• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 14/08/2016 in Bài viết

  1. Trung Quốc liên tiếp tung 6 “cú đấm” chống Mỹ-Nhật ở Biển Đông, Hoa Đông Trung Dung Chủ Nhật, ngày 14/8/2016 - 09:18 VietTimes -- Những "cú đấm" này bao gồm "tấn công" đảo Senkaku, "tuần tra chiến đấu" phi pháp ở Biển Đông, kéo Nga vào tập trận ở Biển Đông, xây dựng phi pháp nhà chứa máy bay, "vạch giới hạn đỏ" với Mỹ... Từ ngày 19 - 21/7/2016, một sư đoàn không quân Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông. Ảnh: Tân Hoa xã/Chinanews, Trung Quốc. Tờ Đa Chiều của người Hoa tại Mỹ ngày 11/8 cho rằng sau phán quyết của Tòa trọng tài ở The Hague về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, gần đây khi gặp gỡ nhau ở Lào, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nói với người đồng cấp Trung Quốc với thái độ "mềm" hơn và khuyến khích tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tiến hành trao đổi làm dịu quan hệ với phía Trung Quốc. Mặc dù ông John Kerry nói như vậy, nhưng Trung Quốc và Mỹ chỉ tạm thời làm dịu quan hệ. Điều này có thể nhận ra từ việc Mỹ muốn tiếp tục bảo vệ tự do đi lại và Trung Quốc tiếp tục tiến hành quân sự hóa (phi pháp) ở Biển Đông. Bài báo cho rằng sau khi Trung Quốc và Mỹ tạm thời "đình chiến" ở Biển Đông, Trung Quốc đã tận dụng cơ hội liên tiếp tung ra 6 "cú đấm", tiến hành "phản công". Đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở vùng biển đảo Senkaku. Ảnh: Trang tin Bộ Ngoại giao Nhật Bản/Đa Chiều Cú đấm thứ nhất: Senkaku Sau khi quan hệ Trung-Mỹ tạm thời dịu lại ở Biển Đông, Trung Quốc tận dụng thời cơ "tung cú đấm" vào Nhật Bản - nước liên tục và tích cực can dự vào vấn đề Biển Đông. Tối ngày 5/8, Trung Quốc bắt đầu điều 6 tàu cảnh sát biển đến đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư); sáng sớm ngày 6/8 đã tăng lên tới 9 tàu cảnh sát biển. Sau đó Nhật Bản đã 3 ngày 6 lần lên tiếng mạnh mẽ phê phán Trung Quốc. Mỗi lần Nhật Bản lên án thì Trung Quốc lại tăng thêm 1 tàu cảnh sát biển xâm nhập vùng biển đảo Senkaku, 6 lần phản đối thì Trung Quốc đã tăng 6 tàu cảnh sát biển, cuối cùng có 15 tàu cảnh sát biển xâm nhập vùng biển đảo Senkaku. Ngoài 15 tàu cảnh sát biển, Trung Quốc còn điều gần 400 tàu cá đến lân cận vùng biển đảo Senkaku sẵn sàng đợi lệnh. Một khi có nhu cầu thì vài nghìn "lính ngư dân" này sẽ nhanh chóng ào ạt xông tới đảo Senkaku. Đa Chiều cho rằng đối với việc Trung Quốc "ra tay", Nhật Bản "trở tay không kịp", tỏ ra lúng túng. Nhật Bản lên tiếng phản đối không có hiệu quả, Trung Quốc càng cố tình gây sức ép. Sau đó, Nhật Bản đã dừng phản đối, chuyển sang nghiên cứu đối sách. Nhìn vào sự ứng phó của Nhật Bản, hầu như Nhật Bản không có nhiều đối sách. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã phải dựa vào Mỹ, tuyên bố muốn cùng Mỹ triển khai hành động. Do đó, tờ Đa Chiều cho rằng Nhật Bản chỉ là "mèo giấy".Trung Quốc "tấn công" Senkaku lần này thực chất là nhằm vào Mỹ. Trung Quốc gây sức ép với Nhật Bản chính là để gây sức ép với Mỹ. Trước đây, Mỹ lôi kéo Nhật Bản gây sức ép với Trung Quốc ở Biển Đông, hiện nay Trung Quốc "tấn công" đảo Senkaku chính là đang gây sức ép với Mỹ - Đa Chiều bình luận. Nhiều máy bay chủ lực Không quân Trung Quốc tiến hành "tuần tra chiến đấu" phi pháp ở Biển Đông. Ảnh: Đa Chiều. Cú đấm thứ hai: Tuần tra phi pháp trên bầu trời Biển Đông Tờ Đa Chiều cho rằng "cú đấm" thứ hai của Trung Quốc rất "quyết đoán". Trong thời gian ngắn, Trung Quốc đã liên tiếp tiến hành 2 lần tuần tra bất hợp pháp ở vùng trời quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) và bãi cạn Scarborough (chiếm từ tay Philippines vào năm 2012) bằng các loại máy bay chủ lực của không quân Trung Quốc như máy bay ném bom H-6K, máy bay chiến đấu Su-30. Trong thời gian đó còn tiến hành tiếp dầu trên không cho Su-30. Như vậy, Trung Quốc vừa tiến hành "tuần tra chiến đấu", vừa tiến hành tập trận chiến đấu thực tế, cho thấy quân đội Trung Quốc có thể triển khai "chiến đấu" bất cứ lúc nào. Điều này thể hiện Trung Quốc quyết tâm kiểm soát bằng được vùng biển, vùng trời theo yêu sách "đường chín đoạn" vô lý, phi pháp ở Biển Đông. Trung Quốc đã ngang nhiên tạo cơ chế tuần tra chiến đấu như vậy, cộng với Trung Quốc đã xây dựng bất hợp pháp căn cứ quân sự ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, như vậy Bắc Kinh muốn có khả năng "kiểm soát" bầu trời Biển Đông. Nước khác không còn có khả năng tự do "diễu võ dương oai" ở Biển Đông - Đa Chiều bình luận, tuyên truyền theo ý đồ của Bắc Kinh về việc Trung Quốc đã có khả năng hạn chế tự do hàng không ở Biển Đông. Đa Chiều cho rằng, các nước khác sẽ không thể ứng phó, Mỹ cũng sẽ từng bước ở vào "thế bất lợi". Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận chung "Liên hợp trên biển-2013" với Nga (Ảnh tư liệu) Cú đấm thứ ba: Kéo Nga vào tập trận ở Biển Đông Đa Chiều cho rằng cuộc tập trận "Liên hợp trên biển-2016" giữa Trung Quốc và Nga là một cuộc diễn tập "thường lệ". Năm 2015, Nga là bên tiếp đón, cuộc tập trận cũng tiến hành ở vùng biển "của Nga". Năm nay Trung Quốc là bên tiếp đón, cuộc tập trận cũng tổ chức ở cái mà Bắc Kinh luôn nhận xằng, nhận bậy là "vùng biển của Trung Quốc", do Trung Quốc "chỉ định". Thời gian và địa điểm tập trận trong năm nay sẽ chủ yếu do Trung Quốc quyết định. Vì vậy, Trung Quốc đã lựa chọn tổ chức tập trận chung với Nga ở Biển Đông vào tháng 9/2016. Cuộc tập trận này có quy mô rất lớn, Trung Quốc sẽ điều rất nhiều tàu chiến và máy bay chiến đấu. Sở dĩ Trung Quốc lựa chọn tổ chức tập trận ở Biển Đông với Nga là do trong năm qua Mỹ và đồng minh mạnh mẽ can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Trung Quốc kéo Nga vào Biển Đông là để đối phó với sức ép của các nước như Mỹ và Nhật Bản, từ đó cố kéo một chút "cân bằng chiến lược" ở Biển Đông - Đa Chiều bình luận. Hình ảnh vệ tinh đá Vành Khăn do cơ quan nghiên cứu Mỹ công bố. Ảnh: Reuters/Đa Chiều. Cú đấm thứ tư: Tăng cường khả năng áp đặt yêu sách phi pháp ở Biển Đông Tờ Thời báo New York Mỹ ngày 8/8 dẫn hình ảnh vệ tinh mới nhất chụp vào tháng 7/2016 của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) cho thấy Trung Quốc đã xây dựng các nhà chứa máy bay ở đá Chữ Thập, đá Xu Bi và đá Vành Khăn - 3 đá ngầm này thuộc chủ quyền của Việt Nam, hiện bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng bất hợp pháp. CSIS còn phỏng đoán, Trung Quốc có thể sẽ thúc đẩy quân sự hóa phi pháp ở Biển Đông, bởi vì những nhà chứa máy bay này đều đã đạt tiêu chuẩn quân dụng, có thể triển khai bất cứ loại máy bay quân sự nào. Bài báo cho rằng nếu tàu sân bay Mỹ không đến Biển Đông và các nước khác không "khiêu khích" thì Trung Quốc có thể sẽ không triển khai máy bay chiến đấu. Nhưng nếu Mỹ và các nước khác tiếp tục "khiêu khích" theo cáo buộc của Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ triển khai bất hợp pháp máy bay chiến đấu để tiến hành cái gọi là "bảo vệ quyền lợi quốc gia". Đa Chiều cho rằng, như vậy Trung Quốc "hoàn toàn không dừng hoạt động thực tế ở Biển Đông, mà là tiếp tục thúc đẩy vững chắc". Trên cơ sở đó, Trung Quốc đã có thể triển khai thường xuyên bất hợp pháp máy bay quân sự, đồng thời khi cần thiết có thể tiến hành triển khai lâm thời và tăng cường hoạt động bất hợp pháp để đối phó các nước. Sáng ngày 10/8/2016, vệ tinh Cao Phân-3 Trung Quốc được phóng thành công từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã. Cú đấm thứ 5: Phóng vệ tinh Cao Phân-3 theo dõi Biển Đông Sáng ngày 10/8, Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên Trung Quốc đã sử dụng tên lửa đẩy Trường Chinh-4 phóng thành công vệ tinh Cao Phân-3. Tỷ lệ phân giải của vệ tinh Cao Phân-3 là từ 1 m đến 500 m, độ rộng là từ 10 km đến 650 km. Từ độ cao hơn 700 km so với mặt đất, vệ tinh này có thể nhìn thấy từng căn nhà của Cố Cung (Bắc Kinh, Trung Quốc), cũng có thể quan sát rõ diện mạo toàn bộ một tỉnh bất kỳ nào của Trung Quốc, việc quan sát các tàu trên biển cũng không có vấn đề. Đa Chiều coi đây là một "thiên nhãn" (mắt trời) mới của Trung Quốc. Cú đấm thứ sáu: Vạch "giới hạn đỏ" với Mỹ Ngày 9/8, khi đang thăm Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ trả lời phỏng vấn báo chí cho biết cuộc tập trận trên biển của Trung Quốc và Nga sắp tới "không có tính xây dựng" đối với tăng cường ổn định khu vực. Đáp lại, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên truyền rằng Trung Quốc và Nga tập trận có lợi cho tăng cường khả năng "cùng ứng phó với mối đe dọa an ninh trên biển", đồng thời lên tiếng phê phán việc Mỹ gia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông, triển khai các hành động thực thi tự do hàng hải, coi việc này đã gây "khiêu khích chính trị và quân sự" đối với Trung Quốc, rất dễ gây ra sự kiện bất ngờ, phá hoại hòa bình và ổn định khu vực". Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ. Ảnh: Tân Hoa xã/báo Phượng Hoàng. Trung Quốc tuyên bố các hành động của Mỹ là "khiêu khích chính trị và quân sự" đối với Trung Quốc cho thấy Trung Quốc "đã vạch ra giới hạn đỏ" cho Mỹ, muốn cho Mỹ biết rằng các hành vi của quân đội Mỹ đang giẫm lên "giới hạn đỏ" của Trung Quốc và rất dễ gây ra "xung đột bất ngờ". Đa Chiều cho rằng, giới hạn đỏ này gần xảy ra sau khi Tòa trọng tài ở The Hague đưa ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc vào ngày 12/7. Trước ngày 12/7, có 2 tàu sân bay Hải quân Mỹ tiến hành đi lại thị uy ở Biển Đông, muốn ép Trung Quốc chấp nhận phán quyết của Tòa trọng tài và cho biết sau khi có kết quả phán quyết có thể sẽ đi vào vùng biển 12 hải lý các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông. Kết quả, để chống lại các hành động của Mỹ, Trung Quốc đã cử tới 4 Thượng tướng, 3 hạm đội lớn với vài chục tàu chiến và vài chục máy bay chiến đấu đến tập trận quy mô lớn và bất hợp pháp ở Biển Đông. Cuộc tập trận bất hợp pháp này diễn ra ở vùng biển phía đông đảo Hải Nam và vùng biển quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Cuộc tập trận này diễn ra từ ngày 5/7 và kết thúc vào ngày 11/7, trước khi Tòa trọng tài đưa ra phán quyết. Khi đó, các tàu chiến Trung Quốc sẵn sàng đợi lệnh để đối phó tàu sân bay Mỹ. Tháng 7/2016, ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật bất hợp pháp ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Sina Trung Quốc. Đa Chiều cho rằng với 6 "cú đấm" này, Trung Quốc đã bắt đầu có dấu hiệu chuyển từ "thủ" sang "công", nhất là thể hiện khả năng muốn "kiểm soát" ở Biển Đông và "tấn công mạnh mẽ" ở vùng biển đảo Senkaku trên biển Hoa Đông. Những hành động này đều là chủ động gây sức ép với Mỹ và Nhật Bản, chứ không phải là "bị động ứng phó" như trước đây. Trung Quốc chủ động tấn công có nghĩa là Trung Quốc có nhiều thủ đoạn đối phó hơn với Mỹ và Nhật Bản. Có được như vậy là do sức mạnh quốc gia tổng hợp của Trung Quốc đã tăng - Đa Chiều kết luận. ============================== Lão tặng thêm cho Trung Quốc bốn cú đấm nữa cho đủ một chục. Kết quả thế nào xem hồi sau sẽ rõ. Hì.
    1 like
  2. Bài diễn thuyết "vạch trần góc tối của quân đội Trung Quốc" gây bão Hải Võ | 12/08/2016 07:07 Truyền thông Hoa ngữ sôi sục vì bài phát biểu của Thượng tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học quốc phòng Trung Quốc, vạch ra những góc tối chấn động trong quân đội nước này. Bài diễn thuyết chấn động "vạch tội" TQ: Lưu Á Châu là ai? LTS: Tướng Lưu Á Châu nổi tiếng với nhiều bài diễn thuyết có sức lan tỏa, trong đó có bài nói gây chấn động cả Trung Quốc năm 2010. Bài phát biểu của ông Lưu ngày 6/7/2016 tại buổi tọa đàm lý luận của Đại học quốc phòng Trung Quốc đã vạch ra hàng loạt "góc tối" tha hóa, biến chất và tham nhũng đáng sợ đã lây lan khắp quân đội Trung Quốc trong hơn 1 thập kỷ qua, một lần nữa khiến lực lượng này "chấn động". Dưới đây, chúng tôi xin trích đăng bài phát biểu trên. *** Trước đây tôi từng nói: Tư tưởng không nhìn thấy, không chạm vào được, nhưng tư tưởng là cơ quan "gợi cảm" nhất. Chỉ có tư tưởng mới tạo thành vết thương, cũng chỉ có ở vết thương mới sinh ra tư tưởng. Người có tư tưởng, trong thời đại này hay bất kỳ thời đại nào, đều là thiểu số. Chúng ta thiếu tư tưởng tươi mới. Bà [cố Thủ tướng Anh Magaret] Thatcher từng nói: "Bạn không cần lo ngại về Trung Quốc, bởi Trung Quốc chỉ có thể xuất khẩu đồ chơi, máy tính và ti vi, chứ không thể xuất khẩu tư tưởng." Câu nói này rất đúng. Làm về học vấn, không phải chỉ nghĩ đến làm quan. Cổ nhân có nói: Đã làm quan thì phải được phong Hầu, phải làm đến Phong cương đại lệ (chức quan thời phong kiến cổ đại ở Trung Quốc, tức người đứng đầu chính quyền một tỉnh-PV). Còn như làm huyện trưởng hay châu trưởng cũng chỉ là phí công vô ích. Các giáo viên và nhà nghiên cứu của chúng ta có hay không những tình trạng này: Trước cường quyền thì nói yếu ớt, trước lãnh đạo thì nịnh hót, trước quần chúng thì phóng đại, trước bạn bè thì nói lời phù phiếm, trước mặt vợ thì nói lời giả dối, cuối cùng trước "Tử thần" mới nói thật. Chủ tịch Tập [Cận Bình] từng nói về "nhiệt huyết", đề cập đến vấn đề "nhiệt huyết" trong Quân giải phóng nhân dân [Trung Quốc]... Quân đội của chúng ta, nhân dân chúng ta, dân tộc chúng ta, Đại học quốc phòng của chúng ta, các giáo viên của Đại học quốc phòng, thiếu nhất chính là "máu nóng". [...] Trong vụ thảm sát tại ga tàu hỏa Côn Minh năm ngoái, những phần tử Duy Ngô Nhĩ gây bạo loạn, về sau tôi tới Vân Nam mới xem được băng ghi hình đoạn đó. Hàng bao nhiêu người hoảng hốt và sợ hãi. Một chủ cửa hàng kéo (cửa cuốn) xuống, bên trong có đến hơn 200 người đàn ông ẩn nấp. Ông chủ đó sau này còn khoe khoang sự tích anh hùng của mình. Sau sự kiện Côn Minh, trên mạng giới thiệu nhiều nhất cái gì? Chính là kỹ năng sinh tồn. Chạy! Và trốn! Những người trẻ tuổi, các anh đều phải có cốt khí, cần phải có "khung xương". "Xương" đặc biệt quan trọng đối với người làm về học vấn. Thứ khung xương mà ai ai cũng có, chính là cơ thể. Khung xương mà chưa chắc người nào cũng có, là linh hồn. Nếu không có bộ khung linh hồn mà chỉ còn lại xác thịt, thì đó là bộ xương rẻ tiền, là xương động vật. Cơ thể có thể quỳ xuống, nhưng linh hồn không được quỳ, đặc biệt là linh hồn của trí thức thì tuyệt đối không được phép quỳ. Trung Quốc tự cổ, thời Xuân Thu còn khá, từ sau đời Hán thì "đầu gối mềm như bông, da mặt dày như sắt". Phàm những kẻ đầu gối mềm như bông thì chắc chắn da mặt dày như sắt thép. Thứ gì cũng có thể vứt bỏ thì da mặt không dày sao được? Có những thứ gì là bầy đàn? Chính là tất cả những gì không có sức mạnh. Dê cừu đi thành đàn. Hổ và sư tử lúc nào cũng độc lập. Tôi hy vọng các anh trở thành hổ và sư tử trong giới học thuật, đừng trở thành cừu. (Xử lý ảnh: Mạnh Quân) Trong quân đội [Trung Quốc] ai là người không có "bộ xương"? Chính là Từ Tài Hậu. Ông ta không có tính cách gì, nhưng đây có thể lại là tính cách lớn nhất. Thời học ở Trường kiến trúc quân sự Cáp Nhĩ Tân, Từ rất hèn nhát, chỉ biết hát hò kéo nhị, không vào được đảng [Cộng sản Trung Quốc]. Ngày nay thì xem ra hèn nhát cũng là một loại trí tuệ. Từ Tài Hậu đã tạo ra một kỷ lục, đó là suốt 50 năm chưa từng một lần nêu ý kiến phản đối. Trong quân đội cũng chỉ có người như ông ta mới leo lên được vị trí cao như thế (Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc-PV). Từ Tài Hậu từng đến thăm thủ trưởng của ông ta ở một thành phố ven biển. Thủ trưởng nói với Từ: "Trước khi về hưu, tôi là người giữ chức lâu nhất ở bộ phận... Nhưng tôi là người không có tư tưởng nhất... Như vậy mới đúng." Từ đáp lại rằng: "Mấy chục năm qua tôi chưa từng nói thật câu nào!" Tôi nói rằng "người sắp lui về thì lời nói cũng thật". Từ Tài Hậu đến phút cuối cuộc đời mới nói thật. Mọi người đều biết, Từ Tài Hậu thời mới về Bắc Kinh vẫn còn rất cẩn thận. Trời nắng nóng thấy Từ dùng quạt điện, bạn học ngỏ ý tặng chiếc điều hòa nhiệt độ. Ông ta mới nói: "Làm sao tôi dám, đến Chủ nhiệm còn chưa có điều hòa." (Từ 1999-2002, Từ Tài Hậu là Phó chủ nhiệm thường trực Tổng cục chính trị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc - PV). Điều khiến Phó chủ nhiệm [Tổng cục chính trị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc] Châu Tử Ngọc kinh ngạc nhất là, Từ Tư Ninh - con gái Từ Tài Hậu - chưa từng trông thấy quả xoài. Ông ta đã biến chất. Khi Từ Tài Hậu đến Tế Nam làm Chính ủy quân khu, Cốc Tuấn Sơn là Cục trưởng Cục sản xuất quân khu Tế Nam. Cốc Tuấn Sơn xin gặp, Từ không cho gặp. Ông ta sống ở nhà khách, Cốc Tuấn Sơn mang đồ đến liền bị từ chối từ ngoài cửa. Sáng sớm hôm sau, Từ Tài Hậu mở cửa ra nhìn thì không ngờ Cốc Tuấn Sơn vẫn cầm quà đứng đợi ở cửa. Quá được! Vậy là ông ta bị cảm động. Sau này, Từ Tài Hậu đã đầu hàng trong cuộc đả kích như vũ bão nhằm vào Cốc Tuấn Sơn! Từ Tài Hậu bị chính bản thân đánh ngã. Tôi cho rằng, những nhân vật bị chính mình làm thất bại thì thường thất bại triệt để, gần như là "thịt nát xương tan". Đó chính là con người Từ Tài Hậu. Ông ta là một cán bộ cấp cao, nhưng không có "khung xương", không có linh hồn, đánh mất hoàn toàn nguyên tắc của đảng viên. Chúng ta hãy tự chất vấn mình. Hôm nay tôi ở đây phê bình người khác, vậy bản thân tôi thế nào? Bản thân anh ra sao? Trước quyền uy ngông cuồng của Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, đám tướng lĩnh cấp cao các anh đã làm được gì? Nói được gì? Tất cả cùng im thin thít! Ai cũng nói (Quách, Từ) là người hai mặt, nhưng có ai không phải hai mặt. Chưa nói người khác, chính tôi cũng là người hai mặt. Tôi nghĩ chúng ta đều là "đồng mưu" cả. Từ Tài Hậu lúc hấp hối có nói hai câu. Đây là thông tin từ tổ điều tra chuyển tới, nên thông tin vô cùng chính xác. Một câu là: "Quách Bá Hùng có vấn đề nghiêm trọng hơn tôi rất nhiều." Câu thứ hai là: "Trong các tướng lĩnh đứng đầu cấp đại quân khu chỉ có 2 người không đưa tiền cho tôi. Một là X, (tôi không nêu tên ông ấy). Người kia là Lưu Á Châu". Nhưng tại hội nghị mở rộng của Quân ủy tôi từng nói thế này. Các lãnh đạo Quân ủy mà anh không "bắt mối" được thì thôi, nhưng đối với lãnh đạo cấp chính quân đoàn, cấp phó quân đoàn, cấp đại quân khu... miễn là những người với tới được, thì dịp lễ tết làm gì có ai đến thăm Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu cùng các đồng chí trong Quân ủy mà đi tay không? Tôi cũng không đi tay không. Tôi không tặng tiền mà tặng những thứ không giá trị lắm. Nhưng chắc chắn tôi không đi người không. Cho nên mới nói, Chủ tịch Tập Cận Bình nêu ra quân đội phải có nhiệt huyết, tôi không cho rằng đơn thuần chỉ nói đến các lực lượng chiến đấu, mà còn cả với Đại học quốc phòng, với các trí thức chúng ta. Trong 10 năm qua, chúng ta đều ở trong quân đội, quân đội đã biến thành cái gì? Quân đội trở thành một chợ mua bán lớn. Chúng ta không phải đối mặt với chiến trường mà là thị trường. Chúng ta đối diện với một cái chợ mà thứ gì cũng niêm yết giá cả. Dưới sự cầm quyền của họ (Quách, Từ-PV), quân đội trở thành một vũng lầy. Vũng lầy này không phải là quân địch đi vào thì không ra được, mà chính chúng ta rơi vào đó rồi không thoát được. Có bao nhiêu giáo viên Đại học quốc phòng và các nhà nghiên cứu nghĩ về những vấn đề này? Trong quá khứ Đại học quốc phòng cũng giống các đơn vị khác trong quân đội, là một nơi tạo ra những lời sáo rỗng. Chúng ta dựa vào cái gì để đánh trận, lấy cái gì để thực hiện các bố trí của trung ương... Quân đội Trung Quốc trước đây dựa vào khẩu hiệu. Quân đội chúng ta hô khẩu hiệu số 1 thế giới, không ai bằng được. (Xử lý ảnh: Mạnh Quân) Bản thân Cốc Tuấn Sơn là một người xấu. Cốc mang đầy đủ đặc điểm tệ hại nhất của nông dân Trung Quốc. Ông ta là cái đáy cuối cùng của một nông dân Trung Quốc tồi tệ. Những tính cách xấu nhất của nông dân Trung Quốc đều tập trung trên người Cốc Tuấn Sơn. Trong lần cuối cùng tìm Từ Tài Hậu nhờ giúp đỡ, Từ nói với Cốc: "Ông làm mất hết uy tín của tôi trong toàn quân." Cốc hung hăng đáp rằng: "Ông làm gì có uy tín!", rồi đẩy cửa mà đi. [...] Trình độ văn hóa của Cốc Tuấn Sơn thấp vô cùng, nhưng đầu óc ông ta rất giỏi. Bộ óc ông ta là một cái máy tính. Vì sao tôi nói vậy? Chỉ dựa vào trí nhớ, Cốc Tuấn Sơn đã khai ra được hơn 1.000 cái tên. Ai đưa hối lộ, mỗi khoản bao nhiêu tiền, đưa khi nào, ở đâu... Không là máy tính thì là gì? Cốc còn có bản lĩnh mà người khác không có được. Đó là chỉ cần đến nhà lãnh đạo thì biết ngay nhà đó thiếu món gì. Đồng thời, người này còn có "sức mạnh" bất chấp tất cả chỉ để đạt được mục đích. Ví dụ, ông ta dâng tặng cho Từ Tài Hậu ca sĩ, diễn viên, nhân viên phục vụ... thì cũng không đáng bàn. Nhưng không ngờ ông ta đưa cả con gái của mình cho Từ Tài Hậu. Điều khiến tôi "bội phục" hơn là, trong khi Từ và con gái mình "hành sự" bên trong, thì Cốc Tuấn Sơn vẫn ngồi ở phòng khách. Đúng là "ý chí" cứng như sắt thép! Tôi từng nói đùa rằng, Vương Tiến Hỉ có gì mà gọi là "người sắt", Cốc Tuấn Sơn đây mới là "người sắt"! (Vương Tiến Hỉ (1923-1970) được Trung Quốc phong là anh hùng dân tộc, tấm gương kiểu mẫu, cống hiến lớn cho ngành dầu khí nước này và được gọi là "tinh thần thép"-PV). Tôi từng nói: Ở Trung Quốc hiện nay, những người tốt nhất và xấu nhất đều ở trong ĐCSTQ. Vậy chúng ta có thể nói rằng những người tốt nhất và xấu nhất đều ở trong quân đội hay không? Tôi chắc đến 8, 9 phần là có. Chống tham nhũng ở địa phương bắt được rất nhiều quan chức, chống tham nhũng trong quân đội cũng như vậy. Tôi từng cho thống kê thì thấy từ năm ngoái cho đến hôm nay, quân đội đã có hơn 30 trường hợp tự sát. Ở các địa phương cũng có tự sát, nhưng ít. Bọn họ tham nhũng là sai, song tự sát cũng là một biểu hiện của "nhiệt huyết". Mọi người có cho rằng như vậy? Nếu xét từ điểm này thì quân đội chúng ta vẫn còn một tia hy vọng. Trung ương có nói, chúng ta hôm nay đã tiếp cận "gần chưa từng thấy" với mục tiêu phục hưng dân tộc. Nhưng tôi cho là chúng ta ngày nay đang tiếp cận hơn bao giờ hết với các mối đe dọa và nguy hiểm. Vì sao? Trung Quốc hiện nay đã là "anh hai". Nước Mỹ từ trước đến nay có truyền thống tấn công "anh hai". Từ sau khi có GDP đứng đầu thế giới vào năm 1871, khi nào họ cũng muốn đánh nước xếp sau. Mỹ đã nhằm vào Trung Quốc, cũng giống như trong quá khứ họ nhằm vào Liên Xô. Xây hơn 70 nhà chứa máy bay phi pháp, TQ tiến rất gần tuyên bố lập ADIZ ở biển Đông theo Trí Thức Trẻ ======================= Trong cả bài viết được trích dẫn và mặc dù không xem hết được toàn văn - Nhưng với những chỉ trích sự thối nát trong quân đội Trung Quốc, cho thấy tham vọng rất lớn của Bắc Kinh. Bởi vì mục đích của sự chỉ trích công khai này, chứng tỏ một sự tham vọng muốn cải tổ sức mạnh và kỷ luật quân đội của họ từ tận gốc, ngoài sự cải tổ về phương tiện chiến tranh. Họ cải tổ sức mạnh quân đội triệt để như vậy với mục đích gì thì cũng đã rõ. Nhưng để cho nó có "cơ sở khoa học" cụ thể từ ngay bài viết này của tướng Lưu Á Châu, có thể xem đoạn trích dẫn này: Tức là: nếu không thể làm bá chủ thế giới thì cũng "đa cực" với Hoa Kỳ. Triều đình riêng một góc trời Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà Nhưng tiếc thay! Cái này lão cũng nói lâu rồi. Phàm muốn làm bá chủ thiên hạ, hoặc một bộ phận của thế giới thì phải có "bảng hiệu" - chí ít cũng phải như Nhật Bản trong thế chiến thứ II với thuyết "Đại Đông Á"; hoặc tệ như Hít Le thì cũng đưa ra học thuyết "chủng tộc thượng đẳng". Hoặc như Hoa Kỳ với biểu tượng của Nữ Thần Tự do, giơ cao bó đuốc soi đường và cầm cuốn sách biểu tượng của trí tuệ với hàng chữ phía dưới chân tượng: "Hỡi những kẻ nô lệ và những người đau khổ trên thế gian này! Hãy đến với Ta". Còn Bắc Kinh không đưa được một học thuyết nào. Họ cũng bày ra được một hình tượng, được cho là tiêu biểu với hình tượng Khổng Tử và những Viện Khổng Tử có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng những di sản còn lại được gán cho Khổng Tử đó, vẫn nằm trong "phạm trù" huyền bí của Lý học Đông phương. Cho nên, nó chỉ mang tính khảo cứu và chẳng có tác dụng gì cả. Với tham vọng đề cao Khổng Tử là đại diện cho nội dung văn hóa phương Đông có cội nguồn Hán tộc, nhưng nó lại không có tác dụng, khi bản thân nội hàm nền văn hóa đó vẫn rất ư là huyền bí khó hiểu. Ấy là chưa nói đến nó hoàn toàn không phải của Hán tộc. Cho nên phát biểu của lệnh bà Thủ Tướng Đức, dưới đây được chính tác giả bài viết coi là hoàn toàn đúng: Đúng quá đi ấy chứ lỵ! Thưa tướng quân Lưu Á Châu. Bởi vậy, Bắc Kinh muốn làm bá chủ thế giới, hoặc "rạch đôi sơn hà" với tham vọng gọi là "Chịu trách nhiệm bảo vệ hòa bình thế giới ở Tây Thái Bình dương" - và đã bị người Mỹ từ chối thẳng thừng - thì chỉ có thể dùng sức mạnh của cơ bắp. Và hậu quả của nó như thế nào thì chính trong bài viết của tướng Lưu Á Châu đã nói tới: "Mỹ đã nhằm vào Trung Quốc, cũng giống như trong quá khứ họ nhằm vào Liên Xô". Đến lúc này thì ai cũng nhìn thấy cái hậu quả đó đang đến rất gần và không cần khả năng tiên tri.
    1 like