-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 23/07/2016 in all areas
-
Đại tá Hải quân TQ lo Mỹ mạnh tay hơn trên biển Đông Bùi Đàm Hương Vy | 22/07/2016 19:45 Washington có thể "thuê mượn các đảo đá ở biển Đông để xây dựng căn cứ quân sự", theo đánh giá của Đại tá Hải quân Trung Quốc Lương Phương. (Ảnh minh họa: Huanqiu) Trong bài viết đăng tải trên Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) gần đây, Tiến sĩ Chiến lược học quân sự, Giáo sư Khoa nghiên cứu chiến lược, Đại học quốc phòng Trung Quốc, Đại tá Hải quân Lương Phương đã "tự tin" đưa ra dự đoán về những bước đi tiếp theo của Mỹ trên biển Đông. "Mỹ có thể xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo đá biển Đông" Bà Lương Phương cho rằng, phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) hôm 12/7 sẽ trở thành lý do hoàn hảo để Washington "can thiệp sâu hơn và làm gia tăng căng thẳng" trên Biển Đông. Theo bà này, Mỹ có thể thúc đẩy mạnh mẽ "thường thái hóa" tuần tra tự do hàng hải ở biển Đông và trực tiếp cản trở chính sách "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc Bà Lương cho rằng, Mỹ sẽ thực hiện "chiến lược răn đe mới" thông qua bắt tay với một số nước như Nhật Bản, Philippines, Australia hay Ấn Độ... để xây dựng liên minh quân sự và gia tăng hành động quân sự như tuần tra, tập trận chung tại biển Đông. Đặc biệt, nổi bật nhất chính là việc Mỹ công khai ủng hộ phạm vi phòng vệ của Manila, đưa Bãi cạn Scarborough vào khuôn khổ "Điều ước phòng vệ chung Mỹ - Philippines". Washington thậm chí có thể "thuê mượn các đảo đá ở biển Đông để xây dựng căn cứ quân sự". Nhận định của Lương Phương cho thấy quan điểm lo ngại trong giới quân đội Trung Quốc, khi có nhiều thông tin về khả năng Bắc Kinh cũng muốn xây dựng đảo nhân tạo ở Bãi cạn Scarborough. Bộ ngoại giao Trung Quốc nhiều lần tuyên bố có quyền tiến hành cải tạo ở bãi cạn này, nhưng chỉ úp mở việc xây đảo nhân tạo hay quân sự hóa "phụ thuộc vào mức độ các mối đe dọa" và "nhu cầu thực tế" của Bắc Kinh. Đại tá Hải quân Trung Quốc Lương Phương. (Ảnh: Sohu) Lương Phương kêu gọi Bắc Kinh nhanh chóng đưa ra những chính sách "cứng rắn" nhằm chống lại sự đe dọa (cái gọi là) "chủ quyền và quyền, lợi ích hàng hải" của nước này trên biển Đông. Đại tá Hải quân này trắng trợn đề nghị chính phủ Trung Quốc "kịp thời công bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên toàn bộ biển Đông" hoặc một số khu vực biển mà Bắc Kinh "tuyên bố chủ quyền". "Chúng ta [Trung Quốc] cần kiên trì không nao núng 'tiếp tục xây dựng (trái phép-PV) đảo đá', đồng thời đẩy nhanh bố trí chiến lược các đảo nhân tạo", Lương nhấn mạnh. Tuy nhiên bà này "vui mừng" nhận định, sự thách thức của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ là cơ hội tuyệt vời cho sự phát triển của nước này. "... Trung Quốc cũng phải tăng cường mật độ tuần tra và diễn tập, tăng cường khẳng định sự tồn tại và sức đe dọa trên Biển Đông", Đại tá Lương Phương ngông cuồng lên tiếng. "Kiềm chế sức mạnh Trung Quốc" Bà Lương gọi vụ kiện biển Đông "bề ngoài là vấn đề tranh chấp giữa Trung Quốc và Philipines, nhưng thực chất che giấu cái bắt tay của Mỹ và các nước liên quan để kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc trên biển Đông". Lương cũng cho rằng, hiện có không ít quan chức và học giả Mỹ đều yêu cầu chính phủ nước này thiết lập lại các chính sách lớn dành cho Trung Quốc. "Trên thực tế, Mỹ cũng đang tính toán những bước đi tiếp theo để đối phó với Trung Quốc, không chỉ trên biển Đông mà tiếp đến sẽ là biển Đài Loan, biển Hoa Đông thậm chí là vùng trời và hệ thống an ninh mạng... Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ ngày một leo thang", Lương cáo buộc. Biển Đông: Lần đầu tiên từ 1949, lãnh đạo quân đội TQ trực tiếp lệnh "sẵn sàng chiến đấu" theo Thế giới trẻ ===================== Giáo sư Khoa nghiên cứu chiến lược, Đại học quốc phòng Trung Quốc gì mà tư duy phân tích ngu bỏ mựa. Thời buổi chiến tranh hiện đại, phương tiện chiến tranh có thể đưa đầu đạn đến bất cứ nơi nào trên thế giới, cần chó gì căn cứ quân sự cơ chứ. Sự hiện diện căn cứ quân sự ngày nay mang yếu tố chính trị là chính. Tác dụng chiến tranh rất hạn chế, chỉ có tác dụng trong chiến tranh nhỏ và cục bộ. Cái này lão nói lâu rồi. Đây chính là lý do mà Hoa Kỳ rút khỏi nhiều căn cứ quân sự trên thế giới. Bởi vậy, người Mỹ đâu có ngu gì mà thuê căn cứ quân sự ở biển Đông - Xin lỗi nha: Kể cả Cam Ranh. Thuê căn cứ quân sự ở đây, chỉ làm bia dỡ đạn, khi chiến tranh hiện đại và quy mô bùng nổ. Cho nên với một tầm nhìn ngớ ngẩn như vậy, thì suy ra tư duy chiến lược của Trung Quốc sai lầm một cách nguy hiểm là phải. Ơ! Bây giờ mới biết điều này à? Này lão biết từ lâu rồi nhá! Điếu mựa, từ thời tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam nhá. Lão đã phân tích và chắc chắn Hoa Kỳ sẽ can thiệp nhá! Đây mới chính là "Canh bạc cuối cùng" nhá, chứ không phải Liên Xô nhá. Trong lịch sử Tàu, Viên Thiệu binh hùng, tướng mạnh, lại kinh tế phát triển dồi dao. Vậy mà thua Tào Tháo chỉ vì ngu lâu. Nay nước Tàu đã chẳng là cái gì so với Hoa Kỳ, lại can tội ngu lâu nữa thì thôi, chấp nhân thua cuộc rút mựa nó về đi, may ra còn tồn tại. Kém về sức mạnh quân sự, thua sút về kinh tế thì chí ít cũng phải có một sức mạnh tâm linh, hoặc trí tuệ. Đây ngay cả sức mạnh tâm linh và trí tuệ cũng không có nốt. Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn. Nhà tiên tri Vanga lừng danh đã phán: "Chiến tranh thứ III sẽ xảy ra"(*). Lão đã sửa chữa lại là một cuộc chiến tranh lớn. Điếu mựa! Nếu lão Gàn "gặp may" (**)nên đoán đúng một lần nữa thì những kẻ chống lại Việt sử 5000 năm văn hiến có thể tạ ơn Thượng Đế. Vì còn sống để thấy được cái ngu của mình. Chú thích: * Người ta đồn rằng: Bà Vanga phán "Trung Quốc sẽ làm bá chủ thế giới".Lão có thể chắc chắn với mọi người quan tâm đây chỉ là một sự gán ghép với âm mưu chính trị. ** Những thành tựu của lão Gàn đạt được, bị một bọn tiểu nhân luôn cho rằng lão gặp may. Điếu mựa! Hãy cầu xin Thượng Đế cho lão "gặp may" khi hóa giải lời tiên tri của bà Vanga đi nhá. Hay là muốn lão Gàn đoán sai? PS: Nghĩ mà lên ruột. Ông giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng, lớn tiếng với nhãn mác giáo sư tại cafe Trung Nguyên: "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý". Tòa xử cafe G7 không thuộc về ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Thưa ông Trọng: Theo ông thì điều này có phù hợp với lý thuyết khoa học hiện đại của ông không? Bây giờ sao? Muốn hợp lý hay không hợp lý ở cái thế gian này?!7 likes
-
Bởi vậy, làm điếu gì có "Mỹ Trung hòa hoãn, biển Đông yên bình" như ông Trục viết. Phân tích vớ vẩn, nên sư phụ muốn bệnh, rút lại còn đến tháng 9 đấy. Mựa! Nếu cà chớn nữa xuống còn tháng 8 Bính Thân Việt lịch. Điếu mựa! NATO kéo quân sát biên giới Nga, sẵn sàng tham chiến nếu Nga động binh. THAAT thì ngay ở Nam Hàn; Ấn Độ và Úc cũng đã động binh; Nhật Bản và Hoa Kỳ thì sẵn sàng từ lâu...nên làm điếu gì có chuyện uýnh nhau ở bể Đông rồi huề. Lão Gàn một lần nữa khuyên nước Nga không dây dưa vào trò cờ bạc này nha. Cờ bạc là bác thằng Bần. Cửa nhà hết sạch, cái thân lăn đùng.3 likes
-
Phó chủ tịch Quân ủy TQ ra lệnh "sẵn sàng chiến đấu" ở biển Đông Thủy Thu | 22/07/2016 07:07 Phó chủ tịch Quân ủy TQ ra lệnh "sẵn sàng chiến đấu" ở biển Đông "Chiến thần" H-K6 của quân đội Trung Quốc. (Ảnh: Huanqiu) Bất chấp kết quả phán quyết PCA và thái độ từ xã hội quốc tế, Trung Quốc mới đây đã cử 3 tướng lĩnh cấp cao xuống phía Nam để trực tiếp chỉ thị về vấn đề biển Đông. Ngày 17/7, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Phạm Trường Long bắt đầu chuyến đi thị sát Chiến khu phía Nam. Đặc biệt, cùng tham gia chuyến thị sát này còn có Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Không quân, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên và Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Pháo binh,Thượng tướng Ngụy Phụng Hòa. Theo Tân Hoa Xã ngày 21/7, tướng Phạm ra lệnh chiến khu phía Nam "đẩy mạnh công tác chuẩn bị đấu tranh quân sự, tập trung tăng cường huấn luyện quân sự thực chiến hóa", nhằm "phát huy sức mạnh tinh nhuệ để phục vụ trong thời khắc quan trọng". Chuyên gia quân sự Trung Quốc Dương Hy Vũ trả lời phỏng vấn đài CCTV của nước này chỉ ra, đây là lần đầu tiên kể từ khi "nước Trung Quốc mới" thành lập (1949), các lãnh đạo cấp cao quân đội mới ra chỉ thị "sẵn sàng chiến đấu" ở mức độ cụ thể như vậy đối với hướng biển Đông. Ông Dương lý giải, động thái này đến giờ mới xuất hiện bởi từ trước đến nay ở biển Đông, Trung Quốc "chưa từng phải đối mặt với cục diện như hiện tại". Tên lửa Dongfeng-16 được Trung Quốc cho là có khả năng đánh bại hệ thống phòng không Patriot của Mỹ - Nhật. (Ảnh: Sina) Bên cạnh đó, Phạm Trường Long nhắc nhở quân đội tuân theo sự chỉ huy của đảng Cộng sản Trung Quốc, Quân ủy Trung ương và Chủ tịch Tập Cận Bình để bảo vệ cái mà Bắc Kinh tuyên bố là "chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của quốc gia". Trong quá trình thị sát, nhân vật số 2 của quân đội Trung Quốc (PLA) cũng nhấn mạnh yêu cầu chiến lược "có thể đánh trận, đánh trận tất thắng" mà ông Tập nêu ra hồi tháng 2. Theo giới phân tích, chiến khu phía Nam có nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ "quyền và lợi ích của Trung Quốc ở biển Đông", cho nên có tới 5 thượng tướng của PLA đã được bổ nhiệm công tác tại đây. Ngoài ra, báo chí Trung Quốc tiết lộ, một số khí tài quân sự hiện đại như máy bay ném bom H-K6, máy bay vận tải Y-8, tên lửa Dongfeng-16, tên lửa hành trình chống hạm YJ-83 hay tiêm kích ném bom JH-7 cũng xuất hiện tại khu vực này. Do đó có thể nói, sau thời điểm công bố phán quyết về vụ kiện biển Đông của Tòa trọng tài thường trực (PCA) mà Trung Quốc vẫn luôn phủ nhận thì việc 3 tướng cao cấp trong quân đội nước này cùng dàn vũ khí tối tân đổ bộ đến Chiến khu phía Nam là động thái hết sức đáng chú ý. Mỹ-EU bắt tay nhau tuyên bố "đánh" Trung Quốc tại WTO theo Thế giới trẻ ================================= Trung Quốc... cũng đã "lên nòng"... "1. Kỳ thượng phạt mưu: - Kỳ thứ phạt giao - PCA là giọt nước cuối cùng... dù trước đó Sư Phụ đã nói quá lâu... mọi cánh cửa ngoại giao đã đóng cmnr... - Kỳ thứ phạt binh - Chú Sam điều 2 cụm tàu sân bay - Anh Khựa "sẵn sàng chiến đấu"... phải không phải... chơi tới cmnl... 2. Kỳ hạ công thành: Sư phụ đảm bảo... hết tháng 9 Việt lịch...!" Sầu đong... càng lắc càng đầy... Ba thu dọn lại... một ngày... dài ghê...2 likes
-
Quý vị và anh chị em thân mến. Đây là một video clip nữa mà tôi muốn chia sẻ với quý vị và anh chị em. Tôi muốn quý vị và anh chị em hãy kiên trì xem hết và đừng bỏ qua một chi tiết nào trong video clip này. Tróng đó các bạn sẽ thấy rõ vòng xoáy trên tam giác Bermuda giống hệt đồ hình Âm Dương Lạc Việt. Và đặc biệt ở gần cuối clip, người ta đã nhắc đến phong thủy Đông phương qua những cái mà họ gọi là nơi tập trung năng lượng và họ cũng nói là đường đường đi của Rồng. Đây chính là những những điều mà tôi đã nói nhiều lần về bản chất của "Khí" trong Lý học và những điểm tụ khí gọi là "huyệt" trong Địa Lý phong thủy Lạc Việt. Nhưng có thể nói, trong video clip này, lần đầu tiên các nhà khoa học đã đặt ra một giả thuyết giống như của tôi. Đó là học cũng đặt vấn đề về một nền văn minh toàn cầu huyền vĩ đã tồn tại trên trái đất này. Tuy nhiên, một điều khác biệt hoàn toàn về giả thuyết giống nhau giữa những nhà khoa học nghiên cứu những hiện tượng kỳ lạ trên trái Đất và tôi, chính là ở chỗ: Tôi xác định một cách chắn chắn - không còn là giả thuyết - rằng: Một nền văn minh toàn cầu huyền vĩ đã tồn tại trên Địa cầu, thông qua việc phục hồi một lý thuyết cổ xưa, nhân danh nền văn hiến Việt. Tức hoàn toàn xuất phát từ những di sản phi vật thể. Còn các nhà khoa học chuyên ngành trong clip này, mới chỉ đặt vấn đề một cách dè dặt thông qua những di sản vật thể. Họ đã nói đến phong thủy của nền văn minh Đông phương về mối liên hệ tương đồng có tính hình thức. Còn những gía trị tri thức đích thực được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt, phong phú hơn nhiều với những so sánh của họ. Sự khác biệt tuyệt đối giữa tôi và các nhà khoa học cũng một định hướng về giả thuyết có một nền văn minh toàn cầu đã tốn tại, là: Duy nhất tôi dựa trên sự phục hồi học thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch, là những giá trị phi vật thể - nhân danh nền văn hiến Việt. https://www.youtube.com/watch?v=q74y12tnkK82 likes
-
Ngày xưa khi còn bé, đi học trường làng, phòng nào cũng có 4 lỗ gọi là lỗ "chó chui" ở 4 góc lớp, mỗi lớp có hẳn 5 cửa sổ & 1 cửa chính. thế mà bên trên lớp cửa vẫn có một hàng lỗ cỡ 2 viên gạch trống, cách nửa mét lại có 1 lỗ. Và đầu mùa đông, phụ huynh lên bít các lỗ này lại, cửa sổ cũng gia cố đống bớt lại cho đỡ rét, nhưng chỉ khi thật rét đậm thì cô giáo chủ nhiệm mới bít 4 cái lỗ chó chui ấy. Sang mùa hè thì các phụ huynh lại lên mở các lỗ thoáng bên trên ra... Nhờ vậy mà lớp học rất thoáng, cả mùa đông & mùa hè đều ổn cả, kết hợp với cây xanh sân trường, hàng tre sau lớp, cứ thế bao lớp học trò học & lớn lên, thi đậu hết trường ĐH nọ đến ĐH kia... Khi lên ĐH, vào cái giảng đường BK dốc, trong lớp chưa đến 4 lớp X 50 người/ lớp (thậm chí là 6 lớp) tương đương 200 ~ 300 sinh viên/ 1 giảng đường. Hai bên thì cửa sổ trong kính, ngoài chớp, không lỗ chó chui, cũng không hàng lỗ thoáng, quạt trần lúc nào cũng bật hết công suất, nhưng vẫn toàn hơi người là hơi người... Thế nên buổi nào cũng vậy, lúc vào học thì vừa ngáp vừa ngủ gật, ra chơi thì vội phóng ngay ra hành lang, lại tỉnh như sáo sậu... lê lết suốt 5 năm rồi cũng ra trường với tấm bằng trung bình khá... Gì thì không giám nói nhưng về mặt kiến trúc thì ở DH, thu đô thua xa trường làng.. :P1 like
-
Quý vị và anh chị em thân mến. Nếu những nhà khoa học tiêu biểu trên thế giới, hiểu rõ thuyết Âm Dương Ngũ hành và bản chất của Bát quái - nhân danh nền văn hiến Việt - thì tôi chắc chắn rằng: Họ sẽ không bao giờ nói về người ngoài hành tinh. https://www.youtube.com/watch?v=rqKMT_aJNrw1 like
-
Quý vị và anh chị em thân mến. Quý vị và anh chị em hãy kiên trì xem hết video clip này. Trong đó những nhà khoa học đã thừa nhận sự huyền vĩ của các công trình kiến trúc cổ đại vượt xa những phương tiện kỹ thuật của nền văn minh hiện nay. Và họ chỉ còn cách giải thích rằng: Đấy là sản phẩm của người ngoài hành tinh, hoặc của Thượng Đế. "Người ngoài hành tinh", hoặc "Thượng Đế" chỉ là những khái niệm trừu tượng để giải thích nguyên nhân xuất hiện những công trình kiến trúc huyền vĩ từ thời xa xưa đang tồn tại trên trái Đất. Nhưng nó chỉ là một cách giải thích, không phải là bản chất của sự kiện. Tuy nhiên, những công trình đó, cũng chính là một thực tại đang hiện hữu chứng minh cho một giả thiết thứ ba - ngoài cách giải thích nguyên nhân "Người ngoài hành tình" và "Thượng Đế" - là: Đã có một nền văn minh toàn cầu kỷ vĩ đã tồn tại trên trái Đất của chúng ta. Giả thiết này, lần đầu tiên được tôi nêu lên trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" xuất bản 2001 và ngày càng được khẳng định bởi những chứng cứ vật thể được tìm thấy. Về những chứng cứ phi vật thể thì đó chính là việc tìm hiểu bản chất của thuyết Am Dương Ngũ hành và kinh Dịch - nhân danh nền văn hiến Việt. Đây chình la lý thuyết thống nhất vũ trụ mà tất cả những tri thức tinh hoa của nhân loại đang tìm kiếm. Với những công trình kiến trúc huyền vĩ còn lại từ thời xa xưa, các nhà khoa học có thể giải thích là do "Thượng Đế" hoặc người "Ngoài hành tinh" xây dựng. Nhưng với cả hệ thống thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt thì không thể giải thích như những nhà khoa học trong video clip này. Bởi vì toàn bộ hệ thống lý thuyết đó và tất cả các hệ thống phương pháp luận trong các ngành ứng dụng của lý thuyết này, như: Địa Lý phong thủy, Tử Vi, Đông y...đều phục vụ cho con người. Bởi vậy, thật là một điều đáng tiếc, nếu như nền văn minh hiện đại này, đã lãng quên một quá khứ huyền vĩ của nền văn minh Đông phương có cội nguồn văn hiến Việt. Lịch sử nhận thức được của nền văn minh hiện nay, đã ăn sâu vào tâm trí mỗi con người trên trái Đất này là sự phát triển từ thời đại đồ đá, đến nền văn minh hiện đại. Với sự cố chấp này, nó đàng phải giải thích về sự huyền vĩ còn lại đang hiện hữu trên trái Đất một cách rất khôi hài và tự phản bội lại chính những hiểu biết của nó, là gán cho người ngoài hành tinh, hoặc "Thượng Đế". Nhưng cách giải thích này hoàn toàn sai với sự phục hồi một học thuyết cổ xưa huyền vĩ nhân danh nền văn hiến Việt . Đó là thuyết Âm Dương Ngũ hành và những ký hiệu biểu kiến của nó chính là Bát quái (Tức Kinh Dịch). Người ta có thể tưởng tượng ra cách xây dựng Kim Tự Tháp, là một kiến trúc nhân tạo hữu hình. Nhưng người ta không thể giải thích một lý thuyết huyền vĩ - chính là lý thuyết thống nhất - lại xuất hiện từ thời đại đồ đá - với những tộc người bán khai. Cho nên với một giả thuyết thư ba của tôi, đã xác định rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu huyền vĩ tồn tại trên trái Đất này. Họ chính là chủ nhân đích thực của tất cả các sản phẩm kiến trúc huyền vĩ cổ xưa đang làm kinh ngạc tri thức khoa học hiện đại và là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành - chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Việt tộc chính là hậu duệ còn sống sót của nền văn minh này và là dân tộc duy nhất trên thế giới, còn giữ lại những bí ẩn huyền vĩ của học thuyết này. https://www.youtube.com/watch?v=C9agf5Q0YKQ&feature=youtu.be1 like
-
Quốc tế công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam 13:16 ngày 02 tháng 06 năm 2014 Về tính liên tục của sự chiếm hữu thực sự, Tiến sĩ Trần Công Trục đưa ra một số mốc lịch sử hết sức cụ thể, có ý nghĩa: Với tư cách là đại diện Nhà nước Việt Nam về đối ngoại trong thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp, Cộng hòa Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã (bên trái) tặng bản vẽ lại An Nam Đại quốc họa đồ cho UBND huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng. Theo Hiệp ước Patenotre năm 1884, Chính quyền thuộc địa Pháp đã tiến hành các hoạt động đại diện cho Nhà nước Việt Nam trong việc tiếp tục bảo vệ, quản lý và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cụ thể, sau một thời gian tổ chức các cuộc nghiên cứu, khảo sát tại thực địa của các nhà khoa học và những cuộc trao đổi giữa những chính khách Pháp có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, ngày 8-3-1925, Toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố khẳng định, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bộ phận lãnh thổ thuộc địa của Pháp. Ngày 19-3-1926, Thống đốc Nam Kỳ cấp giấy phép nghiên cứu mỏ ở đảo Trường Sa cho Công ty Phosphat của Bắc Kỳ. Ngày 13-4-1930, Thông báo hạm Malicieuse do thuyền trưởng De Lattre điều khiển ra quần đảo Trường Sa theo chỉ thị của Toàn quyền Đông Dương dựng bia chủ quyền, đóng giữ đảo Trường Sa và các đảo, đá, bãi phụ thuộc. Ngày 23-9-1930, Chính phủ Pháp gửi thông báo ngoại giao cho các cường quốc về sự kiện đóng giữ quần đảo Trường Sa theo đúng thủ tục. Ngày 31-12-1930, Phòng Đối ngoại Phủ Toàn quyền Đông Dương gửi báo cáo lên Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp về những hoạt động đóng giữ đảo Trường Sa và các đảo phụ cận, cũng như các tư liệu khảo cứu về pháp lý bảo vệ cho sự kiện đóng giữ này. Ngày 4-1-1932, Chính phủ Pháp gửi Công hàm tới Công sứ Trung Quốc tại Paris khẳng định chủ quyền của Pháp đối với Hoàng Sa và đề nghị giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hữu nghị hoặc bằng phương thức trọng tài quốc tế. Trung Quốc từ chối đề nghị này. Ngày 18-2-1937, Pháp lại chính thức yêu cầu Trung Quốc áp dụng phương thức trọng tài quốc tế để xác định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa; Trung Quốc lại khước từ. Ngày 26-11-1937, Pháp phái kỹ sư trưởng J. Gauthier ra Hoàng Sa để nghiên cứu tìm địa điểm xây dựng đèn biển, bãi đỗ cho thủy phi cơ, nghiên cứu các điều kiện định cư ở quần đảo này. Năm 1938, Pháp phái các đơn vị Bảo an đến đồn trú trên các đảo và xây dựng một hải đăng, một trạm khí tượng được Tổ chức Khí tượng Thế giới cho đăng ký với số hiệu là 48859 ở đảo Phú Lâm, một trạm vô tuyến điện TSF trên đảo Hoàng Sa. Ngày 15-6-1938, Pháp xây xong trạm khí tượng ở đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa. Ngày 30-3-1938, vua Bảo Đại ký Dụ số 10 sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên thay vì Nam Ngãi trước đây. Ngày 15-6-1938, Toàn quyền Đông Dương Jules Brevie ký Nghị định 156-S-V thành lập đơn vị hành chính cho quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên. An Nam Đại quốc họa đồ của Giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Paracels (Cát Vàng, Hoàng Sa) nằm trong vùng biển Việt Nam. Ảnh: ĐNĐT Tháng 6-1938, một đơn vị lính Bảo an Việt Nam được phái ra đồn trú tại quần đảo Hoàng Sa. Một bia chủ quyền đã được dựng tại đảo Hoàng Sa có khắc dòng chữ: “Republique Francaise-Empire d’Annam-Achipel de Paracel 1816-Ile de Pattle 1938”. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản tuyên bố sáp nhập các quần đảo trong Biển Đông vào các vùng lãnh thổ mà Nhật đã chiếm đóng. Ngày 4-4-1939, Chính phủ Pháp gửi Công hàm phản đối các quyết định nói trên của Nhật và bảo lưu quyền của Pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 15-8-1945, Nhật thua trận phải rút khỏi Đông Dương và ngày 26-8-1945, quân đội Nhật phải rút khỏi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Sau khi Nhật rút đi, mở ra một thời kỳ mới vô cùng phức tạp. Tiến sĩ Trục cho biết, trong hoàn cảnh lịch sử cuối năm 1946, đầu năm 1947, mặc dù Việt Nam đã tuyên bố độc lập ngày 2-9-1945, không còn ràng buộc vào Hiệp định Patenotre 1884, song Pháp cho rằng, theo Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946, Việt Nam Dân chủ cộng hòa còn nằm trong khối Liên hiệp Pháp, về ngoại giao vẫn thuộc Pháp nên Pháp có nhiệm vụ thực thi quyền đại diện Việt Nam trong vấn đề chống lại mọi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Theo Hiệp định ngày 8-3-1949, Pháp dựng lên chính quyền thân Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu. Tuy nhiên, trong thực tế quân đội Pháp vẫn làm chủ Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng trong năm 1949, Tổ chức Khí tượng Thế giới đã chấp nhận đơn xin đăng ký danh sách các trạm khí tượng do Pháp xây dựng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào danh sách các trạm khí tượng thế giới: Trạm Phú Lâm, số hiệu 48859, Trạm Hoàng Sa số 48860, Trạm Ba Bình số 48419. Ngày 14-10-1950, Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã chủ trì việc bàn giao quản lý quần đảo Hoàng Sa giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Bảo Đại. Từ ngày 5-9 đến 8-9-1951, Hội nghị San Francisco có đại diện của 51 nước tham dự để ký kết Hòa ước với Nhật. Tại phiên họp toàn thể mở rộng ngày 5-9, với 48 phiếu chống, 3 phiếu thuận, hội nghị đã bác bỏ đề nghị của Ngoại trưởng Gromyco (Liên Xô cũ) về việc tu chỉnh khoản 13 của Dự thảo Hòa ước, trong đó có nội dung: Nhật thừa nhận chủ quyền của CHND Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa về phía Nam. Ngày 7-9-1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã long trọng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Không một đại biểu nào trong hội nghị này có bình luận gì về tuyên bố này. Ngày 8-9-1951, Hòa ước với Nhật được ký kết. Điều 2, Đoạn 7, của Hòa ước đã ghi rõ: “Nhật Bản từ bỏ chủ quyền, danh nghĩa và tham vọng đối với các quần đảo Paracel và Sprathly” (khoản f). Ngày 20-7-1954, Hiệp định Geneve được ký kết đã công nhận một nước có nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất. Điều 1 của Hiệp định đã quy định lấy sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) làm giới tuyến tạm thời để phân chia quyền quản lý lãnh thổ giữa hai miền Nam-Bắc của Việt Nam. Giới tuyến tạm thời này cũng được kéo dài bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi (Điều 4). Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 nên thuộc quyền quản lý của chính quyền miền Nam Việt Nam. Tháng 4-1956, khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Cộng hòa, đã ra tiếp quản nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Trước những hành động xâm chiếm một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Trung Quốc tiến hành vào thời điểm giao thời này, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối. Ngày 24-5 và 8-6-1956, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra thông cáo nhấn mạnh, quần đảo Hoàng Sa cùng với quần đảo Trường Sa “luôn luôn là một phần của Việt Nam” và tuyên bố khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam. Ngày 13-7-1971, tại Hội nghị ASPEC Manila, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Lắm đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Từ ngày 17-1 đến 20-1-1974, Trung Quốc huy động lực lượng quân sự đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Trên mặt trận ngoại giao, Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ trước Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế. Cũng trong thời gian này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tuyên bố nêu rõ lập trường của mình trước sự kiện này.Kỳ 1: Lý sự cùn của Trung Quốc Kỳ 2: “Chủ quyền lịch sử” không phải để chứng minh chủ quyền Kỳ 3: Hoàng Sa, Trường Sa chưa từng thuộc về Trung Quốc Theo Nguyễn Hòa Báo Quân đội nhân dân1 like
-
Chàng trai du học sinh chứng minh Trường sa của VN khiến cả nước Trung quốc nghiêng mình thán phục Trong nội bộ Trung quốc bắt đầu có sự phân tán rất mạnh, sau khi Chàng trai du học sinh đưa ra công trình nghiên cứu, chứng minh Hoàng sa và Trường Sa là của Việt Nam. Rất nhiều bản đồ cổ của chính nước Trung Hoa chỉ ra rằng. Cực Nam của họ chỉ đến đảo Hải Nam. Đó là điều không thể chối cãi. PV Đô thị- hut ham cau binh duong lược dịch Có tới trên 50 bản đồ Hoàng sa và 170 bản đồ cổ Trung quốc, cùng 4 bộ sách Atlas được chàng trai sưu tầm. Và công trình nghiên cứu của anh được công bố tại DH Yale cuối tuần qua. Chàng trai nghiên cứu sinh Trần Thắng đã làm cho bất cứ ai tham gia hội thảo phải thán phục. Trong đó có rất nhiều giáo sư, tiến sĩ đến từ Trung quốc đại lục phải ngả mũ. Đây được coi là nguồn tư liệu từ chính trong đất nước Trung Hoa. Khi mà Thắng cất công sang tận Trung Hoa để sưu tầm từ 2010. Được biết cha ruột của Thắng rước công tác tại đội xe hut ham cau binh duong. Ông đã có gắng tạo điều kiện cho con mình ra ngoài thế giới. Trong đó có đến 3/4 là bản đồ cổ của Trung quốc, và 1/4 bản đồ do Phương Tây và Việt nam vẽ gần đây, từ năm 1618 đến 1859. Rất nhiều bản đồ cổ xưa nhất của Trung quốc, có tính liên tục, hệ thống suốt hàng ngàn năm trước và sau công nguyên. Đều chỉ ra rằng điểm cực Nam của Trung quốc dừng lại đảo Hải Nam. Chỉ duy nhất bắt đầu từ năm 1946 chính quyền Tưởng Giới Thạch mới vẽ ra định nghĩa vùng biển 11 đoạn, sau đó dần dần chuyển thành 9 đoạn. Điều đặc biệt hơn nữa, Chính nhà nước Trung quốc vào năm 1933, cũng đã phát hành lãnh thổ chỉ đến đảo Hải Nam. Nhưng vì thấy bên Tưởng Giới Thạch vẽ cả vùng biển tiếp dưới. Do vậy không để mất mặt trước chính quyền Tưởng. Chính quyền Trung Hoa đại lục đã cho thu hồi hết và ra lại bản đồ mới. Nhưng họ vô tình không thể thu hồi hết những gì mình đã phát hành, có đóng dấu chính quyền. Các nhà nghiên cứu Trung quốc cũng phải công nhận sự thật. Và trong nội bộ Trung quốc đại lục bắt đầu có dấu hiệu không rõ ràng. Chỉ vì một vài nét bút vẽ thêm vào bản đồ của Tưởng, đã khiến cho chính Quyền Trung quốc đại lục bây giờ phải đối phó với hầu hết các nước xung quanh. Theo công trình nghiên cứu, khi đi sâu vào hồi ký của Tưởng, hoàn toàn có thể nhận ra rằng. Tưởng cảm nhận được tương lại, và yếu thế trong việc đối phó với Công sản do Mao trạch Đông đứng đầu. Ông ta liền suy nghĩ mưu kế lâu dài. Sẽ chuyển hết quân tinh nhuệ của mình ra ngoài đảo Đài Loan. Nhưng không quên để lại 11 nét bút bằng bút mực. Để tạo cho chính quyền Mao phải giải quyết vụ việc với các nước láng giềng, thay vì chăm chăm đối đầu với mình. Chính mưu kế (thâm độc , hèn hạ - mượn gió bẻ măng) và 11 nét bút nguệch ngoạc của chính quyền Tưởng. Mà giờ đây, toàn hệ thống chính quyền cộng sản Trung quốc phải căng mình đối phó. Họ không thể từ bỏ, vì họ đã chót cố đấm ăn xôi. Giờ bỏ, thì chắc chắn dân chúng sẽ lật đổ chính quyền. Còn nếu họ cố gắng chiếm, thì giờ đây họ phải đối mặt thách thức không chỉ là các nước láng giềng, mà còn rất nhiều nước lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật... và đặc biệt là dự luận và cộng đồng thế giới. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia người Australia nghiên cứu các vấn đề về Biển Đông, cũng phải thốt lên rằng : Người Việt thật quá tài năng! Niềm tự hào của nước Việt trên đất Mỹ… Thật đáng ngưỡng mộ! Ông cũng nhận xét bộ sưu tập của Chàng trai Trần Thắng sẽ chỉ ra điểm mẫu thuẫn lớn trong tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa. Trao đổi với PV Đô thị - rut ham cau, anh Thắng cho biết. Hiện công trình nghiên cứu sẽ được anh dịch sang nhiều thứ tiếng, để truyền bá rộng rãi đến mọi người dân trên thế giới, nếu muốn tìm hiểu. Và đặc biệt là người dân tại chính Trung quốc đại lục, đang khá phân vân trước ngã tư đường. Khi mà họ đang bị chính quyền Cộng sản trung quốc che đậy và dẫn dắt thông tin. “Việt Nam đã và đang được các học giả quốc tế đấu tranh bảo vệ lợi ích trên Biển Ðông. Chính phủ nước Việt Nam nên lập quỹ về Biển Ðông, giúp điều kiện phát triển thông tin về Biển Ðông. Từ ngân sách này, chúng ta có thể dịch sách, các công trình nghiên cứu, phim tài liệu và tài liệu về Biển Ðông sang tiếng Anh và tiếng Trung Quốc”, ông Thắng nói và cho rằng quỹ Biển Ðông cũng sẽ hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu Biển Ðông. Bình Cao - PV Đô thị - lược dịch.(Nguồn : www.moitruongdothi.com)1 like
-
Tìm thêm được hai tập bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa Lao Động 27/05/2016 21:10 GMT+7 Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội TP Đà Nẵng cho biết vừa sưu tầm được thêm 2 tập bản đồ cổ của Trung Quốc không có Nam Sa và Tây Sa - những cái tên mà Trung Quốc đặt ra để gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bìa tập 1 "Atlas von China". Theo TS Trần Đức Anh Sơn, 2 bộ bản đồ này được anh tìm thấy ở Vietnamese collection, Chinese collection, Western Collection (Thư viện Harvard-Yenching) và Maps Collection (Thư viện Pusey) ở ĐH Harvard, Hoa Kỳ hôm 26.5.2016. Tại kho sách hiếm ở Thư viện Harvard-Yenching, TS Sơn đã tìm được nhiều tài liệu thuộc diện "hàng độc". Trong đó, có 2 tập bản đồ cổ Trung Quốc, 1 số thư tịch cổ liên quan đến thủy binh Trung Quốc thời nhà Thanh, tờ tranh Minh thập tam lăng đồ và một số tranh dân gian Trung Quốc rất đặc sắc. Tuy nhiên, hai tài liệu đáng lưu ý nhất chính là hai tập bản đồ cổ liên quan đến ranh giới, chủ quyền biển đảo của Trung Quốc, mà ở trong tài liệu này cho thấy TQ hoàn toàn không có chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Trên facebook cá nhân của mình, TS Sơn đã đăng chi tiết: Tập CÀN LONG THẬP TAM BÀI ĐỒNG BẢN DƯ ĐỊA ĐỒ, là tập hợp gần 200 bản đồ toàn cõi Trung Hoa, in theo kỹ thuật đồng bản họa dưới triều Càn Long (1735 - 1796). Các bản đồ trong tập dư địa đồ này vẽ rất chi tiết về lãnh thổ Trung Hoa thời nhà Thanh, từ đại lục cho tới biển khơi và hải đảo. Tuy nhiên trong gần 200 bản đồ này không có tờ nào vẽ hay đề cập đến Xisha qundao (Tây Sa quần đảo) và Nansha qundao (Nam Sa quần đảo), là những cái tên mà Trung Quốc đặt ra để gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đáng chú ý là tờ bản đồ kế chót vẽ vùng biển đảo cực nam Trung Quốc thì cũng chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Phía dưới đảo này hoàn toàn để trống, và tờ bản đồ sau cùng kế tiếp tờ này cũng để trống, dù trên bản đồ có vẽ những đường gạch ngang thể hiện các vĩ tuyến nằm phía nam đảo Hải Nam. Trong bộ ATLAS VON CHINA (Tập bản đồ Trung Quốc) xuất bản năm 1885 tại Berlin (Đức), gồm 2 tập. Toàn atlas có 16 trang diễn giải bằng tiếng Đức và 55 bản đồ gồm bản đồ hành chính và bản đồ địa hình của kinh đô Bắc Kinh và 26 phủ thuộc Trung Quốc vào thời Quang Tự (1875 - 1908) nhà Thanh. "Đây là một bổ sung rất có giá trị vào bộ sưu tập atlas mà tôi đã thu thập được, gồm: ATLAS OF THE CHINESE EMPIRE / 中國地圖 (Trung Quốc địa đồ) xuất bản bằng tiếng Anh năm 1908; COMPLETE ATLAS OF THE CHINA / 中國全圖 (Trung Quốc toàn đồ) xuất bản bằng tiếng Anh năm 1917; ATLAS POSTAL DE CHINE / POSTAL ATLAS OF CHINA / 中華郵政與圖 (Trung Hoa bưu chính dư đồ) xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và chữ Hán vào năm 1919, tái bản năm 1933. Những atlas trên do anh Trần Thắng đã sưu tầm và trao tặng cho Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng và UBND huyện Hoàng Sa vào năm 2013" - TS Sơn viết. Bộ ATLAS VON CHINA cũng như những atlas nói trên là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ quốc gia do hoàng đế Khang Hi (1662 - 1722) khởi xướng, với sự hợp tác của các nhà bản đồ học phương Tây. Vì thế, các bản đồ này vẽ rất khoa học, rõ ràng và kèm theo các bản đồ còn có các trang chú dẫn rất chi tiết. Trong 55 bản đồ này, bức Trung Hoa tổng đồ in ở đầu tập 1 của bộ ATLAS VON CHINA cũng chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Còn trong tập 2 thì có 2 tờ bản đồ vẽ tỉnh Quảng Đông (hành chính và địa hình), nhưng không bao gồm đảo Hải Nam như các bản đồ tỉnh Quảng Đông vẽ sau năm 1908 và bản đồ vẽ dưới thời Trung Hoa dân quốc. Từ các atlas này có thể nhận thấy rằng các bản đồ Trung Quốc ở trong các atlas do họ chính thức xuất bản dưới thời nhà Thanh và Trung Hoa dân quốc, luôn xác định rõ cương giới cực nam của Trung Quốc là chỉ đến đảo Hải Nam mà thôi. Điều này có nghĩa là cho tới năm 1885 (như trong ATLAS VON CHINA) hay tới năm 1933 (như trong POSTAL ATLAS OF CHINA) thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chưa bao giờ thuộc lãnh thổ của Trung Quốc. Vì thế mà Thanh triều và sau đó là chính quyền Trung Hoa dân quốc (trước năm 1933) đã không vẽ hai quần đảo này vào trong bản đồ Trung Quốc do họ soạn vẽ hay do họ hợp tác với các nhà bản đồ học phương Tây biên soạn và ấn hành. Bản đồ Canton (Quảng Đông) thời Quang Tự trong tập 2 bộ ATLAS VON CHINA không có đảo Hải Nam.Ảnh: Trần Đức Anh Sơn Trung Quốc tổng đồ ở đầu tập 1 bộ ATLAS VON CHINA chỉ vẽ lãnh thổ Trung Hoa đến đảo Hải Nam. Ảnh: Trần Đức Anh Sơn Bản đồ vẽ đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc trong tập "Càn Long thập tam bài đồng bản dư địa đồ". Ảnh: Trần Đức Anh Sơn Trang bìa trong tập 1 "Atlas von China". Ảnh: Trần Đức Anh Sơn1 like
-
Thân gửi ACE hội viên ! Thời gian gần đây tôi thấy rất nhiều câu hỏi của ACE về việc luận tuổi vợ chồng, chọn năm sinh con, chọn ngày tháng cưới hỏi - động thổ làm nhà, ... nhưng các câu hỏi tản mạn ở nhiều topic khác nhau nên người tư vấn mất nhiều thời gian để "tìm câu hỏi và trả lời" !? Vì ACE tư vấn cũng phải giành thời gian cho việc mưu sinh nên tôi mở topic này để từ vấn cho ACE hội viên những vấn đề có liên quan đến tương quan tuổi vợ chồng con cái, chọn ngày động thổ - làm nhà, ... Tôi yêu cầu các bài viết nhờ tư vấn : - Cung cấp đầy đủ thông tin về ngày tháng năm của người được tư vấn + người thân. Nội dung cần tư vấn phải rõ ràng. - Những câu hỏi đòi hỏi phải phân tích chi tiết (ví dụ như tại sao lại như vậy, hay hãy giải thích ...) sẽ không nhận được câu trả lời mà được chỉ đến các bài viết có tính lý thuyết để người hỏi tự nghiên cứu. - Văn phong nhã nhặn, cách xưng hô "Anh - em". - Việc tư vấn là tùy duyên nên không sốt ruột, lần lượt từ trên xuống dưới. ACE hội viên có khả năng tư vấn có thể vào topic này để cùng trao đổi. Linh Trang1 like
-
Thưa quý vị và anh chị em. Nếu câu chuyện này có thật thì nó chứng minh lý thuyết của tôi về một nền văn minh cổ xưa có nền tảng tri thức vượt trội, và là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành, là hoàn toàn chính xác. Nhưng không phải vì vậy mà tôi ủng hộ thuyết "mặt trăng nhân tạo". Mà tôi xác định, nhân danh nền văn hiến Việt, rằng: Mặt trăng là một thiên thể - vệ tinh của trái đất hoàn toàn tự nhiên. Trước đây - rất lâu tôi đã nói đến điều này. Nay tôi nhắc lại như vậy. Nếu thuyết "mặt trăng nhân tạo" là một lý thuyết khoa học nghiêm túc, thì tôi sẵn sàng chứng minh sai lầm của học thuyết này và chứng minh tôi đúng.1 like
-
Dưới thời vua Gia Long, Hoàng Sa – Trường Sa đã thuộc Việt Nam Chủ nhật, 19/01/2014 - 22:29 Dân trí Sáng 19/1 tại Thế Tổ Miếu (Đại Nội Huế) đã diễn ra lễ giỗ lần thứ 194 của vua Gia Long và kỷ niệm 210 năm quốc hiệu Việt Nam lần đầu tiên chính thức được sử dụng. Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, Thế Tổ Cao hoàng đế niên hiệu Gia Long tên thật là Nguyễn Phúc Ánh sinh ngày 8 tháng 2 năm 1762, mất ngày 3 tháng 2 năm 1820, là vị chúa Nguyễn thứ 10 cũng là vị hoàng đế đầu tiên của vương triều Nguyễn, người đã thống nhất toàn cõi Việt Nam sau hơn 200 năm đất nước bị chia cắt, phân liệt. Dưới thời vua Gia Long, lãnh thổ nước Việt Nam rộng lớn hơn bao giờ hết, trải dài từ biên giới Trung Quốc đến vịnh Thái Lan, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng dưới thời vua Gia Long, quốc hiệu Việt Nam lần đầu tiên chính thức được sử dụng vào năm 1804. Nhắc đến vua Gia Long, người ta nghĩ ngay đến những chiến tích oai hùng của một chiến tướng thân trải trăm trận với tài năng quân sự đã được lịch sử công nhận. Một vị tướng thống lĩnh quân đội năm mới 17 tuổi, có thể điều binh khiển tướng bằng nghệ thuật quân sự dày dặn; có thể thu phục nhân tâm bằng khí độ bao dung, bằng tầm nhìn xa rộng; có thể tổ chức gây dựng một lực lượng hùng hậu quy mô và rất khoa học để mưu cầu khôi phục cơ đồ của tổ tiên. Chân dung vua Gia Long trong án thờ ở Thế Miếu Vua đã bao lần bị truy đuổi phải chạy đến những hoang đảo xa, hay lưu vong nước ngoài, cạn kiệt lương thảo, quân không một người… tính mạng bao lần như bị lâm nguy nhưng vua đã vượt qua tất cả. Sau khi thiết đặt triều đại, với quốc hiệu Việt Nam (1804), vua Gia Long đã áp dụng chính sách khoan hòa, cởi mở trong trị vì, khiến cho một đất nước vừa kinh qua chiến tranh nồi da xáo thịt gần 200 năm, đã nhanh chóng trở nên trù phú thịnh vượng, thành một quốc gia hùng cường ở khu vực Đông Nam Á. “Thấu được đạo lý để an dân không gì bằng phát triển đời sống kinh tế và giáo hóa đạo đức; đồng thời cũng nhìn thấy việc tổ chức một nền chính trị không quá hà khắc là cần thiết, nhà vua đã tổ chức chính sự thật qui củ, sưu thuế nhẹ nhàng, quân kỹ nghiêm minh, lấy an cư lạc nghiệp của dân làm gốc, dùng đãi sĩ chiêu hiền làm trọng. Nhờ vậy, đã qui tụ được hiền tài hào kiệt bốn phương cùng nhau xây dựng một thể chế chính quyền độc lập tự chủ và hùng mạnh về mọi mặt. Toàn cảnh lễ giỗ vua Gia Long và kỷ niệm 210 năm quốc hiệu Việt Nam Đặc biệt, với tầm nhìn thấu suốt về vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của biển đảo đối với việc giữ gìn và phát triển đất nước, vua Gia Long đã không ngừng tuyên bố và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo và quần đảo trên biển Đông, đặc biệt là 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời chăm lo xây dựng lực lượng hải quân và các tuyến phòng thủ ven biển, nhưng mặt khác vẫn tích cực phát triển ngoại giao và thương mại trên biển. Vì vậy, nước Việt Nam đầu thời Nguyễn là một quốc gia hùng cường và có uy tín ở khu vực. Vua Gia Long cũng là người cho quy hoạch và xây dựng Kinh thành Huế trên nền tảng của văn hóa truyền thống có kết hợp khéo léo với các yếu tố văn minh phương Tây, tạo nên một “kiệt tác về thơ kiến trúc đô thị” mà ngày nay đã được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới” – TS. Phan Thanh Hải cho hay. Với tinh thần “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ngày giỗ 194 của vua Gia Long và kỷ niệm 210 năm quốc hiệu Việt Nam chính thức được thành lập đã được tổ chức trang nghiêm, long trọng. Sau phần nghi lễ với chiêng trống, dàn Đại Nhạc là phần phát biểu của lãnh đạo Trung tâm bảo tồn, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước Tộc và phần dâng hương lên án thờ vua. Dưới đây là một số hình ảnh từ buổi lễ: TS.Phan Thanh Hải, GĐ Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đọc giới thiệu về vua Gia Long Án cúng ngoài trời Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế kính cẩn trong áo dài khăn đóng làm lễ lạy tạ vua Lễ vật ở án thờ vua Gia Long trong Thế Miếu Lễ vật ở bàn sau án thờ, đoạn gần các bài vị của vua và 2 người vợ Thuận Thiên - Thừa Thiên Hoàng hậu Lạy tạ vua trong Thế Miếu Cao đỉnh - Đỉnh đồng tương ứng với vị trí thờ vua Gia Long trong Thế Miếu. Trên đỉnh này có khắc hình nhiều sự tích gắn với cuộc đời thăng trầm vua, và khắc hình biển Đông với Hoàng Sa, Trường Sa Đại Dương1 like
-
Thân gửi quý vị quan tâm, Diễn đàn Lý Học Đông Phương sử dụng Lạc Thư Hoa Giáp của người Việt, thay đổi ở mạng Thủy và Hỏa so với Lục Thập Hoa Giáp của Trung Quốc. Tính hợp lý và logic của Lạc Thư Hoa Giáp đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh chứng minh trong các sách "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" hoặc "Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục Thập Hoa Giáp". Vì vậy trong mục này chúng tôi không chứng minh lại nữa. Quý vị quan tâm có thể tìm các sách trên để tham khảo. Trước khi đặt câu hỏi liên quan đến Luận Tuổi, quý vị vui lòng kiểm tra lại mạng của mình, của các thành viên trong gia đình để biết chính xác. Trân trọng.1 like
-
LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG VÀ VẤN NẠN THAM NHŨNG TRONG XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI Kính thưa quí vị quan tâm. Thuyết Âm Dương Ngũ hành được đặt vấn đề và chứng minh là một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Nhưng vậy về - nguyên tắc - nó phải thỏa mãn tiêu chí của một lý thuyết thống nhất và tiêu chí của một lý thuyết khoa học là: Thống nhất tất cả mọi quy luật vũ trụ. Một siêu công thức bao trùm mọi định luật của thiên nhiên, hoàn toàn có thể giải thích được từ sự hình thành vũ trụ, từ những hạt vật chất cực nhỏ đến những thiên hà khổng lồ và mọi hành vi bao quanh con người. Những vấn đề lý giải đến từng hành vi cá nhân đã được chứng tỏ qua các môn dự báo và đã được trình bày trong tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?". Nhưng các qui luật chi phối cả lịch sử xã hội thì môn Thái Ất, Đôn giáp...vv...chính yếu nói về điều này - và chưa có điều kiện nghiên cứu chu đáo để kết luận về nội dung của nó. Tuy nhiên, ít nhất thuyết Âm Dương Ngũ hành phải giải thích được một vấn nạn được nhiều người quan tâm hiện nay. Đó chính là nạn tham nhũng. Vấn đề Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, chúng ta đều nhận thấy một vấn nạn của xã hội loài người chính là nạn tham nhũng. Tham nhũng xảy ra ở mọi thời gian và mọi không gian với các thể chế chính trị khác nhau. Tất nhiên, cả nhân loại đều lên án những hành vi tham nhũng và nó vẫn xảy ra. Nếu không tìm được bản chất đích thực - nguồn gốc của hiện tượng tham nhũng thì tất nhiên nó sẽ mãi mãi là một vấn nạn không thể triệt bỏ, dù đó là điều con người mong ước. Vấn đề được đặt ra trong tiểu luận này và sẽ được lý giải với cái nhìn của Lý học Đông phương - từ chủ quan của tôi - là: Sự phân biệt giữa "hiện tượng tham nhũng" và "sự phổ biến của hiện tượng tham nhũng". Về hiện tượng tham nhũng. Trong lịch sử nhân loại người ta đã đặt vấn đề về nguyên nhân của hiện tượng tham nhũng: Một kết luận được coi như đúng nhất là: Tham nhũng xuất phát từ lòng tham của con người. Nếu lý giải này đúng thì thực tế lại cho thấy rằng: Có lúc tham nhũng trở thành phổ biến, có lúc không. Vậy thì không lẽ có lúc con người ít tham lam và có lúc con người tham lam hơn chăng? Lòng tham của con người lúc nào cũng có và nó được thể hiện giữa nhiều hình thức trong quan hệ xã hội - trong tiểu luận này tôi chỉ bàn tới yếu tố tiêu cực của lòng tham và không bàn tới yếu tố tích cực của lòng tham - đó là: Trộm cắp, lừa đảo, tranh chấp, cướp giật....và hiện tượng tham nhũng cũng chỉ là một trong những hình thức thể hiện lòng tham tiêu cực mà thôi. Bởi vậy, lòng tham chỉ là một yếu tố cấu thành hiên tượng tham nhũng và không phải là yếu tố duy nhất cấu thành nên hiện tượng tham nhũng. Khi điều kiện thể hiện lòng tham trong tham nhũng hoàn toàn khác với các điều kiện khác - lừa đảo, trộm cắp....vv....Bởi vậy vấn đề đặt ra với hiện tượng tham nhũng là: Điều kiện nào để con người thể hiện lòng tham trong hành vi tham nhũng? Về sự phổ biến của hiện tượng tham nhũng Hiện tượng tham nhũng thường xuyên xảy ra, nhưng không phải lúc nào cũng phát triển và trở thành phổ biến. Trong lịch sử phát triển của nhân loại, chúng ta thấy rằng: Có những giai đoạn lịch sử hiện tượng tham nhũng trở thành phổ biến, có những giai đoạn chỉ là những hiện tượng cá biệt. Chẳng một thể chế nào trong lịch sử phát triển của xã hội loài người thừa nhận hành vi tham nhũng cả. Nhưng nó vẫn xảy ra, có lúc trở thành phổ biến và thành một vấn nạn xã hôi. Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào làm sáng tỏ vấn đề này. Viết tiểu luận này, tôi hy vọng đưa một cái nhìn về nguyên nhân của hiện tượng tham nhũng và sự phổ biến hiện tượng tham nhũng trong xã hội loài người - từ phương pháp luận của lý học Đông phương được kiến giả trong xã hội hiện đại. Tham vọng của tiểu luận này là: Xóa bỏ nạn tham nhũng trong xã hội loài người không cần đến nhà tù. Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.1 like
-
ÂM ĐỘNG Nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Khi nền văn hiến huyền vĩ Việt sụp đổ ở miền Nam Dương Tử - Những phương pháp ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành và phương pháp luận của nó còn lưu truyền trong dân gian lần lượt bị Hán hóa trong hơn 1000 năm Bắc thuộc. Nhưng đó là sự Hán hóa sai lệch và không hoàn chỉnh. Bởi vậy cũng từ hàng ngàn năm giữa hiệu quả ứng dụng và một lý thuyết hoàn chỉnh cần có đã tạo ra một khoảng cách lớn, tạo nên một cảm nhận huyền bí và bị thần thánh hóa trong quá trình lưu truyền dưới dạng văn tự Hán. Một trong những sai lầm lớn nhất có tính nguyên lý lý thuyết trong phương pháp luận chính là quan niệm sai lệch từ cổ thư chữ Hán là "Âm Tịnh - Dương động". Từ sai lầm căn bản này, nên mặc dù được giải thích khi ứng dụng vào việc định chế hóa các mối quan hệ xã hội là "Cân bằng Âm Dương", nhưng - vì sai lầm có tính nguyên lý đó - nên người ta không thể xác định được đâu là Âm, đâu là Dương trong mối quan hệ xã hội. Cuối cùng, nó chỉ được xướng ngôn với những danh từ không có nội dung, như tôi đã trình bày qua Đại Việt Sử Ký Toàn thư - Kỷ nhà Trần. Nhưng với những nghiên cứu mới nhất - xuất phát từ một quan niệm nhất quán về Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - Thuyết Âm Dương Ngũ hành được chứng minh chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà những nhà khoa học hàng đầu đang mơ ước. Sự phục nguyên của Lý học Đông phương trong mối tương quan hợp lý của nó chính là "Dương Tịnh - Âm động". Từ khái niệm có tính nguyên lý "Dương tịnh Âm động" ứng dụng vào sự suy nghiệm cúa sự vận động trong xã hội, chúng ta sẽ thấy tính hợp lý, tính nhất quán trong việc giải thích các mối liên quan và tương tác từ sự suy nghiệm này và tìm ra giải pháp khắc phục. Dương Tịnh - Hình thái ý thức xã hội Tôi nghĩ rằng chắc chẳng ai là người nghiên cứu Lý học mà lại xác quyết rằng: Hình thái ý thức xã hội là Âm cả. Sự liên quan với những khái niệm tương ứng và đồng đẳng trong nhiều phương diện đã tạo nên sự khẳng định này; thí dụ: Ý thức thuộc Dương so với vật chất thuộc Âm..... Vậy hình thái ý thức xã hội phải thuộc Dương. Đương nhiên mối quan hệ xã hội và sự phát triển của đời sống kinh tế tạo ra những mối quan hệ đó phải thuộc Âm. Trong những tiểu luận của người viết, có nhiều v/d mà người viết cho rằng đó là lẽ đương nhiên không cần phân tích thì đôi khi lại bị đặt vấn đề chất vấn về mặt học thuật. Bởi vậy, có lẽ trong tiểu luận này, người viết sẽ phải chu đáo hơn. Bài chưa hoàn chỉnh1 like
-
CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG Thuật ngữ "Cần bằng Âm Dương" được xuất hiện sớm nhất trong cổ thư từ Sử Ký của Tư Mã Thiên - trong tiểu truyện Trần Bình thế gia. Khi được hỏi: Nhiệm vụ của tể tướng là gì? Tả thừa tướng Trần Bình đã trả lời: Nhiệm vụ của tể tướng là giúp vua cân bằng Âm Dương. Nhưng Sử Ký chỉ ghi nhận câu trả lời này của Trần Bình và không giải thích gì thêm. Bởi vậy - khi nền văn minh Việt sụp đổ ở miến nam Dương Tử thì khái niệm "cân bằng Âm Dương" trở nên khó hiểu và huyền bí. Hơn 1500 năm sau, thuật ngữ này lại được nhắc tới trong Đại Việt Sử Ký toàn thư, đoạn Ngự sử Bùi Cẩm Hổ phiền trách tể tướng Trần Khắc Chân. Quan ngự sử Bùi Cẩm Hổ cho rằng những thiên tai, lũ lụt, bão tố gây mất mùa và tai ương trên đất Việt là do không cân bằng Âm Dương và do lỗi của Tề tướng. Tể tướng Trần Khắc Chân cãi: Đó là chuyện của Long Vương đâu phải lỗi tại ông ta. Câu chuyện trong Đại Việt sử ký cho thấy khái niệm cân bằng Âm Dương , do tính thất truyền đã trở nên huyền bí và mang màu sắc tâm linh - Vua ngồi làm thinh, tư lự hồi lâu gọi là "sửa Đức chính" (?!). Thực ra khái niệm cân bằng Âm Dương trong Lý Học Đông phương phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt đã xác định: Hình thái ý thức xã hội thuộc Dương, sự phát triển đời sống kinh tế xã hội và các mối quan hệ xã hội mới nảy sinh trên cơ sở phát triển của đời sống kinh tế xã hội thuộc Âm. Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt xác định rằng: - Âm thuận tùng Dương. - Âm Động - Dương tịnh. Đây là một định đề nhất quán và hoàn chính của thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt và hoàn toàn khác sách Hán - khi cổ thư chữ Hán cho rằng: Âm tịnh Dương động. Ứng dụng những luận đề này vào việc quán xét những vấn đề xã hội và tổ chức xã hội thì khái niệm "cân bằng Âm Dương" hoàn toàn không có điều gì huyền bí. Nó sẽ xác quyết một nhiệm vụ cho các lãnh đạo quốc gia cần luôn "Cân bằng Âm Dương" trong bối cảnh xã hội luôn phát triển. Ở thời phong kiến đó chính là nhiệm vụ của tể tướng; ở các chính thể khác nhau trong lịch sử thì tùy quyền lực lập pháp thuộc về tổ chức cấp nhà nước nào. Còn tiếp.1 like
-
Kính thưa quí vị quan tâm. Đáng nhẽ ra bài viết này phải đặt ở đầu tiểu luận này như một lời giới thiệu. Nhưng có lẽ tại vì cảm hứng khi viết, nên người viết đã không viết ngay lời giới thiệu từ đầu. Kính thưa quí vị. Có thể nói rằng hiện tượng tham nhũng là một loại tội phạm cổ xưa nhất của nhân loại, kể từ khi nhân loại xuất hiện quyền lực giữa con người với con người và lòng tham muốn của con người đã có từ ngay khi còn ở trên vườn Địa Đàng với Chúa. Khi cụ tổ Adam và Eva ăn quả táo. Từ rất lâu - gần 40 năm trước - người viết đã suy nghiệm về hiện tượng này (*), nhưng ít quan tâm. Nhưng gần đây, khi du lịch Hoa Kỳ - một quốc gia hùng mạnh nhất hành tinh, tôi nhận thấy những hiện tượng tham nhũng bắt đầu xuất hiện. Khi gần kết thúc cuộc du lịch thì việc FBI bắt những quan chức tham nhũng gần 40 người ở Hoa Kỳ, tại T/p New York - những hiện tượng này vô tình đã xác minh những suy nghiệm của tôi từ 40 năm qua - có khả năng đúng vì tính hợp lý của suy nghiệm trình bày trong tiểu luận này. Điều này cho tôi cảm thấy một cảm hứng do tính hợp lý của suy nghiệm và sự phù hợp với những tiêu chí khoa học cho những vấn đề liên quan. Tiểu luận này được lựa chọn ưu tiên khi cá nhân tôi vẫn còn nhiều suy nghiệm chưa hoàn chỉnh về nhiều lĩnh vực trong Lý Học Đông phương. Nội dung của tiểu luận với tư cách là một nghiên cứu khoa học về một vấn nạn trong xã hội loài người, có mục đích xác định quy luật xuất hiện của hiện tượng tham nhũng, nhằm khống chế hiện tượng này, góp phần nào đó trong việc giảm thiểu tệ tham những vốn là một vấn nạn của con người. Trường hợp nội dung của tiểu luận được xác định tính khoa học và khách quan thì có thể được ứng dụng trong bất cứ điều kiện xã hội nào với mọi thể chế chính trị. Tuy nhiên, tiểu luận này được viết trên diễn đàn trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, khi mà các cơ quan công luận công bố chính thức trên truyền thông đại chúng, coi tham nhũng là một quốc nạn thì nó dễ trở thành một đề tài nhạy cảm, khi có những bình luận gây sai lạc chủ đề. Đó là lý do mà người viết xin được tạm khóa chủ đề này trước khi hoàn chỉnh. Trước đây, trên dd, tôi cũng có đề nghị anh chị em tham gia không nên bình luận, chất vấn, hoặc phản biện khi một đề tài nghiên cứu, khảo luận chưa trình bày hoàn chỉnh. Nhưng vì hoàn cảnh anh chị em quản lý diễn đàn cũng bận rộn nhiều công việc, không thể kiểm soát hết mọi trường hợp, nên tôi đành dùng biện pháp này. Cũng mong quí vị quan tâm với tinh thần khách quan, khoa học có sự thông cảm, khi nó được viết trong diễn đàn với tư cách pháp nhân là Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương - hoạt động trong khuôn khổ luật pháp. Sau khi đề tài hoàn tất, rất mong có sự tham gia ý kiến làm sáng tỏ hoặc phản biện những luận điểm trong đề tài này. Bài viết này còn được chuyển tài trên blog cá nhân của người viết. http://vn.myblog.yahoo.com/thiensulacviet Cảm ơn sự quan tâm của quí vị. Thiên Sứ .1 like
-
VÒNG TRÒN CỦA VUA THUẤN Xóa bỏ nạn tham nhũng trong xã hội loài người không cần đến nhà tù. Một ý tưởng có vẻ như đầy tham vọng và có phần lãng mạn: "Xóa bỏ nạn tham nhũng trong xã hội loài người không cần có nhà tù". Nhưng không phải không có cơ sở khoa học về mặt lý thuyết nhân danh thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất vũ trụ. Bởi vì, trên thức tế văn bản, một sự kiện đã được ghi nhận trong cổ sử: "Vua Thuấn đã giam một người phạm tội bằng một vòng tròn mà ông ta vẽ trên mặt đất. Người bị giam đã chấp nhận sống trong cái vòng tròn vẽ trên mặt đất này cho đến khi vua Thuấn tha tội". Đã có nhiều nhà nghiên cứu bàn về hiện tượng này, phần đông họ cho rằng: Thời Nghiêu Thuấn chí là một tổ chức xã hội sơ khai, đại loại giống như một bộ lạc, hoặc liên minh bộ lạc. Tất nhiên quan hệ xã hội ở đấy - theo họ - rất thô sơ: Chưa có luật pháp, chỉ có kỷ luật tự giác vì ý thức cộng đồng và trách nhiệm với cộng đồng bộ lạc, tôn trọng thủ lĩnh...vv....Họ chứng minh rằng: Vì chưa có luật pháp tất yếu chưa có nhà tù và vì vậy vua Thuấn đã phải vẽ một cái vòng để thực thi pháp luật. Đây là một cách phân tích và giải thích hiện tượng rất cục bộ và chỉ có sự hợp lý hình thức với một hiện tượng riêng rẽ. Chúng ta biết rằng: Thời Nghiêu Thuấn đã có tổ chức xã hội rất chặt chẽ. Đã có phân đẳng cấp xã hội từ vua, công hầu qua hình thức y phục. (Xem thếm: Y phục thời Hùng Vương - Cổ văn hóa sử - Trao đổi học thuật - Diễn đàn Lý học Đông phương). Bởi vậy, không thể coi việc vẽ vòng tròn trên đất để giam người phạm tội là một xã hội với tổ chức thô sơ được, khi sự giải thích có tính cục bộ trên mâu thuẫn với những vấn đề liên quan cùng không thời gian lịch sử. Vậy hiện tượng trên nói lên điều gì? Đây chính là hình tượng miêu tả về một hình thái ý thức xã hội phát triển rất cao cấp, trong đó kỷ luật tự giác được phát huy cao độ, mà Lý Học Đông phương gọi là "Đức trị". Trong Lý học Đông phương quan niệm có ba loại hình tổ chức xã hội tuần hoàn thay phiên nhau hình thành trong quan hệ xã hội loài người. Đó là: 1 - Đức trị. 2 - Pháp trị. 3 - Lễ trị. Trong đó coi Đức trị là hình thức cao cấp nhất còn gọi là Vương đạo. Khái niệm "Vương đạo" giành cho "Đức trị" hàng ngàn năm qua vốn được miêu tả và được hiểu như là một hiện tượng phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng cá nhân của nhà lãnh đạo, một điều may mắn của vận nước với "Vua Thánh, tôi hiền" và được cho là nguyên nhân của "thái bình thịnh trị". Người viết bài này cho rằng: Khái niệm "Vương đạo" để chỉ "Đức trị" là sự đề cao của một mô hình tổ chức quan hệ xã hội được coi là cao cấp nhất. Trong đó con người sống trong mối quan hệ đạo đức - một hình thức kỷ luật tự giác. Điều này chỉ thực hiện được trong điều kiện mọi hình thái ý thức xã hội khác, như luật pháp, nghi lễ, các quy định, quy ước .....đã hoàn chỉnh trong mọi mối quan hệ xã hội và cân bằng với thực tế tồn tại của chính nó. Chỉ trên cơ sở này, mới là một tiền đề làm nền tảng cho một xã hội thực thi Đức trị. Tức là khi mà mọi giá trị của luật pháp và các hình thái ý thức xã hội liên quan đã được hoàn chỉnh và cân đối một cách hợp lý được toàn dân tôn trọng, mới có cơ sở để đạt tới một xã hội "Đức trị". Do đó Đức trị được coi là Vương Đạo và nó lệ thuộc vào điều kiện của các mối quan hệ xã hội với sự hoàn chỉnh, cân đối hợp lý trong các mối quan hệ liên quan với hình thái ý thức xã hội. Hay nói cách khác: Đức trị - được coi là Vương đạo - chỉ thực hiện được khi xã hội loài người đạt đến sự cân bằng trong sự phát triển về kinh tế, đời sống xã hội vơi sự bão hòa tương đối của nhu cầu con người và những hình thái ý thức xã hội liên quan hợp lý với mọi mối quan hệ xã hội tồn tại trong điều kiện đó. Nhưng thực tế đã chứng minh rằng: Xã hội loài người luôn phát triển bởi nhu cầu của con người. Từ nền tảng đó đưa đến sự phát triển đời sống kinh tế xã hội và làm nảy sinh các mối quan hệ xã hội mới trên cơ sở phát triển mới của nó. Những mối quan hệ xã hội mới sinh từ sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội tất nhiên sẽ vượt ra ngoài hình thái ý thức xã hội tồn tại trước đó. Một thí dụ sinh động cho việc này là: Khái niệm con đẻ được hiểu là đứa con do một người phụ nữ sinh ra gọi là mẹ, con người được sinh ra từ người nữ đó gọi là "con đẻ" của người mẹ đó. Từ khái niệm "con đẻ", những hình thái ý thức xã hội liên quan như: tính trách nhiệm, lòng hiếu thảo...được thừa nhận. Nhưng trong điều kiện ở những nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến thì một người phụ nữ có thể sinh con từ noãn của người nữ khác và tinh của người đàn ông không phải chồng của mình; đồng thời họ có thể mang bầu thuê. Tất nhiên, khái niệm con đẻ với mọi hình thái ý thức liên quan sẽ phải xem xét lại một cách hợp lý. Trong Lý học Đông phương được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt - trên cơ sở những di sản còn lại qua bản văn chữ Hán và các hình thức lưu truyền trong dân gian - xác định rằng: Âm động - Dương tịnh. Do đó, mọi sự phát triển đời sống kinh tế xã hội và các mối quan hệ xã hội hình thành trên cơ sở đó thuộc về Âm luôn luôn động và hình thái ý thức xã hội liên quan đến các mối quan hệ xã hội đó thuộc về Dương luôn tịnh tương đối trên cơ sở mối quan hệ xã hỗi đã tồn tại. Từ đó chúng ta nhận thấy rằng: Khi các mối quan hệ xã hội mới này sinh vượt ra ngoài hình thái ý thức xã hội có trước đó - như thí dụ về khái niệm "con đẻ" nói trên - thì đó chính là tình trạng mà Lý học Đông phương gọi là "Âm thịnh, Dương suy". Thực tế đã cho thấy - do nhu cầu phát triển của con người mà đời sống kinh tế luôn phát triển và mối quan hệ xã hội mới luôn nảy sinh - Âm luôn luôn động - Thế cân bằng Âm Dương luôn bị phá vỡ, vấn đề chỉ còn là ở mức độ nào mà thôi. Xét về cái nhìn từ Lý học Đông phương thì hiện tượng tham nhũng xuất hiện chính là chỉ số dự báo cho mức độ mất cân bằng Âm Dương trong xã hội. Chính vì sự khiếm khuyết về hính thái ý thức xã hội ở nhưng mối quan hệ xã hội mới nẩy sinh là điều kiện của sự biểu hiện lòng tham con người trong mối quan hệ xã hội từ việc thực thi hình thái ý thức xã hội, quen gọi là "tham nhũng". Từ đó dẫn đến một nghiệm lý dễ nhận thấy rằng: Việc triệt tiêu hoàn toàn nạn tham nhũng trong một xã hội luôn phát triển và hình thành các mối quan hệ xã hội mới là điều không tưởng. Điều kiện triệt tiêu tham nhũng hoàn toàn chỉ có thể này sinh trong một xã hội loài người đã bão hòa về nhu cầu và không phát triển tiếp tục để này sinh các mối quan hệ xã hội. Nếu chúng ta xét toàn bộ lịch sử phát triển của xã hội loài người nhận thức được và được coi là từ đồ đá đến nay thì đó là sự phát trển liên tục, không ngừng nghỉ. Chỉ có khác nhau là tùy thời gian lịch sử mà sự phát triền nhanh hay chậm mà thôi. Lúc phát triền nhanh thì thế cân bằng Âm Dương bị phá vỡ nhanh chóng. Phát triển chậm thì sự cân bằng dễ duy trì. Lịch sử và thực tế xã hội loài người ngay bây giờ chứng minh điều này: Trong các quốc gia chậm phát triển thường ít xảy ra nạn tham nhũng. Trong các quốc gia đang phát triển, hoặc có dấu hiệu phát triển từ những mối quan hệ quốc tế thường nạn tham nhũng phổ biến hơn. Trong lịch sử thì chúng ta thường thấy - sau một thời gọi là "Thái bình thịnh trị" là điều kiện của sự phát triển thì bao giờ cũng là khủng hoảng xã hội - Chính là vì sự phát triển phá vỡ thế cân bằng Âm Dương nêu trên. Còn tiếp1 like
-
HIỆU ỨNG GƯƠNG VỠ VÀ CÁCH “HUYẾT MA ĐẠI SÁT” TRONG PHONG THUỶ Nguyễn Vũ Tuấn Anh Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Trước hết chúng ta tham khảo bài viết dưới đây trên VnExpress, nói về ao hồ trong phong thuỷ để thấy được một nhận thức về ảnh hương của ao hồ quanh nhà theo quan niệm phong thuỷ. Bản chất của vấn đề thể hiện trong bài báo sau khi các bạn xem xong thì chúng ta sẽ có sự phân tích sau đó về “Hiệu ứng gương vỡ và cách ‘Huyết ma đại sát’ trong phong thuỷ” được đề cập trong bài này. Thứ hai, 29/5/2006, 14:49 GMT+7 Đừng xem thường ao hồ trong Phong thủy Ngày xưa khi làm ăn phát đạt, ai cũng muốn xây một ngôi nhà thật đẹp, trong khuôn viên ngôi nhà đào một cái ao hoặc để nuôi cá chơi, hoặc tạo ra thế giàu sang. Nhưng về khía cạnh phong thủy, ít ai biết rằng chính những cái ao đó lại mang họa đến nhiều hơn là phúc. Các nhà phong thủy học Trung Quốc và Việt Nam đã tổng kết: Có đến 80% những người sống trong khuôn viên hoa lệ ấy, mấy ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra như bà chủ luôn phải đi bệnh viện lâu ngày, hoặc trong nhà có người mắt kém, trẻ em tinh thần nhu nhược, hoặc gia đình không hòa thuận, tâm trạng mọi thành viên trong gia đình luôn nặng nề... Những hiện tượng đó phần lớn có liên quan đến ao hồ. Ao hồ theo cách nói của phong thủy học bao gồm cả giếng nước, về vị trí và hình dáng có các trường hợp xảy ra như sau: - Nếu có một ở bên Đông, một ở bên Tây, phạm điều đó, trong nhà sẽ không có người phát câm thì phát điên. - Đằng sau nhà có hai cái ao, hoặc bên trái, bên phải hay trước nhà đều có ao, phong thủy cho đó là thế chân rồng chân hổ giẫm lên nhau, dâm dục không nghi ngờ gì nữa. Đây là thế hình sát cho biết không khí dâm dục có đầy trong nhà. - Trước nhà, sau nhà có ao cũng rất hung, người xưa nói: "Tiền đường hạ cấp đường, nhi tôn huyền tiểu vong", nghĩa là ao trước ao sau nhà, con cháu chết sớm. - Vị trí và hình dạng ao không thống nhất cũng gây họa, như: có cái lồi ra, có cái thụt vào hoặc hình như quả bầu, có cái nhỏ cái to nối liền nhau, bệnh tật và tai họa sẽ đến với nam chủ nhân. Người xưa thường nói "Thượng đường liên hạ đường, quả phụ thủ không phòng, phong tật bất ly sàng", nghĩa là ao trên liền ao dưới, vợ góa giữ phòng không, ao to nối ao nhỏ, bệnh phong chẳng rời giường. - Hai hoặc ba ao liền nhau, báo chủ nhà nước mắt ròng ròng, nghĩa là thế nào sự cố bi thảm cũng xảy ra. Nếu hình dáng ao trông như hoa mai, thì nhà có ba bốn bà vợ góa. Như vậy, có ao trong khuôn viên trong nhà là mang họa cho người ở, nhưng phong thủy cũng cho rằng ao có thể mang điều tốt đến. Nếu chưa nói đến quy định về khoảng cách, hãy chỉ nói đến hình dáng thì ao có hình bán nguyệt là khá tốt. Trước nhà có ao như vậy thì có tiền của. Người xưa nói: ao bán nguyệt sinh tiền, hàng nghìn kho lúa, trẻ con rớt không chết đuối. Tuy nhiên, cũng nên đề phòng trẻ em về nạn sông nước. Ao có hình vuông như nghiên mực là tốt nhất, người xưa nói: "Tiền đường tự nghiên trì, tử lục đăng cao đệ, đường thanh do như kính, quý sinh minh", nghĩa là ao trước nhà giống cái nghiên mực, con cháu thi đỗ cao, nước ao mà trong như gương, sinh con quý mà thông minh. Trước nhà có ao như vậy là tốt, nhưng vị trí ao phải xa cửa nhà, sao cho ánh nắng chiều tà không được phản xạ tia nắng chiếu vào nhà. Trường hợp ao hoặc bể bơi gần nhà, để ánh sáng mặt trời phản xạ được vào trong nhà, phong thủy học gọi cái ao hay bể bơi này là "gương soi chậu máu" hoặc "vạn đạo kim quang" chiếu vào nhà. Gặp trường hợp như vậy, người xưa nói không thất vận lúc tiền vận thì hậu vận thất vận, chủ nhà ắt sẽ bị điên cuồng hoặc bệnh nặng. Nếu hướng giường của chủ nhà lại ở phương vị hung sát, không kể già trẻ, hẳn bị tai nạn liên miên, thậm chí mất mạng, trừ phi cát tinh soi chiếu! Có nhà đào ao trước cửa ở thế "gương soi chậu máu", giữa cửa nhà có treo một cái gương to (hoặc để trấn trạch, hoặc để chơi) thì sát khí càng mạnh, độ hung càng lớn. Để hóa giải tình trạng "gương soi chậu máu", phong thủy đưa ra phương án thả bèo kín ao để giảm tia nắng khúc xạ vào nhà. Cũng có phương án trồng cây trúc phía bờ ao đối diện ngôi nhà. Trúc dễ trồng, mọc nhanh, sẽ chắn những tia nắng khúc xạ vào nhà khi chiều tà, sát khí giảm hẳn. Trong xã hội hiện đại, đất chật người đông, đối với những nhà có ao tù, nước không lưu thông, bẩn, không có lợi cho sức khỏe, đồng thời theo phong thủy học, nơi đó cũng dễ gây nên hung tướng cho người ở. Gặp trường hợp này, phong thủy học cho rằng tốt nhất là lấp ao, làm vậy sẽ trừ được hết hung tướng. Nhưng lưu ý một điều, để loại trừ hết sát khí miền đất có ao, trước khi lấp ao phải hút hết nước, làm cho ao khô đi, bốc hết bùn ở đáy ao. Nếu thấy làm như thế phiền phức quá thì cứ để vậy mà lấp cũng được, vì nó cũng không gây nên tai họa. Song mọi ống nước dẫn vào ao, dù bằng vật liệu nào, dạng nào... cũng phải gỡ đi, vì chúng gây nên sát khí ảnh hưởng đến ngôi nhà. Nếu khuôn viên khu nhà rộng cần có một ao, thì phải bố trí ở phương vị đông nam, cách nhà từ 18 mét trở lên; nhưng tốt nhất là không có, mà có thì nên lấp. Có loại ao thuộc dạng chảy vòng quanh, xung quanh trồng cây mà không có đông người tụ tập, như khách sạn, nhà hàng, công ty, công xưởng thì không phát sinh vấn đề gì, có khi lại biến thành cát tướng. Vậy những bể bơi tư gia thì sao? Ở những thành phố lớn, các khu nhà ở cao sang... người ta thường bố trí bể bơi gần kề. Nếu quan niệm những bể bơi đó là "gương soi chậu máu" theo thuật phong thủy, thì ắt mọi người sống trong đó sẽ điên cuồng cả hay sao? Trong môi trường thành phố khác với các vùng trống trải, như ở nông thôn hay thị trấn nhỏ, không hẳn là như vậy. Ở nơi thoáng đãng, ánh mặt trời chiếu xuống ao hồ phản xạ vào nhà không có gì che chắn, nên chúng mới nguy hiểm. Ở thành phố, các bể bơi được xây giữa các cụm nhà cao tầng, chỉ chịu ánh mặt trời chiếu vào giữa trưa, nên không có "vạn đạo kim quang" tức là tia nắng phản xạ chiếu vào nhà, nên không có hung khí. Song không phải bể bơi bố trí giữa các nhà cao tầng không thể trở thành "gương soi chậu máu". Đó là trường hợp một căn nhà ba tầng có bể bơi ở giữa khu nhà cao tầng, bình thường chỉ chịu sự chiếu nắng mặt trời từ 11h trưa đến 2h chiều. Tuy vậy, bể bơi ở đây có vấn đề không hay đứng về mặt phong thủy, nếu như khi thiết kế, xây dựng người ta để ý đến một chút. Thực tế đã có trường hợp người ta làm cửa thông hơi chắn bằng kính để chếch ra ngoài như một mái hiên. Lúc mặt trời từ đỉnh đầu chếch về phía tây, ánh nắng chiếu xuyên thẳng xuống bể bơi, phản xạ lên tấm chắn cửa thông hơi, từ đây ánh nắng lại một lần nữa phản xạ vào nhà tạo các hình lốm đốm. Nếu lúc đó dưới bể bơi có người, hình ánh nắng trong nhà càng lay động. Lúc này, bể bơi của gia đình trở thành "gương soi chậu máu". Trường hợp này chỉ cần vứt bỏ tấm kính chắn ở cửa thông hơi thì mọi việc tốt đẹp. Trong xã hội nông nghiệp cổ xưa, ao hồ là nơi cấp nước cho cuộc sống con người, do vậy việc đào ao quanh và gần nơi ở là tất yếu. Phong thủy học cũng phát hiện ra mối quan hệ giữa ao hồ với con người và đưa ra những khuyến cáo như nói ở trên, ngoài ra còn có thuyết cho rằng: "ao mà có hình vuông thì hưng vượng (với điều kiện không trở thành "gương soi chậu máu"), ao như cái chảo, phú quý vô cùng; nhà to ao nhỏ, nam cô độc, nữ yểu mạng; nhà nhỏ ao to, tài bạch lưu tán; ao to trước cửa, người không thọ; ao to sau nhà, yểu mạng từ nhỏ. Ngoài ra, những dạng ao sau dù không ở thế "gương soi chậu máu" cũng là hung, như: ao trước nhà thẳng và dài; ao sau nhà hẹp và nhỏ; nhà kẹp ở giữa ao trước và ao sau; ao trước nhà có góc nhọn chĩa mũi vào cửa; trong nhà có bể nước; giữa ao có thủy đình; trong ao có núi giả; nước ao như bùn hoặc màu vàng. Những ao như vậy tốt nhất là san lấp đi. Trên đây là quan niệm của phong thủy học về ao, hồ, giếng nước đối với người ở, những quan niệm này chỉ có giá trị tham khảo khi nghiên cứu nhận thức của người xưa. Nguồn VnExpress Qua bài báo trên cho chúng ta một khái niệm về “Gương soi chậu máu”, còn một cách gọi khác có vẻ huyền bí hơn là cách “Huyết Ma đại sát” trong phong thuỷ. Vấn đề được đặt ra là: Tai sao lại như vậy? Nếu nghiên cứu về Phong thuỷ mà chúng ta chỉ biết học thuộc để ứng dụng và không hiểu được bản chất của nó thì sẽ mang tính ứng dụng máy móc, cứng nhắc trong một cuộc sống đầy sinh động và vô vàn những biến hoá khác nhau. Bài viết này trình bày với các bạn sự giải thích hiện tượng này mà các bạn có thể chiêm nghiệm. Chúng ta bắt đều từ hiệu ứng gương vỡ. Tôi tin rằng trong các bạn cũng có ít nhất một lần trong đời nhìn thấy một cái gương vỡ và được mọi người cho đó là điềm xui xẻo. Có một lần đến thăm mẹ tôi. Tình cờ một cái gương tròn trên tường em tôi sơ ý làm rớt. Thế là cả mấy đứa em tôi – lúc ấy còn nhỏ - xúm vào vừa nhổ nước bọt vào mảnh vỡ của cái gương vừa nói: “Phỉ thui! Phỉ thui! Cái hoạ đi ra! Cái may đi vào!...”. Các cụ rất ngại trong nhà có gương bị vỡ. Trong phong thuỷ có một chiêu thức trấn yểm, mà tôi tạm đặt tên là “Hiệu ứng gương vỡ” nhằm hoá giải những cái xấu. Đó là một chiếc gương được xếp cắt lớp theo một qui luật nhất định, dùng để chiếu ngược trở lại những nơi phát sinh hiệu ứng phong thuỷ xấu, như: Cột điện, cây trước nhà….Hình loại gương này được mô tả như sau: Chiêu thức này chính là sự ứng dụng hiệu ứng gương vỡ xui xẻo nói trên trong phong thuỷ. Chúng ta cũng nhận thấy rằng: Do cách sắp gương thì chúng sẽ có một bức xạ không đồng nhất từ các mặt gương. Những bức xạ không đồng nhất từ vật khí này sẽ tác động vào những vật thể gây nguy hiểm theo quan niệm phong thuỷ với một tương tác không đồng nhất có tính phá tán, chia cắt những hiệu ứng xấu đó. Điều này tương tự như mặt ao hồ gợn sóng và ánh sáng phản chiếu qua mặt hồ gợn sóng vào trong nhà. Lúc này, những chùm ánh sáng phản chiếu không đồng đều do tính gợn sóng cũng sẽ tạo ra một hiệu ứng bức xạ không đồng nhất gây chia cắt và phá tán sự ổn định trong nhà. Theo tôi đây chính là nguyên lý của “Huyết Ma đại sát”. Từ nguyên lý này, chúng ta sẽ thấy rằng: Không chỉ gương vỡ mà ngay cả gương bị ố mờ, có vết gẫy nứt….đều có thể tạo ra những bức xạ không đồng nhất và gây ra những hiệu ứng xấu với môi trường.1 like