-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 03/08/2016 in Bài viết
-
Tướng Trung Quốc hô hào chuẩn bị cho chiến tranh trên biển với ai? Hồng Thủy 15:13 03/08/16 Thảo luận (0) (GDVN) - Phải chăng có sự "mâu thuẫn" nào đó giữa hai nhà lãnh đạo này, hoặc là trên bảo dưới không nghe, hoặc là trên dưới cùng nói một đằng làm một nẻo? Những băn khoăn, thắc mắc về vấn đề chủ quyền quần đảo Trường Sa Ông Hun Sen hà tất phải giải thích: "Việt Nam không phải ông chủ của tôi"? Một Đại sứ Trung Quốc vẫn cố đấm ăn xôi Tân Hoa Xã ngày 2/8 đưa tin, gần đây ông Thường Vạn Toàn - Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khi đi điều tra nghiên cứu công tác động viên quốc phòng ở Chiết Giang đã nhấn mạnh, mối uy hiếp đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc đến từ phía biển, nước này cần chuẩn bị cho chiến tranh nhân dân trên biển. Phát biểu của tướng Thường Vạn Toàn gây chú ý mạnh mẽ từ phía dư luận các nước láng giềng mà Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ, hàng hải. Bởi nó được phát ra từ Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sau khi Tòa Trọng tài công bố phán quyết vụ kiện Biển Đông giữa Philippines với nước này hôm 12/7. Nếu như ông Thường Vạn Toàn mới chỉ kêu gọi chuẩn bị cho "chiến tranh nhân dân trên biển" một cách chung chung, thì thuộc cấp của ông, Đại tá Trương Thiếu Binh, Chỉ huy trưởng một chiến hạm vừa được bổ nhiệm làm Trợ lý Tham mưu trưởng Hải quân Trung Quốc hôm 30/7 nói với tờ Văn Hối: Nếu xảy ra chiến tranh ở Biển Đông, Trung Quốc nhất định đánh thắng. Ông Thường Vạn Toàn, ảnh: SCMP. Đại tá Binh nói: "3 hạm đội hải quân là pháp bảo của Trung Quốc để giành chiến thắng, là lực lượng quan trọng bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời việc kiện toàn chế độ trong quân đội Trung Quốc sẽ giúp nâng cao nhanh chóng sức chiến đấu." Tiếu Thiên Lượng, tân Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng Trung Quốc cũng có bình luận tương tự trên tạp chí Caixin, theo VOA tiếng Trung Quốc ngày 3/8. VOA viết: "Tướng tá Trung Quốc: Nếu có chiến tranh ở Biển Đông, Trung Quốc có thể đánh thắng." [1] Cũng trong thời điểm này, từ ngày 1/8 Trung Quốc bắt đầu cuộc tập trận hải quân quy mô lớn trên biển Hoa Đông với khoảng 300 tàu, hàng chục máy bay chiến đấu và lực lượng mặt đất, phòng thủ bờ biển. Cuộc tập trận bắn đạn thật với hàng chục tên lửa chống hạm và ngư lôi. [2] Ông Thường Vạn Toàn kêu gọi chuẩn bị chiến tranh nhân dân trên biển có phải là ý của ông Tập Cận Bình? Sở dĩ người viết đặt câu hỏi này là vì, Reuters ngày 31/7 dẫn nguồn tin "thân cận với quân đội Trung Quốc" cho hay, ông Tập Cận Bình đang phải chống lại các áp lực từ một bộ phận quan điểm "diều hâu" trong quân đội Trung Quốc, đòi "phản ứng mạnh mẽ" hơn với phán quyết trọng tài hôm 12/7. [3] Nhưng khi đọc bản tin Tân Hoa Xã dẫn lời ông Toàn thì dường như theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, kêu gọi chuẩn bị cho chiến tranh nhân dân trên biển là triển khai ý kiến chỉ đạo của ông Tập Cận Bình. Tân Hoa Xã viết: "Tân Hoa Xã, điện từ Hàng Châu ngày 2/8: Ủy viên Quân ủy trung ương, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn gần đây đi điều tra nghiên cứu công tác động viên quốc phòng ở Chiết Giang. Ông nhấn mạnh, phải thâm nhập học tập và lĩnh hội tinh thần các phát biểu quan trọng của Tập Chủ tịch, kiên quyết quán triệt ý đồ sách lược của Trung ương đảng, Tập Chủ tịch, phải nhận thức tường tận tình hình nghiêm trọng mà an ninh quốc gia đang phải đối mặt, đặc biệt là các mối uy hiếp an ninh đến từ phía biển. Tăng cường phối hợp mật thiết giữa quân đội và cảnh sát, làm tốt hơn nữa, thiết thực hơn nữa công tác dự bị động viên theo hướng (chiến tranh trên) biển, phải phát tối đa uy lực của chiến tranh nhân dân trên biển, kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, lợi ích an ninh và phát triển, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi biển. Thường Vạn Toàn chỉ rõ, phát biểu quan trọng của Tập Chủ tịch hôm 1/7 (Diễn văn kỷ niệm 95 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc) là một lời hiệu triệu vĩ đại đến toàn đảng: Không quên lý tưởng ban đầu, tiếp tục tiến lên. Mặt trận động viên quốc phòng cần phải chăm chỉ học tập, lĩnh hội sâu sắc và chuyển hóa nó thành động lực mạnh mẽ, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Không quên lý tưởng ban đầu (bất vong sơ tâm), thì cần phải bảo vệ hạt nhân (lãnh đạo), bảo vệ sự nhất trí, không ngừng nâng cao ý thức chính trị, ý thức đại cục, ý thức hạt nhân, ý thức tập thể, kiên quyết nghe Trung ương đảng và Chủ tịch Quân ủy trung ương Tập Cận Bình chỉ huy. Không quên lý tưởng ban đầu, là phải kiên định tự tin, khó khăn không nản, quân dân một lòng cùng đưa dân tộc Trung Hoa tiên lên thời kỳ phục hưng vĩ đại. Ông Tập Cận Bình đọc Diễn văn kỷ niệm 95 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 1/7, ảnh: Tân Hoa Xã. Thường Vạn Toàn nhấn mạnh, hướng biển là không gian chiến lược trọng yếu liên quan đến an ninh quốc gia và phát triển toàn cục, cần phải xem đánh thắng trong chiến tranh nhân dân trên biển trong tình hình mới là đề tài quan trọng, thực tiễn để tập trung nghiên cứu." [4] Nếu cứ theo những lời ông Thường Vạn Toàn được Tân Hoa Xã trích dẫn, thì chuẩn bị cho "chiến tranh nhân dân trên biển" là triển khai quan điểm "không quên lý tưởng ban đầu, tiếp tục tiến lên" được ông Tập Cận Bình phát biểu trong Diễn văn kỷ niệm 95 năm ngày thành lập đảng, hôm 1/7. Tuy nhiên Diễn văn kỷ niệm 95 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc ông Tập Cận Bình đọc hôm 1/7 và được Nhân Dân nhật báo, Tân Hoa Xã đăng nguyên văn không có đoạn nào kêu gọi phải "chuẩn bị cho chiến tranh nhân dân trên biển". Riêng về xây dựng quân đội, ông Bình có nhắc đến việc cải cách bộ máy và nhấn mạnh quân đội phải "nghe đảng chỉ huy", lãnh đạo tuyệt đối. Ngoài ra ông Bình nhấn mạnh thêm: "Trung Quốc đi theo phương châm chiến lược quân sự phòng ngự tích cực, không dùng vũ lực để uy hiếp, cũng không hơi tí là đến cửa nhà người khác giễu võ dương oai. Đi đâu cũng giễu võ dương oai không phải biểu hiện của sức mạnh, mà cũng chẳng dọa được ai." Trong 10 nội dung "Không quên lý tưởng ban đầu, tiếp tục tiến lên" được ông Tập Cận Bình liệt kê trong diễn văn, nội dung thứ 9 là: "Không quên lý tưởng ban đầu, tiếp tục tiến lên, thì phải trước sau không đổi con đường phát triển hòa bình, trước sau không đổi chiến lược mở cửa cùng có lợi, cùng thắng, tăng cường quan hệ hữu hảo với các nước, cùng nhân dân các nước không ngừng thúc đẩy sự nghiệp tối cao - hòa bình và phát triển của nhân loại." [5] Phát biểu của ông Thường Vạn Toàn chỉ khiến dư luận khu vực thêm cảnh giác, dè chừng với Trung Quốc Huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chuẩn bị cho mọi tình huống chiến tranh là nhiệm vụ mặc nhiên và bình thường của quân đội bất kỳ quốc gia nào. Những phát biểu của ông Thường Vạn Toàn nếu chỉ nói trong nội bộ quân đội Trung Quốc thì chắc không gây nhiều phản ứng trái chiều từ dư luận đến thế. Nhưng Tân Hoa Xã không hiểu vô tình hay cố ý trích dẫn nó đúng thời điểm "nhạy cảm", khi Nhật Bản vừa công bố Sách trắng Quốc phòng, và cũng chỉ cách hôm Tòa Trọng tài công bố phán quyết vụ kiện Biển Đông không lâu. Về đối ngoại, về mặt truyền thông dư luận thì những phát biểu như thế này có thể dẫn đến những hệ lụy không tốt đẹp cho Trung Quốc. Qua đối chiếu nội dung phát biểu của ông Thường Vạn Toàn và nội dung diễn văn của ông Tập Cận Bình hôm 1/7 thì phải chăng có sự "mâu thuẫn" nào đó giữa hai nhà lãnh đạo này, hoặc là trên bảo dưới không nghe, hoặc là trên dưới cùng nói một đằng làm một nẻo? Việc có "áp lực" nào đó từ nội bộ giới chỉ huy quân đội Trung Quốc với ông Tập Cận Bình như nguồn tin của Reuters nói hay không rất khó xác minh. Nhưng lần đầu tiên trong lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ông Tập Cận Bình đưa ra truy tố 2 cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương và hàng loạt tướng tá tại chức cũng như về hưu là sự thật. Từ ngày 3/9/2015 đến ngày 1/1/2016, ông Tập Cận Bình cơ bản hoàn thành việc thay đổi bộ máy lãnh đạo, chỉ huy quân đội, thay thế luân chuyển các tướng hàng đầu, một cuộc đổi thay vô tiền khoáng hậu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ khi lập quốc cũng là một sự thật. Để làm được điều này, rõ ràng ông Tập Cận Bình phải nhận được sự ủng hộ, hậu thuẫn rất lớn từ các tướng lĩnh hàng đầu, còn làm thế nào để giành được sự ủng hộ ấy thì chỉ có người trong cuộc mới biết. Nhưng chí ít nó cho thấy, ông Tập Cận Bình rất mạnh. Khả năng ông bị "áp lực" phải làm điều này, điều nọ là khó xảy ra. Ông Tập Cận Bình nói Trung Quốc không theo đuổi quân sự hóa Biển Đông khi thăm chính thức Hoa Kỳ tháng 9 năm ngoái, nhưng thực tế nước này đang dựng lên những pháo đài, tiền đồn quân sự lớn chưa từng có ở Biển Đông. Trong diễn văn, ông chủ Trung Nam Hải nói: "Trung Quốc đi theo phương châm chiến lược quân sự phòng ngự tích cực, không dùng vũ lực để uy hiếp, cũng không hơi tí là đến cửa nhà người khác giễu võ dương oai." Nhưng thực tế ngược lại. Những hành động quân sự của Trung Quốc trên thực địa Biển Đông và Hoa Đông, những phát biểu "có mùi thuốc súng" của một số sĩ quan chỉ huy quân đội nước này thể hiện lập trường của bản thân họ hay nói thay lãnh đạo tối cao của họ, còn cần thêm thời gian, dữ liệu để xác minh. Nhưng chắc chắn một điều, cách hành xử nói một đằng, làm một nẻo chỉ làm mất thêm uy tín của Trung Quốc trong con mắt dư luận khu vực và quốc tế, tiếp theo sau những hành vi chống lại luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982 thông qua chính sách "3 Không" với phán quyết trọng tài. Chắc chắn một điều, "sáng kiến" Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21 hay Một vành đai một con đường của ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục vấp phải sự e dè, nghi ngại từ các đối tác, vì đằng sau những sáng kiến ấy vẫn phảng phất mùi thuốc pháo. Có thể những phát biểu này, động thái này nhằm vào những mục đích khác nhau. Theo giới phân tích quốc tế thì có 2 mục tiêu, một là phản ứng với chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Obama, cụ thể là việc lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc. Hai là xoa dịu những bức xúc, mâu thuẫn nội tại trong lòng xã hội Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm lại và có thể sẽ tiếp tục phát triển "hình chữ L" trong thời gian dài, thay vì "hình chữ V" như mong muốn. Đến đây, người viết vẫn chưa thể trả lời câu hỏi, tướng Trung Quốc hô hào chuẩn bị cho chiến tranh trên biển với ai? Đây chỉ là "đòn gió, võ mồm" của Trung Quốc nhằm vào một số mục tiêu chính trị nào đó, hay thông điệp gửi đến "đối thủ tiềm tàng" cần có thêm thời gian nghiên cứu, tìm hiểu. Nhưng người viết hy vọng cung cấp một phần nào đó những thông tin liên quan, ngõ hầu giúp bạn đọc có thêm tư liệu và kiến giải. Tuy nhiên, dù với mục đích nào thì "giễu võ dương oai" cũng không phải là giải pháp cho những vấn đề đang đặt ra với Trung Quốc. Nó không khiến cho đối thủ và đối tác có thể ngồi vào bàn đàm phán với Trung Quốc, cũng không thay thế được công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Trung Quốc, mà chỉ làm gia tăng bất mãn, nguy cơ đối đầu và tâm lý đề phòng, cảnh giác cao độ với Trung Quốc mà thôi. [1]http://www.voachinese.com/a/Chinese-military-officials-on-war-on-south-china-sea-20160731/3443676.html [2]http://thediplomat.com/2016/08/plan-naval-drill-china-practices-for-cruel-and-short-war-in-east-china-sea/ [3]http://www.reuters.com/article/us-southchinasea-ruling-china-insight-idUSKCN10B10G [4]http://news.xinhuanet.com/politics/2016-08/02/c_1119324936.htm [5]http://cpc.people.com.cn/n1/2016/0702/c64093-28517655.html Hồng Thủy ====================== Lão thừa nhận cái "tít" được thể hiện rất hay. Trong hoàn cảnh của Trung Quốc liên hệ với cái tít này, làm lão nhớ tới một câu chuyện thần thoại Hy Lạp. Câu chuyện mô tả: Ulysses và các chiến binh của ông lạc vào hòn đảo của những người khổng lồ một mắt. Ông và các chiến sĩ bị một người khổng lồ một mắt bắt. Vốn là một người thông minh và tính trước sự việc. Khi được hỏi tên, ông ta trả lời: Tôi tên là "không ai cả". Sau đó ông ta dùng mưu làm hỏng con mắt duy nhất của người khổng lồ và cùng đồng đội bỏ trốn. Người khổng lồ la hét kêu đồng loại bắt Ulysses. Đồng loại hỏi người khổng lồ: "Ai hại anh?". Người khổng lồ trả lời: "Không ai cả". Thế là đồng loại của người khổng lồ bỏ về. Ulysses cùng đồng đội trốn thoát khỏi sự truy lùng của họ. Với cái "tít" này của bài báo: "Tướng Trung Quốc hô hào chuẩn bị cho chiến tranh trên biển với ai?". Câu trả lời của chính Trung Quốc trước công luận thế giới là "Không ai cả". Hì. Nhưng qua đó, mới thấy tư duy chính trị bậc thầy của những siêu cường trong "Canh bạc cuối cùng" mà đối thủ chính là Trung Quốc. Nhưng thôi! "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ....". Các người hãy tự xử với nhau. Híc.4 likes
-
Lão đây già rùi, khí lực suy kiệt. Thiên hạ đấm đá thế nào thì tùy, lão không wan tâm. Nhưng lão quảng cáo rằng: Nếu kẻ nào âm mưu đánh chiếm đất Việt làm bàn đạp tấn công thì liệu cái thần hồn. Các người chả là cái đinh gì so với sức mạnh vũ trụ cả. Từ nay đến trước trung tuần tháng 9 Bính Thân Việt lịch, lão sẽ quảng cáo sức mạnh vũ trụ để các siêu cường nghiên cứu. Lão nhắc lại một thí dụ đã từng xảy ra, với sự dự báo của lão Gàn: Lời tiên tri này được dự báo vào 30/ 1 / 2004 trên tuvilyso.com và chứng nghiệm vào 26/ 12/ 2004.4 likes
-
Hiện tại gia đình đã sửa xong theo PTLV, thứ 6 ngày 29/7 vừa rồi Thiên Luân và Mộc Bản ghé nhà xem lại và phát hiện gia chủ làm chưa rốt ráo ở phần bếp và phát sinh thêm 2 phòng ngủ bế khí do gia chủ xây thêm. Thiên Luân đã yêu cầu chỉnh sửa và đến hôm nay gia chủ báo cáo đã làm xong theo như yêu cầu. Theo xác nhận ban đầu của gia đình sau khi sửa lại khu vực hầm cầu, toilet, cổng, bếp... thì nhà đã thông thoáng hơn nhiều, ko bức bí như trước đây nữa. TL dự đoán sự hồi phục của em Linh sẽ rơi vào 1-1.5 năm nữa, có thể thời gian này là dài nhưng với 1 căn bệnh nan y thì thời gian này cũng là rất nhanh với sự hỗ trợ của PTLV. Hy vọng mọi điều tốt lành sẽ đến với gia chủ và người thân. Cổng nhà sau khi sửa lại : Khu vự toilet mới Bếp mới 2 Phòng ngủ mới phát sinh, đã xử lý lại Bố trí lại bàn thờ3 likes
-
KHÓA ỨNG DỤNG ĐỊA LÝ PHONG THỦY LẠC VIỆT. Hòn đất mà biết nói năng. Thì thày Địa Lý hàm răng chẳng còn. Ca dao Việt Đăng ký thành viên diễn đàn và đăng nhập trong topic này. A/ Phương pháp giảng dạy: Học qua mạng bằng video clip và bài giảng. 1/ Tối thiểu ba tháng sẽ offline một lần tại Hanoi, hoặc Sài gòn, trả lời trực tiếp, những câu hỏi của các học viên trong phạm vi ứng dụng. Trước khi offline sẽ thông báo để các học viên ở xa có thể đặt câu hỏi trước trong lớp. Các học viên trực tiếp tham dự sẽ hỏi trực tiếp. Buổi offline sẽ quay video và công bố. 2/ Học 4 buổi / tháng - tức 4 bài giảng/ tháng. Mỗi bài giảng trung bình 45 phút cho đến 60 phút. Có bài viết kèm theo tùy bài giảng. Học phí 2000. 000VND/ Tháng/ Nick. (Hai triệu đồng). Học xong sẽ có giấy chứng nhận cho một nick đã đăng ký (Vì tôi cho phép những anh chị em nghèo, được dùng chung nick để học. Nhưng việc này chỉ có tính nguyên tắc. Tôi vẫn có thể chứng nhận học xong cho nhiều người chung nick, nếu học giỏi và thông minh). Việc chứng nhận này, nhân danh cá nhân giảng viên chính Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh. TTNC LHDP hộ trợ về mặt pháp nhân, nếu thấy cần thiết và học viên có thể xin đóng thêm dấu của TTNC LHDP - phụ thu 50. 000 VND/ giấy chứng nhận. B/ Nội dung giảng dạy: I - Những nguyên lý lý thuyết căn bản. 1/ Chấp nhận "nguyên lý Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" - có phân tích, giải thích về lý thuyết về nguyên lý này và đối chiếu với "Lạc thư phối Hậu Thiên Văn Vương". Tự chiêm nghiệm. Nhưng không được phép tranh luận, thắc mắc. 2 buổi học. 2/ Chấp nhận bảng "Lạc Thư hoa giáp" - có phân tích, giải thích về lý thuyết về nguyên tắc lập thành bảng "Lạc Thư hoa giáp" và đối chiếu với "Lục thập hoa giáp" trong cổ thư chữ Hán.Tự chiêm nghiệm. Nhưng không được phép tranh luận, thắc mắc. 2 buổi học. 3/ Định nghĩa về khái niệm "khí" đầy bí ẩn trong Lý học Đông phương. Phân tích các khái niệm liên quan trong phạm trù "Khí": Âm khí/ Dương khí/ Tà khí/ Thoái khí/ Bế khí/ Tụ khí/ Tán khí..... Tự chiêm nghiệm. Nhưng không được phép tranh luận, thắc mắc. 2 buổi học. 4/ Định nghĩa và phương pháp xác định khái niệm "tâm" ứng dụng trong Địa Lý Phong Thủy Lạc Việt. So sánh đối chiếu với khái niệm này trong cổ thư chữ Hán liên quan. Tự chiêm nghiệm. Nhưng không được phép tranh luận, thắc mắc. 1 buổi học. 5/ Định nghĩa về "Sơn, hướng, tọa" trong khái niệm ứng dụng trong phong thủy. Không được phép tranh luận, thắc mắc. Một buổi học. 6/ Định nghĩa về "Trạch" nhà ứng dụng trong phong thủy. Tự chiêm nghiệm. Không được phép tranh luận, thắc mắc. 1 buổi học 7/ Định nghĩa về các loại trạch nhà ứng dụng trong phong thủy.. Không được phép tranh luận, thắc mắc. 1 buổi học. 8/ Giới thiệu về thuyết "Âm Dương Ngũ hành và bát quái" - nhân danh nền văn hiến Việt và bản chất các nguyên lý, khái niệm căn bản của học thuyết này liên quan đến ứng dụng trong phong thủy. Không được phép tranh luận, thắc mắc. Hai buổi học, thời gian kéo dài tương đương ba buổi. Tự chiêm nghiệm. Không được phép tranh luận, thắc mắc. Tổng cộng 11 buổi học. Không tính thời gian làm bài tập về nhà. II. Tương tác Địa từ trường - Bát trạch Lạc Việt. Tài liệu căn bản: "Bát trạch minh cảnh". Nhưng được hiệu chỉnh trên cơ sở các nguyên tắc, nguyên lý đã giảng ở phần I: "Nguyên lý lý thuyết căn bản". Ước tính học 12 buối. III. Tương tác Cấu trúc hình thể nhà. Dương trạch Lạc Việt. Tài liệu căn bản "Dương trạch tam yếu". Nhưng được hiệu chỉnh, bổ sung quan trọng trên cơ sở các nguyên tắc, nguyên lý đã giảng ở phần I: "Nguyên lý lý thuyết căn bản". Bổ sung: "Thủy pháp trường sinh Lạc Việt" liên quan. Ước tính học 16 buối. IV. Tương tác "Cảnh quan môi trường". Loan đầu. Tài liệu căn bản "Loan đầu - Hình lý khí". Nhưng được hiệu chỉnh, bổ sung quan trọng trên cơ sở các nguyên tắc, nguyên lý đã giảng ở phần I: "Nguyên lý lý thuyết căn bản". Bổ sung: "Thủy pháp trường sinh Lạc Việt" .Ước tính học 16 buối. V. Tương tác vũ trụ - Huyền Không Lạc Việt. Tài liệu căn bản Huyền Không Thẩm Trức Nhưng và "Cổ dịch Huyền không học".Nhưng được hiệu chỉnh, bổ sung quan trọng trên cơ sở các nguyên tắc, nguyên lý đã giảng ở phần I: "Nguyên lý lý thuyết căn bản". Ước tính học 16 buối. Bổ sung: Các vấn đề liên quan đến Thái tuế và các sao nằm ngoài các sách về Huyền không trong cổ thư chữ Hán. VI. Tương tác nhân tạo - Trấn yểm trong Địa Lý phong thủy Lạc Việt. ước tính 12 buổi. Những vấn đề kiêng kỵ căn bản trong phong thủy Lạc Việt. VII. Phần còn lại học về Lạc Việt độn toán và Luận tuổi Lạc Việt. Giới thiệu về Tử Vi Lạc Việt. Phần này anh chị em học chỉ là sự bổ sung kiến thức hỗ trợ cho ứng dụng trong phong thủy. Như vậy, tổng thời gian học tương đương hai năm. Anh chị em có quyền tham gia từng học phần, sẽ được thông báo trên diễn đàn. Trong khóa học này, do mục đích chỉ đào tạo ứng dụng, Nên hầu hết chương trình ace không được thắc mắc có tình tìm hiểu bản chất của tương tác. Đây là một thực tế cho ngành phong thủy học nói chung - sau khi nền văn minh Việt bị sụp đổ từ hơn 2000 năm trước. Tất cả các trí giả Trung hoa, hơn 2000 năm qua, cho đến nay cũng chưa hiểu được bản chất của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nên ngành phong thủy không thể gọi là hiểu về lý thuyết và bản chất tương tác của nó.Tất nhiên, nó cũng chỉ mang tính ứng dụng. Trừ Địa Lý Phong thủy Lạc Việt - phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt. Nhưng đây chỉ là chương trình ứng dụng, cho nên không thể giảng sâu hơn về bản chất tương tác trong phong thủy. Lớp học về nguyên lý lý thuyết và bản chất tương tác trong Địa Lý phong thủy Lạc Việt, tôi chỉ mở khi nền văn hiến Việt được tôn vinh, hoặc các học trò được tôi lựa chọn. Cảm ơn anh chị em vì đã quan tâm.2 likes
-
Sư phụ mừ! Phải từ hay trở lên chứ lỵ. Hì. Nhưng cơn bão sau đây khoảng từ 12 đến 28 ngày nữa, sẽ xuất hiện một cơn bão rất mạnh (Hiện nay nó chưa hình thành. Mới có dấu hiệu tụ khí). Rất có khả năng sẽ vào Việt Nam. Lần này phải đề phòng.2 likes
-
VẤN ĐỀ HIỆN NAY ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM ĐẶC BIỆT VỀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG CỤ THỂ LÀ BIỂN HOA ĐÔNG VÀ BIỂN ĐÔNG. NAY LẬP TOPIC NÀY ĐỂ TRÍCH DẪN CÁC BÀI BÁO CÁC LUẬN ĐIỂM CỦA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU CHÍNH TRỊ VÀ QUÂN SỰ - VÀ CŨNG LÀ ĐỂ CÁC THÀNH VIÊN BÌNH LUẬN THEO Ý KIẾN CÁ NHÂN CỦA MÌNH VỀ MỘT CHÂU Á- VÀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO. MONG ĐƯỢC ỦNG HỘ CỦA TẤT CẢ MỌI NGƯỜI Đòn ‘tập kích chiến thuật’ của Trung Quốc vào Mỹ (ĐVO) - Trung Quốc đã lợi dụng đúng thời cơ ngấm ngầm tập kích Mỹ. Tuy nhiên, coi chừng, phải cẩn thận, bởi nếu không, sẽ giống như “dùng bật lửa để soi bình xăng”. UAV Trung Quốc ’khuấy động’ khu vực Thái Bình Dương Ấn Độ tập kết quân ở biên giới với Trung Quốc Trung Quốc có công nghệ mới cho tàu ngầm hạt nhân? Lâu nay, trong vấn đề căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, dư luận và giới quan sát luôn nhận định Mỹ đã trục lợi để trở lại châu Á-TBD mà không làm Trung Quốc phản ứng. Rõ ràng là thế, bởi người ta chỉ thấy trong khi Triều Tiên sẵn sàng chiến tranh “bằng miệng” thì Mỹ đáp lại bằng hành động có thật với quy mô vượt trội bao gồm việc triển khai vũ khí trang bị và xây dựng củng cố các mối liên minh quân sự Mỹ-Hàn-Nhật … Nhưng chẳng lẽ những bộ óc thông thái ở Bắc Kinh lại không biết? Giới lãnh đạo Bắc Kinh thừa biết, có điều, điều khiển Bình Nhưỡng làm theo ý mình không dễ dàng, Bình Nhưỡng không “ngây dại” như vậy. Vấn đề là do Trung Quốc và Triều Tiên đang còn phụ thuộc nhau, cần đến nhau để đeo đuổi mục đích riêng của mình. Với Triều Tiên, đã đến lúc Bình Nhưỡng táo bạo chuyển hướng đi mới, đó là cải cách kinh tế, hội nhập quốc tế, độc lập, không phụ thuộc vào Trung Quốc. Để làm được điều đó Bình Nhưỡng coi Mỹ vừa là nguyên nhân vừa là điều kiện, cho nên đàm phán trực tiếp với Mỹ là mục đích cuối cùng cho mọi hành động của Triều Tiên trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un. Với Trung Quốc, rất không muốn Triều Tiên hung hăng gây nên cuộc khủng hoảng hạt nhân trước ngay cửa ngõ Bắc Kinh, bởi trong trường hợp leo thang xung đột tại Triều Tiên xảy ra, thì như Tổng thống Nga Vladimir Putin nói, Chernobyl chỉ là "câu chuyện cổ tích dành cho trẻ em", rất bực tức với sự bướng bỉnh, khó bảo của Triều Tiên nhưng không thể từ bỏ Triều Tiên bằng cách cắt viện trợ…đồng nghĩa với mất quyền kiểm soát Triều Tiên. Trung Quốc quá hiểu nếu từ bỏ Triều Tiên ngay bây giờ để gây sức ép là mắc mưu Mỹ và phương Tây, là chẳng khác nào trao Triều Tiên cho Mỹ và phương Tây đang sẵn sàng đưa tay ra chờ đợi sẵn. Chẳng có gì là mâu thuẫn khi chính Mỹ khiêu khích Triều Tiên, “chọc giận” Triều Tiên đồng thời lại kêu gọi Trung Quốc phải gây áp lực ngăn cản Triều Tiên không được leo thang. Bởi khi đã cùng đường, Bình Nhưỡng lập tức mở cửa, hội nhập và sẽ có lợi hơn nhiều so với cái được từ Trung Quốc. Nhưng điều đặc biệt nguy hiểm là kho hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên sẽ trở thành “đồ chơi không lịch sự” tý nào với kẻ mà Bình Nhưỡng cho là phản bội. Đó chính là vấn đề cốt tử mà Trung Quốc cần quan tâm. Khi đó (khi Trung Quốc mất sự kiểm soát Triều Tiên), việc thống nhất Triều Tiên chỉ là vấn đề thời gian và sẽ là thảm họa cho Trung Quốc nếu theo kịch bản này. Tàu chở dầu 2 triệu thùng của Trung Quốc đến Iran – Đòn tập kích chiến thuật của Trung Quốc vào Mỹ. Chính lẽ đó mà Trung Quốc buộc phải sống chung với Triều Tiên như “sống chung với lũ”. Sử dụng con bài Triều Tiên như thế nào để tiền của đổ vào đó không uổng thì phụ thuộc vào sự khôn khéo của Bắc Kinh. Và, sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không phải chỉ có Mỹ trục lợi mà Trung Quốc cũng không chịu tay trắng. Trong chiến tranh hiện đại, hủy diệt lớn, không có chỗ cho chủ quan, coi thường đối phương. Trong khi Mỹ chưa chắc chắn Triều Tiên có khả năng đến đâu thì việc chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra, không được “mất tập trung” là điều nước Mỹ không thể không làm. Do đó, đừng vội cho rằng căng thẳng càng leo thang với động thái hung hăng của Triều Tiên chỉ là “võ mồm” đối với Mỹ, chỉ nhằm mục đích cho ngoại giao...cẩn thận vẫn hơn đối với Mỹ. Và, đây là điều kiện để Trung Quốc trục lợi. Trung Quốc đã chớp thời cơ mở một “đòn tập kích chiến thuật” vào Mỹ . Trung Quốc ra đòn không phải là đòn quân sự mà là năng lượng, không phải chiến trường bán đảo Triều Tiên mà tại Iran. Đến đây cũng cần nói rõ một chút về cấm vận dầu mỏ của Mỹ với Iran. Ngày 23/3/2012, Mỹ và EU đã đề xuất cấm toàn diện giao dịch thương mại dầu mỏ với Iran, cấm vận với Ngân hàng trung ương Iran và cấm vận toàn diện dầu mỏ Iran từ ngày 01/7/2012. Theo đó, tất cả các quốc gia phải ngừng nhập khẩu dầu mỏ của Iran và quan hệ tài chính với Iran. Nếu bất kỳ một tổ chức tài chính nước ngoài nào có quan hệ tài chính, đặc biệt là giao dịch về dầu mỏ với Iran thì đều phải rút khỏi thị trường Mỹ, hoặc Mỹ sẽ áp dụng biện pháp hạn chế hết sức nghiêm ngặt đối với những tài khoản liên nào quan đến ngân hàng trung ương Iran. Trung Quốc buộc phải lựa chọn và đã phải “thực thi” khi ngân hàng Côn Lôn của Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt. Năm 2012, Trung Quốc phải giảm lượng dầu nhập từ Iran và các hợp đồng làm ăn với Iran cũng bị đổ bể. Vậy nhưng, cùng với sự leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, năm 2013 Trung Quốc nhập khẩu dầu của Iran tăng và đặc biệt ngày 21/3 tàu chở dầu 2 triệu lít, lớn nhất của Trung Quốc đã cập cảng Iran, bất chấp lệnh cấm của EU và Mỹ. Đó là đòn tập kích chiến thuật vào Mỹ. Đằng sau đòn tập kích chiến thuật này là gì? Trước hết phải khẳng định là động thái này của Trung Quốc không phải là sự thách thức một cuộc chiến tranh kinh tế với Mỹ, bởi lẽ tuy Trung Quốc và Mỹ rất cần nhau để phát triền kinh tế nhưng thực tế là Mỹ, EU và Nhật Bản không có Trung Quốc vẫn tồn tại nhưng ngược lại Trung Quốc không có Mỹ EU và Nhật Bản thì sụp đổ. Mỹ sẵn sàng hy sinh quyền lợi kinh tế để bóp chết Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không thể. Do vậy đằng sau đòn tập kích chiến thuật này, Trung Quốc muốn đạt được 2 mục đích. Thứ nhất là nắn gân Mỹ, xem trong lúc dính vào căng thẳng Triều Tiên thì Mỹ sẽ phản ứng như thế nào, qua đó đánh giá được khả năng sức mạnh, sự can thiệp của Mỹ trong giai đoạn mà ngân sách quân sự bị cắt giảm. Thứ hai là gửi đến cho Mỹ một nhắc nhở rằng, đừng gây khó cho Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên, nếu không, Iran cũng sẽ là vấn đề khó cho Mỹ. Như vậy có thể nói, thời gian qua, Trung Quốc và kể cả Nga đã dùng vấn đề sản xuất VKHN của Iran và Triều Tiên để mặc cả với Mỹ và đã có những sự nhường nhịn nhau nhất định. Nhưng trong tình hình hiện nay đã xuất hiện Nhật Bản và Hàn Quốc, nếu Trung Quốc cứ dùng con bài này thì lỗi thời và cực kỳ nguy hiểm cho Trung Quốc. Trung Quốc sẽ xử lý thế nào nếu như Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chế tạo VKHN khi mà đối với họ, không giống như Triều Tiên và Iran, chẳng có gì là khó khăn về công nghệ? Và VKHN của họ mỗi khi sản xuất ra còn tiên tiến, hiện đại hơn cả Trung Quốc? Tại sao Trung Quốc biết dùng vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và Iran để mặc cả với Mỹ trong khi Mỹ lại không biết “làm ngơ” để Nhật Bản, Hàn Quốc có được VKHN để chọi trực tiếp với Trung Quốc? Có lẽ tình thế chưa đến lúc và chưa đến mức Mỹ phải sử dụng bài này, nhưng điều kiện cần và đủ của vấn đề này cũng giống như một bồn xăng lớn, Trung Quốc đừng dại dùng bật lửa soi. Lê Ngọc Thống1 like
-
Hoàng Hạc đừng đưa hình như vậy, nên đưa vào http://photobucket.com/ để upload hình lên và copy đường link IMG về đây. như vậy mọi người sẽ nhìn thuận tiện hơn. Ví dụ: Mình đoán là bạn có khả năng về CNTT nên việc này không khó. bạn nên đo bằng la bàn xem đất nhà mình có hướng bao nhiêu độ? nhà của mình hướng bao nhiêu độ? đánh dấu chi tiết từng phòng ... càng chi tiết thì càng thuận tiện cho mọi người tư vấn.1 like
-
THÔNG TIN TRÊN FB LƯƠNG NGỌC HUỲNH. Đây không phải do cơn bão số 2 đã đánh vào Trung Quốc và ập xuống Việt Nam. Mà do hiệu ứng vòng xoáy trong không gian kéo theo của bão số 2 tích tụ lại - gọi là hoàn lưu bão - Khi bão số 2 tan thì hiệu ứng này tích tụ lại gây mưa. Nó sẽ tan trước trưa mùng 3/ 8 2016. Nhưng nó có thể gây lốc xoáy, gió giật nguy hiểm.1 like
-
Ông Tập Cận Bình đang bị các tướng "ép" chống phán quyết trọng tài Biển Đông? Hồng Thủy 15:38 01/08/16 Thảo luận (1) (GDVN) - Đã đến lúc Chủ tịch Tập Cận Bình cần xem lại công tác tham mưu, đội ngũ tham mưu của mình về chính sách đối ngoại, cụ thể là Biển Đông. "Ngoại giao thầm lặng" của Nhà Trắng ở Biển Đông bước đầu phát huy tác dụng Ông Duterte: Làm Tổng thống rất cô đơn Ngoại trưởng Campuchia: Đang tích cực dàn xếp chuyện Biển Đông sau hậu trường Reuters ngày 31/7 đưa tin, nhà lãnh đạo Trung Quốc đang phải chống lại các áp lực từ bên trong quân đội đòi Trung Nam Hải phải "phản ứng mạnh mẽ hơn" với phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines với nước này hôm 12/7. Lãnh đạo Trung Quốc đang cảnh giác trước những thái độ kích động một cuộc đụng độ với Hoa Kỳ. Về mặt ngoại giao và truyền thông, Trung Quốc vẫn tiếp tục chính sách "3 Không" với phán quyết trọng tài. Thậm chí tuyên truyền chụp mũ cho phán quyết trọng tài là "trò hề chính trị", "âm mưu chống Trung Quốc từ Washington". Hậu phán quyết trọng tài hôm 12/7, những làn sóng của chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc đã bùng lên với những bài xã luận sử dụng ngôn từ đao to búa lớn trên một số tờ báo nhà nước và các cuộc biểu tình lẻ tẻ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: AP. Tuy nhiên cho đến nay, Trung Quốc đã không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào của một hành động mạnh tay hơn. Thay vào đó, Bắc Kinh đã kêu gọi một giải pháp hòa bình thông qua đàm phán, đồng thời vẫn nhắc lại cam kết với dư luận trong nước rằng Trung Quốc sẽ kiên quyết "bảo vệ chủ quyền lãnh thổ". Áp lực đối với ông Tập Cận Bình? Một số luồng dư luận trong quân đội Trung Quốc đang đẩy mạnh áp lực đòi hỏi một phản ứng mạnh hơn, có cả khả năng dùng vũ lực nhằm vào Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực, 4 nguồn tin riêng biệt nói với Reuters. Một nguồn tin nói: "Quân Giải phóng Trung Quốc (PLA) đã sẵn sàng. Chúng ta nên cho chúng một bài học như Đặng Tiểu Bình đã làm với Việt Nam năm 1979". (Nguồn tin này muốn nói đến cuộc chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam do Trung Quốc gây ra năm 1979 và những cuộc đụng độ kéo dài tới mãi năm 1989). Reuters cho rằng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không ngừng tìm cách lấy lòng giới tướng lĩnh quân đội và củng cố triệt để vai trò lãnh đạo của mình trong PLA. Ông cũng đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về vai trò Tổng chỉ huy của mình trong quân đội. Trong khi đang giám sát cuộc cải cách sâu rộng trong quân đội để cải thiện khả năng tác chiến và giành chiến thắng trong chiến tranh hiện đại của PLA, Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh rằng, nước ông cần một môi trường bên ngoài ổn định, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của Trung Quốc, trong khi nền kinh tế đang phát triển chậm lại.Ít người mong đợi bất kỳ một động thái nào mạnh (leo thang trên thực địa Biển Đông) trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Hàng Châu, Chiết Giang tháng Chín này. Một nguồn tin khác có quan hệ với giới lãnh đạo Trung Quốc mô tả tâm trạng của một bộ phận có quan điểm "diều hâu" trong quân đội Trung Quốc: "Hoa Kỳ sẽ làm những gì họ đã làm. Chúng ta cũng sẽ làm những gì chúng ta phải làm. Phía quân đội rất kiên định. Đó là một sự mất mát thể diện rất lớn", nguồn tin nói. Theo cá nhân người viết, cái gọi là "sự mất mát thể diện rất lớn" ở đây có thể là phán quyết trọng tài hôm 12/7. Liang Fang, một Giáo sư từ Học viện Quốc phòng Trung Quốc viết trên trang weibo cá nhân: "Quân đội Trung Quốc sẽ tiến lên và chiến đấu hết mình, Trung Quốc sẽ không bao giờ nhượng bộ bất kỳ quốc gia nào về chủ quyền." "Chúng ta phải chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài và coi đây là một bước ngoặt trong chiến lược quân sự của chúng ta trên Biển Đông", Li Jinming từ Viện Biển Đông, Đại học Hạ Môn viết trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á. Trung Nam Hải ý thức được sự nguy hiểm của đụng độ quân sự ở Biển Đông Mặc dù phản ứng với phán quyết trọng tài bằng những lời lẽ đao to búa lớn, nhưng trên thực tế Trung Quốc chưa có hành động nào có thể dẫn đến leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Một nhà ngoại giao cấp cao từ Bắc Kinh cho Reuters biết, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thức rõ sự nguy hiểm của một cuộc đụng độ: "Họ đang ở thế việt vị. Họ đang rất lo lắng bởi các phản ứng quốc tế. Họ thực sự mong muốn quay trở lại bàn đàm phán. Nhà lãnh đạo (Trung Quốc) sẽ phải suy nghĩ một cách dài hạn và nghiêm túc về những bước đi tiếp theo." Ngay trong các lực lượng vũ trang Trung Quốc vẫn đang có một sự thừa nhận rằng, Trung Quốc sẽ rất bất lợi nếu đối đầu với Hoa Kỳ: "Hải quân của chúng tôi không thể thắng người Mỹ. Chúng tôi không có trình độ công nghệ được như họ. Chỉ có những người dân thường Trung Quốc vô tội là bị ảnh hưởng và chịu đau khổ (nếu xảy ra chiến tranh)." Reuters dẫn lời một nguồn tin cho biết, tiếng nói từ những người có quyền lực và ảnh hưởng cho đến nay chỉ ra rằng, nhận thức của họ về cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 với Việt Nam không tốt đẹp với Trung Quốc như những gì bộ máy tuyên truyền nước này muốn người dân của họ tin theo. Ngoài ra, Washington đang sử dụng các kênh "ngoại giao thầm lặng" để thuyết phục các bên yêu sách khác ở Biển Đông không có những hành động mạnh để tận dụng phán quyết trọng tài hôm 12/7. [1] Ông Tập Cận Bình cần một bộ máy tham mưu trung thực Cá nhân người viết cho rằng, việc ông Tập Cận Bình có bị một nhóm tướng lĩnh quân đội hiếu chiến gây áp lực phải phản ứng "cứng rắn" với phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông hôm 12/7 hay không, hiện tại khó có điều kiện kiểm chứng. Nhưng sự tồn tại của một bộ phận quan điểm hiếu chiến, diều hâu trong bộ máy lãnh đạo quân đội, nhà nước và truyền thông Trung Quốc là điều có thật. Nó thể hiện qua những phát biểu công khai của một số học giả quân sự, một số bài xã luận mang tính hăm dọa của truyền thông nhà nước. Bên cạnh đó cũng vẫn có những tiếng nói yêu chuộng hòa bình, thượng tôn pháp luật và công lý từ chính giới nghiên cứu, học giả và không ít quan chức Trung Quốc. Tiếc rằng xu thế "diều hâu" dường như đang chiếm thế thượng phong trong các cơ quan tham mưu cho Trung Nam Hải. Chính những quan điểm hung hăng này trong giới tham mưu và hoạch định chính sách nhà nước đã đẩy Trung Quốc vào tình thế tự cô lập như hiện nay. Bởi vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi Reuters cho biết nhiều người Trung Quốc có hiểu biết không còn tin vào những gì bộ máy tuyên truyền nước này nói về cuộc chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 và các hoạt động phá hoại biên giới kéo dài đến năm 1989. Ông Từ Khánh Toàn, Phó Tổng biên tập Tạp chí "Viêm Hoàng xuân thu" trong bài viết đăng trên trang 21ccom.net (Mạng Tri thức Cộng đồng) ngày 7/12/2015 tường thuật quá trình đi lên từ binh nhì đến vị trí Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương, lon Thượng tướng của ông Trương Vạn Niên khi ông này qua đời tháng 12/2015 đã cho thấy rõ: Về cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 giới quân sự và nghiên cứu Trung Quốc ngày nay khá kín tiếng vì có nhiều thứ "không thể nói ra". Ngay từ đầu đã có nhiều thành viên Quân ủy trung ương phản đối cuộc chiến (xâm lược, phi nghĩa) này. Đại tướng Túc Dụ năm 1958 vì chống chủ nghĩa giáo điều trong quân đội đã bị "phê phán", năm 1979 đến hạn được "bình phản". Nhưng vì ông kiên quyết không tham gia cuộc chiến tranh (xâm lược Việt Nam) nên đến lúc chết vẫn không được nhìn thấy văn kiện "bình phản" trường hợp của mình. Cũng trong bài viết này, ông Từ Khánh Toàn cho hay, thời Đặng Tiểu Bình trong đề bạt cán bộ, bất kỳ quân nhân nào tham gia cuộc chiến (xâm lược) Biên giới 1979 đều được cộng điểm. Trương Vạn Niên được trọng dụng cũng là nhờ "điểm cộng" này. [2] Nhắc lại chuyện cũ để thấy rằng có những sai lầm chiến lược không thể sửa chữa, bởi cái giá phải trả không chỉ là xương máu của hàng vạn thanh niên và người dân vô tội từ cả phía xâm lược lẫn phía bị xâm lược. Chiến tranh không chỉ gây ra sự hủy diệt, để lại những vết thương khó lành, mà còn hủy hoại lòng tin của các nước láng giềng bị Trung Quốc tấn công. "Đại cục" hòa bình, ổn định ở Biển Đông cũng như quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc sẽ bị đe dọa nếu những quan điểm hiếu chiến vẫn hiện hữu và thắng thế. Tất cả những điều này xảy ra là vì pháp luật và công lý đã bị xem thường, thậm chí còn bị bẻ cong để phục vụ những âm mưu, ý đồ chính trị của một vài cá nhân hay thế lực nào đó. Trong bối cảnh căng thẳng leo thang ngoài Biển Đông, những bài học hôm qua vẫn còn nóng hổi. Con đường "phục hưng dân tộc Trung Hoa" mà ông Tập Cận Bình đề xướng sẽ là một cuộc trỗi dậy hòa bình được thế giới chào đón, hay lại lặp lại bánh xe đổ của một số lãnh đạo đi trước phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, đạo đức của đội ngũ tham mưu của Trung Nam Hải. Quay trở lại câu chuyện Biển Đông, cá nhân người viết đánh giá cao ông Tập Cận Bình ở một điểm là chưa bao giờ ông nhắc đến đường 9 đoạn, dù ông đã 3 lần tuyên bố "Trung Quốc có chủ quyền từ thời cổ đại với các đảo ở Biển Đông". [3] Có lẽ ông cũng đã nhận thấy sự bành trướng đến phi lý của đường 9 đoạn, nên trong "Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển ở Biển Đông" đưa ra hôm 12/7 sau khi có phán quyết trọng tài, đường 9 đoạn đã không xuất hiện trong 4 yêu sách "chủ quyền lãnh thổ" hay "quyền lợi biển" của Trung Quốc. [4] Ít nhất điều này cũng cho thấy sự thay đổi về nhận thức của các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc. Hy vọng rằng phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông nên trở thành cơ hội để Trung Quốc bình tĩnh xem xét lại các yêu sách của mình, mở cánh cửa đàm phán, giải quyết các tranh chấp trong tương lai. Chống lại phán quyết trọng tài là chống lại UNCLOS 1982 mà chính Trung Quốc đã góp phần rất tích cực tham gia xây dựng [5], chống lại luật pháp và công luận quốc tế. Điều này càng đẩy Trung Quốc ra xa phần còn lại của nhân loại, cho dù có đổ bao nhiêu tiền của công sức để tuyên truyền, thì cũng không thay đổi được sự thật trong một thế giới phẳng. Cá nhân người viết đánh giá rất cao chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Nhờ chiến dịch này mà những "con hổ" như Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng mới bị trừng trị thích đáng. Nhưng nếu không có cơ chế kiểm soát tốt, thì sẽ lại xuất hiện những "con hổ" khác. Vì khi có thông tin một nhóm tướng lĩnh ép Chủ tịch Tập Cận Bình phải phản ứng cứng rắn chống lại phán quyết trọng tài, có nghĩa là không loại trừ khả năng lại mọc ra một nhóm thao túng, lũng đoạn chính sách quốc phòng mới. Bởi vậy thiết nghĩ đã đến lúc Chủ tịch Tập Cận Bình cần xem lại công tác tham mưu, đội ngũ tham mưu của mình về chính sách đối ngoại, cụ thể là Biển Đông. Về đối nội đề cao pháp trị, thì về đối ngoại Trung Quốc cũng nên thể hiện thái độ gương mẫu thượng tôn pháp luật. Quyền lực có thể đi ra từ nòng súng, nhưng uy tín, thương hiệu và sự tôn trọng của cộng đồng thì không. Tài liệu tham khảo: (Xin lưu ý, bài viết của Từ Khánh Toàn [2] có những nội dung tuyên truyền xuyên tạc về cuộc chiến xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979, do đó cần tiếp cận với thái độ thận trọng) [1] http://www.reuters.com/article/us-southchinasea-ruling-china-insight-idUSKCN10B10G [2] http://www.21ccom.net/plus/wapview.php?aid=131180 [3] http://www.wsj.com/articles/full-transcript-interview-with-chinese-president-xi-jinping-1442894700 [4] http://news.xinhuanet.com/world/2016-07/12/c_1119207706.htm [5] http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/4-bai-hoc-cho-Trung-Quoc-sau-phan-quyet-trong-tai-vu-kien-Bien-Dong-post169733.gd Hồng Thủy ==================== Mún đàm cũng điếu đàm được. Nếu đàm được thì mọi chuyện đã xong từ cuộc họp Thượng đỉnh ở Washington. Muốn bụp thì quân lực yếu kém, chắc chắn thất bại thảm hại. Can tội làm ngóao ọp dọa lão Gàn. Láo! Nhân đây, lão cũng quảng cáo với người Nga ngưng ngay tập trận với quân Tàu ở biển Đông. Muốn yên lành thì ở yên tại chỗ gõ phèng phèng và chấm dứt mọi sự ủng hộ trực tiếp, hoặc gián tiếp với Tàu đi. Lão đây chỉ là phó thường dân dự khuyết hạng II Nam Bộ, Chủ tịch Hội Chém gió ở làng Vũ Đại. Nhưng lão hứa nếu nước Nga không làm điều gì bất lợi cho Việt Nam. Lão sẽ tặng tính chính danh của bán đảo Crimes - tức quốc tế long trọng thừa nhận - cho sự quản trị của nước Nga ở bán đảo này.1 like
-
1 like
-
Ông Obama tiết lộ Singapore đã mách nước cho Mỹ xoay trục về châu Á 09:21 AM - 01/08/2016Thanh Niên Online Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc phỏng vấn với tờ Straits Times cho biết chính lãnh đạo của Singapore đã gợi ý Mỹ xoay trục về châu Á, tăng cường quân sự nhằm đối trọng với Trung Quốc. Tổng thống Obama và Thủ tướng Lý Hiển LongReuters Tin liên quan Tính khả thi của phán quyết về Biển Đông Hoàn cầu thời báo kêu gọi tấn công tàu Úc ở Biển Đông Mỹ tuyên bố muốn tránh đối đầu trên Biển Đông Sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông và châu Á nói chung khiến nhiều nước lo ngại trong khi các cường quốc ở khu vực này chưa đủ sức đối đầu. Quốc gia có thể khống chế Trung Quốc không ai khác là Mỹ. Tờ Straits Times của Singapore ngày 1.8 đăng bài viết cho biết tiên liệu được "mối đe doạ Trung Quốc" nên giới lãnh đạo Singapore đã chỉ đường cho Mỹ quay trở lại châu Á và khuyến khích Washington tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực này. Chính sự có mặt của Mỹ dưới nhiều hình thức, đặc biệt là quân sự ở Philippines, Singapore, Nhật và Hàn Quốc đã cản đường Trung Quốc bành trướng sức mạnh quân sự, trong đó quan trọng nhất là chiến lược quân sự hoá Biển Đông. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đang thực hiện chuyến công du nước Mỹ bắt đầu từ ngày hôm qua 31.7. Nhà lãnh đạo Singapore sẽ được người đứng đầu Nhà Trắng tiếp đón nồng hậu với yến tiệc quốc gia mà chưa lãnh đạo nào của vùng Đông Nam Á có được. Theo Straits Times, Tổng thống sắp mãn nhiệm Obama mở tiệc lớn để thết đãi thượng khách nhằm thể hiện "sự biết ơn" của Mỹ đối với Singapore vì đã gợi ý cho chính sách xoay trục về châu Á của Nhà Trắng. Lãnh đạo Singapore là một trong 5 quốc gia châu Á được ông Obama mở yến tiệc trọng đại này. Lãnh đạo Singapore đã mách nước cho Mỹ xoay trục về châu Á Reuters “Những chuyến thăm như thế là cơ hội để thắt chặt thêm mối quan hệ và tình thân hữu giữa các đối tác thân cận của chúng tôi khắp thế giới”, ông Obama phát biểu, được Straits Times dẫn lại từ cuộc phỏng vấn. Tổng thống Obama nói rằng Singapore là một trong những đối tác tin cậy và chắc chắn nhất của Mỹ ở Đông Nam Á. “Tôi trông chờ để tiếp đón Thủ tướng Lý, người mà tôi đánh giá rất cao và làm việc trong suốt nhiệm kỳ của mình”, ông Obama phát biểu trước buổi đại tiệc sẽ được tổ chức vào ngày mai 2.8 dành cho người đứng đầu chính phủ Singapore. Được biết năm 2016 này cũng là kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Mỹ - Singapore. Minh Quang =================== Còn lão Gàn đây thì không xúi Hoa Kỳ xoay trục về Tây Thái Bình Dương - Lão vốn không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ quốc gia nào. Hì - Nhưng biết trước Hoa Kỳ sẽ phải xoay trục về đây từ 2008. Xin xem: "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông". Trung Quốc sẽ là quốc gia thảm bại trong "Canh bạc cuối cùng". Thời điểm , nhanh thì ngay cuối năm nay, chậm không quá 2018. Đây là lời tiên tri của lão Gàn. Hãy chờ xem.1 like
-
Nhân chứng Gạc Ma và hơn 3 năm trong nhà tù Trung Quốc 12:23 PM - 27/07/2015Thanh Niên Online (TNO) Sau 27 năm, cựu binh Trương Văn Hiền mới gặp lại những người bạn tù từng cùng bị Trung Quốc bắt giữ sau trận thảm sát Gạc Ma năm 1988. Lịch sử không quên những bi hùng của dân tộc Những người ở lại - Kỳ 3: Má suốt đời thiếu Dư Những người ở lại - Kỳ 2: Một mình nuôi con Cựu binh Trương Văn Hiền (ngoài cùng bên phải) và đồng đội tại lễ cầu siêu 64 liệt sĩ Gạc Ma Bị Trung Quốc bắt giữ Cả cuộc đời mình, anh Hiền không thể quên được biến cố ngày 14.3.1988. Tròn 16 tuổi, chàng trai quê Hà Tĩnh tình nguyện vào quân ngũ. Hơn 20 tuổi, anh Hiền được đơn vị điều ra đảo Gạc Ma xây dựng, canh giữ đảo. “Chiều 13.3.1988, tàu HQ - 604 chở công binh cập đảo Gạc Ma. Sáng 14.3.1988, khi một số anh em đang khảo sát đảo thì lính Trung Quốc đổ bộ lên đảo, xả đạn vào nhóm công binh Việt Nam. Tàu HQ - 604 bị bắn chìm buộc tôi và một số anh em nhảy ra khỏi tàu”, anh Hiền nhớ lại. Anh Hiền và đồng đội trôi dạt trên biển, đến chiều thì bị tàu Trung Quốc phát hiện, bắt giữ. Tổng cộng có 9 chiến sĩ Việt Nam bị Trung Quốc bắt. Sau khi vớt những người lính Việt Nam lên tàu, quân Trung Quốc dùng khăn bịt mắt rồi trói gông 2 người lại với nhau. Chín anh em bị quẳng vào nhà kho, máu chảy lênh láng khắp sàn tàu. Từ Gạc Ma, tàu Trung Quốc chở tù binh tới đảo Hải Nam. Ở đây, tù binh người Việt Nam bị chuyển sang một tàu khác để chuyển về nhà giam quân đội ở bán đảo Lôi Châu, Quảng Đông (Trung Quốc). “Khi pháo hạm Trung Quốc bắn chìm tàu HQ - 604, tôi bị thương rất nặng ở đầu, tay và chân nên bất tỉnh hoàn toàn lúc tàu Trung Quốc vớt lên. Suốt mấy ngày liền trên tàu Trung Quốc, mọi người không ăn uống gì. Vết thương cũng không được băng bó”, cựu binh Nguyễn Văn Thống nhớ lại. Ở nhà giam Lôi Châu, người bị thương nặng được đưa vào trạm xá để “mổ sống” lấy mảnh đạn. Những người còn lại bị cách ly từng phòng riêng để phía Trung Quốc hỏi cung. Các câu hỏi chủ yếu tập trung vào vị trí trọng yếu của đảo ở Trường Sa, người chỉ huy đảo, về khí tài, quân số của Việt Nam, về thân nhân từng người… Tuy nhiên, Trung Quốc không khai thác được thông tin gì từ những người lính Việt. Giam cầm hơn 3 năm 5 tháng Cựu binh Lê Minh Thoa, quê ở Quy Nhơn (Bình Định), kể thời gian đầu bị bắt giam, mọi người phải lao động rất cực khổ, toàn làm công việc nặng nhọc. Mỗi người bị giam phòng riêng nhưng trong cùng một khu nên thường gặp nhau khi đi lao động. Sau một năm, khi tổ chức chữ thập đỏ quốc tế can thiệp, lính Trung Quốc mới đối xử tốt hơn với tù binh Việt Nam. “Nhớ nhất là ngày tổ chức chữ thập đỏ quốc tế vào thăm. Mỗi người được viết 24 chữ gửi thư về cho gia đình. Anh em không ai bảo ai đều viết chung một dòng: “Con vẫn khỏe, mọi người ở nhà yên tâm”. Không biết sau đó thư có được chuyển về Việt Nam không nhưng chúng tôi không ai nhận được hồi âm”, anh Thoa nói. Vào một chiều cuối tháng 8.1991, những người tù Việt Nam được trại gọi lên thiết đãi bữa “cơm tươi” ngon hơn ngày thường nhưng không cho biết lý do. Thường trong tù, bữa cơm thịnh soạn có thể là điều tốt nhưng cũng để báo hiệu điều không hay sẽ đến với người tù. Đêm hôm đó không ai ngủ được. Nhớ nhất là ngày tổ chức chữ thập đỏ quốc tế vào thăm. Mỗi người được viết 24 chữ gửi thư về cho gia đình. Anh em không ai bảo ai đều viết chung một dòng "Con vẫn khỏe. Mọi người ở nhà yên tâm Cựu binh Lê Minh Thoa Khoảng 4 giờ sáng hôm sau, lính trại đánh thức mọi người dậy sớm rồi đưa lên xe rời khỏi trại giam. Kẹp hai bên người tù là lính Trung Quốc được trang bị đầy đủ vũ khí. Lúc này mọi người vẫn chưa hiểu điều gì đang xảy ra. Tuy nhiên, khi xe chạy một đoạn, người chỉ huy cuộc áp tải rút giấy đọc lơ lớ tiếng Việt: “Hôm nay Chính phủ Trung Quốc phóng thích tù binh Việt Nam về nước”. Nghe xong, những người tù Việt Nam vẫn không tin bởi dù có lệnh phóng thích nhưng lúc này đây họ vẫn ở trên đất Trung Quốc. Sau 3 ngày đêm, xe đến biên giới Việt Nam - Trung Quốc ở cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), khi thấy bên kia biên giới, đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam đứng đón, 9 người tù mới tin rằng mình đã được trở về quê hương thân yêu. Xuống xe, mọi người chỉ biết ôm nhau khóc sau quãng thời biệt biền bị giam cầm không biết ngày về. Tổng cộng, 9 chiến sĩ Gạc Ma bị Trung Quốc bắt giam hơn 3 năm 5 tháng. Hội ngộ sau nhiều năm xa cách Về Việt Nam, ban đầu Bộ Quốc phòng sắp xếp để 9 người an dưỡng ở thị xã Bắc Giang trong vòng 2 tháng. Nhưng rồi mọi người nhớ nhà nên xin phép về thăm gia đình. Từ đây, mỗi người mỗi ngã. Anh Hiền về Hà Tĩnh, anh Thống về Quảng Bình, anh Thoa về Quy Nhơn… Tại quê nhà, những người lính Gạc Ma lập gia đình, rồi bận rộn với cuộc sống mưu sinh nên bặt tin nhau một thời gian dài. Cho đến năm 2013, khi sự kiện Gạc Ma được báo chí nhắc nhiều, anh em có thông tin để kết nối với nhau. Các cựu tù và những người sống sót sau trận thảm sát Gạc Ma gặp lại nhau sau nhiều năm đứt liên lạc Thảm sát Gạc Ma không chỉ cướp đi người đồng đội yêu thương mà còn để lại nỗi đau trên thân thể các anh. Hơn một nửa trong số 9 người tù bị Trung Quốc bắt giam hiện là thương binh. Nặng nhất là thương binh 1/4 Nguyễn Văn Thống khi bom đạn đã cướp đi của anh con mắt bên trái và một phần tay, chân. Sau khi xuất ngũ, anh Thống về quê Quảng Bình lấy vợ, rồi mở tiệm sửa chữa xe đạp. Những năm gần đây, vết thương khiến anh Thống không đủ sức khỏe bám trụ ở tiệm, đành ở nhà phụ giúp việc nhà cho vợ yên tâm đi chợ. Anh Hiền lên Đắc Lắc lập nghiệp và hiện là thợ xây dựng. Anh Thoa xuất ngũ về Quy Nhơn mở tiệm phở lấy tên Trường Sa như lưu giữ về những tháng ngày hào hùng giữ đảo. Những ngày tháng 7.2015 cận kề dịp kỷ niệm ngày thương binh, liệt sĩ 27.7, những người tù Gạc Ma năm xưa được mời vô Sài Gòn dự lễ cầu siêu các liệt sĩ, chiến sĩ trận vong, trong đó có cả 64 đồng đội hy sinh tại đảo Gạc Ma năm nào. Đi cùng các anh còn có hai cựu binh sống sót sau vụ thảm sát là Phạm Xuân Trường, Lê Hữu Thảo, cùng vợ con của hai liệt sĩ Trần Văn Phương, Nguyễn Mậu Phong. Gặp lại sau nhiều năm xa cách, bao nhiêu kí ức đau thương lại ùa về trong những người cựu tù Gạc Ma dũng cảm năm xưa như nhắc nhở về một biến cố không thể lãng quên của dân tộc. Bài, ảnh: Trung Hiếu ====================== Lệnh bà Raice cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ phát biểu: "Đối với Trung Quốc, không nói nhiều. Mà hãy điều tàu sân bay đến Tây Thái Bình Dương". Lão Gàn đây cũng vốn rất ...ít nói. Lão xác định rằng: Lão bảo kê từ này đến giữa tháng 9 Bính Thân Việt lịch, không có chiến tranh. Đây là lần thứ hai, lão Gàn rút thời hạn bảo kê. Tức là rút thời hạn tổng cộng một tháng rưỡi, tính từ lúc là đầu hết tháng 10 Việt lịch. Như vậy - nếu - "Canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng chiến tranh thì ngài Tổng Thống Hoa Kỳ Obama sẽ phải là vị tổng thống phát lệnh chiến tranh vào lúc cuối nhiệm kỳ. Luật Hoa Kỳ cho phép Tổng Thống phát động chiến tranh không cần xin phép quốc hội trong vòng 60 ngày. Chiến tranh hiện đại không kéo dài lâu như vậy đâu thưa ngài Obama. Nó sẽ kết thúc trước lúc bàn giao nhiệm kỳ Tổng thống vào tháng 1. 2017 Tây lịch. Ấy là lão cứ dọa thế. Hãy chờ xem.1 like
-
Trang web của Vietnam Airlines nghi bị tin tặc Trung Quốc tấn công 05:34 PM - 29/07/2016Thanh Niên Online Trang web chính thức của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa bị tin tặc tấn công làm thay đổi giao diện trang chủ. Giao diện trang chủ của Vietnam Airlines bị thay đổiẢnh chụp màn hình Tin liên quan Website VN trước đòn tấn công ồ ạt của hacker Trung Quốc Hai ngày, hacker Trung Quốc tấn công 1.000 website của Việt Nam Hàng trăm website Việt Nam bị tin tặc Trung Quốc tấn công trong dịp lễ Cụ thể, trang chủ của Vietnam Airlines tại địa chỉ https://www.vietnamairlines.com bị thay đổi giao diện và thông tin trên website ghi rõ trang đã bị nhóm 1937cN tấn công, đây là nhóm tin tặc đến từ Trung Quốc. Hình ảnh giao diện trang chủ của Vietnam Airlines bị thay đổi, kèm theo đó là những lời công kích mang nội dung xấu từ nhóm tin tặc 1937cN. Đến hơn 17 giờ chiều nay 29.7, trang web của Vietnam Airlines đã có thể truy cập lại bình thường. Tuy nhiên, hiện nay trên mạng các tin tặc đã cho phát tán một bảng danh sách ước tính hơn 400.000 tài khoản của những hội viên Vietnam Airlines, trong đó có đầy đủ thông tin như: ngày gia nhập, điểm tích lũy, ngày hết hạn... Bảng danh sách này có dung lượng hơn 90 MB. Trao đổi với Thanh Niên, ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav, cho biết căn cứ theo hình ảnh thay đổi giao diện trên trang chủ Vietnam Airlines thì thủ phạm tấn công là nhóm 1937cN. Đây nhóm tin tặc có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã từng được Bkav cảnh báo trong những đợt tấn công vào các trang web ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Trao đổi với Thanh Niên, ông Ngô Trần Vũ - Giám đốc điều hành Công ty bảo mật NTS Security cho biết Kaspersky đang tìm hiểu phương thức tấn công của tin tặc, trước mắt để an toàn, khách hàng của Vietnam Airlines nên mau chóng thay đổi mật khẩu quản lý tài khoản của mình để tránh bị xem trộm dữ liệu. Được biết, vào tháng 5.2014, 1937cN cũng tấn công vào hơn 200 website của Việt Nam và để lại những lời nhắn, hình ảnh mang tính chất khiêu khích, chứng tỏ các website đó đều đã bị kiểm soát. Theo các chuyên gia bảo mật tại Việt Nam, trang web 1937cn.net (trang web chính thức của nhóm 1937cN) là một trang mạng hacker của Trung Quốc được lập ra với mục đích kích động hacker Trung Quốc tấn công các website của Việt Nam. 1937cN là nhóm hacker nổi tiếng và mạnh nhất Trung Quốc (theo thống kê từ website hack-cn.com - trang web thống kê và xếp hạng các nhóm hacker Trung Quốc, nhóm 1937cN xếp số 1 với 36.820 cuộc tấn công đã thực hiện). Thành Luân - Mai Hà ================== Đám "Khựa" này chuyên làm những việc bần tiện, tiểu tiết. Với thứ tư duy bã đậu như thế này thì làm gì những cơ quan đầu não ở Bắc Kinh có tầm nhìn chiến lược đúng và lâu dài. Bởi vậy, việc gán cho bà Vanga lời tiên tri "Trung Quốc sẽ làm bá chủ thế giới" chỉ là một âm mưu chính trị. Với tất cả sự hiểu biết của mình, lão khẳng định bằng hình tượng như sau: "Trong danh sách ứng cử viên trình Thượng Đế về một quốc gia bá chủ thế giới trong tương lai, không có Trung Quốc. Hoa Kỳ là một ứng cử viên sáng giá nhất, nhưng chưa phải quyết định cuối cùng của Thượng Đế". Lão đây đi đâu trong nước toàn đi Vietnam Airline. Tuy hơi mắc tiền một chút, nhưng họ lịch sự và chu đáo. Các người đã đụng chạm đến phương tiện ưa dùng của lão Gàn. Láo! Lão cảnh báo rằng: Từ nay đến khoảng trung tuần tháng 8 Việt lịch, chính phủ Trung Quốc phải điều tra và đem toàn bộ đám tin tặc này ra tòa xử tội hình sự. Nếu không các người sẽ phải lãnh hậu quả. Của Bụt mất một đền mười. Bụt vẫn còn cười, Bụt chẳng nhận cho. Hãy chờ xem! ================== Điều kỳ diệu sau cuộc tấn công Thứ bảy, 30/7/2016 | 01:48 GMT+7 Tôi vừa trở về sân bay Nội Bài sau một chuyến bay dài từ TP HCM. Chuyến bay dài hơn thường lệ, bởi một cuộc tấn công điện tử thực hiện vào hạ tầng hàng không Việt Nam, một cuộc tấn công chưa từng có. Chúng tôi ra sân bay từ 17h. Giao thông trước sân bay Tân Sơn Nhất kẹt cứng. Bước vào sân bay, đông nghẹt người vì nhiều chuyến ùn tắc. Không còn thông báo điện tử, tất cả đều phải thông báo bằng giấy in. Tôi đứng xếp hàng trong hàng người bất tận, đến tận gần 19h mới đến quầy làm thủ tục, dù theo lịch là 19h đã bay. Hệ thống máy tính không hoạt động, thủ tục làm bằng tay. Thứ tự các chuyến bay và cổng ra tàu bay thay đổi liên tục và chỉ được thông báo qua loa phóng thanh. Bởi ngay cả hệ thống loa sân bay cũng đã bị tấn công. Và trong khung cảnh tưởng như sẽ vô cùng hỗn loạn ấy, lại là một sự trật tự đáng ngạc nhiên. Gần như không ai phàn nàn. Tất cả mọi người đều xếp hàng trật tự. Không thấy sự vội vàng chen lấn như ngày thường. Mọi người nhường nhịn và thông cảm cho nhau lẫn cho hãng hàng không. Khi tôi bước vào phòng chờ, không còn một chỗ ngồi. Hành khách ngồi la liệt dưới đất, trong một khung cảnh tôi chưa từng chứng kiến ở đâu trên thế giới. Trong phòng lounge cũng không còn chỗ ngồi. Nhưng sự thông cảm và chia sẻ được duy trì đến tận phút cuối. Trong phòng lounge dành cho thương gia, ngày thường, sự riêng tư vô cùng được tôn trọng. Nhưng hôm qua, mọi người chia sẻ cho nhau từng chiếc ghế. Ngày thường, khách thương gia là những người vội vàng nhất, khó tính nhất. Nhưng hôm qua, tôi chứng kiến những vị khách nhẹ nhàng nói chuyện với tiếp viên, nhờ nhắc giờ lên máy bay, còn cẩn thận dặn lại sợ tiếp viên sốt ruột: "Chị chỉ nhờ vậy thôi, không giục đâu". Không có sự cáu gắt hay giục giã, mọi người ngồi trò chuyện với nhau, chia sẻ tin tức. Tất cả đều biết rằng mình đang là nạn nhân của một cuộc tấn công. Một cuộc tấn công không báo trước. Và không ai bảo ai, tất cả quyết định rằng họ sẽ cùng đoàn kết và hỗ trợ nhau dù chỉ bằng sự im lặng. Đây là lần thứ 2 tôi chứng kiến một khung cảnh mà tưởng như sẽ có hỗn loạn, cuối cùng lại chỉ thấy sự đoàn kết và sẻ chia. Tháng 10 năm 2010, tôi vào Minh Hóa, Quảng Bình để đưa hàng cứu trợ cho một xã chịu thiệt hại nặng nề nhất sau lũ. Ngập cả xã, ngập qua cả cột điện, xã gần như bị cô lập. Khi chiếc xe đến, mọi người ùa ra chờ nhận gạo và thuốc lọc nước. Mọi người đã vô cùng mệt mỏi vì bão lũ rồi, và tôi ở trên xe, thấp thỏm lo sợ về một sự hỗn loạn. Nhưng không, mọi người xếp hàng ngay ngắn, đẩy những đứa trẻ lên trước. Những gói quà được trao lần lượt. Cho đến khi hết hàng, vẫn còn nhiều người đứng chờ nhưng chưa được nhận. Không một ai phàn nàn. Mọi người vui vẻ, tự an ủi, rồi ra về. Hàng ngày, chúng ta phải nghe rất nhiều lời phàn nàn về ý thức của người Việt. Sân bay, bến tàu sẽ là nơi dễ nhìn thấy những câu chuyện như thế nhất. Nào là chen lấn khi xếp hàng, nào là tranh cãi quanh thái độ phục vụ, từ lời ăn tiếng nói đến cung cách ứng xử, chỗ nào cũng thấy "người Việt xấu xí". Ngày thường, một chuyến bay delay, một thông báo không chính xác, sẽ nhận không biết bao nhiêu nhiếc móc to tiếng. Nhưng hôm qua, trước một cuộc tấn công, tôi chỉ nhìn thấy hình ảnh của một dân tộc đoàn kết. Một hành vi phá hoại, vốn chủ đích tạo ra sự hỗn loạn, lại đẩy mọi người xích gần lại với nhau. Chính hành vi của những kẻ tấn công khiến cho người Việt bộc lộ những đức tính tốt đẹp của mình: sự đoàn kết; sự sẻ chia. Và tôi tin rằng những điều tôi đã chứng kiến ở Tân Sơn Nhất hôm qua không phải là cá biệt, bởi tôi đã nhìn thấy tinh thần ấy hơn một lần. Tôi biết, chứ không phải tin, rằng tinh thần dân tộc của chúng ta chưa bao giờ phai nhạt. Những kẻ tấn công chiều qua đã tắt đi được những màn hình điện tử vô tri ở sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng vô tình, lại bật lên ý chí đoàn kết của những con người Việt Nam. Đó là một cuộc tấn công thất bại. Và đám đông tôi nhìn thấy, cho dù rất trật tự và nhẫn nại, lại cho thấy sẽ thật bất hạnh cho bất kỳ kẻ nào lăm le tấn công dân tộc này. Hoàng Minh Trí1 like
-
Nhờ Xem Hướng Hợp Mua Đất.
huongnt liked a post in a topic by Guest
Nếu không sống chung với bố mẹ thì chọn hướng Bắc-Nam-Đông và Tây Nam.1 like -
Chiến tranh Mỹ-Trung trên biển Đông tránh được không? Trung Trực | 26/06/2016 16:00 Báo Newsweek ngày 22.6 đăng bài viết “Chiến tranh không thể tránh được giữa Mỹ với Trung Quốc” của nhà báo Jonathan Broder. Bài viết cho rằng đã hội đủ điều kiện chín muồi cho một cuộc xung đột quân sự Mỹ-Trung về chuyện biển Đông. Biển Đông là vấn đề gây tranh cãi nhất trong mối quan hệ phức tạp Mỹ-Trung. Sắp tới sẽ là phán quyết về đơn kiện Trung Quốc tuyên bố độc chiếm biển Đông mà Philippines đã gửi đến Tòa Trọng tài thường trực. Bắc Kinh sẽ đưa tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân vào biển Đông? Đối với các quan chức Mỹ, câu hỏi chính là Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào với phán quyết trọng tài không thuận lợi cho họ. Nhiều người lo ngại Bắc Kinh sẽ tăng cường cải tạo đất ở biển Đông. Hoặc Trung Quốc sẽ lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) và bắt đầu bay chặn máy bay lạ, một chủ trương sẽ buộc Trung Quốc đối đầu với máy bay do thám Mỹ. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cảnh báo Chủ tịch Tập Cận Bình rằng các biện pháp này sẽ khiến Mỹ phản ứng, kể cả hành động quân sự. Mỹ có kế hoạch bố trí hệ thống phòng thủ ở Hàn Quốc để có thể đánh chặn tên lửa của Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Lầu Năm Góc đã phát triển tên lửa đạn đạo mang đầu đạn siêu thanh để có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới trong chưa đầy một giờ. Vài chuyên gia khu vực nhận định Bắc Kinh có thể dùng lời lẽ cứng rắn để phản đối phán quyết trọng tài nhằm xoa dịu người dân Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc sẽ không có hành động nào trước tháng 9, thời điểm Trung Quốc là nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh G20. Nhưng khi hội nghị kết thúc, vụ tranh chấp có thể càng mãnh liệt hơn. Các quan chức Mỹ đặc biệt lo ngại chuyện Trung Quốc lần đầu tiên đưa tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân vào biển Đông. Các quan chức quân sự Trung Quốc tuyên bố cần tuần tra bằng tàu ngầm để phản ứng với các động thái quân sự lớn của Mỹ. Họ nói vũ khí Mỹ đe dọa tiêu diệt toàn bộ kho vũ khí hạt nhân trên bộ của họ khiến Bắc Kinh chỉ còn một cách là đưa tàu ngầm ra trả thù bất kỳ vụ tấn công hạt nhân nào của Mỹ. Hậu quả xảy ra sẽ rất lớn. Cho đến nay, hệ thống đánh chặn của Trung Quốc tập trung vào số tên lửa phóng từ trên bộ. Chúng chưa được nạp nhiên liệu cùng đầu đạn hạt nhân. Điều này có nghĩa lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải ra nhiều lệnh trước khi nạp nhiên liệu, trang bị vũ khí và sẵn sàng phóng. Ngược lại, tên lửa hạt nhân trên tàu ngầm luôn trong tình trạng sẵn sàng phóng. Tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc đang hoạt động nhiều ở biển Đông, nay có thêm tàu ngầm hoạt động thì nguy cơ va chạm ngoài ý muốn rất dễ xảy ra. Tàu ngầm đều tàng hình và chắc chắn Trung Quốc sẽ không thông báo vị trí tàu ngầm cho Mỹ biết. Có nghĩa hải quân Mỹ sẽ phải cử nhiều tàu do thám vào biển Đông để truy tìm tàu ngầm Trung Quốc. Một sĩ quan cấp cao Trung Quốc (giấu tên vì đề cập vấn đề an ninh nhạy cảm) đã nói với nhà báo Jonathan Broder của báo Newsweek: "Khi hải quân Mỹ hoạt động nhiều ở vùng biển này, rất có khả năng sẽ xảy ra tai nạn". Nhà báo Broder nhắc lại chuyện 15 năm trước, một phi công Trung Quốc thiệt mạng khi máy bay chiến đấu của phi công này đâm vào một máy bay do thám Mỹ trên biển Đông, khởi đầu sự căng thẳng giữa Bắc Kinh với Washington về chuyện Trung Quốc đòi độc chiếm vùng biển này. Tháng 5.2016, khi hai máy bay quân sự Trung Quốc suýt đâm vào một máy bay do thám Mỹ trên biển Đông, tờ Thời Báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) đã viết giọng kích động: "Nhiều người dân Trung Quốc hy vọng máy bay chiến đấu của ta sẽ sớm bắn rụng chiếc máy bay do thám kế tiếp (của Mỹ)". Liệu có tránh được chiến tranh Mỹ-Trung ? Nhà báo Broder viết: "Không phải là không tránh được chiến tranh giữa Trung Quốc đang trỗi dậy với Mỹ đang nắm ưu thế, vì mỗi bên đều sẵn sàng có điều chỉnh. Trong chuyến thăm Mỹ mùa thu năm ngoái, ông Tập Cận Bình cũng cảnh cáo người Mỹ - và cả với các phi công Trung Quốc - rằng "Một khi các nước lớn phạm sai lầm về tính toán chiến lược, họ rất có thể tạo ra bẫy cho chính mình". Broder còn nêu: "Nhiều quan chức Trung Quốc từ lâu nhận định rằng không thể tránh chiến tranh Trung-Mỹ vì một quyền lực nổi lên sẽ luôn thách thức quyền lực đang chiếm ưu thế. Dĩ nhiên các nhà phân tích bác bỏ ý tưởng này như cuộc chiến này rất tốn kém và quân đội Mỹ mạnh hơn chắc chắn sẽ đánh thắng Trung Quốc". Theo nhà báo Mỹ, Tổng thống Obama cảnh giác nguy cơ xung đột vũ trang nên ông đã lặng lẽ để Bắc Kinh hoạt động ở biển Đông đồng thời xây dựng quan hệ kinh tế-quân sự với các nước láng giềng của Trung Quốc với hy vọng làm suy yếu tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh. Xung đột lớn liên quan việc Trung Quốc nổi lên là một quyền lực chính trong khu vực cùng việc Mỹ chú trọng thực hiện chủ trương xoay trục sang châu Á. Tình hình này cũng liên quan đến hệ thống luật pháp quốc tế cùng các cơ quan mà Mỹ cùng các đồng minh lập nên sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông Tập Cận Bình thường phàn nàn hệ thống này thiên vị Mỹ và không cho Bắc Kinh có quyền lực thống thị châu Á. Vào lúc kinh tế Trung Quốc lao dốc, ông Tập Cận Bình đang bị trong nước thúc ép phải tìm ra các biện pháp thể hiện "sự ưu việt của nước ta" dưới quyền lãnh đạo của ông. Từ đó Bắc Kinh có ý đồ giành quyền kiểm soát biển Đông. Các nhà phân tích nói nếu không đạt được ý đồ này thì quyền lực của ông Tập Cận Bình có thể bị đe dọa. theo Một thế giới ===================== Tránh được không? Tiếng Việt vốn là ngôn ngữ cao cấp nhất trên thế giới. Với ba từ này, bạn thử sắp xếp các kiểu bằng cách hoán đổi vị trí, nó sẽ ra các nghĩa khác nhau: 1/ Tránh được không? 2/ Tránh không được. 3/ Không được tránh. 4/ Không tránh được. 5/ Được tránh không? 6/ Được. Không tránh. Nhưng dù đổi thế nào, nó vẫn có nghĩa tương tự "Không được tránh". Hì.1 like
-
Quý vị và anh chị em thân mến. TTNC LHDP được thành lập năm 2006 bởi quyết định của chủ tịch Hội Đông Nam Á, do cố Chủ Tịch Hội Phạm Đức Dương ký và có giấy phép hoạt động của Bộ Khoa Học Công Nghệ. Giấp phép hoạt động vô thời hạn được Bộ Khoa Học Công Nghệ ký cuối năm 2010. Từ khi thành lập đến nay đã qua hai đời giám đốc điều hành. Giám đốc điều hành hiện nay là Nguyễn Vũ Diệu - tức Nguyễn Vũ Tuấn Anh từ năm 2007. Từ đó đến nay, TTNC LHDP đã đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực liên quan. Đến nay do tuổi cao sức yếu, nên tôi - Nguyễn Vũ Diệu, tức Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc điều hành TTNC Lý Học Đông phương được sự đồng thuận của ban Giám Đốc Điều hành, đã quyết định: 1/ Chuyển quyền điều hành TTNC LHDP cho anh Hoàng Triệu Hải, Phó giám Đốc thường trực TTNC LHDP , kiêm Chánh Văn Phòng TTNC LHDP tại Hanoi lên làm quyền giám đốc của TTNC LHDP. 2/ Bổ nhiệm cô Đỗ Thu Hà làm Chánh văn phòng Đại diện TTNC LHDP tại Hanoi, thay anh Hoàng Triều Hải. 3/ Bổ nhiên anh Huỳnh Phan Thiên Luân làm Chánh Văn Phòng TTNC LHDP tại TP.HCM. Anh Hoàng Triều Hải, Thiên Luân và cô Đỗ Thu Hà chính thức thực thi những nhiệm vụ của TTNC LHDP , chịu trách nhiệm với các quyết định của mình, từ ngày mùng 4/ 5 Bính Thân Việt lịch, nhằm ngày mùng 8/ 6 2016, theo nội quy, điều lệ hoạt động của TTNC LHDP và pháp luật Việt Nam, trong mọi quan hệ với chức năng được công bố trong thông báo này về hoạt động của TTNC LHDP. Việc chuyển quyền điều hành theo thông báo này sẽ được coi là chính thức, khi được sự xác nhận của Ban Lãnh Đạo Hội Đông Nam Á. Trân trọng thông báo. Nguyễn Vũ Diệu Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh1 like
-
Quán vắng!
babonbon liked a post in a topic by Thiên Sứ
Ông Lương Ngọc Huỳnh là Giáo sư Viện sĩ, được UNESCO Việt Nam vinh danh trí thức Việt, lại chụp ảnh chung với cả Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang. Ông ấy wen nhớn như vậy nên ông ấy ăn to nói lớn. Còn lão Gàn phó thường dân dự khuyết hạng hai Nam Bộ, zdăng ghóa mới có lớp 4/ 10, làm quen Phó Chủ Tịch Hội Nông Dân phường còn không xong, nên ăn ít, nói nhỏ. Cá chết là tại nó không biết bơi. Vậy thôi. Không có gì phải bàn cãi. Có điều lâu lâu lão chém gió ngoài lề, chẳng hạn như: Hội nghị Thượng Đỉnh Mỹ Trung không đạt được kết quả, chỉ làm chết mấy con tôm hùm maine; hoặc Đại Lễ 1000 năm Hanoi không mưa; hay không có động đất hủy diệt ở Hoa Kỳ; hay như bão tuyết đánh vào thủ đô Washinhton vào ngày 4/ 7 đi chỗ khác chơi, làm nó bay sang tận biên giới Canada...vv....Cái này lão gọi là chém gió ngoài lề.Hì. Chuyện trong lề lão không wan tâm vì không đủ chình. PS: Chém gió trong lề, mệt lắm. Thí dụ: lão cam kết công khai Đại Lễ 1000 năm không mưa. Mình lão nghe thiên hạ chửi. Nhưng khi chẳng may đúng thì bao nhiêu người bảo chính họ mới làm nên chuyện, còn cái lão Gàn chỉ...chém gió. Bởi vậy, lão chém gió tận bên Mỹ cho nó lành. Mấy ông pháp sư da đỏ không cạnh tranh với lão.1 like -
Kính thưa quí vị và anh chị em hội viên diễn đàn Lý học Đông phương. Ngày mùng 3. 8. 2012, Ban giám đốc TTNC LHDP vừa nhận được công văn của cơ quan có trách nhiệm là Cục Quản Lý Phát Thanh, Truyền Hình và Thông Tin Điện Tử (Bộ Thông Tin và Truyền Thông) về một bài viết liên quan đến một doanh nghiệp lớn kinh doanh thực phẩm của Việt Nam, đã đăng tải trên một số web. Bài viết này đã được chép lại và đưa lên diễn đàn Lý học Đông phương từ khoảng nửa cuối năm 2011, gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp này. Chúng tôi đã vô hiệu hóa tất cả những bài viết trong topic liên quan trên diễn đàn. Bởi vậy, để rút kinh nghiệm và tránh những hiểu lầm sau này, Ban giám đốc TTNC LHDP đề nghị quý hội viên từ nay post những thông tin thời sự, xã hội....không liên quan đến mục đích nghiên cứu của TTNC LHDP và chép từ một trang web khác phải có nguồn gốc từ những trang có đăng ký chính thức với cơ quan nhà nước - cụ thể là có đuôi vn; hoặc những trang web chính thức được cấp phép hoạt động. Ngoài ra với những bài viết có nội dung học thuật và liên quan đến mục đích nghiên cứu của TTNC LHDP thì cần có nguồn gốc rõ ràng. Thông báo này bổ sung cho những nội quy trước đó của diễn đàn. Cảm ơn sự cộng tác của quí vị và anh chị em.1 like