• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 01/08/2016 in all areas

  1. Ông Obama tiết lộ Singapore đã mách nước cho Mỹ xoay trục về châu Á 09:21 AM - 01/08/2016Thanh Niên Online Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc phỏng vấn với tờ Straits Times cho biết chính lãnh đạo của Singapore đã gợi ý Mỹ xoay trục về châu Á, tăng cường quân sự nhằm đối trọng với Trung Quốc. Tổng thống Obama và Thủ tướng Lý Hiển LongReuters Tin liên quan Tính khả thi của phán quyết về Biển Đông Hoàn cầu thời báo kêu gọi tấn công tàu Úc ở Biển Đông Mỹ tuyên bố muốn tránh đối đầu trên Biển Đông Sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông và châu Á nói chung khiến nhiều nước lo ngại trong khi các cường quốc ở khu vực này chưa đủ sức đối đầu. Quốc gia có thể khống chế Trung Quốc không ai khác là Mỹ. Tờ Straits Times của Singapore ngày 1.8 đăng bài viết cho biết tiên liệu được "mối đe doạ Trung Quốc" nên giới lãnh đạo Singapore đã chỉ đường cho Mỹ quay trở lại châu Á và khuyến khích Washington tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực này. Chính sự có mặt của Mỹ dưới nhiều hình thức, đặc biệt là quân sự ở Philippines, Singapore, Nhật và Hàn Quốc đã cản đường Trung Quốc bành trướng sức mạnh quân sự, trong đó quan trọng nhất là chiến lược quân sự hoá Biển Đông. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đang thực hiện chuyến công du nước Mỹ bắt đầu từ ngày hôm qua 31.7. Nhà lãnh đạo Singapore sẽ được người đứng đầu Nhà Trắng tiếp đón nồng hậu với yến tiệc quốc gia mà chưa lãnh đạo nào của vùng Đông Nam Á có được. Theo Straits Times, Tổng thống sắp mãn nhiệm Obama mở tiệc lớn để thết đãi thượng khách nhằm thể hiện "sự biết ơn" của Mỹ đối với Singapore vì đã gợi ý cho chính sách xoay trục về châu Á của Nhà Trắng. Lãnh đạo Singapore là một trong 5 quốc gia châu Á được ông Obama mở yến tiệc trọng đại này. Lãnh đạo Singapore đã mách nước cho Mỹ xoay trục về châu Á Reuters “Những chuyến thăm như thế là cơ hội để thắt chặt thêm mối quan hệ và tình thân hữu giữa các đối tác thân cận của chúng tôi khắp thế giới”, ông Obama phát biểu, được Straits Times dẫn lại từ cuộc phỏng vấn. Tổng thống Obama nói rằng Singapore là một trong những đối tác tin cậy và chắc chắn nhất của Mỹ ở Đông Nam Á. “Tôi trông chờ để tiếp đón Thủ tướng Lý, người mà tôi đánh giá rất cao và làm việc trong suốt nhiệm kỳ của mình”, ông Obama phát biểu trước buổi đại tiệc sẽ được tổ chức vào ngày mai 2.8 dành cho người đứng đầu chính phủ Singapore. Được biết năm 2016 này cũng là kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Mỹ - Singapore. Minh Quang =================== Còn lão Gàn đây thì không xúi Hoa Kỳ xoay trục về Tây Thái Bình Dương - Lão vốn không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ quốc gia nào. Hì - Nhưng biết trước Hoa Kỳ sẽ phải xoay trục về đây từ 2008. Xin xem: "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông". Trung Quốc sẽ là quốc gia thảm bại trong "Canh bạc cuối cùng". Thời điểm , nhanh thì ngay cuối năm nay, chậm không quá 2018. Đây là lời tiên tri của lão Gàn. Hãy chờ xem.
    4 likes
  2. TRUNG TÂM NCLH ĐÔNG PHƯƠNG THÔNG BÁO CHIÊU SINH TTNC LHDP Tuyển sinh lớp PTLV ứng dụng do đích thân Sư phụ Thiên Sứ giảng dạy. Toàn bộ chương trình học sẽ được thực hiện qua Video do Sư phụ Thiên Sứ giảng. Các buổi offline thường xuyên sẽ do Hoàng Triệu Hải và Thiên Luân đảm nhiệm. Chương trình học sẽ chính thức đưa vào topic này sau khi đủ số học viên đăng ký, Thành viên trung tâm có nhu cầu tham gia học, có thể đăng ký tại topic này. Đề nghị khi đăng ký ghi rõ địa chỉ, tên thật, email và số đt liên lạc. Trân trọng MĐQ PS: Chỉ đăng ký. Chưa phải đóng tiền học phí.
    3 likes
  3. Báo Trung Quốc dọa tấn công tàu quân sự Australia nếu vào Biển Đông Thứ hai, 01/08/2016 - 07:44 Chia sẻ Dân trí Tờ Thời báo hoàn cầu (Global Times) cuối tuần qua lớn tiếng cảnh báo, các tàu quân sự Australia sẽ trở thành “mục tiêu lý tưởng” để Trung Quốc cảnh báo và tấn công nếu Australia tiếp tục can dự vào tranh chấp Biển Đông. >> Tổng thống Mỹ Obama lần đầu lên tiếng về phán quyết Biển Đông >> Mỹ sẽ điều máy bay ném bom tới đảo Guam, bao quát toàn Biển Đông >> Mỹ, Nhật Bản, Australia hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết về Biển Đông (Ảnh minh họa: Sputnik) Trong bài viết đăng tải hôm 30/7, Thời báo Hoàn Cầu - một ấn bản phụ của tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã lớn tiếng chỉ trích Australia vì ủng hộ phán quyết bác của tòa trọng tài bác “đường chín đoạn” ở Biển Đông. Thời báo Hoàn cầu nói rằng, sự ủng hộ của Australia với phán quyết là một sự “mê sảng” và rằng việc Canberra gây sức ép đối với Trung Quốc là để duy trì các lợi ích kinh tế với Mỹ. Tờ báo nói rằng, Australia đã bất ngờ trở thành nước tiên phong gây tổn hại lợi ích của Trung Quốc bằng thái độ còn gay gắt hơn cả những nước có liên quan đến tranh chấp Biển Đông”. Thời báo Hoàn cầu cảnh báo Trung Quốc phải trả đũa Australia: “ Nếu tàu Australia vào Biển Đông, đây sẽ là mục tiêu lý tưởng để Trung Quốc cảnh cáo và tấn công”. Bài viết của Thời báo Hoàn cầu được cho là nhằm trả đũa việc ngoại trưởng 3 nước gồm Mỹ, Nhật Bản và Australia ngày 25/7 ra tuyên bố chung yêu cầu Trung Quốc ngừng ngay các hoạt động xây dựng trái phép ở Biển Đông đồng thời tuân thủ phán quyết. Trước đó, ngay sau khi tòa trọng tài ra phán quyết hôm 12/7, Australia đã lên tiếng khẳng định đây là phán quyết cuối cùng mang tính ràng buộc đối với cả Trung Quốc và Philippines, đồng thời Australia ủng hộ một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Đông. Tòa trọng tài của Liên Hợp Quốc ngày 12/7 đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh tuyên bố không công nhận phán quyết này. Minh Phương Tổng hợp =================== Bởi vậy, điếu qua được nửa sau tháng 9 Bính Thân Việt lịch.
    2 likes
  4. TƯ LIỆU THAM KHẢO. Dự báo quan trọng về Biển Đông sau phán quyết của Tòa 11/07/2016 08:09 GMT+7 http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/suyngam/314933/du-bao-quan-trong-ve-bien-dong-sau-phan-quyet-cua-toa.html Ngày mai (12/7), Tòa trọng tài quốc tế sẽ ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Cho dù kịch bản nào diễn ra, vụ kiện chắc chắn sẽ có tác động với cục diện tại Biển Đông, tới các bên trong tranh chấp và Việt Nam. Vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc là vụ kiện tại Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Để khởi kiện tại cơ chế này, về thủ tục, Philippines phải đáp ứng được các điều kiện: (i) chứng minh có tồn tại tranh chấp về giải thích và áp dụng UNCLOS giữa Philippines và Trung Quốc; (ii) hai bên đã trao đổi quan điểm về giải quyết tranh chấp mà không đạt được kết quả và (iii) hai bên không chọn cơ chế giải quyết tranh chấp nào khác thay cho UNCLOS. Trung Quốc cho rằng Philippines không được phép khởi kiện vì chưa hoàn thành các điều kiện này. Toà Trọng tài trong phán quyết về thẩm quyền đã khẳng định rằng Phlippines đã hoàn tất các điều kiện về thủ tục và công nhận quyền đơn phương khởi kiện của Philippines. Nội dung chính của vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc Về nội dung, để khởi kiện được ra Toà Trọng tài này, các tranh chấp mà Phippines khởi kiện phải là tranh chấp về giải thích và thực hiện UNCLOS và không thuộc các ngoại lệ mà Toà Trọng tài không có thẩm quyền. Philippines đã đưa ra 15 đệ trình để khởi kiện Trung Quốc với bốn nhóm vấn đề chính: (i) Tính phi pháp của đường lưỡi bò (ii) Phân loại thực thể và xác định các vùng biển cho 9 thực thể bao gồm: Scarborough, Chữ Thập, Châu viên, Gạc Ma, Vành Khăn, Cỏ Mây, Subi, Kennan (trong đó có Huy gơ) và Gaven. Theo đó, Philippines lập luận: - Scarborough, Chữ Thập, Châu viên và Gạc Ma là các đảo đá, chỉ được hưởng vùng biển tối đa 12 hải lý. - Vành Khăn, Cỏ Mây, Subi, Kennan và Gaven là bãi nửa nổi nửa chìm, không phải là đối tượng để yêu sách chủ quyền và chiếm đóng. Trong đó, Vành Khăn và Cỏ Mây thuộc vùng EEZ và thềm lục địa của Philippines. (iii) Các hành động của Trung Quốc đã vi phạm đặc quyền về nghề cá, dầu khí của Philippines trong vùng EEZ và vùng thềm lục địa; vi phạm quyền đánh cá truyền thống của Philippines trong lãnh hải của Scarborough; vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường, an toàn hàng hải và làm trầm trọng tranh chấp. (iv) Trung Quốc không được tái diễn các hành vi vi phạm và không được tuyên bố vùng EEZ và thềm lục địa từ các thực thể tại Trường Sa. Trung Quốc cho rằng các vấn đề mà Philippines khởi kiện là tranh chấp chủ quyền và phân định biển, vì vậy, không thuộc thẩm quyền xét xử của Toà Trọng tài. Tại phán quyết về thẩm quyền toà đã bác lập luận của Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền và kết luận có thẩm quyền với 7/15 đệ trình của Philippines về các vấn đề: (i) phân loại 9 thực thể, (ii) xác định vùng biển và quyền đánh cá truyền thống của Philippines tại Scarborough, (iii) vi phạm của Trung Quốc về bảo vệ môi trường và an toàn hàng hải. Vụ kiện, phán quyết của tòa, Trung Quốc, Philippines kiện Trung Quốc Vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc là vụ kiện tại Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Ảnh chỉ mang tính minh họa (AP) 8/15 đệ trình còn lại về các vấn đề: (i) đường lưỡi bò; (ii) xác định Vành Khăn và Cỏ Mây thuộc vùng EEZ và thềm lục địa của Philippines; (iii) các vi phạm khác của Trung Quốc về nghề cá và dầu khí trong vùng EEZ và thềm lục địa của Philippines và (iv) Trung Quốc không được làm trầm trọng hoá tranh chấp sẽ được tiếp tục xem xét và kết luận tại phán quyết về nội dung của vụ kiện. Sau phiên tranh tụng về nội dung đã diễn ra vào tháng 11/2015, phán quyết cuối cùng của Toà Trọng tài có thể sẽ diễn ra theo hai kịch bản lớn. Kịch bản thứ nhất là Philippines giành thắng lợi với toàn bộ yêu cầu. Kịch bản thứ hai là Philippines chỉ giành thắng lợi với các vấn đề về: (i) bác bỏ giá trị pháp lý của đường lưỡi bò, (ii) phân loại 9 thực thể, (iii) xác định vùng biển và quyền đánh cá truyền thống của Philippines tại Scarborough, (iv) khẳng định Trung Quốc vi phạm nghĩa vụ về bảo vệ môi trường và an toàn hàng hải. Còn lại Philippines có thể không thành công trong việc thu hẹp các vùng biển có tranh chấp do Toà Trọng tài có thể coi một hoặc một số thực thể của Trường Sa có vùng EEZ và thềm lục địa. Từ đó, phát sinh vấn đề phân định biển và Toà Trọng tài không có thẩm quyền để kết luận về liệu các bãi nửa nổi, nửa chìm là Vành Khăn và Cỏ Mây có thuộc EEZ và thềm lục địa của Philippines hay không và không kết luận được về các hành vi vi phạm của Trung Quốc. Cho dù kịch bản nào diễn ra, vụ kiện chắc chắn sẽ có tác động với cục diện tại Biển Đông, tới các bên trong tranh chấp và Việt Nam. Tác động của vụ kiện tới Trung Quốc Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu ngày 30/10/2015 đã khẳng định lại quan điểm của Trung Quốc không chấp nhận và không tham gia vào vụ kiện do Philippines đơn phương khởi kiện. Đồng thời khẳng định, phán quyết về thẩm quyền của Toà Trọng tài không có giá trị pháp lý và không có giá trị ràng buộc với Trung Quốc. Quan điểm này chắc chắn sẽ tiếp tục được Trung Quốc theo đuổi với phán quyết cuối cùng của Toà Trọng tài. Nếu kết quả của vụ kiện xảy ra theo kịch bản thứ 2, Philippines không giành thắng lợi hoàn toàn, Trung Quốc sẽ gián tiếp có cơ sở pháp lý để tiếp tục thúc đẩy các hoạt động trên biển, đặc biệt trong dài hạn. Đề phòng kết quả vụ kiện kết thúc theo hướng thuận cho Philippines, Trung Quốc đã thúc đẩy những hành động trên thực địa để thiết lập “chuyện đã rồi” nhằm vô hiệu hoá phán quyết. Nếu thực sự kịch bản thuận cho Philippines xảy ra, Trung Quốc có thể sẽ phản ứng quyết liệt, leo thang căng thẳng trong ngắn hạn để chứng minh cho quan điểm không tuân thủ phán quyết của mình. Đặc biệt trong bối cảnh luật quốc tế không có cơ chế cưỡng chế thi hành, Trung Quốc sẽ có những hành động như đẩy mạnh hoạt động trong các lĩnh vực về nghề cá, dầu khí; xây dựng công trình trên biển; tuần tra, thiết lập và thực thi các quy định của nội luật Trung Quốc về hàng hải, hàng không, môi trường, nghiên cứu khoa học, hoạt động quân sự…. Tuy nhiên, trong dài hạn, Trung Quốc có thể sẽ tập trung tiến hành củng cố cơ sở tại các thực thể chiếm đóng ở Trường Sa được Trọng tài kết luận là đảo đá gồm: Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập; đồng thời, thúc đẩy các hoạt động tại Hoàng Sa do quần đảo này nằm ngoài phạm vi phán quyết của Toà Trọng tài. Tác động của vụ kiện tới các bên tranh chấp khác và các nước thành viên ASEAN Với Malaysia, do các hành động leo thang đưa tàu chiến của Trung Quốc vào gần bãi cạn Luconia và yêu sách chủ quyền với bãi này, Malaysia đang dần chuyển thái độ công khai và tích cực hơn về tranh chấp Biển Đông. Vì vậy, nếu vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc diễn ra theo kịch bản A, Malaysia có thể học hỏi kinh nghiệm của Philippines để khởi kiện về quy chế pháp lý của Bãi Tăng Mẫu (James Shoal) và Luconia nhằm đẩy lùi yêu sách vùng biển của Trung Quốc ra khỏi vùng EEZ và thềm lục địa tạo ra từ bờ biển nước này. Ngược lại, kịch bản B xảy ra, vùng biển của các thực thể không được làm rõ, Malaysia có thể quay trở lại với chính sách ngoại giao thầm lặng để hy vọng đạt được một giải pháp thoả hiệp và vẫn giữ được hoà khí trong quan hệ với Trung Quốc. Với Indonesia, Bộ trưởng các vấn đề Chính trị, Pháp lý và An ninh của Indonesia phát biểu ngày 11/11/2015 rằng Indonesia có thể kiện yêu sách “đường lưỡi bò” Trung Quốc ra Toà. Trong hội thảo về tình hình Biển Đông do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore tổ chức ngày 5-6/11/2015, Thứ trưởng Bộ các Vấn đề Hàng hải cũng khẳng định Indonesia không công nhận yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, và cho rằng do “đường lưỡi bò” chưa được xác định, Indonesia không thừa nhận có chồng lấn giữa vùng biển do “đường lưỡi bò” tạo ra và vùng biển Natuna của Indonesia. Tuy nhiên, dù kịch bản A hay B diễn ra, phản ứng của Indonesia sẽ dừng ở mức có chừng mực vì Trung Quốc đang khẳng định thiện chí đàm phán với Indonesia và trên thực tế, Trung Quốc cũng chưa bao giờ khẳng định tồn tại tranh chấp với Indonesia. Đồng thời, Indonesia cũng muốn tranh thủ nguồn vốn của Trung Quốc để phát triển sáng kiến Trục hàng hải nhằm tăng cường kết nối giữa các đảo thuộc Indonesia và giữa Indonesia và khu vực. Với các nước ASEAN khác, cho dù vụ kiện kết thúc thắng lợi cho Philippines, các nước này sẽ không tỏ thái độ rõ ràng do không có lợi ích trực tiếp với tranh chấp tại Biển Đông và không muốn làm mất lòng Trung Quốc. Trong khi đó, nếu Philippines thua kiện, các nước khác trong ASEAN sẽ có cơ sở để ủng hộ quan điểm của Trung Quốc, kêu gọi giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương, khai thác chung và quản lý Biển Đông thông qua ký kết COC. Tác động của vụ kiện đối với Việt Nam Về mặt pháp lý, bản chất của vụ kiện của Philippines và Trung Quốc không phải là vụ kiện về các vấn đề chủ quyền. Vì vậy, bất kỳ bên nào giành lợi thế sau phán quyết, vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với Trường Sa vẫn chưa được giải quyết. Bản chất của vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc là nhằm thu hẹp các vùng biển tranh chấp qua 4 lập luận pháp lý chủ yếu: • Bác bỏ giá trị pháp lý của yêu sách lịch sử của Trung Quốc từ “đường lưỡi bò”. • Thu hẹp vùng biển tranh chấp về phạm vi 12 hải lý của các thực thể là đảo đá tại Trường Sa. • Quy thuộc các bãi nửa nổi nửa chìm nằm ngoài 12 hải lý của các đảo về vùng EEZ và thềm lục địa của quốc gia ven biển. • Từ đó, xác định các hành vi hiện thực hoá “đường lưỡi bò” của Trung Quốc tại Biển Đông là các hành vi vi phạm luật quốc tế. Với kết quả được đa số các học giả dự đoán hiện nay, việc Philippines có khả năng cao giành thắng lợi trong việc bác bỏ giá trị pháp lý của “đường lưỡi bò” sẽ tạo ra tác động tích cực chung cho các quốc gia ven Biển Đông, buộc Trung Quốc phải đưa ra yêu sách về các vùng biển phù hợp với quy định của UNCLOS. Đồng thời, nếu Tòa Trọng tài kết luận các cấu trúc tại Trường Sa căng lắm chỉ là đảo đá và chỉ được hưởng vùng biển tối đa 12 hải lý thì vùng biển tranh chấp tại Biển Đông sẽ được thu hẹp, và gián tiếp ta có thể hạn chế được vùng biển có tranh chấp, đẩy phần lớn vùng biển có tranh chấp ra ngoài EEZ và thềm lục địa của ta. Tuy nhiên, nếu Trọng tài kết luận rằng có 1 hoặc nhiều cấu trúc tại Trường Sa có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đến 200 hải lý thì có thể một phần vùng EEZ và thềm lục địa 200 hải lý được tạo ra từ bờ biển của Việt Nam sẽ bị coi là vùng biển có tranh chấp do có chồng lấn với vùng biển của các đảo của Trường Sa. Về mặt chính trị, nếu Philippines giành thắng lợi toàn bộ, dư luận quốc tế có cơ sở để thể hiện lập trường ủng hộ Philippines và qua đó ủng hộ Việt Nam, lên án “đường lưỡi bò” và các yêu sách, các hành động trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông. Ngược lại, nếu Philippines không giành thắng lợi, dư luận quốc tế có thể phản ứng có chừng mực do vùng biển tạo ra bởi các thực thể tại Biển Đông (chiếm phần lớn diện tích Biển Đông) sẽ bị coi là vùng biển có tranh chấp. Và do đó cần đến các biện pháp kiểm chế và quản lý tranh chấp. Trên thực địa, cho dù phương án kịch bản nào của vụ kiện xảy ra, trong ngắn hạn, Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến hành leo thang trên thực địa để khẳng định sự tồn tại của yêu sách “đường lưỡi bò” trên biển và trên không. Trong dài hạn, Trung Quốc có thể đẩy mạnh các biện pháp trên thực địa tại Hoàng Sa do quần đảo này nằm ngoài phạm vi phán quyết của Toà Trọng tài. Điều này sẽ tạo ra căng thẳng trực tiếp với ta, gây khó khăn cho ta do hiện Trung Quốc nắm giữ quyền quản lý thực tế tại Hoàng Sa, trong khi thế giới và khu vực thường nhìn nhận đây là vấn đề song phương giữa ta và Trung Quốc./. PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Phó viện trưởng Viện Biển Đông - Học viện Ngoại giao. ======================= Tính dự báo trong bài này rất ít. Phần lớn là đặt vấn đề về những khả năng có thể xảy ra. Nhưng tác giả có xu hướng định hướng cho những đàm phán song phương. Lão đây không cần tâm đến Tòa phán như thế nào. Nhưng có điều chắc chắn nó phải nhân danh các chuẩn mực pháp lý quốc tế. Và lão xác định rằng vụ kiện này đã khẳng định chuẩn mực pháp lý quốc tế được tôn vinh. Đương nhiên các chuẩn mực quốc tế này, không thể chỉ giới hạn ở quan hệ giữa Phi và Tàu liên quan đến biển Đông. Mà nó là cơ sở cho mọi vấn để giải quyết liên quan. Tất nhiên trong đó có Hoàng Sa của Việt Nam. Làm gì có chuyện Hoàng Sa của Việt Nam nằm ngoài chuẩn mực quốc tế được. Do đó, khẳng định tính "song phương" giữa Việt Nam và Trung Quốc là một sai lầm đáng nghi ngại của nội dung bài viết này.
    2 likes
  5. Bão Nida vào Biển Đông, Bắc Bộ sắp mưa to Thứ hai, 01/08/2016 - 06:43 Dân trí Đêm qua, cơn bão có tên quốc tế là Nida đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines) và đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 2 của năm 2016. Vị trí và hướng di chuyển của bão số 2 (Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương). Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 2h rạng sáng nay 1/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc; 120,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc đảo Lu Dông, cách Hồng Kông khoảng 710km về phía Đông Nam Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (105-120km/giờ), giật cấp 13-14. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km và còn tiếp tục mạnh thêm. Đến 1h ngày 2/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 114,3 trên vùng biển phía Nam Hồng Kông-Ma Cao. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/giờ), giật cấp 16-17. Vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-14, giật cấp 16-17. Biển động dữ dội. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3. Vùng cảnh báo nguy hiểm trên biển Đông (mưa bão và gió mạnh cấp 6 trở lên): khu vực phía Bắc vĩ tuyến 17 độ Vĩ Bắc và phía Đông kinh tuyến 110 độ Kinh Đông. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km. Đến 1h ngày 3/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,3 độ Vĩ Bắc; 108,7 độ Kinh Đông, trên vùng ven biển phía Nam tỉnh Quảng Đông - Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12-13. Vùng biển phía Bắc Biển Đông trong ngày 2/8 còn có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-13, giật cấp 15-16. Biển động dữ dội. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3. Khu vực Đông Bắc Vịnh Bắc Bộ từ chiều tối 2/8 gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Từ đêm 2/8, ở phía Đông Bắc Bộ có mưa, mưa vừa, riêng khu Đông Bắc có nơi mưa to đến rất to. Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Ở Bắc Bộ có mưa vừa đến mưa to, riêng vùng núi và trung du có mưa rất to. Ngoài ra, do hoạt động của gió mùa Tây Nam nên khu vực Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Biển động. Nguyễn Dương ==================== Hơi căng đấy Hùng thân mến ạ. Cơn bão này chủ yếu bụp vào tụi Tàu. Nên chắc chắn sư phụ khoanh tay đứng nhìn. Nhưng mùng 6 và mùng 7, Hùng và anh em cơ quan đi du lịch. Tất nhiên mưa gió vẫn ầm ầm ở Hanoi và Hải Phòng Đồ Sơn...? Nhưng sư phụ sẽ giữ lời hứa. Đề nghị Hùng cho biết giờ xuất phát và thời gian đến Đồ Sơn. Nhắn tin cho sư phụ trên Fb, không cần công khai.
    1 like
  6. Giờ Sửu người chậm chạp thiếu ngăn nắp, có anh chị em cùng cha khác mẹ Giờ tý thì người nhanh nhẹn, khéo léo tính cách khôn khéo, giỏi tính toán, có anh chị em dị bào cùng mẹ khác cha.
    1 like
  7. Nhân chứng Gạc Ma và hơn 3 năm trong nhà tù Trung Quốc 12:23 PM - 27/07/2015Thanh Niên Online (TNO) Sau 27 năm, cựu binh Trương Văn Hiền mới gặp lại những người bạn tù từng cùng bị Trung Quốc bắt giữ sau trận thảm sát Gạc Ma năm 1988. Lịch sử không quên những bi hùng của dân tộc Những người ở lại - Kỳ 3: Má suốt đời thiếu Dư Những người ở lại - Kỳ 2: Một mình nuôi con Cựu binh Trương Văn Hiền (ngoài cùng bên phải) và đồng đội tại lễ cầu siêu 64 liệt sĩ Gạc Ma Bị Trung Quốc bắt giữ Cả cuộc đời mình, anh Hiền không thể quên được biến cố ngày 14.3.1988. Tròn 16 tuổi, chàng trai quê Hà Tĩnh tình nguyện vào quân ngũ. Hơn 20 tuổi, anh Hiền được đơn vị điều ra đảo Gạc Ma xây dựng, canh giữ đảo. “Chiều 13.3.1988, tàu HQ - 604 chở công binh cập đảo Gạc Ma. Sáng 14.3.1988, khi một số anh em đang khảo sát đảo thì lính Trung Quốc đổ bộ lên đảo, xả đạn vào nhóm công binh Việt Nam. Tàu HQ - 604 bị bắn chìm buộc tôi và một số anh em nhảy ra khỏi tàu”, anh Hiền nhớ lại. Anh Hiền và đồng đội trôi dạt trên biển, đến chiều thì bị tàu Trung Quốc phát hiện, bắt giữ. Tổng cộng có 9 chiến sĩ Việt Nam bị Trung Quốc bắt. Sau khi vớt những người lính Việt Nam lên tàu, quân Trung Quốc dùng khăn bịt mắt rồi trói gông 2 người lại với nhau. Chín anh em bị quẳng vào nhà kho, máu chảy lênh láng khắp sàn tàu. Từ Gạc Ma, tàu Trung Quốc chở tù binh tới đảo Hải Nam. Ở đây, tù binh người Việt Nam bị chuyển sang một tàu khác để chuyển về nhà giam quân đội ở bán đảo Lôi Châu, Quảng Đông (Trung Quốc). “Khi pháo hạm Trung Quốc bắn chìm tàu HQ - 604, tôi bị thương rất nặng ở đầu, tay và chân nên bất tỉnh hoàn toàn lúc tàu Trung Quốc vớt lên. Suốt mấy ngày liền trên tàu Trung Quốc, mọi người không ăn uống gì. Vết thương cũng không được băng bó”, cựu binh Nguyễn Văn Thống nhớ lại. Ở nhà giam Lôi Châu, người bị thương nặng được đưa vào trạm xá để “mổ sống” lấy mảnh đạn. Những người còn lại bị cách ly từng phòng riêng để phía Trung Quốc hỏi cung. Các câu hỏi chủ yếu tập trung vào vị trí trọng yếu của đảo ở Trường Sa, người chỉ huy đảo, về khí tài, quân số của Việt Nam, về thân nhân từng người… Tuy nhiên, Trung Quốc không khai thác được thông tin gì từ những người lính Việt. Giam cầm hơn 3 năm 5 tháng Cựu binh Lê Minh Thoa, quê ở Quy Nhơn (Bình Định), kể thời gian đầu bị bắt giam, mọi người phải lao động rất cực khổ, toàn làm công việc nặng nhọc. Mỗi người bị giam phòng riêng nhưng trong cùng một khu nên thường gặp nhau khi đi lao động. Sau một năm, khi tổ chức chữ thập đỏ quốc tế can thiệp, lính Trung Quốc mới đối xử tốt hơn với tù binh Việt Nam. “Nhớ nhất là ngày tổ chức chữ thập đỏ quốc tế vào thăm. Mỗi người được viết 24 chữ gửi thư về cho gia đình. Anh em không ai bảo ai đều viết chung một dòng: “Con vẫn khỏe, mọi người ở nhà yên tâm”. Không biết sau đó thư có được chuyển về Việt Nam không nhưng chúng tôi không ai nhận được hồi âm”, anh Thoa nói. Vào một chiều cuối tháng 8.1991, những người tù Việt Nam được trại gọi lên thiết đãi bữa “cơm tươi” ngon hơn ngày thường nhưng không cho biết lý do. Thường trong tù, bữa cơm thịnh soạn có thể là điều tốt nhưng cũng để báo hiệu điều không hay sẽ đến với người tù. Đêm hôm đó không ai ngủ được. Nhớ nhất là ngày tổ chức chữ thập đỏ quốc tế vào thăm. Mỗi người được viết 24 chữ gửi thư về cho gia đình. Anh em không ai bảo ai đều viết chung một dòng "Con vẫn khỏe. Mọi người ở nhà yên tâm Cựu binh Lê Minh Thoa Khoảng 4 giờ sáng hôm sau, lính trại đánh thức mọi người dậy sớm rồi đưa lên xe rời khỏi trại giam. Kẹp hai bên người tù là lính Trung Quốc được trang bị đầy đủ vũ khí. Lúc này mọi người vẫn chưa hiểu điều gì đang xảy ra. Tuy nhiên, khi xe chạy một đoạn, người chỉ huy cuộc áp tải rút giấy đọc lơ lớ tiếng Việt: “Hôm nay Chính phủ Trung Quốc phóng thích tù binh Việt Nam về nước”. Nghe xong, những người tù Việt Nam vẫn không tin bởi dù có lệnh phóng thích nhưng lúc này đây họ vẫn ở trên đất Trung Quốc. Sau 3 ngày đêm, xe đến biên giới Việt Nam - Trung Quốc ở cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), khi thấy bên kia biên giới, đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam đứng đón, 9 người tù mới tin rằng mình đã được trở về quê hương thân yêu. Xuống xe, mọi người chỉ biết ôm nhau khóc sau quãng thời biệt biền bị giam cầm không biết ngày về. Tổng cộng, 9 chiến sĩ Gạc Ma bị Trung Quốc bắt giam hơn 3 năm 5 tháng. Hội ngộ sau nhiều năm xa cách Về Việt Nam, ban đầu Bộ Quốc phòng sắp xếp để 9 người an dưỡng ở thị xã Bắc Giang trong vòng 2 tháng. Nhưng rồi mọi người nhớ nhà nên xin phép về thăm gia đình. Từ đây, mỗi người mỗi ngã. Anh Hiền về Hà Tĩnh, anh Thống về Quảng Bình, anh Thoa về Quy Nhơn… Tại quê nhà, những người lính Gạc Ma lập gia đình, rồi bận rộn với cuộc sống mưu sinh nên bặt tin nhau một thời gian dài. Cho đến năm 2013, khi sự kiện Gạc Ma được báo chí nhắc nhiều, anh em có thông tin để kết nối với nhau. Các cựu tù và những người sống sót sau trận thảm sát Gạc Ma gặp lại nhau sau nhiều năm đứt liên lạc Thảm sát Gạc Ma không chỉ cướp đi người đồng đội yêu thương mà còn để lại nỗi đau trên thân thể các anh. Hơn một nửa trong số 9 người tù bị Trung Quốc bắt giam hiện là thương binh. Nặng nhất là thương binh 1/4 Nguyễn Văn Thống khi bom đạn đã cướp đi của anh con mắt bên trái và một phần tay, chân. Sau khi xuất ngũ, anh Thống về quê Quảng Bình lấy vợ, rồi mở tiệm sửa chữa xe đạp. Những năm gần đây, vết thương khiến anh Thống không đủ sức khỏe bám trụ ở tiệm, đành ở nhà phụ giúp việc nhà cho vợ yên tâm đi chợ. Anh Hiền lên Đắc Lắc lập nghiệp và hiện là thợ xây dựng. Anh Thoa xuất ngũ về Quy Nhơn mở tiệm phở lấy tên Trường Sa như lưu giữ về những tháng ngày hào hùng giữ đảo. Những ngày tháng 7.2015 cận kề dịp kỷ niệm ngày thương binh, liệt sĩ 27.7, những người tù Gạc Ma năm xưa được mời vô Sài Gòn dự lễ cầu siêu các liệt sĩ, chiến sĩ trận vong, trong đó có cả 64 đồng đội hy sinh tại đảo Gạc Ma năm nào. Đi cùng các anh còn có hai cựu binh sống sót sau vụ thảm sát là Phạm Xuân Trường, Lê Hữu Thảo, cùng vợ con của hai liệt sĩ Trần Văn Phương, Nguyễn Mậu Phong. Gặp lại sau nhiều năm xa cách, bao nhiêu kí ức đau thương lại ùa về trong những người cựu tù Gạc Ma dũng cảm năm xưa như nhắc nhở về một biến cố không thể lãng quên của dân tộc. Bài, ảnh: Trung Hiếu ====================== Lệnh bà Raice cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ phát biểu: "Đối với Trung Quốc, không nói nhiều. Mà hãy điều tàu sân bay đến Tây Thái Bình Dương". Lão Gàn đây cũng vốn rất ...ít nói. Lão xác định rằng: Lão bảo kê từ này đến giữa tháng 9 Bính Thân Việt lịch, không có chiến tranh. Đây là lần thứ hai, lão Gàn rút thời hạn bảo kê. Tức là rút thời hạn tổng cộng một tháng rưỡi, tính từ lúc là đầu hết tháng 10 Việt lịch. Như vậy - nếu - "Canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng chiến tranh thì ngài Tổng Thống Hoa Kỳ Obama sẽ phải là vị tổng thống phát lệnh chiến tranh vào lúc cuối nhiệm kỳ. Luật Hoa Kỳ cho phép Tổng Thống phát động chiến tranh không cần xin phép quốc hội trong vòng 60 ngày. Chiến tranh hiện đại không kéo dài lâu như vậy đâu thưa ngài Obama. Nó sẽ kết thúc trước lúc bàn giao nhiệm kỳ Tổng thống vào tháng 1. 2017 Tây lịch. Ấy là lão cứ dọa thế. Hãy chờ xem.
    1 like
  8. Trang web của Vietnam Airlines nghi bị tin tặc Trung Quốc tấn công 05:34 PM - 29/07/2016Thanh Niên Online Trang web chính thức của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa bị tin tặc tấn công làm thay đổi giao diện trang chủ. Giao diện trang chủ của Vietnam Airlines bị thay đổiẢnh chụp màn hình Tin liên quan Website VN trước đòn tấn công ồ ạt của hacker Trung Quốc Hai ngày, hacker Trung Quốc tấn công 1.000 website của Việt Nam Hàng trăm website Việt Nam bị tin tặc Trung Quốc tấn công trong dịp lễ Cụ thể, trang chủ của Vietnam Airlines tại địa chỉ https://www.vietnamairlines.com bị thay đổi giao diện và thông tin trên website ghi rõ trang đã bị nhóm 1937cN tấn công, đây là nhóm tin tặc đến từ Trung Quốc. Hình ảnh giao diện trang chủ của Vietnam Airlines bị thay đổi, kèm theo đó là những lời công kích mang nội dung xấu từ nhóm tin tặc 1937cN. Đến hơn 17 giờ chiều nay 29.7, trang web của Vietnam Airlines đã có thể truy cập lại bình thường. Tuy nhiên, hiện nay trên mạng các tin tặc đã cho phát tán một bảng danh sách ước tính hơn 400.000 tài khoản của những hội viên Vietnam Airlines, trong đó có đầy đủ thông tin như: ngày gia nhập, điểm tích lũy, ngày hết hạn... Bảng danh sách này có dung lượng hơn 90 MB. Trao đổi với Thanh Niên, ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav, cho biết căn cứ theo hình ảnh thay đổi giao diện trên trang chủ Vietnam Airlines thì thủ phạm tấn công là nhóm 1937cN. Đây nhóm tin tặc có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã từng được Bkav cảnh báo trong những đợt tấn công vào các trang web ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Trao đổi với Thanh Niên, ông Ngô Trần Vũ - Giám đốc điều hành Công ty bảo mật NTS Security cho biết Kaspersky đang tìm hiểu phương thức tấn công của tin tặc, trước mắt để an toàn, khách hàng của Vietnam Airlines nên mau chóng thay đổi mật khẩu quản lý tài khoản của mình để tránh bị xem trộm dữ liệu. Được biết, vào tháng 5.2014, 1937cN cũng tấn công vào hơn 200 website của Việt Nam và để lại những lời nhắn, hình ảnh mang tính chất khiêu khích, chứng tỏ các website đó đều đã bị kiểm soát. Theo các chuyên gia bảo mật tại Việt Nam, trang web 1937cn.net (trang web chính thức của nhóm 1937cN) là một trang mạng hacker của Trung Quốc được lập ra với mục đích kích động hacker Trung Quốc tấn công các website của Việt Nam. 1937cN là nhóm hacker nổi tiếng và mạnh nhất Trung Quốc (theo thống kê từ website hack-cn.com - trang web thống kê và xếp hạng các nhóm hacker Trung Quốc, nhóm 1937cN xếp số 1 với 36.820 cuộc tấn công đã thực hiện). Thành Luân - Mai Hà ================== Đám "Khựa" này chuyên làm những việc bần tiện, tiểu tiết. Với thứ tư duy bã đậu như thế này thì làm gì những cơ quan đầu não ở Bắc Kinh có tầm nhìn chiến lược đúng và lâu dài. Bởi vậy, việc gán cho bà Vanga lời tiên tri "Trung Quốc sẽ làm bá chủ thế giới" chỉ là một âm mưu chính trị. Với tất cả sự hiểu biết của mình, lão khẳng định bằng hình tượng như sau: "Trong danh sách ứng cử viên trình Thượng Đế về một quốc gia bá chủ thế giới trong tương lai, không có Trung Quốc. Hoa Kỳ là một ứng cử viên sáng giá nhất, nhưng chưa phải quyết định cuối cùng của Thượng Đế". Lão đây đi đâu trong nước toàn đi Vietnam Airline. Tuy hơi mắc tiền một chút, nhưng họ lịch sự và chu đáo. Các người đã đụng chạm đến phương tiện ưa dùng của lão Gàn. Láo! Lão cảnh báo rằng: Từ nay đến khoảng trung tuần tháng 8 Việt lịch, chính phủ Trung Quốc phải điều tra và đem toàn bộ đám tin tặc này ra tòa xử tội hình sự. Nếu không các người sẽ phải lãnh hậu quả. Của Bụt mất một đền mười. Bụt vẫn còn cười, Bụt chẳng nhận cho. Hãy chờ xem! ================== Điều kỳ diệu sau cuộc tấn công Thứ bảy, 30/7/2016 | 01:48 GMT+7 Tôi vừa trở về sân bay Nội Bài sau một chuyến bay dài từ TP HCM. Chuyến bay dài hơn thường lệ, bởi một cuộc tấn công điện tử thực hiện vào hạ tầng hàng không Việt Nam, một cuộc tấn công chưa từng có. Chúng tôi ra sân bay từ 17h. Giao thông trước sân bay Tân Sơn Nhất kẹt cứng. Bước vào sân bay, đông nghẹt người vì nhiều chuyến ùn tắc. Không còn thông báo điện tử, tất cả đều phải thông báo bằng giấy in. Tôi đứng xếp hàng trong hàng người bất tận, đến tận gần 19h mới đến quầy làm thủ tục, dù theo lịch là 19h đã bay. Hệ thống máy tính không hoạt động, thủ tục làm bằng tay. Thứ tự các chuyến bay và cổng ra tàu bay thay đổi liên tục và chỉ được thông báo qua loa phóng thanh. Bởi ngay cả hệ thống loa sân bay cũng đã bị tấn công. Và trong khung cảnh tưởng như sẽ vô cùng hỗn loạn ấy, lại là một sự trật tự đáng ngạc nhiên. Gần như không ai phàn nàn. Tất cả mọi người đều xếp hàng trật tự. Không thấy sự vội vàng chen lấn như ngày thường. Mọi người nhường nhịn và thông cảm cho nhau lẫn cho hãng hàng không. Khi tôi bước vào phòng chờ, không còn một chỗ ngồi. Hành khách ngồi la liệt dưới đất, trong một khung cảnh tôi chưa từng chứng kiến ở đâu trên thế giới. Trong phòng lounge cũng không còn chỗ ngồi. Nhưng sự thông cảm và chia sẻ được duy trì đến tận phút cuối. Trong phòng lounge dành cho thương gia, ngày thường, sự riêng tư vô cùng được tôn trọng. Nhưng hôm qua, mọi người chia sẻ cho nhau từng chiếc ghế. Ngày thường, khách thương gia là những người vội vàng nhất, khó tính nhất. Nhưng hôm qua, tôi chứng kiến những vị khách nhẹ nhàng nói chuyện với tiếp viên, nhờ nhắc giờ lên máy bay, còn cẩn thận dặn lại sợ tiếp viên sốt ruột: "Chị chỉ nhờ vậy thôi, không giục đâu". Không có sự cáu gắt hay giục giã, mọi người ngồi trò chuyện với nhau, chia sẻ tin tức. Tất cả đều biết rằng mình đang là nạn nhân của một cuộc tấn công. Một cuộc tấn công không báo trước. Và không ai bảo ai, tất cả quyết định rằng họ sẽ cùng đoàn kết và hỗ trợ nhau dù chỉ bằng sự im lặng. Đây là lần thứ 2 tôi chứng kiến một khung cảnh mà tưởng như sẽ có hỗn loạn, cuối cùng lại chỉ thấy sự đoàn kết và sẻ chia. Tháng 10 năm 2010, tôi vào Minh Hóa, Quảng Bình để đưa hàng cứu trợ cho một xã chịu thiệt hại nặng nề nhất sau lũ. Ngập cả xã, ngập qua cả cột điện, xã gần như bị cô lập. Khi chiếc xe đến, mọi người ùa ra chờ nhận gạo và thuốc lọc nước. Mọi người đã vô cùng mệt mỏi vì bão lũ rồi, và tôi ở trên xe, thấp thỏm lo sợ về một sự hỗn loạn. Nhưng không, mọi người xếp hàng ngay ngắn, đẩy những đứa trẻ lên trước. Những gói quà được trao lần lượt. Cho đến khi hết hàng, vẫn còn nhiều người đứng chờ nhưng chưa được nhận. Không một ai phàn nàn. Mọi người vui vẻ, tự an ủi, rồi ra về. Hàng ngày, chúng ta phải nghe rất nhiều lời phàn nàn về ý thức của người Việt. Sân bay, bến tàu sẽ là nơi dễ nhìn thấy những câu chuyện như thế nhất. Nào là chen lấn khi xếp hàng, nào là tranh cãi quanh thái độ phục vụ, từ lời ăn tiếng nói đến cung cách ứng xử, chỗ nào cũng thấy "người Việt xấu xí". Ngày thường, một chuyến bay delay, một thông báo không chính xác, sẽ nhận không biết bao nhiêu nhiếc móc to tiếng. Nhưng hôm qua, trước một cuộc tấn công, tôi chỉ nhìn thấy hình ảnh của một dân tộc đoàn kết. Một hành vi phá hoại, vốn chủ đích tạo ra sự hỗn loạn, lại đẩy mọi người xích gần lại với nhau. Chính hành vi của những kẻ tấn công khiến cho người Việt bộc lộ những đức tính tốt đẹp của mình: sự đoàn kết; sự sẻ chia. Và tôi tin rằng những điều tôi đã chứng kiến ở Tân Sơn Nhất hôm qua không phải là cá biệt, bởi tôi đã nhìn thấy tinh thần ấy hơn một lần. Tôi biết, chứ không phải tin, rằng tinh thần dân tộc của chúng ta chưa bao giờ phai nhạt. Những kẻ tấn công chiều qua đã tắt đi được những màn hình điện tử vô tri ở sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng vô tình, lại bật lên ý chí đoàn kết của những con người Việt Nam. Đó là một cuộc tấn công thất bại. Và đám đông tôi nhìn thấy, cho dù rất trật tự và nhẫn nại, lại cho thấy sẽ thật bất hạnh cho bất kỳ kẻ nào lăm le tấn công dân tộc này. Hoàng Minh Trí
    1 like
  9. Nhiều người Trung Quốc muốn đòi lại Vladivostok của Nga Thiên Hà | 26/07/2016 15:23 Ông Cui Rongwei là một doanh nhân ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, muốn thăm châu Âu nhưng lại không đủ tiền đến Paris vì thế ông ta thường xuyên đến thăm Vladivostok, một "thành phố châu Âu" cách nhà ông chỉ vài trăm cây số. Nhiều người Trung Quốc muốn chiếm Vladivostok, thành phố lớn nhất vùng Viễn Đông của Nga, New York Times cho biết trong một bài xã luận mới đây. Theo ông Cui thì Vladivostok là "lãnh thổ lịch sử của Trung Quốc" và nên được gọi là "Haishenwai", New York Times cho biết. "Trong thực tế, đất này là của Trung Quốc. Nhưng chúng tôi không phải vội đòi lại", ông Cui nói, ngay trên bến cảng của thành phố Vladivostok sau lưng là các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Cần biết là, lãnh thổ Primorsky, nơi có trung tâm của khu vực là thành phố Vladivostok, trước năm 1860 thuộc về triều đại nhà Thanh ở Trung Quốc. Nhưng vùng đất này thuộc vào đế quốc Nga theo Hiệp định Bắc Kinh 1860, phân định lãnh thổ các vùng lãnh thổ theo bờ sông Amur, Ussuri của Trung Quốc, cũng như nhánh Kazakevich. Như vậy, các con sông nêu trên hoàn toàn thuộc sở hữu của Nga. Hiệp định được Trung Quốc ký để bày tỏ sự biết ơn đối với Nga vì bá tước Nicholas Ignatiev đã cứu Bắc Kinh khỏi sự cướp bóc của binh lính Pháp - Anh sau khi Trung Quốc bị thua trong Chiến tranh nha phiến thứ hai. Cần thấy rằng vấn đề sở hữu các vùng lãnh thổ Primorsky không bao giờ được đặt ra trong chương trình nghị sự quan hệ Nga -Trung Quốc, do nó được quy định lâu dài bởi các thỏa thuận song phương và không phải là chủ đề tranh chấp lãnh thổ giữa Moscow và Bắc Kinh. Bắc Kinh hiện cũng không thể nhắc lại điều này khi một loạt các thỏa thuận phân định đường biên giới dài hơn 4.200km biên giới giữa hai nước đã được ký từ năm 1991. Năm 2005, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố sau khi phân định những hòn đảo cuối đang tranh chấp với Trung Quốc rằng "lần đầu tiên trong lịch sử của chúng ta, quan hệ song phương với Trung Quốc sẽ không bị hủy vì một vụ tranh chấp biên giới". Không vị nào tại Trung Nam Hải chính thức nhắc lại chuyện này, nhưng sau nhiều năm tuyên truyền về cái gọi là "hiệp ước bất bình đẳng năm 1860", nhiều người dân Trung Quốc tin rằng phần lớn Siberia và Viễn Đông Nga là lãnh thổ của họ và bị Nga cướp mất. Sự tin tưởng này bất chấp một thực tế là vùng đất trên chưa bao giờ thật sự là của người Hán, nó thuộc sự kiểm soát của các bộ tộc Mông Cổ. Vùng Viễn Đông của Nga ngày ngay được "nhập" vào Trung Quốc từ thế kỷ thứ 12 khi nước này bị người Mông Cổ xâm lược và thành lập triều đại nhà Nguyên. Ngay nay, chính quyền Trung Quốc không còn chĩa mũi dùi dân tộc cực đoan về hướng Nga, một đối tác ngày càng quan trọng với Bắc Kinh mà tập trung sự chú ý đến Biển Đông, quần đảo Senkaku và vấn đề Đài Loan. Tất cả các vùng trên, theo dư luận Trung Quốc, đều là những lãnh thổ của nước này bị các nước nhỏ hơn "chiếm đóng" khi Trung Quốc rơi vào thời kỳ yếu kém. Thế nhưng, rõ ràng là chiến dịch tuyên truyền dài hơi từ những năm 60 không thể nhanh chóng xóa đi kết quả và vẫn có người thường xuyên lên mạng internet "than thở" về những vùng đất bị mất vào tay Nga. Ông Victor L.Larin, Giám đốc Viện Sử học, Khảo cổ học và Dân tộc học vùng Viễn Đông tại Vladivostok, nói rằng ông thường gặp các quan chức và học giả Trung Quốc và "họ không bao giờ đặt câu hỏi" về quyền sở hữu Vladivostok. Nhưng ông Larin cũng nói thêm rằng ông biết nhiều người Trung Quốc bình thường vẫn phản đối "hiệp ước bất bình đẳng" và mơ sẽ có ngày Vladivostok trở về với Trung Quốc. Niềm tin "điên rồ" này đã kích động cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu dọc theo biên giới phía bắc Vladivostok vào năm 1966, sự kiện này suýt chút nữa đẩy Trung Quốc và Liên Xô vào một cuộc chiến tranh toàn diện. "Lịch sử luôn được sử dụng bởi những kẻ đầu cơ chính trị", ông Larin nói, đồng thời nhấn mạnh là việc đòi lại Vladivostok phi thực tế như việc có ai đó ở Nga muốn đòi Alaska từ Mỹ. Ông Larin cũng cho biết quan điểm về việc Vladivostok đã từng là một thị trấn Trung Quốc trước khi người Nga tới là một "huyền thoại" dựa trên những chứng lý sai lầm là có một số người Trung Quốc đã đến đây câu cá và săn tìm hải sâm nhưng họ không thật sự định cư. Ông Larin cũng cho biết Nga đã xây dựng Vladivostok là "một sự kiện lịch sử không cần nhắc lại". Trung Quốc dùng tên "Haishenwai" (Hải Sâm Uy) để nói về Vladivostok, một số sử gia cho biết điều này chứng tỏ cái tên này chỉ mới được đặt sau này vì khu vực này nằm trong đất Mãn Châu, vốn sử dụng tiếng Mãn để đặt tên cho các địa danh. Bất chấp thực tế ấy, hướng dẫn viên du lịch của Trung Quốc và các sách hướng dẫn du lịch bằng tiếng Trung vẫn cam đoan rằng "Haishenwai" mới là tên gốc của Vladivostok. TQ tính "dựa hơi" Mỹ để xoay chuyển tình thế với Philippines trên biển Đông theo Một thế giới ========================== Bởi vậy, từ rất lâu, lão Gàn đã khuyên người Nga đi chung xe với Hoa Kỳ. Và rằng: Nếu Bắc Kinh thắng Hoa Kỳ trong "Canh bạc cuối cùng" thì nạn nhân tiếp theo sẽ là Nga. Chỉ cần Trung Quốc công nhận nhà Nguyên là triều đại chính thống của Trung Quốc trong lịch sử, thì tất cả châu Âu sẽ thuộc "chủ quyền lịch sử" không thể chối cãi của Trung Quốc. http://dantri.com.vn/the-gioi/4-may-bay-trung-quoc-xam-pham-vung-cam-bay-nga-20160726160313371.htm
    1 like
  10. Chiến tranh Mỹ-Trung trên biển Đông tránh được không? Trung Trực | 26/06/2016 16:00 Báo Newsweek ngày 22.6 đăng bài viết “Chiến tranh không thể tránh được giữa Mỹ với Trung Quốc” của nhà báo Jonathan Broder. Bài viết cho rằng đã hội đủ điều kiện chín muồi cho một cuộc xung đột quân sự Mỹ-Trung về chuyện biển Đông. Biển Đông là vấn đề gây tranh cãi nhất trong mối quan hệ phức tạp Mỹ-Trung. Sắp tới sẽ là phán quyết về đơn kiện Trung Quốc tuyên bố độc chiếm biển Đông mà Philippines đã gửi đến Tòa Trọng tài thường trực. Bắc Kinh sẽ đưa tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân vào biển Đông? Đối với các quan chức Mỹ, câu hỏi chính là Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào với phán quyết trọng tài không thuận lợi cho họ. Nhiều người lo ngại Bắc Kinh sẽ tăng cường cải tạo đất ở biển Đông. Hoặc Trung Quốc sẽ lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) và bắt đầu bay chặn máy bay lạ, một chủ trương sẽ buộc Trung Quốc đối đầu với máy bay do thám Mỹ. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cảnh báo Chủ tịch Tập Cận Bình rằng các biện pháp này sẽ khiến Mỹ phản ứng, kể cả hành động quân sự. Mỹ có kế hoạch bố trí hệ thống phòng thủ ở Hàn Quốc để có thể đánh chặn tên lửa của Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Lầu Năm Góc đã phát triển tên lửa đạn đạo mang đầu đạn siêu thanh để có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới trong chưa đầy một giờ. Vài chuyên gia khu vực nhận định Bắc Kinh có thể dùng lời lẽ cứng rắn để phản đối phán quyết trọng tài nhằm xoa dịu người dân Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc sẽ không có hành động nào trước tháng 9, thời điểm Trung Quốc là nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh G20. Nhưng khi hội nghị kết thúc, vụ tranh chấp có thể càng mãnh liệt hơn. Các quan chức Mỹ đặc biệt lo ngại chuyện Trung Quốc lần đầu tiên đưa tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân vào biển Đông. Các quan chức quân sự Trung Quốc tuyên bố cần tuần tra bằng tàu ngầm để phản ứng với các động thái quân sự lớn của Mỹ. Họ nói vũ khí Mỹ đe dọa tiêu diệt toàn bộ kho vũ khí hạt nhân trên bộ của họ khiến Bắc Kinh chỉ còn một cách là đưa tàu ngầm ra trả thù bất kỳ vụ tấn công hạt nhân nào của Mỹ. Hậu quả xảy ra sẽ rất lớn. Cho đến nay, hệ thống đánh chặn của Trung Quốc tập trung vào số tên lửa phóng từ trên bộ. Chúng chưa được nạp nhiên liệu cùng đầu đạn hạt nhân. Điều này có nghĩa lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải ra nhiều lệnh trước khi nạp nhiên liệu, trang bị vũ khí và sẵn sàng phóng. Ngược lại, tên lửa hạt nhân trên tàu ngầm luôn trong tình trạng sẵn sàng phóng. Tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc đang hoạt động nhiều ở biển Đông, nay có thêm tàu ngầm hoạt động thì nguy cơ va chạm ngoài ý muốn rất dễ xảy ra. Tàu ngầm đều tàng hình và chắc chắn Trung Quốc sẽ không thông báo vị trí tàu ngầm cho Mỹ biết. Có nghĩa hải quân Mỹ sẽ phải cử nhiều tàu do thám vào biển Đông để truy tìm tàu ngầm Trung Quốc. Một sĩ quan cấp cao Trung Quốc (giấu tên vì đề cập vấn đề an ninh nhạy cảm) đã nói với nhà báo Jonathan Broder của báo Newsweek: "Khi hải quân Mỹ hoạt động nhiều ở vùng biển này, rất có khả năng sẽ xảy ra tai nạn". Nhà báo Broder nhắc lại chuyện 15 năm trước, một phi công Trung Quốc thiệt mạng khi máy bay chiến đấu của phi công này đâm vào một máy bay do thám Mỹ trên biển Đông, khởi đầu sự căng thẳng giữa Bắc Kinh với Washington về chuyện Trung Quốc đòi độc chiếm vùng biển này. Tháng 5.2016, khi hai máy bay quân sự Trung Quốc suýt đâm vào một máy bay do thám Mỹ trên biển Đông, tờ Thời Báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) đã viết giọng kích động: "Nhiều người dân Trung Quốc hy vọng máy bay chiến đấu của ta sẽ sớm bắn rụng chiếc máy bay do thám kế tiếp (của Mỹ)". Liệu có tránh được chiến tranh Mỹ-Trung ? Nhà báo Broder viết: "Không phải là không tránh được chiến tranh giữa Trung Quốc đang trỗi dậy với Mỹ đang nắm ưu thế, vì mỗi bên đều sẵn sàng có điều chỉnh. Trong chuyến thăm Mỹ mùa thu năm ngoái, ông Tập Cận Bình cũng cảnh cáo người Mỹ - và cả với các phi công Trung Quốc - rằng "Một khi các nước lớn phạm sai lầm về tính toán chiến lược, họ rất có thể tạo ra bẫy cho chính mình". Broder còn nêu: "Nhiều quan chức Trung Quốc từ lâu nhận định rằng không thể tránh chiến tranh Trung-Mỹ vì một quyền lực nổi lên sẽ luôn thách thức quyền lực đang chiếm ưu thế. Dĩ nhiên các nhà phân tích bác bỏ ý tưởng này như cuộc chiến này rất tốn kém và quân đội Mỹ mạnh hơn chắc chắn sẽ đánh thắng Trung Quốc". Theo nhà báo Mỹ, Tổng thống Obama cảnh giác nguy cơ xung đột vũ trang nên ông đã lặng lẽ để Bắc Kinh hoạt động ở biển Đông đồng thời xây dựng quan hệ kinh tế-quân sự với các nước láng giềng của Trung Quốc với hy vọng làm suy yếu tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh. Xung đột lớn liên quan việc Trung Quốc nổi lên là một quyền lực chính trong khu vực cùng việc Mỹ chú trọng thực hiện chủ trương xoay trục sang châu Á. Tình hình này cũng liên quan đến hệ thống luật pháp quốc tế cùng các cơ quan mà Mỹ cùng các đồng minh lập nên sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông Tập Cận Bình thường phàn nàn hệ thống này thiên vị Mỹ và không cho Bắc Kinh có quyền lực thống thị châu Á. Vào lúc kinh tế Trung Quốc lao dốc, ông Tập Cận Bình đang bị trong nước thúc ép phải tìm ra các biện pháp thể hiện "sự ưu việt của nước ta" dưới quyền lãnh đạo của ông. Từ đó Bắc Kinh có ý đồ giành quyền kiểm soát biển Đông. Các nhà phân tích nói nếu không đạt được ý đồ này thì quyền lực của ông Tập Cận Bình có thể bị đe dọa. theo Một thế giới ===================== Tránh được không? Tiếng Việt vốn là ngôn ngữ cao cấp nhất trên thế giới. Với ba từ này, bạn thử sắp xếp các kiểu bằng cách hoán đổi vị trí, nó sẽ ra các nghĩa khác nhau: 1/ Tránh được không? 2/ Tránh không được. 3/ Không được tránh. 4/ Không tránh được. 5/ Được tránh không? 6/ Được. Không tránh. Nhưng dù đổi thế nào, nó vẫn có nghĩa tương tự "Không được tránh". Hì.
    1 like
  11. Sai lầm chiến lược nghiêm trọng của Trung Quốc Hoàng Hà | 23/07/2016 15:04 Theo tạp chí Chính sách Ngoại giao của Mỹ, sai lầm chiến lược nghiêm trọng này của Trung Quốc đã giúp Mỹ càng được hoan nghênh ở châu Á. Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS/AMTI Trong một bài viết vừa được đăng tải trên tạp chí Chính sách Ngoại giao, tác giả Robert A. Manning cho rằng không ai kể cả Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể giúp nước Mỹ được chào đón ở châu Á hơn Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Từ năm 2012, chính sách ngoại giao của ông Tập Cận Bình đã làm sáng tỏ những nỗ lực cẩn trọng nhiều năm của phía Trung Quốc trong việc thuyết phục các nước láng giềng châu Á rằng Trung Quốc trỗi dậy hòa bình mang lại chiến thắng cho cả hai bên. Nhưng rốt cuộc nó đã phản tác dụng. Gần đây, Trung Quốc đã thua kiện trong vụ trọng tài Biển Đông, Hàn Quốc đồng ý để Mỹ bố trí Hệ thống Phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), quan hệ Trung-Nhật căng thẳng vì vấn đề biển Hoa Đông. Và không chỉ ở châu Á, Liên minh châu Âu (EU) cũng bất chấp áp lực của Trung Quốc, từ chối công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường. Làm sao để lý giải điều đó? Tất cả đều có nguyên nhân của nó! Sau khi nước Mỹ rơi vào khủng hoảng tài chính năm 2008, nhiều nhà phân tích Trung Quốc đã phạm phải sai lầm khi cho rằng Mỹ bắt đầu suy thoái và thời đại của Trung Quốc sắp đến. Và tất cả các chiến lược của Trung Quốc đều được xây dựng dựa trên giả thiết sai lầm: Sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc đang mạnh lên, nước Mỹ suy thoái cuối cùng sẽ rút khỏi châu Á-Thái Bình Dương và các quốc gia châu Á sẽ phải khuất phục Trung Quốc. Giới phân tích cho rằng sai lầm chiến lược nghiêm trọng này của Trung Quốc vô tình trở thành "đòn bẩy" cho chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Trong cuộc gặp Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng ngày 25/6/2014, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long bày tỏ hoan nghênh chính sách trở lại châu Á của Mỹ. Sau cuộc đối đấu căng thẳng ở bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham/Panatag) với Trung Quốc hồi tháng 4/2012, Philippines không chỉ quyết định kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), mà sau đó còn ký một Hiệp ước Hợp tác tăng cường phòng thủ với Mỹ. Hiệp ước đó cho phép Hải quân Mỹ sử dụng vịnh nước sâu Subic để chuyển khí tài và nhân viên quân sự cho những cuộc tập trận chung hàng năm. Vào tháng 4/2015, 6.000 binh sĩ Mỹ đã đến Vịnh Subic để tập trận. Các chiến hạm Mỹ cũng dùng Vịnh Subic như là một cảng tiếp liệu cho những chuyến hải hành thường lệ... Ông Tập lộ diện ở "thánh địa cách mạng", thấy gì về trò chơi cân não sau phán quyết? theo Báo tin tức ================= Cái này lão Gàn bít lâu rùi nhá! Từ năm "một ngàn chín trăm hồi đó" lận, nhá! Không phải khoe nhá! Ngu thì chết nhá!
    1 like
  12. Trung Quốc khó xử trên ván cờ biển Đông 23/07/2016 23:00 Bắc Kinh sẽ nhận lấy tiếng xấu là siêu cường không tuân thủ luật pháp quốc tế nếu phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) Ngày 23-7, Trường ĐH Luật TP HCM phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức buổi hội thảo “Những vấn đề pháp lý liên quan đến phán quyết của Tòa Trọng tài thành lập theo phụ lục VII Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982”. Gậy ông đập lưng ông Nói như ông Paul Reichler - luật sư trưởng của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc - thì phán quyết ngày 12-7 của PCA là “chiến thắng áp đảo” dành cho Philippines bởi nước này gần như đạt được hầu hết yêu cầu trong các đệ trình gửi PCA. Trong số đó, đáng kể nhất có việc hội đồng trọng tài bác bỏ yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc căn cứ theo đường 9 đoạn ở biển Đông. Các giáo sư Gregory Rose, Carl Thayer, Donald R. Rothwell (hàng đứng, từ trái sang) tại hội thảo Nhận định về chiến thuật không tham gia thủ tục trọng tài, GS Yamagata Hideo của Trường ĐH Nagoya (Nhật) cho rằng đây là chiến thuật mạnh mẽ mà Trung Quốc dùng để bác bỏ cũng như không thực thi bất cứ phán quyết nào chống lại mình. Tuy nhiên, theo ông, chính vì vậy mà Trung Quốc tự đánh mất cơ hội để trình bày lập trường của mình hay phản ứng các quan điểm của Philippines. Thêm vào đó, Trung Quốc sẽ nhận lấy tiếng xấu là một siêu cường không tuân thủ luật pháp theo luật quốc tế nếu phớt lờ phán quyết. Trước tình thế bất lợi cho Trung Quốc, GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, bàn đến câu hỏi Trung Quốc có rút khỏi UNCLOS hay không. Ông Thayer dẫn lời TS Tiết Quế Phương, Trường ĐH Giao thông Thượng Hải, cho rằng Trung Quốc được lợi khi tham gia UNCLOS và có nhiều lợi ích trong hoạt động khai khoáng biển sâu. Nếu rút khỏi UNCLOS, Trung Quốc vẫn bị ràng buộc bởi những cam kết và nghĩa vụ mà họ tham gia từ trước. Do đó, GS Gregory Rose, Trường ĐH Wollongong (Úc), đánh giá không có nhiều khả năng Trung Quốc rút khỏi UNCLOS, thay vào đó họ sẽ xét lại sai lầm nhằm tận dụng UNCLOS để giải quyết tranh chấp. Cần chiến lược tổng thể Hội nghị cũng bàn đến vấn đề quá trình giải quyết của PCA có là hình mẫu cho các nước khác hay không. Theo ông Thayer, việc đó hãy còn quá sớm để đưa ra một đánh giá xác đáng và hiện các nước khác muốn chờ xem tình hình trong vài tháng tới. Bình luận với phóng viên Báo Người Lao Động về việc Trung Quốc bác bỏ thẩm quyền của hội đồng trọng tài, GS Donald R. Rothwell, Trường ĐH Quốc gia Úc, cho đó là động thái thiếu tính pháp lý. Theo ông, Trung Quốc đã tham gia UNCLOS thì phải chấp nhận thẩm quyền của cơ quan tài phán được thành lập theo công ước. Với câu hỏi Manila có thể nhờ Liên Hiệp Quốc hỗ trợ thực thi phán quyết một khi Bắc Kinh quyết lắc đầu hay không, ông Rothwell cho rằng phương án có khả năng nhưng thiếu hiệu quả bởi Trung Quốc có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Từ góc nhìn của Manila, PGS Jay L. Batongbacal, Trường ĐH Philippines, nêu ra thách thức hiện nay là làm sao để tận dụng phán quyết trên bàn đàm phán với Trung Quốc về đề xuất khai thác chung hay đàm phán sau sự cố trên biển... Hẳn nhiên, Manila đang có ưu thế về pháp lý. Còn nếu Trung Quốc tiếp tục lấn lướt, theo GS Thayer, các nước cần họp kín và thông qua các chiến lược “xử phạt thông minh” để buộc Trung Quốc trả giá. Sự vi phạm liên tục của Trung Quốc về các quyền tài phán của Philippines và các nước khác trong khu vực đòi hỏi một phản ứng tổng thể - phối hợp các sáng kiến chính trị và ngoại giao cùng biện pháp quân sự chiến lược của các quốc gia có cùng lập trường. Các nhà nghiên cứu đồng thuận rằng vai trò dẫn đầu của Mỹ - thông qua hoạt động phối hợp với các đồng minh và đối tác - sẽ rất quan trọng trong việc vẽ ra cho Trung Quốc một con đường hợp tác, đồng thời có biện pháp đáp trả nếu nước này vẫn duy trì các hành vi gây mất ổn định. Bài và ảnh: HUỆ BÌNH ====================== 1/ Đây chính là thời gian lão Gàn bảo kê. Đừng bảo lão gặp may nha. Lão bảo kê từ khi PCA chưa phán quyết - từ đầu năm lận. 2/ Cái này lão Gàn nói lâu rùi. Trung Quốc ở lại thì cũng chẳng giải quyết được cái gì. Nhưng còn cái mặt nạ tử tế. Mà rút ra thì lại trơ cái mặt thớt. Vậy thôi. Sự kiện không giải quyết được vấn đề gì. 3/ Bởi vậy, bàn chơi cho zdui. Quảng cáo là chính. Nó có tác dụng làm rùm beng phán quyết của PCA không được Trung Quốc thừa nhận. Hết. Mọi cánh cửa ngoại giao đóng mựa nó lại hết rùi. Gần đây, nhật trình mạng đăng tin tướng Mỹ sang Tàu để bàn về bể Đông, tìm đường cho ghòa bình thế zdới. Theo lão Gàn cũng chỉ bàn chơi cho vui. Vua Tàu sang Mỹ gặp vua Mỹ còn chưa ăn thua. Tướng thì mần được cái chi mô?! Vua chèo còn chẳng ra gì. Quan chèo nào có khác chi thằng hề. Ấy là cụ Nguyễn Khuyến cụ ấy bảo thế! 4/ Cái này lão cũng nói lâu rùi! Không có cụ Mỹ tham gia, thì kể cả cụ Nhật Bổn, cụ Úc Đại Lợi, cụ Urugoay....- Í lộn! cụ Bruney..., đều không phải đối thủ của Tàu. Ấy là chưa kể cụ Thiên Sứ, chuyên gia "chém gió" ở làng Vũ Đại, lâu lâu lại thọc lét một cái. Thí dụ như cụ Thiên Sứ bác bỏ dự báo quy mô động đất hủy diệt ở bờ Tây Bắc Mỹ, của các nhà khoa học đầu bảng Hoa Kỳ. Nếu cụ Thiên Sứ không "gặp may" đoán đúng thì tình hình thế giới coi bộ hết chỗ đăng báo. Hì. 5/ Hừm! Cái này lão cũng nói lâu rùi! - Trung Quốc đã bế tắc vì sai lầm có tính chiến lược quốc gia của họ. Bây giờ làm sao? Mún đấm đá, hay rút khỏi bể Đông? Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn. Láo!
    1 like