-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 16/07/2016 in all areas
-
Hậu phán quyết trọng tài, Biển Đông bình thường trở lại Ts Trần Công Trục 10:35 14/07/16 Thảo luận (10) (GDVN) - Hoa Kỳ đang sử dụng kênh "ngoại giao yên tĩnh" để thuyết phục Philippines, Indonesia, Việt Nam và các quốc gia châu Á khác không có những bước đi ... Bà Thái Anh Văn phái chiến hạm ra Ba Bình và "sai lầm lớn" Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bình luận nóng về phán quyết trọng tài Biển Đông Sau phán quyết trọng tài, Trung Quốc đã âm thầm hủy đường 9 đoạn? LTS: Biển Đông sẽ diễn biến ra sao sau khi Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 ra phán quyết vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc đang là tâm điểm chú ý của dư luận. Phản ứng chính thức của các bên nhìn chung tương đối bình tĩnh và kiềm chế, tuy nhiên dư luận vẫn băn khoăn lo lắng có thể có diễn biến bất ngờ hoặc căng thẳng leo thang do một số thông tin từ các bên liên quan. Tiến sĩ Trần Công Trục gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài bình luận của ông về vấn đề này, xin trân trọng gửi đến quý bạn đọc. Phán quyết của Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 về vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc là chiến thắng của công lý, luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, chiến thắng của hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp. Đằng sau sự vui mừng và chào đón nồng nhiệt của dư luận quốc tế về một phán quyết công bằng, khách quan, thượng tôn pháp luật, góp phần làm rõ nhiều vấn đề hệ trọng liên quan đến việc ứng dụng và giải thích UNCLOS 1982 ở Biển Đông, thì đồng thời cũng có không ít những lo lắng, băn khoăn về diễn biến tiếp theo trên Biển Đông sau phán quyết. Lo lắng băn khoăn ấy đến từ nhận định của một số học giả, nhà nghiên cứu quốc tế về khả năng phản ứng của Trung Quốc đối với phán quyết này, do họ vẫn tuyên bố "3 Không". Đồng thời đến từ phát biểu của một số quan chức Trung Quốc như ông Vương Nghị - Ngoại trưởng, ông Lưu Chấn Dân - Thứ trưởng Ngoại giao hay ông Thôi Thiên Khải - Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ. Trung - Mỹ đã thỏa hiệp, Biển Đông trở lại bình thường? Reuters ngày 13/7 cho biết, Hoa Kỳ đang sử dụng kênh "ngoại giao thầm lặng" để thuyết phục Philippines, Indonesia, Việt Nam và các quốc gia châu Á khác không có những bước đi "tích cực tận dụng phán quyết trọng tài để phủ nhận ngay các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông". Một quan chức ngoại giao Mỹ giấu tên nói với Reuters: "Những gì chúng tôi mong muốn là mọi thứ lắng xuống để những vấn đề này có thể được giải quyết một cách hợp lý thay vì cảm xúc". Mỹ đã gửi thông điệp này tới một số nước thông qua Đại sứ của mình, với một số nước khác thì Ngoại trưởng John Kerry hoặc Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter hay các quan chức cấp cao khác trực tiếp liên lạc, trao đổi. Washington phải nhanh chóng làm việc này sau khi Tiến sĩ Thái Anh Văn - nhà lãnh đạo Đài Loan điều chiến hạm đến Ba Bình, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) để tuần tra (trái phép), nhằm phản ứng với một nội dung phán quyết, rằng Ba Bình không có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế theo Điều 121, UNCLOS 1982. Đồng thời Hoa Kỳ cũng đặc biệt chú ý tới Indonesia trước thông tin nước này muốn đưa hàng trăm ngư dân đến quần đảo Natuna để khẳng định quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana tiết lộ, trước khi phán quyết được công bố, Ash Carter đã gọi cho ông thông báo rằng, Trung Quốc đã cam kết với Hoa Kỳ họ sẽ phản ứng kiềm chế, Washington cũng đưa ra cam kết tương tự. Ông chủ Lầu Năm Góc tìm kiếm một cam kết tương tự như vậy và đã nhận được điều đó từ ông Delfin Lorenzana. Như vậy có thể thấy những phát biểu ngoại giao của Trung Quốc sau phán quyết trọng tài đã khá kiềm chế và có xu hướng âm thầm chấp nhận một phần nội dung phán quyết bằng việc không nhắc gì đến "đường lưỡi bò" trong Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển ở Biển Đông ngày 12/7. Tôi cũng xin bổ sung thêm, trong tuyên bố về "chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển trên Biển Đông" của chính phủ Trung Quốc mà tôi vừa dẫn, cũng không nhắc gì đến bãi cạn Scarborough mà lâu nay họ vẫn đòi chủ quyền với tên gọi "đảo Hoàng Nham". Phải chăng đây là một dấu hiệu nữa cho thấy sự "thỏa hiệp" giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ? Còn những phát biểu mang màu sắc "3 Không" của ông Vương Nghị, Lưu Chấn Dân hay Thôi Thiên Khải có thể thấy đã có sự phân tầng, tuần tự chứ không ồ ạt, đồng loạt trên khắp các "mặt trận" như trước khi có phán quyết. Cá nhân tôi cho rằng, có thể xem đó như là một thái độ ứng xử "thích nghi" của các nhà ngoại giao Trung Quốc. Phải chăng tình hình Biển Đông sau phán quyết trọng tài sẽ có xu hướng cơ bản ổn định hơn? Các tranh chấp sẽ tiếp tục được xem xét, tìm cách giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, cho dù trên thực địa vẫn chưa vắng bóng những tàu chiến đi về xuôi ngược, những dàn hỏa tiễn, những nhóm người mặc quần áo rằn ri lăm le súng đạn? Tình hình nói trên liệu có cho phép cho chúng ta tin rằng dù sao thì chân lý và lẽ phải, công lý và luật pháp quốc tế có sức mạnh vô cùng, là phép màu hóa giải được mọi tranh chấp phức tạp? Phải chăng mọi thủ đoạn chính trị và ngoại giao hô hào vận động chống lại luật pháp quốc tế đều không mang lại hiệu quả, thậm chí còn mang lại những tác dụng ngược? Bởi vậy, chúng ta vui mừng vì công lý và lẽ phải chiến thắng, luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 được bảo vệ thì hòa bình, ổn định ở Biển Đông được bảo vệ, nhưng không có nghĩa là chúng ta nên lặp vết xe đổ - dùng cảm xúc, dùng các tuyên bố chính trị, ngoại giao để ứng xử với các vấn đề pháp lý như đã thấy trước phán quyết. Đây là lý do tại sao G-7, EU, ASEAN và các thành viên chủ chốt không ra một tuyên bố công khai kêu gọi Trung Quốc phải tuân thủ hoàn toàn phán quyết. Bởi cái gì đúng cái gì sai Hội đồng Trọng tài đã phán quyết rồi. Mọi tuyên bố chính trị, ngoại giao không thay đổi được gì, mà ngược lại có thể gây thêm mâu thuẫn, làm trầm trọng thêm tình trạng cạnh tranh không lành mạnh vì lợi ích hẹp hòi, vị kỷ của một nhóm thiểu số. Điều quan trọng nhất bây giờ là làm sao phán quyết được thực thi một cách thực chất, nghiêm túc và phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả của nó trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông. Phán quyết trọng tài là nền tảng cho một sự khởi đầu mới Đó là nhận định của cá nhân tôi, và cũng được chia sẻ bởi ngài cựu Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan trả lời phỏng vấn trên Nikkei Asian Review ngày 13/7. Phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc nên được xem, và nó có thể được chấp nhận như một sự mở đầu, một phần của việc xem xét các vấn đề liên quan đến Biển Đông trong tương lai. Cựu Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan, ảnh: Nikkei Asian Review. Ông Surin Pitsuwan tiết lộ, ASEAN đang xây dựng các chỉ tiêu với nhau và nhận ra rằng, hãy sử dụng phán quyết trọng tài như một trong những cơ sở để thúc đẩy tiến trình giải quyết vấn đề Biển Đông trong tương lai. Ngoại giao là một công việc luôn luôn đòi hỏi phải tìm kiếm những giải pháp cho các vấn đề nảy sinh liên tục và có vẻ rất khó khăn, nan giải do áp lực từ truyền thông, dư luận. Cá nhân tôi cho rằng, việc đầu tiên ASEAN và Trung Quốc có thể làm để thúc đẩy việc duy trì hòa bình, ổn định, luật pháp quốc tế ở Biển Đông là bàn bạc về bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Sở dĩ trước đây COC không đi đến đâu vì tranh cãi chủ yếu xung quanh phạm vi áp dụng nó. Tất nhiên Trung Quốc mong muốn và đòi hỏi áp dụng COC trong toàn bộ phạm vi đường 9 đoạn. Và tất nhiên không một quốc gia nào ven Biển Đông chấp nhận điều phi lý này. Bây giờ nhà nước Trung Quốc đã không còn nhắc đến yêu sách đường 9 đoạn nữa, mà chỉ có yêu sách với các thực thể là các đảo ở Biển Đông cùng với "quyền lịch sử với Biển Đông", pham vi bị nước này coi là tranh chấp đã thu hẹp hơn nhiều. Phán quyết trọng tài cho các bên một căn cứ pháp lý rất quan trọng, củng cố niềm tin và sự hợp tác khi chính thức tuyên bố, "quyền lịch sử" vô hiệu khi các thành viên đặt bút ký phê chuẩn UNCLOS 1982, và Trung Quốc không có "quyền lịch sử" đối với tài nguyên biển trong phạm vi đường 9 đoạn. Sau bài viết "Sau phán quyết trọng tài, Trung Quốc đã âm thầm hủy đường 9 đoạn?" đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 13/7 cũng có bạn đọc đặt câu hỏi với tôi rằng: "Giả sử một nước X nào đó kiện Việt Nam về việc tuyên bố quyền lịch sử và quyền chủ quyền vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa, nếu theo cách tiếp cận trong phán quyết vừa ban hành, thì liệu Tòa có ra phán quyết bác các quyền tương tự đối với Việt Nam như đã ra đối với Trung Quốc không? Việt Nam phải làm gì, chuẩn bị gì để Tòa không thể ra phán quyết kiểu như vậy?" Qua câu hỏi này có thể thấy dư luận đặc biệt quan tâm đến phán quyết trọng tài và những ảnh hưởng, tác động của nó đến Việt Nam. Điều này rất đáng hoan nghênh và chia sẻ. Còn về nội dung câu hỏi, tôi xin trả lời ngay rằng: Một là, Việt Nam không có tuyên bố nào về "quyền lịch sử", “chủ quyền lịch sử”. Đó là tuyên bố của Trung Quốc để biện minh cho “đường lưỡi bò” và quyền thụ đắc lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, cũng như một số thực thể khác trong Biển Đông. Để không bị lạc vào “mê hồn trận chủ quyền lịch sử” theo bài binh bố trận của Trung Quốc, tôi xin nhăc lại rằng quan điểm pháp lý của Việt Nam về quyền thụ đắc lãnh thổ đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là: Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, liên tục, hòa bình và rõ ràng. Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để khẳng định và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, đáp ứng đủ những điều kiện của nguyên tắc chiếm hữu thật sự mà Luật pháp và thực tiễn quốc tế đã và đang có hiệu lực. Căn cứ vào quy định của luật pháp quốc tế hiện hành, quan điểm “chủ quyền lịch sử”, “danh nghĩa lịch sử" hay “quyền lịch sử” hoàn toàn không phải là nguyên tắc phổ biến của luật pháp quốc tế. Đó là sản phẩm của chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi, ôm ấp tham vọng phục hồi tham vọng bá chủ thiên hạ, muốn thế giới đảo lộn để “đục nước béo cò”. Xin đừng nhầm lẫn đáng tiếc để có những suy nghĩ và hành động sai lầm, mất phương hướng đấu tranh. Hai là, trong luật pháp quốc tế không có khái niệm chung chung, mơ hồ như "vùng biển Hoàng Sa" hay "vùng biển Trường Sa", hoặc nói như Trung Quốc là "vùng biển phụ cận". Theo quy định của UNCLOS 1982 mà nước ta là một thành viên, các vùng biển của các nước ven biển, các quốc gia quần đảo có được sẽ bao gồm: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. Việc xác định phạm vi của chúng phải theo các tiêu chuẩn đã được thể hiện rõ trong các điều khoản liên quan của UNCLOS 1982 mà trong đó, không hề có quy định nào “chứa chấp” khái niệm vu vơ cái gọi là “quyền lịch sử”. Ngoài ra là biển cả, hay còn gọi là vùng biển quốc tế. Giữa các nước liền kề hoặc đối diện nhau, nếu các vùng biển này được xác lập một cách hợp pháp theo UNCLOS 1982 có chồng lấn, thì sẽ đàm phán giải quyết vùng chồng lấn. Hai bên không đàm phán được thì đưa ra cơ quan tài phán. Đối với Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam là nước có chủ quyền được xác lập hợp pháp theo hệ thống luật pháp và thực tiễn quốc tế về thụ đắc lãnh thổ chứ không phải UNCLOS 1982, trong đó chúng ta có đầy đủ bằng chứng lịch sử có giá trị pháp lý về thụ đắc lãnh thổ để chứng minh chủ quyền của mình với hai quần đảo này. Còn hiệu lực của 2 các thực thể cấu thành 2 quần đảo trong việc tính toán xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của chúng cũng phải tuân thủ đúng các quy định của UNCLOS 1982. Không thể tùy tiện giải thích, áp dụng các quy định của Công ước này như thế nào cũng được. Phán quyết trọng tài về các thực thể ở Trường Sa và toàn bộ quần đảo cho chúng ta những tham chiếu, ví dụ và giải thích hết sức cặn kẽ, thuyết phục và hữu ích. Bởi vậy, bạn đọc nào thực sự muốn quan tâm, tìm hiểu xem chúng ta nên đấu tranh với Trung Quốc để đòi lại chủ quyền Hoàng Sa như thế nào, đấu tranh bảo vệ ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa ra sao bằng con đường pháp lý, xin vui lòng đọc các bài phân tích của tôi đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam cũng như các báo khác thì có thể tìm được câu trả lời. Trước hết cần phải xác định được bản chất tranh chấp là gì, sau đó là xác định nguyên tắc pháp lý quốc tế nào là cơ sở giải quyết tranh chấp đó, sau đó mới đến bằng chứng, thủ tục... Trong khuôn khổ một bài viết, cá nhân tôi chỉ có thể mổ xẻ một lát cắt, một vấn đề mới có thể sáng rõ. Cũng như một vấn đề, một câu chuyện phải có mở đầu, diễn biến, kết thúc thì người đọc mới thấy được bản chất vấn đề, nội dung và thông điệp câu chuyện. Sẽ rất khó hình dung nếu chỉ "cắt mỗi khúc giữa" ra để nói cho ngắn gọn. Trong khi một câu hỏi đặt ra theo quán tính, ví dụ như nhiều người vẫn đặt câu hỏi tại sao Việt Nam chưa kiện Trung Quốc? Có nên kiện hay không? Trả lời một câu hỏi thôi cũng cần phải mổ xẻ rất nhiều vấn đề mang tính tổng thể và xuyên xuốt, tính đến hiệu ứng và hiệu quả, tính khả thi như: Kiện nội dung gì? Căn cứ pháp lý nào? Tiến trình ra sao? Chuẩn bị những gì? Khả năng thắng đến đâu? Thắng rồi khả năng thực thi đến đâu?... Nói như vậy để thấy rằng, một câu hỏi dư luận đặt ra tưởng chừng đơn giản, nhưng để trả lời nó không hề đơn giản, bởi sau đó là cả những vấn đề hệ trọng liên quan đến vận mệnh quốc gia. Vì thế, trước những vấn đề nóng bỏng liên quan đến độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của quốc gia dân tộc, chúng ta cần giữ một cái đầu lạnh để nghiên cứu và tìm hiểu thấu đáo mới có thể tìm ra bản chất vấn đề và con đường giải quyết. Ts Trần Công Trục =================== Tôi ít khi xem bài viết của ai đến hai lần, thường chỉ xem lướt qua để hiểu ý chính. Nhưng với bài viết của ông Trần Công Trục tôi đã xem đến hai lần. Và cũng hai lần như vậy với bài trước đó của ông - "Sau phán quyết trọng tài, Trung Quốc đã âm thầm hủy đường 9 đoạn?"- có thể còn phải xem tiếp một hai lần nữa trong khi viết bài này. Với cái nhìn từ cá nhân tôi, hoàn toàn chủ quan, duy ý chí và rất cá nhân, tôi nhận thấy rằng: bài viết của ông Trần Công Trục có một cái nhìn sai, ngay khi ông đặt vấn đề: "Biển Đông bình thường trở lại?" và Bắc Kinh "đã âm thầm hủy đường 9 đoạn?". Mặc dù ông để một dấu hỏi sau vấn đề được đặt ra để tỏ mình là người thân trọng và không áp đặt. Nhưng ngay cách đặt vấn đề đó, đã chứng tỏ cách nghĩ sai của ông. Trước khi chứng minh sai lầm của ông Trục, tôi muốn nhắc đến cái tít bài báo của phóng viên Kiều Oanh trên báo Thanh Niên, mà tôi rất thích "Phán quyết Biển Đông, rồi sao nữa?". Nó hay ở cái bổ ngữ đặt sau câu này: "rồi sao nữa?". Ngay từ cách đặt tít, bài báo của pv Kiều Oang đã đặt một câu hỏi cho tương lai của biển Đông đang sôi sùng sục với ba hạm đội của Bắc Kinh và hai hạm đội của Hoa Kỳ đang hiện diện ở Tây Thái Bình Dương. Nó mở ra một khả năng phân tích nhiều chiều cho mọi khả năng sẽ xảy ra ở Tây Thái Bình Dương, trong góc nhìn của từng cá nhân, sau phán quyết của Tòa PCA. Hay thật! "Tiên sư anh Tào Tháo". Nó còn hay ở chỗ: nó không xác định một xu hướng cụ thể, mà hoàn toàn mở để đi tìm một sự thật khách quan trong cái nhìn đa chiều về tương lai của biền Đông. Cho nên, nó khác hẳn cách đặt vấn đề của ông Trục, mang xu hướng định hướng cho cái sẽ xảy ra của ông này. Đó là ông đã đặt vấn đề không thể rõ ràng hơn về một biển Đông lặng sóng với câu: "Biển Đông bình thường trở lại?" và "Trung Quốc đã âm thầm hủy đường chín đoạn?". Cái dấu "?" khôn ngoan trong cách viết của ông, khiến tôi cũng chỉ giới hạn về cách đặt vấn đề của ông, chứ tôi không nói ông đã xác định một sự kiện sẽ xảy ra. Và ông đã sai với cách đặt vấn đề này. Bởi vì, Bắc Kinh không phải đợi đến lúc có phán quyết từ Tòa PCA thì họ mới nhận thức được chân lý và "âm thầm hủy đường chín đoạn" với dấu hỏi mà ông đã đặt vào sau cụm từ mà ông viết. Và cũng không phải vì thế mà biển Đông "bình thường trở lại", khi mà cộng đồng quốc tế đã có những văn bản liên quan, làm cơ sở cho chính phán quyết của Tòa PCA. Hay nói cách khác: Chính từ những văn bản luật pháp quốc tế liên quan đến chủ quyền biển đảo làm cơ sở cho phán quyết cảu Tòa PCA. Không thể có bất cứ một tòa án nào - về mặt chính danh có tính lý thuyết - lại phán quyết không dựa trên cơ sở luật pháp cả. Do đó, nếu Trung Quốc quan tâm đến luật pháp - là cơ sở phán quyết của Tòa PCA - thì họ đã không tấn công các đảo và lấn chiếm các hòn đảo này của Việt Nam và một số nước khác và không tạo ra cái "đường lưỡi bò" của họ. Cho nên, không thể vì phán quyết của Tòa PCA, làm họ ngay lập tức chợt "giác ngộ" chân lý nhanh như chớp vấn đề mà ông Trục đặt ra, mà trước đó họ đã diễn giải cơ sở luật pháp quốc tế về biển đảo như cách hiểu của họ. Đó là sai lầm của ông ngay từ cách đặt đầu bài. Còn nội dung bài viết này của ông Trục thì vô cùng tệ hại. Nó quá nhiều mâu thuẫn. Hãy xem lại các đoạn sau đây của ông Trục trong bài viết. Ông Trục đặt vấn đề: Vì sao Trung - Mỹ thỏa hiệp mà lại là một điều kiện để "Biển Đông trở lại bình thường?". Trung - Mỹ là cái gì mà quyết định sóng gió, hay bình thường ở biển Đông? Viết đến đây, có thể nhiều người cười tôi. Vì trên thực tế hai siêu cường nhất nhì thế giới này có thể quyết định thế giới bởi sức mạnh của họ. Nhưng giữa một thực tế và tính chính danh lại là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Việt Nam và nhiều nước khác vẫn đang bị Trung Quốc lấn chiếm biển đảo ở biển Đông thì rõ ràng không thể gọi là "bình thường" được. Chủ quyền quốc gia không phải do Trung - Mỹ thỏa hiệp. Đấy là tính chính danh của các chủ quyền lãnh thổ được bảo vệ bởi trách nhiệm của các chính phủ. Ông Trục có vẻ không hiểu về vấn đề này, nên đã chấp nhận, hoặc chính ông đã đặt cái tít như vậy. Cá nhân tôi xác định rằng: Không có vấn đề vì "Trung - Mỹ thỏa hiệp" mà "biển Đông trở lại bình thường", khi chủ quyền quốc gia còn bị xâm phạm. Sau cái tựa nhỏ "Trung - Mỹ đã thỏa hiệp, Biển Đông trở lại bình thường?" của ông Trục, ông đưa ra một loạt những dẫn chứng, chứng minh cho vấn đề mà ông đặt ra. Nội dung của phần này trong bài viết của ông, đã cho thấy không những đã xác định vấn đề và tự xóa đi dấu hỏi khôn ngoan của ông, sau cái tựa nhỏ, khi ông kết luận: Vâng! Nếu kết luận của ông đúng "Mọi tuyên bố chính trị, ngoại giao không thay đổi được gì" thì làm sao lại do "Trung - Mỹ đã thỏa hiệp" , mà "Biển Đông trở lại bình thường được" thưa ông? Mà nó do - như chính ông viết: Bởi cái gì đúng cái gì sai Hội đồng Trọng tài đã phán quyết rồi". Trong phần kết luận, ông Trục cũng viết: Đây lại là một mâu thuẫn rõ nét nữa của ông Trục - khi ông đã chứng minh cho vấn đề ông đặt ra "Trung - Mỹ đã thỏa hiệp, Biển Đông trở lại bình thường?" trong phần nội dung bài viết. Nếu "Trung - Mỹ thỏa hiệp" là nguyên nhân"Biển Đông trở lại bình thường" thì cần gì phải "thực thi một cách thực chất, nghiêm túc và phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả của nó trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông"? Mà nó phụ thuộc vào "Trung - Mỹ thỏa hiệp". như chính ông viết. Trong phần này của bài viết, cho thấy ông Trục lập luận đầy mâu thuẫn giữa tính chính danh của chủ quyền lãnh thổ phải được kiên quyết bảo vệ dưới bất cứ hình thức nào với thực tại sức mạnh chi phối của các siêu cường. Còn cá nhân tôi - tôi chỉ nhân danh cá nhân thôi - rằng: Dù Trung - Mỹ thỏa thuận như thế nào, chủ quyền biển đảo của Việt Nam có từ hàng trăm năm trước mà tổ tiên để lại phải thuộc về Việt Nam. Đây là tính chính danh của vấn đề. Tôi tin rằng: Ngay cả các thỏa thuận Mỹ - Trung là có thật thì các chính khách Mỹ - (Trung quốc tôi không biết) - cũng không bao giờ công khai thừa nhận họ đã thỏa thuận về quyền lợi của họ với Trung Quốc, bất chấp thực tế chủ quyền biển đảo của các quốc gia khác. Phần sau, ông Trục đã nhắc tới một vấn đề được đặt ra cho ông: Và ông đã giải thích như sau: Theo tôi thì chính ông Trục đã bị lạc vào cái mà ông gọi là "mê hồn trận chủ quyền lịch sử" nên đã bác bỏ thuật ngữ "chủ quyền lịch sử" của Việt Nam, khi ông cho rằng: "Đó là tuyên bố của Trung Quốc để biện minh cho “đường lưỡi bò” và quyền thụ đắc lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, cũng như một số thực thể khác trong Biển Đông". Tôi cần phải xác định rằng:Về nguyên tắc khi chân lý được xác định - thí dụ như chủ quyền quốc gia - thì nó phải đúng trong mọi trường hợp. Cho nên, chủ quyền quốc gia của Việt Nam phải được xác định ngay cả với khái niệm "chủ quyền lịch sử" và không thể đó chỉ là luận cứ riêng của Trung Quốc được. Và chủ quyền này, tôi đã khẳng định với cái nhìn riêng tôi từ lâu ngay trong topic này là: Bắc Kinh không thể lấy những di sản khảo cổ mà họ cho là dấu tích của người Trung Quốc, tìm thấy ở các nơi trên biển Đông để xác định "chủ quyền lịch sử'. Cũng từ rất lâu, tôi đã xác định rằng: Di vật khảo cổ không phải bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử. Do đó, tôi đã khẳng định rằng: "Chủ quyền lịch sử" của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chính là quyền sở hữu của các triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử. Ngay trong topic này và từ rất lâu, khi Bắc Kinh đưa ra những cái gọi là "di vật khảo cổ" chứng minh cho chủ quyền của họ, tôi đã xác định điều này. Một lần nữa tôi phải nhắc lại để nhấn mạnh rằng: Di vật khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử, như cái đám "hầu hết" ra rả mô tả khi phủ nhận cội nguồn lịch sử truyền thống của dân tộc Việt. Và rằng: Chân lý phải đúng trong mọi trường hợp. Cho nên không có vấn đề "chủ quyền lịch sử" chỉ là riêng luận cứ của Bắc Kinh. Chính ông Trục đã mô tả "chủ quyền lịch sử" của Việt Nam khi ông ta viết: Đây chính là nội dung khái niệm "chủ quyền lịch sử" của Việt Nam về các vấn để biển đảo ở biển Đông. Nhưng thật khó hiểu, khi ông Trục lại cho nó là "mê hồn trận" của Trung Quốc và khuyên mọi người không nên sa đà vào?! Việc ông Trục thừa nhận một chân lý, như: Trong đó ông cũng xác định :"Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để khẳng định và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình". Cho nên hoàn toàn mâu thuẫn đến khó hiểu, khi ông cho rằng: "Chủ quyền lịch sử" chỉ là quan điểm của Trung Quốc. Nếu ông chỉ xác định một thực tế hiện hữu và không thừa nhận luận cứ "chủ quyền lịch sử". Ông cũng xác định rằng: Tôi đồng ý với ông Trục về thực tại của các quy định, luật pháp quốc tế, có thể không chấp nhận "quyền lịch sử" khi ông viết: Tôi thừa nhận thực tế mà ông Trục mô tả - chứ không phải quan điểm của ông Trục - là việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam cần phải có căn cứ pháp lý theo luật pháp quốc tế. Nhưng điều đó không có nghĩa Việt Nam không xác định "chủ quyền lịch sử". Khi không xác định chủ quyền lịch sử - bằng chính khái niệm của ông Trục - là: "Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, liên tục, hòa bình và rõ ràng", thì rõ ràng trước một thực tại là với các vùng mà Trung Quốc đang chiếm đóng gần đây trên thực tế, người Việt sẽ đòi lại chủ quyền từ những cơ sở nào, khi trước đó không lâu, những vùng biển đó thuộc về Việt Nam? Không một quốc gia nào tự nhiên chỉ duy nhất căn cứ vào một giá trị luật pháp quốc tế để đòi hỏi chủ quyền - Nếu như không có những "chủ quyền lịch sử" trước đó của họ. Tôi xác định rằng: Luật pháp quốc tế trong việc đấu tranh bảo vệ và đòi lại chủ quyền lãnh thổ, là một yếu tố cần, nhưng không phải duy nhất để xác định chủ quyền, nếu như nó không có "chủ quyền lịch sử". Ông Trục cho rằng: Vâng! Việc ông đặt vần đề: " Đó là sản phẩm của chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi, ôm ấp tham vọng phục hồi tham vọng bá chủ thiên hạ, muốn thế giới đảo lộn để “đục nước béo cò”. Là hoàn toàn đúng với hành động lợi dụng chủ nghĩa dân tộc của Bắc Kinh, để sử dụng sức mạnh nội tại của dân tộc cho âm mưu của họ. Nhưng lòng tự trọng và có thể là tự hào dân tộc thì chắc ông và mọi người đều thấy rất cần thiết cho mỗi quốc gia và dân tộc của mình. Theo tôi, cần phải phân biệt rõ về lòng tự trọng của một dân tộc và việc lợi dụng của giới cầm quyền sử dụng vào mục đích của họ. Cho nên khi ông viết: Tôi cho rằng chính ông đã nhầm lẫn, giữa lòng tự trọng cần có của một dân tộc và sự lợi dụng bẩn thỉu của chủ nghĩa bá quyền. Tôi xác định rằng" Chính lòng tự trọng dân tộc và "chủ quyền lịch sử" về biển đảo của người Việt, đã quyết định cho cuộc đấu tranh đòi lại chủ quyền, bị Bắc Kinh chiếm hữu vô cớ. Một điều mâu thuẫn rất lớn nữa của ông Trục, lại chính là đoạn viết sau đây. Có lẽ cần phải nhắc lại rằng: Chính tôi cũng là một người xác định công khai ngay trong topic này - trước khi có kết quả của Tòa PCA - rằng: Việt Nam chưa cần thiết kiện Trung Quốc trong lúc này. Tôi nhắc lại là "trong lúc này". Nhưng với tôi thì đó là do những yếu tố khách quan tồn tại trên thực tế bởi nhiều tương tác phức tạp. Chứ không phải Việt Nam không thể kiện Trung Quốc. Còn với ông Trục, ông đã không thừa nhận luận cứ "chủ quyền lịch sử" và công khai xác định cuộc đấu tranh đòi lại chủ quyền biển đảo bằng con đường pháp lý: Và rằng: Nhưng chính ông lại không biết Việt Nam nên kiện như thế nào, qua đoạn sau đây: Ủa! Thế là thế nào? Đoạn trên ông vừa mới viết: "Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để khẳng định và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, đáp ứng đủ những điều kiện của nguyên tắc chiếm hữu thật sự mà Luật pháp và thực tiễn quốc tế đã và đang có hiệu lực" - Và ông cũng xác định việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên cơ sở pháp lý. Nay ông lại không biết "kiện nội dung gì?" và cũng không biết "Căn cứ pháp lý nào?", khi mà ngay cả "chủ quyền lịch sử" của Việt Nam, ông cũng khuyên là không nên ứng dụng. Vậy ý ông muốn thế nào cho chủ quyền biển đảo của Việt Nam do tổ tiên để lại, đang bị chiếm đóng bất hợp pháp bởi Trung Quốc?6 likes
-
3 likes
-
15/ 7 là hôm qua đây. ko biết thế nào, vì không để ý. Nhưng hôm nay 16/ 7, sau 1 ngày, Hanoi nóng đến 34 độ. PS: Đoán trước từ một tháng, chính xác đến ngày. Khí Tượng Thủy Văn Hoa Kỳ cũng không đủ trình để dự đoán như vậy.1 like
-
Hoàn Cầu: “Mỹ chuẩn bị kịch bản liên quân 8 nước bao vây Trung Quốc“ VietTimes 23/06/2016 06:38 GMT+7 VietTimes -- Khi hai nước Mỹ - Trung giao chiến, nếu Mỹ không giành được chiến thắng nhanh gọn, rất có thể Mỹ sẽ áp dụng chiến thuật truyền thống, phối hợp với Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ, Úc, Canada, Malaysia, thậm chí cả Đài Loan... tạo thành liên minh quân sự bao vây Trung Quốc, Hoàn Cầu dự báo. Trung Quốc hết sức lo ngại Mỹ sẽ lôi kéo các nước đối phó với Trung Quốc Như thế, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mối nguy hiểm có một không hai từ phía “8 nước liên quân”. Đây là khả năng có thể xảy ra, Trung Quốc không nên coi thường mà cần có sự chuẩn bị từ trước – bài viết được đăng trên mạng Trung Hoa với tựa đề: Một khi Trung – Mỹ khai chiến: Rất có thể Trung Quốc sẽ phải đối mặt với 8 nước liên quân mới. Thời báo Hoàn Cầu mới đây la lối: "Trong hai tuần tới, Mỹ dự định sẽ đưa tàu chiến vào lãnh hải trên biển Đông của Trung Quốc!". Ngày 7/6, tờ Thời báo hải quân của Mỹ đưa tin, từ tháng 5 trở lại đây, luôn có nguồn tin nói rằng Mỹ đang lên kế hoạch đưa tàu chiến vào vùng biển gần với các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông. Ba quan chức của Lầu Năm Góc tiết lộ, hải quân Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng và đang chờ đợi lệnh phê chuẩn cuối cùng của chính quyền tổng thống Obama. Ngày 8/6, tờ Thời báo tài chính của Anh dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết, tàu chiến Mỹ sẽ tiến vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, dự định kế hoạch sẽ được triển khai trong một tuần tới. Nhà Trắng đã từ chối bình luận về điều này đồng thời chỉ nói những hành động này thuộc phạm trù “cơ mật”. Ngày 8/6, hãng Reuters của Anh đưa tin, cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã phát biểu trong cuộc họp báo định kỳ rằng Trung Quốc đã chú ý đến bản tin này. Trước đó, Bộ ngoại giao Trung Quốc từng phát biểu rằng hoạt động tự do hàng hải không bao hàm việc tàu chiến, chiến đấu cơ nước ngoài có thể tùy tiện tiến vào lãnh hải và không phận của một quốc gia. Hoa Xuân Oánh nói: "Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những bản tin như thế này. Trong nhiều dịp tiếp xúc song phương và trong chuyến thăm Mỹ của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã có sự trao đổi sâu rộng về vấn đề biển Đông, do đó chúng tôi tin rằng phía Mỹ đã hiểu rất rõ về lập trường nguyên tắc của Trung Quốc. Điều chúng tôi mong muốn là phía Mỹ có thể nhận thức một cách khách quan, đúng đắn về cục diện Biển Đông hiện nay, cùng Trung Quốc phát huy vai trò mang tính xây dựng thực sự cho nền hòa bình, ổn định của khu vực Biển Đông". Ngày 8/6, Hứa Lệ Bình – chuyên gia của Viện nghiên cứu nghiến lược quốc tế và khu vực châu Á Thái Bình Dương thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc trả lời phỏng vấn Hoàn Cầu phán một cách hết sức vô lối rằng "Nếu Mỹ làm như vậy, chắc chắn sẽ khiến cục diện Biển Đông rối như mớ bòng bong. Điều này sẽ phát đi tín hiệu sai cho Philippines và Việt Nam, khiến hai quốc gia này có thể có những hành động mạo hiểm sau khi đánh giá sai về tình hình, đe dọa đến sự ổn định của Biển Đông". Cận cảnh một phần Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp, xây dựng thành đảo nhân tạo trái phép Còn Dự Chí Vinh – nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu phát triển hải dương Trung Quốc quả quyết, nếu quân đội Mỹ tiến vào “lãnh hải” của Trung Quốc và có những hành động mang tính xâm phạm, Trung Quốc sẽ ngăn chặn. Nếu chỉ là hoạt động đi qua thông thường, Trung Quốc sẽ cảnh cáo và bám sát để theo dõi. Bài viết chỉ ra rằng, từ lời phát ngôn của người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc có thể thấy, trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đã nhiều lần trao đổi với Mỹ trong các dịp tiếp xúc, nhưng Mỹ vẫn cố tình làm như vậy, đồng thời còn công khai nói với Trung Quốc, đây chẳng phải là hành vi khiêu khích ngang nhiên hay sao? Theo nguồn tin của truyền thông Mỹ, thực ra Mỹ đã nhiều lần ra tay, chỉ có điều không thông báo trước với Trung Quốc như lần này. Nguồn tin từ báo chí Mỹ cho biết, quân độ Mỹ đã xây dựng một kế hoạch tấn công Trung Quốc, chia Trung Quốc thành các chiến khu Đông Hải, chiến khu Nam Hải, chiến khu Không Thiên. Mặt khác, Mỹ còn đưa ra những suy đoán về kết quả chiến tranh, cho rằng cho dù là giao chiến ở biển Hoa Đông hay Biển Đông, Trung Quốc đều không thể giành chiến thắng. Tạm thời chưa nói đến kết quả thực tế thế nào, nhưng những thông tin này ít nhất cho thấy chính phủ và quân đội Mỹ đã nhiều lần lên kế hoạch tấn công quân sự nhằm vào Trung Quốc. Chỉ có điều Washington lo ngại Bắc Kinh sẽ dựa vào ưu thế về mặt địa lý tấn công căn cứ quân sự của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương bằng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Vì việc khai chiến hay không là do Mỹ quyết định, tuy nhiên tấn công thế nào, bao giờ kết thúc lại phụ thuộc vào Trung Quốc. Vì một khi súng đã nổ, với Trung Quốc là không có đường lùi, buộc phải đánh lại, báo chí Trung Quốc hô hào. Gần đây, cho dù là phương tiện truyền thông hay lời phát ngôn của phía quân đội Mỹ hay Trung Quốc, đều đề cập rất nhiều tới chiến tranh. Trung Quốc cho rằng những hành vi mang tính khiêu khích của Mỹ ngày càng xuất hiện nhiều hơn và nghiêm trọng hơn. Hai tàu sân bay thuộc Hạm đội số 3 của Mỹ là USS Carl Vinson và Ronald Reagan cũng từ Đông Thái Bình Dương tiến vào Tây Thái Bình Dương. Bắc Kinh cho rằng, bất luận nhằm mục đích gì, ít nhất đây cũng là một lời đe dọa. Tất cả những điều này tạo cho dư luận một cảm giác rằng vùng biển xung quanh Trung Quốc ngày càng sặc mùi thuốc súng của chiến tranh. Theo lời một nhà chiến lược của Mỹ, mối quan hệ Mỹ - Trung đã đến điểm tới hạn. Tác giả bài viết đặt ra câu hỏi rằng, chẳng lẽ mối quan hệ Trung - Mỹ đã đi tới bờ vực thẳm, buộc phải dùng chiến tranh để giải quyết ư? Trong một bài viết có tên gọi Cuộc chiến cả Mỹ và Trung Quốc đều không thể thua đã nêu rõ quan điểm này. Giả dụ Mỹ không quan tâm đến hậu quả, ngang nhiên chĩa súng vào Trung Quốc thì rất có thể cuộc chiến tranh này sẽ diễn ra rất dài, cho đến khi nào phân được thắng bại mới dừng. Báo Trung Quốc chủ quan nhận định rằng khi chiến tranh đã nổ ra thì cả Trung Quốc và Mỹ đều không thể để bại trận. Nếu chiến bại, chắc chắn Mỹ sẽ để mất lòng tin trước các nước đồng minh, vị thế bá chủ của Mỹ sẽ rớt thảm hại, Nhật Bản, Nga sẽ thừa cơ vùng lên, Việt Nam, Philippines sẽ “ngả về” phía Trung Quốc. Mỹ bị hất cẳng ra khỏi châu Á, chính sách tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương sẽ phá sản hoàn toàn, do đó Mỹ chỉ có thể chiến thắng mà không được phép chiến bại. Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ Máy bay trinh sát, săn ngầm P-8 Poseidon của Mỹ thường xuyên hoạt động ở Biển Đông Hải quân Mỹ và Nhật Bản tập trận chung trên biển Còn đối với Trung Quốc, sự thắng bại càng có mối liên hệ mật thiết với mối sinh tử tồn vong của quốc gia này. Nếu Mỹ bại trận, hậu quả nghiêm trọng nhất chỉ là rút khỏi châu Á, nhưng nếu Trung Quốc thua cuộc, đồng nghĩa với sự sụp đổ của chính quyền, bất ổn trong nội bộ quốc gia, đất nước chia tách, do đó bất luận thế nào cũng phải đánh thắng. Bài viết nhấn mạnh, ý tưởng Mỹ muốn chiến tranh để phân định lại càn khôn là phi thực tế, là hết sức nguy hiểm. Giả dụ không thể đánh nhanh thắng nhanh, và lại không thể thỏa hiệp, chắc chắn Mỹ sẽ dùng chiêu bài cũ là bắt tay với các nước Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ, Úc, Canada, Malaysia…, thậm chí cả Đài Loan để bao vây Trung Quốc. Đây là nguy cơ Trung Quốc cần đăc biệt cảnh giác vì rất có khả năng xảy ra. Lúc này, thái độ của Nga sẽ hết sức quan trọng, nếu Nga nghiêng về bên nào, cán cân chiến thắng sẽ nghiêng về bên đó, nếu Trung Quốc bắt tay với Nga, hình thành nên mặt trận song cường, chiến tranh thế giới thứ ba sẽ ập xuống đầu nhân loại... Viettimes.vn ======================= Cái này lão cũng nói lâu rùi mừ! Ngay trong topic này, rằng: Bây giờ quý zdị mới biết điều này à? Híc! Quý zdị tưởng rằng áp dụng Binh pháp Tôn Tử "Lùi vào đất chết, để ắt phải thắng" - theo kiểu dựa lưng vào bờ sông cắm trại, binh lính không còn đường lui nữa, nên buộc phải chiến đấu đến cùng, và chỉ có chiến thắng mới giành được sự sống, phải không? "nhưng nếu Trung Quốc thua cuộc, đồng nghĩa với sự sụp đổ của chính quyền, bất ổn trong nội bộ quốc gia, đất nước chia tách, do đó bất luận thế nào cũng phải đánh thắng". Quên nhanh đi nhá. Lão chưa bàn đến cuốn "Binh pháp Tôn Tử" chính thống đã thất truyền - vì vốn nó thuộc về Việt tộc - và chỉ còn là cuốn sách mang tính chiến thuật trong quân sự; mà lão muốn nói thẳng vào nội dung của vấn đề này: Khi "lùi vào đất chết, để ắt phải thắng" là khi binh lực hai bên tương đương, hoặc gần tương đương thì lúc đó, bên nào quyết tử sẽ thắng. Còn nếu binh lực yếu mà lùi vào đất chết thì...chết luôn. Lịch sử Tàu đã ghi nhận điều này. Nay các quý zdị Tàu hãy so sánh tương quan không chỉ quân lực mà là cả cái xã hội Tàu đầy bất công của quý zdị với Hoa Kỳ, thì chẳng là cái đinh gì. Kể cả khi quý zdị dùng đến đội quân thứ 5 - là Hoa Kiều ngay trên đất Mỹ. Bởi vậy, từ lâu lão Gàn đã phán rằng: Bắc Kinh mắc sai lầm chiến lược - cho "Giấc mơ Trung Hoa" - sai lầm bắt đầu khi các người đụng đến Việt Nam. Lão cũng nhắc nhở lại với các người rằng: Đây là "Canh bạc cuối cùng", nên rất khốc liệt. Nó không hiền như khi cuộc chiến tranh Lạnh kết thúc với sự sụp đố của khối Liên Xô. Nhắc tới Liên Xô, nhân đây lão cũng quảng cáo cho nước Nga rằng: Từ lâu, lão đã thường khuyên ngài Putin với một tư duy nhất quán rằng: Hãy hợp tác với Hoa Kỳ, ngay bây giờ cũng chưa muộn. Và hôm nay, nhân bình luận bài viết trên Vietimes, lão cũng nói luôn: Khối Nato chẳng phải ngẫu nhiên kéo quân đến biên giới phía Đông và Hắc Hải, khi mà nước Nga không có ý định chống lại họ. Cái mà người phát ngôn bộ ngoại giao của nước Nga cho rằng: "Nato tưởng tưởng ra một nguy cơ ở phía Đông". Thưa ngài Putin! Nato không tưởng tượng đâu. Họ cũng thừa hiểu nước Nga ko hề muốn gây sự với họ. Nhưng họ đề phòng nước Nga của ngài tham gia vào "canh bạc cuối cùng" và trở thành một đồng minh của Bắc Kinh. Lúc đó, buộc họ phải phản ứng với tư cách Đồng Minh của Hoa Kỳ. Thưa ngài Putin. Đấy là cái nhìn rất "chủ quan" duy ý chỉ của lão. Nhưng nó mang tính hợp lý tổng hợp. Và nếu lão lại "gặp may" mà nó đúng thì qua đó thấy rằng: Hoa Kỳ đã chuẩn bị chu đáo cho "canh bạc cuối cùng": Trung Quốc không phải Iraq. PS. Lão nghĩ đến một viễn cảnh chiến tranh khốc liệt có khả năng xảy ra mà thấy tội nghiệp. Trong tháng 8 Việt lịch có một ngày Thiên Xá và một giờ Thiên Xá. Rất hiếm hoi ngày giờ Thiên Xá xảy ra trong cùng một khoảng thời gian. Có thể sử dụng ngày giờ này để hóa giải chiến tranh. Nhưng nó nằm ngoài quyền năng của lão Gàn.1 like
-
Chính quyền Đài Loan có thể từ bỏ “đường 11 đoạn”, cho Mỹ thuê đảo Ba Bình sau phán quyết PCA?VietTimes 09/07/2016 09:53 GMT+71 đăng lại 2 liên quan VietTimes -- Nếu đây là sự thực thì rất đáng hoan nghênh, vì chính quyền Thái Anh Văn đã tôn trọng sự thực và luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, việc Đài Loan có từ bỏ tham vọng “chủ quyền chữ U” ở Biển Đông hay không còn chờ quan sát. Tân Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và người tiền nhiệm Mã Anh Cửu. Ảnh: tw.on.cc Tờ Tin tức bình luận Trung Quốc của Hồng Kông ngày 7/7 cho biết ngày 12/7 tới đây, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) sẽ công bố kết quả phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Đối với vấn đề này, bài báo đã phỏng vấn ông Khâu Nghị, cựu Ủy viên Lập pháp (nghị sĩ) Đài Loan, thành viên Hội đồng Viện nghiên cứu Kinh tế Đài Loan. Để bạn đọc có thêm thông tin tham khảo khách quan, Viettimes đăng lại nội dung chính của bài viết để độc giả tham khảo: Một khi kết quả phán quyết không có lợi cho Trung Quốc, phủ nhận sự tồn tại của "đường chữ U" (đường chín đoạn, đường lưỡi bò phoi pháp) chính là thời cơ tốt nhất để lãnh đạo đảo Đài Loan, bà Thái Anh Văn từ bỏ chủ quyền Biển Đông và "cho Quân đội Mỹ thuê đảo Ba Bình" (đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do Đài Loan chiếm đóng). Muốn xem thái độ của bà Thái Anh Văn đối với Biển Đông thì phải trước tiên so sánh với người tiền nhiệm, ông Mã Anh Cửu để tìm hiểu sự khác biệt. Ông Mã Anh Cửu "có thái độ rõ ràng, kiên định" đối với Biển Đông, nhưng bà Thái Anh Văn lại có thái độ "tiêu cực, mơ hồ, kín tiếng". Về chi tiết, ông Mã Anh Cửu khăng khăng kiên trì yêu sách "đường 11 đoạn" (vô lý, phi pháp) thời kỳ chính quyền Quốc Dân, tức là yêu sách "đường chín đoạn" do Trung Quốc áp đặt hiện nay. Trong khi đó, bà Thái Anh Văn chưa từng đề cập đến vấn đề "đường 11 đoạn" hay "đường 9 đoạn". Bà chỉ nói đến luật pháp quốc tế, chỉ nói rằng tranh chấp này cần được giải quyết bằng "thể chế đa phương". Khâu Nghị, cựu Ủy viên Lập pháp Đài Loan, thành viên Hội đồng Viện nghiên cứu Kinh tế Đài Loan. Ảnh: CRNTT. Mã Anh Cửu đã bất chấp sự phản đối của Việt Nam và Philippines, quyết đẩy mạnh xây dựng và "phòng thủ" (phi pháp) đối với đảo Ba Bình. Nhưng bà Thái Anh Văn lại nói một cách mơ hồ, phụ tá của bà thậm chí nói có ý từ bỏ, hơn nữa tiết lộ khả năng cho Mỹ thuê làm căn cứ. Bà Thái Anh Văn không hề phản bác hoặc làm rõ đối với những tin đồn này. Đối với phán quyết sắp tới của PCA, ông Mã Anh Cửu nói rằng Đài Loan không thừa nhận, không chấp nhận. Trong khi đó, bà Thái Anh Văn không nói trực tiếp, song nói rằng muốn căn cứ vào cơ chế xử lý tranh chấp theo luật pháp quốc tế để quyết định vấn đề chủ quyền Biển Đông và đảo Ba Bình. Việc xử lý vấn đề Biển Đông của ông Mã Anh Cửu đã gây sức ép rất lớn cho bà Thái Anh Văn, vì vậy, khi nhậm chức bà Thái Anh Văn đã thể hiện lập trường bảo vệ chủ quyền "đường 11 đoạn", nhưng sau đó đã "buông lỏng". Hiện nay, Mỹ mạnh mẽ điều 2 cụm tấn công tàu sân bay đến Biển Đông, trong khi đó Trung Quốc tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn có sự tham gia của 3 hạm đội lớn. Như vậy, đối đầu Trung-Mỹ đang diễn ra gay gắt. Trong tình hình này, đảo Ba Bình có vị trí trọng yếu trên Biển Đông, lại đang nằm trong tay Đài Loan. Cho nên, đảo Ba Bình "trở thành nơi tất yếu tranh chấp của nhà binh", làm cho Đài Loan có giá trị chiến lược được các bên cố gắng tận dụng. Tân Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn. Ảnh: epochtimes. Để thực hiện "Đài Loan độc lập", phải dựa vào sức mạnh của bên ngoài như Mỹ và Nhật Bản. Vì vậy, chiến lược Biển Đông của bà Thái Anh Văn chính là "liên kết với Mỹ và Nhật Bản, kết nối ASEAN, đối kháng với Trung Quốc, thực hiện mong muốn Đài Loan độc lập". Trong đó, "lôi kéo ASEAN" chính là "chính sách hướng Nam mới"; "liên kết với Mỹ và Nhật Bản" chính là bà Thái Anh Văn hy vọng kết hợp "đồng minh quân sự Mỹ-Nhật-Đài" cộng với khả năng từ bỏ Biển Đông. Một khi kết quả trọng tài của PCA được công bố, không thừa nhận sự tồn tại của "đường chữ U", bà Thái Anh Văn có thể tuyên bố "đường chữ U" không liên quan đến Đài Loan, đảo Ba Bình có thể "cho Mỹ thuê làm căn cứ quân sự", nhưng Đài Loan vẫn giữ quyền lợi khai thác chung tài nguyên Biển Đông. Mỹ cho rằng trọng tâm bá quyền thế giới hiện nay ở Biển Đông, đối thủ chính ở Biển Đông là Trung Quốc. Mỹ muốn tiến hành hiện diện quân sự mạnh mẽ ở Biển Đông để các nước đông minh Đông Á đi theo Mỹ. Nhưng Mỹ thiếu căn cứ ở Biển Đông, vì vậy họ muốn xây dựng lại căn cứ ở vịnh Subic, Philippines, muốn có thể sử dụng cảng Cam Ranh Việt Nam, nhưng hai khu vực đều có biến số. Ngoài ra, ở Australia cũng có sự thay đổi về chính trị, Thủ tướng không còn thân Mỹ, cảng Darwin cũng có biến số. Singapore luôn thực hiện cân bằng giữa Trung-Mỹ, cho nên, trong tình hình này, đảo Ba Bình đã trở thành căn cứ quân sự lý tưởng nhất của Mỹ ở Biển Đông. Một khi tiến vào sẽ có sức mạnh tuyệt đối để áp chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mỹ ngầm trợ giúp Philippines trong vụ kiện Biển Đông, nhưng Trung Quốc không thừa nhận. Mỹ từng chuyển sang yêu cầu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu (hiện đã rời nhiệm) từ bỏ chủ trương "đường chữ U" ở Biển Đông, nhưng Mã Anh Cửu không đồng ý, mà còn mạnh mẽ tuyên bố “chủ quyền” Biển Đông. Vì vậy, Mỹ muốn bà Thái Anh Văn từ bỏ chủ trương "đường chữ U" và nhận được đồng ý. Vì vậy, bà Thái Anh Văn và Đảng Dân Tiến đều cho rằng đây là việc của Quốc Dân Đảng và Tưởng Giới Thạch, từ bỏ "đường chữ U" chẳng có vấn đề gì. Đảo Ba Bình thuộc quân đảo Trường Sa, Việt Nam, hiện bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp. Ảnh: UDN. Nhưng sau khi từ bỏ “đường chữ U”, đảo Ba Bình sẽ trở nên “lẻ loi”... Do đó, nếu Đài Loan “cho Mỹ thuê đảo Ba Bình” thì vấn đề này sẽ được giải quyết. Vì vậy, kết quả trọng tài được công bố chính là thời cơ tốt nhất để bà Thái Anh Văn gửi món quà lớn cho Mỹ. Trên đây là nội dung chính của bài viết đăng tải quan điểm của một chuyên gia Đài Loan. Từ bài viết cho thấy, có thông tin cho rằng chính quyền Thái Anh Văn có khả năng từ bỏ yêu sách “đường 11 đoạn”. Nếu đây là sự thực thì rất đáng hoan nghênh, vì chính quyền Thái Anh Văn đã tôn trọng sự thực và luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề lãnh thổ là một vấn đề nhạy cảm. Nếu chính quyền Thái Anh Văn từ bỏ yêu sách “đường 11 đoạn” thì chắc chắn họ phải cân nhắc tới một bộ phận người Đài Loan đại diện là Mã Anh Cửu vẫn có “tham vọng” phi pháp ở Biển Đông. Do đó, việc Đài Loan có từ bỏ “chủ quyền” ở Biển Đông hay không còn chờ quan sát. Nếu Đài Loan từ bỏ yêu sách “đường 11 đoạn” (đường chữ U) ở Biển Đông thì rõ ràng cũng sẽ tác động mạnh tới yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc. Trung Quốc đưa ra yêu sách này là dựa trên yêu sách của Đài Loan. Hy vọng chính quyền Thái Anh Văn sửa chữa sai lầm của người tiền nhiệm, từ bỏ yêu sách chủ quyền ở Biển Đông vốn không thuộc về mình, tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ và tích cực bảo vệ luật pháp quốc tế, góp phần bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Khả năng Đài Bắc “cho Mỹ thuê đảo Ba Bình” có thể đã là một phương án đã được chính quyền mới ở Đài Loan tính tới, nhưng điều này rõ ràng sẽ gây tranh cãi và phản ứng bởi đây là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Viettimes.vn ====================== Tốt lắm! Điều này rất hợp ý với lão Gàn. Và lão đã phán điều này trước khi lệnh bà Thái Anh Văn ứng cử Tổng Thống Đài Loan. Lão đã phân tích rồi, nhưng bây giờ nhắc lại kỹ hơn ở đây. Đài Loan sẽ ghi điểm cực lớn cho vị thế của mình khi tuyên bố hủy đường Lưỡi bò mà chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố vào năm 1947 (Hoặc 1948), bởi những nguyên nhân sau đầy: 1/ Trên thực tế, việc tuyên bố "Đường lưỡi bò" của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, không đem lại lợi ích thực tế cho chính thể này. Mà chỉ góp phần làm nguyên cớ cho chính phủ Trung Quốc Đại Lục chiếm hữu trên thực tế. Điều này không khác gì tiếp tay cho Trung Quốc Lục địa chiếm hữu và sử dụng đường lưỡi bò, chống lại chính Đồng minh của Đài Loan là Hoa Kỳ. 2/ Việc từ bỏ tuyên bố "Đường lưỡi bò", nhân danh chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, sẽ được sự ủng hộ của hầu hết các nước trên thế giới và cả khối ASEAN vì phù hợp với quyền lợi của họ. Từ đó nâng cao vị thế ngoại giao của Đài Loan trong những quan hệ quốc tế và đặc biệt trong quan hệ với Hoa Kỳ, một đồng minh lớn nhất của Đài Loan. Chính thể Đài Loan cần hiểu rằng: Họ đang có những cố gắng vô vọng để khôi phục vị trí của họ tại Liên Hiệp Quốc, thì đây chính là cơ hội lớn để khôi phục vị trí này, trong hoàn cảnh thời thế hiện nay. 3/ Việc tuyên bố từ bỏ "Đường lưỡi bò", về tính chính danh thì không thể là cái cớ để Trung Quốc động binh tấn công Đài Loan. Vì đó không phải là tuyên bố độc lập của Đài Loan tách khỏi Trung Quốc. Ngược lại - về tính chính danh - Trung Quốc phải thừa nhận chính phủ Đài Loan tuyên bố từ bỉ "Đường Lưỡi bò" là phù hợp với chính sách "Một quốc gia, hai chế độ". Tức là chính sách "Một quốc gia, hai chế độ" từ Trung Quốc Đại lục sẽ phải thừa nhận tính hợp pháp của chính phủ Trung Hoa Dân quốc, trong đất nước Trung Hoa, trong tuyên bố từ bỏ "Đường lưỡi bò", mặc dù họ có thể không thực hiện. Như vậy Đài Loan hoàn toàn có lợi trong việc tuyên bố từ bỏ "Đường lưỡi bò", xét về mọi phương diện. Ngược lại, khăng khăng giữ tuyên bố đường lưỡi bò" sẽ đầy Đài Loan vào thế khó và có thể nói là nguy hiểm trong thời thế hiện nay, khi cuộc đối đầu Mỹ Trung đến hồi quyết liệt. Nếu chính thể Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố từ bỏ đường lưỡi bò, thì những khả năng xấu nhất có thể xảy ra là Trung Quốc Lục Địa tấn công đảo Ba Bình. Nếu Trung Quốc Lục địa thực hiện điều này thì không khác tấn công Đài Loan vốn được bảo vệ bởi những hiệp ước phòng thủ liên quan giữa Hoa kỳ và Trung Hoa Dân quốc. Nhưng xử lý thế nào với đảo Ba Bình thì việc trao cho Hoa Kỳ quản lý sẽ không chính danh. Riêng vấn đề này với lão Gàn là chuyện "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...", nhưng lão tin những chính khách già dặn của thế giới sẽ có thể đưa ra một giải pháp hợp lý. PS: Lão biết Đài Loan còn lấn cấn một số vấn đề khi tuyên bố bãi bỏ "Đường Lưỡi bò". Lão cũng không tiện nói toẹt những lấn cấn này ra đây. Nhưng lão khuyên rằng: Những lấn cấn đó chỉ là những chi tiết có khả năng khắc phục và cần giải pháp khắc phục, không nên coi là nguyên nhân dừng lại.1 like