-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 26/07/2016 in all areas
-
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ né phán quyết PCA khi thăm Trung Quốc 25/07/2016 21:52 Hãng thông tấn AP ngày 25/7 cho biết Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice đang ở thăm Bắc Kinh để hội đàm với các quan chức Trung Quốc trong khuôn khổ chuyến thăm cấp cao nhất của một quan chức Nhà Trắng kể từ khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) có trụ sở tại La Haye (Hà Lan) ra phán quyết bác bỏ các yêu sách chủ quyền quá mức của Trung Quốc ở Biển Đông, một động thái được dự báo sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì. (Nguồn: AFP) Trong bài phát biểu bắt đầu cuộc gặp cùng ngày giữa bà Rice với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì và có sự tham dự của báo chí, hai bên đã không đề cập đến phán quyết hôm 12/7 của PCA, vốn khiến Bắc Kinh tức giận. Bà Rice cho biết Mỹ và Trung Quốc đang hợp tác chặt chẽ hơn trong các vấn đề toàn cầu và tin tưởng rằng hai bên có thể xử lý những thách thức khác với "sự thẳng thắn và cởi mở." Về phần mình, ông Dương Khiết Trì cho rằng hai bên có các mối quan hệ ổn định, nhưng vẫn có những bất đồng cần phải được giải quyết một cách thận trọng./. Sau cuộc họp với Vương Nghị, ASEAN ra tuyên bố chung về Biển Đông, nhưng không nhắc đến TQ theo VietnamPlus ================== Có lẽ đây là một bản tin chính trị về một điểm nóng trên thế giới - nhưng lại chứa đựng những tiềm ẩn khủng khoảng lớn nhất thế giới - Nhưng lại vô cùng ngắn. Thậm chí chỉ nhỉnh hơn cái đoạn giới thiệu nội dung vài dòng?! Sau phán quyết của tòa PCA, có vẻ như một xu hướng hòa hoãn xuất hiện. Và điều này chẳng có gì là lạ với lão Gàn. Nhưng thôi! "Thiên cơ bất khả lậu". Từ từ rồi sẽ biết vì sao lão nói vậy. Cũng không lâu nữa đâu! Bây giờ là cuối tháng 6 Bính Thân Việt lịch. Tính đến hạn bảo kê của lão Gàn còn hơn ba tháng nữa. Kể ra thì cũng lâu nhỉ?! Nóng ruột để biết đoạn kết. Hì. Tranh thủ khoảng lặng này lão viết sách và ngâm cứu. Có lẽ cũng gọi là đóng góp phần nhỏ bé cho sự hiểu biết của thế gian. Hì.2 likes
-
Nhiều người Trung Quốc muốn đòi lại Vladivostok của Nga Thiên Hà | 26/07/2016 15:23 Ông Cui Rongwei là một doanh nhân ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, muốn thăm châu Âu nhưng lại không đủ tiền đến Paris vì thế ông ta thường xuyên đến thăm Vladivostok, một "thành phố châu Âu" cách nhà ông chỉ vài trăm cây số. Nhiều người Trung Quốc muốn chiếm Vladivostok, thành phố lớn nhất vùng Viễn Đông của Nga, New York Times cho biết trong một bài xã luận mới đây. Theo ông Cui thì Vladivostok là "lãnh thổ lịch sử của Trung Quốc" và nên được gọi là "Haishenwai", New York Times cho biết. "Trong thực tế, đất này là của Trung Quốc. Nhưng chúng tôi không phải vội đòi lại", ông Cui nói, ngay trên bến cảng của thành phố Vladivostok sau lưng là các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Cần biết là, lãnh thổ Primorsky, nơi có trung tâm của khu vực là thành phố Vladivostok, trước năm 1860 thuộc về triều đại nhà Thanh ở Trung Quốc. Nhưng vùng đất này thuộc vào đế quốc Nga theo Hiệp định Bắc Kinh 1860, phân định lãnh thổ các vùng lãnh thổ theo bờ sông Amur, Ussuri của Trung Quốc, cũng như nhánh Kazakevich. Như vậy, các con sông nêu trên hoàn toàn thuộc sở hữu của Nga. Hiệp định được Trung Quốc ký để bày tỏ sự biết ơn đối với Nga vì bá tước Nicholas Ignatiev đã cứu Bắc Kinh khỏi sự cướp bóc của binh lính Pháp - Anh sau khi Trung Quốc bị thua trong Chiến tranh nha phiến thứ hai. Cần thấy rằng vấn đề sở hữu các vùng lãnh thổ Primorsky không bao giờ được đặt ra trong chương trình nghị sự quan hệ Nga -Trung Quốc, do nó được quy định lâu dài bởi các thỏa thuận song phương và không phải là chủ đề tranh chấp lãnh thổ giữa Moscow và Bắc Kinh. Bắc Kinh hiện cũng không thể nhắc lại điều này khi một loạt các thỏa thuận phân định đường biên giới dài hơn 4.200km biên giới giữa hai nước đã được ký từ năm 1991. Năm 2005, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố sau khi phân định những hòn đảo cuối đang tranh chấp với Trung Quốc rằng "lần đầu tiên trong lịch sử của chúng ta, quan hệ song phương với Trung Quốc sẽ không bị hủy vì một vụ tranh chấp biên giới". Không vị nào tại Trung Nam Hải chính thức nhắc lại chuyện này, nhưng sau nhiều năm tuyên truyền về cái gọi là "hiệp ước bất bình đẳng năm 1860", nhiều người dân Trung Quốc tin rằng phần lớn Siberia và Viễn Đông Nga là lãnh thổ của họ và bị Nga cướp mất. Sự tin tưởng này bất chấp một thực tế là vùng đất trên chưa bao giờ thật sự là của người Hán, nó thuộc sự kiểm soát của các bộ tộc Mông Cổ. Vùng Viễn Đông của Nga ngày ngay được "nhập" vào Trung Quốc từ thế kỷ thứ 12 khi nước này bị người Mông Cổ xâm lược và thành lập triều đại nhà Nguyên. Ngay nay, chính quyền Trung Quốc không còn chĩa mũi dùi dân tộc cực đoan về hướng Nga, một đối tác ngày càng quan trọng với Bắc Kinh mà tập trung sự chú ý đến Biển Đông, quần đảo Senkaku và vấn đề Đài Loan. Tất cả các vùng trên, theo dư luận Trung Quốc, đều là những lãnh thổ của nước này bị các nước nhỏ hơn "chiếm đóng" khi Trung Quốc rơi vào thời kỳ yếu kém. Thế nhưng, rõ ràng là chiến dịch tuyên truyền dài hơi từ những năm 60 không thể nhanh chóng xóa đi kết quả và vẫn có người thường xuyên lên mạng internet "than thở" về những vùng đất bị mất vào tay Nga. Ông Victor L.Larin, Giám đốc Viện Sử học, Khảo cổ học và Dân tộc học vùng Viễn Đông tại Vladivostok, nói rằng ông thường gặp các quan chức và học giả Trung Quốc và "họ không bao giờ đặt câu hỏi" về quyền sở hữu Vladivostok. Nhưng ông Larin cũng nói thêm rằng ông biết nhiều người Trung Quốc bình thường vẫn phản đối "hiệp ước bất bình đẳng" và mơ sẽ có ngày Vladivostok trở về với Trung Quốc. Niềm tin "điên rồ" này đã kích động cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu dọc theo biên giới phía bắc Vladivostok vào năm 1966, sự kiện này suýt chút nữa đẩy Trung Quốc và Liên Xô vào một cuộc chiến tranh toàn diện. "Lịch sử luôn được sử dụng bởi những kẻ đầu cơ chính trị", ông Larin nói, đồng thời nhấn mạnh là việc đòi lại Vladivostok phi thực tế như việc có ai đó ở Nga muốn đòi Alaska từ Mỹ. Ông Larin cũng cho biết quan điểm về việc Vladivostok đã từng là một thị trấn Trung Quốc trước khi người Nga tới là một "huyền thoại" dựa trên những chứng lý sai lầm là có một số người Trung Quốc đã đến đây câu cá và săn tìm hải sâm nhưng họ không thật sự định cư. Ông Larin cũng cho biết Nga đã xây dựng Vladivostok là "một sự kiện lịch sử không cần nhắc lại". Trung Quốc dùng tên "Haishenwai" (Hải Sâm Uy) để nói về Vladivostok, một số sử gia cho biết điều này chứng tỏ cái tên này chỉ mới được đặt sau này vì khu vực này nằm trong đất Mãn Châu, vốn sử dụng tiếng Mãn để đặt tên cho các địa danh. Bất chấp thực tế ấy, hướng dẫn viên du lịch của Trung Quốc và các sách hướng dẫn du lịch bằng tiếng Trung vẫn cam đoan rằng "Haishenwai" mới là tên gốc của Vladivostok. TQ tính "dựa hơi" Mỹ để xoay chuyển tình thế với Philippines trên biển Đông theo Một thế giới ========================== Bởi vậy, từ rất lâu, lão Gàn đã khuyên người Nga đi chung xe với Hoa Kỳ. Và rằng: Nếu Bắc Kinh thắng Hoa Kỳ trong "Canh bạc cuối cùng" thì nạn nhân tiếp theo sẽ là Nga. Chỉ cần Trung Quốc công nhận nhà Nguyên là triều đại chính thống của Trung Quốc trong lịch sử, thì tất cả châu Âu sẽ thuộc "chủ quyền lịch sử" không thể chối cãi của Trung Quốc. http://dantri.com.vn/the-gioi/4-may-bay-trung-quoc-xam-pham-vung-cam-bay-nga-20160726160313371.htm1 like
-
Chiến tranh Mỹ-Trung trên biển Đông tránh được không? Trung Trực | 26/06/2016 16:00 Báo Newsweek ngày 22.6 đăng bài viết “Chiến tranh không thể tránh được giữa Mỹ với Trung Quốc” của nhà báo Jonathan Broder. Bài viết cho rằng đã hội đủ điều kiện chín muồi cho một cuộc xung đột quân sự Mỹ-Trung về chuyện biển Đông. Biển Đông là vấn đề gây tranh cãi nhất trong mối quan hệ phức tạp Mỹ-Trung. Sắp tới sẽ là phán quyết về đơn kiện Trung Quốc tuyên bố độc chiếm biển Đông mà Philippines đã gửi đến Tòa Trọng tài thường trực. Bắc Kinh sẽ đưa tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân vào biển Đông? Đối với các quan chức Mỹ, câu hỏi chính là Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào với phán quyết trọng tài không thuận lợi cho họ. Nhiều người lo ngại Bắc Kinh sẽ tăng cường cải tạo đất ở biển Đông. Hoặc Trung Quốc sẽ lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) và bắt đầu bay chặn máy bay lạ, một chủ trương sẽ buộc Trung Quốc đối đầu với máy bay do thám Mỹ. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cảnh báo Chủ tịch Tập Cận Bình rằng các biện pháp này sẽ khiến Mỹ phản ứng, kể cả hành động quân sự. Mỹ có kế hoạch bố trí hệ thống phòng thủ ở Hàn Quốc để có thể đánh chặn tên lửa của Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Lầu Năm Góc đã phát triển tên lửa đạn đạo mang đầu đạn siêu thanh để có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới trong chưa đầy một giờ. Vài chuyên gia khu vực nhận định Bắc Kinh có thể dùng lời lẽ cứng rắn để phản đối phán quyết trọng tài nhằm xoa dịu người dân Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc sẽ không có hành động nào trước tháng 9, thời điểm Trung Quốc là nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh G20. Nhưng khi hội nghị kết thúc, vụ tranh chấp có thể càng mãnh liệt hơn. Các quan chức Mỹ đặc biệt lo ngại chuyện Trung Quốc lần đầu tiên đưa tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân vào biển Đông. Các quan chức quân sự Trung Quốc tuyên bố cần tuần tra bằng tàu ngầm để phản ứng với các động thái quân sự lớn của Mỹ. Họ nói vũ khí Mỹ đe dọa tiêu diệt toàn bộ kho vũ khí hạt nhân trên bộ của họ khiến Bắc Kinh chỉ còn một cách là đưa tàu ngầm ra trả thù bất kỳ vụ tấn công hạt nhân nào của Mỹ. Hậu quả xảy ra sẽ rất lớn. Cho đến nay, hệ thống đánh chặn của Trung Quốc tập trung vào số tên lửa phóng từ trên bộ. Chúng chưa được nạp nhiên liệu cùng đầu đạn hạt nhân. Điều này có nghĩa lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải ra nhiều lệnh trước khi nạp nhiên liệu, trang bị vũ khí và sẵn sàng phóng. Ngược lại, tên lửa hạt nhân trên tàu ngầm luôn trong tình trạng sẵn sàng phóng. Tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc đang hoạt động nhiều ở biển Đông, nay có thêm tàu ngầm hoạt động thì nguy cơ va chạm ngoài ý muốn rất dễ xảy ra. Tàu ngầm đều tàng hình và chắc chắn Trung Quốc sẽ không thông báo vị trí tàu ngầm cho Mỹ biết. Có nghĩa hải quân Mỹ sẽ phải cử nhiều tàu do thám vào biển Đông để truy tìm tàu ngầm Trung Quốc. Một sĩ quan cấp cao Trung Quốc (giấu tên vì đề cập vấn đề an ninh nhạy cảm) đã nói với nhà báo Jonathan Broder của báo Newsweek: "Khi hải quân Mỹ hoạt động nhiều ở vùng biển này, rất có khả năng sẽ xảy ra tai nạn". Nhà báo Broder nhắc lại chuyện 15 năm trước, một phi công Trung Quốc thiệt mạng khi máy bay chiến đấu của phi công này đâm vào một máy bay do thám Mỹ trên biển Đông, khởi đầu sự căng thẳng giữa Bắc Kinh với Washington về chuyện Trung Quốc đòi độc chiếm vùng biển này. Tháng 5.2016, khi hai máy bay quân sự Trung Quốc suýt đâm vào một máy bay do thám Mỹ trên biển Đông, tờ Thời Báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) đã viết giọng kích động: "Nhiều người dân Trung Quốc hy vọng máy bay chiến đấu của ta sẽ sớm bắn rụng chiếc máy bay do thám kế tiếp (của Mỹ)". Liệu có tránh được chiến tranh Mỹ-Trung ? Nhà báo Broder viết: "Không phải là không tránh được chiến tranh giữa Trung Quốc đang trỗi dậy với Mỹ đang nắm ưu thế, vì mỗi bên đều sẵn sàng có điều chỉnh. Trong chuyến thăm Mỹ mùa thu năm ngoái, ông Tập Cận Bình cũng cảnh cáo người Mỹ - và cả với các phi công Trung Quốc - rằng "Một khi các nước lớn phạm sai lầm về tính toán chiến lược, họ rất có thể tạo ra bẫy cho chính mình". Broder còn nêu: "Nhiều quan chức Trung Quốc từ lâu nhận định rằng không thể tránh chiến tranh Trung-Mỹ vì một quyền lực nổi lên sẽ luôn thách thức quyền lực đang chiếm ưu thế. Dĩ nhiên các nhà phân tích bác bỏ ý tưởng này như cuộc chiến này rất tốn kém và quân đội Mỹ mạnh hơn chắc chắn sẽ đánh thắng Trung Quốc". Theo nhà báo Mỹ, Tổng thống Obama cảnh giác nguy cơ xung đột vũ trang nên ông đã lặng lẽ để Bắc Kinh hoạt động ở biển Đông đồng thời xây dựng quan hệ kinh tế-quân sự với các nước láng giềng của Trung Quốc với hy vọng làm suy yếu tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh. Xung đột lớn liên quan việc Trung Quốc nổi lên là một quyền lực chính trong khu vực cùng việc Mỹ chú trọng thực hiện chủ trương xoay trục sang châu Á. Tình hình này cũng liên quan đến hệ thống luật pháp quốc tế cùng các cơ quan mà Mỹ cùng các đồng minh lập nên sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông Tập Cận Bình thường phàn nàn hệ thống này thiên vị Mỹ và không cho Bắc Kinh có quyền lực thống thị châu Á. Vào lúc kinh tế Trung Quốc lao dốc, ông Tập Cận Bình đang bị trong nước thúc ép phải tìm ra các biện pháp thể hiện "sự ưu việt của nước ta" dưới quyền lãnh đạo của ông. Từ đó Bắc Kinh có ý đồ giành quyền kiểm soát biển Đông. Các nhà phân tích nói nếu không đạt được ý đồ này thì quyền lực của ông Tập Cận Bình có thể bị đe dọa. theo Một thế giới ===================== Tránh được không? Tiếng Việt vốn là ngôn ngữ cao cấp nhất trên thế giới. Với ba từ này, bạn thử sắp xếp các kiểu bằng cách hoán đổi vị trí, nó sẽ ra các nghĩa khác nhau: 1/ Tránh được không? 2/ Tránh không được. 3/ Không được tránh. 4/ Không tránh được. 5/ Được tránh không? 6/ Được. Không tránh. Nhưng dù đổi thế nào, nó vẫn có nghĩa tương tự "Không được tránh". Hì.1 like
-
Kính gữi bác Thiên sứ và anh em phong thủy Lạc Việt ! Chiều nay em qua nhà cháu Linh thăm qua quan sát xin được báo cáo các anh chị thông tin như sau. - Cảm nhận ban đầu nhà đã thoáng và không còn bức bối như trước kia - Thần sắc của cháu Linh vẫn tốt mặc dù người có gầy đi do mấy hôm sửa nhà ồn ào. - Gia đình đang tâm trung cho cháu sử dụng thức ăn chủ yếu là thảo mộc và có nấu cháo cá cho cháu ăn. - Hành ngày có bác sĩ đến bấm huyệt và theo dõi sức khỏe Hiền tại gia đình đã hoàn tất việc sửa nhà theo yêu cầu của anh em Phong Thủy Lạc Việt Tư Vấn. Hi vọng trong thời gian tới sức khỏe cháu linh tiến triển theo chiều hướng tốt và thoán nạn. Trân trọng thông tin để bác và các anh em nắm.1 like
-
Kính gửi Quý vị quan tâm, Hôm nay, Thiên Luân và Mộc Bản đã đến tận nhà để xem và tư vấn về việc sửa chữa Phong Thủy cho gia đình, nhằm hỗ trợ cho bệnh nhân. Sau khi xem xét đã đưa ra 1 số nhận định như sau : - Nhà được Phúc Đức Trạch (Tọa Khôn hướng Càn - gia chủ Nhâm Dần Phục Vị theo Phong Thủy Lạc Việt), nhưng bố trí sai phạm nhiều - Nhà thoái khí Bạch Hổ, khí đi thẳng ra sau nhà và tụ tại vị trí nhà vệ sinh, không tụ trong nhà - Bên trong nhà vô khí - Bếp tù khí và sai hướng - Nhiều hầm hố tự đào, nước tù không thoát Cổng nhà gây thoái khí Hố tù đọng Cây trồng ở vị trí cung Cấn Và đã đưa phương án để xử lý : - Sửa lại cổng, lối đi trong nhà - Đổi hướng bàn thờ gia tiên - Phá bỏ nhà vệ sinh hiện tại, dời đi vị trí khác - Sửa bếp - Đào đi những cây và gốc cây ở vị trí cung Cấn - Lấp những hố tù đọng Thứ 7, ngày 9/7/2016, vào giờ Thìn 7-9h sáng, gia chủ sẽ tiến hành sửa chữa (nếu chuẩn bị kịp). Chúng tôi sẽ theo sát gia chủ trong khi tiến hành sữa chữa, và sẽ kiểm tra khi gia chủ thực hiện xong. Kính báo.1 like