Các định luật về khí áp dụng trong nhà (P2)
Góc nhìn về các loại sát khí do "phong"- ví dụ trường hợp Thiên trảm sát.
Xét 2 tòa nhà chung cư nằm cạnh nhau có khoảng cách rất gần tạo ra 1 khe hẹp kéo dài. Các khối khí khi dồn từ bên ngoài vào ở trạng thái vận tốc tuyến tính khi bị ép vào khe trên sẽ tạo ra vận tốc lớn vượt quá lực ma sát k gây ra hiện tượng "dòng chảy rối". Lúc này mật độ khí tăng lên và lúc này "Thiên trảm sát" sẽ tác động đến 2 trường hợp: trực xung đối diện với nó và nằm trên đường đi của nó. Trường hợp mà ai cũng biết đó là những căn nhà đối diện trực xung với khe hẹp trên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy nhiên theo nhận định của tôi trường hợp thứ 2 cũng bị ảnh hưởng nhưng nhẹ hơn là các nhà thuộc 2 tòa chung cư có mặt giáp với khe hẹp đó.
Phân tích trường hợp 2 (nhẹ hơn): Các yếu tố phong thường theo cơn, theo đợt. Và có thể phân ra làm 2 pha, pha 1 khi bắt đầu cơn gió, mật độ khí tăng =>áp suất tăng lên và tràn vào các ngôi nhà (mở cửa ban công nhưng đóng cửa chính- trường hợp phổ biến) khiến mật độ khí trong nhà tăng lên. Pha 2: khi hết đợt gió đó để lại khoảng trống về mật độ phía sau- khí trong các ngôi nhà này bị rút ra rất nhanh và theo quán tính- lượng khí rút ra này còn nhiều hơn khí vào ban đầu khiến mật độ khí trong nhà giảm- tôi gọi là thoát khí. Nó tạo ra tính bất ổn định một cách bất thường về mật độ khí trong nhà- do đó cũng ảnh hưởng đến con người trong ngôi nhà đó. Chưa kể đến việc vận tốc khí cao thường mang theo tạp khí có khối lượng riêng nặng như khí sulfua lưu huỳnh, radon như bài trước đã phân tích.
Phân tích trường hợp 1: Khí xộc thẳng vào nhà với mật độ vật chất khí lớn, nếu không có đường thoát thì liên tục tạo ra áp lực ép rất mạnh vào nhà; tất cả khí nặng dồn vào mà không có chỗ thoát tích đọng lại thì trường hợp này nặng hơn trường hợp 2 kia nhiều.