• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 16/08/2016 in all areas

  1. Nhật hoàng và đề xuất sửa đổi hiến pháp của thủ tướng Thứ ba, 16/8/2016 | 14:10 GMT+7 Giới chuyên gia cho rằng mong muốn thoái vị của Nhật hoàng có liên quan đến nỗ lực viết lại hiến pháp của chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe. Nhật hoàng tỏ ý muốn thoái vị vì sức khỏe yếu Nhật hoàng Akihito và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong một sự kiện ở Tokyo năm 2015. Ảnh: AP Tháng 8 luôn là khoảng thời gian có ý nghĩa lớn với Nhật Bản. Đây là tháng kỷ niệm vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, và thất bại của Nhật Bản trong Thế chiến II. Tháng 8 năm nay, người dân Nhật Bản chấn động khi Nhật hoàng Akihito, 82 tuổi, có bài phát biểu trên truyền hình tỏ ý muốn thoái vị vì sức khỏe yếu. Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến, luật pháp nước này hiện không có quy định về việc thoái vị. Theo NYTimes, động thái bất ngờ này đặt ra câu hỏi: "Tại sao Nhật hoàng lại bày tỏ mong muốn thoái vị vào lúc này?". Rõ ràng Nhật hoàng Akihito đang ngày càng lo ngại về tương lai của hệ thống hoàng tộc. Ông lên ngôi vua vào năm 1989, sau khi truyền thông dành sự quan tâm mạnh mẽ đến sức khỏe của cha ông trong vài tháng, và ông cho rằng trong suốt thời gian đó, "xã hội đi vào bế tắc". Ông kế vị ngai vàng khi đang để tang cha mình và theo ông, đó là "sự căng thẳng rất nặng nề". Bằng việc thoái vị, Nhật hoàng hy vọng rằng các hoàng đế trong tương lai sẽ không phải chịu áp lực đó. Có thể Nhật hoàng Akihito cũng nhận ra rằng đến một lúc nào đó, Nhật Bản sẽ cần phải cho phép phụ nữ nối ngôi vua, giống như thời thế kỷ thứ 6. Ông có thể muốn thúc đẩy mọi người nghiêm túc xem xét lại hệ thống hiện tại như một cách mở đường cho sự thay đổi này. Trước khi Nhật hoàng Akihito phát biểu trên truyền hình vào tháng 8, đài quốc gia Nhật Bản NHK ngày 13/7 đã đưa tin rằng Nhật hoàng Akihito muốn thoái vị. Thông báo được đưa ra chỉ vài ngày sau khi đảng cầm quyền Dân chủ Tự do (LDP) đánh bại phe đối lập trong cuộc bầu cử thượng viện. Với đảng liên minh là Komeito, LDP giành được hai phần ba số ghế trong quốc hội - mức cần thiết để đưa đề xuất sửa đổi hiến pháp ra trưng cầu dân ý. Hiến pháp Nhật Bản hiện hành là văn bản có hiệu lực từ năm 1947, soạn khi Nhật còn được điều hành bởi lực lượng Mỹ sau Thế chiến II. Được biết đến với tên "bản hiến pháp hòa bình", văn bản này đã từ bỏ quyền phát động chiến tranh của Nhật và xác định Thiên hoàng là "biểu tượng của quốc gia, và cho sự hoà hợp của dân tộc", chỉ có vai trò trong các nghi thức chứ không giữ bất kì quyền lực chính trị nào. Bản hiến pháp này chưa trải qua bất kỳ lần chỉnh sửa nào kể từ khi được thông qua. Theo Norihiro Kato, nhà phê bình văn học và giáo sư danh dự tại Đại học Waseda, Nhật Bản, công chúng không thể không suy đoán rằng mong muốn thoái vị của Nhật hoàng có liên quan đến quyết tâm viết lại hiến pháp của chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe, đặc biệt là khi một trong những thay đổi được đề xuất sẽ xác định lại vai trò của Nhật hoàng, thay đổi từ một hình ảnh hoàn toàn mang tính biểu tượng trở lại làm nguyên thủ quốc gia, giống như Hiến pháp Meiji năm 1890. Hiện chưa thể suy đoán tác động thực tế của những thay đổi đó. Một số chuyên gia cho rằng chính quyền Abe có thể đã bí mật gây áp lực cho NHK để đài đưa tin về mong muốn thoái vị của Nhật hoàng. Pháp luật hiện hành không cho phép vua thoái vị, vì vậy hiến pháp cũng không có quy định về vai trò của Nhật hoàng đã rời ngôi. Lời yêu cầu hàm ẩn của Nhật hoàng Akihito có lẽ chỉ có thể được giải quyết bằng cách sửa đổi hiến pháp, và điều đó có thể cung cấp cho chính quyền Abe cơ hội để thúc đẩy những sửa đổi khác. Ông Kato thì cho rằng cách giải thích thuyết phục hơn là Nhật hoàng Akihito đã phật lòng bởi những nỗ lực thay đổi hiến pháp của chính quyền Abe, không chỉ chính trị hóa vai trò của Nhật hoàng mà còn bãi bỏ điều khoản hoà bình cấm Nhật Bản tham gia vào các cuộc chiến tranh. Điều đó khiến Nhật hoàng Akihito cố gắng làm chậm tiến độ của họ, có lẽ cho đến sau khi kết thúc nhiệm kỳ của ông Abe năm 2018. Nói cách khác, Nhật hoàng Akihito có thể muốn làm dấy lên một vấn đề hiến pháp cấp bách hơn: Do tuổi tác và địa vị của ông, vấn đề thoái vị của ông phải được ưu tiên hàng đầu. Không thể xác định cách giải thích nào là chính xác, tuy nhiên, có một điều chắc chắn là kể từ khi Nhật hoàng Akihito lên ngôi, ông đã nỗ lực thể hiện sự tôn trọng đối với hiến pháp và thể hiện rõ cam kết của mình đối với hòa bình và hợp tác quốc tế. "Nếu ông thành công trong nỗ lực cho phép các hoàng đế Nhật Bản thoái vị - đảo lộn quan niệm lâu đời rằng hoàng đế là thiêng liêng và bất khả xâm phạm - ông sẽ chứng minh được rằng các hoàng đế ngày nay giống như mọi công dân khác, họ tuân thủ theo luật pháp và những lý tưởng dân chủ của trật tự thời hậu chiến", Kato viết. Xem thêm: Liệu Nhật có để Thiên hoàng thoái vị Cuộc sống không cổ tích của Thái tử phi Nhật Bản Phương Vũ =================== Cho dù việc Nhật Hoàng thoái vị là một thủ pháp chính trị , hay đơn giản chỉ là ý muốn của nhà vua - thì - lão Gàn vẫn ủng hộ việc sửa đối hiến pháp của nước Nhật cho phép quân đội Nhật tham chiến ngoài lãnh thổ. Lão Gàn bỏ 1 phiếu cho Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ủng hộ việc làm của ông.
    3 likes
  2. Mỹ làm gì nếu Trung Quốc ra tay ở Biển Đông vào tháng tới? Thanh Minh (tổng hợp) Thứ Hai, ngày 15/08/2016 16:30 PM (GMT+7) (Dân Việt) Trung Quốc dường như đang chuẩn bị kỹ các kế hoạch hành động gia tăng căng thẳng trên Biển Đông sau hội nghị G-20, nhưng giới chuyên gia nhận định, thời điểm đó, Mỹ hầu như khó xoay xở. Nhìn lại cách Trung Quốc đối phó với phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông, điểm xuất phát cơ bản là sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh, bố trí lực lượng quân sự lớn tại khu vực Biển Đông, sẵn sàng tác chiến, nhằm vào tàu sân bay của Mỹ, đặc biệt lực lượng tên lửa của Trung Quốc còn phô trương vũ khí sát thủ tàu sân bay. Trang mạng National Interest ngày 15.8 nhận định, nếu như Trung Quốc đang ủ mưu thay đổi hoàn toàn hiện trạng của Biển Đông bằng cách tiếp tục ngang ngược cải tạo bãi cạn Scarborough, có khả năng kế hoạch này sẽ được tiến hành vào khoảng đầu tháng 9 đến ngày 8.11. Đây là khoảng thời gian sau Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tổ chức tại Trung Quốc và trước khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra. Trước đó, ngày 13.8, tờ South China Morning Post (SCMP) cũng trích dẫn một nguồn tin tin cậy, cho biết Bắc Kinh sẽ không thực hiện bất kỳ công việc cải tạo nào trên bãi cạn cho đến khi Hội nghị G-20 được tổ chức vào tháng tới và sẽ bắt đầy xây dựng trước khi Mỹ bỏ phiếu Tổng thống. Tuy vậy, giới phân tích cho rằng, nếu Trung Quốc ra tay ở thời điểm đó, Mỹ sẽ không thể có hành động quyết liệt ngay với Trung Quốc vào thời điểm này. Nguyên nhân hàng đầu đó là kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ đang bước vào giai đoạn nước rút với cuộc đua rất khó đoán định giữa bà Hillary Clinton và ông Donald Trump. Hiện cả hai ứng cử viên đều muốn tranh thủ lá phiếu của cộng đồng Hoa kiều tại Mỹ. Do đó, Chính quyền Obama sẽ không dám hành động mạnh vì không muốn để mất số phiếu này, hoặc chí ít không để đảng đối lập lợi dụng lôi kéo. Thứ hai, nền kinh tế và chính trị Mỹ đang bị Trung Quốc và cộng đồng Hoa kiều chi phối một phần. Trong nhiều năm qua, người Mỹ gốc Hoa và giới tỷ phú Trung Quốc đã chen chân được vào nhiều tập đoàn lớn của Mỹ. Họ có những ảnh hưởng nhất định đối với giới hoạch định chính sách ở cả cấp bang và liên bang. Tương tự, giới chính trị gia ở Trung Quốc cũng có rất nhiều kênh liên lạc và tác động tới các chính trị gia Mỹ. Ngược lại, Mỹ hầu như không thể chi phối hoặc tác động mạnh tới nền chính trị Trung Quốc. Những tác động ngầm đối với kinh tế cũng không nhiều. Trong tình hình Biển Đông hiện nay, Chính quyền Obama (của đảng Dân chủ) và Quốc hội (của đảng Cộng hòa) khó đi đến thống nhất phương thức hành động, ít nhất cho tới sau khi biết kết quả bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới. Ngoài ra, nếu Mỹ-Trung thực sự đối đầu, Mỹ sẽ có nguy cơ đánh mất vị thế siêu cường thế giới và sức mạnh trước Nga, Trung Quốc. Bất kỳ cuộc đối đầu nào giữa Mỹ với Trung Quốc cũng sẽ tạo điều kiện cho Nga, một đối thủ nguy hiểm khác của Mỹ, trỗi dậy. Mỹ hiện rất lo ngại việc Nga-Trung bắt tay nên sẽ không quá cứng rắn với bất cứ bên nào để tránh đẩy hai bên xích lại gần nhau hơn. Như vậy, có thể thấy Mỹ hiện rất khó có thể đưa ra quyết sách hành động mạnh với Trung Quốc tại thời điểm này. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, càng cố tỏ ra là một đất nước phớt lờ luật pháp, ỷ lớn hiếp bé, Trung Quốc sẽ tự họ làm tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh và uy tín của đất nước mình trên trường quốc tế. Hơn nữa, dù Mỹ có thể không thể phản ứng mạnh ở thời điểm hiện tại, thì Mỹ cũng không bỏ qua những hành động của Trung Quốc làm ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng hải trên Biển Đông, ảnh hưởng đến lợi ích nước Mỹ và chiến lược “xoay trục” của Mỹ. Một số nhà phân tích cho rằng, phản ứng của Mỹ và hành động của Trung Quốc như thế nào chưa thể nói cụ thể, song điều dễ đoán định nhất là mùa Thu này, Biển Đông sẽ không yên ả. ======================== Tháng tới tức là tháng 8 Âm lịch đấy! Thời gian đó, lão Gàn còn phải thưởng thức bánh Trung Thu đặc sản cao cấp với trà Thái Nguyên loại xịn nhất. Bởi vậy, chưa wan tâm lắm. Nhưng sau tháng đó tức là tháng 9 Âm lịch đấy. Lão nói trước lâu rùi nha: Chỉ bảo kê đến giữa tháng 9. Tức là sang ngày 16/ 9 Bính Thân Việt lịch - Gõ cái beng! Hết giờ chơi của Lọ Lem. Nếu Bắc Kinh chiển bị quậy tưng ở bể Đông vào tháng 8 thì lão Gàn đây quảng cáo rằng: Trong tháng 8 không có ngày tốt để động thổ. Năm nay động thổ hướng Đông Nam (so với Trung Quốc) là điều tối kỵ. Hãy đợi đấy!
    3 likes
  3. TRUNG TÂM NCLH ĐÔNG PHƯƠNG THÔNG BÁO CHIÊU SINH TTNC LHDP Tuyển sinh lớp PTLV ứng dụng do đích thân Sư phụ Thiên Sứ giảng dạy. Toàn bộ chương trình học sẽ được thực hiện qua Video do Sư phụ Thiên Sứ giảng. Các buổi offline thường xuyên sẽ do Hoàng Triệu Hải và Thiên Luân đảm nhiệm. Chương trình học sẽ chính thức đưa vào topic này sau khi đủ số học viên đăng ký, Thành viên trung tâm có nhu cầu tham gia học, có thể đăng ký tại topic này. Đề nghị khi đăng ký ghi rõ địa chỉ, tên thật, email và số đt liên lạc. Trân trọng MĐQ PS: Chỉ đăng ký. Chưa phải đóng tiền học phí.
    1 like
  4. Trung Quốc liên tiếp tung 6 “cú đấm” chống Mỹ-Nhật ở Biển Đông, Hoa Đông Trung Dung Chủ Nhật, ngày 14/8/2016 - 09:18 VietTimes -- Những "cú đấm" này bao gồm "tấn công" đảo Senkaku, "tuần tra chiến đấu" phi pháp ở Biển Đông, kéo Nga vào tập trận ở Biển Đông, xây dựng phi pháp nhà chứa máy bay, "vạch giới hạn đỏ" với Mỹ... Từ ngày 19 - 21/7/2016, một sư đoàn không quân Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông. Ảnh: Tân Hoa xã/Chinanews, Trung Quốc. Tờ Đa Chiều của người Hoa tại Mỹ ngày 11/8 cho rằng sau phán quyết của Tòa trọng tài ở The Hague về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, gần đây khi gặp gỡ nhau ở Lào, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nói với người đồng cấp Trung Quốc với thái độ "mềm" hơn và khuyến khích tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tiến hành trao đổi làm dịu quan hệ với phía Trung Quốc. Mặc dù ông John Kerry nói như vậy, nhưng Trung Quốc và Mỹ chỉ tạm thời làm dịu quan hệ. Điều này có thể nhận ra từ việc Mỹ muốn tiếp tục bảo vệ tự do đi lại và Trung Quốc tiếp tục tiến hành quân sự hóa (phi pháp) ở Biển Đông. Bài báo cho rằng sau khi Trung Quốc và Mỹ tạm thời "đình chiến" ở Biển Đông, Trung Quốc đã tận dụng cơ hội liên tiếp tung ra 6 "cú đấm", tiến hành "phản công". Đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở vùng biển đảo Senkaku. Ảnh: Trang tin Bộ Ngoại giao Nhật Bản/Đa Chiều Cú đấm thứ nhất: Senkaku Sau khi quan hệ Trung-Mỹ tạm thời dịu lại ở Biển Đông, Trung Quốc tận dụng thời cơ "tung cú đấm" vào Nhật Bản - nước liên tục và tích cực can dự vào vấn đề Biển Đông. Tối ngày 5/8, Trung Quốc bắt đầu điều 6 tàu cảnh sát biển đến đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư); sáng sớm ngày 6/8 đã tăng lên tới 9 tàu cảnh sát biển. Sau đó Nhật Bản đã 3 ngày 6 lần lên tiếng mạnh mẽ phê phán Trung Quốc. Mỗi lần Nhật Bản lên án thì Trung Quốc lại tăng thêm 1 tàu cảnh sát biển xâm nhập vùng biển đảo Senkaku, 6 lần phản đối thì Trung Quốc đã tăng 6 tàu cảnh sát biển, cuối cùng có 15 tàu cảnh sát biển xâm nhập vùng biển đảo Senkaku. Ngoài 15 tàu cảnh sát biển, Trung Quốc còn điều gần 400 tàu cá đến lân cận vùng biển đảo Senkaku sẵn sàng đợi lệnh. Một khi có nhu cầu thì vài nghìn "lính ngư dân" này sẽ nhanh chóng ào ạt xông tới đảo Senkaku. Đa Chiều cho rằng đối với việc Trung Quốc "ra tay", Nhật Bản "trở tay không kịp", tỏ ra lúng túng. Nhật Bản lên tiếng phản đối không có hiệu quả, Trung Quốc càng cố tình gây sức ép. Sau đó, Nhật Bản đã dừng phản đối, chuyển sang nghiên cứu đối sách. Nhìn vào sự ứng phó của Nhật Bản, hầu như Nhật Bản không có nhiều đối sách. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã phải dựa vào Mỹ, tuyên bố muốn cùng Mỹ triển khai hành động. Do đó, tờ Đa Chiều cho rằng Nhật Bản chỉ là "mèo giấy".Trung Quốc "tấn công" Senkaku lần này thực chất là nhằm vào Mỹ. Trung Quốc gây sức ép với Nhật Bản chính là để gây sức ép với Mỹ. Trước đây, Mỹ lôi kéo Nhật Bản gây sức ép với Trung Quốc ở Biển Đông, hiện nay Trung Quốc "tấn công" đảo Senkaku chính là đang gây sức ép với Mỹ - Đa Chiều bình luận. Nhiều máy bay chủ lực Không quân Trung Quốc tiến hành "tuần tra chiến đấu" phi pháp ở Biển Đông. Ảnh: Đa Chiều. Cú đấm thứ hai: Tuần tra phi pháp trên bầu trời Biển Đông Tờ Đa Chiều cho rằng "cú đấm" thứ hai của Trung Quốc rất "quyết đoán". Trong thời gian ngắn, Trung Quốc đã liên tiếp tiến hành 2 lần tuần tra bất hợp pháp ở vùng trời quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) và bãi cạn Scarborough (chiếm từ tay Philippines vào năm 2012) bằng các loại máy bay chủ lực của không quân Trung Quốc như máy bay ném bom H-6K, máy bay chiến đấu Su-30. Trong thời gian đó còn tiến hành tiếp dầu trên không cho Su-30. Như vậy, Trung Quốc vừa tiến hành "tuần tra chiến đấu", vừa tiến hành tập trận chiến đấu thực tế, cho thấy quân đội Trung Quốc có thể triển khai "chiến đấu" bất cứ lúc nào. Điều này thể hiện Trung Quốc quyết tâm kiểm soát bằng được vùng biển, vùng trời theo yêu sách "đường chín đoạn" vô lý, phi pháp ở Biển Đông. Trung Quốc đã ngang nhiên tạo cơ chế tuần tra chiến đấu như vậy, cộng với Trung Quốc đã xây dựng bất hợp pháp căn cứ quân sự ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, như vậy Bắc Kinh muốn có khả năng "kiểm soát" bầu trời Biển Đông. Nước khác không còn có khả năng tự do "diễu võ dương oai" ở Biển Đông - Đa Chiều bình luận, tuyên truyền theo ý đồ của Bắc Kinh về việc Trung Quốc đã có khả năng hạn chế tự do hàng không ở Biển Đông. Đa Chiều cho rằng, các nước khác sẽ không thể ứng phó, Mỹ cũng sẽ từng bước ở vào "thế bất lợi". Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận chung "Liên hợp trên biển-2013" với Nga (Ảnh tư liệu) Cú đấm thứ ba: Kéo Nga vào tập trận ở Biển Đông Đa Chiều cho rằng cuộc tập trận "Liên hợp trên biển-2016" giữa Trung Quốc và Nga là một cuộc diễn tập "thường lệ". Năm 2015, Nga là bên tiếp đón, cuộc tập trận cũng tiến hành ở vùng biển "của Nga". Năm nay Trung Quốc là bên tiếp đón, cuộc tập trận cũng tổ chức ở cái mà Bắc Kinh luôn nhận xằng, nhận bậy là "vùng biển của Trung Quốc", do Trung Quốc "chỉ định". Thời gian và địa điểm tập trận trong năm nay sẽ chủ yếu do Trung Quốc quyết định. Vì vậy, Trung Quốc đã lựa chọn tổ chức tập trận chung với Nga ở Biển Đông vào tháng 9/2016. Cuộc tập trận này có quy mô rất lớn, Trung Quốc sẽ điều rất nhiều tàu chiến và máy bay chiến đấu. Sở dĩ Trung Quốc lựa chọn tổ chức tập trận ở Biển Đông với Nga là do trong năm qua Mỹ và đồng minh mạnh mẽ can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Trung Quốc kéo Nga vào Biển Đông là để đối phó với sức ép của các nước như Mỹ và Nhật Bản, từ đó cố kéo một chút "cân bằng chiến lược" ở Biển Đông - Đa Chiều bình luận. Hình ảnh vệ tinh đá Vành Khăn do cơ quan nghiên cứu Mỹ công bố. Ảnh: Reuters/Đa Chiều. Cú đấm thứ tư: Tăng cường khả năng áp đặt yêu sách phi pháp ở Biển Đông Tờ Thời báo New York Mỹ ngày 8/8 dẫn hình ảnh vệ tinh mới nhất chụp vào tháng 7/2016 của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) cho thấy Trung Quốc đã xây dựng các nhà chứa máy bay ở đá Chữ Thập, đá Xu Bi và đá Vành Khăn - 3 đá ngầm này thuộc chủ quyền của Việt Nam, hiện bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng bất hợp pháp. CSIS còn phỏng đoán, Trung Quốc có thể sẽ thúc đẩy quân sự hóa phi pháp ở Biển Đông, bởi vì những nhà chứa máy bay này đều đã đạt tiêu chuẩn quân dụng, có thể triển khai bất cứ loại máy bay quân sự nào. Bài báo cho rằng nếu tàu sân bay Mỹ không đến Biển Đông và các nước khác không "khiêu khích" thì Trung Quốc có thể sẽ không triển khai máy bay chiến đấu. Nhưng nếu Mỹ và các nước khác tiếp tục "khiêu khích" theo cáo buộc của Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ triển khai bất hợp pháp máy bay chiến đấu để tiến hành cái gọi là "bảo vệ quyền lợi quốc gia". Đa Chiều cho rằng, như vậy Trung Quốc "hoàn toàn không dừng hoạt động thực tế ở Biển Đông, mà là tiếp tục thúc đẩy vững chắc". Trên cơ sở đó, Trung Quốc đã có thể triển khai thường xuyên bất hợp pháp máy bay quân sự, đồng thời khi cần thiết có thể tiến hành triển khai lâm thời và tăng cường hoạt động bất hợp pháp để đối phó các nước. Sáng ngày 10/8/2016, vệ tinh Cao Phân-3 Trung Quốc được phóng thành công từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã. Cú đấm thứ 5: Phóng vệ tinh Cao Phân-3 theo dõi Biển Đông Sáng ngày 10/8, Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên Trung Quốc đã sử dụng tên lửa đẩy Trường Chinh-4 phóng thành công vệ tinh Cao Phân-3. Tỷ lệ phân giải của vệ tinh Cao Phân-3 là từ 1 m đến 500 m, độ rộng là từ 10 km đến 650 km. Từ độ cao hơn 700 km so với mặt đất, vệ tinh này có thể nhìn thấy từng căn nhà của Cố Cung (Bắc Kinh, Trung Quốc), cũng có thể quan sát rõ diện mạo toàn bộ một tỉnh bất kỳ nào của Trung Quốc, việc quan sát các tàu trên biển cũng không có vấn đề. Đa Chiều coi đây là một "thiên nhãn" (mắt trời) mới của Trung Quốc. Cú đấm thứ sáu: Vạch "giới hạn đỏ" với Mỹ Ngày 9/8, khi đang thăm Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ trả lời phỏng vấn báo chí cho biết cuộc tập trận trên biển của Trung Quốc và Nga sắp tới "không có tính xây dựng" đối với tăng cường ổn định khu vực. Đáp lại, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên truyền rằng Trung Quốc và Nga tập trận có lợi cho tăng cường khả năng "cùng ứng phó với mối đe dọa an ninh trên biển", đồng thời lên tiếng phê phán việc Mỹ gia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông, triển khai các hành động thực thi tự do hàng hải, coi việc này đã gây "khiêu khích chính trị và quân sự" đối với Trung Quốc, rất dễ gây ra sự kiện bất ngờ, phá hoại hòa bình và ổn định khu vực". Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ. Ảnh: Tân Hoa xã/báo Phượng Hoàng. Trung Quốc tuyên bố các hành động của Mỹ là "khiêu khích chính trị và quân sự" đối với Trung Quốc cho thấy Trung Quốc "đã vạch ra giới hạn đỏ" cho Mỹ, muốn cho Mỹ biết rằng các hành vi của quân đội Mỹ đang giẫm lên "giới hạn đỏ" của Trung Quốc và rất dễ gây ra "xung đột bất ngờ". Đa Chiều cho rằng, giới hạn đỏ này gần xảy ra sau khi Tòa trọng tài ở The Hague đưa ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc vào ngày 12/7. Trước ngày 12/7, có 2 tàu sân bay Hải quân Mỹ tiến hành đi lại thị uy ở Biển Đông, muốn ép Trung Quốc chấp nhận phán quyết của Tòa trọng tài và cho biết sau khi có kết quả phán quyết có thể sẽ đi vào vùng biển 12 hải lý các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông. Kết quả, để chống lại các hành động của Mỹ, Trung Quốc đã cử tới 4 Thượng tướng, 3 hạm đội lớn với vài chục tàu chiến và vài chục máy bay chiến đấu đến tập trận quy mô lớn và bất hợp pháp ở Biển Đông. Cuộc tập trận bất hợp pháp này diễn ra ở vùng biển phía đông đảo Hải Nam và vùng biển quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Cuộc tập trận này diễn ra từ ngày 5/7 và kết thúc vào ngày 11/7, trước khi Tòa trọng tài đưa ra phán quyết. Khi đó, các tàu chiến Trung Quốc sẵn sàng đợi lệnh để đối phó tàu sân bay Mỹ. Tháng 7/2016, ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật bất hợp pháp ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Sina Trung Quốc. Đa Chiều cho rằng với 6 "cú đấm" này, Trung Quốc đã bắt đầu có dấu hiệu chuyển từ "thủ" sang "công", nhất là thể hiện khả năng muốn "kiểm soát" ở Biển Đông và "tấn công mạnh mẽ" ở vùng biển đảo Senkaku trên biển Hoa Đông. Những hành động này đều là chủ động gây sức ép với Mỹ và Nhật Bản, chứ không phải là "bị động ứng phó" như trước đây. Trung Quốc chủ động tấn công có nghĩa là Trung Quốc có nhiều thủ đoạn đối phó hơn với Mỹ và Nhật Bản. Có được như vậy là do sức mạnh quốc gia tổng hợp của Trung Quốc đã tăng - Đa Chiều kết luận. ============================== Lão tặng thêm cho Trung Quốc bốn cú đấm nữa cho đủ một chục. Kết quả thế nào xem hồi sau sẽ rõ. Hì.
    1 like
  5. Bài diễn thuyết "vạch trần góc tối của quân đội Trung Quốc" gây bão Hải Võ | 12/08/2016 07:07 Truyền thông Hoa ngữ sôi sục vì bài phát biểu của Thượng tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học quốc phòng Trung Quốc, vạch ra những góc tối chấn động trong quân đội nước này. Bài diễn thuyết chấn động "vạch tội" TQ: Lưu Á Châu là ai? LTS: Tướng Lưu Á Châu nổi tiếng với nhiều bài diễn thuyết có sức lan tỏa, trong đó có bài nói gây chấn động cả Trung Quốc năm 2010. Bài phát biểu của ông Lưu ngày 6/7/2016 tại buổi tọa đàm lý luận của Đại học quốc phòng Trung Quốc đã vạch ra hàng loạt "góc tối" tha hóa, biến chất và tham nhũng đáng sợ đã lây lan khắp quân đội Trung Quốc trong hơn 1 thập kỷ qua, một lần nữa khiến lực lượng này "chấn động". Dưới đây, chúng tôi xin trích đăng bài phát biểu trên. *** Trước đây tôi từng nói: Tư tưởng không nhìn thấy, không chạm vào được, nhưng tư tưởng là cơ quan "gợi cảm" nhất. Chỉ có tư tưởng mới tạo thành vết thương, cũng chỉ có ở vết thương mới sinh ra tư tưởng. Người có tư tưởng, trong thời đại này hay bất kỳ thời đại nào, đều là thiểu số. Chúng ta thiếu tư tưởng tươi mới. Bà [cố Thủ tướng Anh Magaret] Thatcher từng nói: "Bạn không cần lo ngại về Trung Quốc, bởi Trung Quốc chỉ có thể xuất khẩu đồ chơi, máy tính và ti vi, chứ không thể xuất khẩu tư tưởng." Câu nói này rất đúng. Làm về học vấn, không phải chỉ nghĩ đến làm quan. Cổ nhân có nói: Đã làm quan thì phải được phong Hầu, phải làm đến Phong cương đại lệ (chức quan thời phong kiến cổ đại ở Trung Quốc, tức người đứng đầu chính quyền một tỉnh-PV). Còn như làm huyện trưởng hay châu trưởng cũng chỉ là phí công vô ích. Các giáo viên và nhà nghiên cứu của chúng ta có hay không những tình trạng này: Trước cường quyền thì nói yếu ớt, trước lãnh đạo thì nịnh hót, trước quần chúng thì phóng đại, trước bạn bè thì nói lời phù phiếm, trước mặt vợ thì nói lời giả dối, cuối cùng trước "Tử thần" mới nói thật. Chủ tịch Tập [Cận Bình] từng nói về "nhiệt huyết", đề cập đến vấn đề "nhiệt huyết" trong Quân giải phóng nhân dân [Trung Quốc]... Quân đội của chúng ta, nhân dân chúng ta, dân tộc chúng ta, Đại học quốc phòng của chúng ta, các giáo viên của Đại học quốc phòng, thiếu nhất chính là "máu nóng". [...] Trong vụ thảm sát tại ga tàu hỏa Côn Minh năm ngoái, những phần tử Duy Ngô Nhĩ gây bạo loạn, về sau tôi tới Vân Nam mới xem được băng ghi hình đoạn đó. Hàng bao nhiêu người hoảng hốt và sợ hãi. Một chủ cửa hàng kéo (cửa cuốn) xuống, bên trong có đến hơn 200 người đàn ông ẩn nấp. Ông chủ đó sau này còn khoe khoang sự tích anh hùng của mình. Sau sự kiện Côn Minh, trên mạng giới thiệu nhiều nhất cái gì? Chính là kỹ năng sinh tồn. Chạy! Và trốn! Những người trẻ tuổi, các anh đều phải có cốt khí, cần phải có "khung xương". "Xương" đặc biệt quan trọng đối với người làm về học vấn. Thứ khung xương mà ai ai cũng có, chính là cơ thể. Khung xương mà chưa chắc người nào cũng có, là linh hồn. Nếu không có bộ khung linh hồn mà chỉ còn lại xác thịt, thì đó là bộ xương rẻ tiền, là xương động vật. Cơ thể có thể quỳ xuống, nhưng linh hồn không được quỳ, đặc biệt là linh hồn của trí thức thì tuyệt đối không được phép quỳ. Trung Quốc tự cổ, thời Xuân Thu còn khá, từ sau đời Hán thì "đầu gối mềm như bông, da mặt dày như sắt". Phàm những kẻ đầu gối mềm như bông thì chắc chắn da mặt dày như sắt thép. Thứ gì cũng có thể vứt bỏ thì da mặt không dày sao được? Có những thứ gì là bầy đàn? Chính là tất cả những gì không có sức mạnh. Dê cừu đi thành đàn. Hổ và sư tử lúc nào cũng độc lập. Tôi hy vọng các anh trở thành hổ và sư tử trong giới học thuật, đừng trở thành cừu. (Xử lý ảnh: Mạnh Quân) Trong quân đội [Trung Quốc] ai là người không có "bộ xương"? Chính là Từ Tài Hậu. Ông ta không có tính cách gì, nhưng đây có thể lại là tính cách lớn nhất. Thời học ở Trường kiến trúc quân sự Cáp Nhĩ Tân, Từ rất hèn nhát, chỉ biết hát hò kéo nhị, không vào được đảng [Cộng sản Trung Quốc]. Ngày nay thì xem ra hèn nhát cũng là một loại trí tuệ. Từ Tài Hậu đã tạo ra một kỷ lục, đó là suốt 50 năm chưa từng một lần nêu ý kiến phản đối. Trong quân đội cũng chỉ có người như ông ta mới leo lên được vị trí cao như thế (Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc-PV). Từ Tài Hậu từng đến thăm thủ trưởng của ông ta ở một thành phố ven biển. Thủ trưởng nói với Từ: "Trước khi về hưu, tôi là người giữ chức lâu nhất ở bộ phận... Nhưng tôi là người không có tư tưởng nhất... Như vậy mới đúng." Từ đáp lại rằng: "Mấy chục năm qua tôi chưa từng nói thật câu nào!" Tôi nói rằng "người sắp lui về thì lời nói cũng thật". Từ Tài Hậu đến phút cuối cuộc đời mới nói thật. Mọi người đều biết, Từ Tài Hậu thời mới về Bắc Kinh vẫn còn rất cẩn thận. Trời nắng nóng thấy Từ dùng quạt điện, bạn học ngỏ ý tặng chiếc điều hòa nhiệt độ. Ông ta mới nói: "Làm sao tôi dám, đến Chủ nhiệm còn chưa có điều hòa." (Từ 1999-2002, Từ Tài Hậu là Phó chủ nhiệm thường trực Tổng cục chính trị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc - PV). Điều khiến Phó chủ nhiệm [Tổng cục chính trị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc] Châu Tử Ngọc kinh ngạc nhất là, Từ Tư Ninh - con gái Từ Tài Hậu - chưa từng trông thấy quả xoài. Ông ta đã biến chất. Khi Từ Tài Hậu đến Tế Nam làm Chính ủy quân khu, Cốc Tuấn Sơn là Cục trưởng Cục sản xuất quân khu Tế Nam. Cốc Tuấn Sơn xin gặp, Từ không cho gặp. Ông ta sống ở nhà khách, Cốc Tuấn Sơn mang đồ đến liền bị từ chối từ ngoài cửa. Sáng sớm hôm sau, Từ Tài Hậu mở cửa ra nhìn thì không ngờ Cốc Tuấn Sơn vẫn cầm quà đứng đợi ở cửa. Quá được! Vậy là ông ta bị cảm động. Sau này, Từ Tài Hậu đã đầu hàng trong cuộc đả kích như vũ bão nhằm vào Cốc Tuấn Sơn! Từ Tài Hậu bị chính bản thân đánh ngã. Tôi cho rằng, những nhân vật bị chính mình làm thất bại thì thường thất bại triệt để, gần như là "thịt nát xương tan". Đó chính là con người Từ Tài Hậu. Ông ta là một cán bộ cấp cao, nhưng không có "khung xương", không có linh hồn, đánh mất hoàn toàn nguyên tắc của đảng viên. Chúng ta hãy tự chất vấn mình. Hôm nay tôi ở đây phê bình người khác, vậy bản thân tôi thế nào? Bản thân anh ra sao? Trước quyền uy ngông cuồng của Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, đám tướng lĩnh cấp cao các anh đã làm được gì? Nói được gì? Tất cả cùng im thin thít! Ai cũng nói (Quách, Từ) là người hai mặt, nhưng có ai không phải hai mặt. Chưa nói người khác, chính tôi cũng là người hai mặt. Tôi nghĩ chúng ta đều là "đồng mưu" cả. Từ Tài Hậu lúc hấp hối có nói hai câu. Đây là thông tin từ tổ điều tra chuyển tới, nên thông tin vô cùng chính xác. Một câu là: "Quách Bá Hùng có vấn đề nghiêm trọng hơn tôi rất nhiều." Câu thứ hai là: "Trong các tướng lĩnh đứng đầu cấp đại quân khu chỉ có 2 người không đưa tiền cho tôi. Một là X, (tôi không nêu tên ông ấy). Người kia là Lưu Á Châu". Nhưng tại hội nghị mở rộng của Quân ủy tôi từng nói thế này. Các lãnh đạo Quân ủy mà anh không "bắt mối" được thì thôi, nhưng đối với lãnh đạo cấp chính quân đoàn, cấp phó quân đoàn, cấp đại quân khu... miễn là những người với tới được, thì dịp lễ tết làm gì có ai đến thăm Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu cùng các đồng chí trong Quân ủy mà đi tay không? Tôi cũng không đi tay không. Tôi không tặng tiền mà tặng những thứ không giá trị lắm. Nhưng chắc chắn tôi không đi người không. Cho nên mới nói, Chủ tịch Tập Cận Bình nêu ra quân đội phải có nhiệt huyết, tôi không cho rằng đơn thuần chỉ nói đến các lực lượng chiến đấu, mà còn cả với Đại học quốc phòng, với các trí thức chúng ta. Trong 10 năm qua, chúng ta đều ở trong quân đội, quân đội đã biến thành cái gì? Quân đội trở thành một chợ mua bán lớn. Chúng ta không phải đối mặt với chiến trường mà là thị trường. Chúng ta đối diện với một cái chợ mà thứ gì cũng niêm yết giá cả. Dưới sự cầm quyền của họ (Quách, Từ-PV), quân đội trở thành một vũng lầy. Vũng lầy này không phải là quân địch đi vào thì không ra được, mà chính chúng ta rơi vào đó rồi không thoát được. Có bao nhiêu giáo viên Đại học quốc phòng và các nhà nghiên cứu nghĩ về những vấn đề này? Trong quá khứ Đại học quốc phòng cũng giống các đơn vị khác trong quân đội, là một nơi tạo ra những lời sáo rỗng. Chúng ta dựa vào cái gì để đánh trận, lấy cái gì để thực hiện các bố trí của trung ương... Quân đội Trung Quốc trước đây dựa vào khẩu hiệu. Quân đội chúng ta hô khẩu hiệu số 1 thế giới, không ai bằng được. (Xử lý ảnh: Mạnh Quân) Bản thân Cốc Tuấn Sơn là một người xấu. Cốc mang đầy đủ đặc điểm tệ hại nhất của nông dân Trung Quốc. Ông ta là cái đáy cuối cùng của một nông dân Trung Quốc tồi tệ. Những tính cách xấu nhất của nông dân Trung Quốc đều tập trung trên người Cốc Tuấn Sơn. Trong lần cuối cùng tìm Từ Tài Hậu nhờ giúp đỡ, Từ nói với Cốc: "Ông làm mất hết uy tín của tôi trong toàn quân." Cốc hung hăng đáp rằng: "Ông làm gì có uy tín!", rồi đẩy cửa mà đi. [...] Trình độ văn hóa của Cốc Tuấn Sơn thấp vô cùng, nhưng đầu óc ông ta rất giỏi. Bộ óc ông ta là một cái máy tính. Vì sao tôi nói vậy? Chỉ dựa vào trí nhớ, Cốc Tuấn Sơn đã khai ra được hơn 1.000 cái tên. Ai đưa hối lộ, mỗi khoản bao nhiêu tiền, đưa khi nào, ở đâu... Không là máy tính thì là gì? Cốc còn có bản lĩnh mà người khác không có được. Đó là chỉ cần đến nhà lãnh đạo thì biết ngay nhà đó thiếu món gì. Đồng thời, người này còn có "sức mạnh" bất chấp tất cả chỉ để đạt được mục đích. Ví dụ, ông ta dâng tặng cho Từ Tài Hậu ca sĩ, diễn viên, nhân viên phục vụ... thì cũng không đáng bàn. Nhưng không ngờ ông ta đưa cả con gái của mình cho Từ Tài Hậu. Điều khiến tôi "bội phục" hơn là, trong khi Từ và con gái mình "hành sự" bên trong, thì Cốc Tuấn Sơn vẫn ngồi ở phòng khách. Đúng là "ý chí" cứng như sắt thép! Tôi từng nói đùa rằng, Vương Tiến Hỉ có gì mà gọi là "người sắt", Cốc Tuấn Sơn đây mới là "người sắt"! (Vương Tiến Hỉ (1923-1970) được Trung Quốc phong là anh hùng dân tộc, tấm gương kiểu mẫu, cống hiến lớn cho ngành dầu khí nước này và được gọi là "tinh thần thép"-PV). Tôi từng nói: Ở Trung Quốc hiện nay, những người tốt nhất và xấu nhất đều ở trong ĐCSTQ. Vậy chúng ta có thể nói rằng những người tốt nhất và xấu nhất đều ở trong quân đội hay không? Tôi chắc đến 8, 9 phần là có. Chống tham nhũng ở địa phương bắt được rất nhiều quan chức, chống tham nhũng trong quân đội cũng như vậy. Tôi từng cho thống kê thì thấy từ năm ngoái cho đến hôm nay, quân đội đã có hơn 30 trường hợp tự sát. Ở các địa phương cũng có tự sát, nhưng ít. Bọn họ tham nhũng là sai, song tự sát cũng là một biểu hiện của "nhiệt huyết". Mọi người có cho rằng như vậy? Nếu xét từ điểm này thì quân đội chúng ta vẫn còn một tia hy vọng. Trung ương có nói, chúng ta hôm nay đã tiếp cận "gần chưa từng thấy" với mục tiêu phục hưng dân tộc. Nhưng tôi cho là chúng ta ngày nay đang tiếp cận hơn bao giờ hết với các mối đe dọa và nguy hiểm. Vì sao? Trung Quốc hiện nay đã là "anh hai". Nước Mỹ từ trước đến nay có truyền thống tấn công "anh hai". Từ sau khi có GDP đứng đầu thế giới vào năm 1871, khi nào họ cũng muốn đánh nước xếp sau. Mỹ đã nhằm vào Trung Quốc, cũng giống như trong quá khứ họ nhằm vào Liên Xô. Xây hơn 70 nhà chứa máy bay phi pháp, TQ tiến rất gần tuyên bố lập ADIZ ở biển Đông theo Trí Thức Trẻ ======================= Trong cả bài viết được trích dẫn và mặc dù không xem hết được toàn văn - Nhưng với những chỉ trích sự thối nát trong quân đội Trung Quốc, cho thấy tham vọng rất lớn của Bắc Kinh. Bởi vì mục đích của sự chỉ trích công khai này, chứng tỏ một sự tham vọng muốn cải tổ sức mạnh và kỷ luật quân đội của họ từ tận gốc, ngoài sự cải tổ về phương tiện chiến tranh. Họ cải tổ sức mạnh quân đội triệt để như vậy với mục đích gì thì cũng đã rõ. Nhưng để cho nó có "cơ sở khoa học" cụ thể từ ngay bài viết này của tướng Lưu Á Châu, có thể xem đoạn trích dẫn này: Tức là: nếu không thể làm bá chủ thế giới thì cũng "đa cực" với Hoa Kỳ. Triều đình riêng một góc trời Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà Nhưng tiếc thay! Cái này lão cũng nói lâu rồi. Phàm muốn làm bá chủ thiên hạ, hoặc một bộ phận của thế giới thì phải có "bảng hiệu" - chí ít cũng phải như Nhật Bản trong thế chiến thứ II với thuyết "Đại Đông Á"; hoặc tệ như Hít Le thì cũng đưa ra học thuyết "chủng tộc thượng đẳng". Hoặc như Hoa Kỳ với biểu tượng của Nữ Thần Tự do, giơ cao bó đuốc soi đường và cầm cuốn sách biểu tượng của trí tuệ với hàng chữ phía dưới chân tượng: "Hỡi những kẻ nô lệ và những người đau khổ trên thế gian này! Hãy đến với Ta". Còn Bắc Kinh không đưa được một học thuyết nào. Họ cũng bày ra được một hình tượng, được cho là tiêu biểu với hình tượng Khổng Tử và những Viện Khổng Tử có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng những di sản còn lại được gán cho Khổng Tử đó, vẫn nằm trong "phạm trù" huyền bí của Lý học Đông phương. Cho nên, nó chỉ mang tính khảo cứu và chẳng có tác dụng gì cả. Với tham vọng đề cao Khổng Tử là đại diện cho nội dung văn hóa phương Đông có cội nguồn Hán tộc, nhưng nó lại không có tác dụng, khi bản thân nội hàm nền văn hóa đó vẫn rất ư là huyền bí khó hiểu. Ấy là chưa nói đến nó hoàn toàn không phải của Hán tộc. Cho nên phát biểu của lệnh bà Thủ Tướng Đức, dưới đây được chính tác giả bài viết coi là hoàn toàn đúng: Đúng quá đi ấy chứ lỵ! Thưa tướng quân Lưu Á Châu. Bởi vậy, Bắc Kinh muốn làm bá chủ thế giới, hoặc "rạch đôi sơn hà" với tham vọng gọi là "Chịu trách nhiệm bảo vệ hòa bình thế giới ở Tây Thái Bình dương" - và đã bị người Mỹ từ chối thẳng thừng - thì chỉ có thể dùng sức mạnh của cơ bắp. Và hậu quả của nó như thế nào thì chính trong bài viết của tướng Lưu Á Châu đã nói tới: "Mỹ đã nhằm vào Trung Quốc, cũng giống như trong quá khứ họ nhằm vào Liên Xô". Đến lúc này thì ai cũng nhìn thấy cái hậu quả đó đang đến rất gần và không cần khả năng tiên tri.
    1 like
  6. Vì sao Trung Quốc thản nhiên với chỉ trích của Mỹ về Biển Đông? 06:00 AM - 03/06/2015 Thanh Niên Online Các quan chức quân đội Trung Quốc tham dự diễn đàn Đối thoại Shangri-La 2015 ở Singapore cuối tuần qua đã tỏ rõ ý định sẽ không dừng các hành động xây đảo phi pháp ở Biển Đông, đồng thời tỏ ra tự tin rằng Mỹ không đủ khả năng ngăn cản họ. Tin liên quan Tổng thống Mỹ chỉ trích Trung Quốc xây đảo phi pháp ở Biển Đông Bloomberg: Mỹ chưa có đối sách ngăn Trung Quốc ở Biển Đông Chuyên gia Mỹ trả lời Thanh Niên: Mỹ, Nhật, Úc sẽ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông (TNO) Các quan chức quân đội Trung Quốc tham dự diễn đàn Đối thoại Shangri-La 2015 ở Singapore hồi cuối tuần qua đã tỏ rõ ý định sẽ không dừng các hành động hung hăng tại Biển Đông, đồng thời tự tin cho rằng Mỹ không đủ khả năng ngăn cản họ, Bloomberg ngày 1.6 cho biết. Đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc (trái) gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 31.5 - Ảnh: The Straits Times Một số quan chức cấp cao của quân đội Trung Quốc đã có buổi xuất hiện hiếm hoi trước công chúng tại Shangri-La, nơi quy tụ nhiều lãnh đạo quốc phòng các nước châu Á lẫn phương Tây, các chuyên gia quốc tế và đại diện các tập đoàn. Có mặt tại sự kiện, phóng viên hãng tin Bloomberg miêu tả đoàn Trung Quốc tỏ ra rất tự tin và chẳng mảy may bận lòng với các phát biểu cứng rắn từ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Bà Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Mỹ (CSIS), kể: “Một quan chức quân đội Trung Quốc hỏi tôi trong 18 tháng nữa nếu bà Hillary Clinton đắc cử tổng thống Mỹ, liệu bà có cứng rắn với Trung Quốc hơn chính quyền hiện tại hay không”. “Tôi trả lời: ‘Ý câu hỏi của ông là liệu trong vòng 18 tháng tới, ông có đủ không gian hoạt động để làm bất kỳ chuyện gì ông muốn, có phải không?’. Vị này chỉ mỉm cười không đáp”, bà Glaser thuật lại. Josh Rogin, nhà báo phụ trách mảng an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Bloomberg, cho biết bà Glaser và nhiều chuyên gia Mỹ khác có mặt tại Singapore không thực sự đồng ý với nhận xét của phía Trung Quốc cho rằng chính phủ Mỹ chưa nghĩ ra kế hoạch ngăn hoạt động xây đảo nhân tạo ở Biển Đông. Các chuyên gia Mỹ khẳng định Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter đã có kế hoạch cho việc này và Washington hiện có rất nhiều cách để đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc. Chẳng hạn, Mỹ đã gia tăng các hoạt động trong khu vực, đồng thời đưa ra nhiều tuyên bố cứng rắn. Tuy nhiên, các nhận định nói trên phần lớn không nằm trong suy nghĩ của lãnh đạo quân đội Trung Quốc, những người cho rằng Mỹ yếu kém khi thể hiện sự thận trọng. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể đang xem tiến triển chậm chạp trong việc hoạch định chính sách của Washington như một sự do dự mà Bắc Kinh có thể tận dụng, theo ông Rogin. Trung Quốc tự tin cho rằng Mỹ chưa sẵn sàng đối đầu vì Biển Đông Đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc (hàng trên, bên phải) cùng các thành viên khác trong phái đoàn Trung Quốc tham dự Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 29.5 - Ảnh: Reuters Phát biểu tại Shangri-La, đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, không hề đề cập đến khả năng nước này sẽ ngừng hoạt động tuyên bố chủ quyền ngang ngược tại Biển Đông. “Các công trình xây dựng này nằm ngay trong lãnh thổ Trung Quốc và hoàn toàn hợp pháp. Chúng không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào khác hay gây ảnh hưởng gì đến tự do hàng hải”, ông Tôn tuyên bố. Đô đốc Trung Quốc này còn khẳng định Bắc Kinh cam kết hợp tác các bên cùng có lợi với các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, khi phóng viên Bloomberg nêu câu hỏi Trung Quốc đang thực sự hợp tác với ai, và ai ngoài Trung Quốc đang hưởng lợi, ông Tôn không trả lời. Phóng viên Rogin của Bloomberg dẫn lời 2 quan khách tham dự có tiếp xúc với quan chức Trung Quốc tại Shangri-La tiết lộ phía Trung Quốc nghĩ rằng họ đã phát hiện thêm điểm yếu của phía Mỹ qua chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hồi tháng 5. Theo thông tin từ phía Trung Quốc, ông Kerry nói với các quan chức Trung Quốc rằng Mỹ muốn hợp tác với họ trong nhiều vấn đề, chẳng hạn như Triều Tiên, Iran và Syria; và 2 cường quốc không nên để vấn đề Biển Đông cản trở mối quan hệ đang trở nên lớn mạnh giữa 2 bên. “Những ai theo dõi sát ông Kerry đều biết đây chỉ là cách nói thông thường của ông ta và nó chẳng thực sự có nghĩa là ông đang cố xoa dịu tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Nhưng phía Trung Quốc đã suy diễn động thái này như một dấu hiệu cho thấy Mỹ chưa sẵn sàng để đối đầu với họ”, ông Rogin cho hay. Mỹ đang quá thận trọng? Thượng nghị sĩ John McCain phát biểu tại một cuộc họp báo ở TPHCM ngày 29.5 - Ảnh: Reuters Bloomberg nhận định đang có một sự bức xúc từ cả 2 đảng tại quốc hội Mỹ về "sự thận trọng quá mức" của Nhà Trắng. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, và thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Jack Reed đã gặp ông Carter ở Singapore để trao cho ông này lá thư yêu cầu không mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) tại Hawaii vào năm 2016. Một quan chức Mỹ nói với Bloomberg rằng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã không vui khi bị can thiệp trong vấn đề này. Bloomberg còn cho biết thêm nhiều nghị sĩ Mỹ cảm thấy khó chịu với khả năng liệu chính phủ Mỹ có tôn trọng yêu cầu của Trung Quốc rằng tàu thuyền Mỹ phải tránh xa đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông trong phạm vi 12 hải lý hay không. Tại Shangri-La, ông Carter tuyên bố rằng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Trung Quốc không có quyền thiết lập vùng lãnh hải rộng 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo. Tuy nhiên, đô đốc Harry Harris, tân chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, nói với các nghị sĩ Mỹ rằng chính quyền Obama vẫn đang bàn bạc xem liệu có nên thách thức yêu cầu nói trên của Trung Quốc hay không. “Chẳng hề có rào cản 12 hải lý nào xung quanh các bãi ngầm đang bị cải tạo đó cả. Tôn trọng giới hạn này sẽ là một sự thừa nhận đối với cái mà Trung Quốc đang muốn đạt được. Chúng tôi cho rằng những gì Bộ trưởng Carter nói là rất quan trọng. Giờ chúng tôi muốn thấy nó được thể hiện qua hành động”, thượng nghị sĩ McCain phát biểu tại Singapore. Hoàng Uy ========================= Lão nhắc lại: "Ngu thì chết. Mà chết vẫn còn ngu". Còn lão thì điếu hiểu sao lại ngu đến mức độ như vậy?
    1 like
  7. Australia: Nhà chứa máy bay trái phép của Trung Quốc phục vụ mưu đồ kiểm soát Biển Đông Thứ sáu, 12/08/2016 - 10:45 Chia sẻ 10 Dân trí Cựu cố vấn an ninh quốc gia Australia Andrew Shearer cho rằng những nhà chứa máy bay trái phép của Trung Quốc xuất hiện trên hình ảnh vệ tinh mới đây sẽ cho phép Bắc Kinh nhanh chóng thay đổi sức mạnh quân sự trên các đảo nhân tạo phi pháp để kiểm soát tuyến hàng hải quan trọng ở Biển Đông. >> Philippines có thể khởi kiện tiếp Trung Quốc ra tòa quốc tế >> Lầu Năm Góc: Trung Quốc đã vượt “giới hạn đỏ” ở Biển Đông Cựu cố vấn an ninh quốc gia Australia Andrew Shearer (Ảnh: SMH) 70 gian nhà chứa máy bay phi pháp Theo tờ Sydney Morning Herald (Australia), ông Andrew Shearer, người từng là cố vấn an ninh quốc gia của cựu Thủ tướng Australia Tony Abbott, đã nhận định về khả năng Trung Quốc kiểm soát tuyến hàng hải quan trọng ở Biển Đông sau khi thông tin về những nhà chứa máy bay trái phép của nước này được Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) có trụ sở tại Mỹ công bố gần đây. Những bình luận của ông Shearer được đưa ra trong bối cảnh các chuyên gia quân sự bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc có thể ngang nhiên tuyên bố cái gọi là Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, trong đó yêu cầu các máy bay quân sự nước ngoài phải xin phép Bắc Kinh trước khi đi qua khu vực này. Sự hiện diện của 70 gian nhà chứa máy bay trái phép tại các Đá Chữ Thập, Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cho thấy Trung Quốc ít nhất đang tính đến việc trắng trợn tuyên bố lập ADIZ và giành phần thắng đáng kể trong tính toán lợi ích với các nước, trong đó có cả Australia, ở khu vực Biển Đông. Việc triển khai phi pháp các máy bay chiến đấu tới các đảo nhân tạo cũng là một chiêu bài để Trung Quốc củng cố ADIZ nếu Bắc Kinh thực sự lập vùng này trên Biển Đông. Cũng theo SMH, các máy bay của Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia (RAAF) thường xuyên tiến hành các cuộc tuần tra ở Biển Đông, đồng nghĩa với việc các máy bay chiến đấu của Australia sẽ thách thức bất kỳ vùng nào mà Trung Quốc ngang nhiên thiết lập tại khu vực này. Ảnh chụp vệ tinh ngày 22/7/2016 cho thấy hoạt động xây dựng trái phép nhà chứa máy bay của Trung Quốc ở Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: CSIS) Những hình ảnh vệ tinh mới nhất do CSIS công bố cho thấy tại mỗi Đá trong 3 Đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn thuộc Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đang xây dựng trái phép và sẽ sớm hoàn thiện khu nhà chứa đủ cho 24 máy bay chiến đấu cùng 4 máy bay cỡ lớn hơn như máy bay tiếp nhiên liệu trên không. Đây là những bằng chứng quan trọng cho thấy Bắc Kinh đang trắng trợn quân sự hóa các đảo nhân tạo mà nước này ngang nhiên xây dựng trên Biển Đông. Thực tế này đi ngược lại với cam kết phi quân sự hóa do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra nhân chuyến thăm tới Washington, Mỹ vào tháng 9 năm ngoái. Ông Shearer, hiện là cố vấn cấp cao về an ninh châu Á - Thái Bình Dương tại một trung tâm nghiên cứu có trụ sở ở Washington, cho biết bất chấp phán quyết của tòa trọng tài thường trực ở La Hay (Hà Lan) bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông, Bắc Kinh vẫn ngang nhiên tiếp tục thực hiện các chiến lược dài hạn của nước này nhằm thiết lập quyền kiểm soát tại vùng biển này. Cũng theo ông Shearer, những hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Trung Quốc đang cố gắng xây dựng các cơ sở hạ tầng phi pháp trên Biển Đông. Theo đó, sau khi việc xây dựng này hoàn thành, Bắc Kinh sẽ nhanh chóng tiến hành quân sự hóa, trong khoảng thời gian một vài ngày, các thực thể chiến lược mà nước này chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa. Ý đồ lập ADIZ trái phép Nhà nghiên cứu Australia dự đoán, Trung Quốc có thể tạm hoãn tuyên bố lập ADIZ cũng như không tiến hành thêm các hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp ở khu vực gần bãi cạn Scarborough cho đến khi Hội nghị thượng đỉnh G20, dự kiến tổ chức ở thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) vào tháng tới, chính thức bế mạc. “Tuy nhiên, bất kỳ sự trì hoãn nào cũng có thể nằm trong tính toán chiến thuật của Trung Quốc. Thực tế đáng lo ngại là, cho đến nay, Bắc Kinh đã chuẩn bị cho các hành động mang tính rủi ro cao hơn nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của mình ở Biển Đông, trước khi Mỹ và đồng minh kịp ngăn chặn điều đó xảy ra”, ông Shearer nhận định. Các máy bay quân sự của Trung Quốc (Ảnh: DW) SMH cũng dẫn nhận xét của Malcolm Davism, chuyên gia phân tích cấp cao tại Viện chính sách chiến lược Australia, về việc Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng máy bay trái phép tại Biển Đông rằng: “Nếu Trung Quốc muốn tuyên bố lập ADIZ thì có nghĩa họ sẽ làm điều đó”. Ông Davism cho rằng các máy bay chiến đấu của Trung Quốc sẽ không thể bắn hạ các máy bay của Mỹ hay Australia nếu họ đi vào vùng ADIZ do Bắc Kinh lập ra nhưng Trung Quốc sẽ tỏ thái độ cứng rắn bằng cách hung hăng tiến hành các cuộc tập trận hoặc thậm chí “khóa” các máy bay này bằng hệ thống radar. “Đó là sự cưỡng ép về chính trị”, ông nói. Cũng theo đánh giá của ông Davism, nếu Trung Quốc triển khai máy bay chiến đấu đến các cơ sở trên Biển Đông, họ sẽ tiếp tục bào mòn thực trạng hiện tại ở vùng biển này theo chiến lược “cắt lát salami” (chiến lược chiếm đóng dần dần trái phép các bãi cạn và đảo), mà Bắc Kinh vẫn theo đuổi nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền ngang ngược của nước này tại đây. Trước khi những hình ảnh vệ tinh về các nhà chứa máy bay của Trung Quốc được công bố, Bắc Kinh cũng đã trắng trợn xây 3 đường băng trên Biển Đông, trong đó có đường băng dài 3km đủ để một máy bay quân sự cất và hạ cánh, điều này làm dấy lên lo ngại Bắc Kinh có thể biến khu vực này thành một tiền đồn quân sự nhằm phục vụ tham vọng bá quyền trên Biển Đông. Mới đây, trong cuộc họp báo ngày 9/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Elizabeth Trudeau nhấn mạnh: “Hoạt động xây dựng (các nhà chứa máy bay) đã gây ra căng thẳng trong khu vực. Điều này đã làm dấy lên hoài nghi về việc liệu Trung Quốc có sẵn sàng tuân thủ tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình rằng Bắc Kinh không có ý định quân sự hóa Biển Đông, hay không”. Bà Trudeau cũng cho rằng các hành động này đã “làm tổn hại lòng tin trong khu vực về việc Trung Quốc sẵn sàng giải quyết các vấn đề bất đồng bằng cách không cưỡng ép”. Thành Đạt Theo SMH ========================= Lý học cổ Lạc Việt phát biểu: "Muốn hủy diệt một sự vật, sự việc thì hãy đẩy nhanh nó đến sự phát triển tận cùng của nó". Mới nghe thì có vẻ rất vô lý. Nhưng đây chính là sự ứng dụng quy luật sinh/ vượng/ mộ của Lý học. Lão đây không có thời gian để phân tích. Nhưng chính Bắc Kinh đã đẩy nhanh sự kiện chiếm đoạt biển Đông đến giai đoạn phát triển tận cùng của nó. Không dừng lại được nữa. Đây là lời cảnh báo của lão Gàn. Mà lão đã nói trước điều này: "Năm nay bể Đông sôi sùng sục". Đúng là: "Ngu thì chết. Mà đến lúc chết vẫn còn ngu". Thế gian này - với tri thức của toàn bộ nền văn minh hiện nay - chỉ giải thích mọi diễn biến sự việc, sự vật một cách trực quan. Còn Lý học Việt giải thích mọi việc trên cơ sở một lý thuyết thống nhất, phản ánh toàn bộ những quy luật vũ trụ có khả năng tiên tri. Đây là sự khác biệt hoàn toàn giữa hai nền văn minh. 300 năm sau, thế hệ tương lai nhìn những sinh hoạt của nền văn minh hiện nay, như chính chúng ta nhìn lại quá khứ của nền văn minh này 300 năm trước vậy.
    1 like
  8. Bà Clinton thề đương đầu với Trung Quốc 12/08/2016 11:28 (NLĐO) - Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton tuyên bố bà sẽ chống lại Trung Quốc và phản đối Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Phát biểu trước đám đông ở bang Detroit hôm 11-8, bà Clinton tiết lộ kế hoạch thực hiện các vấn đề kinh tế toàn cầu. Đồng thời, bà cho biết sẽ đứng lên chống lại Trung Quốc hoặc bất kỳ nước nào muốn lợi dụng công nhân và công ty Mỹ. “Khi các nước phá vỡ quy tắc, chúng tôi sẽ không ngần ngại áp đặt mức thuế theo kế hoạch” – bà nói. Bà Clinton xoay 180 độ phản đối TPP. Ảnh: REUTERS Về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được Tổng thống Barack Obama dốc sức ủng hộ, nữ cựu Ngoại trưởng Mỹ thề sẽ ngăn chặn thỏa thuận này. “Thông điệp của tôi đối với những người lao động ở Michigan và trên khắp nước Mỹ là: Tôi sẽ ngăn chặn bất kỳ thỏa thuận thương mại nào giết chết công ăn việc làm hoặc làm giảm tiền lương, bao gồm TPP” – bà Clinton cam kết. “Bây giờ, tôi phản đối. Sau cuộc bầu cử, tôi phản đối. Và khi trở thành tổng thống, tôi cũng vẫn sẽ phản đối”. Bà Clinton cho biết thêm việc bảo vệ lợi ích của Mỹ không nhất thiết là người Mỹ phải “tách mình khỏi thế giới” nhưng bà nhấn mạnh sẽ phản đối các hiệp ước thương mại làm suy yếu vị thế của đất nước. Điều ngạc nhiên là hồi cuối năm ngoái, bà Clinton còn thúc đẩy TPP, gọi đó là “tiêu chuẩn vàng” cho giao dịch thương mại. Ứng viên Dân chủ còn chỉ trích các đề xuất về thuế của đối thủ phe Cộng hòa Donald Trump. Bà nói rằng chúng sẽ chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân ông Trump cũng như một số đối tượng nộp thuế giàu nhất tại Mỹ, giúp các công ty lớn, triệu/tỉ phú... không phải đóng hàng ngàn tỉ USD. “Những đề xuất này có thể làm đất nước chúng ta thành con nợ lớn, khiến ưu tiên cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường bị cắt giảm” – bà Clinton nhận định. Trong khi đó, ông Trump cũng là một người kịch liệt phản đối TPP vì cho rằng hiệp định được thúc đẩy bởi các nhóm lợi ích muốn “cưỡng bức chúng ta”. P.Nghĩa (Theo Press TV) ====================== Tiêu chí đầu tiên của lão Gàn ủng hộ ứng cử viên Tống Thống Hoa Kỳ là trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Nhưng trên thực tế lệnh bà Clinton không chỉ đáp ứng nhu cầu này, mà còn tỏ ra sáng suốt trong việc đưa ra một chính sách kinh tế vĩ mô của Hoa Kỳ. Theo cái nhìn của lão Gàn thì nền kinh tế Hoa Kỳ chỉ tiếp tục phát triển với ảnh hưởng của nó trên nền tảng quan hệ kinh tế toàn cầu. Đây phải là sách lược quốc gia mang tính chủ đạo. Đương nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế mang tính tự phát toàn cầu này, thì lúc thịnh, lúc suy. Nhưng điều đó chỉ cần một sự điều chỉnh mang tính thời điểm, chứ không thể vì thế mà thay đổi nguyên lý căn bản của sách lược quốc gia. Giả thiết rằng chính sách của ông Trump được thực hiện, nước Mỹ co lại để ổn định nội bộ. Tất nhiên, tức thời nó có thể mang lại công ăn việc làm cho những người thất nghiệp, có thể phát triển một số ngành nghề vì sự đầu tư mạnh bên trong nước Mỹ. Nhưng sau đó thì sao? Những khoảng trống sau khi nước Mỹ bỏ lại ngay lập tức sẽ được lấp đầy bởi sự đầu tư từ các quốc gia tiềm năng. Tất nhiên, trong sự tiếp tục phát triển của cuộc sống, về mặt tự nhiên, nước Mỹ sẽ không thể khôi phục lại địa vị bá chủ như hiện nay. Và lúc ấy, nước Mỹ hùng mạnh với tư cách là một siêu cường đứng đầu thế giới hiện nay, sẽ trở về cái máng lợn như sau đại chiến thế giới lần thứ nhất. Cho nên, sách lược của ông Trump là một sai lầm nghiêm trọng cho tương lai của nước Mỹ, mà lão đã phát biểu nhiều lần: Hoa Kỳ tuy là ứng cử viên sáng giá của ngôi vị bá chủ thế giới, nhưng chưa phải quyết định cuối cùng của Thượng Đế. Trên Thiên đường không có dân chủ, mà chỉ có chân lý thống trị. Dân chủ là một phương tiện ở cõi trần gian để tiếp tục trên con đường tiến hóa. Bởi vì, đôi khi tính dân chủ bị dẫn dắt bởi những sai lầm ngu xuẩn, nhưng hấp dẫn vì quyền lợi con người được hứa hẹn. Đấy là suy nghĩ của lão Gàn với nền dân chủ ở thế gian. Lão đây điếu ủng hộ ông Trump. Nếu chẳng may ông Trump làm Tổng thống Hoa Kỳ thì không vì thế mà lão thay đổi cách nghĩ của lão. Còn vấn để TTP. Lão hy vọng sẽ bàn tiếp, nếu lệnh bà Clinton đắc cử tổng thống Hoa Kỳ. Nhưng lão thành thật khuyên bà, ít nói về TTP thôi. Để còn cửa chính danh thay đổi về sau. Phát biểu thế cũng đã đủ rồi thưa lệnh bà.
    1 like
  9. Tầm nhìn của sư phụ quả thật...vi diệu. Diễn biến thời cuộc ngày càng giống như sư phụ tiên đoán, chứng tỏ sự hiệu quả của phương pháp tiên tri kết hợp nhuần nhuyễn giữa nắm bắt tình hình thời sự với cảm ứng bói quẻ dựa trên nền tảng tri thức phân tích thông tin ở tầm vĩ mô.
    1 like
  10. Cảm ơn Thời báo Hoàn Cầu nhắc Việt Nam ghi nhớ bài học lịch sử Hồng Thủy 16:49 11/08/16 (GDVN) - Đừng một thế lực nào ảo tưởng Việt Nam sẽ đánh đổi độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích hợp pháp của quốc gia dân tộc lấy "tình hữu nghị viển vông". Xung quanh việc hãng thông tấn Reuters ngày 10/8 dẫn một số nguồn tin quan chức quốc phòng, ngoại giao phương Tây nói rằng, Việt Nam kéo một số bệ phóng tên lửa ra Trường Sa, Thời báo Hoàn Cầu đã có 2 bài xã luận. Bản tiếng Anh của Thời báo Hoàn Cầu ngày 11/8 có bài xã luận với tiêu đề: "Kiềm chế là rất quan trọng để tránh cuộc khủng hoảng mới ở Biển Đông", trong đó đưa ra một số thông điệp đến Việt Nam. [1] Người Việt Nam không bao giờ quên bài học lịch sử Xã luận Thời báo Hoàn Cầu bản tiếng Anh hôm nay viết: "Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định thông tin về các bệ phóng tên lửa mà Reuters đề cập là không chính xác. Chúng tôi hy vọng rằng thông tin này chỉ là suy đoán của truyền thông phương Tây. Vụ kiện trọng tài quốc tế về Biển Đông đã thất bại trong việc tạo ra kết quả như phương Tây mong muốn. Hậu phán quyết, Manila và Bắc Kinh đã khởi động lại các cuộc đàm phán song phương để sửa chữa mối quan hệ đã bị bầm dập. Chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam luôn chắc tay súng bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích hợp pháp của Tổ quốc, ảnh minh họa: Internet. Có thể thấy rằng phương Tây sẽ không dễ dàng từ bỏ sử dụng phán quyết trọng tài làm đòn bẩy tiếp tục gây áp lực lên Trung Quốc và thúc đẩy căng thẳng gia tăng trong khu vực. Các bên liên quan cần cảnh giác với chiến thuật của phương Tây. Nếu hoạt động triển khai mới nhất của Việt Nam là nhằm vào Trung Quốc thì đó sẽ là một sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ ghi nhớ và rút ra một số bài học từ lịch sử." Cá nhân người viết thấy rằng mình cần phải cảm ơn lời nhắc của Thời báo Hoàn Cầu và cũng xin thưa lại với Thời báo Hoàn Cầu, người Việt Nam không bao giờ quên những bài học từ lịch sử với hàng ngàn năm chống chiến tranh xâm lược và âm mưu thôn tính của ngoại bang. Người Việt Nam đã trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và hơn ai hết, Việt Nam hiểu giá trị của hòa bình. Việt Nam nhất quán chủ trương và luôn nỗ lực tìm cách giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhưng không vì thế mà để bất kỳ ai lấn lướt, áp đặt. Bởi giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh! Người Việt Nam luôn trân trọng tình hữu nghị và mong muốn chung sống hòa bình với các dân tộc khác trong khu vực, bao gồm dân tộc Trung Hoa. Nhưng đừng một thế lực nào ảo tưởng Việt Nam sẽ đánh đổi độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích hợp pháp của quốc gia dân tộc lấy "tình hữu nghị viển vông". [2] Về thông tin của hãng Reuters, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có trả lời chính thức, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng đã bảo lưu quyền tự vệ chính đáng, quyền phòng thủ bảo vệ lãnh thổ quốc gia trước bất kỳ thế lực ngoại xâm nào. Thời báo Hoàn Cầu khuyến nghị: "Các bên liên quan trong khu vực cần phải cảnh giác với chiến thuật của phương Tây", thì người viết cũng xin lưu ý rằng, mọi thông tin về các động thái diễn biến mới ngoài thực địa Biển Đông lâu nay hầu như đều xuất phát từ Hoa Kỳ với thời điểm, bối cảnh công bố thông tin một cách có tính toán. Nhận định của Reuters mà xã luận Thời báo Hoàn Cầu dẫn lại rằng: "Các bệ phóng được cho là có khả năng tấn công đường băng Trung Quốc (xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa) và các tuyến đường thương mại quan trọng trong khu vực" cũng đến từ các học giả phương Tây. Do đó thiết nghĩ, chính Thời báo Hoàn Cầu và Trung Quốc cũng nên thận trọng khi xem xét các thông tin này. Còn phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông là của một cơ quan tài phán có thẩm quyền, Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 ban hành về việc ứng dụng, giải thích UNCLOS 1982 ở Biển Đông. Trung Quốc, Philippines, Việt Nam và các thành viên UNCLOS 1982 có liên quan đều có nghĩa vụ thi hành. Bản thân Trung Quốc cũng đã có đóng góp nhiều vào việc xây dựng Công ước này, đừng vì những cái lợi bất chính trước mắt mà hất đổ tất cả. Thời báo Hoàn Cầu nói gì với người dân Trung Quốc? Bản tiếng Trung Quốc của Thời báo Hoàn Cầu hôm nay đăng bài: "Xã luận: Tên lửa Việt Nam ra Trường Sa không nên làm Trung Quốc quá phân tâm." [3] Phương Tây đưa thông tin Việt Nam bố trí bệ phóng tên lửa ra Trường Sa, thì cũng chính phương Tây công bố hình ảnh mới nhất về các nhà chứa máy bay chiến đấu Trung Quốc xây dựng ở Chữ Thập. Ảnh: CSIS, Việt hóa nội dung chú thích: Vnexpress. Ngoài ra, mục Quốc tế bản tiếng Trung Quốc của Thời báo Hoàn Cầu có bài tổng hợp của phóng viên thường trú báo này từ Việt Nam, Singapore với tiêu đề: "Việt Nam bí mật bố trí tên lửa ở Trường Sa, tầm bắn bao trùm 3 đảo (nhân tạo) Trung Quốc (chiếm đóng bất hợp pháp)". [4] Nội dung và lời lẽ bài xã luận và bài tổng hợp này trên bản tiếng Trung Quốc khác hẳn với bài xã luận trên phiên bản tiếng Anh. Khác với thái độ tương đối kiềm chế và chừng mực trong xã luận bản tiếng Anh, bài xã luận bản tiếng Trung Quốc tìm mọi cách chứng minh thông tin của Reuters là thật, rồi vu cho Việt Nam vi phạm DOC. Vấn đề DOC và quyền phòng thủ chính đáng của Việt Nam ở Trường Sa đã được người viết phân tích nên xin không nhắc lại ở đây. Chỉ xin đưa ra một số nội dung đáng chú ý trong bài xã luận viết cho người Trung Quốc để bạn đọc tham khảo. Thời báo Hoàn Cầu viết: "Hành động của Việt Nam hiển nhiên uy hiếp an toàn các đảo Trung Quốc chiếm đóng, nhưng trong giai đoạn này chúng ta cần làm rõ, áp lực lớn nhất Trung Quốc đang phải đối mặt ở Biển Đông đến từ Hoa Kỳ. Bắc Kinh nên cảnh giác với nhất cử nhất động của Hà Nội ở Trường Sa, nhưng chúng ta hiện nay không nên làm nóng cục diện căng thẳng quân sự Trung - Việt ở Trường Sa, tránh đi hướng đối đầu mới, mà nên tập trung chú ý vào thách thức chủ yếu. Trung Quốc nên tự tin rằng không có bất kỳ bên nào dám có hành động với các đảo (nhân tạo). Biển Đông là một bàn cờ vây, mỗi một con cờ đơn phương của bên nào đó đều không nên xem xét nó một cách độc lập. Cạnh tranh quân sự chỉ là một mặt của vấn đề Biển Đông. Hơn nữa "chiến trường chủ yếu" ở Biển Đông chưa chắc đã chỉ giới hạn trong phạm vi địa lý ven Biển Đông. Là một người chơi chính, Trung Quốc cần phải quan sát để ý toàn cục và kiểm soát chặt các trọng điểm. Mỹ - Việt đều có năng lực uy hiếp an toàn các đảo Trung Quốc chiếm đóng ở mức độ khác nhau, và cũng đều không dễ dàng sử dụng chúng. Nhưng uy hiếp của Mỹ có thể chuyển hóa thành các sức mạnh và thủ đoạn khác nhau để gây áp lực lên Trung Quốc, duy trì thái độ với Trung Quốc của chính Mỹ và các đồng minh, gây ra các khó khăn cho Trung Quốc trong thực tế.Còn uy hiếp từ phía Việt Nam thì không mang tính cơ động chiến lược như Hoa Kỳ, mà nó chủ yếu là vấn đề của quan hệ Trung - Việt, nằm trong phạm vi quan hệ chính trị Trung - Việt có thể kiểm soát được. Ngoài ra, Việt Nam "quân sự hóa" các đảo chỉ càng tạo cớ cho Trung Quốc đẩy mạnh việc bố trí vũ khí khí tài quân sự ra các đảo. Biển Đông là một khu vực có tác động qua lại giữa các bên nên rất nhiều xu hướng hay động thái chưa chắc đã là chuyện lợi - hại mang tính tuyệt đối với Trung Quốc. Được hay mất của Trung Quốc cuối cùng quyết định bởi khả năng và chất lượng phản ứng của chúng ta với hành động của các bên. Khách quan mà nói, bánh răng nhỏ của vấn đề Biển Đông luôn ăn khớp, ngậm chặt bánh răng lớn của lợi ích nước lớn, lợi và hại có thể chuyển hóa cho nhau." Người viết xin không bàn về những bình luận của Thời báo Hoàn Cầu trong bài xã luận và tổng hợp bằng tiếng Trung Quốc xuất bản hôm nay, chỉ xin đưa một số nội dung đáng chú ý để bạn đọc tham khảo. Qua đó có thể thấy rằng, khi tiếp cận với những thông tin, bình luận về các diễn biến mới trên Biển Đông cần có cái nhìn toàn cục, tỉnh táo và dùng luật pháp quốc tế làm căn cứ để xác định các thông điệp, ý đồ và thủ đoạn của các bên. Chạy theo những bình luận mang màu sắc cảm xúc, kích động dù từ bất kỳ phía nào thiết nghĩ đều không phải là lựa chọn tốt cho chúng ta, cho lợi ích hợp pháp của quốc gia dân tộc cũng như hòa bình, ổn định của khu vực. Hoa Kỳ hay Trung Quốc đều có lợi ích và mục đích của riêng họ khi đưa ra những thông tin và bình luận về Biển Đông. Những thông tin và bình luận ấy có lợi hay có hại cho Việt Nam phụ thuộc vào chính cái đầu lạnh và trái tim nóng của mỗi người Việt, bởi không thận trọng là có thể bị đối phương "định hướng" bất cứ lúc nào. Tài liệu tham khảo: [1]http://www.globaltimes.cn/content/999722.shtml [2]http://baochinhphu.vn/Tieu-diem/Thu-tuong-Nguyen-Tan-Dung-tra-loi-phong-van-bao-chi-nuoc-ngoai/200027.vgp [3]http://opinion.huanqiu.com/editorial/2016-08/9292218.html [4]http://world.huanqiu.com/exclusive/2016-08/9292487.html Hồng Thủy ======================== Đến "giai đoạn này" mới biết "áp lực lớn nhất Trung Quốc đang phải đối mặt ở Biển Đông đến từ Hoa Kỳ" à?! Lão đây biết lâu rùi nhá. Biết từ lúc Hoa Kỳ chưa tuyên bố "Không đứng về bên nào trong tranh chấp biển Đông" ý nhá. Điếu mựa! Ngu thì chết. Mà chết chắc cũng chưa hết ngu.
    1 like
  11. Trung Quốc: Tướng quân đội dâng con gái cho cấp trên làm tình nhân Hoàng Hà | 10/08/2016 21:22 ` Để thăng quan phát tài, Cốc Tuấn Sơn đã dâng con gái cho Từ Tài Hậu và ngồi ngoài cửa đợi trong khi cấp trên “ngấu nghiến” con đẻ của mình. Cốc Tuấn Sơn (trái) và Từ Tài Hậu. Ảnh: Internet Website của tờ "Đông phương nhật báo" (nhật báo có lượng phát hành lớn nhất Hong Kong, Trung Quốc) chiều 10/8 cho hay vào tháng trước, Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Lưu Á Châu có bài phát biểu tại Đại học Quốc phòng. Sau đó, toàn văn bài phát biểu vốn chỉ được đăng tải trong mạng nội bộ của quân đội nước này đã bị tiết lộ ra bên ngoài. Trong bài diễn thuyết được nhiều cơ quan truyền thông bằng tiếng Hoa bên ngoài Trung Quốc đăng tải, tướng Lưu tiết lộ nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu ban đầu là người rất thận trọng và sợ gây ra chuyện, nhưng sau đó dần dần biến chất, trở thành kẻ không còn cốt cách, linh hồn, mất hết nguyên tắc của người đảng viên. Khi Từ Tài Hậu tới Quân khu Tế Nam làm Chính ủy, Cốc Tuấn Sơn giữ chức Cục trưởng Cục Sản xuất quân khu, kiên trì tới nhà khách xin gặp Từ Tài Hậu, cuối cùng đã làm Từ Tài Hậu mủi lòng. Sau này, để thăng quan tiến chức, ngoài việc mang ngôi sao ca nhạc, minh tinh màn bạc… cúng tiến cho Từ Tài Hậu, Cốc Tuấn Sơn còn dâng con gái cho cấp trên của mình. Và điều khiến tướng Lưu "kính phục" hơn là trong khi Từ Tài Hậu và con gái mây mưa trong phòng, Cốc Tuấn Sơn vẫn ngồi bên ngoài đợi. Lần cuối cùng Cốc Tuấn Sơn tới gặp xin Từ Tài hậu giúp, Từ Tài Hậu nói: "Anh đã làm tôi mất hết uy tín trong toàn quân rồi". Khi đó, Cốc Tuấn Sơn chẳng nể mặt nói thẳng: "Anh thì có uy tín gì!" rồi quay gót bỏ đi. Theo Phoenix Weekly, Cốc Tuấn Sơn là tâm phúc của Từ Tài Hậu tại Tổng cục Hậu cần, làm tới chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, mang quân hàm Trung tướng. Khi Cốc Tuấn Sơn lọt vào tầm ngắm của Tổng cục Hậu cần và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Quân đội hồi đầu năm 2012, thông tin về việc Từ Tài Hậu có liên quan đến một số vụ án tham nhũng đã lan truyền khắp quân đội. Tháng 3/2014, Trung Quốc bắt đầu điều tra Từ Tài Hậu, 3 tháng sau thì khai trừ Từ Tài Hậu khỏi Đảng Cộng sản rồi tước quân tịch của nhân vật này. Ngày 15/3/2015, Từ Tài Hậu qua đời vì ung thư bàng quang. Hôm sau, website tờ Quân Giải phóng của Trung Quốc đăng một bài xã luận nói cái chết của Từ Tài Hậu đánh dấu sự kết thúc của một "cuộc đời đáng hổ thẹn và khinh bỉ". Đối với Cốc Tuấn Sơn, Tân Hoa xã cho hay ngày 10/8/2015, tòa án binh đã tuyên án tử hình, nhưng hoãn thi hành án 2 năm đối với nhân vật này vì phạm tội tham ô, nhận hối lộ, sử dụng ngân sách nhà nước sai mục đích và lạm dụng quyền lực. Cựu thủ lĩnh tình báo Mỹ muốn giết người Nga và người Iran theo Báo tin tức ======================== Một sự rệu rã đến tận cùng. Ngài Tập Cận Bình không đủ khả năng để cứu vãn. Trung Quốc không phải chủ nhân đích thực của Lý học Đông phương. Điều này lão cũng đã nói lâu rồi, ngay trong topic này.
    1 like
  12. Nữ Bộ trưởng Inada chỉ thị bắn hạ mọi vật thể hướng về Nhật Bản VietnamPlus 08/08/2016 20:16 GMT+7 Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Inada đã chỉ thị cho Các Lực lượng phòng vệ (SDF) sẵn sàng bắn hạ bất kỳ vật thể nào hướng vào lãnh thổ nước này, nhằm đề phòng khả năng Triều Tiên phóng tên lửa. Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, bà Tomomi Inada. (Nguồn: ABC News) Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, bà Tomomi Inada, ngày 8/8 đã chỉ thị cho Các Lực lượng phòng vệ (SDF) sẵn sàng bắn hạ bất kỳ vật thể nào hướng vào lãnh thổ nước này, nhằm đề phòng khả năng Triều Tiên phóng tên lửa. Theo hãng tin Kyodo, chỉ thị trên của Bộ trưởng Inada dường như nhằm đảm bảo rằng SDF sẵn sàng ngăn chặn các vật thể bất kỳ lúc nào do việc sử dụng các bệ phóng di động có thể khiến việc phát hiện Triều Tiên chuẩn bị phóng tên lửa gặp khó khăn. Trong khi đó, theo đài NHK của Nhật Bản, SDF sẽ được đặt trong tình trạng báo động ít nhất 3 tháng và cứ sau 3 tháng, chỉ thị trên của Bộ trưởng Quốc phòng Inada cũng sẽ được xem xét lại. Chỉ thị này không nêu rõ Bình Nhưỡng có đang chuẩn bị phóng tên lửa hay không. Đến nay, Nhật Bản đã ban hành các chỉ thị tạm thời khi có dấu hiệu Triều Tiên sắp phóng tên lửa, song các chỉ thị đó đã được hủy bỏ sau vụ phóng. Tuy nhiên, do một số vụ phóng khó bị phát hiện, Nhật Bản đã quyết định đặt quân đội ở tình trạng trực chiến trong thời gian dài hơn. Bà Tomomi Inada được Thủ tướng Shinzo Abe bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản vào ngày 3/8 vừa qua, cùng ngày Triều Tiên phóng một tên lửa đạn đạo, bay xa khoảng 250 km và lần đầu tiên rơi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản. Ngay sau khi vụ việc trên xảy ra, các quan chức nước này bày tỏ lo ngại rằng Bình Nhưỡng đang che giấu tốt hơn việc chuẩn bị tiến hành các vụ phóng tên lửa. Quân đội Mỹ cho rằng thực tế Triều Tiên đã phóng đồng thời 2 tên lửa tầm trung Rodong, song 1 tên lửa dường như đã phát nổ ngay khi vừa rời bệ phóng. Các vụ phóng trên được thực hiện sau khi Bình Nhưỡng đe dọa "dùng vũ lực" để đối phó với quyết định triển khai Hệ thống Phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ tại Hàn Quốc và vài tuần trước trước khi Hàn-Mỹ bắt đầu tiến hành một cuộc tập trận chung quy mô lớn. Trong năm 2016, Bình Nhưỡng đã tiến hành phóng một loạt tên lửa nhằm phản đối các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc sau khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ tư hồi tháng 1 vừa qua./. ========================= Quân đội Mỹ lên kế hoạch chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc Dân Việt 07/08/2016 14:07 GMT+7 Quân đội Mỹ, Tổng công ty RAND đã chuẩn bị cho kế hoạch chiến tranh với Trung Quốc khi Bắc Kinh trở nên hung hăng trên Biển Đông hơn sau khi có phán quyết của Tòa Trọng tài. Theo Sputnik, một nghiên cứu của quân đội Mỹ đi vạch ra kế hoạch chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chống lại Trung Quốc sau khi Bắc Kinh từ chối tuân theo và đã trở nên hung hăng hơn để phản ứng với phán quyết bất lợi do Tòa Trọng tài đưa ra liên quan đến yêu cầu của họ đối với Biển Đông. Một nghiên cứu mới khác của RAND có tiêu đề: “Chiến tranh với Trung Quốc: Những suy nghĩ không thể tưởng tượng”, cũng đề cập đến kịch bản xảy ra chiến tranh và hậu quả không lường được. Sự gây hấn của Bắc Kinh đã leo thang sau khi có bài viết trên tờ Thời báo Hoàn Cầu, kêu gọi cho một cuộc chiến tranh nóng với Úc liên quan đến vấn đề Biển Đông. Bài báo đã dùng những ngôn từ dọa dẫm như “tấn công hộc máu”… để de dọa Úc. Tờ báo này cũng gọi Canberra là một "con mèo giấy" và thề rằng Úc sẽ "học được bài học của mình" sau khi hỗ trợ phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông. Bắc Kinh biểu hiện khó chịu với việc Úc, Mỹ và Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc và Philippines "tuân thủ phán quyết cuối cùng của tòa án trọng tài ngày 12 tháng 7, có tính ràng buộc pháp lý đối với cả hai bên". Quan hệ Trung-Úc còn trở nên ảm đảm bởi thực tế Không quân Úc thực hiện bay trên các lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông. Canberra tuyên bố những chuyến bay này là động thái bình thường góp phần duy trì ổn định và an ninh trong khu vực, nhằm đảm bảo tự do cho hoạt động hàng hải và hàng không. Bắc Kinh lập luận rằng Tòa Trọng tài không có đủ thẩm quyền để xử vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc đang chịu áp lực ngày càng tăng từ chính quyền Mỹ yêu cầu tuân thủ luật pháp và thực hiện đúng với những nguyên tắc của Công ước luật biển UNCLOS 1982 đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các tuyến đường thủy quan trọng ở vùng biển này đối với thương mại thế giới. Chỉ vài ngày sau khi cảnh báo công dân nước mình rằng cần chuẩn bị một cuộc chiến tranh trên biển để “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia”, vào ngày 6.8, Trung Quốc đã đưa máy bay ném bom, chiến đấu cơ đến Biển Đông với lý do để tuần tra vùng biển này. ========================= Lão Gàn thì không ưa chiến tranh. Nhưng mọi việc đã vượt ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, một lần nữa lão cần xác định - với sự mong muốn gặp may đúng - rằng: Chưa thể có chiến tranh trước rằm tháng 9 Việt lịch, sau đó thì lão không biết. Một cơ hội cứu vãn rất mỏng manh với xác xuất cực nhỏ có thể xảy ra vào tháng 8 Việt lịch. Nhưng ngay cả cơ hội này cũng có điều kiện tiên quyết.
    1 like
  13. Truyền hình Hồng Kông: Trung Quốc đã sẵn sàng “tuốt kiếm” ở Biển Đông Phong Vân - / Chủ Nhật, ngày 7/8/2016 - 06:46 VietTimes -- Chuyên gia Trịnh Hạo cho rằng, Trung Quốc đã chuẩn bị đầy đủ về ngoại giao, tư pháp và quân sự, đã sẵn sàng đánh thắng một cuộc "chiến tranh nhân dân trên biển" và "Trung Quốc không sợ chiến tranh". Từ ngày 5 - 11/7/2016, 3 hạm đội lớn Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận bất hợp pháp ở vùng biển phía đông đảo Hải Nam và vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong hình là tàu khu trục Quảng Châu, Hạm đội Nam Hải bắn tên lửa phòng không. Ảnh: Sina Đài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 4/8 đăng bài viết với tiêu đề kích động, đầy hăm dọa "Gặp địch phải tuốt kiếm! Trung Quốc đã làm tốt chuẩn bị mọi mặt để ứng phó tình hình Biển Đông". Bài viết đã phỏng vấn bình luận viên thời sự Trịnh Hạo của đài này. Trịnh Hạo nhấn mạnh cho rằng Trung Quốc về cơ bản đã chuẩn bị chu đáo về cả ngoại giao, tư pháp và quân sự, đều đã có các hành động mới về cái gọi là "bảo vệ chủ quyền". Hơn nữa, không chỉ có phía quân đội tỏ thái độ, mà Chủ tịch nước cũng tỏ thái độ. Trịnh Hạo cho rằng Trung Quốc là một “nước lớn về biển”. Tốc độ phát triển (hết sức nhanh chóng) của Hải quân Trung Quốc gần đây được bắt đầu từ 20 năm trước, sự phát triển này được chia thành các giai đoạn, từ biển gần đến biển xa. Bất kể về “phần cứng” hay “phần mềm”, việc xây dựng của Hải quân Trung Quốc đều đã có sự “tiến triển rất dài”, bao gồm đã sở hữu tàu sân bay Liêu Ninh dùng cho thử nghiệm, có 2 - 3 tàu sân bay đang chế tạo hoặc có kế hoạch chế tạo. Như vậy, Trung Quốc đang thúc đẩy thực chất tăng cường sức mạnh trên biển. Tàu sân bay Liêu Ninh của quân đội Trung Quốc. Các hoạt động tập trận trên biển đặc biệt diễn ra thường xuyên. Trong thời gian gần đây, các cuộc tập trận trên biển của Trung Quốc đã nhiều hơn nhiều so với các cuộc tập trận trên đất liền. Đương nhiên là còn thiếu con số thống kê cụ thể. Song, cho dù trên đài truyền hình trung ương (CCTV) hay trên các phương tiện truyền thông khác của Trung Quốc đã đưa tin không dưới mười mấy cuộc tập trận lớn nhỏ, trong đó có diễn tập bắn pháo ở bờ biển. Những cuộc tập trận này diễn ra với số lượng nhiều. Hơn nữa, gần đây, có tờ báo tiết lộ, có tới 14 người được thăng quân hàm Thiếu tướng và Trung tướng, trong đó có những chỉ huy chủ yếu của 3 hạm đội lớn Hải quân Trung Quốc. Từ ngày 19 - 21/7/2016, một sư đoàn không quân Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông. Ảnh: CCTV Trung Quốc. Điều này cho thấy Chính phủ Trung Quốc thực sự rất coi trọng cái gọi là "đấu tranh trên biển, bảo vệ quyền lợi biển", bởi vì đây là "cánh cửa lớn" của một nước. Đường biển nếu bị mở ra thì đối phương bên ngoài sẽ dễ dàng xâm phạm vào đất liền. Ở góc độ quân sự, tấn công tầm xa cũng có thể tấn công lãnh thổ của đối phương. Nhưng, nếu một nước muốn phát động chiến tranh với một nước khác, tấn công từ hướng biển là một việc tương đối dễ dàng. Vì vậy, Trung Quốc đã tăng cường mức độ trang bị, diễn tập, xây dựng hải quân, nghiên cứu phát triển sức chiến đấu hải quân, bao gồm xây dựng mở rộng (bất hợp pháp) các đảo đá ở Biển Đông (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Khi hội đàm với Đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ gần đây, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc ngang nhiên nói rằng Trung Quốc "không sợ sức ép từ bên ngoài. Việc xây dựng đảo đá (bất hợp pháp) của Trung Quốc sẽ tiến hành tùy thuộc vào mức độ mối đe dọa. Bất cứ nước nào muốn ngăn chặn Trung Quốc xây dựng đảo đá đều phí công vô ích". Máy bay ném bom H-6K xâm nhập vùng trời bãi cạn Scarborough. Ảnh: Đa Chiều Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố như vậy cho thấy Trung Quốc "sẽ không sợ Mỹ can thiệp Biển Đông hoặc điều tàu sân bay, hoặc lôi kéo các nước khác đến Biển Đông tiến hành đe dọa". Trung Quốc sẽ cố tình thúc đẩy xây dựng bất hợp pháp các công trình quân sự ở các đảo đá trên Biển Đông với lý do "phòng thủ", trong đó có lắp đặt hệ thống tên lửa. Bình luận viên Trịnh Hạo cho rằng tất cả những điều này cho thấy "để đánh thắng một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển, Trung Quốc đã làm tốt chuẩn bị đầy đủ". Theo Trịnh Hạo, Trung Quốc biết mối đe dọa trên biển ngày càng trầm trọng hơn, Trung Quốc cũng đã "có quyết tâm, có khả năng, đã làm tốt đầy đủ việc đánh trận". Còn việc đánh thắng hay không, đánh ở mức độ nào, đánh lớn hay đánh nhỏ, đánh dài hay đánh ngắn sẽ do các chuyên gia quân sự giải đáp. Nhìn vào thông tin trên truyền thông, Quân đội Trung Quốc đã có nhiều hành động chuẩn bị, bao gồm các tàu chiến, máy bay chiến đấu không ngừng tiến hành tập trận bắn đạn thật. Hải quân Trung Quốc cũng đã tham gia tập trận Vành đai Thái Bình Dương-2016. Từ ngày 5 - 11/7/2016, 3 hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận bất hợp pháp ở vùng biển phía đông đảo Hải Nam và vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 4 Thượng tướng của Quân đội Trung Quốc đã đến hiện trường chỉ đạo trực tiếp cuộc tập trận. Ảnh: Sina Trung Quốc. Trịnh Hạo cho rằng Trung Quốc mặc dù tuyên bố các cuộc tập trận trên biển của họ không nhằm vào ai, điều này không có nghĩa là không có đối tượng nhằm vào. Bất kể cuộc tập trận nào cũng có đối tượng xác định, đều có mục đích cần đạt được. Vì vậy, các cuộc tập trận trên biển có đối tượng đối phó rất rõ ràng, chỉ có điều đối phương khi tìm hiểu những cuộc tập trận này có làm rõ được bản thân có là đối tượng trong đó hay không. Người dẫn chương trình của Đài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng cũng phụ họa với Trịnh Hạo, cho rằng thực ra Trung Quốc đã thể hiện thái độ rất rõ ràng - mặc dù không muốn có chiến tranh, nhưng "nếu muốn đánh thì hoàn toàn không sợ chiến tranh". Trịnh Hạo cũng tỏ ra đồng ý với quan điểm này. ========================= Rất "hảo hán"! Rất xứng đáng là hậu duệ của Lý Quỳ. Hãy cứ tuốt kiếm ra và "chém gió". Chưa đến rằm tháng 9 Việt lịch, thì cứ "chém gió vung xích chó". Lão đây không đánh thuế. Hì. Thí dụ câu chém gió của chuyên gia Trình Hạo: "Bình luận viên Trịnh Hạo cho rằng tất cả những điều này cho thấy "để đánh thắng một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển, Trung Quốc đã làm tốt chuẩn bị đầy đủ". Hì. Trên biển thì làm điếu gì có "nhân dân" mà "chiến tranh nhân dân". Bởi vậy, cứ việc chém gió vung xích chó, lão đây không đánh thuế cho đến giới hạn mà lão quy định. Tuy nhiên, lão Gàn mà chán đời lên thì sẽ cắt giảm thời gian, chứ không bao giờ tăng cả.
    1 like
  14. Bà Clinton sẽ làm khác Obama ở Biển Đông, Syria (Tin tức 24h) - Chính sách đối ngoại của Washington sẽ có những điều chỉnh lớn so với thời ông Obama, nếu bà Hillary Clinton trở thành Tổng thống Mỹ. Báo Mỹ viết về nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama Nga can thiệp cho Trump làm tổng thống Mỹ: Chẳng rỗi hơi? Tờ Thời báo Tài chính mới đây đã đăng bài viết của nhà bình luận hàng đầu về các vấn đề đối ngoại Gideon Rachman nhận định về những khác biệt trong chính sách đối ngoại của bà Clinton và ông Obama. Nếu bà Hillary Clinton trở thành Tổng thống Mỹ tiếp theo, phóng viên chuyên về Nhà Trắng của tờ New York Times, cho rằng "bà Clinton và ông Obama đã thể hiện quan điểm khác nhau về vai trò của Mỹ trên thế giới; quan điểm của ông Obama là kiềm chế, còn của bà Clinton là không thỏa hiệp". Sự chia rẽ này, như Landler miêu tả, phần lớn là sự bất đồng về việc sử dụng sức mạnh quân sự của Mỹ. Là Tổng thống, ông Obama đã thường xuyên trì hoãn với đề xuất sử dụng sức mạnh quân sự Mỹ. Ngược lại, bà Clinton cho rằng "việc sử dụng sức mạnh quân sự có tính toán là quan trọng để bảo vệ lợi ích quốc gia". Tổng thống Obama và bà Hillary Clinton tại Đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ. Sự khác biệt trong cách tiếp cận này được thể hiện trong suốt những năm ông Obama cầm quyền. Trong năm 2012, bà Clinton, khi đó là Ngoại trưởng Mỹ, ủng hộ việc cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy Syria ôn hòa, trong khi Tổng thống Obama đã hoài nghi kế hoạch này. Vào thời điểm nối tiếng khi ông Obama không thực thi "đường giới hạn đỏ" của mình sau khi Mỹ cáo buộc chính phủ Syria vũ khí hóa học vào năm 2013, bà Clinton đã rời vị trí ngoại trưởng, nhưng bà Clinton ủng hộ các phi vụ ném bom mà ông Obama cuối cùng đã từ chối. Và trong năm 2015, sau khi Nga can thiệp quân sự tại Syria, bà Clinton đã lên tiếng ủng hộ Mỹ thiết lập "vùng cấm bay" - một động thái mà ông Obama cũng đã từ chối chấp thuận. Theo quan điểm của Landler, bà Clinton là một người có quan điểm ủng hộ mạnh mẽ can thiệp quân sự tại Libya vào năm 2011 so với ông Obama. Và bà cũng chủ trương cung cấp vũ khí cho chính phủ Ukraine, để hỗ trợ trong cuộc đối đầu với Nga - một ý tưởng mà ông Obama đã từ chối. Sự liên quan của tất cả điều này là rõ ràng. Một tổng thống Clinton sẽ đánh dấu một sự thay đổi chính sách đối ngoại hiếu chiến và quân sự hóa hơn của Mỹ. Thế nhưng, có một cơ hội mạnh mẽ rằng sự kết thúc kỷ nguyên Obama có thể chứng kiến một chính quyền Hillary Clinton một lần nữa bị cám dỗ bởi kiểu chính sách diều hâu mà ông Obama đã bác bỏ như "sự ngu ngốc”. Trước đó, ông Sean King, Phó chủ tịch hãng tư vấn Park Strategies ở thành phố New York, nhận định: "Nếu Clinton lãnh đạo nước Mỹ, Washington sẽ không phát động cuộc chiến để lấy dầu mỏ, khí đốt, cá hay bất kỳ đảo, bãi đá nào ở Biển Đông. Thay vào đó, Nhà Trắng sẽ tiếp tục thực thi mục tiêu của Obama là duy trì quyền tự do hàng hải ở Biển Đông đối với tàu Mỹ và tiếp tục hợp tác quân sự với các chính phủ Đông Nam Á. Rất có thể chính quyền Clinton sẽ tiến xa hơn nữa bằng cách phản đối Trung Quốc thông qua các tổ chức quốc tế mà hai nước tham gia hoặc hoặc hiệp định mà hai bên cùng ký. Washington không đòi chủ quyền ở Biển Đông, song họ đang trở thành hy vọng lớn đối với những nước coi trọng tự do hàng hải trong tranh chấp kéo dài nửa thế kỷ đối với vùng biển có diện tích 3,5 triệu km2". “Quá trình hoạt động chính trị của Clinton cho thấy bà sẽ phản ứng mạnh hơn so với Obama trong vấn đề Biển Đông. Đương nhiên Mỹ sẽ không gây chiến với Trung Quốc vì các đảo hay bãi đá, song họ sẽ làm tăng những tổn thất của Trung Quốc bằng cách tham gia những định chế quốc tế và vấn đề toàn cầu”, Ben Reilly, Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Các vấn đề quốc tế của Đại học Murdoch tại Australia, bình luận. Về khu vực Trung Đông, chắc chắn nếu Hillary Clinton đắc cử Tổng thống, chắc chắn bà sẽ có những chính sách để Mỹ hoạt động nhiều hơn và can thiệp sâu hơn vào tình hình an ninh ở khu vực này. Ứng cử viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton cũng cam kết nếu đắc cử sẽ theo chính sách đối ngoại cân bằng để tìm kiếm các điểm tiếp cận chung với các đối thủ, kể cả Nga. "Tôi tin tưởng vào sự cứng rắn đối với các đối thủ khôn ngoan của chúng ta, tin tưởng vào việc tìm kiếm các điểm tiếp cận chung, nơi chúng ta có thể kiên quyết khi cần thiết. Đây là sự cân bằng cho phép làm việc với tất cả các nước: tăng áp lực đối với Bắc Triều Tiên, đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông, làm việc với Nga về hiệp ước mới cắt giảm vũ khí tấn công (START), nhằm mục đích giảm thiểu các kho dự trữ hạt nhân. Nhưng đồng thời chúng ta cần đối phó với họ (LB Nga) vì các mối đe dọa của họ cho các đồng minh của chúng ta ở Đông Âu", bà Clinton tuyên bố. Sơn Ca (Tổng hợp) ==================== Ông Trump thuyết phục được số đông quần chúng ở Hoa Kỳ về những cải cách mà ông nhân danh quyền lợi cá nhân của từng gia đình người Mỹ. Nếu nói một cách ngoại giao thì lão Gàn luôn ủng hộ quyết định của người dân Mỹ trong một xã hội dân chủ, khi họ quyết định bầu vị Tổng Thống của mình. Nhưng nói theo ngôn ngữ của làng Vũ Đại thì ông Trump là một chính khách còn tệ hơn giáo sư Xuân Tóc Đỏ, khi đứng trên cái thùng phuy để diễn thuyết và hô hào đám quần chúng nông nổi, hãy tin vào lòng yêu nước của ông ta. Với một tầm nhìn hạn chế tất nhiên sẽ giành được sự ủng hộ của đám đông đang hau háu về quyền lợi cá nhân. Nhưng về lâu dài, những chính sách đối ngoại gần gũi với một kẻ lên đồng, chắc chắn ông Trump sẽ đưa nước Mỹ về cái máng lợn sau thế chiến thứ I. Lão đây hy vọng người dân Mỹ sẽ sáng suốt và đừng bị lóa mắt bởi cái bả lợi danh hão của ông ta về công ăn việc làm và phát triển kinh tế bằng cách ngưng, hoặc giảm viện trợ ở nước ngoài. Đấy không phải giải pháp đúng để phát triển nước Mỹ. Muốn nước Mỹ phát triển, cần phải tăng cường hợp tác toàn cầu, mà nước Mỹ đang có lợi thế. Lão đây ủng hộ bà Clinton làm Tổng Thống Hoa Kỳ. PS: Có một chú em trước đây làm cùng chỗ với lão Gàn ở Việt Nam, hiện ở Hoa Kỳ, nhờ tôi bói một quẻ xem ai sẽ làm Tổng Thống Mỹ. Tôi lên quẻ Hưu Vô Vong. Bèn hỏi lại chú ấy: "Theo Vinhle thì muốn ai làm Tổng Thống?". Chú ấy trả lời ; "Muốn ông Trump!". Tôi nói ngay: "Không được rồi! Đây là một quẻ phủ định. Nên ông Trump không thể làm Tổng Thống Hoa Kỳ". Bà Vanga nói: "Ngài Obama sẽ là Tổng Thống cuối cùng của nước Mỹ". Lời tiên tri này , nếu được hiểu là một nước Mỹ hùng mạnh trở về cái máng lợn sau thế chiến thứ I thì chắc đúng. Nếu ông Trump làm Tổng Thống.
    1 like
  15. Pháp đi tiên phong, hối thúc toàn EU tuần tra biển Đông 11:05 | 02/08/2016 GMT+7 Không chỉ hối thúc các thành viên EU, Pháp là nước đi tiên phong trong nhiệm vụ tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở biển Đông ngay trong năm 2016. Đi tiên phong Trang tin tức Yibada ngày 31/7 dẫn nguồn tin quân sự Pháp cho biết, hải quân nước này muốn dẫn đầu những cuộc tuần tra của các tàu chiến của EU ở biển Đông để bảo vệ quyền tự do hàng hải của vùng biển nhày – nơi vốn đang trong tình trạng căng thẳng hậu phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế hôm 12/7. ‘Không chỉ điều chiến hạm mạnh nhất của mình để tuần tra, Pháp cũng sẽ yêu cầu tất cả quốc gia thành viên EU phối hợp tuần tra hải quân nhằm đảm bảo sự hiện diện thường trực ở biển Đông. Đây là động thái cho thấy nỗ lực quốc tế nhằm đáp trả việc Trung Quốc dựa vào sức mạnh quân sự để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý ở biển Đông’, tờ Yibada dẫn lời bộ trưởng Quốc phòng Pháp Yves Le Drian khẳng định. Chiến hạm tàng hình lớp La Fayette Theo nguồn tin này, hiện Hải quân Pháp có 26 tàu hộ tống được trang bị vũ khí đối không, đối đất và săn tàu ngầm. Và trong chuyến tuần tra biển Đông tới đây, Hải quân Pháp sẽ dùng đến tàu tàng hình thuộc lớp La Fayette. Pháp quan ngại mất tự do hàng hải ở biển Đông sẽ dẫn đến những hệ lụy tương tự ở Bắc Cực và Địa Trung Hải, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian từng phát biểu trong một sự kiện quốc phòng gần đây có sự tham dự của quan chức Trung Quốc: ‘Nếu chúng ta muốn kiềm chế nguy cơ xung đột, chúng ta phải bảo vệ quyền tự do hàng hải’. Trung Quốc công khai đe dọa Không chỉ có Pháp và EU, trước khi Tòa trọng tài quốc tế hôm 12/7 đưa ra phán quyết về tranh chấp biển Đông, Australia đã ủng hộ tự do hàng hải và tiến hành diễn tập trên biển Đông. Đầu tháng 6/2016, Australia đã kết thúc cuộc diễn tập đổ bộ Sea Explorer-2016 với sự tham gia của tàu đổ bộ lớp Canberra cùng nhiều phương tiện hiện đại khác. Cuộc diễn tập Sea Explorer 2016 được tổ chức ngoài khơi bờ biển Bắc Queensland như một phần của quá trình tiếp nhận vào đội ngũ lực lượng Hải quân Australia (RAN), khẳng định sự sẵn sàng thực hiện các chiến dịch đổ bộ. Tàu đổ bộ trực thăng HMAS Adelaide lần đầu tiên được triển khai thực hiện nhiệm vụ với lực lượng kết hợp nhằm tiếp tục tiến trình hội nhập vào nhóm các phương tiện đổ bộ Amphibious Ready Element (ARE). Tàu đổ bộ tham gia cuộc diễn tập này với lực lượng Tiểu đoàn 2 từ căn cứ Townsville, các đơn vị thuộc Trung đoàn Hoàng gia Australia (2RAR), Không quân Hoàng gia Australia (RAAF). Australia diễn tập Diễn tập Sea Explorer 2016 cho thấy tàu đổ bộ trực thăng HMAS Adelaide cung cấp một căn cứ quân sự nổi quan trọng nhằm tiến hành các cuộc đổ bộ bằng máy bay trực thăng và tàu đổ bộ bờ biển (LHD Landing Craft), kiểm trả khả năng sẵn sàng chiến đấu và liên kết phối hợp giữa các lực lượng. Ngoài ra, Sea Explorer 2016 cũng là cơ hội để đánh giá HMAS Adelaide trong việc sử dụng LHD Landing Craft đổ bộ các xe thiết giáp trên biển. Trong tương lai tàu đổ bộ trực thăng HMAS Canberra và HMAS Adelaide là phương tiện đổ bộ then chốt trong lực lượng Đổ bộ đường biển (Amphibious Force) của Australia. Sự lớn mạnh của RAN với cặp tàu đổ bộ trực thăng lớp Canberra đang khiến Trung Quốc đặc biệt quan tâm và lo ngại. Theo báo chí Trung Quốc, Australia được xem là quốc gia sẽ có những sự ảnh hưởng nhất tại khu vực biển Đông, khu vực biển mà Trung Quốc đang thể hiện tham vọng rất lớn của mình. Đặc biệt, tờ báo Global Times (phụ trang của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc) mới đây có bài bình luận gay gắt và buông lời đe dọa sẽ bắn chìm chiến hạm Australia trên biển Đông khi Canberra ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế và diễn tập trên vùng biển này. ‘Trung Quốc phải đáp trả để cho họ (Australia) biết mình đã sai. Sức mạnh của Australia chẳng là nghĩa lý gì so với sự an toàn của Trung Quốc. Nếu Australia cho tàu chiến vào khu vực biển Đông, những con tàu này sẽ là mục tiêu lý tưởng để Trung Quốc cảnh cáo và bắn’, tờ báo viết. Nguồn: Baodatviet.vn ======================= Đông vui nhể! Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn. Láo!
    1 like
  16. Hậu quả thảm khốc nếu chiến tranh Mỹ - Trung nổ ra Thứ tư, 3/8/2016 | 19:00 GMT+7 Một cuộc chiến tranh Mỹ - Trung nếu nổ ra trong tương lai gần có thể xóa sổ nhiều lực lượng của hai nước, làm gia tăng nguy cơ trước các mối đe dọa khác. Trung Quốc phát triển hệ thống phòng thủ đối phó tên lửa Mỹ / Mỹ trấn an Trung Quốc về hệ thống THAAD ở Hàn Quốc Báo cáo công bố mới đây của Viện nghiên cứu RAND đưa ra dự đoán rằng nếu một cuộc chiến nổ ra giữa Mỹ và Trung Quốc, đây sẽ là một cuộc xung đột không có hồi kết bởi không bên nào giành được phần thắng mang tính quyết định, theo National Interest. Tiêm kích cất cánh từ tàu sân bay USS John C. Stennis của hải quân Mỹ. Ảnh: USAF Trong báo cáo có tựa đề "Góc nhìn đa chiều của cuộc chiến tranh Mỹ - Trung" đăng tải hôm 28/7, ba học giả David C. Gompert, Astrid Cevallos và Cristina L.Garafola nhận định rằng nếu vì lý do nào đó, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc không thể hóa giải, cuộc chiến giữa hai cường quốc nhiều khả năng sẽ nổ ra trên biển và trên không, trong khi lĩnh vực chiến tranh mạng, chiến tranh không gian cũng sẽ đóng vai trò quan trọng. Những tiến bộ trong năng lực tác chiến của Bắc Kinh gần đây, đặc biệt là khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2AD), khiến Mỹ không thể kiểm soát hoàn toàn chiến trường, phá hủy các hệ thống phòng thủ của Trung Quốc và giành được chiến thắng mang tính áp đảo và quyết định. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn có thể hứng chịu nhiều thương vong hơn từ những loại vũ khí tấn công uy lực tầm xa của Mỹ, bất chấp năng lực A2AD được cải thiện của quân đội nước này. "Việc các bên tăng cường bố trí lực lượng ở các khu vực xa xôi, cũng như khả năng phát hiện và tấn công đối thủ được cải thiện có thể biến phần lớn Tây Thái Bình Dương thành vùng chiến sự và hậu quả kinh tế của nó sẽ rất thảm khốc. Tuy nhiên khó có khả năng vũ khí hạt nhân sẽ được triển khai bởi cả hai bên đều cân nhắc được mức độ hủy diệt của nó với các lợi ích quốc gia", báo cáo viết. Ngoài ra, báo cáo cũng dự đoán khả năng Mỹ tấn công dồn dập vào lãnh thổ Trung Quốc đại lục cao hơn so với việc Bắc Kinh chủ động tấn công vào nước Mỹ, ngoại trừ các cuộc tấn công mạng. "Có thể Trung Quốc sẽ không tấn công vào lãnh thổ Mỹ, bởi các vũ khí thông thường của họ chưa đạt được khả năng này. Ngược lại, Mỹ sẽ sử dụng vũ khí phi hạt nhân tấn công ồ ạt vào các mục tiêu quân sự ở Trung Quốc", báo cáo nhận định. Chiến tranh Mỹ - Trung có thể phát triển theo nhiều kịch bản, gồm một cuộc chiến đẫm máu trong thời gian ngắn hoặc một cuộc xung đột kéo dài mang tính hủy diệt. Ngoài ra, việc sử dụng các công nghệ hiện đại khiến hai bên đều muốn phát động đòn tấn công phủ đầu trước đối thủ. Khu trục hạm tên lửa của Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật. Ảnh: Xinhua Báo cáo cho rằng các thiết bị cảm biến, vũ khí dẫn đường, kết nối mạng kỹ thuật số và các công nghệ thông tin khác được sử dụng để tấn công lực lượng đối phương đã phát triển đến mức có thể là mối đe dọa cho cả hai bên. Đây là lý do khiến cả hai bên đều muốn ra tay trước nhằm tránh thiệt hại. Tuy nhiên không bên nào có thể giành quyền kiểm soát hoàn toàn bởi cả hai đều có nguồn lực dồi dào để tham chiến trong thời gian dài, ngay cả khi bị tổn thất về quân sự lẫn kinh tế. Hậu quả thảm khốc Theo các học giả, nếu chiến tranh Mỹ - Trung diễn ra trong thời gian ngắn, Mỹ sẽ bị tổn thất nặng nề, nhưng hậu quả mà nó gây ra với Trung Quốc có thể biến thành thảm họa. Nếu các lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc trao quyền cho các tướng quân đội lên kế hoạch tấn công chớp nhoáng đối phương, một cuộc chiến khốc liệt sẽ bùng phát. Lực lượng không quân và tàu chiến mặt nước của hải quân Mỹ sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất, các tàu sân bay bị tên lửa diệt hạm vô hiệu hóa và các căn cứ không quân trong khu vực bị đánh phá. Tuy nhiên, tổn thất của Trung Quốc sẽ nặng hơn nhiều, khi các hạm đội hải quân, không quân cũng như các hệ thống A2AD trên đất liền gần như bị xóa sổ. "Nếu chiến tranh nổ ra vào năm 2025, các hệ thống A2AD cải tiến có thể giúp Trung Quốc hạn chế thiệt hại, nhưng họ vẫn chịu tổn thất nhiều hơn Mỹ. Nếu chiến tranh kéo dài, kết quả của cuộc chiến vẫn còn bỏ ngỏ", báo cáo đánh giá. Trong bất kỳ kịch bản nào, một cuộc chiến Mỹ - Trung sẽ khiến hai bên chịu tổn thất nặng nề về quân sự và kinh tế. Trên thực tế, chiến tranh sẽ phá hủy năng lực quân đội hai nước ở mức độ chưa từng thấy khiến cả hai đều bị các mối đe dọa khác gây hại. Khả năng tấn công và tiêu diệt lẫn nhau khó lường của quân đội Mỹ và Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh thông thường có thể hủy hoại sức chiến đấu của họ trong nhiều tháng, khiến họ sau đó phải chạy đua huy động công nghiệp, công nghệ và nhân lực để bổ sung và tăng cường lực lượng. "Suy cho cùng, Mỹ và Trung Quốc không được lợi gì khi phát động chiến tranh. Chiến tranh Mỹ - Trung không hẳn là không thể tránh được", Graham Allison, giám đốc Trung tâm Khoa học và các Vấn đề Quốc tế Belfer thuộc trường Havard Kenedy, nhấn mạnh. ========================= Ủa! Cái này lão Gàn nói lâu rùi mừ?! Bây giờ mới biết hả! Hay coppi ý tưởng của lão Gàn mà không xin phép rồi chém gió? Khi quý vị biết được điều này thì đã muộn rồi. Thưa quý vị. Lão chỉ nhắc lại là đụng tới Việt Nam thì chắc chắn sẽ thua cuộc thảm bại. Lão cảnh cáo trước rằng: Nếu chiến tranh xảy ra thì không có hiệp định ngưng bắn, mà chỉ có đầu hàng. Hãy chuẩn bị đi!
    1 like
  17. PS: Sức mạnh vũ trụ này sẽ thể hiện như thế nào: Một tảng thiên thạch đủ lớn để cảnh báo, rơi xuống một vùng đất hoang sơ, như Siberia, Sahara...chẳng hạn; Một trận động đất kinh hoàng xấp sỉ 10 đến 11 độ Richte ở Nam cực; hoặc cường độ nhỏ hơn nhưng làm vỡ đập lớn gây lụt lội tàn phá, hoặc phá hủy nhà máy điện hạt nhân để lại hậu quả nghiêm trọng về môi trường....? Lão Gàn thực sự chưa biết điều gì sẽ xảy ra, nhưng nó sẽ phải xảy ra với mục đích thể hiện sức mạnh vũ trụ. Nhưng lão có thể khẳng định rằng: Thiệt hại về vật chất và con người là không đáng kể. Nhưng đây là sự cảnh báo. Thượng Đế có thể sửa chữa lại những điều Ngài cho là sai lầm, khi tạo nên nền văn minh này.
    1 like
  18. Trung Quốc sẽ “ra đòn” ở Biển Đông sau Thượng đỉnh G20? 05/08/2016 05:46 Một học giả cao cấp về chính sách quốc phòng cho rằng tháng 9 tới, thời điểm kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh G20, có thể là thời điểm vô cùng thuận lợi để Trung Quốc đưa ra một phản ứng mạnh mẽ mà ít bị chú ý. Máy bay chiến đấu Shenyang J-31 của Trung Quốc ra mắt cuối năm 2014. Học giả cao cấp về Chính sách Quốc phòng Harry J. Kazianis đã bình luận trên tờ Thời báo châu Á mới đây rằng, dù Trung Quốc gặp bất lợi sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở La Haye (Hà Lan) liên quan đến vụ kiện Biển Đông, nhưng không ai nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ chịu thua một cách quá tệ hại như vậy, và những gì xảy ra tiếp theo mới là vấn đề quan trọng. Chắc chắn là Trung Quốc sẽ phản ứng – và phản ứng một cách dữ dội. Theo ông Kazianis, ít nhất cho đến nay, Bắc Kinh chỉ tăng cường phản ứng bằng những tuyên bố, nhưng tháng 9 tới có thể là thời điểm không thể tốt hơn để Trung Quốc đưa ra một phản ứng mạnh mẽ mà cộng đồng thế giới có lẽ không để ý. Hội nghị G20 + Bầu cử tổng thống Mỹ = Thời điểm rắc rối đối với châu Á Vậy tại sao sự phản ứng của Trung Quốc bị trì hoãn? Hãy nhớ rằng, Bắc Kinh dự kiến sẽ lần đầu tiên đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh G20 từ ngày 4-5/9 tới ở thành phố Hàng Châu. Luôn hướng tới việc nâng cao vị thế như là một siêu cường mới nổi, cũng như đóng vai trò là một quốc gia đối tác cơ bản và không bao giờ là nước khơi mào rắc rối, Bắc Kinh sẽ đi theo một kịch bản thận trọng ở Biển Đông - rất nhiều cuộc tranh luận nảy lửa và gửi đi những thông điệp cứng rắn, nhưng không có các bước leo thang trong thời gian này. Trung Quốc sẽ không muốn bất kỳ sự mạo hiểm nào tại hội nghị lần này - vượt ra ngoài những gì có thể xảy ra trong hội nghị khi nói đến những căng thẳng ở châu Á. Như ông Kazianis nhận định, Bắc Kinh có mọi động cơ để kiềm chế phản ứng mạnh cho đến khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh G20. Pháo cổ đại của Trung Quốc. Ngoài vấn đề trên, thêm nhiều lý do để lập luận rằng Bắc Kinh đang "giấu mình" để chọn thời điểm phản ứng. Không thể có thời điểm nào tốt hơn để khơi mào rắc rối ở Biển Đông trong thời gian mà Mỹ - là quốc gia duy nhất thực sự có thể ngăn cản Bắc Kinh trở thành kẻ gây rối - sẽ bị phân tâm rất nhiều trong vấn đề lựa chọn vị tổng thống tiếp theo của họ. Mỹ cũng như phương tiện truyền thông toàn cầu sẽ tập trung rất nhiều vào cuộc đua giữa hai ứng cử viên tổng thống - ông Donald Trump và bà Hillary Clinton, cho dù đó là những cuộc tranh luận sắp tới giữa hai ứng cử viên hay các vụ bê bối mới nhất hàng ngày của họ. Ngay cả khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) phi pháp ở Biển Đông hoặc bắt đầu công việc cải tạo bãi đá Scarborough, có một cơ hội tốt để Trung Quốc ít bị chú ý nhiều khi mà cả thế giới đang dõi theo từng lời bình luận, bài phát biểu và tranh luận của hai ứng cử viên trong cuộc đua vào Nhà trắng. Vì vậy, đối với Trung Quốc, đó có thể là thời điểm tốt nhất để chớp lấy cơ hội, trong bối cảnh mọi ánh mắt của thế giới chỉ đơn giản là nhìn về một nơi khác. Ngoài ra, chúng ta cũng phải xem xét điều này: Với một sự thay đổi quyền lực sắp diễn ra ở Mỹ và sự không chắc chắn về việc ai sẽ giành chiến thắng, cũng như không chắc chắn về quan điểm của họ sẽ như thế nào đối với châu Á, Bắc Kinh có thể "đặt cược" rằng giờ là lúc để hành động. Trung Quốc cũng có thể cảm nhận rằng họ sẽ không phải chịu sự phản ứng mạnh mẽ từ Mỹ trong bối cảnh chính quyền Obama muốn kết thúc nhiệm kỳ của mình mà không bị lôi kéo vào một cuộc khủng hoảng ở châu Á. Đại biểu Mỹ: Cần cho Donald Trump đi khám thần kinh theo Báo tin tức ========================== Có mấy sự kiện zdà zdấn đề liên quan đến mốc thời gian này. A/ Thời điểm Nga Trung dự kiến tập trân chung ở biển Đông. B/ Đây là thời điểm liên quan gần sát với mốc thời gian lão Gàn hết hạn bảo kê cho "ghòa bình" ở đây. Tức giữa tháng 9 Bính Thân Việt lịch. Sau đó thì lão hổng bít. Nhưng nhân danh cá nhân lão Gàn, Hội trưởng Hội Chém gió làng Vũ Đại, có trụ sở tại cái lò gạch làng Vũ Đại, nổi tiếng trong văn chương Việt Nam, lão quảng cáo rằng: Từ nay đến giữa tháng 9 Việt lịch, lão xác định một sức mạnh vũ trụ sẽ xảy ra, đủ để các siêu cường và toàn bộ tri thức của nền văn minh này phải suy nghĩ khi đụng tới Việt Nam. Lão nhắc lại lời tiên tri của lão vào ngày 30/ 1. 2014 trên diễn đàn tuvilyso.com, như sau: Đọc cho kỹ nha! Không phải ngẫu nhiên lão phát biểu rằng thì là: "Sự kinh hoàng của nó khiến tất cả tri thức của nhân loại cảm thấy nhỏ bé trước cơn thịnh nộ của đất trời". Bởi vì, đây là thời kỳ quan điểm xác định Việt sử 5000 năm văn hiến không được quan tâm. Cho nên, lão mún so sánh sức mạnh vũ trụ có thể tiên tri của Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt với "tất cả tri thức của nhân loại" để hy vọng con người sẽ quan tâm đến cội nguồn Việt sử. Lão không tạo ra, mà chỉ biết trước sự kiện.. Lần này, lão bổ xung lời tiên tri 2016 về sự thể hiện của một sức mạnh vũ trụ khủng khiếp hơn nhiều sẽ xảy ra, trước thời điểm giữa tháng 9 Bính Thân Việt lịch, nhưng không để lại hậu quả nghiêm trọng như trận động đất 2004 tại Indo. Chỉ cần lão xác định không có động đất hủy diệt ở bờ biển phía Tây Hoa Kỳ, khiến dự báo của các nhà khoa học đầu bảng của Hoa Kỳ trong lĩnh vực Địa chất sai, đủ để thấy lão không nói đùa.
    1 like
  19. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản - cứng rắn với Trung Quốc, Triều Tiên ngay sau khi nhậm chức Thứ sáu, 05/08/2016 - 08:51 Dân trí Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, bà Tomomi Inada, đã có những cảnh báo cứng rắn đầu tiên tới Trung Quốc và Triều Tiên ngay trong đợt thị sát quân đội hôm qua 4/8. >> Chân dung tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada (Ảnh: Yahoo) “Trung Quốc đang ngày càng hoạt động mạnh tại các vùng biển và vùng trời xung quanh Nhật Bản và đang tiếp tục cố gắng làm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực”, AFP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Tomomi Inada phát biểu trong đợt thị sát quân đội hôm 4/8. Phát biểu của bà Inada rõ ràng nhắm tới những hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông, AFP nhận định. Nhật Bản và Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông. Trước đó, Nhật Bản đã công bố sách trắng quốc phòng, cảnh báo các hành động hung hăng của Trung Quốc ở những vùng biển tranh chấp có thể gây ra những xung đột ngoài ý muốn. Ngoài Trung Quốc, tân bộ trưởng cũng gửi thông điệp cứng rắn tới một quốc gia châu Á khác là Triều Tiên. “Triều Tiên liên tục có những động thái khiêu khích quân sự như thử hạt nhân và phóng thử một loạt tên lửa đạn đạo”, bà Inada phát biểu trước các binh sĩ sau một nghi lễ. Trước đó, một quả tên lửa của Bình Nhưỡng bất ngờ rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Nhật Bản vào thời điểm bà Inada chuẩn bị nhậm chức bộ trưởng quốc phòng. Bà Inada được đánh giá là có quan điểm “diều hâu” trong giới chính trị gia Nhật Bản. Bà thường xuyên tới thăm ngôi đền chiến tranh Yasukuni, vốn bị Trung Quốc và Hàn Quốc coi là biểu tượng của chủ nghĩa thực dân và quân phiệt Nhật Bản hồi thế kỷ trước. Nữ bộ trưởng 57 tuổi của Nhật Bản cũng mong muốn thay đổi hiến pháp hiện tại của Nhật Bản, trong đó phủ nhận quyền của Tokyo trong việc phát động chiến tranh. Năm 2011, bà từng viết rằng Nhật Bản, quốc gia duy nhất trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của bom nguyên tử, nên cân nhắc việc sở hữu vũ khí hạt nhân. Thành Đạt Theo AFP ================= Bởi vậy, lão cũng nói lâu rồi: Chỉ cần biển Đông xẹt lửa thì thùng thuốc nổ ở Hoa Đông lập tức nổ tung - nhanh đến mức độ phóng viên không kịp đưa tin, dù là đang ở thời đại Internet. Cái này lão cũng nói lâu rồi: "Hoa Kỳ sẵn sàng ủng hộ Nhật Bản có vũ khí hạt nhân, với điều kiện phương tiên mang đầu đạn hạt nhân không vươn tới Guam". Tuy nhiên, nếu Nhật Bản có vũ khí hạt nhân rất bất lợi về chính trị và vấn đề chiến lược phủ đầu hạt nhân trong chiến tranh. Chỉ cần Hoa Kỳ hứa tặng 50 đơn vị vũ khí hạt nhân riêng cho Nhật Bản, nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra với Nhật Bản là được.
    1 like
  20. Nga phản ứng mạnh trước mưu đồ địa chính trị nguy hiểm của TQ Phan Việt Hùng | 23/06/2015 16:21 Các nghị sĩ Đảng Dân chủ tự do Nga đã có thư yêu cầu Thủ tướng can thiệp không cho Trung Quốc thuê 300.000 hecta đất nông nghiệp vùng Zabaikalye (Siberia) trong thời hạn 49 năm. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Theo báo Kommersant, tại Diễn đàn kinh tế tổ chức tại Saint Petersburg mới đây, Chính quyền vùng Zabaikalye đã ký biên bản về việc cho Trung Quốc thuê đất nông nghiệp. Bước đầu, Trung Quốc dự định thuê 115.000 hecta, sau đó sẽ thuê tiếp khoảng 200.000 hecta nữa. Dân Trung Quốc đang làm nông nghiệp ở Nga Cho Trung Quốc thuê đất "rồi sẽ có tỉnh trưởng người Trung Quốc" Thông tin của hãng tin TASS cho hay, công ty đứng ra thuê đất Zabaikalye là Hua Xingbang, một công ty trước đây không hề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. Công ty này hứa hẹn đầu tư 24 tỷ rúp vào các vùng đất được thuê ở Zabaikalye. Trước sự việc này, các đại biểu Đảng Dân chủ tự do Nga (LDPR) trong Duma Quốc gia cảnh báo, đây là một cuộc mạo hiểm địa chính trị vì chỉ sau 20 năm nữa, "rất có thể tỉnh trưởng Zabikalye sẽ là người Trung Quốc". Phó trưởng đoàn nghị sĩ Đảng Dân chủ Tự do Yaroslav Nilov tại Duma Quốc gia Nga cho hay, đề nghị gửi Thủ tướng Medvedev không cho Trung Quốc thuê đất sẽ được đưa ra Duma quốc gia xem xét vào thứ Hai hoặc thứ Ba tuần này. "Chúng tôi sẽ yêu cầu Thủ tướng chỉ đạo, dừng ngay lại việc giao đất Nga cho phía Trung Quốc và các bên sẽ tiếp tục ngồi đàm phán về việc này, vì vẫn chưa tính toán thấu đáo đến các nguy cơ cho an ninh quốc gia, cũng như các hậu quả địa chính trị" - Ông Nilov nói. Theo Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga, đại diện Đảng Dân chủ tự do Igor Lebedev, sự lo lắng này là có cơ sở. Lý do ông đưa ra là bởi các vùng Zabaikalye, Khabarovsk, tỉnh tự trị Do Thái của Nga có chung đường biên giới với Trung Quốc và dân nước này sẽ thoải mái xây dựng trên lãnh thổ Nga nếu thỏa thuận được ký kết. Ông Lebedev cho biết thêm, một trong những điều kiện của thỏa thuận này là các Công ty Trung Quốc chỉ thuê các công dân Trung Quốc làm việc và yêu cầu phía Nga nới lỏng các thủ tục visa, xuất nhập cảnh. Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Igor Lebedev Cho thuê đất, đó là một sai lầm địa chính trị to lớn, có thể dẫn đến viễn cảnh là tới đây, dân Trung Quốc sẽ nhiều hơn dân Nga ở vùng Zabaikalye, còn ngày hôm sau dân Trung Quốc sẽ "thâm nhập" chính quyền và chỉ khoảng 20-30 năm nữa, họ sẽ tuyên bố Zabaikalye là một phần của lãnh thổ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Hệ quả nguy hiểm về địa chính trị Trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Saint Peterburg mới đây, quyền Tỉnh trưởng tỉnh tự trị Do Thái của Nga, ông Aleksandr Levintal cũng đã đưa ra một con số đáng lo ngại. "Có đến 80% đất đai trong tỉnh là do người Trung Quốc kiểm soát, hoặc hợp pháp, hoặc bất hợp pháp. Có đến 80% diện tích được họ gieo trồng đỗ tương, rất có hại cho đất đai". Hãng tin RIA Novosti dẫn tiếp lời của ông Lebedev: "Quan điểm cứng rắn của chúng ta là dù việc phát triển nông nghiệp rất cần thiết, nhưng giải quyết vấn đề địa chính trị như thế là hết sức nguy hiểm". Theo quan điểm của các nghị sĩ Đảng Dân chủ Tự do, các cơ quan như Uỷ ban an ninh Nga, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ phụ trách phát triển Viễn Đông của Nga cần phải vào cuộc để nêu rõ quan điểm của mình trước vụ việc này. Tuần trước, các đại biểu Duma Quốc gia thuộc Đảng Cộng sản Nga đã có thư yêu cầu xem xét tính chất nguy hiểm của việc cho Trung Quốc thuê đất ở vùng Zabailalye, nhưng không hiểu sao không được chấp thuận. Trong một diễn biến khác, hôm nay 23/6, Mặt trận dân tộc toàn Nga (ONF) cũng đã ra thông cáo báo chí, tuyên bố việc cho Trung Quốc thuê đất dài hạn ở Zabaikalye cần phải được đối thoại công khai để lắng nghe ý kiến của các chuyên gia và người dân. Một câu nói của Putin đủ khiến TQ "lo sốt vó" ở Biển Đông Mỹ nhắn NATO: "Đã đến lúc thay đổi chiến thuật với Nga" theo Đại Lộ ======================== Bởi vậy. với quan điểm nhất quán và có tinh hệ thống, lão luôn khuyên chính phủ Nga hãy tỉnh táo trong quan hệ với Tàu, cả trong hiện tại lẫn tương lai. Nước Nga hãy đi song xa với Hoa Kỳ. Khi thế giới hội nhập, để phát triển vùng Siberi không phải là điều khó khăn. Lão đây không dây dưa gì đến chính trị, chính em. Nhưng khi tham gia topic này với những hiểu biết bao trùm của Lý học - trong đó có chính trị - lão thấy những chính khứa quốc tế nhiều vị cũng...ngu bỏ mựa.
    1 like
  21. LÝ HỌC VIỆT VÀ NGUỒN GỐC THÁNG CÔ HỒN Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp theo Thưa quý vị và anh chị em quan tâm Trong cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" người viết đã chứng minh rằng: Âm Dương là một cặp phạm trù minh triết, mô tả tất cả các trạng thái tồn tại có tính phân biệt với những nguyên lý của nó, trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt. Bởi vậy, khái niệm "Âm" không hàm nghĩa xấu. Nó chỉ mô tả một dạng tồn tại so với "Dương". Do đó, khái niệm "Âm khí" trong tập hợp - mà Lý học quen gọi là - do "Thiên Can Quý thủy" quản, không mang hàm nghĩa xấu. Nhưng "Âm Khí" trong tháng Bảy mô tả một trạng thái tồn tại mà Lý học gọi là "Khí" đặc thù của tháng này, được hình thành từ những tương tác của vũ trụ với Địa cầu. Nhưng để dễ hiểu và lưu truyền trong dân gian, nó được hình tượng bằng ma quỷ từ cửa Địa Ngục là "Quỷ Môn" lên trái Đất, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Trong văn minh Đông phương, không phải duy nhất dùng hình tượng ma quỷ, để mô tả Âm Khí. Trong văn hóa truyền thống Việt, cũng nói tới "ma xó" tồn tại ở những góc nhà và quấy phá những con người trong ngôi gia. Nhưng thực chất, đó là do Âm Khí tụ lâu ngày ở các góc nhà, gầm cầu thang.... và nó đã được mô tả trong Phong thủy Lạc Việt với các biện pháp khắc phục. Trên cơ sở nhận thức này, từ Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - thì những điều kiêng cữ chỉ cần sao cho có sự cân bằng Âm Dương trong tháng Âm khí Thổ vượng quen gọi là "Tháng Cô Hồn" này. - Kiêng mặc áo đen (Chứ không phải áo trắng, như điều kiêng cữ trong bài báo trên) - Bởi vì, màu đen là thuần Âm và cũng là cực Âm. Nên khi mặc áo đen vào thời điểm âm khí vượng, sẽ dễ hấp thụ Âm khí nhiều hơn và dễ phát sinh bệnh tật, hoặc có những quyết định thiếu sáng suốt. Đặc biệt kiêng cữ với phụ nữ. Vì khí chất của họ đã thuộc Âm tính. Trong Địa Lý Lạc Việt cũng rất kỵ màu đen. Nên mặc những áo màu sáng. - Cần dùng thảo dược xông nhà, nhất là những nhà có cấu trúc ít ánh sáng. Cần thông thoáng trong nhà cửa, để không khí và ánh sáng chiếu vào nhà nhiều hơn trong "Tháng Cô hồn", nhằm trung hòa Âm khí. Nếu không có điều kiện xông nhà thì nên đốt thảo dược, như: trầm, lá sả....Hoặc dùng đèn xông hương. Đèn xông hương tinh dầu thảo dược, có tác dụng trung hòa Âm khí. - Trường hợp nhà thiếu sáng, nên tăng cường ánh sáng điện, cũng với mục đích trung hòa Âm khí. Đèn trang trí trên tường, tăng cường ánh sáng (Thuộc Dương) trung hòa Âm khí. - Không động thổ cất nhà, hoặc nhập trạch trong tháng này. Vì tính chất của Âm khí Thổ vượng, nên động thổ, hoặc nhập trạch vào tháng "Cô hồn" này, dễ bị cách "Dương xâm phạm vào Âm", bất lợi cho gia chủ về sức khỏe, tài lộc. Nhưng với những ngôi gia đang xây dựng từ trước, vẫn tiếp tục xây cất bình thường, không có vấn đề gì. Với những ngôi gia xây cất xong trong tháng Bẩy, cần xông nhà trước khi nhập trạch để trung hòa Âm khí. - Tránh tổ chức đám cưới trong tháng này - cho dù có những tuổi người nữ (Mão/ Dậu) được Đại lợi, nếu cưới vào tháng Bảy - cũng nên chọn tháng Đại lợi khác (Trong một năm có hai tháng Đại lợi cho người nữ xuất giá). - Việc đốt vàng mã, gọi là "cúng cô hồn" thực chất là trung hòa Âm khí bằng lửa. Bởi vậy, không có vấn đề gì khi đốt vàng mã vào tháng này. Nhưng nên kiêng đốt bừa bãi vì dễ....gây hỏa hoạn. Cần phải có đồ đốt vàng mã cho mỗi ngôi gia, như thùng tôn, lò đốt vàng....hoặc ở đền chùa cần đốt vào đúng nơi quy định. - Các góc nhà nếu không kê các vật dụng khác, cần đặt bình tròn, để tránh Âm khí tụ Bình tròn đặt ở góc nhà tránh Âm khí tụ. - Gầm cầu thang do kiến trúc đặc thù, nên Âm khí tụ ở đây. Sự tác động của Âm khí tụ dưới gầm cầu thang, thường gây cảm giác rờn rợn cho các thành viên trong gia đình đi qua vào ban đêm. Vào tháng Bẩy, Âm khí cực vương, nên những nơi như gầm cầu thang tương tác của Âm khí nơi đây sẽ rất mạnh. Nếu có điều kiện thì các bạn có thể xây một bể cá dưới gầm cầu thang với nước chu chuyển (Gầm cầu thang không lùi quá về nửa phía sau nhà, mới xây bể cá được). Trong trường hợp không xây bể cá được thì các bạn có thể dùng: phong thủy luân có đèn đặt tại đây, hoặc để một bình vôi. Đơn giản nhất là bạn mua một hũ gốm/ sứ có nắp, rang khoảng 1kg muối hột, cho vào túi vải đỏ, đặt vào hũ muối, để dưới gầm cầu thang. Vôi và muối là những chất Dương khí rất mạnh, thường dùng để trung hòa Âm khí. Bể cá dưới gầm cầu thang, trung hòa Âm khí, kích tài và trợ lực cho trí tuệ. Quý vị và anh chị em thân mến. Ngoài những điều cần lưu ý ở trên - từ những nguyên nhân được giải thích dưới góc độ Lý học Việt - thì mọi việc trong cuộc sống của chúng ta vẫn cứ tiến hành bình thường. Từ góc nhìn Lý học thì thời tiết tháng Bảy cũng là một trong những quy luật khách quan của tự nhiên. Nó cũng như trời mưa, trời nắng vậy thôi. Chúng ta thấy mưa, nắng thì dùng ô/ dù che chắn, sẽ không sao cả. Và mọi sinh hoạt vẫn bình thường, không có gì phải lo lắng. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. ===================== PS: Định nghĩa về "Khí" xin xem trong topic Hội thảo Phong thủy là một ngành khoa học. Bài về khí của Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
    1 like
  22. LÝ HỌC VIỆT VÀ NGUỒN GỐC THÁNG CÔ HỒN Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp theo Trong bài trên, người viết đã trình bày với quý vị và anh chị em rằng: Trên cơ sở này, chúng ta cùng quán xét những điều kiêng cữ được mô tả ngay trong bài báo , mà người viết đã giới thiệu ở trên. Nếu tiếng chuông gió thu hút sự chú ý của ma quý, thì ti vi, dàn âm thanh....còn gây chú ý lớn hơn. Híc! Người yếu bóng vía, là người Dương khí - (các trạng thái tâm lý, tinh thần...) - suy. Nên dễ bị Âm khí của tháng 7 chi phối. Bởi vậy, chỉ không nên đi khuya ở những nơi vắng vẻ và có Âm khí vượng như: nhà hoang, bãi tha ma thôi. Đi vào những nơi như vậy, cần có đèn pin, đuốc là Dương khí để hạn chế tương tác xấu của Âm khí. Những nơi Dương khí vượng, như nơi vui chơi giải trí đông người, phố đông người qua lại, cơ sở sản xuất...vẫn đi được. Nếu cứ theo điều kiêng này thì công nhân đi làm ca đêm phải nghỉ chăng? Đây là quan niệm phổ biến ở bên Tàu. Nó nhằm mô tả một trạng thái khác, không liên quan đến "Tháng Cô hồn". Văn hóa dân gian Việt không có điều này. Nếu "một sợi lông quan ba con quỷ" thì chắc người nào cũng đầy quỷ bám trên người. Và những người lông chân, lông tay...ít, chắc bị ma nhập hết cả. Tuy nhiên, vì tháng Âm Khí vượng, lỗ chân lông là một trong những nơi hấp thụ khí. Bởi vậy, không nên ăn mặc hở hang trong tháng này thôi. Đốt vàng mã, thực chất là dùng lửa để xua đuổi Âm khí. Bởi vậy trong tháng cô hồn, người ta thường đốt vàng mã cúng cô hồn là vậy. Tất nhiên phải đốt vàng mã đúng chỗ, và có phương pháp, như: cho vào thùng tôn, hoặc những nơi quy định đốt vàng mã trong đền chùa....Không đốt tùy tiện với bất cứ địa điểm nào, để....chống hỏa hoạn thôi. Cái này thì nên để khuyên tụi trẻ con. Người lớn câu này thừa. Đồ cúng không ai ăn trước cả. Và không cứ tháng cô hồn. Điều này thì tháng nào cũng nên kiêng, không cứ gì tháng cô hồn. Riêng tháng cô hồn cần đặc biệt kiêng cữ. Nhưng điều này chỉ đúng với việc phơi quần áo ngoài trời. Híc! Chưa bít con ma thuộc dân tộc nào? Nếu gọi tên bằng tiếng Anh, con ma dốt ngoại ngữ chắc chẳng biết đằng nào mà bắt. Nguy hiểm quá! Thế này thì nên đề nghị Liên Hiệp Quốc cấm tất cả các cuộc thi bơi lội trên Địa cầu vào tháng này. Cái này thì tháng nào cũng nên kiêng. Điều này thì chắc những ai thích chặt cây, trồng lại sẽ rất hoan nghênh. Họ sẽ trhay tất cả những cây đa bằng cây mỡ. Chưa hết! Thạch Sanh ngày xưa chắc bị "ma nhập" lâu rùi. Vì anh ấy ở dưới gốc cây đa. Hì. Chắc chỉ trong tháng cô hồn mới không được thức khuya. Còn các tháng khác thì được thức thoải mái chăng? Vậy ngoài tháng Cô hồn ra, các tháng khác được chui vào xó tối chơi chăng? Còn các tháng khác thì lượm thoái mái chăng? Chỉ trong tháng Bảy này thôi hay sao? Người nằm chềnh ềnh ra đấy, ma không nhìn thấy sao, mà phải căn cứ vào mũi giày, dép? Cái này thì tháng nào cũng kiêng, không cứ tháng Bảy. Điều kiêng cữ này, ý muốn nói nên ..đi khách sạn ngủ hai mình đây. Hì. Vậy ai muốn chứng minh có ma, nên tranh thủ chụp ảnh vào tháng cô hồn. Chắc sẽ thấy đầy ma để chứng minh có "cơ sở khoa học" về ma. Hì. Hì. Vậy ai mà tỏ tình trong tháng này, mà người yêu nó bắt thề, nếu kiêng mà không thề thì nó xù đấy! Đợi đến tháng Tám mới tỏ tình thì nhỡ nó yêu người khác mất?! Mưa mà không núp dưới gốc cây thì núp ở đâu? Nếu chung quanh không có chỗ núp nào khác? Chỉ không nên núp dưới gốc cây to , mọc riêng lẻ trong mưa to, đề phòng sét đánh thôi.Tất nhiên cũng không phải chỉ trong tháng Bẩy. Cái này thì cũng còn tùy. Cá nhân tôi không thích những hình quỷ quái ghê sợ, ở bất cứ tháng nào. Với các bà xã trên khắp thế gian này thì đây phải là điều kiêng cữ trong năm. Cái này thì nên kiêng vì cảnh sát giao thông sẽ bắt trong bất cứ tháng nào. Hả?! Vậy các cửa hàng bán thịt, gà lợn, trâu bò....họ chặt thái suốt ngày, nếu không cho mài dao thì họ lấy tay xé à? Ngày xưa các cụ không có Honda, chắc tác giả ý muốn nói là xe ngựa. Không động thổ, nhập trạch thì OK. Nhưng cần giải thích rõ vì sao. Wow! Các cụ ngày xưa đâu có khái niệm xe hơi, xe Honda đâu nhỉ? Chắc tác giả mún nói xe ngựa, hoặc xe cút kít. Ý muốn nói là trong tháng Bẩy phải xem ngày cho kỹ. Còn các tháng khác thì cứ làm vung lên sao? Ui! Thế thì tháng này kinh tế thế giới bị đình trệ vì các hợp đồng phải để tháng sau mất. Để tháng sau chặt? Thảo nào! Vừa rồi Hanoi chặt cho cả đống cây từ mấy tháng trước. Hì. Ủa! Vậy áo đen may thoải mái sao? Cái này thì Ok. Để đỡ tốn tiền. Và vì vậy thì tháng nào cũng nên kiêng. Bệnh viện thì lúc nào đèn đóm chẳng sáng choang. Tất nhiên trừ lúc mất điện. Đâu cứ cô hồn, các đẳng mới "tham , sân si". Con người còn tham sân si hơn. Vậy nên ăn chay luôn cả cái thế giới này cho nó gọn. Quý vị và anh chị em thân mến. Qua những phân tích trên với những vấn đề đặt ra cho từng điều kiêng cữ, cho thấy những điều kiêng cữ đó hầu hết rất ư là ...ngớ ngẩn và không có "cơ sở Lý học". Đây là hậu quả của một nền văn minh bị sụp đổ ở miền nam sông Dương tử từ hơn 2000 năm trước, khiến nó sai lệch và bị thất truyền. Bởi vậy, từ cơ sở Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - quán xét bản chất của thực tế môi trường với Âm khí vượng trong tháng Bảy thì mối quan hệ tương tác này liên quan như thế nào đối với con người? Còn tiếp
    1 like
  23. 2 bạn nên cưới trong năm nay, từ năm 2013 đến 2015 tuổi Mão bị Tam Tai, kỵ cưới hỏi, xây nhà cửa. Có 2 tháng tốt trong năm nay cho nữ tuổi Mão là tháng 6 và tháng 12, bạn chọn tháng trước rồi chọn ngày sau nhé. Sinh con Ất Mùi 2015, con út Mậu Tuất 2018 hoặc Kỷ Hợi 2019 đều tốt. Thân mến
    1 like