-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 10/08/2016 in Bài viết
-
VỀ NHỮNG NGÔI MỘ CỦA KINH DƯƠNG VƯƠNG TRÊN ĐẤT VIỆT NAM Hà Văn Thùy I.Điểm một vài thông tin Vào mạng tra mục từ “mộ Kinh Dương Vương” dễ dàng gặp những thông tin sau: -“Rất nhiều người không biết rằng, ngôi mộ Kinh Dương Vương, thủy tổ nước Việt nằm ngay bên bờ sông Đuống, thuộc thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Mộ giản dị, đắp trên một gò đất nhìn ra bờ sông, xung quanh là những cây cổ thụ quanh năm xanh tốt. Nhân dân không xây thành lăng mà chỉ xây cao lên bằng gạch cổ, có mái nhỏ che mưa nắng. Rêu xanh màu thời gian. …Điều quan trọng là ngôi mộ nằm ở trung tâm thời dựng nước, từng là một thánh địa do chính Kinh Dương Vương chọn. Trên đường đi kinh lý, qua trang Phúc Khang, bộ Vũ Ninh (nay là), nhận ra thế đất quý, có tứ linh long, ly, quy, phượng, có sông núi bao quanh, rồng chầu, hổ phục, ngài đã đem những cư dân Việt cổ quy tụ về lập nên xóm làng đầu tiên.” (http://khoahoc.tv/khampha/kham-pha/50784_di-tim-mo-to-kinh-duong-vuong.aspx) - “Điều vô cùng quý giá của quần thể di tích là còn bảo lưu được kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như: thần phả, sắc phong, bia đá, hoành phi, câu đối, tín ngưỡng, lễ hội: Tại lăng mộ Kinh Dương Vương còn bảo lưu được tấm bia đá ghi rõ “Kinh Dương Vương lăng”, niên đại “Minh Mệnh nhị thập nhất niên” (1840). Tại đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ, hiện còn bảo lưu được nhiều cổ vật quý giá như: ngai bài vị, thần phả, sắc phong, văn tế, hoành phi, câu đối. Hệ thống hoành phi, câu đối phản ánh ca ngợi về người được thờ như: “ Nam bang thủy tổ” (Thủy tổ nước Nam), “ Nam tổ miếu” (Miếu tổ nước Nam)… Đặc biệt là 15 đạo sắc phong của các triều vua phong cho người được thờ là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ, với các niên đại như sau: 1 đạo Gia Long 9 (1810), 1 đạo Minh Mệnh 2 (1821), 2 đạo Thiệu Trị 2 (1842), 2 đạo Thiệu Trị 6 (1846), 2 đạo Tự Đức 3 (1850), 1 đạo Tự Đức 33 (1880), 2 đạo Đồng Khánh 2 (1887), 1 đạo Duy Tân 3 (1909) và 2 đạo Khải Định 9 (1924). Đền thờ Kinh Dương Vương ở thôn Á Lữ -Thật là tự hào, chúng ta có nhà nước Cực Lạc, Hồng Bàng, Xích Quỷ (sao Quỷ Đỏ ở phương Nam), Văn Lang, Nam Việt, Vạn Xuân, Đại Việt, Đại Ngu, Việt nam với Văn minh lúa nước và thuần phục trâu cấy cầy....từ thời Vua Phục Hy và Thần Nông của nhà nước Cực Lạc. Đóng đô ở Thạch Thất Hà nội Kinh Dương Vương được Vua Cha Đế Minh giao cai quản nước Xích Quỷ, từ phía Nam sông Dương Tử. Xích là đỏ, Quỷ là sao Quỷ (nằm trong nhị thập Bát Tú). Thời kỳ này là khoảng 2879 năm trước công nguyên (cách 2013 là 4892 năm) Lạc Long Quân lấy Mẫu Thoải Âu Cơ, Đệ Tam Thánh Mẫu, đẻ ra 100 trứng ở Đền Lăng Xương, Thanh Thuỷ, Phú Thọ. Nơi đây có suối nước nóng của đứt gẫy vỏ trái đất, nhận Địa khí, gần với Ba vì, nơi nhận được Thiên khí. Các con theo Cha xuống biển ở Hà Đông, theo Mẹ lên núi ở Việt trì, Phú Thọ. Người con cả được phong là Vua Hùng. Chúng ta có 108 Vua Hùng (18 Vua Hùng ghi trong sử sách là những người có công mở cõi). Đền Thờ các Vua Hùng, mộ các Vua Hùng, các Mẫu....đều nằm ở Kinh đô cổ Phong Châu, Vân nội, Hà Đông. -Kinh đô cổ của các nhà nước Cực Lạc, Hồng Bàng, Lạc Việt, Văn Lang, còn nằm ở các Huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Ứng Hoà, Hà Đông...Phố Xốm, Vân Nội, Hà Đông chính là Phong Châu cổ, Kinh đô của Vua Hùng Tinh hoa văn hóa Việt với tư duy minh triết .GS-TSKH-VS Nguyễn Xuân Trường Tiến; Chủ tịch Hội Cơ Học Đất và Địa Kỹ thuật Công Trình Việt nam, VSSMGE. http://nguyenngocson.vn/?module=news_detail&cat_id=12&id=453 -Kinh Dương Vương húy Nguyễn Lộc Tục tự Phúc Lộc (đổi họ Thần Nông thành họ Hồng Bàng) là con trai trưởng của Thái Khương Công- Nguyễn Minh Khiết và bà Đỗ Quý Thị- Hương Vân Cái Bồ Tát. Chồng lấy vợ hai, mẹ con bị bạc đãi. Bà Đỗ Quý Thị giận, đem Lộc Tục vào núi Hòa Bình tu. Nhiều năm cụ tu ở Động Tiên, huyện Lạc Thủy- Hòa Bình. Cụ cùng tám người em trai nuôi dạy con trai là Nguyễn Lộc Tục. Lớn lên Lộc Tục đánh thắng giặc Gạc Ma được cha Nguyễn Minh Khiết phong Thánh Tổ làm vua hiệu Kinh Dương Vương. Ngài lập kinh đô ở bến Ong, làng Vân Lôi (Kẻ Xốm) đặt tên nước là Xích Quỷ. Ngài sinh ngày 17- 8. Mất ngày 25- 12. Mộ táng tại chỗ giáp ranh hai làng Quang Lâm và Vân Nội- Thanh Oai- Hà Nội ngày nay. Đền thờ ngài 24 tòa xây tại 24 làng. Đạo Của Tổ Tiên Việt. MAI THỤC http://newvietart.com/index3.5181.html Những thông tin trên cho thấy, ít nhất trên đất nước ta có hai nơi được cho là có mộ của Kinh Dương Vương. Cố nhiên, một câu hỏi nảy sinh: một người sao lại có tới hai ngôi mộ? Từ đó dẫn tới sự hoài nghi về tính xác thực của những ngôi mộ này. Đành rằng, mộ thủy tổ là thiêng liêng nhưng khi sự hoài nghi xuất hiện sẽ gây hậu quả khó lường! Vì vậy cần được làm rõ: thực sự đó có phải là mộ của Ngài không? II. Những lý do cho thấy không thể có mộ của Kinh Dương Vương trên đất Việt Nam Từ khảo cứu nhiều nguồn tài liệu, chúng tôi xin trình ra những lý do khẳng định không thể có mộ Kinh Dương Vương trên đất Việt Nam Lý do thứ nhất: dựa vào thư tịch. - Cuốn sách sớm nhất nói tới Phục Hy, Thần Nông là Kinh Dịch, do Khổng Tử san định vào cuối thời Xuân Thu, cách nay gần 2500 năm. Kinh Dịch viết: “Họ Bào Hy mất, họ Thần Nông xuất hiện, dạy dân lấy gỗ đẽo cày, họp chợ. Tất cả đều lấy hứng tứ quẻ Ích.” -Theo Từ Hải thì Phục Hy còn có tên là Bào Hy, Thái Hạo v.v. . . là một trong ba ông vua thời Thái cổ, hai ông kia là Toại Nhân, Thần Nông. Phục Hy dạy dân săn bắn, đánh cá, nuôi súc vật, tạo ra Bát quái và thư khế (văn tự, khế ước). Có sách nói Phục Hy sống ở thế kỷ 43 TCN. -Trong tài liệu Về Thiên-đài nơi tế cáo của vua Minh, bác sĩ Trần Đại Sĩ ghi cuộc điều tra điền dã của ông như sau: “Thiên-đài là ngọn đồi nhỏ, cao 179m, đỉnh tròn có đường thoai thoải đi lên. Trên đỉnh có ngôi chùa nhỏ, nay để hoang… Tại thư viện Hồ-nam tôi tìm được một tài liệu rất cũ, giấy hoen ố, nhưng chữ viết như phượng múa rồng bay, gồm 60 trang. Đầu đề ghi: “Thiên-đài di sự lục. Trinh-quán tiến sĩ Chu Minh-Văn soạn.” Trinh-quán là niên hiệu của vua Đường Thái-Tông, từ năm Đinh-Hợi (627) đến Đinh-Mùi (647) nhưng không biết Chu đỗ tiến-sĩ năm nào ? Tuy sách do Chu Minh-Văn soạn, nhưng dường như bản nguyên thủy không còn. Bản này do người sau sao chép lại vào đời Thanh Khang-Hy. Nội dung sách có ba phần. Phần của Chu Minh-Văn soạn, phần chép tiếp theo Chu Minh-Văn, của một sư ni tên Đàm-Chi, không rõ chép vào bao giờ. Phần thứ ba chép pháp danh các vị trụ trì từ khi lập chùa tới thời Khang-Hy (1662-1772). Tài liệu Chu Minh-Văn cũng nhắc lại việc vua Minh đi tuần thú phương Nam, kết hôn với nàng tiên sinh ra Lộc Tục. Vua lập đàn tại núi này để tế cáo trời đất, vì vậy đài cũng mang tên Thiên-đài núi cũng mang tên Thiên-đài sơn. Minh-Văn còn kể thêm : « Cổ thời trên đỉnh núi chỉ có Thiên-đài thờ vua Đế Minh, vua Kinh-Dương. Đến thời Đông-Hán, một tướng của vua Bà tên Đào Hiển-Hiệu được lệnh rút khỏi Trường-sa. Khi rút tới Quế-dương ông cùng nghìn quân lên Thiên-đài lễ, nghe người giữ đền kể sự tích xưa. Ông cùng quân sĩ nhất định tử chiến, khiến Lưu Long thiệt mấy vạn người mới chiếm được núi. Về đời Đường để xóa vết tích Việt-Hoa cùng Nam Bắc, các quan được sai sang đô hộ Lĩnh-Nam mới cho xây chùa tại đây ».[1] Tài liệu này là chứng cứ cho thấy truyền thuyết Đế Minh tuần thú phương Nam, tới núi Thiên Đài lập đàn tế cáo trời đất xuất hiện từ xa xưa và phổ biến ở vùng Giang Nam. Đó cũng là thêm bằng chứng về việc ra đời nước Xích Quỷ. Trong khi đó, những người chủ trương Châu Phong Hà Đông là kinh đô và nơi an nghỉ của Phục Hy, Thần Nông, Kinh Dương Vương chỉ dựa vào cuốn Cổ Lôi ngọc phả truyền thư, xuất hiện quá mới, khoảng giữa thế kỷ XIX, lại đầy mâu thuẫn mà nhiều người chỉ ra là ngụy thư, có đáng tin không? Ngay với ngôi mộ ở Thuận Thành Bắc Ninh, dù có thần tích, bia ký rồi sắc phong thì tất cả cũng đều quá mới, không có giá trị sử liệu xác nhận đó thực sự là mộ của Kinh Dương Vương. Lý do thứ hai: Cho rằng các vị Phục Hy, Thần Nông, Kinh Dương vương sống ở Phong Châu Hà Nội, Thuận Thành Bắc Ninh. Từ khảo sát hơn trăm cốt sọ thời Đồ Đá tới thời Kim khí được phát hiện ở Đông Nam Á (Việt Nam chiếm 70 mẫu), Giáo sư Nguyễn Đình Khoa trong cuốn Nhân chủng học Đông Nam Á (NXB DH&THCN. H,1983) xác nhận: “Suốt thời Đồ đá, dân cư ở Việt Nam và Đông Nam Á gồm hai chủng Indonesian và Melanesian, đều thuộc loại hình Australoid” Do 4879 năm trước trên đất nước ta thuộc Thời Đồ đá, chỉ có người Australoid nên mặc nhiên, Kinh Dương Vương nếu sống ở nước ta thời đó cũng là người Australoid. Hệ quả là, một người mang gen Australoid không thể sinh ra người mang gen Mongoloid phương Nam. Điều này có nghĩa, các vị không thể là tổ tiên người Việt! Lý do thứ ba: không có di tích kinh đô. Nói tới kinh đô cổ mặc nhiên phải nói tới di tích của thành trì, khu dân cư. Ở Phong Châu không hề thấy dấu vết nào như vậy. Tài liệu khảo cổ của vùng chỉ phát hiện những ngôi mộ dân thường, kèm theo tiền Ngũ thù thời Hán của những thế kỷ đầu Công Nguyên. Trong khi đó, ở vùng Thái Hồ Nam Dương Tử, từ năm 1936 phát hiện văn hóa Lương Chử có địa giới tương đương với nước Xích Quỷ. Kinh đô Lương Chử hình chữ nhật gần tròn, rộng 3.000.000 m2, vẫn còn di tích hai bức thành dài 1700 m và 1500 m, có đáy rộng 60 m, cao 40 m và mặt thành 40 m. Một quốc gia rộng lớn như Văn Lang mà kinh đô Phong Châu không có thành lũy thì vua quan, quân đội đóng ở chỗ nào? Lý do thứ tư: vào thời của Kinh Dương Vương, vùng Bắc Ninh, Hà Nội còn chìm trong biển nước. Sách cổ ghi Phục Hy sống khoảng 4000 năm TCN, Thần Nông khoảng 3080 năm TCN và Kinh Dương Vương 2879 năm TCN. Trong khi đó, khảo cổ học đồng bằng sông Hồng cho thấy: “Vào thời kỳ đồ đồng (2000-700 năm TCN) đang trong giai đoạn biển thoái Radrian, lúc này các thùy châu thổ của đồng bằng châu thổ sông Hồng đã được hình thành và được mở rộng dần về phía biển đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cư dân cổ chuyển dần xuống định cư tại các vùng đất thấp hơn. Từ giai đoạn Phùng Nguyên đến Đồng Đậu và Gò Mun, chúng ta có thể thấy rõ sự phân bố của các di tích có sự dịch chuyển dần xuống các vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Thời đại đồ sắt- văn hóa Đông Sơn 2700-1800 cách nay Trong giai đoạn này, mực nước biển cũng có sự dao động, đầu tiên là mực nước biển dâng lên và đến giai đoạn khoảng 2000 năm, mực nước biển lại rút dần. Diện phát triển và phân bố của văn hoá Đông Sơn lớn rộng hơn, đông đặc hơn các di tích tiền Đông Sơn, trong giai đoạn sớm các di tích phân bố chủ yếu ở vùng rìa cao của đồng bằng châu thổ. Trong quá trình phát triển, nó tràn đến cả những vùng thấp, trũng. Những nơi cư trú của thời này có quy mô to lớn hơn trước, nhiều di tích lại tập trung thành từng nhóm, cụm xung quanh một khối cư trú tạo thành các trung tâm như trung tâm Vinh Quang, Cổ Loa, Phú Lương, Việt Khê...”[2] Như vậy, phải tới thời kỳ văn hóa Đông Sơn muộn, khoảng 200 năm TCN, con người mới tụ cư tại Kẻ Ốc (Cổ Loa) mà Vân Nội gần đó không phải là một di chỉ khảo cổ. Điều này có nghĩa là, vào năm 2879 TCN, cả vùng Hà Đông, Bắc Ninh còn chìm trong nước sâu của vịnh Hà Nội. Làm cách nào Kinh Dương Vương dựng được kinh đô trên biển nước mênh mông? Vào thời điểm sớm nhất con người đến sống trên vùng đất này, khoảng 200 năm TCN thì Kinh Dương Vương đã chết được hơn 2600 năm. Vậy tìm đâu xương cốt Ngài đem về đây cải táng? III. Lý giải về những ngôi mộ được cho là của Kinh Dương Vương. Khi châu thổ sông Hồng được bồi tụ, người từ Thanh Nghệ kéo ra, từ Đồng Đậu Phú Thọ xuống rồi người Việt từ nam Trung Quốc trở về. Người trở về mang theo những kỷ niệm từ đất tổ Núi Thái - Trong Nguồn phía Nam Hoàng Hà Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra cùng những câu chuyện về Thần Nông, Kinh Dương Vương, nước Xích Quỷ, cha rồng mẹ tiên và một bọc trăm trứng… Những câu chuyện xa xưa đã thành truyền thuyết lưu truyền trong ký ức nhân dân một cách bền bỉ. Từ thời Trần, những câu chuyện như vậy được ghi lại trong sách Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh… càng hun dúc tâm trí người dân nhớ tới cội nguồn. Có thể những kịch bản như sau đã xảy ra: Tại vùng Vân Nội Hà Đông, một lúc nào đó, do lòng kính ngưỡng tổ tiên thôi thúc, các già làng bàn nhau, chọn cuộc đất đẹp đắp ngôi mộ gió của Thủy tổ Kinh Dương Vương để bái vọng. Truy từ sách vở ngày mất của Tổ rồi hàng năm theo lệ tế lễ. Một phần do việc làm này, văn hóa cùng phong tục tập quán của làng trở nên tốt đẹp hơn. Tiếng lành đồn xa, người trong vùng quy tụ tới nơi thờ Tổ. Cũng do vậy, việc làm ăn của người dân phát đạt hơn. Do kinh tế khá lên, các vị già làng huy động công đức của bá tánh chỉnh trang mộ và xây đền thờ… Khoảng năm 1840, một số vị có chữ trong làng, dựa vào truyền ngôn và sách vở tạo ra sách Cổ Lôi ngọc phả truyền lại. Còn ở thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh sự việc có thể như sau: Do vị trí của mình, từ trước Công nguyên, Liên Lâu sớm trở thành nơi đô hội sầm uất với những chùa chiền được xây dựng rồi là nơi đóng trị sở của chính quyền đô hộ. Do vậy kinh tế và văn hóa ngày càng thịnh vượng. Còn ở vùng Á Lữ thì do bên sông Đuống hung hãn nên được khai thác muộn hơn. Tài liệu lịch sử còn ghi: “Dưới triều Lê sơ những con đê lớn hơn được đắp mới và tôn tạo trên hai bờ sông Nhị Hà được xem là sự can thiệp vào tự nhiên quá giới hạn cho phép, kết quả là sông Hồng trở nên hung dữ, đã vỡ và gây ngập lụt triền miên trong thời nhà Nguyễn, và lúc đó đã có nhiều ý kiến đề nghị xem xét vấn đề bỏ hay giữ đê. Trước năm 1837, Nguyễn Công Trứ đã đề xuất giải pháp nắn chỉnh, khai đào đoạn khởi đầu sông Đuống (tức sông Thiên Đức thời bấy giờ), chuyển cửa nhận nước từ sông Hồng dịch về phía thượng nguồn, giúp cho việc phân lũ sông Hồng được thuận lợi. Nhưng phải sang thời Tự Đức ý tưởng đó mới được thực hiện một phần và được hoàn chỉnh thêm trong thời Pháp thuộc. Từ đó, sông Đuống trở thành đường thoát lũ quan trọng nhất của sông Hồng.” [3] Có thể là tới cuối thời Lê, cũng do thôi thúc của tâm linh, các già làng Á Lữ bàn nhau chọn đất đắp ngôi mộ của Thủy tổ Kinh Dương Vương. Sau đó, do kinh tế trù phú lên, các cụ xây lăng, dựng đền thành nơi thờ tự sầm uất. Nằm trong cảnh quan vùng Liên Lâu, theo thời gian, khu lăng mộ và đền Á Lữ trở nên thắng tích nổi tiếng. Năm Gia Long thứ 10, nhận được sắc phong của triều đình. Từ đó tới nay, việc thờ tự được người dân duy trì. Năm tháng qua đi, người đời sau vì không biết nguyên do xuất hiện của ngôi mộ mà chỉ thấy lăng mộ, đền thờ cổ linh thiêng nên lầm tưởng đó chính là nơi an nghỉ của Thủy tổ. Cũng có sự thực là, từ gần 5000 năm trước, Tổ Kinh Dương Vương đã yên nghỉ ở kinh đô Lương Chử với lăng tẩm rồi đền đài uy nghiêm. Nhưng thời gian trôi, vật đổi sao dời, đất bao lần thay chủ. Lăng mộ, đền đài hoang phế, mất dấu. Hồn thiêng của tổ tiên dù ở nơi cực lạc nhưng khi muốn cũng không có nơi tìm về. Từ khi những ngôi mộ gió thành tạo, lòng kính ngưỡng của con cháu thấu tới cõi linh thiêng. Theo phong tục người Việt, con cháu đâu, ông bà ở đấy, tổ tiên vui lòng nên cũng về với con cháu trong những ngày lễ trọng. Có thể, một vài nhà ngoại cảm, với khả năng đặc biệt, giao tiếp được với tổ tiên đã củng cố thêm lòng tin cho dân… Chúng tôi cho rằng, dù chỉ là những ngôi mộ gió được đắp để bái vọng tổ tiên thì việc hiện diện của những ngôi mộ và lăng rồi đền thờ là điều vô cùng quý giá. Nó thể hiện bản thể tốt đẹp của văn hóa Việt tộc biết uống nước nhớ nguồn, thờ kính tổ tiên. Đó cũng là di sản vật chất giúp cho ổn cố tâm linh, gắn kết cộng đồng dân tộc. Vì vậy nhiệm vụ của chúng ta cùng con cháu là phải nối tiếp công việc của tiền nhân giữ gìn, tôn tạo những cố tích thiêng liêng quý giá này. Mặt khác, cũng cần công khai với con cháu và du khách: đấy là những ngôi mộ, ngôi đền mà tiền nhân chúng tôi đựng lên để từ xa bái vọng tổ tiên, những người từ Việt Nam đi lên khai phá đất Trung Hoa, sau đó trở về sinh thành dân tộc chúng tôi. Cần minh bạch như vậy để một mặt tránh sự u mê ngu tín của những người vô minh. Mặt khác cũng giải tỏa sự hoài nghi của những người chưa hiểu biết tường tận. Danh có chính ngôn mới thuận là vậy! Sài Gòn, 2 tháng 11 năm 2015 Tài liệu tham khảo: 1. Trần Đại Sĩ. Về Thiên-đài nơi tế cáo của vua Minh. http://www.vietnamvanhien.net/NuiNguLinh.pdf 2. Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam. Khảo cổ đồng bằng sông Hồng http://caf.vass.gov.vn/noidung/nghiencuukhoahoc/Lists/NghienCuuKhoaHoc/view_detail.aspx?iDCapCoQuan=47&ItemID=1714 3. Wikipedia: Việc đắp đê sông Hồng ===================== Vào những cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Khi tôi bắt đầu viết sách trình bày luận điểm về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, có một người đem đến cho tôi một cuốn sách mỏng. Tôi quên tên tác giả, chỉ nhớ là ông này chính là người sáng tạo cái logo đền Hùng. Người cho sách khuyên tôi nên lấy những tư liệu trong cuốn sách này để viết, sẽ có nhiều "chứng cứ thuyết phục". Mà một trong những "chứng cứ thuyết phục" trong cuốn sách chính là mộ Lạc long Quân. Anh ta khuyên tôi đây là chứng cứ "di vật khảo cổ" quan trọng. Trước khi tôi cảm ơn lòng tốt của anh ta, tôi nhìn kỹ mặt anh ta xem có phải là một tên khiêu khích không? Thấy anh ta thật thà và tỏ ra chân tình, tôi mới cảm ơn lòng tốt và mời uống trà. Nhưng cuốn sách tôi chỉ xem lướt qua và chẳng bao giờ đọc lần thứ hai. Tất nhiên tôi chẳng ngu gì tạo kẽ hở cho "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" đốn mạt, xưng xưng phủ nhận cội nguồn dân tộc của chính họ. có cớ để công kích luận điểm của tôi. Quan điểm của tôi nhất quán, trước sau như một, xác định rằng: Di vật khảo cổ cùng tất cả những di sản khác, đều không phải là chứng cứ duy nhất chứng minh cho một hệ thống luận điểm nhân danh khoa học. Những di sản và di vật đó, chỉ là những thực tại khách quan vô cảm. Nên nó cần một hệ thống luận cứ phù hợp với tiêu chí khoa học , cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng. Trong đó, mô tả được sự tồn tại của những di vật và di sản đó một cách hợp lý trong hệ thống chứng minh cho chân lý. Bởi vậy, việc tồn tại của những những ngôi mộ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và những truyền thuyết mô tả với những địa danh ở đồng bằng sông Hồng , chỉ là những ngôi mộ gió, được tổ tiên ta lập ra để thế hệ sau nhớ về cội nguồn. Tục lập mộ gió còn tồn tại đến bây giờ trong văn hóa truyền thống Việt. Nó không phản ánh bản chất cội nguồn địa sử của dân tộc Việt Nam có xuất xứ từ đây. Bởi vậy, việc tồn tại của những những ngôi mộ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và những truyền thuyết mô tả với những địa danh ở đồng bằng sông Hồng , chỉ là những ngôi mộ gió, được tổ tiên ta lập ra để thế hệ sau nhớ về cội nguồn. Tục lập mộ gió còn tồn tại đến bây giờ trong văn hóa truyền thống Việt. Nó không phản ánh bản chất cội nguồn địa sử của dân tộc Việt Nam có xuất xứ từ đây. Nhưng chính những ngôi mộ gió và nhựng địa danh liên quan tồn tại ở Bắc Việt Nam, đã nhắc nhở đến một thời huy hoàng của Việt tộc ở miền nam sông Dương Tử. Và khi nền văn minh Văn Lang sụp đổ, tổ tiên ta di cư xuống Bắc Việt Nam, đã đem theo những di sản văn hóa sử xuống vùng đất này. Đất nước Việt Nam hiện nay là nơi rút lui cuối cùng của Việt tộc, khi nền văn minh Việt sụp đổ từ hơn 2000 năm trước..2 likes
-
Dùng lươn chữa viêm khớp dạng thấp Hỏi: Tôi bị viêm khớp dạng thấp đã nhiều năm. Đã đi chữa và uống nhiều loại thuốc, nhưng bệnh cải thiện rất ít. Gần đây tôi nghe nói, thịt lươn có tác dụng chữa viêm khớp dạng thấp rất tốt. Đề nghị "Thuốc vườn nhà" cho biết có đúng hay không? Cách sử dụng cụ thể như thế nào? Mai Hương, Hà Nội Đáp: Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid arthritis, viết tắt là RA) là một bệnh thường gặp, trong nhóm các bệnh về xương khớp mạn tính ở người lớn tuổi. Bệnh hay gặp ở độ tuổi từ 20-45, nữ giới bị mắc bệnh nhiều hơn nam giới (gấp khoảng 3,5 lần). Bệnh lý chủ yếu là viêm màng hoạt dịch và tổ chức quanh khớp không do nhiễm trùng. Chứng trạng lâm sàng chủ yếu là cứng khớp vào buổi sáng, sưng đau có tính đối xứng ở nhiều khớp nhỏ, co duỗi,cử động khó khăn. Các khớp thường bị tổn thương là khớp gần đầu các ngón tay, ở bàn tay, cổ tay, ngón chân, bàn chân, ... Khớp sưng to và đau, ấn vào đau tăng lên. Hiện tượng cứng khớp thường xuất hiện sau khi nghỉ ngơi, khi hoạt động giảm nhẹ. Bệnh diễn biến theo từng đợt, kéo dài lâu ngày, nặng dần, sẽ dẫn đến dính khớp, biến dạng khớp, cứng khớp, thậm chí tàn phế. Giai đoạn cuối, có thể liên lụy đến các cơ quan nội tạng khác, như viêm màng tim, viêm cơ tim, thoái hóa mô thận, viêm kết mặc mắt, ... Nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp vẫn chưa thể xác định chính xác. Hiện tại, Tây y thường coi là một "bệnh tự miễn" nghĩa là, vì một lý do nào đó, cơ thể tự sinh ra một loại "kháng nguyên", kháng nguyên đó kích thích cơ thể sản sinh ra một loại "kháng thể", và kháng thể này sẽ gây phản ứng miễn dịch tại các khớp, gây nên chứng viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp, thuộc phạm vi "Chứng tý", "Lịch tiết phong", "Hạc tất phong" trong Đông y học. Đông y cho rằng, viêm khớp dạng thấp là loại bệnh "bản hư tiêu thực" gốc hư ngọn thực. "Hư" là suy yếu, chủ yếu là Âm dương Khí huyết và các tạng Can, Thận, Tỳ bị suy tổn. "Thực" là tình trạng cơ thể bị các loại "tà khí" (tác nhân gây bệnh) phong hàn thấp xâm phạm vào, gây nghẽn tắc kinh mạch, làm cho Khí huyết bị hư tổn, Âm dương mất cân bằng, mà dẫn tới sưng đau, hạn chế vận động ở các khớp. Để chữa trị, có thể tiến hành theo 2 hướng, đó là "Biện chứng luận trị" và sử dụng "Nghiệm phương" (bài thuốc đã áp dụng có kết quả tốt). Dùng lươn để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp thuộc hướng thứ hai. Lươn là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, dân gian thường dùng làm thức ăn bổ dưỡng và người xưa coi lươn là "nhân sâm trong các loại thịt" (nhục trung nhân sâm). Lươn thường được dùng để chế biến các món ăn dưới nhiều hình thức, như miến lươn, cháo lươn, lươn xào sả ớt, ... Lươn còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Tác dụng làm thuốc của lươn được ghi chép sớm nhất trong bộ sách "Danh y biệt lục" của Đào Hoằng Cảnh (456-536). Theo Đông y: Thịt lươn có vị ngọt, tính ấm; vào 3 kinh Tỳ, Can và Thận. Có tác dụng bổ ích hư tổn, trừ phong thắng thấp, cường cân tráng cốt. Chủ trị người yếu mệt, đau nhức xương khớp do phong hàn, sản hậu lâm lịch (tiểu tiện nhỏ giọt đau buốt), trĩ sang xuất huyết, ... Sách "Nam dược thần hiệu" của Tuệ Tĩnh viết: Hoàng thiện là con lươn, vị ngọt, tính rất ấm, không độc, bổ trung ích khí, chữa băng huyết lậu huyết, khử thấp, trừ phong, ấm bụng. Còn sách "Lĩnh Nam bản thảo" của Hải Thượng Lãn Ông cũng có những nhận định tương tự, viết bằng những câu vè, về tính năng của con lươn như sau: "Hoàng thiện tên thường gọi con lươn Ấm nhiều không độc vị tươi ngọt Bổ trung ích khí chỉ lậu băng Đuổi thấp trừ phong bụng lạnh tốt” Sử dụng lươn để chữa trị các chứng viêm đau xương khớp là kinh nghiệm đã được lưu truyền lâu đời trong dân gian, nên sách thuốc Đông y mới thường viết rằng, thịt lươn có tác dụng "khử thấp", "trừ phong", "trừ phong thắng thấp", "cường cân tráng cốt", ... Trên thực tế, có thể sử dụng lươn để chữa viêm khớp dạng thấp theo một số cách sau: (1) Cách thứ nhất Chả lươn cuốn lá lốt: Thịt lươn khoảng 500g; lươn đem tuốt sạch nhớt, bỏ ruột, cắt nhỏ, đem ướp gừng, tỏi và muối tiêu; dùng lá lốt gói lại, nướng hoặc rán chín ăn (Kinh nghiệm dân gian Việt Nam). Theo Đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm. Có tác dụng ôn trung, tán hàn, chỉ thống (cắt cơn đau). Dùng trị phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại, ... Dân gian và Đông y Việt Nam thường sử dụng để chữa trị các chứng đau xương khớp do hàn thấp (lạnh ẩm); kết hợp với thịt lươn có tác dụng khử phong trừ thấp, thành Món ăn Bài thuốc có tác dụng chữa viêm khớp dạng thấp khá tốt. (2) Cách thứ hai: Dùng 4-6 con lươn loại to (mỗi con trên 500g), rượu trắng lượng thích hợp, trộn với lươn; sau đó hong khô, làm thịt lươn, bỏ nội tạng, sấy khô nghiền mịn, cất trong lọ nút kín dùng dần; ngày dùng 2 lần, mỗi lần 15g, hòa với chút rượu trắng uống, sau đó chiêu bằng nước đun sôi; hoặc có thể dùng bột lươn hòa vào cháo ăn; liệu trình 2 tháng. Có tác dụng trừ phong, thông kinh hoạt lạc, trừ đau nhức xương khớp do viêm khớp dạng thấp (Gia đình thực bổ dữ thực liệu). (3) Cách thứ ba: Dùng lươn non 500g, rượu trắng 1000ml; ngâm rượu uống ngày 2 lần (buổi chiều 1 lần, tối trước khi đi ngủ 1 lần), mỗi lần 20ml, uống xong xúc miệng; liệu trình 1 tháng. Dùng chữa viêm khớp dạng thấp đau nhức nhiều. Cách chế biến: Chuẩn bị sẵn 1 cái lọ rộng miệng, rửa sạch, hong khô, đổ sẵn rượu trắng vào. Lươn đem ngâm vào chậu nước sạch, thêm vài giọt dầu vừng vào khuấy đều, đậy nắp để lươn khỏi chui ra. Hôm sau vớt lươn ra, rửa lại bằng nước sạch, hong khô. Khoảng nửa giờ sau, bắt những con lươn còn sống, cho vào lọ rượu ngâm (những con bị chết thì bỏ đi không dùng). Nút kín lọ, để ở nơi tối, mát, ngâm sau một tháng là có thể sử dụng. Sau khi ngâm lần thứ nhất, có thể thêm 500ml rượu trắng, ngâm lần thứ 2, sau đó bỏ bã. Lươn non, còn gọi là "đồng tử thiện ngư", là lươn chưa trưởng thành, chưa giao phối, thân nhỏ chỉ bằng chiếc bút lông; còn gọi là "lươn quản bút"; loại lươn này tính ấm, có tác dụng hoạt huyết chỉ thống rất tốt. Đây là một món rượu thuốc chữa đau nhức xương khớp nổi tiếng, lưu truyền đã lâu đời trong dân gian ở vùng Giang Nam, Trung Quốc. Đối với chứng đau nhức gân cốt do viêm khớp dạng thấp, cũng như các dạng đau nhức khác, có tác dụng tương đối tốt. Lương y HUYÊN THẢO nguồn "Thuốc vườn nhà http://www.thuocvuonnha.com"1 like
-
Thôi ráng đi cháu ạ, năm tới bắt đầu vào vận tốt rồi mọi sự hanh thông công việc thăng tiến tài lộc dồi dào. Năm tới chắc cháu có mối tình đẹp với ai đó và hy vọng có hỉ tín trong năm 2018-19 Số cháu có cách giàu, thời kì hưng thịnh của cuộc đời là sau 42t. vận tới 32t dần dần khá lên cho đến gần đến vận 42t thì cuộc đời như bước sang 1 chapter mới. Muốn sống thọ để hưởng thì phải làm phước tích đức vì bản mệnh cháu có cả cặp sát tinh không-kiếp+lộc tồn giàu có sẽ tổn thọ hay phải mang bệnh tật gì đó mới sống lâu.1 like
-
KHÓA ỨNG DỤNG ĐỊA LÝ PHONG THỦY LẠC VIỆT. Hòn đất mà biết nói năng. Thì thày Địa Lý hàm răng chẳng còn. Ca dao Việt Đăng ký thành viên diễn đàn và đăng nhập trong topic này. A/ Phương pháp giảng dạy: Học qua mạng bằng video clip và bài giảng. 1/ Tối thiểu ba tháng sẽ offline một lần tại Hanoi, hoặc Sài gòn, trả lời trực tiếp, những câu hỏi của các học viên trong phạm vi ứng dụng. Trước khi offline sẽ thông báo để các học viên ở xa có thể đặt câu hỏi trước trong lớp. Các học viên trực tiếp tham dự sẽ hỏi trực tiếp. Buổi offline sẽ quay video và công bố. 2/ Học 4 buổi / tháng - tức 4 bài giảng/ tháng. Mỗi bài giảng trung bình 45 phút cho đến 60 phút. Có bài viết kèm theo tùy bài giảng. Học phí 2000. 000VND/ Tháng/ Nick. (Hai triệu đồng). Học xong sẽ có giấy chứng nhận cho một nick đã đăng ký (Vì tôi cho phép những anh chị em nghèo, được dùng chung nick để học. Nhưng việc này chỉ có tính nguyên tắc. Tôi vẫn có thể chứng nhận học xong cho nhiều người chung nick, nếu học giỏi và thông minh). Việc chứng nhận này, nhân danh cá nhân giảng viên chính Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh. TTNC LHDP hộ trợ về mặt pháp nhân, nếu thấy cần thiết và học viên có thể xin đóng thêm dấu của TTNC LHDP - phụ thu 50. 000 VND/ giấy chứng nhận. B/ Nội dung giảng dạy: I - Những nguyên lý lý thuyết căn bản. 1/ Chấp nhận "nguyên lý Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" - có phân tích, giải thích về lý thuyết về nguyên lý này và đối chiếu với "Lạc thư phối Hậu Thiên Văn Vương". Tự chiêm nghiệm. Nhưng không được phép tranh luận, thắc mắc. 2 buổi học. 2/ Chấp nhận bảng "Lạc Thư hoa giáp" - có phân tích, giải thích về lý thuyết về nguyên tắc lập thành bảng "Lạc Thư hoa giáp" và đối chiếu với "Lục thập hoa giáp" trong cổ thư chữ Hán.Tự chiêm nghiệm. Nhưng không được phép tranh luận, thắc mắc. 2 buổi học. 3/ Định nghĩa về khái niệm "khí" đầy bí ẩn trong Lý học Đông phương. Phân tích các khái niệm liên quan trong phạm trù "Khí": Âm khí/ Dương khí/ Tà khí/ Thoái khí/ Bế khí/ Tụ khí/ Tán khí..... Tự chiêm nghiệm. Nhưng không được phép tranh luận, thắc mắc. 2 buổi học. 4/ Định nghĩa và phương pháp xác định khái niệm "tâm" ứng dụng trong Địa Lý Phong Thủy Lạc Việt. So sánh đối chiếu với khái niệm này trong cổ thư chữ Hán liên quan. Tự chiêm nghiệm. Nhưng không được phép tranh luận, thắc mắc. 1 buổi học. 5/ Định nghĩa về "Sơn, hướng, tọa" trong khái niệm ứng dụng trong phong thủy. Không được phép tranh luận, thắc mắc. Một buổi học. 6/ Định nghĩa về "Trạch" nhà ứng dụng trong phong thủy. Tự chiêm nghiệm. Không được phép tranh luận, thắc mắc. 1 buổi học 7/ Định nghĩa về các loại trạch nhà ứng dụng trong phong thủy.. Không được phép tranh luận, thắc mắc. 1 buổi học. 8/ Giới thiệu về thuyết "Âm Dương Ngũ hành và bát quái" - nhân danh nền văn hiến Việt và bản chất các nguyên lý, khái niệm căn bản của học thuyết này liên quan đến ứng dụng trong phong thủy. Không được phép tranh luận, thắc mắc. Hai buổi học, thời gian kéo dài tương đương ba buổi. Tự chiêm nghiệm. Không được phép tranh luận, thắc mắc. Tổng cộng 11 buổi học. Không tính thời gian làm bài tập về nhà. II. Tương tác Địa từ trường - Bát trạch Lạc Việt. Tài liệu căn bản: "Bát trạch minh cảnh". Nhưng được hiệu chỉnh trên cơ sở các nguyên tắc, nguyên lý đã giảng ở phần I: "Nguyên lý lý thuyết căn bản". Ước tính học 12 buối. III. Tương tác Cấu trúc hình thể nhà. Dương trạch Lạc Việt. Tài liệu căn bản "Dương trạch tam yếu". Nhưng được hiệu chỉnh, bổ sung quan trọng trên cơ sở các nguyên tắc, nguyên lý đã giảng ở phần I: "Nguyên lý lý thuyết căn bản". Bổ sung: "Thủy pháp trường sinh Lạc Việt" liên quan. Ước tính học 16 buối. IV. Tương tác "Cảnh quan môi trường". Loan đầu. Tài liệu căn bản "Loan đầu - Hình lý khí". Nhưng được hiệu chỉnh, bổ sung quan trọng trên cơ sở các nguyên tắc, nguyên lý đã giảng ở phần I: "Nguyên lý lý thuyết căn bản". Bổ sung: "Thủy pháp trường sinh Lạc Việt" .Ước tính học 16 buối. V. Tương tác vũ trụ - Huyền Không Lạc Việt. Tài liệu căn bản Huyền Không Thẩm Trức Nhưng và "Cổ dịch Huyền không học".Nhưng được hiệu chỉnh, bổ sung quan trọng trên cơ sở các nguyên tắc, nguyên lý đã giảng ở phần I: "Nguyên lý lý thuyết căn bản". Ước tính học 16 buối. Bổ sung: Các vấn đề liên quan đến Thái tuế và các sao nằm ngoài các sách về Huyền không trong cổ thư chữ Hán. VI. Tương tác nhân tạo - Trấn yểm trong Địa Lý phong thủy Lạc Việt. ước tính 12 buổi. Những vấn đề kiêng kỵ căn bản trong phong thủy Lạc Việt. VII. Phần còn lại học về Lạc Việt độn toán và Luận tuổi Lạc Việt. Giới thiệu về Tử Vi Lạc Việt. Phần này anh chị em học chỉ là sự bổ sung kiến thức hỗ trợ cho ứng dụng trong phong thủy. Như vậy, tổng thời gian học tương đương hai năm. Anh chị em có quyền tham gia từng học phần, sẽ được thông báo trên diễn đàn. Trong khóa học này, do mục đích chỉ đào tạo ứng dụng, Nên hầu hết chương trình ace không được thắc mắc có tình tìm hiểu bản chất của tương tác. Đây là một thực tế cho ngành phong thủy học nói chung - sau khi nền văn minh Việt bị sụp đổ từ hơn 2000 năm trước. Tất cả các trí giả Trung hoa, hơn 2000 năm qua, cho đến nay cũng chưa hiểu được bản chất của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nên ngành phong thủy không thể gọi là hiểu về lý thuyết và bản chất tương tác của nó.Tất nhiên, nó cũng chỉ mang tính ứng dụng. Trừ Địa Lý Phong thủy Lạc Việt - phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt. Nhưng đây chỉ là chương trình ứng dụng, cho nên không thể giảng sâu hơn về bản chất tương tác trong phong thủy. Lớp học về nguyên lý lý thuyết và bản chất tương tác trong Địa Lý phong thủy Lạc Việt, tôi chỉ mở khi nền văn hiến Việt được tôn vinh, hoặc các học trò được tôi lựa chọn. Cảm ơn anh chị em vì đã quan tâm.1 like