• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 30/07/2016 in Bài viết

  1. Nhân chứng Gạc Ma và hơn 3 năm trong nhà tù Trung Quốc 12:23 PM - 27/07/2015Thanh Niên Online (TNO) Sau 27 năm, cựu binh Trương Văn Hiền mới gặp lại những người bạn tù từng cùng bị Trung Quốc bắt giữ sau trận thảm sát Gạc Ma năm 1988. Lịch sử không quên những bi hùng của dân tộc Những người ở lại - Kỳ 3: Má suốt đời thiếu Dư Những người ở lại - Kỳ 2: Một mình nuôi con Cựu binh Trương Văn Hiền (ngoài cùng bên phải) và đồng đội tại lễ cầu siêu 64 liệt sĩ Gạc Ma Bị Trung Quốc bắt giữ Cả cuộc đời mình, anh Hiền không thể quên được biến cố ngày 14.3.1988. Tròn 16 tuổi, chàng trai quê Hà Tĩnh tình nguyện vào quân ngũ. Hơn 20 tuổi, anh Hiền được đơn vị điều ra đảo Gạc Ma xây dựng, canh giữ đảo. “Chiều 13.3.1988, tàu HQ - 604 chở công binh cập đảo Gạc Ma. Sáng 14.3.1988, khi một số anh em đang khảo sát đảo thì lính Trung Quốc đổ bộ lên đảo, xả đạn vào nhóm công binh Việt Nam. Tàu HQ - 604 bị bắn chìm buộc tôi và một số anh em nhảy ra khỏi tàu”, anh Hiền nhớ lại. Anh Hiền và đồng đội trôi dạt trên biển, đến chiều thì bị tàu Trung Quốc phát hiện, bắt giữ. Tổng cộng có 9 chiến sĩ Việt Nam bị Trung Quốc bắt. Sau khi vớt những người lính Việt Nam lên tàu, quân Trung Quốc dùng khăn bịt mắt rồi trói gông 2 người lại với nhau. Chín anh em bị quẳng vào nhà kho, máu chảy lênh láng khắp sàn tàu. Từ Gạc Ma, tàu Trung Quốc chở tù binh tới đảo Hải Nam. Ở đây, tù binh người Việt Nam bị chuyển sang một tàu khác để chuyển về nhà giam quân đội ở bán đảo Lôi Châu, Quảng Đông (Trung Quốc). “Khi pháo hạm Trung Quốc bắn chìm tàu HQ - 604, tôi bị thương rất nặng ở đầu, tay và chân nên bất tỉnh hoàn toàn lúc tàu Trung Quốc vớt lên. Suốt mấy ngày liền trên tàu Trung Quốc, mọi người không ăn uống gì. Vết thương cũng không được băng bó”, cựu binh Nguyễn Văn Thống nhớ lại. Ở nhà giam Lôi Châu, người bị thương nặng được đưa vào trạm xá để “mổ sống” lấy mảnh đạn. Những người còn lại bị cách ly từng phòng riêng để phía Trung Quốc hỏi cung. Các câu hỏi chủ yếu tập trung vào vị trí trọng yếu của đảo ở Trường Sa, người chỉ huy đảo, về khí tài, quân số của Việt Nam, về thân nhân từng người… Tuy nhiên, Trung Quốc không khai thác được thông tin gì từ những người lính Việt. Giam cầm hơn 3 năm 5 tháng Cựu binh Lê Minh Thoa, quê ở Quy Nhơn (Bình Định), kể thời gian đầu bị bắt giam, mọi người phải lao động rất cực khổ, toàn làm công việc nặng nhọc. Mỗi người bị giam phòng riêng nhưng trong cùng một khu nên thường gặp nhau khi đi lao động. Sau một năm, khi tổ chức chữ thập đỏ quốc tế can thiệp, lính Trung Quốc mới đối xử tốt hơn với tù binh Việt Nam. “Nhớ nhất là ngày tổ chức chữ thập đỏ quốc tế vào thăm. Mỗi người được viết 24 chữ gửi thư về cho gia đình. Anh em không ai bảo ai đều viết chung một dòng: “Con vẫn khỏe, mọi người ở nhà yên tâm”. Không biết sau đó thư có được chuyển về Việt Nam không nhưng chúng tôi không ai nhận được hồi âm”, anh Thoa nói. Vào một chiều cuối tháng 8.1991, những người tù Việt Nam được trại gọi lên thiết đãi bữa “cơm tươi” ngon hơn ngày thường nhưng không cho biết lý do. Thường trong tù, bữa cơm thịnh soạn có thể là điều tốt nhưng cũng để báo hiệu điều không hay sẽ đến với người tù. Đêm hôm đó không ai ngủ được. Nhớ nhất là ngày tổ chức chữ thập đỏ quốc tế vào thăm. Mỗi người được viết 24 chữ gửi thư về cho gia đình. Anh em không ai bảo ai đều viết chung một dòng "Con vẫn khỏe. Mọi người ở nhà yên tâm Cựu binh Lê Minh Thoa Khoảng 4 giờ sáng hôm sau, lính trại đánh thức mọi người dậy sớm rồi đưa lên xe rời khỏi trại giam. Kẹp hai bên người tù là lính Trung Quốc được trang bị đầy đủ vũ khí. Lúc này mọi người vẫn chưa hiểu điều gì đang xảy ra. Tuy nhiên, khi xe chạy một đoạn, người chỉ huy cuộc áp tải rút giấy đọc lơ lớ tiếng Việt: “Hôm nay Chính phủ Trung Quốc phóng thích tù binh Việt Nam về nước”. Nghe xong, những người tù Việt Nam vẫn không tin bởi dù có lệnh phóng thích nhưng lúc này đây họ vẫn ở trên đất Trung Quốc. Sau 3 ngày đêm, xe đến biên giới Việt Nam - Trung Quốc ở cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), khi thấy bên kia biên giới, đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam đứng đón, 9 người tù mới tin rằng mình đã được trở về quê hương thân yêu. Xuống xe, mọi người chỉ biết ôm nhau khóc sau quãng thời biệt biền bị giam cầm không biết ngày về. Tổng cộng, 9 chiến sĩ Gạc Ma bị Trung Quốc bắt giam hơn 3 năm 5 tháng. Hội ngộ sau nhiều năm xa cách Về Việt Nam, ban đầu Bộ Quốc phòng sắp xếp để 9 người an dưỡng ở thị xã Bắc Giang trong vòng 2 tháng. Nhưng rồi mọi người nhớ nhà nên xin phép về thăm gia đình. Từ đây, mỗi người mỗi ngã. Anh Hiền về Hà Tĩnh, anh Thống về Quảng Bình, anh Thoa về Quy Nhơn… Tại quê nhà, những người lính Gạc Ma lập gia đình, rồi bận rộn với cuộc sống mưu sinh nên bặt tin nhau một thời gian dài. Cho đến năm 2013, khi sự kiện Gạc Ma được báo chí nhắc nhiều, anh em có thông tin để kết nối với nhau. Các cựu tù và những người sống sót sau trận thảm sát Gạc Ma gặp lại nhau sau nhiều năm đứt liên lạc Thảm sát Gạc Ma không chỉ cướp đi người đồng đội yêu thương mà còn để lại nỗi đau trên thân thể các anh. Hơn một nửa trong số 9 người tù bị Trung Quốc bắt giam hiện là thương binh. Nặng nhất là thương binh 1/4 Nguyễn Văn Thống khi bom đạn đã cướp đi của anh con mắt bên trái và một phần tay, chân. Sau khi xuất ngũ, anh Thống về quê Quảng Bình lấy vợ, rồi mở tiệm sửa chữa xe đạp. Những năm gần đây, vết thương khiến anh Thống không đủ sức khỏe bám trụ ở tiệm, đành ở nhà phụ giúp việc nhà cho vợ yên tâm đi chợ. Anh Hiền lên Đắc Lắc lập nghiệp và hiện là thợ xây dựng. Anh Thoa xuất ngũ về Quy Nhơn mở tiệm phở lấy tên Trường Sa như lưu giữ về những tháng ngày hào hùng giữ đảo. Những ngày tháng 7.2015 cận kề dịp kỷ niệm ngày thương binh, liệt sĩ 27.7, những người tù Gạc Ma năm xưa được mời vô Sài Gòn dự lễ cầu siêu các liệt sĩ, chiến sĩ trận vong, trong đó có cả 64 đồng đội hy sinh tại đảo Gạc Ma năm nào. Đi cùng các anh còn có hai cựu binh sống sót sau vụ thảm sát là Phạm Xuân Trường, Lê Hữu Thảo, cùng vợ con của hai liệt sĩ Trần Văn Phương, Nguyễn Mậu Phong. Gặp lại sau nhiều năm xa cách, bao nhiêu kí ức đau thương lại ùa về trong những người cựu tù Gạc Ma dũng cảm năm xưa như nhắc nhở về một biến cố không thể lãng quên của dân tộc. Bài, ảnh: Trung Hiếu ====================== Lệnh bà Raice cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ phát biểu: "Đối với Trung Quốc, không nói nhiều. Mà hãy điều tàu sân bay đến Tây Thái Bình Dương". Lão Gàn đây cũng vốn rất ...ít nói. Lão xác định rằng: Lão bảo kê từ này đến giữa tháng 9 Bính Thân Việt lịch, không có chiến tranh. Đây là lần thứ hai, lão Gàn rút thời hạn bảo kê. Tức là rút thời hạn tổng cộng một tháng rưỡi, tính từ lúc là đầu hết tháng 10 Việt lịch. Như vậy - nếu - "Canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng chiến tranh thì ngài Tổng Thống Hoa Kỳ Obama sẽ phải là vị tổng thống phát lệnh chiến tranh vào lúc cuối nhiệm kỳ. Luật Hoa Kỳ cho phép Tổng Thống phát động chiến tranh không cần xin phép quốc hội trong vòng 60 ngày. Chiến tranh hiện đại không kéo dài lâu như vậy đâu thưa ngài Obama. Nó sẽ kết thúc trước lúc bàn giao nhiệm kỳ Tổng thống vào tháng 1. 2017 Tây lịch. Ấy là lão cứ dọa thế. Hãy chờ xem.
    4 likes
  2. Trang web của Vietnam Airlines nghi bị tin tặc Trung Quốc tấn công 05:34 PM - 29/07/2016Thanh Niên Online Trang web chính thức của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa bị tin tặc tấn công làm thay đổi giao diện trang chủ. Giao diện trang chủ của Vietnam Airlines bị thay đổiẢnh chụp màn hình Tin liên quan Website VN trước đòn tấn công ồ ạt của hacker Trung Quốc Hai ngày, hacker Trung Quốc tấn công 1.000 website của Việt Nam Hàng trăm website Việt Nam bị tin tặc Trung Quốc tấn công trong dịp lễ Cụ thể, trang chủ của Vietnam Airlines tại địa chỉ https://www.vietnamairlines.com bị thay đổi giao diện và thông tin trên website ghi rõ trang đã bị nhóm 1937cN tấn công, đây là nhóm tin tặc đến từ Trung Quốc. Hình ảnh giao diện trang chủ của Vietnam Airlines bị thay đổi, kèm theo đó là những lời công kích mang nội dung xấu từ nhóm tin tặc 1937cN. Đến hơn 17 giờ chiều nay 29.7, trang web của Vietnam Airlines đã có thể truy cập lại bình thường. Tuy nhiên, hiện nay trên mạng các tin tặc đã cho phát tán một bảng danh sách ước tính hơn 400.000 tài khoản của những hội viên Vietnam Airlines, trong đó có đầy đủ thông tin như: ngày gia nhập, điểm tích lũy, ngày hết hạn... Bảng danh sách này có dung lượng hơn 90 MB. Trao đổi với Thanh Niên, ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav, cho biết căn cứ theo hình ảnh thay đổi giao diện trên trang chủ Vietnam Airlines thì thủ phạm tấn công là nhóm 1937cN. Đây nhóm tin tặc có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã từng được Bkav cảnh báo trong những đợt tấn công vào các trang web ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Trao đổi với Thanh Niên, ông Ngô Trần Vũ - Giám đốc điều hành Công ty bảo mật NTS Security cho biết Kaspersky đang tìm hiểu phương thức tấn công của tin tặc, trước mắt để an toàn, khách hàng của Vietnam Airlines nên mau chóng thay đổi mật khẩu quản lý tài khoản của mình để tránh bị xem trộm dữ liệu. Được biết, vào tháng 5.2014, 1937cN cũng tấn công vào hơn 200 website của Việt Nam và để lại những lời nhắn, hình ảnh mang tính chất khiêu khích, chứng tỏ các website đó đều đã bị kiểm soát. Theo các chuyên gia bảo mật tại Việt Nam, trang web 1937cn.net (trang web chính thức của nhóm 1937cN) là một trang mạng hacker của Trung Quốc được lập ra với mục đích kích động hacker Trung Quốc tấn công các website của Việt Nam. 1937cN là nhóm hacker nổi tiếng và mạnh nhất Trung Quốc (theo thống kê từ website hack-cn.com - trang web thống kê và xếp hạng các nhóm hacker Trung Quốc, nhóm 1937cN xếp số 1 với 36.820 cuộc tấn công đã thực hiện). Thành Luân - Mai Hà ================== Đám "Khựa" này chuyên làm những việc bần tiện, tiểu tiết. Với thứ tư duy bã đậu như thế này thì làm gì những cơ quan đầu não ở Bắc Kinh có tầm nhìn chiến lược đúng và lâu dài. Bởi vậy, việc gán cho bà Vanga lời tiên tri "Trung Quốc sẽ làm bá chủ thế giới" chỉ là một âm mưu chính trị. Với tất cả sự hiểu biết của mình, lão khẳng định bằng hình tượng như sau: "Trong danh sách ứng cử viên trình Thượng Đế về một quốc gia bá chủ thế giới trong tương lai, không có Trung Quốc. Hoa Kỳ là một ứng cử viên sáng giá nhất, nhưng chưa phải quyết định cuối cùng của Thượng Đế". Lão đây đi đâu trong nước toàn đi Vietnam Airline. Tuy hơi mắc tiền một chút, nhưng họ lịch sự và chu đáo. Các người đã đụng chạm đến phương tiện ưa dùng của lão Gàn. Láo! Lão cảnh báo rằng: Từ nay đến khoảng trung tuần tháng 8 Việt lịch, chính phủ Trung Quốc phải điều tra và đem toàn bộ đám tin tặc này ra tòa xử tội hình sự. Nếu không các người sẽ phải lãnh hậu quả. Của Bụt mất một đền mười. Bụt vẫn còn cười, Bụt chẳng nhận cho. Hãy chờ xem! ================== Điều kỳ diệu sau cuộc tấn công Thứ bảy, 30/7/2016 | 01:48 GMT+7 Tôi vừa trở về sân bay Nội Bài sau một chuyến bay dài từ TP HCM. Chuyến bay dài hơn thường lệ, bởi một cuộc tấn công điện tử thực hiện vào hạ tầng hàng không Việt Nam, một cuộc tấn công chưa từng có. Chúng tôi ra sân bay từ 17h. Giao thông trước sân bay Tân Sơn Nhất kẹt cứng. Bước vào sân bay, đông nghẹt người vì nhiều chuyến ùn tắc. Không còn thông báo điện tử, tất cả đều phải thông báo bằng giấy in. Tôi đứng xếp hàng trong hàng người bất tận, đến tận gần 19h mới đến quầy làm thủ tục, dù theo lịch là 19h đã bay. Hệ thống máy tính không hoạt động, thủ tục làm bằng tay. Thứ tự các chuyến bay và cổng ra tàu bay thay đổi liên tục và chỉ được thông báo qua loa phóng thanh. Bởi ngay cả hệ thống loa sân bay cũng đã bị tấn công. Và trong khung cảnh tưởng như sẽ vô cùng hỗn loạn ấy, lại là một sự trật tự đáng ngạc nhiên. Gần như không ai phàn nàn. Tất cả mọi người đều xếp hàng trật tự. Không thấy sự vội vàng chen lấn như ngày thường. Mọi người nhường nhịn và thông cảm cho nhau lẫn cho hãng hàng không. Khi tôi bước vào phòng chờ, không còn một chỗ ngồi. Hành khách ngồi la liệt dưới đất, trong một khung cảnh tôi chưa từng chứng kiến ở đâu trên thế giới. Trong phòng lounge cũng không còn chỗ ngồi. Nhưng sự thông cảm và chia sẻ được duy trì đến tận phút cuối. Trong phòng lounge dành cho thương gia, ngày thường, sự riêng tư vô cùng được tôn trọng. Nhưng hôm qua, mọi người chia sẻ cho nhau từng chiếc ghế. Ngày thường, khách thương gia là những người vội vàng nhất, khó tính nhất. Nhưng hôm qua, tôi chứng kiến những vị khách nhẹ nhàng nói chuyện với tiếp viên, nhờ nhắc giờ lên máy bay, còn cẩn thận dặn lại sợ tiếp viên sốt ruột: "Chị chỉ nhờ vậy thôi, không giục đâu". Không có sự cáu gắt hay giục giã, mọi người ngồi trò chuyện với nhau, chia sẻ tin tức. Tất cả đều biết rằng mình đang là nạn nhân của một cuộc tấn công. Một cuộc tấn công không báo trước. Và không ai bảo ai, tất cả quyết định rằng họ sẽ cùng đoàn kết và hỗ trợ nhau dù chỉ bằng sự im lặng. Đây là lần thứ 2 tôi chứng kiến một khung cảnh mà tưởng như sẽ có hỗn loạn, cuối cùng lại chỉ thấy sự đoàn kết và sẻ chia. Tháng 10 năm 2010, tôi vào Minh Hóa, Quảng Bình để đưa hàng cứu trợ cho một xã chịu thiệt hại nặng nề nhất sau lũ. Ngập cả xã, ngập qua cả cột điện, xã gần như bị cô lập. Khi chiếc xe đến, mọi người ùa ra chờ nhận gạo và thuốc lọc nước. Mọi người đã vô cùng mệt mỏi vì bão lũ rồi, và tôi ở trên xe, thấp thỏm lo sợ về một sự hỗn loạn. Nhưng không, mọi người xếp hàng ngay ngắn, đẩy những đứa trẻ lên trước. Những gói quà được trao lần lượt. Cho đến khi hết hàng, vẫn còn nhiều người đứng chờ nhưng chưa được nhận. Không một ai phàn nàn. Mọi người vui vẻ, tự an ủi, rồi ra về. Hàng ngày, chúng ta phải nghe rất nhiều lời phàn nàn về ý thức của người Việt. Sân bay, bến tàu sẽ là nơi dễ nhìn thấy những câu chuyện như thế nhất. Nào là chen lấn khi xếp hàng, nào là tranh cãi quanh thái độ phục vụ, từ lời ăn tiếng nói đến cung cách ứng xử, chỗ nào cũng thấy "người Việt xấu xí". Ngày thường, một chuyến bay delay, một thông báo không chính xác, sẽ nhận không biết bao nhiêu nhiếc móc to tiếng. Nhưng hôm qua, trước một cuộc tấn công, tôi chỉ nhìn thấy hình ảnh của một dân tộc đoàn kết. Một hành vi phá hoại, vốn chủ đích tạo ra sự hỗn loạn, lại đẩy mọi người xích gần lại với nhau. Chính hành vi của những kẻ tấn công khiến cho người Việt bộc lộ những đức tính tốt đẹp của mình: sự đoàn kết; sự sẻ chia. Và tôi tin rằng những điều tôi đã chứng kiến ở Tân Sơn Nhất hôm qua không phải là cá biệt, bởi tôi đã nhìn thấy tinh thần ấy hơn một lần. Tôi biết, chứ không phải tin, rằng tinh thần dân tộc của chúng ta chưa bao giờ phai nhạt. Những kẻ tấn công chiều qua đã tắt đi được những màn hình điện tử vô tri ở sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng vô tình, lại bật lên ý chí đoàn kết của những con người Việt Nam. Đó là một cuộc tấn công thất bại. Và đám đông tôi nhìn thấy, cho dù rất trật tự và nhẫn nại, lại cho thấy sẽ thật bất hạnh cho bất kỳ kẻ nào lăm le tấn công dân tộc này. Hoàng Minh Trí
    3 likes
  3. Vậy là ngày mùng 2/ 7 Âm nhớ nhắc sư phụ thời gian và địa điểm nha. Bảo kê hai ngày thui chứ gì. Chuyện vặt.Không cần nổi tiếng vì mấy cái vặt vãnh này người ta cười. Như quả sư phụ xác định cơn bão tuyết đánh vào thủ đô Hoa Kỳ đúng ngày 4/ 7 - Ngày độc lập của Hoa Kỳ, nhưng phải đi chỗ khác chơi, để nước Mỹ an tâm kỷ niệm. Vậy mà còn chẳng ai wan tâm. Cuộc du lịch của 200 người thì có quái gì mà nổi tiếng. Híc.
    1 like
  4. Điều nào đúng bạn xác minh nha: Giờ sửu: Người thấp, răng xấu hay đau, ăn nói khéo, khéo tay, có bệnh về tim mạch, huyết áp, cha mẹ không hợp tính, có mất người anh chị em nào Giờ tý: Mặt vuông tròn, da trắng, cằm đầy đặn, lông mày đẹp, từng bị tai nạn bị thương đầu mặt có sẹo, ở đầu mặt, hoặc vai. Ít anh chị em, hoặc mất nhiều người anh chị em. Điều nào đúng bạn xác minh nha
    1 like
  5. Thằng này nó không vào Việt Nam đâu. Hơi đâu mà tốn công lực. Còn nó vào đâu thì kệ nó. Không can thiệp vào công việc nội bộ của những quốc gia khác. Hì.
    1 like
  6. Chiến tranh Mỹ-Trung trên biển Đông tránh được không? Trung Trực | 26/06/2016 16:00 Báo Newsweek ngày 22.6 đăng bài viết “Chiến tranh không thể tránh được giữa Mỹ với Trung Quốc” của nhà báo Jonathan Broder. Bài viết cho rằng đã hội đủ điều kiện chín muồi cho một cuộc xung đột quân sự Mỹ-Trung về chuyện biển Đông. Biển Đông là vấn đề gây tranh cãi nhất trong mối quan hệ phức tạp Mỹ-Trung. Sắp tới sẽ là phán quyết về đơn kiện Trung Quốc tuyên bố độc chiếm biển Đông mà Philippines đã gửi đến Tòa Trọng tài thường trực. Bắc Kinh sẽ đưa tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân vào biển Đông? Đối với các quan chức Mỹ, câu hỏi chính là Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào với phán quyết trọng tài không thuận lợi cho họ. Nhiều người lo ngại Bắc Kinh sẽ tăng cường cải tạo đất ở biển Đông. Hoặc Trung Quốc sẽ lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) và bắt đầu bay chặn máy bay lạ, một chủ trương sẽ buộc Trung Quốc đối đầu với máy bay do thám Mỹ. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cảnh báo Chủ tịch Tập Cận Bình rằng các biện pháp này sẽ khiến Mỹ phản ứng, kể cả hành động quân sự. Mỹ có kế hoạch bố trí hệ thống phòng thủ ở Hàn Quốc để có thể đánh chặn tên lửa của Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Lầu Năm Góc đã phát triển tên lửa đạn đạo mang đầu đạn siêu thanh để có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới trong chưa đầy một giờ. Vài chuyên gia khu vực nhận định Bắc Kinh có thể dùng lời lẽ cứng rắn để phản đối phán quyết trọng tài nhằm xoa dịu người dân Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc sẽ không có hành động nào trước tháng 9, thời điểm Trung Quốc là nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh G20. Nhưng khi hội nghị kết thúc, vụ tranh chấp có thể càng mãnh liệt hơn. Các quan chức Mỹ đặc biệt lo ngại chuyện Trung Quốc lần đầu tiên đưa tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân vào biển Đông. Các quan chức quân sự Trung Quốc tuyên bố cần tuần tra bằng tàu ngầm để phản ứng với các động thái quân sự lớn của Mỹ. Họ nói vũ khí Mỹ đe dọa tiêu diệt toàn bộ kho vũ khí hạt nhân trên bộ của họ khiến Bắc Kinh chỉ còn một cách là đưa tàu ngầm ra trả thù bất kỳ vụ tấn công hạt nhân nào của Mỹ. Hậu quả xảy ra sẽ rất lớn. Cho đến nay, hệ thống đánh chặn của Trung Quốc tập trung vào số tên lửa phóng từ trên bộ. Chúng chưa được nạp nhiên liệu cùng đầu đạn hạt nhân. Điều này có nghĩa lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải ra nhiều lệnh trước khi nạp nhiên liệu, trang bị vũ khí và sẵn sàng phóng. Ngược lại, tên lửa hạt nhân trên tàu ngầm luôn trong tình trạng sẵn sàng phóng. Tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc đang hoạt động nhiều ở biển Đông, nay có thêm tàu ngầm hoạt động thì nguy cơ va chạm ngoài ý muốn rất dễ xảy ra. Tàu ngầm đều tàng hình và chắc chắn Trung Quốc sẽ không thông báo vị trí tàu ngầm cho Mỹ biết. Có nghĩa hải quân Mỹ sẽ phải cử nhiều tàu do thám vào biển Đông để truy tìm tàu ngầm Trung Quốc. Một sĩ quan cấp cao Trung Quốc (giấu tên vì đề cập vấn đề an ninh nhạy cảm) đã nói với nhà báo Jonathan Broder của báo Newsweek: "Khi hải quân Mỹ hoạt động nhiều ở vùng biển này, rất có khả năng sẽ xảy ra tai nạn". Nhà báo Broder nhắc lại chuyện 15 năm trước, một phi công Trung Quốc thiệt mạng khi máy bay chiến đấu của phi công này đâm vào một máy bay do thám Mỹ trên biển Đông, khởi đầu sự căng thẳng giữa Bắc Kinh với Washington về chuyện Trung Quốc đòi độc chiếm vùng biển này. Tháng 5.2016, khi hai máy bay quân sự Trung Quốc suýt đâm vào một máy bay do thám Mỹ trên biển Đông, tờ Thời Báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) đã viết giọng kích động: "Nhiều người dân Trung Quốc hy vọng máy bay chiến đấu của ta sẽ sớm bắn rụng chiếc máy bay do thám kế tiếp (của Mỹ)". Liệu có tránh được chiến tranh Mỹ-Trung ? Nhà báo Broder viết: "Không phải là không tránh được chiến tranh giữa Trung Quốc đang trỗi dậy với Mỹ đang nắm ưu thế, vì mỗi bên đều sẵn sàng có điều chỉnh. Trong chuyến thăm Mỹ mùa thu năm ngoái, ông Tập Cận Bình cũng cảnh cáo người Mỹ - và cả với các phi công Trung Quốc - rằng "Một khi các nước lớn phạm sai lầm về tính toán chiến lược, họ rất có thể tạo ra bẫy cho chính mình". Broder còn nêu: "Nhiều quan chức Trung Quốc từ lâu nhận định rằng không thể tránh chiến tranh Trung-Mỹ vì một quyền lực nổi lên sẽ luôn thách thức quyền lực đang chiếm ưu thế. Dĩ nhiên các nhà phân tích bác bỏ ý tưởng này như cuộc chiến này rất tốn kém và quân đội Mỹ mạnh hơn chắc chắn sẽ đánh thắng Trung Quốc". Theo nhà báo Mỹ, Tổng thống Obama cảnh giác nguy cơ xung đột vũ trang nên ông đã lặng lẽ để Bắc Kinh hoạt động ở biển Đông đồng thời xây dựng quan hệ kinh tế-quân sự với các nước láng giềng của Trung Quốc với hy vọng làm suy yếu tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh. Xung đột lớn liên quan việc Trung Quốc nổi lên là một quyền lực chính trong khu vực cùng việc Mỹ chú trọng thực hiện chủ trương xoay trục sang châu Á. Tình hình này cũng liên quan đến hệ thống luật pháp quốc tế cùng các cơ quan mà Mỹ cùng các đồng minh lập nên sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông Tập Cận Bình thường phàn nàn hệ thống này thiên vị Mỹ và không cho Bắc Kinh có quyền lực thống thị châu Á. Vào lúc kinh tế Trung Quốc lao dốc, ông Tập Cận Bình đang bị trong nước thúc ép phải tìm ra các biện pháp thể hiện "sự ưu việt của nước ta" dưới quyền lãnh đạo của ông. Từ đó Bắc Kinh có ý đồ giành quyền kiểm soát biển Đông. Các nhà phân tích nói nếu không đạt được ý đồ này thì quyền lực của ông Tập Cận Bình có thể bị đe dọa. theo Một thế giới ===================== Tránh được không? Tiếng Việt vốn là ngôn ngữ cao cấp nhất trên thế giới. Với ba từ này, bạn thử sắp xếp các kiểu bằng cách hoán đổi vị trí, nó sẽ ra các nghĩa khác nhau: 1/ Tránh được không? 2/ Tránh không được. 3/ Không được tránh. 4/ Không tránh được. 5/ Được tránh không? 6/ Được. Không tránh. Nhưng dù đổi thế nào, nó vẫn có nghĩa tương tự "Không được tránh". Hì.
    1 like
  7. TƯ LIỆU THAM KHẢOMỹ dồn dập tổ chức diễn tập quân sự, Trung Quốc ngày càng lo lắng Thứ năm 11/04/2013 07:30 (GDVN) - Mỹ tăng cường tổ chức diễn tập quân sự để kiềm chế bá quyền khu vực của Trung Quốc, tăng cường vai trò ảnh hưởng và vị thế siêu cường. Diễn tập quân sự liên hợp Vành đai Thái Bình Dương do Mỹ chủ đạo là cuộc diễn tập quân sự trên biển có quy mô lớn nhất của khu vực. Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 9/4 có bài viết cho rằng, cuối năm 2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama cao giọng đề ra chiến lược “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương”, từ đó Thái Bình Dương đã không còn “thái bình” nữa, Mỹ bắt đầu liên tiếp tổ chức diễn tập quân sự liên hợp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Năm 2012, các cuộc diễn tập của Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương chỉ về danh hiệu cũng có tới 17 loại, hành động muốn phô trương vũ lực của Mỹ gây chú ý cho dư luận và có người lo ngại. Bài báo đặt câu hỏi: Tại sao Mỹ lại coi trọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương như vậy? Tại sao Mỹ lại liên tiếp áp dụng hành động “diễn tập quân sự” như vậy? Theo bài báo, về địa-chiến lược, châu Á-Thái Bình Dương là một khâu không thể thiếu trong “phòng tuyến” Viễn Đông của Mỹ, ngăn chặn Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là nội dung cơ bản chính sách Trung Quốc của Mỹ. Khi mưu tính trọng tâm chiến lược toàn cầu, Mỹ rất coi trọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khu vực châu Á-Thái Bình Dương là mục tiêu quan trọng tranh bá toàn cầu giữa Mỹ và Liên Xô, từng là trận địa tuyến trước của Chiến tranh Lạnh. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ điều chỉnh chiến lược châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời từng bước gia tăng can dự và mức độ can thiệp quân sự đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ tăng cường diễn tập quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm kiềm chế Trung Quốc, xây dựng lại hình ảnh siêu cường Chiến lược đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương luôn là bộ phận quan trọng của chiến lược toàn cầu Mỹ, sự phát triển của nó cơ bản đã trải qua 3 giai đoạn – chiến lược “chuỗi đảo” từ giữa thập niên 1950-cuối thập niên 1960, chiến lược “không can dự” từ cuối thập niên 1960-đầu thập niên 1990, chiến lược “can thiệp quân sự” sau giữa thập niên 1990. Mỹ can thiệp sâu vào châu Á-Thái Bình Dương, phương pháp tiếp cận của giới hoạch định Mỹ chủ yếu gồm có: 1. Liên minh rộng rãicác nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương; 2. Triển khai lực lượng quân sự ở phía trước, thực hiện “tái cân bằng” chiến lược; 3. Chiếm vị thế lãnh đạo tại khu vực này, phát huy “vai trò tích cực”. Mỹ cho rằng, từ kết thúc Chiến tranh Lạnh đến năm 2015 là thời kỳ “cơ hội chiến lược”. Trong thời gian này, Mỹ không có đối thủ chiến lược mang tính toàn cầu như Liên Xô cũ, cũng không có nhiều khả năng xuất hiện liên minh và nước lớn khu vực có thể đánh bại Mỹ. Nhưng, người Mỹ cũng phán đoán cho rằng, sự trỗi dậy và phát triển của Trung Quốc và Nga – hai nước lớn mang tính khu vực có diện tích lãnh thổ rộng lớn, đều có sự khác biệt rất lớn với Mỹ về quan niệm giá trị và lợi ích chiến lược, sẽ tạo ra thách thức nghiêm trọng cho Mỹ trước sau năm 2015, trong đó Trung Quốc “có khả năng hơn trở thành kẻ thách thức”. Lực lượng pháo binh hai nước Mỹ-Philippines tiến hành diễn tập quân sự liên hợp Dựa vào nhận thức nêu trên, Mỹ bắt đầu chú trọng gây sức ép lớn hơn đối với Trung Quốc trong các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương. Những năm gần đây, trọng tâm chiến lược đối ngoại Mỹ chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đặc biệt là sau khi lên nắm quyền, chính quyền Obama muốn dẫn dắt nước Mỹ trở thành “quốc gia Thái Bình Dương”, đưa ra chiến lược “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương”, tích cực thúc đẩy dịch chuyển chiến lược sang hướng Đông, muốn “triển khai 60% lực lượng quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương” để thực hiện “tái cân bằng chiến lược”, làm cho dư luận quốc tế liên tục gia tăng mức độ quan tâm tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Năm 2012, khi trình bày chính sách quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là ông Leon Panetta đề xuất: “Các quân chủng Mỹ đều tập trung vào quán triệt thực hiện phương châm/chỉ nam chiến lược quốc phòng của Tổng thống Obama, coi châu Á-Thái Bình Dương là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu”. Trong khi đó, diễn tập quân sự liên hợp liên tiếp là một trong những bước đi hành động cụ thể về quân sự. Tổng quan diễn tập quân sự châu Á-Thái Bình Dương, bất kể là về địa điểm diễn tập, quy mô lực lượng quân sự, hay bố trí khoa mục huấn luyện và phạm vi quốc gia tham diễn, đều thay đổi và nâng cấp, đồng thời ngày càng thể hiện nhiều đặc điểm định hướng chiến thuật rõ ràng. Không quân Mỹ-Ấn tổ chức diễn tập quân sự liên hợp Về binh lực diễn tập, binh lực tham gia diễn tập của quân Mỹ ít nhất là vài trăm quân, nhiều nhất lên tới hơn 11.000 quân, đủ thấy mức độ coi trọng của Mỹ. Về thời gian và địa điểm diễn tập, các khoa mục chiến đấu thực tế như tác chiến đổ bộ của cuộc diễn tập quân sự liên hợp Balikatan-2012 giữa Mỹ-Philippines được bố trí ở vùng biển phía tây đảo Palawan, Philippines, kề sát quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng Trung Quốc lại đòi chủ quyền phi pháp và tự gọi nó là quần đảo Nam Sa). Điều đặc biệt chú ý là cuộc diễn tập quân sự liên hợp “Lá chắn phương Đông” giữa Mỹ-Nhật vào tháng 11/2012 được tổ chức vào thời điểm tranh chấp đảo Senkaku gay gắt nhất. Nhìn vào khoa mục diễn tập, nội dung diễn tập quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương ngoài các khoa mục thông thường như tác chiến đổ bộ, ứng phó với cướp biển, buôn lậu và thiên tai, còn có một cuộc diễn tập đánh chiếm giàn khoan dầu khí được gọi là “chống khủng bố”, có thể nói là phù hợp với “nhu cầu thực tế” của tranh chấp chủ quyền biển Đông. Nhìn vào các nước tham gia diễn tập, cuộc diễn tập quân sự liên hợp Balikatan 2013 giữa Mỹ-Philippines đã bắt đầu vượt khỏi khuôn khổ hợp tác song phương hoặc ba bên đơn thuần, quân đội các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia sẽ tham gia diễn tập mô phỏng bàn tròn, đại diện các nước ĐNÁ cũng sẽ tham gia diễn tập chỉ huy mô phỏng. Biên đội tàu chiến Hải quân Mỹ-Hàn diễn tập ở biển Hoàng Hải Theo báo Trung Quốc, những năm gần đây, Mỹ thông qua tổ chức một loạt cuộc diễn tập quân sự liên hợp, cố gắng mở rộng hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, không ngừng tăng cường hoạt động can thiệp chính trị, quân sự ở khu vực này, đã gây ảnh hưởng to lớn tới an ninh và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã làm trầm trọng thêm mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các bên ở khu vực. Khu vực này bắt đầu hình thành cục diện phức tạp đan xen giữa cạnh tranh và hợp tác, đồng thời kéo theo một cuộc chạy đua vũ trang mới, gây ra “chính trị lạnh, kinh tế nóng” trong khu vực. Cục diện này và tình hình mới ngày càng phức tạp của khu vực này gây nên sự quan tâm chặt chẽ và cảnh giác rất cao cho Trung Quốc. Ngoài ra, bài báo cho rằng, Mỹ lựa chọn khu vực châu Á-Thái Bình Dương, không chỉ muốn coi đó là “át chủ bài” kiềm chế bá quyền khu vực của Trung Quốc, mà còn có ý đồ sâu xa là tận dụng cơ hội phô diễn sức mạnh, tạo dựng lại hình tượng siêu cường. Các loại máy bay quân sự tiên tiến nhất của Mỹ như máy bay ném bom tàng hình B-2 (trong hình), máy bay ném bom chiến lược B-52 và máy bay chiến đấu tàng hình F-22 đều vừa tham gia diễn tập với Hàn Quốc ở bán đảo Triều Tiên, bị CHDCND Triều Tiên phản đối quyết liệt. Trung Quốc ra tuyên bố: Các nước có liên quan không được "sinh sự" ở cửa nhà Trung Quốc. Việt Dũng
    1 like