay Người mà sai phạm đong đầy Trời liền lập tức thành ngay quan tòa Làm sai hại rõ rành là Người ta chưa diệt, Trời đà diệt ngay Lừa người ắt tự chối bay Lừa lòng mình ắt lừa ngay đất Trời Người tốt Trời chẳng phụ người Lòng người thiện ác có Trời phân minh 聽天寂無聲音 Thính Thiên tịch vô thanh âm 尋天何處蒼深無窮 Tầm Thiên hà xứ thương thâm vô cùng 非高非遠的天 Phi cao phi viễn đích Thiên 天都正是在連人心 Thiên đô chính thị tại liền nhân tâm 人念天地必知 Nhân niệm Thiên Địa tất tri 若無果報天是有私 Nhược vô quả báo Thiên thì hữu tư 人間所有私言 Nhân gian sở hữu tư ngôn 如雷猛響天聞細詳 Như lôi mãnh hưởng Thiên văn tế tường 人間暗室虧心 Nhân gian ám thất khuy tâm 神目如電天尋陳鋪 Thần mục như điện Thiên tầm trần phô 人若惡錯滿行 Nhân nhược ác thác mãn hành 天必立即變成法官 Thiên tất lập tức biến thành pháp quan 作不善者顯明 Tác bất thiện giả hiển minh 人群不害誅行由天 Nhân quần bất hại chu hành do Thiên 欺人必自欺心 Khi nhân tất tự khi tâm 其心欺必坤乾也欺 Kỳ tâm khi tất Khôn Càn dã khi 天不負道心人 Thiên bất phụ đạo tâm nhân 人心善惡天分明詳 Nhân tâm thiện ác Thiên phân minh tường Bốn chữ ÂN TỨ NINH GIA này thấy có treo trong nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thân sinh Bác Hồ ở làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An ÂN TỨ NINH GIA 恩賜寧家 Dịch nghĩa: Sống chung giữ vững nếp nhà Ban ơn nhau trước, sau là biết ơn. Chú thích: Trong một căn nhà thì các bộ phận đều là ban ơn cho nhau và biết ơn nhau nên cái khung nhà giữ được yên ổn, chắc chắn. Trong một gia đình (hay làng, nước) mỗi thành viên đều ban ơn cho nhau và biết ơn nhau thì gia đình (hay làng xóm, quốc gia) sẽ vững bền. Giảng nghĩa: Sống thuận thiên theo Qui Luật Vũ Trụ (chữ ÂN 恩). Ân tức Ân Trạch恩澤 (Ơn Trời), Trời thì luôn luôn Trong và Sạch, lướt “Trong Sạch” = Trạch 澤, Trong là trong suốt không ô nhiễm như Nước ( 氵 ), Sạch là sạch không ô nhiễm như Nắng ( Nắng biểu ý bằng từ Tạnh, do lướt xuôi “Tư 罒Hạnh幸” = Tạnh. Nắng là cái Năng lượng vô hình biểu ý bằng từ Hư, do lướt ngược “Hạnh幸 Tư罒”= Hư, tức hư không, đồng nghĩa vô hình. Tất cả những ý tứ là thông tin này đều được nén trong chữ vuông Trạch澤, là một trong những “vuông Chứa Nho nhỏ” = “vuông Chữ Nho nhỏ” mà gọi Vo cho rụng đầu (“vuông”) và rụng đuôi (“nhỏ”) còn cái lõi giữa là (“Chữ Nho”) nên chữ vuông còn gọi là chữ nho. Vũ Trụ ban cho (chữ TỨ賜) sự an lành (chữ NINH寧) đến mọi Nước và mọi Người (chữ GIA家). Chú giải: Nghĩa đen của câu Ân Tứ Ninh Gia là: sự ban ơn và biết ơn (chữ Ân恩) của các bộ phận cột, kèo, rui, mè, dứng, vách giằng néo cho nhau (chữ Tứ 賜) làm nên sự vững chãi (chữ Ninh寧) của cái nhà (chữ Gia家). Ngụ ý là những người trong một nhà hay một quốc gia cũng phải như vậy, ban ơn và biết ơn với nhau. Rộng ra thì là ân trạch của Vũ Trụ cho sự sống, sống là phải biết ơn Vũ Trụ. Vũ Trụ là cái NÔI lớn của sự sống, là cái ổ (chữ Ô) gồm tố âm (chữ N, tức Negative) và tố dương (chữ I, tức Innegative), là cái Chứa Nhiều = Chữ Nhiều = Trữ 貯Nhiều lắm = Tự嗣Nhan nhản = Tự自 Nhiên 然 [ Hệ đếm ngũ phân của tiếng Khơme: Muôi (1) –Tê (2) – Bây (3) – Buôn (4) – Prăm (5), đến 5 là nhiều nhất, rồi quay vòng lại Prăm Muôi (6). Do vậy mà Prăm = Năm (tiếng Việt) = Lắm (tiếng Việt) = Rắm (tiếng Việt: rối rắm nghĩa là rối nhiều), Rắm = Rán然 (tiếng Hoa) = Nhan nhản = =Nhiên 然 = Nhiêu 饒 = Nhiều (tiếng Việt)]. Sống theo Tự Nhiên là cái Đạo道, tức cái “ Đi 辶 + Đầu 首” = Đạo 道 (lướt “Đi Đầu” = Đạo) của loài người. Sống theo Tự Nhiên, chết trả về với Tự Nhiên gọi là Tiên (Tự Nhiên thiết Tiên, tức lướt “Tự自Nhiên 然” = Tiên僊). Hán ngữ dùng chữ Tự 自 Nhiên 然 đọc là Zi自 Ran 然, dùng chữ Tiên 僊 đọc là Xian 僊. Nhưng Zi Ran thiết Zan, trật, không thành Xian. Tiên là mục đích của Đạo, mục đích của Cụ Lâu = Cụ Lão = Tử 子Lão 老 à Lão 老 Tử 子 (chánh quả đắc Đạo thành Tiên). Không ai biết Cụ Lâu sống thời nào, <Đạo đức Kinh> của cụ là do người đời sau chép lại, chỉ biết rằng Đạo giáo có trước Phật giáo. < Đạo 道đức 德Kinh 京> nôm na là: Đi bằng Đầu (chữ Đạo 道) Đầy ắp (chữ Đức 德) của Con người (chữ Kinh 京, gồm Đầu 亠 + Mình 口 + Túc 小, “Túc Nhiều” = Tiểu小), tức hành động bằng cái đầu có tư duy bao la của con người, cái mà thời nay gọi là “kinh tế tri thức”. Cổ đại chữ Dịch Kinh 易京hay Đạo Đức Kinh道德京đều viết bằng chữ Kinh 京này (nguồn: theo đọc trên mạng của TQ, “Dịch Kinh易京” phải hiểu theo cú pháp Việt đề trước thuyết sau là “thuyết Biến đổi (Dịch易) của tác giả là loài Người (Kinh 京). Chữ Đức có nghĩa là đầy ắp và lan tỏa như giọt nước (ám chỉ cái đồ hình âm dương), như một giọt nước mưa rớt xuống đất nó cũng lan tỏa đi ngay ti tỉ phương, Nước = Nác = Đác = Đức, “Đầy Ức” = Đức, chữ Ức 酭nghĩa là đầy hương thơm của 有rượu 酉 (thơm nức, mùi sực nức), thơm như thế nên chủ một nước cũng gọi là Đức (như Đức Ngài), chủ một giáo lý cũng gọi là Đức (như Đức Phật) dù không “Xức” nước hoa Sài Gòn (xoa đầy thơm tức lướt “Xoa đầy Ức 酭” = Xức). Biểu ý của chữ Đức 德là: một mình nó (chữ Nhất 一) tâm nguyện (chữ Tâm 心) đi (chữ Hành彳) mười phương (chữ Thập 十) bốn biển (chữ Tứ 罒) nghĩa là tự nó lan tỏa “hữu xạ tự nhiên hương” như Phật giáo lan tỏa. Lâu về phía quá khứ thì càng xưa càng lâu hơn, “Lâu Hơn” = Luôn. Lâu về phía tương lai thì càng tới lâu càng muộn, “Lâu Muộn” = Luôn. Còn Đạo道 thì Luôn Luôn tồn tại ở cả ba thì quá khứ, hiện tại, tương lai. Nhưng hiện tại chỉ như một khoảnh khắc của lịch sử cho nên chỉ có tồn tại (vấn đề tồn tại) mà không cần chữ Luôn (khác với vấn đề Luôn Luôn tồn tại, là vấn đề đó kéo dài sự tồn tại suốt cả ba thì). Ví dụ nói: Hiện nay tôi Thường đi bộ và cả đời tôi là Luôn Luôn đi bộ. Đạo 道 là cái lý luận luôn luôn tồn tại. Chả thế mà đến tận bây giờ thế giới vẫn phải lo “đối phó với biến đổi khí hậu” là cái hậu quả do loài người gây ra, mà trách nhiệm đầu tiên là ở người Lãnh Đạo. Lãnh là “Lấy sạch sành Sanh” = Lãnh, như Lãnh lương vậy, là không bỏ sót một đồng nào, sau đó mới chi gì thì chi. Hán ngữ dùng chữ Lão Lão chỉ ý Luôn Luôn, nhưng chỉ có ý nghĩa cho quá khứ: Ngã lão thuyết 我老說 (tôi đã luôn nói ), Ngã thuyết trước 我說著 (tôi đang nói), Ngã tương thuyết 我將說 (tôi sẽ nói). Chữ Ninh 寧 nghĩa là an lành. An lành như Con nằm trong Nôi. “Nôi của Mình” = Ninh 寧, đọc từ trên xuống là: Mái ( 宀) Ấm ( 心) Đựng (皿) Người (丁). Rõ ràng là người Việt đã đặt ra cái chữ Nho gọi là Ninh này, gồm đủ các bộ phận như kê trên, cả tiếng lẫn biểu ý. Cái gọi là “Lục thư tá âm” chỉ là cách gọi về sau nhà Tần thừa kế chữ Nho. Tần Thủy Hoàng phải “đốt sách, chôn nhà nho” để bắt gọi chữ Nho là Hán tự một cách triệt để. “Nôi của Con” = (lướt) “Nôi của Kinh” = Ninh. Đó là cái tiếng được tạo nên đọc là “Ninh”. Con người là Kinh 京, đẻ ra con người tức lướt “Đẻ ra Kinh京” = Đinh 丁, nên từ Đinh 丁chỉ con người, không phân biệt giới tính. Mỗi con người muốn an lành thì phải có được một Mái (chữ Miên宀) Ấm (chữ Tâm 心 ; Tâm thuộc Tá = Lả = Hỏa 火, trong khi Thận thuộc Nậm = Thâm = Thủy 水, theo đông y). Mái ấm ấy là cái “Ổ Đựng” = Ứng (đáp ứng nhu cầu) Ứng = Hứng = = Nưng = “Nưng Tôi” = Nôi của con người, là cái “Nôi Hứng” = Nưng, để “Nưng cái nhỏ Xíu” = Niu, nên Nôi là cái để Nưng Niu con người. Cái ổ đựng gọi là Nôi ấy hình dáng như cái Máng = Mủng = =Minh 皿 (chúa Giê Su sinh ra trong máng cỏ). Chữ Ninh là chữ nho Việt, hội ý của nó là: Mái宀 Ấm心 Đựng 皿Người 丁 (về nghĩa) và là “Nôi đựng Kinh京” = Ninh寧 (về thanh). Cái yên lành như nằm trong nôi gọi là “ninh”. Chữ Ân恩 có gốc ở từ Ăn. Ăn = Ơn = Ân. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Ăn là ban ơn cho cái dạ dày đang réo kêu đói, nhưng Ăn lại là mang ơn cái thực phẩm và người làm ra nó. Nhớ ghi là làm thành vết Hằn, Hằn = Ăn = Ấn = In = Kín = Khin khít = Khin = Khảm vào trong tâm, gọi là Tâm Khảm hay “Tâm In” = Tin. Nhớ cái gì là do Tin vào cái ấy. Biết ơn như cái dấu Ấn ở trong lòng. Người có Nhân Tâm thì mới biết ơn, nên chữ Ân 恩 viết biểu ý là Nhân 因 + Tâm心. Nhân 人 là người, là Nhân Đạo人道; Nhân 仁 là Nhân Nghĩa 仁義; Nhân 因cũng là Nguyên Nhân, là cái Lõi = Lý. Nhân仁 các loại hột có loại nhân ăn được, có loại nhân ăn độc chết người, bới vậy phải biết phân biệt cái nguyên nhân 原 因. Bởi vậy chữ Ân 恩 = =Nhân因 + Tâm 心 khuyên người ta phải tỉnh táo để mà nhận cái ban ơn là vô tư hay là dụ dỗ “củ cà rốt”, kẻo mang ơn mắc lỡm cảnh “theo voi hít bã mía”. Đương nhiên nếu ăn phải cái nhân độc mà chưa kịp chết thì cũng biết ơn cái được rút kinh nghiệm “miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”. Nhớ = Nhiễm (nhiễm hơi là nhớ hơi, nhiễm mùi là nhớ mùi). Nhớ = Nhiễm = Niệm念 . Nhưng “Niệm cái cú ngộ độc do Ăn” = Năn, nên mới phải Ăn Năn, Hối Hận với sai lầm đã mắc phải. Chữ Tứ 賜là “Ta cho người Chứ!” = Tứ 賜, chữ Tứ 賜có bộ thủ “Báu của Tôi” = Bối 貝, cho người thì cho cái báu. Vì Bối là của quí nên chữ Bối 貝(hình tượng nó là cái Bòi, nói lướt “Bòi Tôi” = Bối) được chuyển chú thành từ chỉ chung các loài nhuyễn thể, là thức ăn có chất đạm chủ yếu quí nhất của người nguyên thủy, nên mới gọi là “Báu của Tôi” = Bối 貝, thành chữ Nho là Bảo Bối 寶貝. (Của quí nhất là cái dương thực khí để gieo giống, nên nói lướt “Bòi Tau” = Báu, “Bòi Tao” = Bảo). Vỏ Bối vứt quanh đống lửa , bị nung nóng , dội nước cho nguội ai ngờ nó nhuyễn ra thành “Vữa của Bối” = Vôi, sau biết dùng vỏ bối hoặc dùng đá nung vôi, rồi mới biết ăn trầu. Chữ Tứ 賜là động từ người cho (lướt nhấn “Ta cho người Chứ!” = =Tứ), đó là cho ngang hàng. Còn trời cho thì là cho từ trên xuống, tức trời buông rót xuống mà người không biết. Buông Rót viết bằng chữ “Phóng 放Chú 注” = Phú 賦 (trời cho thì trời cũng nói là cho cái “Báu của Tôi” = Bối貝, nên chữ Phú 賦cũng có bộ Bối貝, cái cho của Trời là cái Trời bỏ vội, diễn ra rất nhanh trong khoảnh khắc, ví dụ sực nảy ra sáng kiến gì, đó là do Trời phú, nên chữ Phú賦đã biểu ý đúng là: “Bối 貝Võ武”= Bỏ và “Võ 武Bối貝” = Vội), mới có từ gọi là Trời Phú, trời phú cho anh ta cái trí thông minh, trời phú cho chị ta cái sắc đẹp. Quan tự coi mình quyền thế như trời nên quan cũng chiếm dụng động từ Phú賦về mình. Như tù cải tạo Hoàn Lương được tha thì quan ngục tuyên: “Phú cho con mẹ Hàng Lươn. Được tha ra khỏi án đường khổ sai!”. Chữ Gia 家không đồng nghĩa với từ Nhà. Nhà chỉ là cái vỏ đựng người, chỉ vật thể kiến trúc. Cái âm chính của Nhà là “A” có trong các từ chỉ nhà của nhiều ngôn ngữ, vì phát âm mở của “A” nó nói lên sự thoải mái, tự do khi mình ở nhà mình, A = An, “An cư lạc nghiệp”, “Ta về ta tắm ao ta”, “Ao Ta” = A. A = Ao = Áng = Ang, đều là tên những cái đựng, Áng viết bằng chữ Đàng堂. Nhà tiếng Indonexia là Tangga, tức Đàng Gia堂家hay Gia Đàng家堂của tiếng Việt. Nhà tiếng Hán gọi “Jia” là do dùng chữ Gia家 của Việt nho, tiếng Pháp là Ga (nhà ga), tiếng Nga cũng bắt đầu là âm tiết Ga -, kể cả từ Nhà Nước là Gaxudarstvo. Từ Nhà và từ Gia của tiếng Việt nếu đồng nghĩa như Từ Điển Tiếng Việt và Từ Điển Hán Việt giải thích thì viết Nhà Nước = = Gia Quốc = Nhà Quốc = Gia Nước chắc là không sai ngữ pháp (?). từ Nhà chỉ giúp hình dung được cái vỏ, bởi gốc của từ Nhà chính là từ Vỏ như logic mềm hóa phát âm: Vỏ (như vỏ con ốc, nên chữ Ốc 屋để chỉ cái nhà, tiếng Việt Đông cũng đọc là “ốc屋”), Vỏ = Giỏ (giỏ đựng trái cây) = =Da (bộ da đựng cơ thể) = Nhà, phát âm của giọng Hà Nội là mềm mại chải chuốt nhất (“Nghe em giọng Bắc êm êm. Bà con hàng xóm đến xem chật Nhà. Răng chưa sang nhởi Nhà choa? Bà o đã nhốt con ga trong truồng” – thơ Nguyễn Bùi Vợi), vì Nhà là cái Vỏ nên “Nhà Nước” thành ra Vỏ đựng Nước, “Vỏ Chứa” = Vựa, vựa đựng nước để bán . từ Gia mới giúp hình dung được cái quan hệ liên kết, vì nguồn gốc của Gia là từ Giằng, mà “Giằng nhiều Lớp” = Dớp. Dớp Nhà là nói Mối quan hệ ở trong ngôi Nhà. Gia Đàng là nói Mối quan hệ ở trong ngôi Đàng 堂 (Tangga). Nhưng Gia Đình là nói Mối quan hệ của nhiều người ruột thịt. Vì “bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt” mà người ta đã hắt hủi tiếng Việt hàn lâm ví dụ từ Quốc Gia ra khỏi tiếng Việt để thay bằng từ Nhà Nước, nửa thế kỷ rồi, bây giờ lại quay lại có Đại học “Quốc Gia” Hà Nội (?). Gia là chỉ quan hệ của những người ruột thịt cùng sống chung dưới một mái Nhà, như chữ Gia 家biểu ý: Mái nhà (bộ thủ Miên宀) + Thịt = lướt nhấn “Thịt Chi 之!” = Thỉ (bộ thủ Thỉ豕), bộ Miên (宀) đại diện cho toàn bộ cấu trúc vỏ, bộ Thỉ (豕) đại diện cho sự sống trong cái vỏ đó, đó là dương âm, cứng mềm tạo nên cái “quan hệ tương tác giữa cứng với nhau, giữa mềm với nhau và giữa cứng với mềm”, gọi là Gia. Quan hệ ấy là sự Giằng níu chặt chẽ giữa các bộ phận cấu trúc cái nhà với nhau, giữa những người sống trong ngôi nhà với nhau và giữa người và vật dụng với nhau, Giằng = Giường = Trường, là một môi trường sinh thái, nên từ Giằng biểu thị quan hệ chặt chẽ ấy mới nhấn là “Giằng Ạ!” = Gia. Dùng từ Quốc Gia thì hình dung được xã hội, chế độ (tức các mối quan hệ trong một nước), còn dùng từ Nhà Nước thì không hình dung được quan hệ liên kết ở trong cái “Nhà” của “Nước” ấy. Nhân tiện, giải thích thêm: chữ Quốc không đồng nghĩa với từ Nước. Chữ Quốc 國chỉ vùng Đất (vuông囗 ) trong đó có các vùng nhỏ (口 ), con người (kẻ 一) và công cụ (qua 戈), như Thái Quốc 泰國 là Thái Land. Tiếng Việt gọi Đất Nước VN, tức gồm Đất liền và Biển Đông ( lãnh Thổ và lãnh Hải). Chữ Hải mới chuyển chú thay cho từ Nước, đồng bào Hải nội là đồng bào ở trong Nước, đồng bào Hải ngoại là đồng bảo ở Nước ngoài. Biển Đông chữ nho viết là La Hải (biển của tộc Đại La. La = Lả = Lửa, tức của Viêm Bang, La = phương Quẻ Ly tượng Lửa của Dịch học), Biển Đông còn viết là Nam Hải (biển của người Nam, người Nam là người Canh (tức người Kinh), ở đầu Lạnh của cái “Kim chỉ Nam” của cái La – Canh (cái la bàn chỉ hướng). Lạnh = Canh = Căm Căm = Nặm (tiếng Lào) = Nậm (tiếng Tày) = Nước = North = Nam (tiếng Thái Lan) = Khảm = phương Quẻ Khảm tượng Nước của Dịch học). Giằng níu nở ra các từ dính Dập-Dìu (quan hệ sôi động), Dắc-Díu (quan hệ lớn bé, già trẻ), Dan-Díu (quan hệ tình dục), Dan = Gian = Dâm. Cái quan hệ là Giằng = Gia ấy nhiều tầng nhiều lớp (tam đại , tứ đại đồng đường), gọi là “Giằng nhiều Lớp” = Dớp. Dớp là quan hệ ruột thịt người với người trong một cái Nhà, gọi là Dớp Nhà. Quan hệ tức là hoàn cảnh, Dớp Nhà còn gọi là hoàn cảnh Nhà. Lướt “Dớp Nhà” = Gia, Gia là cái quan hệ, Hán ngữ gọi là Gia Cảnh. Gia là các mối quan hệ ruột thịt, nếu là của nhiều người tức nhiều Đinh, mà nhiều Đinh là “Đinh Nhiều” = 0 + 1 = 1 = Đình (lướt lấy dấu) hay lướt từ lặp “Đinh Đinh” = 0 + 0 = 1 = =Đình, thì gọi là Gia Đình. (không phải theo chữ Gia là cái nhà, Đình là cái đình, Gia Đình là cái nhà và cái đình ? ) Gia Đình là mối quan hệ nhiều người ruột thịt. Xây dựng gia đình là xây dựng quan hệ nhiều người nối ruột, không phải là xây dựng cái nhà và cái đình. Lướt “Gia Đình” = Dinh, Dinh là mối quan hệ nhiều người thân, nếu thêm cho nó cái vỏ kiến trúc tương đương cái nhà thì phải gọi là Dinh Cơ, Dinh Cư, Dinh Thự, Dinh Lũy. Lí ngựa ô: “Anh đưa nàng về Dinh” nghĩa là anh đưa nàng về với các mối quan hệ phía bên anh, dù cái Nhà, cái Cơ, cái Thự của anh có là túp lều cũng vẫn sướng. Truyện Kiều: “Dớp Nhà nhờ lượng người thương daám nài” nghĩa là Các mối quan hệ rắc rối éo le (hoàn cảnh) - Dớp – trong ngôi nhà này – Nhà – nhờ người thương xót mà giải quyết cho, không dám nói dài. “Nói Dài” = Nài, “Nài Chi!” = Nỉ, Nài Nỉ là nói dài nhằm xin xỏ thuyết phục. Từ Daám được nói dài như thế để thành nghĩa ngược lại là Không Dám (như gạch dương thì dài mà gạch âm thì ngắn trong Quẻ Dịch). Trẻ con nói: “Tao thách mày đánh tao đấy, daám!” có nghĩa là “Tao thách mày đánh tao đấy, hổng dám đâu !”. “Dớp Nhà” = Gia, nhưng nếu chỉ dùng một chữ Gia thì vẫn ý đó nhưng không cảm thấy kể lể chi li của cái giọng đang nài nỉ thuyết phục người nghe. PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN TỪ VIỆT Tiếng Việt phong phú vô vàn Hàn lâm trộn với dân gian cùng hành Lời văn hàm súc uyên thâm Công người xưa bốn nghìn năm trau dồi. 1. Ngôn từ Việt ban đầu là đa âm tiết và không có dấu thanh điệu. Nó đã đơn âm hóa bằng cách mỗi từ đa âm tiêt (của chính tiếng Việt hoặc của mượn từ tiếng ngoại lai) đều bị lược bỏ (rụng) đầu và đuôi còn lại một âm tiết lõi (gọi là Qui tắc Vo để vò rụng đầu và đuôi, chỉ “Trọi Còn” = Tròn là cái lõi giữa, “trọi còn” là nói đảo của “còn trơ trọi” mỗi cái lõi giữa, theo Qui tắc Lướt: “Trọi Còn” = 0+1 = 1 = Tròn, con số chỉ sự biến âm của dấu thanh điệu theo số học nhị phân). Thành từ đơn âm thì có lợi thế là một thông tin bằng nhiều tiếng được nén thành chỉ còn một tiếng, tức hiệu suất chuyển tải thông tin của tiếng đó trở nên lớn hơn. Cách nén thông tin của tiếng Việt còn thể hiện trong Qui tắc Lướt (lướt hai tiếng thành một tiếng hoặc lướt cả câu bằng lướt tiếng đầu và tiếng đuôi của câu đó thành một tiếng). 2. Đơn âm hóa xong rồi thì để có nhiều từ lại buộc phải xuất hiện thanh điệu, thành ra tiếng Việt có 6 dấu thanh điệu để phân biệt thành 6 nghĩa khác nhau của một âm vận. Các dấu thanh điệu chia theo Dịch lý thành hai nhóm Âm và Dương. Nhóm thanh điệu thuộc Âm ( Âm = 0, theo số học nhị phân của công nghệ thông tin) là các dấu “Không”, “Ngã”, “Nặng”; Nhóm thanh điệu thuộc Dương (Dương = 1, theo số học nhị phân của công nghệ thông tin) là các dấu “Sắc”, “Hỏi”, “Huyền”. Khi lướt hai tiếng thì dấu thanh điệu của hai tiếng đó như hai con số nhị phân cộng với nhau theo qui tắc số học nhị phân mà thành dấu thanh điệu của tiếng kết quả thứ ba. 3. Mỗi từ đơn âm lại có thế tách đôi thành hai tiếng khác nhau bằng hai cách: 1/ Là phiên thiết tiếng gốc thành hai tiếng sao cho khi lướt hai tiếng đó thì lại thành hoàn nguyên của chính tiếng gốc. Ví dụ Ba (chỉ ba chiều lập thể) phiên thiết thành Bao La, để khi lướt lại “Bao La” = Ba. Do vậy không gian ba chiều như bầu trời gọi là bầu trời bao la. 2/ Là tách thành hai tiếng (có chung phụ âm đầu hoặc cùng vắng phụ âm đầu với tiếng gốc), dính nhau, không thể đảo ngược vị trí, gọi là từ dính (viết nên có gạch nối giữa chúng). Ví dụ Mặt (chỉ mặt phẳng có hai chiều là trục Tung và trục Hoành) đã nở ra từ dính là Mênh-Mông (trường hợp nó rộng) hay Mịn-Màng (trường hợp nó nhẵn) hay Mấp-Mô (trường hợp nó nhám, do đó mà có từ biển rộng mênh mông hay đồng lúa rộng mênh mông, hoặc Mặt lụa mịn màng, Mặt đường mấp mô v.v. để nói về bề Mặt chúng. Ví dụ về đơn âm hóa một từ đa âm tiết: 1/ Tiếng Nhật có từ bản địa “xacana” (chỉ con Cá), tiếng Việt chỉ cần đơn âm hóa bằng chiếm cái lõi giữa là Ca thành từ đơn âm tiết là Cá (chỉ con cá), chuyển sang tiếng Thái, Lào thành Pá (chỉ con cá). Hoặc tiếng Việt chiếm cái lõi giữa là Can thành từ đơn âm tiết là Cần = Cờn = Còng chỉ nơi cửa sông, bến cá như Cần Giờ, Cần Thơ (Nam Bộ), cửa Cờn (Nghệ An), chợ Còng (Thanh Hóa). 2/ Tiếng Ân Độ có từ bản địa “Palamitra” (chỉ cây Mít), tiếng Hán mượn bằng cách phiên âm thành “Puoluomi”( 3 tiếng thành một từ), tiếng Việt chỉ cần đơn âm hóa bằng chiếm cái lõi giữa là Mít (1 tiếng thành một từ). Rồi phát triển thêm: quả Mít như là một Mẹ ắt phải có nhiều Con bên trong nó. Do vậy từ Mít nở ra từ dính Múi-Món, rõ ràng trong quả Mít có nhiều Múi, mỗi Múi có một hột, như là một “Mít Con” = Món (đó là chuyện có từ cổ đại). Những năm gần đây nông dân An Giang nhập giống mít ngoại có trái tròn như trái banh, nên gọi nó là giống “Mít trái Tròn” = “Mít Tròn” = 1+1=0 = Mon, gọi thành mặt hàng là trái Mon. Tương tự như nông dân Tiền Giang tạo ra giống khoai Mỡ mới, ăn béo ngậy hơn các giống khoai mỡ cũ khác nên gọi nó là giống khoai Mỡ Ú, nói lướt thành “Mỡ Ú” = 0 + 1 = 1 = Mú, gọi là giống khoai Mú hay củ Mú. 4. Cổ đại tiếng Việt dùng từ Ồn để chỉ ý là Nói. Tin tức nghe do đông người ồn đã được lướt “Đông người Ồn” = Đồn, gọi là tin đồn. Từ dân gian Ồn được viết thành từ hàn lâm là chữ Âm 音, mà người Nhật lại đọc chữ Âm 音 là “Ồn 音”, nênTiếng Nhật Bản (dân tộc Đại Hòa 大和) có những từ: “Wa Ồn 和 音” có nghĩa là người “Hòa 和 Nói”, “Gô Ồn 吴 音” nghĩa là người “Ngô 吴 Nói”, “Ê-chư 越 Ồn” có nghĩa là người “Việt Nói”. Ngày nay dùng chữ Ngữ 語 mà người Nhật đọc là “Gô 語” (nghĩa là Gọi”, nên lại có những từ: “Ni 日-Hôn 本 Gô 語” nghĩa là “Nhật Bản Gọi 日本語” (tức ngôn ngữ Nhật Bản), “Bê-tô Na-mư Gô” nghĩa là “Việt Nam Gọi 越南語” (tức ngôn ngữ Việt Nam), “Chư 中 Kô-kư 國 Gô 語” nghĩa là “Trung Quốc Gọi 中國語” (tức ngôn ngữ Trung Quốc). Như vậy diễn biến âm của tiếng Việt là: Âm 音 = Ầm = Ồm = Ồn = Ngôn 言= Ngữ語 = Gừ (Gầm- Gừ) = Gô 語 (tiếng Nhật) = Gí 語 (tiếng Đài Loan) = Gọi = Nói = lướt từ đôi “Nói Ôm” = Nôm = lướt từ đôi “Nói Và” = Na. Cho nên từ đôi Nôm Na có nghĩa đơn thuần là Nói (nhưng mà là người Việt nói, chính nghĩa là "tiếng Việt"). Lướt chỉ lấy dấu của tiếng đứng sau: “Việt Nói” = Viết 曰, nên từ hàn lâm Viết 曰 có nghĩa là Nói (mà là người Việt nói). Diễn biến âm: Viết 曰 = Van (tiếng Nghệ An) = Vân 云 (tiếng Việt hàn lâm) = Và 話 (tiếng Quảng Đông) = Na (tiếng Việt dân gian) = ha-Na-xư (tiếng Nhật) = Nói (tiếng Việt). Đoạn dẫn diễn biến âm Việt ở trên như là một Nôi khái niệm (NKN) của từ Nói, nó cũng cho thấy là từ Gọi đơn âm đã nở ra từ dính song âm là Gầm-Gừ (do đã lướt các từ đôi “Gọi Ầm” = Gầm và “Gọi Ngữ” = Gừ). 5. Từ dính do qui tắc Nở tách đôi của một từ đơn (giống như sinh sản của tế bào): Từ đơn âm (một tiếng) đã theo Dịch lý “nhất nguyên sinh nhị nguyên” mà Nở ra từ dính (hai tiếng, đều có cùng phụ âm đầu với từ gốc). Ví dụ về từ đơn âm nở ra từ dính song âm: 1/ Chữ Hà 何 ? là một từ hàn lâm nghi vấn, Hà nở ra từ dính Hả-Hử; câu nghi vấn “Nói gì?” viết thành câu lướt “Hà 何 Nói” = Hỏi. Từ dân gian nghi vấn Hỏi đồng nghĩa với từ hàn lâm Vấn 問. Vấn 問 đơn âm tiết lại nở ra từ dính song âm là Vặn-Vẹo (cùng phụ âm đầu là “V” với Vấn), từ dính Vặn-Vẹo thường dùng làm hình dung từ cho động từ Hỏi, thành ra từ phức hợp là “hỏi vặn vẹo” nghĩa là hỏi nhiều câu hóc búa. 2/ Từ dân gian Mô bạn đồng nghĩa với từ hàn lâm Vô bạn (無伴). Mô nở ra từ dinh Mất-Mát (cùng phụ âm đầu “M” với Mô). Vô 無 nở ra từ dính Vò-Võ (cùng phụ âm đầu “V” với Vô). Sống vò võ là sống không có bạn, sống một thân một mình. 3/ Từ dân gian Võ đồng nghĩa với từ hàn lâm Vũ (武), chuyển chú chỉ ý là gân bắp săn chắc, bằng chính từ đó hoặc bằng các từ dính do nở ra: Võ nở thành từ dính Vâm-Vâm (săn chắc). Vũ nở thành từ dính Vạm-Vỡ (săn chắc). Biểu ý của chữ Vũ 武 là: Kẻ (chữ Một 一) biết Dừng (chữ đình Chỉ 止) chiến Tranh (chữ can Qua 戈), đó là miếng Võ giỏi nhất. 4/ Từ hàn lâm Hảo 好 đồng nghĩa với từ dân gian Tốt. Hảo 好 nở ra từ dính Hơn-Hẳn; hơn hẳn đồng nghĩa với từ lướt “Việt 越Ưu 優” = Vưu 尤. Chữ Vưu 尤 lại nở ra từ dính Vẻ-Vang. Vẻ vang nghĩa là ưu việt, hơn hẳn những cái bình thường. Từ Tốt còn nở ra từ dính Tươm-Tất. Từ Hảo còn nở ra từ dính Hòm-Hòm, nên các câu “làm Tốt rồi” = “làm Hảo rồi” = “làm Hòm-Hòm ròi”= =“làm Tươm-Tất rồi”. 6 Nôi khái niệm và qui tắc "Lướt" (trong <Thuyết Văn Giải Tự> gọi là "Thiết" vì NKN: Lướt = Thướt = Thiết) Sử dụng qui tắc Lướt cùng với sử dụng song hành từ dân gian và từ hàn lâm đồng nghĩa lại tạo ra thêm nhiều từ hàn lâm mới hoặc từ dân gian mới nữa làm cho tiếng Việt càng tinh tế và phong phú hơn. Ví dụ 1: NKN “lừa dối”: Lừa = Láo = Xạo = Giảo 狡 = Dối = Giả 假 = Trá 詐. Từ dân gian Dối đồng nghĩa từ hàn lâm Trá 詐 à dẫn đến lướt từ đôi “Dối Trá 詐” = Giả 假 (là từ hàn lâm).Từ dân gian Dối (chỉ ý hành động) nở ra từ dính Dấu - Diếm (là từ dân gian). Từ hàn lâm Trá 詐 (chỉ ý nói năng) nở ra từ dính Trắt -Trẻo (là từ dân gian). Hàn lâm (Giả) và dân gian (Làm) ghép với nhau thành từ ghép Giả Làm đồng nghĩa với từ ghép hàn lâm Giả Đương à dẫn đến lướt từ ghép hàn lâm “Giả 假 Đương 當” = Dương 佯 (là từ hàn lâm mới) à dẫn đến câu thành ngữ Dương đông kích tây 佯東擊西 (có nghĩa là: giả đánh Đông, nhưng thực nhằm đánh Tây) Từ hàn lâm Giả 假 có nghĩa là không có căn cứ, tức Vô Sở 無所 (là từ hàn lâm) à dẫn đến lướt “Vô 無 Sở 所” = 0+1 = 1 = Vờ ( là từ dân gian) à dẫn đến từ đôi Giả Vờ (là quyện lẫn hàn lâm và dân gian) à như vậy từ hàn lâm Giả đồng nghĩa từ dân gian Vờ . Từ dân gian Vờ có nghĩa là không đúng, tức Vô Chính 無正 (là từ hàn lâm) à dẫn đến lướt “Vô 無Chính 正” = 0 + 1 = 1 = Vỉnh à dẫn đến từ đôi Vờ Vỉnh (phát âm từ Vỉnh mới là đúng dấu theo toán học nhị phân, bằng giọng Thanh Hóa), nhưng nếu nhấn thêm là Vờ Vỉnh Vỉnh = 1 +1 +1 = 1+ (1+ 1) = 1 + ( 0) = 1+ 0 = Vờ Vĩnh. Giả = Vờ = Giả Vờ = Lừa (là từ dân gian). Lừa có nghĩa là không đúng, tức Phi Chính 非正 (là từ hàn lâm) à dẫn đến lướt “Phi非 Chính 正” = 0 +1 = 1 = Phỉnh (dấu thanh điệu đúng phép cộng toán học nhị phân) à dẫn đến có thêm từ dân gian mới là Phỉnh đồng nghĩa từ dân gian Vờ à dẫn đến lướt từ đôi “Phỉnh Vờ = 1+ 1 = 0 = Phơ à dẫn đến có từ đôi mới là Phỉnh Phơ , nếu nhấn thêm là Phỉnh Phơ Phơ = 1 + 0+ 0 = 1 + ( 0 + 0) = 1+ ( 1 )= 1+ 1 = Phỉnh Phờ. Phỉnh Phờ và Vờ Vĩnh (đều là từ đôi và đều là từ dân gian) Tiếng Trung Quốc do mượn chữ Nho của Việt mà làm thành ngôn ngữ Trung Quốc (chỉ có là phát âm lơ lớ, không chuẩn âm của tiếng Việt hàn lâm) nên chỉ có toàn dùng từ hàn lâm, do vậy tuy cũng có dùng từ Giả (phát âm lơ lớ là “jia 假”),cũng có dùng từ Trá (mà phát âm lơ lớ là “zha 詐”) nhưng tiếng Trung Quốc không thể có nổi những từ đôi như Vờ Vĩnh hoặc Phỉnh Phờ, hoặc từ dính Trắt-Trẻo; đương nhiên những từ đôi và từ dính này của tiếng Việt có sắc thái hơi khác với đơn thuần cái nghĩa của từ Giả hoặc Trá, mà sắc thái ấy chỉ có người Việt mới hiểu nổi. Bởi vậy tiếng Việt nó tinh tế là ở chỗ đó. Ví dụ 2: Nôi khái niệm (NKN) sau đây cho thấy từ hàn lâm (là từ có viết bằng chữ nho) được sinh ra do từ dân gian (là từ không có viết bằng chữ nho nên phải viết bằng chữ nôm thế kỷ 13 nhằm ghi âm): NKN: Mần = Bận (do lướt ý mần nhiều là “Bộn Mần” = Bận) = Lần (do lướt ý mần nhiều là “Lắm Mần” = Lần, lần mò: làm mà không rõ, lần lượt: làm theo thứ tự) = Làm (do lướt ý chịu mần là “Lần Cam” = Làm) = Lam (do lướt từ lặp “Làm Làm” = 1 + 1 = 0 = Lam 婪, để nhấn ý là làm nhiều tức như thành ngữ “hay lam hay làm”) = Ham (do lướt “Hay Làm” = Ham (lướt tiếp “Ham việc cho Thành” = Hành 行, nên từ hàn lâm Hành 行 đồng nghĩa với từ dân gian Làm) = Lạm 濫 (do ý tứ “Lam quá mức” tức Lam nặng = Lạm. Lạm 濫, chuyển chú chỉ ý làm quá mức giới hạn, lạm phát: phát tiền lưu hành ra quá mức gọi là Lạm) = Tham 貪 (do lướt chữ “Thừa 承 Làm” nghĩa là thừa hưởng cái đã làm bởi người khác, lướt “Thừa 承 Làm” = 1 + 1 = 0 = Tham 貪, thường dùng từ đôi Tham Lam 貪 婪 để chuyển chú sang nghĩa khác chỉ lòng ham muốn vô độ tức tham lam) = Cam 甘 (do lướt từ “Cặm cụi Làm” = Cam 甘, chuyển chú sang ý là nhẫn nại làm) = Đảm 擔 (do lướt “Đựng việc Làm” = Đảm, Đảm chuyển chú sang ý là gánh vác công việc gọi là Đảm) = Đương 當 ( do lướt ý “vẫn làm” là “Đảm Thường” = Đương) = Đang 當 (do lướt từ đôi “Đảm Mang” = Đang, thường dùng từ đôi Đảm Đang 擔 當 để nhấn ý là làm được đủ mọi việc) = Đáng 當 (do ý làm nhiều là lướt lấy dấu “Đang Lắm” = Đáng) = Mang 忙 (do lướt từ đôi “Mần Đang” = Mang. Mang đồng nghĩa với Bận, đa mang: nhiều làm) = Màng (do lướt từ lặp “Mang 忙 Mang 忙” = 0 + 0 = 1 = Màng, cùng logic với lướt lấy dấu từ đôi “Mang Làm” = Màng) = Cáng (do lướt “Cặm cụi Màng” = Cáng, cáng đáng: gánh việc làm) = Cán (do phát âm trùng Cáng = Cán) = Can 干 (do ý “thường làm” biểu đạt bằng từ lặp Cán Cán được lướt “Cán Cán” = 1 + 1 = 0 = Can, ngược lại lướt từ ghép “Lười Can干” = Lãn 懶, thành từ hàn lâm Lãn 懶 đồng nghĩa Lười Can) = Cán 干 (do lướt lấy dấu “Can theo Chức” = Cán 干, cán bộ 干部 : làm theo chức trách được bố trí). Qua một NKN trên thôi đã đủ thấy là do có từ dân gian gốc Việt mà sinh ra được những từ đồng nghĩa với nó nhưng có viết bằng chữ nho của người Việt, gọi là từ hàn lâm (di chỉ khảo cổ ở Cảm Tang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, phát lộ năm 2011 cho thấy chữ vuông đã có cách nay 4000 – 6000 năm, lúc đó người Hán du mục chưa bén mảng được đến bờ nam sông Hoàng Hà chứ chưa nói là đến được sông Dương Tử), những từ viết bằng chữ nho gọi là từ hàn lâm tiếng Việt được dùng song hành với từ dân gian tiếng Việt làm cho trong tiếng Việt như có trộn lẫn hai ngôn ngữ (dân gian và hàn lâm, đều là gốc của Việt) nên tiếng Việt càng tinh tế và phong phú. Còn cách gọi những từ hàn lâm này là “từ gốc Hán”, “từ Hán Việt” hay “Hán tự” (? !) đều là sai với sự thật lịch sử. Tuy nhiên, ngôn từ mới sản sinh ra càng ngày càng nhiều thì chữ Nho (dùng cách chủ yếu là biểu ý và tượng hình) càng tỏ ra lạc hậu. Do vậy dùng “chữ quốc ngữ” (ghi âm bằng ký tự Latin là loại ký tự biểu âm) đã thống nhất được cách ghi cả hai nguồn từ vựng dân gian và hàn lâm, lại thuận tiện cho việc viết và ký âm từ ngoại lai, dễ hội nhập quốc tế, nên “chữ quốc ngữ” tỏ ra ưu việt hơn tất cả các loại hình ký tự cũ xưa. Cao Lỗ người La Câu “Chúa tể sơn lâm” là để chỉ ngôi vị lớn nhất chúng động vật trong rừng là con Cọp. Lướt “Cọp Cha” = 0 + 0 = 1 = Cả. Cọp à Cả (chúa tể). Cả à Cao. Xuất hiện từ đôi kiểu “có mới với cũ” là Cao Cả. Dân xứ nóng là dân vùng gần xích đạo tức vùng “Viêm 炎Nhiệt 熱” = Việt 粵; dân cũng gọi là dân Việt 越, còn gọi theo địa lý của Dịch học thì gọi là dân La vì ở phương quẻ Ly (Ly = Lửa = Lả = La). Tộc La là tộc lớn đông dân nên gọi là La Cồ (hay như viết bằng chữ nho là Đại La 大羅, biển Đông – nơi xuất xứ của "Kim chỉ Nam" là cái "La Canh" - có tên xưa là La Hải 羅海 tức biển của người La, hay tên xưa là Nam Hải 南海 tức biển của người Nam, cũng là người Canh = Kinh, vì biếu ý của chữ Nam 南 là Cung Hạnh thiết Canh và Hạnh Cung thiết Hùng). Đất nước của tộc La Cồ (La Cồ thiết Lồ, tức lướt “La Cồ” = 0 +1 = 1 = Lồ) là đất nước khổng lồ, diện tích rất lớn, nên nhấn mạnh cái lớn bằng từ lặp là Lồ Lồ, lướt “Lồ Lồ” = 1 + 1 = 0 = Lỗ. Nên đất nước của tộc Đại La gọi là nước Lỗ. Chúa của nước Lỗ nguyên gọi là Cả Lỗ. Cả Lỗ = Cao Lỗ. Sau có những đám dân lấy danh của chúa làm họ cho mình, gọi là họ Cao hay cũng có đám gọi là họ Lỗ. Cả đồng nghĩa với lớn nhất tức Đại, nên lướt từ đôi “Cả Đại” = Cái . Cái chỉ ngôi vị lớn nhất hay người lãnh đạo (người lãnh đạo làm chức năng chỉ huy nên thường gọi là “người cầm cái”), nên những con vật ở vị thế lớn nhất đều mang tên có vần “ai” của từ Cái. Ai (trùng với vần xưng “tôi” của tiếng Anh là “ai” = chữ “I”). Đó là: con người là Ai = Ngài; con cọp là Khái; con trâu là Khoai (tiếng Thái), là Vài ( tiếng Tày); gánh vác được việc nặng nhất là cái Vai hay con Voi; đồ dùng đựng nước lớn nhất là cái Vại; to như Vại thì phiên thiết thành hai tiếng Vĩ Đại (Vĩ Đại thiết Vại tức lướt “Vĩ Đại” = Vại); Vại à Voi, nên cái đựng đồ ăn lớn gọi là cái Đọi (do lướt câu thậm xưng “Đựng được cả Voi” = Đọi, đồ đựng nhỏ thì gọi là cái Chén). Tộc La là một tộc lớn đông dân nên còn gọi là La Cồ (chữ nho viết là tộc Đại La大羅). La Cồ nói lướt là “La Cồ” = 0 +1 = 1 = Lồ , đông dân nên nhấn ý nhiều bằng từ lặp Lồ Lồ, rồi lướt từ lặp “Lồ Lồ” = 1 +1= 0 = Lỗ. Chúa nước Lỗ gọi là Cả Lỗ = Cao Lỗ. Cao Lỗ xây thủ đô nước Lỗ đặt tên là Cả Lỗ, nhưng phải nói lái (để diễn đạt ý là do người âm phù hộ mà truyền cho cái tên đó, kiểu “âm phù dương trợ) thì nói lái Cả Lỗ thành Cổ Lã à Cổ Loa. Khi kinh thành Cổ Loa bị giặc vây đánh, binh giữ thành đem cối đồng (“đồng cổ” tức trống đồng) lọi cho Nổ rền như sấm, uy linh tiếng trống đồng làm cho giặc bạt vía kinh hồn mà tan chạy như bị Nỏ thần bắn vạn mũi tên mà chết như rạ. Truyền thuyết thường kể chuyện bằng tưởng tượng ra hình ảnh ví von, nên không phải là Cao Lỗ chế ra “Nỏ thần” mà thực sự là Cao Lỗ chế ra cái “Nổ như thần Sấm” (tức là cái trống đồng) mỗi khi “Lọi” (đánh) vào trống (ca dao: “Chày kình mà Lọi chuông vàng. Cho ngân tiếng ngọc, cho nàng lấy anh” ). Chày/Cối tượng trưng cho Dương/Âm. Trống đồng có tên cũ là cái Cối Vỗ, nó làm chức năng là Cổ Vũ (鼓舞) tinh thần, nên từ hàn lâm gọi trống đồng là cái Đồng Cổ (铜鼓) ám chỉ là nó được chế bằng chất liệu Đồng, chức năng dùng để Cổ vũ tinh thần. Chức năng của cái Chày là để đánh: Dương 陽 = Chưởng 掌 = Chày = Chọt = Chọi = Lọi = Lôi 擂 = Lảnh = Đánh = Đả 打 = Dã = Dộng = Động 動. Chức năng của cái Cối là chịu đánh: Âm 陰 = Im = Kìm = Kiềm 鉗 = =Cam 甘 = Cối = Lôi 雷. Lôi 雷là tiếng Nổ (chịu nén ắt nổ) của Sấm (khi điện Dương đụng vào điện Âm thì gây tiếng Nổ như Sấm). Sấm là từ dân gian viết thành Chấn 震là từ hàn lâm. Lọi là từ dân gian, viết bằng chữ Lôi 擂 thành từ hàn lâm (chữ Lôi 擂 là chữ nho kiểu tá âm, chữ có bộ Tay扌để biểu ý Đánh, và mượn chữ Lôi雷cận âm để ký âm Lọi). Cối bị Lọi thì cũng phát ra tiếng Nổ là Lôi 雷 (tiếng nổ khi chập điện gây ra hiệu ứng “tóe Lửa và vang Dội”, được nói lướt gọn thành “Lửa Dội” = Lôi雷, chữ viết kiểu hội ý bằng chữ Mây 雨trên trời ám chỉ điện Dương đánh xuống chữ Ruộng田 ở dưới đất ám chỉ điện Âm). Đánh Trống tức Lọi Cối thì Nho viết bằng chữ Lôi Cổ (擂鼓). Nhưng ở tiếng Việt dân gian thì chỉ cần đánh trống đồng tức Lọi Cối cũng đã gây ra tiếng Nổ gọi là Lôi vì cái hiệu ứng do lướt "Lọi Cối" = Lôi 雷, rất logic với "Lửa Dội" = Lôi. Đó là cái chặt chẽ tuyệt vời của ngôn từ Việt, cũng chứng tỏ rõ ràng là từ dân gian đẻ ra từ hàn lâm, chứ chẳng có cái "gốc Hán"(?!) nào cả. Sấm (là từ dân gian) tức Chấn 震(là từ hàn lâm) là hai từ đồng nghĩa cùng chỉ một hiện tượng chập điện dương với điện âm trong tự nhiên, hai từ này đều do ngôn ngữ dân gian Việt tạo ra bằng cách nói lướt cả câu: “Soạng điện dương với điện Âm” = “Soạng…Âm” = 0 + 0 = 1 = Sấm; “Chập điện dương với điện âm do kề Cận” = “Chập…Cận” = 0 + 0 = 1 = Chấn 震. Chỉ một ví dụ này cũng đủ chứng tỏ ngôn ngữ dân gian Việt đẻ ra ngôn ngữ hàn lâm Việt và chữ Nho là chữ vuông của người Việt chứ không phải là “Hán tự” hay “gốc Hán” (?!) gì cả. Qui tắc Lướt là qui tắc rất hữu dụng trong tạo từ mới của tiếng Việt. Ví dụ phân tích từ “Liểng xiểng”: Liểng xiểng là một từ của ngôn ngữ dân gian Việt. <Từ điển Tiếng Việt> chỉ giải thích ý nghĩa và cách dùng nó chứ không nêu nguồn gốc nó ở đâu ra mà có từ gọi là “liểng xiểng”, nó gồm hai tiếng đi với nhau không thể đảo ngược, nhưng không phải là từ đôi (hai tiếng phải đồng nghĩa nhau), không phải từ dính, không phải từ lặp ( hai tiếng phải đồng âm và đồng nghĩa nhau), cũng không phải từ láy. Nó thường được dùng làm hình dung từ cho động từ “thua” như “thua liểng xiểng” nghĩa là đánh trận mà bị thất bại, bì đánh cho tơi tả. Hoặc chỉ dùng từ “liểng xiểng” cũng hiểu là một tình thế thất bại, không có lối ra, mà tiếng Việt hàn lâm dùng chữ Nho chỉ tình thế ấy là “tiến thoái lưỡng nan”. Nguồn gốc từ “liểng xiểng” là do động từ “Riềng”. Riềng nguyên là danh từ chỉ củ Riềng là thứ gia vị không thể thiếu để nấu món thịt chó. (Chó bị giết chết rồi mới nấu thịt) do vậy danh từ “Riềng” chỉ gia vị củ riềng bị chuyển chú thành động từ “Riềng” mang nghĩa là đánh chết như câu “quân địch bị quân ta Riềng cho một trận nhừ tử”. Và tình thế thất bại của địch là “tiến Lên cũng bị Riềng, lùi Xuống cũng bị Riềng”, câu này đã nói lướt thành “Lên cũng bị Riềng” = Liểng , “Xuống cũng bị Riềng” = Xiểng, nên có từ dân gian là “Liểng Xiểng”, nó ngắn hơn (chỉ là một từ có hai tiếng) mà hàm ý mạnh hơn là câu mất bốn tiếng “tiến thoái lưỡng nan” của ngôn ngữ hàn lâm Việt. Tại sao người Việt lại tự xưng là “Ta”? Từ Ta trong tiếng Việt thể hiện sự quá ư tự tôn, như Hán ngữ thì gọi là “Tôn 尊 Ngã 我” thiết Ta, coi mình là nhất, vì Ta = Tất Cả thiết Ta, mà “tất cả” có nghĩa là Universal tức Vũ trụ. Tự xưng mình là “Ta” tức tự tôn mình như Trời vì từ Trời tức chữ Thiên 天 là To (chữ Đại 大) + Nhất (chữ Nhất 一). Nhất đồng nghĩa với Cả nên Đại(大) Nhất (一) = To Cả thiết Ta, do vậy mà có từ Cao Cả tức là Cao Nhất, có từ Biển Cả là nơi chứa nước lớn nhất. Thiên 天 là Đại (大 ) Nhất ( 一) tức To Cả thiết Ta. Vậy Ta cũng được coi như Thiên 天 tức như Trời. <Thuyết văn giảI tự 说文解字> giải thích chữ Thiên 天 mang nghĩa là: “chí cao vô thượng至高無上” tức cao nhất không có gì cao hơn (tức “Thượng Trên” = Thiên). Ta cũng là Thiên 天 nên Ta cũng là “chí cao vô thượng”, cao nhất không gì cao hơn. Bởi vậy mà cái gì của Ta cũng đều là hạng nhất, như Nước Ta, Quê Ta, Làng Ta, Ao Ta, Tiếng Ta, Dân Ta v.v. Đã tự tôn là hạng nhất nên chẳng cần học theo ai, làm cái gì cũng khác người gọi là làm theo kiểu Ta. Lúc đầu còn khiêm tốn tự xưng Mình là Con, tức con người. Nhưng rồi tự cho rằng con người thông minh hơn muôn loài nên thêm từ Minh 明 vào lướt thành “Con Minh 明” = Kinh 京 (gồm Đầu亠 + Mình 囗 + Chân Tay 小). Rồi tự xưng Ta là một “Kinh 京 Dân民” = Quân. Từ Quân cũng chính là một “Cá Nhân” = Quân, hay cũng là một “Công Dân” = Quân, hay một “Con Dân” = Quân. Nhưng Quân tự coi mình là một người dân làm quan cho chính mình, nên nói lướt “Dân 民 làm Quan 官” = Doãn 尹. Từ Doãn chuyển chú thành nghĩa là tự trị lý mọi việc, nhưng theo mệnh lệnh cua bộ óc, nên gọi là Lệnh Doãn (trở thành tên gọi một chức quan trị lý một vùng thời phong kiến), biểu ý từ Lệnh bằng chữ Khẩu 口 ghép vào với chữ Doãn 尹 thành ra chữ Quân 君. Lúc này từ Quân 君 đã trở nên chuyển chú thành chỉ một chức (vốn trước chỉ là “Cá Nhân” = Quân, là một Con người) được ghép với từ Chủ 主 thành chữ Quân Chủ 君主, hay ghép với từ Vương 王 thành chữ Quân Vương 君王 để chỉ chức Chúa hay Vua cúa một vùng. Vốn xưa “Con Dân” = Quân, tức cùng một NKN con người: Tử 子 = Tu 子 = Cu = Kô 子 = Con = Kinh 京 = Quân 君 = =Dân 民 = Nhân 人= Nhà = Gia 家 = Giả 者 = Ta = Ngã 我 = Người. Thì đến khi xuất hiện chức Quân Vương 君王, Quân Chủ 君主thì Vua và Dân đã khác xa nhau, như chế độ Quân Chủ 君主 khác xa chế độ Dân Chủ 民主. Chữ nho cổ là từ Việt. Chú thích: chữ trong ngoặc vuông là [phát âm] của Hán ngữ hiện đại đọc chữ nho.Nôi khái niệm viết tắt là NKN. Sách Thuyết văn giải tự viết tắt là < TVGT>. Ví dụ: 1/ Nạo [nao] ( 孬 ) biểu ý kiểu hội ý là Không Tốt (Bất 不 Hảo 好). Bất Hảo tức là Nỏ Hảo, lướt “Nỏ Hảo” = 1+1 = 0 = Nạo 孬. NKN phủ định: Nỏ (tiếng Nghệ) = Nai (tiếng Nhật) = No (tiếng Anh: “nâu”). Theo Dịch lý thì Dương = 1 = Phải (khẳng định), Âm = 0 = Nỏ (phủ định). NKN: Phải = Hai (tiếng Nhật) = Hầy (tiếng Nghệ) = Hầy (tiếng Quảng Đông). Phủ định là lướt “Nỏ Phải” = Nai (tiếng Nhật). 2/ Mi [ mi] ( 覓 ) biểu ý kiểu hội ý là Không Thấy (Bất 不 Kiến 見). Không thấyà mò à nhấn lướt “Mò Chi!” = Mi 覓à nghĩa là “kiếm mồi” như con vịt đi mò ốc 3/ Nại Tải [nài dài] (褦襶)nghĩa là Không Biết gì. Nai tiếng Nhật nghĩa là Không Bộ Y 衣 = Áo à chuyển chú chỉ cái Vỏ. Năng tải 能戴 [néng dài] là Biết, thêm bộ Vỏ 衣thì thành Không Biết(褦襶[nài dài]), vì chỉ là Biết cái Vỏ chứ không biết thật Nai (tiếng Nhật) thuộc âm cũng như Nái thuộc âm, trong khi Đực thuộc dương. Thời mẫu hệ thì bên Nái chính là bên Nội (Nái à Nội) còn bên Đực mới là bên Ngoại. <TVGT>: “ Người nước Kinh Sở đọc chữ Nữ là [nái]”. Còn di tích trong tiếng Thượng Hải hiện đại gọi “奶奶 [Nải Nai]” nghĩa là bà nội. Lướt “Nải Nai” = 1 + 0 = 1 = Nái 4/ Mụ [mủ] 姥 chữ hội ý là Bà (女) Lão (老) nghĩa là Bà Già 5/ Chữ Bỉ 鄙nghĩa là Nói tục, do nhấn lướt “Bòi 貝Chi之!” = Bỉ 鄙 6/ Chữ Bội悖 [bèi] nghĩa là nói Sai,nói Sai (tức nói không đúng sự thật) gốc do tiếng Việt dân gian gọi là nói Bậy.Chữ Bội Hối 悖晦 [bèi hùi] của tiếng Việt hàn lâm có nguyên nghĩa là nói Sai (Bội悖) và nghĩa Tối (tức Hối晦- do lướt từ đôi “Hôn 昏Tối” = Hối晦) chuyển chú thành nghĩa Lẩm Cẩm trong tiếng Việt dân gian , là do vì chữ Hối 晦đã có nghĩa là Tối, mà Tối là thuộc Âm nên có từ lướt “Lời Âm” = Lẩm và “Kêu Âm” = Cẩm. Thành ra Bội Hối悖晦 = Lẩm Cẩm. Tiếng Việt dân gian còn nhấn mạnh thành từ Bậy+(lướt nhấn “Bậy Dã!” = Bạ) = Bậy Bạ. “Nói Tầm寻 Bậy悖 Tầm 寻 Bạ” nghĩa là toàn tìm cái sai mà nói. Xui người khác làm Sai thì gọi là Xui Bậy, rồi còn nhấn mạnh hơn đó là lướt lấy dấu “Xui Thối” = Xúi, và lướt lấy dấu “Bậy Đểu” = Bẩy, nên có từ mới nhấn mạnh hơn đó là từ Xúi Bẩy.(Hán ngữ dùng từ [慫恿songyong] chỉ khái niệm Xúi Bẩy).So sánh hàm ý nhẹ nặng khác nhau giữa Xui Bậy với Xúi Bẩy để thấy được giá trị của dấu thanh diệu, từ dấu thuộc âm (Xui Bậy) – ý nhẹ hơn, sang dấu thuộc dương (Xúi Bẩy) – ý nặng hơn, với hàm ý là Xui nhiều lần tức lướt từ lặp “Xui Xui” = 0 + 0 =1 = Xúi,logic với lướt “Xui Thối” = Xúi; và Bậy nhiều lần tức lướt từ lăp “Bậy Bậy” = 0 + 0 = 1 = Bẩy, logic với lướt “Bậy Đểu” = Bẩy. Lướt lấy dấu (còn gọi là Lướt lủn) thể hiện cả trong từ dân gian, cả trong từ hàn lâm Việt. Ví dụ: 1/ Hoa màu đỏ, nói lướt lủn “Hoa Đỏ” = Hỏa. Từ “hỏa” này không có nghĩa là lửa, mà nó ám chỉ hoa đỏ, do vậy hàn lâm đã theo phương pháp “giả tá” mượn chữ Hỏa 火(nghĩa là Lửa) cận âm để thay cho từ lướt “Hoa Đỏ” = Hỏa, như từ dân gian “Hoa Đỏ của cây lựu” được gọi bằng từ hàn lâm là “Lựu Hỏa 榴火” 2/ Quẻ Ly là hướng Xích đạo, xứ nóng tức xứ “Viêm炎 Nhiệt熱” = Việt粵Quẻ Ly tượng Lửa nên NKN: Ly = Lửa = lướt nhấn “Lửa Ạ!” = “Lửa Dã也!” = La = Lả = Tá = Hà 霞 = Hạ 夏= Hè = Hẹ = Hỏa 火= lướt từ lặp “Hỏa火 Hỏa火” = 1+1= 0 = Hoa華. Như vậy là tộc con cháu của Đế Viêm – Thần Nông là tộc ở xứ nóng của quẻ Ly là “Viêm Nhiệt” = Việt à tộc Việt àtộc Laà tộc Hạà(tộc Hak-Ka) à tộc Hà à tộc Hẹà tộc HèàHoa Hạ華夏(nghĩa hai chữ Hoa Hạ là: người Hoa 華vốn là người Hạ夏, tức cũng vốn là người Việt粤). 3/ Qúi Hơn = Qúi Hẳn = lướt “Qúi 貴Hẳn很” = Qủi鬼. Giả tá mượn chữ Qủi鬼 cận âm để chỉ từ “quí hẳn” giá trị hơn từ Qúi貴. Tương tự mượn chữ Phụ 父(người cha) cận âm để thành chữ Phủ 父(chỉ ông già) nên người ta thường hỏi thăm nhau “ông già mày còn khỏe không?” thay cho câu “bố mày còn khỏe không?” 4/ NKN: “Chót Cùng窮” = Chung 終= lướt “Cùng窮 Hết” = Kết 結= “Toàn全 niên 年Kết結” = Tết = Tốt 卒= Tất 毕= lướt “Hết Tất毕” = Hất 訖 = lướt “Hết Toàn” = Hoàn完 = lướt “Hoàn完Tất毕” = Hất訖. Chữ Hất 訖nghĩa là đã xong 5/ Chữ Tịnh靚nghĩa là làm đẹp, do hội ý chữ Kiến 見 (là thấy tức Tỏ) với chữ Thanh青 (là trẻ tức Xinh) rồi đọc bằng lướt “Tỏ見Xinh青” = Tịnh 靚 = Thấy見 Trẻ 青 = làm đẹp 6/ Lướt “Dối Xác” = Dạc (lợn “dạc” – lợn to xác nhưng chưa béo) 7/ Tổ khảo = lướt “Khuất去 Lão老” = Khảo考 (ông tổ đã chết) 8/ Tổ tỷ = lướt nhấn “Tốt卒 Chi之!” = Tỷ妣 (bà tổ đã chết) 9/ Yên tĩnh = Mật 宓 = do đọc lướt “Miên 宀Tất必” = Mật宓 [mi] 9/ Mù chột =do đọc lướt “Mắt 目Thiếu少” = Miểu 眇[ miao] 10/ Không tốt = Bất 不Hảo好 = lướt “Nỏ不 Hảo好” = Nao 孬 10/ Chữ Tiều樵 [qiáo] = lướt “Cây 木Thui焦” = Củi 樵 (Mộc 木 Cháy焦 tức Cây để Đốt). Tiều phu樵夫nghĩa là người hái củi. NKN: Cây = Cọc = =Mọc = Mộc (đều chỉ dùng một chữ 木 để biểu đạt, chữ木này tiếng Nhât vừa đọc bằng phiên âm chữ nho Việt là Môkư = Mộc, vừa có thể đọc bằng tiếng thuần Nhật là Ki = Cây, cây hoa lan con mới nảy ra gọi là “Ki” trong tiếng Việt dân gian, tức do gọi lướt “Cây Tí” = Ki). NKN: Cháy = Chiếu = [Jiao焦Tiêu] = Thiêu = Thui, nên Mộc 木Cháy焦 = “Cây木 Thui焦” = Củi 11/ Ngọc cừ = do lướt “Cườm 玉Cứ据” = Cừ 琚 [jù琚] 12/ Chữ Thạnh晟 = “Thịnh 盛 Ánh英” = “Thịnh盛 Ánh 日” = Thạnh 晟 [shèng晟] (nghĩa là giàu 盛và sáng日) 13/ Cỏ Rậm viết bằng chữ Bồng Thảo蓬草, rồi lướt “Bồng蓬 Thảo草” = =Bảo葆, nên chữ Bảo 葆(mới do lướt mà tạo ra, viết kiểu hình+thanh, hình là bộ Thảo艹, thanh là mượn âm của chữ Bảo保) có nghĩa là Cỏ Rậm (một chữ mới Bảo 葆thay cho hai chữ cũ Bồng蓬Thảo草) Cùng kết hợp các qui tắc Lưỡng hợp, Chuyển chú, Lướt, cũng tạo ra từ mới cho tiếng Việt. Ví dụ: 1/ Rừng, vì có nhiều cây, nên Rừng chuyển chú chỉ ý là Rậm, Rậm viết thành từ hàn lâm là chữ Lâm (đúng NKN: Rừng = Rậm = Lâm). Cũng logic với lướt từ đôi “Rừng là Lâm” = “ Rừng Lâm” = Rậm.Cách viết chữ Lâm như sau: Đầu tiên lấy chữ Mộc木 là một cây (Mộc 木cũng từng chuyển chú thành động từ Mọc 木vì cây nào cũng phải mọc lên mới thành cây, dịch lý dùng chữ Mộc 木chỉ phương Đông là nơi thấy mặt trời mọc). Ghép thêm một chữ Mộc nữa thành hai đã là số nhiều, nên chữ Lâm 林biều ý nhiều cây,chuyển chú thành nghĩa là Rừng.Mô tả rừng sâu thì dùng từ Thâm深, hay nhấn là Thăm Thẳm深深, hay dùng từ đôi Sâu Thâm nhưng lướt thành một tiếng mới là “Sâu Thâm” = Sâm森, viết kiểu chỉ sự bằng 3 cái cây (đúng là hình ảnh “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”). Có từ hàn lâm mới Sâm Lâm森林 nghĩa là rừng sâu thăm thẳm. 2/ Từ Thước Thước đo trong tiếng Việt chỉ vật cụ thể làm chuẩn để đo lường. Người Việt đã chọn cái chuẩn nhất là cái “Theo Nước” = Thước鑠. Vì mặt nước là chuẩn nhất cho mặt phẳng hay để lấy thăng bằng khi so sánh cao thấp.Chữ Thước鑠 này viết bằng hội ý là Nước樂 Vàng金 (nước quí như vàng, cũng như trong kỹ thuật thì sự chính xác là quí nhất). Ở đây Nước viết bằng chữ Lạc樂 (do NKN: Nước = Nác = Lạc, vì nước đem đến mát mẻ, nên Lạc 樂chuyển chú thành vui vẻ); Vàng viết bằng chữ Kim金. Chữ Thước 鑠 này được chuyển chú thành ý là “Kim金 loại nung chảy thành Nước 樂”, chuyển chú tiếp chỉ “sự tôi luyện – tư dưỡng” của con người: Có được rèn luyện mới trở thành con người ngay thẳng và công minh như cái Thước 鑠. Người Việt cổ đại sống trên dải đất mà nay gọi là Đông Nam Á, theo Dịch lý là kéo dài từ phương quẻ Ly tượng lửa (Ly = Lửa = Lả = La = Ló = Tỏ = Đỏ , màu ngũ hành là màu Đỏ) tức phương Nóng = Hong = Hồng (gần xích đạo). Cho đến phương quẻ Khảm tượng nước (Khảm = Nam = Nậm = Nước = North = Nác = Lạc = Lầm = Thâm = Thui = Túi = Tăm = =Đậm = Đen, màu ngũ hành là màu Đen) tức phương Lạnh = Canh = Căm Căm = Kim. Dải đất ĐNA ấy chính là đất Hồng Lạc sinh ra con cháu Lạc Hồng. Và cái kim từ chỉ phương hướng gọi là cái La – Canh. Biển Đông tức biển Đông Nam Á cổ xưa gọi là La Hải 羅海(tức là biển của nước Đại La大羅) hay gọi là Nam Hải南海 (tức là biển của nước Đại Nam大南). Mà chữ Nam 南viết hội ý là Cung 冂 Hạnh 幸 thiết Canh 京, đồng thời cũng là Hạnh 幸 Cung冂 thiết Hùng雄 (nghĩa là nước của người Kinh của các vua Hùng). Mà âm của chữ Nam 南 là “Khảm = Nam = Nặm = Nậm” với nghĩa là “Nước” của ngôn ngữ Tày-Thái. Chưa từng có tên trong sử sách nào của phương Đông gọi biển ĐNA là “biển của nước Đại Hán” cả. Con chim Thước 鵲(chỉ con chim khách hay chim báo hỉ, gọi là Hỉ Thước喜鵲) là con chim “ThấyTrước” = Thước. Nó thấy trước và báo cho người trong nhà biết sắp có khách đến nhà. Một chữ Thước 爍 nữa mang ý nghĩa là lưu lại ánh sáng, tức làm cho “Thấy Được” = Thước 爍. Chữ này có kết cấu dương âm là Lửa 火 Lạc 樂. Đọc thiết “Lạc樂Lửa火” = Lưa, logic với lướt “Lưu lại ánh Lửa” = Lưa (tiếng Nghệ thì “Lưa” nghĩa là còn, do NKN: Lưa = Thừa剩, tức còn thừa) Chữ Lạc 樂 [Hán ngữ hiện đại đọc là “Le藥”] chính là Nước (dân gian đọc là Nước, hàn lâm đọc là Lạc). Cũng giống như chữ Dược 藥 chính là Thuốc (dân gian đọc là Thuốc, do lướt âm thành ý như đánh vần của tiếng Việt: “Thảo 艸 + Nước 樂” = Thuốc; hàn lâm đọc là Dược, do Thảo 艸 chỉ loại cỏ mọc ở hoang dã nên Thảo 艸 [ Hán ngữ đọc là “Cao 艸” ] đã chuyển chú thành Dã野 [Hán ngữ đọc là “Ye 野” ], đọc lướt “Dã 野 + Nước樂” = Dược藥 [Hán ngữ hiện đại đọc là “Yao 藥”]). Rõ ràng là: Đọc chữ nho như Việt đọc thì lướt mới trúng (“Dã 野 + Nước 樂” = Dược 藥), còn đọc chữ nho bằng phát âm lơ lớ như Hán ngữ hiện đại thì lướt trật (“Ye 野 + Le 樂” = Ye, trật, không thành “Yao 藥”).Cũng giống như thơ Đường mà đọc chữ nho như Việt đọc thì mới trúng luật bằng trắc của thanh điệu, còn đọc như phát âm lơ lớ của Hán ngữ hiện đại thì trật luật bằng trắc của thanh điệu, nghe không còn ra thơ Đường nữa. 3/ Chữ Ý là đẹp, cũng có nghĩa là cái âm thực khí (người nguyên thủy quan niệm nó là đẹp vì muôn loài đều chui ra từ đó). Chữ Ý 懿 gồm Nhất 壹 và Thứ 次 Tâm心. “Thứ 次Tâm心” = Thâm (sâu). “Tâm 心Thứ次” = =Tư (của riêng). Lướt từ đôi “Đẹp Ý” = Đĩ. NKN: Yoni (tiếng Chăm) = lướt “YoNi” = Ý = Đĩ = Hi (tiếng Tày) = Ki rê Y (đẹp, tiếng Nhật) = lướt “Ki rê Y” = Kĩ 妓 (kĩ nữ) = Pi (tiếng Đài Loan) = Pizda (tiếng Nga). Tiếng Việt thì Âm/Dương = 0/1 = Lép/Chắc. Đĩ thuộc Âm tức thuộc Lép, nên lướt từ đôi “Đĩ Lép”= Đẹp. Họ Đậu và chữ Đậu Sách <Bách gia tính> nói họ Đậu có gốc từ họ Cơ 姬 từ thời Chu 周. Họ Cơ 姬 xuất xứ ở dòng sông Cơ = sông Cả (nhấn “Cơ 姬Dã也!” = Cả), xứ nóng (Cơ 姬 là Thần 臣 Nữ 女 thiết Thử 暑 - nóng). Đất Thanh, Nghệ có nhiều người họ Đậu. Sách <Thuyết Văn Giải Tự> nói ý nghĩa của chữ Đậu là đồ đựng thịt khi ăn của người cổ đại (古代吃肉时用的盛器 – cổ đại ngật nhục dụng thì đích thịnh khí), chữ tượng hình gồm bốn thưng (四升 tứ thăng) + bộ khẩu (口) thành chữ Đậu (豆). Từ giải thích – định nghĩa này về chữ Đậu 豆 sáng tỏ một điều là sở dĩ chữ ấy đọc là “đậu” vì đã lướt câu “Đựng món Nhậu” = Đậu. Miếng nhậu ở đây là bằng thịt tức " miếng thịt" mà từ hàn lâm viết là "nhục khẩu" (肉 口), lướt “Nhục 肉 Khẩu 口” = Nhậu, là từ dân gian, rồi từ Nhậu chuyển chú thành động từ “Nhậu” có nghĩa nguyên thủy là nhắm rượu với thịt. Tộc người họ Đậu 豆 chắc là những người đầu tiên làm ra cái đồ đựng gọi là Đậu ấy (nó hợp logic về âm với một loại đồ đựng khác là cái Đĩa). Sách <TVGT> còn nói người Kinh Sở gọi cái Đậu là cái “Thìu” ( hợp logic về âm với một loại đồ đựng khác là cái Thìa). Về sau người ta dùng âm “đậu” và chữ Đậu 豆để giả tá cho từ cận âm là từ Đỗ, là một loại ngũ cốc, nên hạt đỗ cũng gọi là hạt đậu. Đứng tại chỗ cũng gọi lướt là “Đứng Chỗ” = Đỗ, động từ Đỗ này viết bằng mượn âm chữ Đậu cận âm thêm bộ chân 辶vào bên cạnh thành chữ ”Đỗ Lâu” = Đậu 逗, hàn lâm dùng hai chữ Đậu Lưu 逗 留 nghĩa là ở lâu hay cắm neo (Neo = Níu = Líu = Lưu留) Sấm “Vịt nghe Sấm” là một câu thành ngữ, có mỗi ba từ rất quê mùa, chỉ sự nghe mà không hiểu (do kém trí tuệ), nhưng nó nén thông tin không phải ít. Một từ Sấm trong câu thành ngữ này đã hàm chứa 2 trong 1: 1/ Sấm là tiếng động đột ngột xảy ra khi điện âm dương trong đám mây đụng nhau. Đụng viết bằng chữ Soạng 闖, tiếng ồn viết bằng chữ Âm 音. Nói lướt “Soạng 闖 Âm 音” = 0 + 0 = 1 = Sấm 辰. Vịt nghe sấm nó ngơ ngác hoảng loạn do không hiểu tiếng động đó là nguyên do gì. 2/ Sấm là ám ngữ mang nội dung tiên tri, phải giải mã mới hiểu được [Hán ngữ hiện đại gọi là “dự ngôn 预言”]. Cái nội dung sâu thâm ấy gọi bằng cách lướt từ đôi “Sâu Thâm” = 0 + 0 = 1 = Sấm 讖. <Thuyết văn giải tự> nói: 河雒所岀書曰讖 (Hà Lạc sở xuất thư viết sấm), đọc Sở Âm thiết (tức lướt: “Sở 楚 Âm 蔭” = Sấm 讖) [Phát âm theo Hán ngữ hiện đại thì là: “Suo 楚 Yin 蔭” = Sin, trật, không thành “Chèn 讖”(bởi âm “Chèn” chỉ là sự phiên âm từ “Sấm” của tiếng Việt, chứng tỏ chữ nho là của Việt, phải đọc như âm Việt nho đọc, mà không thể gọi hàm hồ đó là “âm Hán Việt” ]. Nghĩa là Hà thư và Lạc đồ cũng là những tờ “Sấm” viết bằng những ma trận ký hiệu mà phải nhờ các bậc thức giả giải mã cho thì mới hiểu được. Khi đã giải được mã, hiểu được rồi thì mới thấy nội dung nó quả thật là “Thâm Sâu” = 0 + 0 = 1 = Thấu Chữ Đường堂 < TVGT>: 殿也。从土尚聲。坣,古文堂。㙶,籒文堂从高省。徒郎切 坣小篆 (tiểu Triện) 㙶小篆(tiểu Triện) Chữ Đường 堂 (kiểu “hội ý”: Thổ 土Thượng 尚, biểu ý: Đất được đề Cao), nguyên nghĩa là một cái Điện 殿 (thiết “Địa Thiên” = Điện, Thiên ở đây đã chuyển chú chỉ ý cao Thượng, ví dụ: cái điện thờ hay đền thờ), theo <Thuyết Văn giải Tự> thì đọc là Đồ 徒 Lang 郎 thiết Đàng 堂. [Hán ngữ hiện đại đọc là “Tú 徒 Láng 郎thiết Táng 堂”, trật, không thành “ Đàng”]. Đồ Lang thiết Đàng, nhưng Đồ Lang phản thiết là Đàng Lồ. Đàng Lồ nghĩa là con đường khổng lồ, tức con đường lớn, ám chỉ một hướng đi lớn. Do vậy trong tiếng Việt chữ Giảng Đường phản thiết (nói lái) là Dưỡng Đàng nghĩa là: nuôi dưỡng một hướng đi lớn. Đúng vậy, học sinh vào giảng đường để nghe giảng tức học để nuôi dưỡng cho chính mình một hướng đi lớn trong cuộc đời. Chú thích: <TVGT> còn giải thích: “chữ Điện 殿 vốn chưa từng thấy nghĩa của chữ này. Thời Hán cái nhà mà bốn xung quanh toàn là nước chảy thì gọi là cái Điện 殿”. Trong tiếng Việt đó chính là cái vị trí có “Đất đội Lên” = Đền (nói lướt), (giống như chữ Đường 堂 là chữ kiểu “hội ý” bằng lướt âm thành ý, là: Thổ 土 + Thượng 尚 = Đường坣 như cổ văn, sau mới thêm cái Vuông 口 vào giữa biểu ý cái nền, thành chữ Đường 堂 như ngày nay). Những tên địa danh hiển dấu ấn địa hình như Gò Nổi hay Điện Bàn ở Quảng Nam chắc là có liên quan đến ý trên của chữ Điện. Con cháu Tiên Rồng trên xứ Hồng Lạc Nước Văn Lang cổ đại của 18 thời đại Hùng Vương còn có tên gọi trong sử thư là Hữu Hùng Quốc 有 熊 國 (nước họ Hùng, có đia vực: Bắc giáp Động Đình Hồ, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Đông Hải. Nam giáp Hồ Tôn), các họ cổ nhất là Nguyễn Văn (nghĩa là: tộc Nguyễn đất Văn Lang) và họ Lê Hữu (nghĩa là: tộc Lê đất Hữu Hùng Quốc). Tên người trong tiếng Việt theo trật tự là: Họ + tên Đất + tên Riêng, do vậy thường thấy tên Đất là Văn chiếm đông nhất , vì nó có từ thời đất nước Văn Lang. Tiếng TQ do ngữ pháp ngược với ngữ pháp tiếng Việt nên tên Đất đứng trước tên Họ. Ví dụ họ Dương có chi chuyển đến đất Âu định cư thì gọi là họ Âu Dương chứ không phải Họ trước Đất sau là Dương Âu; hoặc như Khổng Minh vốn là họ Cát nhưng chi của ông đã di cư đến đất Gia nên thành ra họ Gia Cát (Đất trước, Họ sau), tên riêng là Lượng nên gọi đủ họ tên là Gia Cát Lượng. Ba thời đại Hạ (夏) Thương (商) Chu (周) là thuộc thủa nước Văn Lang mà sử thư ghi là Hữu Hùng Quốc (xem sử thư của Đài Loan). Hạ (夏) là mùa hè, biểu trưng theo Dịch lý chỉ phương Lửa (phương của quẻ Ly) gần xích đạo, nóng, màu đỏ, gọi là đất Hồng (Hồng Lĩnh) hay xứ Đào (ca dao: “rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say”), Đất Đào là đất kẻ La (La = Lả = Lửa, xứ nóng, từ Trung bộ VN trở vào ), vịnh Hạ Long 夏龍 có nghĩa là người Hạ 夏 (kẻ La, tức tộc Đại La) đất Rồng 龍, đặt đúng trật tự NgườiI trước, Đất sau, đúng logic là có người đến thì đất mới có tên (du lịch giải thích: “Hạ 下 Long 龍 nghĩa là nơi rồng xuống” là giải thích sai do dùng sai chữ Hạ 下nghĩa là xuống); Thương (商) nghĩa là phương đông, Biển Đông còn gọi là Thương Hồ 商湖, người Biển Đông gọi là dân Thương Hồ, màu ngũ hành của phương Đông theo Dịch lý là màu xanh, Xanh = Thanh = Thương = Đường, đất Đường là đất kẻ Canh 京 (Bắc Bộ VN). Cái La bàn còn gọi là cái La-Canh hay cái “kim chỉ Nam” vì cái kim này có đuôi là hướng La = Lả = Lửa = Ly ( quẻ Ly tượng Lửa trong Dịch lý) là hướng nóng gần xích đạo tức hướng Viêm Nhiệt mà nói lướt “Viêm 炎 Nhiệt 热” = Việt 粤 , chữ Việt 粤này chỉ Vùng đất (囗) + nóng Chói = Cháy = Chiếu 照 = Thiêu 燒 = Thái (采 ) + những dòng sông Dài (一) + bờ biển uốn Cong (弓 ); còn mũi kim thì chỉ hướng Lạnh = Canh = Căm Căm = Khảm (quẻ Khảm tượng Nước trong Dịch lý) = Khảm = Nam 南 (tiếng Thái Lan chỉ nước) = Nặm (tiếng Lào chỉ nước) = Nậm (tiếng Tày chỉ nước) = Nước = Nác (tiếng Mường) = Lạc 樂.(Chữ Lạc 樂 nghĩa là nước, được viết theo kiểu “hội ý” gồm bộ Ti 絲 ý nói nước dù từ những giọt nhỏ li ti + bộ Mộc 木 ý nói cho đến đầy ắp như biển Đông mênh mông, Mộc 木 theo Dịch lý chỉ phương Đông là phương mặt trời Mọc, ám chỉ biển Đông + bộ Bạch 白ý nói nước vẫn luôn luôn là thứ vật chất trong sạch. Do Lạc 樂 nghĩa là nước, [Nôi Khái Niệm: Nước = Nam (tiếng Thái Lan) = =Nặm (tiếng Lào) = Nậm (tiếng Tày) = Nác (tiếng Mường) = Lạc = Lắc (tiếng Tây Nguyên) = Đắc (tiếng Tây Nguyên) = Đác (tiếng Choang) = Đức = Tức (tiếng Khơ me) = Té (lễ hội Té Nước)] cho nên chữ Lạc 樂 còn “chuyển chú” sang nghĩa là vui vẻ, hoan lạc vì nước đem lại sự mát mẻ cho muôn loài, còn từ Té cũng “chuyển chú” sang nghĩa là ngã do trơn trượt. Người La , gọi là tộc Đại La (bao gồm cả các quốc gia cổ đại như Chen La, Chiêm La và Xiêm La) là ở đất Hồng (xứ nóng), [Nôi Khái Niệm: Năng 能 = =Nắng = Nóng = Hong 烘 = Hồng 紅 = Hỏa 火 = Hà 霞 = Lả = La = Lửa = Rưa 熱 = Rư 日 = Rực = Nực = Nhực日 = Nhật 日= =Nhiệt 熱 = Liệt烈 = Lửa, tiếng Đài Loan đọc chữ Nhiệt 熱 là “Lửa 熱”, tiếng Mandarin – Mãn đại nhân 满大人 (tức tiếng phổ thông TQ) đọc chữ Nhiệt 熱 là “Rưa 熱”, đọc chữ Nhật 日là “Rư日”]. Người La là tộc dòng Tiên (có totem là con chim Phượng), hợp nhất với Người Canh = Kinh ở đất Lạc 樂 tức đất Nam 南 là tộc dòng Rồng (có totem là con Rồng, phiên thiết thành "Rào Long", nên còn có tên là Giao Long) thành dân tộc “con cháu Tiên Rồng” trên đất Hồng Lạc, tức đất Việt Nam của đại gia đình các sắc dân của dân tộc Việt Nam. Người Việt ở đất Lạc cho nên gọi là dân Việt Lạc (kết cấu Người trước, Đất sau, như các tên làng của người Việt đều có kết cấu là Kẻ - tức Người, trước rồi mới đến tên đất sau, ví dụ tên làng là Kẻ Noi nêu rõ nghĩa là Người ở đất Noi, Kẻ Noi ký âm bằng chữ nho là Cổ Nhuế, nhưng chiêc cầu qua sông Nhuệ của làng vẫn mang tên là cầu Noi). Do ngữ pháp Hán ngữ ngược, nên người Việt Nam 越 南 tức người Việt Lạc 越 樂 thì bị viết là người Lạc Việt 樂 越 và chữ Lạc 樂 cổ xưa là kiểu “hội ý” (chữ Lạc 乐 giản thể của TQ chỉ có nghĩa là vui vẻ nhưng chữ không biểu ra được ý) bị Hán ngữ sửa thành chữ Lạc 洛 kiểu “hình thanh” (lấy chữ Nước 氵làm “hình” và mượn chữ Các 各 làm “thanh" nên có chữ Lạc Việt 洛越, thậm chí còn có cả chữ Lạc Việt 駱越, với chữ Lạc 駱 bị sửa lấy chữ Mã 馬làm “hình” để biếu ý là người Lạc Việt 駱越 là dân bỏ chạy khỏi quê hương (chữ Mã 馬 là ngựa, biểu ý chạy )vì đã bị mất đất do người Hán xâm chiếm Chữ Nam 南 (cái âm đọc “nam” có nghĩa là nước, như tiếng Thái Lan) còn chữ nho Nam 南 viết theo kiểu “hội ý” biểu âm thành ý là “Cung 冂 Hạnh 幸” = Canh 京 và “Hạnh 幸 Cung 冂” = Hùng 雄, ý chỉ người Canh 京 thời đại các vua Hùng 雄. Do vậy trong tiếng Việt thì từ “người Việt” còn gọi là “người Nam”, “chữ nho Việt” còn gọi là “chữ Nam” (cho đến nay nhà chùa vẫn gọi học chữ nho là học chữ Nam, khác với học chữ quốc ngữ, người “Nam Nói” thì gọi là “Nôm Na” (tiếng Nhật là “Nan ha-Na-xư”). Cho nên biển Đông xưa ngoài cái tên là Bát Hải 八海 (Bát 八 là số 8 chỉ phương Đông theo Dịch lý) còn có tên là Nam Hải 南海 nghĩa là biển của người Canh của các vua Hùng, (chứ Trung Quốc không có tí gì “quyền lịch sử” của Hán tộc ở đây cả), rõ ràng như thư tịch cổ đã viết là Nam Hải (南海). Nam Hải 南海 xưa cũng còn có tên là La Hải 羅海 (biển của tộc Đại La 大羅) như trong cuốn sách <Hải ngoại ký sự 海外記事> của hòa thượng Thích Đại Sán khi được Chúa Nguyễn mời từ TQ sang Đàng Trong của VN để thuyết giảng, đã viết: “Thuyền đi vừa qua khỏi đảo Hải Nam là đến biển La Hải 羅海 của nước Đại Việt 大越國”. [ Thời này ở Việt Nam đang là thời “Trịnh Nguyễn phân tranh”, một nước Đại Việt có hai chính phủ (Đàng 堂) chia quản vùng Ngoài và vùng Trong, Đàng Ngoài (堂外) nghĩa là một chính phủ quản vùng Ngoài, Đàng Trong (堂中) nghĩa là một chính phủ quản vùng Trong (chữ Đàng 堂 và chữ Phủ 府 đồng nghĩa đen là cái Nhà, ở đây “Nhà” đã chuyển chú sang nghĩa là cái “Cơ quan hành chính”), “Đàng Ngoài 堂外” và “Đàng Trong 堂中” là do dân gọi thế thì sử cũng phải ghi lại như thế, vì trong tư duy của nhân dân thì nước Việt và tộc Việt luôn luôn là thống nhất, không thể xẻ thành những quốc gia riêng ]. Chữ Vọng望, tiếng Mandarin (Mãn đại nhân) phiên âm là “wang” (theo Tân Hoa tự điển) 望新华字典 (Tân Hoa tự điển) 拼音:wàng ,异体字:朢 盳 (2 dị thể tự) tiếng Mandarin phiên âm là ”wang” Tiếng Việt hàn lâm đọc chữ nho Vọng望là “vọng”, gốc nó tự tiếng Việt dân gian, gọi là Mong. Rất nhiều từ có phụ âm đầu là “M” sau bị biến âm (à) thành “V”. Ví dụ Mầnà Việc = Vụ 務 (tiếng Nhật lại đọc chữ Vụ là “mu務”, như lướt “Mần là Vụ” = “mu”); Mùaà Vụ (đến mùa gặt = đến vụ gặt); MuônàVàn = Vạn 萬 (tiếng Nhật lại đọc chữ Vạn là “man萬”, như lướt từ đôi “Muôn Vàn” = “man”); Múaà Vũ 舞 (tiếng Nhật lại đọc chữ Vũ là “mu舞”, như lướt “Múa là Vũ” = “mu”; Mất tức Bỏ=0 (như Nỏ=0 tiếng Nghệ, như Bò=0 tiếng Thái, như Bố=0 tiếng Tày, như Bộ=0 tiếng Nam Bộ), từ đôi Bỏ Mất,lướt từ đôi “Bỏ Mất” = Bất = 0, Mấtà Vong 亡 (tiếng Nhật lại đọc chữ Vong là “bò亡”, như tiếng Thái, Bò=0); Mo (thầy Mo)à Vu巫; Mù (lông vũ, tiếng Hoa)à Vũ 羽 (tiếng Nhật lại đọc chữ Vũ là “u羽”) v.v. Do vậy từ Mongà Vọng 望cũng không có gì lạ, đều là từ gốc Việt. <Thuyết Văn giải Tự> giảng nghĩa chữ Vọng望 là: Người xuất dương (chữ Xuất出) đi mất (chữ Vong亡) ở bên Ngoài (chữ Tại Ngoại在外), Vọng nó trở về ạ (chữ Vọng Kỳ Hoàn Dã望其還也). Cách đọc chữ Vọng là “Mo 巫Phóng 放thiết切”, tức lướt “Mo 巫Phóng放” = Mong. (Theo bản khắc của Trân Xương Trị đời Thanh) 清代陈昌治刻本【说文解字】望 【卷十二】【亾部】望 出亡在外 (xuất vong tại ngoại),望其還也 (vọng kỳ hoàn dã)。从亡,朢省聲。巫放切 Cách đọc: 巫放切 (“Mo 巫 Phóng 放 thiết 切” ) . Tức lướt “Mo Phóng” = Mong. Do tiếng Mandarin ( tức “Mãn đại nhân”, người Mãn họ tự xưng như vậy, khi họ đã chiếm và thống trị Trung Hoa 300 năm) lại đọc chữ Mo 巫 là “wu 巫” và đọc chữ Phóng 放 là “fang 放” nên theo hướng dẫn đọc chữ Vọng 望 cho đúng âm Việt là “Mo 巫 Phóng 放 thiết 切” thì họ lại đọc là “Wu 巫 Fang 放 thiết Wang 望” Như giảng nghĩa của <TVGT> thì nội dung chữ Vọng là khi người thân đi ra Ngoài xa, người nhà luôn Muốn nó về lại Trong, nên câu ‘Muốn nó về Trong” = Mong (do lướt tức thiết mà thành). Từ gốc là từ Mong (từ dân gian). Còn từ hàn lâm là do lướt nhấn mạnh ý mong đến cùng tức “Vẫn Mong” = Vọng 望. Lướt như tiếng Việt thì nó logic, như “Vẫn Mong” = Vọng, là thành một đẳng thức (Vẫn + Mong = Vọng, như là đánh vần “V…..Ong=Vong nặng Vọng” vậy. Tữ Vẫn này trong tiếng Việt có nghĩa là kiên trì giữ vững ý muốn, tức “Vững Gân” = Vẫn. Do vậy có “Vẫn Mong” = Vọng. Còn <TVGT> hướng dẫn đọc bằng cách “thiết” chỉ là mượn âm hai chữ nho khác (phải đọc như âm Việt đọc) là chữ Mo 巫 (nghĩa là thầy mo tức thầy cúng) và chữ Phóng 放 (nghĩa là Buông bỏ) để thiết ra đúng âm Việt là Mong, chứ nó không logic về nghĩa vì không thể có đẳng thức: Thầy cúng + Buông bỏ = Mong (phi lý). Còn chữ Vẫn trong từ ghép Tự Vẫn là từ Vẫn dồng âm dị nghĩa với từ Vẫn nêu trên, Vẫn này là “Vứt Thân 身” = Vứt Nhân 人” = Vẫn, tự vẫn tức tự sát là tự vứt bỏ mạng sống tức tự vứt bỏ thân thể mình, tức là lướt “Vứt Thân身” = “ Vứt Nhân人” = Vẫn 刎, chữ nho viết theo kiểu “hội ý” như sau: Chữ Vẫn 刎, đọc thiết như đánh vần là “Dao Vứt” = Dứt (nghĩa là dứt cái mạng sống). Ở đây từ Dao = chữ Đao刂, nên cũng là lướt “Đao 刂 Vứt 勿” = Đứt (nghĩa là đi đứt cái mạng sống). Còn từ Vứt 勿 = Vất = Vật 勿 = “Bỏ Mất” = Bất 不= 0 tức bằng Không. <TVGT> giảng nghĩa chữ Vẫn 刎 là Kình 剄, mà Kình 剄 nghĩa là Cắt đứt cổ hay Chém đầu (cũng là dứt mạng sống). Kình 剄 là chữ nho Việt cổ, chỉ có trong Sách cổ, từ đời Hán trở đi không dùng. Chữ Kình 剄 có con Dao刂, chuyển chú sang nghĩa là Cắt + chữ Kinh 巠 chỉ hệ kinh lạc của cơ thể. “Cắt刂 Kinh 巠” = Kình 剄 thì cơ thể cũng chết. Chữ Nho: LẠC 樂 = 糸+糸+白+木 (Lạc nghĩa là Nước , gồm những giọt nhỏ li ti như hai chữ Ti 糸 cho đến lượng đầy ắp như biển Đông 木, viết đại diện bằng chữ Mộc木 là chữ chỉ phương Đông theo dịch lý, thì bản chất của nó vẫn là Trong Sạch 白, viết đại diện bằng chữ Bạch 白). Chữ Hán của TQ: LẠC 乐, chữ này không biểu được ý là nước, âm “lạc”của nó chỉ mang cái nghĩa đã chuyển chú cùa Lạc (Nước) là vui vẻ, mát mẻ. Cho nên người Hán đã phải chế ra một chữ kiểu “hình thanh” để ghi từ Lạc (Nước) bằng chữ Lạc 洛 này (gồm “hình” là chữ Thuỷ 氵 . “thanh” là chữ Các 各) Từ Câu Lạc Bộ 俱乐部 ( C – lu – B ) là do TQ dùng ba chữ Hán để phiên âm từ Club của tiếng Anh. Tiếng Việt thì đáng lẽ cứ “Club” mà gọi thì lại sính Hán mà gọi theo phiên âm bằng chữ Nho là “Câu Lạc Bộ” thì chẳng hiểu nó là cái Bộ gì mà lại đi Câu củ Lạc. Cho nên họ tên người TQ thì cứ nên theo phiên âm của tiếng TQ mà gọi cho nó đúng mới là tôn trọng người ta, không việc gì phải Việt hoá cái âm đó đi. Tiếng phổ thông TQ ngày nay thì quốc tế gọi là tiếng Mandarin (do phiên âm từ Mản Dà Rén 满大人 – Mãn Đại Nhân , tức phát âm tiếng Hoa của quan lại người Mãn Thanh. Nôi khái niệm: Nêu= Bêu=Bẹo=Biểu=Tiêu=Têu=Hiệu=Huy=Xí=Kỳ=Cờ=Cây Do đó có các từ ghép: Cây Nêu. Cây Bẹo. Nêu gương. Biểu dương.Tiêu Biểu. Tiêu chuẩn, Bêu xấu, đầu Têu, một Cây, Cây văn nghệ, Cây giỏi toán, thương Hiệu, bảng Biểu, quốc Huy, quốc Kỳ, Cờ nước, Cờ Xí, Huy chương.v.v. Chữ Hiệu 號 còn được chuyển chú thành nghĩa là thành lập, là cái nền móng. Đặt nền móng gọi là Trước Hiệu 著 號 . Nói lướt “Trước Hiệu” =Triệu 肇. Chữ Nam Việt Triệu Tổ 南越肇祖 ( chữ trên đền Hùng) có nghĩa là ông Tổ đặt nền móng cho nước Nam Việt) Lời dạy của Việt Nho qua hoành phi: THIÊN ĐỊA QUÂN THÂN SƯ 天 地 君 親 師 Năm chữ này trong Nam còn thấy nhiều gia đình thường treo, kể cả trong các hội quán của đồng bào Hoa cũng có treo, ngoài Bắc không còn thấy, vì bị đốt hết hồi CCRĐ rồi, có lẽ do hiểu chữ Quân là vua tức phong kiến, thực ra Con = Cán = Quân, con bài cũng là quân bài, con làm ở bộ phận có chức trách riêng gọi là cán bộ, xưng “Quân” cũng là xưng Con. Chữ Quân 君gồm chữ Doãn尹 (tức lướt “Dân là Quan” = Doãn尹, mình tự quản mình) + chữ Khẩu 口 (đại diện cho cái khẩu lệnh từ chính bộ óc mình). Cho nên Con = = Quân = “Cá Nhân” = Quân = Mình. Ý nghĩa bức hoành phi này là nhắc nhở làm bất cứ nghề gì cũng phải tôn trọng Âm Dương Ngũ Hành, cũng như tôn trọng Năm vị là: tôn trọng Trời (THIÊN), tôn trọng Đất (ĐỊA), tôn trọng Mình (QUÂN), tôn trọng Dân (THÂN), tôn trọng Thầy (SƯ). Nếu dựng đứng bức hoành phi thì đứng giữa là Mình (tức nhà DN là QUÂN) nhìn lên THIÊN là biết tôn trọng pháp luật nhà nước, nhìn lên ĐỊA là biết bảo vệ môi trường và ủng hộ nhân dân địa phương nơi mình có nhà máy, nhìn xuống thấy THÂN là biết coi người làm như thân nhân của mình, nhìn xuống thấy Sư là biết chức trách mình phải như thầy giáo dục kèm cặp nhân viên của mình. Hoành phi này đọc ngược thì là Thầy thuốc (SƯ) thương kính (THÂN) con dân (QUÂN, “Con Dân” thiết Quân) bởi thầy thuốc có lòng nhân từ mênh mông như mặt đất (ĐỊA) và kiến thức bao la như bầu trời (THIÊN). Hoành phi hay câu đối thường dùng từ theo lối ước lệ (mượn từ qui ước để nói lên một ví dụ cụ thể. Bởi vậy nó hàm nhiều nghĩa. Thuyết minh phải dịch rõ cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng hay ẩn ý. Đây là đặc điểm của chữ vuông của người Việt chủ nhân của nền văn minh Trung Hoa thời cổ đại (nén nhiều thông tin vào một vuông qui ước nhỏ xíu) gọi là “vuông Trữ Nho nhỏ” tức “vuông Chữ Nho nhỏ”, nói tắt bằng vo bỏ đầu (“vuông”) bỏ đuôi (“nhỏ”) đi, còn lấy lõi giữa là “Chữ Nho”. Ví dụ người Nhật xưng ngôi một là “wa-Ta-xi” thì Việt chỉ xưng là “Ta”, Nhật gọi “xa-Ka-na” thì Việt gọi là Cá (Lào, Thái gọi là Pá), v.v. vô cùng nhiều, đó là ngôn ngữ của Đại Tộc Việt có xuất xứ ĐNÁ cổ đại, trở thành ngôn ngữ Bách Việt mà về sau là các nước Ngô, Sở, Việt hơn 1000 năm trước công nguyên, đều toàn là dân Bách Việt, chủ nhân của nền văn minh Trung Hoa cổ đại. 天 地 君 親 師 THIÊN ĐỊA QUÂN THÂN SƯ Ý 1: Yêu TRỜI (天 ), yêu ĐẤT (地), yêu MÌNH (君). Yêu CHA MẸ (親), với tôn vinh yêu THẦY (師) Ý 2: Kinh doanh phép nước (THIÊN天) phải hay Giữ môi trường (ĐỊA地) ở nơi này địa phương Tự coi mình đáng quân vương (QUÂN君) Dắt dìu cấp dưới như thương người nhà (THÂN親) Dạy họ như bậc sư gia (SƯ師) Làm thiện tạo phước mới là người khôn Một lòng pháp luật thượng tôn Làm ăn giữ tín thì luôn mạnh giàu. Chú thích: Những đời sau Hán Nho hủ bại đã đổi câu hoành phi 5 chữ trên của Việt Nho thành câu có 3 chữ của Hán Nho là QUÂN THẦN SƯ tức dạy người dân chỉ tôn trọng ba vị là: Vua (QUÂN君 ), Quan (THẦN臣), Thầy ( SƯ師). Từ Lọc là một động từ. Chữ Nho Việt viết chữ Lọc là chữ kiểu ”hình thanh “ 濾 (hình là bộ Nước, thanh là mượn chữ Lự cận âm, vì Lọc thì phải dùng Nước nên mượn chữ Nước, và nhấn mạnh “Lọc Chứ!= Lự,nên mượn chữ Lự cũng cận âm với âm “lọc”). Hán ngữ mượn dùng chữ Lọc của Việt với nguyên nghĩa là động từ Lọc nhưng phát âm lơ lớ là “luy”. Bộ Lọc thì Hán ngữ dùng ba chữ là “Qua Lọc Khí”, tức cái công cụ để Lọc qua. Tra chữ Lọc theo < Thuyết Văn Giải Tự> trên mạng thì sẽ được câu trả lời sau: “ 抱歉,没有收录汉字 “濾”- Xin lỗi, không có thâu lục Hán tự ‘Lọc濾”. Túc khẳng định nó không phải là chữ Hán (vì nó là chữ Nho của Việt) Từ Nghiên là một tính từ mang nghĩa là Đẹp. Chữ Nho Việt cổ viết chữ Nghiên 妍 là kiểu “hội ý” gồm chữ Nữ 女 và chữ Khai 开 biểu ý là người con gái (Nữ女) mà cời bỏ hết (Khai 开) trang phục ra thì đúng là Ngộ thật. Từ Ngộ này của tiếng Việt không phải là từ Ngộ 遇 (gặp gỡ, tương ngộ 相遇), cũng không phải là từ Ngộ 悟 (nhận biết, giác ngộ 觉悟) mà là Ngộ (đẹp dễ thương hiếm thấy, ví dụ nói: “thằng nhỏ đó hay con nhỏ đó nhìn Ngộ thật”. Trường hợp chữ Nghiên 妍 này là Ngộ Lắm, gọi theo lối hàn lâm là Ngộ Nhiên, nói lướt “Ngộ Nhiên 然” = Nghiên 妍 nên Nghiên 妍mang ý là Đẹp. Như thành ngữ cổ viết “Bách Hoa Tranh Nghiên 百花争妍” nghĩa là “Trăm Hoa Đua Sắc”. Từ Nghiên 妍 và từ Nhan 颜 của tiếng Việt đều đồng nghĩa là Đẹp, nhưng Hán ngữ phát âm chữ Nghiên 妍 và chữ Nhan 颜 đều là “Yán” nên Hán ngữ chí có câu “Bách Hoa Tranh Nhan 百花争颜” mà không có câu ”Bách Hoa Tranh Nghiên 百花争妍”. Tra chữ Nghiên 妍theo <TVGT> trên mạng sẽ được câu trả lời: “ 抱歉,没有收录汉字 “妍”- Xin lỗi không có thâu lục Hán tự “Nghiên 妍”. Chứng tỏ nó không phài là chữ Hán, nó là chữ Nho Việt. Chữ Triệu 肇 nghĩa là Đầu tiên đặt nền móng, đầu tiên đặt ra, đầu tiên dựng lên, đầu tiên vực dậy, đầu tiên nêu lên (< TVGT> giải thích Triệu 肇 nghĩa là Kích 擊 tức là khởi động đàu tiên cũng như là đầu tiên vực dậy vậy). NKN “nêu” là: Nêu = Têu =Tên = Tiêu = Biêu = Bẹo = Biểu = Hiệu = =Kiểu = Cây. Do vậy có những từ đôi như Cây Nêu (dùng ngày Tết), Cây Bẹo (dùng trên thuyền bán hàng chợ nổi miền Tây), Cây Tiêu (dùng để ngắm chuẩn), Tiêu Biểu (chỉ cái điển hình, như từ Cây trong từ ghép Cây văn nghệ, Cây giỏi toán v. v.). <TVGT> hướng dẫn đọc âm Triệu 肇 cho đúng tiếng Việt là bằng cách lướt hai từ “ Trị 治Tiểu小” = Triệu 肇 ( như đánh vần vậy, đó chỉ là ví dụ cách đọc cho đúng âm Việt, chứ không phải là đẳng thức Trị Tiểu nghĩa là trị cái nhỏ thì bằng nghĩa là Triệu). Đúng logic phải là “ Trước 著 Hiệu 號” = Triệu 肇. Trước著 nghĩa là sáng tác. Hiệu 號nghĩa là đặt tên hay là đặt nền móng. Trước Hiệu 著號 nghĩa là sáng tác nền móng, tức là Triệu 肇. Tiếng phỏ thông Trung Quốc (tức tiếng Mandarin – Mãn đại nhân, theo cách gọi của quốc tế) mà đọc hướng dẫn của <TVGT> bằng phát âm của họ thì “ Trị Tiểu thiết Triệu 治小切肇“ sẽ bị đọc là "Zhi Xiao qie Zhiao" chứ không thành Zhao như họ vẫn đang đọc chữ Triệu 肇 là ' Zhao '. Chứng tỏ <TVGT> là từ điển tiếng Việt, phải đọc chữ Nho như người Việt đọc âm Việt thì mới đúng. Nhân tiện chữ Triệu 肇 mới hiểu đúng bốn chữ trên cổng đền thượng ở Đền Hùng (Phú Thọ) là Tổ Triệu Việt Nam 祖肇越南 nghĩa là Ông Tổ (chữ Tổ祖) đầu tiên đặt nền móng (chữ Triệu 肇) nước Việt (chữ Việt 越) của người Nam (chữ Nam 南). Chữ Nam 南 lại là chữ kiều hội ý gồm chữ Cung 冂 + chữ Hạnh 幸, tức lướt “Cung 冂 Hạnh 幸” = Canh 京 và “Hạnh 幸 Cung 冂”= Hùng 熊 (tức Người Nam 南 là người Canh 京 có các vua Hùng 熊, là dân xứ nóng). Chữ Hùng 熊 lại chữ kiểu hội ý (chữ biểu thành ý, âm thiết thành âm) là “ Lửa 灬 Nắng 能” = Lang (chữ Lửa và chữ Nắng biếu ý xứ nóng, âm L và âm Ang thiết thành Lang như đánh vần). Vua Hùng còn gọi là Lang , ví dụ Lang Liêu là một vua Hùng sáng tác ra bánh chưng. Dân xứ nóng (ở vùng hướng quẻ Ly theo Dịch lý là hướng xích đạo tức hướng Ly = Lửa = Lả) xưa gọi là tộc Đại La (đã từng dựng nên kinh đô Đại La) nên biển Đông xưa gọi là La Hải. Nơi đây sản sinh cái La bàn còn gọi là cái La - Canh. Vì đuôi kim ở hướng La (quẻ Ly hướng Lả) còn mũi kim chỉ hướng Canh là hướng quẻ Khảm tượng nước (Lạnh = Canh= Căm căm = Nặm = Nam = Khảm). Âm “nam” tiếng Thái Lan nghĩa là nước. Kim La Canh thì tiếng Hán dịch là cái Kim chỉ Nam là vì vậy . Biển Đông gọi tên như xưa là La hải 羅海 (biển của người Đại La大羅) hay là Nam hải 南海 (biển của người Nam 南 – tức người Canh vua Hùng) thì chẳng thấy có một tí gì là lịch sử của người Hán 漢 hay người Trung Quốc 中國 ở đây cả. Xứ sở Hồng Lạc là trải dài từ phương quẻ Ly là Nóng = Hong = HỒNG = Hoả = Hạ = Lả = LA cho đến phương Lạnh của Khảm = = Nam = Nước = Nác = LẠC = Lạnh = CANH, đúng như cái kim chỉ Nam là cái La – Canh của tộc Đại La gọi là cái La bàn. Tiếng Việt ngày nay là dùng hồn hợp từ dân gian ( thương gọi là từ thuần Việt) và từ hàn lâm (thường gọi là từ Hán Việt). Từ Việt hàn lâm thì có viết bằng chữ Nho.Gọi nó là từ Hán Việt là cách gọi sai lầm, vì phát âm của nó là hoàn toàn thuần Việt. Thứ tiếng Việt hàn lâm này chính là ngôn ngữ chính thống của Trung Hoa thời nhà Đường trở về trước (mà trong cuốn từ điển đầu tiên của Trung Hoa là cuốn <Thuyết Văn Giải Tự 說文解字> có từ thời đầu Công nguyên đã thể hiện rõ. Thơ Đường viết bằng chữ Nho phải đọc đúng như phát âm của tiếng Việt hàn lâm thì mới đúng luật bằng trắc. Còn đọc như phát âm của Hán ngữ hiện đại thì sai, không còn ra thơ Đường nữa. Hán ngữ hiện đại hay còn gọi là tiếng Phổ thông Trung Quốc (mà quốc tế gọi là tiếng Mandarin – Mandaren tức Mãn Đại Nhân 滿大人, là thứ tiếng của quan lại nhà Mãn Thanh 滿清 ngoại tộc phát âm lơ lớ méo mó tiếng Trung Hoa có từ thời nhà Đường. Tiếng Mandarin còn gọi là tiếng Quan thoại [ theo kiến giải của nhà sử học trứ danh Viên Đằng Phi 袁騰飛, giáo thụ trường Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh Trung Quốc] ). Tiếng Việt thuộc ngữ tộc Nam Đảo ( Malayapolinesian – xưa gọi là tộc Đại La ở ĐNÁ), thuộc ngữ hệ Môn-Khơme . Hệ đếm của tiếng Khơ me là hệ ngũ phân: 1 – 2 - 3 - 4 - 5 tức Muôi – Tê – Bây – Buôn – Prăm là hết vòng đếm, quay vòng tiếp là 6 tức Prăm Muôi. Vậy số 5 là lớn nhất vòng đếm, là con số Nhiều. Nôi Khái Niệm “ nhiều” đã tiến triển trong tiếng Việt là: 5 = Prăm = Rắm = Năm = Lắm = Lũ = Ngũ 五 = Ngao = Ngán = Ran 然 = =Nhan-Nhản = Nhặn = Nhiên 然 = Nhiêu 繞 = Nhiều. Trong Nôi Khái Niệm đó các từ Ngũ 五, Ran 然, Nhiên 然, Nhiêu 繞 là những từ hàn lâm có viết bằng chữ Nho. Hán ngữ hiện đại dùng chữ Nho , cũng với nghĩa như tiếng Việt, nhưng phát âm bị lơ lớ đi như Nhiên 然, thành “ rán 然,”, Nhiêu 繞 thành “ráo 繞”, Ngũ 五 thành “wủ 五”.v.v. Tiếng Việt dùng Vân Vân 云 云 ở cuối câu có nghĩa là còn nói nhiều ví dụ nữa. Vì từ hàn lân Vân 云 đồng nghĩa từ dân gian Van (nghĩa là Nói). Ví dụ câu: “ Ai Van chi rứa?” có nghĩa là “ Ai Nói gì đấy?”. Hán ngữ hiện đại không dùng Vân Vân 云云 mà dùng từ Đẳng Đẳng 等等 ( nghĩa là còn nói nữa Bằng Bằng như ví dụ ấy). Đặt tên là Minh Đăng Minh Đăng, hiểu theo cú pháp Việt thì cái đề là Minh , thuyết là Đăng, nghĩa là ánh sáng của cái đèn, Còn hiểu theo cú pháp Hán thì Đăng là cái đề, minh là thuyết, nghĩa là cái đèn nó sáng. Cả hai chữ Minh và Đăng theo Từ điển yếu tố Hán-Việt thông dụng, Viên ngôn ngữ XB 1991Hà Nội thì chúng là những tố gốc Hán gọi là từ Hán-Việt: Minh 明 (trang 260),nghĩa: sáng. Đăng 燈 (trang 118) nghĩa: đèn.Nhưng tra cuốn tự điển đầu tiên của Trung Hoa là cuốn <Thuyết Văn Giai Tự 說文解字> của tác giả Hứa Thận, in năm Hán Hòa Đế, có cách nay hơn 2000 năm thì được cuốn sách đó trả lời: 1/ Chữ Đăng: Tra mạng <Thuyết văn giải tự> thì được trả lời: “Xin lỗi, chưa có thâu lục Hán tự Đăng (抱歉,没有收录汉字 “燈”)”. Đã xin lỗi rằng nó không phải là Hán tự thì nó chính là chữ nho của người Việt mà Hán ngữ mượn dùng với nguyên nghĩa vậy. Chữ Đăng 燈 là từ hàn lâm của từ dân gian là Đèn. Đèn là vật có nhiên liệu đốt sáng , chỉ dùng ở chỗ không gian đang đen tối, nó đốt sáng làm cho chỗ Đen đó bừng lên, nên gọi là “Đen Bừng” = Đèn (lướt ấy dấu). Cái sáng của nó cũng dịu như ánh trăng nên hay so sánh nó với trăng: “Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng, đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn. Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn, cớ sao trăng phải chui luồn đám mây”. So sánh “Đèn sáng như Trăng” = Đăng 燈 (lướt cả câu), nên chữ Đăng 燈là từ mới do lướt mà tạo nên, có nghĩa là Đèn. Đến “Tự điển đầu tiên của Trung Hoa” là cuốn <TVGT> còn công nhận “không có Hán tự Đăng - 没有收录汉字 “燈”” thì hà cớ gì Viện ngôn ngữ VN phải cố gọi nó là “từ Hán Việt”? 2/Chữ Minh, theo <TVGT>: “Minh, nhật nguyệt chiếu diệu (日月照耀)” và không có giải thích gì thêm về cách đọc bằng thiết như đối với các chữ khác trong tự điển. Vậy tại sao lại đọc là “minh” (Hán ngữ dùng và đọc theo Việt lơ lớ là “ míng”). Chữ Minh 明 mang nghĩa là sáng thì rõ rồi từ trong biểu ý của chữ kiểu hội ý là ghép Nhật 日 với Nguyệt 月. Nhật 日 là ánh sáng của mặt trời, chữ Nguyệt 月 là ánh sáng của mặt trăng. Nghĩa là cùng rọi sáng thì đúng quá như <TCGT> viết là “Nhật nguyệt chiếu diệu 日月照耀”, Chiếu 照 là sự rọi mạnh của ánh sáng mặt trời, Diệu 耀 là sự soi “Dịu Chiếu” = Diệu 耀 là của ánh sáng mặt trăng, không rọi gắt như của mặt trời. Kết cấu trong câu bốn chữ Nhật Nguyệt Chiếu Diệu 日月照耀 cũng nêu rõ theo thứ tự là Nhật日 Chiếu 照Nguyệt 月Diệu 耀. Vì cùng nhau rọi chung , hòa ánh sáng vào nhau, nên phải viết xen là Nhật Nguyệt Chiếu Diệu日月照耀, như vậy là càng sáng và luôn luôn sáng cả ban ngày (do có Nhật Chiếu日照) và cả ban đêm (do có Nguyệt Diệu月耀). Minh明 nghĩa là Sáng nhưng không hoàn toàn đồng nghĩa với Sáng, mà Minh nhấn mạnh hơn ở chỗ nó là luôn luôn sáng trong bất cứ điều kiện nào. Chữ Minh 明 này là một chữ nho của người Việt đặt ra, và gọi là “minh” vì nó do hai Mình cùng rọi sáng , một Mình là mặt trời (chữ Nhật 日, chữ tượng hình là một con mắt), một Mình khác là mặt trăng (chữ Nguyệt月, chữ tượng hình là một con mắt). Hai từ Mình cộng lại thì theo qui tắc biến thanh điệu theo số học nhị phân thì là Mình + Mình = 1+ 1 = 0 = Minh, cho nên phải gọi từ mới là Minh (ba thanh “sắc”, “hỏi”, “huyền” đều là 1; ba thanh “không “ , ngã”, “nặng” đều là 0) . Cũng đúng với logic lướt “Mắt 日 mắt 月 đều Tinh 精” = Minh 明 thì Minh 明 có nghĩa là Sáng. Ánh sáng là một dạng năng lượng, bản chất của nó là như những từ thể hiện trong NÔI khái niệm sau: Trong 清 = Trinh 貞 = Tinh 晶 = Tạnh 晴 = Ánh 映 = Thanh 清 = Thảng 淌 = Sáng = Lãng 朗 = Lượng 亮 = Dương 陽 = Nướng = Nóng = Nắng = Năng 能. Cặp đối Â/D lớn nhất tạo nên sự sống là Nước/Nắng . (theo thanh điệu thì: Nước + Nắng = 1+1 = 0 = Năng, theo lướt thì: “Nước và Nắng” = Năng ). Nước Nắng là một cái NÔI âm dương, trong đó phía “N” là Negative tức âm. Phía “I “ là Innegative tức dương. Trời 日 Trăng 月cùng chiếu: hai Mình Mình + Mình = 1+1= 0 = Minh 明 (sáng đều) Đèn to ngọn ắt sáng nhiều “Đèn như Trăng” lướt thành Đăng 燈chữ này Sáng đèn : hai chữ Minh 明 Đăng 燈 Măng Đinh mọc thẳng như bằng mũi tên (Măng= Trẻ, Đinh=Người) Trẻ Măng, Đinh 丁 tráng lớn lên Cương trực thẳng thắn – Đức thêm có Tài Sáng (火) ắt đăng (登) được lên đài Đó là phẩm chất con Ngài là Đinh 明燈 Chỉ nhìn một chữ Minh 明 đủ thấy rõ hai Mình, đó là Bố (chữ Nhật 日 – sáng Trời) và Mẹ (chữ Nguyệt 月 – sáng trăng), bố mẹ đều xưng là Mình và gọi nhau là:”Mình ơi”, do vậy hai Mình đó gần gũi nhau (chữ Minh nói lên sự gắn bó của Bố Mẹ) mới thành ra là Mình+Mình = 1+1= 0 = Minh. Minh sáng bằng cả hai Mình cộng lại tức Minh là Sáng+Sáng =1+1= 0 = Sang. Nên Minh là sáng, cũng là sang, có sáng (trí tuệ) thì mới có cao sang (được đề cao tôn trọng). Do lướt câu dân gian “Đèn sáng như Trăng” = “Đèn …Trăng” = Đăng, tạo được từ mới là từ Đăng, cũng chỉ nghĩa là cái đèn, nhưng hàm ý trân trọng hơn nên gọi là từ hàn lâm và phải viết nó bằng chữ nho, trường hợp này đặt chữ bằng cách “hình thanh” (một trong Sáu cách tạo chữ nho gọi là Lục thư). Chữ Đăng 燈 được tạo ra như sau: Hình là chữ Hoả 火 biểu ý là Sáng (vì NKN: Lửa = Lả = Hoả 火= Hà 霞 = Tá = Tỏ, từ đôi Tá Hoả chỉ ý nóng rát, gấp gáp) + Thanh là mượn âm chữ Đăng 登 cận âm để đọc. Chữ Đăng 登 cho mượn âm này có bộ Đậu 豆. Chữ Đậu 豆 theo <TVGT> thì nguyên nghĩa nó là “cái đĩa đựng miếng thịt để cúng”, tức như tiếng Việt là đánh vần “Đĩa đựng mồi Nhậu” = Đậu. Người họ Đậu 豆 cũng dùng chữ Đậu này, vì cổ xưa họ là phường chuyên sản xuất “Đĩa đựng mồi Nhậu” = Đậu豆. Chữ Đậu豆 là Văn (chứ chưa phải là Tự), tạo bằng cách ”chỉ Sự”: bốn nét thẳng bốn bên biểu ý vách đồ đựng + chữ Khầu hình vuông ở giữa biểu ý là miêng mồi nhậu. Trường hợp lấy nghề nghiệp làm họ ở các chủng tộc khác cũng nhiều, ví dụ người Slav có động từ "Kui" nghĩa là nện búa của thợ rèn, nên họ thợ rèn gọi là họ "Kuznexov". Chú thích: Tiếng Việt ngày nay là dùng hồn hợp từ dân gian ( thương gọi là từ thuần Việt) và từ hàn lâm (thường gọi là từ Hán Việt). Từ Việt hàn lâm thì có viết bằng chữ Nho, nhưng đều có gốc do từ đân gian. Gọi nó là từ Hán Việt là cách gọi sai lầm, vì phát âm của nó là hoàn toàn thuần Việt. Thừ tiếng Việt hàn lâm này chính là ngôn ngữ chính thống của Trung Hoa thời nhà Đường trở về trước (mà trong cuốn từ điển đầu tiên của Trung Hoa là cuốn <Thuyết Vản Giải Tự 說文解字> có từ thời đầu Công nguyên đã thể hiện rõ. Thơ Đường viết bằng chữ Nho phải đọc đúng như phát âm của tiếng Việt hàn lâm thì mới đúng luật bằng trắc. Còn đọc như phát âm của Hán ngữ hiện đại thì sai, không còn ra thơ Đường nữa. Hán ngữ hiện đại hay còn gợi là tiếng Phổ thông Trung Quốc (mà quốc tế gợi là tiếng Mandarin – Mandaren tức Mãn Đại Nhân滿大人, là thứ tiếng của quan lại nhà Mãn Thanh 滿清 ngoại tộc phát âm lơ lớ làm méo mó tiếng Trung Hoa có từ thời nhà Đường. Tiếng Mandarin (Mãn đại nhân) vì vậy còn gọi là tiếng Quan thoại [ theo kiến giải của nhà sử học trứ danh 45 tuổi Viên Đằng Phi 袁騰飛, giáo thụ trường Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh Trung Quốc] ). Tiếng Việt thuộc ngữ tộc Nam Đảo ( Malayapolinesian – xưa gọi là tộc Đại La ở ĐNÁ), thuộc ngữ tông Môn-Khơme . Hệ đếm của tiếng Khơ me là hệ ngũ phân: 1 – 2 - 3 - 4 - 5 tức Muôi – Tê – Bây – Buôn – Prăm là hết vòng đếm, quay vòng tiếp là 6 tức Prăm Muôi. Vậy số 5 là lớn nhất vòng đếm, là con số Nhiều. Nôi Khái Niệm “ nhiều” đã tiến triển trong tiếng Việt là: 5 = Prăm = Rắm = Năm = Lắm = Lũ = Ngũ 五 = Ngao-Ngán = Ran 然 = Nhan-Nhản = Nhặn = Nhiên 然 = Nhiêu 繞 = Nhiều. (Thấy rõ từ Ngũ hàn lâm là có gốc do từ dân gian Prăm=5) .Trong Nôi Khái Niệm đó các từ Ngũ五, Ran 然, Nhiên 然, Nhiêu 繞 là những từ hàn lâm có viết bằng chữ Nho. Hán ngữ dùng chữ Nho ,cũng với nghĩa như tiếng Việt, nhưng phát âm bị lơ lớ đi như Nhiên 然, thành “ rán 然,”, Nhiêu 繞 thành “ráo 繞”, Ngũ 五 thành “wủ 五”.v.v.Tiếng Việt dùng Vân Vân 云 云 ở cuối câu có nghĩa là còn nói nhiều ví dụ nữa. Vì từ hàn lân Vân 云 có gốc do từ dân gian Van (nghĩa là Nói). Ví dụ câu: “ Ai Van chi rứa?” có nghĩa là “ Ai Nói gì đấy?”. Hán ngữ hiện đại không dùng Vân Vân 云云 mà dùng Đẳng Đẳng 等等 ( nghĩa là còn nói nữa Bằng Bằng như ví dụ ấy). Ngay tiếng Sài Gòn, thường được coi là ngôn ngữ mới, thực ra nó là tiếng Kinh rất cổ. Ví dụ từ Bộ = Không ( trong câu: “Tôi cũng làm nổi chứ Bộ! “ nghĩa là :”Tôi cũng làm nổi chứ Không à!”) .Từ đáy Bộ (= Không) là một từ đáy rất cổ của tiếng Kinh, có gốc do từ Bỏ (= Không).. Nôi Khái Niệm “không” của tiếng Việt là: Nỏ (tiếng Nghệ) = No (tiếng Anh) = Bỏ = Bò (tiếng Thái) =Bộ (tiếng Sài Gòn) = Bố (tiếng Tày) = Bỏ Bồ (= Không Không, từ đôi, tiếng Kinh) = Mô = Vô 無 = Vong 亡 = Vất = Vật 勿 = Mất (do lướt từ đôi “Mô Vật:” = Mất) = Mạc 莫 = Bất 不(do lướt từ đôi “Bỏ Mất”= Bất 不) = =Thất 失 = Thác = Bác 駁 = Bác Bỏ = Nỏ = No. Trong NKN này chỉ có những từ hàn lâm là có viêt bằng chữ nho như Vô 無 [wu], Vong 亡 [wang], Vật 勿 [wu], Bất 不 [bu], Thất 失[shi], Mạc 莫 [mo], Bác 駁 [bo], nên những chữ ấy được Hán ngữ mượn dùng nguyên nghĩa, chỉ có là phát âm bị Mãnđạinhân [Mandaren] làm méo mó đi như chú trong ngoặc vuông [ ], ngôn ngữ với lối phát âm ấy được quốc tế gọi là tiếng Mandarin [Mandaren], thường gọi là tiếng Quan Thoại (theo giải thích của Viên Đằng Phi 猿騰飛, nhà sử học hiện đại trứ danh Trung Quốc, giáo sư dạy sử trường đại học Thanh Hoa Bắc Kinh ). Xem cuốn Từ điển Trung Việt (XB Hà Nội 1991) thấy đề bìa “khoảng 60. 000 chữ”, một kĩ sư trẻ người Trung Quốc (quê Triết Giang) đã thốt lên với tôi rằng: ”Trong đó chỉ có khoảng 2000 chữ là chữ của người Hán thôi, còn lại là chữ của dân tộc Bách Việt và các dân tộc khác. Ví dụ từ Câu Lạc Bộ là mượn dùng ba chữ nho Việt là các chữ Câu 俱, Lạc 樂, Bộ 部, với ý nghĩa khác hẳn, để ký âm từ cận âm là từ Club ( C – Lu – B) của tiếng Anh, chứ nó không phải là tiếng Hán và chữ của Hán". Cũng như từ Quản Lý là do người Nhật mượn hai chữ nho Việt là chữ Quản 管 và chữ Lý 理 để dịch từ Management của tiếng Anh. Ghép Quản Lý 管理 (Nhật phát âm là “Kan Ri 管理”, ghép theo ngữ pháp Nhật có nghĩa là “ dùng Lý 理 mà Quản 管”, ý nghĩa rất đúng). Hán ngữ mượn lại nguyên si của Nhật (nhưng phát âm lơ lớ đi là “Guan Li 管理” mà từ này ở ngữ pháp Hán lại có nghĩa là “Quản 管 cái Lý 理”, thì thành sai ý nghĩa hoàn toàn, vì chẳng ai Quản được cái Lý, chỉ có dùng Lý mà Quản người, Quản việc, thì mới thành. Chữ Tiền 錢 Theo <Thuyết Văn Giải Tự> giải thích Tiền hay Tuyền là tên gọi công cụ làm ruộng của người xưa thời nhà Chu, đến thời Tần, Hán thì hai chữ Tiền và Tuyền vẫn còn dùng giả tá (mượn) thay cho nhau. Điều này có lý vì tiếng Việt thì chữ Tiền và chữ Tuyền đều có “gen” T cùng với chữ Tay (tiếng Nhật là “Tê”, chữ nho là chữ Thủ 手), lại là công cụ làm ruộng nên nó còn có “gen” IÊN cùng với từ Điền. Giống như tường hợp khác là cái Cày cũng có cùng “gen” AY với từ Tay. Và vì là công cụ trợ giúp cho cái tay để làm ruộng nên nó phải làm bằng chất liệu cứng, cụ thể là Cứng = Kim (kim loại). Nôi Khái Niệm ‘cứng”là: Cứng = Cương = Kim = Căm (tiếng Quảng phủ, tiếng Thái) = Kiên = Kèn (tiếng Thái) =Kiện = Cường= Còn (tiếng Thái) = Cứng à àCơ = Công Cụ (cái Cộ, cái Cọn, cái Cối, cái Cũi, cái Cung, cái Cạm, cái Cày, cái Cuốc, cái Cào, cái Can 干 , cái Qua 戈 v,v, ).Do đó chữ Tiền 錢 viết bằng chữ nho cách “hội ý” gồm chữ Kim 金 (làm bằng kim loại cứng) + hai chữ Qua 戈 戈 (ý là công cụ). <TVGT> còn hướng dẫn cách đọc cho đúng âm Việt là bằng lướt hai chữ “Tức 即 Thiển 淺” = Tiền, hoặc lướt hai chữ khác là “Tạc 昨 Tiên 先” = Tiền. Hái trường hợp đọc lướt (thiết) này nếu phát âm như tiếng Madarin phát âm thì là “Jí 即 Qiản 淺” = Jiản hay “ Zuo 昨 Xian 先” = Zian. Đều không thành Qián như họ vẫn phát âm chữ Tiền 錢 là ”Qián 錢“. Vậy đúng là cuốn <Thuyết Văn Giải Tự >, tự điển đầu tiên của Trung Hoa, in cách nay hơn 2000 năm, là cuốn tự điển tiếng Việt, vì phải phát âm như chữ nho từ hàn lâm Việt thì mới đúng, còn phát âm lơ lớ đi như tiếng Mandarin làm méo mó thì sai. Do cái công cụ gọi là cái Tiền 錢 ấy là một tài sản quí nên nó được qui đổi thành đơn vị Tệ, gọi là “bán được mấy Tiền?” rồi sau đó mới sản xuât ra Tệ bằng kim loạI và mượn chữ Tiền 錢 có sẵn để gọi Tệ này là Tiền, vì nó quí ngang với đồng Điền nên gọi nó là đồng Tiến dù nó là làm bằng đồng, bằng bạc, hay bằng vàng hoặc bằng giấy thì vẫn gọi nó là đồng Tiền. Từ ghép Tiền Tệ 錢 幣 có nghĩa là lấy tên cái Tiền 錢 làm đơn vị đo Tệ 幣, tổng ngạch Tệ 幣 là bao nhiêu Tiền 錢’ Hình ảnh chữ Tiền 錢 ( Kim loại 金 + nhiều Công cụ 戈 戈 ) cho thấy là chế tạo máy cái là nghề kiếm được nhiều tiền. Máy Cái nói lái là Mái Cáy, tức Mái Gà, là con “gà để trứng vàng”. Con Gà từ Việt hàn lâm viết là Tử Kê 子雞, tiếng Tày và tiếng Quảng phủ gọi là “Tu Cáy 子雞 ” nghĩa là Con Gà. Trong <Thuyết Văn Giải Tự 說 文 解 字> giải thích âm Tiền là tên cái công cụ làm ruộng của người xưa ( Cổ Giả Điền Khí 古 者 田 器) có từ thời Chu. “Làm ruộng” viết bằng chữ “Tác 作 Điền 田“, người xưa đã nói lướt “Tác作 Điền 田” = Tiền 錢 (như đánh “vần “T- iên - Tiên = Tiền), đó mới chính là logic của cái âm “Tiền”, gọi cái công cụ làm ruộng là cái Tiền. Còn hướng dẫn cách đọc chữ Tiền 錢 cho đúng âm Việt bằng “Tức 即 Thiển 淺 thiết 切” = Tiền hay “Tạc 昨 Tiên 先 thiết 切” = Tiền chỉ là nêu ví dụ cách đọc bằng lướt (thiết) mà thôi. Thời Chu con người đã chế ra Tệ bằng chất liệu kim loại đồng, hình dạng giống như cái công cụ làm ruộng, như khảo cố đã tìm thấy rất nhiều Tệ hình lưỡi mai ( gọi là Bố Tiền) ở Vân Nam, Bắc Lào và Tệ hình con dao (gọi là Đao Tiền) ở Việt Nam, trên mỗi đồng tiền đều có chữ kim văn, (theo < Bước ra từ huyền thoại> của Nguyễn Đức Tố Lưu, trang mạng Dòng Hùng Việt) Chữ Nam là chữ nho Việt hay là Hán tự? Theo <TVGT>: Nam, trượng phu dã, Na Hàm thiết 男, 丈夫也, 那含切 (Nam là trượng phu, tức tính đực đã thành niên. Đọc bằng lướt “Na Hàm”= Nam, tiếng Quan thoại đọc là “Na Hán”= Nán). Giải thích đây là chữ kiểu hội ý, gồm chữ Điền 田 và chữ Lực力, ý là con trai đang lao động canh tác giữa ruộng. Giải thích vậy đúng là của người đi mượn chữ về dùng phải giải thích ý nghĩa của chữ đó. Còn nếu là người Việt rặc thì chỉ cần nhìn vào chữ Nam 男 là đánh vần được ngay như đọc lướt (thiết): “Điền 田 Lực 力” = Đực (Nếu là Mãn đại nhân mà đọc như tiếng Madarin thì sẽ thành là “Tián 田 Lì 力”= Tì (sẽ chẳng có âm nào là “Tì” mà mang nghĩa là tính đực trong Hán ngữ cả. Đơn giản là vì chữ Nam 男 nó là của tiếng Việt, đọc xuôi thì nó là “Điền 田 Lực 力 thiết” = Đực (khác gì đánh vần “Đ- ức – Đưc = Đực”), nều đọc ngược thì nó là “Lực 力 Điền 田” nói lái là “Liền Đực” (tức là “Liền Anh “- phái đàn ông, trong hát quan họ thời nay đấy thôi – từ Anh / Em thay cho Chồng / Vợ là do lấy từ A Đam / E Va). Còn tại sao lại gọi là Nam trong khi ở chữ tạo thành không có âm “am” nào cả? Đó là do quan niệm tính Đực của động vật là để Làm Giống tức Làm Nòi, mà cổ xưa thì động từ đứng sau như là ngữ pháp tiếng Nhật (ví dụ Ăn Cơm thì viết đúng ngữ pháp là Cơm Ăn). Nên con Đực là con Làm Nòi, viết là Nòi Làm, nói lướt “Nòi Làm”= Nam 男 (cũng logic với nói lướt “ Nòi a Đam” = Nam 男). Còn chữ Nữ 女 thì nó là chữ tượng hình chỉ người vợ. <TVGT> hướng dẫn đọc đúng âm Việt là “Ni Lữ thiết 尼呂切” = Nữ. Theo Tư Mã Thiên, người nước Sở đọc chữ Nữ 女 là "Nái". Cũng là tiếng Việt nốt,hợp lý, vì thuộc Âm là Nước = Nác = Nậm = Nái = Nàng = Noọng = Nương, đều có cùng gen "N". Cổ thư viết: “ Hùng Vương, tử vị Lang, nữ mị Nương” (thời Hùng, con trai gọi là Lang, con gái gọi là Nương, L cao so với N thấp như tỷ lệ Dương so với Âm). Nhấn lướt “Nái Chứ 之!”= Nữ 女, nhán lướt “Nái Ch i 之!” = Ni 尼 (trong từ Ni Cô 尼 姑) Giao Chỉ là gốc Tổ của Bách Việt do đó tiếng Giao Chỉ cũng là gốc của các tiếng Bách Việt. Ví dụ xét động từ Đẩy Chống. Đẩy Chống là một động từ ghép bằng hai động từ Đẩy và Chống. Khi hai đứa trẻ sơ sinh độ tuổi tập nói, một đứa Chống lại đứa kia đang uồm tới vồ đồ chơi của nó bằng cách dùng tay Đẩy đứa kia ra. Động từ Đẩy Chống của tiếng Kinh chuyển sang tiếng Hoa (cụ thể là Việt ngữ Quảng Đông) là Tẩy Chay (Đẩy Chống à Tẩy Chay). Sự Biến âm này là Bước đầu tiên, gọi là Bắt Chước (“Bắt Chước” là bắt theo đúng như cái “Cho Trước” = = Chước, như con trâu đi, bao giờ chân sau cũng đưa lên theo Bắt trúng dấu chân trước, lâu dần làm cho mặt đường chổ dấu chân đó lún dần, biến hình mặt đường thành gồ ghề lượn sóng gọi là “đường sống trâu”). Tiếng Hoa không có phụ âm “đ” nên “đ” biến thành “t”, thành ra “Đẩy” biến thành “ Tẩy”, “Chống” biến thành “Chay”, Đẩy Chốngà Tẩy Chay (nghĩa là “Đẩy nó ra, Chống lại sự xâm nhập của nó”, như ngày nay tiếng Việt hiện đại lại mươn lại từ tiếng Việt Đông mà nói “Tẩy Chay hàng hóa dỏm rẻ tiền, nên dùng hàng VN chất lượng cao””). Từ Đẩy của tiếng Việt dân gian biến thành từ của tiếng Việt hàn lâm là khi lướt với từ nhấn mạnh đứng sau , thường dùng nhất là từ nhấn “Phải” trong NKN: Phải!=Hày! (tiếng Nhật) = Hầy! (tiếng Nghệ An) = Hầy! (tiếng Quảng Đông) = Hề 兮!= Nê !(tiếng Nhật) = Nư! (tiếng Thái) = Chứ! = Chi 之!. Khi trả lời câu “Xin Lỗi” thì nói bằng câu phủ định có hai từ nhấn đứng sau là “Không Hề 兮! Chi 之!” có nghĩa là Anh không Hề có lỗi và Tôi cũng không Chi cả, tức xử huề. Lướt như sau: “Đẩy Hề 兮!” = Để 抵, chữ nho Để 抵 là từ hàn lâm Việt. Lướt “Chống Hề 兮!” = Chê = Chế 制 ( còn dùng Chế Ngự 制御, do lướt “Ngăn Chứ!” = Ngự御) Chế制 = Chắn = =Ngăn = Ngáng = “Đẩy Ngáng” = Đảng 挡 = Kháng 抗 = Cảng (phát âm Nam Bộ) = Cản. Tiếng Mandarin dùng chữ nho Việt nhưng không phát âm được chuẩn như từ hàn lâm Việt mà phát âm lơ lớ: Để 抵 biến âm thành “Tỉ” ( Di 抵), Chế 制 biến thành “Trư” (Zhi 制), Đẩy Chống à Để Chế 抵制 à “Tỉ Trư” (Di Zhi 抵 制) rõ ràng là xa hơn sự bắt chước trực tiếp Đẩy Chống (tiếng Việt Nam) à Tẩy Chay (tiếng Việt Đông). Cùng một Nôi Khái Niệm (NKN) bắt đầu từ tiếng Việt dan gian: Con = Kô子 (tiếng Nhật) = Cu (tiếng Vân Kiều) = =Tu (tiếng Tày) = Tử 子 ( hàn lâm Việt) = Tí子(hàn lâm Việt) = Zi子 (tiếng Mandarin, phát âm là “dử”) thì thấy rõ ràng là Con子 à Kô子 (“Kô-đô-mô”, tiếng Nhật nghĩa là con trai) gần như bắt chước trực tiếp Con子à Kô子, gần hơn là Con子 à Zi 子rất xa. Từ Con trong tiếng Việt dân gian còn được chuyển chú thành nghĩa là nhỏ bé: Con = Mọn = Smal (tiếng Anh). Cái chuông nhỏ kêu Reng Reng được người Việt gọi là cái Reng Con (lấy tiếng kêu đặc trưng của vật thể làm danh từ chỉ vật thể đó, cũng như con Dê vì nó hay kêu Be Be nên tiếng Tày gọi Con Dê là “Tu Bẻ”). Người Nhật hay đặt tên cho con gái mình một cách đáng yêu là cái Reng Con (“Rin Kô”) tức cái chuông nhỏ (Reng Con, lắc thì kêu Reng Reng), qui trình biến âm là: Reng Con à Rin Kô 領子(tiếng Nhật) à Linh Tu 領子 (tiếng hàn lâm Việt) à Ling Zi領子(tiếng Mandarin), rõ ràng là Rin Ko là bắt chước trực tiếp cái Reng Con. Tiếng Việt là Nôi ngôn ngữ Người Việt là chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ Hành, nên người Việt cũng đã vận dụng Dịch lý mà xây dựng nên tiếng Việt. Sáu thanh điệu của tiếng Việt chia thành hai nhóm là: nhóm “Không”. “Ngã”. “Nặng” thuộc Âm (là 0); nhóm “Sắc”, “Hỏi”, “Huyền” thuộc Dương (là 1), căn cứ vào dấu thanh điệu của mỗi từ mà ta có thể gọi từ ấy là thuộc Âm hay Dương. Tên gọi các loài động vật thường là từ song âm mà trong đó một tiếng Âm và một tiếng Dương, thể hiện cấu tạo mỗi sinh thể là gồm hai tố Âm và Dương. Ví dụ các tên gọi các con vật: Châu-Chấu, Niềng-Niễng, Săn-Sắt, Cù-Cu, Chiền-Chiện, Nhồng-Nhộng, Vè-Ve, Cà-Cuông, Se-Sẻ, Nhền-Nhện, Nòng-Nọc, Chem-Chép, Trùng-Trục v.v. Khi hai tiếng mà bị lướt lại thành một tiếng khác thứ ba thì dấu thanh điệu của hai tiếng đó bị cộng nhị phân với nhau mà biến đổi thành dấu thanh điệu của tiếng thứ ba. Ví dụ: 1/ lướt “Người + Ồn” = Ngôn, dấu thanh điệu biến đổi rõ ràng là đúng phép cộng nhị phân: Người (1) + Ồn (1) = Ngôn (0). 2/ Mồm (của con người) là cái cơ quan “Mở Tiếng” = Miệng, biến đổi dấu: Mở (1) + Tiếng (1) = Miệng (0) 3/ lướt “Từ Miệng” = Tiếng, đúng biến đổi thanh điệu: Từ (1) + Miệng (0) = Tiếng (1) 4/ lướt “Lưỡi Nói” = Lời, đúng biến đổi thanh điệu là : Lưỡi (0) + Nói (1) = Lời (1) Tiếng Việt hay Lời Việt đều có nghĩa là Ngôn Ngữ Việt. Nói à Vois (tiếng Anh), LưỡiàLờiàLangues (tiếng Pháp) Một từ (là một “tiếng” hay một “âm tiết”) của tiếng Việt dẫn được ra hàng loạt từ cùng gốc chung phụ âm đầu hay chung vắng phụ âm đầu (gọi là chung Tơi, do lướt “Tay Lời” 0 + 1 = 0 = Tơi), hoặc chung âm vận ( gọi là chung Rỡi, do lướt “Ruột Lời” = 0+1 = 0 = =Rỡi) làm thành một Nôi Khái Niệm (NKN). Ví dụ NKN của từ Nói là: Nói = Hỏi = Hô 呼= Hò = Hét = Hót = Hát = Nạt 吶 = Nói = Gọi = Gô (tiếng Nhật, “Ni Hôn Gô日本語”) = Gí (tiếng Đái Loan, “Tai Wan Gí台灣語”) = Gào = Gắt = Gỏng = Coỏng (tiếng Quảng Đông, Đài Loan “Coỏng講”) = Kêu = Ca 歌 = Quát = Nạt = Na = La = Lời = =Ngợi = Ngạn諺 = =Ngỏ = Ngữ 語 = Ngôn言 = Ồn 音= Đồn= Đờn = Đàn = Van = Vân =云 = Và = Viết 曰 = Thuyết 話 = Thoại說 = =Thốt = Thưa = Thì-Thào = Thủ -Thỉ = Thì -Thầm = Thẽ -Thọt v.v . Bản thân NÔI (nói lên nghĩa là một thứ đồ đựng, cụ thể là đựng đứa trẻ sơ sinh để nó nằm nghe mẹ ru mà học nói tiếng mẹ đẻ), NÔI tròn như cái hình tròn biểu tượng Âm Dương, trong đó có hai con Nòng-Nọc quấn xoắn lấy nhau là: con Nòng (con cái, là Âm nhưng mang dấu thanh điệu Dương, đúng nguyên lý Dịch học: Trong Âm có Dương), và con Nọc (con đực, là Dương nhưng mang dấu thanh điệu Âm đúng nguyên lý Dịch học: Trong Dương có Âm). NÔI = N + Ô + I NÔI = Negative (Âm) + Off and On + Innegative (Dương) Bộ Miên 宀 chỉ Vòm=Trời, cho nên chữ Vũ là “Vòm 宀 Ủ 于” = Vũ 宇(chỉ không gian) và chữ Trụ là “Trời 宀 Du由” = Trụ 宙(chỉ thời gian). Bộ Miên 宀 còn đọc là Bao 宀 (Vòm trời bao bọc mọi thứ trong nó) , gọi tắt bầu trời là “Bao La” = Ba (không gian ba chiều), cho nên cái không gian là “Bao 宀Ư 于” = Bự và cái thời gian là “Bao 宀 Du由” = Bụ. Bự và Bụ đều là chỉ cái to lớn nhất, là Vũ 宇 Trụ 宙 Ba = Cha = Tía. Ba là giống đực, gây Nòi (con heo đực làm giống gọi là con heo Nọc hay con heo Nòi), nên gọi lướt “Ba Nòi” = Bòi, tức là: NÔI = Nòi = Bòi 貝 = Bối 貝 = Gôi = Gò = Phò = Phụ 父= Bủ = Bố = Bọ = Ba = Cha = Tía 爹 = Tu 子 = Đụ = Đực NÔI = Nái = Gái = Cái = Mái = Mẹ = Mẫu 母 = Mụ = U = Đụ = Đẻ NÔI = Nơi = Trời = Vời = Vòm = Gom = Gầm. Như vậy theo tiếng Việt thì cả Vũ Trụ, cả giống Đực và giống Cái đều có tên do từ NÔI, mà từ NÔI đã thể hiện rõ nó chính là cái Ổ (chữ Ô) của Âm (chữ N – Negative) và Dương (chữ I – Innegative). Mọi từ vựng đều xuất phát từ cái NÔI ấy mà ra, cho nên GS Hoàng Xuân Hãn đặt câu đầu tiên trong sách dạy bình dân học chữ quốc ngữ để xóa nạn mù chữ là câu:”O tròn như quả trứng gà, Ô thời đội mũ, Ơ thời mang râu”. Từ Nôi tuyệt vời như vậy nên cái đồ đựng đứa trẻ sơ sinh nằm nghe mẹ ru mà biết Nói gọi là cái Nôi. Và nơi cách mạng sinh ra còn trứng nước gọi là Nôi của cách mạng. Tiếng TQ không có từ Nôi, họ gọi đồ đựng đứa trẻ sơ sinh nằm là cái Làn Lắc, và địa phương sinh ra cách mạng cũng gọi là Làn Lắc của cách mạng (革命的摇篮). NKN của từ NÓI: (gồm hơn 130 từ đồng nghĩa Nói, với mọi sắc thái khác nhau trong một Nôi này) NÓI = Gọi = Gí 語(tiếng Đài Loan - Taiwan Gi語) = Gô 語 (tiếng Nhật Bản – Ni hon Go日本語) = Gắt = Gỏng = Coỏng 講 (tiếng Quảng Đông, Đài Loan) = Câu溝( tiếng Đài Loan) = Kêu = Ca 歌 = =Ra – Rả = Ru = Tru = Tru -Tréo = Lắt - Léo = Lu - Loa = La = Lái =Lời = Mời = Mơi (tiếng Thái) = Vời = Viết 曰 = Vân 云 = Van (tiếng Nghệ) = Vịnh 詠 = Văng = Và 話 (tiếng Quảng Đông - Và 話) = Mạ 罵 = =Mỏ = Hò = Hô 呼 = Hoán 喚 = Hét = Hỏi = Hà何? = Hát = Phát 發 = Nhát = Nạt 吶 = Nài = Nhại = Nhắn = Yán 言(tiếng Hán) = Ngạn 諺 = Ngợi = Ngữ 語 = Ngôn 言= Đồn = Ồn (tiếng Nhật Bản, nước Đại Hòa thời trung cổ – Wa 和On音- Hòa Ồn ) = Ỡm-Ờ = Í-Ới = Inh-Ỏi = Ồn –Ào = Âm 音 = Ngâm 吟 = Ngỏ = Nga 訛 = Nhả = Thả = Thưa = Thỉnh 請 = Thốt = Thuyết 說 = Thoại 話 = Thao-Thao = Thì – Thào = Thì -Thầm = Thủ - Thỉ = Tỉ-Tê = Tiếng = Tụng = Tọc - Mạch = Thách = Thanh 聲 = Thệ 誓 = Thề = Chê = Chửi = Chủy 嘴 = Chuyện = Chả-Chớt = Chúc 祝 = Chào 招 = Phao = Pháo = =Bảo = Ban = Bàn = Bắn = Dặn = =Dạm = Đàm 談 = Đáp 答 = Đốp = =Bốp-Chát = Bạt = Bác 駁 = Bài = Dè-Bỉu = Bai = Cãi = Quát = Mát = Mỉa – Mai = Mắng = =Giảng 講 = Đằng-Hắng = E-Hèm = Lém = =Lời = Lả-Lơi = Lập-Lờ = Lấp –Lửng = Lấp-Liếm = Niệm 唸 = =Nựng = Năn-Nỉ = Na = =ha-Na-xư (tiếng Nhật) = Ga-va-rít (tiếng Nga) = Gọi = Vois (tiếng Mỹ) = Xoi - Mói = Say (tiếng Anh) = Xin = Xướng唱 = Xưng 稱 = =Xửng-Cồ = Quát = Nạt = NÓI. NKN của từ NÔI : Nôi = Nồi = Nội = Nỗi = Nổi = Nối, đủ sáu thanh điệu, cho ra ý tứ là: Đồ đựng (Nôi = Nồi) đựng những cái bản địa bên trong (Nội) là những ý tưởng (Nỗi) sẽ nói ra thành lời (Nổi) và được kế thừa mãi mãi (Nối), đó chính là cái Nôi Khái niệm, là cái Ổ của ngôn ngữ, như nhà nghiên cứu ngôn ngữ nghiệp dư người Pháp là đô đốc hải quân Frey đã nhận định: “Tiếng Việt là mẹ của các ngôn ngữ”(Le Annamite, mère des langues, NXB Hachete, Pari 1892). Tóm lại là: Cái NÔI sinh Nói của Nòi “Từ Miệng” = Tiếng của Tôi đấy mà Người sinh ra Ngã là Ta “Người Ồn” = Ngôn = Ngữ sinh ra giống Nòi Cái NÔI tiếng Việt thắm tươi Bầu sinh Bách Việt cùng loài xưa xa Nho – Hàn lâm Việt tinh hoa Cổ xưa ngôn ngữ chan hòa phương Đông. Đọc câu lục bát nhi đồng Hiểu lời nay lại có lồng lời Nho, Thêm phiên âm tiếng Trung Hoa ( Mandarin) Thành học Tam Ngữ, thêm gia hiểu từ Người xưa để lắm dặn dò Mong trao trí đức cho trò sang sông: Dốc lòng tín hiếu học hành Giữ đạo đến chết cũng thành tự nhiên. (Đốc tín hiếu học hiếu hành 篤信好學好行 [dù xìn hào xué hào xíng] Thủ tử thiện đạo dã thành tự nhiên 守死善道也成自然 [shou si shàn dào ye chéng zì rán] Người mà không biết xưa nay Khác gì trâu ngựa khoác thay áo quần (Nhân nhược bất thông cổ kim 人若不通古今 [Rén ruò bú tong gu jin] Tựu như ngưu mã gia thiêm y thường 就如牛馬加添衣裳 [Jìu rú níu ma jia tian yi sháng] TIẾNG VIỆT DÂN GIAN VÀ TIẾNG VIỆT HÀN LÂM 1 Địa lý Theo sách giáo khoa phổ thông của Đài Loan (Giáo dục Bộ công bố Tiêu chuẩn Tự điển : <Tối tân thực dụng Tự điển> B5126) thì ba thời đại HạàThươngàChu là của Hữu Hùng quốc, không nói vị trí nó ở đâu. Lại cũng nói thời Tam quốc đánh nhau thì chỉ có nước Ngụy là chính thống Trung Quốc, còn nước Thục và nước Ngô không phải là chính thống Trung Quốc). Ba thời đại liên tục HạàThươngàChu là của Hữu Hùng quốc. Hữu Hùng quốc chính là nước Văn Lang rộng lớn nằm ở xứ nóng là dân Quẻ Ly (phương Nam, màu Đỏ), “Quẻ Ly” = Qủi, nên còn gọi là nước Xích Qủi 赤鬼(chữ Xích 赤nghĩa là màu Đỏ, vùng Xích đạo, thờ mặt trời thể hiện trên mặt trống đồng). Hạ = Hè = Hỏa = Hỏ = Tỏ = Đỏ. Thương = =Thanh = Lành = Lộng = Đông = Đỏ. Chu = Chon = Son = San = =Đan = Đỏ. Chữ Chu 周chỉ con Tru, còn đọc là Châu, Hán ngữ đọc là Trâu [zhou]. Tru (tiếng Nghệ) = Tlu (tiếng Mường) = Chu = Châu = Trâu = Ngầu 牛 (tiếng Quảng Đông) = Ngưu 牛 = Sửu 丑= Sỉu = Níu 牛 (tiếng Quan thoại). Chữ Trâu là tượng hình con Trâu gồm : 周 = quynh 冂 thật ra là hình vẽ 2 sừng Trâu 2 bên cong quặp xuống . Cổ văn vẽ cặp sừng dài hai bên và cái đuôi ở dưới, như sau: chữ Châu (Chu) tượng hình con Trâu (Tru). Mời bạn đọc một đoạn trong bài <Việt và Nhật> của nhà văn Nhật Bản nổi tiếng chuyên viết tiểu thuyết lịch sử là nhà văn quá cố Shiba Ryo Taro (nguồn: Tạp chí Xưa và nay, Hội sử học Việt Nam): Trong khu vực văn minh Hoàng Hà phát triển ở Hoa Bắc ngày nay – nơi ngày xưa dân Hán đã gọi bằng danh từ “Trung Nguyên" hoa mỹ, người ta không biết có lúa. Chữ MỄ (gạo) khi mới đặt ra dùng để chỉ tất cả các loại cốc tổng quát Trong khi đó trên lưu vực Trường Giang ở Hoa Trung, con người đã chân lấm tay bùn trồng lúa nước, và gạo là lương thực chủ yếu. Vùng lưu vực Trường Giang có nền canh nông trồng lúa này gọi là Sở, không có dân Hán cư ngụ. Nhìn từ góc độ của Trung Nguyên, Sở là man địa. Nguồn gốc xa xưa của nông nghiệp trồng lúa ở Trung Quốc phát xuất từ Vân Nam, một vùng cho đến thế kỷ 3 sau công nguyên vẫn còn được xem là man địa. Sau lưng Vân Nam là những vùng trồng lúa mênh mông của Đông Nam Á và Ấn Độ. Nói một cách khác, khu vực trồng lúa trên lưu vực Trường Giang là biên giới tận cùng về phương Bắc của những dân tộc trồng lúa ở Đông Nam Á. Đến khoảng thời Xuân Thu Chiến Quốc (720-221 TCN) thế lực của nước Sở trên lưu vực Trường Giang ngày càng trở nên hùng mạnh, uy thế áp đảo cả những nước Trung Nguyên. Lý do chắc hẳn vì lúa có thể nuôi được nhiều người hơn so với các loại cốc khác. …. So với các nước Trung Nguyên, thì tính tình dân ba nước Sở, Ngô, Việt hình như có nhiều nét giống nhau….. Tiếng nói ở Sở, Ngô, Việt ngày xưa đều khác tiếng Trung Nguyên và thuộc ngữ tộc của các tiếng Đông Nam Á… Vào cuối thời Xuân Thu, nước Việt được hình thành quanh vùng Cối Kê. Phía Nam (nay thuộc tỉnh Quảng Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông) có nhiều dân tộc trồng lúa gọi chung là Bách Việt cư ngụ. Vùng cư ngụ của Bách Việt thật là rộng lớn. Theo Hán thư vùng này “trải rộng từ Giao Chỉ (thuộc Việt Nam ngày nay) cho đến Cối Kê”. Tóm lại nói theo danh từ địa lý ngày nay, vùng đất của người Việt bao gồm các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông cho đến miền Bắc của Việt Nam trên bán đảo Đông Dương…. (hết trích) Bài trên cũng cho thấy lúa nước xuất hiện đầu tiên ở Thái Lan (“sau lưng Vân Nam”). Ngôn từ diễn biến trong nôi khái niệm (NKN) “gạo” là: Khao (tiếng Thái Lan) = Gạo = Đạo = Cháo = Cao = Cơm = Cốm = Kô-Mê (tiếng Nhật chỉ gạo) = Mễ (tiếng Hán). Thời Xuân Thu Chiến Quốc, lúc này các nước ở Trung Nguyên (vùng Hoàng hà) đã tiếp thu chữ Nho của người Việt, họ dùng chữ Mễ 米 chỉ chung mọi loại cốc, họ canh tác ở đồng đất khô, trồng chủ yếu là bắp và kê, họ gọi ngô (bắp) là Túc Mễ 粟米, gọi gạo tẻ là Canh Mễ 粳米 (nghĩa là “gạo của người Kinh”, do người Canh=Kinh di thực lên phương Bắc) và cho rằng Canh Mễ 粳米 nhiều dinh dưỡng hơn hẳn Túc Mễ 粟米 là món chủ lực của họ [nguồn : sách Đông Y cổ của Trung Quốc có viết về Canh Mễ 粳米 và rượu Giao Chỉ là loại rượu tốt nhất để ngâm thuốc Trung Y 忠醫. Trung y có nghĩa là chữa vào bên trong, chữ Trung 忠 này viết hội ý là “Trung 中Tâm 心” = Trầm 沉, và đồng thời “Tâm心 Trung 中” = Tùng 從, nghĩa là cái Trầm 沉 Tùng 從 tức cái không nhìn thấy được (Trầm 沉) mà cùng gắn với cơ thể con người (Tùng 從), tức chỉ cái Hồn. Lướt“Trung 忠Y 醫”= Trị 治 mà chữ Trị 治 đã biểu ý là Nước 氵(chỉ Âm) và Đất 台(chỉ Dương) phải cân bằng nhau. Đúng như Hypocrat từng nói:”Bác sĩ giỏi là người biết chữa bằng kích hoạt cái tiềm năng người bệnh để tiềm năng ấy chữa tận gốc cái bệnh của họ”]. Hán ngữ phiên âm gọi gạo nếp là Nọa Mễ 糯米, gọi Bún là Phấn Mễ 粉米 . Thủy tổ nghề làm bún (chế từ gạo tẻ) là họ Phan: Bún = Bàn (họ Bàn) = Phan (họ Phan) = Phấn. <Sử ký Tư Mã Thiên> viết: “Vợ vua Sở người họ Phan, họ Phan có gốc là họ Bàn”. (Đến ông Ban Ki Moon sang VN còn bí mật đến thắp hương nhà thờ Phan Huy Chú ở Sơn Tây Hà Nội). Chữ Phan 潘 gồm bộ Mễ (米) và bộ Nước (氵 ) , lướt “Mễ 米 Nước 氵" = Mước (chỉ thứ bánh Mướt ở Nghệ An, tức bánh cuốn, Nghệ An có làng Huỳnh Dương toàn người họ Phan, chuyên làm bún và bánh cuốn – bánh mướt) Thủy tổ nghề trồng lúa nước là họ Lê 黎 (tộc Cửu Lê cổ đại ở miền Trung bán đảo Đông Dương. Nho viết chữ Lê 黎 hội ý rõ ràng ý tứ là: Người (chữ Nhân 人) đồng (một phết 丿) bào (chữ Bao 勹) trồng lúa (chữ Hòa 禾) nước (chữ Thủy 水). 2 Phương hướng theo Dịch lý Người Việt sống ở Bắc bán cầu như quan niệm của ngày nay, vì vậy từ xưa người Việt có khái niệm Dịch lý, chia địa lý phương dưới là Bức (Nóng – màu Đỏ tức Xích 赤, của quẻ Ly tức Lửa, sau Xíchà South của tiếng Anh) và phương trên là Nam (Lạnh – màu Đen của quẻ Khảm, Khảm = Nam, tiếng Thái Lan “Nam” nghĩa là Nước, sau Namà North của tiếng Anh). Sử gia Hán đã đổi ngược tên phương hướng, phía trên gọi là Bắc nhằm mục đích giành toàn bộ lịch sử và văn hóa của đại chủng Việt phương Bức biến thành lịch sử văn hóa của đại chủng Hán. Người Việt đã theo Dịch lý chia phương dưới gần xích đạo là phương Lửa. Lửa = Ly = Lả = La= =Hỏa = Hồng = Hong = Nóng = Nực = Bực = Bức = Bốc = Sốc = Sóc = Xích (Sóc mới thành South). Chữ Bức 北 viết biểu ý là hai người ngồi dựa lưng nhau, vì nóng mà ngoảnh mặt ra hai phía ngược nhau cho nó thoáng (hai chữ Thân 身đấu lưng nhau, sau giản hóa thành chữ Bức 北). Truyền thuyết viết: “Thần Lửa là thần Bức 北 Nung 熔 (Bắc Dung北熔)” là vậy, thần lửa là ở xứ nóng (chữ Nung 熔 có bộ lửa 火). < TVGT> giải thích chữ Bức 北 là hai người quay lưng đối nhau, đọc là Bác 博 Mực 墨 thiết Bức 北 (hay “Bác Mặc” = Bắc). Phương quẻ Ly là phương Nóng tức phương Bức 北, nên có từ đôi Nóng Bức. Do chữ nho “cái lưng” là chữ Bối 背, nên có từ ghép Bức Bối hay Bực Bội chỉ sự căm ghét, do vậy mà <TVGT> giải thích nghĩa của chữ Bức 北 là tàn ác (Lệ 戾 Dã 也). Dịch lý chia phương trên xa xích đạo là phương Lạnh. Lạnh. = Canh = Khảnh = Khảm = Nam = Nước (Nam = Nước mới thành được àNorth). Phương Đông là phương mặt trời Mọc, viết bằng chữ Mộc 木, chữ này trong <TVGT> hướng dẫn đọc là “mọc” và giải thích nghĩa là là “mạo xuất dã” tức là mọc ra ạ. Chữ Mộc 木 là chữ kiểu “chỉ sự” (dùng các nét để diễn tả sự đâm mầm của hạt cây lên khỏi mặt đất) rồi sau chữ được “chuyển chú” thành nghĩa là cái cây hay là gỗ, đọc là Mộc 木 (tiếng Nhật phiên âm là “Mô-Cư 木” vì tiếng Nhật không có phụ âm tắc đứng sau và coi chữ Mộc 木 là Kanji – Hán tự, trong khi cái Cây thì tiếng thuần Nhật là “Ki ” viết bằng chữ Hiragana kí âm (người Việt lại gọi “Ki” là cái cây con, như bụi hoa lan đẻ ra cây con là “Ki” dùng làm cây giống), còn chữ Thụ 樹 thì mới là cái cây. Theo Dich lý thì phương Đông là màu xanh, số 8. Xanh = Thanh 青 = Thương 商, nên dân biển Đông được gọi là dân Thương 商 Hồ 湖. Hồ 湖 = Hải 海, nên biển Đông còn có tên là Bát Hải, hay Động 洞 Đình 庭 (Đình có nghĩa là lớn, tội mà bằng lớn thì gọi là tội tày đình, sâm mà lớn thì gọi là lôi đình như thành ngữ “nổi trận lôi đình”). Phương Tây là phương mặt trời Lặn, lặn rồi thì coi như mất trắng hay mất sạch không còn thấy nữa, bởi vậy Dịch lý coi phương Tây là màu trắng, số 2. Lặn = Lẻn = Lánh 另 = Tanh = Tây 西 = Tư 四 = Tị 避 = Tốn 巽 = Trốn = Tránh = Trắng = Trơn = Trợt = Bợt = Bạc = =Mạc 莫 = Mất (không còn tồn tại trước mắt người quan sát nữa), những từ đôi như Mất Trắng, Mất Trơn, “Bạc Sạch” = Bạch 白đều chỉ hiện tượng không còn, Tanh lòng chỉ tình cảm không còn, màu Trắng là cờ của đám ma, đều là theo Dịch lý, trẻ chết non thì gọi là kẻ Bạc phận. Ngũ hành thì phương Tây là Thổ, nước phía Tây gọi là Thổ Phồn. Biến âm: Thổ = Thạch = Bạch. Chữ cổ viết chữ Bạch 白 gồm chữ Nhập 入 (nghĩa là Nhốt, tức là lặn mất trơn rồi) bọc lấy chữ Nhị 二 (là số 2), rồi cách điệu hóa thành chữ Bạch 白như thế này. Không ai đuổi mà gió luôn chạy Trốn nên quẻ Tốn là tượng gió. <TVGT> hướng dẫn đọc chữ Bạch là “Tật 疾 Nhị 二” thiết Tị 避 thì đúng là mặt trời Lặn giống như là nó đi Tị nạn(避难) mất trơn rồi. [tiếng Mandarin đọc thiết là “ Ji 疾 Er 二” = “Jer”, trật, không thành “Bì 避” như họ vẫn đọc chữ Tị 避] Đến thời Thanh thì Đoạn Ngọc Tái 段玉裁 hướng dẫn đọc chữ Bạch 白 là “Bàng 旁 Mạch 陌” thiết Bạch [ tiếng Mandarin đọc thiết là “Páng 旁 Mò 陌” = “Pò”, trật, không thành “Bái 白” ]. Đọc là Tị thì cũng là tiếng Việt, đọc là Bạch thì cũng do tiếng Việt là “Bạc Sạch” = Bạch 白. đến chữ Mạch 陌 thì cũng là tiếng Việt, “Mất Sạch” = Mạch 陌, chữ này nguyên là dùng để chỉ cái đường bờ ruộng, sau mỗi mùa nước nổi, nước rút đi rồi thì phù sa bồi lấp xóa sạch hết không còn nhận ra đâu là bờ ranh giới của khoảnh ruộng của mình nữa (mất sạch hết trơn dấu vết rồi), rồi về sau dùng từ ghép Mạch Sinh 陌生 để chỉ người lạ, vì người ấy là Sinh 生 Mạch 陌 thiết Sạch, Sạch quá, chẳng có tí quan hệ máu thịt gì với mình, chẳng có tí nét gì là thân quen để mình nhận biết được là người thân, gọi là “người dưng nước lã, tuy cũng đỏ máu nhưng tanh lòng”. Khổng Tử viết: “Từ Giao Chỉ đến Cối Kê (Hàng Châu, Triết Giang nay) đều là dân Bách Việt ở…” tức ý nói Giao Chỉ là cái gốc rồi mới đến Cối Kê. Cũng vậy, cái La bàn là do người Việt đất Giao Chỉ tạo ra nên mới gọi theo hướng chỉ của cái kim sắt từ tính là cái Laà Canh (= LửaàNước = Lyà Khảm = SócàNam = Southà North ) Cái Kim LaàCanh ấy Hán ngữ dịch ý là “Chỉ Nam Châm 指南針” tức cái Kim (Châm 針) chỉ phương (Chỉ 指) hướng Nước (Nam 南 = Khảm), đâu phải là chỉ hướng Nam ngày nay như Hán thư đã đảo ngược tên gọi hướng dưới lên trên của Dịch lý (hóa ra cái kim chỉ ngược ?). Chữ Nam 南 (“Nam” tiếng Thái Lan nghĩa là Nước, chỉ phương quẻ Khảm = Nam 南, chữ Nam 南, viết hội ý là “Cung 冂 Hạnh 幸” = 0 + 0 = 1 = Cảnh 境, và “Hạnh幸 Cung 冂”= 0 + 0 = I = Hùng 熊 (biến đổi dấu thanh điệu là 0+0 = 1). Cảnh Hùng (境熊)tức địa hạt của Hữu Hùng quốc (有熊国 ). Mà chữ Hùng 熊 này hội ý là “Lửa 灬 Năng 能” = Lang 郎, tức Văn Lang (文郎, nghĩa đen là Vuông đất Lớn), “Năng能” Lửa灬” = Nưa, Nưa tiếng cổ là con Hổ ám chỉ phương Hỏa, núi Nưa ở Thanh Hóa xưa lắm Hổ. Văn Lang cũng chính là Hữu Hùng quốc(有熊国, là vuông (chữ Văn 文) đất rộng “từ Giao Chỉ đến Cối Kê” mà về sau chính sử viết là: “Nước Văn Lang bắc giáp Động Đình hồ, tây giáp Ba Thục, đông giáp Đông hải, nam giáp Hồ Tôn”. Cổ xưa khái niệm tiếng vang, kể cả tiếng kêu, tiếng nói, đều gọi chung là “Ồn”, nho gia viết từ Ồn bằng chữ Âm音, đó là từ hàn lâm của từ dân gian Ồn. Ồn mang nghĩa là Nói nên từ Ồn đã nở ra loạt từ dính hai âm tiết chỉ các sắc thái khác nhau của khái niệm Nói như Ồn-Ào, Ầm-Ĩ, Ing-Ỏi, Í-Ới v.v. những âm tiết này chỉ có âm vận, tức đều có chung một cái là “vắng phụ âm đầu” như từ Ồn gốc. Từ Ồn này trong tiếng Nhật (lúc đó là nước Đại Hoà 大和, dân gọi là người Hoà 和, giống như nước Đại Việt 大越, dân gọi là người Việt 越) cũng có nghĩa là Nói. Nên người Ngô Nói (tức tiếng Ngô) thì tiếng Nhật gọi là Gô Ôn (吴音), người Hoà Nói thì tiếng Nhật gọi là Wa Ôn(和音). Cũng giống như người Nam (Nôm) Nói (Na) thì tiếng Việt gọi là Nôm Na. Từ Na nghĩa là Nói này đã biến Na = ha-Na-xư (tiếng Nhật nghĩa là Nói) = Và (tiếng Quảng Đông nghĩa là Nói ) = La (tiếng Việt nghĩa là Nói to tiếng) = Lời (tiếng nói, ngôn ngữ) = Lưỡi (cơ quan tạo ra tiếng nói. Lời là từ dân gian gốc nở ra loạt từ dính hai âm tiết chỉ các sắc thái khác nhau của Lời như Líu-Lô, Lanh-lảnh, Luyến-Láy, Lẳng-Lơ, Lươn-Lẹo v.v.đều có chung gen “L” với từ Lời gốc. Từ Nói tiếng Huế phát âm là “Noái” do đó biến Noái = Thoại 話(từ hàn lâm đồng nghĩa Nói) =Thốt = Thưa = Thuyết 説 = Thiệt 舌(cái lưỡi, cơ quan tạo tiếng thoại), do đó lại nở ra loạt từ dính hai âm tiết chỉ các sắc thái khác nhau của Thoại 話 như Thủ-Thỉ, Thì-Thào, Thẽ-Thọt, Thao-Thao v.v. đều có chung gen “Th” với từ Thoại gốc. Để phân biệt tiếng người với tiếng động vật, gIới hàn lâm đã đặt ra từ mới bằng lướt “Người Ồn” = Ngôn 言 (Lời Nói của người, mà là nói bình thường). Còn nếu nói mà có tranh luận biện bác giữ quan điểm của mình thì phài thêm lướt nhấn mạnh là lướt “Ngôn Giữ”= Ngữ 语. Do vậy mà có từ ghép Ngôn Ngữ 言语 hay Ngữ Ngôn 语言 đồng nghĩa với từ dân gian Tiếng Nói. Còn động vật thì chỉ có tiếng kêu chứ không có tiếng nói, càng không thể gọi là có ngôn ngữ. Ngày nay ta viết chữ Thuyết 説 và chữ Thoại 話 như thế này, thực ra có lẽ là đã viết lộn, do sai từ xưa. Đáng lẽ chữ này 話 mới là Thuyết 話 (vì nó là Ngôn 言, có tá âm bằng chữ Thiệt 舌cận âm), còn chữ này mới là Thoại 説 (vì nó là Ngôn言, có tá âm bằng chữ Đoái 兑 cận âm). Kinh Dương Vương Kinh Dương Vương 京 揚 王có nghĩa là Người京Làm揚Vua王: Người (chữ Kinh京, là chữ kiểu “chỉ sự”, gồm Đầu 亠+ Mảnh口 thân + Chân 小Tay) Làm (chữ Dương揚,là chữ kiểu “hội ý”, gồm Tay扌+ xê Dịch易) Vua (chữ Vương王, là chữ kiểu “chỉ sự”, gồm một Kẻ đứng thống lĩnh cả ba Kẻ ngang). Chữ Dương 揚có bộ Tay扌, nghĩa là Làm (Giương cung, Giữ cày, Giơ cuốc, Dỡ gói xôi ra ăn, hay thậm chí đến Giở trò chim chuột, Giở thói côn đồ, đều chỉ dùng một chữ Dương 揚 này). “Người làm vua” tức “Kinh dương vương”, tiếng Anh chỉ gọi gọn một chữ “King” nghĩa là vua. Tục thờ Kinh Dương Vương chứng tỏ người Kinh là Tổ của đại tộc Việt tức Bách Việt, chứ không phải người Kinh là con út của nòi Việt. Làng Việt nào cũng có tên bằng từ chỉ người, là từ nhấn “Kinh 京Hề兮!” = Kẻ, sau còn dùng các chữ Cổ 古, Khê 溪để kí âm từ Kẻ, còn nhan nhản các tên làng bản bắt đầu bằng chữ Cổ 古hay chữ Khê 溪 ở Hoa Nam TQ. Quẻ Li = Kẻ Lửa, Kẻ Lửa viết ký âm bằng chữ cận âm là Cổ Loa, tương tự như ở Hà Nội có làng Kẻ Noi viết ký âm bằng chữ cận âm là Cổ Nhuế. Chữ Dương 揚 có bộ Tay 扌, mang nghĩa là Làm vì từ Dương là ở trong Nôi khái niệm “làm”: Chăm = Nhằm = Nhậm 任 = Nhiệm 任= Nhắm = Lăm Lăm = Lao 勞= Làm = Cam 甘 = Cù 劬 = Cử 舉 = Cần Cù 勤 劬= Cặm Cụi = (Cắc Củm = Cần Kiệm勤 儉) = Cán 干 = Cần 勤 = Mần = ( Mẫn Cán 敏 干 = Cần Mẫn勤 敏) = Mở = Dỡ = Giơ = Giở = Giương = Dương 揚 = Cương = Căng = Gắng = =Ganh = Hành 行 = Hạch 核 = Trách 責 = Tranh 爭 = Giành = Giăng = Chăng (vd: con nhện chăng tơ) = Chăm Chỉ = Chí 志 (“Thập 十Nhất一” = Thật + Tâm 心”) = Chức 職 = Dực 織 = Dệt = Nết = Nết Na = Nàm = Nam 男 = “Điền田 Lực力” = Đực; Đực về nghĩa thì là giống đực, tương ứng số 1( số 1 là Làm thì số 0 là không làm tức “Làm Dối” = “Làm Chơi” = Lười hay “Làm Man” = Lãn), nhưng Đực về dấu thanh điệu thì là dấu nhóm âm thể hiện “trong dương có âm”, nên về dấu thanh điệu thì Đực + Đực = 0 + 0 =1 = Đức (thái âm thành dương); Đức về dấu thanh điệu thì là nhóm dương nhưng về nghĩa thì nó chính là Nước, Nước = Nác = Đác = Đức 德 (biểu ý của chữ Đức 德 là Đi 彳Mười 十 phương Bốn 四 biển vẫn y Một 一 là Nó = Tỏ = Tâm 心 là H2O), Đức mang dấu tính dương (thể hiện trong âm có dương), Đức có nghĩa là đầy đủ, chu đáo, như nước, “thương nhau như bát nước đầy”, Đức = Phức 複 (sự đầy, nhiều, phức tạp) = Phúc 福 (cả ba từ này đều hàm ý đầy, nhiều, là ba chữ do Việt Nho đặt ra từ tư duy phồn thực của dân nông nghiệp lúa nước). Chữ Phúc 福 (Phúc = Phước = Nước = Nậm = Nậy = Đầy = Đủ = Tụ = Túc = Phúc) có nghĩa đen là sự đầy đủ, mà biểu ý của chữ là ước ao (Nước = =Ướt = Ước = Ao = Yêu = Kêu = Cầu) mà cụ thể là ước ao (yêu cầu要求) được Phúc福, cụ thể là được thấy (chữ Thị礻) có nhiều ruộng nước (chữ Điền 田khi thấy gần + chữ vuông 口khi thấy ở “tầm nhìn xa mười ki lô mét” + chữ gạch một nét 一 khi thấy ở tầm nhìn xa tận chân trời, có nghĩa là ước ao giàu có, sở hữu “Đồng ruộng liền Liền” = Điền田, là có được “ruộng đồng thẳng cánh cò bay”). Công việc nhà nông cứ lặp đi lặp lại chậm chạp (lặp lại chẳng khác gì thao tác công nghiệp của công nhân trong dây chuyền tự động, chỉ khác là nhanh thoăn thoắt), đó là Mần = Vần = Vận = Vụ 務 = “Vụ Chiếc” = Việc 務. Công vụ hay thời vụ gọi cho sang là nhiệm vụ, là nhiều việc trong thời gian dài, còn công việc thì chỉ là cụ thể lẻ loi ngắn trong thời gian một Chốc = Chiếc. Khi cúng đều dâng hai thứ biểu trưng dương âm không thể thiếu là Lửa và Nước, thể hiện bằng Nhang + Đăng (lửa) và Trà +Tửu (nước) và cái thứ năm là Hoa vừa có nước (cắm vào bình nước) vừa có lửa (bông hoa nở). Nước/Lửa = Nậm/Nắng = Âm 陰 / Dương 陽. Nước = Ướt = Âm 陰. Nắng = Nướng = Dương 陽. Âm = Đẫm (vd: ướt đẫm) = Đêm = Đen = Mèn = Mun = Hun = Hôn 昏 = Hối 晦 = Hắc 黑 = Huân 熏 = Hoen = Hoẻn = Huyền 玄. Dương = Nướng = Nắng = Nỏ = Nôi (nắng nỏ, nắng nôi) = Ngời = =Ngày = Cháy = Chói = Soi = Sáng = Tráng 壯 = Trắng. Âm màu Đen, Dương màu Trắng, chính là màu của con Nòng và con Nọc trong đồ hình Âm Dương. Lướt lấy dấu cả câu: cái làm cho “Đen của đêm được sáng như Ngày” = Đèn, gọi là cái Đèn, đương nhiên lướt “Đèn sáng như Nắng” = Đăng, nên cái Đèn còn gọi là cái Đăng 燈. Tra <TVGT> trên mạng sẽ được câu trả lời: “Xin lỗi, chưa có thâu lục Hán tự Đăng ( 抱歉,没有收录汉字 “燈”)”. Đã xin lỗi rằng nó không phải là Hán tự thì nó chính là chữ nho của người Việt mà Hán ngữ mượn dùng với nguyên nghĩa vậy. Hán ngữ hình thành trên nền chữ Nho, nên có mượn dùng từ Đăng 燈 (Mandarin phát âm lơ lớ là “tâng”) mà không có từ Đèn, nhưng chữ Đăng 燈 thì lại phát âm lơ lớ là “Tâng” [ Deng 燈 ]. Thiên thể ban đêm nhìn thấy to và sáng nhất là cái lướt lấy dấu “Trắng ban Đêm” = Trăng, nó duy nhất sáng như con “Mắt Độc” = Mặt (lướt lấy dấu), nên gọi là Mặt Trăng. Lướt “Thời Trăng” = Tháng (tháng âm lịch). Thiên thể ban ngày nhìn thấy nó Chói Soi = Chiếu Sáng thành Nắng Rọi = Sáng Ngời = “Trắng Ngời” = Trời, nó duy nhất sáng như con “Mắt Độc” = Mặt (lướt lấy dấu), nên gọi là Mặt Trời. Một = Mọn (lẻ mọn) = Đơn 單 = Độc 獨 = Cộc = Côi = Cô 孤 = Cột = Thột (giật thột) = Thọt = Thẻ = Lẻ = Que. Que để hỏi mà đoán gọi là “Que Hỏi” = Quẻ = Quái, đó là cái “Thẻ Xem” = Thăm (rút thăm coi bói) Người nguyên thủy dùng Tay làm ra lửa bằng Mài = Ma sát, nên từ lửa đầu tiên là do lướt “Tay Ma” = Tá. Tá = Lả = Tá Lả = Lửa = Lộ 露 = Ló = Tỏ = Đỏ = Đóm = Đuốc = Chúc 灼 = Chiếu 照 = Diệu 耀 = Triêu 昭 = Trời = Ngời = Ngày = Cháy = Chói = Rọi = Soi = Sao = Sáng = Láng = Lãng 朗 = Rạng = Rang = Ràng = Rực = Rỡ = Rõ = Lộ Rõ = Tỏ Rõ = Tỏ = Tảng = Tạnh = Tình 晴 = Tinh 精 = Tường 詳 = Tỏ Tường = Tinh Tường = Dương 陽 = Giàng = Chang Chang = Náng = Nắng = Trắng = Tráng 壯 = Quang光 = =Máng 芒 = Manh 明 = Mắt Tinh = Minh 明 = Bính 炳 = Bừng Bừng = Hừng Hực = Hong 烘 = Hồng 紅 = Huy 輝 = Hoàng 煌 = Hỏa 火= Tá Hỏa = Hoa 華 = Tinh Hoa = Hà 霞 = Húc旭 = Chúc 灼 = Cháy = Chói = Chiếu 照 = Diệu 耀 = Thiều 韶 = Thiêu 燒 = Liệu 瞭 = Lượng 亮 = Dương 陽 . Tiêu biểu nhất cho cái Sáng cả ngày cả đêm là mặt trời và mặt trăng, là hai con “Mắt Tinh” = Minh 明. Đó là cái Minh trong một vòng xoay Vần (tiếng Tày gọi là Vằn, chỉ một ngày đêm), Vần là một ngày đêm trọn vẹn, nên gọi lướt lấy dấu là “Minh trọn Vẹn” = Mịnh 命 (nói về cái sáng, Sáng = Sống), còn về thời gian thì nó là lướt lấy dấu một “Vần trọn Vẹn” = Vận運. Nhiều ngày đêm Lăn Tròn = Luân, Luân 輪 Chuyển 轉 trong suốt thời gian của cuộc Sống = Sáng của “Minh冥 + Minh明” = 0 + 0 =1 = Mình, là của con người, gọi là Vận 運Mịnh 命 (nghĩa sát ý là: Vần xoay trọn vẹn của sự Sáng trọn vẹn). Cái Thời (chữ Vận運) có trước, như là cái đề. Còn cái Mạng sống (chữ Mịnh命) có sau, như cái thuyết; nên có từ Vận Mịnh運命. Hán ngữ gọi ngược thuyết trước đề sau là Mịnh Vận命運. Thời là có sẵn trên trời, đó là cái Hồn, khi có thai tức có “Mầm Sáng” = Mạng, “Mạng Sống” = =Mống, gọi là cái Mầm Mống của cơ thể thì Hồn mới nhập vào (gọi là đầu thai), là bắt đầu của cái Mịnh命. Mịnh 命được sống hết đời, nên lướt lấy dấu “Mịnh 命 Đời” = Mình, cùng logic “Một Kinh京” = Mình, “Minh冥 + Minh明” = 0 +0 = 1 = Mình. Qui Tắc Lướt (Thiết) trong đó có Lướt Lủn (tức lướt lấy dấu chứ không lấy âm vận) là có tồn tại trong tiếng Việt. Nôi Khái Niệm Ví dụ NKN “Màu Đen” = Mèn (như con dế Mèn) hay “Màu Hun” = Mun (như tượng đồng Mun) là: U = Ô 烏 = Ố 污 = Dơ = Mơ (do lướt từ đôi “Muội Dơ” = Mơ) = Mù (do lướt từ đôi “Mun U” = Mù) = Mờ (do lướt từ đôi “Mơ Huyền” = Mờ) = Đồ (do lướt từ đôi “Đen Ô” = Đồ) = Hồ (do lướt từ đôi “Hoen Ố” = Hồ) = Hắc 黑 = Hun = Hôn 昏 = Hôm = Hoen = Huyền 玄 = Hối 晦(do lướt từ đôi “Hun Tối”= Hối) =Tối = Môi 煤 = Hôi 灰 = Muội 昧 = Mun = Mực = Mặc 墨 = Mèn (do lướt “Màu Đen”= Mèn) = Man 蠻 = Than 炭 = Thâm 深 = Lầm = Đậm = Đêm = Lem = Nhem = Nhèm (tiếng Tày nghĩa là Đen) = =Nhờ Nhờ (do lướt từ đôi "Nhọ Dơ" = Nhờ) = Nhọ = Tro = Lọ = Lê 黎 = Lọ Nghẹ (nhọ nồi, tiếng Huế) = Ngầm = Râm = Âm 陰 = Ám暗 = Xám (khoảng 45 từ, chưa hết, bạn đọc tìm thêm) Trong NKN này những từ đôi như Hồ Đồ, Mơ Hồ còn được chuyển chú thành nghĩa là “không rõ ràng”, “không minh bạch”, từ Đồ còn được chuyển chú thành “đồ vật bị che trong tối” ( như câu đối: Miệng nhà quan có gang có thép. Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm). Hán ngữ đã mượn một số chữ để chuyển chú thành nghĩa chỉ vật thể có màu đen như mượn chữ Môi 煤 (để chỉ Than), mượn chữ Muội 昧 (để chỉ tro), mược chữ Hôi 灰 (để chỉ tàn tro). Riêng từ Mơ Hồ thì Hán ngữ mượn nguyên si nhưng phát âm lơ lớ là [Mó Hú] và ghi âm ấy bằng mượn chữ nho cận âm là chữ Mô 模 và chữ Hồ 糊. Chữ Mô 模 nghĩa là cái khuôn là chữ kiểu hình thanh, hình là chữ Mộc 木 ý nói gỗ làm khung, thanh là chữ Mô 莫 nghĩa đen là không có. Chữ Hồ 糊 nghĩa là hồ dán là kiểu chữ hình thanh, hình là chữ Mễ 米 ý nói làm bằng bột gạo, thanh là chữ Hồ 胡 mà người Việt gọi lướt bọn rợ “Hung Nô” = Hồ (thành ngữ cổ đại: “Nam phương Việt, Bắc phương Hồ”). Chữ Hồ 胡 nguyên là Cổ 古 Nhục月 lái lại là Cục Nhô để chỉ cái Cục bèo nhèo Nhô thõng dưới cổ con bò, mà từ dân gian gọi là cái “yếm” bò. Như vậy từ [Mó Hú] của Hán ngữ nếu căn cứ chữ nho, mà Hán ngữ đã mượn để ghi âm, thì nghĩa của nó là cái “Hồ dán cái Khuôn” thì làm sao chuyển tải được cái nghĩa là “không minh bạch”? Chỉ có phát cái âm [Mó Hú] là còn gợi được cái âm Việt là Mơ Hồ (dù hơi lơ lớ “như Ngố nói tiếng Việt “) thì mới đúng nghĩa là “không minh bạch”, vì Mơ cũng là đen tối (“Muội Dơ” = Mơ) và Hồ cũng là đen tối (“Hoen Ố” = Hồ) 42/ Câu Kiều 641: “Mặn nồng một vẻ một ưa Bằng lòng khách mới tùy cơ Dặt-Dìu” Từ Dạm (hỏi ướm ý) nở ra từ dínhà Dặt – Dìu (do lướt “Dạm Đắt”= Dặt, hỏi ướm giá có đắt không? lướt “Dạm Chìu” = Dìu, hỏi ướm giá có chịu chiều không?). Từ dính Dặt - Dìu lại chuyển chú thành động từ trả giá. [TQ dịch từ dính Dặt Dìu bằng dùng chữ Thảo Giá讨价 – thảo luận về giá cả] 43/ Câu Kiều 647: “Cò- Kè bớt một thêm hai Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm” Nói = Na = La = Ca = Coỏng (tiếng Quảng Đông, Đài Loan) = Kêu Kêu nở ra từ dính Cò-Kè. Cò-Kè chuyển chú thành trả giá bớt ít thêm nhiều, tức lướt “Kêu giá To” = Cò, lướt “Kêu giá Bé” = Kè. Cò- Kè là từ dính, mọi từ dính đều không thể đảo ngược vị trí hai tiếng, mà tách độc lập từng tiếng ra thì nó mất nghĩa. Cò-Kè không phải là con Cò và cái bờ Kè. Do vậy từ xưa GS Nguyễn Lân đã khuyên là viết từ dính nên có dấu gạch nối giữa hai tiếng đơn. 44/ Câu Kiều 697: “Phận rầu dầu vậy cũng dầu Xót lòng Đeo-Đẳng bấy lâu một lời” Từ Đợi nở ra từ dính à Đeo-Đẳng (do lướt “Đợi cho Theo” = Đeo, lướt “Đợi cho Bằng” = Đẳng) 45/ Câu Kiều 699: “ Công trình kể biết mấy mươi Vì ta Khăng-Khít cho người Dở -Dang” Từ Khép nở ra từ dính à Khăng-Khít. Từ Dừng nở ra từ dínhà Dở- Dang (do lướt “Dừng để Chờ” = Dở, lướt “Dừng giữa Đàng” = Dang) [TQ dịch là “nhân duyên trung đồ đoạn tống姻缘中途断送”(nhân duyên giữa chừng ngừng đi tiếp)]. Sản phẩm đang trong chu trình gia công, vì có những đoạn thời gian phải dừng chờ, gọi là “sản phẩm dở dang”. Sản phẩm đã gia công xong gọi là thành phẩm. 46/ Câu Kiều 701: “Thề hoa chứa ráo chén vàng Lỗi thề thôi đã Phụ-Phàng với hoa” Từ láy Phụ-Phàng (do lướt “Phụ tình Chàng” = Phàng). Phụ Phàng (phụ tình với chàng). Khác với Phũ Phàng là do Vũ Phu nói lái là Phũ Vu, nên lướt “Phũ với Nàng”= Phàng, thành từ láy Phũ-Phàng (nói về hành động bạo lực của chồng đối với vợ). 47/ Câu Kiều 711: “Nỗi riêng riêng những Bàn Hoàn Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn” Từ Bàn là do nói lướt “Bất不 An安” = Bàn. Bàn Hoàn là bất an hoàn toàn. 48/ Câu Kiều 713: “Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân Dưới đèn ghé đến ân cần Hỏi Han” Hỏi Han là từ láy. Han là do “hỏi nóng lạnh” thành lướt “Hỏi huyên 暄Hàn寒” = Han, ghép với từ Hỏi thành Hỏi Han, tức hỏi nóng lạnh nọ kia. NKN: Nói = Vois (tiếng Anh) = Và 話 (tiếng Quảng Đông) = Viết曰 ( do lướt lấy dấu “Việt 越Nói” = Viết曰) = =Van (tiếng Nghệ) = Vân 云 = Vấn問. Đại từ nghi vấn là từ dân gian Hả? viết bằng từ hàn lâm là chữ Hà何?. Lướt “Hà 何?Nói” = Hỏi. Hỏi là từ dân gian đồng nghĩa với từ làm lâm Vấn問. 49/ Câu Kiều 719: “Rằng lòng đương Thổn-Thức đầy Tơ duyên còn vướng mối này chưa xong” Thương (mà đau) nở ra từ dính Thổn -Thức (do lướt “Thương mà Tổn” = Thổn, lướt “Thương mà Ức” = Thức). [TQ dịch từ dính Thổn – Thức bằng hai chữ nho Uất郁 Muộn闷 - [Yu men郁闷]] 50/ Câu Kiều 721: “Hở môi ra cũng Thẹn -Thùng Để lòng thì phụ tấm lòng với ai” Thẹn -Thùng là từ dính nở ra do tâm trạng Thương. Thương cho nên Bẽn, lướt “Thương Bẽn” = Thẹn, vì Thẹn nên muốn lánh không nói đến, tức lướt “Thẹn thành ra lạnh Lùng” = Thùng, tạo ra từ Thẹn-Thùng. [TQ dịch từ dính Thẹn -Thùng là [cán kui惭愧], [xìu kui羞愧] nghĩa là ngượng và xấu hổ]. 51/ Câu Kiều 751: “Trăm nghìn gửi lạy tình quân Tơ duyên Ngắn-Ngủi có ngần ấy thôi” Từ láy Ngắn Ngủi, chỉ tâm trạng (do lướt “Ngắn và Tủi” = Ngủi). Khác với Ngắn Ngủn , chỉ vật thể (do lướt “Ngắn và Lùn” = Ngủn) 52/ Câu Kiều 783: “Trời hôm mây kéo tối rầm Rầu Rầu ngọn cỏ, Đầm Đầm cành sương” Đêm = Đom = Om = Hom = Hôm – Hôn 昏 = Hối 晦 = Tối = Túi = Têm = Đêm = =Đêm Hôm. Từ lặp, lướt “Rầu Rầu” = 1+1=0 = Rẫu. Phiên thiết Rẫu = Rũ Ấu (héo non). Đầm Đầm” = 1+1=0 = Đẫm. Câu “bát”có nghĩa là: Cành cây đẫm sương, ngọn cỏ héo từ khi còn non ấu. 53/ Câu Kiều 787: “Ngập –Ngừng thẹn lục e hồng Nghĩ lòng lại xót xa lòng đòi phen” Ngượng nở ra từ dính Ngập- Ngừng (Do lướt “Ngượng mà Vấp” = Ngập, lướt “Ngượng mà Dừng” = Ngừng). [(TQ dịch từ dính Ngập Ngừng là Do Dự犹豫)] 54/ Câu Kiều 797: “Đã sinh ra số Long-Đong Còn mang lấy liếp má hồng được sao?” Từ hàn lâm Lưu 流 (chảy)nở ra từ dính Long -.Đong (do lướt “Lưu theo Dòng”= Long, và lướt “Đội theo Sóng” = Đong). [TQ dịch từ dính Long-Đong bằng hai chữ nho Phiêu Bạc 漂泊 (trôi nổi) ] 55/ Câu Kiều 839: “Mập –Mờ đánh lận con đen Bao nhiêu cũng bấy nhiêu tiền mất chi?” Từ Mù (nghĩa là không minh bạch), Mù nở ra từ dính Mập - Mờ [TQ phiên thiết đúng từ Mù thành hai tiếng Mó Hú (thiết lại thì như lướt “Mó Hú” = Mù) nhưng chữ thì mượn hai chữ nho cận âm là chữ Mó 模Hồ 糊tức tay sờ (chữ Mó模) vào hồ dán (chữ Hồ 糊) không có nghĩa gì với không minh bạch. Mù ( nghĩa là không rõ ràng) tức là Mơ Hồ ( Mơ là do lướt “Muội Dơ” = Mơ và Hồ là do lướt “Hoen Ố’ = Hồ. Mơ và Hồ đều có nghĩa là đen, không rõ ràng). Các từ của NKN đen là: “Đen Ô” = Đồ = Ô乌 = Ố 污 = Dơ = Mơ = Hồ = Hắc黑= Hôn昏= Hôm = Hoen = Huyền 玄= Hối 晦 = Tối = Muội 昧= Man蛮= Mun = Mực = Mèn = Đen, đều có nghĩa là đen tức không minh bạch. Ca dao: “Miệng nhà quan có gang có thép. Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm”. Đồ là đen đã chuyển chú thành từ Đồ chỉ những cái gì đen, có khi cái Đồ ấy màu nó không đen nhưng vì nó bị che kín cả ngày lẫn đêm trong bóng tối nên nó cũng thành đen. [TQ mượn cả nghĩa “không minh bạch” của từ Mơ Hồ của tiếng Việt, lẫn mượn cả cái âm “mơ hồ” nhưng lại phát âm lơ lớ là Mó Hú, rồi mượn hai chữ nho cận âm là chữ Mó摸 và chữ Hồ 糊để làm phiên âm, thành ra nghĩa của hai chữ cận âm đó là “Mó 摸tay vào Hồ 糊dán”, đâu phải nghĩa là không minh bạch.Chữ Mó 摸là chữ hình thanh (hình là cái tay扌, thanh là chữ Mô 莫cận âm), chữ Hồ 糊cũng là chữ hinh thanh (hình là chữ Mễ 米chỉ bột, thanh là chữ Hồ胡, chữ Hồ 胡lại là chữ hội ý ( là “Cổ 古Nhục肉” = Cục và “Nhục 肉Cổ古” = Nhô, la cái Cục Nhô bằng da bèo nhèo bạc nhạc dưới cổ con bò, thường gọi là cái yếm bò ] Người Việt cổ đại ở vùng Hoàng Hà cổ xưa lại dùng chữ Hồ 胡này phiên thiết thành hai tiếng Hung Nô để chỉ dân du mục phương Bắc (lướt hai tiếng lại thì là “Hung Nô” thiết Hồ, chỉ bọn rợ Hồ 胡du mục kém văn minh), thành ngữ cổ: “Nam phương Việt, Bắc phương Hồ南方越, 北方胡” 56/ Câu Kiều 851: “Giọt riêng Tầm-Tã tuôn mưa Phần căm nỗi khách, phân dơ nỗi mình” Giot riêng là giọt lệ khóc thầm mà tuôn ướt đẫm như trời mưa. Tuôn mưa như Tưới nước. Tưới nở ra từ dínhà Tầm, -Tã (do lướt “Tưới Đẫm” = Tầm, lướt “Tưới Đã” = Tã). Từ dính Tầm –Tã trở thành hình dung từ cho động từ Tuôn mưa. 57/ Câu Kiều 857 : “Giận duyên, tủi phận Bời Bời Cầm dao nàng đã toan bài quyên sinh” Lớn nhanh như từ lướt “Bốc Hơi” = Bời. Cái tủi cũng bời bời tức lớn nhanh như bốc hơi. 58/ Câu Kiều 865: “Những là Đo-Đắn ngược xuôi Tiếng gà nghe đã gáy sôi mé tường” Lướt lấy dấu “Đo Nguyên” = Đo, lướt lấy dấu “Đo Ngắn” = Đắn, câu 4 chữ “Đo nguyên Đo ngắn” chuyển thành câu 2 chữ Đo-Đắn. NKN: Nói = Gọi = Gáy (dùng cho gà) = Gí 語 (tiếng Đài Loan) = Gô 語 (tiếng Nhật Bản- Ni Hon Go日本語) = Ngỏ = =Ngữ 語 = Ngôn 言= Ồn = Âm音. Đo- Đắn [TQ dịch từ dính Đo-Đắn là: Hằng lượng khinh trọng衡量轻重(cân nhắc năng nhẹ)] 59/ Câu Kiều 869: “ Đoạn trường thay lúc phân kỳ Vó câu Khấp –Khểnh bánh xe Gập-Gềnh” Gấp Khúc, Khúc nở ra từ dính à Khấp-Khểnh [TQ dịch là “gian nan cử bộ艰难举步” (khó khăn cất bước) ], Gấp nở ra từ dính Gập –Gềnh [ TQ dịch là “dianbo颠簸”(lắc lư) ]. Những từ dính Khấp-Khểnh và Gập-Gềnh phát âm đều thấy rõ cặp môi Mấp/Máy = Đóng/Mở = 0/1 = Âm/Dương biểu lộ sự chuyển động Thấp/Cao như dao động hình sin. 51/ Câu Kiều 751: “Trăm nghìn gửi lạy tình quân Tơ duyên Ngắn-Ngủi có ngần ấy thôi” Từ láy Ngắn Ngủi, chỉ tâm trạng (do lướt “Ngắn và Tủi” = Ngủi). Khác với Ngắn Ngủn , chỉ vật thể (do lướt “Ngắn và Lùn” = Ngủn) 52/ Câu Kiều 783: “Trời hôm mây kéo tối rầm Rầu Rầu ngọn cỏ, Đầm Đầm cành sương” Đêm = Đom = Om = Hom = Hôm – Hôn 昏 = Hối 晦 = Tối = Túi = Têm = Đêm = =Đêm Hôm. Từ lặp, lướt “Rầu Rầu” = 1+1=0 = Rẫu. Phiên thiết Rẫu = Rũ Ấu (héo non). Đầm Đầm” = 1+1=0 = Đẫm. Câu “bát”có nghĩa là: Cành cây đẫm sương, ngọn cỏ héo từ khi còn non ấu. 53/ Câu Kiều 787: “Ngập –Ngừng thẹn lục e hồng Nghĩ lòng lại xót xa lòng đòi phen” Ngượng nở ra từ dính Ngập- Ngừng (Do lướt “Ngượng mà Vấp” = Ngập, lướt “Ngượng mà Dừng” = Ngừng). [(TQ dịch từ dính Ngập Ngừng là Do Dự犹豫)] 54/ Câu Kiều 797: “Đã sinh ra số Long-Đong Còn mang lấy liếp má hồng được sao?” Từ hàn lâm Lưu 流 (chảy)nở ra từ dính Long -.Đong (do lướt “Lưu theo Dòng”= Long, và lướt “Đội theo Sóng” = Đong). [TQ dịch từ dính Long-Đong bằng hai chữ nho Phiêu Bạc 漂泊 (trôi nổi) ] 55/ Câu Kiều 839: “Mập –Mờ đánh lận con đen Bao nhiêu cũng bấy nhiêu tiền mất chi?” Từ Mù (nghĩa là không minh bạch), Mù nở ra từ dính Mập - Mờ [TQ phiên thiết đúng từ Mù thành hai tiếng Mó Hú (thiết lại thì như lướt “Mó Hú” = Mù) nhưng chữ thì mượn hai chữ nho cận âm là chữ Mó 模Hồ 糊tức tay sờ (chữ Mó模) vào hồ dán (chữ Hồ 糊) không có nghĩa gì với không minh bạch. Mù ( nghĩa là không rõ ràng) tức là Mơ Hồ ( Mơ là do lướt “Muội Dơ” = Mơ và Hồ là do lướt “Hoen Ố’ = Hồ. Mơ và Hồ đều có nghĩa là đen, không rõ ràng). Các từ của NKN đen là: “Đen Ô” = Đồ = Ô乌 = Ố 污 = Dơ = Mơ = Hồ = Hắc黑= Hôn昏= Hôm = Hoen = Huyền 玄= Hối 晦 = Tối = Muội 昧= Man蛮= Mun = Mực = Mèn = Đen, đều có nghĩa là đen tức không minh bạch. Ca dao: “Miệng nhà quan có gang có thép. Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm”. Đồ là đen đã chuyển chú thành từ Đồ chỉ những cái gì đen, có khi cái Đồ ấy màu nó không đen nhưng vì nó bị che kín cả ngày lẫn đêm trong bóng tối nên nó cũng thành đen. [TQ mượn cả nghĩa “không minh bạch” của từ Mơ Hồ của tiếng Việt, lẫn mượn cả cái âm “mơ hồ” nhưng lại phát âm lơ lớ là Mó Hú, rồi mượn hai chữ nho cận âm là chữ Mó摸 và chữ Hồ 糊để làm phiên âm, thành ra nghĩa của hai chữ cận âm đó là “Mó 摸tay vào Hồ 糊dán”, đâu phải nghĩa là không minh bạch.Chữ Mó 摸là chữ hình thanh (hình là cái tay扌, thanh là chữ Mô 莫cận âm), chữ Hồ 糊cũng là chữ hinh thanh (hình là chữ Mễ 米chỉ bột, thanh là chữ Hồ胡, chữ Hồ 胡lại là chữ hội ý ( là “Cổ 古Nhục肉” = Cục và “Nhục 肉Cổ古” = Nhô, la cái Cục Nhô bằng da bèo nhèo bạc nhạc dưới cổ con bò, thường gọi là cái yếm bò ] Người Việt cổ đại ở vùng Hoàng Hà cổ xưa lại dùng chữ Hồ 胡này phiên thiết thành hai tiếng Hung Nô để chỉ dân du mục phương Bắc (lướt hai tiếng lại thì là “Hung Nô” thiết Hồ, chỉ bọn rợ Hồ 胡du mục kém văn minh), thành ngữ cổ: “Nam phương Việt, Bắc phương Hồ南方越, 北方胡” 56/ Câu Kiều 851: “Giọt riêng Tầm-Tã tuôn mưa Phần căm nỗi khách, phân dơ nỗi mình” Giot riêng là giọt lệ khóc thầm mà tuôn ướt đẫm như trời mưa. Tuôn mưa như Tưới nước. Tưới nở ra từ dínhà Tầm, -Tã (do lướt “Tưới Đẫm” = Tầm, lướt “Tưới Đã” = Tã). Từ dính Tầm –Tã trở thành hình dung từ cho động từ Tuôn mưa. 57/ Câu Kiều 857 : “Giận duyên, tủi phận Bời Bời Cầm dao nàng đã toan bài quyên sinh” Lớn nhanh như từ lướt “Bốc Hơi” = Bời. Cái tủi cũng bời bời tức lớn nhanh như bốc hơi. 58/ Câu Kiều 865: “Những là Đo-Đắn ngược xuôi Tiếng gà nghe đã gáy sôi mé tường” Lướt lấy dấu “Đo Nguyên” = Đo, lướt lấy dấu “Đo Ngắn” = Đắn, câu 4 chữ “Đo nguyên Đo ngắn” chuyển thành câu 2 chữ Đo-Đắn. NKN: Nói = Gọi = Gáy (dùng cho gà) = Gí 語 (tiếng Đài Loan) = Gô 語 (tiếng Nhật Bản- Ni Hon Go日本語) = Ngỏ = =Ngữ 語 = Ngôn 言= Ồn = Âm音. Đo- Đắn [TQ dịch từ dính Đo-Đắn là: Hằng lượng khinh trọng衡量轻重(cân nhắc năng nhẹ)] 59/ Câu Kiều 869: “ Đoạn trường thay lúc phân kỳ Vó câu Khấp –Khểnh bánh xe Gập-Gềnh” Gấp Khúc, Khúc nở ra từ dính à Khấp-Khểnh [TQ dịch là “gian nan cử bộ艰难举步” (khó khăn cất bước) ], Gấp nở ra từ dính Gập –Gềnh [ TQ dịch là “dianbo颠簸”(lắc lư) ]. Những từ dính Khấp-Khểnh và Gập-Gềnh phát âm đều thấy rõ cặp môi Mấp/Máy = Đóng/Mở = 0/1 = Âm/Dương biểu lộ sự chuyển động Thấp/Cao như dao động hình sin. 60/ Câu Kiều 873: “Ngoài thì chủ khách Dập –Dìu Một nhà huyên với một Kiều ở trong” Động từ Dính nhau nở ra từ dínhà Dập-Dìu [TQ dịch là Tương Tụ 相聚- tụ họp với nhau]. Tụ聚nở ra từ dính àTúm-Tụm 61/ Câu Kiều 875: “ Nhìn càng Lã-Chã giọt hồng Rỉ tai nàng mới giải lòng thấp cao” Từ dính Lã-Chã do từ Sa nở ra, hình dung sự Sa nước mắt. Giọt nước mắt ngắn thì lướt “Lọt Sa” = Lã, và giọt nước mắt dài thì lướt “Chảy Sa” = Chã . Hình dung từ Lã –Chã chuyển chú thành động từ, chỉ cần nói Lã - Chã là biết đang khóc giọt ngắn giọt dài, giọt ngắn (Lã), giọt dài (Chã). [TQ không có từ nào tương đương với từ đã được gia công kỹ như từ Lã - Chã nên chỉ dịch từ Lã - Chã là Lưu Lệ 流泪 (chảy nước mắt)]. Cùng là dùng chỉ có hai âm tiết nhưng Lã Chã (của tiếng Việt) cho hiệu quả của câu nói hàm súc nhiều hơn là Lưu Lệ (của Hán ngữ). 62/ Câu Kiều 881: “Xem Gương trong bấy nhiêu ngày Thân con chẳng kẻo mắc tay Bợm già” Một từ Gương ngắn gọn đã dùng chuyển chú để thay cho cả một câu dài: Thấy qua hành động cư xử mà lộ ra tính cách quái đản của Mã Giám Sinh. NKN: Gạt = Bạt = =Bịp = Bợm = Biển 騙. [TQ dịch từ Bợm là Khi Biển欺騙 (lừa gạt)]. 63/ Câu Kiều 883: “Khi về bỏ vắng trong nhà Khi vào Dùng-Dắng khi ra Vội – Vàng” Câu này điển hình cho ngữ pháp VN là trong câu chỉ có Đề và Thuyết, không hề có chủ ngữ (theo Cao Xuân Hạo), Câu 1 thì Đề là “Khi về”, Thuyết là “Bỏ vắng trong nhà”, trong mệnh đề Thuyết không nêu ra mà vẫn hiểu được là có hai chủ ngữ: Kiều thì bị Bỏ trong nhà, Mã thì Vắng nhà. Câu 2 thì Đề là Khi vào, Khi ra; Thuyết là hành động của Mã. Dùng-Dắng là từ dính do Dặng (đánh tiếng) thể hiện thái độ cuống quýt hoảng hốt lớn dần lên của kẻ có ý đồ gian [TQ dịch là “ hoảng lý hoảng trưởng” 慌里慌长 (cái hoảng trong lòng lớn dần) ]. Vội Vàng là từ láy: Vàng là do lướt “Vội và Màng” = Vàng. Chẳng màng là không bận tâm đến, Màng 忙 = Mang 忙nghĩa là Bận (đa mang多忙: bận nhiều). 64/ Câu Kiều 885: “ Khi ăn thì nói Lỡ-Làng Khi thầy khi tớ xem thường xem khinh” Từ Lỗi nở ra từ dínhà Lỡ-Làng [ TQ dịch từ dính Lỡ-Làng là: “căn bản nói không nổi một tí nào cái cao quí của Nho Nhã”. Như vậy TQ cũng công nhận văn Nho của Nhã ngữ là hay nhất]. Câu 2 không nêu chủ ngữ mà vẫn hiểu được khi Mã và đám đầy tớ với nhau thì Mã bị đám đầy tớ xem thường xem khinh [TQ dịch là: “đến bọn nô bộc dịch trong nhà cũng chê nó thô bỉ chứ chẳng được như Đường tục”. Như vậy TQ công nhận phong tục của người Thoòng (Đường nhân – người Việt Thường từ thời Đường Nghiêu) là văn minh, lối sống thanh tao] 65/ Câu Kiều 897: “Chút thân liễu yếu thơ đào Dớp nhà Đến-Đỗi giấn vào tôi người” Dớp là do lướt từ đôi “Dơ Nhớp” = Dớp, Dớp chuyển chú thay cho chỉ sự cố hoạn nạn của nhà. Đến-Đỗi là từ láy (do lướt “Đến Nỗi” = Đỗi, Đỗi dùng láy cho Đến thành từ láy Đến-Đỗi). Giấn là do lướt lấy dấu “Dẫn đến Lần” = Giấn ( do nhấn mạnh nên kéo dài D à Gi). Tôi Ngươi là nói tắt của câu làm Tôi tớ cho Người ta, lướt lấy dấu “Người Ta” = Ngươi. Lướt lấy âm vận và lướt lấy dấu nhằm tạo ra từ mới đơn âm từ hai từ đơn âm hay một câu dài bằng lướt từ đầu câu với từ cuối câu. Cách này làm cho câu văn Việt rút ngắn mà hiệu quả cao (nén thông tin nội dung). Ví dụ đi học bình dân thanh toán nạn mù chữ gọi bằng dùng chuyển chú là đi học “a-bê-xê” vì đó là ba chữ đầu của bẳng Alphabet, dùng chuyển chú chỉ trình độ sơ khai. Nhưng dân gian không gọi vậy, mà gọi là đi học “i – tờ” vì chữ I và chữ T có thể lướt “T- I” = Tí và lướt “I - T” = Ít (học một tí ít thôi lúc mới bắt đầu đi học). Nói trình độ “a-bê-xê” thì tính hình dung không mạnh bằng nói trình độ “I-Tờ”. Câu 2 cũng chỉ rõ thời Nguyễn Du viết Kiều thì chữ quốc ngữ đã có lưu hành chí ít là phổ biến trong công giáo, chữ Gi và chữ D là phát âm khác nhau và tiếp như vậy đến nay, như câu “Con nhà có Giáo dục” phát âm khác với câu “Con gà mẹ Dáo-Dác tìm gà con” (Dõi nở ra từ dínhà Dáo-Dác, NKN: Nhìn = Nhãn眼 = Nhòm = Dòm = Dõi = Diểu 眺(nhìn xa)). Không đến nỗi GS Bùi Hiển phải làm dự án gộp Gi và D thành một Z cho tiện đánh máy. Ngay từ Giời (tiếng Hà Nội) cũng là do lướt “Giàng là Trời” = Giời. Còn kẻ cho “Giời gửi sáng vào Trăng” = Giăng, nên có câu ca dao: “Giời bao nhiêu tuổi Giời già. Giăng bao nhiêu tuổi gọi là Giăng non” 66/ Câu Kiều 899: “Từ đây góc bể chân trời Nắng mưa Thui-Thủi quê người một thân” Thui-Thủi là từ láy, do lướt “Thân Tủi” = Thủi. 67/ Câu Kiều 909: “Trông vời gạt lệ phân tay Góc trời Thăm –Thẳm ngày ngày Đăm-Đăm” Thâm (sâu) nở ra từ dínhà Thăm-Thẳm . Đăm Đăm là từ lăp do lướt “Đờ đẫn mà Ngắm” = Đăm, khác với “Chăm chú mà Ngắm” = Chằmà Nhìn Chằm Chàm. 67/ Câu Kiều 911: “Nàng thì dặm khách Xa-Xăm Bạc phau cầu giá, đen rầm ngàn mây” Xa Xăm là từ láy Xa và “Xa Lắm”= Xămà Xa Xăm 68/ Câu Kiều 923: “Thoắt trông Lờn –Lợt màu da Ăn gì cao lớn Đẫy-Đà làm sao” Từ Lạt nở ra từ dínhà Lờn-Lợt (do lướt “Lạt Hơn” = Lờn, lướt “Lạt Bớt”= Lợt). Từ Đầy nở ra từ dính Đẫy-Đà (do lướt nhấn lấy dấu “Đầy Dã!”= Đẫy, lướt “Đầy Cả”=Đà) 69/ Câu Kiều 1035: “ Bốn bề Bát Ngát xa trông Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia” Để diễn tả cái rộng của mặt phẳng, thì từ Mặt nở ra từ dínhà Mênh-Mông (do lướt “Mặt Rộng” = Mông, “Mặt thênh Thênh” = Mênh). Kèm thêm từ Bát là con số 8 trên bản đồ Dịch lý chỉ phương Đông là biển rộng mênh mông, do vậy chữ Bát chuyển chú chỉ sự rộng (biển Đông còn gọi là Bát hải). Bốn bề Ngang đều rộng là “Ngang Bát” = Ngát, do vậy mà từ láy Bát Ngát nghĩa là vô cùng rộng, thành câu Rộng bát ngát, hay rộng mênh mông bát ngát. Câu có 6 chữ “Bốn bề bát ngát xa trông” [TQ phải dịch là: Hướng tứ chu viễn diểu, mãn nhãn thị nhất phiến liêu khoát đích向四周远眺,满眼是一片辽阔的] thành ra 13 chữ, dài gấp đôi câu Việt tức tính hiệu suất của câu chỉ bằng nửa của Việt, riêng chữ Liêu Khoát là rộng, phải thêm trợ từ Mãn Nhãn cũng chưa cảm thấy rộng bằng Bát Ngát 70/ Câu Kiều 1057: “Ngậm-Ngùi rủ bức rèm châu Cách lầu nghe có tiếng đâu họa vần” Ngậm-Ngùi là từ dính nở ra do từ Người (có tâm sự buồn), do lướt “Người dấu lòng Thầm” = Ngậm, lướt “Người dấu lòng Tủi” = Ngùi, thành từ dính Ngậm-Ngùi [TQ dịch từ dính Ngậm-Ngùi là Vọng cảnh thương hoài望景伤怀 ( ngắm cảnh mà đau lòng)] 71/ Câu Kiều 1077: “Những là Lần-Lữa nắng mưa Kiêp phong trần biết bào giờ là thôi?” Từ Lâu nở ra từ dính Lần-Lữa (do lướt “Lâu Dần” = Lần và lướt “Lâu Nữa” = Lữa). Từ 5 chữ “Lâu dần và lâu nữa” rút xuống còn 2 chữ “Lần-Lữa”, đấy là cách nén thông tin trong câu Việt nhờ áp dụng qui tắc Lướt trong tạo từ ( qui tắc Lướt chính là qui tắc “đánh vần” trong học chữ quốc ngữ, vd như: L + Am = Làm, hay Điền田 + Lực力 = Đực男, đó là chữ Nam男, do lướt “Nòi Làm” = Nam 男,tức “Nam 男hay Đực 男là “con nòi để làm giống”) 72/ Câu Kiều 1129: “Hóa nhi thật có nỡ lòng Làm chi giày tía vò hồng lắm nau!” Tác giả đã dùng qui tắc Lướt tạo từ mới như lướt “Nỗi Đau” = Nau (là từ dân gian mới). Nhiều người do không hiểu qui tắc Lướt có tồn tại trong tiếng Việt nên đã tưởng câu “lắm nau” là viết sai của “lắm nao”.Từ “lắm nao” chỉ là một thán từ. 73/ Câu Kiều 1133: “Tú bà tốc thẳng đến nơi Hăm Hăm áp điệu một hơi về nhà” Chữ nho Dọa Hù吓唬 là chữ ký âm phương ngữ (dùng bộ khẩu 口chỉ ý là từ khẩu ngữ của phương ngữ, mượn âm chữ Hạ 下cho từ Doạvà mượn âm chữ Hổ虎cho từ Hù), Dọa Hù là một từ đôi, Dọa cũng là Hù (làm cho người khác sợ). Dọa láy thành Dọa Dẫm (do lướt “Dọa Lắm” = Dẫm). Hủ nở ra từ dính Hằm-Hè. Phiên thiết Hằm = Hăm Hăm (dấu thanh điệu: 1= 0+0). Hăm Hăm cũng có nghĩa như Dọa-Dẫm, nhưng Hăm Hăm mạnh ý hơn, tốc độ hơn vì nó cận âm với Xăm Xăm (là đi nhanh). 74/ Câu Kiều 1189: “Buồng riêng riêng những Sụt-Sùi Nghĩ thân mà lại Ngậm-Ngùi cho thân” Chữ riêng đầu là riêng của buồng, chữ riêng sau là riêng của nỗi mình đang Sa nước mắt. Sa nở ra từ dínhà Sụt –Sùi (do lướt “Sa như lụt” = Sụt, lướt “Sa như Vùi” = Sùi). Ngượng nở ra từ dínhà Ngậm-Ngùi (do lướt “Ngượng Thầm” = Ngậm, lướt “Ngượng Tủi” = Ngùi). Nếu là Buồn Tủi và Ngượng Tủi thì lướt “Buồn Tủi” = Bùi, lướt “Ngượng Tủi”=Ngùi thành ra do lướt mà có được từ mới Bùi - Ngùi hơi khác sắc thái với Ngậm-Ngùi, đó là sự tinh tế của tiếng Việt nhờ sự gia công kỹ càng khi tạo từ đơn âm cũng như song âm bằng qui tắc Lướt và qui tắc Nở. 75/ Câu Kiều 1219: “ Những nghe nói đã Thẹn-Thùng Nước đời lắm nỗi Lạ-Lùng Khắt-Khe” Lạ-Lùng là từ láy. Lạ và “Lạ Hung” = Lùng. Từ Khế (契约khế ước) nở ra từ dính Khắt-Khe (do lướt “Khế Chặt”= Khắt, lướt “Khế Chẽ” = Khe). Nói “qui định là khế ước chặt chẽ” thì mất 6 chữ. Nếu nói “qui định khắt khe” thì chỉ mất 4 chữ, rút gọn câu nói hơn, mà ai cũng hiểu là trong nội dung câu có hàm khế ước rồi, đó là cách “nén thông tin của tiếng Việt đi đôi với cách “nén ký tự” trong một “vuông Trữ Nho nhò” = “vuông Chữ Nho nhỏ” mà gọi Vo gọn là “…Chữ Nho…” có từ thời cổ đại ( di chỉ chữ Nho trên xẻng đá ở Cảm Tang, Quảng Tây có niên đại cách nay 6000 năm, mà 3000 năm sau người Hán mới lần đầu tiên có mặt ở Lĩnh Nam). 76/ Câu Kiều 1299: “Miệt- Mài trong cuộc truy hoan Càng quen thuộc nết càng Dan-Díu tình” Từ Miết (liên tục) nở ra từ dínhà Miệt Mài (do lướt “Miết Thiệt”= Miệt, lướt “Miết Mãi”= Mài. Từ Dính nở ra từ dínhà Dan-Díu (do lướt “Dính Can” = Dan, lướt “Dính Níu”= Díu) 77/Câu Kiều 1335: “Bình khang Nấn-Ná bấy lâu, Yêu hoa yêu được một màu điểm trang” Nại 耐(nhẫn nại)nở ra từ dính Nấn-Ná (do lướt “Nại Dần” = Nấn, lướt “Nại Dà”= =Ná) 78/ Câu Kiều 1473: “Mảng vui rượu sớm cờ trưa, Đào đà phai thắm, sen vừa nẩy xanh” Mảng do lướt “Mải Đang” = Mảng 79/ Câu Kiều 1543: “Lại còn Bưng-Bít giấu quanh, Làm chi những thói trẻ ranh nực cười” Chữ Bế 閉nở ra từ dínhà Bưng-Bít (do lướt “Bế Đựng” = Bưng, lướt “Bế Chịt” = =Bít) 90/ Câu Kiều 1851: “Nàng đà tán hoán tê mê, Vâng lời ra trước bình the vặn đàn” Lướt “Hồn Loạn”= Hoán, Tán Hoán nghĩa như Mất Hồn hay gọi là Choáng Váng. Tê Mê là đứng sững mê mẩn [TQdịch: Tâm lý nhất phiến mê võng心里更觉一片迷惘]. 91/ Câu Kiều 1867: “Lòng riêng Tấp-Tểnh mừng thầm Vui này đã bõ đau ngầm xưa nay” Chữ Tẩu 走(đi)nở ra từ dính àTấp-Tểnh (bắt đầu bước nhen nhúm lòng hứng khởi) 92/ Câu Kiều 1959: “Chút than Quằn –Quại vũng lầy Sống thừa còn tưởng đến rày nữa sao?” Từ Cong nở ra từ dính Quằn-Quại (do lướt “Cong Uốn” = Quằn, lướt “ Cong Lại” = =Quại) 93/ Câu Kiều 3235: “Một nhà phúc lộc gồm hai Nghìn năm Dằng-Dặc quan giai Lần Lần” Từ Dài nở ra từ dính Dằng-Dặc (do lướt “Dài Thẳng”= Dằng, lướt “Dài Chắc” = Dặc). Lướt “Lâu Dần”= Lần, “Lâu Dần” = Lần à Lần Lần Tiếng Việt ngày nay là dùng hỗn hợp từ dân gian ( thương gọi là từ thuần Việt) và từ hàn lâm (thường gọi là từ Hán Việt). Từ Việt hàn lâm thì có viết bằng chữ Nho. Gọi nó là từ Hán Việt là cách gọi sai lầm, vì phát âm của nó là hoàn toàn thuần Việt. Thứ tiếng Việt hàn lâm này chính là ngôn ngữ chính thống của Trung Hoa thời nhà Đường trở về trước (mà trong cuốn từ điển đầu tiên của Trung Hoa là cuốn <Thuyết Vản Giải Tự 說文解字> có từ thời đầu Công nguyên đã thể hiện rõ. Thơ Đường viết bằng chữ Nho phải đọc đúng như phát âm của tiếng Việt hàn lâm thì mới đúng luật bằng trắc. Còn đọc như phát âm của Hán ngữ hiện đại thì sai, không còn ra thơ Đường nữa. Hán ngữ hiện đại hay còn gọi là tiếng Phổ thông Trung Quốc (mà quốc tế gọi là tiếng Mandarin – Mandaren tức Mãn Đại Nhân 滿大人, là thứ tiếng của quan lại nhà Mãn Thanh 滿清 ngoại tộc phát âm lơ lớ làm méo mó tiếng Trung Hoa có từ thời nhà Đường. Tiếng Mandarin còn gọi là tiếng Quan thoại [ theo kiến giải của nhà sử học trứ danh Viên Đằng Phi 袁騰飛, giáo thụ trường Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh Trung Quốc] ). Tiếng Việt thuộc ngữ tộc Nam Đảo ( Malayapolinesian – xưa gọi là tộc Đại La ở ĐNÁ), thuộc ngữ hệ Môn-Khơme . Hệ đếm của tiếng Khơ me là hệ ngũ phân: 1 – 2 - 3 - 4 - 5 tức Muôi – Tê – Bây – Buôn – Prăm là hết vòng đếm, quay vòng tiếp là 6 tức Prăm Muôi. Vậy số 5 là lớn nhất vòng đếm, là con số Nhiều. Nôi Khái Niệm “ nhiều” đã tiến triển trong tiếng Việt là: 5 = Prăm = Rắm = Năm = Lắm = Lũ = Ngũ 五 = Ngao-Ngán = =Ran 然 = Nhan-Nhản = Nhặn = Nhiên 然 = Nhiêu 繞 = Nhiều. Trong Nôi Khái Niệm đó các từ Ngũ 五, Ran 然, Nhiên 然, Nhiêu 繞 là những từ hàn lâm có viết bằng chữ Nho. Hán ngữ dùng chữ Nho, cũng với nghĩa như tiếng Việt, nhưng phát âm bị lơ lớ đi như Nhiên 然 thành “ rán 然”, Nhiêu 繞 thành “ráo 繞”, Ngũ 五 thành “wủ 五”.v.v.Tiếng Việt dùng Vân Vân 云 云 ở cuối câu có nghĩa là còn nói nhiều ví dụ nữa. Vì từ hàn lâm Vân 云 đồng nghĩa từ dân gian Van (nghĩa là Nói). Ví dụ câu: “ Ai Van chi rứa?” có nghĩa là “ Ai Nói gì đấy?”. Hán ngữ hiện đại không dùng Vân Vân 云云 mà dùng Đẳng Đẳng 等等 ( nghĩa là còn nói nữa Bằng Bằng như ví dụ ấy). Ngay tiếng Sài Gòn thường được coi là ngôn ngữ mới thực ra nó là tiếng Kinh rất cổ. Ví dụ từ Bộ = Không ( trong câu: “Tôi cũng làm nổi chứ Bộ! “ nghĩa là :Tôi cũng làm nổi chứ Không à!”) .Từ đáy Bộ (= Không) là một từ đáy rất cổ của tiếng Kinh, có gốc do từ Bỏ (= Không). Nôi Khái Niệm “không” cửa tiếng Việt là: Nỏ (tiếng Nghệ) = =No (tiếng Anh) = Bỏ = Bò (tiếng Thái) = Bộ (tiếng Sài Gòn) = Bố (tiếng Tày) = Bỏ Bố (= Không Không, từ đôi, tiếng Kinh) = Mô = Vô 無 = Vong 亡 = Vất = Vật 勿 = Mất (do lướt từ đôi “Mô Vật:” = Mất) = Mạc 莫 = Bác 駁 = Bất 不(do lướt từ đôi “Bỏ Mất”= Bất 不) = Phất 弗 (do lướt từ đôi “Phi Vật” = Phất) = Thất 失 = Thác = Bác = Bác Bỏ = Nỏ = No. Trong NKN này chỉ có những từ hàn lâm là có viêt bằng chữ nho như Vô 無 [wu], Vong 亡 [wang], Vật 勿 [wu], Bất 不 [bu], Thất 失 [shi], Phất 弗 [fú], Mạc 莫 [mo], Bác 駁 [bo], nên những chữ ấy được Hán ngữ mượn dùng nguyên nghĩa, chỉ có là phát âm bị Mãnđạinhân [Mandaren] làm méo mó đi như chú trong ngoặc vuông [ ], ngôn ngữ với lối phát âm ấy được quốc tế gọi là tiếng Mandarin [Mandaren], thường gọi là tiếng Quan Thoại (theo giải thích của Viên Đằng Phi 猿騰飛, nhà sử học hiện đại trứ danh Trung Quốc, giáo sư dạy sử trường đại học Thanh Hoa Bắc Kinh ). Xem cuốn Từ điển Trung Việt (Hà Nội 1991) thấy đề bìa “khoảng 60. 000 chữ”, một kĩ sư trẻ người Trung Quốc (quê Triết Giang) đã thốt lên với tôi rằng: ”Thấy đề 6 vạn Hán tự mà phát hãi! Thực ra trong đó chỉ có khoăng 2000 chữ là chữ của người Hán thôi, còn lại là chữ của dân tộc Bách Việt và các dân tộc khác. Ví dụ từ Câu Lạc Bộ là mượn dùng ba chữ nho Việt là các chữ Câu 俱, Lạc 樂, Bộ 部, với ý nghĩa khác hẳn, để ký âm từ cận âm có ba âm tiết là từ Club ( C – Lu – B) của tiếng Anh, chứ nó không phải là tiếng Hán và chữ của Hán”. Chữ Lạc樂 là một chữ nho Việt kiểu “hội ý”, nghĩa là Nước = Nác = Lạc, chữ gồm bộ Ti (絲 ý là nước dù là những giọt nhỏ li ti) + bộ Mộc (木 ý là nước dù là đầy ắp như biển Đông - Chữ Mộc木 theo Dịch lý chỉ phương Đông, ám chỉ biển Đông) + bộ Bạch (白 ý là nước là vật chất trong trắng như “Bạc Sạch”= Bạch 白), do nước làm mát nên chữ Lạc 樂 còn được chuyển chú thành nghĩa là mát mẻ, vui vẻ, khoái lạc. (Chữ Dược 藥 là chữ kiểu “hôi ý”, đọc lướt từ trên xuống là “Thảo 艸 Nước 樂” = Thuốc, hoặc đọc là “ Dại 艸Nước 樂” = Dược, chữ Thảo là cỏ dại nên Thảo và Dại đồng nghĩa nhau). Lạc Việt 樂越 nghĩa là Nước Việt. Theo truyền thuyết thì ông tổ của người dân Nước Việt là Lạc 樂 Long 龍 Quân 君 ( đây là ba chữ nho khi đã bị viết theo ngữ pháp Hán, gọi là Hán văn) còn nguyên thuỷ theo từ dân gian viết theo ngữ pháp Việt là Quân Long Lạc thì nó có nghĩa là Con 君 Rồng 龍 Nước 樂 tức Ông (君) Vua (龍) của Nước (樂); chữ Quân 君 là từ hàn lâm của từ dân gian Con, trong NKN: Con = Can 干 = Cán 干 = Quan 官 = Quân 君 = Kô 子 (tiếng Nhật) = Cò (tiếng Thái) = Cu (tiếng Vân Kiều) = Tu子 (tiếng Tày) = Tử 子 = Tí 子 = Nhi 兒= Nhỏ 孺= Nho 儒;chữ Rồng 龍 được chuyển chú thành nghĩa là Vua nên áo của Vua gọi theo ngữ pháp Hán là Long Bào 龍袍, giường của Vua gọi là Long Sàng 龍床. Người Hán chế chữ Lạc 洛 khác kiểu “ hình thanh”: hình là chữ Nước ( 氵) + thanh là mượn âm của chữ Các(各), hoặc hình là bộ Mã (馬 ngầm ý là người Việt đã bị đuổi đi khỏi đất quê hương vì bị người Hán chiếm) thành chữ Lạc 駱 này. Cũng như từ Quản Lý là do người Nhật mượn hai chữ nho Việt là chữ Quản 管và chữ Lý 理 để dịch từ Management của tiếng Anh. Ghép Quản Lý管理 (Nhật phát âm là “Kan Ri 管理”, ghép theo ngữ pháp Nhật, có nghĩa là “ dùng Lý 理 mà Quản 管”, ý nghĩa rất đúng). Hán ngữ mượn lại nguyên si của Nhật (nhưng phát âm lơ lớ đi là “Guan Li 管理” mà từ ghép này ở ngữ pháp Hán lại có nghĩa là “Quản 管 cái Lý 理”, thì thành sai ý nghĩa hoàn toàn, vì chẳng ai Quản được cái Lý, chỉ có dùng Lý mà Quản người, Quản việc, thì mới thành. Tiếng Việt ngày nay là dùng hỗn hợp từ dân gian ( thương gọi là từ thuần Việt) và từ hàn lâm (thường gọi là từ Hán Việt). Từ Việt hàn lâm thì có viết bằng chữ Nho. Gọi nó là từ Hán Việt là cách gọi sai lầm, vì phát âm của nó là hoàn toàn thuần Việt. Thứ tiếng Việt hàn lâm này chính là ngôn ngữ chính thống của Trung Hoa thời nhà Đường trở về trước (mà trong cuốn từ điển đầu tiên của Trung Hoa là cuốn <Thuyết Vản Giải Tự 說文解字> có từ thời đầu Công nguyên đã thể hiện rõ. Thơ Đường viết bằng chữ Nho phải đọc đúng như phát âm của tiếng Việt hàn lâm thì mới đúng luật bằng trắc. Còn đọc như phát âm của Hán ngữ hiện đại thì sai, không còn ra thơ Đường nữa. Hán ngữ hiện đại hay còn gọi là tiếng Phổ thông Trung Quốc (mà quốc tế gọi là tiếng Mandarin – Mandaren tức Mãn Đại Nhân 滿大人, là thứ tiếng của quan lại nhà Mãn Thanh 滿清 ngoại tộc phát âm lơ lớ làm méo mó tiếng Trung Hoa có từ thời nhà Đường. Tiếng Mandarin còn gọi là tiếng Quan thoại [ theo kiến giải của nhà sử học trứ danh Viên Đằng Phi 袁騰飛, giáo thụ trường Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh Trung Quốc] ). Tiếng Việt thuộc ngữ tộc Nam Đảo ( Malayapolinesian – xưa gọi là tộc Đại La ở ĐNÁ), thuộc ngữ hệ Môn-Khơme . Hệ đếm của tiếng Khơ me là hệ ngũ phân: 1 – 2 - 3 - 4 - 5 tức Muôi – Tê – Bây – Buôn – Prăm là hết vòng đếm, quay vòng tiếp là 6 tức Prăm Muôi. Vậy số 5 là lớn nhất vòng đếm, là con số Nhiều. Nôi Khái Niệm “ nhiều” đã tiến triển trong tiếng Việt là: 5 = Prăm = Rắm = Năm = Lắm = Lũ = Ngũ 五 = Ngao-Ngán = =Ran 然 = Nhan-Nhản = Nhặn = Nhiên 然 = Nhiêu 繞 = Nhiều. Trong Nôi Khái Niệm đó các từ Ngũ 五, Ran 然, Nhiên 然, Nhiêu 繞 là những từ hàn lâm có viết bằng chữ Nho. Hán ngữ dùng chữ Nho, cũng với nghĩa như tiếng Việt, nhưng phát âm bị lơ lớ đi như Nhiên 然 thành “ rán 然”, Nhiêu 繞 thành “ráo 繞”, Ngũ 五 thành “wủ 五”.v.v.Tiếng Việt dùng Vân Vân 云 云 ở cuối câu có nghĩa là còn nói nhiều ví dụ nữa. Vì từ hàn lâm Vân 云 đồng nghĩa từ dân gian Van (nghĩa là Nói). Ví dụ câu: “ Ai Van chi rứa?” có nghĩa là “ Ai Nói gì đấy?”. Hán ngữ hiện đại không dùng Vân Vân 云云 mà dùng Đẳng Đẳng 等等 ( nghĩa là còn nói nữa Bằng Bằng như ví dụ ấy). Ngay tiếng Sài Gòn thường được coi là ngôn ngữ mới thực ra nó là tiếng Kinh rất cổ. Ví dụ từ Bộ = Không ( trong câu: “Tôi cũng làm nổi chứ Bộ! “ nghĩa là :Tôi cũng làm nổi chứ Không à!”) .Từ đáy Bộ (= Không) là một từ đáy rất cổ của tiếng Kinh, có gốc do từ Bỏ (= Không). Nôi Khái Niệm “không” cửa tiếng Việt là: Nỏ (tiếng Nghệ) = =No (tiếng Anh) = Bỏ = Bò (tiếng Thái) = Bộ (tiếng Sài Gòn) = Bố (tiếng Tày) = Bỏ Bố (= Không Không, từ đôi, tiếng Kinh) = Mô = Vô 無 = Vong 亡 = Vất = Vật 勿 = Mất (do lướt từ đôi “Mô Vật:” = Mất) = Mạc 莫 = Bác 駁 = Bất 不(do lướt từ đôi “Bỏ Mất”= Bất 不) = Phất 弗 (do lướt từ đôi “Phi Vật” = Phất) = Thất 失 = Thác = Bác = Bác Bỏ = Nỏ = No. Trong NKN này chỉ có những từ hàn lâm là có viêt bằng chữ nho như Vô 無 [wu], Vong 亡 [wang], Vật 勿 [wu], Bất 不 [bu], Thất 失 [shi], Phất 弗 [fú], Mạc 莫 [mo], Bác 駁 [bo], nên những chữ ấy được Hán ngữ mượn dùng nguyên nghĩa, chỉ có là phát âm bị Mãnđạinhân [Mandaren] làm méo mó đi như chú trong ngoặc vuông [ ], ngôn ngữ với lối phát âm ấy được quốc tế gọi là tiếng Mandarin [Mandaren], thường gọi là tiếng Quan Thoại (theo giải thích của Viên Đằng Phi 猿騰飛, nhà sử học hiện đại trứ danh Trung Quốc, giáo sư dạy sử trường đại học Thanh Hoa Bắc Kinh ). Xem cuốn Từ điển Trung Việt (Hà Nội 1991) thấy đề bìa “khoảng 60. 000 chữ”, một kĩ sư trẻ người Trung Quốc (quê Triết Giang) đã thốt lên với tôi rằng: ”Thấy đề 6 vạn Hán tự mà phát hãi! Thực ra trong đó chỉ có khoăng 2000 chữ là chữ của người Hán thôi, còn lại là chữ của dân tộc Bách Việt và các dân tộc khác. Ví dụ từ Câu Lạc Bộ là mượn dùng ba chữ nho Việt là các chữ Câu 俱, Lạc 樂, Bộ 部, với ý nghĩa khác hẳn, để ký âm từ cận âm có ba âm tiết là từ Club ( C – Lu – B) của tiếng Anh, chứ nó không phải là tiếng Hán và chữ của Hán”. Chữ Lạc樂 là một chữ nho Việt kiểu “hội ý”, nghĩa là Nước = Nác = Lạc, chữ gồm bộ Ti (絲 ý là nước dù là những giọt nhỏ li ti) + bộ Mộc (木 ý là nước dù là đầy ắp như biển Đông - Chữ Mộc木 theo Dịch lý chỉ phương Đông, ám chỉ biển Đông) + bộ Bạch (白 ý là nước là vật chất trong trắng như “Bạc Sạch”= Bạch 白), do nước làm mát nên chữ Lạc 樂 còn được chuyển chú thành nghĩa là mát mẻ, vui vẻ, khoái lạc. (Chữ Dược 藥 là chữ kiểu “hôi ý”, đọc lướt từ trên xuống là “Thảo 艸 Nước 樂” = Thuốc, hoặc đọc là “ Dại 艸Nước 樂” = Dược, chữ Thảo là cỏ dại nên Thảo và Dại đồng nghĩa nhau). Lạc Việt 樂越 nghĩa là Nước Việt. Theo truyền thuyết thì ông tổ của người dân Nước Việt là Lạc 樂 Long 龍 Quân 君 ( đây là ba chữ nho khi đã bị viết theo ngữ pháp Hán, gọi là Hán văn) còn nguyên thuỷ theo từ dân gian viết theo ngữ pháp Việt là Quân Long Lạc thì nó có nghĩa là Con 君 Rồng 龍 Nước 樂 tức Ông (君) Vua (龍) của Nước (樂); chữ Quân 君 là từ hàn lâm của từ dân gian Con, trong NKN: Con = Can 干 = Cán 干 = Quan 官 = Quân 君 = Kô 子 (tiếng Nhật) = Cò (tiếng Thái) = Cu (tiếng Vân Kiều) = Tu子 (tiếng Tày) = Tử 子 = Tí 子 = Nhi 兒= Nhỏ 孺= Nho 儒;chữ Rồng 龍 được chuyển chú thành nghĩa là Vua nên áo của Vua gọi theo ngữ pháp Hán là Long Bào 龍袍, giường của Vua gọi là Long Sàng 龍床. Người Hán chế chữ Lạc 洛 khác kiểu “ hình thanh”: hình là chữ Nước ( 氵) + thanh là mượn âm của chữ Các(各), hoặc hình là bộ Mã (馬 ngầm ý là người Việt đã bị đuổi đi khỏi đất quê hương vì bị người Hán chiếm) thành chữ Lạc 駱 này. Cũng như từ Quản Lý là do người Nhật mượn hai chữ nho Việt là chữ Quản 管và chữ Lý 理 để dịch từ Management của tiếng Anh. Ghép Quản Lý管理 (Nhật phát âm là “Kan Ri 管理”, ghép theo ngữ pháp Nhật, có nghĩa là “ dùng Lý 理 mà Quản 管”, ý nghĩa rất đúng). Hán ngữ mượn lại nguyên si của Nhật (nhưng phát âm lơ lớ đi là “Guan Li 管理” mà từ ghép này ở ngữ pháp Hán lại có nghĩa là “Quản 管 cái Lý 理”, thì thành sai ý nghĩa hoàn toàn, vì chẳng ai Quản được cái Lý, chỉ có dùng Lý mà Quản người, Quản việc, thì mới thành. Qui Tắc Lướt tồn tại trong tạo từ dân gian cũng như tạo từ hán lâm: Lướt lấy dấu: “Không Có”= Khống (hợp đồng “khống” là hợp đồng giả). Vu Khống là đặt điều, nói không đúng sự thật. Lướt “Vu Khống” = Vống (nói “vống” là nói không đúng sự thật đã có, nói vống lên thế thôi). Từ hàn lâm viết bằng chữ nho cũng hình thành do QT Lướt, như: 1/ Chữ Siêm 覘 nghĩa là tìm thấy, viết bằng hội ý gồm chữ Chiêm 占 nghĩa là xem + chữ Kiến 見 nghĩa là thấy, tại sao lại đọc là Siêm? Đó là do đã lướt “Soi Kiếm” = Siêm (Soi = Tìm, Kiếm= Tìm được). 2/ Chữ Gia 嘉 nghĩa là sáng, thông minh, thường được ghép với từ nữa cũng nghìa là sáng cho mạnh ý như Gia Huy 嘉辉, Gia Thiều 嘉韶 (như trong tên ông Nguyễn Gia Thiều 阮嘉韶 nghĩa là Nguyễn 阮 + Thông minh 嘉 + Sáng đẹp 韶), chữ Gia 嘉 viết hội ý gồm chữ Gia 加 + chữ Hỉ 喜, đọc lướt, như đánh vần “Gia 加Hỉ 喜” = Dĩ以, “Hỉ 喜Gia 加” = Hà 霞. Dĩ 以 là từ hàn lâm của từ dân gian Giữ (do lướt nhấn mạnh “Giữ Chi之!” = Dĩ 以). Hà 霞 nghĩa là ánh sáng, cùng nôi khái niệm (NKN): Lửa = Lả = Hà 霞= Hoả 火. Gia 加+Hỉ 喜 à lái thành Dĩ 以+ Hà 霞, Dĩ 以 Hà 霞 chính là từ hàn lâm của từ dân gian Giữ Lả, mà Giữ Lả thì có nghĩa là Sáng (chữ Gia 嘉), mà Sáng tức là Thông Minh 聪明, vì Thông Minh 聪明 = 耳+ 总 + 日+ 月,là Tai nghe (chữ Nhĩ 耳là tai) được Cả (chữ Tổng 总là tất Cả) Trời (chữ Nhật 日là trời) Trăng (chữ Nguyệt 月là trăng), tức là nghe được cả nói xuôi nói ngược, cả thế gới dương (Trời日) lẫn thế giới âm (Trăng 月). <Thuyết Văn Giải Tự> giải thich chữ Gia 嘉 với nghĩa chung chung là Mĩ 美, là Thiện 善, Mĩ và Thiện đồng nghĩa ( như Chu Lễ, giữ gia lễ thân vạn dân周禮。以嘉禮親萬民。Cho thấy đây chính là hình ảnh đống lửa giữa vòng múa xoè đêm hội của cộng đồng dân cư thời Chu. Đống lửa chung vui ấy gọi là Cả - Cổ Nha thiết 古牙切 – hay “Giữ Lả”= Gia 嘉) Văn hoá của lối nói Việt Tiếng Việt từ trong ngôn từ gồm từ dân gian và từ hàm lâm cùng với sáu thanh điệu góp phần làm nhiều thêm âm vận nên rất phong phú nguồn từ vựng, rất ít từ đồng âm nên dễ latin hoá ký tự để dễ hội nhập bàn phím máy tính. Do có nguồn từ vựng phong phú nên tiếng Việt có lợi thế trong diễn đạt, thể hiện nó là rất tinh vi và tế nhị gọi tắt là tinh tế. Văn hoá trong lối nói Việt thể hiện ở Kinh ngữ, Khiêm ngữ, Ôn hoà ngữ, Ái ngữ, Thán ngữ…(thể hiện rõ nhất ở lối nói của cư dân kinh thành Thăng Long – cư dân phổ cổ Hà Nội, và thể hiện rõ nhât trong lời thơ của Truyện Kiều). Lối nói ấy không phải chỉ có ở tầng lớp có học mà là lối nói dân gian, mà đa số là người mù chữ mà vẫn ăn nói dễ nghe như vậy, thể hiện cộng đồng rất có tôn ti trật tự, khiêm nhường ( trong xưng hô không phải chỉ co I với You. Wo với Ni mà bao giờ cũng hỏi trước thứ bậc trong gia đình để mà gọi là chị Hai hay chị Ba cho phải phép), không bào giờ gây xung đột trong đối thoại, giao dịch. Đó là do người xưa đã gia công (trau chuốt) ngôn từ rất kỹ bằng các <Qui tắc tạo dụng ngôn từ dân gian> và các <Qui tắc tạo dụng ngôn từ hàn lâm> (hai loại ngôn từ này lại cùng có thể dùng lẫn Qui tắc của nhau) do vậy mà lối nói trờ thành vô cùng phong phú trong diễn đạt, dùng từ rất chính xác với các ngữ cảnh. Đơn cử chỉ riêng thanh điệu đã có Qui tắc chia theo Âm = 0 và Dương= 1 như sau: Các dấu <không> = 0, <ngã>= 0, <nặng>= 0; Các dấu <sắc> = 1, <hỏi> = 1, <huyền> = 1. Do vậy chỉ cần thay đổi “giới tính” của âm vận là nghĩa của từ thành khác ngay. Ví dụ (1): con Ma (dấu không = 0) và cái Mả (dấu hỏi = 1) là của một thực thể nhưng ở hai thế giới khác nhau: con Ma ở thế giới âm không nhìn thấy được còn cái Mả là ở thế giới dương nhìn thấy sờ sờ), còn “hàng hoá” (hàng đẻ mà hoá) thì lại gọi là hãng Mã ( dấu ngã = 0) [viết bằng hàn lâm là chữ Minh 冥 (âm) nhưng đã dùng QT Lướt Nhấn mà thành từ mới được tạo dụng là “Minh冥 Ạ ! = “Minh 冥Dã 也!” = Mã, gọi dân gian là hàng Mã. Rừng U Minh烏冥 dày kín như tối bưng là viết hàn lâm bằng hai chữ này 烏冥. U 烏 = tối , Minh 冥= tối, đều thuộc Nôi Khái Niệm màu đen, Màu Đen theo QT Lướt mà thành từ mới được tạo dụng là “Màu Đen” = Mèn (lại được theo QT Chuyến Chú mà thành tên con dế Mèn). Màu Hun theo QT Lướt mà thành từ mới được tạo dụng là “Màu Hun” = Mun. Hun như hun khói là làm cho đen như Đêm Hôm. Từ Hôm nghĩa là Đêm lại được viết hàn lâm bằng chữ Hôn 昏. Nói Hôm Qua chỉ có nghĩa là Đêm Qua. Nói Ngày Hôm Qua thì mới có nghĩa chính xác là cả Ngày (đang còn sáng) và cả Đêm (trời đã tối) của thời đã qua. Ngày Hôm = Ngày Đêm (24 h) thì tiếng Tày chỉ gọi chính xác là một “Vằn”, viết bằng hàn lâm là một chữ Vận 運, tức một vòng quay của trái đất quanh trục của chính nó ( 24 h)]. Ví dụ (2): Từ Ham Muốn được viết hàn lâm bằng chữ Hâm Mộ 歆慕. Nhưng từ Ham Muốn đã theo QT Lướt Lấy Dấu mà thành từ mới được tạo dụng là từ “Ham Muốn” = Hám, làm cho ý nó mạnh hơn như dương mạnh hơn âm (Ham = 0, Hám =1), nếu quá hám tức Thái Hám thì đã Lướt thành từ mới cùng NKN là “Thái Hám” = 1 +1 = 0 =Tham (phép cộng dấu thanh điệu là theo đúng toán nhị phân 1+1 = 0, 0+ 0 =1). QT Chuyển Chú (rót nghĩa của từ đang dùng sang một ý nghĩa khác) được dùng chung cho từ dân gian và từ hàn lâm. Ví dụ nói vùng đất tươi đẹp mà chỉ dùng lừ Land thì chẳng thấy nó tươi đep chỗ nào, mà lối nói Việt thì diến tả là non sông tươi đẹp, giang sơn cẩm tú thí thấy cả một sinh thái tuyệt vời. Nói giặc đến giết dân ta không tha cả trứng lẫn kén, thì thấy nó dã man đến không tha cả trẻ sơ sinh đến người già nằm liệt giường. Nói yêu nhau sang chơi cửa chơi nhà để thầy mẹ biết hẹn chúc hoa định ngày (dịch sang tiếng nước ngoài là sang sờ cái cửa, xem cái nhà), nhưng đấy thật là một câu Khiêm ngữ, nói sang tìm hiều gia cảnh (từ truyền thống dòng họ. có gen bệnh di truyền gì không, địa vị xã hội ra sao, tập quán gia phong, điếu kiện kinh tế… còn quá công an điều tra hình sự… cho đến khi quyết chí Dám hỏi để cưới) vậy mà chỉ có nhẹ nhàng là mời sang “chơi cửa chơi nhà”. Mà đến khi Dám đem sính lễ sang hỏi cưới thật thì lại không gọi thô thiển là sự kiện “Dám hỏi” mà gọi nhẹ nhàng là sự kiện “Dạm ngõ” (Dám = 1, dương; Dạm = 0, âm, chỉ khác dấu thanh điệu. Thật là khó cho người nước ngoài học tiếng Việt, đúng là phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam). Ví dụ về QT Nở ( từ đơn âm Nở ra từ dính song âm cùng tơi tức cùng phụ âm đầu): Nói à (Nở ra từ dính cùng tơi N): Nài-Nỉ (nói mời); Nũng-Nịu (nói đòi thương); Nỉ-Non (nói nhớ);… Thuyết à (Nở ra từ dính cùng tơi Th): Thưa – Thốt (nói báo cáo); Thỏ -Thẻ (nói yêu); Thủ -Thỉ (nói ân cần); Thì – Thầm (nói bí mật); Thẽ -Thọt (nói mách lẻo);… Lời à (Nở ra từ dính cũng tơi L): Lập –Lờ (lời nước đôi); Lấp – Lửng (lời không minh bạch); Lắt – Léo (lời chối bỏ); Lươn –Lẹo (lời gian manh); Lưu –Loát (lời diễn đạt trôi chảy);… Ngôn à (Nở ra từ dính cùng tơi Ng): Ngập – Ngừng (lời thiếu tự tin); Ngắc –Ngứ (lời diễn đạt không trôi chảy); Ngọng – Ngịu (lời phát âm không chuẩn);… Từ dính là từ song âm đơn thuần, hai âm phải dính nhau (nên có gạch nối giữa chúng) và không thể đổi ngược vị trí thì từ mới có nghĩa, nếu tách hai tiếng ra riêng biệt thì mỗi tiếng không còn nghĩa nữa. Khác với “từ ghép”, thực chất là cụm từ, tuy cũng chỉ gồm hai tiếng nhưng là “đề” và ”thuyêt” rõ ràng, ví dụ cụm từ Chiến Thắng (không phải là một từ song âm), mà là cụm từ, ghép theo ngữ pháp Hán (thuyết trước đề sau), trong đó đề là từ Thắng, còn thuyết là từ Chiến (ý nghĩa cụm từ này là Thắng nhờ Đánh nhau). Do hiện tượng mỗi từ đơn âm đều có thể Nở ra những từ dính mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau (nguyên lý nhất nguyên sinh nhị nguyên) nên tiếng Việt trở nên phong phú vì càng tinh tế, và từ vựng song âm nhiều gấp bội từ vựng đơn âm. (Có thể lập một cuốn từ điển Từ dính) Lướt lấy dấu là khi lướt thì tiếng đầu lấy dấu thanh điệu của tiếng sau thay cho dấu thanh điệu của chính nó, còn tiếng sau bị lược bỏ hoàn toàn. Ví dụ: “ Không Có” = Khống. (Như khai điều Không Có thật, gọi là khai Khống). “Ham Lắm” = Hám, (Như câu: “con ấy Hám thằng đó chỉ vì tiền”). “Hưng Phấn”= Hứng. (Như câu: “Hứng lên thì nó chơi rất nhiệt tình”). Kinh Dương Vương Kinh Dương Vương 京 揚 王có nghĩa là Người (京) +Làm (揚) + +Vua (王): Người (chữ Kinh京, là chữ kiểu “chỉ sự”, gồm Đầu 亠+ Mảnh口 thân + Chân Tay小, tức “Túc Nhiều” = Tiểu小 + Làm (chữ Dương揚,là chữ kiểu “hội ý”, gồm Tay扌+ xê Dịch易) + Vua (chữ Vương王, là chữ kiểu “chỉ sự”, gồm một Kẻ đứng thống lĩnh cả ba Kẻ ngang). Chữ Dương 揚có bộ Tay扌, nghĩa là Làm ( như Giương cung, Giữ cày, Giơ cuốc, hay thậm chí đến Giở trò chim chuột, Giở thói côn đồ, đều chỉ dùng một chữ Dương 揚 này). “Người làm vua” tức “Kinh dương vương”, tiếng Anh chỉ gọi gọn một chữ “King” nghĩa là vua. Tục thờ Kinh Dương Vương chứng tỏ người Kinh là Tổ của đại tộc Việt tức Bách Việt, chứ không phải người Kinh là con út của nòi Việt. Làng Việt nào cũng có tên bằng từ chỉ người, là từ lướt “Kinh 京Đẻ” = Kẻ (tức “Người đẻ ra Người), sau còn dùng các chữ Cổ 古, Khê 溪để kí âm từ Kẻ, còn nhan nhản các tên làng bản bắt đầu bằng chữ Cổ 古hay chữ Khê 溪ở Hoa Nam TQ. Quẻ Li = Kẻ Lửa = Kẻ La. viết ký âm bằng chữ cận âm là Cổ Loa (người Đài Loan lại đọc chữ La 羅là “Loa羅”. Người Hán lại đọc chữ La 羅là “Lúa羅” gần với âm Lửa) tương tự như ở Hà Nội có làng Kẻ Noi viết ký âm bằng chữ cận âm là Cổ Nhuế. Chữ Dương 揚có bộ Tay扌, mang nghĩa là Làm vì từ Dương là ở trong Nôi khái niệm “làm”: Chăm = Nhằm = Nhậm 任 = Nhiệm 任= =Nhắm = Lăm Lăm = Lao 勞= Làm = Cam 甘 = Cù 劬 = Cử 舉 = =Cần Cù 勤 劬 = Cặm Cụi = (Cắc Củm = Cần Kiệm勤 儉) = Cán 干 = Cần 勤 = Mần = ( Mẫn Cán 敏 干 = Cần Mẫn勤 敏) = Mở = Dỡ = Giơ = Giở = Giương = Dương 揚 = Cương = Căng = Gắng = Ganh = Hành 行 = Hạch 核 = Trách 責 = Tranh 爭 = Giành = Giăng = Chăng (vd: con nhện chăng tơ) = Chăm Chỉ = Chí 志 ( “Thập 十Nhất一” = Thật + Tâm心”) = Chức 職 = Dực 織 = Dệt = Nết = Nết Na = Nàm = Nam 男 = (“Điền田 Lực力” = Đực) = Đụ; Đực về nghĩa thì là giống đực, tương ứng số 1( số 1 là Làm thì số 0 là không làm tức “Làm Dối” = “Làm Chơi” = Lười hay “Làm Man” = Lãn), nhưng Đực về dấu thanh điệu thì là dấu nhóm âm thể hiện “trong dương có âm”, nên về dấu thanh điệu thì Đực + Đực = 0 + 0 =1 = Đức (thái âm thành dương); Đức về dấu thanh điệu thì là nhóm dương nhưng về nghĩa thì nó chính là Nước (thuộc Âm), Nước = Nác = Đác = Đức 德 , biểu ý của chữ Đức 德là Đi ( 彳)Mười (十) phương Bốn (四) biển vẫn y Một (一) Lòng (心) là Nó = Tỏ = Tâm心 là H2O), Đức mang dấu tính dương (thể hiện trong âm có dương), Đức có nghĩa là đầy đủ, chu đáo, như nước, “thương nhau như bát nước đầy”, Đức = Phức 複 (sự đầy, nhiều, phức tạp) = Phúc 福 (cả ba từ này đều hàm ý đầy, nhiều, là ba chữ do Việt Nho đặt ra từ tư duy phồn thực của dân nông nghiệp lúa nước). Chữ Phúc 福 (Phúc = Phước = Nước = Nậm = Nậy = Đầy = Đủ = Tụ = Túc = Phúc) có nghĩa đen là sự đầy đủ, mà biểu ý của chữ là ước ao (Nước = Ướt = Ước = Ao = Yêu = Kêu = Cầu) mà cụ thể là ước ao (yêu cầu要求) được Phúc福, cụ thể là được thấy (chữ Thị礻) có nhiều ruộng nước: chữ Điền (田) khi thấy ruộng gần + chữ vuông (口) khi thấy ruộng ở “tầm nhìn xa mười ki lô mét” + chữ gạch một nét (一) khi thấy ruộng ở tầm nhìn xa tận chân trời, có nghĩa là ước ao giàu có, sở hữu “Đồng ruộng liền Liền” = Điền田, là có được “ruộng đồng thẳng cánh cò bay”. Công việc nhà nông cứ lặp đi lặp lại chậm chạp (lặp lại chẳng khác gì thao tác công nghiệp của công nhân trong dây chuyền tự động (chỉ khác là nhanh thoăn thoắt), đó là Mần = =Vần = Vận = Vụ 務 = “Vụ Chiếc” = Việc 務. Công vụ hay thời vụ gọi cho sang là nhiệm vụ, là nhiều việc trong thời gian dài, còn công việc thì chỉ là cụ thể lẻ loi ngắn trong thời gian một Chốc = Chiếc. Khi cúng đều dâng hai thứ biểu trưng dương âm không thể thiếu là Lửa và Nước, thể hiện bằng Lửa (Nhang + Đăng) và Nước (Trà +Tửu) và cái thứ năm là Hoa vừa có nước (cắm vào bình nước) vừa có lửa (bông hoa nở). Nước/Lửa = Nậm/Nắng = Âm陰 / Dương陽. Nước = Ướt = Âm陰. Nắng = Nướng = Dương陽. Âm = =Đẫm (ướt đẫm) = Đêm = Đen = Mèn = Mun = Hun = Hôn 昏 = Hối晦 = Hắc 黑 = Huân 熏 = Hoen =Hoẻn = Huyền玄. Dương = Nướng = Nắng = Nỏ = Nôi (nắng nỏ, nắng nôi) = Ngời = Ngày = Cháy = =Chói = Soi = Sáng = Tráng 壯 = Trắng. Âm màu Đen, Dương màu Trắng, chính là màu của con Nòng ( Đen) và con Nọc (Trắng) trong đồ hình Âm Dương. Lướt lấy dấu cả câu: cái làm cho “Đen của đêm được sáng như Ngày” = “Đen…Ngày” = Đèn, gọi là cái Đèn, đương nhiên lướt “Đèn sáng như Nắng” = 1 + 1= 0 = Đăng (nên cái Đèn còn gọi là cái Đăng燈. Tra <TVGT> trên mạng sẽ được câu trả lời: “Xin lỗi, chưa có thâu lục Hán tự Đăng (抱歉,没有收录汉字 “燈”)”. Đã xin lỗi rằng nó không phải là Hán tự thì nó chính là chữ nho của người Việt mà Hán ngữ mượn dùng với nguyên nghĩa vậy, chỉ có phát âm của Mandarin ( Mãnđạinhân) làm méo đi thành “Tâng燈”. Hán ngữ hình thành trên nền chữ Nho, nên có mượn dùng từ Đăng 燈 mà không có từ Đèn. Thiên thể ban đêm nhìn thấy to và sáng nhất là cái lướt lấy dấu “Trắng ban Đêm” = Trăng, nó duy nhất sáng như con “Mắt Độc” = Mặt (lướt lấy dấu), nên gọi là Mặt Trăng. Lướt “Thời Trăng” = Tháng (tháng âm lịch). Thiên thể ban ngày nhìn thấy nó Chói Soi = Chiếu Sáng thành Nắng Rọi = Sáng Ngời = “Trắng Ngời” = Trời, nó duy nhất sáng như con “Mắt Độc” = Mặt (lướt lấy dấu), nên gọi là Mặt Trời. Một = Mọn (lẻ mọn) = Đơn 單 = Độc 獨 = =Cộc = Côi = Cô 孤 = Cột = Thột (giật thột) = Thọt = Thẻ = Lẻ = =Que. Que để hỏi mà đoán gọi bằng lướt lấy dấu là “Que Hỏi” = =Quẻ = Quái, đó là cái “Thẻ Xem” = Thăm. Người nguyên thủy dùng Tay làm ra lửa bằng Mài = Ma sát, nên từ lửa đầu tiên là do lướt “Tay Ma” = Tá. Tá = Lả = Tá Lả = Lửa = Lộ 露 = Ló = Tỏ = Đỏ = Đóm = Đuốc = Chúc 灼 = Chiếu 照 = Diệu 耀 = =Triêu 昭 = Trời = Ngời = Ngày = Cháy = Chói = Rọi = Soi = Sao = =Sáng = Láng = Lãng 朗 = Rạng = Rang = Ràng = Rực = Rỡ = Rõ = Lộ Rõ = Tỏ Rõ = Tỏ = Tảng = Tạnh = Tình 晴 = Tinh 精 = Tường 詳 = Tỏ Tường = Tinh Tường = Dương 陽 = Giàng = Chang Chang = Náng = Nắng = Trắng = Tráng 壯 = Quang光 = Máng 芒 = Manh 明 = “Mắt Tinh” = Minh 明 = Bính 炳 = Bừng Bừng = Hừng Hực = =Hong 烘 = Hồng 紅 = Huy 輝 = Hoàng 煌 = Hỏa 火= Tá Hỏa = Hoa 華 = Tinh Hoa = Hà 霞 = Húc旭 = Chúc 灼 = Cháy = Chói = Chiếu 照 = Diệu 耀 = Thiều 韶 = Thiêu 燒 = Liệu 瞭 = Lượng 亮 = Dương 陽 . Tiêu biểu nhất cho cái Sáng cả ngày cả đêm là mặt trời và mặt trăng, là hai con “Mắt Tinh” = Minh明. Đó là cái Minh trong một vòng xoay Vần của quả đất tự quang trục của nó (tiếng Tày gọi là một “Vằn”, chỉ một ngày đêm), Vần là một ngày đêm trọn vẹn, nên gọi lướt lấy dấu là “Minh trọn Vẹn” = Mịnh命 (nói về cái sáng, Sáng = Sống), còn về thời gian thì nó là lướt lấy dấu một “Vần trọn Vẹn” = Vận運. Nhiều ngày đêm Lăn Tròn = Luân, Luân 輪Chuyển 轉trong suốt thời gian của cuộc Sống = Sáng của “Minh冥 âm + Minh明dương” = 0 + 0 =1 = Mình, là của con người, gọi là Vận 運Mịnh 命 (nghĩa sát ý là: Vần xoay trọn vẹn của sự Sáng trọn vẹn). Cái Thời (chữ Vận運) đứng trước, như là cái đề. Còn cái Mạng sống (chữ Mịnh命) đứng sau, như cái thuyết; nên có từ Vận Mịnh運命. Hán ngữ gọi ngược thuyết trước đề sau là Mịnh Vận命運. Thời là có sẵn trên trời, đó là cái Hồn, khi có thai tức có “Mầm Sáng” = Mạng, “Mạng Sống” = Mống, gọi là cái Mầm Mống của cơ thể thì Hồn mới nhập vào (gọi là đầu thai), là bắt đầu của cái Mịnh命. Mịnh 命được sống hết đời, nên lướt lấy dấu “Mịnh 命Đời” = Mình, cùng logic với lướt “Một Kinh京” = Mình, “Minh冥 âm + Minh明dương” = 0+0=1= Mình. Kết luận: Qui Tắc Lướt (Thiết) trong đó có Lướt lấy dấu (tức lướt chỉ lấy dấu chứ không lấy âm vận) là có tồn tại trong tiếng Việt như một Qui Tắc quan trọng trong việc tạo từ mới cho tiếng Việt.1 like
-
Thưa quý vị. Bài viết được trích dẫn dưới đây trên web "Tri thức Việt Nam" chỉ là một phương tiện để tôi đặt lại vấn đề "Thượng Đế & Khoa học". Nội dung bài viết được trích dẫn thì chẳng có gì đáng quan tâm. Cũng không có giá trị học thuật nhiều, mà nó chỉ mang tính thông tin, so sánh và mô tả hiện tượng liên quan đến "tín ngưỡng của các nhà khoa học lỗi lạc", với những bế tắc và vấn nạn của tri thức khoa học hiện nay. Nhưng Thiên Sứ tôi thấy vấn đề được hướng tới toát lên trong nội dung bài viết này, khiến tôi cũng so sánh như sau: THƯỢNG ĐẾ HAY "TẬP HỢP LỚN NHẤT BAO TRÙM LÊN TẤT CẢ MỌI TẬP HỢP VÀ KHÔNG THỂ CÓ MỘT TẬP HỢP NÀO LỚN HƠN NÓ" . Hay nói rõ hơn: Tôi so sánh Thượng Đế với một vế của "Nghịch Lý toán học Cantor" thuộc về tri thức khoa học hiện đại. Vế trước của "Nghịch lý toán học Cantor " phát biểu rằng: 1/ Mọi tập hợp đều chỉ là phần tử trong một tập hợp lớn hơn bao trùm lên nó. Vế sau phát biểu rằng: 2/ Có tập hợp lớn nhất, bao trùm lên tất cả mọi tập hợp và không thể có một tập hợp nào lớn hơn nó. Thưa quý vị. Khi được biết về "Nghịch lý toán học Cantor" tôi lập tức công nhận ngay - nhân danh một lý thuyết thống nhất thuộc về nền văn hiến Việt. Thế gian này gọi nó là "Nghịch lý toán học Cantor" và không thể hiểu gì về nó. Nhưng tôi xác định rằng: Nếu các nhà toán học và vật lý lỗi lạc trên thế giới này (*), mô hình hóa "Nghịch lý Toán học Cantor" thì họ sẽ thấy về lý thuyết của nhà toán học này, không hề có mâu thuẫn, mà nó chỉ thẳng đến khả năng tồn tại một lý thuyết thống nhất. Điều mà tất cả những tri thức khoa học tinh hoa đang mơ ước và thất vọng. Đó chính là sự kết hợp cuối cùng của Thượng Đế của mọi tín ngưỡng tôn giáo với lý thuyết khoa học hiện đại. Xin chia sẻ với quý vị. ==================== * Chú thích: Những ai chưa đủ tự tin là một trí thức tinh hoa thì không nên chen vào bài viết này của tôi. Mặc dù tôi không bao giờ tự nhận mình là trí thức cả. Thí dụ như giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng. Loại như ông này, nên để chém gió để bán hàng ở Cafe Trung Nguyên. *** Những nhà khoa học lỗi lạc nhất tin vào thuyết vô thần hay hữu thần?(*) 4 days trước - 3,132 Lượt xem Trên tuyến xe lửa đi về Paris, có một thanh niên trẻ ngồi cạnh một cụ già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ rút trong túi áo ra một cỗ tràng hạt và chìm đắm trong cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội. Sau một hồi lâu, xem chừng không thể chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên tiếng: “Thưa Ông, Ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à?” Cụ già thản nhiên trả lời: “Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?” Người thanh niên xấc xược trả lời: “Lúc nhỏ tôi có tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể tin vào những chuyện nhảm nhí ấy được, bởi vì khoa học đã mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi và hãy học hỏi những khám phá mới của khoa học, rồi ông sẽ thấy rằng những gì ông tin từ trước đến nay đều là những chuyện nhảm nhí hết.” Cụ già nhỏ nhẹ hỏi người sinh viên: “Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học, liệu cậu có thể giúp tôi hiểu được chúng không?” Người sinh viên nhanh nhảu trả lời: “Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi sách vở đến cho ông, rồi ông sẽ say mê đi vào thế giới phong phú của khoa học cho mà xem.” Cụ già từ từ rút ra trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên. Đọc qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt và lặng lẽ rời sang toa khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp ấy có ghi: Louis Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris. Louis Pasteur (Ảnh: biography.com) Đọc xong câu chuyện trên, bạn cảm thấy thú vị hay băn khoăn nhiều hơn? Khoa học liệu có mâu thuẫn với tín ngưỡng vào Thần? Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, với những khám phá về vi trùng, tẩy trùng, về tiêm chủng, miễn dịch… Người đặt nền tảng cho ngành vi sinh vật học này từng phát biểu: “Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa; nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa” Lấy cảm hứng từ câu nói của Pasteur, bài viết này sẽ cố gắng tìm lại mối liên kết giữa khoa học và tín ngưỡng vào Thần qua những dẫn chứng giản dị và dễ hiểu nhất. Khoa học là gì? Khoa học hiện đại đã thẩm thấu vào hầu như mọi lĩnh vực có liên quan tới cuộc sống con người, đến nỗi rất nhiều người đã coi khoa học hiện đại cũng giống như chân lý một cách không tự biết, còn “phi khoa học” lại trở thành một danh từ đồng nghĩa với sai lầm. Nói rộng ra, khoa học chính là không ngừng tìm kiếm những phương pháp để tiếp cận với quy luật của vũ trụ và thể hệ kiến thức được hình thành từ đó. Khoa học hiện đại là một bộ những hệ thống và thể hệ tri thức, dùng hình thức logic và phương pháp chứng thực làm cơ sở để nhận thức và tìm kiếm quy luật của thế giới vật chất, ở đây chúng ta gọi nó là khoa học thực chứng. Từ nghĩa này, khoa học chứng thực hoàn toàn không đồng nghĩa với chân lý cuối cùng, và khoa học cần luôn sẵn sàng kiểm nghiệm lại sự vật và cập nhật theo sự phát triển nhận thức của con người. Đồng thời chúng ta cũng không thể đảm bảo rằng phương pháp tìm kiếm của khoa học thực chứng hiện đại là duy nhất để tìm kiếm chân lý của vũ trụ. Tính hạn chế của khoa học Cùng với sự phát triển chóng mặt, khoa học hiện đại cũng đã dần dần mang tới cho nhân loại nhiều vấn đề đau đầu. Một lớp những nhà khoa học có tầm nhìn xa đã bắt đầu nhận thức được giới hạn của khoa học hiện đại. Cơ sở triết học của khoa học chứng thực đến từ phương Tây, đã phân chia thế giới hoàn chỉnh thành hai phạm trù độc lập: vật chất và tinh thần, do đó quan niệm về tự nhiên được thiết lập đã phân tách con người và tự nhiên, con người và thế giới, tâm và vật. Hậu quả của nó chính là không thể chứng minh được bản chất của hoạt động tinh thần, mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất, tác dụng của tinh thần với vật chất, mà sinh mệnh của con người lại là một thể hợp nhất giữa tinh thần và vật chất. Như vậy, hoạt động tinh thần nằm ngoài tầm mắt của khoa học thực chứng hiện đại, đạo đức lại chỉ là thuyết giáo thuần túy không có cơ sở vật chất, con người và tự nhiên cũng không còn là một thể hoàn chỉnh. Một trong những hậu quả của nó chính là sự đối lập giữa con người và tự nhiên. Sự phát triển của khoa học do con người đóng vai trò chủ đạo lại có những thiếu sót rất lớn: James Watt phát minh ra động cơ hơi nước, từ đó đã mang lại cho Cách mạng Công nghiệp một thời đại mới sử dụng nguồn năng lượng nhiên liệu hóa dầu với quy mô lớn. Ai cũng không thể nghĩ được rằng nhân loại 200 năm sau sẽ vì vậy mà rơi vào khó khăn do hiệu ứng nhà kính. Người ta cho rằng phát minh về chất làm lạnh mang tới cho nhân loại vô số tiện ích, không ai nghĩ tới vài chục năm sau, nó đã phá hoại tầng ô-zôn, gần như đã trở thành sát thủ hủy diệt nhân loại. Cô-ca-in là loại thuốc công hiệu dùng gây mê trong ngành y, nhờ nó mà có nhiều sinh mạng đã được cứu. Nhưng ngày nay những người hút cô-ca-in đã dùng trăm phương nghìn kế để kiếm được nó. Không quá thổi phồng khi nói: Cô-ca-in hủy diệt mạng sống còn nhiều hơn số người nó cứu được. Khi Einstein phát hiện ra phương trình chuyển hóa giữa năng lượng và khối lượng (E=MC^2), ông không thể ngờ vài chục năm sau, vũ khí hạt nhân lại trở thành thanh gươm treo lơ lửng trên đầu nhân loại. (ảnh: bìa tạp chí Times) Einstein từng nói: “Khoa học là một công cụ có sức mạnh. Dùng nó như thế nào, rốt cuộc là nó mang lại hạnh phúc hay mang lại tai nạn cho con người, hoàn toàn quyết định ở bản thân mình, chứ không quyết định bởi công cụ.” Theo Einstein, khoa học đối với nhân loại là phúc hay là họa, không thể giải quyết từ bản thân khoa học, chỉ con người tự mình mới có thể giải quyết. Về điểm này thì ông cho rằng, ngoài tôn giáo truyền thống (để phân biệt với tôn giáo bị pha tạp và biến chất) thì không giải pháp nào có thể so sánh được. Ông nói: “Nếu chúng ta cắt bỏ hết thảy tất cả những thứ sau này phụ thêm vào, đặc biệt là những thứ mà các giáo sĩ truyền giáo đã thêm thắt vào trong Đạo Ki-tô vốn được những nhà tiên tri kiến lập từ đạo Do Thái và Cơ Đốc giáo, vậy thì sẽ lưu lại những giáo nghĩa có thể chữa trị mọi bệnh tật của xã hội nhân loại.” Tại đây Einstein đã nhận thức được cục diện tương lai của khoa học hiện đại do tinh thần và vật chất bị tách rời nhau. Một nhà máy đốt rác thải và quang cảnh khu vực xung quanh ở Bangladesh (ảnh: Foundation for Deep Ecology) Rất nhiều những nhà khoa học tỉnh táo đã nhận thức được vấn đề này. Năm 1992, Liên Hợp Quốc đã tổ chức Hội nghị Môi trường và Phát triển thế giới tại Rio de Janeiro thuộc Brazil, với sự tham dự của các nguyên thủ quốc gia. Một bức thư có chữ ký của hơn 120 người đoạt giải Nobel đã được đưa tới hội nghị, khiến mọi người bừng tỉnh. Trong bức thư viết: “Nhân loại và tự nhiên đã ở vào thế xung đột mãnh liệt. Những hoạt động của nhân loại đã phá hoại nghiêm trọng môi trường và những tài nguyên trọng yếu, mà kiểu phá hoại này thường là không thể khôi phục lại. Nếu không kiểm điểm lại thì rất nhiều hoạt động của chúng ta sẽ đặt xã hội nhân loại và các loài động thực vật vào tình thế cực kỳ nguy hiểm. Hơn nữa có thể còn khiến cả thế giới đầy sự sống này trở thành một thế giới không thể duy trì bất kỳ phương thức sự sống nào mà chúng ta biết. Nhằm tránh những xung đột sắp tới, việc cải biến về bản chất (những hoạt động của con người) đã vô cùng cấp bách.” Khoa học chân chính không phủ nhận thuyết hữu thần Theo từ điển Oxford, trong một số tín ngưỡng như Cơ Đốc, Thần là từ dùng để chỉ đấng sáng tạo và cai quản vũ trụ, và nguồn gốc của tất cả quy phạm đạo đức, một sinh mệnh cao cấp. Trong một số tín ngưỡng khác, Thần còn là sinh mệnh siêu phàm hay một trí tuệ siêu thường, được con người thờ phụng. Trong bài viết này, khái niệm “Thần” bao gồm cả Phật, Đạo, Thần bởi vì họ đều có trí huệ phi thường và năng lực vượt xa con người. Nếu chỉ nói về bản thân sự phát triển khoa học, nó hoàn toàn không chứng minh Thuyết vô Thần. Theo quan điểm tôn giáo chính thống, con người là do Thần tạo ra, con người phủ định sự tồn tại của Thần cũng giống như vi khuẩn được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm mưu đồ phủ nhận sự tồn tại của con người, là điều vô ích. Bởi vì từ phương pháp thực nghiệm của khoa học hiện đại, đối với việc chứng thực Thuyết vô Thần, cần phải yêu cầu phủ định sự tồn tại của Thần tại tất cả phạm vi thời gian và không gian trong toàn vũ trụ, điều này đương nhiên cũng bao gồm cả phạm vi không gian và thời gian mà con người vĩnh viễn còn chưa nhận thức được. Vũ trụ cự đại, đa dạng, phức tạp như vậy, ai có thể bảo đảm được từ vĩ quan bao la tới vi quan vô hạn chỉ có con người là sinh mệnh cao cấp? Thậm chí ai có thể đảm bảo rằng hình thức tồn tại của sinh mệnh chỉ có thể dựa vào hình thức axit amin mà chúng ta biết? Xem thêm: Video: Phạm vi vũ trụ mà con người đã biết Nói sâu thêm một bước nữa, vũ trụ học hiện đại cho rằng vật chất tối (dark matter) chiếm 2/3 vũ trụ mà con người không thể quan sát, đo lường; tức là cho dù dùng hết kỹ thuật đo lường của nhân loại thì vẫn còn 2/3 vũ trụ chúng ta không hề biết. Vật lý lý luận hiện đại đưa ra lý luận thế giới phẳng, cho rằng vũ trụ của chúng ta không chỉ là không gian ba chiều như những gì chúng ta có thể cảm nhận được. Vậy thì ai có thể đảm bảo rằng không gian khác không có sinh mệnh cao cấp? Nếu không gian khác tồn tại sinh mệnh cao cấp, nếu họ có sự từ bi vượt rất xa so với con người, có đại trí huệ, ngộ được những chân lý của vũ trụ và có năng lực siêu phàm, vậy thì với con người mà nói, họ chẳng phải là Phật, Đạo, Thần sao? Do đó, dù về logic, kỹ thuật, hay từ góc độ khoa học, thì đều chứng minh rằng Thuyết vô Thần không thể thao túng được. Trong xã hội thông thường sẽ có người tín ngưỡng hữu Thần và vô Thần hoàn toàn có thể cùng chung sống hòa bình. Nhưng khi chính phủ dùng thủ đoạn cưỡng chế nhồi nhét Vô Thần luận trong toàn xã hội, đàn áp tín ngưỡng vào Thần khiến mất đi tín ngưỡng của cả một xã hội, tất nhiên sẽ khiến hệ thống giá trị xã hội truyền thống vốn có mất đi chỗ dựa, từ đó dẫn tới toàn xã hội trượt xuống vũng bùn của chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa túng dục. Việc nhà khoa học tin vào Thần không hề ngăn cản thành tựu khoa học Trên thực tế, lần giở lịch sử chúng ta sẽ thấy, những nhà khoa học vĩ đại trong thời kỳ khoa học phát triển đỉnh cao, gồm Copernicus, Descartes, Galileo và Newton đều tự xưng mình tuyệt đối tin vào Sáng thế chủ, cho rằng thế giới này, kiệt tác của Thần là có quy luật, đang đợi các nhà khoa học đi phát hiện chứng thực. Nghiên cứu khoa học và tín ngưỡng vào Thần của cá nhân không phải là mối quan hệ như nước với lửa. Có một sự thực không thể phủ nhận, một lượng lớn những nhà khoa học lưu danh sử sách đều có tín ngưỡng tôn giáo, như: Kepler – người đặt nền móng cho thiên văn học hiện đại, Boyle- nhà tiên phong của hóa học hiện đại, Faraday – người phát hiện ra nguyên lý điện giải, Morse – nhà phát minh ra điện báo, Maxwell – người phát hiện ra sự tương đương giữa cơ và nhiệt, Master – nhà phát minh ra lý luận điện từ, Dalton – người được vinh danh là cha đẻ của lý luận nguyên tử, Mendel – người đặt nền móng cho di truyền học hiện đại, Fleming – người phát minh ra thuốc kháng sinh Penicillin, Pasteur – người sáng lập ra vi sinh vật học, đều là những tín đồ tôn giáo thành kính. Một điều đáng nhắc tới là Newton – nhà vật lý học lỗi lạc, là một tín đồ Cơ Đốc thành kính. Trong nền giáo dục nhồi nhét, một số sách giáo khoa cố ý nói rằng những năm cuối đời Newton đã dấn thân vào tôn giáo và do vậy không có thêm sáng tạo gì, khiến con người hiểu lầm rằng rất nhiều phát hiện khoa học những năm đầu được dẫn dắt bởi thế giới quan của “Thuyết vô Thần”, còn những năm cuối đời, tín ngưỡng tôn giáo đã gây trở ngại cho việc sáng tạo khoa học. Nhưng sự thực là Newton đã sớm là một tín đồ Cơ Đốc trước khi theo đuổi nghiên cứu khoa học, mà cả đời ông tín ngưỡng vào Thần không hề thay đổi. Khi Newton còn học tại trường Cambridge, ông đã sớm là một tín đồ Cơ Đốc thành kính. Ông thường hay viết những lời cầu nguyện của mình vào những chỗ trống trong sổ tay hay sách vở, thậm chí đến nay vẫn còn lưu giữ rất nhiều trong viện bảo tàng Anh. Ông cũng thường cùng với người bạn cùng phòng tên là Andrew Wiggins ra ngoài phân phát Thánh kinh cho người nghèo, gửi phúc âm tới cho họ. Thậm chí những suy xét về khoa học của Newton cũng có mối quan hệ không thể tách rời với những lời cầu nguyện trong cuộc sống của ông. Ông thường nghĩ tới khoa học trong dòng suy nghĩ về tín ngưỡng, trong dòng suy nghĩ về khoa học ông cũng nhớ tới tín ngưỡng. Đến nỗi sau này giáo sư Manuel khoa lịch sử trường đại học New York trong cuốn “Newton truyện” của mình đã nói: “Khoa học cận đại khởi nguồn từ những mặc niệm của Newton về Thượng đế.” Theo tiến sĩ Harriet Chad Zuckerman của trường Đại học Columbia nước Mỹ, năm 1977 trong tài liệu thống kê nổi tiếng “Anh tài khoa học – những người đoạt giải Nobel nước Mỹ”, từ năm 1901 khi thiết lập giải Nobel đến nay, trong 286 nhà khoa học đã đạt giải khoa học của nước Mỹ, 73% là tín đồ Cơ Đốc, 19% là tín đồ Do Thái. Richard Feynman – nhà sinh lý học nổi tiếng từng đoạt giải Nobel đã nói: “Rất nhiều nhà khoa học quả thực vừa tin tưởng khoa học vừa tin vào Thượng đế,” mà hai điều này lại có thể thống nhất một cách hoàn mỹ. Von Braun – nhà khoa học hàng không hiện đại đã từng viết một đoạn như sau, có thể coi là lời giải thích cho Feynman: “Sự thần kỳ vô biên của vũ trụ chỉ có thể chứng thực đức tin của chúng ra rằng, chắn chắn có Đấng sáng thế. Tôi phát hiện ra rằng, việc lý giải một nhà khoa học không thừa nhận tính siêu thường của vũ trụ và một nhà thần học phủ nhận sự tiến bộ của khoa học đều khó như nhau.” Phong Trần (T/H) * Chú thích: Bài viết đã được biên tập cắt bỏ một đoạn không liên quan.1 like
-
1 like
-
Bị kết luận ung thư gan giai đoạn cuối với khả năng sống dưới 5% nhưng ông vẫn sống khỏe suốt 16 năm nay, trở thành 1 hiện tượng, bài học và niềm hy vọng cho rất nhiều người. Ông Han Man Cheong, GS danh dự, nguyên Hiệu trưởng Đại học Y, Đại học Quốc gia Seoul bị ung thư gan giai đoạn cuối nhưng vẫn khỏe mạnh suốt 16 năm nay đã trở thành câu chuyện rất nổi tiếng ở Hàn Quốc. Ông đã viết thành sách để nói về bí quyết sinh tồn kỳ diệu của mình. Điều tuyệt vời ở chỗ, "bí quyết" ấy nằm gọn trong 3 chữ: CHẾ ĐỘ ĂN, nên nó rất dễ để những người bệnh ung thư khác tham khảo hoặc áp dụng vào bản thân mình. Dưới đây là câu chuyện hoàn toàn theo lời kể của ông trong sách, chúng tôi tóm lược lại. Tiêu đề phụ trong bài do tòa soạn đặt. Cánh cửa địa ngục Từ năm 1998, tôi được chẩn đoán mắc ung thư gan giai đoạn muộn. Chỉ sau chưa đầy 2 tháng, các khối u gan di căn sang phổi. Tôi cũng từng hoảng loạn khi bác sĩ cho biết cơ hội sống chưa đến 5%. Khi cầm trên tay tờ giấy "tử thần", tôi biết không ai tin tôi có thể sống sót. Nhưng cuộc đời nhanh hơn chớp mắt, ngày "khủng khiếp" ấy đến bây giờ đã hơn 16 năm. Chuyên gia ngành y gọi tôi là bệnh nhân có sự "hồi phục thần kỳ". Khi biết mình bị bệnh, tôi đã từng nghĩ cuộc đời mình thế là đoản mệnh, không thể ngờ bệnh hiểm nghèo như vậy mà vẫn sống đến tuổi này. Giờ tôi cũng đã sống hơn 80 tuổi. Không những thế, ngoài việc tham gia vào nghiên cứu, tư vấn, giảng dạy, tôi còn có thể đi du lịch nước ngoài, chơi golf... Sau khi bị ung thư đến nay, tôi liên tục duy trì thói quen đọc sách và áp dụng kiến thức trong sách vào cuộc sống. Tôi không hề trách số phận mình vì sao lại kém may mắn. Tôi cũng không hề tuyệt vọng mà ngược lại còn cảm thấy hy vọng nhiều hơn. Khi không còn loại thuốc nào có thể cứu sống mình, tôi đành dựa vào những nguyên tắc riêng của mình để tiếp tục tồn tại. Tôi ngồi trong phòng tĩnh tâm và suy nghĩ, giả sử cái bệnh ung thư khủng khiếp này không gõ cửa nhà mình, thì cuộc sống của tôi sau đó sẽ diễn ra như thế nào? Tất nhiên là sẽ có muôn vàn khả năng khác nhau xảy ra trong tương lai, nhưng tôi không chắc chắn sẽ có một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, thậm chí không chắc là sẽ khỏe hơn hiện tại. Sau khi bị ung thư, nhiều lần tôi nghĩ rằng mình đang phải đối mặt với việc lần lượt mở các cánh cửa địa ngục. Nhưng ung thư cũng đã làm cho tôi nhận thức được rất nhiều cảm hứng mới về sự sống. Điều quan trọng nhất về nhận thức đó là mình cần phải giữ gìn sức khỏe tốt, điều mà trước đó tôi gần như không hề mảy may nghĩ đến. Hãy chăm sóc "ung thư" thật tốt và tiễn nó ra khỏi cuộc đời bạn! Bìa cuốn sách "Tôi đã sống thêm 16 năm, vượt quá tỉ lệ sống 5% của bệnh án" của ông Han. Từ khi có bệnh, tôi coi ung thư như "một người bạn không mời mà tới". Luôn đối xử ân cần dịu dàng và vui vẻ với "bạn", cố gắng để ngăn chặn "bạn" không bạo lực hoặc gây tức giận trở lại với tôi. Nghĩa là, bất cứ khi nào tôi cũng đều cẩn thận duy trì thái độ lành mạnh với cuộc sống. Tôi đã tạo ra cho mình một cuộc sống với triết lý vô cùng đơn giản rằng, hãy thiết lập một cuộc sống hoàn hảo nhất có thể bằng cách: ăn, ngủ, bài tiết tốt, vận động tốt, giữ cho thái độ về cuộc sống mỗi ngày một tốt hơn. Có thể nói rằng các nguyên tắc của tôi về cuộc sống là chỉ làm những điều bình thường, đơn giản. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, thế giới này không có cách sống lành mạnh nào phù hợp cho tất cả mọi người, hãy tự tìm ra cách sống riêng phù hợp nhất với bản thân mình. Vì vậy, nếu ai hỏi tôi kinh nghiệm, tôi sẽ nói rằng bạn phải cố gắng thử xem cách sống của những người khác có thể áp dụng cho riêng bạn hay không. Tuy nhiên, tối thiểu bạn không quên hai nguyên tắc sau đây. - Một là, bạn không nên miễn cưỡng thực hiện cách sống đó, phải chọn cách mà bạn thấy hạnh phúc và luôn mong được sống như thế. - Hai là, bạn không nên quá vội vã sốt ruột, hãy kiên trì mỗi ngày theo cách nghĩ rằng, việc gì cũng giống như nước chảy đá mòn vậy. Tôi phải nhấn mạnh rằng, để có thể sống được đến nay và nói ra những lời này, là điều tiếp theo tôi muốn giới thiệu tới các bạn. Cách làm cho tôi hạnh phúc và thoải mái nhất trong cuộc sống, không phải là câu trả lời cuối cùng cho việc làm sao để thoát khỏi bệnh. Đây cũng không thể trở thành một tiêu chuẩn thống nhất cho tất cả mọi người. Tôi chỉ có thể hy vọng rằng, người đọc những câu chuyện của tôi chia sẻ ở đây có thể rút ra cho mình một cách riêng để vượt qua bệnh tật. Duy trì chế độ ăn uống bình thường để khỏe mạnh 1. Trước đây tôi có thói quen uống cà phê, thậm chí trước khi phát hiện bị ung thư tôi vẫn đang thường xuyên hút thuốc. Sau khi biết bệnh, mặc dù bỏ hút thuốc lá, nhưng tôi vẫn uống một tách cà phê/ngày ngay cả sau khi phẫu thuật. 2. Với tôi, ăn sáng luôn là bữa ăn quan trọng nhất. Mặc dù trong thực tế, bữa sáng tại nhà của chúng tôi cũng không có gì đặc biệt. Tôi thường nói với vợ chế độ ăn uống cần nhấn mạnh ba nguyên tắc: - Thứ nhất, không ăn trực tiếp thực phẩm chế biến ở dạng tươi sống (gỏi, thịt cá sống). - Thứ hai, không ăn thức ăn nhanh. - Thứ ba, không ăn quá mặn. Trong thực tế, tôi không yêu cầu phải được chuẩn bị đầy đủ các món ăn thịnh soạn. Chỉ chuẩn bị bữa ăn bằng các thực phẩm tươi, lựa chọn theo mùa. 3. Tôi duy trì nguyên tắc "tủ lạnh trống không" khi quyết định lựa chọn các món ăn tươi và nấu ăn trực tiếp thay vì mua thật nhiều thức ăn cất vào tủ lạnh ăn dần. Bạn cứ thử ăn những thức ăn lấy từ tủ lạnh ra hâm đi hâm lại, rồi so sánh với món ăn tươi bạn vừa mới nấu mới thực sự thấy kết quả rõ ràng. 4. Một kinh nghiệm nữa là tôi bắt đầu ăn sáng bằng rau sống. Ban đầu, rau sống hơi khó ăn nên tôi thường cho thêm các loại nước sốt hoặc giấm chua, nước mắm để ăn kèm cho được nhiều. Sau một thời gian, ăn như vậy cũng không dễ nuốt, tôi bắt đầu thử ăn rau sống riêng, rồi dần dần cảm nhận rằng, cách ăn này khá thú vị. Có thể cảm nhận rất rõ hương vị tươi ngon của rau, đồng thời có thể ăn nhiều hơn. Tôi tiếp tục phát hiện ra rằng ăn rau diếp với một vài quả cà chua, táo và các loại quả kháccó thể dễ dàng thay thế nước sốt rưới lên rau. Cách ăn này giúp cảm nhận rất rõ hương vị tự nhiên nhất của thực phẩm tươi sống đồng thời giữ nguyên kết cấu dinh dưỡng của thực phẩm. 5. Ngoài ra, tôi đã duy trì ăn một quả trứng gà và một ly sữa mỗi ngày. Trứng gà thường được luộc chín trong nước sôi rồi ăn ngay mà không thêm muối. Sự kết hợp của trứng gà và sữa góp phần duy trì sự ổn định của lượng protein và canxi cần thiết cho cơ thể trong một ngày. Hoặc đôi khi, tôi kết hợp một chút cháo hoặc các món ăn được chế biến từ gạo. 6. Trong các bữa ở nhà, tôi thường ưu tiên chế biến các món ăn theo cách truyền thống của Hàn Quốc với nguyên tắc "cân bằng". Để làm điều này, tôi kiên trì với suất ăn 2 bát cơm/bữa cùng với lượng thức ăn phù hợp đủ để ăn với cơm. Nhà tôi cũng tự làm kim chi theo khẩu vị của gia đình nên đôi khi chỉ cần vài đũa kim chi cũng có thể ăn hết 2 bát cơm định mức đó. 7. Đọc đến đây, bạn có thể nghĩ tôi hơi cầu kỳ, nhưng trong thực tế, bữa trưa tôi vẫn thường đi ăn cơm ở nhà ăn công cộng như những người khác, chỉ có bữa sáng và tối là thực hiện theo nguyên tắc của mình. Thành thật mà nói, những việc tôi có thể làm cũng chỉ là thở, tập thể dục và chế độ ăn uống. Trong khi đó, chỉ có mỗi chế độ ăn uống là tôi phải bận tâm hơn. Kể từ khi bị ung thư, tôi đã có thái độ rất khác về cách ăn uống, tập thể dục. Trong đó, tôi luôn nghĩ rằng thực phẩm là nguồn gốc của sức sống con người. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt và thời gian tập thể dục cũng vô cùng quan trọng. Kinh nghiệm của tôi cho thấy, cần phải tự tìm ra cho riêng mình một cách phù hợp nhất dựa trên những nền tảng này và làm nó với tâm thế vui vẻ nhất. Mốc thời gian còn lại của sự sống sau khi mắc ung thư có ý nghĩa gì? Tất cả các bệnh nhân ung thư đều cần phải căn cứ trên mức độ phát triển của khối u sau khi đo khám, xác định diễn tiến bệnh để phán đoán và lựa chọn phương pháp điều trị theo lộ trình. Cho đến nay thì nhiều nơi vẫn dùng phương pháp đo vòng đời bệnh bằng hệ thống TNM (TNM staging system), Trong đó: - T là Tumor – khối u ung thư, đề cập đến kích thước của khối u nguyên phát. - N là Node - hạch bạch huyết, đề cập đến mức độ của các nút khuếch tán bạch huyết. - M là Metastasis - di căn, là việc phán đoán liệu khối u có di chuyển đến các cơ quan cơ thể như thế nào, thông thường chia thành 4 giai đoạn để dễ hình dung hơn. Ví dụ bệnh ung thư phổi, khi 1 trong hai lá phổi có khối u với kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 3cm, các bác sĩ sẽ xếp bệnh nhân vào giai đoạn 1 của ung thư. Khi khối ung thư chính bắt đầu lan ra xung quanh thì tính là giai đoạn thứ hai. Khi các tế bào ung thư không chỉ nằm trong các hạch bạch huyết mà lan tiếp ra phần trên của chuỗi xương ngực và các bộ phận khác được tính là giai đoạn thứ ba. Tồi tệ hơn, khối u di căn đến các cơ quan xa hơn như gan, não, xương thì đây được xem là giai đoạn thứ tư, mốc cuối cùng dẫn đến cái chết. Vậy, dưới góc độ là một bệnh nhân, bạn đã biết rõ 4 giai đoạn tiến triển của ung thư như vậy, bạn luôn biết mình sẽ làm gì. Theo thống kê, tỉ lệ chữa khỏi bệnh ung thư bao nhiêu dựa vào giai đoạn cụ thể của từng bệnh nhân và thể trạng riêng của người bệnh. Tuy nhiên, chúng ta có thể tham chiếu công thức chung để biết thêm về thời gian sống sót của mình ở ngưỡng nào. Giả sử thời gian sống sót sau ung thư trung bình là 5 năm, thì những người bị ung thư giai đoạn 1 có xác suất sống khoảng 90% thời gian trên. Giai đoạn 2 chỉ còn khoảng 67%, giai đoạn 3 khoảng 33% và giai đoạn cuối thì chỉ chữa bệnh với mục đích kéo dài sự sống. Tôi nhận ra rằng, bệnh ung thư này sẽ phải liên quan đến hệ thống khám xét bằng kỹ thuật số, bạn cần biết rõ về các thông số bệnh, ở những thời điểm khám khác nhau. Tôi đã từng có cảm giác như bay trên mây khi nghe những con số mà các bác sĩ và y tá trao đổi với nhau. Đặc biệt đối với những người không có kiến thức chuyên môn về y khoa, khi nghe tin này cũng đủ hoang mang sợ hãi. Lời khuyên của tôi là bạn hãy dừng ngay việc nghĩ rằng bạn đang bị ung thư giai đoạn mấy. Nếu khi ở giai đoạn 1, bạn nghĩ mình thuộc 90% người có thể cứu sống. Còn khi ở giai đoạn 4, bạn lại tin là mình đã chạm tay vào cái chết. Vậy liệu bạn có nghĩ tôi là "ngoại lệ" không? Rất nhiều đồng nghiệp, bạn bè của tôi nghĩ rằng tôi chẳng còn đường sống nào khi ung thư đã ở giai đoạn cuối. Thế nhưng tôi lại có thể sống khỏe mạnh như thế này, cho nên tôi cho rằng, ở một góc độ nào đó, hãy tin rằng con số thông báo về việc bạn có thể kéo dài sự sống bao nhiêu thực sự không phải là hoàn toàn chính xác như vậy.1 like
-
Nhật lo lắng vì Mỹ "xem xét" không tấn công hạt nhân trước Hải Võ | 17/08/2016 19:47 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được cho là có phản ứng mạnh khi biết chính phủ Mỹ "xem xét" chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước. (Ảnh minh họa: Brendan Smialowski/AFP/Getty Images) Quyết định của Nhật Bản khiến Trung Quốc lo lắng, vội hô hào Nga "liên thủ" Tờ Washington Post (Mỹ) ngày 15/8 đưa tin, trong hàng loạt điều chỉnh chính sách hạt nhân, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang xem xét "không sử dụng vũ khí hạt nhân trước", đồng thời vận động Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết kêu gọi các nước ngừng thử nghiệm hạt nhân. Tuy nhiên, do lo ngại từ các đồng minh của Mỹ, Nhà Trắng vẫn chưa có động thái đẩy nhanh chính sách này. Theo Washington Post, không nhiều khả năng Mỹ thực sự tiến hành thay đổi quan trọng này và có thể ông Obama chỉ muốn dư luận quốc tế hiểu được khái niệm và mong muốn của Mỹ về "thế giới không hạt nhân", giúp ông kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống với hình ảnh "đầy thiện cảm". Dù vậy, phản ứng cứng rắn từ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khiến Washington khá ngạc nhiên. Kyodo News (Nhật Bản) ngày 16/8 cho hay, liên quan đến việc chính phủ Mỹ xem xét chính sách nêu trên, ông Shinzo Abe đã nêu ý kiến phản đối tới Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) của Mỹ. Theo Thủ tướng Nhật, việc Mỹ đi theo chính sách này sẽ ảnh hưởng đến khả năng trấn áp về hạt nhân của họ đối với Triều Tiên, khiến nguy cơ tranh chấp leo thang trong khu vực tăng lên. Ông Abe cũng kêu gọi củng cố liên minh Mỹ-Nhật. Đáp lại, Đô đốc Harris khẳng định quan hệ đồng minh giữa hai nước là "then chốt cho hòa bình và ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương". Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Ảnh: AP) Kyodo đưa tin, các thành viên trong chính phủ Mỹ phản đối thay đổi chính sách hạt nhân với lý do lo ngại "Tokyo sẽ bắt đầu phát triển hạt nhân". Theo đó, nhiều quan chức của Mỹ quan ngại "nếu Nhật cho rằng Mỹ không còn là chỗ dựa đáng tin cậy thì lúc nào đó họ sở hữu hạt nhân cũng không có gì lạ". Nếu quan điểm trong Nhà Trắng chia rẽ xung quanh mối lo "Nhật sở hữu hạt nhân", thì điều gì khiến Thủ tướng Abe lo lắng nếu như Tokyo thực sự muốn sở hữu sức mạnh này? Kyodo chỉ ra, nếu Mỹ thực sự công bố chính sách không tấn công hạt nhân trước thì Washington buộc phải tạo ra áp lực để các nước sở hữu hạt nhân khác hành động theo họ. Điều đó đồng nghĩa nếu Nhật sở hữu hạt nhân, Tokyo cũng chịu áp lực không thể sử dụng loại vũ khí đó. Về lý thuyết, Nhật sở hữu nhiều tấn plutonium làm giàu ở mức độ cao, đủ để chế tạo nhiều bom hạt nhân trong thời gian ngắn nhờ khả năng khoa học công nghệ vượt trội. Tuy nhiên, do Hiến pháp hòa bình, không được sự đồng thuận của người dân và Mỹ không cho phép nên Tokyo chưa thể chế tạo vũ khí hạt nhân. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là nước duy nhất đưa ra tuyên bố không sử dụng vũ khí hạt nhân trước, sau khi thử nghiệm hạt nhân thành công lần đầu vào năm 1964. Tờ Nihon Keizai Shimbun (Nikkei) của Nhật ngày 17/8 cho hay, Bắc Kinh nhận thức rõ chênh lệch về sức mạnh hạt nhân giữa Trung Quốc với Nga, Mỹ nên chủ động đưa ra tuyên bố trên như một "lá bài ngoại giao", nhằm yêu cầu 2 nước còn lại cắt giảm hạt nhân. Xét ở khía cạnh này, thái độ không tấn công hạt nhân trước từ Washington, dù chỉ là "xem xét", cũng được coi là sự thay đổi chiến lược "giống Trung Quốc" và "đúng như ý muốn" của Bắc Kinh. Mối lo ngại mất đi "ô bảo vệ" của Nhật Bản - quốc gia duy nhất từng bị tấn công hạt nhân - cũng không khó lý giải, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ Trung-Nhật diễn biến hết sức tồi tệ trong nửa tháng qua xoay quanh tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tokyo thậm chí đã đẩy nhanh lộ trình thảo luận về việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ ở nước này. Vì sao danh xưng của Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân không còn ý nghĩa với Tập Cận Bình? theo Trí Thức Trẻ =================== Việc Hoa Kỳ kiềm chế Nhật Bản không thể có vũ khí hạt nhân vào sau thế chiến thứ II là hoàn toàn có "cơ sở Lý học". Bởi vì, thời đó kỹ thuật quân sự chưa phát triển, nên chỉ cần sở hữu vũ khí hạt nhân là cân bằng về sức mạnh quân sự. Nhưng với điều kiện của sự phát triển khoa học quân sự như hiện nay, thì vấn đề còn là phương tiện chuyên chở. Cho nên việc Hoa Kỳ đồng ý cho Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân không có việc gì phải lăn tăn - vì chỉ cần khống chế tầm hoạt động của tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, không thể bắn tới Guam. Tất nhiên, nước Nga của ngài Putin cũng không cần phải lăn tăn với việc người Nhật sở hữu vũ khí hạt nhân, khi phương tiện chuyên chở không bắn tới Guam thì cũng khó có thể bắn tới Mạc Tư Khoa. Việc này lão cũng đã nói lâu rùi. Nhưng, theo lời khuyên - chứ không phải dự báo - của lão thì nước Nhật sở hữu vũ khí hạt nhân lúc này sẽ sai lầm. Cái ô hạt nhân của Hoa Kỳ thừa khả năng bảo vệ nước Nhật, nếu nước Nhật bị đe dọa tấn công hạt nhân. Hơn nữa, sự bảo vệ này được củng cố chắc chắn hơn khi hệ thống giám sát toàn cầu của Hoa Kỳ kiểm soát được bất cứ vụ phóng tên lửa đạn đạo nào trên toàn thế giới. Và tất nhiên, những vụ tấn công tên lửa chiến lược vào Hoa Kỳ và Đồng Minh bị chặn ngay từ khi mới xuất phát khỏi bệ phóng. Đây chính là "cơ sở Lý học" để Hoa Kỳ có thể tuyên bố "Không tấn công hạt nhân trước". Cho nên trong trường hợp Hoa Kỳ tuyên bố điều này, sẽ làm nước Nhật ảnh hưởng đến tim mạch, chính vì chỉ cần bị tấn công trước thì sẽ "banh ta lông" trước khi Hoa Kỳ dùng vũ khí hạt nhân để bảo vệ bằng cách trả đũa. Cho nên việc người Nhật phải tự bảo vệ mình bằng một hệ thống phòng thủ tên lửa kiểu "Vòm sắt" của người Do Thái và phải bảo đảm thắng trong một cuộc chiến phi hạt nhân trước đã. Thời gian không còn nhiều cho "Canh bạc cuối cùng". Quý vị quan tâm có thể tham khảo tiếp bài này: Về vấn đề Trung quốc "Được ăn cả, ngã về không" ở bể Đông thì lão cũng nói lâu rùi - từ 2008 lận. Thậm chí lão đã có lời khuyên nếu "ngã về không" thì hãy long trọng công bố trao trả các quần đảo đang chiếm đóng cho Việt Nam. Nhưng những hành vi của Bắc Kinh ngày càng quá lố và vượt quá "lằn ranh đỏ" của lão - can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn. Bởi vậy, qua bài viết trên cho thấy xu hướng "canh bạc cuối cùng" sẽ kết thúc bằng chiến tranh là khó tránh khỏi. Qua đoạn trích dẫn trên cũng thấy rõ rằng: Chiến tranh là sự khẳng định của một vế; vế kia chỉ là "hòa bình tạm bợ". Như vậy khả năng chiến tranh là gần như không tránh khỏi. Lão cũng đã nói rồi. Trong "canh bạc cuối cùng này", không có vấn đề thắng thua ở biển Đông - hoặc Hoa Đông - xong là "huề". Mà là sự sụp đổ và tan rã của một siêu cường. Cho nên, nếu cuộc chiến đã xảy ra thì rất khốc liệt. PS: Nếu lão có nói thêm gì nữa thì đó là lời khuyên nước Nga hãy tranh thủ cộng tác với Hoa Kỳ. Đây là thời điểm thuận lợi để làm việc này. Crimer quá nhỏ so với một quy mô toàn cầu hóa trong tương lai và là quy luật tất yếu không thể tránh khỏi.1 like