• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 09/08/2016 in all areas

  1. Bà Clinton sẽ làm khác Obama ở Biển Đông, Syria (Tin tức 24h) - Chính sách đối ngoại của Washington sẽ có những điều chỉnh lớn so với thời ông Obama, nếu bà Hillary Clinton trở thành Tổng thống Mỹ. Báo Mỹ viết về nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama Nga can thiệp cho Trump làm tổng thống Mỹ: Chẳng rỗi hơi? Tờ Thời báo Tài chính mới đây đã đăng bài viết của nhà bình luận hàng đầu về các vấn đề đối ngoại Gideon Rachman nhận định về những khác biệt trong chính sách đối ngoại của bà Clinton và ông Obama. Nếu bà Hillary Clinton trở thành Tổng thống Mỹ tiếp theo, phóng viên chuyên về Nhà Trắng của tờ New York Times, cho rằng "bà Clinton và ông Obama đã thể hiện quan điểm khác nhau về vai trò của Mỹ trên thế giới; quan điểm của ông Obama là kiềm chế, còn của bà Clinton là không thỏa hiệp". Sự chia rẽ này, như Landler miêu tả, phần lớn là sự bất đồng về việc sử dụng sức mạnh quân sự của Mỹ. Là Tổng thống, ông Obama đã thường xuyên trì hoãn với đề xuất sử dụng sức mạnh quân sự Mỹ. Ngược lại, bà Clinton cho rằng "việc sử dụng sức mạnh quân sự có tính toán là quan trọng để bảo vệ lợi ích quốc gia". Tổng thống Obama và bà Hillary Clinton tại Đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ. Sự khác biệt trong cách tiếp cận này được thể hiện trong suốt những năm ông Obama cầm quyền. Trong năm 2012, bà Clinton, khi đó là Ngoại trưởng Mỹ, ủng hộ việc cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy Syria ôn hòa, trong khi Tổng thống Obama đã hoài nghi kế hoạch này. Vào thời điểm nối tiếng khi ông Obama không thực thi "đường giới hạn đỏ" của mình sau khi Mỹ cáo buộc chính phủ Syria vũ khí hóa học vào năm 2013, bà Clinton đã rời vị trí ngoại trưởng, nhưng bà Clinton ủng hộ các phi vụ ném bom mà ông Obama cuối cùng đã từ chối. Và trong năm 2015, sau khi Nga can thiệp quân sự tại Syria, bà Clinton đã lên tiếng ủng hộ Mỹ thiết lập "vùng cấm bay" - một động thái mà ông Obama cũng đã từ chối chấp thuận. Theo quan điểm của Landler, bà Clinton là một người có quan điểm ủng hộ mạnh mẽ can thiệp quân sự tại Libya vào năm 2011 so với ông Obama. Và bà cũng chủ trương cung cấp vũ khí cho chính phủ Ukraine, để hỗ trợ trong cuộc đối đầu với Nga - một ý tưởng mà ông Obama đã từ chối. Sự liên quan của tất cả điều này là rõ ràng. Một tổng thống Clinton sẽ đánh dấu một sự thay đổi chính sách đối ngoại hiếu chiến và quân sự hóa hơn của Mỹ. Thế nhưng, có một cơ hội mạnh mẽ rằng sự kết thúc kỷ nguyên Obama có thể chứng kiến một chính quyền Hillary Clinton một lần nữa bị cám dỗ bởi kiểu chính sách diều hâu mà ông Obama đã bác bỏ như "sự ngu ngốc”. Trước đó, ông Sean King, Phó chủ tịch hãng tư vấn Park Strategies ở thành phố New York, nhận định: "Nếu Clinton lãnh đạo nước Mỹ, Washington sẽ không phát động cuộc chiến để lấy dầu mỏ, khí đốt, cá hay bất kỳ đảo, bãi đá nào ở Biển Đông. Thay vào đó, Nhà Trắng sẽ tiếp tục thực thi mục tiêu của Obama là duy trì quyền tự do hàng hải ở Biển Đông đối với tàu Mỹ và tiếp tục hợp tác quân sự với các chính phủ Đông Nam Á. Rất có thể chính quyền Clinton sẽ tiến xa hơn nữa bằng cách phản đối Trung Quốc thông qua các tổ chức quốc tế mà hai nước tham gia hoặc hoặc hiệp định mà hai bên cùng ký. Washington không đòi chủ quyền ở Biển Đông, song họ đang trở thành hy vọng lớn đối với những nước coi trọng tự do hàng hải trong tranh chấp kéo dài nửa thế kỷ đối với vùng biển có diện tích 3,5 triệu km2". “Quá trình hoạt động chính trị của Clinton cho thấy bà sẽ phản ứng mạnh hơn so với Obama trong vấn đề Biển Đông. Đương nhiên Mỹ sẽ không gây chiến với Trung Quốc vì các đảo hay bãi đá, song họ sẽ làm tăng những tổn thất của Trung Quốc bằng cách tham gia những định chế quốc tế và vấn đề toàn cầu”, Ben Reilly, Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Các vấn đề quốc tế của Đại học Murdoch tại Australia, bình luận. Về khu vực Trung Đông, chắc chắn nếu Hillary Clinton đắc cử Tổng thống, chắc chắn bà sẽ có những chính sách để Mỹ hoạt động nhiều hơn và can thiệp sâu hơn vào tình hình an ninh ở khu vực này. Ứng cử viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton cũng cam kết nếu đắc cử sẽ theo chính sách đối ngoại cân bằng để tìm kiếm các điểm tiếp cận chung với các đối thủ, kể cả Nga. "Tôi tin tưởng vào sự cứng rắn đối với các đối thủ khôn ngoan của chúng ta, tin tưởng vào việc tìm kiếm các điểm tiếp cận chung, nơi chúng ta có thể kiên quyết khi cần thiết. Đây là sự cân bằng cho phép làm việc với tất cả các nước: tăng áp lực đối với Bắc Triều Tiên, đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông, làm việc với Nga về hiệp ước mới cắt giảm vũ khí tấn công (START), nhằm mục đích giảm thiểu các kho dự trữ hạt nhân. Nhưng đồng thời chúng ta cần đối phó với họ (LB Nga) vì các mối đe dọa của họ cho các đồng minh của chúng ta ở Đông Âu", bà Clinton tuyên bố. Sơn Ca (Tổng hợp) ==================== Ông Trump thuyết phục được số đông quần chúng ở Hoa Kỳ về những cải cách mà ông nhân danh quyền lợi cá nhân của từng gia đình người Mỹ. Nếu nói một cách ngoại giao thì lão Gàn luôn ủng hộ quyết định của người dân Mỹ trong một xã hội dân chủ, khi họ quyết định bầu vị Tổng Thống của mình. Nhưng nói theo ngôn ngữ của làng Vũ Đại thì ông Trump là một chính khách còn tệ hơn giáo sư Xuân Tóc Đỏ, khi đứng trên cái thùng phuy để diễn thuyết và hô hào đám quần chúng nông nổi, hãy tin vào lòng yêu nước của ông ta. Với một tầm nhìn hạn chế tất nhiên sẽ giành được sự ủng hộ của đám đông đang hau háu về quyền lợi cá nhân. Nhưng về lâu dài, những chính sách đối ngoại gần gũi với một kẻ lên đồng, chắc chắn ông Trump sẽ đưa nước Mỹ về cái máng lợn sau thế chiến thứ I. Lão đây hy vọng người dân Mỹ sẽ sáng suốt và đừng bị lóa mắt bởi cái bả lợi danh hão của ông ta về công ăn việc làm và phát triển kinh tế bằng cách ngưng, hoặc giảm viện trợ ở nước ngoài. Đấy không phải giải pháp đúng để phát triển nước Mỹ. Muốn nước Mỹ phát triển, cần phải tăng cường hợp tác toàn cầu, mà nước Mỹ đang có lợi thế. Lão đây ủng hộ bà Clinton làm Tổng Thống Hoa Kỳ. PS: Có một chú em trước đây làm cùng chỗ với lão Gàn ở Việt Nam, hiện ở Hoa Kỳ, nhờ tôi bói một quẻ xem ai sẽ làm Tổng Thống Mỹ. Tôi lên quẻ Hưu Vô Vong. Bèn hỏi lại chú ấy: "Theo Vinhle thì muốn ai làm Tổng Thống?". Chú ấy trả lời ; "Muốn ông Trump!". Tôi nói ngay: "Không được rồi! Đây là một quẻ phủ định. Nên ông Trump không thể làm Tổng Thống Hoa Kỳ". Bà Vanga nói: "Ngài Obama sẽ là Tổng Thống cuối cùng của nước Mỹ". Lời tiên tri này , nếu được hiểu là một nước Mỹ hùng mạnh trở về cái máng lợn sau thế chiến thứ I thì chắc đúng. Nếu ông Trump làm Tổng Thống.
    2 likes
  2. Nữ Bộ trưởng Inada chỉ thị bắn hạ mọi vật thể hướng về Nhật Bản VietnamPlus 08/08/2016 20:16 GMT+7 Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Inada đã chỉ thị cho Các Lực lượng phòng vệ (SDF) sẵn sàng bắn hạ bất kỳ vật thể nào hướng vào lãnh thổ nước này, nhằm đề phòng khả năng Triều Tiên phóng tên lửa. Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, bà Tomomi Inada. (Nguồn: ABC News) Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, bà Tomomi Inada, ngày 8/8 đã chỉ thị cho Các Lực lượng phòng vệ (SDF) sẵn sàng bắn hạ bất kỳ vật thể nào hướng vào lãnh thổ nước này, nhằm đề phòng khả năng Triều Tiên phóng tên lửa. Theo hãng tin Kyodo, chỉ thị trên của Bộ trưởng Inada dường như nhằm đảm bảo rằng SDF sẵn sàng ngăn chặn các vật thể bất kỳ lúc nào do việc sử dụng các bệ phóng di động có thể khiến việc phát hiện Triều Tiên chuẩn bị phóng tên lửa gặp khó khăn. Trong khi đó, theo đài NHK của Nhật Bản, SDF sẽ được đặt trong tình trạng báo động ít nhất 3 tháng và cứ sau 3 tháng, chỉ thị trên của Bộ trưởng Quốc phòng Inada cũng sẽ được xem xét lại. Chỉ thị này không nêu rõ Bình Nhưỡng có đang chuẩn bị phóng tên lửa hay không. Đến nay, Nhật Bản đã ban hành các chỉ thị tạm thời khi có dấu hiệu Triều Tiên sắp phóng tên lửa, song các chỉ thị đó đã được hủy bỏ sau vụ phóng. Tuy nhiên, do một số vụ phóng khó bị phát hiện, Nhật Bản đã quyết định đặt quân đội ở tình trạng trực chiến trong thời gian dài hơn. Bà Tomomi Inada được Thủ tướng Shinzo Abe bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản vào ngày 3/8 vừa qua, cùng ngày Triều Tiên phóng một tên lửa đạn đạo, bay xa khoảng 250 km và lần đầu tiên rơi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản. Ngay sau khi vụ việc trên xảy ra, các quan chức nước này bày tỏ lo ngại rằng Bình Nhưỡng đang che giấu tốt hơn việc chuẩn bị tiến hành các vụ phóng tên lửa. Quân đội Mỹ cho rằng thực tế Triều Tiên đã phóng đồng thời 2 tên lửa tầm trung Rodong, song 1 tên lửa dường như đã phát nổ ngay khi vừa rời bệ phóng. Các vụ phóng trên được thực hiện sau khi Bình Nhưỡng đe dọa "dùng vũ lực" để đối phó với quyết định triển khai Hệ thống Phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ tại Hàn Quốc và vài tuần trước trước khi Hàn-Mỹ bắt đầu tiến hành một cuộc tập trận chung quy mô lớn. Trong năm 2016, Bình Nhưỡng đã tiến hành phóng một loạt tên lửa nhằm phản đối các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc sau khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ tư hồi tháng 1 vừa qua./. ========================= Quân đội Mỹ lên kế hoạch chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc Dân Việt 07/08/2016 14:07 GMT+7 Quân đội Mỹ, Tổng công ty RAND đã chuẩn bị cho kế hoạch chiến tranh với Trung Quốc khi Bắc Kinh trở nên hung hăng trên Biển Đông hơn sau khi có phán quyết của Tòa Trọng tài. Theo Sputnik, một nghiên cứu của quân đội Mỹ đi vạch ra kế hoạch chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chống lại Trung Quốc sau khi Bắc Kinh từ chối tuân theo và đã trở nên hung hăng hơn để phản ứng với phán quyết bất lợi do Tòa Trọng tài đưa ra liên quan đến yêu cầu của họ đối với Biển Đông. Một nghiên cứu mới khác của RAND có tiêu đề: “Chiến tranh với Trung Quốc: Những suy nghĩ không thể tưởng tượng”, cũng đề cập đến kịch bản xảy ra chiến tranh và hậu quả không lường được. Sự gây hấn của Bắc Kinh đã leo thang sau khi có bài viết trên tờ Thời báo Hoàn Cầu, kêu gọi cho một cuộc chiến tranh nóng với Úc liên quan đến vấn đề Biển Đông. Bài báo đã dùng những ngôn từ dọa dẫm như “tấn công hộc máu”… để de dọa Úc. Tờ báo này cũng gọi Canberra là một "con mèo giấy" và thề rằng Úc sẽ "học được bài học của mình" sau khi hỗ trợ phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông. Bắc Kinh biểu hiện khó chịu với việc Úc, Mỹ và Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc và Philippines "tuân thủ phán quyết cuối cùng của tòa án trọng tài ngày 12 tháng 7, có tính ràng buộc pháp lý đối với cả hai bên". Quan hệ Trung-Úc còn trở nên ảm đảm bởi thực tế Không quân Úc thực hiện bay trên các lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông. Canberra tuyên bố những chuyến bay này là động thái bình thường góp phần duy trì ổn định và an ninh trong khu vực, nhằm đảm bảo tự do cho hoạt động hàng hải và hàng không. Bắc Kinh lập luận rằng Tòa Trọng tài không có đủ thẩm quyền để xử vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc đang chịu áp lực ngày càng tăng từ chính quyền Mỹ yêu cầu tuân thủ luật pháp và thực hiện đúng với những nguyên tắc của Công ước luật biển UNCLOS 1982 đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các tuyến đường thủy quan trọng ở vùng biển này đối với thương mại thế giới. Chỉ vài ngày sau khi cảnh báo công dân nước mình rằng cần chuẩn bị một cuộc chiến tranh trên biển để “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia”, vào ngày 6.8, Trung Quốc đã đưa máy bay ném bom, chiến đấu cơ đến Biển Đông với lý do để tuần tra vùng biển này. ========================= Lão Gàn thì không ưa chiến tranh. Nhưng mọi việc đã vượt ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, một lần nữa lão cần xác định - với sự mong muốn gặp may đúng - rằng: Chưa thể có chiến tranh trước rằm tháng 9 Việt lịch, sau đó thì lão không biết. Một cơ hội cứu vãn rất mỏng manh với xác xuất cực nhỏ có thể xảy ra vào tháng 8 Việt lịch. Nhưng ngay cả cơ hội này cũng có điều kiện tiên quyết.
    1 like
  3. Truyền hình Hồng Kông: Trung Quốc đã sẵn sàng “tuốt kiếm” ở Biển Đông Phong Vân - / Chủ Nhật, ngày 7/8/2016 - 06:46 VietTimes -- Chuyên gia Trịnh Hạo cho rằng, Trung Quốc đã chuẩn bị đầy đủ về ngoại giao, tư pháp và quân sự, đã sẵn sàng đánh thắng một cuộc "chiến tranh nhân dân trên biển" và "Trung Quốc không sợ chiến tranh". Từ ngày 5 - 11/7/2016, 3 hạm đội lớn Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận bất hợp pháp ở vùng biển phía đông đảo Hải Nam và vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong hình là tàu khu trục Quảng Châu, Hạm đội Nam Hải bắn tên lửa phòng không. Ảnh: Sina Đài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 4/8 đăng bài viết với tiêu đề kích động, đầy hăm dọa "Gặp địch phải tuốt kiếm! Trung Quốc đã làm tốt chuẩn bị mọi mặt để ứng phó tình hình Biển Đông". Bài viết đã phỏng vấn bình luận viên thời sự Trịnh Hạo của đài này. Trịnh Hạo nhấn mạnh cho rằng Trung Quốc về cơ bản đã chuẩn bị chu đáo về cả ngoại giao, tư pháp và quân sự, đều đã có các hành động mới về cái gọi là "bảo vệ chủ quyền". Hơn nữa, không chỉ có phía quân đội tỏ thái độ, mà Chủ tịch nước cũng tỏ thái độ. Trịnh Hạo cho rằng Trung Quốc là một “nước lớn về biển”. Tốc độ phát triển (hết sức nhanh chóng) của Hải quân Trung Quốc gần đây được bắt đầu từ 20 năm trước, sự phát triển này được chia thành các giai đoạn, từ biển gần đến biển xa. Bất kể về “phần cứng” hay “phần mềm”, việc xây dựng của Hải quân Trung Quốc đều đã có sự “tiến triển rất dài”, bao gồm đã sở hữu tàu sân bay Liêu Ninh dùng cho thử nghiệm, có 2 - 3 tàu sân bay đang chế tạo hoặc có kế hoạch chế tạo. Như vậy, Trung Quốc đang thúc đẩy thực chất tăng cường sức mạnh trên biển. Tàu sân bay Liêu Ninh của quân đội Trung Quốc. Các hoạt động tập trận trên biển đặc biệt diễn ra thường xuyên. Trong thời gian gần đây, các cuộc tập trận trên biển của Trung Quốc đã nhiều hơn nhiều so với các cuộc tập trận trên đất liền. Đương nhiên là còn thiếu con số thống kê cụ thể. Song, cho dù trên đài truyền hình trung ương (CCTV) hay trên các phương tiện truyền thông khác của Trung Quốc đã đưa tin không dưới mười mấy cuộc tập trận lớn nhỏ, trong đó có diễn tập bắn pháo ở bờ biển. Những cuộc tập trận này diễn ra với số lượng nhiều. Hơn nữa, gần đây, có tờ báo tiết lộ, có tới 14 người được thăng quân hàm Thiếu tướng và Trung tướng, trong đó có những chỉ huy chủ yếu của 3 hạm đội lớn Hải quân Trung Quốc. Từ ngày 19 - 21/7/2016, một sư đoàn không quân Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông. Ảnh: CCTV Trung Quốc. Điều này cho thấy Chính phủ Trung Quốc thực sự rất coi trọng cái gọi là "đấu tranh trên biển, bảo vệ quyền lợi biển", bởi vì đây là "cánh cửa lớn" của một nước. Đường biển nếu bị mở ra thì đối phương bên ngoài sẽ dễ dàng xâm phạm vào đất liền. Ở góc độ quân sự, tấn công tầm xa cũng có thể tấn công lãnh thổ của đối phương. Nhưng, nếu một nước muốn phát động chiến tranh với một nước khác, tấn công từ hướng biển là một việc tương đối dễ dàng. Vì vậy, Trung Quốc đã tăng cường mức độ trang bị, diễn tập, xây dựng hải quân, nghiên cứu phát triển sức chiến đấu hải quân, bao gồm xây dựng mở rộng (bất hợp pháp) các đảo đá ở Biển Đông (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Khi hội đàm với Đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ gần đây, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc ngang nhiên nói rằng Trung Quốc "không sợ sức ép từ bên ngoài. Việc xây dựng đảo đá (bất hợp pháp) của Trung Quốc sẽ tiến hành tùy thuộc vào mức độ mối đe dọa. Bất cứ nước nào muốn ngăn chặn Trung Quốc xây dựng đảo đá đều phí công vô ích". Máy bay ném bom H-6K xâm nhập vùng trời bãi cạn Scarborough. Ảnh: Đa Chiều Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố như vậy cho thấy Trung Quốc "sẽ không sợ Mỹ can thiệp Biển Đông hoặc điều tàu sân bay, hoặc lôi kéo các nước khác đến Biển Đông tiến hành đe dọa". Trung Quốc sẽ cố tình thúc đẩy xây dựng bất hợp pháp các công trình quân sự ở các đảo đá trên Biển Đông với lý do "phòng thủ", trong đó có lắp đặt hệ thống tên lửa. Bình luận viên Trịnh Hạo cho rằng tất cả những điều này cho thấy "để đánh thắng một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển, Trung Quốc đã làm tốt chuẩn bị đầy đủ". Theo Trịnh Hạo, Trung Quốc biết mối đe dọa trên biển ngày càng trầm trọng hơn, Trung Quốc cũng đã "có quyết tâm, có khả năng, đã làm tốt đầy đủ việc đánh trận". Còn việc đánh thắng hay không, đánh ở mức độ nào, đánh lớn hay đánh nhỏ, đánh dài hay đánh ngắn sẽ do các chuyên gia quân sự giải đáp. Nhìn vào thông tin trên truyền thông, Quân đội Trung Quốc đã có nhiều hành động chuẩn bị, bao gồm các tàu chiến, máy bay chiến đấu không ngừng tiến hành tập trận bắn đạn thật. Hải quân Trung Quốc cũng đã tham gia tập trận Vành đai Thái Bình Dương-2016. Từ ngày 5 - 11/7/2016, 3 hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận bất hợp pháp ở vùng biển phía đông đảo Hải Nam và vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 4 Thượng tướng của Quân đội Trung Quốc đã đến hiện trường chỉ đạo trực tiếp cuộc tập trận. Ảnh: Sina Trung Quốc. Trịnh Hạo cho rằng Trung Quốc mặc dù tuyên bố các cuộc tập trận trên biển của họ không nhằm vào ai, điều này không có nghĩa là không có đối tượng nhằm vào. Bất kể cuộc tập trận nào cũng có đối tượng xác định, đều có mục đích cần đạt được. Vì vậy, các cuộc tập trận trên biển có đối tượng đối phó rất rõ ràng, chỉ có điều đối phương khi tìm hiểu những cuộc tập trận này có làm rõ được bản thân có là đối tượng trong đó hay không. Người dẫn chương trình của Đài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng cũng phụ họa với Trịnh Hạo, cho rằng thực ra Trung Quốc đã thể hiện thái độ rất rõ ràng - mặc dù không muốn có chiến tranh, nhưng "nếu muốn đánh thì hoàn toàn không sợ chiến tranh". Trịnh Hạo cũng tỏ ra đồng ý với quan điểm này. ========================= Rất "hảo hán"! Rất xứng đáng là hậu duệ của Lý Quỳ. Hãy cứ tuốt kiếm ra và "chém gió". Chưa đến rằm tháng 9 Việt lịch, thì cứ "chém gió vung xích chó". Lão đây không đánh thuế. Hì. Thí dụ câu chém gió của chuyên gia Trình Hạo: "Bình luận viên Trịnh Hạo cho rằng tất cả những điều này cho thấy "để đánh thắng một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển, Trung Quốc đã làm tốt chuẩn bị đầy đủ". Hì. Trên biển thì làm điếu gì có "nhân dân" mà "chiến tranh nhân dân". Bởi vậy, cứ việc chém gió vung xích chó, lão đây không đánh thuế cho đến giới hạn mà lão quy định. Tuy nhiên, lão Gàn mà chán đời lên thì sẽ cắt giảm thời gian, chứ không bao giờ tăng cả.
    1 like
  4. Tạm thời đưa lên 1 tấm ảnh trên Fb của Phạm Hùng chụp vào ngày 7/ 8 tại Đồ Sơn.
    1 like
  5. Pháp đi tiên phong, hối thúc toàn EU tuần tra biển Đông 11:05 | 02/08/2016 GMT+7 Không chỉ hối thúc các thành viên EU, Pháp là nước đi tiên phong trong nhiệm vụ tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở biển Đông ngay trong năm 2016. Đi tiên phong Trang tin tức Yibada ngày 31/7 dẫn nguồn tin quân sự Pháp cho biết, hải quân nước này muốn dẫn đầu những cuộc tuần tra của các tàu chiến của EU ở biển Đông để bảo vệ quyền tự do hàng hải của vùng biển nhày – nơi vốn đang trong tình trạng căng thẳng hậu phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế hôm 12/7. ‘Không chỉ điều chiến hạm mạnh nhất của mình để tuần tra, Pháp cũng sẽ yêu cầu tất cả quốc gia thành viên EU phối hợp tuần tra hải quân nhằm đảm bảo sự hiện diện thường trực ở biển Đông. Đây là động thái cho thấy nỗ lực quốc tế nhằm đáp trả việc Trung Quốc dựa vào sức mạnh quân sự để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý ở biển Đông’, tờ Yibada dẫn lời bộ trưởng Quốc phòng Pháp Yves Le Drian khẳng định. Chiến hạm tàng hình lớp La Fayette Theo nguồn tin này, hiện Hải quân Pháp có 26 tàu hộ tống được trang bị vũ khí đối không, đối đất và săn tàu ngầm. Và trong chuyến tuần tra biển Đông tới đây, Hải quân Pháp sẽ dùng đến tàu tàng hình thuộc lớp La Fayette. Pháp quan ngại mất tự do hàng hải ở biển Đông sẽ dẫn đến những hệ lụy tương tự ở Bắc Cực và Địa Trung Hải, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian từng phát biểu trong một sự kiện quốc phòng gần đây có sự tham dự của quan chức Trung Quốc: ‘Nếu chúng ta muốn kiềm chế nguy cơ xung đột, chúng ta phải bảo vệ quyền tự do hàng hải’. Trung Quốc công khai đe dọa Không chỉ có Pháp và EU, trước khi Tòa trọng tài quốc tế hôm 12/7 đưa ra phán quyết về tranh chấp biển Đông, Australia đã ủng hộ tự do hàng hải và tiến hành diễn tập trên biển Đông. Đầu tháng 6/2016, Australia đã kết thúc cuộc diễn tập đổ bộ Sea Explorer-2016 với sự tham gia của tàu đổ bộ lớp Canberra cùng nhiều phương tiện hiện đại khác. Cuộc diễn tập Sea Explorer 2016 được tổ chức ngoài khơi bờ biển Bắc Queensland như một phần của quá trình tiếp nhận vào đội ngũ lực lượng Hải quân Australia (RAN), khẳng định sự sẵn sàng thực hiện các chiến dịch đổ bộ. Tàu đổ bộ trực thăng HMAS Adelaide lần đầu tiên được triển khai thực hiện nhiệm vụ với lực lượng kết hợp nhằm tiếp tục tiến trình hội nhập vào nhóm các phương tiện đổ bộ Amphibious Ready Element (ARE). Tàu đổ bộ tham gia cuộc diễn tập này với lực lượng Tiểu đoàn 2 từ căn cứ Townsville, các đơn vị thuộc Trung đoàn Hoàng gia Australia (2RAR), Không quân Hoàng gia Australia (RAAF). Australia diễn tập Diễn tập Sea Explorer 2016 cho thấy tàu đổ bộ trực thăng HMAS Adelaide cung cấp một căn cứ quân sự nổi quan trọng nhằm tiến hành các cuộc đổ bộ bằng máy bay trực thăng và tàu đổ bộ bờ biển (LHD Landing Craft), kiểm trả khả năng sẵn sàng chiến đấu và liên kết phối hợp giữa các lực lượng. Ngoài ra, Sea Explorer 2016 cũng là cơ hội để đánh giá HMAS Adelaide trong việc sử dụng LHD Landing Craft đổ bộ các xe thiết giáp trên biển. Trong tương lai tàu đổ bộ trực thăng HMAS Canberra và HMAS Adelaide là phương tiện đổ bộ then chốt trong lực lượng Đổ bộ đường biển (Amphibious Force) của Australia. Sự lớn mạnh của RAN với cặp tàu đổ bộ trực thăng lớp Canberra đang khiến Trung Quốc đặc biệt quan tâm và lo ngại. Theo báo chí Trung Quốc, Australia được xem là quốc gia sẽ có những sự ảnh hưởng nhất tại khu vực biển Đông, khu vực biển mà Trung Quốc đang thể hiện tham vọng rất lớn của mình. Đặc biệt, tờ báo Global Times (phụ trang của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc) mới đây có bài bình luận gay gắt và buông lời đe dọa sẽ bắn chìm chiến hạm Australia trên biển Đông khi Canberra ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế và diễn tập trên vùng biển này. ‘Trung Quốc phải đáp trả để cho họ (Australia) biết mình đã sai. Sức mạnh của Australia chẳng là nghĩa lý gì so với sự an toàn của Trung Quốc. Nếu Australia cho tàu chiến vào khu vực biển Đông, những con tàu này sẽ là mục tiêu lý tưởng để Trung Quốc cảnh cáo và bắn’, tờ báo viết. Nguồn: Baodatviet.vn ======================= Đông vui nhể! Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn. Láo!
    1 like