-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 14/07/2016 in all areas
-
Phán quyết Biển Đông, rồi sao nữa? Thanh Niên Online08:23 PM - 12/07/2016 Sau phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) bác bỏ quyền lịch sử phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, quả bóng đang nằm trong chân Philippines - nước đang đứng giữa bị đơn Trung Quốc và đồng minh Mỹ. Ngư dân Philippines trông chờ phán quyết của PCA để họ có thể quay lại ngư trường truyền thống ở Scarborough trên Biển Đông.AFP Tin liên quan Trung Quốc bác bỏ phán quyết Biển Đông của Tòa trọng tài thường trực Việt Nam hoan nghênh Toà trọng tài đưa ra phán quyết cuối cùng vụ kiện Biển Đông Niềm vui của người Philippines ngày phán quyết vụ kiện Biển Đông Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ 'quyền lịch sử' của Trung Quốc ở Biển Đông Trong thời gian qua, ngay cả trước phán quyết đã được cộng đồng quốc tế dự đoán trước của PCA, Trung Quốc đã tích cực thuyết phục Philippines trong hậu trường để “bỏ qua phán quyết” mà nhận những hợp đồng phát triển kinh tế trông có vẻ rất béo bở của Trung Quốc. Không ai lạ gì chiến thuật của Trung Quốc: đem kinh tế ra mà “tán tỉnh”, mua chuộc và khi cần thì đe dọa các nước láng giềng để đổi lại các phản ứng có lợi cho Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Ngay sau phán quyết Biển Đông của Tòa trọng tài thường trực (PCA), Tân Hoa Xã đưa tin Trung Quốc bác bỏ phán quyết, cho rằng nó không có giá trị pháp lý và không có cơ sở. Vẫn cái chiến thuật đó, nhưng sau phán quyết của PCA - cho rằng Trung Quốc không có “quyền lịch sử” ở Biển Đông, cái Trung Quốc gọi là “đường chín đoạn” không có cơ sở pháp lý - Philippines đang nắm một lợi thế lớn. Báo Financial Times ngày 12.7 dẫn ý kiến của nhà phân tích chính trị Richard Heydarian thuộc Đại học De La Salle ở Manila (Philippines) cho rằng chắc chắc Tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte sẽ tận dụng hiệu ứng đòn bẩy từ phán quyết của PCA để khiến Bắc Kinh phải nhượng bộ. Nhưng tận dụng theo chiều hướng nào là đề tài mà cả thế giới đang quan tâm. Mỹ - nước góp tiếng nói quan trọng trong vấn đề Biển Đông - chắc chắn gây sức ép với đồng minh Philippines để phản ứng mạnh mẽ, đi cùng quan điểm tự do hàng hải, tự do hàng không trên Biển Đông của Mỹ. Chắc chắn Mỹ mong muốn từ phán quyết của PCA mà có thêm sự đồng thuận mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế để phản đối chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, trong đó phản ứng của Philippines là rất quan trọng. Tàu chiến Mỹ tuần tra trên Biển Đông Hải quân Mỹ Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang làm tất cả những gì có thể để ngăn Philippines không làm Trung Quốc bẽ mặt thêm nữa. Ông Zhu Feng, giám đốc Trung tâm Trung Quốc về nghiên cứu hợp tác Biển Đông tại Đại học Nam Kinh (Trung Quốc) cho biết chiến thuật của Trung Quốc trong việc đổi thỏa thuận kinh tế với các nước láng giềng để được lợi trong vấn đề Biển Đông có hẳn một cái tên, tạm dịch là “gác bất đồng để cùng phát triển”. “Nếu (Philippines) chọn giải pháp thực dụng, đây tất nhiên là điều Trung Quốc mong muốn, miễn là phán quyết của tòa được gác qua một bên”, ông Zhu nói. Báo China Daily hồi tuần trước, tức trước khi có phán quyết của PCA, đã “bắn tin” rằng Bắc Kinh sẵn sàng khởi động đàm phán về hợp tác phát triển trong lĩnh vực tài nguyên cũng như nghiên cứu khoa học “nếu chính quyền Philippines gác qua một bên phán quyết của tòa”. Báo chí Trung Quốc đồng loạt hồ hởi “gợi ý” về đủ lĩnh vực hợp tác như dầu mỏ và khí đốt, chia sẻ ngư trường chung, nghiên cứu khôi phục rặng san hô trên Biển Đông… Trong khi đó, Mỹ - ít nhất là trước công chúng – đã không đề cập gì tới chuyện hợp tác kinh tế giữa đồng minh Philippines và Trung Quốc. Theo nhà phân tích Heydarian thì: “Sẽ là sai lầm nếu nói rằng Mỹ không muốn nhìn thấy sự đồng thuận. Tôi nghĩ Mỹ thực sự mong muốn giải pháp ngoại giao hiệu quả và nhìn thấy Trung Quốc tôn trọng các nước láng giềng, không phải theo cái kiểu cá lớn nuốt cá bé”. Quả bóng đang nằm trong chân nhà lãnh đạo Philippines, ông Rodrigo Duterte Reuters Trong khi tổng thống vừa mãn nhiệm của Philippines, ông Benigno Aquino theo đuổi chính sách cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông (ông Aquino là người đã lãnh đạo Philippines đưa vụ kiện Biển Đông lên PCA), tân Tổng thống Rodrigo Duterte dường như lại theo đuổi một chính sách khác, mềm mỏng hơn với Trung Quốc. Không phải vô cớ mà trong tuyên bố bác bỏ phán quyết của PCA, Tân Hoa Xã đã nhấn mạnh “ phán quyết không có giá trị pháp lý này là do chính quyền cũ của Philippines đưa ra". Tân tổng thống Philippines Rodrigo Duterte – người theo chủ nghĩa dân túy khi tranh cử đã đưa ra những lời hứa mạnh mẽ vực dậy nền kinh tế đất nước - đang đứng trước một quyết định rất quan trọng sau phán quyết của PCA. Có thể ông cần sự đầu tư của Trung Quốc để thực hiện lời hứa của mình. Nhưng nếu thế thì hãy chờ xem ông tin tưởng Trung Quốc đến đâu. Kiều Oanh ===================== Thấy cái tít giật cực kỳ hay, đáng mặt nhà báo. Nhưng mà lão Gàn chỉ khen cái tít thôi nhá. Còn nội dung thì hổng có ý kiến, ý cò gì. Đơn giản là vì chưa xem. Lão thấy cái tít đặt ra một zdấn đề rất ư là "giật tít", khiến cho những ai thích "chém gió", phân tích, phân teo, xủ wẻ như lão phải chạm máu nghề nghiệp, nên cứ coppi vào đã. "Phán quyết Biển Đông, rồi sao nữa?".Hay! "Tiên sư anh Tào Tháo". Nhưng thôi. Tạm dừng ở đây. Phân tích đến nơi đến chốn để xác định "rồi sao nữa", nó mất thì giờ lắm. Về cơ bản thì lão cũng đã nói rùi: Từ nay đền hết tháng 10 Bính Thân Việt lịch, thiên hạ tha hồ "chém gió", ý kiến nhiều chiều, quan điểm, chính kiến nhiều loại. Nhưng sự thật của diễn tiến khách wan thì chỉ có một và không phụ thuộc vào nhận định chủ quan của con người. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Híc!3 likes
-
Vượng Báo: Nếu Đài Loan từ bỏ Biển Đông, khả năng Trung Quốc chiếm đảo Ba Bình sẽ tăng mạnh Lê Việt Dũng Thứ Ba, ngày 12/7/2016 - 15:10 VietTimes -- Tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày 11/7 cho hay, ngày 12/7, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc sẽ đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông, quan hệ Trung-Mỹ có thể tiếp tục căng thẳng. Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA). Ảnh: BBC Anh. Tại Đài Loan, nhà cầm cầm quyền Đảng Dân Tiến luôn thực hiện chính sách "thân Mỹ, xa lánh Trung Quốc", sẽ đối mặt với sự lựa chọn khó khăn, do Đài Loan đang chiếm đóng đảo Ba Bình của Việt Nam (một cách bất hợp pháp). Một số tờ báo Đài Loan ngày 10/7 đồng loạt cho rằng một khi bà Thái Anh Văn từ bỏ Biển Đông thì sẽ đụng vào "giới hạn" của Trung Quốc, gây ra "hậu quả rất nghiêm trọng" đối với quan hệ hai bờ. Tờ Thời báo Tự do Đài Loan ngày 10/7 cho biết đối với ảnh hưởng của vụ kiện Trung Quốc của Philippines, Bộ An ninh Quốc gia Đài Loan đã đưa ra dự đoán về các khả năng, trong đó có khả năng xấu nhất. Sau khi PCA đưa ra phán quyết, Bà Thái Anh Văn có thể đích thân lên tiếng bày tỏ lập trường, hoặc dùng hình thức "tuyên bố" để xác định phương hướng hoạt động của Đài Loan trên Biển Đông trong tương lai. Nhà lãnh đạo Đài Loan, bà Thái Anh Văn. Có chuyên gia nhận định, nhà cầm quyền Đảng Dân Tiến sẽ không nhắc đến vấn đề "đường 11 đoạn" (đường chữ U, Trung Quốc gọi là "đường chín đoạn"). Nguồn tin của tờ Vượng báo Đài Loan trong bài viết ngày 10/7 suy đoán, trường hợp "xấu nhất" là PCA phán quyết đảo Ba Bình (thuộc chủ quyền của Việt Nam, đang bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp) là "đá", nhưng cho rằng "khả năng này tương đối thấp". Nếu trường hợp này xảy ra, Đài Loan có thể sẽ tuyên bố phán quyết này của PCA "không có hiệu lực pháp lý", Đài Loan sẽ không chấp nhận và không thừa nhận. Đồng thời, người tiền nhiệm vừa về vườn, ông Mã Anh Cửu vẫn cố bám víu lấy vấn đề Biển Đông. Tờ Thời báo Tự do Đài Loan ngày 10/7 tiết lộ, Hội nghiên cứu Luật quốc tế Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) đến ngày 14/7 tới sẽ tổ chức "Tọa đàm vụ kiện trọng tài Biển Đông", ông Mã Anh Cửu sẽ có mặt và lên tiếng. Dự đoán, ông Mã tiếp tục nhắc lại lập trường cũ, đồng thời kêu gọi nhà cầm quyền Đảng Dân Tiến phải tiếp tục kiên trì lập trường của ông ta, tức là bảo vệ cái gọi là "chủ quyền" Biển Đông. Cựu lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu. Ảnh: Thời báo Tự do Đài Loan. Hồi tháng 3/2016, ông Mã Anh Cửu đã mời các thành viên của Tiểu ban Biển Đông thuộc Hội nghiên cứu Luật quốc tế Trung Hoa Dân Quốc trong đó có luật sư Trần Trường Văn để đưa ra "ý kiến" lên PCA, có ý đồ ngăn chặn PCA ra phán quyết xác định đảo Ba Bình là "đá". Ngày 9/7, Chủ tịch Đảng Thân Dân Đài Loan, ông Tống Sở Du đã ngang nhiên tuyên bố "(Đài Loan) tuyệt đối không thể nhượng bộ chủ quyền Biển Đông". Ngoài ra, ông Tống khuyến nghị các bên liên quan ở Biển Đông cùng xây dựng "cơ chế đường dây nóng qua lại Biển Đông" để máy bay, tàu thuyền của các bên đi lại được tự do và an toàn. Trong nội bộ Đảng Dân Tiến Đài Loan cũng có ý kiến chủ trương từ bỏ Biển Đông. Hơn nữa, vừa qua, nhà cầm quyền Thái Anh Văn đã rút tàu hộ vệ (tàu tuần duyên) lớp 100 tấn khỏi đảo Ba Bình. Tờ Thời báo Hoàn Cầu bêu xấu rằng hành động này có "động cơ không tốt". Tuy nhiên, đến chiều ngày 10/7 Lực lượng tuần duyên Đài Loan đã điều tàu tuần duyên Vĩ Tinh lớp 1.800 tấn xuất phát từ Đài Loan đến đảo Ba Bình (hành động triển khai này là bất hợp pháp), nhưng tờ Tin tức Liên hợp Đài Loan cho rằng, họ không hề cho biết khi nào thì điều tàu hộ vệ lớp 100 tấn quay trở lại đảo Ba Bình. Tàu tuần duyên Vĩ Tinh lớp 1.800 tấn, Lực lượng tuần duyên Đài Loan đang chạy tới đảo Ba Bình thuôc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành động triển khai này của Đài Loan là bất hợp pháp. Ảnh: UDN Đài Loan. La Trí Chính, ủy viên lập pháp (nghị sĩ) của Đảng Dân Tiến cho biết chính quyền Thái Anh Văn sẽ không nói đến "vùng biển lịch sử" hoặc "chủ quyền" để tránh nói "trùng" với lập trường của phía Trung Quốc. Tờ Vượng Báo Đài Loan ngày 10/7 cho rằng từ khi lên cầm quyền đến nay, tân lãnh đạo Đài Loan bà Thái Anh Văn chưa hề đề cập một chữ nào đến "đường chữ U" trước đây, rõ ràng đã cân nhắc tới lập trường của Mỹ. Nhưng, từ bỏ "đường chữ U" thực chất chính là từ bỏ các đảo ở Biển Đông. Có chuyên gia cho rằng một khi kết quả trọng tài phủ định sự tồn tại của "đường chữ U", nhà lãnh đạo Thái Anh Văn sẽ cho Mỹ thuê đảo Ba Bình. Do đó, khả năng Bắc Kinh điều quân đội đến chiếm trước đảo Ba Bình sẽ tăng mạnh. Tờ Thời báo Trung Quốc ngày 10/7 cho rằng để hàn gắn quan hệ hai bờ, nhà lãnh đạo Thái Anh Văn gần đây liên tiếp "tung bóng" với hy vọng dựa vào người của "phe Lam" làm chủ tịch Quỹ Giao lưu Hai bờ (Đài Loan) để khắc phục thiếu sót cơ chế trao đổi chính thức của hai bờ sau ngày bà Thái Anh Văn nhậm chức Tổng thống Đài Loan (20/5/2016). Tuy nhiên, động thái chính sách Biển Đông của bà Thái Anh Văn sau khi PCA đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines có thể sẽ ảnh hưởng đến phương hướng quan hệ hai bờ. Tình hình Biển Đông sẽ rất phức tạp Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc đoán rằng nếu bà Thái bày tỏ lập trường đi theo Mỹ thì không chỉ sẽ tiếp tục làm xấu đi quan hệ hai bờ, mà còn có thể bị Trung Quốc tin rằng bà Thái sẽ thúc đẩy "Đài Loan độc lập". Tân Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte. Ảnh: Straitstimes Singapore. Tờ Tin tức bình luận Trung Quốc cho rằng nhìn vào các phát biểu của bà Thái Anh Văn về vấn đề Biển Đông, chủ trương Biển Đông của bà khác hẳn với nhà cầm quyền Đảng Quốc Dân (đảng phái thân Bắc Kinh). Bài viết này xúi giục Bắc Kinh tìm cách ngăn chặn Đảng Dân Tiến trở thành người hỗ trợ cho Mỹ trong vấn đề Biển Đông, từ đó làm ảnh hưởng to lớn đến tình hình Biển Đông và quan hệ hai bờ trong tương lai. Từ bài viết này cho thấy, Trung Quốc rất lo lắng khả năng Đài Loan dưới thời bà Thái Anh Văn từ bỏ "đường 11 đoạn" trở thành hiện thực, khiến yêu sách "đường 9 đoạn" vô lý, phi pháp của Bắc Kinh trở nên vô nghĩa. Diễn biến tình hình Biển Đông thời thời gian tới sẽ rất phức tạp, đánh cờ Biển Đông chuyển ngoặt sang một trang mới. Chính quyền mới Đài Loan do bà Thái Anh Văn lãnh đạo đã tạo ra một mối lo to lớn cho Bắc Kinh về khả năng Đài Loan ngày càng rời xa Trung Quốc. Mối lo này sẽ còn kéo dài chừng nào Đảng Dân Tiến còn nắm quyền ở Đài Loan. Ở Philippines, ông Rodrigo Duterte vừa lên nắm quyền, các quan điểm của ông còn đang gây tranh cãi, nhưng thực chất nội dung các phát biểu của các nhà lãnh đạo mới Philippines cho thấy, Philippines đang vận dụng một sách lược ngoại giao linh hoạt hơn để chuẩn bị cho giai đoạn mới – giai đoạn hậu phán quyết của PCA, tạo không gian cho Philippines xoay xở tốt hơn trong thời gian tới để bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia. Philippines chắc chắn không bao giờ từ bỏ "chủ quyền" và "quyền lợi biển" của họ. Philippines có thể cùng “chia sẻ” tài nguyên với Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình dựa trên các quy định của UNCLOS, chứ không phải hợp tác vô nguyên tắc. Nói chung, tình hình Biển Đông thời gian tới sẽ diễn biến rất phức tạp. Đánh giá kỹ tình hình, vận dụng khôn khéo sách lược ngoại giao và các sách lược khác để bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia sẽ vượt qua được các thách thức. ======================== Xem nào. Xem thiên hạ chém gió những gì nào? * Chắc Mỹ không đến nỗi ngu đi thuê cái đảo Ba Bình chết tiệt này. Còn Trung Quốc tấn công chiếm đảo Ba Bình thì lại chứng tỏ có những thằng ngu mới xuất hiện trên thế gian. * * Chiêu trò cả. Không nằm ngoài dự đoán của lão Gàn. Nhưng thui, không wan trọng, lão không bàn. *** Ồi giời ơi! Tưởng gì chứ cái này lão phán lâu dồi.3 likes
-
Thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc sau phán quyết Biển Đông Thứ tư, 13/07/2016, 21:08 (GMT+7) (Quốc tế) - Lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải lựa chọn giữa việc bị coi là xem thường luật pháp quốc tế với sức ép trong nước đòi phản ứng quyết liệt với phán quyết Biển Đông. Tàu khu trục Mỹ tuần tra gần đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông. Ảnh: US Navy Tòa Trọng tài hôm 12/7 bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, đẩy Bắc Kinh vào một câu hỏi hóc búa hơn về cách phản ứng: Phớt lờ luật pháp quốc tế, hay nhượng bộ láng giềng và Mỹ nhưng bị dư luận trong nước chỉ trích. Phản ứng đầu tiên của Trung Quốc sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết là tuyên bố không tuân thủ. Theo giới phân tích, việc công khai chấp nhận bất kỳ phần nào của phán quyết sẽ là rủi ro chính trị cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã tuyên bố sẽ không thỏa hiệp về cái ông gọi là “chủ quyền” của Bắc Kinh trên Biển Đông. WSJ dẫn nhận định của các nhà ngoại giao quốc tế cho rằng để xoa dịu công chúng trong nước, Trung Quốc nhiều khả năng duy trì những lời công kích chống lại tòa án, Mỹ và Philippines, đồng thời tiếp tục các động thái quân sự ở Biển Đông trong vài tuần và vài tháng tới. Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua đã nhắm mục tiêu chỉ trích vào các nước phương Tây sau phán quyết, nói rằng họ cố tình kìm hãm sự trỗi dậy của Bắc Kinh. “Đây là sợi dây trói buộc hão huyền phương Tây tung ra vào thời điểm chiến lược, trong một nỗ lực vô ích để chấm dứt sự phát triển của Trung Quốc”, hãng này viết. Họ lặp lại khẳng định trước đó của ông Tập rằng Trung Quốc “không gây rắc rối, nhưng cũng không sợ gặp rắc rối”. “Việc hoàn toàn phớt lờ phán quyết sẽ dễ dàng dẫn đến các cuộc đụng độ và áp lực ngoại giao lớn hơn”, trong khi việc hoàn toàn tuân thủ phán quyết “về cơ bản là không thể” đối với Trung Quốc, Shen Dingli, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Fudan ở Thượng Hải, nói. Bắc Kinh khó có thể chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng tài do chịu áp lực từ dư luận và phong trào dân tộc chủ nghĩa trong nước, khi ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt với lời kêu gọi phản ứng quyết liệt hơn với phán quyết của Tòa Trọng tài. “Nếu Trung Quốc tiếp tục dùng lời nói mà không có hành động, không khiến cho Philippines chịu áp lực và thiệt hại cụ thể, làm sao chúng ta có thể ngăn các quốc gia tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông khác học theo phương pháp của họ?”, Gao Cheng, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương, thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói. Ngay cả những người trẻ tuổi ở nước này cũng đang lên tiếng bác bỏ phán quyết của tòa án. “Chúng tôi không thể tin một vụ kiện kỳ lạ như vậy lại có thể được chuyển tới The Hague, thủ phủ của luật pháp quốc tế”, Xinhua dẫn lời sinh viên Peng Qinxuan nói. Một sinh viên khác tên Wang Zhili cho rằng truyền thông phương Tây “đã quá phiến diện về vụ việc”. Geoff Raby, cựu đại sứ Australia tại Trung Quốc cho rằng đây là thời điểm nguy hiểm về chính trị đối với ông Tập. Chiến dịch chống tham nhũng đã khiến ông có nhiều đối thủ trong giới tinh anh. Bất kỳ dấu hiệu yếu đuối nào khi đối mặt với điều được nhiều người Trung Quốc coi là “sự sỉ nhục quốc gia” sẽ là cái cớ chính đáng cho họ công kích ông. Sức ép quốc tế Dưới áp lực từ dư luận trong nước, Trung Quốc có thể có một loạt phản ứng đối với phán quyết của Tòa Trọng tài, như rút khỏi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) – cơ sở pháp lý của phán quyết, bắt đầu cải tạo tại bãi cạn Scarborough – thực thể họ kiểm soát từ năm 2012, và tuyên bố lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) tại Biển Đông. Tuy nhiên, những động thái này sẽ phải đối mặt với phản ứng mạnh mẽ từ quốc tế, và giảm cơ hội để Trung Quốc đạt được thỏa thuận với Manila. Mỹ đã bố trí một cụm tàu sân bay chiến đấu ở Biển Đông trong vài tuần qua và đã cảnh báo Bắc Kinh không lập ADIZ trên Biển Đông hay cải tạo bãi cạn Scarborough. Các nhà phân tích cho rằng, về lâu dài, việc Trung Quốc không thể dần điều chỉnh yêu sách Biển Đông của mình phù hợp với phán quyết sẽ làm tăng cơ hội xảy ra các vụ kiện mới, và có nguy cơ biến Bắc Kinh thành nước đứng ngoài vòng pháp luật quốc tế. Việc này cũng sẽ làm suy yếu tuyên bố lâu nay của Bắc Kinh rằng họ là người che chở cho các quốc gia yếu hơn, đồng thời làm xói mòn mục tiêu khác của ông Tập là đưa Trung Quốc lên vị thế dẫn đầu cộng đồng quốc tế, sánh ngang với Mỹ. Nếu Trung Quốc tăng cường sức ép với các láng giềng trong khu vực, họ có thể khiến các nước ASEAN thúc đẩy quan hệ quốc phòng gần gũi hơn với Mỹ, để đối trọng với sức mạnh của Trung Quốc. Ngay cả Indonesia, nước từng bày tỏ quan điểm trung lập với các tranh chấp trên Biển Đông, gần đây cũng bị cuốn vào căng thẳng, sau một loạt vụ đụng độ với tàu Trung Quốc ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna, nơi Jakarta tuyên bố là nằm trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của mình. “Việc duy trì các nguyên tắc của luật pháp quốc tế trong thực tế lại có lợi về lâu dài cho Trung Quốc, bởi đó là cơ hội tốt nhất để Bắc Kinh có thể tránh khỏi cuộc xung đột quân sự tại khu vực vốn gắn liền với sự trỗi dậy của họ. Trung Quốc không cần công khai thừa nhận các nguyên tắc đó, mà có thể ngầm thực hiện thông qua việc thay đổi từ từ hành vi và giọng điệu ở Biển Đông”, William Burke-White, giáo sư luật tại Đại học Pennsylvania, Mỹ, nhận định. (Theo Vnexpress) ================= Chưa cần đến Tòa Trọng tài, từ lâu lão Gàn đã phán: Trung Quốc đã chết cứng từ lâu rùi. Tòa Trọng tài đã chứng tỏ tính phi lý của Bắc Kinh ở biển Đông và xác định tính chính danh cho việc bảo vệ tự do hàng hải của Hoa Kỳ. Việc đâm tàu cá, phá tàu tôm của Trung Coóc, từ nay là vi phạm trắng trợn luật pháp Quốc tế. Đồng thời từ nay, tất cả những cuộc thương lượng song phương, mà thỏa thuận nằm ngoài phán quyết của Tòa, sẽ không có "cơ sở khoa học". Hì.2 likes
-
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, ông bà xưa khuyên nhủ con cháu phải kiêng kỵ những điều cấm phạm phải trong tâm linh để tránh gặp những điều bất trắc. Dưới đây là danh sách những vật dụng không nên đem đốt vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, vận may của bản thân theo kinh nghiệm của người xưa… 1. Hình chụp không nên đốt Nhiều người sau khi ly hôn thì những hình ảnh kết hôn trước đây không biết xử lý thế nào, cách mà nhiều người thường hay làm là dùng lửa đốt đi cho sạch sẽ không để lại dấu vết. Nhưng việc đốt hình thường sẽ gây những hệ quả không tốt như: tranh cãi, bệnh tật, tinh thần không còn phấn chấn… Vì thế phải thận trọng. 2. Quần áo không nên đốt Theo kinh nghiệm dân gian, quần áo rất không nên đốt, nếu quá cũ thì có thể mang cho hoặc bỏ đi chứ đừng đốt. Vận rủi của việc đốt quần áo là có thể bị đại nạn bất ngờ. Hãy lưu ý! 3. Sách không nên đốt Không quý trọng sách lại mang vứt bỏ hoặc đốt là việc đại bất kính, sẽ chịu hậu quả. Ví như có nhiều người con cái học hành không tốt hoặc đần độn… thường có quan hệ đến việc này. Nếu sách không đọc đến hay không thích thì có thể biếu tặng hoặc tích trữ lại, điều này nhất định bạn phải ghi nhớ. 4. Vật phẩm theo sát bên mình Những vật phẩm gần gũi với mình, hoặc dùng lâu chắc hẳn cũng mang lại cảm xúc, có phần linh tính trong đó, vì thế tốt nhất không nên đốt. Ví như có người đốt ví tiền, vận rủi của việc này thường là không giữ được tiền bạc, dễ xui xẻo về đường của cải. 5. Tóc không nên đốt Tóc là phần dư của máu, vì thế tóc rất quan trọng. Vận rủi của việc đốt tóc thường là hay bị đau đầu, bị lừa gạt, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến vận mạng về tình cảm. Cần nhấn mạnh đặc biệt là vào tháng Giêng âm lịch, tuyệt đối kỵ đốt những thứ này. Trong cuộc sống có những phong tục hoặc kinh nghiệm chú ý một chút vẫn hơn, chỉ có lợi cho công việc cũng như cuộc sống. Theo daikynguyenvn.com @ khi có người chết đuối chưa tìm thấy xác , người ta thường dùng các vật như quần áo , đồ dùng của người đó ném xuống sông .để sau 1 thời gian xác sẽ dc tìm thấy hoặc nổi lên tại khu vực đó đây là hiện tượng đồng thanh tương ứng , đồng khí tương cầu trong phong thủy ^_^1 like
-
Chính quyền Đài Loan có thể từ bỏ “đường 11 đoạn”, cho Mỹ thuê đảo Ba Bình sau phán quyết PCA?VietTimes 09/07/2016 09:53 GMT+71 đăng lại 2 liên quan VietTimes -- Nếu đây là sự thực thì rất đáng hoan nghênh, vì chính quyền Thái Anh Văn đã tôn trọng sự thực và luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, việc Đài Loan có từ bỏ tham vọng “chủ quyền chữ U” ở Biển Đông hay không còn chờ quan sát. Tân Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và người tiền nhiệm Mã Anh Cửu. Ảnh: tw.on.cc Tờ Tin tức bình luận Trung Quốc của Hồng Kông ngày 7/7 cho biết ngày 12/7 tới đây, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) sẽ công bố kết quả phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Đối với vấn đề này, bài báo đã phỏng vấn ông Khâu Nghị, cựu Ủy viên Lập pháp (nghị sĩ) Đài Loan, thành viên Hội đồng Viện nghiên cứu Kinh tế Đài Loan. Để bạn đọc có thêm thông tin tham khảo khách quan, Viettimes đăng lại nội dung chính của bài viết để độc giả tham khảo: Một khi kết quả phán quyết không có lợi cho Trung Quốc, phủ nhận sự tồn tại của "đường chữ U" (đường chín đoạn, đường lưỡi bò phoi pháp) chính là thời cơ tốt nhất để lãnh đạo đảo Đài Loan, bà Thái Anh Văn từ bỏ chủ quyền Biển Đông và "cho Quân đội Mỹ thuê đảo Ba Bình" (đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do Đài Loan chiếm đóng). Muốn xem thái độ của bà Thái Anh Văn đối với Biển Đông thì phải trước tiên so sánh với người tiền nhiệm, ông Mã Anh Cửu để tìm hiểu sự khác biệt. Ông Mã Anh Cửu "có thái độ rõ ràng, kiên định" đối với Biển Đông, nhưng bà Thái Anh Văn lại có thái độ "tiêu cực, mơ hồ, kín tiếng". Về chi tiết, ông Mã Anh Cửu khăng khăng kiên trì yêu sách "đường 11 đoạn" (vô lý, phi pháp) thời kỳ chính quyền Quốc Dân, tức là yêu sách "đường chín đoạn" do Trung Quốc áp đặt hiện nay. Trong khi đó, bà Thái Anh Văn chưa từng đề cập đến vấn đề "đường 11 đoạn" hay "đường 9 đoạn". Bà chỉ nói đến luật pháp quốc tế, chỉ nói rằng tranh chấp này cần được giải quyết bằng "thể chế đa phương". Khâu Nghị, cựu Ủy viên Lập pháp Đài Loan, thành viên Hội đồng Viện nghiên cứu Kinh tế Đài Loan. Ảnh: CRNTT. Mã Anh Cửu đã bất chấp sự phản đối của Việt Nam và Philippines, quyết đẩy mạnh xây dựng và "phòng thủ" (phi pháp) đối với đảo Ba Bình. Nhưng bà Thái Anh Văn lại nói một cách mơ hồ, phụ tá của bà thậm chí nói có ý từ bỏ, hơn nữa tiết lộ khả năng cho Mỹ thuê làm căn cứ. Bà Thái Anh Văn không hề phản bác hoặc làm rõ đối với những tin đồn này. Đối với phán quyết sắp tới của PCA, ông Mã Anh Cửu nói rằng Đài Loan không thừa nhận, không chấp nhận. Trong khi đó, bà Thái Anh Văn không nói trực tiếp, song nói rằng muốn căn cứ vào cơ chế xử lý tranh chấp theo luật pháp quốc tế để quyết định vấn đề chủ quyền Biển Đông và đảo Ba Bình. Việc xử lý vấn đề Biển Đông của ông Mã Anh Cửu đã gây sức ép rất lớn cho bà Thái Anh Văn, vì vậy, khi nhậm chức bà Thái Anh Văn đã thể hiện lập trường bảo vệ chủ quyền "đường 11 đoạn", nhưng sau đó đã "buông lỏng". Hiện nay, Mỹ mạnh mẽ điều 2 cụm tấn công tàu sân bay đến Biển Đông, trong khi đó Trung Quốc tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn có sự tham gia của 3 hạm đội lớn. Như vậy, đối đầu Trung-Mỹ đang diễn ra gay gắt. Trong tình hình này, đảo Ba Bình có vị trí trọng yếu trên Biển Đông, lại đang nằm trong tay Đài Loan. Cho nên, đảo Ba Bình "trở thành nơi tất yếu tranh chấp của nhà binh", làm cho Đài Loan có giá trị chiến lược được các bên cố gắng tận dụng. Tân Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn. Ảnh: epochtimes. Để thực hiện "Đài Loan độc lập", phải dựa vào sức mạnh của bên ngoài như Mỹ và Nhật Bản. Vì vậy, chiến lược Biển Đông của bà Thái Anh Văn chính là "liên kết với Mỹ và Nhật Bản, kết nối ASEAN, đối kháng với Trung Quốc, thực hiện mong muốn Đài Loan độc lập". Trong đó, "lôi kéo ASEAN" chính là "chính sách hướng Nam mới"; "liên kết với Mỹ và Nhật Bản" chính là bà Thái Anh Văn hy vọng kết hợp "đồng minh quân sự Mỹ-Nhật-Đài" cộng với khả năng từ bỏ Biển Đông. Một khi kết quả trọng tài của PCA được công bố, không thừa nhận sự tồn tại của "đường chữ U", bà Thái Anh Văn có thể tuyên bố "đường chữ U" không liên quan đến Đài Loan, đảo Ba Bình có thể "cho Mỹ thuê làm căn cứ quân sự", nhưng Đài Loan vẫn giữ quyền lợi khai thác chung tài nguyên Biển Đông. Mỹ cho rằng trọng tâm bá quyền thế giới hiện nay ở Biển Đông, đối thủ chính ở Biển Đông là Trung Quốc. Mỹ muốn tiến hành hiện diện quân sự mạnh mẽ ở Biển Đông để các nước đông minh Đông Á đi theo Mỹ. Nhưng Mỹ thiếu căn cứ ở Biển Đông, vì vậy họ muốn xây dựng lại căn cứ ở vịnh Subic, Philippines, muốn có thể sử dụng cảng Cam Ranh Việt Nam, nhưng hai khu vực đều có biến số. Ngoài ra, ở Australia cũng có sự thay đổi về chính trị, Thủ tướng không còn thân Mỹ, cảng Darwin cũng có biến số. Singapore luôn thực hiện cân bằng giữa Trung-Mỹ, cho nên, trong tình hình này, đảo Ba Bình đã trở thành căn cứ quân sự lý tưởng nhất của Mỹ ở Biển Đông. Một khi tiến vào sẽ có sức mạnh tuyệt đối để áp chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mỹ ngầm trợ giúp Philippines trong vụ kiện Biển Đông, nhưng Trung Quốc không thừa nhận. Mỹ từng chuyển sang yêu cầu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu (hiện đã rời nhiệm) từ bỏ chủ trương "đường chữ U" ở Biển Đông, nhưng Mã Anh Cửu không đồng ý, mà còn mạnh mẽ tuyên bố “chủ quyền” Biển Đông. Vì vậy, Mỹ muốn bà Thái Anh Văn từ bỏ chủ trương "đường chữ U" và nhận được đồng ý. Vì vậy, bà Thái Anh Văn và Đảng Dân Tiến đều cho rằng đây là việc của Quốc Dân Đảng và Tưởng Giới Thạch, từ bỏ "đường chữ U" chẳng có vấn đề gì. Đảo Ba Bình thuộc quân đảo Trường Sa, Việt Nam, hiện bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp. Ảnh: UDN. Nhưng sau khi từ bỏ “đường chữ U”, đảo Ba Bình sẽ trở nên “lẻ loi”... Do đó, nếu Đài Loan “cho Mỹ thuê đảo Ba Bình” thì vấn đề này sẽ được giải quyết. Vì vậy, kết quả trọng tài được công bố chính là thời cơ tốt nhất để bà Thái Anh Văn gửi món quà lớn cho Mỹ. Trên đây là nội dung chính của bài viết đăng tải quan điểm của một chuyên gia Đài Loan. Từ bài viết cho thấy, có thông tin cho rằng chính quyền Thái Anh Văn có khả năng từ bỏ yêu sách “đường 11 đoạn”. Nếu đây là sự thực thì rất đáng hoan nghênh, vì chính quyền Thái Anh Văn đã tôn trọng sự thực và luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề lãnh thổ là một vấn đề nhạy cảm. Nếu chính quyền Thái Anh Văn từ bỏ yêu sách “đường 11 đoạn” thì chắc chắn họ phải cân nhắc tới một bộ phận người Đài Loan đại diện là Mã Anh Cửu vẫn có “tham vọng” phi pháp ở Biển Đông. Do đó, việc Đài Loan có từ bỏ “chủ quyền” ở Biển Đông hay không còn chờ quan sát. Nếu Đài Loan từ bỏ yêu sách “đường 11 đoạn” (đường chữ U) ở Biển Đông thì rõ ràng cũng sẽ tác động mạnh tới yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc. Trung Quốc đưa ra yêu sách này là dựa trên yêu sách của Đài Loan. Hy vọng chính quyền Thái Anh Văn sửa chữa sai lầm của người tiền nhiệm, từ bỏ yêu sách chủ quyền ở Biển Đông vốn không thuộc về mình, tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ và tích cực bảo vệ luật pháp quốc tế, góp phần bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Khả năng Đài Bắc “cho Mỹ thuê đảo Ba Bình” có thể đã là một phương án đã được chính quyền mới ở Đài Loan tính tới, nhưng điều này rõ ràng sẽ gây tranh cãi và phản ứng bởi đây là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Viettimes.vn ====================== Tốt lắm! Điều này rất hợp ý với lão Gàn. Và lão đã phán điều này trước khi lệnh bà Thái Anh Văn ứng cử Tổng Thống Đài Loan. Lão đã phân tích rồi, nhưng bây giờ nhắc lại kỹ hơn ở đây. Đài Loan sẽ ghi điểm cực lớn cho vị thế của mình khi tuyên bố hủy đường Lưỡi bò mà chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố vào năm 1947 (Hoặc 1948), bởi những nguyên nhân sau đầy: 1/ Trên thực tế, việc tuyên bố "Đường lưỡi bò" của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, không đem lại lợi ích thực tế cho chính thể này. Mà chỉ góp phần làm nguyên cớ cho chính phủ Trung Quốc Đại Lục chiếm hữu trên thực tế. Điều này không khác gì tiếp tay cho Trung Quốc Lục địa chiếm hữu và sử dụng đường lưỡi bò, chống lại chính Đồng minh của Đài Loan là Hoa Kỳ. 2/ Việc từ bỏ tuyên bố "Đường lưỡi bò", nhân danh chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, sẽ được sự ủng hộ của hầu hết các nước trên thế giới và cả khối ASEAN vì phù hợp với quyền lợi của họ. Từ đó nâng cao vị thế ngoại giao của Đài Loan trong những quan hệ quốc tế và đặc biệt trong quan hệ với Hoa Kỳ, một đồng minh lớn nhất của Đài Loan. Chính thể Đài Loan cần hiểu rằng: Họ đang có những cố gắng vô vọng để khôi phục vị trí của họ tại Liên Hiệp Quốc, thì đây chính là cơ hội lớn để khôi phục vị trí này, trong hoàn cảnh thời thế hiện nay. 3/ Việc tuyên bố từ bỏ "Đường lưỡi bò", về tính chính danh thì không thể là cái cớ để Trung Quốc động binh tấn công Đài Loan. Vì đó không phải là tuyên bố độc lập của Đài Loan tách khỏi Trung Quốc. Ngược lại - về tính chính danh - Trung Quốc phải thừa nhận chính phủ Đài Loan tuyên bố từ bỉ "Đường Lưỡi bò" là phù hợp với chính sách "Một quốc gia, hai chế độ". Tức là chính sách "Một quốc gia, hai chế độ" từ Trung Quốc Đại lục sẽ phải thừa nhận tính hợp pháp của chính phủ Trung Hoa Dân quốc, trong đất nước Trung Hoa, trong tuyên bố từ bỏ "Đường lưỡi bò", mặc dù họ có thể không thực hiện. Như vậy Đài Loan hoàn toàn có lợi trong việc tuyên bố từ bỏ "Đường lưỡi bò", xét về mọi phương diện. Ngược lại, khăng khăng giữ tuyên bố đường lưỡi bò" sẽ đầy Đài Loan vào thế khó và có thể nói là nguy hiểm trong thời thế hiện nay, khi cuộc đối đầu Mỹ Trung đến hồi quyết liệt. Nếu chính thể Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố từ bỏ đường lưỡi bò, thì những khả năng xấu nhất có thể xảy ra là Trung Quốc Lục Địa tấn công đảo Ba Bình. Nếu Trung Quốc Lục địa thực hiện điều này thì không khác tấn công Đài Loan vốn được bảo vệ bởi những hiệp ước phòng thủ liên quan giữa Hoa kỳ và Trung Hoa Dân quốc. Nhưng xử lý thế nào với đảo Ba Bình thì việc trao cho Hoa Kỳ quản lý sẽ không chính danh. Riêng vấn đề này với lão Gàn là chuyện "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...", nhưng lão tin những chính khách già dặn của thế giới sẽ có thể đưa ra một giải pháp hợp lý. PS: Lão biết Đài Loan còn lấn cấn một số vấn đề khi tuyên bố bãi bỏ "Đường Lưỡi bò". Lão cũng không tiện nói toẹt những lấn cấn này ra đây. Nhưng lão khuyên rằng: Những lấn cấn đó chỉ là những chi tiết có khả năng khắc phục và cần giải pháp khắc phục, không nên coi là nguyên nhân dừng lại.1 like