• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 17/08/2016 in all areas

  1. Trong Kinh Dịch, khi nói đến cái chết, đã viết: "Hồn thoát ra ngoài, hoàn tất sự biến hóa". Điều này cho thấy từ lâu trong Lý học Đông phương đã thừa nhận một trạng thái tồn tại sau khi chết và coi như điều này bắt đầu một chu kỳ mới cho sự sống tiếp theo, liên quan đến trạng thái gọi là "hồn" này. Không phải chỉ riêng nền văn minh Đông phương, có thể nói những nền văn minh cổ đại đều nhắc tới trạng thái tồn tại sau cái chết.
    3 likes
  2. Hiện nay đang trong "Tháng Cô Hồn" đưa bài này lên lại để quý vị và anh chị em quan tâm tham khảo.
    2 likes
  3. Cách cúng cô hồn ai cũng nên biết Y.Dương | 15/08/2015 22:57 Dân gian quan niệm, chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ ăn mặn. Ảnh: sweetwiskies.blogspot.com Theo dân gian, tục cúng cô hồn rằm tháng 7 Âm lịch là cứu giúp những linh hồn lang thang, đói khổ, hoặc để khỏi bị các oan hồn quấy phá... Thời gian cúng có thể từ mùng 1 - ngày 15 tháng 7 Âm lịch. Lễ cúng cô hồn thường gồm: Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ. Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc). Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc. Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá). Cháo và mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa). Cháo loãng được coi là món không thể thiếu trong lễ cúng. Người ta tin rằng, món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường. Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là không cúng xôi, gà, heo. Chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si. Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã. Ảnh: Infonet Ở một số nơi, người ta cho phép trẻ con cướp cỗ cô hồn (giật cô hồn) khi việc cúng đã xong. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng cướp cỗ có thể là bất kỳ ai, từ trẻ em đến những tay anh chị quậy phá, được xem là “cô hồn sống". Người ta tin rằng, nếu người sống giành giật càng đông là họ đã mua chuộc được cô hồn không đến quấy phá gia đình. Trước khi dọn đồ ra cúng, nếu gia chủ chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người tranh nhau giật đồ cúng từ trên tay thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay. Bởi theo dân gian, nếu giật lại, hậu quả nhận được là điều tệ hại. Nếu khi chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực giật có nghĩa là tín hiệu tốt. Văn khấn cô hồn: Có thể đọc bài văn khấn dưới đây hoặc tụng nghi thức cúng thí thực cô hồn (cúng chúng sinh) trong Kinh Nhật tụng. Nam mô A Di Đà Phật Nam mô A Di Đà Phật Nam mô A Di Đà Phật Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con lạy Đức Phật Di Đà. Con lạy Bồ Tát Quan Âm. Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần. Tiết tháng 7 sắp thu phân Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà Âm cung mở cửa ngục ra Vong linh không cửa không nhà Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương Gốc cây xó chợ đầu đường Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang Quanh năm đói rét cơ hàn Không manh áo mỏng, che làn heo may Cô hồn nam bắc đông tây Trẻ già trai gái về đây họp đoàn Dù rằng: chết uổng, chết oan Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu Chết tai nạn, chết ốm đâu Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình Chết bom đạn, chết đao binh Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi Chết vì sét đánh giữa trời Nay nghe tín chủ thỉnh mời Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau Cơm canh cháo nẻ trầu cau Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh Gạo muối quả thực hoa đăng Mang theo một chút để dành ngày mai Phù hộ tín chủ lộc tài An khang thịnh vượng hoà hài gia trung Nhớ ngày xá tội vong nhân Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời Bây giờ nhận hưởng xong rồi Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần Tín chủ thiêu hoá kim ngân Cùng với quần áo đã được phân chia Kính cáo Tôn thần Chứng minh công đức Cho tín chủ con Tên là:.................................. Vợ/Chồng:............................ Con trai:............................... Con gái:................................ Ngụ tại:................................ Nam mô A Di Đà Phật Nam mô A Di Đà Phật Nam mô A Di Đà Phật (Tổng hợp) ================== Xem xong bài này, người viết thấy những quan niệm về cúng cô hồn rất là "sân si". Bởi vì, họ coi (chấp) vào việc cô hồn tồn tại trên thực tế theo cách hiểu của họ. Lão Gàn sẽ cúng cô hồn theo kiểu của lão, có thể chay, có thể mặn. Miễn là thành tâm hướng đến những chúng sinh khốn khổ. Lời khuyên của lão Gàn là nên phóng sinh và hồi hướng tới sự giải thoát cho những năng lượng Âm trì trệ trên thế gian. PS: Lão Gàn được dự một buổi lễ phóng sinh của mấy vị sư và các cư sĩ. Các vị đặt mấy cái thùng chật ních những con cá và tụng kinh, làm phép rất lâu. Khốn nạn cho mấy con cá chết ngạt trước khi các thày chùa tụng kinh xong. Bởi vậy, lão cũng tán thành việc phóng sinh và có sinh vật phóng sinh là phóng liền, không có tụng kinh trì chú gì cả. Nhưng lão hiểu phóng sinh không phải cầu phước gì. Nó chỉ đơn giản là các sinh vật bị nhốt hãm, nay được tự do, chúng sẽ tạo một sự thỏa mãn rất mạnh vì được kích hoạt đột biến bởi hoàn cảnh. Đó là một tương tác tốt với cuộc sống của con người. Đồng thời, nó là một hình tượng tốt cho sự nhận thức lòng nhân đạo. Việc phóng sinh đã có từ rất lâu trước khi Phật giáo ra đời. Quý vị có thể tham khảo sự tích: "Mở lưới Thành Thang".
    2 likes
  4. LÝ HỌC VIỆT VÀ NGUỒN GỐC THÁNG CÔ HỒN Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Hôm nay đã là ngày mùng 2/ 7 Việt lịch. Trong dân gian quen gọi là tháng "Cô hồn". Rất nhiều truyền thuyết minh họa cho nguyên nhân của Tháng Cô Hồn này. Trong đó có cả truyền thuyết liên quan đến Phật Giáo - mà các bạn có thể xem ngay trong bài báo này dưới đây. Có thể nói, hầu hết người Đông phương và những nhà nghiên cứu trên thế giới, đều mặc định nguyên nhân của tháng Cô Hồn mang mầu sắc tín ngưỡng, tôn giáo, bởi chính những truyền thuyết liên quan đến nó từ thời xa xưa, mà bài báo dưới đây chỉ là một ví dụ. Nhưng thực chất có phải như vậy không? Người viết tiểu luận này trình bày với quý vị và anh chị em quan tâm một nguyên nhân được giải thích từ Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt. Trước khi trình bày luận điểm của mình, người viết giới thiệu với quý vị và anh chị em bài báo dưới đây, như là một tư liệu tham khảo làm ví dụ cho những cách giải thích về "Tháng Cô hồn" liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo từ trước đến nay. ============================ "Tháng cô hồn" và những điều kiêng kỵ được lan truyền Y. Dương (Tổng hợp) | 14/08/2015 07:40 Tháng 7 Âm lịch được còn được gọi là "tháng cô hồn" hay tháng "mở cửa mả". Hình minh họa 19 điều nên làm trong "tháng cô hồn" theo dân gian Đốt nhiều vàng mã tháng cô hồn, người cõi âm sẽ phải chịu tội? Trong dân gian người ta quan niệm, đây là tháng của ma quỷ, đặc biệt ngày rằm trong tháng này là ngày xá tội vong nhân - ngày Quỷ Môn Quan mở để ma quỷ được tự do về dương thế, đó cũng là ngày "âm khí xung thiên". Ở Việt Nam, thời gian này kéo dài nguyên một tháng. Theo đó, ngoài việc sắm lễ cúng, người ta còn truyền tai nhau rất nhiều điều nên kiêng kỵ trong "tháng cô hồn" này. 18 điều cấm kỵ được lan truyền 1. Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá. 2. Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm vào tháng này, nếu không sẽ dễ gặp điều không may. 3. Không được nhổ lông chân vào ngày này, vì dân gian cho rằng “một sợi lông chân quản ba con quỷ”, người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần. 4. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ bu đến. 5. Không ăn vụng đồ cúng, vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình. 6. Không phơi quần áo vào ban đêm, vì ma quỷ trông thấy sẽ “mượn” và để lại “quỷ khí” trong các quần áo ấy. 7. Những người khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu. 8. Không nên bơi lội, vì ma quỷ sẽ cùng đùa với bạn, nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị chúng làm trẹo chân. 9. Không hù doạ người khác khiến họ giật mình “hồn bay phách lạc”, dễ bị ma quỷ xâm nhập. 10. Cây đa trước nhà là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó. 11. Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm “quỷ khí”. 12. Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy. 13. Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai hoạ không chừng. 14. Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác hình như có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì đó có thể do ma quỷ trêu chọc. 15. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường, nếu không ma quỷ nhìn thấy sẽ đoán rằng có người sống đang nằm trên giường và chúng sẽ lên giường ngủ chung với bạn. 16. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung. 17. Không nên ở một mình trong thời gian này, nếu không sẽ dễ bị ma quỷ dẫn dắt hoặc quấy phá. 18. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh đó sẽ “vô hình” vào ảnh chung với người sống, đó là điều không tốt. Những điều không nên khác - Thề thốt nói bậy bất cứ trong giây phút nào trong ngày tháng cô hồn. Nguy hiểm nhất thề thốt nói bậy ngay giờ trưa từ 11 giờ đến 12 giờ 45 phút hoặc từ 18 giờ chiều cho đến rạng sáng. - Không được núp mưa dưới gốc cây. - Không mặc quần áo có in hình thù quỷ quái ghê sợ. - Không đi về quá đêm khuya. - Không tụ tập lượn lách đua xe. - Không mài dao kéo trong tháng này. - Không chở đồ cồng kềnh và chở nhiều người trên một chiếc xe. - Không nên động thổ, nhập trạch trong tháng cô hồn. - Không nên và hạn chế mua xe trong tháng này. Nếu bất đắc dĩ vì một lý do nào đó mà cần phải mua xe thì nên tham khảo quý thầy chùa, sư, thầy phong thủy. - Không nên mua xe những ngày sát chủ, ngày kỵ thiên can - địa chi tương khắc. - Hạn chế ký kết hợp đồng, nếu cần cho việc đại sự thì nên xem ngày cho kỹ. - Không nên tự ý chặt cây có gốc to. - Không nên may quần áo trắng trong tháng này. - Không nên thả tiền thật. - Nếu nằm trong phòng bệnh viện khi ngủ không được tắt đèn. - Tuyệt đối không được cúng những đồ ăn mặn. Nếu cúng mặn có nghĩa là khơi dậy “tham, sân, si” có thể làm cho âm phần dữ tợn hơn nữa. (Sưu tầm từ nhiều nguồn) ============================ Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Qua bài báo trên, quý vị và anh chị em cũng nhận thấy rằng: quan niệm về tháng cô hồn hoàn toàn có nguồn gốc từ tín ngưỡng và tôn giáo. Về tôn giáo thì nguồn gốc Tháng Cô hồn được coi là có xuất xứ từ Phật giáo. Và nó hoàn toàn được giải thích một cách phi khoa học. Trong khi đó, việc coi tháng Bảy Việt lịch là "Tháng Cô hồn" là một quan niệm ảnh hưởng đến hầu hết các nước thuộc nền văn minh Đông phương, tức là không chỉ riêng ở Việt Nam. Do đó, vấn đề được đặt ra sẽ là: nếu nó xuất phát từ một tín ngưỡng, thì đó phải là một tín ngưỡng phổ biến rộng rãi thuộc về nền văn minh này. Từ đó, nó mới có thể phổ biến thành truyền thống về tháng Cô Hồn trong di sản của nền văn minh Đông phương, gồm nhiều quôc gia. Cũng trong bài báo trên thì một cách giải thích khác về nguồn gốc của tháng Cô Hồn có nguyên nhân từ Phật giáo, qua các sự tích về Lễ Vu Lan, báo hiếu của ngài Mục Kiều Liên xuống Địa Ngục cứu mẹ, và sự tích về ngài Anan mà bài báo đã nêu. Xét về tính phổ biến thì Phật Giáo là một tôn giáo xuất phát từ Đông phương hơn 2500 năm trước và phổ biến trên toàn thế giới. Cho nên giải thích nguyên nhân từ Phật giáo với tính phổ biến của Phật giáo và tính phổ biến của tín ngưỡng liên quan đến "Tháng Cô Hồn" là khả thi. Nhưng vấn đề được tiếp tục đặt ra là: Những điều kiêng cữ - như mô tả trong bài báo trên và từ nhiều tư liệu khác - lại hoàn toàn không thuộc về hệ thống Phật pháp. Hơn nữa, không phải bất cứ một quốc gia có ảnh hưởng lớn từ Phật giáo đều coi Lễ Vu Lan là tháng cô hồn. Bởi vậy, truyền thuyết về ngài Mục Kiều Liên xuống Địa Ngục cứu mẹ, hoặc ngài Anan gặp ngã quỷ - để giải thích cho nguyên nhân của quan niệm về "Tháng Cô hồn", chỉ có thể được hình thành rất lâu sau khi Phật pháp trở thành phổ biến trong xã hội Đông phương. Nó không hề có trong kinh điển chính thống của Phật giáo. Bởi vậy, tôi đi tìm nguyên nhân của quan niệm "Tháng Cô hồn" từ một cách giải thích khác. Những dấu ấn còn lại của quan niệm về tháng cô hồn, cho thấy nó liên quan đến Lý học Đông phương. Một trong những dấu ấn đó chính là từ "Quỷ Môn quan" - được coi là nơi xuất phát của ma quỷ lên trần gian vào tháng Bảy này. "Quỷ môn quan", hay còn gọi là "Quỷ Môn" chính là một khái niệm trong Phong Thủy mô tả trục Đông Bắc/ Tây Nam và Đông/ Tây trong Phong thủy Đông phương nói chung. Trong lịch sử nền văn minh Đông phương, cũng đã ghi nhận một tôn giáo phổ biến ở Nam Dương tử, đó chính là Đạo Giáo. Tôn giáo này có thời điểm xuất xứ tương đương sự xuất hiện của Phật giáo - từ 2500 năm cách ngày nay. Tôn giáo này đã bị mai một cùng với sự sụp đổ của nền văn hiến Việt, từ 300 năm BC. Nó chỉ còn lại những dấu ấn qua những truyền thuyết về tiên thánh trong tính ngưỡng dân gian, ở cả Việt Nam và Trung quốc. Riêng ở Việt Nam thì di sản của Đạo Giáo còn trong tục thờ Mẫu, Ngũ phủ công đồng, các vị thánh...vv... Trong Đạo Giáo, hầu hết mọi phương tiện hành pháp đều liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Điều này tôi đã chứng minh qua sách đã xuất bản và các bài viết liên quan trên web này. Từ đó, tôi nhận thấy rằng: Hoàn toàn có cơ sở xem xét cội nguồn của "Tháng Cô Hồn" từ Lý học Đông phương. Bây giờ, chúng ta trở lại với mô hình Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt. Quý vị và anh chị em xem hình dưới đây: Hà đồ & Hậu thiên Lạc Việt phối thập Thiên Can Quý vị và anh chị em quan tâm thân mến. Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng: Trong mô hình Hà Đồ (và cả Lạc Thư) đều có 9 ô. Các ô trên Hà Đồ đều phối với Thiên Can thích hợp với độ số của nó, gồm: Giáp 1, Ất 2, Bính 3, Đinh 4, Mậu 5 (Mậu thuộc Thổ) , Kỷ 6, Canh 7, Tân 8, Nhâm 9, Quý 10 (Quý thuộc Thủy). Riêng ô giữa - Trung cung của Hà Đồ có hai thiên can phối là "Mậu/ Quý" với độ số 5/ 10, phù hợp với độ số Trung cung của Hà Đồ. Và điều này liên quan gì đến "Tháng Cô Hồn" với tháng Bảy Việt lịch hàng năm? Quý vị và anh chị em quan tâm thân mến. Quý vị và anh chị em cũng biết rằng: Trong truyền thống văn hóa Việt, ông cha ta thường gọi tháng 11 Việt lịch là tháng Một; Tháng 12 là tháng Chạp; tháng 1 là tháng Giêng...sau đó mới thuận tự theo số đếm phổ thông. Do đó, tháng thứ 5 tính từ tháng Một - theo cách gọi dân gian Việt - tức cũng là tháng Ba Việt lịch. Đây cũng chính là tháng kỷ niệm giỗ Tổ Hùng Vương 10/ 3 Việt lịch. Hay nói cụ thể và rõ hơn là: ngày giỗ Tổ Hùng Vương của Việt tộc vào ngày mùng 10, tháng thứ 5 Việt lịch, tính từ tháng Một (11). Đây chính là con số của Trung cung Hà Đồ, thuộc Mậu/ Dương Thổ. Vậy tháng cô hồn liên quan gì đến mô hình Hà Đồ này? Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Đây chính là tháng thứ chín, tính từ tháng Một (11) Việt lịch. Cho nên theo chu kỳ Cửu cung, tháng này nhập trung cung Hà Đồ, tương ứng với độ số 10 của Thiên Can Quý thuộc thủy. Tháng này vì do Thiên Can Âm Thủy là Quý quản trung cung, nên Âm khí - theo Lý học Việt rất vượng. Cho nên nó thể hiện bằng thời tiết phổ biến trên trái Đất là mưa gió sụt sùi (Mưa Ngâu), hoặc bão tố, lũ lụt...vv.....Ở những vị trí địa hình khác nhau thì Âm khí cũng thể hiện khác nhau, tùy từng vị trí trên Địa Cầu. Nhưng xét tổng quát là Âm khí vượng. Chính vì tính thể hiện Âm Khí thổ vượng, nên nó được mô tả bằng "Địa Ngục" ("Địa" là Đất/ Thổ; "Ngục" là hình tượng mô tả khí chất dưới đất) và nâng cấp thành những truyền thuyết liên quan đến "Tháng Cô Hồn" với những ma quỷ từ Địa Ngục chui lên, hoành hành trên thế gian. Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Cũng chính vì sự tương tác của Âm khí vượng và kết thúc một chu kỳ Thiên Can, nên nền văn hiến Việt đã mô tả một số điều kiêng cữ để hạn chế những tương tác xấu này. Nhưng do sự thất truyền của cả một nền văn minh, cho nên sự kiêng cữ trở thành thái quá và nhiều cái rất không cần thiết. Chưa nói đến nhiều kiêng cữ do biến tướng vì thiếu hiểu biết trở nên buồn cười. Vấn đề này tôi sẽ viết rõ hơn ở bài tiếp theo. Nhưng qua sự phân tích của tôi ở bài trên, thì quý vị và anh chị em cũng thấy rõ rằng: nguyên nhân của tháng cô hồn, hoàn toàn có xuất xứ từ nền văn hiến Việt, cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương - với nguyên lý "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Và cũng từ sự giải thích nguyên nhân này, cho thấy tính hệ thống, nhất quán hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt trong hầu hết mọi lĩnh vực liến quan đến nó. Đồng thời nó cũng chứng minh rõ hơn cho một tiêu chí để thẩm định một lý thuyết thống nhất, bổ sung cho những luận cứ mà người viết đã chứng minh trong tiểu luận: "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", là: "Một lý thuyết thống nhất phải có khả năng giải thích những vấn đề tôn giáo và tâm linh". "Những quan niệm về "Tháng Cô Hồn" chính là một dấu ấn về tôn giáo và tâm linh, đã được giải thích bằng nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt. Đó chính là "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. Còn tiếp .
    1 like
  5. Thuốc Nam chữa Viêm khớp Hỏi: Vợ cháu năm nay 30 tuổi, từ khoảng 1 năm nay vợ cháu tự nhiên bị đau các khớp xương, rất khó vận động và rất đau đớn. Lúc đầu chỉ đau ở bả vai, sau đó các khớp khác như ngón tay, háng, đầu gối, ... cũng đều bị sưng. Đi khám có kết luận là "Viêm đa khớp", cho uống thuốc nhưng không khỏi. Vậy cháu xin hỏi "Thuốc vườn nhà": (1) Có bài thuốc nào chữa được bệnh cho vợ cháu? (2) Cháu nghe nói dùng cây đơn gối hạc uống sẽ khỏi? Xin chỉ cho cách nhận biết, tác dụng và cách dùng. N.V. Quân, Hải Phòng Đáp: Xin giải đáp tuần tự các câu hỏi của bạn như sau: • Thuốc Nam chữa viêm khớp: Khác với Tây y, để chữa trị bệnh viêm khớp, Đông y không sử dụng cùng một số loại thuốc cố định cho tất cả mọi người (cùng bị mắc bệnh viêm khớp), mà chia "bệnh" thành những "chứng hình" (thể bệnh) khác nhau. Thể bệnh được phân loại căn cứ vào những chứng trạng cụ thể, biểu hiện ở người bệnh. Tiếp đó, đối với mỗi thể bệnh, sẽ sử dụng những phép chữa, bài thuốc thích hợp. Bạn có thể căn cứ vào những chứng trạng của vợ, để phân biệt thể bệnh, và sử dụng các phép chữa, bài thuốc, theo các phương án sau: 1. Thể phong nhiệt: ­ Chứng trạng: Sốt cao, đau họng, phiền khát, khớp xương sưng nóng đỏ, đau di chuyển, trên da xuất hiện những mảng ban đỏ. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Thể bệnh này hay gặp trong trường hợp Tây y chẩn đoán là "viêm khớp cấp tính". ­ Phép chữa: Trừ phong, thanh nhiệt, thông kinh hoạt lạc. ­ Bài thuốc thường dùng: Nhẫn đông đằng (dây kim ngân) 20g, hổ trượng căn (cốt khí củ) 12g, quế chi 9g, tang chi (cành cây dâu tằm) 12g. Gia giảm: + Nếu kèm theo đau họng, thêm: Kim ngân hoa 15g, xạ can (rẻ quạt) 6g + Nếu trên da xuất hiện mảng ban đỏ hình tròn, thêm: Khương hoàng (nghệ vàng) 10g. + Nếu sốt cao, đau kịch liệt, thêm: Sừng trâu (cưa nhỏ) 30g. Sắc nước uống trong ngày, liên tục 10 ngày (1 liệu trình), nghỉ 3 ngày, lại tiếp tục liệu trình khác, cho tới khi khỏi. Thời gian hành kinh (phụ nữ) ngừng uống. 2. Thể phong hàn: ­ Chứng trạng: Không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ, khớp không sưng đỏ, nhưng đau như dao cắt, gặp lạnh đau càng nặng. Sắc mặt trắng nhợt, dưới da nổi cục. Chất lưỡi nhợt, đen xạm; rêu lưỡi trắng mỏng hoặc trắng nhầy. ­ Phép chữa: Sơ phong tán hàn, thông lạc chỉ thống. ­ Bài thuốc thường dùng: Can khương (gừng khô) 15g, tía tô 9g, quế chi 9g, bổ cốt chi (phá cố chỉ) 12g, cẩu tích 12g, mộc qua 10g, bạch thược 12g. Gia giảm: + Nếu chân tay không ấm, sợ lạnh, thêm: Đương quy 9g. + Dưới da sẩn cục, thêm: Đào nhân (nhân hạt đào) 9g, bạch giới tử (hạt cải) 6g. + Kèm theo khớp xương sưng to, thêm: Ý dĩ nhân 30g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, uống theo liệu trình 10 ngày; thời gian hành kinh ngừng dùng thuốc. 3. Thể phong thấp: ­ Chứng trạng: Khớp xương sưng to, tê mỏi đau; hoặc kèm theo cảm giác lạnh đau ở khớp xương; hoặc có cảm giác như bị sốt nhưng sờ vào da lại không thấy nóng tay; rêu lưỡi trắng nhầy. ­ Phép chữa: Trừ phong hóa thấp, thông lạc. ­ Bài thuốc thường dùng: Khương hoạt 9g, độc hoạt 9g, quế chi 9g, uy linh tiên 12g, tang chi (cành cây dâu tằm) 20g, hổ trượng căn (cốt khí củ) 12g, kinh giới 10g. Gia giảm: + Nếu khớp xương lạnh đau, kèm theo bị nhiễm lạnh, thêm: Tía tô 15g, can khương (gừng khô) 15g, sinh khương (gừng tươi) 10g. + Nếu khớp xương nóng đau, cảm giác như bị sốt nhưng da không nóng, thêm: Vỏ núc nác 10g, thương truật 10g, ý dĩ nhân 30g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, liệu trình 10 ngày; thời gian hành kinh ngừng dùng thuốc. 4. Thể tà tý tâm mạch: ­ Chứng trạng: Khớp xương đau nhức, chỉ hơi sưng, có thể kèm theo đau họng, ngực ngột ngạt hoặc đau, khó thở, vã mồ hôi, hoặc trống ngực, ít ngủ; lưỡi phình to, chất lưỡi đỏ hoặc tím tái. Thể bệnh này hay gặp trong trường hợp bệnh phong thấp biến chứng vào tim, gây bệnh ở van tim. ­ Phép chữa: Ích khí dưỡng âm, trừ tà thông mạch. ­ Bài thuốc thường dùng: Nhân sâm 10g (hoặc đảng sâm 16g), mạch môn đông (củ tóc tiên) 15g, ngũ vị tử 6g, tam thất 8g, đương quy 10g, xích thược 15g, phòng kỷ 10g, mộc qua 10g, tần cửu 10g, vỏ cây vông nem 16g. Gia giảm: + Họng đau, thêm: Kim ngân hoa 12g, xạ căn 8g. + Nếu khó thở, vã nhiều mồ hôi, thêm: Hoàng kỳ 30g, rễ lúa nếp 15g. + Nếu trống ngực, ít ngủ, thêm: Toan táo nhân (hạt táo chua, sao đen) 12g, bá tử nhân (hạt cây trắc bách diệp, sao đen) 12g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, liệu trình 10 ngày; thời gian hành kinh ngừng dùng thuốc. • Cây đơn gối hạc: còn có tên là "gối hạc", "kim lê", "bí dại", "phỉ tử", "mũn", "mùn", "củ rối" (miền Nam), "mạy chia" (Tày), "co còn ma" (Thái), "mìa sẻng" (Dao); tên khoa học là Leea rubra Blume., thuộc họ Gối hạc (Leeaceae). Đơn gối hạc là loài cây mọc thành bụi dày, cao tới 1­1,5m. Thân có rãnh dọc và phình lên ở những mấu (giống như gối con chim hạc), do đó có tên là "gối hạc". Lá mọc so le, kép lông chim ba lần, phía trên hai lần; phiến lá chét có răng cưa thô to, dài 5­11cm, rộng 25­-60mm, gần như không cuống. Hoa nhỏ màu hồng, mọc thành ngù ở đầu cành. Quả có đường kính 6-­7mm, 4­6 hạt, dài 4mm. Quả khi chín có màu đen, mùa hoa quả vào tháng 5­-10. Rễ củ màu hồng, trắng và vàng. Cây mọc hoang dại ở những vùng đồi núi. Thường người ta đào lấy rễ vào mùa Thu Đông, để dùng làm thuốc. Đào rễ về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô. Chú ý: Ngoài cây Leea rubra nói trên, dân gian còn dùng cây Leea sambuciana với cùng tên gối hạc, kim lê; cây này cũng giống cây trên, nhưng lá kép xẻ lông chim hai lần, cụm hoa lớn hình ngù, hoa trắng vàng, nhỏ bé, quả đen, lá khô đen ở mặt trên. Cùng một công dụng. Rễ gối hạc có vị đắng, tính mát. Dân gian dùng chữa bệnh đau nhức khớp xương, tê thấp, đau bụng, rong kinh. Cách sử dụng để chữa đau nhức, viêm khớp: Dùng đơn gối hạc 40­-50g sắc uống. Hoặc dùng đơn gối hạc 30g, phối hợp với cỏ xước, ngưu tất, tỳ giải ­ mỗi vị 15g; sắc uống. Lương y Huyên Thảo nguồn "Thuốc vườn nhà ­ http://www.thuocvuonnha.com"
    1 like
  6. Nhật hoàng và đề xuất sửa đổi hiến pháp của thủ tướng Thứ ba, 16/8/2016 | 14:10 GMT+7 Giới chuyên gia cho rằng mong muốn thoái vị của Nhật hoàng có liên quan đến nỗ lực viết lại hiến pháp của chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe. Nhật hoàng tỏ ý muốn thoái vị vì sức khỏe yếu Nhật hoàng Akihito và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong một sự kiện ở Tokyo năm 2015. Ảnh: AP Tháng 8 luôn là khoảng thời gian có ý nghĩa lớn với Nhật Bản. Đây là tháng kỷ niệm vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, và thất bại của Nhật Bản trong Thế chiến II. Tháng 8 năm nay, người dân Nhật Bản chấn động khi Nhật hoàng Akihito, 82 tuổi, có bài phát biểu trên truyền hình tỏ ý muốn thoái vị vì sức khỏe yếu. Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến, luật pháp nước này hiện không có quy định về việc thoái vị. Theo NYTimes, động thái bất ngờ này đặt ra câu hỏi: "Tại sao Nhật hoàng lại bày tỏ mong muốn thoái vị vào lúc này?". Rõ ràng Nhật hoàng Akihito đang ngày càng lo ngại về tương lai của hệ thống hoàng tộc. Ông lên ngôi vua vào năm 1989, sau khi truyền thông dành sự quan tâm mạnh mẽ đến sức khỏe của cha ông trong vài tháng, và ông cho rằng trong suốt thời gian đó, "xã hội đi vào bế tắc". Ông kế vị ngai vàng khi đang để tang cha mình và theo ông, đó là "sự căng thẳng rất nặng nề". Bằng việc thoái vị, Nhật hoàng hy vọng rằng các hoàng đế trong tương lai sẽ không phải chịu áp lực đó. Có thể Nhật hoàng Akihito cũng nhận ra rằng đến một lúc nào đó, Nhật Bản sẽ cần phải cho phép phụ nữ nối ngôi vua, giống như thời thế kỷ thứ 6. Ông có thể muốn thúc đẩy mọi người nghiêm túc xem xét lại hệ thống hiện tại như một cách mở đường cho sự thay đổi này. Trước khi Nhật hoàng Akihito phát biểu trên truyền hình vào tháng 8, đài quốc gia Nhật Bản NHK ngày 13/7 đã đưa tin rằng Nhật hoàng Akihito muốn thoái vị. Thông báo được đưa ra chỉ vài ngày sau khi đảng cầm quyền Dân chủ Tự do (LDP) đánh bại phe đối lập trong cuộc bầu cử thượng viện. Với đảng liên minh là Komeito, LDP giành được hai phần ba số ghế trong quốc hội - mức cần thiết để đưa đề xuất sửa đổi hiến pháp ra trưng cầu dân ý. Hiến pháp Nhật Bản hiện hành là văn bản có hiệu lực từ năm 1947, soạn khi Nhật còn được điều hành bởi lực lượng Mỹ sau Thế chiến II. Được biết đến với tên "bản hiến pháp hòa bình", văn bản này đã từ bỏ quyền phát động chiến tranh của Nhật và xác định Thiên hoàng là "biểu tượng của quốc gia, và cho sự hoà hợp của dân tộc", chỉ có vai trò trong các nghi thức chứ không giữ bất kì quyền lực chính trị nào. Bản hiến pháp này chưa trải qua bất kỳ lần chỉnh sửa nào kể từ khi được thông qua. Theo Norihiro Kato, nhà phê bình văn học và giáo sư danh dự tại Đại học Waseda, Nhật Bản, công chúng không thể không suy đoán rằng mong muốn thoái vị của Nhật hoàng có liên quan đến quyết tâm viết lại hiến pháp của chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe, đặc biệt là khi một trong những thay đổi được đề xuất sẽ xác định lại vai trò của Nhật hoàng, thay đổi từ một hình ảnh hoàn toàn mang tính biểu tượng trở lại làm nguyên thủ quốc gia, giống như Hiến pháp Meiji năm 1890. Hiện chưa thể suy đoán tác động thực tế của những thay đổi đó. Một số chuyên gia cho rằng chính quyền Abe có thể đã bí mật gây áp lực cho NHK để đài đưa tin về mong muốn thoái vị của Nhật hoàng. Pháp luật hiện hành không cho phép vua thoái vị, vì vậy hiến pháp cũng không có quy định về vai trò của Nhật hoàng đã rời ngôi. Lời yêu cầu hàm ẩn của Nhật hoàng Akihito có lẽ chỉ có thể được giải quyết bằng cách sửa đổi hiến pháp, và điều đó có thể cung cấp cho chính quyền Abe cơ hội để thúc đẩy những sửa đổi khác. Ông Kato thì cho rằng cách giải thích thuyết phục hơn là Nhật hoàng Akihito đã phật lòng bởi những nỗ lực thay đổi hiến pháp của chính quyền Abe, không chỉ chính trị hóa vai trò của Nhật hoàng mà còn bãi bỏ điều khoản hoà bình cấm Nhật Bản tham gia vào các cuộc chiến tranh. Điều đó khiến Nhật hoàng Akihito cố gắng làm chậm tiến độ của họ, có lẽ cho đến sau khi kết thúc nhiệm kỳ của ông Abe năm 2018. Nói cách khác, Nhật hoàng Akihito có thể muốn làm dấy lên một vấn đề hiến pháp cấp bách hơn: Do tuổi tác và địa vị của ông, vấn đề thoái vị của ông phải được ưu tiên hàng đầu. Không thể xác định cách giải thích nào là chính xác, tuy nhiên, có một điều chắc chắn là kể từ khi Nhật hoàng Akihito lên ngôi, ông đã nỗ lực thể hiện sự tôn trọng đối với hiến pháp và thể hiện rõ cam kết của mình đối với hòa bình và hợp tác quốc tế. "Nếu ông thành công trong nỗ lực cho phép các hoàng đế Nhật Bản thoái vị - đảo lộn quan niệm lâu đời rằng hoàng đế là thiêng liêng và bất khả xâm phạm - ông sẽ chứng minh được rằng các hoàng đế ngày nay giống như mọi công dân khác, họ tuân thủ theo luật pháp và những lý tưởng dân chủ của trật tự thời hậu chiến", Kato viết. Xem thêm: Liệu Nhật có để Thiên hoàng thoái vị Cuộc sống không cổ tích của Thái tử phi Nhật Bản Phương Vũ =================== Cho dù việc Nhật Hoàng thoái vị là một thủ pháp chính trị , hay đơn giản chỉ là ý muốn của nhà vua - thì - lão Gàn vẫn ủng hộ việc sửa đối hiến pháp của nước Nhật cho phép quân đội Nhật tham chiến ngoài lãnh thổ. Lão Gàn bỏ 1 phiếu cho Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ủng hộ việc làm của ông.
    1 like
  7. Mỹ làm gì nếu Trung Quốc ra tay ở Biển Đông vào tháng tới? Thanh Minh (tổng hợp) Thứ Hai, ngày 15/08/2016 16:30 PM (GMT+7) (Dân Việt) Trung Quốc dường như đang chuẩn bị kỹ các kế hoạch hành động gia tăng căng thẳng trên Biển Đông sau hội nghị G-20, nhưng giới chuyên gia nhận định, thời điểm đó, Mỹ hầu như khó xoay xở. Nhìn lại cách Trung Quốc đối phó với phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông, điểm xuất phát cơ bản là sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh, bố trí lực lượng quân sự lớn tại khu vực Biển Đông, sẵn sàng tác chiến, nhằm vào tàu sân bay của Mỹ, đặc biệt lực lượng tên lửa của Trung Quốc còn phô trương vũ khí sát thủ tàu sân bay. Trang mạng National Interest ngày 15.8 nhận định, nếu như Trung Quốc đang ủ mưu thay đổi hoàn toàn hiện trạng của Biển Đông bằng cách tiếp tục ngang ngược cải tạo bãi cạn Scarborough, có khả năng kế hoạch này sẽ được tiến hành vào khoảng đầu tháng 9 đến ngày 8.11. Đây là khoảng thời gian sau Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tổ chức tại Trung Quốc và trước khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra. Trước đó, ngày 13.8, tờ South China Morning Post (SCMP) cũng trích dẫn một nguồn tin tin cậy, cho biết Bắc Kinh sẽ không thực hiện bất kỳ công việc cải tạo nào trên bãi cạn cho đến khi Hội nghị G-20 được tổ chức vào tháng tới và sẽ bắt đầy xây dựng trước khi Mỹ bỏ phiếu Tổng thống. Tuy vậy, giới phân tích cho rằng, nếu Trung Quốc ra tay ở thời điểm đó, Mỹ sẽ không thể có hành động quyết liệt ngay với Trung Quốc vào thời điểm này. Nguyên nhân hàng đầu đó là kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ đang bước vào giai đoạn nước rút với cuộc đua rất khó đoán định giữa bà Hillary Clinton và ông Donald Trump. Hiện cả hai ứng cử viên đều muốn tranh thủ lá phiếu của cộng đồng Hoa kiều tại Mỹ. Do đó, Chính quyền Obama sẽ không dám hành động mạnh vì không muốn để mất số phiếu này, hoặc chí ít không để đảng đối lập lợi dụng lôi kéo. Thứ hai, nền kinh tế và chính trị Mỹ đang bị Trung Quốc và cộng đồng Hoa kiều chi phối một phần. Trong nhiều năm qua, người Mỹ gốc Hoa và giới tỷ phú Trung Quốc đã chen chân được vào nhiều tập đoàn lớn của Mỹ. Họ có những ảnh hưởng nhất định đối với giới hoạch định chính sách ở cả cấp bang và liên bang. Tương tự, giới chính trị gia ở Trung Quốc cũng có rất nhiều kênh liên lạc và tác động tới các chính trị gia Mỹ. Ngược lại, Mỹ hầu như không thể chi phối hoặc tác động mạnh tới nền chính trị Trung Quốc. Những tác động ngầm đối với kinh tế cũng không nhiều. Trong tình hình Biển Đông hiện nay, Chính quyền Obama (của đảng Dân chủ) và Quốc hội (của đảng Cộng hòa) khó đi đến thống nhất phương thức hành động, ít nhất cho tới sau khi biết kết quả bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới. Ngoài ra, nếu Mỹ-Trung thực sự đối đầu, Mỹ sẽ có nguy cơ đánh mất vị thế siêu cường thế giới và sức mạnh trước Nga, Trung Quốc. Bất kỳ cuộc đối đầu nào giữa Mỹ với Trung Quốc cũng sẽ tạo điều kiện cho Nga, một đối thủ nguy hiểm khác của Mỹ, trỗi dậy. Mỹ hiện rất lo ngại việc Nga-Trung bắt tay nên sẽ không quá cứng rắn với bất cứ bên nào để tránh đẩy hai bên xích lại gần nhau hơn. Như vậy, có thể thấy Mỹ hiện rất khó có thể đưa ra quyết sách hành động mạnh với Trung Quốc tại thời điểm này. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, càng cố tỏ ra là một đất nước phớt lờ luật pháp, ỷ lớn hiếp bé, Trung Quốc sẽ tự họ làm tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh và uy tín của đất nước mình trên trường quốc tế. Hơn nữa, dù Mỹ có thể không thể phản ứng mạnh ở thời điểm hiện tại, thì Mỹ cũng không bỏ qua những hành động của Trung Quốc làm ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng hải trên Biển Đông, ảnh hưởng đến lợi ích nước Mỹ và chiến lược “xoay trục” của Mỹ. Một số nhà phân tích cho rằng, phản ứng của Mỹ và hành động của Trung Quốc như thế nào chưa thể nói cụ thể, song điều dễ đoán định nhất là mùa Thu này, Biển Đông sẽ không yên ả. ======================== Tháng tới tức là tháng 8 Âm lịch đấy! Thời gian đó, lão Gàn còn phải thưởng thức bánh Trung Thu đặc sản cao cấp với trà Thái Nguyên loại xịn nhất. Bởi vậy, chưa wan tâm lắm. Nhưng sau tháng đó tức là tháng 9 Âm lịch đấy. Lão nói trước lâu rùi nha: Chỉ bảo kê đến giữa tháng 9. Tức là sang ngày 16/ 9 Bính Thân Việt lịch - Gõ cái beng! Hết giờ chơi của Lọ Lem. Nếu Bắc Kinh chiển bị quậy tưng ở bể Đông vào tháng 8 thì lão Gàn đây quảng cáo rằng: Trong tháng 8 không có ngày tốt để động thổ. Năm nay động thổ hướng Đông Nam (so với Trung Quốc) là điều tối kỵ. Hãy đợi đấy!
    1 like
  8. Dùng lươn chữa viêm khớp dạng thấp Hỏi: Tôi bị viêm khớp dạng thấp đã nhiều năm. Đã đi chữa và uống nhiều loại thuốc, nhưng bệnh cải thiện rất ít. Gần đây tôi nghe nói, thịt lươn có tác dụng chữa viêm khớp dạng thấp rất tốt. Đề nghị "Thuốc vườn nhà" cho biết có đúng hay không? Cách sử dụng cụ thể như thế nào? Mai Hương, Hà Nội Đáp: Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid arthritis, viết tắt là RA) là một bệnh thường gặp, trong nhóm các bệnh về xương khớp mạn tính ở người lớn tuổi. Bệnh hay gặp ở độ tuổi từ 20-­45, nữ giới bị mắc bệnh nhiều hơn nam giới (gấp khoảng 3,5 lần). Bệnh lý chủ yếu là viêm màng hoạt dịch và tổ chức quanh khớp không do nhiễm trùng. Chứng trạng lâm sàng chủ yếu là cứng khớp vào buổi sáng, sưng đau có tính đối xứng ở nhiều khớp nhỏ, co duỗi,cử động khó khăn. Các khớp thường bị tổn thương là khớp gần đầu các ngón tay, ở bàn tay, cổ tay, ngón chân, bàn chân, ... Khớp sưng to và đau, ấn vào đau tăng lên. Hiện tượng cứng khớp thường xuất hiện sau khi nghỉ ngơi, khi hoạt động giảm nhẹ. Bệnh diễn biến theo từng đợt, kéo dài lâu ngày, nặng dần, sẽ dẫn đến dính khớp, biến dạng khớp, cứng khớp, thậm chí tàn phế. Giai đoạn cuối, có thể liên lụy đến các cơ quan nội tạng khác, như viêm màng tim, viêm cơ tim, thoái hóa mô thận, viêm kết mặc mắt, ... Nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp vẫn chưa thể xác định chính xác. Hiện tại, Tây y thường coi là một "bệnh tự miễn" ­ nghĩa là, vì một lý do nào đó, cơ thể tự sinh ra một loại "kháng nguyên", kháng nguyên đó kích thích cơ thể sản sinh ra một loại "kháng thể", và kháng thể này sẽ gây phản ứng miễn dịch tại các khớp, gây nên chứng viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp, thuộc phạm vi "Chứng tý", "Lịch tiết phong", "Hạc tất phong" trong Đông y học. Đông y cho rằng, viêm khớp dạng thấp là loại bệnh "bản hư tiêu thực" ­ gốc hư ngọn thực. "Hư" là suy yếu, chủ yếu là Âm dương Khí huyết và các tạng Can, Thận, Tỳ bị suy tổn. "Thực" là tình trạng cơ thể bị các loại "tà khí" (tác nhân gây bệnh) phong ­ hàn ­ thấp xâm phạm vào, gây nghẽn tắc kinh mạch, làm cho Khí huyết bị hư tổn, Âm dương mất cân bằng, mà dẫn tới sưng đau, hạn chế vận động ở các khớp. Để chữa trị, có thể tiến hành theo 2 hướng, đó là "Biện chứng luận trị" và sử dụng "Nghiệm phương" (bài thuốc đã áp dụng có kết quả tốt). Dùng lươn để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp thuộc hướng thứ hai. Lươn là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, dân gian thường dùng làm thức ăn bổ dưỡng và người xưa coi lươn là "nhân sâm trong các loại thịt" (nhục trung nhân sâm). Lươn thường được dùng để chế biến các món ăn dưới nhiều hình thức, như miến lươn, cháo lươn, lươn xào sả ớt, ... Lươn còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Tác dụng làm thuốc của lươn được ghi chép sớm nhất trong bộ sách "Danh y biệt lục" của Đào Hoằng Cảnh (456­-536). Theo Đông y: Thịt lươn có vị ngọt, tính ấm; vào 3 kinh Tỳ, Can và Thận. Có tác dụng bổ ích hư tổn, trừ phong thắng thấp, cường cân tráng cốt. Chủ trị người yếu mệt, đau nhức xương khớp do phong hàn, sản hậu lâm lịch (tiểu tiện nhỏ giọt đau buốt), trĩ sang xuất huyết, ... Sách "Nam dược thần hiệu" của Tuệ Tĩnh viết: Hoàng thiện là con lươn, vị ngọt, tính rất ấm, không độc, bổ trung ích khí, chữa băng huyết lậu huyết, khử thấp, trừ phong, ấm bụng. Còn sách "Lĩnh Nam bản thảo" của Hải Thượng Lãn Ông cũng có những nhận định tương tự, viết bằng những câu vè, về tính năng của con lươn như sau: "Hoàng thiện tên thường gọi con lươn Ấm nhiều không độc vị tươi ngọt Bổ trung ích khí chỉ lậu băng Đuổi thấp trừ phong bụng lạnh tốt” Sử dụng lươn để chữa trị các chứng viêm đau xương khớp là kinh nghiệm đã được lưu truyền lâu đời trong dân gian, nên sách thuốc Đông y mới thường viết rằng, thịt lươn có tác dụng "khử thấp", "trừ phong", "trừ phong thắng thấp", "cường cân tráng cốt", ... Trên thực tế, có thể sử dụng lươn để chữa viêm khớp dạng thấp theo một số cách sau: (1) Cách thứ nhất ­ Chả lươn cuốn lá lốt: Thịt lươn khoảng 500g; lươn đem tuốt sạch nhớt, bỏ ruột, cắt nhỏ, đem ướp gừng, tỏi và muối tiêu; dùng lá lốt gói lại, nướng hoặc rán chín ăn (Kinh nghiệm dân gian Việt Nam). Theo Đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm. Có tác dụng ôn trung, tán hàn, chỉ thống (cắt cơn đau). Dùng trị phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại, ... Dân gian và Đông y Việt Nam thường sử dụng để chữa trị các chứng đau xương khớp do hàn thấp (lạnh ẩm); kết hợp với thịt lươn có tác dụng khử phong trừ thấp, thành Món ăn ­ Bài thuốc có tác dụng chữa viêm khớp dạng thấp khá tốt. (2) Cách thứ hai: Dùng 4-­6 con lươn loại to (mỗi con trên 500g), rượu trắng lượng thích hợp, trộn với lươn; sau đó hong khô, làm thịt lươn, bỏ nội tạng, sấy khô nghiền mịn, cất trong lọ nút kín dùng dần; ngày dùng 2 lần, mỗi lần 15g, hòa với chút rượu trắng uống, sau đó chiêu bằng nước đun sôi; hoặc có thể dùng bột lươn hòa vào cháo ăn; liệu trình 2 tháng. Có tác dụng trừ phong, thông kinh hoạt lạc, trừ đau nhức xương khớp do viêm khớp dạng thấp (Gia đình thực bổ dữ thực liệu). (3) Cách thứ ba: Dùng lươn non 500g, rượu trắng 1000ml; ngâm rượu uống ngày 2 lần (buổi chiều 1 lần, tối trước khi đi ngủ 1 lần), mỗi lần 20ml, uống xong xúc miệng; liệu trình 1 tháng. Dùng chữa viêm khớp dạng thấp đau nhức nhiều. Cách chế biến: Chuẩn bị sẵn 1 cái lọ rộng miệng, rửa sạch, hong khô, đổ sẵn rượu trắng vào. Lươn đem ngâm vào chậu nước sạch, thêm vài giọt dầu vừng vào khuấy đều, đậy nắp để lươn khỏi chui ra. Hôm sau vớt lươn ra, rửa lại bằng nước sạch, hong khô. Khoảng nửa giờ sau, bắt những con lươn còn sống, cho vào lọ rượu ngâm (những con bị chết thì bỏ đi không dùng). Nút kín lọ, để ở nơi tối, mát, ngâm sau một tháng là có thể sử dụng. Sau khi ngâm lần thứ nhất, có thể thêm 500ml rượu trắng, ngâm lần thứ 2, sau đó bỏ bã. Lươn non, còn gọi là "đồng tử thiện ngư", là lươn chưa trưởng thành, chưa giao phối, thân nhỏ chỉ bằng chiếc bút lông; còn gọi là "lươn quản bút"; loại lươn này tính ấm, có tác dụng hoạt huyết chỉ thống rất tốt. Đây là một món rượu thuốc chữa đau nhức xương khớp nổi tiếng, lưu truyền đã lâu đời trong dân gian ở vùng Giang Nam, Trung Quốc. Đối với chứng đau nhức gân cốt do viêm khớp dạng thấp, cũng như các dạng đau nhức khác, có tác dụng tương đối tốt. Lương y HUYÊN THẢO nguồn "Thuốc vườn nhà ­ http://www.thuocvuonnha.com"
    1 like
  9. Rễ cốt khí chữa đau xương khớp Hỏi: Tháng trước, tôi bị viêm khớp nặng, đầu gối sưng đỏ, nóng và rất đau. Tôi được một người quen để lại cho một gói rễ cây, nói rằng chữa đau xương khớp rất tốt, nhưng chỉ biết tên là "hổ trượng căn". Tôi sắc uống thấy rất hiệu nghiệm. Là một bạn đọc thường xuyên của thuocvuonnha.com, tôi viết thư này mong được "Thuốc vườn nhà" cho biết: Cây thuốc này thường mọc ở đâu? Hình dạng như thế nào và còn có thể dùng chữa những bệnh gì khác? Hoài Thu, Hà Nội Đáp: Hổ trượng căn (Cốt khí củ) là tên những người bán thuốc Đông y thường dùng để chỉ rễ của loài cây mà dân gian gọi là "cốt khí". Củ (rễ) cốt khí là một vị thuốc dân gian thường dùng để chữa đau xương khớp, do phong thấp, bị ngã, bị thương, ... Cốt khí là cây mọc hoang ở nhiều nơi, đồng bằng và miền núi đều có. Cây còn được trồng ở nhiều nơi để lấy củ (rễ) làm thuốc. Cốt khí còn có tên "điền thất" (miền Nam), "hoạt huyết đan", "tử kim long", "ban trượng căn", ... Đông y Trung Quốc (Trung y) thường gọi là "hổ trượng căn". Tên khoa học là Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc., họ Rau răm (Polygonaceae). Cốt khí là một cây nhỏ sống lâu năm, thân mọc thẳng, thường cao 0,5­1m, có khi tới 2m. Thân không có lông, trên thân và cành thường có những đốm màu tím hồng. Lá mọc so le có cuống ngắn. Phiến lá hình trứng, rộng, đầu trên hơi thắt nhọn, phía cuống hoặc hơi phẳng hoặc hẹp lại, mép nguyên, dài 5­12cm, rộng 3,5-­8cm, mặt trên màu xanh nâu đậm, mặt dưới màu nhạt hơn. Cuống dài 1­-3cm. Bẹ chìa ngắn. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, mang rất nhiều hoa nhỏ. Cánh hoa màu trắng. Hoa khác gốc. Hoa đực có 8 nhị; hoa cái có bầu hình trứng với 3 cạnh, 3 núm. Quả khô, 3 cạnh, màu nâu đỏ. Cần lưu ý là, cái tên "cốt khí" còn hay dùng để chỉ một số cây khác, như "cốt khí muồng", "cốt khí dây", "cốt khí tím", "Thuốc vườn nhà" xin phép sẽ đề cập trong dịp khác. Vị thuốc cốt khí đã được ghi trong bộ "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân từ thế kỷ 16. Theo Đông y: Cốt khí có vị đắng, tính lạnh; vào các kinh Can, Đởm và Phế. Có tác hoạt huyết, giảm đau, thanh nhiệt, lợi tiểu, thông kinh. Dùng chữa những trường hợp kinh nguyệt bế tắc, kinh nguyệt khó khăn đau đớn, bị đòn ngã chấn thương đau nhức, thấp nhiệt hoàng đản, phế nhiệt khái thấu, đẻ xong huyết ứ, bụng trướng, tiểu tiện khó khăn, ... Liều dùng: Ngày dùng 6­-10g dưới dạng thuốc sắc, rượu thuốc hoặc hoàn tán. Kiêng kỵ: Phụ nữ mang thai không dùng được. "Thuốc vườn nhà" xin giới thiệu một số đơn thuốc sử dụng rễ cốt khí: (1) Chữa phong thấp viêm khớp, đầu gối và mu bàn chân sưng đỏ đau nhức: Dùng độc vị cốt khí củ 15­-20g, hoặc thêm đơn gối hạc 10­-15g; sắc nước uống trong ngày. (2) Chữa vàng da cấp tính do viêm gan siêu vi: Dùng cốt khí củ 12g, sắc nước uống trong ngày. Tại một bệnh viện ở Trung Quốc đã tiến hành điều trị thử nghiệm 300 ca, hiệu suất khỏi bệnh đạt 80%; sau 15­-20 ngày da hết vàng, trung bình sau 34 ngày dùng thuốc bệnh khỏi hoàn toàn. (3) Chữa viêm túi mật mạn tính: Dùng ô mai 250g, củ cốt khí 500g, mật ong 1000g; cho ô mai và cốt khí vào nồi đất hoặc đồ gốm (không dùng đồ sắt), sắc kỹ với nước 3 lần, lấy nước cốt, bỏ bã, hợp 3 nước lại với nhau, cô nhỏ lửa cho đặc lại còn 500ml, cho mật ong vào trộn đều, đun sôi lại, cho vào lọ sạch, chờ nguội thì nút kín, bảo quản nơi thoáng mát hoặc trong tủ lạnh để dùng dần; ngày uống 2 lần sau bữa ăn, mỗi lần lấy 1 thìa canh cao thuốc, hòa với nước sôi uống; liên tục trong 3 tháng (1 liệu trình). (4) Chữa viêm gan kéo dài: Dùng củ cốt khí 500g, ngũ vị tử 250g, mật ong 1000g; cách chế giống như trong mục "(3) Chữa viêm túi mật mạn tính"; mỗi ngày uống 3 lần sau bữa ăn, mỗi lần lấy 1 thìa canh cao thuốc, hòa với nước sôi uống; liên tục trong 2 tháng (1 liệu trình). (5) Chữa xơ gan: Dùng cốt khí củ 30g, đại táo (táo tầu) 30g; sắc nước uống mỗi ngày 1 thang. (6) Chữa phụ nữ hành kinh đau bụng: Cốt khí củ 12g, ích mẫu thảo 12g, cam thảo 6g; sắc nước uống trong ngày; dùng liên tục 3­5 ngày vào trước kỳ kinh (Kinh nghiệm dân gian). (7) Chữa phụ nữ sau khi đẻ đầu choáng váng do huyết ứ: Dùng cốt khí củ phơi hoặc sấy khô, tán thành bột mịn, ngày uống 2-­3 lần, mỗi lần 3-­4g, hòa cùng với rượu uống. Lương y HUYÊN THẢO nguồn "Thuốc vườn nhà ­ http://www.thuocvuonnha.com
    1 like
  10. LÝ HỌC VIỆT VÀ NGUỒN GỐC THÁNG CÔ HỒN Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp theo Thưa quý vị và anh chị em quan tâm Trong cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" người viết đã chứng minh rằng: Âm Dương là một cặp phạm trù minh triết, mô tả tất cả các trạng thái tồn tại có tính phân biệt với những nguyên lý của nó, trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt. Bởi vậy, khái niệm "Âm" không hàm nghĩa xấu. Nó chỉ mô tả một dạng tồn tại so với "Dương". Do đó, khái niệm "Âm khí" trong tập hợp - mà Lý học quen gọi là - do "Thiên Can Quý thủy" quản, không mang hàm nghĩa xấu. Nhưng "Âm Khí" trong tháng Bảy mô tả một trạng thái tồn tại mà Lý học gọi là "Khí" đặc thù của tháng này, được hình thành từ những tương tác của vũ trụ với Địa cầu. Nhưng để dễ hiểu và lưu truyền trong dân gian, nó được hình tượng bằng ma quỷ từ cửa Địa Ngục là "Quỷ Môn" lên trái Đất, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Trong văn minh Đông phương, không phải duy nhất dùng hình tượng ma quỷ, để mô tả Âm Khí. Trong văn hóa truyền thống Việt, cũng nói tới "ma xó" tồn tại ở những góc nhà và quấy phá những con người trong ngôi gia. Nhưng thực chất, đó là do Âm Khí tụ lâu ngày ở các góc nhà, gầm cầu thang.... và nó đã được mô tả trong Phong thủy Lạc Việt với các biện pháp khắc phục. Trên cơ sở nhận thức này, từ Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - thì những điều kiêng cữ chỉ cần sao cho có sự cân bằng Âm Dương trong tháng Âm khí Thổ vượng quen gọi là "Tháng Cô Hồn" này. - Kiêng mặc áo đen (Chứ không phải áo trắng, như điều kiêng cữ trong bài báo trên) - Bởi vì, màu đen là thuần Âm và cũng là cực Âm. Nên khi mặc áo đen vào thời điểm âm khí vượng, sẽ dễ hấp thụ Âm khí nhiều hơn và dễ phát sinh bệnh tật, hoặc có những quyết định thiếu sáng suốt. Đặc biệt kiêng cữ với phụ nữ. Vì khí chất của họ đã thuộc Âm tính. Trong Địa Lý Lạc Việt cũng rất kỵ màu đen. Nên mặc những áo màu sáng. - Cần dùng thảo dược xông nhà, nhất là những nhà có cấu trúc ít ánh sáng. Cần thông thoáng trong nhà cửa, để không khí và ánh sáng chiếu vào nhà nhiều hơn trong "Tháng Cô hồn", nhằm trung hòa Âm khí. Nếu không có điều kiện xông nhà thì nên đốt thảo dược, như: trầm, lá sả....Hoặc dùng đèn xông hương. Đèn xông hương tinh dầu thảo dược, có tác dụng trung hòa Âm khí. - Trường hợp nhà thiếu sáng, nên tăng cường ánh sáng điện, cũng với mục đích trung hòa Âm khí. Đèn trang trí trên tường, tăng cường ánh sáng (Thuộc Dương) trung hòa Âm khí. - Không động thổ cất nhà, hoặc nhập trạch trong tháng này. Vì tính chất của Âm khí Thổ vượng, nên động thổ, hoặc nhập trạch vào tháng "Cô hồn" này, dễ bị cách "Dương xâm phạm vào Âm", bất lợi cho gia chủ về sức khỏe, tài lộc. Nhưng với những ngôi gia đang xây dựng từ trước, vẫn tiếp tục xây cất bình thường, không có vấn đề gì. Với những ngôi gia xây cất xong trong tháng Bẩy, cần xông nhà trước khi nhập trạch để trung hòa Âm khí. - Tránh tổ chức đám cưới trong tháng này - cho dù có những tuổi người nữ (Mão/ Dậu) được Đại lợi, nếu cưới vào tháng Bảy - cũng nên chọn tháng Đại lợi khác (Trong một năm có hai tháng Đại lợi cho người nữ xuất giá). - Việc đốt vàng mã, gọi là "cúng cô hồn" thực chất là trung hòa Âm khí bằng lửa. Bởi vậy, không có vấn đề gì khi đốt vàng mã vào tháng này. Nhưng nên kiêng đốt bừa bãi vì dễ....gây hỏa hoạn. Cần phải có đồ đốt vàng mã cho mỗi ngôi gia, như thùng tôn, lò đốt vàng....hoặc ở đền chùa cần đốt vào đúng nơi quy định. - Các góc nhà nếu không kê các vật dụng khác, cần đặt bình tròn, để tránh Âm khí tụ Bình tròn đặt ở góc nhà tránh Âm khí tụ. - Gầm cầu thang do kiến trúc đặc thù, nên Âm khí tụ ở đây. Sự tác động của Âm khí tụ dưới gầm cầu thang, thường gây cảm giác rờn rợn cho các thành viên trong gia đình đi qua vào ban đêm. Vào tháng Bẩy, Âm khí cực vương, nên những nơi như gầm cầu thang tương tác của Âm khí nơi đây sẽ rất mạnh. Nếu có điều kiện thì các bạn có thể xây một bể cá dưới gầm cầu thang với nước chu chuyển (Gầm cầu thang không lùi quá về nửa phía sau nhà, mới xây bể cá được). Trong trường hợp không xây bể cá được thì các bạn có thể dùng: phong thủy luân có đèn đặt tại đây, hoặc để một bình vôi. Đơn giản nhất là bạn mua một hũ gốm/ sứ có nắp, rang khoảng 1kg muối hột, cho vào túi vải đỏ, đặt vào hũ muối, để dưới gầm cầu thang. Vôi và muối là những chất Dương khí rất mạnh, thường dùng để trung hòa Âm khí. Bể cá dưới gầm cầu thang, trung hòa Âm khí, kích tài và trợ lực cho trí tuệ. Quý vị và anh chị em thân mến. Ngoài những điều cần lưu ý ở trên - từ những nguyên nhân được giải thích dưới góc độ Lý học Việt - thì mọi việc trong cuộc sống của chúng ta vẫn cứ tiến hành bình thường. Từ góc nhìn Lý học thì thời tiết tháng Bảy cũng là một trong những quy luật khách quan của tự nhiên. Nó cũng như trời mưa, trời nắng vậy thôi. Chúng ta thấy mưa, nắng thì dùng ô/ dù che chắn, sẽ không sao cả. Và mọi sinh hoạt vẫn bình thường, không có gì phải lo lắng. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. ===================== PS: Định nghĩa về "Khí" xin xem trong topic Hội thảo Phong thủy là một ngành khoa học. Bài về khí của Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
    1 like
  11. LÝ HỌC VIỆT VÀ NGUỒN GỐC THÁNG CÔ HỒN Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp theo Trong bài trên, người viết đã trình bày với quý vị và anh chị em rằng: Trên cơ sở này, chúng ta cùng quán xét những điều kiêng cữ được mô tả ngay trong bài báo , mà người viết đã giới thiệu ở trên. Nếu tiếng chuông gió thu hút sự chú ý của ma quý, thì ti vi, dàn âm thanh....còn gây chú ý lớn hơn. Híc! Người yếu bóng vía, là người Dương khí - (các trạng thái tâm lý, tinh thần...) - suy. Nên dễ bị Âm khí của tháng 7 chi phối. Bởi vậy, chỉ không nên đi khuya ở những nơi vắng vẻ và có Âm khí vượng như: nhà hoang, bãi tha ma thôi. Đi vào những nơi như vậy, cần có đèn pin, đuốc là Dương khí để hạn chế tương tác xấu của Âm khí. Những nơi Dương khí vượng, như nơi vui chơi giải trí đông người, phố đông người qua lại, cơ sở sản xuất...vẫn đi được. Nếu cứ theo điều kiêng này thì công nhân đi làm ca đêm phải nghỉ chăng? Đây là quan niệm phổ biến ở bên Tàu. Nó nhằm mô tả một trạng thái khác, không liên quan đến "Tháng Cô hồn". Văn hóa dân gian Việt không có điều này. Nếu "một sợi lông quan ba con quỷ" thì chắc người nào cũng đầy quỷ bám trên người. Và những người lông chân, lông tay...ít, chắc bị ma nhập hết cả. Tuy nhiên, vì tháng Âm Khí vượng, lỗ chân lông là một trong những nơi hấp thụ khí. Bởi vậy, không nên ăn mặc hở hang trong tháng này thôi. Đốt vàng mã, thực chất là dùng lửa để xua đuổi Âm khí. Bởi vậy trong tháng cô hồn, người ta thường đốt vàng mã cúng cô hồn là vậy. Tất nhiên phải đốt vàng mã đúng chỗ, và có phương pháp, như: cho vào thùng tôn, hoặc những nơi quy định đốt vàng mã trong đền chùa....Không đốt tùy tiện với bất cứ địa điểm nào, để....chống hỏa hoạn thôi. Cái này thì nên để khuyên tụi trẻ con. Người lớn câu này thừa. Đồ cúng không ai ăn trước cả. Và không cứ tháng cô hồn. Điều này thì tháng nào cũng nên kiêng, không cứ gì tháng cô hồn. Riêng tháng cô hồn cần đặc biệt kiêng cữ. Nhưng điều này chỉ đúng với việc phơi quần áo ngoài trời. Híc! Chưa bít con ma thuộc dân tộc nào? Nếu gọi tên bằng tiếng Anh, con ma dốt ngoại ngữ chắc chẳng biết đằng nào mà bắt. Nguy hiểm quá! Thế này thì nên đề nghị Liên Hiệp Quốc cấm tất cả các cuộc thi bơi lội trên Địa cầu vào tháng này. Cái này thì tháng nào cũng nên kiêng. Điều này thì chắc những ai thích chặt cây, trồng lại sẽ rất hoan nghênh. Họ sẽ trhay tất cả những cây đa bằng cây mỡ. Chưa hết! Thạch Sanh ngày xưa chắc bị "ma nhập" lâu rùi. Vì anh ấy ở dưới gốc cây đa. Hì. Chắc chỉ trong tháng cô hồn mới không được thức khuya. Còn các tháng khác thì được thức thoải mái chăng? Vậy ngoài tháng Cô hồn ra, các tháng khác được chui vào xó tối chơi chăng? Còn các tháng khác thì lượm thoái mái chăng? Chỉ trong tháng Bảy này thôi hay sao? Người nằm chềnh ềnh ra đấy, ma không nhìn thấy sao, mà phải căn cứ vào mũi giày, dép? Cái này thì tháng nào cũng kiêng, không cứ tháng Bảy. Điều kiêng cữ này, ý muốn nói nên ..đi khách sạn ngủ hai mình đây. Hì. Vậy ai muốn chứng minh có ma, nên tranh thủ chụp ảnh vào tháng cô hồn. Chắc sẽ thấy đầy ma để chứng minh có "cơ sở khoa học" về ma. Hì. Hì. Vậy ai mà tỏ tình trong tháng này, mà người yêu nó bắt thề, nếu kiêng mà không thề thì nó xù đấy! Đợi đến tháng Tám mới tỏ tình thì nhỡ nó yêu người khác mất?! Mưa mà không núp dưới gốc cây thì núp ở đâu? Nếu chung quanh không có chỗ núp nào khác? Chỉ không nên núp dưới gốc cây to , mọc riêng lẻ trong mưa to, đề phòng sét đánh thôi.Tất nhiên cũng không phải chỉ trong tháng Bẩy. Cái này thì cũng còn tùy. Cá nhân tôi không thích những hình quỷ quái ghê sợ, ở bất cứ tháng nào. Với các bà xã trên khắp thế gian này thì đây phải là điều kiêng cữ trong năm. Cái này thì nên kiêng vì cảnh sát giao thông sẽ bắt trong bất cứ tháng nào. Hả?! Vậy các cửa hàng bán thịt, gà lợn, trâu bò....họ chặt thái suốt ngày, nếu không cho mài dao thì họ lấy tay xé à? Ngày xưa các cụ không có Honda, chắc tác giả ý muốn nói là xe ngựa. Không động thổ, nhập trạch thì OK. Nhưng cần giải thích rõ vì sao. Wow! Các cụ ngày xưa đâu có khái niệm xe hơi, xe Honda đâu nhỉ? Chắc tác giả mún nói xe ngựa, hoặc xe cút kít. Ý muốn nói là trong tháng Bẩy phải xem ngày cho kỹ. Còn các tháng khác thì cứ làm vung lên sao? Ui! Thế thì tháng này kinh tế thế giới bị đình trệ vì các hợp đồng phải để tháng sau mất. Để tháng sau chặt? Thảo nào! Vừa rồi Hanoi chặt cho cả đống cây từ mấy tháng trước. Hì. Ủa! Vậy áo đen may thoải mái sao? Cái này thì Ok. Để đỡ tốn tiền. Và vì vậy thì tháng nào cũng nên kiêng. Bệnh viện thì lúc nào đèn đóm chẳng sáng choang. Tất nhiên trừ lúc mất điện. Đâu cứ cô hồn, các đẳng mới "tham , sân si". Con người còn tham sân si hơn. Vậy nên ăn chay luôn cả cái thế giới này cho nó gọn. Quý vị và anh chị em thân mến. Qua những phân tích trên với những vấn đề đặt ra cho từng điều kiêng cữ, cho thấy những điều kiêng cữ đó hầu hết rất ư là ...ngớ ngẩn và không có "cơ sở Lý học". Đây là hậu quả của một nền văn minh bị sụp đổ ở miền nam sông Dương tử từ hơn 2000 năm trước, khiến nó sai lệch và bị thất truyền. Bởi vậy, từ cơ sở Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - quán xét bản chất của thực tế môi trường với Âm khí vượng trong tháng Bảy thì mối quan hệ tương tác này liên quan như thế nào đối với con người? Còn tiếp
    1 like