• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 18/08/2016 in all areas

  1. Chuyện này đương nhiên. Điều này tôi cũng nói lâu rồi: Nếu không có Hoa Kỳ bảo hộ thì cả Nhật cộng luôn Đài Loan và Phi Luật Tân cũng không phải đối thủ của Trung Quốc, không nói riêng Nhật. Nhưng chính vì lẽ đó, Hoa Kỳ mới thấy rõ nguy cơ Trung Quốc soán ngôi bá chủ và quyết tâm chống lại.
    3 likes
  2. Nhật lo lắng vì Mỹ "xem xét" không tấn công hạt nhân trước Hải Võ | 17/08/2016 19:47 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được cho là có phản ứng mạnh khi biết chính phủ Mỹ "xem xét" chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước. (Ảnh minh họa: Brendan Smialowski/AFP/Getty Images) Quyết định của Nhật Bản khiến Trung Quốc lo lắng, vội hô hào Nga "liên thủ" Tờ Washington Post (Mỹ) ngày 15/8 đưa tin, trong hàng loạt điều chỉnh chính sách hạt nhân, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang xem xét "không sử dụng vũ khí hạt nhân trước", đồng thời vận động Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết kêu gọi các nước ngừng thử nghiệm hạt nhân. Tuy nhiên, do lo ngại từ các đồng minh của Mỹ, Nhà Trắng vẫn chưa có động thái đẩy nhanh chính sách này. Theo Washington Post, không nhiều khả năng Mỹ thực sự tiến hành thay đổi quan trọng này và có thể ông Obama chỉ muốn dư luận quốc tế hiểu được khái niệm và mong muốn của Mỹ về "thế giới không hạt nhân", giúp ông kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống với hình ảnh "đầy thiện cảm". Dù vậy, phản ứng cứng rắn từ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khiến Washington khá ngạc nhiên. Kyodo News (Nhật Bản) ngày 16/8 cho hay, liên quan đến việc chính phủ Mỹ xem xét chính sách nêu trên, ông Shinzo Abe đã nêu ý kiến phản đối tới Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) của Mỹ. Theo Thủ tướng Nhật, việc Mỹ đi theo chính sách này sẽ ảnh hưởng đến khả năng trấn áp về hạt nhân của họ đối với Triều Tiên, khiến nguy cơ tranh chấp leo thang trong khu vực tăng lên. Ông Abe cũng kêu gọi củng cố liên minh Mỹ-Nhật. Đáp lại, Đô đốc Harris khẳng định quan hệ đồng minh giữa hai nước là "then chốt cho hòa bình và ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương". Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Ảnh: AP) Kyodo đưa tin, các thành viên trong chính phủ Mỹ phản đối thay đổi chính sách hạt nhân với lý do lo ngại "Tokyo sẽ bắt đầu phát triển hạt nhân". Theo đó, nhiều quan chức của Mỹ quan ngại "nếu Nhật cho rằng Mỹ không còn là chỗ dựa đáng tin cậy thì lúc nào đó họ sở hữu hạt nhân cũng không có gì lạ". Nếu quan điểm trong Nhà Trắng chia rẽ xung quanh mối lo "Nhật sở hữu hạt nhân", thì điều gì khiến Thủ tướng Abe lo lắng nếu như Tokyo thực sự muốn sở hữu sức mạnh này? Kyodo chỉ ra, nếu Mỹ thực sự công bố chính sách không tấn công hạt nhân trước thì Washington buộc phải tạo ra áp lực để các nước sở hữu hạt nhân khác hành động theo họ. Điều đó đồng nghĩa nếu Nhật sở hữu hạt nhân, Tokyo cũng chịu áp lực không thể sử dụng loại vũ khí đó. Về lý thuyết, Nhật sở hữu nhiều tấn plutonium làm giàu ở mức độ cao, đủ để chế tạo nhiều bom hạt nhân trong thời gian ngắn nhờ khả năng khoa học công nghệ vượt trội. Tuy nhiên, do Hiến pháp hòa bình, không được sự đồng thuận của người dân và Mỹ không cho phép nên Tokyo chưa thể chế tạo vũ khí hạt nhân. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là nước duy nhất đưa ra tuyên bố không sử dụng vũ khí hạt nhân trước, sau khi thử nghiệm hạt nhân thành công lần đầu vào năm 1964. Tờ Nihon Keizai Shimbun (Nikkei) của Nhật ngày 17/8 cho hay, Bắc Kinh nhận thức rõ chênh lệch về sức mạnh hạt nhân giữa Trung Quốc với Nga, Mỹ nên chủ động đưa ra tuyên bố trên như một "lá bài ngoại giao", nhằm yêu cầu 2 nước còn lại cắt giảm hạt nhân. Xét ở khía cạnh này, thái độ không tấn công hạt nhân trước từ Washington, dù chỉ là "xem xét", cũng được coi là sự thay đổi chiến lược "giống Trung Quốc" và "đúng như ý muốn" của Bắc Kinh. Mối lo ngại mất đi "ô bảo vệ" của Nhật Bản - quốc gia duy nhất từng bị tấn công hạt nhân - cũng không khó lý giải, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ Trung-Nhật diễn biến hết sức tồi tệ trong nửa tháng qua xoay quanh tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tokyo thậm chí đã đẩy nhanh lộ trình thảo luận về việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ ở nước này. Vì sao danh xưng của Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân không còn ý nghĩa với Tập Cận Bình? theo Trí Thức Trẻ =================== Việc Hoa Kỳ kiềm chế Nhật Bản không thể có vũ khí hạt nhân vào sau thế chiến thứ II là hoàn toàn có "cơ sở Lý học". Bởi vì, thời đó kỹ thuật quân sự chưa phát triển, nên chỉ cần sở hữu vũ khí hạt nhân là cân bằng về sức mạnh quân sự. Nhưng với điều kiện của sự phát triển khoa học quân sự như hiện nay, thì vấn đề còn là phương tiện chuyên chở. Cho nên việc Hoa Kỳ đồng ý cho Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân không có việc gì phải lăn tăn - vì chỉ cần khống chế tầm hoạt động của tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, không thể bắn tới Guam. Tất nhiên, nước Nga của ngài Putin cũng không cần phải lăn tăn với việc người Nhật sở hữu vũ khí hạt nhân, khi phương tiện chuyên chở không bắn tới Guam thì cũng khó có thể bắn tới Mạc Tư Khoa. Việc này lão cũng đã nói lâu rùi. Nhưng, theo lời khuyên - chứ không phải dự báo - của lão thì nước Nhật sở hữu vũ khí hạt nhân lúc này sẽ sai lầm. Cái ô hạt nhân của Hoa Kỳ thừa khả năng bảo vệ nước Nhật, nếu nước Nhật bị đe dọa tấn công hạt nhân. Hơn nữa, sự bảo vệ này được củng cố chắc chắn hơn khi hệ thống giám sát toàn cầu của Hoa Kỳ kiểm soát được bất cứ vụ phóng tên lửa đạn đạo nào trên toàn thế giới. Và tất nhiên, những vụ tấn công tên lửa chiến lược vào Hoa Kỳ và Đồng Minh bị chặn ngay từ khi mới xuất phát khỏi bệ phóng. Đây chính là "cơ sở Lý học" để Hoa Kỳ có thể tuyên bố "Không tấn công hạt nhân trước". Cho nên trong trường hợp Hoa Kỳ tuyên bố điều này, sẽ làm nước Nhật ảnh hưởng đến tim mạch, chính vì chỉ cần bị tấn công trước thì sẽ "banh ta lông" trước khi Hoa Kỳ dùng vũ khí hạt nhân để bảo vệ bằng cách trả đũa. Cho nên việc người Nhật phải tự bảo vệ mình bằng một hệ thống phòng thủ tên lửa kiểu "Vòm sắt" của người Do Thái và phải bảo đảm thắng trong một cuộc chiến phi hạt nhân trước đã. Thời gian không còn nhiều cho "Canh bạc cuối cùng". Quý vị quan tâm có thể tham khảo tiếp bài này: Về vấn đề Trung quốc "Được ăn cả, ngã về không" ở bể Đông thì lão cũng nói lâu rùi - từ 2008 lận. Thậm chí lão đã có lời khuyên nếu "ngã về không" thì hãy long trọng công bố trao trả các quần đảo đang chiếm đóng cho Việt Nam. Nhưng những hành vi của Bắc Kinh ngày càng quá lố và vượt quá "lằn ranh đỏ" của lão - can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn. Bởi vậy, qua bài viết trên cho thấy xu hướng "canh bạc cuối cùng" sẽ kết thúc bằng chiến tranh là khó tránh khỏi. Qua đoạn trích dẫn trên cũng thấy rõ rằng: Chiến tranh là sự khẳng định của một vế; vế kia chỉ là "hòa bình tạm bợ". Như vậy khả năng chiến tranh là gần như không tránh khỏi. Lão cũng đã nói rồi. Trong "canh bạc cuối cùng này", không có vấn đề thắng thua ở biển Đông - hoặc Hoa Đông - xong là "huề". Mà là sự sụp đổ và tan rã của một siêu cường. Cho nên, nếu cuộc chiến đã xảy ra thì rất khốc liệt. PS: Nếu lão có nói thêm gì nữa thì đó là lời khuyên nước Nga hãy tranh thủ cộng tác với Hoa Kỳ. Đây là thời điểm thuận lợi để làm việc này. Crimer quá nhỏ so với một quy mô toàn cầu hóa trong tương lai và là quy luật tất yếu không thể tránh khỏi.
    3 likes
  3. Bão Dianmu giật cấp 14 sắp vào đất liền Việt Nam Thứ năm, 18/08/2016 - 07:16 Dân trí Dự báo, khoảng 16h ngày mai 19/8, vị trí tâm bão số 3 (có tên quốc tế là Dianmu) vào đất liền nước ta. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-120km/giờ), giật cấp 12-14. Từ sáng 19/8, bão số 3 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực các tỉnh Quảng Ninh - Nghệ An. Vị trí và hướng di chuyển của bão số 3 (Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương). Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 4h ngày 18/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 112,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10-11. Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 3 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 4h ngày 19/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 108,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển Bắc Vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 11-13 và còn tiếp tục mạnh thêm. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển ngoài khơi phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11-12. Biển động rất mạnh. Khu vực Bắc biển Đông tiếp tục có mưa giông và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3. Từ chiều tối nay (18/8), ở Vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Cô Tô, Vân Đồn) gió sẽ mạnh dần lên cấp 6-8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9-10, giật cấp 11-13, sóng biển cao từ 3-5m. Biển động rất mạnh. Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km và còn tiếp tục mạnh thêm. Đến 16h ngày 19/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 106,0 độ Kinh Đông, trên đất liền nước ta. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-120km/giờ), giật cấp 12-14. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, Vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Cô Tô, Vân Đồn) có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 10-11, giật cấp 12-14, sóng biển cao từ 3-5m. Biển động dữ dội. Từ sáng 19/8, bão số 3 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (Quảng Ninh - Nghệ An). Vùng ven biển Hải Phòng - Nam Định có nước dâng bão kết hợp thủy triều cao 3-4m. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3. Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần. Đến 4h ngày 20/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 103,5 độ Kinh Đông, trên khu vực thượng Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9-10. Trong 48 đến 60 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, tiếp tục đi sâu vào đất liền, suy yếu và tan dần. Cảnh báo mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất Từ chiều nay (18/8) đến hết ngày 20/8 xuất hiện đợt mưa lớn diện rộng trên toàn khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với lượng mưa từ 200-300mm, có nơi trên 500mm. Lũ sẽ xuất hiện trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình, sông Hoàng Long, sông Kỳ Cùng, sông Bằng Giang, với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 2-5m, hạ lưu từ 2-3m, đỉnh lũ ở mức báo động I đến báo động II; thượng lưu sông Mã, sông Bưởi lên trên mức báo động II, hạ lưu lên mức báo động I đến báo động II. Sông Cả, sông La lên mức báo động I. Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn, lũ ống, lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất ở Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và vùng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; ngập úng ở đồng bằng Bắc Bộ và vùng trũng thấp ở Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh). Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2. Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực phía Nam Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-9, sóng biển cao 2-4m, biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1. Nguyễn Dương ================ E rằng cơn bão này đổ bộ vào đất liền sớm hơn dự báo từ 12g cho đến 1 ngày.
    2 likes
  4. Nhật hoàng và đề xuất sửa đổi hiến pháp của thủ tướng Thứ ba, 16/8/2016 | 14:10 GMT+7 Giới chuyên gia cho rằng mong muốn thoái vị của Nhật hoàng có liên quan đến nỗ lực viết lại hiến pháp của chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe. Nhật hoàng tỏ ý muốn thoái vị vì sức khỏe yếu Nhật hoàng Akihito và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong một sự kiện ở Tokyo năm 2015. Ảnh: AP Tháng 8 luôn là khoảng thời gian có ý nghĩa lớn với Nhật Bản. Đây là tháng kỷ niệm vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, và thất bại của Nhật Bản trong Thế chiến II. Tháng 8 năm nay, người dân Nhật Bản chấn động khi Nhật hoàng Akihito, 82 tuổi, có bài phát biểu trên truyền hình tỏ ý muốn thoái vị vì sức khỏe yếu. Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến, luật pháp nước này hiện không có quy định về việc thoái vị. Theo NYTimes, động thái bất ngờ này đặt ra câu hỏi: "Tại sao Nhật hoàng lại bày tỏ mong muốn thoái vị vào lúc này?". Rõ ràng Nhật hoàng Akihito đang ngày càng lo ngại về tương lai của hệ thống hoàng tộc. Ông lên ngôi vua vào năm 1989, sau khi truyền thông dành sự quan tâm mạnh mẽ đến sức khỏe của cha ông trong vài tháng, và ông cho rằng trong suốt thời gian đó, "xã hội đi vào bế tắc". Ông kế vị ngai vàng khi đang để tang cha mình và theo ông, đó là "sự căng thẳng rất nặng nề". Bằng việc thoái vị, Nhật hoàng hy vọng rằng các hoàng đế trong tương lai sẽ không phải chịu áp lực đó. Có thể Nhật hoàng Akihito cũng nhận ra rằng đến một lúc nào đó, Nhật Bản sẽ cần phải cho phép phụ nữ nối ngôi vua, giống như thời thế kỷ thứ 6. Ông có thể muốn thúc đẩy mọi người nghiêm túc xem xét lại hệ thống hiện tại như một cách mở đường cho sự thay đổi này. Trước khi Nhật hoàng Akihito phát biểu trên truyền hình vào tháng 8, đài quốc gia Nhật Bản NHK ngày 13/7 đã đưa tin rằng Nhật hoàng Akihito muốn thoái vị. Thông báo được đưa ra chỉ vài ngày sau khi đảng cầm quyền Dân chủ Tự do (LDP) đánh bại phe đối lập trong cuộc bầu cử thượng viện. Với đảng liên minh là Komeito, LDP giành được hai phần ba số ghế trong quốc hội - mức cần thiết để đưa đề xuất sửa đổi hiến pháp ra trưng cầu dân ý. Hiến pháp Nhật Bản hiện hành là văn bản có hiệu lực từ năm 1947, soạn khi Nhật còn được điều hành bởi lực lượng Mỹ sau Thế chiến II. Được biết đến với tên "bản hiến pháp hòa bình", văn bản này đã từ bỏ quyền phát động chiến tranh của Nhật và xác định Thiên hoàng là "biểu tượng của quốc gia, và cho sự hoà hợp của dân tộc", chỉ có vai trò trong các nghi thức chứ không giữ bất kì quyền lực chính trị nào. Bản hiến pháp này chưa trải qua bất kỳ lần chỉnh sửa nào kể từ khi được thông qua. Theo Norihiro Kato, nhà phê bình văn học và giáo sư danh dự tại Đại học Waseda, Nhật Bản, công chúng không thể không suy đoán rằng mong muốn thoái vị của Nhật hoàng có liên quan đến quyết tâm viết lại hiến pháp của chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe, đặc biệt là khi một trong những thay đổi được đề xuất sẽ xác định lại vai trò của Nhật hoàng, thay đổi từ một hình ảnh hoàn toàn mang tính biểu tượng trở lại làm nguyên thủ quốc gia, giống như Hiến pháp Meiji năm 1890. Hiện chưa thể suy đoán tác động thực tế của những thay đổi đó. Một số chuyên gia cho rằng chính quyền Abe có thể đã bí mật gây áp lực cho NHK để đài đưa tin về mong muốn thoái vị của Nhật hoàng. Pháp luật hiện hành không cho phép vua thoái vị, vì vậy hiến pháp cũng không có quy định về vai trò của Nhật hoàng đã rời ngôi. Lời yêu cầu hàm ẩn của Nhật hoàng Akihito có lẽ chỉ có thể được giải quyết bằng cách sửa đổi hiến pháp, và điều đó có thể cung cấp cho chính quyền Abe cơ hội để thúc đẩy những sửa đổi khác. Ông Kato thì cho rằng cách giải thích thuyết phục hơn là Nhật hoàng Akihito đã phật lòng bởi những nỗ lực thay đổi hiến pháp của chính quyền Abe, không chỉ chính trị hóa vai trò của Nhật hoàng mà còn bãi bỏ điều khoản hoà bình cấm Nhật Bản tham gia vào các cuộc chiến tranh. Điều đó khiến Nhật hoàng Akihito cố gắng làm chậm tiến độ của họ, có lẽ cho đến sau khi kết thúc nhiệm kỳ của ông Abe năm 2018. Nói cách khác, Nhật hoàng Akihito có thể muốn làm dấy lên một vấn đề hiến pháp cấp bách hơn: Do tuổi tác và địa vị của ông, vấn đề thoái vị của ông phải được ưu tiên hàng đầu. Không thể xác định cách giải thích nào là chính xác, tuy nhiên, có một điều chắc chắn là kể từ khi Nhật hoàng Akihito lên ngôi, ông đã nỗ lực thể hiện sự tôn trọng đối với hiến pháp và thể hiện rõ cam kết của mình đối với hòa bình và hợp tác quốc tế. "Nếu ông thành công trong nỗ lực cho phép các hoàng đế Nhật Bản thoái vị - đảo lộn quan niệm lâu đời rằng hoàng đế là thiêng liêng và bất khả xâm phạm - ông sẽ chứng minh được rằng các hoàng đế ngày nay giống như mọi công dân khác, họ tuân thủ theo luật pháp và những lý tưởng dân chủ của trật tự thời hậu chiến", Kato viết. Xem thêm: Liệu Nhật có để Thiên hoàng thoái vị Cuộc sống không cổ tích của Thái tử phi Nhật Bản Phương Vũ =================== Cho dù việc Nhật Hoàng thoái vị là một thủ pháp chính trị , hay đơn giản chỉ là ý muốn của nhà vua - thì - lão Gàn vẫn ủng hộ việc sửa đối hiến pháp của nước Nhật cho phép quân đội Nhật tham chiến ngoài lãnh thổ. Lão Gàn bỏ 1 phiếu cho Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ủng hộ việc làm của ông.
    1 like
  5. Mỹ làm gì nếu Trung Quốc ra tay ở Biển Đông vào tháng tới? Thanh Minh (tổng hợp) Thứ Hai, ngày 15/08/2016 16:30 PM (GMT+7) (Dân Việt) Trung Quốc dường như đang chuẩn bị kỹ các kế hoạch hành động gia tăng căng thẳng trên Biển Đông sau hội nghị G-20, nhưng giới chuyên gia nhận định, thời điểm đó, Mỹ hầu như khó xoay xở. Nhìn lại cách Trung Quốc đối phó với phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông, điểm xuất phát cơ bản là sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh, bố trí lực lượng quân sự lớn tại khu vực Biển Đông, sẵn sàng tác chiến, nhằm vào tàu sân bay của Mỹ, đặc biệt lực lượng tên lửa của Trung Quốc còn phô trương vũ khí sát thủ tàu sân bay. Trang mạng National Interest ngày 15.8 nhận định, nếu như Trung Quốc đang ủ mưu thay đổi hoàn toàn hiện trạng của Biển Đông bằng cách tiếp tục ngang ngược cải tạo bãi cạn Scarborough, có khả năng kế hoạch này sẽ được tiến hành vào khoảng đầu tháng 9 đến ngày 8.11. Đây là khoảng thời gian sau Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tổ chức tại Trung Quốc và trước khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra. Trước đó, ngày 13.8, tờ South China Morning Post (SCMP) cũng trích dẫn một nguồn tin tin cậy, cho biết Bắc Kinh sẽ không thực hiện bất kỳ công việc cải tạo nào trên bãi cạn cho đến khi Hội nghị G-20 được tổ chức vào tháng tới và sẽ bắt đầy xây dựng trước khi Mỹ bỏ phiếu Tổng thống. Tuy vậy, giới phân tích cho rằng, nếu Trung Quốc ra tay ở thời điểm đó, Mỹ sẽ không thể có hành động quyết liệt ngay với Trung Quốc vào thời điểm này. Nguyên nhân hàng đầu đó là kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ đang bước vào giai đoạn nước rút với cuộc đua rất khó đoán định giữa bà Hillary Clinton và ông Donald Trump. Hiện cả hai ứng cử viên đều muốn tranh thủ lá phiếu của cộng đồng Hoa kiều tại Mỹ. Do đó, Chính quyền Obama sẽ không dám hành động mạnh vì không muốn để mất số phiếu này, hoặc chí ít không để đảng đối lập lợi dụng lôi kéo. Thứ hai, nền kinh tế và chính trị Mỹ đang bị Trung Quốc và cộng đồng Hoa kiều chi phối một phần. Trong nhiều năm qua, người Mỹ gốc Hoa và giới tỷ phú Trung Quốc đã chen chân được vào nhiều tập đoàn lớn của Mỹ. Họ có những ảnh hưởng nhất định đối với giới hoạch định chính sách ở cả cấp bang và liên bang. Tương tự, giới chính trị gia ở Trung Quốc cũng có rất nhiều kênh liên lạc và tác động tới các chính trị gia Mỹ. Ngược lại, Mỹ hầu như không thể chi phối hoặc tác động mạnh tới nền chính trị Trung Quốc. Những tác động ngầm đối với kinh tế cũng không nhiều. Trong tình hình Biển Đông hiện nay, Chính quyền Obama (của đảng Dân chủ) và Quốc hội (của đảng Cộng hòa) khó đi đến thống nhất phương thức hành động, ít nhất cho tới sau khi biết kết quả bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới. Ngoài ra, nếu Mỹ-Trung thực sự đối đầu, Mỹ sẽ có nguy cơ đánh mất vị thế siêu cường thế giới và sức mạnh trước Nga, Trung Quốc. Bất kỳ cuộc đối đầu nào giữa Mỹ với Trung Quốc cũng sẽ tạo điều kiện cho Nga, một đối thủ nguy hiểm khác của Mỹ, trỗi dậy. Mỹ hiện rất lo ngại việc Nga-Trung bắt tay nên sẽ không quá cứng rắn với bất cứ bên nào để tránh đẩy hai bên xích lại gần nhau hơn. Như vậy, có thể thấy Mỹ hiện rất khó có thể đưa ra quyết sách hành động mạnh với Trung Quốc tại thời điểm này. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, càng cố tỏ ra là một đất nước phớt lờ luật pháp, ỷ lớn hiếp bé, Trung Quốc sẽ tự họ làm tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh và uy tín của đất nước mình trên trường quốc tế. Hơn nữa, dù Mỹ có thể không thể phản ứng mạnh ở thời điểm hiện tại, thì Mỹ cũng không bỏ qua những hành động của Trung Quốc làm ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng hải trên Biển Đông, ảnh hưởng đến lợi ích nước Mỹ và chiến lược “xoay trục” của Mỹ. Một số nhà phân tích cho rằng, phản ứng của Mỹ và hành động của Trung Quốc như thế nào chưa thể nói cụ thể, song điều dễ đoán định nhất là mùa Thu này, Biển Đông sẽ không yên ả. ======================== Tháng tới tức là tháng 8 Âm lịch đấy! Thời gian đó, lão Gàn còn phải thưởng thức bánh Trung Thu đặc sản cao cấp với trà Thái Nguyên loại xịn nhất. Bởi vậy, chưa wan tâm lắm. Nhưng sau tháng đó tức là tháng 9 Âm lịch đấy. Lão nói trước lâu rùi nha: Chỉ bảo kê đến giữa tháng 9. Tức là sang ngày 16/ 9 Bính Thân Việt lịch - Gõ cái beng! Hết giờ chơi của Lọ Lem. Nếu Bắc Kinh chiển bị quậy tưng ở bể Đông vào tháng 8 thì lão Gàn đây quảng cáo rằng: Trong tháng 8 không có ngày tốt để động thổ. Năm nay động thổ hướng Đông Nam (so với Trung Quốc) là điều tối kỵ. Hãy đợi đấy!
    1 like
  6. Có đúng là người Việt cổ? Với nhan đề “Người Việt cổ cách nay 80 vạn năm ở Gia Lai”, báo Dân Trí đã thu hút sự quan tâm của chúng tôi. Đọc bài báo, chúng tôi rất mừng với thành công của các nhà khảo cổ Nga-Việt về phát hiện khảo cổ này. Tuy nhiên, theo chúng tôi, phát hiện này là bình thường, không có gì gọi là “chấn động” vì nó thực sự không phải là đóng góp mới cho khảo cổ học thế giới. Bởi lẽ, như chúng ta đã biết, khoảng 2 triệu năm trước, người Đứng thẳng Homo erectus xuất hiện ở châu Phi. Họ đã có mặt ở Indonesia (người Java) 1,9 triệu năm trước, ở Trung Quốc 1,7 triệu năm trước (người Nguyên Mưu) và tại Chu Khẩu Điếm 600.000 năm trước (người Vượn Bắc Kinh). Tại Việt Nam, đã phát hiện răng hóa thạch và công cụ thuộc Trung kỳ Đồ Đá Cũ của người Đứng thẳng Homo erectus tại Núi Đọ với tuổi 300.000 năm cách nay. Khảo cổ học cũng xác nhận, khoảng 250.000 năm trước, người Homo erectus hoàn toàn biến mất khỏi châu Á. Phát hiện An Khê có ý nghĩa tô đậm thêm tấm bản đồ phân bố của người H. erectus ở châu Á. Nó cũng chứng minh dự đoán từ lâu của giới khảo cổ: trên đất Đông Dương cũng như Đông Nam Á có nhiều khả năng tìm được thêm vết tích người H. erectus vì nằm trên cầu nối từ hải đảo Đông Nam Á tới Trung Quốc. Từ khám phá An Khê, ta có thể hy vọng tìm được những di chỉ khác của H. erectus tại Tây Nguyên. Tuy vậy có điều chúng tôi phân vân: gọi chủ nhân của di chỉ An Khê là người Việt cổ liệu có thỏa đáng? Theo định nghĩa nhân chủng học, người Việt cổ chỉ có thể cùng loài Homo sapiens với chúng ta hiện nay. Trong khi đó, di truyền học học xác nhận, H. sapiens chỉ xuất hiện tại châu Phi khoảng 200.000 năm trước và di cư sang Việt Nam khoảng 70.000 năm cách nay. Mặt khác, do người Việt trải qua hai giai đoạn phát triển: giai đoạn đầu, thuộc loại hình Australoid tồn tại suốt thời Đồ Đá (khoảng 70.000 tới 45000 TCN), được nhân chủng học gọi là người Việt cổ. Giai đoạn sau (khoảng 4500 TCN tới nay) thuộc chủng Mongoloid phương Nam, được gọi là người Việt hiện đại [1]. Chủ nhân di chỉ An Khê do khác loài nên không thể gọi là người Việt! Do vậy, một cách khoa học, chỉ có thể gọi họ là người cổ An Khê hay người Đứng thẳng An Khê. Hà Văn Thùy
    1 like
  7. Dùng lươn chữa viêm khớp dạng thấp Hỏi: Tôi bị viêm khớp dạng thấp đã nhiều năm. Đã đi chữa và uống nhiều loại thuốc, nhưng bệnh cải thiện rất ít. Gần đây tôi nghe nói, thịt lươn có tác dụng chữa viêm khớp dạng thấp rất tốt. Đề nghị "Thuốc vườn nhà" cho biết có đúng hay không? Cách sử dụng cụ thể như thế nào? Mai Hương, Hà Nội Đáp: Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid arthritis, viết tắt là RA) là một bệnh thường gặp, trong nhóm các bệnh về xương khớp mạn tính ở người lớn tuổi. Bệnh hay gặp ở độ tuổi từ 20-­45, nữ giới bị mắc bệnh nhiều hơn nam giới (gấp khoảng 3,5 lần). Bệnh lý chủ yếu là viêm màng hoạt dịch và tổ chức quanh khớp không do nhiễm trùng. Chứng trạng lâm sàng chủ yếu là cứng khớp vào buổi sáng, sưng đau có tính đối xứng ở nhiều khớp nhỏ, co duỗi,cử động khó khăn. Các khớp thường bị tổn thương là khớp gần đầu các ngón tay, ở bàn tay, cổ tay, ngón chân, bàn chân, ... Khớp sưng to và đau, ấn vào đau tăng lên. Hiện tượng cứng khớp thường xuất hiện sau khi nghỉ ngơi, khi hoạt động giảm nhẹ. Bệnh diễn biến theo từng đợt, kéo dài lâu ngày, nặng dần, sẽ dẫn đến dính khớp, biến dạng khớp, cứng khớp, thậm chí tàn phế. Giai đoạn cuối, có thể liên lụy đến các cơ quan nội tạng khác, như viêm màng tim, viêm cơ tim, thoái hóa mô thận, viêm kết mặc mắt, ... Nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp vẫn chưa thể xác định chính xác. Hiện tại, Tây y thường coi là một "bệnh tự miễn" ­ nghĩa là, vì một lý do nào đó, cơ thể tự sinh ra một loại "kháng nguyên", kháng nguyên đó kích thích cơ thể sản sinh ra một loại "kháng thể", và kháng thể này sẽ gây phản ứng miễn dịch tại các khớp, gây nên chứng viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp, thuộc phạm vi "Chứng tý", "Lịch tiết phong", "Hạc tất phong" trong Đông y học. Đông y cho rằng, viêm khớp dạng thấp là loại bệnh "bản hư tiêu thực" ­ gốc hư ngọn thực. "Hư" là suy yếu, chủ yếu là Âm dương Khí huyết và các tạng Can, Thận, Tỳ bị suy tổn. "Thực" là tình trạng cơ thể bị các loại "tà khí" (tác nhân gây bệnh) phong ­ hàn ­ thấp xâm phạm vào, gây nghẽn tắc kinh mạch, làm cho Khí huyết bị hư tổn, Âm dương mất cân bằng, mà dẫn tới sưng đau, hạn chế vận động ở các khớp. Để chữa trị, có thể tiến hành theo 2 hướng, đó là "Biện chứng luận trị" và sử dụng "Nghiệm phương" (bài thuốc đã áp dụng có kết quả tốt). Dùng lươn để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp thuộc hướng thứ hai. Lươn là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, dân gian thường dùng làm thức ăn bổ dưỡng và người xưa coi lươn là "nhân sâm trong các loại thịt" (nhục trung nhân sâm). Lươn thường được dùng để chế biến các món ăn dưới nhiều hình thức, như miến lươn, cháo lươn, lươn xào sả ớt, ... Lươn còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Tác dụng làm thuốc của lươn được ghi chép sớm nhất trong bộ sách "Danh y biệt lục" của Đào Hoằng Cảnh (456­-536). Theo Đông y: Thịt lươn có vị ngọt, tính ấm; vào 3 kinh Tỳ, Can và Thận. Có tác dụng bổ ích hư tổn, trừ phong thắng thấp, cường cân tráng cốt. Chủ trị người yếu mệt, đau nhức xương khớp do phong hàn, sản hậu lâm lịch (tiểu tiện nhỏ giọt đau buốt), trĩ sang xuất huyết, ... Sách "Nam dược thần hiệu" của Tuệ Tĩnh viết: Hoàng thiện là con lươn, vị ngọt, tính rất ấm, không độc, bổ trung ích khí, chữa băng huyết lậu huyết, khử thấp, trừ phong, ấm bụng. Còn sách "Lĩnh Nam bản thảo" của Hải Thượng Lãn Ông cũng có những nhận định tương tự, viết bằng những câu vè, về tính năng của con lươn như sau: "Hoàng thiện tên thường gọi con lươn Ấm nhiều không độc vị tươi ngọt Bổ trung ích khí chỉ lậu băng Đuổi thấp trừ phong bụng lạnh tốt” Sử dụng lươn để chữa trị các chứng viêm đau xương khớp là kinh nghiệm đã được lưu truyền lâu đời trong dân gian, nên sách thuốc Đông y mới thường viết rằng, thịt lươn có tác dụng "khử thấp", "trừ phong", "trừ phong thắng thấp", "cường cân tráng cốt", ... Trên thực tế, có thể sử dụng lươn để chữa viêm khớp dạng thấp theo một số cách sau: (1) Cách thứ nhất ­ Chả lươn cuốn lá lốt: Thịt lươn khoảng 500g; lươn đem tuốt sạch nhớt, bỏ ruột, cắt nhỏ, đem ướp gừng, tỏi và muối tiêu; dùng lá lốt gói lại, nướng hoặc rán chín ăn (Kinh nghiệm dân gian Việt Nam). Theo Đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm. Có tác dụng ôn trung, tán hàn, chỉ thống (cắt cơn đau). Dùng trị phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại, ... Dân gian và Đông y Việt Nam thường sử dụng để chữa trị các chứng đau xương khớp do hàn thấp (lạnh ẩm); kết hợp với thịt lươn có tác dụng khử phong trừ thấp, thành Món ăn ­ Bài thuốc có tác dụng chữa viêm khớp dạng thấp khá tốt. (2) Cách thứ hai: Dùng 4-­6 con lươn loại to (mỗi con trên 500g), rượu trắng lượng thích hợp, trộn với lươn; sau đó hong khô, làm thịt lươn, bỏ nội tạng, sấy khô nghiền mịn, cất trong lọ nút kín dùng dần; ngày dùng 2 lần, mỗi lần 15g, hòa với chút rượu trắng uống, sau đó chiêu bằng nước đun sôi; hoặc có thể dùng bột lươn hòa vào cháo ăn; liệu trình 2 tháng. Có tác dụng trừ phong, thông kinh hoạt lạc, trừ đau nhức xương khớp do viêm khớp dạng thấp (Gia đình thực bổ dữ thực liệu). (3) Cách thứ ba: Dùng lươn non 500g, rượu trắng 1000ml; ngâm rượu uống ngày 2 lần (buổi chiều 1 lần, tối trước khi đi ngủ 1 lần), mỗi lần 20ml, uống xong xúc miệng; liệu trình 1 tháng. Dùng chữa viêm khớp dạng thấp đau nhức nhiều. Cách chế biến: Chuẩn bị sẵn 1 cái lọ rộng miệng, rửa sạch, hong khô, đổ sẵn rượu trắng vào. Lươn đem ngâm vào chậu nước sạch, thêm vài giọt dầu vừng vào khuấy đều, đậy nắp để lươn khỏi chui ra. Hôm sau vớt lươn ra, rửa lại bằng nước sạch, hong khô. Khoảng nửa giờ sau, bắt những con lươn còn sống, cho vào lọ rượu ngâm (những con bị chết thì bỏ đi không dùng). Nút kín lọ, để ở nơi tối, mát, ngâm sau một tháng là có thể sử dụng. Sau khi ngâm lần thứ nhất, có thể thêm 500ml rượu trắng, ngâm lần thứ 2, sau đó bỏ bã. Lươn non, còn gọi là "đồng tử thiện ngư", là lươn chưa trưởng thành, chưa giao phối, thân nhỏ chỉ bằng chiếc bút lông; còn gọi là "lươn quản bút"; loại lươn này tính ấm, có tác dụng hoạt huyết chỉ thống rất tốt. Đây là một món rượu thuốc chữa đau nhức xương khớp nổi tiếng, lưu truyền đã lâu đời trong dân gian ở vùng Giang Nam, Trung Quốc. Đối với chứng đau nhức gân cốt do viêm khớp dạng thấp, cũng như các dạng đau nhức khác, có tác dụng tương đối tốt. Lương y HUYÊN THẢO nguồn "Thuốc vườn nhà ­ http://www.thuocvuonnha.com"
    1 like
  8. 1 like
  9. 1 like
  10. Các định luật về khí áp dụng trong nhà (P2) Góc nhìn về các loại sát khí do "phong"- ví dụ trường hợp Thiên trảm sát. Xét 2 tòa nhà chung cư nằm cạnh nhau có khoảng cách rất gần tạo ra 1 khe hẹp kéo dài. Các khối khí khi dồn từ bên ngoài vào ở trạng thái vận tốc tuyến tính khi bị ép vào khe trên sẽ tạo ra vận tốc lớn vượt quá lực ma sát k gây ra hiện tượng "dòng chảy rối". Lúc này mật độ khí tăng lên và lúc này "Thiên trảm sát" sẽ tác động đến 2 trường hợp: trực xung đối diện với nó và nằm trên đường đi của nó. Trường hợp mà ai cũng biết đó là những căn nhà đối diện trực xung với khe hẹp trên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy nhiên theo nhận định của tôi trường hợp thứ 2 cũng bị ảnh hưởng nhưng nhẹ hơn là các nhà thuộc 2 tòa chung cư có mặt giáp với khe hẹp đó. Phân tích trường hợp 2 (nhẹ hơn): Các yếu tố phong thường theo cơn, theo đợt. Và có thể phân ra làm 2 pha, pha 1 khi bắt đầu cơn gió, mật độ khí tăng =>áp suất tăng lên và tràn vào các ngôi nhà (mở cửa ban công nhưng đóng cửa chính- trường hợp phổ biến) khiến mật độ khí trong nhà tăng lên. Pha 2: khi hết đợt gió đó để lại khoảng trống về mật độ phía sau- khí trong các ngôi nhà này bị rút ra rất nhanh và theo quán tính- lượng khí rút ra này còn nhiều hơn khí vào ban đầu khiến mật độ khí trong nhà giảm- tôi gọi là thoát khí. Nó tạo ra tính bất ổn định một cách bất thường về mật độ khí trong nhà- do đó cũng ảnh hưởng đến con người trong ngôi nhà đó. Chưa kể đến việc vận tốc khí cao thường mang theo tạp khí có khối lượng riêng nặng như khí sulfua lưu huỳnh, radon như bài trước đã phân tích. Phân tích trường hợp 1: Khí xộc thẳng vào nhà với mật độ vật chất khí lớn, nếu không có đường thoát thì liên tục tạo ra áp lực ép rất mạnh vào nhà; tất cả khí nặng dồn vào mà không có chỗ thoát tích đọng lại thì trường hợp này nặng hơn trường hợp 2 kia nhiều.
    1 like
  11. Theo số liệu của WHO, mỗi ngày có hơn 140 triệu người ở Nam và Đông Nam Á uống nước ngầm bị ô nhiễm asen. Hàng ngàn người dân ở Bangladesh, Campuchia, Ấn Độ, Myanmar và Việt Nam chết vì ung thư mỗi năm từ việc tiếp xúc với thạch tín mãn tính. Các nhà khoa học xác định chính xác nguồn gốc của ô nhiễm là ở dãy núi Himalaya, nơi các trầm tích có chứa asen tự nhiên được vận chuyển xuống các lưu vực sông ở hạ lưu đông dân cư bên dưới.Thạch tín thay vì bị giữ lại trong đất gần sông, lại ngấm vào trong các mạch nước ngầm có độ sâu 30m(phần lớn dân lấy nước ở tầng này) là do vi khuẩn (arsenic- bacteria). 1. Xét thạch tín xảy ra do sự tương tác sinh vật với môi trường: Thông thường, vi khuẩn sử dụng oxy để thở. Nhưng trong môi trường yếm khí, nó có thể sử dụng các hóa chất khác, bao gồm gỉ sắt và asen. Khi các vi khuẩn chuyển hóa sắt và asen, vi khuẩn chuyển đổi hợp chất đó thành một dạng dễ hòa tan trong nước. Như vậy, mức độ vi khuẩn chuyển hóa thạch tín nhiều hay ít là do môi trường sống của chúng ở điều kiện gì (thoáng khí hay kị khí) và các điều kiện này lại phụ thuộc vào đặc điểm lên xuống của mực nước ngầm và nước mặt. Do đó, việc con người xây đập chắn nước, khoan giếng, đào ao, hay sử dụng nước ngầm quá nhiều đều gây ra sự thay đổi môi trường oxy hóa- khử dưới đất và điều này làm ảnh hưởng đột biến đến hàm lượng thạch tín trong nước ngầm. Chính vì lý do trên, sau khi chế độ thủy văn bị thay đổi, khiến tập tính và mức độ tồn tại của vi khuẩn ăn asen thay đổi thì việc có một số ngôi làng, thị trấn có số dân bị ung thư tăng đột biến trong vài năm cũng là điều dễ hiểu (kết hợp với sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, thức ănv.v.) và thuật ngữ dân gian có lẽ do quá hoảng sợ thì gọi là động long mạch chăng? 2. Xét trên quan điểm địa chất: Trong quá trình tìm tòi và nghiên cứu về địa chấn địa tầng, phân tích đặc điểm địa chất môi trường của khu vực đồng bằng Sông Hồng, tôi có một số kết luận như sau về tình hình hoạt động của các yếu tố kim loại nặng, phóng xạ ở Hà Nội và vùng phụ cận: Trong lịch sử địa chất của Hà Nội nói riêng và khu vực đồng bằng Sông Hồng nói chung đã trải qua nhiều giai đoạn biển tiến, biển thoái qua đó hình thành mặt cắt dọc thay đổi từ môi trường sông đến đầm lầy và cuối cùng là biển. Qua đó, có những chu kỳ hình thành các lớp đầm lầy nằm xen kẹp trong các lớp cát kết, sét kết nối chồng lên nhau. Trong môi trường đầm lầy, tập trung nhiều vật chất hữu cơ tồn tại trong môi trường khử, qua đó các nguồn vật chất trong đó có các kim loại nặng như thủy ngân, chì, thạch tín; các nguyên tố phóng xạ như uranium được các hệ thống sông, nước ngầm vận chuyển và được hấp phụ vào các tầng đất đầm lầy. Tại đó xảy ra quá trình phản ứng hóa học tạo phức chất bền vững trong môi trường khử và các tầng đầm lầy này được coi là tầng sinh ra các nguyên tố phóng xạ, kim loại nặng. Khi các kim loại nặng, các nguyên tố phóng xạ ở trạng thái phức được hình thành, nó sẽ chui vào các lỗ hổng của các tầng cát kết tạo ra tầng chứa của các nguyên tố phóng xạ và kim loại nặng. Qua hình ảnh trên cho ta cái nhìn tổng thể về hành vi di chuyển của các nguyên tố phóng xạ, chúng được lắng đọng tại các tầng cát kết, khi có sự hoạt động khai thác nước ngầm của con người hoặc bất cứ quá trình nào làm thay đổi trái tự nhiên mực nước ngầm cơ sở, môi trường khử bị phá vỡ, oxy được đưa vào. Qua đó, nó sản sinh ra các nguyên tố phóng xạ, kim loại nặng ở trạng thái độc hơn với cơ thể con người. Sự di chuyển của các nguyên tố phóng xạ theo dòng nước chỉ tạo ra bức xạ không đáng kể do có hàm lượng ít; chúng chỉ thật sự gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến con người phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Các nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, hàm lượng vật chất hữu cơ cao gây phản ứng kết tủa các nguyên tố phóng xạ với hàm lượng cao gấp nghìn lần so với khi chúng được di chuyển trong nước ngầm, tạo ra những ổ phát tia bức xạ mạnh mẽ gây ra cac hiện tượng người ở trong các ngôi nhà này thường ốm đau bệnh tật triền miên, sức khoẻ suy sụp v.v. + Sự giao lưu của các mạch nước ngầm gây ra sự chuyển động đối lưu làm lắng đọng các nguyên tố phóng xạ có tỉ trọng lớn xuống dưới. + Các lỗ khoan khoan sâu và rộng, cắt qua nhiều tầng cát kết chứa nguyên tố phóng xạ. + Sự thay đổi về độ sâu mực nước ngầm so với lỗ khoan hút nước tạo ra môi trường oxy hóa khác nhau theo chu kỳ mùa khô, mùa mưa. Qua đó cho chúng ta thấy rằng, môi trường hiện nay của chúng ta không phải là không có các chất phóng xạ và kim loại nặng có hại, mà chúng ở đầy rẫy xung quanh chúng ta, do chúng ta mà trở nên ngày càng được sản sinh ra ở các trạng thái độc hơn với con người và do đó gây tác hại vô cùng lớn. Ngay từ bây giờ, việc kiểm soát tài nguyên nước, tôn trọng hơn các quy luật vận hành của nước trong tự nhiên lại là cách giúp cho sức khỏe của giống nòi được cải thiện. Theo Thạc sĩ Địa chất Nguyễn Duy Tuấn- PGĐ Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Địa Y Học- diayhoc.com
    1 like