-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 22/07/2016 in Bài viết
-
Bởi vậy, làm điếu gì có "Mỹ Trung hòa hoãn, biển Đông yên bình" như ông Trục viết. Phân tích vớ vẩn, nên sư phụ muốn bệnh, rút lại còn đến tháng 9 đấy. Mựa! Nếu cà chớn nữa xuống còn tháng 8 Bính Thân Việt lịch. Điếu mựa! NATO kéo quân sát biên giới Nga, sẵn sàng tham chiến nếu Nga động binh. THAAT thì ngay ở Nam Hàn; Ấn Độ và Úc cũng đã động binh; Nhật Bản và Hoa Kỳ thì sẵn sàng từ lâu...nên làm điếu gì có chuyện uýnh nhau ở bể Đông rồi huề. Lão Gàn một lần nữa khuyên nước Nga không dây dưa vào trò cờ bạc này nha. Cờ bạc là bác thằng Bần. Cửa nhà hết sạch, cái thân lăn đùng.5 likes
-
Gặp nhau là do DUYÊN hợp, chia tay là do DUYÊN ly Phật dạy rằng, kiếp trước 500 lần ngoái đầu nhìn lại mới đổi được kiếp này một lần gặp thoáng qua. Thế nhưng, gặp nhau phải có duyên có phận mới có thể bên nhau. Vạn sự trên đời đều phải xét đến chữ duyên, gặp gỡ hay chia ly đều là sự đã an bài. Cuộc đời ai cũng gặp một người mà ta yêu thương say đắm, một người mà suốt đời này ta chẳng thể quên, thế nhưng lại chẳng đến được với nhau. Đó là những người không duyên không phận. Duyên phận là điều gì đó rất lạ kỳ, không ai có thể thực sự rõ về nó. Đôi khi những người hữu duyên vô tình quen biết nhưng lại hiểu thấu nhau. Nhiều người có thể hài hòa với nhau, nhưng không thể gần nhau. Không cố ý theo đuổi thì có, bỏ tâm cố gắng lại chẳng thành. Như là “có lòng trồng hoa, hoa chẳng nở, vô tình cắm liễu, liễu lại xanh”. Duyên phận khó đoán, người ta vẫn nói rằng, duyên là do trời định, phận do nhân định. Gặp được nhau hay không là do ý trời, nhưng có quyết chí để đến với nhau hay không lại là ở mỗi người. Tuy nhiên, ở được bên nhau rồi, phận ngắn hay dài lại cũng là điều không ai có thể nói trước. Hôm nay có duyên phận không có nghĩa là vĩnh viễn sẽ có duyên phận. Phật bàn về nhân duyên rằng, cái gì cũng chỉ có thời điểm, duyên phận cũng vậy. Bởi thế mà phải nắm thật chắc, giữ thật chặt, hết lòng quý trọng. Đó là món quà trời ban, chỉ trong một giây, một khắc, một đoạn. Nếu có phải cách xa, cũng đừng oán than, trách phận, hãy tự ngẫm với lòng rằng, vạn sự tùy duyên. Giữa người với người, có thể gần, cũng có thể xa. Giữa việc với việc, có thể phức tạp, cũng có thể đơn giản. Giữa tình cảm với nhau, có thể sâu, cũng có thể cạn. Đừng mong cầu mọi người đối xử với mình đặc biệt, cũng chẳng nên hy vọng họ sẽ bớt đi những toan tính. Với người không có duyên, dù bạn nói bao nhiêu lời cũng là thừa; còn như đã hữu duyên thì chỉ cần xuất hiện, bạn cũng có thể đánh thức mọi giác quan của họ. Có một số việc, vừa phân trần trắng đen đã trở thành quá khứ. Có một số người, giận hờn vài ngày đã trở thành dĩ vãng. Có những nỗi đau, vừa cười lên đã tan thành bọt biển. Có những hoàn cảnh, nhờ chịu chút thương đau mà trở nên kiên cường. Đôi khi hôm nay là việc lớn, ngày mai nhìn lại chẳng có gì đáng kể. Năm nay quan trọng, sang năm sẽ trở thành thứ yếu. Chuyện vĩ đại đời này, đời sau người ta gọi là truyền thuyết. Chúng ta, nhiều nhất cũng chỉ là câu chuyện của một người. Vì thế trong cuộc sống hay công việc, nếu gặp chuyện không vừa ý, hãy nói với bản thân: “Hôm nay sẽ qua đi, ngày mai rồi cũng đến, hãy buông bỏ tất cả để bắt đầu ngày mới!”. Nhân duyên của con người đáng quý là thế, ngắn ngủi là thế nhưng khi có được lại không trân quý, chỉ mất đi rồi mới hối hận nhưng đã quá muộn, một đi không trở lại, vĩnh viễn thành quá khứ. Xong nghĩ lại, cái mất đi rồi mới là cái đáng quý, bởi mất đi do ta tự nguyện, do ta tự nhận thấy mong muốn, duyên phận của đời ta. Cho nên dù nhiệt tình như lửa, ngọt ngào như hoa, ôn hòa như nước thì cũng là đoạn tình cảm đã qua, duyên phận đi tới cuối đường. Buông tay cầu thanh thản. (st)5 likes
-
Quý vị và anh chị em thân mến. Nếu những nhà khoa học tiêu biểu trên thế giới, hiểu rõ thuyết Âm Dương Ngũ hành và bản chất của Bát quái - nhân danh nền văn hiến Việt - thì tôi chắc chắn rằng: Họ sẽ không bao giờ nói về người ngoài hành tinh. https://www.youtube.com/watch?v=rqKMT_aJNrw2 likes
-
Quý vị và anh chị em thân mến. Quý vị và anh chị em hãy kiên trì xem hết video clip này. Trong đó những nhà khoa học đã thừa nhận sự huyền vĩ của các công trình kiến trúc cổ đại vượt xa những phương tiện kỹ thuật của nền văn minh hiện nay. Và họ chỉ còn cách giải thích rằng: Đấy là sản phẩm của người ngoài hành tinh, hoặc của Thượng Đế. "Người ngoài hành tinh", hoặc "Thượng Đế" chỉ là những khái niệm trừu tượng để giải thích nguyên nhân xuất hiện những công trình kiến trúc huyền vĩ từ thời xa xưa đang tồn tại trên trái Đất. Nhưng nó chỉ là một cách giải thích, không phải là bản chất của sự kiện. Tuy nhiên, những công trình đó, cũng chính là một thực tại đang hiện hữu chứng minh cho một giả thiết thứ ba - ngoài cách giải thích nguyên nhân "Người ngoài hành tình" và "Thượng Đế" - là: Đã có một nền văn minh toàn cầu kỷ vĩ đã tồn tại trên trái Đất của chúng ta. Giả thiết này, lần đầu tiên được tôi nêu lên trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" xuất bản 2001 và ngày càng được khẳng định bởi những chứng cứ vật thể được tìm thấy. Về những chứng cứ phi vật thể thì đó chính là việc tìm hiểu bản chất của thuyết Am Dương Ngũ hành và kinh Dịch - nhân danh nền văn hiến Việt. Đây chình la lý thuyết thống nhất vũ trụ mà tất cả những tri thức tinh hoa của nhân loại đang tìm kiếm. Với những công trình kiến trúc huyền vĩ còn lại từ thời xa xưa, các nhà khoa học có thể giải thích là do "Thượng Đế" hoặc người "Ngoài hành tinh" xây dựng. Nhưng với cả hệ thống thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt thì không thể giải thích như những nhà khoa học trong video clip này. Bởi vì toàn bộ hệ thống lý thuyết đó và tất cả các hệ thống phương pháp luận trong các ngành ứng dụng của lý thuyết này, như: Địa Lý phong thủy, Tử Vi, Đông y...đều phục vụ cho con người. Bởi vậy, thật là một điều đáng tiếc, nếu như nền văn minh hiện đại này, đã lãng quên một quá khứ huyền vĩ của nền văn minh Đông phương có cội nguồn văn hiến Việt. Lịch sử nhận thức được của nền văn minh hiện nay, đã ăn sâu vào tâm trí mỗi con người trên trái Đất này là sự phát triển từ thời đại đồ đá, đến nền văn minh hiện đại. Với sự cố chấp này, nó đàng phải giải thích về sự huyền vĩ còn lại đang hiện hữu trên trái Đất một cách rất khôi hài và tự phản bội lại chính những hiểu biết của nó, là gán cho người ngoài hành tinh, hoặc "Thượng Đế". Nhưng cách giải thích này hoàn toàn sai với sự phục hồi một học thuyết cổ xưa huyền vĩ nhân danh nền văn hiến Việt . Đó là thuyết Âm Dương Ngũ hành và những ký hiệu biểu kiến của nó chính là Bát quái (Tức Kinh Dịch). Người ta có thể tưởng tượng ra cách xây dựng Kim Tự Tháp, là một kiến trúc nhân tạo hữu hình. Nhưng người ta không thể giải thích một lý thuyết huyền vĩ - chính là lý thuyết thống nhất - lại xuất hiện từ thời đại đồ đá - với những tộc người bán khai. Cho nên với một giả thuyết thư ba của tôi, đã xác định rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu huyền vĩ tồn tại trên trái Đất này. Họ chính là chủ nhân đích thực của tất cả các sản phẩm kiến trúc huyền vĩ cổ xưa đang làm kinh ngạc tri thức khoa học hiện đại và là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành - chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Việt tộc chính là hậu duệ còn sống sót của nền văn minh này và là dân tộc duy nhất trên thế giới, còn giữ lại những bí ẩn huyền vĩ của học thuyết này. https://www.youtube.com/watch?v=C9agf5Q0YKQ&feature=youtu.be2 likes
-
Phó chủ tịch Quân ủy TQ ra lệnh "sẵn sàng chiến đấu" ở biển Đông Thủy Thu | 22/07/2016 07:07 Phó chủ tịch Quân ủy TQ ra lệnh "sẵn sàng chiến đấu" ở biển Đông "Chiến thần" H-K6 của quân đội Trung Quốc. (Ảnh: Huanqiu) Bất chấp kết quả phán quyết PCA và thái độ từ xã hội quốc tế, Trung Quốc mới đây đã cử 3 tướng lĩnh cấp cao xuống phía Nam để trực tiếp chỉ thị về vấn đề biển Đông. Ngày 17/7, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Phạm Trường Long bắt đầu chuyến đi thị sát Chiến khu phía Nam. Đặc biệt, cùng tham gia chuyến thị sát này còn có Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Không quân, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên và Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Pháo binh,Thượng tướng Ngụy Phụng Hòa. Theo Tân Hoa Xã ngày 21/7, tướng Phạm ra lệnh chiến khu phía Nam "đẩy mạnh công tác chuẩn bị đấu tranh quân sự, tập trung tăng cường huấn luyện quân sự thực chiến hóa", nhằm "phát huy sức mạnh tinh nhuệ để phục vụ trong thời khắc quan trọng". Chuyên gia quân sự Trung Quốc Dương Hy Vũ trả lời phỏng vấn đài CCTV của nước này chỉ ra, đây là lần đầu tiên kể từ khi "nước Trung Quốc mới" thành lập (1949), các lãnh đạo cấp cao quân đội mới ra chỉ thị "sẵn sàng chiến đấu" ở mức độ cụ thể như vậy đối với hướng biển Đông. Ông Dương lý giải, động thái này đến giờ mới xuất hiện bởi từ trước đến nay ở biển Đông, Trung Quốc "chưa từng phải đối mặt với cục diện như hiện tại". Tên lửa Dongfeng-16 được Trung Quốc cho là có khả năng đánh bại hệ thống phòng không Patriot của Mỹ - Nhật. (Ảnh: Sina) Bên cạnh đó, Phạm Trường Long nhắc nhở quân đội tuân theo sự chỉ huy của đảng Cộng sản Trung Quốc, Quân ủy Trung ương và Chủ tịch Tập Cận Bình để bảo vệ cái mà Bắc Kinh tuyên bố là "chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của quốc gia". Trong quá trình thị sát, nhân vật số 2 của quân đội Trung Quốc (PLA) cũng nhấn mạnh yêu cầu chiến lược "có thể đánh trận, đánh trận tất thắng" mà ông Tập nêu ra hồi tháng 2. Theo giới phân tích, chiến khu phía Nam có nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ "quyền và lợi ích của Trung Quốc ở biển Đông", cho nên có tới 5 thượng tướng của PLA đã được bổ nhiệm công tác tại đây. Ngoài ra, báo chí Trung Quốc tiết lộ, một số khí tài quân sự hiện đại như máy bay ném bom H-K6, máy bay vận tải Y-8, tên lửa Dongfeng-16, tên lửa hành trình chống hạm YJ-83 hay tiêm kích ném bom JH-7 cũng xuất hiện tại khu vực này. Do đó có thể nói, sau thời điểm công bố phán quyết về vụ kiện biển Đông của Tòa trọng tài thường trực (PCA) mà Trung Quốc vẫn luôn phủ nhận thì việc 3 tướng cao cấp trong quân đội nước này cùng dàn vũ khí tối tân đổ bộ đến Chiến khu phía Nam là động thái hết sức đáng chú ý. Mỹ-EU bắt tay nhau tuyên bố "đánh" Trung Quốc tại WTO theo Thế giới trẻ ================================= Trung Quốc... cũng đã "lên nòng"... "1. Kỳ thượng phạt mưu: - Kỳ thứ phạt giao - PCA là giọt nước cuối cùng... dù trước đó Sư Phụ đã nói quá lâu... mọi cánh cửa ngoại giao đã đóng cmnr... - Kỳ thứ phạt binh - Chú Sam điều 2 cụm tàu sân bay - Anh Khựa "sẵn sàng chiến đấu"... phải không phải... chơi tới cmnl... 2. Kỳ hạ công thành: Sư phụ đảm bảo... hết tháng 9 Việt lịch...!" Sầu đong... càng lắc càng đầy... Ba thu dọn lại... một ngày... dài ghê...1 like
-
Ngày xưa khi còn bé, đi học trường làng, phòng nào cũng có 4 lỗ gọi là lỗ "chó chui" ở 4 góc lớp, mỗi lớp có hẳn 5 cửa sổ & 1 cửa chính. thế mà bên trên lớp cửa vẫn có một hàng lỗ cỡ 2 viên gạch trống, cách nửa mét lại có 1 lỗ. Và đầu mùa đông, phụ huynh lên bít các lỗ này lại, cửa sổ cũng gia cố đống bớt lại cho đỡ rét, nhưng chỉ khi thật rét đậm thì cô giáo chủ nhiệm mới bít 4 cái lỗ chó chui ấy. Sang mùa hè thì các phụ huynh lại lên mở các lỗ thoáng bên trên ra... Nhờ vậy mà lớp học rất thoáng, cả mùa đông & mùa hè đều ổn cả, kết hợp với cây xanh sân trường, hàng tre sau lớp, cứ thế bao lớp học trò học & lớn lên, thi đậu hết trường ĐH nọ đến ĐH kia... Khi lên ĐH, vào cái giảng đường BK dốc, trong lớp chưa đến 4 lớp X 50 người/ lớp (thậm chí là 6 lớp) tương đương 200 ~ 300 sinh viên/ 1 giảng đường. Hai bên thì cửa sổ trong kính, ngoài chớp, không lỗ chó chui, cũng không hàng lỗ thoáng, quạt trần lúc nào cũng bật hết công suất, nhưng vẫn toàn hơi người là hơi người... Thế nên buổi nào cũng vậy, lúc vào học thì vừa ngáp vừa ngủ gật, ra chơi thì vội phóng ngay ra hành lang, lại tỉnh như sáo sậu... lê lết suốt 5 năm rồi cũng ra trường với tấm bằng trung bình khá... Gì thì không giám nói nhưng về mặt kiến trúc thì ở DH, thu đô thua xa trường làng.. :P1 like
-
Quý vị và anh chị em thân mến. Đây là một video clip nữa mà tôi muốn chia sẻ với quý vị và anh chị em. Tôi muốn quý vị và anh chị em hãy kiên trì xem hết và đừng bỏ qua một chi tiết nào trong video clip này. Tróng đó các bạn sẽ thấy rõ vòng xoáy trên tam giác Bermuda giống hệt đồ hình Âm Dương Lạc Việt. Và đặc biệt ở gần cuối clip, người ta đã nhắc đến phong thủy Đông phương qua những cái mà họ gọi là nơi tập trung năng lượng và họ cũng nói là đường đường đi của Rồng. Đây chính là những những điều mà tôi đã nói nhiều lần về bản chất của "Khí" trong Lý học và những điểm tụ khí gọi là "huyệt" trong Địa Lý phong thủy Lạc Việt. Nhưng có thể nói, trong video clip này, lần đầu tiên các nhà khoa học đã đặt ra một giả thuyết giống như của tôi. Đó là học cũng đặt vấn đề về một nền văn minh toàn cầu huyền vĩ đã tồn tại trên trái đất này. Tuy nhiên, một điều khác biệt hoàn toàn về giả thuyết giống nhau giữa những nhà khoa học nghiên cứu những hiện tượng kỳ lạ trên trái Đất và tôi, chính là ở chỗ: Tôi xác định một cách chắn chắn - không còn là giả thuyết - rằng: Một nền văn minh toàn cầu huyền vĩ đã tồn tại trên Địa cầu, thông qua việc phục hồi một lý thuyết cổ xưa, nhân danh nền văn hiến Việt. Tức hoàn toàn xuất phát từ những di sản phi vật thể. Còn các nhà khoa học chuyên ngành trong clip này, mới chỉ đặt vấn đề một cách dè dặt thông qua những di sản vật thể. Họ đã nói đến phong thủy của nền văn minh Đông phương về mối liên hệ tương đồng có tính hình thức. Còn những gía trị tri thức đích thực được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt, phong phú hơn nhiều với những so sánh của họ. Sự khác biệt tuyệt đối giữa tôi và các nhà khoa học cũng một định hướng về giả thuyết có một nền văn minh toàn cầu đã tốn tại, là: Duy nhất tôi dựa trên sự phục hồi học thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch, là những giá trị phi vật thể - nhân danh nền văn hiến Việt. https://www.youtube.com/watch?v=q74y12tnkK81 like
-
Mỹ hết kiên nhẫn, chuẩn bị rắn với Trung Quốc sau PCA Đất Việt 21/07/2016 18:51 GMT+7Không còn những tuyên bố nhẹ nhàng như sau phán quyết của PCA, Mỹ đang trở nên cứng rắn hơn với Trung Quốc trên Biển Đông. Ngày 18/7, Đảng Cộng hòa (Mỹ) đã thông qua bản cương lĩnh trong đó cho rằng Trung Quốc đang quyết đoán với những tuyên bố "phi lý" ở Biển Đông để đánh lạc hướng người dân Trung Quốc trước các vấn đề kinh tế trong nước. Bản cương lĩnh này cũng tái khẳng định cam kết bán vũ khí cho Đài Loan (Trung Quốc). Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 21/7 đã hối thúc Đảng Cộng hòa ngừng đưa ra “những cáo buộc vô căn cứ” đối với nước này. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cương lĩnh của Đảng Cộng hòa Mỹ chứa đựng “những cáo buộc Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến Đài Loan (Trung Quốc), thương mại và Biển Đông” và đó là sự can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Hai cụm tàu sân bay tấn công chủ lực Mỹ trên Biển Đông Ở một diễn biến khác, Tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ, Đô đốc Hải quân Harry Binkley Harris sắp có mặt tại Nhật Bản và theo nghị trình, ông Harris sẽ cùng với phía Nhật Bản bàn thảo các biện pháp ứng phó với việc Trung Quốc tăng cường hoạt động ở biển Hoa Đông và Biển Đông cũng như việc Triều Tiên liên tục phóng tên lửa đạn đạo. Bên cạnh đó, dự kiến hai bên sẽ trao đổi ý kiến về việc chính thức vận dụng các điều khoản liên quan tới việc đảm bảo an ninh, thể hiện rõ mối quan hệ đồng minh bền chặt giữa Mỹ và Nhật Bản. Trước đó, tờ Thời báo New York (Mỹ) từng đưa tin ông Haris có lần tuyên bố Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho “cuộc chiến nổ ra vào đêm nay” và trong vấn đề Trung Quốc, Mỹ phải chuẩn bị tốt để đối phó với mọi hậu quả ở vị thế có lợi, bao gồm chuyện xảy ra ở Scarborough (Hoàng Nham/Panatag), toàn bộ Biển Đông hay một cuộc tấn công mạng nào đó. Những động thái trên của Mỹ cho thấy nước này đang chuẩn bị có những bước đi cứng rắn hơn nhằm đối phó với sự leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này khác xa với phản ứng khá nhẹ nhàng của Washington trước đó khi bày tỏ quan điểm về phán quyết vụ kiện Biển Đông của PCA. Còn nhớ, hôm 12/7, sau khi PCA ra phán quyết, phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby đã cho biết, quyết định do PCA đưa ra đối với vụ kiện Philippines - Trung Quốc là sự đóng góp quan trọng cho mục tiêu chung, tìm cách giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. Mỹ thông báo vẫn đang nghiên cứu phán quyết về Biển Đông và không bình luận về giá trị vụ kiện nhưng ủng hộ giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình. Ông Kirby kêu các nước tham gia UNCLOS chấp nhận quá trình giải quyết và phán quyết từ tòa là cuối cùng, có tính ràng buộc pháp lý với cả Philippines và Trung Quốc. "Mỹ hy vọng và kỳ vọng rằng cả hai bên đều tuân thủ nghĩa vụ của họ", ông nói. "Sau khi có phán quyết quan trọng này, chúng tôi kêu gọi các bên không có hành động hoặc thông báo khiêu khích". Phản ứng nhẹ nhàng này của Mỹ sau đó được một quan chức chính phủ giấu tên lý giải là xuất phát từ chính sách ngoại giao của Washington. Theo đó, Mỹ đã gửi các thông điệp muốn làm dịu vấn đề ở Biển Đông để giải quyết một cách hợp lý thay vì dùng cảm xúc. Thông điệp này được Mỹ gửi tới tất cả các đại sứ cũng như Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng của mình. "Đây là một chiến dịch để làm dịu tình hình, không phải là một nỗ lực để tập hợp các quốc gia chống lại Trung Quốc, điều sẽ nhanh chóng biến thành một câu chuyện sai lầm là Mỹ đang dẫn đầu một liên minh để kiềm chế Trung Quốc", quan chức Mỹ giấu tên nói. Tuy nhiên, kịch bản Trung Quốc tiếp tục gia tăng căng thẳng ở Biển Đông sau phán quyết PCA đã được rất nhiều chuyên gia quốc tế cảnh báo. Theo đó, nó có thể bao gồm việc tuyên bố khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu rằng Bắc Kinh có quyền tuyên bố thành lập ADIZ trên Biển Đông. Bắc Kinh cũng có thể đáp trả phán quyết của tòa án bằng biện pháp gia tăng tốc độ cải tạo mở rộng các rạn san hô và các đảo nhỏ trong khu vực tuyên bố chủ quyền, những thực thể địa lý này Trung Quốc đã chiếm đóng phi pháp trong vùng biển đang tranh chấp. Để ngăn chặn các nguy cơ trên có lẽ Mỹ đã thay đổi thái độ và quyết định dùng đến biện pháp cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh, nhất là khi Tổng thống Obama đã tuyên bố quyết tâm ngăn chặn Trung Quốc mở rộng vùng lấn chiếm nếu nước này lựa chọn định hướng đi ngược lại luật pháp và chuẩn mực quốc tế. An Nhiên (Tổng hợp) ================== Dù sao cũng hết tháng 9 Bính Thân Việt lịch chứ nhỉ.1 like
-
Cám ơn anh đã thông tin, trong tuần sau Thiên Luân và Mộc Bản sẽ ghé nhà để kiểm tra lần nữa để đảm bảo không thiếu sót gì trong quá trình sửa chữa. Trân trọng, chúc em Linh mau hồi phục!1 like
-
Vậy qua topic của bạn bàn luận nhé, để không làm loãng topic của bạn này.1 like
-
Ngày xưa, khi sp tuyên bố bảo đảm Đại Lễ Thăng Long Hanoi không mưa. Cả cái thế giới này gần như nhảy dựng lên khi nghe tin này, và vội vàng thể hiện sự hiểu biết của họ bằng cách ném đá sư phụ. Chỉ duy nhất có một người phát biểu rằng: "Về lý thuyết tôi tin anh Tuấn Anh có thể làm được". Vị đó là Giáo sư Viện sĩ "thật" Đào Vọng Đức. Vậy lý thuyết đó là lý thuyết nào? Lý thuyết đó là nguyên lý" Vạn vật đồng nhất thể" - (tương ứng với bên Phật giáo "Mọi chúng sinh đều có Phật tính") - và "con người là một tiểu vũ trụ" của Lý Học Đông phương - tức Lý học Việt. Như vậy, về lý thuyết thì vũ trụ, thiên nhiên này tạo ra mưa bão - và thiên nhiên này và cả mưa bão với chúng ta cũng bình đẳng như nhau - tức "Đồng nhất thể". Do đó, nếu chúng ta tập trung tư tưởng cao độ. Tập trung đến mức không nhận thấy cái "tôi" của mình đâu cả, thì về lý thuyết có thể xoay chuyển được cơn bão. Đấy cũng chỉ là lý thuyết thôi. Mặc dù nó là một lý thuyết gần thực tế hơn một chút.1 like
-
Sư phụ rút lại thời gian bảo kê đến hết tháng 9 Bính Thân Việt lịch. Vậy nếu chuyện gì đó xảy ra phải trong tháng 10 Bính Thân Việt lịch. Chính xác thời điểm là từ 24 - 29 tháng 10 Bính Thân Việt lịch.1 like
-
"Tàu ngầm ông Trân" làm được điều "vượt sức tưởng tượng"? 29/07/2015 11:32Hạ Nam Đại tá Bùi Sỹ Tạo, nguyên Trưởng phòng Vỏ tàu thuộc Viện Kỹ thuật Hải quân cho rằng, tốc độ 50 hải lý/h như ông Trân nói về chiếc tàu ngầm của mình là “vượt sức tưởng tượng”. Khi nói về chiếc tàu ngầm của mình, một trong những điều mà ông Phan Bội Trân tâm đắc nhất là vỏ tàu được làm bằng composite, một loại vật liệu mà theo ông là có rất nhiều ưu điểm: Rẻ tiền, trong suốt với radar, và nhẹ (giúp tàu đạt tới tốc độ 50 hải lý/h) Nhưng liệu điều đó có gây ấn tượng với các chuyên gia kỹ thuật quân sự Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu qua cuộc trao đổi của chúng tôi với Đại tá Bùi Sỹ Tạo – Nguyên Trưởng phòng Vỏ tàu thuộc Viện Kỹ thuật Hải quân. PV: Thưa Đại tá, thời gian qua, dư luận khá quan tâm đến việc ông Phan Bội Trân chế tạo một chiếc tàu ngầm mini với vỏ tàu bằng composite nền nhựa, cốt sợi thủy tinh, cũng như việc ông khẳng định quyết tâm chế tạo tàu ngầm hoàn toàn với điều kiện Việt Nam. Ông đánh giá như thế nào về ý tưởng, quyết tâm chế tạo tàu ngầm mini với loại vỏ đặc biệt như thế? Đại tá Bùi Sỹ Tạo: Tôi rất ấn tượng với ý tưởng sử dụng những nguyên vật liệu do Việt Nam có thể sản xuất để tạo ra một chiếc tàu ngầm 100% “Made in Vietnam” của anh Phan Bội Trân. Tôi được biết, bên Pháp, anh Trân có tham gia vào chương trình chế tạo tàu ngầm mini cho Trung Quốc với khả năng xuống đến độ sâu hơn 5km để có thể cắm cờ dưới lòng biển. Để tàu ngầm lặn được, nổi được, an toàn cho người thủy thủ thì phải qua rất nhiều khâu thiết kế với các cơ quan thiết kế riêng. Hiện nay, ở Việt Nam, mới chỉ có Viện Kỹ thuật Hải quân làm việc này và Việt Nam cũng chưa có kinh nghiệm chế tạo tàu ngầm. Tôi cũng được biết, anh Trân có tài liệu về tàu ngầm của Pháp. Nhưng tôi nghĩ rằng, vẫn còn cần nhiều tài liệu nữa thì mới đủ thông tin để chế tạo một chiếc tàu ngầm hiện đại và tất nhiên, các tài liệu này mình phải bỏ tiền ra để mua bản quyền. Tôi nghĩ rằng trong thời gian tới, nếu anh Trân làm chiếc tàu ngầm thế hệ thứ hai thì phải có nhiều người tham gia để có thể phát huy được nhiều điểm tốt từ ý tưởng của anh ấy, đặc biệt là khâu thiết kế và kiểm tra của đăng kiểm về thiết kế và vật liệu. PV: Thưa Đại tá, ông nhận định như thế nào về việc ông Phan Bội Trân quyết định sử dụng vật liệu composite nền nhựa, cốt sợi thủy tinh? Có ý kiến cho rằng vật liệu nhựa thì khó có thể bền trong môi trường nước biển? Đại tá Bùi Sỹ Tạo: Vật liệu composite chịu được nước biển. Sắt và nhôm bền nhất là do các lớp oxit bảo vệ. Nhưng nếu bị rách lớp oxit, kim loại đó rất dễ bị phá hủy trong môi trường nước biển. Composite khắc phục được những điểm yếu của kim loại sắt và nhôm, chịu được mặn. Độ bền cũng được. Hiện nay có rất nhiều loại vật liệu composite trong đó có loại composite sandwich (có 3 lớp, lớp cốt vật liệu được kẹp giữa 2 lớp) mà tôi đã sử dụng để chế tạo xuồng Hải quân CQ. Tuy nhiên, tôi được biết, chiếc tàu ngầm của anh Trân mới chỉ được thử nghiệm trong bể, không có vấn đề gì. Còn ở biển, vì sóng 4 phương, 8 hướng nên còn phải tính toán nhiều hơn để có thể chịu được sóng biển cũng như những dòng nước, độ sâu… Vỏ tàu ngầm Yết Kiêu được làm bằng vật liệu composite. PV: Chiếc tàu ngầm của ông Phan Bội Trân chưa thể đưa vào chiến đấu bởi còn thiếu nhiều thứ và còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Nhưng thưa Đại tá, đó hẳn là một sản phẩm thú vị không chỉ với giới quân sự…? Đại tá Bùi Sỹ Tạo: Chiếc tàu ngầm mini của ông Phan Bội Trân có thể dùng cho Hải quân đào tạo thủy thủ và tập luyện trong thực tế. Thứ hai là nó có thể được sử dụng để kiểm tra các chân giàn khoan hoặc phục vụ cho ngành du lịch lặn biển. Còn vấn đề như nhiều người lo ngại khi không mấy người dám lặn thử thì tôi cho rằng đó là do nhiều người nghĩ chiếc tàu ngầm đó không có bản thiết kế và chưa có cơ quan đăng kiểm kiểm tra chất lượng mà chỉ dựa trên kinh nghiệm chế tạo. Và có lẽ đó là điểm yếu lớn nhất về mặt thiết kế của chiếc tàu ngầm mini đầu tiên mà anh Trân chế tạo. PV: Còn về khả năng lặn sâu của tàu ngầm mini, ông Phan Bội Trân nói rằng chiếc tàu ngầm do ông chế tạo có khả năng lặn sâu 70 mét. Với sự hiểu biết về vỏ tàu ngầm, xin Đại tá có thể chia sẻ những khó khăn khi chiếc tàu ngầm lặn đến độ sâu đó dưới biển? Đại tá Bùi Sỹ Tạo: Việc tàu ngầm của anh Phan Bội Trân có lặn được sâu 70 mét hay không thì phải qua tính toán độ bền vật liệu và sau cùng là phải có thử nghiệm thì mới có thể xác định cụ thể được. Nếu chế tạo tàu ngầm, tôi sẽ dùng loại vỏ composite dạng sandwich với cốt là lớp nhựa dẻo hoặc cốt nhôm được tạo ra dưới dạng tổ ong. Còn 2 bên thì là các vải sợi thủy tinh làm từ đá bazan. Tại các xưởng của Hải quân đã sử dụng loại vật liệu này để làm xuồng CQ (xuồng Cá mập). Đưa ra Trường Sa từ năm 2005 đến giờ nhưng chưa có chiếc nào phải đưa về đất liền để sửa. PV: Giá thành và ưu điểm của loại vật liệu này như thế nào, thưa Đại tá? Đại tá Bùi Sỹ Tạo: Hiện nay có hai nơi sản xuất chính vật liệu này là Nga và Úc. Việt Nam chưa sản xuất được. Giá thành của loại vật liệu này gấp 1,5 lần giá của nhôm và gấp đôi giá sắt. Nếu tàu ngầm bằng sắt thì hàng năm phải kéo lên sơn, tốn kém. Với vật liệu bằng nhôm cũng vậy. Còn nếu làm bằng vật liệu composite thì sơn được pha trong dung môi ở quá trình chế tạo vỏ nên nó sẽ bền hàng chục năm. Nếu tính cho cả quá trình sử dụng thì mức giá thành vật liệu vỏ làm bằng composite dạng sandwich không phải là đắt. PV: Còn về tốc độ của chiếc tàu ngầm, theo ông Phan Bội Trân, với ưu điểm là nhẹ nên chiếc tàu ngầm mini của ông có thể chạy với tốc độ tới 50 hải lý/h. Là người từng công tác trong Hải quân, theo ông, tốc độ này có phải là vượt sức tưởng tượng không? “Cha đẻ” tàu ngầm Yết Kiêu Phan Bội Trân Với ưu điểm là nhẹ nên tàu ngầm của tôi chạy với tốc độ [khoảng 50 hải lý/h] hơn một chiếc tàu khu trục. Đó là một sự đột phá. Đại tá Bùi Sỹ Tạo: Đúng là vượt sức tưởng tượng. Tốc độ đó tương đương gần 100 km/h. Tốc độ này đối với một chiếc tàu chạy trên mặt nước cũng đã là rất khó chứ chưa nói đến là tàu ngầm. Những chiếc tàu ngầm hiện nay chạy nhanh cũng chỉ được 20 – 30 hải lý/h chứ đạt đến con số 50 là chưa có. Và thường tàu ngầm mà chạy nổi thì chậm hơn là chạy khi chìm. Trong cuộc đời của tôi chưa gặp chiếc tàu ngầm nào có thể chạy với tốc độ 50 hải lý/h. Theo Đại tá Đào Sỹ Tạo, tốc độ 50 hải lý/h của tàu ngầm mini là “vượt sức tưởng tượng”. (Trong ảnh: Tàu ngầm Yết Kiêu 1 của ông Phan Bội Trân trong lần thử nghiệm vào năm 2010). PV: Thưa Đại tá, ông có cho rằng với 10.000 USD có thể chế tạo vỏ cho một hạm đội tàu ngầm? Đại tá Bùi Sỹ Tạo: 10.000 USD tương đương hơn 200 triệu đồng. Điều này quá khó bởi như vật liệu chúng tôi sử dụng, lớp ngoài của vật liệu cũng đã hơn 1 triệu/mét vuông. Mà một chiếc tàu ngầm thì có diện tích đến hàng chục mét vuông nên với 10.000 USD để chế tạo vỏ cho một hạm đội tàu ngầm e rằng quá khó. Còn nếu sử dụng loại vật liệu rẻ tiền hơn nhiều thì khi đó, vấn đề được quan tâm nhất lúc ấy lại là khả năng chịu nén của vật liệu ấy khi tàu ngầm lặn sâu xuống. PV: Nếu ở vào vị trí của ông Phan Bội Trân thì ông sẽ làm như thế nào? Đại tá Bùi Sỹ Tạo: Để biến ý tưởng thành hiện thực thì cần một quá trình trong đó phải kết hợp với các cơ quan có khả năng để có thể thiết kế, đăng kiểm thiết kế và giám sát thi công. Đó là 3 giai đoạn quan trọng nhất để tạo ra một sản phẩm. Không một cá nhân nào có thể một mình tạo ra một chiếc tàu ngầm hoàn hảo mà phải cần đến nhiều người. Ý tưởng của anh Phan Bội Trân là rất hay và đó là một người giỏi nhưng làm sao có thể thông thạo hết tất cả các lĩnh vực trong hàng hải. Chính vì thế, để có thể tạo ra một sản phẩm thành công và hoạt động tốt thì nên kết hợp với nhiều cơ quan chức năng để thiết kế và thi công. Khi ra ngoài biển, còn rất nhiều yếu tố tự nhiên tác động như sóng, nước biển, tác động của các dòng chảy ngầm lên thân tàu… Đặc biệt là khả năng chịu áp lực khi cứ xuống sâu 10 mét thì áp suất tăng thêm 1 atmosphere, tương đương sức nặng của 1 tấn. Tôi rất quan tâm đến cái cửa và gioăng cửa. Nếu gioăng không đảm bảo thì đến độ sâu nào đó, có thể nước sẽ lọt vào trong tàu. Ngoài ra, còn các thiết bị điện tử khác trong tàu và chiếc ắcquy, vấn đề khi tác chiến, vũ khí… PV: Thưa Đại tá, với các tính năng nhẹ, rẻ, tốc độ cao, cha đẻ tàu ngầm Yết Kiêu cho rằng chiến thuật khi chiến đấu với mục tiêu là chiến thuật “bầy sói”: Nhiều tàu ngầm nhỏ bao vây, tấn công, tiêu diệt một mục tiêu lớn. Ông đánh giá như thế nào về chiến thuật này đối với tàu ngầm khi ông Phan Bội Trân cho biết tàu ngầm mini nếu được trang bị vũ khí thì sẽ sử dụng ngư lôi? Đại tá Bùi Sỹ Tạo: Trong chiến tranh hiện đại, nếu là mục tiêu cố định thì độ chính xác khi tấn công là rất cao. Nhưng nếu là mục tiêu di động và trên biển hoặc ngầm trong nước thì độ chính xác sẽ giảm đi. Ngư lôi hiện nay có 3 loại: Loại thứ nhất là tìm nhiệt (cứ vật nào phát ra nhiệt thì lao vào), loại thứ 2 là tiếng ồn (cứ vật nào phát ra tiếng ồn thì lao vào) và loại thứ 3 là ngư lôi cảm ứng kim loại. Nếu như nhiều tàu ngầm cùng bao vây một chiếc tàu khu trục và có thể cùng tấn công thì sẽ rối đội hình. Chưa biết chừng, mục tiêu của ngư lôi từ tàu ngầm lại không phải là tàu khu trục mục tiêu mà lại là tàu ngầm đồng đội. Bởi tàu ngầm hoạt động thì phát ra tiếng ồn (tiếng ồn nào gần nhất thì ngư lôi lao vào), chân vịt vẫn quay… Chiến thuật bầy sói thường sử dụng cho các xuồng mặt nước nhiều hơn. Tuy nhiên, khi bạn nhắc đến chiến thuật bầy sói và tàu ngầm mini có trang bị ngư lôi, tôi lại nghĩ đến việc nếu sử dụng trong hải quân thì sẽ trang bị loại tàu ngầm này ở các đảo. Nếu có mục tiêu tấn công đảo thì tàu ngầm sẽ hoạt động và tấn công. Khi đó, có thể hiệu quả của tàu ngầm sẽ cao hơn rất nhiều. Xin trân trọng cảm ơn Đại tá đã trả lời phỏng vấn! (Còn tiếp…) ======================== Nhớ thời mấy ông thợ cơ khí Việt mần cái tàu ngầm. Mấy vị tàn là giáo sư phản đối ầm ầm với đủ thứ kiến thức hàn lâm, cứ như đúng rùi. Bi wờ mấy cái tàu ngầm đó, nhấp nhổm trên biển thì các thày trí ngủ đó lặn mựa nó mất tiêu. Cái đểu nó ở chỗ không thấy họ tỏ ra xấu hổ khi chỉ trích người khác sai, nhưng chính họ lại sai.1 like
-
Nga không còn ủng hộ Trung Quốc sau phán quyết của PCA? Thứ sáu, 15/07/2016, 18:16 (GMT+7) (Thế giới) - Nếu như gần đây Nga tuyên bố ủng hộ các cuộc đối thoại song phương giữa Trung Quốc và các nước ASEAN liên quan tới những tranh chấp ở Biển Đông thì nay sau khi có phán quyết của Tòa Trọng tài, Moskva đã tỏ ra thận trọng. >> Trung Quốc triển khai tàu ngầm hạt nhân mới với mục đích gì? >> Sau đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ: Nga thông qua biện pháp gia tăng an ninh biên cương >> “Siêu quái vật” khổng lồ sẽ gây bất ổn trên Biển Đông >> Chuẩn Đô đốc Ấn Độ: Sẽ giúp các nước châu Á về an ninh hàng hải >> Xuất hiện hình ảnh máy bay ném bom Trung Quốc bay qua Scarborough Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov Trong cuộc họp báo ngày 14/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố Nga ủng hộ các nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc về phát triển Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, đồng thời cho biết, Nga giữ lập trường trung lập, không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp tại khu vực này. Tuy nhiên, diễn tiến của các sự kiện có liên quan trong thời gian gần đây đã khiến giới quan sát quốc tế phải suy ngẫm ít nhiều về lời tuyên bố này, và đã có không ít ý kiến trái chiều nhau. Vậy bản chất vấn đề nằm ở đâu? Trước hết, lời tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga được đưa ra sau 2 ngày kể từ khi có phán quyết của PAC về Biển Đông, điều đó cho thấy người Nga cần có thời gian cân nhắc trước khi đưa ra tuyên bố. “Quan điểm của Nga về tình hình ở Biển Đông trước sau như một và không thay đổi. Chúng tôi ủng hộ việc các bên tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển nói trên nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc không sử dụng vũ lực, tiếp tục tìm kiếm cách giải quyết các bất đồng bằng con đường chính trị và ngoại giao trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về luật biển năm 1982, cũng như trên tinh thần các văn bản ASEAN – Trung Quốc” – trích tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga. “Nga không tham gia vào vụ tranh chấp lãnh thổ này và cũng không đứng về phía nào. Chúng tôi tin rằng các bên liên quan phải tổ chức tham vấn và đàm phán theo cách họ tự xác định”, bà Zarakhova tuyên bố. Tại cuộc một họp báo thường kỳ trước đây, bà Zakharova đã phủ nhận thông tin của một số nhà ngoại giao quốc tế cho rằng Nga đã can thiệp vào vấn đề Biển Đông. “Chúng tôi tin rằng sự can thiệp của bên thứ ba sẽ càng khiến tình hình càng thêm trầm trọng. Nga không can thiệp vào tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông” – bà khẳng định. Như vậy đủ thấy Nga trước sau vẫn giữ lập trường trung lập trong vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực tế cũng còn một số điều vướng mắc cần lý giải. Trước tiên là trong dư luận có một số ý kiến cho rằng Nga từng ủng hộ chủ trương đàm phán song phương mà Trung Quốc luôn nằng nặc yêu cầu các bên tranh chấp phải tuân theo, như vậy có nghĩa Nga nghiêng về phía Trung Quốc (?). Nhưng có thực sự Nga ủng hộ chủ trương đó? Được biết, hồi cuối tháng Tư, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã có lời phát biểu khẳng định rằng vấn đề chủ quyền với các đảo ở Biển Đông cần được giải quyết chỉ thông qua đối thoại trực tiếp. “Lập trường của Nga về tình hình ở Biển Đông là không thay đổi – vấn đề này không nên quốc tế hóa, không một ai từ bên ngoài được can thiệp vào quyết định của họ” – ông Lavrov nói. “Có Công ước LHQ về luật biển, có Bộ Quy tắc cách ứng xử của các bên ở Biển Đông mà Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký kết, có những nguyên tắc chỉ đạo đã được thống nhất giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, đó chính là những yếu tố kim chỉ Nam để giải quyết bất kỳ vấn đề nảy sinh bao gồm cả tranh chấp lãnh thổ, thông qua đối thoại trực tiếp của các nước liên quan bằng phương cách chính trị và ngoại giao” – Ông Lavrov nói thêm. Đáng tiếc, giới ngoại giao quốc tế (bao gồm cả một số nước ASEAN) đã lý giải có phần sai lệch ý kiến này của Ngoại trưởng Nga. Ông nói “không nên quốc tế hóa” ngụ ý không nên có sự can thiệp của bên thứ ba, thứ tư, thứ n… vào vấn đề Biển Đông, chứ không phải không nên đưa vấn đề lên bàn nghị sự trên trường quốc tế, và ông cũng không hề có ý kiến nào phản đối việc Philippines kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế. Cụm từ “thông qua đối thoại trực tiếp của các nước liên quan” thì lại được lý giải (không rõ vô tình hay cố ý) là đối thoại song phương giữa từng nước với Trung Quốc (theo đúng ý đồ của Trung Quốc là bẻ đũa từng chiếc một), trong khi ý ông Lavrov có thể là các nước tham gia tranh chấp cùng đối thoại tập thể (theo chính sách bó đũa) với Trung Quốc để gia tăng áp lực. Ngoài ra còn có một số ý kiến cho rằng do bị cộng đồng quốc tế cô lập sau sự kiện sáp nhập Crimea và bùng nổ chiến sự ở Đông Ukraine, Nga phải xích lại gần hơn với Trung Quốc để tìm kiếm đồng minh, nên đã có một số động thái (dù không rõ ràng) ủng hộ Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông. Nhưng giờ đây, khi tòa án quốc tế ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, nếu Nga tiếp tục ủng hộ Bắc Kinh thì sự cô lập quốc tế có nguy cơ sẽ còn gia tăng, mà Nga thì không bao giờ mong muốn điều đó, vì vậy đành phải nhích xa một bước ra khỏi Trung Quốc bằng cách tuyên bố giữ lập trường trung lập trong vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những suy luận chưa có cơ sở thực tế vững chắc. Nhìn chung, trong lĩnh vực ngoại giao quốc tế ẩn chứa rất nhiều uẩn khúc lắt léo mà chỉ có người trong cuộc mới nắm rõ. Hãy chờ xem Nga, Mỹ, Trung Quốc, ASEAN sẽ có những động thái gì tiếp theo trong vấn đề này. (Theo Petrotimes) ==================== Bởi vậy, mới thấy rõ phân tích của ông Trần Công Trục rất xa lạ và đáng ngạc nhiên. Khi ông ta đặt vấn đề: "Trung - Mỹ đã thỏa hiệp, Biển Đông trở lại bình thường?"; và rằng: "Hoa Kỳ đang sử dụng kênh "ngoại giao thầm lặng" để thuyết phục Philippines, Indonesia, Việt Nam và các quốc gia châu Á khác không có những bước đi "tích cực tận dụng phán quyết trọng tài để phủ nhận ngay các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông". Ông cũng mô tả: Cách viết của ông Trần Công Trục khiến người ta tưởng rằng Trung Quốc sẽ "lùi" bởi phán quyết của Tòa PCA và biển Đông sẽ lặng sóng!? Nhưng với một tư duy hệ thống và sự hợp lý tổng hợp xuyên suốt mọi hiện tượng, sự kiện và vấn đề, lão Gàn xác định rằng: Đó chỉ là khoảng lặng giữa cơn mắt bão. Phát ngôn của Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc và thái độ của Nga đã cho thấy điều này. Hãy chờ xem. Riêng với nước Nga, lão luôn nhất quán rằng: Nếu không thể hỗ trợ Hoa Kỳ và Đồng Minh của họ , trong "Canh bạc cuối cùng" thì tốt nhất đừng dây dưa gì vào đây.1 like
-
Trung Quốc doạ tuần tra tự do hàng hải Biển Đông sẽ kết thúc ‘trong thảm họa’ Thanh Niên Online05:15 PM - 18/07/2016 Phúc Duy Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, Đô đốc Tôn Kiến Quốc cảnh báo những cuộc tuần tra đảm bảo tự do hàng hải của hải quân nước ngoài ở Biển Đông có thể kết thúc “trong thảm họa”. Tàu khu trục USS McCampbell và tàu sân bay USS Ronald Reagan (phía trước) tuần tra Biển Đông ngày 13.7.2016 - Hải quân Mỹ Tin liên quan Máy bay ném bom tầm xa Trung Quốc bay qua bãi cạn Scarborough Thượng đỉnh ASEM bế mạc, không đề cập Biển Đông trong tuyên bố chung Phó Tổng thống Mỹ: Trung Quốc phải tuân thủ luật quốc tế như mọi nước Đây được xem là lời cảnh báo dành cho Mỹ sau khi Washington dù không có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông nhưng đã nhiều lần điều tàu chiến tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông. Phát biểu trong một diễn đàn kín ở thủ đô Bắc Kinh ngày 15.7, ông Tôn nói một số quốc gia nhiều lần lợi dụng vấn đề tự do hàng hải để thổi phồng vấn đề Biển Đông, Reuters đưa tin ngày 18.7. “Khi nào tự do hàng hải ở Biển Đông bị đe dọa? Chưa bao giờ, trong quá khứ, hiện tại và tương lai miễn là không có ai chơi trò bịp bợm”, Reuters dẫn lời ông Tôn. Theo ông Tôn, Trung Quốc là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ tự do hàng hải ở Biển Đông và sẽ không để cho bất kỳ ai hủy hoại điều này. “Nhưng Trung Quốc nhất quyết phản đối cái được gọi là tự do hàng hải quân sự vốn đem đến những mối đe dọa quân sự, thách thức và không tôn trọng luật pháp quốc tế về biển”, ông Tôn cho hay, ám chỉ những cuộc tuần tra đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ trên Biển Đông. Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, Đô đốc Tôn Kiến Quốc Reuters “Kiểu tự do hàng hải quân sự như vậy đang phá hoại tự do hàng hải thật sự trên Biển Đông, và nó có thể kết thúc trong thảm họa”, ông Tôn doạ.Trước đó, Trung Quốc đã phản đối phán quyết của Toà trọng tài thường trực (PCA, trụ sở tại The Hague, Hà Lan) hôm 12.7 về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan vấn đề Biển Đông. Theo phán quyết của PCA, Bắc Kinh không có “quyền lịch sử” ở Biển Đông, không có cơ sở pháp lý cho cái gọi là “đường lưỡi bò” hay "đường chín đoạn" chiếm trọn gần cả Biển Đông. Bắc Kinh cũng đã giận dữ phản ứng trước việc các nước phương Tây và Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết, theo Reuters. Ông Tôn cho rằng lực lượng vũ trang Trung Quốc nên xem phán quyết của PCA là một động lực để tăng cường năng lực chiến đấu bảo vệ “chủ quyền và lợi ích quốc gia” ở Biển Đông. Trong một diễn biến khác liên quan đến Biển Đông, Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc ngày 18.7 tuyên bố một khu vực ở ngoài khơi phía đông đảo Hải Nam của Trung Quốc là vùng cấm tàu bè qua lại trong giai đoạn từ 19 - 21.7 do nước này tiến hành tập trận tại đây. Phúc Duy ======================= Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Từ trước lão Gàn tôi thường phát biểu rằng thì nà: Lão bảo kê đến hết tháng 10 Bính Thân Việt lịch, chiến tranh chưa xảy ra. Nay do vấn đề sức khỏe, lão xin rút lại chỉ bảo kê đến hết tháng 9 Bính Thân Việt lịch. Sau đó thì không biết. Thành thật xin lỗi.1 like