-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 25/07/2016 in all areas
-
Trung Quốc chỉ trích Hàn Quốc triển khai hệ thống phòng tên lửa THAAD Thứ hai, 25/07/2016 - 11:38 Dân trí Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 25/7 đã chỉ trích quyết định triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Hàn Quốc nhằm đối phó trước những mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên, đồng thời cho rằng quyết định này sẽ làm hủy hoại nền tảng niềm tin giữa hai nước. >> Quân đội Mỹ lần đầu “khoe” căn cứ tên lửa THAAD với truyền thông nước ngoài >> Mỹ - Hàn công bố địa điểm triển khai THAAD >> Phản đối lá chắn THAAD, Trung Quốc tự mâu thuẫn về triển khai radar trên Biển Đông Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Ảnh: Getty) Việc Hàn Quốc và Mỹ quyết định triển khai hệ thống THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc trong tháng này đã làm dấy lên những phản đối từ Trung Quốc, quốc gia cho rằng sự xuất hiện của hệ thống vũ khí hiện đại này sẽ gây bất ổn cho an ninh khu vực. Theo đó, Seoul cho rằng hệ thống THAAD sẽ giúp nước này nâng cao khả năng phòng vệ trước những mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên. Tuy nhiên, Trung Quốc lo ngại rằng hệ thống radar của THAAD có thể theo dõi các hoạt động quân sự của nước này, trong khi Nga cũng lên tiếng phản đối quyết định của Hàn Quốc. Trong một diễn biến mới nhất, phát biểu trong cuộc hội đàm bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Lào với người đồng cấp Hàn Quốc Yun Byung-se, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói: "Động thái gần đây của Hàn Quốc sẽ hủy hoại nền tảng niềm tin giữa hai nước". Về phần mình, Ngoại trưởng Yun Byung-se đã khẳng định rằng hệ thống THAAD được triển khai nhằm bảo vệ an ninh quốc gia của Hàn Quốc và không ảnh hưởng tới các lợi ích an ninh của Trung Quốc. Trước đó, cả Hàn Quốc và Mỹ đều khẳng định rằng hệ thống THAAD sẽ chỉ được sử dụng để phòng vệ trước những mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Trong những tháng qua, Bình Nhưỡng đã tiến hành nhiều vụ phóng thử tên lửa. Tuần trước, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ra chỉ thị và theo dõi 3 vụ phóng tên lửa, vốn được hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) miêu tả là những vụ phóng giả lập cho các cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào những hải cảng của Hàn Quốc và các căn cứ không quân của Mỹ tại quốc gia Đông Bắc Á này. Thông báo của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết tên lửa của Triều Tiên đã bay khoảng 500-600km trước khi rơi xuống vùng biển phía Đông của nước này và có khả năng bắn trúng bất cứ mục tiêu nào ở Hàn Quốc nếu Bình Nhưỡng lên kế hoạch tấn công. Đầu tháng này, Mỹ và Hàn Quốc thông báo hai nước đã quyết định chọn khu vực thị trấn miền núi Seongju ở phía đông nam Hàn Quốc để triển khai hệ thống phòng THAAD. Theo kế hoạch, hệ thống này sẽ chính thức được triển khai vào cuối năm 2017 và đây là một phần trong kế hoạch hợp tác chung của Mỹ và Hàn Quốc nhằm đối phó với mối đe dọa từ các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Ngọc Anh Tổng hợp ================== Eo ôi! Thế thì nguy hiểm quá! Chết người đấy chứ không phải chuyện chơi đâu! Thế thì Hàn Quốc phải triển khai THHAD là đúng rùi. Hì.3 likes
-
Sai lầm chiến lược nghiêm trọng của Trung Quốc Hoàng Hà | 23/07/2016 15:04 Theo tạp chí Chính sách Ngoại giao của Mỹ, sai lầm chiến lược nghiêm trọng này của Trung Quốc đã giúp Mỹ càng được hoan nghênh ở châu Á. Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS/AMTI Trong một bài viết vừa được đăng tải trên tạp chí Chính sách Ngoại giao, tác giả Robert A. Manning cho rằng không ai kể cả Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể giúp nước Mỹ được chào đón ở châu Á hơn Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Từ năm 2012, chính sách ngoại giao của ông Tập Cận Bình đã làm sáng tỏ những nỗ lực cẩn trọng nhiều năm của phía Trung Quốc trong việc thuyết phục các nước láng giềng châu Á rằng Trung Quốc trỗi dậy hòa bình mang lại chiến thắng cho cả hai bên. Nhưng rốt cuộc nó đã phản tác dụng. Gần đây, Trung Quốc đã thua kiện trong vụ trọng tài Biển Đông, Hàn Quốc đồng ý để Mỹ bố trí Hệ thống Phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), quan hệ Trung-Nhật căng thẳng vì vấn đề biển Hoa Đông. Và không chỉ ở châu Á, Liên minh châu Âu (EU) cũng bất chấp áp lực của Trung Quốc, từ chối công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường. Làm sao để lý giải điều đó? Tất cả đều có nguyên nhân của nó! Sau khi nước Mỹ rơi vào khủng hoảng tài chính năm 2008, nhiều nhà phân tích Trung Quốc đã phạm phải sai lầm khi cho rằng Mỹ bắt đầu suy thoái và thời đại của Trung Quốc sắp đến. Và tất cả các chiến lược của Trung Quốc đều được xây dựng dựa trên giả thiết sai lầm: Sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc đang mạnh lên, nước Mỹ suy thoái cuối cùng sẽ rút khỏi châu Á-Thái Bình Dương và các quốc gia châu Á sẽ phải khuất phục Trung Quốc. Giới phân tích cho rằng sai lầm chiến lược nghiêm trọng này của Trung Quốc vô tình trở thành "đòn bẩy" cho chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Trong cuộc gặp Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng ngày 25/6/2014, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long bày tỏ hoan nghênh chính sách trở lại châu Á của Mỹ. Sau cuộc đối đấu căng thẳng ở bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham/Panatag) với Trung Quốc hồi tháng 4/2012, Philippines không chỉ quyết định kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), mà sau đó còn ký một Hiệp ước Hợp tác tăng cường phòng thủ với Mỹ. Hiệp ước đó cho phép Hải quân Mỹ sử dụng vịnh nước sâu Subic để chuyển khí tài và nhân viên quân sự cho những cuộc tập trận chung hàng năm. Vào tháng 4/2015, 6.000 binh sĩ Mỹ đã đến Vịnh Subic để tập trận. Các chiến hạm Mỹ cũng dùng Vịnh Subic như là một cảng tiếp liệu cho những chuyến hải hành thường lệ... Ông Tập lộ diện ở "thánh địa cách mạng", thấy gì về trò chơi cân não sau phán quyết? theo Báo tin tức ================= Cái này lão Gàn bít lâu rùi nhá! Từ năm "một ngàn chín trăm hồi đó" lận, nhá! Không phải khoe nhá! Ngu thì chết nhá!2 likes
-
Nghe đồn cái gọi là Sâm... xuất phát từ Phương Đông...! Từ cao cấp như... nhân sâm... hải sâm... sâm nhung... Đến bình dân như... sâm cúc... sâm dây... sâm bổ lượng... Gọi là sâm... nếu không là thuốc bổ thì cũng là nước mát... Tuy nhiên có một loại mà đem nấu sâm... thì khó mà đoán cái giá của nó... Đó là... hoa lài... Gọi nôm na là... "sâm lài"... Chính danh nó là "Sai lầm"... Hơ hơ...1 like
-
Trung Quốc khó xử trên ván cờ biển Đông 23/07/2016 23:00 Bắc Kinh sẽ nhận lấy tiếng xấu là siêu cường không tuân thủ luật pháp quốc tế nếu phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) Ngày 23-7, Trường ĐH Luật TP HCM phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức buổi hội thảo “Những vấn đề pháp lý liên quan đến phán quyết của Tòa Trọng tài thành lập theo phụ lục VII Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982”. Gậy ông đập lưng ông Nói như ông Paul Reichler - luật sư trưởng của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc - thì phán quyết ngày 12-7 của PCA là “chiến thắng áp đảo” dành cho Philippines bởi nước này gần như đạt được hầu hết yêu cầu trong các đệ trình gửi PCA. Trong số đó, đáng kể nhất có việc hội đồng trọng tài bác bỏ yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc căn cứ theo đường 9 đoạn ở biển Đông. Các giáo sư Gregory Rose, Carl Thayer, Donald R. Rothwell (hàng đứng, từ trái sang) tại hội thảo Nhận định về chiến thuật không tham gia thủ tục trọng tài, GS Yamagata Hideo của Trường ĐH Nagoya (Nhật) cho rằng đây là chiến thuật mạnh mẽ mà Trung Quốc dùng để bác bỏ cũng như không thực thi bất cứ phán quyết nào chống lại mình. Tuy nhiên, theo ông, chính vì vậy mà Trung Quốc tự đánh mất cơ hội để trình bày lập trường của mình hay phản ứng các quan điểm của Philippines. Thêm vào đó, Trung Quốc sẽ nhận lấy tiếng xấu là một siêu cường không tuân thủ luật pháp theo luật quốc tế nếu phớt lờ phán quyết. Trước tình thế bất lợi cho Trung Quốc, GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, bàn đến câu hỏi Trung Quốc có rút khỏi UNCLOS hay không. Ông Thayer dẫn lời TS Tiết Quế Phương, Trường ĐH Giao thông Thượng Hải, cho rằng Trung Quốc được lợi khi tham gia UNCLOS và có nhiều lợi ích trong hoạt động khai khoáng biển sâu. Nếu rút khỏi UNCLOS, Trung Quốc vẫn bị ràng buộc bởi những cam kết và nghĩa vụ mà họ tham gia từ trước. Do đó, GS Gregory Rose, Trường ĐH Wollongong (Úc), đánh giá không có nhiều khả năng Trung Quốc rút khỏi UNCLOS, thay vào đó họ sẽ xét lại sai lầm nhằm tận dụng UNCLOS để giải quyết tranh chấp. Cần chiến lược tổng thể Hội nghị cũng bàn đến vấn đề quá trình giải quyết của PCA có là hình mẫu cho các nước khác hay không. Theo ông Thayer, việc đó hãy còn quá sớm để đưa ra một đánh giá xác đáng và hiện các nước khác muốn chờ xem tình hình trong vài tháng tới. Bình luận với phóng viên Báo Người Lao Động về việc Trung Quốc bác bỏ thẩm quyền của hội đồng trọng tài, GS Donald R. Rothwell, Trường ĐH Quốc gia Úc, cho đó là động thái thiếu tính pháp lý. Theo ông, Trung Quốc đã tham gia UNCLOS thì phải chấp nhận thẩm quyền của cơ quan tài phán được thành lập theo công ước. Với câu hỏi Manila có thể nhờ Liên Hiệp Quốc hỗ trợ thực thi phán quyết một khi Bắc Kinh quyết lắc đầu hay không, ông Rothwell cho rằng phương án có khả năng nhưng thiếu hiệu quả bởi Trung Quốc có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Từ góc nhìn của Manila, PGS Jay L. Batongbacal, Trường ĐH Philippines, nêu ra thách thức hiện nay là làm sao để tận dụng phán quyết trên bàn đàm phán với Trung Quốc về đề xuất khai thác chung hay đàm phán sau sự cố trên biển... Hẳn nhiên, Manila đang có ưu thế về pháp lý. Còn nếu Trung Quốc tiếp tục lấn lướt, theo GS Thayer, các nước cần họp kín và thông qua các chiến lược “xử phạt thông minh” để buộc Trung Quốc trả giá. Sự vi phạm liên tục của Trung Quốc về các quyền tài phán của Philippines và các nước khác trong khu vực đòi hỏi một phản ứng tổng thể - phối hợp các sáng kiến chính trị và ngoại giao cùng biện pháp quân sự chiến lược của các quốc gia có cùng lập trường. Các nhà nghiên cứu đồng thuận rằng vai trò dẫn đầu của Mỹ - thông qua hoạt động phối hợp với các đồng minh và đối tác - sẽ rất quan trọng trong việc vẽ ra cho Trung Quốc một con đường hợp tác, đồng thời có biện pháp đáp trả nếu nước này vẫn duy trì các hành vi gây mất ổn định. Bài và ảnh: HUỆ BÌNH ====================== 1/ Đây chính là thời gian lão Gàn bảo kê. Đừng bảo lão gặp may nha. Lão bảo kê từ khi PCA chưa phán quyết - từ đầu năm lận. 2/ Cái này lão Gàn nói lâu rùi. Trung Quốc ở lại thì cũng chẳng giải quyết được cái gì. Nhưng còn cái mặt nạ tử tế. Mà rút ra thì lại trơ cái mặt thớt. Vậy thôi. Sự kiện không giải quyết được vấn đề gì. 3/ Bởi vậy, bàn chơi cho zdui. Quảng cáo là chính. Nó có tác dụng làm rùm beng phán quyết của PCA không được Trung Quốc thừa nhận. Hết. Mọi cánh cửa ngoại giao đóng mựa nó lại hết rùi. Gần đây, nhật trình mạng đăng tin tướng Mỹ sang Tàu để bàn về bể Đông, tìm đường cho ghòa bình thế zdới. Theo lão Gàn cũng chỉ bàn chơi cho vui. Vua Tàu sang Mỹ gặp vua Mỹ còn chưa ăn thua. Tướng thì mần được cái chi mô?! Vua chèo còn chẳng ra gì. Quan chèo nào có khác chi thằng hề. Ấy là cụ Nguyễn Khuyến cụ ấy bảo thế! 4/ Cái này lão cũng nói lâu rùi! Không có cụ Mỹ tham gia, thì kể cả cụ Nhật Bổn, cụ Úc Đại Lợi, cụ Urugoay....- Í lộn! cụ Bruney..., đều không phải đối thủ của Tàu. Ấy là chưa kể cụ Thiên Sứ, chuyên gia "chém gió" ở làng Vũ Đại, lâu lâu lại thọc lét một cái. Thí dụ như cụ Thiên Sứ bác bỏ dự báo quy mô động đất hủy diệt ở bờ Tây Bắc Mỹ, của các nhà khoa học đầu bảng Hoa Kỳ. Nếu cụ Thiên Sứ không "gặp may" đoán đúng thì tình hình thế giới coi bộ hết chỗ đăng báo. Hì. 5/ Hừm! Cái này lão cũng nói lâu rùi! - Trung Quốc đã bế tắc vì sai lầm có tính chiến lược quốc gia của họ. Bây giờ làm sao? Mún đấm đá, hay rút khỏi bể Đông? Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn. Láo!1 like
-
Yên tâm đi. Sư phụ sẽ trợ duyên cho Phạm Hùng.1 like