• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 13/08/2016 in all areas

  1. Bài diễn thuyết "vạch trần góc tối của quân đội Trung Quốc" gây bão Hải Võ | 12/08/2016 07:07 Truyền thông Hoa ngữ sôi sục vì bài phát biểu của Thượng tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học quốc phòng Trung Quốc, vạch ra những góc tối chấn động trong quân đội nước này. Bài diễn thuyết chấn động "vạch tội" TQ: Lưu Á Châu là ai? LTS: Tướng Lưu Á Châu nổi tiếng với nhiều bài diễn thuyết có sức lan tỏa, trong đó có bài nói gây chấn động cả Trung Quốc năm 2010. Bài phát biểu của ông Lưu ngày 6/7/2016 tại buổi tọa đàm lý luận của Đại học quốc phòng Trung Quốc đã vạch ra hàng loạt "góc tối" tha hóa, biến chất và tham nhũng đáng sợ đã lây lan khắp quân đội Trung Quốc trong hơn 1 thập kỷ qua, một lần nữa khiến lực lượng này "chấn động". Dưới đây, chúng tôi xin trích đăng bài phát biểu trên. *** Trước đây tôi từng nói: Tư tưởng không nhìn thấy, không chạm vào được, nhưng tư tưởng là cơ quan "gợi cảm" nhất. Chỉ có tư tưởng mới tạo thành vết thương, cũng chỉ có ở vết thương mới sinh ra tư tưởng. Người có tư tưởng, trong thời đại này hay bất kỳ thời đại nào, đều là thiểu số. Chúng ta thiếu tư tưởng tươi mới. Bà [cố Thủ tướng Anh Magaret] Thatcher từng nói: "Bạn không cần lo ngại về Trung Quốc, bởi Trung Quốc chỉ có thể xuất khẩu đồ chơi, máy tính và ti vi, chứ không thể xuất khẩu tư tưởng." Câu nói này rất đúng. Làm về học vấn, không phải chỉ nghĩ đến làm quan. Cổ nhân có nói: Đã làm quan thì phải được phong Hầu, phải làm đến Phong cương đại lệ (chức quan thời phong kiến cổ đại ở Trung Quốc, tức người đứng đầu chính quyền một tỉnh-PV). Còn như làm huyện trưởng hay châu trưởng cũng chỉ là phí công vô ích. Các giáo viên và nhà nghiên cứu của chúng ta có hay không những tình trạng này: Trước cường quyền thì nói yếu ớt, trước lãnh đạo thì nịnh hót, trước quần chúng thì phóng đại, trước bạn bè thì nói lời phù phiếm, trước mặt vợ thì nói lời giả dối, cuối cùng trước "Tử thần" mới nói thật. Chủ tịch Tập [Cận Bình] từng nói về "nhiệt huyết", đề cập đến vấn đề "nhiệt huyết" trong Quân giải phóng nhân dân [Trung Quốc]... Quân đội của chúng ta, nhân dân chúng ta, dân tộc chúng ta, Đại học quốc phòng của chúng ta, các giáo viên của Đại học quốc phòng, thiếu nhất chính là "máu nóng". [...] Trong vụ thảm sát tại ga tàu hỏa Côn Minh năm ngoái, những phần tử Duy Ngô Nhĩ gây bạo loạn, về sau tôi tới Vân Nam mới xem được băng ghi hình đoạn đó. Hàng bao nhiêu người hoảng hốt và sợ hãi. Một chủ cửa hàng kéo (cửa cuốn) xuống, bên trong có đến hơn 200 người đàn ông ẩn nấp. Ông chủ đó sau này còn khoe khoang sự tích anh hùng của mình. Sau sự kiện Côn Minh, trên mạng giới thiệu nhiều nhất cái gì? Chính là kỹ năng sinh tồn. Chạy! Và trốn! Những người trẻ tuổi, các anh đều phải có cốt khí, cần phải có "khung xương". "Xương" đặc biệt quan trọng đối với người làm về học vấn. Thứ khung xương mà ai ai cũng có, chính là cơ thể. Khung xương mà chưa chắc người nào cũng có, là linh hồn. Nếu không có bộ khung linh hồn mà chỉ còn lại xác thịt, thì đó là bộ xương rẻ tiền, là xương động vật. Cơ thể có thể quỳ xuống, nhưng linh hồn không được quỳ, đặc biệt là linh hồn của trí thức thì tuyệt đối không được phép quỳ. Trung Quốc tự cổ, thời Xuân Thu còn khá, từ sau đời Hán thì "đầu gối mềm như bông, da mặt dày như sắt". Phàm những kẻ đầu gối mềm như bông thì chắc chắn da mặt dày như sắt thép. Thứ gì cũng có thể vứt bỏ thì da mặt không dày sao được? Có những thứ gì là bầy đàn? Chính là tất cả những gì không có sức mạnh. Dê cừu đi thành đàn. Hổ và sư tử lúc nào cũng độc lập. Tôi hy vọng các anh trở thành hổ và sư tử trong giới học thuật, đừng trở thành cừu. (Xử lý ảnh: Mạnh Quân) Trong quân đội [Trung Quốc] ai là người không có "bộ xương"? Chính là Từ Tài Hậu. Ông ta không có tính cách gì, nhưng đây có thể lại là tính cách lớn nhất. Thời học ở Trường kiến trúc quân sự Cáp Nhĩ Tân, Từ rất hèn nhát, chỉ biết hát hò kéo nhị, không vào được đảng [Cộng sản Trung Quốc]. Ngày nay thì xem ra hèn nhát cũng là một loại trí tuệ. Từ Tài Hậu đã tạo ra một kỷ lục, đó là suốt 50 năm chưa từng một lần nêu ý kiến phản đối. Trong quân đội cũng chỉ có người như ông ta mới leo lên được vị trí cao như thế (Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc-PV). Từ Tài Hậu từng đến thăm thủ trưởng của ông ta ở một thành phố ven biển. Thủ trưởng nói với Từ: "Trước khi về hưu, tôi là người giữ chức lâu nhất ở bộ phận... Nhưng tôi là người không có tư tưởng nhất... Như vậy mới đúng." Từ đáp lại rằng: "Mấy chục năm qua tôi chưa từng nói thật câu nào!" Tôi nói rằng "người sắp lui về thì lời nói cũng thật". Từ Tài Hậu đến phút cuối cuộc đời mới nói thật. Mọi người đều biết, Từ Tài Hậu thời mới về Bắc Kinh vẫn còn rất cẩn thận. Trời nắng nóng thấy Từ dùng quạt điện, bạn học ngỏ ý tặng chiếc điều hòa nhiệt độ. Ông ta mới nói: "Làm sao tôi dám, đến Chủ nhiệm còn chưa có điều hòa." (Từ 1999-2002, Từ Tài Hậu là Phó chủ nhiệm thường trực Tổng cục chính trị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc - PV). Điều khiến Phó chủ nhiệm [Tổng cục chính trị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc] Châu Tử Ngọc kinh ngạc nhất là, Từ Tư Ninh - con gái Từ Tài Hậu - chưa từng trông thấy quả xoài. Ông ta đã biến chất. Khi Từ Tài Hậu đến Tế Nam làm Chính ủy quân khu, Cốc Tuấn Sơn là Cục trưởng Cục sản xuất quân khu Tế Nam. Cốc Tuấn Sơn xin gặp, Từ không cho gặp. Ông ta sống ở nhà khách, Cốc Tuấn Sơn mang đồ đến liền bị từ chối từ ngoài cửa. Sáng sớm hôm sau, Từ Tài Hậu mở cửa ra nhìn thì không ngờ Cốc Tuấn Sơn vẫn cầm quà đứng đợi ở cửa. Quá được! Vậy là ông ta bị cảm động. Sau này, Từ Tài Hậu đã đầu hàng trong cuộc đả kích như vũ bão nhằm vào Cốc Tuấn Sơn! Từ Tài Hậu bị chính bản thân đánh ngã. Tôi cho rằng, những nhân vật bị chính mình làm thất bại thì thường thất bại triệt để, gần như là "thịt nát xương tan". Đó chính là con người Từ Tài Hậu. Ông ta là một cán bộ cấp cao, nhưng không có "khung xương", không có linh hồn, đánh mất hoàn toàn nguyên tắc của đảng viên. Chúng ta hãy tự chất vấn mình. Hôm nay tôi ở đây phê bình người khác, vậy bản thân tôi thế nào? Bản thân anh ra sao? Trước quyền uy ngông cuồng của Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, đám tướng lĩnh cấp cao các anh đã làm được gì? Nói được gì? Tất cả cùng im thin thít! Ai cũng nói (Quách, Từ) là người hai mặt, nhưng có ai không phải hai mặt. Chưa nói người khác, chính tôi cũng là người hai mặt. Tôi nghĩ chúng ta đều là "đồng mưu" cả. Từ Tài Hậu lúc hấp hối có nói hai câu. Đây là thông tin từ tổ điều tra chuyển tới, nên thông tin vô cùng chính xác. Một câu là: "Quách Bá Hùng có vấn đề nghiêm trọng hơn tôi rất nhiều." Câu thứ hai là: "Trong các tướng lĩnh đứng đầu cấp đại quân khu chỉ có 2 người không đưa tiền cho tôi. Một là X, (tôi không nêu tên ông ấy). Người kia là Lưu Á Châu". Nhưng tại hội nghị mở rộng của Quân ủy tôi từng nói thế này. Các lãnh đạo Quân ủy mà anh không "bắt mối" được thì thôi, nhưng đối với lãnh đạo cấp chính quân đoàn, cấp phó quân đoàn, cấp đại quân khu... miễn là những người với tới được, thì dịp lễ tết làm gì có ai đến thăm Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu cùng các đồng chí trong Quân ủy mà đi tay không? Tôi cũng không đi tay không. Tôi không tặng tiền mà tặng những thứ không giá trị lắm. Nhưng chắc chắn tôi không đi người không. Cho nên mới nói, Chủ tịch Tập Cận Bình nêu ra quân đội phải có nhiệt huyết, tôi không cho rằng đơn thuần chỉ nói đến các lực lượng chiến đấu, mà còn cả với Đại học quốc phòng, với các trí thức chúng ta. Trong 10 năm qua, chúng ta đều ở trong quân đội, quân đội đã biến thành cái gì? Quân đội trở thành một chợ mua bán lớn. Chúng ta không phải đối mặt với chiến trường mà là thị trường. Chúng ta đối diện với một cái chợ mà thứ gì cũng niêm yết giá cả. Dưới sự cầm quyền của họ (Quách, Từ-PV), quân đội trở thành một vũng lầy. Vũng lầy này không phải là quân địch đi vào thì không ra được, mà chính chúng ta rơi vào đó rồi không thoát được. Có bao nhiêu giáo viên Đại học quốc phòng và các nhà nghiên cứu nghĩ về những vấn đề này? Trong quá khứ Đại học quốc phòng cũng giống các đơn vị khác trong quân đội, là một nơi tạo ra những lời sáo rỗng. Chúng ta dựa vào cái gì để đánh trận, lấy cái gì để thực hiện các bố trí của trung ương... Quân đội Trung Quốc trước đây dựa vào khẩu hiệu. Quân đội chúng ta hô khẩu hiệu số 1 thế giới, không ai bằng được. (Xử lý ảnh: Mạnh Quân) Bản thân Cốc Tuấn Sơn là một người xấu. Cốc mang đầy đủ đặc điểm tệ hại nhất của nông dân Trung Quốc. Ông ta là cái đáy cuối cùng của một nông dân Trung Quốc tồi tệ. Những tính cách xấu nhất của nông dân Trung Quốc đều tập trung trên người Cốc Tuấn Sơn. Trong lần cuối cùng tìm Từ Tài Hậu nhờ giúp đỡ, Từ nói với Cốc: "Ông làm mất hết uy tín của tôi trong toàn quân." Cốc hung hăng đáp rằng: "Ông làm gì có uy tín!", rồi đẩy cửa mà đi. [...] Trình độ văn hóa của Cốc Tuấn Sơn thấp vô cùng, nhưng đầu óc ông ta rất giỏi. Bộ óc ông ta là một cái máy tính. Vì sao tôi nói vậy? Chỉ dựa vào trí nhớ, Cốc Tuấn Sơn đã khai ra được hơn 1.000 cái tên. Ai đưa hối lộ, mỗi khoản bao nhiêu tiền, đưa khi nào, ở đâu... Không là máy tính thì là gì? Cốc còn có bản lĩnh mà người khác không có được. Đó là chỉ cần đến nhà lãnh đạo thì biết ngay nhà đó thiếu món gì. Đồng thời, người này còn có "sức mạnh" bất chấp tất cả chỉ để đạt được mục đích. Ví dụ, ông ta dâng tặng cho Từ Tài Hậu ca sĩ, diễn viên, nhân viên phục vụ... thì cũng không đáng bàn. Nhưng không ngờ ông ta đưa cả con gái của mình cho Từ Tài Hậu. Điều khiến tôi "bội phục" hơn là, trong khi Từ và con gái mình "hành sự" bên trong, thì Cốc Tuấn Sơn vẫn ngồi ở phòng khách. Đúng là "ý chí" cứng như sắt thép! Tôi từng nói đùa rằng, Vương Tiến Hỉ có gì mà gọi là "người sắt", Cốc Tuấn Sơn đây mới là "người sắt"! (Vương Tiến Hỉ (1923-1970) được Trung Quốc phong là anh hùng dân tộc, tấm gương kiểu mẫu, cống hiến lớn cho ngành dầu khí nước này và được gọi là "tinh thần thép"-PV). Tôi từng nói: Ở Trung Quốc hiện nay, những người tốt nhất và xấu nhất đều ở trong ĐCSTQ. Vậy chúng ta có thể nói rằng những người tốt nhất và xấu nhất đều ở trong quân đội hay không? Tôi chắc đến 8, 9 phần là có. Chống tham nhũng ở địa phương bắt được rất nhiều quan chức, chống tham nhũng trong quân đội cũng như vậy. Tôi từng cho thống kê thì thấy từ năm ngoái cho đến hôm nay, quân đội đã có hơn 30 trường hợp tự sát. Ở các địa phương cũng có tự sát, nhưng ít. Bọn họ tham nhũng là sai, song tự sát cũng là một biểu hiện của "nhiệt huyết". Mọi người có cho rằng như vậy? Nếu xét từ điểm này thì quân đội chúng ta vẫn còn một tia hy vọng. Trung ương có nói, chúng ta hôm nay đã tiếp cận "gần chưa từng thấy" với mục tiêu phục hưng dân tộc. Nhưng tôi cho là chúng ta ngày nay đang tiếp cận hơn bao giờ hết với các mối đe dọa và nguy hiểm. Vì sao? Trung Quốc hiện nay đã là "anh hai". Nước Mỹ từ trước đến nay có truyền thống tấn công "anh hai". Từ sau khi có GDP đứng đầu thế giới vào năm 1871, khi nào họ cũng muốn đánh nước xếp sau. Mỹ đã nhằm vào Trung Quốc, cũng giống như trong quá khứ họ nhằm vào Liên Xô. Xây hơn 70 nhà chứa máy bay phi pháp, TQ tiến rất gần tuyên bố lập ADIZ ở biển Đông theo Trí Thức Trẻ ======================= Trong cả bài viết được trích dẫn và mặc dù không xem hết được toàn văn - Nhưng với những chỉ trích sự thối nát trong quân đội Trung Quốc, cho thấy tham vọng rất lớn của Bắc Kinh. Bởi vì mục đích của sự chỉ trích công khai này, chứng tỏ một sự tham vọng muốn cải tổ sức mạnh và kỷ luật quân đội của họ từ tận gốc, ngoài sự cải tổ về phương tiện chiến tranh. Họ cải tổ sức mạnh quân đội triệt để như vậy với mục đích gì thì cũng đã rõ. Nhưng để cho nó có "cơ sở khoa học" cụ thể từ ngay bài viết này của tướng Lưu Á Châu, có thể xem đoạn trích dẫn này: Tức là: nếu không thể làm bá chủ thế giới thì cũng "đa cực" với Hoa Kỳ. Triều đình riêng một góc trời Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà Nhưng tiếc thay! Cái này lão cũng nói lâu rồi. Phàm muốn làm bá chủ thiên hạ, hoặc một bộ phận của thế giới thì phải có "bảng hiệu" - chí ít cũng phải như Nhật Bản trong thế chiến thứ II với thuyết "Đại Đông Á"; hoặc tệ như Hít Le thì cũng đưa ra học thuyết "chủng tộc thượng đẳng". Hoặc như Hoa Kỳ với biểu tượng của Nữ Thần Tự do, giơ cao bó đuốc soi đường và cầm cuốn sách biểu tượng của trí tuệ với hàng chữ phía dưới chân tượng: "Hỡi những kẻ nô lệ và những người đau khổ trên thế gian này! Hãy đến với Ta". Còn Bắc Kinh không đưa được một học thuyết nào. Họ cũng bày ra được một hình tượng, được cho là tiêu biểu với hình tượng Khổng Tử và những Viện Khổng Tử có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng những di sản còn lại được gán cho Khổng Tử đó, vẫn nằm trong "phạm trù" huyền bí của Lý học Đông phương. Cho nên, nó chỉ mang tính khảo cứu và chẳng có tác dụng gì cả. Với tham vọng đề cao Khổng Tử là đại diện cho nội dung văn hóa phương Đông có cội nguồn Hán tộc, nhưng nó lại không có tác dụng, khi bản thân nội hàm nền văn hóa đó vẫn rất ư là huyền bí khó hiểu. Ấy là chưa nói đến nó hoàn toàn không phải của Hán tộc. Cho nên phát biểu của lệnh bà Thủ Tướng Đức, dưới đây được chính tác giả bài viết coi là hoàn toàn đúng: Đúng quá đi ấy chứ lỵ! Thưa tướng quân Lưu Á Châu. Bởi vậy, Bắc Kinh muốn làm bá chủ thế giới, hoặc "rạch đôi sơn hà" với tham vọng gọi là "Chịu trách nhiệm bảo vệ hòa bình thế giới ở Tây Thái Bình dương" - và đã bị người Mỹ từ chối thẳng thừng - thì chỉ có thể dùng sức mạnh của cơ bắp. Và hậu quả của nó như thế nào thì chính trong bài viết của tướng Lưu Á Châu đã nói tới: "Mỹ đã nhằm vào Trung Quốc, cũng giống như trong quá khứ họ nhằm vào Liên Xô". Đến lúc này thì ai cũng nhìn thấy cái hậu quả đó đang đến rất gần và không cần khả năng tiên tri.
    3 likes
  2. Australia: Nhà chứa máy bay trái phép của Trung Quốc phục vụ mưu đồ kiểm soát Biển Đông Thứ sáu, 12/08/2016 - 10:45 Chia sẻ 10 Dân trí Cựu cố vấn an ninh quốc gia Australia Andrew Shearer cho rằng những nhà chứa máy bay trái phép của Trung Quốc xuất hiện trên hình ảnh vệ tinh mới đây sẽ cho phép Bắc Kinh nhanh chóng thay đổi sức mạnh quân sự trên các đảo nhân tạo phi pháp để kiểm soát tuyến hàng hải quan trọng ở Biển Đông. >> Philippines có thể khởi kiện tiếp Trung Quốc ra tòa quốc tế >> Lầu Năm Góc: Trung Quốc đã vượt “giới hạn đỏ” ở Biển Đông Cựu cố vấn an ninh quốc gia Australia Andrew Shearer (Ảnh: SMH) 70 gian nhà chứa máy bay phi pháp Theo tờ Sydney Morning Herald (Australia), ông Andrew Shearer, người từng là cố vấn an ninh quốc gia của cựu Thủ tướng Australia Tony Abbott, đã nhận định về khả năng Trung Quốc kiểm soát tuyến hàng hải quan trọng ở Biển Đông sau khi thông tin về những nhà chứa máy bay trái phép của nước này được Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) có trụ sở tại Mỹ công bố gần đây. Những bình luận của ông Shearer được đưa ra trong bối cảnh các chuyên gia quân sự bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc có thể ngang nhiên tuyên bố cái gọi là Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, trong đó yêu cầu các máy bay quân sự nước ngoài phải xin phép Bắc Kinh trước khi đi qua khu vực này. Sự hiện diện của 70 gian nhà chứa máy bay trái phép tại các Đá Chữ Thập, Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cho thấy Trung Quốc ít nhất đang tính đến việc trắng trợn tuyên bố lập ADIZ và giành phần thắng đáng kể trong tính toán lợi ích với các nước, trong đó có cả Australia, ở khu vực Biển Đông. Việc triển khai phi pháp các máy bay chiến đấu tới các đảo nhân tạo cũng là một chiêu bài để Trung Quốc củng cố ADIZ nếu Bắc Kinh thực sự lập vùng này trên Biển Đông. Cũng theo SMH, các máy bay của Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia (RAAF) thường xuyên tiến hành các cuộc tuần tra ở Biển Đông, đồng nghĩa với việc các máy bay chiến đấu của Australia sẽ thách thức bất kỳ vùng nào mà Trung Quốc ngang nhiên thiết lập tại khu vực này. Ảnh chụp vệ tinh ngày 22/7/2016 cho thấy hoạt động xây dựng trái phép nhà chứa máy bay của Trung Quốc ở Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: CSIS) Những hình ảnh vệ tinh mới nhất do CSIS công bố cho thấy tại mỗi Đá trong 3 Đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn thuộc Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đang xây dựng trái phép và sẽ sớm hoàn thiện khu nhà chứa đủ cho 24 máy bay chiến đấu cùng 4 máy bay cỡ lớn hơn như máy bay tiếp nhiên liệu trên không. Đây là những bằng chứng quan trọng cho thấy Bắc Kinh đang trắng trợn quân sự hóa các đảo nhân tạo mà nước này ngang nhiên xây dựng trên Biển Đông. Thực tế này đi ngược lại với cam kết phi quân sự hóa do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra nhân chuyến thăm tới Washington, Mỹ vào tháng 9 năm ngoái. Ông Shearer, hiện là cố vấn cấp cao về an ninh châu Á - Thái Bình Dương tại một trung tâm nghiên cứu có trụ sở ở Washington, cho biết bất chấp phán quyết của tòa trọng tài thường trực ở La Hay (Hà Lan) bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông, Bắc Kinh vẫn ngang nhiên tiếp tục thực hiện các chiến lược dài hạn của nước này nhằm thiết lập quyền kiểm soát tại vùng biển này. Cũng theo ông Shearer, những hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Trung Quốc đang cố gắng xây dựng các cơ sở hạ tầng phi pháp trên Biển Đông. Theo đó, sau khi việc xây dựng này hoàn thành, Bắc Kinh sẽ nhanh chóng tiến hành quân sự hóa, trong khoảng thời gian một vài ngày, các thực thể chiến lược mà nước này chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa. Ý đồ lập ADIZ trái phép Nhà nghiên cứu Australia dự đoán, Trung Quốc có thể tạm hoãn tuyên bố lập ADIZ cũng như không tiến hành thêm các hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp ở khu vực gần bãi cạn Scarborough cho đến khi Hội nghị thượng đỉnh G20, dự kiến tổ chức ở thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) vào tháng tới, chính thức bế mạc. “Tuy nhiên, bất kỳ sự trì hoãn nào cũng có thể nằm trong tính toán chiến thuật của Trung Quốc. Thực tế đáng lo ngại là, cho đến nay, Bắc Kinh đã chuẩn bị cho các hành động mang tính rủi ro cao hơn nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của mình ở Biển Đông, trước khi Mỹ và đồng minh kịp ngăn chặn điều đó xảy ra”, ông Shearer nhận định. Các máy bay quân sự của Trung Quốc (Ảnh: DW) SMH cũng dẫn nhận xét của Malcolm Davism, chuyên gia phân tích cấp cao tại Viện chính sách chiến lược Australia, về việc Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng máy bay trái phép tại Biển Đông rằng: “Nếu Trung Quốc muốn tuyên bố lập ADIZ thì có nghĩa họ sẽ làm điều đó”. Ông Davism cho rằng các máy bay chiến đấu của Trung Quốc sẽ không thể bắn hạ các máy bay của Mỹ hay Australia nếu họ đi vào vùng ADIZ do Bắc Kinh lập ra nhưng Trung Quốc sẽ tỏ thái độ cứng rắn bằng cách hung hăng tiến hành các cuộc tập trận hoặc thậm chí “khóa” các máy bay này bằng hệ thống radar. “Đó là sự cưỡng ép về chính trị”, ông nói. Cũng theo đánh giá của ông Davism, nếu Trung Quốc triển khai máy bay chiến đấu đến các cơ sở trên Biển Đông, họ sẽ tiếp tục bào mòn thực trạng hiện tại ở vùng biển này theo chiến lược “cắt lát salami” (chiến lược chiếm đóng dần dần trái phép các bãi cạn và đảo), mà Bắc Kinh vẫn theo đuổi nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền ngang ngược của nước này tại đây. Trước khi những hình ảnh vệ tinh về các nhà chứa máy bay của Trung Quốc được công bố, Bắc Kinh cũng đã trắng trợn xây 3 đường băng trên Biển Đông, trong đó có đường băng dài 3km đủ để một máy bay quân sự cất và hạ cánh, điều này làm dấy lên lo ngại Bắc Kinh có thể biến khu vực này thành một tiền đồn quân sự nhằm phục vụ tham vọng bá quyền trên Biển Đông. Mới đây, trong cuộc họp báo ngày 9/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Elizabeth Trudeau nhấn mạnh: “Hoạt động xây dựng (các nhà chứa máy bay) đã gây ra căng thẳng trong khu vực. Điều này đã làm dấy lên hoài nghi về việc liệu Trung Quốc có sẵn sàng tuân thủ tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình rằng Bắc Kinh không có ý định quân sự hóa Biển Đông, hay không”. Bà Trudeau cũng cho rằng các hành động này đã “làm tổn hại lòng tin trong khu vực về việc Trung Quốc sẵn sàng giải quyết các vấn đề bất đồng bằng cách không cưỡng ép”. Thành Đạt Theo SMH ========================= Lý học cổ Lạc Việt phát biểu: "Muốn hủy diệt một sự vật, sự việc thì hãy đẩy nhanh nó đến sự phát triển tận cùng của nó". Mới nghe thì có vẻ rất vô lý. Nhưng đây chính là sự ứng dụng quy luật sinh/ vượng/ mộ của Lý học. Lão đây không có thời gian để phân tích. Nhưng chính Bắc Kinh đã đẩy nhanh sự kiện chiếm đoạt biển Đông đến giai đoạn phát triển tận cùng của nó. Không dừng lại được nữa. Đây là lời cảnh báo của lão Gàn. Mà lão đã nói trước điều này: "Năm nay bể Đông sôi sùng sục". Đúng là: "Ngu thì chết. Mà đến lúc chết vẫn còn ngu". Thế gian này - với tri thức của toàn bộ nền văn minh hiện nay - chỉ giải thích mọi diễn biến sự việc, sự vật một cách trực quan. Còn Lý học Việt giải thích mọi việc trên cơ sở một lý thuyết thống nhất, phản ánh toàn bộ những quy luật vũ trụ có khả năng tiên tri. Đây là sự khác biệt hoàn toàn giữa hai nền văn minh. 300 năm sau, thế hệ tương lai nhìn những sinh hoạt của nền văn minh hiện nay, như chính chúng ta nhìn lại quá khứ của nền văn minh này 300 năm trước vậy.
    3 likes
  3. Bà Clinton thề đương đầu với Trung Quốc 12/08/2016 11:28 (NLĐO) - Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton tuyên bố bà sẽ chống lại Trung Quốc và phản đối Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Phát biểu trước đám đông ở bang Detroit hôm 11-8, bà Clinton tiết lộ kế hoạch thực hiện các vấn đề kinh tế toàn cầu. Đồng thời, bà cho biết sẽ đứng lên chống lại Trung Quốc hoặc bất kỳ nước nào muốn lợi dụng công nhân và công ty Mỹ. “Khi các nước phá vỡ quy tắc, chúng tôi sẽ không ngần ngại áp đặt mức thuế theo kế hoạch” – bà nói. Bà Clinton xoay 180 độ phản đối TPP. Ảnh: REUTERS Về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được Tổng thống Barack Obama dốc sức ủng hộ, nữ cựu Ngoại trưởng Mỹ thề sẽ ngăn chặn thỏa thuận này. “Thông điệp của tôi đối với những người lao động ở Michigan và trên khắp nước Mỹ là: Tôi sẽ ngăn chặn bất kỳ thỏa thuận thương mại nào giết chết công ăn việc làm hoặc làm giảm tiền lương, bao gồm TPP” – bà Clinton cam kết. “Bây giờ, tôi phản đối. Sau cuộc bầu cử, tôi phản đối. Và khi trở thành tổng thống, tôi cũng vẫn sẽ phản đối”. Bà Clinton cho biết thêm việc bảo vệ lợi ích của Mỹ không nhất thiết là người Mỹ phải “tách mình khỏi thế giới” nhưng bà nhấn mạnh sẽ phản đối các hiệp ước thương mại làm suy yếu vị thế của đất nước. Điều ngạc nhiên là hồi cuối năm ngoái, bà Clinton còn thúc đẩy TPP, gọi đó là “tiêu chuẩn vàng” cho giao dịch thương mại. Ứng viên Dân chủ còn chỉ trích các đề xuất về thuế của đối thủ phe Cộng hòa Donald Trump. Bà nói rằng chúng sẽ chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân ông Trump cũng như một số đối tượng nộp thuế giàu nhất tại Mỹ, giúp các công ty lớn, triệu/tỉ phú... không phải đóng hàng ngàn tỉ USD. “Những đề xuất này có thể làm đất nước chúng ta thành con nợ lớn, khiến ưu tiên cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường bị cắt giảm” – bà Clinton nhận định. Trong khi đó, ông Trump cũng là một người kịch liệt phản đối TPP vì cho rằng hiệp định được thúc đẩy bởi các nhóm lợi ích muốn “cưỡng bức chúng ta”. P.Nghĩa (Theo Press TV) ====================== Tiêu chí đầu tiên của lão Gàn ủng hộ ứng cử viên Tống Thống Hoa Kỳ là trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Nhưng trên thực tế lệnh bà Clinton không chỉ đáp ứng nhu cầu này, mà còn tỏ ra sáng suốt trong việc đưa ra một chính sách kinh tế vĩ mô của Hoa Kỳ. Theo cái nhìn của lão Gàn thì nền kinh tế Hoa Kỳ chỉ tiếp tục phát triển với ảnh hưởng của nó trên nền tảng quan hệ kinh tế toàn cầu. Đây phải là sách lược quốc gia mang tính chủ đạo. Đương nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế mang tính tự phát toàn cầu này, thì lúc thịnh, lúc suy. Nhưng điều đó chỉ cần một sự điều chỉnh mang tính thời điểm, chứ không thể vì thế mà thay đổi nguyên lý căn bản của sách lược quốc gia. Giả thiết rằng chính sách của ông Trump được thực hiện, nước Mỹ co lại để ổn định nội bộ. Tất nhiên, tức thời nó có thể mang lại công ăn việc làm cho những người thất nghiệp, có thể phát triển một số ngành nghề vì sự đầu tư mạnh bên trong nước Mỹ. Nhưng sau đó thì sao? Những khoảng trống sau khi nước Mỹ bỏ lại ngay lập tức sẽ được lấp đầy bởi sự đầu tư từ các quốc gia tiềm năng. Tất nhiên, trong sự tiếp tục phát triển của cuộc sống, về mặt tự nhiên, nước Mỹ sẽ không thể khôi phục lại địa vị bá chủ như hiện nay. Và lúc ấy, nước Mỹ hùng mạnh với tư cách là một siêu cường đứng đầu thế giới hiện nay, sẽ trở về cái máng lợn như sau đại chiến thế giới lần thứ nhất. Cho nên, sách lược của ông Trump là một sai lầm nghiêm trọng cho tương lai của nước Mỹ, mà lão đã phát biểu nhiều lần: Hoa Kỳ tuy là ứng cử viên sáng giá của ngôi vị bá chủ thế giới, nhưng chưa phải quyết định cuối cùng của Thượng Đế. Trên Thiên đường không có dân chủ, mà chỉ có chân lý thống trị. Dân chủ là một phương tiện ở cõi trần gian để tiếp tục trên con đường tiến hóa. Bởi vì, đôi khi tính dân chủ bị dẫn dắt bởi những sai lầm ngu xuẩn, nhưng hấp dẫn vì quyền lợi con người được hứa hẹn. Đấy là suy nghĩ của lão Gàn với nền dân chủ ở thế gian. Lão đây điếu ủng hộ ông Trump. Nếu chẳng may ông Trump làm Tổng thống Hoa Kỳ thì không vì thế mà lão thay đổi cách nghĩ của lão. Còn vấn để TTP. Lão hy vọng sẽ bàn tiếp, nếu lệnh bà Clinton đắc cử tổng thống Hoa Kỳ. Nhưng lão thành thật khuyên bà, ít nói về TTP thôi. Để còn cửa chính danh thay đổi về sau. Phát biểu thế cũng đã đủ rồi thưa lệnh bà.
    2 likes
  4. Vì sao Trung Quốc thản nhiên với chỉ trích của Mỹ về Biển Đông? 06:00 AM - 03/06/2015 Thanh Niên Online Các quan chức quân đội Trung Quốc tham dự diễn đàn Đối thoại Shangri-La 2015 ở Singapore cuối tuần qua đã tỏ rõ ý định sẽ không dừng các hành động xây đảo phi pháp ở Biển Đông, đồng thời tỏ ra tự tin rằng Mỹ không đủ khả năng ngăn cản họ. Tin liên quan Tổng thống Mỹ chỉ trích Trung Quốc xây đảo phi pháp ở Biển Đông Bloomberg: Mỹ chưa có đối sách ngăn Trung Quốc ở Biển Đông Chuyên gia Mỹ trả lời Thanh Niên: Mỹ, Nhật, Úc sẽ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông (TNO) Các quan chức quân đội Trung Quốc tham dự diễn đàn Đối thoại Shangri-La 2015 ở Singapore hồi cuối tuần qua đã tỏ rõ ý định sẽ không dừng các hành động hung hăng tại Biển Đông, đồng thời tự tin cho rằng Mỹ không đủ khả năng ngăn cản họ, Bloomberg ngày 1.6 cho biết. Đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc (trái) gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 31.5 - Ảnh: The Straits Times Một số quan chức cấp cao của quân đội Trung Quốc đã có buổi xuất hiện hiếm hoi trước công chúng tại Shangri-La, nơi quy tụ nhiều lãnh đạo quốc phòng các nước châu Á lẫn phương Tây, các chuyên gia quốc tế và đại diện các tập đoàn. Có mặt tại sự kiện, phóng viên hãng tin Bloomberg miêu tả đoàn Trung Quốc tỏ ra rất tự tin và chẳng mảy may bận lòng với các phát biểu cứng rắn từ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Bà Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Mỹ (CSIS), kể: “Một quan chức quân đội Trung Quốc hỏi tôi trong 18 tháng nữa nếu bà Hillary Clinton đắc cử tổng thống Mỹ, liệu bà có cứng rắn với Trung Quốc hơn chính quyền hiện tại hay không”. “Tôi trả lời: ‘Ý câu hỏi của ông là liệu trong vòng 18 tháng tới, ông có đủ không gian hoạt động để làm bất kỳ chuyện gì ông muốn, có phải không?’. Vị này chỉ mỉm cười không đáp”, bà Glaser thuật lại. Josh Rogin, nhà báo phụ trách mảng an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Bloomberg, cho biết bà Glaser và nhiều chuyên gia Mỹ khác có mặt tại Singapore không thực sự đồng ý với nhận xét của phía Trung Quốc cho rằng chính phủ Mỹ chưa nghĩ ra kế hoạch ngăn hoạt động xây đảo nhân tạo ở Biển Đông. Các chuyên gia Mỹ khẳng định Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter đã có kế hoạch cho việc này và Washington hiện có rất nhiều cách để đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc. Chẳng hạn, Mỹ đã gia tăng các hoạt động trong khu vực, đồng thời đưa ra nhiều tuyên bố cứng rắn. Tuy nhiên, các nhận định nói trên phần lớn không nằm trong suy nghĩ của lãnh đạo quân đội Trung Quốc, những người cho rằng Mỹ yếu kém khi thể hiện sự thận trọng. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể đang xem tiến triển chậm chạp trong việc hoạch định chính sách của Washington như một sự do dự mà Bắc Kinh có thể tận dụng, theo ông Rogin. Trung Quốc tự tin cho rằng Mỹ chưa sẵn sàng đối đầu vì Biển Đông Đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc (hàng trên, bên phải) cùng các thành viên khác trong phái đoàn Trung Quốc tham dự Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 29.5 - Ảnh: Reuters Phát biểu tại Shangri-La, đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, không hề đề cập đến khả năng nước này sẽ ngừng hoạt động tuyên bố chủ quyền ngang ngược tại Biển Đông. “Các công trình xây dựng này nằm ngay trong lãnh thổ Trung Quốc và hoàn toàn hợp pháp. Chúng không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào khác hay gây ảnh hưởng gì đến tự do hàng hải”, ông Tôn tuyên bố. Đô đốc Trung Quốc này còn khẳng định Bắc Kinh cam kết hợp tác các bên cùng có lợi với các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, khi phóng viên Bloomberg nêu câu hỏi Trung Quốc đang thực sự hợp tác với ai, và ai ngoài Trung Quốc đang hưởng lợi, ông Tôn không trả lời. Phóng viên Rogin của Bloomberg dẫn lời 2 quan khách tham dự có tiếp xúc với quan chức Trung Quốc tại Shangri-La tiết lộ phía Trung Quốc nghĩ rằng họ đã phát hiện thêm điểm yếu của phía Mỹ qua chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hồi tháng 5. Theo thông tin từ phía Trung Quốc, ông Kerry nói với các quan chức Trung Quốc rằng Mỹ muốn hợp tác với họ trong nhiều vấn đề, chẳng hạn như Triều Tiên, Iran và Syria; và 2 cường quốc không nên để vấn đề Biển Đông cản trở mối quan hệ đang trở nên lớn mạnh giữa 2 bên. “Những ai theo dõi sát ông Kerry đều biết đây chỉ là cách nói thông thường của ông ta và nó chẳng thực sự có nghĩa là ông đang cố xoa dịu tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Nhưng phía Trung Quốc đã suy diễn động thái này như một dấu hiệu cho thấy Mỹ chưa sẵn sàng để đối đầu với họ”, ông Rogin cho hay. Mỹ đang quá thận trọng? Thượng nghị sĩ John McCain phát biểu tại một cuộc họp báo ở TPHCM ngày 29.5 - Ảnh: Reuters Bloomberg nhận định đang có một sự bức xúc từ cả 2 đảng tại quốc hội Mỹ về "sự thận trọng quá mức" của Nhà Trắng. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, và thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Jack Reed đã gặp ông Carter ở Singapore để trao cho ông này lá thư yêu cầu không mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) tại Hawaii vào năm 2016. Một quan chức Mỹ nói với Bloomberg rằng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã không vui khi bị can thiệp trong vấn đề này. Bloomberg còn cho biết thêm nhiều nghị sĩ Mỹ cảm thấy khó chịu với khả năng liệu chính phủ Mỹ có tôn trọng yêu cầu của Trung Quốc rằng tàu thuyền Mỹ phải tránh xa đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông trong phạm vi 12 hải lý hay không. Tại Shangri-La, ông Carter tuyên bố rằng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Trung Quốc không có quyền thiết lập vùng lãnh hải rộng 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo. Tuy nhiên, đô đốc Harry Harris, tân chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, nói với các nghị sĩ Mỹ rằng chính quyền Obama vẫn đang bàn bạc xem liệu có nên thách thức yêu cầu nói trên của Trung Quốc hay không. “Chẳng hề có rào cản 12 hải lý nào xung quanh các bãi ngầm đang bị cải tạo đó cả. Tôn trọng giới hạn này sẽ là một sự thừa nhận đối với cái mà Trung Quốc đang muốn đạt được. Chúng tôi cho rằng những gì Bộ trưởng Carter nói là rất quan trọng. Giờ chúng tôi muốn thấy nó được thể hiện qua hành động”, thượng nghị sĩ McCain phát biểu tại Singapore. Hoàng Uy ========================= Lão nhắc lại: "Ngu thì chết. Mà chết vẫn còn ngu". Còn lão thì điếu hiểu sao lại ngu đến mức độ như vậy?
    1 like
  5. Hùng hiểu đúng về mặt lý thuyết. Nhưng từ lý thuyết đến ứng dụng còn khoảng cách. Kỳ này Hùng tham gia lớp Phong thủy do sư phụ giảng nha. Hùng được ưu tiên về học phí. Sư phụ nói thế thôi chứ những nguyên lý lý thuyết căn bản cũng phải giảng, nếu ko thì làm sao hiểu được mà ứng dụng. Phương pháp phân tích kinh điển chính là bài viết "Kim Long đằng phi.." của sư phụ. Hùng nên tham khảo.
    1 like
  6. Có lý nhể! Sư phụ thì cứ phải từ đúng chở lên. Oách như rau sà lách. Hì. Hình như theo KTTW TW ngay chiều tối mùng 7/ 8 có mưa tại Hanoi và một số nơi. Nhưng cái đó không còn là mối wan tâm của thày trò mình nữa. Cái này nói dồi nha. Mún ném đá thì ném lúc nó chưa xảy ra. Còn nó đã đúng rùi mà ném đá, lão chưởi bay nóc nhà lun. Hic.
    1 like
  7. Để nghị anh chị em Qtv không sửa lại tiêu đề: "Chiêu sinh khóa ứng dụng Địa Lý Phong Thủy Lạc Việt" - đơn giản vậy thôi. Không có khóa 15. Bởi vì các khoa trước Thiên Luân và Thiên Đồng giảng chỉ gồm những yếu tố bát trạch và một phần của Dương trạch hình lý khí. Còn đây tôi đứng lớp và giảng đầy đủ. thêm cái đuôi khóa 15 , mọi người hiểu lầm là giống như các khóa trước. Không phải như vậy.
    1 like
  8. VỀ NHỮNG NGÔI MỘ CỦA KINH DƯƠNG VƯƠNG TRÊN ĐẤT VIỆT NAM Hà Văn Thùy I.Điểm một vài thông tin Vào mạng tra mục từ “mộ Kinh Dương Vương” dễ dàng gặp những thông tin sau: -“Rất nhiều người không biết rằng, ngôi mộ Kinh Dương Vương, thủy tổ nước Việt nằm ngay bên bờ sông Đuống, thuộc thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Mộ giản dị, đắp trên một gò đất nhìn ra bờ sông, xung quanh là những cây cổ thụ quanh năm xanh tốt. Nhân dân không xây thành lăng mà chỉ xây cao lên bằng gạch cổ, có mái nhỏ che mưa nắng. Rêu xanh màu thời gian. …Điều quan trọng là ngôi mộ nằm ở trung tâm thời dựng nước, từng là một thánh địa do chính Kinh Dương Vương chọn. Trên đường đi kinh lý, qua trang Phúc Khang, bộ Vũ Ninh (nay là), nhận ra thế đất quý, có tứ linh long, ly, quy, phượng, có sông núi bao quanh, rồng chầu, hổ phục, ngài đã đem những cư dân Việt cổ quy tụ về lập nên xóm làng đầu tiên.” (http://khoahoc.tv/khampha/kham-pha/50784_di-tim-mo-to-kinh-duong-vuong.aspx) - “Điều vô cùng quý giá của quần thể di tích là còn bảo lưu được kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như: thần phả, sắc phong, bia đá, hoành phi, câu đối, tín ngưỡng, lễ hội: Tại lăng mộ Kinh Dương Vương còn bảo lưu được tấm bia đá ghi rõ “Kinh Dương Vương lăng”, niên đại “Minh Mệnh nhị thập nhất niên” (1840). Tại đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ, hiện còn bảo lưu được nhiều cổ vật quý giá như: ngai bài vị, thần phả, sắc phong, văn tế, hoành phi, câu đối. Hệ thống hoành phi, câu đối phản ánh ca ngợi về người được thờ như: “ Nam bang thủy tổ” (Thủy tổ nước Nam), “ Nam tổ miếu” (Miếu tổ nước Nam)… Đặc biệt là 15 đạo sắc phong của các triều vua phong cho người được thờ là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ, với các niên đại như sau: 1 đạo Gia Long 9 (1810), 1 đạo Minh Mệnh 2 (1821), 2 đạo Thiệu Trị 2 (1842), 2 đạo Thiệu Trị 6 (1846), 2 đạo Tự Đức 3 (1850), 1 đạo Tự Đức 33 (1880), 2 đạo Đồng Khánh 2 (1887), 1 đạo Duy Tân 3 (1909) và 2 đạo Khải Định 9 (1924). Đền thờ Kinh Dương Vương ở thôn Á Lữ -Thật là tự hào, chúng ta có nhà nước Cực Lạc, Hồng Bàng, Xích Quỷ (sao Quỷ Đỏ ở phương Nam), Văn Lang, Nam Việt, Vạn Xuân, Đại Việt, Đại Ngu, Việt nam với Văn minh lúa nước và thuần phục trâu cấy cầy....từ thời Vua Phục Hy và Thần Nông của nhà nước Cực Lạc. Đóng đô ở Thạch Thất Hà nội Kinh Dương Vương được Vua Cha Đế Minh giao cai quản nước Xích Quỷ, từ phía Nam sông Dương Tử. Xích là đỏ, Quỷ là sao Quỷ (nằm trong nhị thập Bát Tú). Thời kỳ này là khoảng 2879 năm trước công nguyên (cách 2013 là 4892 năm) Lạc Long Quân lấy Mẫu Thoải Âu Cơ, Đệ Tam Thánh Mẫu, đẻ ra 100 trứng ở Đền Lăng Xương, Thanh Thuỷ, Phú Thọ. Nơi đây có suối nước nóng của đứt gẫy vỏ trái đất, nhận Địa khí, gần với Ba vì, nơi nhận được Thiên khí. Các con theo Cha xuống biển ở Hà Đông, theo Mẹ lên núi ở Việt trì, Phú Thọ. Người con cả được phong là Vua Hùng. Chúng ta có 108 Vua Hùng (18 Vua Hùng ghi trong sử sách là những người có công mở cõi). Đền Thờ các Vua Hùng, mộ các Vua Hùng, các Mẫu....đều nằm ở Kinh đô cổ Phong Châu, Vân nội, Hà Đông. -Kinh đô cổ của các nhà nước Cực Lạc, Hồng Bàng, Lạc Việt, Văn Lang, còn nằm ở các Huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Ứng Hoà, Hà Đông...Phố Xốm, Vân Nội, Hà Đông chính là Phong Châu cổ, Kinh đô của Vua Hùng Tinh hoa văn hóa Việt với tư duy minh triết .GS-TSKH-VS Nguyễn Xuân Trường Tiến; Chủ tịch Hội Cơ Học Đất và Địa Kỹ thuật Công Trình Việt nam, VSSMGE. http://nguyenngocson.vn/?module=news_detail&cat_id=12&id=453 -Kinh Dương Vương húy Nguyễn Lộc Tục tự Phúc Lộc (đổi họ Thần Nông thành họ Hồng Bàng) là con trai trưởng của Thái Khương Công- Nguyễn Minh Khiết và bà Đỗ Quý Thị- Hương Vân Cái Bồ Tát. Chồng lấy vợ hai, mẹ con bị bạc đãi. Bà Đỗ Quý Thị giận, đem Lộc Tục vào núi Hòa Bình tu. Nhiều năm cụ tu ở Động Tiên, huyện Lạc Thủy- Hòa Bình. Cụ cùng tám người em trai nuôi dạy con trai là Nguyễn Lộc Tục. Lớn lên Lộc Tục đánh thắng giặc Gạc Ma được cha Nguyễn Minh Khiết phong Thánh Tổ làm vua hiệu Kinh Dương Vương. Ngài lập kinh đô ở bến Ong, làng Vân Lôi (Kẻ Xốm) đặt tên nước là Xích Quỷ. Ngài sinh ngày 17- 8. Mất ngày 25- 12. Mộ táng tại chỗ giáp ranh hai làng Quang Lâm và Vân Nội- Thanh Oai- Hà Nội ngày nay. Đền thờ ngài 24 tòa xây tại 24 làng. Đạo Của Tổ Tiên Việt. MAI THỤC http://newvietart.com/index3.5181.html Những thông tin trên cho thấy, ít nhất trên đất nước ta có hai nơi được cho là có mộ của Kinh Dương Vương. Cố nhiên, một câu hỏi nảy sinh: một người sao lại có tới hai ngôi mộ? Từ đó dẫn tới sự hoài nghi về tính xác thực của những ngôi mộ này. Đành rằng, mộ thủy tổ là thiêng liêng nhưng khi sự hoài nghi xuất hiện sẽ gây hậu quả khó lường! Vì vậy cần được làm rõ: thực sự đó có phải là mộ của Ngài không? II. Những lý do cho thấy không thể có mộ của Kinh Dương Vương trên đất Việt Nam Từ khảo cứu nhiều nguồn tài liệu, chúng tôi xin trình ra những lý do khẳng định không thể có mộ Kinh Dương Vương trên đất Việt Nam Lý do thứ nhất: dựa vào thư tịch. - Cuốn sách sớm nhất nói tới Phục Hy, Thần Nông là Kinh Dịch, do Khổng Tử san định vào cuối thời Xuân Thu, cách nay gần 2500 năm. Kinh Dịch viết: “Họ Bào Hy mất, họ Thần Nông xuất hiện, dạy dân lấy gỗ đẽo cày, họp chợ. Tất cả đều lấy hứng tứ quẻ Ích.” -Theo Từ Hải thì Phục Hy còn có tên là Bào Hy, Thái Hạo v.v. . . là một trong ba ông vua thời Thái cổ, hai ông kia là Toại Nhân, Thần Nông. Phục Hy dạy dân săn bắn, đánh cá, nuôi súc vật, tạo ra Bát quái và thư khế (văn tự, khế ước). Có sách nói Phục Hy sống ở thế kỷ 43 TCN. -Trong tài liệu Về Thiên-đài nơi tế cáo của vua Minh, bác sĩ Trần Đại Sĩ ghi cuộc điều tra điền dã của ông như sau: “Thiên-đài là ngọn đồi nhỏ, cao 179m, đỉnh tròn có đường thoai thoải đi lên. Trên đỉnh có ngôi chùa nhỏ, nay để hoang… Tại thư viện Hồ-nam tôi tìm được một tài liệu rất cũ, giấy hoen ố, nhưng chữ viết như phượng múa rồng bay, gồm 60 trang. Đầu đề ghi: “Thiên-đài di sự lục. Trinh-quán tiến sĩ Chu Minh-Văn soạn.” Trinh-quán là niên hiệu của vua Đường Thái-Tông, từ năm Đinh-Hợi (627) đến Đinh-Mùi (647) nhưng không biết Chu đỗ tiến-sĩ năm nào ? Tuy sách do Chu Minh-Văn soạn, nhưng dường như bản nguyên thủy không còn. Bản này do người sau sao chép lại vào đời Thanh Khang-Hy. Nội dung sách có ba phần. Phần của Chu Minh-Văn soạn, phần chép tiếp theo Chu Minh-Văn, của một sư ni tên Đàm-Chi, không rõ chép vào bao giờ. Phần thứ ba chép pháp danh các vị trụ trì từ khi lập chùa tới thời Khang-Hy (1662-1772). Tài liệu Chu Minh-Văn cũng nhắc lại việc vua Minh đi tuần thú phương Nam, kết hôn với nàng tiên sinh ra Lộc Tục. Vua lập đàn tại núi này để tế cáo trời đất, vì vậy đài cũng mang tên Thiên-đài núi cũng mang tên Thiên-đài sơn. Minh-Văn còn kể thêm : « Cổ thời trên đỉnh núi chỉ có Thiên-đài thờ vua Đế Minh, vua Kinh-Dương. Đến thời Đông-Hán, một tướng của vua Bà tên Đào Hiển-Hiệu được lệnh rút khỏi Trường-sa. Khi rút tới Quế-dương ông cùng nghìn quân lên Thiên-đài lễ, nghe người giữ đền kể sự tích xưa. Ông cùng quân sĩ nhất định tử chiến, khiến Lưu Long thiệt mấy vạn người mới chiếm được núi. Về đời Đường để xóa vết tích Việt-Hoa cùng Nam Bắc, các quan được sai sang đô hộ Lĩnh-Nam mới cho xây chùa tại đây ».[1] Tài liệu này là chứng cứ cho thấy truyền thuyết Đế Minh tuần thú phương Nam, tới núi Thiên Đài lập đàn tế cáo trời đất xuất hiện từ xa xưa và phổ biến ở vùng Giang Nam. Đó cũng là thêm bằng chứng về việc ra đời nước Xích Quỷ. Trong khi đó, những người chủ trương Châu Phong Hà Đông là kinh đô và nơi an nghỉ của Phục Hy, Thần Nông, Kinh Dương Vương chỉ dựa vào cuốn Cổ Lôi ngọc phả truyền thư, xuất hiện quá mới, khoảng giữa thế kỷ XIX, lại đầy mâu thuẫn mà nhiều người chỉ ra là ngụy thư, có đáng tin không? Ngay với ngôi mộ ở Thuận Thành Bắc Ninh, dù có thần tích, bia ký rồi sắc phong thì tất cả cũng đều quá mới, không có giá trị sử liệu xác nhận đó thực sự là mộ của Kinh Dương Vương. Lý do thứ hai: Cho rằng các vị Phục Hy, Thần Nông, Kinh Dương vương sống ở Phong Châu Hà Nội, Thuận Thành Bắc Ninh. Từ khảo sát hơn trăm cốt sọ thời Đồ Đá tới thời Kim khí được phát hiện ở Đông Nam Á (Việt Nam chiếm 70 mẫu), Giáo sư Nguyễn Đình Khoa trong cuốn Nhân chủng học Đông Nam Á (NXB DH&THCN. H,1983) xác nhận: “Suốt thời Đồ đá, dân cư ở Việt Nam và Đông Nam Á gồm hai chủng Indonesian và Melanesian, đều thuộc loại hình Australoid” Do 4879 năm trước trên đất nước ta thuộc Thời Đồ đá, chỉ có người Australoid nên mặc nhiên, Kinh Dương Vương nếu sống ở nước ta thời đó cũng là người Australoid. Hệ quả là, một người mang gen Australoid không thể sinh ra người mang gen Mongoloid phương Nam. Điều này có nghĩa, các vị không thể là tổ tiên người Việt! Lý do thứ ba: không có di tích kinh đô. Nói tới kinh đô cổ mặc nhiên phải nói tới di tích của thành trì, khu dân cư. Ở Phong Châu không hề thấy dấu vết nào như vậy. Tài liệu khảo cổ của vùng chỉ phát hiện những ngôi mộ dân thường, kèm theo tiền Ngũ thù thời Hán của những thế kỷ đầu Công Nguyên. Trong khi đó, ở vùng Thái Hồ Nam Dương Tử, từ năm 1936 phát hiện văn hóa Lương Chử có địa giới tương đương với nước Xích Quỷ. Kinh đô Lương Chử hình chữ nhật gần tròn, rộng 3.000.000 m2, vẫn còn di tích hai bức thành dài 1700 m và 1500 m, có đáy rộng 60 m, cao 40 m và mặt thành 40 m. Một quốc gia rộng lớn như Văn Lang mà kinh đô Phong Châu không có thành lũy thì vua quan, quân đội đóng ở chỗ nào? Lý do thứ tư: vào thời của Kinh Dương Vương, vùng Bắc Ninh, Hà Nội còn chìm trong biển nước. Sách cổ ghi Phục Hy sống khoảng 4000 năm TCN, Thần Nông khoảng 3080 năm TCN và Kinh Dương Vương 2879 năm TCN. Trong khi đó, khảo cổ học đồng bằng sông Hồng cho thấy: “Vào thời kỳ đồ đồng (2000-700 năm TCN) đang trong giai đoạn biển thoái Radrian, lúc này các thùy châu thổ của đồng bằng châu thổ sông Hồng đã được hình thành và được mở rộng dần về phía biển đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cư dân cổ chuyển dần xuống định cư tại các vùng đất thấp hơn. Từ giai đoạn Phùng Nguyên đến Đồng Đậu và Gò Mun, chúng ta có thể thấy rõ sự phân bố của các di tích có sự dịch chuyển dần xuống các vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Thời đại đồ sắt- văn hóa Đông Sơn 2700-1800 cách nay Trong giai đoạn này, mực nước biển cũng có sự dao động, đầu tiên là mực nước biển dâng lên và đến giai đoạn khoảng 2000 năm, mực nước biển lại rút dần. Diện phát triển và phân bố của văn hoá Đông Sơn lớn rộng hơn, đông đặc hơn các di tích tiền Đông Sơn, trong giai đoạn sớm các di tích phân bố chủ yếu ở vùng rìa cao của đồng bằng châu thổ. Trong quá trình phát triển, nó tràn đến cả những vùng thấp, trũng. Những nơi cư trú của thời này có quy mô to lớn hơn trước, nhiều di tích lại tập trung thành từng nhóm, cụm xung quanh một khối cư trú tạo thành các trung tâm như trung tâm Vinh Quang, Cổ Loa, Phú Lương, Việt Khê...”[2] Như vậy, phải tới thời kỳ văn hóa Đông Sơn muộn, khoảng 200 năm TCN, con người mới tụ cư tại Kẻ Ốc (Cổ Loa) mà Vân Nội gần đó không phải là một di chỉ khảo cổ. Điều này có nghĩa là, vào năm 2879 TCN, cả vùng Hà Đông, Bắc Ninh còn chìm trong nước sâu của vịnh Hà Nội. Làm cách nào Kinh Dương Vương dựng được kinh đô trên biển nước mênh mông? Vào thời điểm sớm nhất con người đến sống trên vùng đất này, khoảng 200 năm TCN thì Kinh Dương Vương đã chết được hơn 2600 năm. Vậy tìm đâu xương cốt Ngài đem về đây cải táng? III. Lý giải về những ngôi mộ được cho là của Kinh Dương Vương. Khi châu thổ sông Hồng được bồi tụ, người từ Thanh Nghệ kéo ra, từ Đồng Đậu Phú Thọ xuống rồi người Việt từ nam Trung Quốc trở về. Người trở về mang theo những kỷ niệm từ đất tổ Núi Thái - Trong Nguồn phía Nam Hoàng Hà Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra cùng những câu chuyện về Thần Nông, Kinh Dương Vương, nước Xích Quỷ, cha rồng mẹ tiên và một bọc trăm trứng… Những câu chuyện xa xưa đã thành truyền thuyết lưu truyền trong ký ức nhân dân một cách bền bỉ. Từ thời Trần, những câu chuyện như vậy được ghi lại trong sách Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh… càng hun dúc tâm trí người dân nhớ tới cội nguồn. Có thể những kịch bản như sau đã xảy ra: Tại vùng Vân Nội Hà Đông, một lúc nào đó, do lòng kính ngưỡng tổ tiên thôi thúc, các già làng bàn nhau, chọn cuộc đất đẹp đắp ngôi mộ gió của Thủy tổ Kinh Dương Vương để bái vọng. Truy từ sách vở ngày mất của Tổ rồi hàng năm theo lệ tế lễ. Một phần do việc làm này, văn hóa cùng phong tục tập quán của làng trở nên tốt đẹp hơn. Tiếng lành đồn xa, người trong vùng quy tụ tới nơi thờ Tổ. Cũng do vậy, việc làm ăn của người dân phát đạt hơn. Do kinh tế khá lên, các vị già làng huy động công đức của bá tánh chỉnh trang mộ và xây đền thờ… Khoảng năm 1840, một số vị có chữ trong làng, dựa vào truyền ngôn và sách vở tạo ra sách Cổ Lôi ngọc phả truyền lại. Còn ở thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh sự việc có thể như sau: Do vị trí của mình, từ trước Công nguyên, Liên Lâu sớm trở thành nơi đô hội sầm uất với những chùa chiền được xây dựng rồi là nơi đóng trị sở của chính quyền đô hộ. Do vậy kinh tế và văn hóa ngày càng thịnh vượng. Còn ở vùng Á Lữ thì do bên sông Đuống hung hãn nên được khai thác muộn hơn. Tài liệu lịch sử còn ghi: “Dưới triều Lê sơ những con đê lớn hơn được đắp mới và tôn tạo trên hai bờ sông Nhị Hà được xem là sự can thiệp vào tự nhiên quá giới hạn cho phép, kết quả là sông Hồng trở nên hung dữ, đã vỡ và gây ngập lụt triền miên trong thời nhà Nguyễn, và lúc đó đã có nhiều ý kiến đề nghị xem xét vấn đề bỏ hay giữ đê. Trước năm 1837, Nguyễn Công Trứ đã đề xuất giải pháp nắn chỉnh, khai đào đoạn khởi đầu sông Đuống (tức sông Thiên Đức thời bấy giờ), chuyển cửa nhận nước từ sông Hồng dịch về phía thượng nguồn, giúp cho việc phân lũ sông Hồng được thuận lợi. Nhưng phải sang thời Tự Đức ý tưởng đó mới được thực hiện một phần và được hoàn chỉnh thêm trong thời Pháp thuộc. Từ đó, sông Đuống trở thành đường thoát lũ quan trọng nhất của sông Hồng.” [3] Có thể là tới cuối thời Lê, cũng do thôi thúc của tâm linh, các già làng Á Lữ bàn nhau chọn đất đắp ngôi mộ của Thủy tổ Kinh Dương Vương. Sau đó, do kinh tế trù phú lên, các cụ xây lăng, dựng đền thành nơi thờ tự sầm uất. Nằm trong cảnh quan vùng Liên Lâu, theo thời gian, khu lăng mộ và đền Á Lữ trở nên thắng tích nổi tiếng. Năm Gia Long thứ 10, nhận được sắc phong của triều đình. Từ đó tới nay, việc thờ tự được người dân duy trì. Năm tháng qua đi, người đời sau vì không biết nguyên do xuất hiện của ngôi mộ mà chỉ thấy lăng mộ, đền thờ cổ linh thiêng nên lầm tưởng đó chính là nơi an nghỉ của Thủy tổ. Cũng có sự thực là, từ gần 5000 năm trước, Tổ Kinh Dương Vương đã yên nghỉ ở kinh đô Lương Chử với lăng tẩm rồi đền đài uy nghiêm. Nhưng thời gian trôi, vật đổi sao dời, đất bao lần thay chủ. Lăng mộ, đền đài hoang phế, mất dấu. Hồn thiêng của tổ tiên dù ở nơi cực lạc nhưng khi muốn cũng không có nơi tìm về. Từ khi những ngôi mộ gió thành tạo, lòng kính ngưỡng của con cháu thấu tới cõi linh thiêng. Theo phong tục người Việt, con cháu đâu, ông bà ở đấy, tổ tiên vui lòng nên cũng về với con cháu trong những ngày lễ trọng. Có thể, một vài nhà ngoại cảm, với khả năng đặc biệt, giao tiếp được với tổ tiên đã củng cố thêm lòng tin cho dân… Chúng tôi cho rằng, dù chỉ là những ngôi mộ gió được đắp để bái vọng tổ tiên thì việc hiện diện của những ngôi mộ và lăng rồi đền thờ là điều vô cùng quý giá. Nó thể hiện bản thể tốt đẹp của văn hóa Việt tộc biết uống nước nhớ nguồn, thờ kính tổ tiên. Đó cũng là di sản vật chất giúp cho ổn cố tâm linh, gắn kết cộng đồng dân tộc. Vì vậy nhiệm vụ của chúng ta cùng con cháu là phải nối tiếp công việc của tiền nhân giữ gìn, tôn tạo những cố tích thiêng liêng quý giá này. Mặt khác, cũng cần công khai với con cháu và du khách: đấy là những ngôi mộ, ngôi đền mà tiền nhân chúng tôi đựng lên để từ xa bái vọng tổ tiên, những người từ Việt Nam đi lên khai phá đất Trung Hoa, sau đó trở về sinh thành dân tộc chúng tôi. Cần minh bạch như vậy để một mặt tránh sự u mê ngu tín của những người vô minh. Mặt khác cũng giải tỏa sự hoài nghi của những người chưa hiểu biết tường tận. Danh có chính ngôn mới thuận là vậy! Sài Gòn, 2 tháng 11 năm 2015 Tài liệu tham khảo: 1. Trần Đại Sĩ. Về Thiên-đài nơi tế cáo của vua Minh. http://www.vietnamvanhien.net/NuiNguLinh.pdf 2. Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam. Khảo cổ đồng bằng sông Hồng http://caf.vass.gov.vn/noidung/nghiencuukhoahoc/Lists/NghienCuuKhoaHoc/view_detail.aspx?iDCapCoQuan=47&ItemID=1714 3. Wikipedia: Việc đắp đê sông Hồng ===================== Vào những cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Khi tôi bắt đầu viết sách trình bày luận điểm về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, có một người đem đến cho tôi một cuốn sách mỏng. Tôi quên tên tác giả, chỉ nhớ là ông này chính là người sáng tạo cái logo đền Hùng. Người cho sách khuyên tôi nên lấy những tư liệu trong cuốn sách này để viết, sẽ có nhiều "chứng cứ thuyết phục". Mà một trong những "chứng cứ thuyết phục" trong cuốn sách chính là mộ Lạc long Quân. Anh ta khuyên tôi đây là chứng cứ "di vật khảo cổ" quan trọng. Trước khi tôi cảm ơn lòng tốt của anh ta, tôi nhìn kỹ mặt anh ta xem có phải là một tên khiêu khích không? Thấy anh ta thật thà và tỏ ra chân tình, tôi mới cảm ơn lòng tốt và mời uống trà. Nhưng cuốn sách tôi chỉ xem lướt qua và chẳng bao giờ đọc lần thứ hai. Tất nhiên tôi chẳng ngu gì tạo kẽ hở cho "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" đốn mạt, xưng xưng phủ nhận cội nguồn dân tộc của chính họ. có cớ để công kích luận điểm của tôi. Quan điểm của tôi nhất quán, trước sau như một, xác định rằng: Di vật khảo cổ cùng tất cả những di sản khác, đều không phải là chứng cứ duy nhất chứng minh cho một hệ thống luận điểm nhân danh khoa học. Những di sản và di vật đó, chỉ là những thực tại khách quan vô cảm. Nên nó cần một hệ thống luận cứ phù hợp với tiêu chí khoa học , cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng. Trong đó, mô tả được sự tồn tại của những di vật và di sản đó một cách hợp lý trong hệ thống chứng minh cho chân lý. Bởi vậy, việc tồn tại của những những ngôi mộ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và những truyền thuyết mô tả với những địa danh ở đồng bằng sông Hồng , chỉ là những ngôi mộ gió, được tổ tiên ta lập ra để thế hệ sau nhớ về cội nguồn. Tục lập mộ gió còn tồn tại đến bây giờ trong văn hóa truyền thống Việt. Nó không phản ánh bản chất cội nguồn địa sử của dân tộc Việt Nam có xuất xứ từ đây. Bởi vậy, việc tồn tại của những những ngôi mộ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và những truyền thuyết mô tả với những địa danh ở đồng bằng sông Hồng , chỉ là những ngôi mộ gió, được tổ tiên ta lập ra để thế hệ sau nhớ về cội nguồn. Tục lập mộ gió còn tồn tại đến bây giờ trong văn hóa truyền thống Việt. Nó không phản ánh bản chất cội nguồn địa sử của dân tộc Việt Nam có xuất xứ từ đây. Nhưng chính những ngôi mộ gió và nhựng địa danh liên quan tồn tại ở Bắc Việt Nam, đã nhắc nhở đến một thời huy hoàng của Việt tộc ở miền nam sông Dương Tử. Và khi nền văn minh Văn Lang sụp đổ, tổ tiên ta di cư xuống Bắc Việt Nam, đã đem theo những di sản văn hóa sử xuống vùng đất này. Đất nước Việt Nam hiện nay là nơi rút lui cuối cùng của Việt tộc, khi nền văn minh Việt sụp đổ từ hơn 2000 năm trước..
    1 like
  9. Có tướng quân - tuyệt, và vào âm cung thì là cùng mẹ, dương cung thì là cùng cha. Bạn nên đọc sách Tử vi đẩu số tân biên của cụ Vân đằng Thái thứ lang, sẽ có căn bản.
    1 like
  10. 1 like