• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 13/07/2016 in Bài viết

  1. Vượng Báo: Nếu Đài Loan từ bỏ Biển Đông, khả năng Trung Quốc chiếm đảo Ba Bình sẽ tăng mạnh Lê Việt Dũng Thứ Ba, ngày 12/7/2016 - 15:10 VietTimes -- Tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày 11/7 cho hay, ngày 12/7, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc sẽ đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông, quan hệ Trung-Mỹ có thể tiếp tục căng thẳng. Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA). Ảnh: BBC Anh. Tại Đài Loan, nhà cầm cầm quyền Đảng Dân Tiến luôn thực hiện chính sách "thân Mỹ, xa lánh Trung Quốc", sẽ đối mặt với sự lựa chọn khó khăn, do Đài Loan đang chiếm đóng đảo Ba Bình của Việt Nam (một cách bất hợp pháp). Một số tờ báo Đài Loan ngày 10/7 đồng loạt cho rằng một khi bà Thái Anh Văn từ bỏ Biển Đông thì sẽ đụng vào "giới hạn" của Trung Quốc, gây ra "hậu quả rất nghiêm trọng" đối với quan hệ hai bờ. Tờ Thời báo Tự do Đài Loan ngày 10/7 cho biết đối với ảnh hưởng của vụ kiện Trung Quốc của Philippines, Bộ An ninh Quốc gia Đài Loan đã đưa ra dự đoán về các khả năng, trong đó có khả năng xấu nhất. Sau khi PCA đưa ra phán quyết, Bà Thái Anh Văn có thể đích thân lên tiếng bày tỏ lập trường, hoặc dùng hình thức "tuyên bố" để xác định phương hướng hoạt động của Đài Loan trên Biển Đông trong tương lai. Nhà lãnh đạo Đài Loan, bà Thái Anh Văn. Có chuyên gia nhận định, nhà cầm quyền Đảng Dân Tiến sẽ không nhắc đến vấn đề "đường 11 đoạn" (đường chữ U, Trung Quốc gọi là "đường chín đoạn"). Nguồn tin của tờ Vượng báo Đài Loan trong bài viết ngày 10/7 suy đoán, trường hợp "xấu nhất" là PCA phán quyết đảo Ba Bình (thuộc chủ quyền của Việt Nam, đang bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp) là "đá", nhưng cho rằng "khả năng này tương đối thấp". Nếu trường hợp này xảy ra, Đài Loan có thể sẽ tuyên bố phán quyết này của PCA "không có hiệu lực pháp lý", Đài Loan sẽ không chấp nhận và không thừa nhận. Đồng thời, người tiền nhiệm vừa về vườn, ông Mã Anh Cửu vẫn cố bám víu lấy vấn đề Biển Đông. Tờ Thời báo Tự do Đài Loan ngày 10/7 tiết lộ, Hội nghiên cứu Luật quốc tế Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) đến ngày 14/7 tới sẽ tổ chức "Tọa đàm vụ kiện trọng tài Biển Đông", ông Mã Anh Cửu sẽ có mặt và lên tiếng. Dự đoán, ông Mã tiếp tục nhắc lại lập trường cũ, đồng thời kêu gọi nhà cầm quyền Đảng Dân Tiến phải tiếp tục kiên trì lập trường của ông ta, tức là bảo vệ cái gọi là "chủ quyền" Biển Đông. Cựu lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu. Ảnh: Thời báo Tự do Đài Loan. Hồi tháng 3/2016, ông Mã Anh Cửu đã mời các thành viên của Tiểu ban Biển Đông thuộc Hội nghiên cứu Luật quốc tế Trung Hoa Dân Quốc trong đó có luật sư Trần Trường Văn để đưa ra "ý kiến" lên PCA, có ý đồ ngăn chặn PCA ra phán quyết xác định đảo Ba Bình là "đá". Ngày 9/7, Chủ tịch Đảng Thân Dân Đài Loan, ông Tống Sở Du đã ngang nhiên tuyên bố "(Đài Loan) tuyệt đối không thể nhượng bộ chủ quyền Biển Đông". Ngoài ra, ông Tống khuyến nghị các bên liên quan ở Biển Đông cùng xây dựng "cơ chế đường dây nóng qua lại Biển Đông" để máy bay, tàu thuyền của các bên đi lại được tự do và an toàn. Trong nội bộ Đảng Dân Tiến Đài Loan cũng có ý kiến chủ trương từ bỏ Biển Đông. Hơn nữa, vừa qua, nhà cầm quyền Thái Anh Văn đã rút tàu hộ vệ (tàu tuần duyên) lớp 100 tấn khỏi đảo Ba Bình. Tờ Thời báo Hoàn Cầu bêu xấu rằng hành động này có "động cơ không tốt". Tuy nhiên, đến chiều ngày 10/7 Lực lượng tuần duyên Đài Loan đã điều tàu tuần duyên Vĩ Tinh lớp 1.800 tấn xuất phát từ Đài Loan đến đảo Ba Bình (hành động triển khai này là bất hợp pháp), nhưng tờ Tin tức Liên hợp Đài Loan cho rằng, họ không hề cho biết khi nào thì điều tàu hộ vệ lớp 100 tấn quay trở lại đảo Ba Bình. Tàu tuần duyên Vĩ Tinh lớp 1.800 tấn, Lực lượng tuần duyên Đài Loan đang chạy tới đảo Ba Bình thuôc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành động triển khai này của Đài Loan là bất hợp pháp. Ảnh: UDN Đài Loan. La Trí Chính, ủy viên lập pháp (nghị sĩ) của Đảng Dân Tiến cho biết chính quyền Thái Anh Văn sẽ không nói đến "vùng biển lịch sử" hoặc "chủ quyền" để tránh nói "trùng" với lập trường của phía Trung Quốc. Tờ Vượng Báo Đài Loan ngày 10/7 cho rằng từ khi lên cầm quyền đến nay, tân lãnh đạo Đài Loan bà Thái Anh Văn chưa hề đề cập một chữ nào đến "đường chữ U" trước đây, rõ ràng đã cân nhắc tới lập trường của Mỹ. Nhưng, từ bỏ "đường chữ U" thực chất chính là từ bỏ các đảo ở Biển Đông. Có chuyên gia cho rằng một khi kết quả trọng tài phủ định sự tồn tại của "đường chữ U", nhà lãnh đạo Thái Anh Văn sẽ cho Mỹ thuê đảo Ba Bình. Do đó, khả năng Bắc Kinh điều quân đội đến chiếm trước đảo Ba Bình sẽ tăng mạnh. Tờ Thời báo Trung Quốc ngày 10/7 cho rằng để hàn gắn quan hệ hai bờ, nhà lãnh đạo Thái Anh Văn gần đây liên tiếp "tung bóng" với hy vọng dựa vào người của "phe Lam" làm chủ tịch Quỹ Giao lưu Hai bờ (Đài Loan) để khắc phục thiếu sót cơ chế trao đổi chính thức của hai bờ sau ngày bà Thái Anh Văn nhậm chức Tổng thống Đài Loan (20/5/2016). Tuy nhiên, động thái chính sách Biển Đông của bà Thái Anh Văn sau khi PCA đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines có thể sẽ ảnh hưởng đến phương hướng quan hệ hai bờ. Tình hình Biển Đông sẽ rất phức tạp Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc đoán rằng nếu bà Thái bày tỏ lập trường đi theo Mỹ thì không chỉ sẽ tiếp tục làm xấu đi quan hệ hai bờ, mà còn có thể bị Trung Quốc tin rằng bà Thái sẽ thúc đẩy "Đài Loan độc lập". Tân Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte. Ảnh: Straitstimes Singapore. Tờ Tin tức bình luận Trung Quốc cho rằng nhìn vào các phát biểu của bà Thái Anh Văn về vấn đề Biển Đông, chủ trương Biển Đông của bà khác hẳn với nhà cầm quyền Đảng Quốc Dân (đảng phái thân Bắc Kinh). Bài viết này xúi giục Bắc Kinh tìm cách ngăn chặn Đảng Dân Tiến trở thành người hỗ trợ cho Mỹ trong vấn đề Biển Đông, từ đó làm ảnh hưởng to lớn đến tình hình Biển Đông và quan hệ hai bờ trong tương lai. Từ bài viết này cho thấy, Trung Quốc rất lo lắng khả năng Đài Loan dưới thời bà Thái Anh Văn từ bỏ "đường 11 đoạn" trở thành hiện thực, khiến yêu sách "đường 9 đoạn" vô lý, phi pháp của Bắc Kinh trở nên vô nghĩa. Diễn biến tình hình Biển Đông thời thời gian tới sẽ rất phức tạp, đánh cờ Biển Đông chuyển ngoặt sang một trang mới. Chính quyền mới Đài Loan do bà Thái Anh Văn lãnh đạo đã tạo ra một mối lo to lớn cho Bắc Kinh về khả năng Đài Loan ngày càng rời xa Trung Quốc. Mối lo này sẽ còn kéo dài chừng nào Đảng Dân Tiến còn nắm quyền ở Đài Loan. Ở Philippines, ông Rodrigo Duterte vừa lên nắm quyền, các quan điểm của ông còn đang gây tranh cãi, nhưng thực chất nội dung các phát biểu của các nhà lãnh đạo mới Philippines cho thấy, Philippines đang vận dụng một sách lược ngoại giao linh hoạt hơn để chuẩn bị cho giai đoạn mới – giai đoạn hậu phán quyết của PCA, tạo không gian cho Philippines xoay xở tốt hơn trong thời gian tới để bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia. Philippines chắc chắn không bao giờ từ bỏ "chủ quyền" và "quyền lợi biển" của họ. Philippines có thể cùng “chia sẻ” tài nguyên với Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình dựa trên các quy định của UNCLOS, chứ không phải hợp tác vô nguyên tắc. Nói chung, tình hình Biển Đông thời gian tới sẽ diễn biến rất phức tạp. Đánh giá kỹ tình hình, vận dụng khôn khéo sách lược ngoại giao và các sách lược khác để bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia sẽ vượt qua được các thách thức. ======================== Xem nào. Xem thiên hạ chém gió những gì nào? * Chắc Mỹ không đến nỗi ngu đi thuê cái đảo Ba Bình chết tiệt này. Còn Trung Quốc tấn công chiếm đảo Ba Bình thì lại chứng tỏ có những thằng ngu mới xuất hiện trên thế gian. * * Chiêu trò cả. Không nằm ngoài dự đoán của lão Gàn. Nhưng thui, không wan trọng, lão không bàn. *** Ồi giời ơi! Tưởng gì chứ cái này lão phán lâu dồi.
    1 like
  2. Thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc sau phán quyết Biển Đông Thứ tư, 13/07/2016, 21:08 (GMT+7) (Quốc tế) - Lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải lựa chọn giữa việc bị coi là xem thường luật pháp quốc tế với sức ép trong nước đòi phản ứng quyết liệt với phán quyết Biển Đông. Tàu khu trục Mỹ tuần tra gần đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông. Ảnh: US Navy Tòa Trọng tài hôm 12/7 bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, đẩy Bắc Kinh vào một câu hỏi hóc búa hơn về cách phản ứng: Phớt lờ luật pháp quốc tế, hay nhượng bộ láng giềng và Mỹ nhưng bị dư luận trong nước chỉ trích. Phản ứng đầu tiên của Trung Quốc sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết là tuyên bố không tuân thủ. Theo giới phân tích, việc công khai chấp nhận bất kỳ phần nào của phán quyết sẽ là rủi ro chính trị cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã tuyên bố sẽ không thỏa hiệp về cái ông gọi là “chủ quyền” của Bắc Kinh trên Biển Đông. WSJ dẫn nhận định của các nhà ngoại giao quốc tế cho rằng để xoa dịu công chúng trong nước, Trung Quốc nhiều khả năng duy trì những lời công kích chống lại tòa án, Mỹ và Philippines, đồng thời tiếp tục các động thái quân sự ở Biển Đông trong vài tuần và vài tháng tới. Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua đã nhắm mục tiêu chỉ trích vào các nước phương Tây sau phán quyết, nói rằng họ cố tình kìm hãm sự trỗi dậy của Bắc Kinh. “Đây là sợi dây trói buộc hão huyền phương Tây tung ra vào thời điểm chiến lược, trong một nỗ lực vô ích để chấm dứt sự phát triển của Trung Quốc”, hãng này viết. Họ lặp lại khẳng định trước đó của ông Tập rằng Trung Quốc “không gây rắc rối, nhưng cũng không sợ gặp rắc rối”. “Việc hoàn toàn phớt lờ phán quyết sẽ dễ dàng dẫn đến các cuộc đụng độ và áp lực ngoại giao lớn hơn”, trong khi việc hoàn toàn tuân thủ phán quyết “về cơ bản là không thể” đối với Trung Quốc, Shen Dingli, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Fudan ở Thượng Hải, nói. Bắc Kinh khó có thể chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng tài do chịu áp lực từ dư luận và phong trào dân tộc chủ nghĩa trong nước, khi ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt với lời kêu gọi phản ứng quyết liệt hơn với phán quyết của Tòa Trọng tài. “Nếu Trung Quốc tiếp tục dùng lời nói mà không có hành động, không khiến cho Philippines chịu áp lực và thiệt hại cụ thể, làm sao chúng ta có thể ngăn các quốc gia tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông khác học theo phương pháp của họ?”, Gao Cheng, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương, thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói. Ngay cả những người trẻ tuổi ở nước này cũng đang lên tiếng bác bỏ phán quyết của tòa án. “Chúng tôi không thể tin một vụ kiện kỳ lạ như vậy lại có thể được chuyển tới The Hague, thủ phủ của luật pháp quốc tế”, Xinhua dẫn lời sinh viên Peng Qinxuan nói. Một sinh viên khác tên Wang Zhili cho rằng truyền thông phương Tây “đã quá phiến diện về vụ việc”. Geoff Raby, cựu đại sứ Australia tại Trung Quốc cho rằng đây là thời điểm nguy hiểm về chính trị đối với ông Tập. Chiến dịch chống tham nhũng đã khiến ông có nhiều đối thủ trong giới tinh anh. Bất kỳ dấu hiệu yếu đuối nào khi đối mặt với điều được nhiều người Trung Quốc coi là “sự sỉ nhục quốc gia” sẽ là cái cớ chính đáng cho họ công kích ông. Sức ép quốc tế Dưới áp lực từ dư luận trong nước, Trung Quốc có thể có một loạt phản ứng đối với phán quyết của Tòa Trọng tài, như rút khỏi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) – cơ sở pháp lý của phán quyết, bắt đầu cải tạo tại bãi cạn Scarborough – thực thể họ kiểm soát từ năm 2012, và tuyên bố lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) tại Biển Đông. Tuy nhiên, những động thái này sẽ phải đối mặt với phản ứng mạnh mẽ từ quốc tế, và giảm cơ hội để Trung Quốc đạt được thỏa thuận với Manila. Mỹ đã bố trí một cụm tàu sân bay chiến đấu ở Biển Đông trong vài tuần qua và đã cảnh báo Bắc Kinh không lập ADIZ trên Biển Đông hay cải tạo bãi cạn Scarborough. Các nhà phân tích cho rằng, về lâu dài, việc Trung Quốc không thể dần điều chỉnh yêu sách Biển Đông của mình phù hợp với phán quyết sẽ làm tăng cơ hội xảy ra các vụ kiện mới, và có nguy cơ biến Bắc Kinh thành nước đứng ngoài vòng pháp luật quốc tế. Việc này cũng sẽ làm suy yếu tuyên bố lâu nay của Bắc Kinh rằng họ là người che chở cho các quốc gia yếu hơn, đồng thời làm xói mòn mục tiêu khác của ông Tập là đưa Trung Quốc lên vị thế dẫn đầu cộng đồng quốc tế, sánh ngang với Mỹ. Nếu Trung Quốc tăng cường sức ép với các láng giềng trong khu vực, họ có thể khiến các nước ASEAN thúc đẩy quan hệ quốc phòng gần gũi hơn với Mỹ, để đối trọng với sức mạnh của Trung Quốc. Ngay cả Indonesia, nước từng bày tỏ quan điểm trung lập với các tranh chấp trên Biển Đông, gần đây cũng bị cuốn vào căng thẳng, sau một loạt vụ đụng độ với tàu Trung Quốc ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna, nơi Jakarta tuyên bố là nằm trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của mình. “Việc duy trì các nguyên tắc của luật pháp quốc tế trong thực tế lại có lợi về lâu dài cho Trung Quốc, bởi đó là cơ hội tốt nhất để Bắc Kinh có thể tránh khỏi cuộc xung đột quân sự tại khu vực vốn gắn liền với sự trỗi dậy của họ. Trung Quốc không cần công khai thừa nhận các nguyên tắc đó, mà có thể ngầm thực hiện thông qua việc thay đổi từ từ hành vi và giọng điệu ở Biển Đông”, William Burke-White, giáo sư luật tại Đại học Pennsylvania, Mỹ, nhận định. (Theo Vnexpress) ================= Chưa cần đến Tòa Trọng tài, từ lâu lão Gàn đã phán: Trung Quốc đã chết cứng từ lâu rùi. Tòa Trọng tài đã chứng tỏ tính phi lý của Bắc Kinh ở biển Đông và xác định tính chính danh cho việc bảo vệ tự do hàng hải của Hoa Kỳ. Việc đâm tàu cá, phá tàu tôm của Trung Coóc, từ nay là vi phạm trắng trợn luật pháp Quốc tế. Đồng thời từ nay, tất cả những cuộc thương lượng song phương, mà thỏa thuận nằm ngoài phán quyết của Tòa, sẽ không có "cơ sở khoa học". Hì.
    1 like
  3. Bổ sung thêm trường hợp II. Lấy con dao loại gọt trái cây, hoa quả, đốt thật nóng lên, rồi đâm vào hũ muối ngập lưỡi dao. Khi muối ngưng nổ lách tách thì quăng xuống gầm giường dưới chỗ bé ngủ.
    1 like