-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 10/07/2016 in all areas
-
Mỹ sẽ điều tàu sân bay hiện đại nhất tới châu Á để đối phó Trung Quốc Chủ nhật, 10/07/2016 - 11:13 Dân trí Các quan chức Hải quân Mỹ mới đây cho biết siêu tàu sân bay thế hệ mới USS Gerald R. Ford của nước này sẽ được triển khai tới các điểm nóng mang tầm chiến lược tại châu Á để đối phó với sức mạnh ngày càng lớn của Hải quân Trung Quốc trong khu vực. >> Cuộc chiến ngầm Mỹ-Trung ở Biển Đông >> Mỹ có giúp Philippines ngăn TQ lộng hành trên Biển Đông? >> Các nghị sĩ Mỹ ủng hộ gia tăng tuần tra ở biển Đông Tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78) trên sông James ngày 11/6. (Ảnh: Wikipedia) Tờ National Interest ngày 7/7 dẫn lời ông Sean Stackley, quan chức cấp cao của Hải quân Mỹ, cho biết siêu tàu sân bay mới của Mỹ USS Gerald R. Ford (CVN-78) đang được hoàn thiện ở những công đoạn cuối cùng và sẽ được bàn giao cho Hải quân Mỹ vào tháng 9 tới. Theo dự kiến, siêu tàu sân bay này sẽ chạy thử để kiểm tra khả năng vận hành vào năm 2017, sau đó trải qua “các bài kiểm tra sốc” vào năm 2019 và chính thức được đi vào hoạt động từ năm 2021. Theo lời giới chức Hải quân Mỹ, các bài kiểm tra sốc đối với USS Gerald R. Ford bao gồm việc vận hành siêu tàu sân bay này ở các điều kiện hàng hải khác nhau như tại khu vực biển động với giả định từ các vụ nổ do hỏa lực của đối phương gây ra. Một quan chức Hải quân Mỹ cho biết, quyết định triển khai USS Ford tại các vùng biển trên thực địa cần quá trình suy nghĩ thận trọng và thấu đáo, việc này sẽ phụ thuộc vào các yêu cầu tác chiến cũng như tình hình địa chính trị an ninh vào đầu những năm 2020. National Interest nhận định, trong bối cảnh Mỹ đang theo đuổi chính sách tái cân bằng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, việc hải quân nước này triển khai siêu tàu sân bay mới tới khu vực trên là điều dễ hiểu và có thể đoán trước được. Theo đó, sức mạnh của USS Gerald R. Ford được thiết kế như một rào cản để ngăn chặn Hải quân Trung Quốc tăng cường các hoạt động bành trướng và hung hăng của nước này tại các vùng biển như Biển Đông. Việc sở hữu siêu tàu sân bay thế hệ mới và triển khai tới châu Á - Thái Bình Dương sẽ cho phép Hải quân Mỹ tăng cường sự hiện diện của Washington trong khu vực. Tàu sân bay hiện đại nhất của Mỹ sẽ được trang bị những công nghệ tối tân để có thể đối phó với những mối đe dọa tiềm tàng trong tương lai. CVN-78 sẽ có mặt sàn rộng hơn so với các tàu trước đó, với mục đích chứa được nhiều trang thiết bị và phương tiện quân sự có khả năng phóng từ tàu sân bay này, đặc biệt là hệ thống máy bay không người lái trong tương lai. Bên cạnh đó, CVN-78 sẽ được trang bị máy phóng điện từ thay vì dùng hệ thống hơi nước như hiện tại, ngoài ra các công nghệ tự động và điều khiển bằng máy tính cũng sẽ được lắp đặt trên siêu tàu sân bay mới này để giảm sức lao động của thủy thủ đoàn. Cấu tạo tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78) (Ảnh: US Navy) Theo nhiều quan chức cấp cao trong quân đội Mỹ, CVN-78 được trang bị 4 máy phát điện với công suất 26 MW/máy. Với tổng công suất 104 MW, các máy phát điện này cung cấp đủ năng lượng cho hệ thống máy phóng điện từ (EMALS) cũng như các hệ thống vũ khí tối tân khác như pháo laser và pháo ray điện từ, những công nghệ giúp đánh chặn tên lửa của đối phương và tăng cường khả năng phòng thủ của Hải quân Mỹ. Theo nhiều chuyên gia nhận định, vũ khí laser sẽ là những vũ khí của tương lai, thay thế các hệ thống tên lửa cũ vẫn đang được sử dụng, và để vận hành những vũ khí này, cần tới nhiều nguồn năng lượng sẵn có. Ngoài ra, USS Ford cũng cần tới nguồn năng lượng dồi dào để khởi chạy hệ thống radar băng tần kép và hệ thống hãm đà tối tân AAG, cùng nhiều công nghệ hiện đại khác được trang bị trên tàu. Nhiều chuyên gia quân sự nhận định, với việc sở hữu USS Gerald R. Ford, trong một vài năm tới, sức mạnh của Hải quân Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ được tăng cường đáng kể. Tuy nhiên, việc triển khai này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Quân đội Trung Quốc đang phát triển DF-21D, một loại tên lửa chống hạm tầm xa với độ chính xác khi phóng rất cao. Loại tên lửa với tên gọi “sát thủ diệt hạm” này được tin là có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cách xa 900 hải lý. Nhiều nhà phân tích nhận định, loại vũ khí này của Bắc Kinh được thiết kế để đối phó với các tàu sân bay, ngăn các tàu này tiếp cận gần hơn tới khu vực bờ biển của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng phát triển nhiều loại tên lửa hành trình chống hạm nguy hiểm khác, với tầm bắn xa hơn và hiệu quả hoạt động cao hơn. Để đối phó với những mối đe dọa này, Hải quân Mỹ cũng đang tính đến nhiều phương án cải thiện một số chức năng trên tàu sân bay mới cho phù hợp với tình hình thực tế, tích hợp thêm các loại vũ khí hiện đại trên tàu sân bay, đồng thời trang bị thêm nhiều công nghệ mới để giảm thiểu những rủi ro và tổn thất có thể xảy ra khi đối đầu với sức mạnh quân sự từ nước khác. Thành Đạt Theo National Interest ======================= Cánh cửa ngoại giao đã đóng lại sau hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Trung. Hoa Kỳ đã đem một lực lượng những vũ khí tối tân nhất, mạnh mẽ nhất tới Tây Thái Bình Dương. Chứng tỏ họ rất có ý thức với chiến thắng dứt điểm trong "Canh bạc cuối cùng". Cho nên lão đã cảnh báo rồi: Cuộc chiến sẽ rất khốc liệt và phải có một quốc gia quỵ hẳn.2 likes
-
Trung Quốc dọa Mỹ ngay tại Washington 07/07/2016 10:19 GMT+7 TTO - Hôm qua, tạp chí Foreign Policy của Mỹ đã có bài viết cho rằng Trung Quốc đã đem chiến dịch tuyên truyền quan điểm của mình về Biển Đông tới tận Washington. Bản đồ bày bán trên đường phố ở Bắc Kinh thể hiện luôn cả đường lưỡi bò bao trùm Biển Đông và không được thế giới công nhận. Cách tuyên truyền của chính quyền Bắc Kinh với người dân chỉ là kiểu một chiều - Ảnh: AFP Đó là việc ông Đới Bỉnh Quốc - cựu ủy viên Quốc vụ Trung Quốc - đã đến phát biểu tại một hội nghị tổ chức ở trụ sở của Tổ chức nghiên cứu chính sách toàn cầu Carnegie Endowment for International Peace ở Washington. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay sau đó đã đăng toàn văn bài phát biểu dưới tên gọi “bài phát biểu của Đới Bỉnh Quốc tại Đối thoại Mỹ - Trung về Biển Đông”. Sau phần rào đón về quan hệ hai nước và vai trò của nước lớn, ông Đới - một nhà ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc - đã mạnh miệng đánh giá rằng: “Nhiệt độ ở Biển Đông hiện nay khá cao. Nếu không kiểm soát được tình hình có thể xảy ra các tai nạn và Biển Đông có thể rơi vào hỗn loạn, thậm chí là cả khu vực châu Á”. Ông Đới khẳng định Bắc Kinh sẽ bác bỏ phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) và cảnh cáo Mỹ nên ứng xử cẩn trọng ở Biển Đông. Thậm chí ông còn dùng ngôn từ không còn chất ngoại giao khi tuyên bố phán quyết sắp tới của PCA “chỉ là tờ giấy lộn không hơn không kém”! Vị cựu lãnh đạo chính trị của Trung Quốc không những đề nghị các nước không công nhận phán quyết mà còn cảnh cáo Trung Quốc sẽ không bỏ qua bất kỳ hành động khiêu khích nào từ phía Philippines sau phán quyết. Ông Đới Bỉnh Quốc cũng cáo buộc Mỹ làm tăng căng thẳng trên Biển Đông với các hoạt động tuần tra hàng hải và hàng không liên tục, cũng như khuyến khích các nước Đông Nam Á đối đầu hơn với Trung Quốc. Dù phát biểu ở một hội thảo giữa các trí thức hai nước nhưng ông Đới cũng bắn tiếng đe dọa luôn các chính trị gia ở Washington: “Trung Quốc chúng tôi sẽ không để bị hăm dọa bởi hành động của Mỹ, dù Mỹ có tung một lúc cả 10 hàng không mẫu hạm tới Biển Đông đi chăng nữa... Mỹ đã mạo hiểm để có thể bị kéo vào những rắc rối chống lại lợi ích của chính mình và phải trả một giá đắt bất ngờ”. Bài phát biểu ngày 5-7 (giờ Mỹ) này của ông Đới hoàn toàn phù hợp với giọng điệu “sẵn sàng chiến tranh” của bài xã luận trên Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc. N.QUÂN ====================== Nội dung bài này cũng như bài trên thôi. Nhưng nó nghiêm trọng hơn nhiều, vì là phát ngôn của một nhân vật từng giữ chức vụ cao trong chính giới Bắc Kinh. Nên gần như tuyên bố chính thức của chính phủ. Lão Gàn bảo kê cho cái thế giới khốn khổ này cho đến tháng 10 chưa có chiến tranh ở Tây Thái bình Dương. Lão dùng danh từ chính xác, là "Tây Thái Bình Dương" chứ không phải biển Đông. Bởi vậy từ nay đến đó cứ chém gió thoải mái. Nhưng khi nào đến giờ G thì tự các người biết, lão không cần phải tiên tri.2 likes
-
Báo Trung Quốc hô hào chuẩn bị xung đột vũ trang sau phán quyết vụ kiện Biển Đông Thứ ba, 05/07/2016 - 11:06 Dân trí Một tuần trước khi tòa trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết về vụ kiện yêu sách “đường lưỡi bò”, tờ Thời báo Hoàn cầu nói rằng Trung Quốc nên chuẩn bị sẵn cho kịch bản xung đột quân sự ở Biển Đông. >> G7 sẽ yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết vụ kiện Biển Đông >> Mỹ-Trung sẽ gia tăng đối đầu ở Biển Đông sau phán quyết của PCA? >> Mỹ sẽ đáp trả thẳng tay nếu Trung Quốc tiếp tục khiêu khích ở Biển Đông Một tàu chiến Trung Quốc. (Ảnh minh họa: Reuters) Trong một bài viết đăng tải hôm nay 5/7, tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times) thuộc tờ Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - nói rằng, căng thẳng tranh chấp ở Biển Đông có thể sẽ leo thang hơn nữa sau phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA). Thời báo Hoàn cầu viện dẫn việc Mỹ điều đến 2 cụm tàu sân bay tác chiến tới Biển Đông. Thừa nhận rằng Trung Quốc không thể đuổi kịp năng lực quân sự của Mỹ trong ngắn hạn, Thời báo Hoàn cầu nói rằng, Trung Quốc cần đẩy nhanh phát triển năng lực phòng vệ quân sự, buộc Mỹ phải “trả giá” nếu can thiệp vào vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Tờ báo cũng biện minh rằng, mặc dù Bắc Kinh hy vọng có thể giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán nhưng vẫn phải chuẩn bị cho kịch bản xung đột vũ trang. Những bình luận trên được đưa ra chỉ 2 ngày sau khi Trung Quốc trắng trợn tuyên bố tiến hành tập trận hải quân trong 1 tuần từ ngày 5-11/7 ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cuộc tập trận diễn ra ngay trước thềm PCA công bố phán quyết vào ngày 12/7 tới về vụ Philippines kiện yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông. Trả lời câu hỏi của phóng viên ngày 4/7, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh, hành động của phía Trung Quốc một lần nữa xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). “Việt Nam phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, chấm dứt ngay và không có những hành động đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông hay làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này”, Người Phát ngôn nêu rõ. Minh Phương Tổng hợp ========================= Giỏi! Rất "hảo hán"! Rất Lý Quỳ. Tỏ ra không sợ "ngoáo ọp"! Lão đây quảng cáo cho mấy tay con cháu hảo hán Lương Sơn Bạc biết rằng: Hoa Kỳ đem hai hạm đội đến Tây Thái Bình Dương, không phải để tranh chấp ở Biển Đông. Hai hạm đội này cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Vấn đề không phải thắng hay thua ở biển Đông , mà là "Ai sẽ là bá chủ thế giới?!". "Hảo Hán" (Người Hán tốt) làm sao sánh được với "Việt Lang" (*) đích thực. * Chú thích: "Lang" là một từ Việt cổ, để mô tả những người đàn ông Việt xuất sắc. Ngày nay dấu ấn còn lại chính là "Ông Lang" (Thày thuốc. Tàu gọi là "Đại phu" - người đàn ông lớn), "lang quân" (Tàu gọi là "phu quân"); "quan Lang" (Người đứng đầu một đơn vị hành chính miền núi). Bởi vậy, với tên nước Văn Lang xác định đất nước của những người đàn ông xuất sắc với những giá trị tri thức (Văn). Cho nên, mấy nhà ngâm cứu nửa mùa, cứ ra rả thời Hai Bà Trưng là "chế độ Mẫu hệ", chỉ là thứ tư duy đất sét. Nền văn hiến Việt vẫn xác định nam nữ bình đẳng.2 likes
-
Tổng thư ký LHQ cảnh báo Trung Quốc về tranh chấp ở Biển Đông Thứ năm, 07/07/2016 - 15:20 Dân trí Trước thềm phán quyết của tòa trọng tài quốc tế liên quan đến vụ kiện “đường lưỡi bò”, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon hôm nay 7/7 nhắc nhở Trung Quốc cần giải quyết các khác biệt trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình. >> Trung Quốc liên tục đe dọa Mỹ trước thềm phán quyết của tòa trọng tài >> Báo Trung Quốc tiết lộ cơ chế phản ứng của Bắc Kinh sau phán quyết của tòa trọng tài >> Báo Trung Quốc hô hào chuẩn bị xung đột vũ trang sau phán quyết vụ kiện Biển Đông Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon (trái) và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. (Ảnh: Reuters) Tại cuộc họp báo chung diễn ra ở Bắc Kinh với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon đã nhấn mạnh việc Trung Quốc cần giải quyết tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình. Bình luận này đưa ra nhân chuyến thăm Trung Quốc của người đứng đầu LHQ và chỉ vài ngày trước khi Tòa Trọng tài Phụ lục VII Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 - tòa trọng tài quốc tế đặt tại Hà Lan - ra phán quyết về vụ kiện yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Tòa trọng tài dự kiến đưa ra phán quyết vào ngày 12/7 và được cho là sẽ bất lợi với Trung Quốc. Trung Quốc nhiều lần ngang ngược tuyên bố sẽ không công nhận phán quyết và cho rằng tòa trọng tài của LHQ không đủ thẩm quyền. Nhiều chuyên gia cho rằng, quyền lực của Tòa Trọng tài Phụ lục VII không mạnh bằng Tòa án Công lý Quốc tế, nhưng phớt lờ phán quyết của tòa án này cũng bị coi là coi thường luật pháp quốc tế. Vì thế, các thành viên của Hội đồng bảo an LHQ có thể đề nghị Hội đồng thảo luận và đưa ra nghị quyết về vấn đề này. Trước đó, Đại sứ Nhật Bản tại LHQ Koro Bessho nói rằng Hội đồng Bảo an LHQ sẽ tiếp nhận vấn đề này nếu được yêu cầu. Minh Phương Tổng hợp ========================= Hừm! Không ngoài dự đoán của lão Gàn: Sau phán quyết của Tòa PCA, sẽ lắm trò ngoạn mục. "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Cái này ủng hộ luận điểm của giao sư Nguyễn Minh Thuyết. Câu này trong Hào từ của Việt Dịch, được ngài Hồ Chí Minh dặn ngài Huỳnh Thúc Kháng, khi sang Tây vào năm 1946 đấy mà. Nhưng thời thế mỗi lúc một khác. Việt Nam phải mạnh lên đã.2 likes
-
Chính quyền Đài Loan có thể từ bỏ “đường 11 đoạn”, cho Mỹ thuê đảo Ba Bình sau phán quyết PCA?VietTimes 09/07/2016 09:53 GMT+71 đăng lại 2 liên quan VietTimes -- Nếu đây là sự thực thì rất đáng hoan nghênh, vì chính quyền Thái Anh Văn đã tôn trọng sự thực và luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, việc Đài Loan có từ bỏ tham vọng “chủ quyền chữ U” ở Biển Đông hay không còn chờ quan sát. Tân Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và người tiền nhiệm Mã Anh Cửu. Ảnh: tw.on.cc Tờ Tin tức bình luận Trung Quốc của Hồng Kông ngày 7/7 cho biết ngày 12/7 tới đây, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) sẽ công bố kết quả phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Đối với vấn đề này, bài báo đã phỏng vấn ông Khâu Nghị, cựu Ủy viên Lập pháp (nghị sĩ) Đài Loan, thành viên Hội đồng Viện nghiên cứu Kinh tế Đài Loan. Để bạn đọc có thêm thông tin tham khảo khách quan, Viettimes đăng lại nội dung chính của bài viết để độc giả tham khảo: Một khi kết quả phán quyết không có lợi cho Trung Quốc, phủ nhận sự tồn tại của "đường chữ U" (đường chín đoạn, đường lưỡi bò phoi pháp) chính là thời cơ tốt nhất để lãnh đạo đảo Đài Loan, bà Thái Anh Văn từ bỏ chủ quyền Biển Đông và "cho Quân đội Mỹ thuê đảo Ba Bình" (đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do Đài Loan chiếm đóng). Muốn xem thái độ của bà Thái Anh Văn đối với Biển Đông thì phải trước tiên so sánh với người tiền nhiệm, ông Mã Anh Cửu để tìm hiểu sự khác biệt. Ông Mã Anh Cửu "có thái độ rõ ràng, kiên định" đối với Biển Đông, nhưng bà Thái Anh Văn lại có thái độ "tiêu cực, mơ hồ, kín tiếng". Về chi tiết, ông Mã Anh Cửu khăng khăng kiên trì yêu sách "đường 11 đoạn" (vô lý, phi pháp) thời kỳ chính quyền Quốc Dân, tức là yêu sách "đường chín đoạn" do Trung Quốc áp đặt hiện nay. Trong khi đó, bà Thái Anh Văn chưa từng đề cập đến vấn đề "đường 11 đoạn" hay "đường 9 đoạn". Bà chỉ nói đến luật pháp quốc tế, chỉ nói rằng tranh chấp này cần được giải quyết bằng "thể chế đa phương". Khâu Nghị, cựu Ủy viên Lập pháp Đài Loan, thành viên Hội đồng Viện nghiên cứu Kinh tế Đài Loan. Ảnh: CRNTT. Mã Anh Cửu đã bất chấp sự phản đối của Việt Nam và Philippines, quyết đẩy mạnh xây dựng và "phòng thủ" (phi pháp) đối với đảo Ba Bình. Nhưng bà Thái Anh Văn lại nói một cách mơ hồ, phụ tá của bà thậm chí nói có ý từ bỏ, hơn nữa tiết lộ khả năng cho Mỹ thuê làm căn cứ. Bà Thái Anh Văn không hề phản bác hoặc làm rõ đối với những tin đồn này. Đối với phán quyết sắp tới của PCA, ông Mã Anh Cửu nói rằng Đài Loan không thừa nhận, không chấp nhận. Trong khi đó, bà Thái Anh Văn không nói trực tiếp, song nói rằng muốn căn cứ vào cơ chế xử lý tranh chấp theo luật pháp quốc tế để quyết định vấn đề chủ quyền Biển Đông và đảo Ba Bình. Việc xử lý vấn đề Biển Đông của ông Mã Anh Cửu đã gây sức ép rất lớn cho bà Thái Anh Văn, vì vậy, khi nhậm chức bà Thái Anh Văn đã thể hiện lập trường bảo vệ chủ quyền "đường 11 đoạn", nhưng sau đó đã "buông lỏng". Hiện nay, Mỹ mạnh mẽ điều 2 cụm tấn công tàu sân bay đến Biển Đông, trong khi đó Trung Quốc tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn có sự tham gia của 3 hạm đội lớn. Như vậy, đối đầu Trung-Mỹ đang diễn ra gay gắt. Trong tình hình này, đảo Ba Bình có vị trí trọng yếu trên Biển Đông, lại đang nằm trong tay Đài Loan. Cho nên, đảo Ba Bình "trở thành nơi tất yếu tranh chấp của nhà binh", làm cho Đài Loan có giá trị chiến lược được các bên cố gắng tận dụng. Tân Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn. Ảnh: epochtimes. Để thực hiện "Đài Loan độc lập", phải dựa vào sức mạnh của bên ngoài như Mỹ và Nhật Bản. Vì vậy, chiến lược Biển Đông của bà Thái Anh Văn chính là "liên kết với Mỹ và Nhật Bản, kết nối ASEAN, đối kháng với Trung Quốc, thực hiện mong muốn Đài Loan độc lập". Trong đó, "lôi kéo ASEAN" chính là "chính sách hướng Nam mới"; "liên kết với Mỹ và Nhật Bản" chính là bà Thái Anh Văn hy vọng kết hợp "đồng minh quân sự Mỹ-Nhật-Đài" cộng với khả năng từ bỏ Biển Đông. Một khi kết quả trọng tài của PCA được công bố, không thừa nhận sự tồn tại của "đường chữ U", bà Thái Anh Văn có thể tuyên bố "đường chữ U" không liên quan đến Đài Loan, đảo Ba Bình có thể "cho Mỹ thuê làm căn cứ quân sự", nhưng Đài Loan vẫn giữ quyền lợi khai thác chung tài nguyên Biển Đông. Mỹ cho rằng trọng tâm bá quyền thế giới hiện nay ở Biển Đông, đối thủ chính ở Biển Đông là Trung Quốc. Mỹ muốn tiến hành hiện diện quân sự mạnh mẽ ở Biển Đông để các nước đông minh Đông Á đi theo Mỹ. Nhưng Mỹ thiếu căn cứ ở Biển Đông, vì vậy họ muốn xây dựng lại căn cứ ở vịnh Subic, Philippines, muốn có thể sử dụng cảng Cam Ranh Việt Nam, nhưng hai khu vực đều có biến số. Ngoài ra, ở Australia cũng có sự thay đổi về chính trị, Thủ tướng không còn thân Mỹ, cảng Darwin cũng có biến số. Singapore luôn thực hiện cân bằng giữa Trung-Mỹ, cho nên, trong tình hình này, đảo Ba Bình đã trở thành căn cứ quân sự lý tưởng nhất của Mỹ ở Biển Đông. Một khi tiến vào sẽ có sức mạnh tuyệt đối để áp chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mỹ ngầm trợ giúp Philippines trong vụ kiện Biển Đông, nhưng Trung Quốc không thừa nhận. Mỹ từng chuyển sang yêu cầu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu (hiện đã rời nhiệm) từ bỏ chủ trương "đường chữ U" ở Biển Đông, nhưng Mã Anh Cửu không đồng ý, mà còn mạnh mẽ tuyên bố “chủ quyền” Biển Đông. Vì vậy, Mỹ muốn bà Thái Anh Văn từ bỏ chủ trương "đường chữ U" và nhận được đồng ý. Vì vậy, bà Thái Anh Văn và Đảng Dân Tiến đều cho rằng đây là việc của Quốc Dân Đảng và Tưởng Giới Thạch, từ bỏ "đường chữ U" chẳng có vấn đề gì. Đảo Ba Bình thuộc quân đảo Trường Sa, Việt Nam, hiện bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp. Ảnh: UDN. Nhưng sau khi từ bỏ “đường chữ U”, đảo Ba Bình sẽ trở nên “lẻ loi”... Do đó, nếu Đài Loan “cho Mỹ thuê đảo Ba Bình” thì vấn đề này sẽ được giải quyết. Vì vậy, kết quả trọng tài được công bố chính là thời cơ tốt nhất để bà Thái Anh Văn gửi món quà lớn cho Mỹ. Trên đây là nội dung chính của bài viết đăng tải quan điểm của một chuyên gia Đài Loan. Từ bài viết cho thấy, có thông tin cho rằng chính quyền Thái Anh Văn có khả năng từ bỏ yêu sách “đường 11 đoạn”. Nếu đây là sự thực thì rất đáng hoan nghênh, vì chính quyền Thái Anh Văn đã tôn trọng sự thực và luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề lãnh thổ là một vấn đề nhạy cảm. Nếu chính quyền Thái Anh Văn từ bỏ yêu sách “đường 11 đoạn” thì chắc chắn họ phải cân nhắc tới một bộ phận người Đài Loan đại diện là Mã Anh Cửu vẫn có “tham vọng” phi pháp ở Biển Đông. Do đó, việc Đài Loan có từ bỏ “chủ quyền” ở Biển Đông hay không còn chờ quan sát. Nếu Đài Loan từ bỏ yêu sách “đường 11 đoạn” (đường chữ U) ở Biển Đông thì rõ ràng cũng sẽ tác động mạnh tới yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc. Trung Quốc đưa ra yêu sách này là dựa trên yêu sách của Đài Loan. Hy vọng chính quyền Thái Anh Văn sửa chữa sai lầm của người tiền nhiệm, từ bỏ yêu sách chủ quyền ở Biển Đông vốn không thuộc về mình, tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ và tích cực bảo vệ luật pháp quốc tế, góp phần bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Khả năng Đài Bắc “cho Mỹ thuê đảo Ba Bình” có thể đã là một phương án đã được chính quyền mới ở Đài Loan tính tới, nhưng điều này rõ ràng sẽ gây tranh cãi và phản ứng bởi đây là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Viettimes.vn ====================== Tốt lắm! Điều này rất hợp ý với lão Gàn. Và lão đã phán điều này trước khi lệnh bà Thái Anh Văn ứng cử Tổng Thống Đài Loan. Lão đã phân tích rồi, nhưng bây giờ nhắc lại kỹ hơn ở đây. Đài Loan sẽ ghi điểm cực lớn cho vị thế của mình khi tuyên bố hủy đường Lưỡi bò mà chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố vào năm 1947 (Hoặc 1948), bởi những nguyên nhân sau đầy: 1/ Trên thực tế, việc tuyên bố "Đường lưỡi bò" của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, không đem lại lợi ích thực tế cho chính thể này. Mà chỉ góp phần làm nguyên cớ cho chính phủ Trung Quốc Đại Lục chiếm hữu trên thực tế. Điều này không khác gì tiếp tay cho Trung Quốc Lục địa chiếm hữu và sử dụng đường lưỡi bò, chống lại chính Đồng minh của Đài Loan là Hoa Kỳ. 2/ Việc từ bỏ tuyên bố "Đường lưỡi bò", nhân danh chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, sẽ được sự ủng hộ của hầu hết các nước trên thế giới và cả khối ASEAN vì phù hợp với quyền lợi của họ. Từ đó nâng cao vị thế ngoại giao của Đài Loan trong những quan hệ quốc tế và đặc biệt trong quan hệ với Hoa Kỳ, một đồng minh lớn nhất của Đài Loan. Chính thể Đài Loan cần hiểu rằng: Họ đang có những cố gắng vô vọng để khôi phục vị trí của họ tại Liên Hiệp Quốc, thì đây chính là cơ hội lớn để khôi phục vị trí này, trong hoàn cảnh thời thế hiện nay. 3/ Việc tuyên bố từ bỏ "Đường lưỡi bò", về tính chính danh thì không thể là cái cớ để Trung Quốc động binh tấn công Đài Loan. Vì đó không phải là tuyên bố độc lập của Đài Loan tách khỏi Trung Quốc. Ngược lại - về tính chính danh - Trung Quốc phải thừa nhận chính phủ Đài Loan tuyên bố từ bỉ "Đường Lưỡi bò" là phù hợp với chính sách "Một quốc gia, hai chế độ". Tức là chính sách "Một quốc gia, hai chế độ" từ Trung Quốc Đại lục sẽ phải thừa nhận tính hợp pháp của chính phủ Trung Hoa Dân quốc, trong đất nước Trung Hoa, trong tuyên bố từ bỏ "Đường lưỡi bò", mặc dù họ có thể không thực hiện. Như vậy Đài Loan hoàn toàn có lợi trong việc tuyên bố từ bỏ "Đường lưỡi bò", xét về mọi phương diện. Ngược lại, khăng khăng giữ tuyên bố đường lưỡi bò" sẽ đầy Đài Loan vào thế khó và có thể nói là nguy hiểm trong thời thế hiện nay, khi cuộc đối đầu Mỹ Trung đến hồi quyết liệt. Nếu chính thể Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố từ bỏ đường lưỡi bò, thì những khả năng xấu nhất có thể xảy ra là Trung Quốc Lục Địa tấn công đảo Ba Bình. Nếu Trung Quốc Lục địa thực hiện điều này thì không khác tấn công Đài Loan vốn được bảo vệ bởi những hiệp ước phòng thủ liên quan giữa Hoa kỳ và Trung Hoa Dân quốc. Nhưng xử lý thế nào với đảo Ba Bình thì việc trao cho Hoa Kỳ quản lý sẽ không chính danh. Riêng vấn đề này với lão Gàn là chuyện "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...", nhưng lão tin những chính khách già dặn của thế giới sẽ có thể đưa ra một giải pháp hợp lý. PS: Lão biết Đài Loan còn lấn cấn một số vấn đề khi tuyên bố bãi bỏ "Đường Lưỡi bò". Lão cũng không tiện nói toẹt những lấn cấn này ra đây. Nhưng lão khuyên rằng: Những lấn cấn đó chỉ là những chi tiết có khả năng khắc phục và cần giải pháp khắc phục, không nên coi là nguyên nhân dừng lại.1 like
-
Hiện nay, con người thường không quan tâm đến sự liên kết tự nhiên giữa họ và mặt đất như thế nào, nên các bệnh vốn ngày xưa vô cùng ít, thì nay lại xuất hiện phổ biến hơn, đặc biệt là các bệnh mãn tính như viêm khớp, mệt mỏi, đau đầu. Trong ngành địa y học, các chuyên gia quan tâm đến sự tương tác giữa con người và mặt đất, nhằm tìm ra các đặc điểm về điện từ trường, các hợp chất trong đất nó có hại hay có lợi cho con người như thế nào. Một trong số các cơ chế các chuyên gia trong ngành rất quan tâm đó là “tiếp đất”. Tiếp đất là một trạng thái tự nhiên khi con người tiếp xúc với mặt đất qua da hoặc qua một vật liệu có độ dẫn điện tốt. Cơ chế này rất phổ biến trong các kỹ thuật điện, tuy nhiên để nó trở thành một cơ chế áp dụng thành một liệu pháp tăng cường sức khỏe và chữa một số bệnh, thì ở nước ta nói chung chưa phổ biến. Do ngày này, các thiết bị điện ngày càng nhiều, mật độ các thiết bị và tần suất sử dụng chúng trong sinh hoạt của người dân ngày càng tăng nhanh, kết hợp với sự phát triển phổ biến các vật liệu cách điện tốt như cao su, nhựa, các sản phẩm làm từ dầu mỏ… sử dụng trong sinh hoạt, khiến con người càng tiếp đất ít đi. Hình ảnh thể hiện nhiệt độ tại đầu gối của một bệnh nhân viêm khớp trước (hình bên trái) và sau (hình bên phải) khi tiếp đất trong 30 phút Có thể nêu một ví dụ khá phổ biến về quá trình sinh hoạt của một người như sau: Mọi người ngày nay ngủ trên giường gỗ, khi bước xuống thì đi trên thảm trong phòng hoặc đi giày, dép chế tạo từ cao su, sau đó di chuyển trên các phương tiện giao thông là xe máy, xe ô tô cũng tiếp đất là 2 bánh và 4 bánh cao su; khi làm việc thì ngồi trên ghế nhựa; khi ra ngoài đường cũng tiếp tục đi giày có đế bằng cao su… Như vậy, hiện nay chúng ta hầu hết không tiếp xúc trực tiếp được với đất thường xuyên như trước và nó khiến các bệnh hiện đại như đau xương khớp mãn tính, huyết áp không ổn định… xuất hiện nhiều hơn so với ngày xưa. Vậy khi tiếp đất thì có ý nghĩa gì? Khi tiếp đất, cơ thể của con người được cung cấp các dòng electron tự do tích điện âm từ lòng đất, giúp cân bằng, trung hòa lại các hạt điện tích dương có nguồn gốc từ các thiết bị điện tử, các kim loại nặng qua đường do ăn uống và qua đường thở do xăng dầu tạo ra. Các cảm giác ban đầu có thể nhận thấy được sau khoảng 20-30 phút tiếp đất là ấm áp, dễ chịu, nhẹ nhõm… Ngoài ra, trong y tế, nó làm giảm viêm nhức, giảm đau, tăng khả năng ngủ ngon trong đa số trường hợp, giảm strees, làm lưu thông máu, giảm đau đầu, tăng tốc độ hồi phục sức khỏe và bảo vệ cơ thể khỏi các sóng điện trường tần số siêu thấp (EMF). Các thí nghiệm khoa học của bác sỹ Maurice Ghaly (Mỹ) đã phân tích hàm lượng hormone cortisol – được biết đến là hormone stress. Khi con người lo lắng, sợ hãi, hoảng loạn, quá căng thẳng, thì nồng độ hormone cortisol tăng lên và có thể gây ra chứng mất ngủ, hệ miễn dịch suy yếu, lượng đường trong máu không ổn định… Qua việc sử dụng các liệu pháp tiếp đất khi ngủ trong khoảng thời gian 8 tuần, những người bị stress đã có hàm lượng cortisol gần tương đương với người bình thường. Ngoài ra, còn rất nhiều thí nghiệm khác như đo nhiệt độ của các chỗ bị viêm khớp trước và sau nối đất trong thời gian nhất định, đều cho thấy các cải thiện về nhiệt độ ở chỗ bị viêm khớp. Ngoài ứng dụng trong y học, các chuyên gia của Trung tâm Ứng dụng Địa y học quan tâm đến khả năng ứng dụng các đặc tính vật lý trên của đất để áp dụng vào phong thủy hiện đại, như tạo ra các màn chắn bức xạ EMF do các thiết bị điện tạo nên để đảm bảo yếu tố điện từ trường không gây ra những tác hại lâu dài. Chẳng hạn, việc bố trí cây cối thế nào để có màn chắn bức xạ điện từ trường tốt là một nhiệm vụ rất quan trọng và chúng rất có ý nghĩa với những ngôi nhà có mạng lưới đường dây điện chằng chịt quanh nhà. Tác giả đã làm một thí nghiệm về tính chất chặn bức xạ điện từ trường liên quan đến việc các dạng vật chất như cây cối, mạng lưới dây dẫn điện, các bình gốm sứ, bình phong v.v. thì hầu hết chúng đều có khả năng cản bức xạ điện từ trường và căn nguyên chủ yếu là chính từ cơ chế tiếp đất này. Ngoài việc sử dụng các liệu pháp chữa trị bệnh vài cải thiện phong thủy dựa trên phương pháp tiếp đất, bản thân mỗi người cần hiểu hơn về sự cần thiết của việc tiếp xúc trực tiếp bàn chân với đất, bởi qua hàng triệu năm tiến hóa, cấu tạo bàn chân của con người đặc biệt là huyệt Dũng Tuyền nằm dưới lòng bàn chân được tiến hóa để có thể nhận nguồn electron tự do từ lòng đất, giúp con người khỏe mạnh hơn. Mỗi ngày, chỉ cần đi bộ chân trần khoảng 20-40 phút cũng là cách giúp nâng cao sức khỏe hữu hiệu, đơn giản và không tốn kém. Hotline :01677442597 Theo Thạc sỹ Địa chất Nguyễn Duy Tuấn1 like